Tiêu chuẩn ngành 10TCN 574:2004 Tiêu chuẩn ngô bao tử nguyên liệu cho chế biến

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 574:2004

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 574:2004 Tiêu chuẩn ngô bao tử nguyên liệu cho chế biến
Số hiệu:10TCN 574:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2004Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 574:2004

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 574:2004

TIÊU CHUẨN NGÔ BAO TỬ NGUYÊN LIỆU CHO CHẾ BIẾN

I. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho ngô bao tử làm nguyên liệu cho chế biến.

II. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Chỉ tiêu cảm quan

2.1.1. Trạng thái bên ngoài

Hình dáng: Bắp ngô phải tươi tốt, nõn ngô thon đều, non, dòn, hạt căng không long, hàng thẳng, khô ráo.

Cho phép hàng không thẳng: Không lớn hơn 20%.

2.1.2. Màu sắc

Màu đặc trưng tự nhiên: Từ trắng sữa đến vàng nhạt.

2.1.3. Mùi vị

Mùi thơm tự nhiên của ngô

Vị hơi ngọt

Không có mùi vị lạ.

2.2. Các chỉ tiêu vật lý

2.2.1. Kích thước

Đường kính bắp nõn chỗ to nhất: Từ 7 ¸ 15mm

Chiều dài: Từ 60 ¸ 90mm

Không gẫy đỉnh, gẫy bắp.

2.2.2. Tạp chất

Không lẫn tạp chất lạ.

Cho phép râu ngô còn sót lại trên bắp với chiều dài nhỏ hơn 10mm nhưng không quá 1 râu/bắp.

2.3. Các chỉ tiêu hoá học

Hàm lượng chất khô hoà tan: (Đo bằng chiết quang kế ở 20oC): Không nhỏ hơn 5%.

2.4. Các chỉ tiêu khuyết tật, sâu bệnh

Không cho phép bắp có khuyết tật, dị dạng, sâu bệnh

2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYTcủa Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 04-04-1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”

2.6. Các quy định về mức độ cho phép

Mức độ cho phép về chỉ tiêu cảm quan

Cho phép hàng không thẳng: Không lớn hơn 20%

Cho phép gẫy đỉnh và gẫy bắp (nhưng đảm bảo nằm trong khoảng chiều dài cho phép) và không lớn hơn 3% trọng lượng mẫu kiểm tra.

III. Phương pháp thử

3.1. Phương pháp lấy mẫu

áp dụng theo TCVN 5102 – 90

3.2. Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan

áp dụng theo TCVN 5909 – 90

3.3. Phân tích các chỉ tiêu hoá học

áp dụng theo TCVN 4409 – 87, 4415 – 87

3.4. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh

IV. Bao gói, vận chuyển và bảo quản

4.1. Bao gói

4.1.1. Bao bì đựng nguyên liệu

Đảm bảo độ cứng, có nắp đậy, thoáng, sạch sẽ

Thể tích một (01) đơn vị bao gói: Không lớn hơn 10kg nguyên liệu.

4.1.2. Độ đầy của bao bì

Không lớn hơn 80% thể tích của bao bì

4.1.3. Ghi ký mã hiệu

Số lượng

Địa chỉ sản phẩm

Tên người đóng gói

Thời gian đóng gói

4.2. Vận chuyển

Yêu cầu phương tiện vận chuyển sạch sẽ, có mái che.

4.3. Bảo quản

Thời gian từ khi thu hái đến khi chế biến:

Mùa hè: Không quá 4 giờ

Mùa đông: T o = 10 ¸ 20oC: thời gian bảo quản 8 ¸ 12giờ

To = 10 ¸ 15oC (Kho bảo quản ổn định): thời gian bảo quản từ 20 ¸ 24giờ.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi