Trả lời:
1. Sĩ số lớp học theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1, Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì việc xác định sĩ số lớp học được quy định như sau:
Điều 5. Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành
1. Giáo viên mầm non:
a) Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
b) Đối với lớp mẫu giáo: Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
Theo đó, sĩ số lớp học của nhóm trẻ và lớp mẫu giáo được phân bổ như sau:
- Đối với nhóm trẻ:
+ Trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm
+ Trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm
+ Trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm
- Đối với lớp mẫu giáo:
+ Từ 3 tuổi đến 4 tuổi: 25 trẻ em/lớp
+ Từ 4 tuổi đến 5 tuổi: 30 trẻ em/lớp
+ Từ 5 tuổi đến 6 tuổi: 35 trẻ em/lớp
2. Bố trí sĩ số học sinh vượt quá quy định bị phạt thế nào?
Điều 14 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về quy mô lớp học như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định về quy mô lớp học
Phạt tiền đối với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định theo các mức phạt sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50%.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên.
Như vậy, khi tổ chức lớp học trong lĩnh vực giáo dục, nếu vi phạm số lượng người học quy định thì cá nhân, tổ chức có thể phải đối mặt với mức phạt lên đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Căn cứ điểm c, khoản 3, Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP).
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi tổ chức quá sĩ số học sinh vượt quá theo quy định
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 38, Điều 42 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
[…]
Điều 42. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với hành vi vi phạm quy định tại:
a) Các khoản 1, 2 và 3 Điều 6; các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 7; Điều 8; khoản 1, điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 10; khoản 1, điểm a và b khoản 2, điểm a và b khoản 3, khoản 4 và 5 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 12; các Điều 13, 14, 16 và 17; khoản 1 và 2 Điều 18; điểm a và b khoản 1, điểm a và b khoản 2, các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 19; Điều 20; Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 22; các Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33 và 34 Nghị định này;
Theo căn cứ nêu trên, nếu có vi phạm về quy mô lớp học thì thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là Chủ tịch UBND cấp xã.
Như vậy, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến Chủ tịch UBND cấp xã để được hỗ trợ giải quyết vấn đề này.
Xem thêm: Bố trí lớp học vượt quá sĩ số theo quy định bị phạt đến 10 triệu đồng
Trên đây là nội dung tư vấn về “Sĩ số lớp học vượt quá quy định sẽ bị xử lý thế nào?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!