Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 7517/TB-BNN-VP bảo tồn và phát triển: gốm, mây, tre đan, lá và thêu, dệt thủ công
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 7517/TB-BNN-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 7517/TB-BNN-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 30/10/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Thông báo 7517/TB-BNN-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 7517/TB-BNN-VP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG TRẦN THANH NAM TẠI CUỘC HỌP VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ: GỐM, MÂY, TRE ĐAN, LÁ VÀ THÊU, DỆT THỦ CÔNG
Ngày 22 và 23/9/2020 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã chủ trì cuộc họp về bảo tồn và phát triển các ngành nghề: Gồm, mây, tre đan, lá và thêu, dệt thủ công. Tham dự cuộc hợp có đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ: Văn phòng Bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp: đại diện Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các Hiệp hội nghề, doanh nghiệp và các nghệ nhân nghề gốm, mây, tre đan, lá, thêu, dệt thủ công của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận; Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Lâm Đồng.
Sau khi nghe báo cáo của Vụ Hợp tác Quốc tế, Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam, ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Trần Thanh Nam kết luận:
Các ngành nghề gốm sứ; mây, tre đan, lá, thêu dệt trong nhưng năm gần đây đã có những bước phát triển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn tăng cao: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ 8 tháng đầu năm 2020 đạt 360 triệu USD (tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019), tạo việc làm cho khoảng 40.000 lao động nông thôn; kim ngạch xuất khẩu mây tre đan, là 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 250 triệu USD (tăng 10,8% so với cùng kỳ 2019), tạo việc làm cho khoảng 342.000 lao động nông thôn: xuất khẩu hàng thêu, dệt thủ công năm 2019 đạt trên 100 triệu USD.
Mặc dù đã có bước phát triển quan trọng, tuy nhiên các ngành nghề nêu trên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Phát triển sản xuất chưa gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu; lực lượng lao động thiếu và trình độ tay nghề chưa cao; xúc tiến thương mại còn hạn chế; thiết kế mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; thiếu sự liên kết giữa các nhân tố trong chuỗi giá trị làng nghề; chưa đáp ứng được yêu cầu các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao; cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề đang bị xuống cấp; công tác đào tạo, hướng dẫn, truyền nghề chưa hiệu quả; việc triển khai các chính sách hỗ trợ còn nhiều hạn chế, chưa có sự liên kết giữa các hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Để triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển các ngành nghề trên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ và đề nghị các đơn vị liên quan tập trung triển khai như sau:
1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
a) Tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của các đại biểu để hoàn thiện Báo cáo sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
b) Phối hợp với Vụ Kế hoạch, đăng ký bổ sung nhiệm vụ điều tra, đánh giá các vùng nguyên liệu gắn với phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề để làm cơ sở dữ liệu xây dựng đề án Bảo tồn và Phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Làm việc với Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam và Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và các cơ quan liên quan để xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo cho lao động làng nghề gần với doanh nghiệp; phối hợp với các Viện, Trường xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại làng nghề; đề xuất kết nối các Hiệp hội theo lĩnh vực ngành hàng gắn với việc Bảo tồn và Phát triển sáng tạo các ngành nghề; đề xuất nghiên cứu các giải pháp cơ khí hóa, ứng dụng máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sơ chế ban đầu đối với các nguyên liệu; hỗ trợ liên kết các hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị sản xuất.
d) Làm việc với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai trong công tác đào tạo nghề và đề xuất phương án khôi phục lại Khoa gốm nhằm cung cấp nguồn nhân lực tại khu vực phía Nam; phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) đề xuất, xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại, xây dựng thương hiệu làng nghề gốm.
e) Tổ chức làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An về phát triển các vùng nguyên liệu tre, luồng theo kiến nghị của các doanh nghiệp.
g) Phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề về công nghệ xử lý nước thải, phù hợp với đặc thù chất thải của làng nghề Nha Xá tỉnh Hà Nam theo Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
h) Làm việc với các doanh nghiệp về định hướng xây dựng Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sáng tạo ngành nghề thêu và dệt Việt Nam; làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội về việc triển khai Đề án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại Làng lụa Vạn Phúc theo kiến nghị của doanh nghiệp.
i) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn các đơn vị có nguyện vọng triển khai các thủ tục chuẩn bị thành lập các hiệp hội ngành nghề nông thôn theo quy định.
2. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản
Hướng dẫn xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề. Phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện xúc tiến thương mại quốc tế theo từng nhóm ngành hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Vụ Hợp tác quốc tế
Làm việc với các tổ chức Quốc tế hỗ trợ xây dựng kế hoạch, mở lớp tập huấn chuyên đề cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tổ chức, cá nhân có nhu cầu hướng dẫn về các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu vào Châu Âu, Mỹ.
4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Triển khai nghiên cứu chọn, tạo và phát triển các giống mây, tre, cói... có năng suất, chất lượng cao để chuyển giao, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho phát triển ngành nghề mây, tre đan, lá.
5. Đề nghị Hiệp hội Xuất khẩu Hàng thủ công Mỹ nghệ Việt Nam
a) Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động làng nghề gắn với doanh nghiệp.
b) Hỗ trợ các Hiệp hội, doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, diễn đàn quốc tế về mặt hàng gốm. Đồng thời, kết nối các đơn vị nước ngoài có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gốm với các Hiệp hội, doanh nghiệp và làng nghề gốm trong nước.
c) Theo nguyện vọng của các doanh nghiệp, vì mục tiêu chung phát triển các ngành nghề nông thôn:
- Chủ trì kết nối, đề xuất lập Ban vận động thành lập Hiệp hội mây, tre đan, lá Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sáng tạo ngành nghề mây, tre đan, lá Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.
- Phối hợp với Công ty TNHH Thêu ren Mặt trời xanh tỉnh Ninh Bình và các doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất lập Ban vận động thành lập Hiệp hội Kim chỉ và hoàn thiện Đề án Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sáng tạo ngành nghề thêu và dệt Việt Nam, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
- Phối hợp với Công ty TNHH Quang Vinh, Hiệp hội gốm Mỹ nghệ Đồng Nai, Hiệp hội gốm sứ Bình Dương, Làng nghề gốm Bầu Trúc, hiệp hội gốm và làng nghề gốm các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gốm nghiên cứu, đề xuất lập Ban vận động thành lập Hiệp hội gốm sứ Việt Nam, xây dựng Đề án Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sáng tạo ngành nghề gốm Việt Nam trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Văn phòng Bộ thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |