- 1. Bằng tốt nghiệp THPT là gì?
- 2. Bằng tốt nghiệp THPT có xếp loại không?
- 3. Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THPT là gì?
- 4. Bao giờ được lấy bằng bằng tốt nghiệp THPT?
- 5. Mất bằng tốt nghiệp thpt có xin cấp lại được không?
- 6. Giải đáp một số thắc mắc khác về bằng tốt nghiệp THPT
- 6.1 Bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi cần bao nhiêu điểm?
- 6.2. Có bằng tốt nghiệp THPT làm được nghề gì?
1. Bằng tốt nghiệp THPT là gì?
Bằng tốt nghiệp THPT là văn bằng được trao cho người vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và được xét hoàn thành chương trình THPT. Đồng thời, phản ánh kết quả học tập của học sinh, đảm bảo người học được trang bị nền tảng về văn hóa, kiến thức tại trường THPT.
Hiện nay, bằng tốt nghiệp THPT là thứ vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, được sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hoặc đáp ứng yêu cầu của một công việc cụ thể.
2. Bằng tốt nghiệp THPT có xếp loại không?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp THPT và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trong đó, bằng tốt nghiệp THPT không xếp loại theo các “thứ hạng” giỏi, khá, trung bình mà chỉ có công nhận người được cấp bằng đã tốt nghiệp THPT.
Các năm trước đây, bằng tốt nghiệp sẽ có mục “hình thức đào tạo và giảng dạy” nêu rõ học viên tốt nghiệp hệ THPT, hệ bổ túc hoặc hệ vừa học vừa làm. Tuy nhiên, hiện nay, mục mục này đã bị bỏ hẳn trên bằng tốt nghiệp THPT.
Như vậy, học viên theo học chương trình THPT với hình thức nào cũng sẽ được cấp bằng tốt nghiệp giống nhau.
3. Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THPT là gì?
Điều 45 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về việc cấp phát và quản lý bằng tốt nghiệp THPT như sau:
Đối tượng được cấp bằng:
- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước.
Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THPT:
- Đủ điều kiện dự thi:
Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước phải có Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 điểm, bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định;
- Được xét công nhận tốt nghiệp THPT:
Thí sinh phải dự thi 04 bài thi, gồm 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh giáo dục thường xuyên phải dự thi 03 bài thi, gồm 02 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn, có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Trong đó:
- Bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thành phần: Vật lí, Hóa học, Sinh học;
- Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thi sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Để được công nhận tốt nghiệp THPT, khoản 1 Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định thí sinh cần đáp ứng điều kiện:
Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi;
Tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp điểm xét tốt nghiệp để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên.
4. Bao giờ được lấy bằng bằng tốt nghiệp THPT?
Thời hạn cấp bằng tốt nghiệp THPT là 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp THPT theo Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT.
Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp được cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Như vậy sau khi Bộ Giáo dục công bố kết quả thi THPT quốc gia chính thức, các trường THPT trên toàn quốc sẽ bắt đầu tiến hành cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và trả học bạ cho thí sinh.
Thí sinh theo học ở trường nào thì đến trường đó để nhận bằng tốt nghiệp THPT.
Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời THPT để sử dụng làm hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Bằng tốt nghiệp THPT chính thức nhà trường sẽ tiến hành cấp phát sau.
5. Mất bằng tốt nghiệp thpt có xin cấp lại được không?
Bằng tốt nghiệp THPT chỉ được cấp một lần theo khoản 2 Điều 2 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, trừ trường hợp phát hiện thông tin trên văn bằng, chứng chỉ được cấp trước đó bị sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy, bằng tốt nghiệp THPT bị mất thì sẽ không được cấp lại.
Những ai đã làm mất bằng tốt nghiệp thì có thể xin cấp bản sao theo quy định tại Điều 31 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp như sau:
- Hồ sơ cần chuẩn bị:
Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về bằng tốt nghiệp THPT đã được cấp;
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền thì phải xuất trình giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ trên kèm theo 01 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp đến Sở giáo dục và đào tạo thông qua 02 hình thức:
Đến trực tiếp trụ sở để nộp hồ sơ
Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Bước 2: Sở giáo dục và đạo tạo tiếp nhận, giải quyết
Bước 3: Nhận kết quả là bản sao bằng tốt nghiệp THPT
- Thời gian giải quyết:
Nếu nộp hồ sơ trước 15h sẽ nhận được bản sao bằng tốt nghiệp THPT trong cùng ngày.
Nếu nộp hồ sơ sau 15h thì sẽ nhận được bản sao bằng tốt nghiệp THPT vào ngày làm việc sau ngày nộp hồ sơ.
6. Giải đáp một số thắc mắc khác về bằng tốt nghiệp THPT
6.1 Bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi cần bao nhiêu điểm?
Hiện nay, bằng tốt nghiệp THPT không xếp thứ hạng. Học sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp với tổng điểm xét tổng nghiệp từ 5,0 điểm trở lên và không có điểm liệt là được.
Theo Điều 41 Quy chế thi tốt nghiệp, điểm xét tốt nghiệp đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức:
Điểm xét tốt nghiệp đối với học viên giáo dục thường xuyên được tính theo công thức sau:
Dựa trên công thức trên, điểm xét tuyển sẽ được tính bằng phần mềm máy tính tự động và lấy đến hai chữ số thập phân.
Xem chi tiết: Cách tính điểm đỗ tốt nghiệp THPT mới nhất
6.2. Có bằng tốt nghiệp THPT làm được nghề gì?
Sau đây là một số gợi ý về ngành nghề yêu cầu có bằng tốt nghiệp THPT:
- Kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô
Kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô hay còn được gọi là công nhân cơ khí. Đây là một công việc phụ trách vấn đề kiểm tra, duy trì và sửa chữa các loại xe ô tô, xe tải nhẹ. Việc kiểm tra và sửa chữa này có thể được thực hiện bằng các thiết bị truyền thống thông qua các trang bị tiên tiến hiện đại.
Để có thể trở thành một Kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô, bạn phải bắt buộc học nghề và có được bằng trung cấp nghề. Sau khi có được tấm bằng này, người học có thể nộp hồ sơ vào các trung tâm bảo dưỡng của các gara xe hơi hoặc các hãng xe.
- Thợ điệnCó thể nói, với bằng tốt nghiệp THPT, việc trở thành một thợ điện với nhiều người là một lựa chọn tốt. Theo đó, công việc chính của thợ điện chính là là lắp đặt và duy trì hệ thống điện.
Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận khác nhau trong mạng lưới điện như cầu chì, lưới điện, các máy móc thiết bị điện gia đình và của các doanh nghiệp.
Cũng như nghề kỹ thuật viên bảo dưỡng xe hơi, việc trở thành thợ điện cũng đòi hỏi bạn phải trải qua một khóa học về điện dài hạn.
- Chuyên viên làm đẹp
Đây là một công việc được rất nhiều bạn nữ yêu thích. Để trở thành một nhân viên làm đẹp, bạn cũng cần trải qua những khóa học chuyên sâu về làm đẹp. Việc trở thành một nhân viên làm đẹp đòi hỏi người học phải có sự khéo tay, tỉ mỉ và kiên trì cũng như học cách chăm sóc khách hàng.
Đây là một công việc với địa điểm làm việc ở trong mát, không quá mất nhiều sức. Nhân viên làm đẹp có thể chia làm nhiều chuyên ngành như: chuyên viên spa, chuyên viên nail, chuyên viên tạo mẫu tóc,…
Việc trở thành một chuyên viên làm đẹp đòi hỏi bạn phải trải qua những khóa học về làm đẹp. Tùy theo sở thích và lĩnh vực chuyên sâu mà bạn có thể lựa chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp. Nhân viên bán hàng- Nhân viên bán hàng
Đây là một công việc vô cùng phổ biến dành cho những bạn sau tốt nghiệp cấp THPT. Công việc nhân viên bán hàng dành cho những bạn nam và nữ.
Có rất nhiều lĩnh vực cần nguồn lao động này và hầu như ngành nào cũng cần nhân viên bán hàng. Việc trở thành một nhân viên bán hàng đôi khi không cần thông qua trường lớp. Mỗi đơn vị tuyển dụng sẽ có những yêu cầu khác nhau dành cho nhân viên của mình.Trên đây là các thông tin về bằng tốt nghiệp THPT. Nếu có bất cứ vướng mắc nào, bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.