Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3294:1980 Sản xuất tinh bột - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3294:1980

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3294:1980 Sản xuất tinh bột - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 3294:1980Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:1980Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3294 – 80

SẢN XUẤT TINH BỘT ĐƯỜNG GLUCOZA – MẬT TINH BỘT

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

 

Cơ quan biên soạn:

 

 

Khoa kỹ thuật thực phẩm

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Cơ quan đề nghị ban hành:

 

 

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Cơ quan trình duyệt:

 

 

Cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

 

 

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 485/KHCB ngày 3 tháng 12 năm 1980

 

SẢN XUẤT TINH BỘT - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Production of starch Terms and definitions

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa những khái niệm cơ bản dùng trong khoa học và kỹ thuật sản xuất tinh bột.

Thuật ngữ

Định nghĩa

Thuật ngữ tương đương bằng tiếng nước ngoài Tiếng Anh (A)

1. Tinh bột

Polysacarit có trong thực vật, cấu tạo từ các gốc Danhydroglucoza có công thức tổng quát (C6H10O5)n

A. Starch

2. Nguyên liệu chứa tinh bột

Chi thực vật có hàm lượng tinh bột cho phép dùng làm nguyên liệu trong sản xuất tinh bột.

A. Starch containing raw material

3. Công nghệ sản xuất tinh bột

Quá trình chế biến tinh bột từ nguyên liệu chứa tinh bột.

A. Production of starch

4. Nhà máy tinh bột

Kd: Nhà máy xay xát tinh bột

Nhà máy sản xuất tinh bột từ nguyên liệu chứa tinh bột.

A. Starch factory

5. Quy trình kín

Kd: Quy trình đóng

Quy trình sản xuất tinh bột sử dụng lại nước nhiều lần mà không thải ra ngoài sau mỗi giai đoạn

 

6. Quy trình hở

Kd: Quy trình mở

Quy trình sản xuất tinh bột không sử dụng lại nước mà thải đi hoàn toàn hay một phần sau mỗi giai đoạn.

 

CÁC GIAI ĐOẠN CÔNG NGHỆ

7. Ngâm nguyên liệu chứa tinh bột

Ngâm nguyên liệu trong chất lỏng để trích ly dịch bào và làm yếu liên kết giữa các hạt tinh bột với các cấu tử khác có trong nguyên liệu.

A. Starch containing raw material steebing

8. Rửa nguyên liệu

Kd: Làm sạch nguyên liệu

Rửa sạch tạp chất trên bề mặt nguyên liệu củ

A. Material washing

9. Nghiền nguyên liệu chứa tinh bột

Phá vỡ mô nguyên liệu chứa tinh bột bằng phương pháp cơ học

A.Desintegration of starch containing raw material

10. Nghiền thô hạt

Nghiền hạt sau khi ngâm thành các mảnh có kích thước xấp xỉ kích thước của phôi.

A. Corngrinding

11. Nghiền mịn

Phá vỡ cấu trúc tế bào nguyên liệu chứa tinh bột để giải phóng tinh bột.

A.Stin desintegration

12. Xay sữa bột khô

Nghiền mịn sữa bột khô bằng máy xay

A. Ket milling

13. Xát nguyên liệu

Phá vỡ tế bào củ bằng máy xát để giải phóng tinh bột.

 

14. Tách phôi

Tách phôi khỏi sữa bột thô sau khi nghiền.

A. Determination

15. Làm sạch phôi

Tách sữa bột thô còn lẫn trong phôi.

 

16. Tách dịch bào

Loại dịch bào khỏi sữa bột.

 

17. Rây sản phẩm

Tách bã khỏi sản phẩm bằng rây.

A. Sareening

18. Tinh chế sữa tinh bột

Tách tạp chất khỏi sữa tinh bột.

A. Refining starch milk

19. Rửa bã

Pha loãng bã bằng nước rồi rây để tách lấy tinh bột tự do.

A. Fibre afterwashing

20. Rửa phôi

Pha loãng phôi bằng nước rôi rây để tách lấy tinh bột tự do.

 

21. Tách sữa

Tách sữa tinh bột khỏi sữa bột.

A. Starch milk separation

22. Rửa tinh bột

Pha loãng sữa tinh bột bằng nước sạch rồi loại tạp chất hòa tan theo nước.

 

23. Tẩy trắng tinh bột

Làm trắng và loại tạp chất gây biến màu tinh bột.

A. Starch whiting

24. Sấy tinh bột

Làm khô tinh bột tới độ ẩm quy định

A. Starch drying

25. Hoàn chỉnh chất lượng tinh bột

Đánh tơi, loại tạp chất lần cuối cùng và đóng gói tinh bột khô

 

26.Làm trong dịch thải

Tách các phần tử lơ lửng khỏi dịch

A. Frait water cleaning

27. Tách nước của bã

Loại bớt nước của bã ướt bằng phương pháp cơ lý.

Chú thích: tách nước của phôi, gluten, sữa tinh bột, cũng định nghĩa tương tự.

A. Pulp dewatering

SẢN PHẨM CHÍNH, PHỤ, TRUNG GIAN

28. Nước ngâm

Chất lỏng để ngâm nguyên liệu chứa tinh bột

 

29. Dịch trích ly

Dịch sau khi ngâm hạt, trong thành phần có chất hòa tan được trích ly từ hạt

A.Steep water

30. Dịch đặc trích ly

Dịch trích ly từ hạt đã được tách bớt nước

A.Steep liquer

31. Sữa bột thô

Kd: Cháo

Sản phẩm sau khi nghiền thô hạt.

A. Raaped pulp

32. Dịch bào

Chất lỏng có trong tế bào nguyên liệu chứa tinh bột, được giải phóng khi nghiền.

A.Red water

33. Phôi

Sản phẩm pha được tách ra khi sản xuất tinh bột từ hạt

A.Cereal germ

34. Tấm

Các phần tử nội nhũ hạt không lọt rây (số hiệu quy định) khi rây sữa tinh bột.

A. Grain

35. Bã

Sản phẩm phụ thu được trong sản xuất tinh bột thành phần hóa học chủ yếu là xenluloza, ngoài ra có một ít tinh bột và các cấu tử khác.

A. Pulp

36. Sữa tinh bột

Kd: Sữa bột

Nhũ tương nước và các hạt tinh bột.

A. Starch milk

37. Nước dịch

Dịch bào loãng có lẫn một ít tinh bột.

A. Fruit water

38. Dịch gạn gluten

Chất lỏng tách ra khi làm đặc dịch gluten.

A. Gluten water

39. Gluten

Sản phẩm phụ trong sản xuất tinh bột từ hạt, thành phần chủ yếu là protit không tan trong nước, ngoài ra có một ít tinh bột, chất béo, xenluloza và các cấu tử khác.

A. Gluten

40. Bột củ

Bột thu được khi lắng nước dịch, thành phần chủ yếu là tinh bột, ngoài ra có một ít cấu tử khác.

A.Waste starch

41. Tinh bột vón

Tinh bột bị vón khi sấy.

 

42. Tinh bột khô

Tinh bột thành phẩm thu được trong sản xuất tinh bột, sau đó sấy tới độ ẩm quy định.

A. Arid starch

43. Tinh bột ướt

Tinh bột thành phẩm, thu được trong sản xuất tinh bột có độ ẩm 38 – 52 %.

A. Wet starch

44. Tinh bột ẩm

Tinh bột thành phẩm, thu được trong sản xuất tinh bột, có độ ẩm trung gian giữa tinh bột khô và tinh bột ướt.

A. Humid starch

45. Tinh bột amilopectin

Tinh bột mà thành phần cấu tạo nhiều amilopectin.

A. Amylopectin starch

46. Tinh bột amiloza

Tinh bột có thành phần cấu tạo trên 50% amiloza.

A. Amylose starch

47. Tinh bột tinh khiết

Tinh bột nguyên chất

Tinh bột thiên nhiên

Tinh bột còn nguyên tính chất như khi còn ở trong chi thực vật.

A. Native starch

KIỂM TRA CÔNG NGHỆ

48. Bảng cân bằng lượng tinh bột

Bảng quy định lượng tinh bột thu được và tổn thất trong quy trình sản xuất hay trong từng giai đoạn.

A. Starch balance

49. Tỷ lệ thu tinh bột

Tỷ lệ lượng tinh bột thu được so với lượng nguyên liệu chế biến.

A. Starch yield

50. Tinh bột liên kết

Tinh bột chưa được giải phóng khỏi mô nguyên liệu sau nghiền và rửa.

A. Bored starch

51. Tinh bột tự do

Tinh bột đã được giải phóng khỏi mô nguyên liệu sau khi nghiền và rửa.

A. Free starch

52. Chất không phải tinh bột

Khái niệm chung chỉ tất cả những chất trong thiên nhiên không phải là tinh bột có trong sản phẩm phân tích.

A. No starch

53. Hao hụt tinh bột chung

Lượng tinh bột tổn thất trong sản xuất hay trong từng giai đoạn (không phân theo nguyên nhân tổn thất)

A. Total starch losses

54. Hao hụt tinh bột xác định

Kd: tổn thất hữu hình

Lượng tinh bột tổn thất có thể thu hồi được.

A. Determined starch losses

55. Hao hụt tinh bột không xác định

Kd: tổn thất vô hình

Lượng tinh bột tổn thất không thu hồi được.

 

56. Hàm lượng tinh bột của nguyên liệu

Lượng tinh bột có trong nguyên liệu chứa tinh bột

A. Starch content of the raw material

57. Độ tinh khiết của tinh bột

Hàm lượng tinh bột nguyên chất trong tinh bột thành phẩm.

A. Starch purity coefficient

58. Hệ số nghiền

Tỷ lệ giữa lượng tinh bột tự do và lượng tinh bột chung trong sản phẩm sau khi nghiền.

A. Coefficient of desintegration

59. Hệ số thu hồi tinh bột

Tỷ lệ giữa lượng tinh bột thu được và lượng tinh bột có trong nguyên liệu.

A.Coefficient of starc extraction

60. Độ axit của tinh bột

Khái niệm chỉ lượng axit có trong tinh bột thành phẩm.

A. Starch acidity

 

MỤC LỤC CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

Xếp theo vần chữ cái

35

Rửa bã

19

Bảng cân bằng tinh bột

48

Rửa nguyên liệu

8

Bột mủ

40

Rửa phôi

20

Chất không phải tinh bột

52

Rửa tinh bột

22

Dịch bào

32

Sản xuất tinh bột

3

Dịch đặc trích ly

30

Sấy tinh bột

24

Dịch trích ly hạt

29

Sữa bột thô

31

Dịch gạn gluten

38

Sữa tinh bột

36

Độ axit của tinh bột

60

Tách dịch bào

16

Độ tinh khiết của tinh bột

57

Tách nước của bã

27

Gluten

39

Tách phôi

14

Hàm lượng tinh bột của nguyên liệu

56

Tách sữa

21

Hao hụt tinh bột chung

53

Tấm

34

Hao hụt tinh bột xác định

54

Tẩy trắng tinh bột

23

Hao hụt tinh bột không xác định

55

Tinh bột

1

Hệ số nghiền

58

Tinh bột khô

42

Hệ số tách tinh bột

59

Tinh bột ẩm

44

Hoàn chỉnh gia công chất lượng tinh bột

25

Tinh bột ướt

43

Làm sạch phôi

15

Tinh bột amilaza

46

Làm trong dịch thải

26

Tinh bột amilopectin

45

Ngâm nguyên liệu chứa tinh bột

7

Tinh bột liên kết

50

Nguyên liệu chứa tinh bột

2

Tinh bột tự do

51

Nghiền mịn

11

Tinh bột tinh khiết

47

Nghiền thô hạt

10

Tinh bột vón

41

Nhà máy tinh bột

4

Tinh chế sữa tinh bột

18

Nước dịch

37

Tỷ lệ thu tinh bột

49

Nước ngâm

28

Xát nguyên liệu

13

Phôi

33

Xát sữa bột thô

12

Quy trình kín

5

 

 

Quy trình hở

6

 

 

Rây sản phẩm

17

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi