Tiêu chuẩn ngành 10TCN 643:2005 về yêu cầu kỹ thuật nước lạc tiên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 643:2005

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 643:2005 Tiêu chuẩn rau quả - Nước lạc tiên - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:10TCN 643:2005Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2005Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 643:2005

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 643:2005

TIÊU CHUẨN RAU QUẢ - NƯỚC LẠC TIÊN- YÊU CẦU KỸ THUẬT

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm nước lạc tiên dùng để uống trực tiếp, được chế biến từ quả lạc tiên chín, đóng trong bao bì ghép kín và thanh trùng.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Sản phẩm nước lạc tiên được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.1. Yêu cầu nguyên liệu, vật liệu

2.1.1. Nguyên liệu chính

2.1.1.1. Trạng thái

Quả lạc tiên chín tươi tốt, nguyên vẹn, phát triển bình thường.

Không sâu, thối, men, mốc hoặc bị côn trùng xâm nhập.

2.1.1.2. Màu sắc

Vỏ quả có màu vàng hoặc tím.

Thịt quả có màu vàng.

2.1.1.3. Hương vị

Thơm đặc trưng của quả lạc tiên chín.

Không có mùi vị lạ

2.1.2. Nguyên liệu phụ

2.1.2.1. Đường kính trắng loại I:

Theo TTCVN 6958:2001; TTCVN 6959:2001; TTCVN 7270:2003

2.1.2.2. Axít xitric: Theo TTCVN 5516:1991

2.1.2.3. Các chất phụ gia thực phẩm

Theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm"

2.1.3. Vật liệu

Hộp sắt dùng cho đồ hộp thực phẩm: Theo TTCVN 166-94; 10 TCN 172-93

Chai, lọ thuỷ tinh: Theo TTCVN 5513-91; 10 TCN 253-96

Bao bì chất dẻo (PE) chuyên dùng cho thực phẩm không được thủng rách và phù hợp với Quyết định số 3339/2001/QĐ-BYT ngày 30/7/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về vệ sinh đối với một số loại bao bì bằng chất dẻo dùng để bao gói, chứa đựng thực phẩm"

2.2. Yêu cầu thành phẩm

2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Trạng thái

Thể lỏng đồng nhất hơi sánh. Để lâu thịt quả có thể lắng xuống đáy bao bì nhưng khi lắc phải phân tán đều, không vón cục hoặc kết tủa

Màu sắc

Từ vàng nhạt đến vàng

Hương vị

Hương thơm đặc trưng của quả lạc tiên chín

Vị chua ngọt hài hoà

Không có mùi vị lạ

Tạp chất

Không được có

2.2.2. Chỉ tiêu lý, hoá

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Hàm lượng thịt quả

Không nhỏ hơn 10%

Mức đầy tối thiểu của bao bì

Không nhỏ hơn 90% dung tích của bao bì

Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xa kế ở 20oC)

Không nhỏ hơn 10%

Hàm lượng axit tính theo axít xitric

0,30¸ 0,35%

2.2.3. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2.3.1 Hàm lượng kim loại nặng

Theo Quyết định 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

Kim loại nặng

Giới hạn cho phép mg/kg (ppm)

Chì (Pb)

0,2

Đồng (Cu)

2,0

Thiếc (Sn)

40,0

Kẽm (Zn)

5,0

2.2.3.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm đối với lương thực, thực phẩm”.

2.2.3.3. Hàm lượng vi sinh vật

Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm đối với lương thực, thực phẩm”.

Vi sinh vật                                 Giới hạn cho phép trong 1g (ml) thực phẩm

Tổng số VSVHK                                                0

E.coli                                                               0

S. aureus                                                         0

Cl. perfringens                                                  0

Cl. Botulism                                                      0

TSBTNM-M                                                      0

3. Phương pháp thử

3.1. Lấy mẫu

Theo TTCVN 4409-1987; TTCVN 5072-90; TTCVN 5102-90

3.2. Chỉ tiêu cảm quan

Theo TTCVN 4410-87; TTCVN 3216-94

3.3. Chỉ tiêu lý, hoá

Theo TTCVN 4411-87; TTCVN 4412-87; TTCVN 4413-87; TTCVN 4414-87; TTCVN 4587-88; TTCVN 4589-88; TTCVN 5483-91

3.4. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

3.4.1. Hàm lượng kim loại nặng

Qui định chung              Theo TTCVN 1976-88

Hàm lượng chì              Theo TTCVN 1978-88

Hàm lượng kẽm            Theo TTCVN 5487-91

Hàm lượng thiếc           Theo TTCVN 5496-91

Hàm lượng đồng           Theo TTCVN 6541-1999

3.4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo TTCVN 5139-90; TTCVN 5141-90; TTCVN 5142-90

3.4.3. Vi sinh vật

Theo TTCVN 280-68; TTCVN 4830-89; TTCVN 4886-89; TTCVN 4887-89; TTCVN 4991-89; TTCVN 4993-89; TTCVN 5165-90; TTCVN 5166-90; TTCVN 5449-91; TTCVN 5521-1991; TTCVN 4883-1993; TTCVN 6507:1999; TTCVN 4829-2001; TTCVN 4882-2001; TTCVN 4884-2001; TTCVN 6846-2001.

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

4.1.Bao bì

Bao bì vận chuyển: hòm các tông theo TTCVN 3214-79; TTCVN 4439-87

4.2.Ghi nhãn

4.2.1. Theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Qui chế ghi nhãn hàng hoá l­ưu thông trong n­ước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

4.2.2. Theo TTCVN 7087-2002; TTCVN 7088-2002

4.3. Bao gói, bảo quản và vận chuyển

Theo TTCVN 167-86.

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi