Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12100:2017 Phụ gia thực phẩm-Pectins

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12100:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12100:2017 Phụ gia thực phẩm-Pectins
Số hiệu:TCVN 12100:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2017Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12100:2017

PHỤ GIA THỰC PHẨM - PECTINS

Food additives- Pectins

 

Lời nói đầu

TCVN 12100:2017 được xây dựng trên cơ sở tham khảo JECFA Monograph 19 (2016) Pectins;

TCVN 12100:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHỤ GIA THỰC PHẨM - PECTIN

Food additives- Pectins

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho pectin được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8900-2:2012, Phụ gia thc phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 2: Hao hụt khối lượng khi sấy, hàm lượng tro, chất không tan trong nước và chất không tan trong axit

TCVN 8900-3:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 3: Hàm lượng nitơ (Phương pháp Kjeldahl)

TCVN 8900-6:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 6: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

TCVN 8900-7:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 7: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ phát xạ nguyên tử plasma cm ứng cao tần (ICP-AES)

TCVN 8900-8:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 8: Định lượng chì và cadimi bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit

3  Mô tả

3.Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

Pectin

Sản phẩm ch yếu là các este đã metyl hóa từng phần của axit polygalacturonic và các muối natri, kali, canxi, amoni của axit này, thu được bằng cách chiết trong môi trường nước các loại nguyên liệu thực vật ăn được, thường là táo hay quả có múi (citrus); chỉ dùng metanol, etanol và isopropanol làm chất kết tủa hữu cơ; một số trường hợp, một phần của các metyl este có thể chuyển thành các dạng amid bậc 1 khi xử lý bằng amoniac trong môi trường kiềm.

CHÚ THÍCH: Sản phẩm pectin thương mại thưng được pha loãng với đường nhằm mục đích chuyển hóa. Ngoài các loại đường, pectin có thể được trộn với các loại muối đệm dùng cho thực phẩm thích hợp khi cần kiểm soát pH và tạo ra các đặc tính mong muốn.

3.2  Tên gọi

Tên hóa học: Pectin

3.3  Kí hiệu

INS (mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm):

INS 440

C.A.S (mã s hóa chất):

9000-69-5

3.4  Chức năng sử dụng

Chất tạo gel, làm dày, ổn định và nhũ hóa.

4  Các yêu cầu

4.1  Nhận biết

4.1.1  Cảm quan

Pectin có dạng bột màu trắng, vàng nhạt, xám nhạt hoặc nâu nhạt.

4.1.2  Phép thử nhận biết pectin

Đạt yêu cầu của phép thử trong 5.1.

4.1.3 Phép thử nhóm amid (đối với các pectin đã amid hóa)

Đạt yêu cầu của phép thử trong 5.2.

4.2  Các chỉ tiêu lý - hóa

Các chỉ tiêu lý - hóa của pectin theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chỉ tiêu lý - hóa của pectin

Tên ch tiêu

Mức

1. Hao hụt khối lượng sau khi sấy, % khối lượng, không lớn hơn

12

2. Hàm lượng lưu huỳnh dioxit, mg/kg, không lớn hơn

50

3. Dư lượng dung môi, tính theo methanol, ethanol và 2-propanol ở dạng đơn lẻ hoặc kết hợp, % khối lượng, không lớn hơn

1

4. Hàm lượng tro không tan trong axit, % khối lượng, không lớn hơn

1

5. Hàm lượng chất không tan tổng số, % khối lượng, không lớn hơn

3

6. Hàm lượng nitơ (sau khi rửa bằng axit và etanol), % khối lượng, không lớn hơn

2,5

7. Hàm lượng axit galacturonic, % khối lượng tính theo chất khô không tro, không nhỏ hơn

65

8. Mức độ amid hóa, % tng s các nhóm carboxyl của pectin, không lớn hơn

25

9. Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn

2

5  Phương pháp thử

5.1  Phép thử nhận biết pectin

5.1.1  Thuốc thử

5.1.1.1  2-Propanol.

5.1.1.2  Dung dịch natri hydroxit, 0,5 mol/l.

5.1.1.3  Dung dịch axit clohydric, 0,5 mol/l và 1 mol/l.

5.1.1.4  Dung dịch đệm

Hòa tan 6,055 g tris(hydroxymetyl) aminometan và 0,147 g canxi clorua ngậm hai phân tử nước (CaCl2.2H2O) trong 1 lít nước. Điều chỉnh pH đến 7,0 bằng dung dịch axit clohydric 1 mol/l (5.1.1.3).

5.1.1.5  Dung dịch enzym

Pha loãng enzym pectate lyase tinh khiết theo tỷ lệ 1 : 100 bằng dung dịch đệm (5.1.1.4).

5.1.2  Thiết bị, dụng cụ

5.1.2.1  Máy khuấy từ.

5.1.2.2  Máy đo quang phổ, có thể đo chính xác độ hp thụ ở bước sóng 235 nm.

5.1.2.3  Cuvet thạch anh, có chiều dài đường quang 1 cm.

5.1.2.4  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

5.1.2.5  Bình định mức, dung tích 100 ml.

5.1.2.6  Dụng cụ đo pH.

5.1.3  Cách tiến hành

Cân 0,05 g mẫu, cho vào bình định mức 100 ml (5.1.2.5), làm ẩm bằng 2-propanol (5.1.1.1). Thêm vào bình 50 ml nước và khuấy bằng máy khuấy từ (5.1.2.1). Điều chỉnh pH đến 12 bng dung dịch natri hydroxit 0,5 mol/l (5.1.1.2) và để yên dung dịch trong thời gian 15 min. Giảm pH xuống 7 bằng dung dịch axit clohydric 0,5 mol/l (5.1.1.3). Thêm nước đến thể tích 100 ml.

Cho các dung dịch thử vào các cuvet thạch anh (5.1.2.3) như sau:

 

Dung dịch đệm (5.1.1.4)

Dung dịch mu thử

Nước

Dung dịch enzym (5.1.1.5)

Mẫu trắng enzym

0,5 ml

1,0 ml

1,0 ml

-

Mẫu thử trắng

0,5 ml

-

1,5ml

0,5 ml

Mu thử

0,5 ml

1,0 ml

0,5ml

0,5 ml

Lắc đều các dung dịch và đo độ hấp thụ ở bước sóng 235 nm tại thời điểm 0 min và 10 min.

5.1.4  Tính kết quả

Độ hấp thụ ở 0 min, A0, được tính theo công thức:

A0 = A0s - (A0eb + A0sb)

Độ hấp thụ ở 10 min, A10, được tính theo công thức:

A10 = A10s - (A10eb + A10sb)

Trong đó:

A0s A10s tương ứng là độ hấp thụ của mẫu thử tại thời điểm 0 min và 10 min;

A0eb A10eb tương ứng là độ hấp thụ của mẫu trắng enzym tại thời điểm 0 min và 10 min;

A0sbA10sb tương ứng là độ hấp thụ của mẫu thử trắng tại thời điểm 0 min và 10 min.

Lượng sản phẩm không bão hòa sinh ra tương ứng với thay đổi độ hấp thụ (A10 - A0). Giá trị này phải lớn hơn 0,023. Điều này phân biệt pectin so với các loại gôm khác vì các loại gôm khác không thay đổi về độ hấp thụ.

5.2  Phép thử nhóm amid

5.2.1  Thuốc thử

5.2.1.1  Axit clohydric, đậm đặc.

5.2.1.2  Etanol, 60 % (thể tích).

5.2.1.3  Dung dịch natri hydroxit, 5 mol/l và 0,1 mol/l.

5.2.1.4  Dung dịch thử axit boric

Hòa tan 5 g axit boric trong 500 ml nước cất đựng trong bình định mức 1 000 ml. Thêm 25 ml dung dịch chỉ thị cồn (67 mg metyl đ và 33 mg bromocresol xanh vào 100 ml etanol 96 %) và 200 ml etanol. Thêm nước cất đến vạch. Dung dịch chỉ thị axit boric có màu đ. Lấy 5 ml dung dịch này, thêm không quá 3 giọt dung dịch natri hydroxit 0,01 N, dung dịch phải chuyển sang màu xanh lá cây.

5.2.2  Thiết bị, dụng cụ

5.2.2.1  Ống lọc thủy tinh xốp.

5.2.2.2  Ống nghiệm thích hợp, ví dụ loại có đường kính trong 15,5 mm và chiều dài 146 mm.

5.2.2.3  Ống thủy tinh nhỏ, có đường kính trong 7,8 mm và chiều dài 79 mm.

5.2.2.4  Pipet.

5.2.2.5  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

5.2.3  Cách tiến hành

Cho 2 ml axit clohydric đậm đặc (5.2.1.1) và 50 ml etanol 60 % (5.2.1.2) vào 0,5 g mẫu thử, khuấy đều trong 20 min. Sau đó, chuyển vào ống lọc thủy tinh xốp (5.2.2.1), rửa 6 lần mỗi lần dùng 10 ml hỗn hợp axit clohydric đậm đặc và etanol 60 %. Hòa tan phần còn lại trong ống lọc bằng 100 ml nước cất, cho thêm một vài giọt dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l (5.2.1.3). Chuyển 4 ml dung dịch thu được vào ống nghiệm (5.2.2.2). Thêm 1 ml dung dịch natri hydroxit 5 mol/l (5.2.1.3) và lắc đều. Hỗn hợp sẽ tạo thành dạng gel. Làm đầy ống thủy tinh nhỏ (5.2.2.3) bằng 2,5 ml dung dịch axit boric (5.2.1.4) và để vào bên trong ống nghiệm. Bao kín bằng parafilm và ủ qua đêm ở nhiệt độ 30 °C.

Trong trường hợp có mặt của các nhóm amid, chất chỉ thị chuyển từ màu đỏ sang màu xanh lá cây vì đã giải phóng ra khí amoniac.

5.3  Xác định hao hụt khối lượng sau khi sấy

theo 5.1 của TCVN 8900-2:2012, thực hiện ở nhiệt độ 105 °C trong 2 h.

5.4  Xác định hàm lượng lưu huỳnh dioxit

5.4.1  Thuốc thử và vật liệu th

5.4.1.1  Metanol.

5.4.1.2  Dung dịch hydro peroxit, 3 %.

5.4.1.3  Dung dịch metyl đ

Hòa tan 0,1 g metyl đỏ trong 100 ml etanol và lọc, nếu cần.

5.4.1.4  Cacbon dioxit hoặc nitơ không có oxy.

5.4.1.5  Dung dịch axit clohydric loãng

Chuẩn bị từ 10 ml dung dịch axit clohydric (HCl) đậm đặc pha trong 20 ml nước.

5.4.1.6  Dung dịch natri hydroxit, 0,01 mol/l.

5.4.2  Thiết bị, dụng cụ

5.4.2.1  Bình cầu đáy tròn, dung tích 1 000 ml, có ống hút khí đến gần đáy bình, cổ bình nối với bộ sinh hàn ngược.

5.4.2.2  Bộ sinh hàn.

5.4.2.3  Khớp nối thủy tinh.

5.4.2.4  Bình thu hoặc ống chữ U.

5.4.2.5  Pipet.

5.4.2.6  Buret.

5.4.2.7  Cân phân tích.

5.4.3  Cách tiến hành

Trộn 100 g mẫu thử vào 500 ml metanol (5.4.1.1) đựng trong bình cầu đáy tròn dung tích 1 000 ml (5.4.2.1), bình cầu có ống cấp khí chạm gần đáy bình, cổ bình nối với sinh hàn (5.4.2.2). Chuẩn bị một khớp nối thủy tinh (5.4.2.3) kết nối từ sinh hàn tới bình thu hoặc ống chữ U (5.4.2.4) chứa 10 ml dung dịch hydro peroxit 3 % (5.4.1.2) được trung hòa nhờ có dung dịch metyl đ (5.4.1.3). Nối ống hút khí của bình cầu với nguồn cacbon dioxit hoặc nitrơ không có oxy (5.4.1.4), duy trì dòng khí nhằm tạo ra bọt khí liên tục.

Ngay sau đã đui hết khí, rót 30 ml dung dịch axit clohydric loãng (5.4.1.5) vào bộ sinh hàn ngược và ngay lập tức nối với bình thu hoặc ống chữ U. Gia nhiệt từ từ cho đến khi metanol bắt đầu chảy ngược và đ metanol chảy ngược từ từ trong 2 h. Sau đó, tháo bộ dụng cụ ra, cho dung dịch metyl đỏ (5.4.1.3) vào và chuẩn độ hydro peroxit bằng dung dịch natri hydroxit 0,01 mol/l.

5.4.4  Tính kết quả

Tính hàm lượng lưu huỳnh dioxit có trong mẫu thử, X1, biểu thị bằng miligam trên kilogam (mg/kg), theo Công thức (1):

(1)

trong đó:

0,32 là số miligam lưu huỳnh dioxit tương ứng với 1 ml dung dịch natri hydroxit 0,01 mol/l;

V1 là thể tích dung dịch natri hydroxit 0,01 mol/l đã sử dụng để chuẩn độ mẫu th, tính bằng mililit (ml);

w là khối lượng mẫu th, tính bằng gam (g).

5.5  Xác định dư lượng dung môi

5.5.1  Thuốc thử và vật liệu th

5.5.1.1  Dung dịch chuẩn

Cho 50,0 ml nước vào lọ (5.5.2.5) và vặn kín nắp. Cân lọ đựng nước, chính xác đến 0,01 mg rồi bơm 15 µl etanol vào lọ và cân, chính xác đến 0,01 mg. Bơm 15 µl isopropanol vào lọ qua septum và cân lại.

5.5.1.2  Dung dịch nội chuẩn

Cho 50,0 ml nước vào lọ (5.5.2.5) và vặn kín nắp. Cân lọ đựng nước, chính xác đến 0,01 mg rồi bơm 15 µl 3-methyl-2-pentanon vào lọ qua septum và cân lại, chính xác đến 0,01 mg.

5.5.1.3  Dung dịch trắng

Cho 5,0 ml nước vào lọ phân tích không gian hơi (5.5.2.6), dùng pipet (5.5.2.2) thêm vào lọ 1,0 ml dung dịch nội chuẩn (5.5.1.2). Vặn kín lọ và trộn lượng chứa bên trong lọ bằng máy trộn Vortex (5.5.2.3).

5.5.1.4  Dung dịch hiệu chuẩn

Cho 4,0 ml nước vào lọ phân tích không gian hơi (5.5.2.6), dùng pipet (5.5.2.2) thêm vào lọ 1,0 ml dung dịch nội chuẩn (5.5.1.2) và 1,0 ml dung dịch chuẩn (5.5.1.1). Vặn kín lọ và trộn lượng chứa bên trong lọ bằng máy trộn Vortex (5.5.2.3).

5.5.1.5  Heli.

5.5.2  Thiết bị, dụng cụ

5.5.2.1  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,01 mg.

5.5.2.2  Pipet và micropipet, có thể phân phối các thể tích thích hợp.

5.5.2.3  Máy trộn Vortex.

5.5.2.4  Thuyền cân (weighing boat), loại nhỏ.

5.5.2.5  Lọ đựng mẫu (vial), dung tích 50 ml.

5.5.2.6  Lọ phân tích không gian hơi

5.5.2.7  Thiết bị sắc kí khí, sử dụng bộ lấy mẫu không gian hơi.

5.5.2.8  Cột silica nung chảy, dài 0,8 m, đường kính trong 0,53 mm, DB-wax, lớp màng dày 1 µm, hoặc tương đương.

5.5.2.9  Cột silica nung chảy, dài 30 m, đường kính trong 0,53 mm, DB-1, lớp màng dày 5 µm hoặc tương đương.

5.5.3  Cách tiến hành

5.5.3.1  Chuẩn bị mu thử

Cân 0,500 g ± 0,001 g mẫu thử (w), chính xác đến 0,01 mg, cho vào thuyền cân loại nhỏ (5.5.2.4),

Dùng pipet (5.5.2.2) lấy 5 ml nước và 1 ml dung dịch nội chuẩn (5.5.1.2) cho vào lọ phân tích không gian hơi (5.5.2.6). Thêm mẫu cn thận, tránh để mẫu vón cục ở đáy lọ. Vặn kín lọ và trộn lượng chứa bên trong lọ bằng máy trộn Vortex (5.5.2.3).

LƯU Ý: Không lắc lọ đựng mẫu (5.5.2.5).

5.5.3.2  Điều kiện vận hành sắc kí

Khí mang:

Heli (5.5.1.5)

Tốc độ dòng:

ml/min ở áp suất 208 kPa

Detector:

FID (ion hóa ngọn la)

Cột:

cột silica nung chảy (5.5.2.11) nối với cột (5.5.2.12)

Nhiệt độ

 

 

Bơm mẫu (injector):

140°C

 

Điều kiện lò:

35 °C trong 5 min, sau đó tăng nhiệt độ với tốc độ 5 °C/min đến 90 °C và giữ trong 6 min ở 90 °C

 

Detector

300°C

Nhiệt độ làm nóng mẫu:

60°C

Thời gian làm nóng mẫu:

10 min

Nhiệt độ của xyranh:

70°C

Nhiệt độ đường truyền:

80°C

Bơm mẫu khí:

1,0 ml kiu phân dòng

Thời gian lưu:

Metanol

2,93 min

Etanol

4,09 min

isopropanol

5,23 min

5.5.3.3  Xác định

Đặt các dung dịch mẫu thử (5.5.3.1) và dung dịch hiệu chuẩn (5.5.1.4) vào khay mẫu của hệ thống sắc kí khí không gian hơi FID (5.5.2.7). Bơm mẫu không gian hơi.

5.5.4  Tính kết quả

a) Tính hệ số hiệu chuẩn đối với mỗi dung môi, C, theo Công thức (2):

(2)

Trong đó:

ws là khối lượng của dung môi (metanol, etanol hoặc isopropanol) đã cân được (xem 5.5.1.1), tính bằng miligam (mg);

w1s là khối lượng chất nội chuẩn 3-methyl-2-pentanon sử dụng trong dung dịch hiệu chuẩn (5.5.1.4), tính bằng miligam (mg);

F là diện tích pic tương đối của dung môi trong dung dịch hiệu chuẩn (5.5.1.4):

G là diện tích pic tương đối của dung môi trong dung dịch trắng (5.5.1.3).

b) Dư lượng của mỗi dung môi có trong mẫu thử, X2, được tính bằng phần trăm khối lượng theo Công thức (3):

(3)

Trong đó:

A là diện tích pic tương đối của dung môi (metanol, etanol hoặc isopropanol) trong dung dịch mẫu thử;

w1 là khối lượng của chất nội chuẩn 3-methyl-2-pentanon sử dụng trong dung dịch thử (5.5.3.1), tính bằng miligam (mg);

w là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);

1000 là hệ số chuyển đổi từ miligam sang gam.

5.6  Xác định tro không tan trong axit

theo 5.3.2 của TCVN 8900-2:2012.

5.7  Xác định hàm lượng chất không tan tổng số

5.7.1  Thuốc thử

5.7.1.1  2-propanol.

5.7.1.2  Dung dịch natri hydroxit, 0,03 mol/l.

5.7.1.3  Muối natri của etylen diamin tetra-axit axetic.

5.7.2  Thiết bị, dụng cụ

5.7.2.1  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,01 mg.

5.7.2.2  Giấy lọc sợi thủy tinh, đường kính 70 mm.

5.7.2.3  T sấy, có quạt, có thể hoạt động ở 105 °C.

5.7.2.4  Bình hút ẩm, có chứa silicagel.

5.7.2.5  Cốc có mỏ, dung tích 250 ml.

5.7.2.6  Máy khuấy từ.

5.7.2.7  Bộ lọc chân không, có 3 phễu Hartley đường kính 70 cm, có tm chịu nhiệt.

5.7.3  Cách tiến hành

Sấy giấy lọc sợi thủy tinh 70 mm (5.7.2.2) trong t sấy (5.7.2.3) ở 105 °C trong khoảng 1 h. Chuyển giấy lọc vào bình hút ẩm có chứa silicagel (5.7.2.4) và để nguội. Cân giấy lọc (M1).

Cân khoảng 1 g mẫu thử cho vào cốc có mỏ dung tích 250 ml (5.7.2.5). Thêm 5 ml 2-propanol (5.7.1.1) để phân tán mẫu. Trong khi khuấy từ, thêm 100 ml dung dịch natri hydroxit 0,03 mol/l (5.7.1.2) có chứa 0,1 % (theo khối lượng) etylen diamin tetra-axit axetic (muối natri) (5.7.1.3), đã được lọc qua giấy lọc. Khuấy khoảng 30 min ở nhiệt độ phòng, sau đó gia nhiệt đến sôi (không phải gia nhiệt nếu có quá nhiều bọt).

Lọc dung dịch nóng qua giấy lọc sợi thủy tinh đã chuẩn bị đặt trên bộ lọc chân không (5.7.2.7). Rửa cốc có mỏ 5 lần bằng 100 ml nước ấm (khoảng 50 °C) và lọc nước rửa qua giấy lọc sợi thủy tinh.

Sấy giấy lọc cùng với cặn ở 105 °C trong 1 h. Chuyển vào bình hút ẩm chứa silicagel và để nguội. Cân giấy (M2).

5.7.4  Tính kết quả

Tính hàm lượng chất không tan tổng số có trong mẫu thử, X3, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, theo Công thức (4):

(4)

Trong đó:

M1 là khối lượng của giấy lọc đã qua sấy, tính bằng gam (g);

M2 là khối lượng của giấy lọc và mẫu đã qua sấy, tính bằng gam (g);

w là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).

5.8  Xác định hàm lượng nitơ

theo TCVN 8900-3:2012.

5.9  Xác định hàm lượng axit galacturonic và mức độ amid hóa

5.9.1  Thuốc th

5.9.1.1  Etanol, 72 % (thể tích)

Trộn 360 ml etanol tuyệt đối với 150 ml nước.

5.9.1.2  Etanol, 60 % (thể tích).

5.9.1.3  Nước, không chứa cacbon dioxit.

5.9.1.4  Dung dịch axit clohydric loãng, khoảng 10 % (khối lượng/thể tích)

Pha loãng 266 ml axit clohydric (36 %) bằng lượng nước vừa đủ đến 1 000 ml.

5.9.1.5  Dung dịch axit clohydric, 0,5 mol/l và 0,1 mol/l.

5.9.1.6  Dung dịch natri hydroxit, khoảng 10 % (khối lượng/thể tích)

5.9.1.7  Dung dịch natri hydroxit, 0,5 mol/l, 0,1 mol/l và 0,05 mol/l.

5.9.1.8  Dung dch phenolphthalein

Hòa tan 0,2 g phenolphthalein (C20H14O4) trong 60 ml etanol 90 % đựng trong bình định mức 100 ml. Thêm nước đến vạch và trộn.

5.9.1.9  Dung dịch metyl đỏ

Hòa tan 0,1 g đỏ metyl trong 100 ml etanol và lọc, nếu cần.

5.9.1.10  Dung dịch Clark

Chuẩn bị dung dịch từ 100 mg magie sulfat ngậm by phân tử nước và 0,8 ml axit sulfuric đậm đặc, thêm nước đến 180 ml.

5.9.2  Thiết bị, dụng cụ

5.9.2.1  Cốc có mỏ, dung tích 50 ml, 200 ml.

5.9.2.2  ng lọc thủy tinh xốp, dung tích 30 ml đến 60 ml.

5.9.2.3  Tủ sấy, có thể hoạt động ở 105 °C.

5.9.2.4  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,01 mg.

5.9.2.5  Bình nón, dung tích 250 ml.

5.9.2.6  Bình đong, dung tích 50 ml.

5.9.2.7  Buret.

5.9.2.8  Thiết bị chưng cất gồm có:

5.9.2.8.1  Bình chưng cất, dung tích 500 ml.

5.9.2.8.2  Thiết bị bốc hơi nước, có trang bị áo nhiệt.

5.9.2.8.3  Bình cầu đáy tròn, có trang bị áo nhiệt.

5.9.2.8.4  Bình sinh hàn.

5.9.2.9  Bình thu nhận.

5.9.2.10  Ống đong.

5.9.3  Cách tiến hành

5.9.3.1  Cân 5 g mẫu thử, chính xác đến 0,1 mg và chuyển vào cốc có m thích hợp. Khuấy trong 10 min với hỗn hợp 5 ml dung dịch axit clohydric (5.9.1.4) và 100 ml etanol 60 % (5.9.1.2). Chuyển vào một ống lọc thủy tinh xốp (5.9.2.2) và rửa 6 lần, mỗi ln dùng 15 ml hỗn hợp axit clohydric và etanol 60 % nêu trên, sau đó bằng etanol 60 % cho đến khi dịch lọc không còn clorua. Cuối cùng rửa bằng 20 ml etanol, sấy trong 2,5 h trong tủ sấy (5.9.2.3) ở 105 °C, làm nguội và cân.

5.9.3.2  Chuyn chính xác 1/10 tổng khối lượng tịnh của mẫu đã sấy khô (tương ứng với 0,5 g mẫu gốc chưa được rửa) vào bình nón dung tích 250 ml (5.9.2.5) và làm ẩm mẫu bằng 2 ml etanol 72 % (5.9.1.1). Thêm 100 ml nước cất đun sôi để nguội, đậy nắp lại và thỉnh thoảng lắc cho đến khi dung dịch hoàn chỉnh được hình thành. Thêm 5 giọt phenolphthalein (5.9.1.8), chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l (5.9.1.7) và ghi lại thể tích dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l đã dùng để chuẩn độ là độ chuẩn ban đầu (V1).

Thêm chính xác 20 ml dung dịch natri hydroxit 0,5 mol/l (5.9.1.7), đậy nắp lại, lắc mạnh rồi đ yên trong 15 min. Thêm chính xác 20 ml dung dịch axit clohydric 0,5 mol/l (5.9.1.5) và lắc cho đến khi mất màu hồng. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l (5.9.1.7) đến khi dung dịch có màu hồng bền sau khi lắc mạnh; ghi lại thể tích dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l đã dùng để chuẩn độ là độ chuẩn xà phòng hóa (V2).

Chuyển định lượng dung dịch trong bình nón vào bình chưng cất dung tích 500 ml (5.9.2.8.1) gắn với bẫy Kjeldahl của thiết bị chưng cất (5.9.2.8) và bình sinh hàn làm mát bằng nước (5.9.2.8.4), ống dẫn đưa xuống phía dưới bề mặt của hỗn hợp 150 ml nước không có cacbon dioxit (5.9.1.11) và 20,0 ml dung dịch axit clohydric 0,1 mol/l (5.9.1.5) trong bình thu nhận (5.9.2.9). Thêm 20 ml dung dịch natri hydroxit 10 % (5.9.1.6) vào bình chưng cất, gắn kín các chỗ kết nối và bắt đầu gia nhiệt cn thận đ tránh trào bọt. Tiếp tục gia nhiệt đến khi thu được từ 80 ml đến 120 ml dịch cất. Thêm một vài giọt dung dịch metyl đỏ (5.9.1.9) vào bình thu nhận và chuẩn độ axit dư bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l (5.9.1.7), ghi lại thể tích đã dùng để chuẩn độ, S (ml).

Thực hiện phép xác định trên mẫu trắng với 20,0 ml dung dịch axit clohydric 0,1 mol/l (5.9.1.5) và ghi lại thể tích đã sử dụng B (ml). Giá trị (B - S) là độ chuẩn amid.

5.9.3.3  Chuyển chính xác 1/10 tổng khối lượng tịnh của mẫu đã khô (tương ứng với 0,5 g mẫu gốc chưa được rửa) và làm ẩm bằng 2 ml etanol 72 % (5.9.1.1) trong cốc có mỏ dung tích 50 ml (5.9.2.1). Hòa tan phần mẫu thử trong 30 ml dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l (5.9.1.7). Để yên dung dịch trong 1 h ở nhiệt độ phòng. Chuyn định lượng dung dịch chứa phần mẫu thử đã được xà phòng hóa vào bình đong dung tích 50 ml (5.9.2.6) và thêm nước đến 50 ml. Chuyn 25 ml dung dịch thử đã pha loãng vào bình cầu đáy tròn (5.9.2.8.3) và thêm vào 20 ml dung dịch Clark (5.9.1.10). Chưng cất bằng cách gia nhiệt bình cu đáy tròn chứa mẫu. Thu lấy 15 ml dịch cất tách ra đầu tiên cho vào ống đong. Sau đó cấp hơi và tiếp tục chưng cất cho đến khi thu được 150 ml dịch cất cho vào cốc có mỏ dung tích 200 ml (5.9.2.1). Thêm định lượng 15 ml dịch cất đầu tiên vào cốc có mỏ và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxit 0,05 mol/l (5.9.1.7) đến pH = 8,5 và ghi lại thể tích đã chuẩn độ, A (ml).

Thực hiện phép xác định trên mẫu trắng với 20 ml nước cất. Ghi lại thể tích đã dùng, A0 (ml). Độ chuẩn este axetat là (A - A0).

5.9.4  Tính kết quả

5.9.4.1  Tính độ amid hóa

Tính độ amid hóa, X4, biểu thị theo % tổng các nhóm carboxyl, theo Công thức (5):

(5)

Trong đó:

S là độ chuẩn amid của mẫu thử (xem 5.9.3.2), tính bằng mililit (ml);

B là độ chuẩn amid của mẫu trắng (xem 5.9.3.2), tính bằng mililit (ml);

V1 là độ chuẩn ban đầu (xem 5.9.3.2), tính bằng mililit (ml);

V2 là độ chuẩn xà phòng hóa (xem 5.9.3.2), tính bằng mililit (ml);

A là độ chuẩn este axetat của mẫu thử (xem 5.9.3.3), tính bằng mililit (ml);

A0 là độ chuẩn este axetat của mẫu thử (xem 5.9.3.3), tính bằng mililit (ml).

5.9.4.2  Tính hàm lượng axit galacturonic

Tính hàm lượng axit galacturonic, X5, biểu thị theo % khối lượng chất khô không tro, theo Công thức (6):

(6)

Trong đó:

x là khối lượng mẫu khô đã được rửa (xem 5.9.3.1), tính bằng miligam (mg).

CHÚ THÍCH 1: Nếu mẫu pectin là loại không amid hóa, chỉ cần xác định V1 V2, còn (B - S) được coi là bằng 0.

CHÚ THÍCH 2: Đối với mẫu pectin từ quả táo hoặc quả có múi (citrus) thì hiệu s (A - A0) không có ý nghĩa trong tính toán hàm lượng axit galacturonic và mức độ amid hóa.

CHÚ THÍCH 3: Nếu cần, tính độ este hóa (bằng % tổng các nhóm carboxyl) theo công thức:

CHÚ THÍCH 4: Nếu cần, tính độ este axetat (bằng % tng các nhóm cacboxylic t axit galaturonic) theo công thc:

5.10  Xác định hàm lượng chì

 theo TCVN 8900-6:2012, TCVN 8900-7:2012 hoặc TCVN 8900- 8:2012.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 9052:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần hữu cơ

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi