Tiêu chuẩn ngành 10TCN 577:2004 Tiêu chuẩn ngô ngọt nguyên liệu cho chế biến

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 577:2004

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 577:2004 Tiêu chuẩn ngô ngọt nguyên liệu cho chế biến
Số hiệu:10TCN 577:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2004Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 577:2004

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 577:2004

TIÊU CHUẨN NGÔ NGỌT NGUYÊN LIỆU CHO CHẾ BIẾN

I. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm ngô ngọt bắp tươi được sản xuất từ những giống ngô ngọt có tên tiếng Anh Sweet corn được trồng ở Việt Nam, hạt được sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến đóng hộp, lạnh đông.

II. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Chỉ tiêu chất lượng: Bắp Ngô ngọt tươi phải đáp ứng các quy định về chất lượng như sau: (Bảng 1).

Bảng 1: Yêu cầu chất lượng ngô ngọt nguyên liệu chế biến

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Hình dạng bên ngoài

- Bắp ngô ngọt tươi có dạng hình trụ dài, phát triển tự nhiên, lá bao ngoài phải tươi, sạch, không dị hình, không bị chuột bọ cắn phá, không có sâu bệnh hoặc nấm mốc thuộc đối tượng kiểm dịch.

- Râu bắt đầu chuyển từ mầu trắng xanh sang mầu nâu hơi sẫm (râu còn tươi).

- Cuống cắt sát lá bao ngoài cùng 1-2cm

2. Trạng thái bên trong

- Bắp đều, không sâu bệnh, không nấm mốc, không khuyết khoảng

- Hạt mầu vàng sáng, căng tròn, không nhăn, tương đối đều, đang trong giai đoạn chín sữa (chín kỹ thuật).

3. Mùi vị

- Mùi đặc trưng của ngô ngọt tươi, không có mùi ôi hoặc mùi vị lạ.

4. Độ chín

- Đảm bảo độ chín kỹ thuật (Khi châm hạt thấy có nước sữa mầu trắng đục).

5. Lý hoá

- Kích thước hạt: Chiều cao hạt: 5-8mm, chiều dày hạt 3-5mm. Không dùng bắp có hạt quá nhỏ

- Vị ngọt thanh, hàm lượng chất khô hoà tan 16-22% (đo bằng khúc xạ kế ở 20oC)

2.2. Phân hạng theo khối lượng

Bắp ngô tươi được phân thành 3 hạng theo khối lượng bắp như sau (Bảng 2)

Bảng 2: Chỉ tiêu khối lượng

Phân

Khối

Kích thước bắp (cm)

Số bắp/kg

Tỷ lệ (%)

hạng

lượng (g)

Chiều dài

Đường kính

 

không hạt/bắp

Loại I

trên 300

trên 14

4,2-5,0

trên 3

0

Loại II

220-300

9 đến 14

4,0- 5,0

3,0-4,5

5

Loại III

150 đến 220

trên 8

3,8-5,0

4,5-6,0

5-25

2.3. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quyết định 867/1998/ QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

- Chỉ tiêu vi sinh

Vi sinh vật

Giới hạn cho phép

E. Coli

100 trong 1g thực phẩm

Colifom

1000 trong 1g thực phẩm

Salmonella

Không được có trong 25g thực phẩm

- Hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật: Theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 04/04/1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

- Hàm lượng Nitrat (NO3-): nhỏ hơn 300 mg/kg

III. Phương pháp thử

3.1. Lấy mẫu

Theo TCVN số 4409-87

3.2. Tiến hành thử

- Xác định hình dạng bên ngoài của bắp ngô tươi ở thời điểm thu hái: Quan sát từng bắp bằng mắt thường trong điều kiện đủ ánh sáng và ghi lại kết quả

- Xác định sâu bệnh

Dụng cụ: Kính lúp có độ phóng đại 7-10 lần

Tiến hành xác định: Tiến hành quan sát từng bắp bằng mắt thường rồi dùng kính lúp phát hiện côn trùng hoặc nấm bệnh và ghi lại kết quả.

- Xác định khối lượng:

Dụng cụ: Dùng cân bàn hoặc cân đồng hồ có độ chính xác cho phép

Tiến hành xác định: Đo đếm trực tiếp các chỉ tiêu nêu ở bảng 2.

Khối lượng (g/bắp): Cân toàn bộ mẫu đại diện, đếm số bắp của mẫu rồi tính kết quả theo công thức:

K = m : n

Trong đó:

K: Khối lượng bắp tính bằng gram (g), ứng với bảng phân cấp hạng khối lượng sản phẩm loại I, II, III

m: Khối lượng mẫu tính bằng gram (g)

n : Số bắp của mẫu đại diện

Chiều dài bắp (cm): Là phần có hạt được đo từ đế bắp đến đỉnh bắp.

Đường kính bắp (cm): Được đo ở đoạn giữa bắp.

Tỉ lệ (%) không hạt/bắp: Tỉ lệ phần trăm giữa diện tích không đóng hạt với tổng diện tích bắp có khả năng đóng hạt.

Ghi lại kết quả rồi tính toán và phân loại theo Bảng 2 (Cho phép mỗi loại lẫn không quá 10% loại dưới kề với nó).

Xác định chỉ tiêu cảm quan: Theo TCVN 4410-87

IV. Bao gói, vận chuyển và bảo quản

Nguyên liệu được thu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và được chuyển ngay về địa điểm phân loại đóng gói.

Bao gói, ghi nhãn hàng hoá: theo hợp đồng mua hàng trên cơ sở quy định 178/1999/QĐ-TT ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về: "Quy chế hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu".

Bao gói: Bắp ngô được đóng trong bao bì thích hợp

Ghi nhãn: theo quy định hàng nguyên liệu đưa chế biến

Bốc dỡ hàng hoá: yêu cầu bốc dỡ nhẹ nhàng, tránh va đập (Theo TCVN 167-86)

Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển phải khô ráo, sạch sẽ và thoáng, không có mùi vị lạ và phải có che chắn

Bảo quản:

Kho bảo quản nguyên liệu: Phải khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, không dột nát, không có mùi vị lạ. Ngô trong kho bảo quản không xếp cao quá 40cm

Thời gian Bảo quản: từ thu hoạch đến chế biến không quá 36 giờ.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi