Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 276/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục ngày 12/12/2007
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 276/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 276/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Trần Quốc Toản |
Ngày ban hành: | 31/12/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Thông báo 276/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 276/TB-VPCP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục
tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục ngày 12 tháng 12 năm 2007
Ngày 12 tháng 12 năm 2007, tại Hà Nội, Hội đồng Quốc gia Giáo dục đã họp bàn về thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và công tác của Hội đồng Quốc gia Giáo dục nhiệm kỳ 2003 - 2007, phương hướng tổ chức và hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ tới (2008 - 2012). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng đã chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, các thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục, ý kiến thảo luận của các thành viên của Hội đồng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. Về việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010
1. Thành tựu phát triển kinh tế-xã hội nước ta trong 7 năm qua là rất to lớn; trong thành tựu chung đó có sự đóng góp của giáo dục, đào tạo, đặc biệt là trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Giáo dục đã cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, có kỹ thuật, kỹ năng lao động sản xuất, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng khó khăn. Việc triển khai thực hiện giai đoạn một của Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm 2001 - 2010 đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu phát triển đến năm 2010 nêu trong Chiến lược đến nay đã đạt hoặc và vượt mức.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, trong giáo dục còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, sự phát triển chưa theo kịp với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nhất là trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội, thu hút vốn đầu tư và hội nhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục còn thấp v.v...
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục vừa qua, xác định những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể thực hiện Chiến lược từ nay đến năm 2010; cần xem xét điều chỉnh và bổ sung một số nhiệm vụ và giải pháp cho giai đoạn 2008 - 2010 của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 với tinh thần chung là nâng cao tính khả thi, hiệu quả và đóng góp của giáo dục và đào tạo vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006 - 2010 trước thời hạn. Đồng thời tích cực xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
2. Trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục, các Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2008 - 2010, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong Quyết định cần làm rõ những cơ chế, chính sách, những giải pháp có tính đột phá để thực hiện mục tiêu Chiến lược và lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt là ở đại học. Tạo bước đột phá về dạy nghề và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Phấn đấu tăng chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2010 lên 50%. Tạo điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế và người học tham gia, hỗ trợ công tác đào tạo, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự, nhảy vọt về đào tạo nghề và dạy nghề theo nhu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói riêng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng cơ cấu hợp lý, thống nhất, mở, liên thông; đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của nhân dân. Chuẩn bị phương án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á để xây dựng bốn trường đại học đạt trình độ quốc tế.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; trong đó chú trọng việc ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quản lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Xây dựng chính sách tài chính cho giáo dục theo hướng Nhà nước tiếp tục chăm lo tốt hơn nữa cho giáo dục; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước; ưu tiên đầu tư ngân sách bảo đảm giữ mức tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và có thể tăng thêm lên đến 21% - 22%; gắn với việc phải quản lý tốt, đầu tư có hiệu quả; thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập. Đồng thời, xác định rõ các cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo, phát triển mạnh các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Nhà nước có chính sách cụ thể hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập (cả ở đại học, dạy nghề và phổ thông), trước hết về đất đai và vốn. Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tham gia vào công tác thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước.
- Về học phí: đối với giáo dục mầm non và phổ thông ở các trường công lập, ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo chi phí của quá trình đào tạo. Học phí là sự đóng góp một phần nhỏ của người dân, phù hợp với khả năng chi trả của các gia đình, để chia sẻ chi phí đào tạo với Nhà nước. Đối với đào tạo nghề nghiệp từ trình độ sơ cấp đến đại học ở các trường công lập, học phí là sự chia sẻ quan trọng của người học trong chi phí đào tạo. Nhà nước thực hiện việc miễn, giảm học phí đối với đối tượng nghèo, diện chính sách, cho vay để học nghề các trình độ. Các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập phải tuân thủ các quy định về chất lượng của Nhà nước và tự quyết định mức học phí.
3. Về tổ chức thực hiện Chiến lược, cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng, xác định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền và các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương tới cơ sở. Đặc biệt, cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi, kịp thời, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về các chủ trương, chính sách, các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân, của xã hội đối với các vấn đề của giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục cần quan tâm, tập trung thời gian, công sức để làm tốt hơn nữa công tác này.
II. Về công tác của Hội đồng Quốc gia Giáo dục nhiệm kỳ 2003 - 2007 và phương hướng hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ tới (2008 - 2012)
Thủ tướng đánh giá cao và cảm ơn sự đóng góp của các thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục trong nhiệm kỳ vừa qua. Nhiều vấn đề lớn của giáo dục, từ định hướng phát triển đến chỉ đạo tổ chức thực hiện, đã được thảo luận kỹ trong các phiên họp của Hội đồng và đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp thu, đưa vào xây dựng hoạch định chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục của đất nước nói chung và các quyết định cụ thể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nói riêng.
Giao Thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục tiếp thu ý kiến các thành viên Hội đồng rút kinh nghiệm nhiệm kỳ vừa qua để bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy của Hội đồng, trình Thủ tướng Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục nhiệm kỳ 2008 - 2012 phù hợp với tình hình mới nhằm tiếp tục triển khai tốt các nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan và các thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c); - Thủ tướng, các PTT Chính phủ (để b/c); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nội vụ; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Ủy ban VH, GD, TTN&NĐ của QH; - Các thành viên Hội đồng QGGD; - VPCP: BTCN, các PCN, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, VPHĐQGGD; - Lưu: Văn thư, KG (5b). Hà 155 |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) Trần Quốc Toản |