Thông báo 181/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 181/TB-VPCP

Thông báo 181/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:181/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Nguyễn Quốc Huy
Ngày ban hành:25/09/2007Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 181/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2007

 

 

THÔNG BÁO

Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng

tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc

 

 

Ngày 12 tháng 9 năm 2007, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã làm việc với Ủy ban Dân tộc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động -Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc báo cáo tình hình chung 8 tháng đầu năm 2007, công tác tổ chức, xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc; ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:

1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua:

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn quan tâm đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội; tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, văn bản pháp quy, đưa ra những chủ trương, chính sách lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, chăm lo đời sống mọi mặt cho đồng bào dân tộc; với chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng kiện toàn bộ máy làm công tác dân tộc; về cơ bản chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số như: chương trình 135, Quyết định 120, 134, 186, 30, 32, 31, 33... đã làm cho kinh tế khu vực miền núi, vùng dân tộc tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng, đời sống của đồng bào được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước gắn với thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số cao hơn những năm gần đây và cao hơn mức bình quân của cả nước; bộ mặt nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi.

2. Một số hạn chế, tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn những hạn chế, tồn tại đó là: nhiều chính sách về công tác dân tộc chưa được triển khai hoặc triển khai quá chậm, chưa đồng bộ; thể chế về công tác dân tộc còn yếu, xác định vị trí, pháp lý về công tác dân tộc chưa rõ. Sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể và các địa phương chưa thật đồng bộ. Bộ máy cơ quan dân tộc tuy đã được củng cố và kiện toàn nhưng còn thiếu và yếu, không ổn định về cơ cấu tổ chức nhất là ở các địa phương trong thực hiện chính sách dân tộc. Nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc chưa được xác định cụ thể, rõ ràng. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở các cấp, các ngành còn yếu và bất cập so với nhiệm vụ, yêu cầu đề ra.

3. Những nhiệm vụ trong thời gian tới:

- Phải nhất quán trong nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc; luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng, để từ đó xây dựng chính sách, hoạch định chính sách, chương trình hành động phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước nói chung và cho đồng bào các dân tộc nói riêng.

- Xây dựng thể chế hoạt động công tác dân tộc; đồng thời đổi mới nội dung và hình thức hoạt động ở vùng dân tộc và miền núi.

- Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá hệ thống chính sách về dân tộc để xác định những chính sách nào còn phù hợp, chính sách nào không phù hợp, kém hiệu quả để bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung; đồng thời, xây dựng những chính sách mới đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

- Tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dân tộc; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để đến năm 2010 cơ bản xóa xong đói, giảm nhanh tỷ lệ nghèo, phấn đấu mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận gần với mức bình quân chung của cả nước, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng, miền trong cả nước.

- Đi đôi với xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện các chính sách về dân tộc, phải thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện để các chính sách đó thực sự phát huy hiệu quả.

4. Về một số đề nghị của Ủy ban Dân tộc:

a) Xây dựng Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức trong bộ máy của Ủy ban Dân tộc

 - Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc nhiệm kỳ khóa XII; trên cơ sở những quan điểm của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ khóa XII, xác định rõ chức năng quản lý Nhà nước về dân tộc.

b) Về tổ chức bộ máy:

- Đồng ý Ủy ban Dân tộc có các thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo của 5 Bộ, cần xây dựng Quy chế phối hợp làm việc, chức năng, nhiệm vụ của 5 đến 7 Bộ, cần xây dựng Quy chế phối hợp làm việc, chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên Bộ, ngành;

- Về Lãnh đạo của Ủy ban Dân tộc thực hiện theo quy định chung gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm và không quá 4 Phó Chủ nhiệm;

- Về các Vụ, đơn vị trực thuộc: đồng ý đề xuất của Ủy ban Dân tộc ngoài những Vụ, đơn vị như quy định chung của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thì có một số đơn vị đặc thù. Riêng 3 cơ quan thường trực ở ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long hiện nay nên xem xét chuyển thành vụ Địa phương; trường Đào tạo nghiệp vụ công tác Dân tộc chuyển thành trường Cán bộ Dân tộc; Trung tâm tin học thành Trung tâm Thông tin.

c) Về trụ sở làm việc của Ủy ban Dân tộc: Đồng ý về nguyên tắc xây dựng trụ sở mới; Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành có liên quan giúp Ủy ban Dân tộc xây dựng phương án xây dựng trụ sở mới, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

d) Đồng ý cho sửa chữa trụ sở làm việc tại 80-82 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội để phục vụ công tác trong thời gian xây dựng trụ sở mới.

đ) Đồng ý Ủy ban Dân tộc được bố trí nơi làm việc còn thiếu của các đơn vị trực thuộc trong thời gian từ nay đến khi hoàn thành trụ sở mới. Về kinh phí Ủy ban Dân tộc làm việc cụ thể với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các PTTg CP;

- Các Bộ: Kế hoạch và Dầu tư, Tài chính,

  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng,

  Lao động -TB&XH, Công Thương, Y tế,

  Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Giáo đục & Đào tạo,

  Nội vụ, Tư pháp, Ủy ban Dân tộc;

- UBND TP Hà Nội;

- VPCP: BTCN, các PCN, Website CP;

  Các vụ: TH, VX, KTTH, CN, TCCB, IV;

- Lưu: VT, ĐP (5), Th(40).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

 

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Quốc huy

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 93/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Thông báo 93/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi