Quy chuẩn QCVN 02-05:2009/BNNPTNT Điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-05:2009/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-05:2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất thủy sản khô-Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Số hiệu:QCVN 02-05:2009/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/07/2009Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-05:2009/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 02-05:2009/BNNPTNT

CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN KHÔ – ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

National technical regulation
Dried fish processing establishments – Conditions for food safety

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN.02-05: 2009/BNNPTNT do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHÔ – ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 

Dried fish processing establishments – Conditions for food safety

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những điều kiện đảm bảo an toàn cho cơ sở chế biến thủy sản khô dùng làm thực phẩm.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở chế biến thủy sản khô dùng làm thực phẩm

1.2.2. Quy chuẩn này không áp dụng cho các cơ sở chế biến thủy sản khô thủ công, quy mô hộ gia đình, các cơ sở chế biến sản phẩm khô ăn liền

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khu vực ướt là khu vực tiếp nhận, phân loại, xử lý và chế biến các sản phẩm và bán thành phẩm thủy sản phải sử dụng nước hoặc nước đá.

1.3.2. Khu vực khô là khu vực tiến hành các công đoạn chế biến thủy sản bằng các thiết bị, dụng cụ phơi, sấy, cán ép và bao gói, bảo quản sản phẩm.

1.3.3. Cơ sở chế biến thủy sản khô là cơ sở có thể chế biến ít nhất một trong các dạng sản phẩm sau: thủy sản khô, thủy sản khô tẩm gia vị, thủy sản khô hun khói, thủy sản khô tẩm gia vị ăn liền và thủy sản khô ăn liền.

2. Quy định về kỹ thuật

Cơ sở chế biến thủy sản khô phải theo đúng những quy định chung đối với cơ sở chế biến thủy sản về: địa điểm (Điều 2.1.1), thiết bị và dụng cụ (Điều 2.1.5), hệ thống xử lý chất thải (Điều 2.1.10), quản lý chất lượng và ATVSTP (Điều 2.4), nhà vệ sinh (Điều 2.1.11.4), phương tiện làm vệ sinh và khử trùng (Điều 2.1.11) và công nhân chế biến (Điều 2.1.14) của QCVN 02-01: 2009/BNNPTNT về Cơ sở chế biến thủy sản – Điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm; ngoài ra phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

2.1. Nhà xưởng

2.1.1. Nhà xưởng của cơ sở chế biến thủy sản khô phải có 2 khu vực cách biệt nhau là khu vực ướt và khu vực khô.

2.1.2. Khu vực ướt.

a) Phải có mặt bằng đủ rộng, thoáng, sạch; có tường bao xung quanh để ngăn cách với bên ngoài, ngăn chặn được các tác nhân gây ô nhiễm như: bụi, mùi hôi, động vật gây hại dễ làm vệ sinh và khử trùng;

b) Kết cấu, vật liệu nhà xưởng;

- Phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với quy trình chế biến thủy sản khô, vật liệu làm nhà xưởng phải không độc;

- Mái nhà phải chắc chắn, ngăn chặn được nước mưa, bụi bẩn từ trên rơi xuống;

- Nền nhà xưởng phải làm từ vật liệu cứng, bền, không độc, không ngấm nước, không đọng nước, không trơn và có rãnh thoát nước tốt;

- Bề mặt tường làm bằng vật liệu bền, không ngấm nước và có màu sáng. Tường phải nhẵn, không có vết nứt, dễ làm vệ sinh và bảo trì tốt;

- Trần nhà phải có màu sáng, dễ làm vệ sinh.

c) Khu ướp muối và tẩm gia vị phải đủ rộng; thoáng; nền được làm bằng vật liệu bền, cứng và không độc, không ngấm nước, có độ nghiêng hợp lý, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh, được thiết kế ngăn chặn tạp chất, bụi bẩn và côn trùng xâm nhập;

d) Khu xử lý nhiệt (luộc, chần, hấp, nướng, sấy …) phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh, dễ làm sạch và khử trùng.

2.1.3. Khu vực khô

a) Khu vực trung gian xử lý bán thành phẩm

- Có mặt bằng đủ rộng, thoáng, có mái che chắc chắn;

- Có hệ thống làm khô để xử lý sản phẩm khi cần thiết.

b) Khu vực phơi và sân phơi.

- Có mặt bằng đủ rộng, thoáng gió không đọng nước; cách xa đường giao thông, xa mặt nước rộng: ao, hồ; không có bụi khói, khí thải hoặc nguồn ô nhiễm khác;

- Mặt sân phơi phải được làm bằng vật liệu bền, cứng, không độc, có độ nghiêng hợp lý để dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.

2.2. Thiết bị, dụng cụ

2.2.1. Thiết bị, dụng cụ khu vực ướt

a) Thiết bị, dụng cụ để ướp muối, tẩm gia vị, sản phẩm phải làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ăn mòn, được phép dùng trong thực phẩm. Có kết cấu đảm bảo thao tác thuận lợi, có nắp để chống côn trùng và dễ làm vệ sinh.

b) Thiết bị, dụng cụ để luộc, chần, hấp, sấy, nướng phải làm bằng vật liệu không độc, không gỉ, không bị ăn mòn. Các khay, giá, vỉ đựng sản phẩm phải làm bằng vật liệu không gỉ, có kết cấu dễ làm sạch và khử trùng.

2.2.2. Thiết bị, dụng cụ khu vực khô.

a) Giàn phơi phải có kết cấu chắc chắn, bề mặt tiếp xúc với sản phẩm được làm bằng vật liệu không gây độc, đảm bảo thoáng, thoát ẩm nhanh. Được phép dùng các loại vật liệu như; tre, gỗ, lưới nilon để làm giàn phơi. Giàn phơi phải đặt cách mặt sân ít nhất 0,5m;

b) Các loại thiết bị cán, ép, sấy, nướng phải được vệ sinh sạch sẽ ngay sau mỗi ca sản xuất và được bảo trì định kỳ. Giàn phơi phải được giữ gìn sạch sẽ, khi không sử dụng phải được cất giữ ở nơi khô ráo hợp vệ sinh.

2.3. Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

- Cơ sở phải có hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp với quy mô, loại hình sản xuất và sản phẩm của cơ sở

- Phải kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu cảm quan, hóa lý, vi sinh bắt buộc đối với sản phẩm thủy sản khô theo quy định hiện hành.

2.4. Vệ sinh cá nhân

2.4.1. Người làm việc tại khu vực ướt phải theo đúng những quy định trong điều 2.1.14 của QCVN 02-01:2009/BNNPTNT.

2.4.2. Người làm việc tại khu vực khô phải mặc quần áo bảo hộ lao động sáng màu, đội mũ bảo hộ che kín tóc, phải đeo găng tay khi thao tác với bán thành phẩm và thành phẩm, phải đeo khẩu trang khi làm việc ở phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm và phòng bao gói.

2.5. Bao gói, bảo quản và vận chuyển

2.5.1. Bao gói

a) Việc bao gói thủy sản khô phải được tiến hành ở khu vực khô ráo, thoáng, hợp vệ sinh;

b) Vật liệu bao gói thủy sản khô phải được bảo quản ở nơi riêng biệt, kín, khô ráo, chống được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại;

c) Vật liệu bao gói thủy sản khô phải có độ bền chắc, có bề mặt nhẵn, không thấm nước phù hợp với từng loại sản phẩm;

d) Vật liệu bao gói thủy sản khô không được ảnh hưởng đến đặc tính cảm quan và không là nguồn gây nhiễm cho sản phẩm.

2.5.2. Bảo quản và vận chuyển.

a) Sản phẩm thủy sản khô phải được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh. Không được bảo quản hoặc vận chuyển sản phẩm thủy sản khô cùng với các loại sản phẩm khác. Phương tiện vận chuyển phải sạch, bề mặt phương tiện tiếp xúc sản phẩm phải khô, hợp vệ sinh, có thiết bị che mưa, nắng;

b) Kho bảo quản thủy sản khô phải sạch sẽ, thoáng mát; có đủ giá, bục để kê xếp sản phẩm, ngăn chặn được chuột, côn trùng xâm nhập. Nhiệt độ kho bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm.

3. Quy định về quản lý

3.1. Chứng minh hợp quy

3.1.1. Cơ sở chế biến thủy sản khô phải thực hiện chứng nhận hợp quy về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 về “Quy định về hoạt động chứng nhập hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”

3.1.2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 127/2007/NĐ-CP 01/8/2007 về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tiến hành chứng nhận hợp quy cơ sở chế biến thủy sản khô.

3.1.3. Phương thức đánh giá, chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản khô hợp quy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy.

3.2.1. Cơ sở chế biến thủy sản khô được chứng nhận hợp quy phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy về cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

3.2.2. Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007.

3.3. Giám sát chế tài.

3.3.1. Cơ sở chế biến thủy sản khô và Tổ chức chứng nhận chịu sự thanh tra, kiểmtra định kỳ hoặc đột xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra vàxử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện.

3.4.1. Chủ cơ sở chế biến thủy sản khô được quy định trong 1.2, có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành./.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi