Phân biệt website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT

Website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT thường được gọi tắt là website bán hàng và website TMĐT. Dù đều cùng là những website có mục đích bán hàng những giữa hai loại hình này lại có sự khác nhau rất lớn.


Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

- Website thương mại điện tử bán hàng: là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Website đấu giá trực tuyến;

+ Website khuyến mại trực tuyến;

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐTWebsite TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT (Ảnh minh hoạ)
 

Phân biệt website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT
 

Tiêu chí

Website TMĐT bán hàng

Website cung cấp dịch vụ TMĐT

Khái niệm

Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình.”

(khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.

(Khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).

Chức năng

Chỉ bán một loại sản phẩm hoặc một lĩnh vực sản phẩm cụ thể của đơn vị, doanh nghiệp đó như: Web mỹ phẩm, web điện thoại, website máy tính, website áo trẻ em...) .

Đa dạng hơn, cung cấp nhiều dịch vụ, nhiều lĩnh vực sản phẩm (VD: Amazon, Alibaba, Lazada...)

Dịch vụ

- Xúc tiến thương mại;

- Bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.

Các dịch vụ chủ yếu gồm:

- Sàn giao dịch thương mại điện tử;

- Website đấu giá trực tuyến;

- Website khuyến mại trực tuyến;

- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Giao diện

Được thiết kế đơn giản, chủ yếu trưng bày một mặt hàng.

Được tích hợp nhiều hơn (để đáp ứng cho nhiều loại mặt hàng và đối tượng khác hàng. Tính năng thanh toán trong web TMĐT cũng được thực hiện nhiều bước hơn và thường phải theo một chuẩn chung.

Chi phí

Chi phí không quá cao, thậm chí doanh nghiệp có thể tự thiết kế website miễn phí.

Tốn chi phí xây dựng, thường được xây dựng một cách độc lập do một công ty thiết kế website chuyên nghiệp thực hiện

 

Nên chọn website TMĐT bán hàng hay website cung cấp dịch vụ TMĐT?

Tùy thuộc vào mục đích bán hàng và tình hình thực tế của mình mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại Website TMĐT phù hợp.

Nên chọn website TMĐT bán hàng khi:

- Doanh nghiệp chỉ cung cấp một hay vài mặt hàng, dịch vụ cho một lĩnh vực cụ thể;

- Muốn tạo hiệu ứng nổi bật và gây ấn tượng cho khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu;

- Có mức kinh phí quảng bá, truyền thông hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có đủ điều kiện về tài chính;

- Số luợng nhân sự hạn chế.

Nên chọn Website thương mại điện tử khi:

- Doanh nghiệp có đủ năng lực thiết kế hệ thống bán hàng, sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại và có thể mở rộng không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới.

- Muốn thu hút được nhiều khách hàng và bán được nhiều sản phẩm.

- Có đủ tiềm lực về tài chính, nhân sự vững chắc.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT là: website thương mại điện tử chỉ bán duy nhất 1 loại hàng hoá, lĩnh vực hàng hoá của người bán, còn website cung cấp dịch vụ TMĐT cung cấp nhiều dịch vụ TMĐT và có nhiều người bán cùng nhiều mặt hàng.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp chi tiết.

>> Thương mại điện tử là gì? Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?

>> Kinh doanh thương mại điện tử: Điều kiện, thủ tục đăng ký

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?