Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3702:1990 Thủy sản - Phương pháp xác định hàm lượng axit
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3702:1990
Số hiệu: | TCVN 3702:1990 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Thực phẩm-Dược phẩm | |
Ngày ban hành: | 01/01/1990 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3702 - 90
THỦY SẢN
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT
Aquatic products
Method for the determination of acid content
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3702-81 quy định phương pháp xác định hàm lượng axit đối với các nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thủy sản.
Đối với đồ hộp cá theo TCVN 165-64.
1. Lấy mẫu
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 5276-90.
2. Nguyên tắc chung
Dùng nước cất chiết rút axit có trong mẫu thử, chuẩn độ bằng dung dịch natri hyđroxyt 0,1N.
3. Dụng cụ và hóa chất
- Cối chày sứ hay chén sứ;
- Bình định mức, dung tích 250, 1000ml;
- Bình nón, dung tích 250ml;
- Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml;
- Phễu thủy tinh;
- Buret 25ml;
- Pipet 25ml;
- Cân phân tích, độ chính xác 0,001g;
- Giấy lọc định lượng;
- Natri hyđroxyt (NaOH), dung dịch 0,1N;
- Phenolphtalein, dung dịch 1% trong etanol (C2H5OH) 60%.
4. Tiến hành thử
Cân chính xác 10 - 20 g mẫu thử vào cối sứ, nghiền nhuyễn ra với 30 - 40 ml nước cất. Chuyển toàn bộ dung dịch qua phễu (cả nước tráng cối chày) vào bình định mức dung tích 250ml, đổ thêm nước cất vào tới khoảng 3/4 thể tích của bình. Lắc trộn nhiều lần rồi để lắng trong 30 phút. Sau đó cho thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều. Lọc qua phễu khô có giấy lọc gấp nhiều nếp nhăn để được dung dịch trong.
Dùng pipet lấy chính xác 50ml dịch lọc vào bình nón dung tích 250ml, thêm 5 giọt phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyt ở 0,1N cho đến khi dung dịch bắt đầu chuyển thành màu đỏ, lắc nhẹ không mất màu là được.
5. Tính kết quả
Hàm lượng axit (X3) tính bằng phần trăm theo từng loại axit tương ứng, theo công thức:
Trong đó:
V - Thể tích natri hydroxit 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;
m - Khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
250 - Thể tích toàn bộ dịch ngâm mẫu thử tính bằng ml;
50 - Thể tích dịch lọc để xác định, tính bằng ml;
k - Hệ số của từng loại axit tương ứng (số g axit tương ứng với 1ml natri hydroxyt 0,1N);
- đối với axit lắctic, k = 0,0060
- đối với axit xitric, k = 0,0064
- đối với axit tactric, k = 0,0090
- đối với axit malic, k = 0,0067
Chú thích:
Đối với nước mắm, mẫu thử được pha loãng 20 lần, lấy 50ml dịch pha loãng để xác định.
Hàm lượng axit (X3) tính bằng g/l, theo công thức:
Trong đó:
V - Thể tích natrihydroxyt 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;
20 - Độ pha loãng của nước mắm;
50 - Thể tích dịch pha loãng để xác định, tính bằng ml;
0,0060 - Hệ số k của axit axetic;
1000 - Hệ số tính ra g/l.