Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10744:2015 CODEX STAN 197-1995, REV.2013 Bơ quả tươi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10744:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10744:2015 CODEX STAN 197-1995, REV.2013 Bơ quả tươi
Số hiệu:TCVN 10744:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:06/10/2015Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10744:2015

CODEX STAN 197-1995, REV.2013

BƠ QUẢ TƯƠI

Avocado

 

Lời nói đầu

TCVN 10744:2015 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 197-1995; Soát xét năm 2013;

TCVN 10744:2015 do Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Ngh muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ngh, Tổng cc Tiêu chun Đo lường Cht lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BƠ QUẢ TƯƠI

Avocado

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống bơ thương phm thuộc loài Persea americana Mill., họ Lauraceae, được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, sau khi sơ chế và đóng gói.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loi bơ quả tươi không hạt hoặc dùng trong chế biến công nghiệp.

2  Yêu cầu về chất lượng

2.1  Yêu cu ti thiểu

Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hng và sai s cho phép, bơ qu tươi phải:

- nguyên vẹn;

- lành lặn, không b thối hng hoặc dập nát đến mức không phù hợp để sử dụng;

- sạch, không có tp cht l nhìn thấy bng mắt thưng;

- không b hư hng bởi sinh vật hi gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;

- không b m bt thường ở ngoài v, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi kho lnh;

- không có mùi và/hoặc v l;

- không bị hư hng do nhiệt độ thp và/hoặc nhiệt độ cao;

- cuống không được dài quá 10 mm và vết cắt phải sạch. Tuy nhiên, quả không có cuống không bị coi là khuyết tật với điều kiện ở vị trí cuống đính với quả đã khô và nguyên vẹn.

2.1.1  Bơ quả tươi phải đạt được độ phát triển sinh lý, đảm bảo cho quá trình tiếp tục chín, tương ứng với các đặc tính của giống và vùng trồng. Quả chín không bị đắng.

Mức độ phát triển và trạng thái của bơ quả tươi phải đảm bo:

- chịu được vận chuyển và bốc d;

- đến được nơi tiêu thụ với trạng thái tt.

2.1.2  Yêu cầu về độ chín

Tại thời điểm thu hoạch, quả bơ cần có hàm lượng chất khô tối thiểu1), đo được bng cách sấy khô đến khối lượng không đổi, tùy thuộc vào giống:

- 21 % đối với giống Hass;

- 20 % đối với giống Torres, Fuert, Pinkerton, Edranol và Reed.

Các giống khác bao gồm Antill/Tây n/Guatemala có thể cho hàm lượng cht khô thp hơn.

 

_________________

1) Yêu cu áp dụng cho lô quả và không áp dụng cho tng qu.

 

2.2  Phân hạng

Bơ quả tươi được phân thành ba hạng như sau:

2.2.1  Hạng "đặc biệt"

Bơ qu tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nht. Chúng phải đặc trưng cho giống. Chúng không được có các khuyết tật, tr các khuyết tật rt nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, cht lượng, sự duy trì cht lượng và cách trình bày sản phm trong bao bì. Nếu qu có cuống thì cuống phải còn nguyên vẹn.

2.2.2  Hạng I

Bơ quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống. Cho phép có các khuyết tật nhẹ miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, cht lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:

- khuyết tật nhẹ v hình dạng và màu sắc quả;

- khuyết tật nhẹ trên vỏ quả (xốp, đốm nhỏ đã lành) và b rám nắng; tổng diện tích tối đa không vượt quá 4 cm2.

Trong mọi trưng hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.

Cung có thể bị hư hng nhẹ, nếu có

2.2.3  Hạng II

Bơ quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiu quy định trong 2.1. Có thể cho phép bơ qu tươi có các khuyết tật sau đây với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bn về cht lượng, sự duy trì cht lượng và cách trình bày của sản phẩm.

- khuyết tật v hình dạng và màu sắc qu;

- khuyết tật v (xốp, đốm nhỏ đã lành) và b rám nắng; tổng diện tích tối đa không vượt quá 6 cm2.

Trong mọi trưng hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.

Cuống có th b hư hỏng, nếu có.

3  Yêu cầu về kích c

Bơ qu tươi có thể được phân theo kích c như sau:

a) theo khối lượng qu, phù hợp với Bng sau:

Mã kích c

Khi lượng

g

2

> 1 220

4

từ 781 đến 1 220

6

từ 576 đến 780

8

từ 456 đến 576

10

từ 364 đến 462

12

từ 300 đến 371

14

từ 258 đến 313

16

từ 227 đến 274

18

từ 203 đến 243

20

t 184 đến 217

22

từ 165 đến 196

24

từ 151 đến 175

26

từ 144 đến 157

28

từ 134 đến 147

30

từ 123 đến 137:

32

t 80 đến 123 (chỉ đối với giống bơ Hass)

Khối lượng tối thiểu đối với bơ quả tươi giống Antill/Tây n/Guatemala và các giống khác chưa xác đnh là 170 g.

b) theo quả: để đảm bảo độ đng đều về kích c giữa các sản phm trong cùng bao bì khi đếm để phân theo kích c thì khối lượng của quả nhỏ nht không được nhỏ hơn 75 % khối lượng của quả lớn nhất.

4  Sai số cho phép

Cho phép sai s về cht lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gối đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hng.

4.1  Sai s về cht lượng

4.1.1  Hạng "đặc biệt"

Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng bơ qu tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng "đặc biệt", nhưng đạt cht lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng I.

4.1.2  Hạng I

Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng bơ quả tươi không đáp ng yêu cầu của hạng I, nhưng đạt cht lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II. Trong đó, cho phép bơ quả tươi b thối không được vượt quá 1 %.

4.1.3  Hạng II

Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng bơ quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, trừ quả thối không được vượt quá 2 %.

4.2  Sai số v kích cỡ

Đối với tt c các hạng, cho phép 10 % s lượng hoặc khi lượng bơ qu tươi tương ứng với kích cỡ cao hơn hoặc thấp hơn kích c liền kề được ghi trên bao bì.

5  Yêu cầu về cách trình bày

5.1  Độ đng đu

Bơ quả tươi trong mỗi bao bì phải đng đều và chỉ gm các quả có cùng kích cỡ, cht lượng, ging và xut xứ. Phần qu nhìn thy được trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.

5.2  Bao gói

Bơ qu tươi phải được bao gói sao cho bảo vệ được sản phẩm một cách phù hợp. Vt liệu được sử dụng bên trong bao bì phải mới2), sạch và có chất lượng tốt đ tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép s dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.

Bơ quả tươi được đóng gói trong mỗi bao bì phải phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, Amd. 1-2004) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.

______________

2) Đối với tiêu chuẩn này, vt liệu bao gói bao gm cả vật liệu tái chế dùng cho thực phẩm.

 

5.2.1  Bao bì

Bao bì phải đảm bảo cht lượng, vệ sinh, thông thoáng và bn, thích hợp cho việc bốc dỡ, chuyên ch bng đường biển và bảo quản bơ quả tươi. Bao bì không được chứa tạp cht và mùi lạ.

6  Ghi nhãn

6.1  Bao gói bán lẻ

Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010) Ghi nhãn thực phm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ th như sau:

6.1.1  Tên sản phẩm

Nếu sản phm không th nhìn thấy được từ bên ngoài thì trên mỗi bao bì phải được dán nhãn ghi tên sn phẩm và có thể ghi tên giống.

6.2  Bao gói không dùng để bán l

Mỗi bao bì sản phẩm phải bao gồm các thông tin dưới đây, các ch phải được tp trung về một phía, dễ đọc, không ty xóa được và có thể nhìn thy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển rời thì cần phải có tài liệu kèm theo lô hàng.

6.2.1  Du hiệu nhận biết

Tên và đa ch nhà xut khu, nhà đóng gói và/hoặc người gi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn)3).

6.2.2  Tên sản phẩm

Cần ghi rõ tên của sn phm, tên của giống (tùy chọn), nếu sản phm không thể nhìn thấy từ bên ngoài.

6.2.3  Nguồn gốc xuất xứ

Nước xuất x và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên khu vực hoặc địa phương.

6.2.4  Nhận biết v thương mại

- hạng;

- kích c biểu th bằng khối lượng ti đa và tối thiểu tính bằng gam hoặc bằng số qu (số đếm);

- khối lượng tịnh (tùy chọn).

6.2.5  Dấu kiểm tra (tùy chọn).

7  Chất nhiễm bẩn

7.1  Sản phẩm quy định trong tiêu chun này phải tuân thủ gii hạn tối đa cho phép về cht nhiễm bn theo CODEX STAN 193-19954) General standard for contaminants and toxins in food and feed (Tiêu chuẩn chung đối với các cht nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phm và thức ăn chăn nuôi).

7.2  Sn phm quy đnh trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 5624 Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai (gồm hai phần).

8  Vệ sinh

8.1  Sản phm quy định trong tiêu chuẩn này phải được sơ chế và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tc chung đối với vệ sinh thc phẩm, TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, Rev. 2010) Quy phạm thực hành vệ sinh đối vi rau quả tươi, các Quy phạm thực hành vệ sinh và Quy phạm thực hành khác có liên quan.

8.2  Sản phm phải tuân th các quy định về vi sinh vật theo TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997), Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phm.

 

__________________

3) Ở một số quốc gia đòi hỏi phải khai báo rõ ràng tên và địa ch. Trong trường hợp sử dụng cách thức ghi mã số thì phải ghi "người đóng gói và/hoặc người gửi (hoặc các cách viết tt tương đương)" ở ch nối gn nht vi mã s.

4) CODEX STAN 193-1995 được soát xét năm 2007 và đã được chp nhận thành TCVN 4832:2009 Tiêu chuẩn chung đối với các cht nhiễm bẩn và các độc t trong thc phẩm và thc ăn chăn nuôi, có sa đổi v biên tập.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi