Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT 2017 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT

Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:5756/QĐ-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Mạnh Hùng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
25/12/2017
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ giáo dục và Đào tạo công bố 202 thủ tục hành chính

Ngày 25/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó Bộ thủ tục hành chính gồm:

- Thủ tục hành chính cấp Trung ương: 69 thủ tục thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, 03 thủ tục thuộc lĩnh vực hệ thống văn bằng, chứng chỉ, 04 thủ tục thuộc lĩnh vực quy chế tuyển sinh, 04 thủ tục lĩnh vực tiêu chuẩn nhà giáo và 01 thủ tục lĩnh vực cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

- Thủ tục hành chính cấp tỉnh: 68 thủ tục thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, 06 thủ tục lĩnh vực quy chế tuyển sinh, 03 lĩnh vực hệ thống chứng chỉ.

- Thủ tục hành chính cấp huyện: 37 thủ tục thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Thủ tục hành chính cấp xã: 04 thủ tục thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Ngoài ra, Quyết định còn quy định cụ thể về văn bản quy phạm pháp luật quy định các thủ tục nói trên và các cơ quan có trách nhiệm thực hiện.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/12/2017.

Xem chi tiết Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT tại đây

tải Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 5756/QĐ-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- VPCP (Cục Kiểm soát TTHC);
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, KSTTHC(5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Mạnh Hùng

BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Công bố kèm theo Quyết định số 5756 /QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo )

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

TT

Mã hồ sơ TTHC

Tên TTHC

VBQPPL quy định

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1

B-BGD-285301-TT

Thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Thủ tướng CP

2

B-BGD-285302-TT

Cho phép trường đại học hoạt động đào tạo

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

3

B-BGD-285303-TT

Thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

4

B-BGD-285304-TT

Cho phép phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

5

B-BGD-285305-TT

Sáp nhập, chia tách trường đại học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Thủ tướng CP

6

B-BGD-285306-TT

Cho phép trường đại học, phân hiệu trường đại học hoạt động trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

7

B-BGD-285307-TT

Giải thể trường đại học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT Thủ tướng CP

8

B-BGD-285308-TT

Giải thể phân hiệu của trường đại học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

9

B-BGD-285318-TT

Thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

10

B-BGD-285319-TT

Sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

11

B-BGD-285320-TT

Giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

12

B-BGD-285321-TT

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

13

B-BGD-285322-TT

Đăng ký bổ sung họat động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

14

B-BGD-285323-TT

Cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

15

B-BGD-285324-TT

Thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

16

B-BGD-285325-TT

Giải thể phân hiệu trường cao đẳng sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phân hiệu)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

17

B-BGD-285174-TT

Công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

18

B-BGD-285111-TT

Đổi tên trường cao đẳng

Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

19

B-BGD-285309-TT

Thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập, cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

20

B-BGD-285310-TT

Cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

21

B-BGD-285311-TT

Cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

22

B-BGD-285312-TT

Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

23

B-BGD-285313-TT

Gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

24

B-BGD-285314-TT

Điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

25

B-BGD-285315-TT

Công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

26

B-BGD-285316-TT

Điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

27

B-BGD-285116-TT

Mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

28

B-BGD-285117-TT

Mở ngành đào tạo trình độ đại học

Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT, ĐHQG, ĐH vùng

29

B-BGD-285118-TT

Gia hạn thời gian học tập cho lưu học sinh để hoàn thành khóa học

Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

30

B-BGD-285119-TT

Tiếp nhận lưu học sinh về nước

Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

31

B-BGD-285120-TT

Chuyển từ một trường học ở nước ngoài về học ở một trường tại Việt Nam

Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục

32

B-BGD-285126-TT

Tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định vào học tại Việt Nam

Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

33

B-BGD-285152-TT

Phê duyệt đề án liên kết Đào tạo với nước ngoài

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; ĐHQG, ĐH vùng

34

B-BGD-285129-TT

Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Bộ LĐTBXH

35

B-BGD-285130-TT

Cử đoàn ra công tác ngắn hạn tại nước ngoài (Thay thế: Cử cán bộ đi công tác tại nước ngoài)

Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

36

B-BGD-285131-TT

Giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học

Các thông tư số: 37/2011/TT-BGDĐT; 31/2008/QĐ-BGDĐT; Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

37

B-BGD-285132-TT

Đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT; Thông tư số 27/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục

38

B-BGD-285133-TT

Giao nhiệm vụ bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục

Thông tư số 28/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

39

B-BGD-285137-TT

Chấp thuận việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT- BGDDT-BNV- BTC 82/2010/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

40

B-BGD-285138-TT

Công nhận tỉnh đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Nghị định số 20/2014/NĐ-CP; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

41

B-BGD-285144-TT

Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

42

B-BGD-285145-TT

Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

43

B-BGD-285146-TT

Giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

44

B-BGD-285147-TT

Đăng ký, xác nhận Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

45

B-BGD-285148-TT

Thành lập Hội đồng trường và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường đại học công lập

Quyết dịnh số 70/2014/QĐ-TTg

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT hoặc cơ quan trực tiếp quản lý

46

B-BGD-285149-TT

Thành lập hoặc Công nhận trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Quyết dịnh số 70/2014/QĐ-TTg

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT hoặc cơ quan trực tiếp quản lý

47

B-BGD-285150-TT

Đổi tên trường đại học

Quyết dịnh số 70/2014/QĐ-TTg

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

48

B-BGD-285151-TT

Chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục

Thông tư số 45/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

49

B-BGD-285153-TT

Gia hạn đề án liên kết Đào tạo với nước ngoài

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; ĐHQG, ĐH vùng

50

B-BGD-285154-TT

Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP; Nghị định số 124/2014/NĐ- CP; Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Thủ tướng CP; UBND tỉnh, UBND huyện;...

51

B-BGD-285155-TT

Cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP; Nghị định số 124/2014/NĐ- CP; Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Thủ tướng CP; UBND tỉnh, UBND huyện;...

52

B-BGD-285156-TT

Cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP; Nghị định số 124/2014/NĐ-CP;

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT;...

53

B-BGD-285157-TT

Bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy đối với cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT;...

54

B-BGD-285158-TT

Giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; Thủ tướng CP; UBND tỉnh, UBND huyện;...

55

B-BGD-285159-TT

Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP; Nghị định số 124/2014/NĐ-CP;

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT; TTgCP UBND tỉnh, huyện;...

56

B-BGD-285160-TT

Cấp thẻ Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục

Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

57

B-BGD-285161-TT

Cấp lại thẻ Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục

Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

58

B-BGD-285166-TT

Đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

61/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

59

B-BGD-285405-TT

Cấp Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học

Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức kiểm định

60

B-BGD-285168-TT

Xét, cấp học bổng chính sách

Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC 152/2007/QĐ- TTg

Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT

nhayThủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách được sửa đổi, bổ sung bởi Mục 2 Phần I Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 2284/QĐ-BGDĐT.nhay

61

B-BGD-285170-TT

Xét và công nhận tốt nghiệp đại học (theo niên chế)

Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục

62

B-BGD-285171-TT

Xét và công nhận tốt nghiệp đại học theo hệ thống tín chỉ

Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục

63

B-BGD-285172-TT

Xét tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ, bảng điểm

Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục

64

B-BGD-285173-TT

Xét cấp bằng tiến sĩ

Thông tư số 08/2017/TT

Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục

65

B-BGD-285125-TT

Giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học

Thông tư số 23/2013/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

66

B-BGD-285213-TT

Liên kết đào tạo trình độ đại học

Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT, Bộ QP, Bộ CA, ĐHQG, ĐHV, Cơ sở giáo dục

67

B-BGD-285244-TT

Phê duyệt việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài

Thông tư số 16/2016/TT- BGDĐ Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg

Giáo dục và Đào tạo

Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT; Cơ sở giáo dục ĐH

68

B-BGD-285298-TT

Cử đi học nước ngoài

Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

69

B-BGD-285296-TT

Thay đổi nước đến học hoặc ngành học

Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT

Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

II. LĨNH VỰC HỆ THỐNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

1

B-BGD-285188-TT

Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ

Bộ GD&ĐT, Cơ sở giáo dục

2

B-BGD-285189-TT

Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ

Bộ GD&ĐT, Cơ sở giáo dục

3

B-BGD-285196-TT

Công nhận văn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp

Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ

Bộ GD&ĐT

nhayThủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp được thay thế theo quy định tại Mục A Phần I Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1508/QĐ-BGDĐT.nhay

III. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1

B-BGD-285181-TT

Tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Bộ GD&ĐT

2

B-BGD-285295-TT

Tuyển sinh đi học nước ngoài bằng học bổng ngân sách Nhà nước, học bổng Hiệp định và học bổng khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý

Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Bộ GD&ĐT

3

B-BGD-285182-TT

Đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy

Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Bộ GD&ĐT; Cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT

4

B-BGD-285300-TT

Triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đến trường

Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Cơ sở giáo dục

nhayThủ tục hành chính Triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đến trường ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Mục 1 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1449/QĐ-BGDĐT.nhay

IV. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN NHÀ GIÁO

1

B-BGD-285184-TT

Công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư

Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg Quyết định số 174/2008/QĐ- TTg

Tiêu chuẩn nhà giáo

Các hội đồng CDGS NN, LN, CS

nhayThủ tục hành chính Công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 3777/QĐ-BGDĐT.nhay

2

B-BGD-285185-TT

Bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg

Tiêu chuẩn nhà giáo

Cơ sở giáo dục đại học

nhayThủ tục hành chính Bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Điều 2 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 3777/QĐ-BGDĐT.nhay

3

B-BGD-285186-TT

Xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú

Nghị định số 27/2015/NĐ-CP

Tiêu chuẩn nhà giáo

Bộ GD&ĐT

4

B-BGD-285187-TT

Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

Nghị định số 27/2015/NĐ-CP

Tiêu chuẩn nhà giáo

Bộ GD&ĐT

V. LĨNH VỰC CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

1

B-BGD-285169-TT

Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA hoặc khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài

Thông tư số 06/2011/TT-BGDĐT

Cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Bộ GD&ĐT

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

TT

Mã hồ sơ TTHC

Tên TTHC

VBQPPL quy định

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1

B-BGD-285341-TT

Thành lập trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

2

B-BGD-285342-TT

Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

B-BGD-285345-TT

Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

B-BGD-285343-TT

Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

5

B-BGD-285344-TT

Giải thể trường trung học phổ thông (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường trung học phổ thông)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

6

B-BGD-285360-TT

Thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lâp trường trung học phổ thông chuyên tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

7

B-BGD-285361-TT

Cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

8

B-BGD-285364-TT

Cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

9

B-BGD-285362-TT

Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông chuyên

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

10

B-BGD-285363-TT

Giải thể trường trung học phổ thông chuyên

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

11

B-BGD-285337-TT

Thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

12

B-BGD-285392-TT

Cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

13

B-BGD-285339-TT

Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

14

B-BGD-285340-TT

Giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

15

B-BGD-285346-TT

Thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

16

B-BGD-285349-TT

Cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp hoạt động trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

17

B-BGD-285347-TT

Sáp nhập, chia tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

18

B-BGD-285348-TT

Giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

19

B-BGD-285350-TT

Thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

20

B-BGD-285351-TT

Cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

21

B-BGD-285206-TT

Sáp nhập, chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

22

B-BGD-285353-TT

Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

23

B-BGD-285354-TT

Thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh (hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền); Cơ sở giáo dục

24

B-BGD-285355-TT

Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

25

B-BGD-285358-TT

Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

26

B-BGD-285356-TT

Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh (hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền); Cơ sở giáo dục

27

B-BGD-285357-TT

Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học (theo đề nghị của cá nhân tổ chức thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin hoc)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh (hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền); Cơ sở giáo dục

28

B-BGD-285365-TT

Thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lâp trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

29

B-BGD-285366-TT

Cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

30

B-BGD-285369-TT

Cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

31

B-BGD-285367-TT

Tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

32

B-BGD-285368-TT

Giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

33

B-BGD-285329-TT

Thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

34

B-BGD-285330-TT

Sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

35

B-BGD-285331-TT

Giải thể trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp sư phạm)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

36

B-BGD-285334-TT

Cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

37

B-BGD-285332-TT

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

38

B-BGD-285333-TT

Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

39

B-BGD-285335-TT

Thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

40

B-BGD-285336-TT

Giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phân hiệu)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

41

B-BGD-285359-TT

Thành lập trường năng khiếu thể dục thể thao thuộc địa phương hoặc lớp năng khiếu thể dục, thể thao thuộc trường trung học phổ thông

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

42

B-BGD-285233-TT

Thành lập và công nhận hội đồng quản trị trường đại học tư thục

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

43

B-BGD-285234-TT

Thành lập và công nhận hội đồng quản trị trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

44

B-BGD-285326-TT

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

45

B-BGD-285327-TT

Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

46

B-BGD-285328-TT

Đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

47

B-BGD-285231-TT

Cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

48

B-BGD-285232-TT

Xác nhận hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

49

B-BGD-285238-TT

Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông

Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh (hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền)

50

B-BGD-285229-TT

Cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Giáo dục Mầm non

Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

nhayThủ tục hành chính Cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Mục 2 Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3778/QĐ-BGDĐT.nhay

51

B-BGD-285224-TT

Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

nhayThủ tục hành chính Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Mục 2 Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3780/QĐ-BGDĐT.nhay

52

B-BGD-285225-TT

Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường trung học (Bao gồm trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ; trường phổ thông dân tộc bán trú trường chuyên thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân)

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

nhayThủ tục hành chính Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường trung học (Bao gồm trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ; trường phổ thông dân tộc bán trú trường chuyên thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân) ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3779/QĐ-BGDĐT.nhay

53

B-BGD-285226-TT

Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

54

B-BGD-285215-TT

Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Mục 1 Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3778/QĐ-BGDĐT.nhay

55

B-BGD-285216-TT

Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Mục 1 Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3780/QĐ-BGDĐT.nhay

56

B-BGD-285217-TT

Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3779/QĐ-BGDĐT.nhay

57

B-BGD-285218-TT

Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3779/QĐ-BGDĐT.nhay

58

B-BGD-285219-TT

Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3779/QĐ-BGDĐT.nhay

59

B-BGD-285207-TT

Xếp hạng Trung tâm giáo dục thường xuyên

Thông tư số 48/2008/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

60

B-BGD-285237-TT

Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

61

B-BGD-285220-TT

Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

62

B-BGD-285221-TT

Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

63

B-BGD-285227-TT

Tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện học bổng khác và tự túc vào học tại Việt Nam

Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở giáo dục

64

B-BGD-285297-TT

Cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục

Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

65

B-BGD-285401-TT

Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

66

B-BGD-285400-TT

Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp tỉnh

67

B-BGD-285404-TT

Hỗ trợ học tập đối với học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người

Nghị định số 57/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

68

 

Đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên

Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH; Nghị định 86/2015/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

II. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1

B-BGD-285402-TT

Đăng ký dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT

Quy chế thi, tuyển sinh

Trung tâm tin học; trung tâm ngoại ngữ - tin học; trung tâm CNTT

2

B-BGD-285294-TT

Xét tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú (Xét tuyển sinh vào trường PTDTNT)

Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo

3

B-BGD-285246-TT

Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông

Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

B-BGD-285245-TT

Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia

Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

5

B-BGD-285247-TT

Phúc khảo bài thi trung học phổ thông quốc gia

Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Hội đồng thi; Ban Phúc khảo; Ban Thư ký Hội đồng thi

6

B-BGD-285398-TT

Xét tuyển học sinh vào trường dự bị đại học

Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT

Quy chế thi, tuyển sinh

Cơ sở dự bị đại học

III. LĨNH VỰC HỆ THỐNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

1

B-BGD-285248-TT

Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ

Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

2

B-BGD-285250-TT

Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ

Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

3

B-BGD-285249-TT

Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp

Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT; Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ

Sở Giáo dục và Đào tạo

nhayThủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp được thay thế theo quy định tại Mục B Phần I Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1508/QĐ-BGDĐT.nhay
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

TT

Mã hồ sơ TTHC

Tên TTHC

VBQPPL quy định

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

1

B-BGD-285372-TT

Thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

2

B-BGD-285373-TT

Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

3

B-BGD-285375-TT

Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

4

B-BGD-285374-TT

Sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

5

B-BGD-285376-TT

Giải thể trường trung học cơ sở (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lâp trường)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

6

B-BGD-285388-TT

Thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

7

B-BGD-285389-TT

Cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

8

B-BGD-285390-TT

Sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

9

B-BGD-285391-TT

Chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

10

B-BGD-285383-TT

Thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

11

B-BGD-285384-TT

Cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và đào tạo

12

B-BGD-285387-TT

Cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

13

B-BGD-285385-TT

Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

14

B-BGD-285386-TT

Giải thể trường tiểu học (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

15

B-BGD-285370-TT

Thành lập trung tâm học tập cộng đồng

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

16

B-BGD-285371-TT

Cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

17

B-BGD-285377-TT

Thành lập lớp năng khiếu thể dục thể thao thuộc trường tiểu học, trường trung học cơ sở

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

18

B-BGD-285392-TT

Cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học cơ sở hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

19

B-BGD-285378-TT

Thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

20

B-BGD-285379-TT

Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

21

B-BGD-285382-TT

Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

22

B-BGD-285380-TT

Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

23

B-BGD-285381-TT

Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập)

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

24

B-BGD-285284-TT

Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học cơ sở

Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện (hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo)

25

B-BGD-285279-TT

Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

26

B-BGD-285282-TT

Quy trình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã

Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

27

B-BGD-285280-TT

Công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu

Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

28

B-BGD-285267-TT

Chuyển đổi cơ sở Giáo dục Mầm non bán công sang cơ sở Giáo dục Mầm non công lập

Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

29

B-BGD-285266-TT

Chuyển đổi cơ sở Giáo dục Mầm non bán công sang cơ sở Giáo dục Mầm non dân lập

Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

30

B-BGD-285268-TT

Chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở giáo dục

31

B-BGD-285273-TT

Tiếp nhận đối tượng học bổ túc trung học cơ sở

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ; Thông tư số 17/2003/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở giáo dục

32

B-BGD-285274-TT

Thuyên chuyển đối tượng học bổ túc trung học cơ sở

Thông tư số 17/2003/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở giáo dục

33

B-BGD-285281-TT

Chuyển trường đối với học sinh tiểu học

Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT; Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở giáo dục

nhayThủ tục Chuyển trường đối với học sinh tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Phần II Danh mục thủ tục hành chính được thay thế ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BGDĐT theo quy định tại Điều 2.nhay

34

B-BGD-285399-TT

Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cở sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

35

B-BGD-285403-TT

Hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người

Nghị định số 57/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

36

B-BGD-285285-TT

Xét cấp hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo ba và bốn tuổi

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC- BNV

Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

37

B-BGD-285406-TT

Xét cấp hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em trong độ tuổi năm tuổi

Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp huyện

D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

TT

Mã hồ sơ TTHC

Tên TTHC

Văn bản QPPL quy định

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

B-BGD-285397-TT

Cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp xã

2

B-BGD-285393-TT

Thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp xã

3

B-BGD-285396-TT

Cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp xã

4

B-BGD-285394-TT

Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp xã

5

B-BGD-285395-TT

Giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập).

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

Giáo dục và đào tạo

UBND cấp xã

PHẦN II:

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Thủ tục thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học:

- Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Giải quyết hồ sơ: Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì đề án thành lập trường;

- Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường, nếu chủ đề án không trình được hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

- Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

b) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học:

- Chủ đề án gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đề án biết để sửa đổi, bổ sung;

- Đối với hồ sơ đã đầy đủ theo quy định trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản thông báo cho chủ đề án đối với những đề án chưa đủ điều kiện. Việc thẩm định thực tế đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ;

- Sau thời hạn 04 năm, kể từ khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hủy bỏ Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường nêu trên, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng trường đã giao theo thẩm quyền.

Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

1.2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc gửi qua bưu điện

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần:

a) Đối với bước đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường đại học tư thục;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về sự cần thiết, sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng trường, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);

- Đề án thành lập trường đại học;

- Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu tại các điểm a, b và c của khoản này thì hồ sơ cần có thêm các văn bản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đây:

Danh sách các thành viên sáng lập;

Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;

Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;

Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn;

Biên bản thỏa thuận góp vốn.

b) Đối với bước đề nghị Thủ tướng thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học:

- Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;

- Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;

- Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường đại học tư thục;

- Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập) hoặc của Ban quản lý dự án kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (đối với trường đại học tư thục);

- Dự kiến ngành, nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;

- Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư do ban quản lý dự án đang được giao quản lý bao gồm:

+ Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập);

+ Các văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền hiện có do ban quản lý dự án đang quản lý, các văn bản pháp lý minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho trường (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học: 45 ngày

b) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc nếu không đủ hồ sơ theo quy định thì thông báo để chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung;

- Đối với hồ sơ đã đầy đủ theo quy định trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Văn bản Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ

1.8. Lệ phí (nếu có): Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.

b) Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

c) Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường.

d) Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

e) Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật giáo dục đại học;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

 

2. Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo

2.1. Trình tự thực hiện:

- Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường.

2.2. Cách thức thực hiện:

Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo;

b) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường;

c) Chương trình đào tạo;

d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:

- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường đại học

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.8. Lệ phí (nếu có):

Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.

- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập trường đã cam kết.

- Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.

- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của nhà trường.

- Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của trường.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật giáo dục đại học;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

3. Thủ tục thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Quy trình thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học gồm hai bước:

- Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường hợp:

+ Thành lập mới phân hiệu;

+ Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục hiện có.

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

b) Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập:

- Cơ quan chủ quản trường đại học công lập, Hội đồng quản trị trường đại học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu;

- Giải quyết hồ sơ: Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập phân hiệu theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ;

- Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu, nếu không trình được Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu;

Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

c) Trình tự thành lập hoặc cho phép thành lập

Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho trường đại học biết để sửa đổi, bổ sung;

- Đối với các hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại khoản 5 Điều này, trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản thông báo cho trường đại học đối với những đề án chưa đủ điều kiện. Việc thẩm định thực tế đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu trường đại học đặt trụ sở thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến hoàn thiện hồ sơ đề án và xem xét quyết định;

- Hết thời hạn 04 năm, kể từ khi quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu có hiệu lực, nếu phân hiệu không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu, đồng thời có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng phân hiệu đã giao theo thẩm quyền;

Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

3.2. Cách thức thực hiện:

Trường đại học gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu gồm:

- Thành lập mới phân hiệu:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục. Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ về sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập; kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự; ngành nghề và quy mô đào tạo; nguồn lực tài chính; đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;

+ Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập phân hiệu của trường đại học tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập phân hiệu với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng phân hiệu, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển phân hiệu; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);

+ Đề án thành lập phân hiệu;

+ Đối với hồ sơ cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu trên thì hồ sơ cần có thêm cam kết đầu tư của Hội đồng quản trị nhà trường và các minh chứng kèm theo về khả năng tài chính của trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở giáo dục hiện có:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập và cơ sở giáo dục hiện có hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục hiện có. Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ về sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập; kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự; ngành nghề và quy mô đào tạo; nguồn lực tài chính; đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;

+ Văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

b) Hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu gồm:

- Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng phân hiệu, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi đặt trụ sở phân hiệu;

- Quy hoạch xây dựng phân hiệu và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với phân hiệu của trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với phân hiệu của trường đại học tư thục;

- Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai đề án đầu tư thành lập phân hiệu của trường đại học kèm theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở;

- Dự kiến ngành, chuyên ngành đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;

- Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư bao gồm:

+ Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập);

+ Các văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền hiện có; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho phân hiệu (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của ngân hàng về số vốn trong tài khoản của trường đại học tư thục).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập: 45 ngày làm việc.

b) Đối với Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập

- Đối với hồ sơ không đầy đủ: trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho trường đại học biết để sửa đổi, bổ sung;

- Đối với hồ sơ đầy đủ:

+ Trong vòng 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế.

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến hoàn thiện hồ sơ đề án và xem xét quyết định;

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Trường đại học

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.8. Lệ phí (nếu có):

Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Có đề án thành lập phân hiệu phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đại học đặt phân hiệu. Nội dung đề án thành lập phân hiệu cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập phân hiệu; căn cứ pháp lý xây dựng đề án; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển phân hiệu theo từng giai đoạn; tên, địa điểm, vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của phân hiệu; tổ chức bộ máy quản lý, ngành nghề và quy mô đào tạo; quy hoạch xây dựng phân hiệu; giải pháp thực hiện đề án: Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự, giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, giải pháp tài chính, các bước triển khai đề án và nhiệm vụ ưu tiên và các minh chứng kèm theo về điều kiện thành lập phân hiệu;

b) Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt phân hiệu;

c) Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị; đội ngũ cán bộ quản lý cơ hữu và giảng viên cơ hữu, đáp ứng yêu cầu hoạt động của phân hiệu. Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong phân hiệu;

d) Đối với phân hiệu của trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với phân hiệu của trường đại học tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng;

đ) Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý cơ hữu và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập phân hiệu.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật giáo dục đại học;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

4. Thủ tục cho phép phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo

4.1. Trình tự thực hiện

- Phân hiệu của trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của phân hiệu trường đại học;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép phân hiệu trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường.

4.2. Cách thức thực hiện:

Phân hiệu của trường đại học gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo;

b) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập phân hiệu của trường đại học;

c) Chương trình đào tạo;

d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:

- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Phân hiệu của trường đại học

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo.

4.8. Lệ phí (nếu có):

Không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập phân hiệu đã cam kết;

- Có chương trình đào tạo đối với các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (trừ những ngành và chuyên ngành mà trường đại học xin phép thành lập phân hiệu đã được phép đào tạo) và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;

- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của phân hiệu;

- Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của phân hiệu.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật giáo dục đại học;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

5. Thủ tục sáp nhập, chia tách trường đại học

5.1. Trình tự thực hiện

- Trường đại học nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;

- Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ;

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho trường đại học sáp nhập, chia, tách.

5.2. Cách thức thực hiện:

Trường đại học gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc sau khi chia, tách;

b) Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục);

c) Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết:

a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;

b) Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Trường đại học

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường đại học của Thủ tướng Chính phủ

5.8. Lệ phí (nếu có):

Không

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc sáp nhập, chia, tách trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường;

d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật giáo dục đại học;

- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

6. Thủ tục cho phép trường đại học, phân hiệu trường đại học hoạt động trở lại

6.1. Trình tự thực hiện

- Trường đại học, Phân hiệu của trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo trở lại của trường đại học, phân hiệu trường đại học;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu trường đại học hoạt động đào tạo trở lại. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo trở lại của trường đại học, phân hiệu trường đại học.

6.2. Cách thức thực hiện:

Trường đại học gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Trường đại học, Phân hiệu của trường đại học

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại.

6.8. Lệ phí (nếu có):

Không

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Các trường đại học, phân hiệu của trường đại học sau thời hạn đình chỉ, nộp hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ và được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật giáo dục đại học;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

7. Thủ tục giải thể trường đại học

7.1. Trình tự thực hiện

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học và tổ chức thẩm định. Việc thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học được thực hiện như đối với thành lập trường đại học theo quy định;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học bổ sung và hoàn thiện hồ sơ xin giải thể trường;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường đại học.

7.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Công văn đề nghị giải thể trường đại học, của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường;

b) Phương án giải thể trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

7.5. Đối tượng thực hiện TTHC

7.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Trường đại học

7.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải thể đối với trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.

7.8. Lệ phí: Không

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không quy định

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không

7.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật giáo dục đại học;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

8. Thủ tục giải thể phân hiệu của trường đại học

8.1. Trình tự thực hiện

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học và tổ chức thẩm định. Việc thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể phân hiệu của trường đại học được thực hiện như đối với thành lập trường đại học theo quy định;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho tổ chức, cá nhân thành lập phân hiệu của trường đại học bổ sung và hoàn thiện hồ sơ xin giải thể trường;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể, quyết định đối với phân hiệu của trường đại học.

8.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Công văn đề nghị giải thể phân hiệu của trường đại học, của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập phân hiệu của trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường;

b) Phương án giải thể phân hiệu của trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

8.4. Thời hạn giải quyết

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

8.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Phân hiệu trường đại học

8.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

8.7. Kết quả thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể phân hiệu của trường đại học.

8.8. Lệ phí

Không quy định

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không quy định

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không quy định

8.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật giáo dục đại học;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

9. Thủ tục thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục

9.1. Trình tự thực hiện

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

b) Thẩm định hồ sơ thành lập trường:

- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người được ủy quyền làm chủ tịch và thành viên là đại diện các bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng sư phạm đặt trụ sở chính và đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;

- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

c) Quyết định thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

9.2. Cách thức thực hiện

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

c) Đề án thành lập trường bảo đảm có đầy đủ các điều kiện theo quy định;

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);

e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.

- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.

- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.

- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.

9.4. Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục.

9.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân.

9.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

9.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục.

9.8. Lệ phí

Không

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.

- Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu 100 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.

9.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

10. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm

10.1. Trình tự thực hiện

a) Tiếp nhận hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

b) Thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm:

- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người được ủy quyền làm chủ tịch và thành viên là đại diện các bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng sư phạm đặt trụ sở chính và đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;

- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

c) Quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

10.2. Cách thức thực hiện

Nhà trường gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Văn bản đề nghị sáp nhập, chia, tách của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép sáp nhập, chia, tách của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị sáp nhập, chia, tách trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

c) Đề án sáp nhập, chia, tách trường bảo đảm có đầy đủ các điều kiện quy định như đối với đề án thành lập trường;

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);

e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.

- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.

- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.

- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.

10.4 Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm tư thục.

10.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Trường cao đẳng sư phạm

10.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

10.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm.

10.8. Lệ phí: Không

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Việc sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp và chất lượng đào tạo sư phạm;

c) Trường cao đẳng sư phạm mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định cụ thể:

+ Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

+ Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

+ Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha đối với trường trung cấp sư phạm, tối thiểu là 05 ha đối với trường cao đẳng sư phạm; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.

+ Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng đối với trường trung cấp sư phạm, 100 tỷ đồng đối với trường cao đẳng sư phạm. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.

10.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

11. Thủ tục giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường)

11.1. Trình tự thực hiện

- Cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải thể Trường cao đẳng sư phạm gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giải thể;

- Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trường cao đẳng.

Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

11.2. Cách thức thực hiện

Gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc qua bưu điện

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

Công văn của trường đề nghị giải thể nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường.

11.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

11.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Trường cao đẳng sư phạm

11.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

11.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể Trường cao đẳng sư phạm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11.8. Lệ phí: Không

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

11.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

12. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

12.1. Trình tự thực hiện

a) Nhà trường gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trình độ cao đẳng xem xét, quyết định;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng trong đó nêu rõ ngành được đào tạo. Nếu chưa cấp giấy chứng nhận thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

12.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

c) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường;

d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:

- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý có xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết; thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục có xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh;

- Chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.

đ) Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

12.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

12.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Trường cao đẳng sư phạm

12.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

12.7. Kết quả thực hiện TTHC: giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

12.8. Lệ phí: Không

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.

- Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên.

- Có trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục theo đề án thành lập trường đã cam kết. Trong đó, diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 5,5 m2/học sinh đối với trình độ trung cấp và 7,5 m2/sinh viên đối với trình độ cao đẳng.

- Có đủ chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bảo đảm đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu phù hợp với lộ trình đăng ký ngành, nghề đào tạo và tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

12.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

13. Thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

13.1. Trình tự thực hiện

a) Trong quá trình hoạt động trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại đến Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp bổ sung đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng trong đó nêu rõ ngành được đào tạo.

Nếu chưa cấp giấy chứng nhận thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

13.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ, gồm:

- Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trong đó nêu rõ ngành đề nghị bổ sung để tổ chức đào tạo;

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên phù hợp với ngành đào tạo giáo viên đề nghị bổ sung để tổ chức đào tạo;

- Các giấy tờ chứng minh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

13.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc

13.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Trường cao đẳng sư phạm

13.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

13.7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

13.8. Lệ phí: Không

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

13.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

14. Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

14.1. Trình tự thực hiện

a) Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì Nhà trường gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng trong đó nêu rõ ngành được đào tạo. Nếu chưa cấp giấy chứng nhận thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

14.2. Cách thức thực hiện: gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

14.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

14.5. Đối tượng thực hiện TTHC: cơ sở giáo dục

14.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

14.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

14.8. Lệ phí: Không

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Sau thời hạn đình chỉ, các nguyên dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục.

14.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

15. Thủ tục thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm tư thục

15.1. Trình tự thực hiện

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

b) Thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm:

- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người được ủy quyền làm chủ tịch và thành viên là đại diện các bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng sư phạm đặt trụ sở chính và đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập phân hiệu trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;

- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường và nêu rõ lý do.

c) Quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm tư thục phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

15.2. Cách thức thực hiện

Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường; tên phân hiệu của trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

c) Đề án thành lập trường bảo đảm có đầy đủ các điều kiện theo quy định;

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);

e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu trường tư thục;

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.

- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.

- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.

- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.

15.4. Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm tư thục.

15.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

15.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

15.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường cao đẳng sư phạm tư thục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15.8. Lệ phí: Không

15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Có đề án thành lập phân hiệu trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập phân hiệu trường cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập phân hiệu trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập phân hiệu trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của phân hiệu trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha đối với trường cao đẳng sư phạm; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.

- Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng đối với trường cao đẳng sư phạm. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.

15.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

16. Thủ tục giải thể phân hiệu trường cao đẳng sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường)

16.1. Trình tự thực hiện

- Cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải thể phân hiệu Trường cao đẳng sư phạm gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giải thể;

- Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể phân hiệu trường cao đẳng.

Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong phân hiệu trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

16.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện

16.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

01 bộ hồ sơ: Công văn của phân hiệu trường đề nghị giải thể nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong phân hiệu trường.

16.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị giải thể của phân hiệu Trường.

16.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Phân hiệu trường cao đẳng sư phạm

16.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

16.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải thể phân hiệu trường cao đẳng sư phạm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16.8. Lệ phí: Không

16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

16.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

17. Thủ tục công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

17.1. Trình tự thực hiện:

- Đối với trường cao đẳng tư thục thành lập mới: Thủ tục thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo quy định hiện hành.

- Đối với trường cao đẳng tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận:

Bước 1: Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thông qua việc trường cao đẳng tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận;

Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị trường cao đẳng tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định theo quy định;

Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định chuyển đổi thành trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

17.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đối với trường cao đẳng tư thục thành lập mới:

Ngoài hồ sơ xin thành lập trường cao đẳng theo quy định, trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần bổ sung:

+ Minh chứng về tài sản chung hợp nhất không phân chia đầu tiên của nhà trường khi thành lập (nếu có);

+ Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là thành viên góp vốn xây dựng trường (nếu có) về việc nhận lợi tức theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và văn bản cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của nhà trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Đối với trường cao đẳng tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận, hồ sơ gồm:

+ Tờ trình đề nghị chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của nhà trường; cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của nhà trường theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ;

+ Biên bản họp đại hội đồng cổ đông thông qua việc trường cao đẳng tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;

+ Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư thực hiện quy định tại Điều 6 của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ;

+ Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính nội bộ của nhà trường và các minh chứng liên quan đến vốn điều lệ của trường.

Số lượng: 01 bộ.

17.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

17.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các trường cao đẳng tư thục.

17.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

17.8. Lệ phí: Không.

17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

17.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường cao đẳng.

 

18. Thủ tục đổi tên trường cao đẳng

18.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trường cao đẳng gửi hồ sơ đề nghị đổi tên trường về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ;

- Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định đổi tên trường hoặc công văn thông báo kết quả thẩm định không đạt yêu cầu.

18.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ đổi tên trường cao đẳng được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

18.3.1. Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị đổi tên trường, trong đó nêu rõ sự cần thiết, những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất (nếu có), làm rõ sự ảnh hưởng đối với việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng;

- Đánh giá tác động đối với sinh viên, viên chức của nhà trường và các chủ thể liên quan;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan trực tiếp quản lý trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

- Quyết nghị của Hội đồng trường (đối với trường cao đẳng công lập) hoặc Hội đồng quản trị và của đại hội đồng cổ đông (đối với trường cao đẳng tư thục);

- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động mới.

Số bộ hồ sơ: 01 bộ.

18.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

18.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng.

18.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học).

18.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định đổi tên trường cao đẳng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp hồ sơ không bảo đảm đúng quy định thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho trường bằng văn bản.

18.8. Lệ phí: Không.

18.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

18.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tên trường cao đẳng có thể được thay đổi nếu thấy cần thiết và phù hợp với nguyên tắc đặt tên trường theo quy định tại Điều 3 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT:

a) Tên của trường cao đẳng bao gồm các cụm từ sau đây:

- Cụm từ xác định loại trường cao đẳng: Cao đẳng, cao đẳng cộng đồng;

- Cụm từ xác định loại hình trường, lĩnh vực, ngành nghề đào tạo (nếu cần);

- Tên riêng: Tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, tên danh nhân lịch sử Việt Nam, tên cá nhân, tổ chức;

- Cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp nếu thấy cần thiết.

b) Trường cao đẳng có tên bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài được dịch theo quy định thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tên của trường không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các trường cao đẳng khác đã được thành lập.

18.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

 

19. Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập, cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục

19.1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

19.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc qua bưu điện.

19.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Đề án thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;

c) Lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân đề nghị thành lập hoặc bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với tổ chức đề nghị thành lập; dự kiến Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có) và các thành viên hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã; bản sao có chứng thực thẻ kiểm định viên và văn bằng của kiểm định viên.

19.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

19.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân

19.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

19.7. Kết quả thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, nếu không đủ điều kiện có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

19.8. Lệ phí

Không quy định

19.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không quy định

19.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Có đề án thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Luật giáo dục đại học. Nội dung đề án cần nêu rõ: Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc đề nghị cho phép thành lập; dự kiến tên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác nếu cần thiết; dự kiến địa điểm trụ sở; mục tiêu, nhiệm vụ; đối tượng và phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; dự kiến số lượng, cơ cấu trình độ của các kiểm định viên; cơ cấu tổ chức nhân sự; các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính; kế hoạch, lộ trình phát triển và giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn.

19.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

20. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

20.1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung;

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

Giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phải xác định rõ đối tượng, phạm vi được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; có giá trị sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp.

20.2. Cách thức thực hiện

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

20.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc hợp đồng thuê nhà làm trụ sở của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời hạn ít nhất 02 năm, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; bản kê diện tích phòng làm việc và trang thiết bị;

c) Văn bản xác nhận của ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc kho bạc nhà nước về tài khoản và vốn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

d) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quyết định bổ nhiệm Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; danh sách kiểm định viên kèm theo lý lịch, bản sao có chứng thực thẻ kiểm định viên và văn bằng của kiểm định viên; quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động đã được ký kết giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục với kiểm định viên;

đ) Địa chỉ trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

20.4. Thời hạn giải quyết

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

20.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

20.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

20.7. Kết quả thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

20.8. Lệ phí

Không

20.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

20.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Có trụ sở hoạt động ổn định và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; có phòng làm việc đủ cho các kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 08 m2/người; có trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định;

- Có số vốn tối thiểu 02 tỷ đồng để triển khai các hoạt động;

- Có ít nhất 10 kiểm định viên đã được cấp thẻ kiểm định viên và làm việc toàn thời gian cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

- Có trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

20.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

21. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trở lại

21.1. Trình tự thực hiện

Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động được khắc phục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tờ trình đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trở lại. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có);

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tờ trình hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đến đình chỉ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

21.2. Cách thức thực hiện

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

21.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Tờ trình đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trở lại, trong đó nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ;

- Các tài liệu minh chứng.

21.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

21.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức kiểm định

21.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

21.7. Kết quả thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động trở lại.

21.8. Lệ phí

Không

21.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

21.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không

21.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

22. Thủ tục giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân)

22.1. Trình tự thực hiện

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, xem xét, đánh giá và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

22.2. Cách thức thực hiện

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.

22.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm: Văn bản của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đề nghị giải thể, trong đó phải nêu rõ lý do và phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân liên quan.

22.4. Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

22.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân

22.6. Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

22.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

22.8. Lệ phí: Không

22.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

22.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

22.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

23. Thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

23.1. Trình tự thực hiện

- Chậm nhất 30 ngày trước khi giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn sử dụng, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tờ trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Tờ trình nêu rõ quá trình hoạt động kèm theo các tài liệu minh chứng về việc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng các điều kiện quy định;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tờ trình hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đủ điều kiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Thời gian gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mỗi lần không quá 05 năm. Nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

23.2. Cách thức thực hiện

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

23.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Tờ trình đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó nêu rõ quá trình hoạt động;

- Các tài liệu minh chứng đáp ứng điều kiện:

+ Có trụ sở hoạt động ổn định và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; có phòng làm việc đủ cho các kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 08 m2/người; có trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định.

+ Có số vốn tối thiểu 02 tỷ đồng để triển khai các hoạt động.

+ Có ít nhất 10 kiểm định viên đã được cấp thẻ kiểm định viên và làm việc toàn thời gian cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

23.4. Thời hạn giải quyết :30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

23.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức kiểm định

23.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

23.7. Kết quả thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

23.8. Lệ phí: Không

23.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

23.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

23.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật giáo dục đại học;

- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

24. Thủ tục điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

24.1. Trình tự thực hiện

- Trong quá trình hoạt động, nếu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp điều chỉnh, bổ sung giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ, trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp giấy phép điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

24.2. Cách thức thực hiện

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

24.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc hợp đồng thuê nhà làm trụ sở của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong thời hạn ít nhất 02 năm, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; bản kê diện tích phòng làm việc và trang thiết bị;

c) Văn bản xác nhận của ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc kho bạc nhà nước về tài khoản và vốn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

d) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quyết định bổ nhiệm Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; danh sách kiểm định viên kèm theo lý lịch, bản sao có chứng thực thẻ kiểm định viên và văn bằng của kiểm định viên; quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động đã được ký kết giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục với kiểm định viên;

đ) Địa chỉ trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

24.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

24.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức kiểm định

24.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

24.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định cấp giấy phép điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

24.8. Lệ phí: Không

24.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

24.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

24.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

25. Thủ tục công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam

25.1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam. Quyết định được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng.

25.2. Cách thức thực hiện

25.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Văn bản đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài, trong đó xác định rõ thời gian hoạt động dự kiến; quy trình kiểm định chất lượng giáo dục; đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài do cơ quan nước ngoài cấp được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

c) Tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài; trong đó nêu rõ địa chỉ đường dẫn của các trang thông tin điện tử liên quan.

25.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

25.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài

25.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

25.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

25.8. Lệ phí: Không

25.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

25.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Được nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp công nhận hoặc cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

- Có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ít nhất 05 năm tính đến thời điểm được xem xét công nhận.

25.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

26. Thủ tục điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam

26.1. Trình tự thực hiện

- Trong quá trình hoạt động, nếu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận bổ sung. Quyết định được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ .

26.2. Cách thức thực hiện

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

26.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng nước ngoài;

- Văn bản chứng minh tư cách pháp lý tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài do cơ quan nước ngoài cấp được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

- Tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài; trong đó nêu rõ địa chỉ đường dẫn của các trang thông tin điện tử liên quan.

26.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

26.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài

26.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Bộ Giáo dục và Đào tạo

26.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định công nhận bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

26.8. Lệ phí: Không.

26.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

26.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Được nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp công nhận hoặc cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

- Có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ít nhất 05 năm tính đến thời điểm được xem xét công nhận.

26.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

27. Mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

27.1. Trình tự thực hiện:

a) Khi có nhu cầu mở ngành đào tạo và tự đánh giá (theo mẫu) có đủ các điều kiện mở ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ theo quy định, các đại học, học viện, trường đại học (bao gồm trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng), viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo) thực hiện các bước sau đây:

- Hội đồng trường (đối với cơ sở đào tạo công lập), Hội đồng quản trị (đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập) có quyết nghị về chủ trương mở ngành;

- Tổ chức kiểm tra và xác nhận các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình, hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế (sau đây gọi là điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế) để mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (theo mẫu);

- Thẩm định chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế theo quy định;

- Gửi hồ sơ mở ngành đào tạo đến cơ quan có thẩm quyền quyết định để xem xét và ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo.

b) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ xem xét hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo đầy đủ và đảm bảo các điều kiện theo quy định, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

- Nếu hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo chưa đầy đủ, chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung chưa đảm bảo theo quy định.

c) Việc xem xét hồ sơ mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được thực hiện trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở đào tạo. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế tại cơ sở đào tạo.

27.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ mở trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc qua đường bưu điện và phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất 20 ngày trước khi gửi hồ sơ mở ngành.

27.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

27.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Công văn đề nghị mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo.

b) Đề án mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ được xây dựng theo quy định (theo mẫu), bao gồm các nội dung chính: sự cần thiết mở ngành đào tạo; năng lực của cơ sở đào tạo (đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu, thỉnh giảng của ngành đăng ký đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, giáo trình; hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế); chương trình đào tạo (có thể tham khảo mẫu), kế hoạch đào tạo và kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo (bao gồm cả đối tượng và điều kiện tuyển sinh, dự kiến tuyển sinh trong 5 năm đầu); biên bản của Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua đề án mở ngành;

c) Phiếu tự đánh giá điều kiện mở ngành của cơ sở đào tạo (theo mẫu) và lý lịch khoa học của giảng viên (theo mẫu);

d) Các tài liệu về xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo, bao gồm: quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình đào tạo, quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế (sau đây gọi là hội đồng thẩm định), kết luận của hội đồng thẩm định, văn bản giải trình của cơ sở đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế theo kết luận của hội đồng thẩm định (nếu có).

27.3.2. Số lượng: 02 bộ gốc

27.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

27.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đào tạo.

27.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo được công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc được giao quyền tự chủ mở ngành đào tạo.

27.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

27.8. Lệ phí: Không.

27.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Các mẫu tại Phụ lục I, II, III, IV, V Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (kèm theo).

27.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ

Các đại học, học viện, các trường đại học (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo thạc sĩ) được mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

Ngành đăng ký đào tạo

+ Ngành đăng ký đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo thạc sĩ; được xác định trong phương hướng hoặc kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo thạc sĩ đã được hội đồng đại học hoặc hội đồng trường (sau đây gọi là hội đồng trường) hoặc hội đồng quản trị quyết nghị thông qua;

+ Tên ngành đào tạo có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV hiện hành (sau đây gọi là Danh mục đào tạo), ở trình độ đăng ký đào tạo, có mã số gồm 8 chữ số (phù hợp với quy định tại Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân), được thay thế bằng Danh mục đào tạo có mã số gồm 7 chữ số (phù hợp với quy định tại Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân). Trường hợp tên ngành đào tạo mới chưa có trong Danh mục đào tạo, cơ sở đào tạo thạc sĩ phải làm rõ:

Luận cứ khoa học, dự báo nhu cầu của xã hội về ngành đào tạo này trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu (trong đó có ít nhất 02 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 02 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo).

Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 02 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tham khảo của cơ sở đào tạo nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện, cấp văn bằng (trừ các ngành đặc thù chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng);

+ Ngành đào tạo trình độ đại học là ngành đúng hoặc ngành gần (nếu không có ngành đúng) là điều kiện đầu vào của ngành đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ đã được đào tạo hình thức chính quy tại cơ sở đào tạo thạc sĩ và có sinh viên đã tốt nghiệp;

+ Việc quy định ngành gần với ngành đăng ký đào tạo do cơ sở đào tạo thạc sĩ quyết định, ghi rõ trong đề án mở ngành.

- Có đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ đối với ngành đăng ký đào tạo, đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

+ Có ít nhất năm (5) giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ ngành đúng hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo và không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành khác; trong đó có ít nhất 01 giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội;

+ Điều kiện đội ngũ giảng viên theo quy định tại điểm a khoản này được điều chỉnh tăng đối với một số ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 7 chữ số nếu được ghép từ nhiều chuyên ngành của danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 8 chữ số theo hướng: mỗi chuyên ngành được ghép phải có ít nhất 01 giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện nội dung đào tạo thuộc chuyên ngành trong ngành ghép, không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu thuộc chuyên ngành khác và không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành trình độ thạc sĩ của các ngành khác. Trong trường hợp này, hội đồng chấm luận văn thạc sĩ được thành lập theo chuyên ngành của ngành ghép;

+ Đối với ngành mới được đào tạo trình độ tiến sĩ ở Việt Nam, ngành chưa có trong Danh mục đào tạo, nếu không có giảng viên cơ hữu cùng ngành theo quy định tại điểm a, khoản này thì phải có ít nhất 01 giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học, tiến sĩ ngành gần hoặc ngành phù hợp có kinh nghiệm giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo thạc sĩ và xã hội;

+ Giảng viên giảng dạy lý thuyết phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ; các giảng viên khác phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo thạc sĩ phải đủ để tham gia giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng chương trình còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thạc sĩ thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng phải được đào tạo phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy;

+ Trong thời gian 5 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành: mỗi giảng viên thuộc các điểm a, b khoản này và mỗi giảng viên giảng dạy lý thuyết phần kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành phải có ít nhất 3 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế hoặc đã được cấp 01 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích thuộc lĩnh vực ngành đăng kí đào tạo; cơ sở đào tạo thạc sĩ đã chủ trì thực hiện ít nhất 02 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở hoặc 01 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ và tương đương trở lên liên quan đến lĩnh vực ngành đăng kí đào tạo;

+ Đối với ngành thuộc nhóm ngành sức khoẻ: mỗi môn học cơ sở ngành hoặc chuyên ngành phải có 01 giảng viên theo quy định tại điểm d khoản này đảm nhiệm; nếu có học phần liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh thì các giảng viên và người hướng dẫn thực hành phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ theo quy định;

+ Đối với cơ sở đào tạo thạc sĩ ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên thuộc các điểm a, b khoản này ở trong độ tuổi lao động.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành đăng kí đào tạo ở trình độ thạc sĩ, cụ thể:

+ Có đủ phòng học, thư viện có phòng tra cứu thông tin cung cấp các nguồn thông tin tư liệu (sách, giáo trình, tạp chí trong và ngoài nước) được cập nhật trong 5 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành đáp ứng yêu cầu dạy, học các học phần trong chương trình đào tạo và thực hiện đề tài luận văn; hoặc có thư viện điện tử có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu liên quan đến ngành đăng ký đào tạo hoặc được kết nối với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực, cùng ngành đào tạo ở trong và ngoài nước để sử dụng chung cơ sở dữ liệu cho ngành đăng ký đào tạo;

+ Có đủ phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo và đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có);

+ Có phòng máy tính nối mạng internet để học viên truy cập thông tin;

+ Có trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo thạc sĩ được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng; học viên trúng tuyển, tốt nghiệp và tỉ lệ tốt nghiệp so với đầu vào theo các khoa học, ngành học (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật); công khai mức thu học phí và chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo thạc sĩ.

- Chương trình đào tạo và một số điều kiện khác để thực hiện chương trình đào tạo:

+ Xác định rõ chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc theo định hướng ứng dụng;

+ Có chương trình đào tạo đã được xây dựng theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và các quy định hiện hành, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đã cam kết. Chương trình đào tạo phải được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Đã công bố chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của các ngành, các trình độ đang đào tạo, trong đó chuẩn đầu ra tối thiểu trình độ thạc sĩ phải đạt bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

+ Có hợp tác với các trường đại học trên thế giới trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật);

+ Có phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ liên quan đến ngành đăng ký đào tạo nếu chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng;

+ Đã đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục đại học hoặc được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành và theo kế hoạch kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ; đã ban hành quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

+ Không vi phạm các quy định hiện hành về điều kiện mở ngành đào tạo, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo ở các ngành đang đào tạo và các quy định liên quan đến giáo dục đại học trong thời hạn 3 năm, tính đến ngày đề nghị mở ngành.

- Khi triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ tại phân hiệu đối với các ngành đã được cho phép đào tạo ở trụ sở chính thì phân hiệu phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định. Trường hợp phân hiệu cách xa trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại (giảng viên không thể đi và về trong ngày để thực hiện giảng dạy) thì điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu bằng 40% so với quy định về điều kiện đội ngũ giảng viên cơ hữu là điều kiện khi mở ngành, số giảng viên cơ hữu còn lại là giảng viên cơ hữu tại trụ sở chính của cơ sở đào tạo thạc sĩ.

b) Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ

Cơ sở đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

Ngành đăng ký đào tạo

+ Đảm bảo điều kiện quy định tại Khoản 1 (trừ điểm c) Điều 2 của Thông tư này;

+ Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là ngành đúng hoặc ngành gần (nếu không có ngành đúng) là điều kiện đầu vào của ngành đăng ký đào tạo trình độ tiến sĩ đã được đào tạo tại cơ sở đào tạo và có học viên đã tốt nghiệp.

- Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ ở ngành đăng ký đào tạo, đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

+ Có ít nhất 01 giáo sư và 3 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ hoặc 02 phó giáo sư và 3 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ là giảng viên cơ hữu ngành đúng hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo và không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành khác; trong đó có ít nhất 01 giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội. Các giảng viên cơ hữu này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành;

+ Điều kiện đội ngũ giảng viên theo quy định tại điểm a khoản này được điều chỉnh tăng đối với một số ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 7 chữ số nếu được ghép từ nhiều chuyên ngành của danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 8 chữ số theo hướng: mỗi chuyên ngành được ghép phải có ít nhất 01 giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện nội dung đào tạo thuộc chuyên ngành trong ngành ghép, không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu thuộc chuyên ngành khác và không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành của các ngành khác cùng trình độ. Trong trường hợp này, hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ được thành lập theo chuyên ngành của ngành ghép;

+ Đối với ngành mới được đào tạo trình độ tiến sĩ ở Việt Nam; ngành chưa có tên trong danh mục đào tạo nếu không có đủ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng ngành theo quy định tại điểm a khoản này thì phải có ít nhất 01 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ ngành gần hoặc ngành phù hợp, có kinh nghiệm giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực ngành đăng kí đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội;

+ Các giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo tiến sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành; có công bố kết quả nghiên cứu khoa học, được đào tạo phù hợp với nội dung các học phần, chuyên đề được phân công thực hiện;

+ Trong thời gian 5 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành: mỗi giảng viên thuộc các điểm a, b, c khoản này phải công bố ít nhất 3 công trình khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo; cơ sở đào tạo đã chủ trì thực hiện ít nhất 05 đề tài, nhiệm vụ khoa học từ cấp cơ sở trở lên thuộc lĩnh vực ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong đó phải có ít nhất 01 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp bộ và tương đương trở lên;

+ Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên thuộc các điểm a, b khoản này ở trong độ tuổi lao động.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ của ngành đăng kí đào tạo, cụ thể:

+ Có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu với trang thiết bị cần thiết để nghiên cứu sinh có thể triển khai thực hiện đề tài luận án; có chỗ làm việc cho người hướng dẫn và nghiên cứu sinh;

+ Có thư viện truyền thống với nguồn thông tin tư liệu đủ để nghiên cứu sinh tra cứu khi thực hiện đề tài luận án như sách, giáo trình, tạp chí khoa học trong và ngoài nước được cập nhật trong 5 năm tính đến ngày đề nghị mở ngành; có thư viện điện tử với bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu liên quan đến ngành đăng ký đào tạo hoặc được kết nối với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực, cùng ngành đào tạo ở trong và ngoài nước để sử dụng chung cơ sở dữ liệu cho ngành đăng ký đào tạo;

+ Có trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo, công khai danh sách đôi ngũ giảng viên cơ hữu, các đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, các chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến ngành đăng ký đào tạo; danh sách nghiên cứu sinh trúng tuyển, tốt nghiệp và được cấp bằng hàng năm theo các khóa học, ngành học (nếu có, trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy

định của pháp luật); công khai danh mục đề tài nghiên cứu khoa học đang thực hiện (trong đó có thông tin về đào tạo nghiên cứu sinh trong khuôn khổ đề tài), những danh mục đề tài đề xuất tuyển nghiên cứu sinh; công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo và hỗ trợ tài chính đối với nghiên cứu sinh (nếu có);

+ Có tạp chí khoa học công nghệ riêng của cơ sở đào tạo.

- Chương trình đào tạo và một số điều kiện khác để thực hiện chương trình đào tạo:

+ Đã công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo ứng với các trình độ khác nhau, trong đó chuẩn đầu ra đào tạo trình độ tiến sĩ tối thiểu là bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

+ Có chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến ngành đăng ký đào tạo trong trao đổi giảng viên, sinh viên, học viên; có kế hoạch mời chuyên gia nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh thuộc ngành đăng ký đào tạo;

+ Đảm bảo các điều kiện quy định tại các điểm b, e, g, h khoan 4 và khoản 5 Điều 2 của Thông tư này, tương ứng với trình độ đào tạo tiến sĩ.

- Các viện nghiên cứu khoa học được Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ghi nhận bằng văn bản được mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiện trên, trừ điều kiện: ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là điều kiện đầu vào của ngành đăng ký đào tạo trình độ tiến sĩ được đào tạo tại cơ sở đào tạo tiến sĩ và có học viên tốt nghiệp.

28.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

 

Phụ lục I

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ, TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
(Kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH
(Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày     tháng     năm

 

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Tên ngành: ………………………Mã số: ……………

Trình độ:                                                         

TT

Điều kiện mở ngành theo quy định

Điều kiện thực tế, minh chứng thể hiện trong hồ sơ

Đáp ứng/không đáp ứng

1

1. Về ngành đào tạo

1.1. Ngành đề nghị cho phép đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực (trên cơ sở kết quả khảo sát);

1.2. Được xác định trong phương hướng /kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo;

1.3. Ngành phải thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành;

1.4. Quyết nghị của Hội đồng trường/Hội đồng quản trị thông qua việc mở ngành đăng ký đào tạo;

1.5. Ngành mới (thuyết minh được tính thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước);

Ngành này đã được đào tạo ở nước ngoài; đang thí điểm ở Việt Nam hoặc là trường đầu tiên thí điểm;

Chương trình đào tạo tham khảo của 2 trường đại học đã được kiểm định ở nước ngoài;

Có ít nhất 02 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 02 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.

1.6. Ngành đào tạo trình độ đại học/thạc sĩ là ngành đúng hoặc ngành gần (nếu không có ngành đúng) là điều kiện đầu vào của ngành đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ/tiến sĩ đã được đào tạo hình thức chính quy tại cơ sở đào tạo và có sinh viên/học viên đã tốt nghiệp.

 

 

2

2. Đội ngũ giảng viên:

a) Có ít nhất năm (5) giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ ngành đúng hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo và không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo cùng trình độ của các ngành khác; trong đó có ít nhất 01 giáo sư hoặc phó giáo sư đúng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội;

b) Giảng viên giảng dạy đủ điều kiện; các giảng viên khác phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có bằng cấp phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy;

c) Đảm bảo điều kiện về nghiên cứu khoa học đối với mỗi giảng viên đứng tên chủ trì mở ngành và mỗi giảng viên giảng dạy lý thuyết phần kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 2 và điểm d, khoản 2 Điều 3;

d) 30% khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện;

đ) Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên ở trong độ tuổi lao động;

e) Đối với mở ngành theo Danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 7 chữ số nếu được ghép từ nhiều chuyên ngành của danh mục giáo dục đào tạo có mã số gồm 8 chữ số thì đội ngũ giảng viên phải đảm bảo theo quy định của khoản 2 Điều 2 và Điều 3.

g) Đối với mở ngành trình độ thạc sĩ thuộc nhóm ngành sức khoẻ: mỗi môn học cơ sở ngành hoặc chuyên ngành phải có 01 giảng viên theo quy định tại điểm b trên đây; nếu có học phần liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh thì các giảng viên và người hướng dẫn thực hành phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ theo quy định.

 

 

3

3. Cơ sở vật chất:

a) Có đủ phòng học, thư viện có phòng tra cứu thông tin cung cấp các nguồn thông tin tư liệu được cập nhật trong 5 năm, tính đến ngày đề nghị mở ngành hoặc thư viện điện tử có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu liên quan đến ngành đề nghị cho phép đào tạo, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;

b) Có đủ phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đề nghị được đào tạo và đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo ngành/nhóm ngành đã được quy định (nếu có);

c) Có phòng máy tính nối mạng internet để học viên truy cập thông tin;

d) Có website của cơ sở đào tạo được cập nhật thường xuyên, công bố công khai theo đúng quy định tại Điều 2, 3 của Thông tư.

đ) Có tạp chí khoa học công nghệ riêng của cơ sở đào tạo (đối với mở ngành trình độ tiến sĩ).

-

 

4

4. Chương trình đào tạo và một số điều kiện khác để thực hiện chương trình đào tạo:

a) Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc theo định hướng ứng dụng;

b) Có chương trình đào tạo của ngành đề nghị cho phép đào tạo được xây dựng theo quy định; phù hợp với Khung trình độ quốc gia hiện hành; được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ban hành theo quy định;

c) Đã công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo ứng với các trình độ khác nhau, trong đó chuẩn đầu ra đào tạo trình độ thạc sĩ tối thiểu phải đạt bậc 7, trình độ tiến sĩ tối thiểu là bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

d) Có kết quả hợp tác với các trường đại học trên thế giới trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật);

đ) Có chương trình phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động liên quan đến ngành thạc sĩ đề nghị cho phép đào tạo nếu chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng;

e) Đã đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục hoặc được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành và theo kế hoạch kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

g) Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ; đã ban hành quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của cơ sở đào tạo;

h) Không vi phạm các quy định hiện hành về điều kiện mở ngành đào tạo, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo ở các ngành đang đào tạo và các quy định liên quan đến giáo dục đại học trong thời hạn 3 năm, tính đến ngày đề nghị mở ngành.

-

 

5

* Thẩm định chương trình đào tạo và điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế:

- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định ghi rõ ngành đào tạo, trình độ, chức danh, đơn vị công tác của thành viên.

- Biên bản hội đồng thẩm định và kết luận.

- Giải trình của cơ sở đào tạo theo góp ý của hội đồng thẩm định (nếu có).

* Trường hợp sử dụng chương trình đào tạo của trường khác /nước ngoài nêu rõ của nước nào, đã được kiểm định chất lượng chưa? bản quyền sử dụng.

* Biên bản của hội đồng khoa học đào tạo trường thông qua đề án.

 

 

6

Điều kiện thực hiện: Nguồn lực con người khác và tài chính

 

 

Kết luận của cơ sở đào tạo:

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục II

XÁC NHẬN ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO/GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH
(Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày     tháng     năm

 

XÁC NHẬN ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

1. Về giảng viên

Mẫu 1: Danh sách giảng viên, nhà khoa học cơ hữu tham gia đào tạo các học phần trong chương trình đào tạo ngành đăng kí đào tạo trình độ thạc sĩ/trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo

TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Học hàm, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành/ Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

Tham gia giảng dạy học phần

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 2: Danh sách giảng viên, nhà khoa học cơ hữu đứng tên mở ngành, giảng viên giảng dạy lý thuyết phần kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành của ngành đăng kí đào tạo và các ngành gần trình độ thạc sĩ /trình độ tiến sĩ đang được đào tạo tại cơ sở đào tạo (lập biểu mẫu theo từng ngành gần).

TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Học hàm, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành/ Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 3: Danh sách giảng viên, nhà khoa học thỉnh giảng tham gia đào tạo ngành đăng kí đào tạo trình độ thạc sĩ /trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo (sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống: đúng ngành, ngành gần, ngành khác)

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Học hàm, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành/ Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 4: Danh sách cán bộ quản lý phụ trách ngành đào tạo

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Trình độ đào tạo, năm tốt nghiệp

Ngành/ Chuyên ngành

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Mẫu 5: Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Trình độ đào tạo, năm tốt nghiệp

Ngành/ Chuyên ngành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng Phòng TCCB và Trưởng đơn vị chuyên môn quản lý ngành/chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo
(Ký tên xác nhận)

 

Ghi chú: Xác nhận đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo (danh sách và ngành, chuyên ngành đào tạo) kèm theo bảng lương (đối với giảng viên ngoài độ tuổi lao động) của cơ sở đào tạo trong 06 tháng liên tục (tính đến thời điểm xác nhận), sổ bảo hiểm (đối với giảng viên trong độ tuổi lao động), quyết định tuyển dụng, hợp đồng tuyển dụng; đối chiếu tên ngành/chuyên ngành trên văn bằng với tên ngành /chuyên ngành của giảng viên cơ hữu ghi trong danh sách. Đối với những giảng viên cơ hữu làm việc theo chế độ hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc thì hợp đồng phải ghi rõ làm việc toàn thời gian cho cơ sở đào tạo.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện phục vụ cho thực hiện chương trình đào tạo

Mẫu 6: Trang thiết bị phục vụ cho thực hiện chương trình đào tạo

Số TT

Tên gọi của máy, thiết bị, kí hiệu, mục đích sử dụng

Nước sản xuất, năm sản xuất

Số lượng

Tên học phần sử dụng thiết bị

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Xác nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị thực tế của cơ sở đào tạo: phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, thư viện, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, các công trình y tế, dịch vụ phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên; danh mục sách, tạp chí phục vụ đào tạo ngành đăng kí đào tạo kèm theo các minh chứng xây dựng, thuê, mua, được tặng, được cấp, chuyển nhượng (đối chiếu với sổ tài sản, hóa đơn, chứng từ bản gốc). Đối với các máy móc, thiết bị được tặng từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận và nhập khẩu.

Mẫu 7: Thư viện

Số TT

Tên sách, tên tạp chí (chỉ ghi những sách, tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây)

Nước xuất bản/Năm xuất bản

Số lượng bản sách

Tên học phần sử dụng sách, tạp chí

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn, luận án

Mẫu 8: Các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên, nhà khoa học liên quan đến ngành đăng kí đào tạo do cơ sở đào tạo thực hiện (kèm theo bản liệt kê có bản sao quyết định, bản sao biên bản nghiệm thu)

Số TT

Tên đề tài

Cấp quyết định, mã số

Số QĐ, ngày tháng năm/ ngày nghiệm thu

Kết quả nghiệm thu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 9: Các công trình công bố của giảng viên, nhà khoa học cơ hữu thuộc ngành đăng kí đào tạo của cơ sở đào tạo trong 5 năm trở lại đây (kèm theo bản liệt kê có bản sao trang bìa tạp chí, trang phụ lục, trang đầu và trang cuối của công trình công bố)

Số TT

Tên công trình

Tên tác giả

Năm và nguồn công bố

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 10: Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn, luận án và số lượng học viên/NCS có thể tiếp nhận

Số TT

Hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu có thể nhận hướng dẫn học viên cao học/NCS

Họ tên, học vị, học hàm người người có thể hướng dẫn học viên cao học/NCS

Số lượng học viên cao học/NCS có thể tiếp nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng các đơn vị quản lý CSVC, thư viện, KHCN và Trưởng đơn vị chuyên môn quản lý ngành/chuyên ngành đăng kí đào tạo
(Ký tên xác nhận)

Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục III

ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ, TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
(Kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH (Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày     tháng     năm

 

ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ, TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

- Tên ngành đào tạo:

- Mã số:

- Tên cơ sở đào tạo:

- Trình độ đào tạo:

Phân 1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

1. Giới thiệu sơ lược về cơ sở đào tạo (Năm thành lập, quá trình xây dựng và phát triển).

2. Trình bày kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của ngành đăng ký đào tạo đối với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thành phố, khu vực nơi cơ sở đào tạo đóng trụ sở; phân tích, đánh giá sự phù hợp của nhu cầu này với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, khu vực, quốc gia (do nhà trường hoặc địa phương thực hiện trong 3 năm, tính đến thời điểm đề nghị mở ngành).

Khẳng định việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng/kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo và đã được Hội đồng trường quyết nghị thông qua.

3. Giới thiệu rõ về đơn vị chuyên môn sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành đăng ký đào tạo.

4. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

5. Đối với ngành đào tạo mới không có trong Danh mục đào tạo, phải trình bày các luận cứ khoa học về ngành đào tạo mới, bao gồm:

- Dự báo nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực dự kiến đào tạo.

- Vai trò xã hội của lĩnh vực ngành đào tạo; vị trí việc làm của người học sau tốt nghiệp; đơn vị sử dụng nguồn nhân lực này (có ít nhất 02 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 02 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo).

- Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo ngành này của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của 2 trường đại học ở nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành đặc thù chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng).

Phân 2. Năng lực của cơ sở đào tạo

1. Khái quát chung về quá trình đào tạo

- Các ngành, trình độ và hình thức đang đào tạo.

- Quy mô đào tạo các trình độ, hình thức đào tạo.

- Số khóa và số sinh viên của ngành đăng ký đào tạo đã tốt nghiệp trình độ cử nhân, thạc sĩ.

- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong 2 năm gần nhất của ngành đăng ký đào tạo.

2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu

- Số lượng giảng viên cơ hữu: Theo trình độ…., giáo sư….., phó giáo sư….; trong đó giảng viên cơ hữu đúng ngành đăng ký đào tạo:….., ngành gần với ngành đăng ký đào tạo …..

- Số lượng giảng viên thỉnh giảng: Theo trình độ…., giáo sư….., phó giáo sư…., nơi làm việc

- Số lượng cán bộ cơ hữu quản lý ngành đào tạo: Trình độ…

- Kỹ thuật viên, nhân viên cơ hữu hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, nếu có.

(Các danh sách được lập theo mẫu Phụ lục IV kèm theo)

3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

- Phòng học, giảng đường.

- Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành.

- Thiết bị phục vụ đào tạo.

- Thư viện, giáo trình, sách nghiên cứu, tài liệu tham khảo.

- Mạng công nghệ thông tin.

- Cơ sở thực hành thực tập ngoài cơ sở đào tạo (nếu có).

(Các danh mục được lập theo mẫu Phụ lục IV kèm theo).

4. Hoạt động nghiên cứu khoa học

- Đề tài khoa học đã thực hiện trong 5 năm gần nhất tính đến ngày cơ sở đào tạo đề nghị mở ngành.

- Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn, luận án và dự kiến người hướng dẫn kèm theo.

- Các công trình đã công bố của giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu. (Danh mục kèm theo được xây dựng theo mẫu Phụ lục IV).

5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Kết quả hợp tác với các trường đại học trên thế giới trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ liên quan đến ngành đăng ký đào tạo (trao đổi giảng viên, sinh viên; tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức hội nghị, hội thảo và nghiên cứu khoa học...).

Phần 3. Chương trình và kế hoạch đào tạo

1. Chương trình đào tạo

- Ghi rõ tên ngành đăng ký đào tạo, mã ngành đào tạo, tên chương trình đào tạo, trình độ đào tạo.

- Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo.

- Trường hợp sử dụng chương trình đào tạo của trường đại học khác ở trong nước hoặc nước ngoài (kể cả trường hợp ngành đăng ký đào tạo đã có trong Danh mục) cần nêu rõ chương trình của trường đại học nào, nước nào và kèm theo bản sao chương trình gốc của trường nước ngoài; minh chứng về việc được phép sử dụng và khả năng của cơ sở đào tạo khi thực hiện chương trình này.

- Đối với ngành mới không có trong danh mục: kèm theo ít nhất 02 chương trình đào tạo tham khảo của 02 trường đại học ở nước ngoài đã được kiểm định, ít nhất 02 ý kiến đồng thuận về chương trình đào tạo của cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

- Tóm tắt về chương trình đào tạo: mục tiêu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), chuẩn đầu ra; tổng khối lượng kiến thức toàn khóa (tổng số tín chỉ), khối lượng kiến thức chung, khối lượng kiến thức cơ sở (các học phần bắt buộc, học phần tự chọn), chuyên ngành và luận văn (đối với trình độ thạc sĩ); khối lượng kiến thức của các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan và luận án (đối với trình độ tiến sĩ).

2. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo

2.1. Kế hoạch tuyển sinh

- Phương án tuyển sinh ngành đào tạo kèm chỉ tiêu đào tạo dự kiến 5 năm đầu.

- Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đối với người dự tuyển (văn bằng, ngành học, loại tốt nghiệp, kinh nghiệm công tác); yêu cầu đối với người tốt nghiệp.

- Danh mục các ngành đúng, ngành gần với ngành đăng ký đào tạo.

- Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.

2.2. Kế hoạch đào tạo: thời gian đào tạo toàn khóa; khung kế hoạch đào tạo từng năm, kì theo chương trình chuẩn (tên học phần, số tín chỉ, tên giảng viên thực hiện, chuyên ngành đào tạo, đơn vị công tác nếu là giảng viên thỉnh giảng).

2.3. Kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo

- Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu khi tăng quy mô và đảm bảo điều kiện mở ngành theo quy định (đối với những ngành mới và chưa có trong Danh mục đào tạo).

- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư chi phí đào tạo theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo và tương xứng với mức thu học phí.

- Kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo (trao đổi giảng viên, sinh viên; tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo…), tổ chức hội nghị, hội thảo và nghiên cứu khoa học.

- Kế hoạch hợp tác đào tạo với đơn vị tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp.

- Mức học phí/người học/năm học, khoá học.

Phần 4. Các minh chứng kèm theo Đề án

1. Quyết nghị của Hội đồng trường (đối với cơ sở đào tạo công lập), Hội đồng quản trị (đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập) về việc mở ngành hoặc chuyên ngành đăng ký đào tạo.

2. Biên bản thông qua đề án của hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo.

3. Các biểu mẫu xác nhận các điều kiện thực tế về đội ngũ giảng viên cơ hữu, kỹ thuật viên, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo (theo mẫu phụ lục IV); lý lịch khoa học của đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ cơ hữu đúng ngành, chuyên ngành hoặc thuộc ngành, chuyên ngành gần kèm theo (theo mẫu Phụ lục III) và các bằng tốt nghiệp kèm theo bảng điểm (nếu tốt nghiệp ở nước ngoài thì phải có chứng nhận tương đương văn bằng do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp).

4. Quyết định thành lập hội đồng biên soạn, hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế (có ghi rõ trình độ, chức danh, ngành/chuyên ngành, đơn vị công tác).

5. Biên bản thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế (đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện); có kết luận: đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của hội đồng thẩm định.

6. Văn bản giải trình việc tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế (nếu có).

7. Minh chứng về các nội dung tại khoản 1 Điều 2; điểm c, d, đ, e, g, h khoản 4 Điều 2 và điểm a, b, c khoản 4 Điều 3 của Thông tư.

8. Phiếu tự đánh giá thực hiện điều kiện mở ngành hoặc chuyên ngành của cơ sở đào tạo (theo mẫu Phụ lục II).

 

Phụ lục IV

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH (Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày     tháng       năm

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

I. Chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo trình độ thạc sĩ

Được trình bày theo trình tự sau:

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể): kiến thức, kỹ năng đào tạo, trình độ và năng lực chuyên môn (lý thuyết, thực hành), vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp.

2. Chuẩn đầu ra mà người học đạt được sau tốt nghiệp.

3. Yêu cầu đối với người dự tuyển: quy định về văn bằng, ngành học, loại tốt nghiệp, kinh nghiệm nghề nghiệp của người dự tuyển.

3. Điều kiện tốt nghiệp: quy định về thời gian phải tập trung học tập, số học phần hoặc số tín chỉ ít nhất người học phải hoàn thành (bao gồm cả luận văn) theo quy định.

4. Chương trình đào tạo

a) Khái quát chương trình: nêu rõ số học phần và số tín chỉ ít nhất học viên phải hoàn thành để được xét tốt nghiệp, bao gồm:

- Phần kiến thức chung.

- Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành:

+ Các học phần bắt buộc: tổng số tín chỉ bao gồm lý thuyết và thực hành;

+ Các học phần tự chọn: tổng số tín chỉ bao gồm lý thuyết và thực hành.

- Luận văn: tổng số tín chỉ, yêu cầu của luận văn.

b) Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo: liệt kê toàn bộ các học phần thuộc nội dung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo các đề mục: mã số học phần, tên học phần, khối lượng tính bằng tín chỉ (lý thuyết; thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận). Riêng học phần ngoại ngữ cần ghi rõ tên ngoại ngữ.

Mã số học phần do cơ sở đào tạo xây dựng nhằm phục vụ cho việc quản lý chương trình đào tạo. Có thể dùng chữ và số hoặc số để mã hóa học phần, số ký tự mã hóa do cơ sở đào tạo quy định.

Mẫu Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành

...

Mã số học phần

Tên học phần

Khối lượng (tín chỉ)

Phần chữ

Phần số

Tổng số

LT

TH, TN, TL

 

 

Phần kiến thức chung

 

 

 

 

 

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

 

 

 

 

Các học phần bắt buộc

 

 

 

 

 

Các học phần lựa chọn

 

 

 

 

 

Luận văn

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

c) Đề cương của các học phần: mỗi học phần được liệt kê ở bảng danh mục các học phần trong chương trình đào tạo, các học phần đều phải có đề cương chi tiết học phần trình bày theo trình tự sau:

- Mã số, tên học phần tổng tín chỉ (số tín chỉ lý thuyết, số tín chỉ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận)

Ví dụ: Học phần Nguyên lý dịch tễ học 3(2,1), có nghĩa tổng khối lượng môn học là 3 tín chỉ; lý thuyết 2 tín chỉ; thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận 1 tín chỉ.

- Bộ môn phụ trách giảng dạy.

- Mô tả học phần: trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí học phần (đã học ở đại học chưa, đã học gì, ở trình độ thạc sĩ sẽ học gì, vị trí của học phần này trong chương trình đào tạo), kiến thức sẽ trang bị cho học viên, quan hệ với các học phần khác trong chương trình đào tạo.

- Mục tiểu học phần: nêu mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học học phần đó về mặt lý thuyết, thực hành (cách thức xác định như chuẩn đầu ra).

5. Kế hoạch đào tạo

Nêu rõ khung thời gian thực hiện từng học phần (kèm theo số tín chỉ); giảng viên giảng dạy các học phần: ngành hoặc chuyên ngành, trình độ đào tạo và chức danh của giảng viên; nếu là giảng viên thỉnh giảng thì ghi rõ nơi làm việc của giảng viên.

II. Chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo trình độ tiến sĩ

1. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo gồm 3 phần:

Phần 1. Các học phần bổ sung.

Phần 2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan.

Phần 3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

Các phần này được xây dựng theo quy định của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Kế hoạch đào tạo

Nêu rõ khung thời gian thực hiện từng học phần (kèm theo số tín chỉ); giảng viên giảng dạy các học phần: ngành hoặc chuyên ngành, trình độ đào tạo và chức danh của giảng viên; nếu là giảng viên thỉnh giảng thì ghi rõ nơi làm việc của giảng viên.

 

Chủ tịch hội đồng thẩm định
(Ký tên, đóng dấu)

Thủ trưởng cơ sở đào tạo đề nghị được đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục V

LÝ LỊCH KHOA HỌC
(Kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH (Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày     tháng       năm

 

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên:                                                         Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:                                      Nơi sinh:

Quê quán:                                                         Dân tộc:

Học vị cao nhất:                                                Năm, nước nhận học vị:

Chức danh khoa học cao nhất:                           Năm bổ nhiệm:

Chức vụ (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu):

Đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu):

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:

Điện thoại liên hệ: CQ:                         NR:                             DĐ:

Fax:                                                              Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

Hệ đào tạo:

Nơi đào tạo:

Ngành học:

Nước đào tạo:                                                   Năm tốt nghiệp:

Bằng đại học 2:                                                 Năm tốt nghiệp:

2. Sau đại học

- Thạc sĩ ngành/chuyên ngành: …                      Năm cấp bằng:

                                                                        Nơi đào tạo:

- Tên luận văn:

- Tiến sĩ chuyên ngành: …                                 Năm cấp bằng:

                                                                        Nơi đào tạo:

- Tên luận án:

3. Ngoại ngữ: 1.                                               Mức độ sử dụng:

                        2.                                               Mức độ sử dụng:

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian

Đơn vị công tác

Công việc đảm nhiệm

 

 

 

 

 

 

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia (thuộc danh mục Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước quy định):

TT

Tên đề tài nghiên cứu

Năm bắt đầu/Năm hoàn thành

Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường)

Trách nhiệm tham gia trong đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các công trình khoa học đã công bố (thuộc danh mục Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước quy định): Tên công trình, năm công bố, nơi công bố.

TT

Tên công trình

Năm công bố

Tên tạp chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Xác nhận của cơ quan

………, ngày     tháng       năm
Người khai kí tên
(Ghi rõ chức danh, học vị)

 

28. Thủ tục mở ngành đào tạo trình độ đại học

28.1. Trình tự thực hiện:

Khi có nhu cầu mở ngành đào tạo và tự đánh giá có đủ các điều kiện mở ngành trình độ đại học, cơ sở đào tạo thực hiện các bước sau đây:

- Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế mở ngành đào tạo theo mẫu. Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về tính xác thực của các điều kiện mở ngành đào tạo đã xác nhận;

- Thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Gửi hồ sơ mở ngành đào tạo đến cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép mở ngành đào tạo.

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành đào tạo tổ chức xem xét hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo đầy đủ và đảm bảo các điều kiện theo quy định, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành đào tạo ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo;

- Nếu hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo chưa đầy đủ, chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung chưa đảm bảo quy định.

28.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

28.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo (tóm tắt quá trình xây dựng đề án mở ngành đào tạo, khẳng định đảm bảo điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định);

- Quyết nghị của Hội đồng đại học (đối với phân hiệu, khoa trực thuộc đại học quốc gia, đại học vùng), Hội đồng trường (đối với các cơ sở đào tạo đại học công lập), Hội đồng quản trị (đối với các cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập) về việc mở ngành mới;

- Đề án mở ngành đào tạo được xây dựng theo mẫu quy định, bao gồm các nội dung chính:

+ Sự cần thiết mở ngành đào tạo;

+ Năng lực của cơ sở đào tạo (đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu ngành đề nghị mở ngành đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, giáo trình; hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế);

+ Tóm tắt chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo (bao gồm cả đối tượng và điều kiện tuyển sinh, dự kiến tuyển sinh trong 03 (ba) năm đầu);

+ Biên bản của Hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua đề án mở ngành đào tạo;

- Lý lịch khoa học của giảng viên cơ hữu theo mẫu và Phiếu tự đánh giá thực hiện các điều kiện mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo theo mẫu;

- Minh chứng về nhu cầu xã hội đối với ngành dự kiến mở mới, bao gồm kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong cùng lĩnh vực ở địa phương, khu vực; ý kiến của những cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động, dự báo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Các minh chứng về xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo, bao gồm: Quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình đào tạo; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định); Kết luận của Hội đồng thẩm định;Văn bản giải trình của cơ sở đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng theo kết luận của Hội đồng thẩm định (nếu có).

Hồ sơ phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi gửi hồ sơ ít nhất 20 (hai mươi) ngày

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

28.4. Thời hạn giải quyết: 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở đào tạo.

28.5. Đối tượng thực hiện TTHC: đại học, các học viện, trường đại học, trường cao đẳng (gọi chung là cơ sở đào tạo).

28.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Giám đốc đại học quốc gia được tự chủ quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với các khoa trực thuộc, phân hiệu và các trường đại học thành viên;

Thủ trưởng các cơ sở đào tạo đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc được giao quyền tự chủ mở ngành đào tạo được tự chủ quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học khi đảm bảo các điều kiện quy định.

- Giám đốc đại học vùng được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền quyết định mở ngành đào tạo đối với các khoa trực thuộc, phân hiệu và các trường đại học thành viên

28.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng của cấp có thẩm quyền.

28.8. Phí, lệ phí: Không.

28.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu Chương trình đào tạo;

Mẫu xác nhận các điều kiện thực tế mở ngành đào tạo; Mẫu Đề án mở ngành đào tạo

Mẫu Lý lịch khoa học của giảng viên cơ hữu

Mẫu Phiếu tự đánh giá thực hiện các điều kiện mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo;

(Các mẫu được đính kèm Quyết định này).

28.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ đại học khi bảo đảm các điều kiện sau đây:

28.10.1. Ngành đào tạo:

a) Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo.

b) Tên ngành đăng ký đào tạo có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định (gọi là Danh mục đào tạo).

Trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới), cơ sở đào tạo phải làm rõ:

- Luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này (trong đó có ít nhất 02 (hai) ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 02 (hai) cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo);

- Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 02 (hai) chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).

28.10.2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu (gọi là giảng viên cơ hữu) bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo trình độ đại học ngành đăng ký đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện đào tạo trình độ đại học của các ngành khác đang đào tạo, trong đó có ít nhất 01 (một) tiến sĩ cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội; cụ thể:

a) Có ít nhất 10 (mười) giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 01 (một) tiến sĩ và 04 (bốn) thạc sĩ, hoặc 02 (hai) tiến sĩ và 02 (hai) thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo; trừ các ngành thuộc qui định tại các điểm b, điểm c, điểm d Khoản này.

b) Đối với những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) phải có ít nhất 06 (sáu) giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có 01 (một) tiến sĩ và 03 (ba) thạc sĩ, hoặc 02 (hai) tiến sĩ và 01 (một) thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo.

c) Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe:

- Giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khoẻ theo quy định.

- Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất 01 (một) giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy; trong đó, số tiến sĩ tối thiểu phải có như sau:

Ngành Y đa khoa: có tối thiểu 02 (hai) tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 06 (sáu) tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 01 (một) tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

Ngành Y học cổ truyền: có tối thiểu 02 (hai) tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 03 (ba) tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học cổ truyền và 01 (một) tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

Ngành Răng - Hàm - Mặt: có tối thiểu 02 (hai) tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 02 (hai) tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 03 (ba) tiến sĩ thuộc lĩnh vực Răng - Hàm - Mặt.

Ngành Y học dự phòng: có tối thiểu 02 (hai) tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 01 (một) tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 04 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

Ngành Dược học: có tối thiểu 02 (hai) tiến sĩ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học cơ sở ngành Dược và 03 (ba) tiến sĩ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học chuyên ngành Dược.

d) Đối với ngành đăng ký đào tạo thuộc nhóm ngành Nghệ thuật phải có ít nhất 10 (mười) giảng viên cơ hữu cùng ngành hoặc ngành gần, trong đó phải có 01 (một) tiến sĩ và 03 (ba) thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. Nếu ngành đăng ký mở mới mà trong nước chưa có cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì có thể thay thế giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ bằng nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành đăng ký đào tạo, thay thế giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ bằng nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành đăng ký đào tạo.

đ) Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo; khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.

Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.

Trường hợp triển khai đào tạo tại phân hiệu ngành đã được cho phép đào tạo ở trụ sở chính, nếu phân hiệu cách xa trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại (giảng viên không thể thường xuyên đi về trong ngày để thực hiện giảng dạy) thì phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu 40% số giảng viên cơ hữu quy định tại khoản này; số giảng viên cơ hữu còn lại là giảng viên cơ hữu tại trụ sở chính.

e) Đối với các ngành mới mà chưa có thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong nước, nếu chưa đủ số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cùng ngành theo quy định thì có thể thay thế bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngành gần. Các giảng viên này phải có kinh nghiệm giảng dạy trình độ đại học ít nhất 05 (năm) năm và có ít nhất 02 (hai) công trình khoa học thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo đã công bố trong 05 (năm) năm tính đến ngay cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo.

28.10.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học; cụ thể:

a) Có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo, đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo của ngành hoặc nhóm ngành đã được quy định (nếu có); có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.

Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, điều kiện về cơ sở thực hành ngoài cơ sở đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành; điều kiện về cơ sở thực hành tại cơ sở đào tạo được quy định như sau:

- Ngành Y đa khoa: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng phải có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ - sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.

- Ngành Y học cổ truyền: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Thực vật dược, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, châm cứu, xoa bóp - dưỡng sinh, dược liệu, phương tễ.

- Ngành Răng - Hàm - Mặt: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: Chữa răng và nội nha, phục hình, chỉnh nha, nha chu, phẫu thuật trong miệng và phẫu thuật hàm mặt, Labo răng giả.

- Ngành Y học dự phòng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ - sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.

- Ngành Dược học: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Vật lý, Hóa đại cương vô cơ, Sinh học, Hóa phân tích, Giải phẫu - sinh lý, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Thực vật dược, Hóa hữu cơ, Dược lý, Dược liệu, Hóa dược, Dược học cổ truyền, Bào chế, Dược lâm sàng, Công nghiệp dược, Kiểm nghiệm thuốc, Chiết xuất vi sinh. Có ít nhất một nhà thuốc thực hành.

- Ngành Điều dưỡng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng tiết chế, Sức khoẻ môi trường, Y học cổ truyền, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: chăm sóc sức khỏe bệnh Nội khoa; chăm sóc sức khỏe Ngoại khoa; chăm sóc sức khỏe phụ nữ - bà mẹ và gia đình; chăm sóc sức khỏe trẻ em; chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng.

b) Có thư viện, thư viện điện tử đảm bảo đủ tài liệu hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.

c) Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo phải được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, sinh viên trúng tuyển, tốt nghiệp và được cấp bằng hàng năm theo các khóa học, ngành học (trừ các ngành phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật); tỷ lệ việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp các ngành đang đào tạo tại cơ sở đào tạo; công khai mức thu học phí và chi phí đào tạo của cơ sở đào tạo; công khai chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của tất cả các ngành đang tổ chức đào tạo.

Nếu cơ sở đào tạo triển khai đào tạo trình độ đại học tại phân hiệu đối với ngành đào tạo đã được cho phép mở ngành đào tạo ở trụ sở chính thì cơ sở vật chất tại phân hiệu phải đảm bảo các điều kiện theo điểm a, điểm b nêu trên.

28.10.4. Chương trình đào tạo và điều kiện khác thực hiện chương trình:

a) Chương trình đào tạo của ngành đăng ký phải bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác.

b) Chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của ngành đăng ký đào tạo được xây dựng đảm bảo chuẩn đầu ra, phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam hiện hành.

c) Chương trình đào tạo được thủ trưởng cơ sở đào tạo ban hành sau khi đã được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua và sẽ thực hiện nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép mở ngành đào tạo.

d) Đã đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục đại học hoặc được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành;

đ) Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý đào tạo; đã ban hành quy định đào tạo trình độ đại học;

e) Không vi phạm các quy định hiện hành về điều kiện mở ngành đào tạo, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo ở các ngành đang đào tạo và các quy định liên quan đến giáo dục đại học trong thời hạn 3 năm, tính đến ngày đề nghị mở ngành.

28.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.

 

Phụ lục I

(Kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH (Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số … ngày …tháng…năm… của Hiệu trưởng/ Giám đốc)

Tên chương trình: .........................................

Trình độ đào tạo: ...........................................

Ngành đào tạo: ..................................; Mã số: ......................

1. Mục tiêu

- Mục tiêu chung

- Mục tiêu cụ thể: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc sau tốt nghiệp, trình độ Ngoại ngữ, Tin học,…

2. Chuẩn đầu ra (theo quy định tại Thông tư 07/2015)

2.1. Kiến thức

2.2. Kỹ năng

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

4. Đối tượng tuyển sinh

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

6. Cách thức đánh giá

7. Nội dung chương trình

STT/ mã số HP

Học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức (LT/TH/Tự học)

Ghi chú

1. Kiến thức giáo dục đại cương

 

Học phần …

 

 

 

 

Học phần ….

 

 

 

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

 

Học phần….

 

 

 

 

Học phần….

 

 

 

2.2. Kiến thức ngành

 

Học phần….

 

 

 

 

Học phần….

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Kiến thức chuyên ngành (nếu có)

 

Học phần….

 

 

 

 

Học phần….

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hướng dẫn thực hiện:

 

 

Thủ trưởng cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo
(ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục II

(Kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC TẾ ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, TRANG THIẾT BỊ, THƯ VIỆN

- Cơ sở đào tạo: ...

- Địa chỉ trụ sở chính:…

- Thành phần Đoàn kiểm tra (theo Quyết định số …… ngày…..tháng…..năm…):…

- Các nội dung kiểm tra:

1. Đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên cơ hữu của cơ sở

1.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở phân theo các chương trình giảng dạy trong đó bao gồm cả chương trình đang đăng ký mở ngành

TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành được đào tạo

Năm, nơi tham gia

giảng dạy

Đúng/ Không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1. Ngành 1 (ngành đã được cho phép đào tạo theo QĐ…… ngày….)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Ngành 2 (ngành đã được cho phép đào tạo theo QĐ…… ngày….)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n. Ngành n (ngành đã được cho phép đào tạo theo QĐ…… ngày….)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n+1. Ngành đăng ký đào tạo

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu

TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành được đào tạo

Năm, nơi tham gia giảng dạy

Đúng/Không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1. Ngành 1 (ngành đã được cho phép đào tạo theo QĐ…… ngày….)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Ngành 2 (ngành đã được cho phép đào tạo theo QĐ…… ngày….)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

o. Ngành n (ngành đã được cho phép đào tạo theo QĐ…… ngày….)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n+1. Ngành đăng ký đào tạo

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

2.1. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Số TT

Loại phòng học (Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Đúng/ Không đúng với hồ sơ

Ghi chú

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ học phần/môn học

Diện tích (m2)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành

Số TT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Đúng/ Không đúng với hồ sơ

Ghi chú

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ môn học /học phần

1

 

 

-

-

 

 

 

 

2

 

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Thư viện

- Diện tích thư viện: ….. m2; Diện tích phòng đọc: …… m2

- Số chỗ ngồi: …; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: …

- Phần mềm quản lý thư viện: .....

- Thư viện điện tử: ....; Số lượng sách, giáo trình điện tử:…

2.4. Danh mục giáo trình của các ngành đang đào tạo và đăng ký đào tạo

Số TT

Tên giáo trình

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho môn học/ học phần

Đúng/ Không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5. Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo

Số TT

Tên sách chuyên khảo/tạp chí

Tên tác giả
Đơn vị xuất bản

Nhà xuất bản số, tập, năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho môn học/học phần

Đúng/Không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6. Danh sách các cơ sở thực hành thực tập ngoài cơ sở đào tạo

Kèm hợp đồng đào tạo giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành/thực tập

Hồ sơ kèm Biên bản kiểm tra điều kiện thực tế của cơ sở

 

 

…., ngày….. tháng …. năm….
Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục III

(Kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH (Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

…, ngày       tháng      năm

 

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Tên ngành: ………; Mã số: ………

Trình độ đào tạo:………………

Kính gửi:

I. Sự cần thiết mở ngành đào tạo

1. Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo

2. Trình bày sự cần thiết về việc mở ngành

- Sự phù hợp với chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo

- Sự phù hợp về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, quốc gia.

II. Tóm tắt điều kiện mở ngành đào tạo

- Năng lực của cơ sở đào tạo (đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu ngành đề nghị mở ngành đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, giáo trình; hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế);

- Tóm tắt chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo (bao gồm cả đối tượng và điều kiện tuyển sinh, dự kiến tuyển sinh trong 3 năm đầu);

- Biên bản của Hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua đề án mở ngành đào tạo;

III. Đề nghị và cam kết thực hiện

1. Địa chỉ website đăng thông tin 3 công khai, chuẩn đầu ra, các quy định của cơ sở đào tạo liên quan đến hoạt động tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2. Đề nghị của cơ sở đào tạo

3. Cam kết triển khai thực hiện.

 


Nơi nhận:
-
-
- Lưu:…

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)
 

 

Phụ lục IV

(Kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên:                                                         Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:                                      Nơi sinh:

Quê quán:                                                         Dân tộc:

Học vị cao nhất:                                                Năm, nước nhận học vị:

Chức danh khoa học cao nhất:                           Năm bổ nhiệm:

Chức vụ (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu):

Đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu):

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:

Điện thoại liên hệ: CQ:                             NR:                                DĐ:

Fax:                                                                  Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

3. Đại học:

Hệ đào tạo:….; Nơi đào tạo:…..; Ngành học:…..; Nước đào tạo: ……; Năm tốt nghiệp: ….; Bằng đại học 2:……; Năm tốt nghiệp:

4. Sau đại học

- Thạc sĩ chuyên ngành:…; Năm cấp bằng:…; Nơi đào tạo:….

- Tiến sĩ chuyên ngành:…..; Năm cấp bằng:…..; Nơi đào tạo:….;

Tên luận án:….

3. Ngoại ngữ: 1.                                               Mức độ sử dụng:

                        2.                                               Mức độ sử dụng:

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

 

 

 

 

 

 

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia:

TT

Tên đề tài nghiên cứu

Năm bắt đầu/Năm hoàn thành

Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường)

Trách nhiệm tham gia trong đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Các công trình khoa học đã công bố:

TT

Tên công trình

Năm công bố

Tên tạp chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Xác nhận của cơ quan

………, ngày     tháng       năm
Người khai kí tên
(Ghi rõ chức danh, học vị)

 

Phụ lục V

(Kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH (Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

……, Ngày     tháng       năm

 

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH

Tên ngành: ……; Mã số: ……………

TT

Điều kiện mở ngành

Điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo

Ghi chú

1

Sự cần thiết phải mở ngành

1.1. Phân tích, đánh giá sự phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, quốc gia

1.2. Sự phù hợp với Danh mục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành

1.3. Thuyết minh về ngành đăng ký đào tạo không nằm trong Danh mục đào tạo (nếu có)

1.4. Kế hoạch phát triển trường (Quyết nghị của Hội đồng trường/Hội đồng quản trị thông qua việc mở ngành đăng ký đào tạo).

1.5. Quyết định phân công đơn vị chủ trì xây dựng đề án đăng ký mở ngành đào tạo

 

 

2

Đội ngũ giảng viên

2.1. Tổng số giảng viên cơ hữu và tỷ lệ % giảng viên cơ hữu tham gia thực hiện chương trình đào tạo

2.2. Giảng viên cơ hữu

- Tổng số thạc sỹ cùng ngành, ngành gần:

- Số tiến sỹ cùng ngành:

- Số thạc sỹ cùng ngành:

2.3. Lý lịch khoa học của các giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo

2.4. Giảng viên thỉnh giảng

2.5. Các minh chứng về đội ngũ giảng viên cơ hữu đối với ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (nếu có).

 

 

3

Cơ sở vật chất

3.1. Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm

3.2. Thư viện, thư viện điện tử

3.3. Hoạt động Website của cơ sở đào tạo

 

 

4

Chương trình đào tạo

4.1. Tóm tắt chương trình đào tạo

4.2. Quyết định ban hành chương trình đào tạo

4.3. Kế hoạch tổ chức đào tạo

 

 

5

Thẩm định chương trình đào tạo và điều kiện đảm bảo chất lượng

5.1. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định

5.2. Biên bản Hội đồng thẩm định

5.3. Giải trình của cơ sở đào tạo theo góp ý của Hội đồng thẩm định (nếu có)

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

29. Gia hạn thời gian học tập cho lưu học sinh để hoàn thành khóa học

29.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

- Bước 3: Cấp quyết định gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài;

- Bước 4: Chuyển trả Quyết định cho lưu học sinh.

29.2. Cách thức thực hiện: Ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Hợp tác quốc tế và đồng thời nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: http://lhsvn.vied.vn.

29.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

- Đơn xin gia hạn thời gian học tập, trong đó nêu rõ lý do, thời gian xin gia hạn, nguồn kinh phí cho việc học tập trong thời gian gia hạn (theo Mẫu);

- Báo cáo tiến độ học tập từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm xin gia hạn (theo Mẫu);

- Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài về việc lưu học sinh phải kéo dài thời gian học tập và kinh phí cho thời gian gia hạn;

- Ý kiến của cơ quan chủ quản lưu học sinh về việc gia hạn (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản).

29.4. Thời hạn giải quyết: Tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

29.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Lưu học sinh diện học bổng xin gia hạn.

Cơ quan có lưu học sinh diện học bổng xin gia hạn.

29.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

29.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép lưu học sinh gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài

29.8. Lệ phí: không áp dụng.

29.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin gia hạn thời gian học tập và Báo cáo tiến độ học tập ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

29.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian học tập phải gửi về cơ quan cử đi học ít nhất 30 ngày làm việc trước khi hết hạn thời gian học tập ghi tại Quyết định cử đi học.

29.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

 

MẪU SỐ 03

MẪU ĐƠN XIN GIA HẠN THỜI GIAN HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN XIN GIA HẠN THỜI GIAN HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: ……………………………….1

Tôi tên là: ..........................................................................................................

Cơ quan chủ quản: .............................................................................................

Được cử đi học ở nước ngoài theo Quyết định số .... ngày .... tháng …. năm của

Tên trường đến học, nước: ...............................................................................

Trình độ đào tạo: ...............................................................................................

Khoa: ………………………………………….. Chuyên ngành: ....................

Tổng thời gian đào tạo theo Quyết định cử đi học/ Văn bản tiếp nhận đào tạo:

Ngày nhập học: .................................................................................................

Lý do xin gia hạn: .............................................................................................

...........................................................................................................................

Thời gian xin gia hạn: từ tháng …../năm 20…. đến tháng …./năm 20....

Kinh phí trong thời gian gia hạn: 2 ....................................................................

...........................................................................................................................

Trân trọng đề nghị Quý cơ quan xem xét, cho tôi được gia hạn thời gian học tập.

Địa chỉ liên lạc của tôi: .....................................................................................

...........................................................................................................................

E-mail: ..............................................................................................................

Điện thoại nhà: ……………………………………….. Điện thoại di động: ..

 

 

………….., ngày …. tháng …. năm ….
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

_____________

1 Tên cơ quan cử đi học.

2 Ghi rõ kinh phí do lưu học sinh tự thu xếp hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài đài thọ.

 

MẪU SỐ 01

MẪU BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HỌC TẬP.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HỌC TẬP

(từ ngày …. tháng … năm ………. đến ngày … tháng …. năm ……….)

Kính gửi: ………………………………1

1. Họ và tên: ……………………………….. Nam/nữ: ...................................

2. Ngày sinh: .....................................................................................................

3. Dân tộc: …………………………………… Tôn giáo:…...........................

4. Năm trúng tuyển (đối với lưu học sinh học bổng): …………

Năm đi học: ......................................................................................................

5. Địa chỉ nơi ở tại Việt Nam: ..........................................................................

6. Cơ quan công tác (nếu có): ...........................................................................

...........................................................................................................................

7. Diện học bổng (Hiệp định/NSNN/Khác, ghi cụ thể): ...................................

8. Ngành học ở nước ngoài (ghi tiếng Việt và tiếng Anh):

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

9. Tên và địa chỉ trường học ở nước ngoài (ghi tiếng Việt và tiếng Anh): ......

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

10. Ngày đến trường nhập học: ........................................................................

11. Ngày bắt đầu khóa học (theo thông báo của trường): ................................

12. Thời gian đào tạo (theo thông báo của trường): .........................................

13. Đang học học kỳ mấy, thời gian còn lại: ....................................................

14. Địa chỉ nơi ở nước ngoài: ...........................................................................

15. E-mail ở nước ngoài: ..................................................................................

16. Điện thoại liên hệ ở nước ngoài: ................................................................

17. Kết quả học tập 2:

(Viết theo xếp loại, nếu có; hoặc số môn đạt điểm A, điểm B, điểm C... hoặc theo cách cho điểm của trường đến học; Đối với nghiên cứu sinh, thực tập sinh ghi xếp loại kết quả):

.......................................................................................................................................

...........................................................................................................................

18. Họ tên người hướng dẫn (supervisor) hoặc người tư vấn (adviser): ..........

Địa chỉ e-mail của người hướng dẫn/tư vấn: ....................................................

19. Kiến nghị, đề xuất (nếu có): .......................................................................

...........................................................................................................................

20. Đề nghị cấp học phí, sinh hoạt phí (đối với lưu học sinh học bổng): .........

Đề nghị chuyển học phí (theo giấy báo của trường) lưu học sinh cập nhật thông tin tài khoản của trường theo chi tiết sau:

- Tên ngân hàng

- Địa chỉ ngân hàng

- Mã số ngân hàng (như Swift, Code, hoặc ABA/Routing)

- Thông tin ngân hàng trung gian (nếu có)

- Tên người hưởng (tên chủ tài khoản của cơ sở giáo dục)

- Địa chỉ người hưởng

- Số tài khoản

- Số Iban (nếu có)

Đã nhận sinh hoạt phí đến hết tháng …….. năm …………

Học kỳ cuối cùng xin được chuyển sinh hoạt phí đến tháng ……. năm ……., Tổng số ……. tháng.

Cập nhật số tài khoản cá nhân đã đăng ký: 1

- Tên ngân hàng

- Địa chỉ ngân hàng

- Mã số ngân hàng (như Swift, Code hoặc ABA/Routing)

- Thông tin ngân hàng trung gian (nếu có)

- Tên người hưởng (tên chủ tài khoản cá nhân)

- Địa chỉ người hưởng

- Số tài khoản

- Số Iban (nếu có)

 

Xác nhận của cơ sở giáo dục2

………….., ngày …. tháng …. năm ….
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

_____________

1 Tên cơ quan cử đi học.

2 Đối với lưu học sinh học bổng: Ghi thông tin đầy đủ để làm căn cứ tiếp tục hoặc tạm dừng cấp sinh hoạt phí.

1 Ghi tên người hưởng theo tên tài khoản mở tại ngân hàng và địa chỉ ngân hàng. Lưu học sinh chịu mọi chi phí liên quan trong trường hợp cung cấp thông tin chuyển tiền không chính xác.

2 Để nhận được xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài LHS có thể viết báo cáo bằng tiếng Anh (báo cáo dài hơn 01 trang thì cần có chữ ký/dấu giáp lai xác nhận trên tất cả các trang của báo cáo). Nếu không có xác nhận của cơ sở giáo dục trên báo cáo thì phải gửi kèm theo kết quả học tập và xác nhận của cơ sở giáo dục.

 

30. Tiếp nhận lưu học sinh về nước

30.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

- Bước 3: Ra văn bản tiếp nhận lưu học sinh về nước (một trong các hình thức sau):

- Quyết định tiếp nhận lưu học sinh về nước;

- Giới thiệu về cơ quan công tác (đối với lưu học sinh đã có cơ quan công tác);

- Giới thiệu liên hệ xin tuyển dụng (đối với lưu học sinh chưa có cơ quan công tác);

- Chứng nhận đã tốt nghiệp về nước (đối với lưu học sinh tự túc hoặc lưu học sinh tiếp tục học lên trình độ cao hơn);

- Giới thiệu về cơ sở giáo dục đã đồng ý tiếp nhận (đối với lưu học sinh được cử đi học tại nước ngoài xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập);

- Thông báo về nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí cho nhà nước (đối với trường hợp lưu học sinh chưa tốt nghiệp thuộc diện phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí theo quy định hiện hành);

30.2. Cách thức thực hiện: Ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Hợp tác quốc tế và đồng thời nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: http://lhsvn.vied.vn.

30.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

- Đối với lưu học sinh tốt nghiệp về nước

+ Báo cáo tốt nghiệp (theo Mẫu);

+ Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bằng tốt nghiệp, kết quả học tập. Trường hợp chưa được cấp bằng thì nộp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học kèm theo bảng điểm (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ), xác nhận kết quả nghiên cứu, bảo vệ luận án (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);

+ Giấy biên nhận đã nộp luận án cho Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (đối với lưu học sinh tốt nghiệp trình độ tiến sĩ);

+ Thẻ lên máy bay về nước (boarding pass) và bản chụp hộ chiếu trang có ảnh và trang đóng dấu ngày nhập cảnh về nước;

+ Đơn đề nghị truy lĩnh chế độ kinh phí chưa được cấp (nếu có) kèm theo chứng từ gốc có liên quan và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

30.4. Thời hạn giải quyết: Tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

30.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

30.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

30.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tiếp nhận về nước hoặc văn bản giới thiệu lưu học sinh về cơ quan, tổ chức đã công tác trước khi đi học (đối với lưu học sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng) hoặc giới thiệu lưu học sinh về cơ quan, tổ chức đã cam kết tiếp nhận hoặc có nhu cầu tuyển dụng lưu học sinh về làm việc (đối với lưu học sinh chưa có cơ quan công tác).

30.8. Lệ phí: không áp dụng.

30.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo tốt nghiệp hoặc Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

30.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Ứng viên nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đúng hạn theo quy định.

30.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

 

MẪU SỐ 04

MẪU BÁO CÁO TỐT NGHIỆP.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Kính gửi: …..………………………… 1

1. Họ và tên: ......................................................................................................

2. Ngày sinh: .....................................................................................................

3. Cơ quan chủ quản: ........................................................................................

4. Địa chỉ cư trú: ...............................................................................................

5. Quyết định cử đi học số ………. ngày .... tháng .... năm .... của ..................

6. Thời gian học tập ở nước ngoài: ...................................................................

7. Thời gian gia hạn học tập ở nước ngoài: từ tháng ... / 20.... đến tháng .../20

8. Ngày tốt nghiệp: ………………………………………………… Ngày về nước:

.......................................................................................................................................

9. Kết quả học tập 2:

- Văn bằng được cấp: ........................................................................................

- Kết quả xếp loại học tập: ................................................................................

10. Tên cơ sở giáo dục nước ngoài (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh):

…………………………………………..

11. Tên đề tài luận văn thạc sĩ (nếu học thạc sĩ coursework không có luận văn thì ghi: không có luận văn), đề tài luận án tiến sĩ, chuyên đề thực tập: ....................................

...........................................................................................................................

12. Tên và học hàm, học vị của người hướng dẫn: ..........................................

13. Đánh giá của cơ sở giáo dục hoặc giáo sư hướng dẫn (nếu có, viết tóm tắt):

...........................................................................................................................

14. Tự đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu: ...................................................

...........................................................................................................................

15. Nguyện vọng, đề nghị 3: .............................................................................

...........................................................................................................................

16. Cơ quan công tác sau khi tốt nghiệp về Việt Nam: ....................................

...........................................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................

17. Địa chỉ liên hệ 1: ..........................................................................................

Điện thoại cố định: …………………………………………, Điện thoại di động:

E-mail: ..............................................................................................................

18. Kiến nghị, đề xuất đối với các cơ quan chủ quản, cơ quan cử đi học:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Tôi cam đoan nội dung báo cáo là hoàn toàn trung thực, chính xác và xin chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

 

 

………….., ngày ... tháng ... năm ……
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

_____________

1 Tên cơ quan cử đi học.

2 Ghi rõ văn bằng được cấp (thông tin này bắt buộc phải có), nếu chưa có bằng tốt nghiệp thì phải trình bày rõ lý do; ghi rõ kết quả xếp loại học tập (nếu có); hoặc số môn đạt điểm A, điểm B, C,... hoặc theo cách cho điểm của cơ sở giáo dục.

3 Ghi rõ: Trở lại cơ quan cũ hoặc bố trí nơi làm việc hoặc công việc mới phù hợp hơn với kết quả đã được đào tạo; đồng thời nêu rõ vấn đề hoặc công trình kiến nghị được ứng dụng, khả năng ứng dụng, yêu cầu được học tập bồi dưỡng thêm, yêu cầu về điều kiện làm việc trong nước,...

1 Thông tin bắt buộc phải cung cấp

 

31. Chuyển từ một trường học ở nước ngoài về học ở một trường tại Việt Nam

31.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

- Bước 3: Ra văn bản tiếp nhận lưu học sinh về nước:

- Giới thiệu về cơ sở giáo dục đã đồng ý tiếp nhận (đối với lưu học sinh được cử đi học tại nước ngoài xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập);

- Thông báo về nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí cho nhà nước (đối với trường hợp lưu học sinh chưa tốt nghiệp thuộc diện phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí theo quy định hiện hành);

31.2. Cách thức thực hiện: ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Hợp tác quốc tế và đồng thời nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: http://lhsvn.vied.vn.

31.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

- Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam (theo Mẫu);

+ Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt bảng điểm hoặc giấy xác nhận kết quả học tập của lưu học sinh từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước;

+ Bản sao và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt văn bản xác nhận thôi học, lý do thôi học do cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

+ Ý kiến của cơ quan cử đi học về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);

+ Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (đối với lưu học sinh có cơ quan chủ quản);

+ Bản sao hợp lệ các văn bản về việc trúng tuyển, nhập học, kết quả học tập tại cơ sở giáo dục đại học, sau đại học ở Việt Nam trước khi đi học ở nước ngoài (nếu có);

+ Ý kiến bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (nếu có);

+ Giấy khám chữa bệnh, chỉ định điều trị của cơ quan y tế có thẩm quyền ở nước sở tại đối với trường hợp về nước vì lý do sức khỏe và bản dịch hợp lệ sang tiếng Việt.

31.4. Thời hạn giải quyết: Tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

31.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

31.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

31.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn giới thiệu về cơ sở giáo dục đã đồng ý tiếp nhận (đối với lưu học sinh được cử đi học tại nước ngoài xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập) hoặc Thông báo về nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí cho nhà nước (đối với trường hợp lưu học sinh chưa tốt nghiệp thuộc diện phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí theo quy định hiện hành).

31.8. Lệ phí: Không quy định

31.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn xin chuyển từ trường học ở nước ngoài về học tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

31.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Ứng viên nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đúng hạn.

31.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.

 

MẪU SỐ 05

MẪU ĐƠN XIN CHUYỂN TỪ TRƯỜNG HỌC Ở NƯỚC NGOÀI VỀ HỌC TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN XIN CHUYỂN TỪ TRƯỜNG HỌC Ở NƯỚC NGOÀI VỀ HỌC TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Trường/Học viện...1

Tôi tên là: …………………………. Nam/nữ: …………….

Ngày sinh:

Được cử đi học ở nước ngoài theo Quyết định (nếu có) số …………………….. ngày …… tháng …… năm …… của 2

Tên trường đến học:

Trình độ đào tạo:

Khoa: ……………………………….. Chuyên ngành: ………

Tổng thời gian đào tạo theo Quyết định cử đi học/Văn bản tiếp nhận:

Ngày nhập học:

Lý do xin chuyển từ trường nước ngoài về học tập Việt Nam:

……………………………………………………………………………

Trân trọng đề nghị Trường/Học viện

………………… xem xét, cho tôi được chuyển về Quý trường tiếp tục học tập.

Địa chỉ liên lạc của tôi:

…………………………………………………………………………

E-mail:

Điện thoại nhà: …………………………………… Điện thoại di động:

 

 

…….., ngày ... tháng ... năm ……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Hồ sơ3 gửi kèm theo gồm:

1. ...

_____________

1 Ghi tên cơ sở giáo dục mà lưu học sinh xin chuyển đến để tiếp tục học tập.

2 Đối với lưu học sinh học bổng.

3 Danh mục các giấy tờ trong Hồ sơ được quy định tại điểm b) khoản 3 Điều 10 của Quy chế này.

 

32. Tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định vào học tại Việt Nam

32.1. Trình tự thực hiện:

32.1.1. Đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định:

a) Trước ngày 15 tháng 6 hăng năm, nước gửi đào tạo chuyển cho Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách và ngành đăng ký học của từng lưu học sinh kèm theo hồ sơ;

b) Trước ngày 01 tháng 8 hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ lưu học sinh và trả lời kết quả cho nước gửi đào tạo;

c) Lưu học sinh vào học trình độ đại học đến nhập học tại cơ sở giáo dục của Việt Nam trước ngày 05 tháng 9 hằng năm; Lưu học sinh vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh đến nhập học theo thông báo của cơ sở giáo dục Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tiếp nhận lưu học sinh.

32.1.2. Đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc đến Việt Nam học tập, nghiên cứu và thực tập ở các trình độ khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc tiếp nhận thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo được ký kết giữa cơ sở giáo dục với lưu học sinh hoặc tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng cho lưu học sinh.

32.2. Cách thức thực hiện: Ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Hợp tác quốc tế.

32.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

- Phiếu đăng ký;

- Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).

- Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

- Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

- Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,... (nếu có).

- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

32.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày và hoàn thành trước ngày 01 tháng 8 hàng năm.

32.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

32.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hợp tác quốc tế.

32.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

32.8. Lệ phí: Không áp dụng.

32.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đăng ký theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

32.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Điều kiện về học vấn, chuyên môn

+ Lưu học sinh vào học chương trình trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam quy định tại Luật Giáo dục đối với từng cấp học và trình độ đào tạo.

+ Lưu học sinh vào học tập tại Việt Nam phải đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt theo quy định đối với từng trình độ đào tạo và chương trình đào tạo.

+ Lưu học sinh đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đó theo quy định cụ thể của từng chương trình. Lưu học sinh là người bản ngữ (của ngôn ngữ sử dụng trong học tập, nghiên cứu, thực tập) hoặc đã tốt nghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ bằng ngôn ngữ đó thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.

+ Lưu học sinh vào học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.

+ Lưu học sinh vào thực tập chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh.

+ Lưu học sinh vào học các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện quy định tại Điều này còn phải đạt các yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở tiếp nhận.

* Điều kiện về sức khỏe và tuổi

+ Lưu học sinh phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh, phải kiểm tra lại sức khỏe tại cơ sở y tế do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh của Việt Nam chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.

+ Điều kiện về tuổi đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các Hiệp định, Thỏa thuận của Việt Nam ký kết với các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không hạn chế tuổi đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc.

32.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

 

PHỤ LỤC I

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam).

Dán ảnh cỡ 4x6

Attach your photo size 4x6

PHIẾU ĐĂNG KÝ
DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM

APPLICATION FORM
FOR INTERNATIONAL APPLICANTS TO STUDY IN VIETNAM

Hãy điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống hoặc đánh dấu () vào các ô tương ứng. Viết họ tên bằng chữ in hoa. Please fill in the blanks or tick () appropriate boxes. Write your full name in BLOCK letters.

 

1

Họ/Family name

.....................

Tên đệm/Middle name

...................

Tên/First name

.....................

2

Ngày sinh/Date of birth:

Ngày/Day..... tháng/month .... năm/year.........

3

Giới tính/Gender:

□ Nam/Male

□ Nữ/Female

4

Nơi sinh/Place of birth:

Thành phố/City.............................

Nước/Country..............................

5

Quốc tịch/Nationality:

..........................................

6

Nghề nghiệp/Occupation:

..........................................

7

Tôn giáo/Religion:

..........................................

8

Hộ chiếu/Passport:

Số/Number

...................

Nơi cấp/Place of issue

.....................

Ngày cấp/Date of issue

...................

Ngày hết hạn/Expiry date

.....................

9

Tình trạng hôn nhân/
Marital status:

□ Độc thân/Single    □ Đã kết hôn/Married    □ Ly dị/Divorced

10

Tiếng mẹ đẻ/Native language:

..........................................

11

Địa chỉ liên hệ trong nước/ Home country contact address:

..........................................

..........................................

12

Điện thoại nhà riêng trong nước/Home phone number in your home country:

.........................

13

Người liên hệ khi cần báo tin ở trong nước/Contact person in your home country in case of emergency:

Họ tên/Full name

...............................

Quan hệ/Relationship

.................................

Địa chỉ nơi ở/Residential address

...............................

...............................

Nơi làm việc/Place of work

.................................

.................................

Điện thoại/Phone number

...............................

Email

.................................

14

Quá trình học tập/Educational background:

Năm học

Academic year

Cơ sở đào tạo

Institution

Ngành học

Field of Study

Văn bằng, chứng chỉ

Qualifications

..............

..............

..............

................

................

................

..............

..............

..............

.................

.................

.................

15

Quá trình công tác/Employment record:

15.1 Cơ quan công tác/Employer:

......................................

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month....... năm/year.....

Đến/To: tháng/month....... năm/year......

Vị trí công tác/Job Title:

......................................

Mô tả công việc/Job Description:

......................................

15.2 Cơ quan công tác/Employer:

......................................

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month....... năm/year.....

Đến/To: tháng/month....... năm/year......

Vị trí công tác/Job Title:

......................................

Mô tả công việc/Job Description:

......................................

16

Tự đánh giá trình độ tiếng Việt/Self assessed Vietnamese language proficiency:

□ Không biết tiếng Việt/Zero Vietnamese proficiency

□ Biết tiếng Việt /Some Vietnamese Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

□ Sơ cấp/Elementary

□ Trung cấp/Intermediate

□ Cao cấp/Advanced

Nếu bạn đã học ở Việt Nam bằng tiếng Việt, hãy điền các thông tin dưới đây/If you have studied in Vietnam in Vietnamese, complete all following required information:

Tên các trường đã học/Names of institutions attended:

....................................

....................................

Tổng thời gian đã học/Total length of study:

..... giờ/hours ..... tháng/months ....năm/years

Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt/Certificate of Vietnamese language proficiency:

□ Không/No

□ Có/Yes Trình độ/Level: ............

Loại văn bằng tốt nghiệp đã được

cấp/Types of qualifications awarded:

□ THPT/High school   □ Cao đẳng/College

□ Đại học/Bachelor     □ Thạc sĩ/Master

□ Tiến sĩ/Doctor

17

Trình độ tiếng Anh/English Language Proficiency:

□ Không biết tiếng Anh/Zero English proficiency

□ Biết tiếng Anh/Some English Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

□ Sơ cấp/Elementary

□ Trung cấp/Intermediate

□ Cao cấp/Advanced

18

Ngoại ngữ khác/Other foreign languages:

................................... Trình độ/Level: ...............

................................... Trình độ/Level: ...............

19

Khóa học đăng ký/Proposed Study Program:

□ Tiểu học/Primary School □ Trung học cơ sở/Lower Secondary School

□ Trung học phổ thông/Upper Secondary School

 

□ Trung cấp chuyên nghiệp/Secondary Professional and Technical School

□ Cao đẳng/Associate                  □ Đại học/Bachelor

□ Thạc sĩ/Master                      □ Tiến sĩ/PhD

□ Thực tập sinh/Research Fellowship       □ Khóa học ngắn hạn/Short-term training course

20

Ngành học, lĩnh vực nghiên cứu đăng ký/Proposed field of study/research:

...............................................................

21

Thời gian học đăng ký/Proposed period of study:

Từ/From: ....... ngày/day ........ tháng/month.............. năm/year.

Đến/To: ........ ngày/day ........ tháng/month..............năm/year.

22

Cơ sở giáo dục đăng ký/Proposed educational institution for study/research:

...............................................................

...............................................................

23

Ngôn ngữ đăng ký sử dụng cho khóa học/Proposed language medium for study:

□ Tiếng Việt/Vietnamese                  □ Tiếng Anh/English

□ Ngôn ngữ khác/Other language: .........................

24

Thành viên trong gia đình đang ở Việt Nam (nếu có)/Your family members living in Vietnam (if any):

 

Họ tên/Full name

1...................

2...................

Quan hệ/Relationship

..................

..................

Địa chỉ/Address

......................

......................

25

Chi phí trong thời gian học tập tại Việt Nam/Source of funding for your study in Vietnam:

□ Học bổng Chính phủ Việt Nam/Vietnamese Government Scholarship

□ Học bổng khác/Other Scholarship

□ Tự túc kinh phí/Self-funding

26

Tôi, người ký tên dưới đây, xin cam đoan tất cả thông tin tôi ghi trong Phiếu đăng ký này là hoàn toàn trung thực và chính xác. Tôi xin cam kết tuân thủ Pháp luật của Việt Nam, Quy chế quản lý lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam và nội quy, quy định của cơ sở đào tạo, cơ sở nội trú trong suốt thời gian lưu học tại Việt Nam.

I, the undersigned, hereby acknowledge that all the information on this Application Form is true and correct to the best of my knowledge. I hereby undertake to comply strictly with all the laws and the regulations of the Vietnamese Government, all regulations applicable to international students studying in Vietnam, all regulations of the educational institutions and accommodation providers throughout my stay in Vietnam.

Ngày/Day ............tháng/month ............ năm/year ...............

Ký tên/Applicant’s signature: ........................................

Danh mục hồ sơ/Document Checklist

Mỗi ứng viên cần nộp 01 bộ gồm các tài liệu (in trên giấy khổ A4) liệt kê dưới đây. Các văn bản giấy tờ ghi bằng ngôn ngữ khác với tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải đính kèm bản dịch hợp lệ sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Hồ sơ đăng ký không trả lại trong bất kỳ trường hợp nào.

Each applicant should submit 01 set of documents (printed on A4-size paper) listed hereunder. Documents in languages other than English or Vietnamese must be attached with duly notarized translation into English or Vietnamese. The submitted documents will not in any case be returned to the applicants.

□ 1. Phiếu đăng ký đã điền đầy đủ thông tin/Completed application form.

□ 2. Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

Copies and translation of degrees, diplomas and academic transcripts applicable for relevant levels of proposed study, duly notarized or certified by competent authorities of the sending country.

□ 3. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Medical examination certificate issued within 6 months from the date of application by competent health authorities of the sending country or by Vietnamese central, municipal or provincial medical bodies, clearly stating that the applicant is healthy and fit for overseas study.

□ 4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).

Duly certified copies of Vietnamese Proficiency Certificates issued by competent educational institutions or internationally recognized certificate of the foreign language to be used for study in Vietnam (if any).

□ 5. Bản sao giấy tờ minh chứng về tài chính đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam.

Copies of financial guarantee to support study, research and living in Vietnam.

□ 6. Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

Research proposal (for PhD applicants) or Plan of practical training (for Internship applicants).

□ 7. Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

Letters of Recommendation provided by 02 researchers or academics who hold doctorate degrees and have similar fields of research (applicable to PhD applicants).

□ 8. Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,… (nếu có).

Duly certified copies of documents and certificates about the applicant’s aptitude, expertise, research achievements, … (if any).

□ 9. Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

Copy of passport with a validity of the expected duration of study in Vietnam or at least 1 year from the expected arrival in Vietnam.

                         

 

33. Thủ tục Phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài

33.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

- Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, các cấp có thẩm quyền phải có ý kiến trả lời.

Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không đủ điều kiện, phê duyệt, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

33.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.

33.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký.

- Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

- Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.

- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

- Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam thuộc cơ quan chủ quản.

- Đề án liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng và cùng ký, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Sự cần thiết, mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; ngành và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến và lý lịch cá nhân; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.

Số lượng hồ sơ: 06 bộ hồ sơ trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc

33.4. Thời gian giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

33.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia liên kết đào tạo.

33.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

- Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức tại những cơ sở này.

33.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt/Văn bản từ chối phê duyệt Đề án liên kết đào tạo của cơ quan có thẩm quyền.

33.8. Lệ phí: Không.

33.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

33.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

33.10.1. Đội ngũ nhà giáo

33.10.1.1. Giáo dục nghề nghiệp:

a) Đối với liên kết đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương, giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) và liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc tương đương, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.

33.10.1.2. Giáo dục đại học:

a) Đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng thì giảng viên ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

c) Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ;

d) Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

33.10.1.3. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.

33.10.1.4. Giáo viên, giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.

33.10.2. Cơ sở vật chất, thiết bị

33.10.2.1. Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giáo viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05 m2/sinh viên.

33.10.2.2. Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

33.10.3. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy

33.10.3.1. Chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng.

33.10.3.2. Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình: Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong Đề án liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định này phê duyệt.

33.10.3.3. Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.

33.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

34. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

34.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

- Bước 3: Trường hợp hồ sơ không được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.

34.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

34.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện;

- Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

- Tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

- Bản sao có chứng thực Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền;

- Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

- Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu.

Số lượng hồ sơ: 05 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

34.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

34.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

34.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

34.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phep thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

34.8. Lệ phí: Không.

34.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

34.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.

- Có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm tại nước sở tại.

- Là tổ chức, cơ sở giáo dục đã được kiểm định chất lượng hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng.

- Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng.

- Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

- Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đại diện giáo dục dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định tại Điều 55 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

34.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

35. Thủ tục cử đoàn ra công tác ngắn hạn tại nước ngoài

35.1. Trình tự thực hiện:

a) Đối với đoàn ra quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT: Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì trình cấp có thẩm quyền xin phép về chủ trương cử đoàn ra và làm thủ tục cử đoàn ra.

b) Đối với đoàn ra quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 của Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT, trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì trình cấp có thẩm quyền xin phép về chủ trương cử đoàn ra, chuyển hồ sơ đến Vụ Hợp tác Quốc tế trước thời gian lên đường ít nhất 20 ngày làm việc để làm thủ tục cử đoàn ra.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ và ra quyết định:

Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Hợp tác Quốc tế thẩm định, trình lãnh đạo Bộ xem xét ký quyết định cử đoàn ra.

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Vụ Hợp tác Quốc tế thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị cử đoàn ra để sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo đề nghị sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan, đơn vị cử đoàn ra gửi hồ sơ đã hoàn thiện cho Vụ Hợp tác Quốc tế để làm thủ tục cử đoàn ra.

35.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.

35.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức đoàn ra, trong đó nêu rõ tên đoàn công tác, nước đến, mục đích chuyến đi, thời gian đi, nguồn kinh phí, thông tin về mã ngạch công chức của người được cử đi công tác; địa chỉ, điện thoại, số fax, email của đơn vị có cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài.

- Văn bản có ý kiến phê duyệt về chủ trương của Lãnh đạo Bộ phụ trách. Trường hợp đoàn ra có Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ thì phải có ý kiến phê duyệt đồng ý về chủ trương của Bộ trưởng.

- Thư mời của phía nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt hợp lệ hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc văn bản mời của các bộ, ban, ngành, tổ chức, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong nước.

- Danh sách thành viên đoàn (nếu đoàn có nhiều người hoặc Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng đoàn).

- Chương trình làm việc dự kiến, tài liệu, thiết bị mang theo có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước (nếu có).

- Văn bản hoặc Quyết định (bản gốc) hoặc bản sao công chứng cử nhân sự của thủ trưởng đơn vị, cơ quan có cán bộ, công chức là thành viên tham gia đoàn (nếu là đoàn có nhiều đơn vị bên trong hoặc ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia).

35.4. Thời hạn giải quyết: 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

35.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cán bộ, công chức và viên chức các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Giám đốc Ban quản lý các dự án, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cán bộ, công chức đang công tác tại các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc;

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

35.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Hợp tác Quốc tế.

35.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cử đoàn ra.

35.8. Lệ phí: Không.

35.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

35.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đoàn ra phải có mục đích, chương trình, nội dung thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp nhiệm vụ của đơn vị, của ngành. Việc đi công tác nước ngoài không được ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công việc mà cán bộ, công chức được giao thực hiện trong nước.

- Việc tổ chức đoàn ra phải căn cứ vào kế hoạch đoàn ra hàng năm đã được phê duyệt hoặc trong khuôn khổ các dự án, chương trình hợp tác đã được ký kết. Trường hợp cử đoàn ra nằm ngoài kế hoạch đã được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị tổ chức đoàn ra phải báo cáo bằng văn bản nêu rõ mục đích, nội dung, chương trình, thành phần của đoàn ra, thời gian, địa điểm, nguồn kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị tổ chức đoàn ra chỉ tiến hành thông báo cho đối tác nước ngoài và tiến hành các thủ tục liên quan sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Việc cử đoàn ra trên cơ sở thư mời của các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài, các bộ, ban, ngành, tổ chức, các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong nước (gọi chung là phía mời) phải có nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và được Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng phân cấp quản lý phê duyệt.

- Cán bộ được cử đi công tác nước ngoài phải có chuyên môn phù hợp, có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu và có sức khỏe tốt để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn ra có hai người trở lên phải có trưởng đoàn.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Giám đốc Ban quản lý các dự án, chương trình thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; cán bộ, công chức đang công tác tại các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc chỉ được tham gia các đoàn ra ngoài kế hoạch khi có nội dung phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được phân công phụ trách và không quá 02 (hai) lần mỗi năm, mỗi lần không quá 10 (mười) ngày làm việc, trừ trường hợp khác được Bộ trưởng cho phép.

35.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức.

 

36. Thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ sở giáo dục đại học

36.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm lập hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gửi Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tại 30 Tạ Quang Bửu, Hà Nội.

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và trả lời kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ của cơ sở giáo dục đại học. Trường hợp nếu cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đủ các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trong trường hợp cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng các điều kiện quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo kết quả thẩm định và nêu rõ lý do bằng văn bản.

36.2. Cách thức thực hiện:

Cơ sở giáo dục đại học nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hoặc gửi qua bưu điện.

36.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Tờ trình đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng (mẫu Tờ trình quy định tại Phụ lục I);

Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng (mẫu Đề án quy định tại Phụ lục II).

40.4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn của việc nộp hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, ra quyết định: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

40.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

36.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét hồ sơ, ra quyết định giao nhiệm vụ.

36.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.

36.8. Lệ phí (nếu có): không.

36.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Có 02 mẫu đơn, mẫu tờ khai là Tờ trình đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu đính kèm Quyết định này).

36.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Các cơ sở bồi dưỡng được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng cụ thể khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ giảng viên cơ hữu, đúng chuyên ngành để giảng dạy các học phần trong chương trình bồi dưỡng. Giảng viên tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có ít nhất 5 năm giảng dạy trong lĩnh vực chuyên môn của chương trình bồi dưỡng.

b) Có chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cụ thể cho từng đối tượng bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương trình tương ứng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

c) Có đủ giáo trình phù hợp với chương trình bồi dưỡng, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập.

d) Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trường thực hành sư phạm, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

36.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Thông tư số 27/2012/TT-BGDĐT ngày 11/7/2012 của Bộ GDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;

- Thông tư số 37/2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến thủ tục hành chính tại Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.

 

PHỤ LỤC I

TỜ TRÌNH ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
(Kèm theo Thông tư số: 37/2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ, NGÀNH
(Cơ quan chủ quản nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO:

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

……, ngày     tháng       năm

 

TỜ TRÌNH

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Sự cần thiết

- Trình bày cần thiết bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng và năng lực thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của cơ sở bồi dưỡng.

2. Giới thiệu khái quát về cơ sở bồi dưỡng

- Năm thành lập, quá trình xây dựng và phát triển;

- Các ngành, trình độ và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đang thực hiện (nếu có);

- Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý;

- Quy mô các trình độ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đang thực hiện (nếu có);

- Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo trình.

3. Về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đăng ký mở

- Căn cứ chương trình chung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đối tượng tương ứng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Tóm tắt về chương trình bồi dưỡng: Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa (tổng số đơn vị học trình hoặc tín chỉ), thời gian bồi dưỡng;

- Tóm tắt khả năng đáp ứng của cơ sở bồi dưỡng về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nguồn thông tin tư liệu...;

- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm đầu thực hiện chương trình bồi dưỡng;

- Tóm tắt về quá trình xây dựng chương trình bồi dưỡng.

4. Kết luận và đề nghị

- Cơ sở bồi dưỡng cần khẳng định việc đầu tư để thực hiện có kết quả, đảm bảo chất lượng đối với nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Cần khẳng định toàn bộ nội dung hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng đã được đưa lên trang web của cơ sở đào tạo tại địa chỉ: http://www...)

- Đề nghị:

 


Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

37. Thủ tục đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

37.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm quy định hồ sơ đăng ký bồi dưỡng. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký bồi dưỡng cho cơ sở bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước khi xét tuyển.

Bước 2: Cơ sở bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiến hành xét tuyển khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

37.2. Cách thức thực hiện:

Thí sinh nộp hồ sơ đến đăng ký bồi dưỡng cho cơ sở bồi dưỡng qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.

37.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.

37.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

37.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Người có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo.

37.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

37.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

37.8. Lệ phí (nếu có): Không.

37.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

37.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Thí sinh đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải đáp ứng các điều kiện:

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng;

- Có đủ sức khỏe để tham gia bồi dưỡng;

- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.

37.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Thông tư số 27/2012/TT-BGDĐT ngày 11/7/2012 của Bộ GDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;

- Thông tư số 37/2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến thủ tục hành chính tại Quyết đinh số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.

 

38. Thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục

38.1. Trình tự thực hiện:

- Cơ sở giáo dục bao gồm: các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học có khoa, ngành quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục gửi hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở, đề nghị kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục (sau đây gọi tắt là bồi dưỡng);

- Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra và xác nhận các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng, cụ thể:

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: 01 lãnh đạo sở làm trưởng đoàn, 01 lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ, 01 lãnh đạo phòng kế hoạch tài chính, 01 lãnh đạo phòng giáo dục chuyên nghiệp hoặc giáo dục thường xuyên, 01 chuyên viên phòng tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ thư ký;

+ Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đối chiếu các nội dung kê khai trong hồ sơ với các điều kiện thực tế như bảng lương, sổ bảo hiểm xã hội, văn bằng, chứng chỉ của giảng viên, thiết bị, thư viện và lập biên bản kiểm tra (theo mẫu đính kèm Quyết định này);

+ Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kiểm tra. Sau thời gian kiểm tra thực tế chậm nhất 07 ngày làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời cơ sở giáo dục về kết quả thẩm định.

- Cơ sở giáo dục đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ (đã được Sở Giáo dục và Đào tạo xác nhận) đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng. Trong trường hợp cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng. Trong trường hợp cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo kết quả xem xét và nêu rõ lý do bằng văn bản;

- Các cơ sở giáo dục có chức năng, nhiệm vụ đào tạo ngành, chuyên ngành quản lý giáo dục từ trình độ đại học trở lên nếu có nhu cầu làm nhiệm vụ bồi dưỡng thì không phải xây dựng đề án, chỉ tiến hành rà soát theo các điều kiện được quy định, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, quyết định.

(Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trước khi quyết định).

38.2. Cách thức thực hiện:

Cơ sở giáo dục nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

38.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ bao gồm:

- Công văn đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng của cơ sở giáo dục;

- Đề án đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng (theo mẫu đính kèm Quyết định này);

- Các tài liệu và minh chứng kèm theo, bao gồm:

+ Lý lịch khoa học của giảng viên, báo cáo viên (theo mẫu đính kèm Quyết định này);

+ Kế hoạch bồi dưỡng (hình thức tổ chức bồi dưỡng; thời lượng bồi dưỡng cho cả khóa học; thời gian bồi dưỡng; kế hoạch cử giảng viên của nhà trường đi thực tế giáo dục ở địa phương theo định kỳ nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn giáo dục);

+ Một số giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cơ bản sẽ sử dụng trong chương trình bồi dưỡng;

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đã được phát triển, cập nhật các nội dung đáp ứng yêu cầu và phù hợp với đặc điểm của nhà trường và địa phương.

Yêu cầu: Có các bản sao văn bằng, chứng chỉ của giảng viên; bản kế hoạch bồi dưỡng (trong đó thể hiện các nội dung, yêu cầu đã nêu ở trên, có xác nhận của thủ trưởng cơ sở giáo dục); có một số quyển giáo trình, tài liệu cơ bản phục vụ việc bồi dưỡng; có chương trình được cập nhật của nhà trường và bài soạn của giảng viên được cụ thể hóa từ chương trình đó.

38.4. Thời hạn giải quyết: Tổng thời gian thực hiện là 52 ngày, cụ thể như sau:

- Thời hạn của việc nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn của việc trả lời cơ sở giáo dục sau khi thẩm định: 07 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra thực tế.

- Thời hạn của việc nộp hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, ra quyết định: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

38.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở giáo dục, bao gồm: các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục có khoa, ngành quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.

38.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định thực tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét hồ sơ, ra quyết định giao nhiệm vụ.

38.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính.

38.8. Lệ phí (nếu có): không.

38.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu Đề án đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng;

- Lý lịch khoa học;

- Biên bản kiểm tra thực tế các điều kiện về đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, thiết bị, thư viện.

(Mẫu đơn, mẫu tờ khai theo mẫu đính kèm Quyết định này)

38.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

38.10.1. Có đủ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình bồi dưỡng, trong đó có ít nhất 04 giảng viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (đối với chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non) và có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.

38.10.2. Có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên là các nhà khoa học có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng; cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy hoặc trợ giảng.

38.10.3. Áp dụng chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được phát triển, cập nhật các nội dung giáo dục đặc thù của nhà trường, địa phương.

38.10.4. Có cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng (có đủ phòng học, các phòng chức năng và các thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập cho mỗi khóa bồi dưỡng; thư viện có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các thiết bị phục vụ việc tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu liên quan phục vụ công tác bồi dưỡng; trang thông tin điện tử của các trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính);

38.10.5. Có đơn vị chuyên trách tổ chức, quản lý quá trình bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý công tác bồi dưỡng;

38.10.6. Thường xuyên hoặc định kỳ cử giảng viên của nhà trường đi thực tế giáo dục ở địa phương nhằm bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục.

38.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 28/2014/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN…..
CƠ SỞ ĐĂNG KÝ NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG……

PHỤ LỤC I

MẪU ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
(Kèm theo Thông tư số: 28/2014/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG

Phần 1. Sự cần thiết của việc đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng

- Giới thiệu một vài nét về cơ sở đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng.

- Nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý thuộc phạm vi bồi dưỡng.

Phần 2. Năng lực của cơ sở đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng

1. Đội ngũ giảng viên

- Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các module của chương trình bồi dưỡng:

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học

Học vị

Ngành, Chuyên ngành

Module dự kiến đảm nhiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

- Danh sách giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên tham gia giảng dạy các module của chương trình bồi dưỡng:

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học

Học vị

Ngành, Chuyên ngành

Module dự kiến đảm nhiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

2. Phòng học, phòng chức năng, thiết bị

Số TT

Loại phòng học, phòng chức năng

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục thiết bị chính hỗ trợ bồi dưỡng

Tên thiết bị

Số lượng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

3. Thư viện, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo

a) Thư viện

- Tổng diện tích thư viện:....m2 trong đó diện tích phòng đọc:.......m2.

- Số chỗ ngồi:........; Phần mềm quản lý thư viện:.......

- Thư viện điện tử (có hay không; đã kết nối được với cơ sở làm nhiệm vụ bồi dưỡng nào trong nước, ngoài nước; việc tra cứu của giảng viên, học viên trong trường?........; Số lượng sách, giáo trình điện tử.....)

b) Danh mục giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí

- Danh mục giáo trình, tài liệu được ban hành theo chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:

Số TT

Tên giáo trình, tài liệu

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho đối tượng

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

- Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí:

Số TT

Tên sách chuyên khảo, tạp chí

Tên tác giả

Nhà xuất bản, số, tập, năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho đối tượng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng cơ sở
đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng
(Ký tên, đóng dấu)

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN…..
CƠ SỞ ĐĂNG KÝ NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG……

 

 

PHỤ LỤC II

LÝ LỊCH KHOA HỌC
(Kèm theo Thông tư số: 28/2014/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên:                                                         Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:                                      Nơi sinh:

Quê quán:                                                         Dân tộc:

Học vị cao nhất:                                                Năm, nước nhận học vị:

Chức danh khoa học cao nhất:                           Năm bổ nhiệm:

Chức vụ (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu):

Đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu):

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:

Điện thoại liên hệ: CQ:             NR:                      DĐ:

Fax:                                    Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Hệ đại học:

Nơi đào tạo:

Ngành học:

Nước đào tạo:                                                   Năm tốt nghiệp:

Bằng đại học 2:                                                 Năm tốt nghiệp

2. Sau đại học:

- Thạc sĩ chuyên ngành:                                    Năm cấp bằng

Nơi đào tạo:

- Tiến sĩ chuyên ngành:                                     Năm cấp bằng

Nơi đào tạo:

- Tên luận án:

3. Ngoại ngữ: 1.                                                Mức độ sử dụng

2.                                                                     Mức độ sử dụng

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia:

Số TT

Tên đề tài nghiên cứu

Năm bắt đầu/năm hoàn thành

Đề tài cấp (Nhà nước, Bộ, ngành, trường)

Trách nhiệm tham gia trong đề tài

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

...

 

 

 

 

2. Các công trình khoa học đã công bố:

TT

Tên công trình

Năm công bố

Tên tạp chí

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

...

 

 

 

...., ngày...tháng...năm...

Xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp

Người khai ký tên
(Ghi rõ chức danh, học vị)

Ghi chú: Đối với giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên đang công tác, cần có xác nhận đồng ý cho phép tham gia thỉnh giảng ở cơ sở làm nhiệm vụ bồi dưỡng; đối với giảng viên, báo cáo viên đã nghỉ chế độ, chỉ cần ký và ghi rõ họ tên.

 

PHỤ LỤC III

BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC TẾ CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, BÁO CÁO VIÊN, THIẾT BỊ, THƯ VIỆN
(Kèm theo Thông tư số: 28/2014/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC TẾ CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, BÁO CÁO VIÊN, THIẾT BỊ, THƯ VIỆN

Hôm nay, vào lúc....ngày...tháng....năm......tại cơ sở giáo dục.........................., Đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, TP...........đã kiểm tra thực tế các điều kiện về đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, thiết bị, thư viện phục vụ bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục trong hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng của cơ sở giáo dục........., cụ thể như sau:

I. Thành phần làm việc

A. Đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo

1.

2.

3.

...

B. Đại diện cơ sở giáo dục

1.

2.

3.

...

II. Nội dung làm việc

1. Cơ sở bồi dưỡng báo cáo tóm tắt các điều kiện về đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, thiết bị, thư viện phục vụ công tác bồi dưỡng.

2. Đoàn kiểm tra thực tế theo các nội dung sau:

a) Đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành đào tạo

Năm, nơi tham gia giảng dạy

Đúng/không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

b) Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên tham gia giảng dạy đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng:

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành đào tạo

Năm, nơi tham gia giảng dạy

Đúng/không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

c) Phòng học, phòng chức năng, thiết bị:

Số TT

Loại phòng học, phòng chức năng

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục thiết bị chính hỗ trợ bồi dưỡng

Đúng/không đúng với hồ sơ

Ghi chú

Tên thiết bị

Số lượng

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

d) Thư viện

- Tổng diện tích thư viện:..................m2; Diện tích phòng đọc:............m2.

- Số chỗ ngồi:..........; Phần mềm quản lý thư viện:.................................

- Thư viện điện tử:.............Số lượng sách, giáo trình điện tử:.....................

Nhận xét của Đoàn kiểm ra:........................................................................

e) Danh mục giáo trình, tài liệu được ban hành theo chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:

Số TT

Tên giáo trình, tài liệu

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho đối tượng

Đúng/không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

g) Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí:

Số TT

Tên sách chuyên khảo, tạp chí

Tên tác giả

Nhà xuất bản, số, tập, năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho đối tượng

Đúng/không đúng với hồ sơ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

3. Ý kiến của Đoàn kiểm tra

4. Giải trình của cơ sở giáo dục

5. Kết luận của Đoàn kiểm tra

Biên bản làm tại cơ sở giáo dục .........lúc.....ngày.....tháng....năm.....

 

THƯ KÝ ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
 

......, ngày....tháng....năm....

 

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý: Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra, Thư ký đoàn kiểm tra; có xác nhận, ký, đóng dấu của sở giáo dục và đào tạo, của Thủ trưởng cơ sở giáo dục. Biên bản kiểm tra được lập thành 3 bản. Sở Giáo dục và Đào tạo lưu 1 bản, cơ sở giáo dục lưu 1 bản và gửi 1 bản kèm theo 1 bộ hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng.

 

39. Thủ tục chấp thuận việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

39.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh), căn cứ thực tế việc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương, chỉ đạo và phối hợp với chính quyền các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội để xác định nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của người dân tộc thiểu số.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số để dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đảm bảo là bộ chữ cổ truyền đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam, được cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác nhận.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

- Bước 4: Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh và có văn bản chấp thuận việc đưa ... hoặc văn bản không chấp thuận nêu rõ lý do.

39.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.

39.3. Hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh.

- Báo cáo về: Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; cơ sở vật chất, thiết bị; đối tượng học tiếng dân tộc thiểu số; những cơ sở giáo dục được giao dạy tiếng dân tộc thiểu số; kế hoạch triển khai, tổ chức dạy học.

- Quyết định phê chuẩn Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số.

b) Số lượng: 01 bộ.

39.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày

39.5. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Thẩm quyền quyết định: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Giáo dục dân tộc.

39.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

39.7. Mẫu đơn, tờ khai:

- Mẫu tờ trình (đính kèm).

- Mẫu thống kê (đính kèm).

39.8. Phí, lệ phí: Không.

39.9. Kết quả thực hiện TTHC:

Văn bản chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

39.10. Điều kiện thực hiện TTHC:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh), căn cứ thực tế việc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương, chỉ đạo và phối hợp với chính quyền các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội để xác định nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của người dân tộc thiểu số.

- Có bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số là bộ chữ cổ truyền đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam, được cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác nhận hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Đối với các tiếng dân tộc thiểu số có nhiều bộ chữ thì việc lựa chọn bộ chữ phải căn cứ vào tính phổ biến của bộ chữ đã và đang được sử dụng trong sáng tác văn học, ghi chép văn học dân gian, ở địa phương.

- Có chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức biên soạn và thẩm định theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng về tiếng dân tộc thiểu số; giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số chưa đạt chuẩn đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng ngắn hạn để có chứng chỉ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

- Có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

39.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 3 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, Hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

 

MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN

Kèm theo Hồ sơ đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh
(Theo Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Ngày 03 tháng 11 năm 2011)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /TTr-… (2)

......…(3), ngày      tháng … năm 20…

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị chấp thuận dạy tiếng dân tộc…(4)… tại tỉnh …(5)…

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Nội dung đề nghị: nêu tóm tắt kết quả thực hiện theo mục 1.1, Phần II. Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề nghị đưa chữ dân tộc thiểu số vào dạy trên địa bàn...............................................................

2. Các văn bản kèm theo:

2.1. Quyết định của UBND tỉnh về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc thiểu số dạy ở địa phương;

2.2. Danh sách các cơ sở giáo dục được giao dạy tiếng dân tộc thiểu số;

2.3. Báo cáo về Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (số lượng, trình độ đào tạo...) của địa phương, đối tượng học tiếng dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất, thiết bị, kế hoạch tổ chức dạy học (theo mẫu Thống kê đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số tại Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 3/11/2011).

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận việc dạy tiếng dân tộc ....(6)..... trên địa bàn ........ (7) ........

 

 

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1): Tên cơ quan, tổ chức trình.

(2): Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức.

(3), (5), (7): Địa danh.

(4), (6): Tên dân tộc thiểu số.

 

MẪU THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG DÂN TỘC

(Theo Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Ngày 03 tháng 11 năm 2011)

TT

Tên trường dạy TDTTS

Tổng số lớp dạy TDTTS

Tổng số GV dạy TDTTS

TĐ đào tạo

Nữ GV dạy TDTTS

Số GV dạy kiêm nhiệm TDTTS

Ghi chú

ĐH

TC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40. Thủ tục công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

40.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Đơn vị cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.

- Bước 2: Bộ GDĐT xem xét hồ sơ và kiểm tra đơn vị cấp tỉnh.

- Bước 3: Bộ GDĐT ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đối với tỉnh nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP.

40.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.

40.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.

+ Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh đối với huyện.

+ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

40.4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc.

40.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh

40.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

40.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

40.8. Lệ phí: Không.

40.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

40.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

40.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

 

41. Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước

41.1. Trình tự thực hiện:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 01 bộ hồ sơ do cơ sở đào tạo gửi đến qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định hồ sơ.

- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng nhu cầu đào tạo NCS theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo;

- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;

- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo cần tiếp tục chuẩn bị các điều kiện;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo (đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện), nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo.

41.2. Cách thức thực hiện:

Gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

41.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 bao gồm:

41.3.1 Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911.

41.3.2 Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911:

a) Giới thiệu về cơ sở đào tạo, kinh nghiệm đào tạo;

b) Đăng ký chương trình đào tạo; số lượng tuyển sinh hằng năm; kế hoạch đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo;

c) Điều kiện dự tuyển; học phí và kinh phí triển khai;

d) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo trong nước bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học; cơ sở vật chất; kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ;

đ) Kế hoạch tổ chức đào tạo: phù hợp, đảm bảo hỗ trợ cho NCS thực hiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở thí nghiệm, thực hành có chất lượng; đi thực tập ở nước ngoài; tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; đăng bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín của Việt Nam và quốc tế;

e) Nhiệm vụ và trách nhiệm của giảng viên, người hướng dẫn, NCS trong quá trình đào tạo bao gồm việc hỗ trợ NCS tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, thực hiện thực nghiệm, thí nghiệm, khảo sát, đăng bài báo quốc tế và các hoạt động khoa học khác;

g) Cam kết trong việc tổ chức quản lý NCS, đảm bảo quá trình đào tạo có hiệu quả và NCS tốt nghiệp có chất lượng cao thể hiện ở một trong các trường hợp sau:

- Có ít nhất 03 bài báo khoa học công bố trong nước trong tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định hoặc trong tạp chí hàng đầu, có uy tín của mỗi ngành/lĩnh vực do trường quy định;

- Có ít nhất 01 báo cáo liên quan đến đề tài luận án đăng toàn văn tại hội nghị khoa học cấp quốc gia và tại hội thảo/hội nghị quốc tế.

- Có ít nhất 01 bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế ISI hoặc tạp chí có uy tín).

Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục V kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

41.3.3. Biên bản thông qua đề án của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo.

41.3.4. Quyết định đã được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ quan có thẩm quyền.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

41.4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định hồ sơ và ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo;

- Đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện: trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo, nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo.

41.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước.

41.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Giáo dục Đại học;

- Cơ quan phối hợp: Các đơn vị có liên quan.

41.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 cho cơ sở đào tạo.

41.8. Phí, lệ phí: Không có.

41.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục V kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

41.10. Yêu cầu điều kiện:

a) Là cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, có kinh nghiệm đào tạo ít nhất 5 năm với quy mô đào tạo ổn định;

b) Có đội ngũ các nhà khoa học và cơ sở vật chất, thư viện đảm bảo đào tạo NCS trong nước đáp ứng các yêu cầu của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và yêu cầu của Đề án 911;

c) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911 xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

41.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định "Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Phụ lục V

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước theo Đề án 911
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Ở TRONG NƯỚC THEO ĐỀ ÁN 911

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo:

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: Lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo tiến sĩ; số lượng các chuyên ngành được giao đào tạo tiến sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 5 năm trở lại đây; những chuyên ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo.

1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ

Bảng 1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong những 5 năm gần đây

 

Năm...

Năm....

Năm....

Năm...

Năm...

Chỉ tiêu tuyển mới

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và được cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

1.3. Tổ chức và quản lý đào tạo

- Tên đơn vị quản lý đào tạo:

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý NCS

Bảng 1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4. Tạp chí khoa học do cơ sở đào tạo xuất bản (nếu có): tên, năm bắt đầu ấn hành, số kỳ xuất bản mỗi năm, tổ chức và hoạt động, cơ chế biên tập và phản biện, uy tín và chất lượng…

1.5. Trang web của cơ sở đào tạo: địa chỉ website, đường dẫn của chuyên mục đào tạo tiến sĩ trong website; mô tả chuyên mục đào tạo tiến sĩ: các thông tin cơ bản của chuyên mục, kế hoạch đào tạo, bảo vệ luận án; cơ sở dữ liệu đào tạo tiến sĩ,…

Phần II. Điều kiện và năng lực đào tạo của từng chuyên ngành

Căn cứ các qui định tại Điều 14 của Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số     /BGDĐT-GDĐH ngày      tháng      năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng phần này của đề án theo từng chuyên ngành.

2.1. Chuyên ngành đào tạo: …………

2.1.1. Thông tin về chuyên ngành đào tạo NCS:

- Năm được giao đào tạo chuyên ngành này:

- Đơn vị quản lý chuyên môn (khoa, bộ môn, phòng chuyên môn):

2.1.2 Kết quả đào tạo trong 5 năm trở lại đây

Bảng 2.1.2. Kết quả đào tạo của chuyên ngành

Thông tin chung

Năm.....

Năm .....

Năm .....

Năm....

Năm....

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn so với quy định (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

2.1.3. Đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu tham gia đào tạo chuyên ngành

Bảng 2.1.3. Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia đào tạo chuyên ngành

TT

Họ và tên, năm sinh

Chức danh KH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Số NCS hướng dẫn đã bảo vệ

Số NCS đang hướng dẫn

Số bài báo công bố trong nước 5 năm trở lại đây

Số bài báo công bố ngoài nước 5 năm trở lại đây

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2.1.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Thư viện: Giới thiệu, mô tả về nguồn tài liệu chuyên môn phục vụ chuyên ngành đào tạo, chia ra:

- Về sách chuyên khảo phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Về tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của trường và của khoa;

- Về thư viện điện tử, khả năng kết nối, khai thác, sử dụng tài liệu của thư viện khoa học trong và ngoài nước; với cơ sở nước ngoài có hợp tác nghiên cứu, đào tạo với trường..

Bảng 2.1.4a Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong nước, ngoài nước có khả năng kết nối và khai thác:

TT

Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học

Tên nước

Đường dẫn, địa chỉ website

1

 

 

 

2

 

 

 

b) Phòng làm việc

- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: bình quân số m2/ 1 người HD

- Chỗ làm việc cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

c) Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành đào tạo

Bảng 2.1.4b. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm… chuyên ngành

STT

Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

Tình trạng trang thiết bị và hiệu suất hoạt động hiện tại

1

 

 

2

 

 

2.1.5. Hợp tác quốc tế

a) Hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước

Bảng 2.1.5a. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến chuyên ngành này trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng tổ chức

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

b) Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài

Bảng 2.1.5b. Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học về chuyên ngành này trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc

Số NCS tham gia

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

- Khả năng hỗ trợ NCS công bố bài báo quốc tế: về chuyên môn, thủ tục, tài chính…

- Tên các chương trình (hay NCS) được đào tạo theo hình thức phối hợp, đồng hướng dẫn với nước ngoài.

2.1.6. Kế hoạch tuyển sinh: Số NCS/năm của chuyên ngành

2.2. Chuyên ngành: ………

(các nội dung tương tự nêu trên)

2.3. Chuyên ngành: ………

(các nội dung tương tự nêu trên)

Ghi chú: Trường hợp có nhiều chuyên ngành cùng nhóm ngành thì từ phần 2.1.4 trở đi có thể viết chung

Phần III. Tổ chức triển khai

3.1. Tuyển sinh

+ Tuyển sinh (đảm bảo đúng đối tượng, đúng yêu cầu của Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành, cách thức quảng bá, tổ chức tuyển sinh...):

3.2. Tổ chức đào tạo: nêu cụ thể quy trình tổ chức đào tạo, cách thức triển khai như:

- Đào tạo tập trung NCS toàn thời gian;

- Đào tạo không tập trung theo qui định tại khoản 2 Điều 12;

- Cách thức biên chế NCS về khoa chuyên ngành hoặc tổ bộ môn để sinh hoạt chuyên môn theo Quy chế;

- Về hướng dẫn khoa học, lề lối làm việc giữa NCS và người hướng dẫn…

- Cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, hội thảo…

- Việc gửi NCS đi thực tập ở nước ngoài;

- Việc duyệt báo cáo, bài báo khoa học;

- Việc hỗ trợ NCS đăng bài quốc tế (về chuyên môn, thủ tục, tài chính…);

- Tổ chức phản biện độc lập, duyệt luận án…

- Các nội dung trọng tâm trong tổ chức, quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo.

3.3. Cam kết về kết quả đầu ra của NCS (nếu có khác nhau đối với từng chuyên ngành đề nghị ghi rõ)

- Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước (tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định):

- Số lượng bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế có uy tín):

- Số lượng hội thảo khoa học (trong nước, nước ngoài) tham gia có báo cáo:

3.4. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS ở trong nước (tính theo ngành (nhóm chuyên ngành) nếu có sự khác nhau giữa các ngành).

Bảng 3.4. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS ở trong nước
(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi đào tạo các học phần trong CTĐT

- Số tín chỉ:

- Số chuyên đề:

 

 

 

2

Chi người hướng dẫn

- Người hướng dẫn chính:

+

+

- Người hướng dẫn phụ:

+

+

 

 

 

3

Chi Hội đồng chấm chuyên đề, luận án

- Số chuyên đề, số người trong hội đồng,…

 

 

 

4

Chi cho tiến hành nghiên cứu, viết luận án

- Khảo sát thực tiễn

- Khảo cứu tư liệu

- Dự HN/hội thảo quốc tế

- Thực hiện thí nghiệm

- Viết luận án

- Đăng bài báo quốc tế

- Văn phòng phẩm

- Hỗ trợ sinh hoạt phí

- …

 

 

 

5

Chi thực tập, NC ngoài nước

- Sinh hoạt phí:

- Vé đi lại:

- Trả cho cơ sở thực tập…

 

 

 

6

Chi phản biện độc lập

- Số người:

 

 

 

7

Chi Hội đồng đơn vị chuyên môn

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

8

Chi Hội đồng cấp trường

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

9

Nội dung khác…

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 


Nơi nhận:
- ……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

42. Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp

42.1. Trình tự thực hiện:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 02 bộ hồ sơ do cơ sở đào tạo gửi đến qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Cục ĐTVNN thẩm định hồ sơ.

- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng nhu cầu đào tạo NCS theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo;

- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;

- Nếu hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo cần tiếp tục hoàn thiện các điều kiện;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo (Đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện), nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo.

42.2. Cách thức thực hiện:

Cơ sở đào tạo gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

42.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp bao gồm:

42.3.1 Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp.

42.3.2 Biên bản thỏa thuận phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nước ngoài.

42.3.3. Đề án nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp.

Đề án đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp được xây dựng theo những nội dung và yêu cầu chính như sau:

a) Giới thiệu về trường đối tác nước ngoài; kinh nghiệm hợp tác đào tạo tiến sĩ.

b) Ngành đào tạo, chương trình đào tạo, quy mô đào tạo;

c) Đối tượng, điều kiện dự tuyển;

d) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo phối hợp bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học; cơ sở vật chất; kinh nghiệm đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học của cả hai bên; kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong đào tạo tiến sĩ với các trường đối tác; cam kết đầu ra của NCS như quy định tại điểm h khoản này;

đ) Các quy định của cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước và cơ sở đào tạo tiến sĩ nước ngoài về đào tạo theo phương thức phối hợp, trong đó nêu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong tổ chức đào tạo, hướng dẫn luận án, bảo vệ luận án, hỗ trợ NCS đăng bài báo quốc tế, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế; áp dụng các quy định về tổ chức đào tạo tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài vào cơ sở đào tạo Việt Nam;

e) Kế hoạch đào tạo nêu rõ thời gian, lộ trình đào tạo tại Việt Nam và tại cơ sở đào tạo nước ngoài; trách nhiệm của cả hai bên trong suốt quá trình đào tạo NCS; đồng hướng dẫn NCS;

g) Tổ chức hoạt động đào tạo: áp dụng quy chế và yêu cầu đào tạo NCS của cơ sở đào tạo nước ngoài trong đào tạo NCS theo phương thức phối hợp; tổ chức nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên ngành... tại cơ sở đào tạo Việt Nam có sự tham gia của các giáo sư của cơ sở đào tạo nước ngoài; tổ chức bảo vệ luận án tại cơ sở đào tạo Việt Nam có sự tham gia của các giáo sư nước ngoài; luận án được viết và bảo vệ bằng tiếng nước ngoài;

h) Cam kết của cơ sở đào tạo: ngoài cam kết quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911), NCS khi bảo vệ luận án có ít nhất 01 báo cáo được đăng trong kỷ yếu hội thảo hoặc hội nghị quốc tế hoặc 01 bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế ISI hoặc tạp chí có uy tín);

i) Cơ cấu tổ chức thực hiện đề án, các biện pháp xử lý rủi ro;

k) Trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tuyển chọn NCS, đào tạo và đánh giá luận án tốt nghiệp; giảng viên Việt Nam, giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy và hướng dẫn; nơi bảo vệ luận án, cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cấp bằng; các nội dung liên quan khác;

l) Dự toán kinh phí chi tiết.

Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

42.3.4. Biên bản thông qua đề án của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo.

42.3.5. Văn bản chứng minh cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài đã được kiểm định chất lượng đào tạo.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

42.4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Cục ĐTVNN thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo;

- Đối với những hồ sơ đã đảm bảo các điều kiện theo quy định được thông báo cần hoàn thiện: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo, nếu hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo.

42.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ.

42.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Giáo dục Đại học;

- Cơ quan phối hợp: Cục Hợp tác quốc tế.

42.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp cho cơ sở đào tạo.

42.8. Phí, lệ phí:

Không có.

42.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

42.10. Yêu cầu điều kiện:

a) Là cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm đào tạo ít nhất 5 năm với quy mô và kết quả đào tạo ổn định.

b) Có đội ngũ các nhà khoa học đáp ứng các quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành và đủ năng lực ngoại ngữ tham gia đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp.

c) Có chương trình đào tạo được hai bên xây dựng và thống nhất, phù hợp với điều kiện của cả hai bên;

d) Có thỏa thuận hợp tác đào tạo tiến sĩ với cơ sở đào tạo nước ngoài đã được ký kết giữa hai bên đảm bảo thực hiện những nội dung cơ bản nêu trong Đề án nhận nhiệm vụ của cơ sở đào tạo quy định tại khoản 2 Điều 23 Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911.

đ) Có cơ sở vật chất, thư viện đảm bảo để thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ theo phương thức phối hợp đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài;

e) Cơ sở đào tạo trong nước chỉ được phối hợp đào tạo trình độ tiến sĩ với cơ sở đào tạo nước ngoài quy định tại Điều 9 của Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911;

g) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911.

42.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định "Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Phụ lục VI

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp theo Đề án 911
(Kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THEO PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP THEO ĐỀ ÁN 911

Tên cơ sở đào tạo:

Phần I. Thông tin chung

1.1. Giới thiệu về cơ sở đào tạo:

Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: Lịch sử phát triển, năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo tiến sĩ; số lượng các chuyên ngành được giao đào tạo tiến sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 10 năm trở lại đây; những chuyên ngành thuộc thế mạnh của cơ sở đào tạo. Tình hình hợp tác quốc tế trong đào tạo, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, đặc biệt liên kết đào tạo ở trình độ tiến sĩ cho đến nay.

1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong nước

Bảng 1.2. Kết quả đào tạo tiến sĩ trong 5 năm gần đây

Năm

Năm ...

Năm....

Năm ....

Năm ....

Năm.....

Chỉ tiêu tuyển mới

 

 

 

 

 

Số NCS tuyển mới

 

 

 

 

 

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và được cấp bằng TS

 

 

 

 

 

Số NCS quá hạn (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

Số NCS thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

1.3. Kết quả hợp tác NCKH, phối hợp đào tạo tiến sĩ với nước ngoài đã có (số đề tài hợp tác nghiên cứu, số lượng bài báo công bố, số chương trình phối hợp đào tạo, số lượng NCS đã và đang đào tạo phối hợp...)

1.4. Tổ chức và quản lý đào tạo

- Tên đơn vị quản lý đào tạo:

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý NCS

Bảng 1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4. Tạp chí khoa học do cơ sở đào tạo xuất bản: tên, năm bắt đầu ấn hành, số kỳ xuất bản mỗi năm, tổ chức và hoạt động, cơ chế biên tập và phản biện, uy tín và chất lượng…

1.5. Trang web của cơ sở đào tạo: địa chỉ website, đường dẫn của chuyên mục đào tạo tiến sĩ trong website; mô tả chuyên mục đào tạo tiến sĩ; các thông tin cơ bản của chuyên mục (kế hoạch đào tạo, bảo vệ luận án; cơ sở dữ liệu đào tạo tiến sĩ,…), đặc biệt các thông tin và kết quả liên quan đến hợp tác quốc tế trong NCKH và đào tạo sau đại học, các chương trình đào tạo liên kết, kết quả đào tạo phối hợp trình độ tiến sĩ đã có.

Phần II. Điều kiện và năng lực của từng chuyên ngành đăng ký đào tạo phối hợp

Căn cứ các qui định tại Điều 21 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số       /2012/TT/BGDĐT ngày      tháng     năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng phần này của đề án theo từng chuyên ngành.

2.1. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

2.1.1. Giới thiệu tóm tắt về cơ sở đào tạo phối hợp ở nước ngoài

+ Tên trường, tên nước, địa chỉ, website:

+ Vị trí và uy tín của cơ sở ĐT nước ngoài tại nước sở tại và trên thế giới:

+ Quá trình hình thành và phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo trình độ tiến sĩ:

+ Giới thiệu những nét chính của văn bản thoả thuận hoặc Hợp đồng phối hợp đào tạo đã có:

+ Kết quả đào tạo phối hợp đã triển khai (nếu có):

2.1.2. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo phối hợp

Bảng 2.1.2. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo phối hợp

TT

Họ và tên, năm sinh

CDKH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Năng lực ngoại ngữ

Số NCS hướng dẫn đã bảo vệ

Số NCS đang hướng dẫn

Số bài báo công bố trong nước trong 5 năm gần nhất

Số bài báo công bố ngoài nước trong 5 năm gần nhất

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Thư viện: về nguồn tài liệu chuyên môn phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Sách chuyên khảo phục vụ chuyên ngành đào tạo:

- Tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước của trường và của khoa;

- Thư viện điện tử, khả năng kết nối với thư viện của cơ sở phối hợp và các thư viện khoa học trong và ngoài nước khác:......

- Sự hỗ trợ của cơ sở đào tạo phối hợp nước ngoài về tài liệu, sách báo khoa học.

Bảng 2.1.3a. Danh sách các thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong nước, ngoài nước có khả năng kết nối và khai thác sử dụng tài liệu:

TT

Tên thư viện, mạng CSDL, thông tin khoa học

Tên nước

Đường dẫn, địa chỉ website

1

 

 

 

2

 

 

 

b) Phòng làm việc

- Chỗ làm việc cho người hướng dẫn NCS: bình quân số m2/ 1 người HD

- Chỗ làm việc cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

c) Phòng thí nghiệm phục vụ chuyên ngành đào tạo

Bảng 2.1.3c. Danh sách phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm… chuyên ngành

STT

Tên phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm

Tình trạng trang thiết bị, hiệu suất hoạt động hiện tại

1

 

 

2

 

 

2.1.4. Hợp tác quốc tế

a) Hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành

Bảng 2.1.4a. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng tổ chức

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

b) Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài

Bảng 2.1.4b. Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc

Số NCS tham gia

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

- Khả năng hỗ trợ NCS công bố bài báo quốc tế: về chuyên môn, thủ tục, tài chính…

- Tên các chương trình (hay NCS) được đào tạo theo hình thức phối hợp, đồng hướng dẫn với nước ngoài đã hoặc đang triển khai thực hiện.

2.1.5. Tuyển sinh và tổ chức, quản lý đào tạo

a) Trình bày, mô tả cụ thể, trong đó nhấn mạnh những yếu tố mới, tiên tiến của cơ sở đào tạo nước ngoài áp dụng tại cơ sở đào tạo Việt Nam.

b) Kế hoạch tuyển sinh: số lượng mỗi năm,

c) Phương thức tuyển sinh, cách thức quảng bá, tổ chức tuyển sinh...:

d) Hình thức tổ chức đào tạo: thời gian đào tạo trong nước, thời gian đào tạo ở nước ngoài, kế hoạch nội dung đào tạo dự kiến ở trong nước và nước ngoài theo từng thời điểm.

đ) Tổ chức đào tạo trong nước:

+ Biên chế NCS về khoa chuyên ngành hoặc tổ bộ môn để sinh hoạt chuyên môn theo Quy chế;

+ Hướng dẫn khoa học trong nước; phối hợp với người hướng dẫn ở nước ngoài;

+ Cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, hội thảo…

+ Việc duyệt báo cáo, bài báo khoa học; công bố kết quả nghiên cứu

+ Việc hỗ trợ NCS đăng bài quốc tế (về chuyên môn, thủ tục, tài chính…);

e) Tổ chức đào tạo ở nước ngoài

+ Hướng dẫn khoa học ở nước ngoài; phối hợp với người hướng dẫn trong nước;

+ …

g) Tổ chức duyệt luận án, đánh giá và bảo vệ luận án

h) Trách nhiệm cấp bằng…

i) Cam kết về vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong chương trình

k) Cam kết về kết quả đầu ra của NCS của chuyên ngành:

+ Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước (tạp chí chuyên ngành tính đến 1 điểm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định):

+ Số lượng bài báo khoa học công bố ngoài nước (tạp chí quốc tế có uy tín):

+ Số lượng hội thảo khoa học (trong nước, nước ngoài) tham gia có báo cáo:

+ ….

3.2. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

…… (Các nội dung tương tự nêu trên)

3.3. Chuyên ngành/Chương trình đào tạo phối hợp: …….

…… (Các nội dung tương tự nêu trên)

Ghi chú: Trường hợp có nhiều chuyên ngành cùng nhóm ngành thì từ phần 2.1.3 trở đi có thể viết chung.

Phần III. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS theo phương thức phối hợp (tính theo ngành) Bảng 3. Dự toán kinh phí đào tạo 1 NCS theo phương thức phối hợp

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi đào tạo các học phần trong CTĐT

- Số tín chỉ/số chuyên đề:

- Chi GV nước ngoài tham gia tuyển chọn NCS, đánh giá các môn học

 

 

 

2

Chi người hướng dẫn

- Người hướng dẫn chính:

+ …

- Người hướng dẫn phụ:

+ …

 

 

 

3

Chi Hội đồng chấm chuyên đề, luận án

- Số chuyên đề, số người trong hội đồng,…

 

 

 

4

Chi hỗ trợ GV nước ngoài tham gia hướng dẫn, giảng dạy, đánh giá luận án…

- Đi lại:

- Chỗ ở:

- Sinh hoạt phí:

- …

 

 

 

5

Chi cho tiến hành nghiên cứu luận án

- Khảo sát thực tiễn

- Khảo cứu tư liệu

- Dự HN/hội thảo quốc tế

- Thực hiện thí nghiệm

- Viết luận án

- Đăng bài báo quốc tế

- Văn phòng phẩm

- Hỗ trợ sinh hoạt phí

- ...

 

 

 

6

Chi đào tạo tại nước ngoài

- Sinh hoạt phí:

- Vé đi lại:

- Trả học phí cho cơ sở đào tạo.

- Trả phí tham dự hội nghị, hội thảo, đăng bài báo quốc tế

- Mua sách, tài liệu…

 

 

 

7

Chi phản biện độc lập

- Số người:

 

 

 

8

Chi Hội đồng đơn vị chuyên môn

- Tính theo số thành viên, chức trách trong hội đồng:

 

 

 

9

Chi Hội đồng cấp trường

- Bảo vệ trong nước: số thành viên, chức trách trong hội đồng, hỗ trợ GV nước ngoài (đi lại, ăn ở…)

- Bảo vệ tại nước ngoài: số thành viên, đi lại, sinh hoạt phí

- …

 

 

 

10

Nội dung khác…

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 


Nơi nhận:
- ……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

43. Giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ

43.1. Trình tự thực hiện:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 01 bộ hồ sơ do cơ sở giáo dục đại học gửi đến qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học tiến hành thẩm định hồ sơ;

- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện, đạt yêu cầu theo quy định và đáp ứng yêu cầu đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học;

- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục đại học kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện;

- Nếu hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở giáo dục đại học cần tiếp tục hoàn thiện các điều kiện;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở giáo dục đại học (Đối với những hồ sơ được thông báo cần hoàn thiện), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học.

43.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ gửi đến qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

43.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ bao gồm:

43.3.1. Tờ trình đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ;

43.3.2. Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ.

Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ được xây dựng gồm những nội dung sau:

a) Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của cơ sở giáo dục trong đào tạo ngoại ngữ; quy mô, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn; cách thức tổ chức các khóa học;

b) Quy định về điều kiện tham gia, cam kết của học viên; điều kiện của cơ sở đảm bảo thực hiện cam kết đối với học viên; giám sát quá trình đào tạo, bồi dưỡng; cam kết thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận;

c) Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo tiền tiến sĩ: Đội ngũ giảng viên (bao gồm giảng viên Việt Nam và giảng viên bản ngữ giảng dạy ngoại ngữ; giảng viên, báo cáo viên giảng dạy bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kiến thức định hướng); cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện; chương trình đào tạo, bồi dưỡng; khả năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hợp tác với các trường, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho học viên chuẩn bị làm nghiên cứu sinh;

d) Cam kết trình độ ngoại ngữ đầu ra của học viên đối với từng phương thức đào tạo trình độ tiến sĩ và những nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kiến thức định hướng.

Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số lượng: 01 bộ.

43.4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày, Vụ Giáo dục Đại học tiến hành thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học;

- Đối với những hồ sơ được thông báo cần hoàn thiện: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học.

43.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục đại học.

43.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học).

43.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ cho cơ sở giáo dục đại học.

43.8. Lệ phí: Không.

43.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đề cương đề án tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

43.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Là cơ sở giáo dục đại học đã được giao đào tạo ngành ngoại ngữ trình độ đại học, có kinh nghiệm hợp tác với các trường đại học, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho học viên chuẩn bị làm nghiên cứu sinh;

b) Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo chương trình đào tạo tiền tiến sĩ, cụ thể:

- Đội ngũ giảng viên ngoại ngữ bao gồm cả giảng viên bản ngữ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, đã được đào tạo trình độ sau đại học về ngoại ngữ tại các trường đại học ở nước ngoài;

- Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên giảng dạy bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng là những người có trình độ tiến sĩ về quản lý giáo dục, giáo dục học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học; có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm trong bồi dưỡng kiến thức định hướng cho nghiên cứu sinh trước khi đi học nước ngoài;

c) Có chương trình đào tạo tiền tiến sĩ phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 30 của Quy định "Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911);

d) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo tiền tiến sĩ, cụ thể:

- Có đủ phòng học với trang thiết bị hiện đại, phù hợp cho giảng dạy ngoại ngữ với mỗi lớp từ 15-20 học viên, bao gồm máy chiếu, đầu máy DVD, máy tính kết nối Internet, trang thiết bị đa phương tiện, phòng học tiếng.

- Thư viện có trung tâm tư liệu và tự học, nguồn thông tin tư liệu, tài liệu học tập, băng đĩa và các phần mềm học ngoại ngữ đa dạng, đủ trang thiết bị, phương tiện (máy tính kết nối Internet, máy cassette, thiết bị nghe nhìn đa phương tiện…);

đ) Đảm bảo quy mô học viên phù hợp, hiệu quả;

e) Có đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911.

43.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định "Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Phụ lục VII

Mẫu đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911
(Kèm theo Thông tư số 35 /2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ NHẬN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TIỀN TIẾN SĨ THEO ĐỀ ÁN 911

Tên cơ sở đào tạo của cơ sở đào tạo:

I. Thông tin chung

1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo ngoại ngữ: năm thành lập, năm bắt đầu đào tạo trình độ đại học của từng ngành ngoại ngữ; kinh nghiệm hợp tác quốc tế; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn; cách thức tổ chức các khóa học.

2. Xác định quy mô, khả năng tiếp nhận người học của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ:

3. Đối tượng học viên (trong nước, đào tạo phối hợp, ngoài nước; NCS của bản thân cơ sở đào tạo hay của cơ sở đào tạo khác):

4. Điều kiện tham gia đào tạo tiền tiến sĩ; cam kết thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận.

5. Thời gian đào tạo cần thiết cho từng nhóm trình độ để đạt yêu cầu đối với từng phương thức đào tạo:

II. Nội dung đề án

- Căn cứ các qui định tại Điều 30 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT/BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để xây dựng đề án.

- Những ngoại ngữ đăng ký đào tạo, bồi dưỡng:

2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ

2.1.1. Tiếng Anh

a) Giới thiệu về chương trình đào tạo, bồi dưỡng

- Năm được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học ngành Tiếng Anh:

- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng Tiếng Anh của cơ sở đào tạo đến nay:

Bảng 2.1a Đội ngũ giảng viên trong nước tham gia giảng dạy Tiếng Anh

TT

Họ và tên, năm sinh

Ngoại ngữ đã giảng dạy

Trình độ được đào tạo

Nước đào tạo

Thời gian đã giảng dạy

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Bảng 2..b Đội ngũ giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy Tiếng Anh

TT

Họ và tên, năm sinh

Trình độ được đào tạo

Nước

Thời gian tham gia giảng dạy

1

 

 

 

 

2

 

 

 

- Giáo trình chính:

- Tài liệu tham khảo:

b) Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng

* Thư viện: giới thiệu, mô tả về nguồn tài nguyên phục vụ rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực Tiếng Anh:

Nguồn thông tin tư liệu, tài liệu học tập, băng đĩa và các phần mềm học ngoại ngữ, trang thiết bị, phương tiện (máy tính kết nối Internet, máy cassette…); các thiết bị đa phương tiện khác.

* Phòng tự học ngoại ngữ cho NCS tại CSĐT: bình quân số m2/1 NCS

* Chỗ học tập cho người học trong phòng luyện âm: bình quân số m2/ người học

c) Hợp tác quốc tế

* Kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong giảng dạy Tiếng Anh và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiên cứu với các trường, tổ chức, trung tâm quốc tế

d) Tổ chức lớp đào tạo

- Thời gian cho mỗi khóa theo trình độ đầu vào:

- Số lượng khóa học Tiếng Anh có thể tổ chức mỗi năm:

- Số lượng học viên mỗi khóa có thể tiếp nhận:

- Cách thức tổ chức đào tạo: cách thức chia lớp, quy định rõ đầu vào của từng ngoại ngữ trên cơ sở quy định tại khoản 1, 2 Điều 22 của Qui định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020”.

- Cam kết trình độ của học viên khi kết thúc khóa học:

2.1.2. Tiếng....

(trình bày theo các nội dung tại mục 2.1.1)

2.1.3. Tiếng....

(trình bày theo các nội dung tại mục 2.1.1)

2.2. Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng khác

2.2.1. Đối với NCS đi học nước ngoài

a) Nội dung bồi dưỡng

- Phương pháp nghiên cứu, chuẩn bị đề cương nghiên cứu, hồ sơ xin học, tìm hiểu về văn hóa, môi trường, và kinh nghiệm học tập nghiên cứu ở nước ngoài.

- Tìm hiểu về văn hóa, môi trường kinh nghiệm học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; về chính trị tư tưởng, quy chế lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước

b) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

c) Tài liệu, tư liệu phục vụ bồi dưỡng:

d) Cách thức bồi dưỡng:

đ) Kế hoạch bồi dưỡng:

2.2.2. Đối với NCS đào tạo trong nước:

a) Nội dung bồi dưỡng

- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký dự tuyển trong nước:

- Những nội dung chuẩn bị cho NCS trước khi vào chính khóa: Phương pháp tổ chức, triển khai nghiên cứu khoa học: chọn hướng, đề tài nghiên cứu; cách viết tiểu luận tổng quan; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; trình bày nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu; cách viết thảo luận và kết luận của luận án tiến sĩ; cách viết và đăng bài trên các tạp chí khoa học; chia sẻ kinh nghiệm về quá trình học tiến sĩ.

b) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

c) Tài liệu, tư liệu phục vụ bồi dưỡng:

d) Cách thức bồi dưỡng:

đ) Kế hoạch bồi dưỡng:

2.3. Dự toán kinh phí đào tạo tiền tiến sĩ

(các nội dung ghi trong Mục chi ở đây có tính gợi ý)

TT

Nội dung chi

Mục chi

Mức chi

Thành tiền

Ghi chú

1

Chi hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ

Hợp đồng trọn gói bao gồm:

- Chi giờ dạy, ra đề thi, chấm thi, cấp chứng chỉ; cung cấp học liệu cho học viên

- Khác nhau theo độ dài khóa học để đầu ra đạt 500 TOEFL/5.0 IELTS…

 

 

 

2

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn

- Nội dung: ghi tại mục 2.2

- Chi biên soạn tài liệu

- Chi giảng dạy (số tiết)

- Đi lại, sinh hoạt phí GV nước ngoài (nếu có)

- Chi hỗ trợ người học: tài liệu, trang thiết bị học tập...

 

 

 

3

Bồi dưỡng kiến thức

- Nội dung:

- Chi biên soạn tài liệu

 

 

 

 

Định hướng

- Chi báo cáo (số giờ)

- Chi hỗ trợ người học: tài liệu

 

 

 

 


Nơi nhận:
- ……………………………….
-………………………………
- Lưu: ………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

44. Đăng ký, xác nhận Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

44.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở đào tạo có đề án đào tạo chất lượng cao (ĐTCLC) thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị xác nhận đề án ĐTCLC;

Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ;

Bước 3: Hồ sơ của cơ sở đào tạo đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản xác nhận đề án đáp ứng các quy định về ĐTCLC và công bố công khai đề án ĐTCLC trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ của cơ sở đào tạo chưa đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do đề án không được xác nhận.

44.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ đề nghị xác nhận đề án ĐTCLC được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

44.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

44.3.1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Công văn của cơ sở đào tạo đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đề án ĐTCLC;

b) Đề án ĐTCLC theo Điều 14 của Quy định này; biên bản thông qua đề án của hội đồng khoa học và đào tạo; quyết định phê duyệt đề án ĐTCLC của thủ trưởng cơ sở đào tạo;

c) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo trình độ đại học chính quy của ngành đăng ký ĐTCLC.

44.3.2. Số lượng: 02 bộ.

44.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

44.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở đào tạo trừ các cơ sở đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT có nhu cầu đăng ký, xác nhận Đề án ĐTCLC trình độ đại học.

44.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính).

44.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Văn bản xác nhận đề án đáp ứng các quy định về đào tạo chất lượng cao;

- Công bố công khai đề án ĐTCLC trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

44.8. Lệ phí: Không.

44.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học (Phục lục I, II, III của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT).

44.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

44.10.1. Cơ sở đào tạo đã có kinh nghiệm trong đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế, bao gồm:

a) Có ít nhất 3 khóa sinh viên đại học tốt nghiệp và đã công bố chuẩn đầu ra của CTĐT đại trà. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định;

b) Có chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên với các trường đại học nước ngoài;

c) Có hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đến CTCLC; có các giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên đến từ tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất;

d) Trong 05 năm, tính đến thời điểm đề án ĐTCLC được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua, cơ sở đào tạo phải có ít nhất 05 công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến ngành ĐTCLC được nghiệm thu hoặc được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

44.10.2. Có kế hoạch phát triển các CTCLC trong kế hoạch phát triển tổng thể theo từng giai đoạn của cơ sở đào tạo đã được hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị quyết nghị thông qua.

44.10.3. Có đề án ĐTCLC bao gồm những nội dung theo Điều 14 của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT do đơn vị chuyên môn chủ trì, đơn vị quản lý đào tạo, tài chính và các đơn vị có liên quan khác tham gia xây dựng, được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua và thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định phê duyệt.

44.10.4. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đề án ĐTCLC của cơ sở đào tạo đáp ứng các quy định về ĐTCLC.

44.10.5. Có chứng nhận cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục hoặc có xác nhận đã đăng kí và đang chờ kiểm định chất lượng giáo dục của một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Điều kiện này được áp dụng kể từ khi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam bắt đầu thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

44.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

 

Phụ lục I

Mẫu đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học
(Kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tên cơ sở đào tạo

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

- Tên chương trình đào tạo:

- Ngành đào tạo:

- Mã số:

Phần I. Thông tin về ngành đào tạo, sự cần thiết và mục tiêu đào tạo CLC

1. Thông tin về ngành đào tạo chất lượng cao

1.1. Năm được giao nhiệm vụ đào tạo

1.2. Đơn vị quản lý đào tạo (khoa, bộ môn, phòng chuyên môn…)

1.3. Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý sinh viên

1.4. Kết quả đào tạo trong 5 năm gần nhất

Bảng 1.1. Kết quả đào tạo của ngành đào tạo trong 5 năm gần nhất

Thông tin chung

Năm.....

Năm ....

Năm ....

Năm....

Năm....

Quy mô đào tạo

 

 

 

 

 

Số thí sinh đăng ký dự thi

 

 

 

 

 

Số sinh viên tuyển mới

 

 

 

 

 

Điểm trúng tuyển

 

 

 

 

 

Số tốt nghiệp và được cấp bằng

 

 

 

 

 

Số sinh viên thôi học (tính theo năm tuyển)

 

 

 

 

 

2. Sự cần thiết, mục tiêu đào tạo chất lượng cao

- Trình bày kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ đại học của ngành đăng ký đào tạo đối với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thành phố, vùng hoặc toàn quốc; chủ trương của Đảng, quy hoạch ngành nghề và trình độ đào tạo, quy hoạch phát triển nhân lực của ngành, vùng, quốc gia;

- Mục tiêu đào tạo chất lượng cao

- Chuẩn đầu ra của CTĐT chất lượng cao

Phần II. Điều kiện và năng lực đào tạo CTCLC của cơ sở đào tạo

Căn cứ các điều kiện ở Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học để tự đánh giá năng lực về:

1. Chương trình đào tạo

- Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Điều 5 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học (Phụ lục II, mẫu này không áp dụng đối với các đại học quốc gia).

- Phân tích, đối chiếu so sánh mục tiêu, chuẩn đầu ra, cấu trúc, nội dung của CTCLC với CTĐT đại trà và CTĐT nước ngoài.

2. Đội ngũ giảng viên, trợ giảng, cán bộ quản lí, cán bộ phục vụ thực hành, thí nghiệm

2.1. Đội ngũ giảng viên

2.1.1. Giảng viên cơ hữu đúng ngành đăng kí đào tạo (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học).

Bảng 2.1.1. Danh sách giảng viên cơ hữu đúng ngành đào tạo CLC

TT

Họ và tên, năm sinh

Chức danh KH, năm công nhận

Học vị, năm công nhận

Số bài báo công bố trong nước 5 năm gần nhất

Số bài báo công bố ngoài nước 5 năm gần nhất

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.1.2. Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các học phần của ngành đào tạo CLC

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành

Học phần dự kiến đảm nhiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.1.3. Danh sách giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần của ngành đào tạo CLC.

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành

Học phần dự kiến đảm nhiệm

Cơ quan công tác hiện tại

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Chỉ phân công mỗi giảng viên đảm nhiệm tối đa 2 học phần

2.2. Đội ngũ trợ giảng

Bảng 2.2. Danh sách trợ giảng tham gia trợ giảng các học phần của CTCLC

Số TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Đơn vị công tác

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành đào tạo

Học phần/số tín chỉ dự kiến đảm nhiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Đội ngũ cán bộ quản lí, cố vấn học tập

2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lí

Bảng 2.3.1. Đội ngũ cán bộ quản lý chương trình chất lượng cao

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Ngành, chuyên ngành

Vị trí công tác

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.2. Đội ngũ cố vấn học tập

Bảng 2.3.2. Đội ngũ cố vấn học tập chương trình chất lượng cao

TT

Họ và tên

Chức danh KH, học vị

Ngành, chuyên ngành

vị trí công tác

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4. Đội ngũ cán bộ cơ hữu phục vụ thực hành, thí nghiệm

Bảng 2.3.3. Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu phục vụ ngành đăng ký đào tạo

Số TT

Họ và tên, năm sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năm tốt nghiệp

Phụ trách PTN, thực hành

Phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ học phần nào trong CTĐT

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo1

3.1. Phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị

Bảng 3.1.1. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Số TT

Loại phòng học
(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học chuyên dụng)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ học phần

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.1.2. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành

Số TT

Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ học phần

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Thư viện, giáo trinh, sách, tài liệu tham khảo

3.2.1. Thư viện

- Tổng diện tích thư viện: ….. m2 trong đó diện tích phòng đọc: …… m2

- Số chỗ ngồi: …; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: …

- Phần mềm quản lý thư viện: .....

- Thư viện điện tử (có/không; đã kết nối được với CSĐT nào trong nước, ngoài nước; Số lượng sách, giáo trình điện tử:…

3.2.2. Danh mục giao trinh, sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo

Bảng 3.2.2a. Danh mục giáo trình của ngành đào tạo

Số TT

Tên giáo trình

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho học phần

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.2.2b. Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo

TT

Tên sách chuyên khảo/tạp chí

Tên tác giả

Nhà xuất bản số, tập, năm xuất bản

Số bản

Sử dụng cho học phần

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Hợp tác quốc tế

4.1. Hội nghị, hội thảo khoa học ngành, chuyên ngành trong và ngoài nước

Bảng 4.1. Danh sách hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến ngành đăng kí trong 5 năm gần nhất

TT

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Đơn vị đồng tổ chức

Thông tin trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài đã và đang triển khai

Bảng 4.2. Chương trình, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài trong 5 năm gần nhất liên quan đến ngành đăng kí đào tạo đã và đang triển khai.

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức, nước hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc

Số SV tham gia

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3. Các hình thức hợp tác quốc tế khác

5. Nghiên cứu khoa học

Bảng 5.1. Kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành đăng kí đào tạo trong 5 năm trở lại đây

TT

Tên chương trình, đề tài

Cơ quan, tổ chức hợp tác

Năm bắt đầu/ Năm kết thúc

Số SV tham gia

Kết quả NC trên tạp chí, website

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. CTĐT nước ngoài và chứng nhận CTĐT nước ngoài đã được kiểm định hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thực hiện và cấp văn bằng.

7. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục hoặc xác nhận đã đăng ký và đang trong thời gian kiểm định.

Phần III: Các điều kiện khác

1. Tuyển sinh

- Điều kiện, phương thức tuyển sinh: nêu cụ thể đảm bảo đúng đối tượng, yêu cầu tại Điều 11 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

- Kế hoạch tuyển sinh: Số sinh viên/năm của ngành đăng kí đào tạo.

2. Tổ chức và quản lí đào tạo

Nêu cụ thể quy trình tổ chức và quản lí đào tạo, cách thức triển khai theo quy định tại Điều 12 của Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

3. Văn bản quy định chi tiết của cơ sở đào tạo về ĐTCLC trình độ đại học được xây dựng trên cơ sở của bản Quy định này.

4. Chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho giảng viên và sinh viên CTCLC.

6. Dự toán chi phí đào tạo, dự tính mức học phí theo tín chỉ, theo năm học và cho toàn khoá học và lộ trình tăng học phí cho các khoá tiếp theo kèm theo minh chứng cho việc tăng học phí (nếu có); phương án thu, chi, sử dụng và quản lý học phí, kinh phí của cơ sở đào tạo theo khoản 3, Điều 4 của Quy định này; so sánh định suất đầu tư/1 sinh viên CTCLC với định suất đầu tư/1 sinh viên của chương trình đại trà để chứng minh mức thu học phí CTCLC tương đương với mức đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo.

7. Ý kiến của Hội đồng khoa học và Đào tạo

(Có Biên bản và Quyết nghị kèm theo)

 


Nơi nhận:
- …………………;
- Lưu: ……………

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

_____________

1 Có ghi chú rõ trang thiết bị; danh mục học liệu, tài liệu thư viện và liên kết thư viện mới được đầu tư ở mức cao hơn sau khi mở ngành đào tạo để chuẩn bị đào tạo CTCLC

 

Phụ lục II

(Mẫu này không áp dụng đối với đại học quốc gia)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(kèm theo Thông tư số: 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số … ngày …tháng…năm… của Hiệu trưởng/ Giám đốc ……………………)

Tên cơ sở đào tạo:

Tên chương trình đào tạo: .........................................

Ngành đào tạo: ................................. Mã số: ............................

Hình thức đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

- Mục tiêu:

- Chuẩn đầu ra: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực Ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực chuyên môn, năng lực dẫn dắt (leadership) và làm việc nhóm, khả năng thích nghi với môi trường công tác, vị trí làm việc sau tốt nghiệp.

2. Thời gian đào tạo:

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng tín chỉ)

4. Điều kiện tốt nghiệp

5. Thang điểm

6. Cấu trúc chương trình

6.1. Kiến thức giáo dục đại cương

- Tự chọn

- Bắt buộc

(bao gồm cả các học phần/môn Lí luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng- an ninh)

6.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

6.2.1. Kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành và ngành)

6.2.2. Kiến thức ngành, chuyên ngành

- Bắt buộc

- Tự chọn

6.2.3. Kiến thức bổ trợ tự do (nếu có)

6.2.4. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm (chỉ bắt buộc đối với các chương trình đào tạo giáo viên)

- Bắt buộc

- Tự chọn

6.2.5. Thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp

7. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

8. Hướng dẫn thực hiện chương trình

II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Mỗi học phần được liệt kê ở bảng danh mục các học phần trong chương trình đào tạo, các học phần đều phải có đề cương học phần trình bày theo trình tự sau:

- Tên học phần, tổng tín chỉ tín chỉ (số tín chỉ lý thuyết, số tín chỉ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận)

- Bộ môn phụ trách giảng dạy.

- Mô tả học phần: trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí học phần, kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên, quan hệ với các học phần khác trong chương trình đào tạo.

- Mục tiểu học phần: nêu mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học học phần đó (về mặt lý thuyết, thực hành). Cách thức xây dựng như chuẩn đầu ra.

- Nội dung học phần: trình bày các chương, mục trong chương và nội dung khái quát. Trong từng chương ghi số tiết giảng lý thuyết, bài tập, thực hành (hoặc thí nghiệm, thảo luận). Để sinh viên có thể tự học được, cần chỉ rõ để học chương này cần phải đọc những tài liệu tham khảo nào, ở đâu.

- Phần tài liệu tham khảo: ghi rõ những sách, tạp chí và tư liệu thông tin liên quan đến học phần.

- Phương pháp đánh giá học phần, trong đó quy định số lần kiểm tra, bài tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá.

 

 

Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục III

LÝ LỊCH KHOA HỌC
(kèm theo Thông tư số: 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên:                                                         Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:                                      Nơi sinh:

Quê quán:                                                         Dân tộc:

Học vị cao nhất:                                                Năm, nước nhận học vị:

Chức danh khoa học cao nhất:                           Năm bổ nhiệm:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:

Điện thoại liên hệ: CQ:                             NR:                          DĐ:

Fax:                                                                  Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

5. Đại học:

Hệ đào tạo:

Nơi đào tạo:

Ngành học:

Nước đào tạo:                                                   Năm tốt nghiệp:

Bằng đại học 2:                                                 Năm tốt nghiệp:

6. Sau đại học

- Thạc sĩ chuyên ngành:                                    Năm cấp bằng:

Nơi đào tạo:

- Tiến sĩ chuyên ngành:                                     Năm cấp bằng:

Nơi đào tạo:

- Tên luận án:

3. Ngoại ngữ: 1.                                               Mức độ sử dụng:

                        2.                                               Mức độ sử dụng:

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

 

 

 

 

 

 

IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

5. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia:

TT

Tên đề tài nghiên cứu

Năm bắt đầu/Năm hoàn thành

Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường)

Trách nhiệm tham gia trong đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Các công trình khoa học đã công bố:

TT

Tên công trình

Năm công bố

Tên tạp chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của cơ quan

………, ngày     tháng       năm
Người khai kí tên
(Ghi rõ chức danh, học vị)

45. Thành lập Hội đồng trường và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường đại học công lập

45.1. Trình tự thực hiện:

45.1.1. Đối với trường chưa có Hội đồng trường:

Bước 1: Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp gồm các thành phần: Bí thư Đảng ủy trường, các phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn trường, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường để xác định tổng số thành viên hội đồng trường và số lượng thành viên của từng thành phần tham gia hội đồng trường;

Bước 2: Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho giảng viên và nghiên cứu viên;

Bước 3: Đề nghị cơ quan trực tiếp quản lý trường cử đại diện tham gia hội đồng trường;

Bước 4: Xác định danh sách các thành viên bên ngoài không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của trường;

Bước 5: Báo cáo danh sách thành viên hội đồng trường với cơ quan trực tiếp quản lý trường;

Bước 6: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của cơ quan trực tiếp quản lý trường thì hiệu trưởng tổ chức họp các thành viên trong danh sách nêu trên để bầu Chủ tịch hội đồng trường;

Bước 7: Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp này, hiệu trưởng có văn bản đề nghị cơ quan trực tiếp quản lý trường ra Quyết định thành lập hội đồng trường và bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường;

Bước 8: Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý trường ra quyết định thành lập hội đồng trường, bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý do hồ sơ còn thiếu hoặc không bảo đảm quy định.

45.1.2. Đối với trường đã có Hội đồng trường:

Bước 1: Chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm chủ trì cuộc họp hội đồng trường để lập kế hoạch thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp theo đúng quy định tại Điều lệ này và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;

Bước 2: Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho giảng viên và nghiên cứu viên;

Bước 3: Đề nghị cơ quan trực tiếp quản lý trường cử đại diện tham gia hội đồng trường;

Bước 4: Xác định danh sách các thành viên bên ngoài không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của trường;

Bước 5: Báo cáo danh sách thành viên hội đồng trường với cơ quan trực tiếp quản lý trường;

Bước 6: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của cơ quan trực tiếp quản lý trường thì hiệu trưởng tổ chức họp các thành viên trong danh sách nêu trên để bầu Chủ tịch hội đồng trường;

Bước 7: Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp này, hiệu trưởng có văn bản đề nghị cơ quan trực tiếp quản lý trường ra Quyết định thành lập hội đồng trường và bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường;

Bước 8: Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý trường ra quyết định thành lập hội đồng trường, bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý do hồ sơ còn thiếu hoặc không bảo đảm quy định.

45.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp hồ sơ về cơ quan trực tiếp quản lý.

45.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

45.3.1. Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị thành lập hội đồng trường, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng trường;

- Danh sách và sơ yếu lý lịch của chủ tịch và các thành viên của hội đồng trường;

- Văn bản của cơ quan trực tiếp quản lý trường cử thành viên tham gia hội đồng trường; văn bản đồng ý tham gia hội đồng trường của các thành viên không phải giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý cơ hữu của trường;

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu Chủ tịch hội đồng trường và các thành viên đại diện cho khoa, viện thuộc trường.

45.3.2. Số lượng: 01 bộ.

45.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

45.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các trường đại học công lập.

45.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan trực tiếp quản lý trường.

45.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý trường ra quyết định thành lập hội đồng trường, bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý do hồ sơ còn thiếu hoặc không bảo đảm quy định.

45.8. Lệ phí: Không.

45.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

45.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

45.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

46. Thành lập hoặc Công nhận trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

46.1. Trình tự thực hiện:

46.1.1. Đối với trường đại học tư thục thành lập mới:

Thủ tục thành lập trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo quy định hiện hành.

46.1.2. Đối với trường đại học tư thục chuyển đổi sang hoạt động không vì lợi nhuận:

Bước 1: Chủ tịch hội đồng quản trị tổ chức hợp đại hội đồng cổ đông thông qua việc trường đại học tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận;

Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị trường đại học tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định theo quy định;

Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi thành trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận..

46.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

46.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

46.3.1. Đối với trường đại học tư thục thành lập mới:

Ngoài hồ sơ xin thành lập trường đại học theo quy định, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần bổ sung:

a) Minh chứng về tài sản chung hợp nhất không phân chia đầu tiên của nhà trường (nếu có);

b) Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là thành viên góp vốn xây dựng trường (nếu có) về việc nhận lợi tức theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 và văn bản cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của nhà trường theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

46.3.2. Đối với trường đại học tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận, hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của nhà trường; cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của nhà trường theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ;

b) Biên bản họp đại hội đồng cổ đông thông qua việc trường đại học tư thục chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn, trừ khi quy chế tổ chức và hoạt động của trường có quy định tỷ lệ này cao hơn;

c) Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư thực hiện quy định tại Điều 6 của Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ;

d) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính nội bộ của nhà trường và các minh chứng liên quan đến vốn điều lệ của trường.

46.3.3. Số lượng: 01 bộ.

46.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

46.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các trường đại học tư thục.

46.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học).

46.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Trong trường hợp hồ sơ không đảm bảo đúng quy định thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho trường bằng văn bản.

46.8. Lệ phí: Không.

46.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

46.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

46.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

47. Đổi tên trường đại học

47.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường đại học gửi hồ sơ đề nghị đổi tên trường về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đúng quy định thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho trường bằng văn bản;

Bước 3: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đổi tên trường.

47.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ đổi tên trường đại học được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

47.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

47.3.1. Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị đổi tên trường;

- Đề án đổi tên trường đại học, trong đó nêu rõ sự cần thiết, những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất (nếu có), làm rõ sự ảnh hưởng đối với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch mạng lưới các trường đại học, các tác động đối với sinh viên, viên chức của nhà trường và các chủ thể liên quan;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan trực tiếp quản lý trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

- Quyết nghị của hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị và của đại hội đồng cổ đông (đối với trường đại học tư thục);

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động mới.

47.3.2. Số lượng: 01 bộ.

47.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 45 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

47.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các trường đại học.

47.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học).

47.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định đổi tên trường đại học của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp hồ sơ không bảo đảm đúng quy định thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho trường bằng văn bản.

47.8. Lệ phí: Không.

47.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

47.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

47.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

48. Chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục

48.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Hội đồng quản trị trường dân lập nộp hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề án chuyển đổi, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi loại hình trường.

48.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

48.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

48.3.1. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:

a) Tờ trình chuyển đổi trường dân lập sang trường tư thục do Chủ tịch Hội đồng quản trị trường dân lập ký.

b) Quyết nghị của Hội đồng quản trị trường dân lập về việc chuyển đổi trường dân lập sang trường tư thục.

c) Quyết nghị của Hội đồng quản trị trường dân lập về:

- Công nhận danh sách tổ chức, cá nhân góp vốn, phương thức bảo toàn giá trị vốn góp, xác định vốn điều lệ, giá trị mỗi cổ phần, số lượng cổ phần;

- Xác định số lượng thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục, số lượng thành viên đại diện cho phần vốn góp;

- Tên gọi của trường tư thục sau khi được công nhận chuyển đổi (trong trường hợp cần thiết đổi tên trường).

Các Quyết nghị của Hội đồng quản trị trường dân lập được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách đồng ý.

d) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục được Hội đồng quản trị trường dân lập thông qua.

đ) Báo cáo kết quả kiểm toán, kết quả định giá quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

e) Hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất.

g) Quyết định thành lập trường dân lập; Quyết định đổi tên trường dân lập (nếu có); Quyết định công nhận Hội đồng quản trị trường dân lập đương nhiệm; Quyết định công nhận thay đổi thành viên Hội đồng quản trị của trường dân lập (nếu có); Quyết định công nhận Hiệu trưởng trường dân lập đương nhiệm.

48.3.2. Số lượng: 05 bộ.

48.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề án chuyển đổi, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi loại hình trường.

48.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các trường đại học dân lập.

48.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì).

48.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chuyển đổi loại hình trường của Thủ tướng Chính phủ.

48.8. Lệ phí: Không.

48.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

48.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Quá trình chuyển đổi không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà trường, không gây khó khăn cho người học, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động của nhà trường, các cá nhân và tổ chức có liên quan.

48.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 45/2014/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục.

 

49. Thủ tục gia hạn đề án liên kết đào tạo với nước ngoài

49.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các bên liên kết nộp hồ sơ cho:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

- Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, lập báo cáo và trình các cấp có thẩm quyền quyết định;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo và dự thảo Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo, các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án phải có ý kiến trả lời;

- Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không được gia hạn, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

49.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

49.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị gia hạn do các bên liên kết cùng ký;

- Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian được cấp phép;

- Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết;

- Kiến nghị các nội dung cần điều chỉnh (nếu có) trong Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo và giải trình.

Số lượng hồ sơ: 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

49.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

49.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia liên kết đào tạo.

49.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

- Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.

49.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền đã phê duyệt Đề án.

49.8. Lệ phí: Không.

49.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

49.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Thực hiện đúng quy định trong Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

- Chương trình đào tạo hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài tiếp tục đáp ứng các điều kiện về kiểm định chất lượng (là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng).

49.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

50. Thủ tục cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

50.1. Trình tự thực hiện:

- Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường đại học, trường cao đẳng; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm tra, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

50.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

50.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số 73/2012/NĐ-CP) có hiệu lực thì phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt;

+ Giấy phép hoạt động giáo dục đang còn hiệu lực;

+ Báo cáo kết quả hoạt động giáo dục trong thời gian 03 năm gần nhất.

- Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục, trong đó xác định rõ:

Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;

Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

+ Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 29 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;

+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất;

+ Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

- Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, hồ sơ gồm:

+ Tài liệu quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều 37 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP;

+ Văn bản chấp thuận việc thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc sẽ giao hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 29 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP;

+ Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

Số lượng hồ sơ: 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

50.4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với đối tượng thực hiện thủ tục thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP: 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

50.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

50.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường đại học, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập.

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học trung học phổ thông (trừ cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập); trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập.

50.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

50.8. Lệ phí: Không.

50.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

50.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP:

+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Có Đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP;

+ Đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất thì phải có văn bản giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kèm dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 29 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;

+ Đối với trường hợp không phải xây dựng cơ sở vật chất thì phải có thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 29 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;

+ Có đủ năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định sô 73/2012/NĐ-CP.

- Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP:

+ Có Đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP;

+ Có sự chấp thuận việc mở cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc sẽ giao hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 29 của Nghị định;

+ Có đủ năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

50.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

- Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

51. Thủ tục cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

51.1. Trình tự thực hiện:

- Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 1: Nhà đầu tư xin mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nộp hồ sơ cho:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ xin mở phân hiệu của trường đại học, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ xin mở phân hiệu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và trường trung cấp chuyên nghiệp;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm tra, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục.

Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

51.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

51.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt;

+ Giấy phép hoạt động giáo dục đang còn hiệu lực;

+ Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư theo nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Báo cáo kết quả hoạt động giáo dục trong thời gian 03 năm gần nhất.

- Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài mở phân hiệu theo Nghị định số 73/2012/NĐ-CP thì phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Văn bản đề nghị cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục.

+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của cơ sở giáo dục hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ kiểm định chất lượng hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

+ Đề án chi tiết đề nghị mở phân hiệu của cơ sở giáo dục, trong đó xác định rõ:

* Tên gọi của phân hiệu; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành và các hoạt động giáo dục tại phân hiệu;

* Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của phân hiệu trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

+ Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng phân hiệu và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 29 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý có liên quan.

+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết phân hiệu của cơ sở giáo dục trong trường hợp xây dựng cơ sở vật chất.

Số lượng hồ sơ: 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

51.4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với đối tượng thực hiện thủ tục mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định số 73/2012/NĐ-CP: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thực hiện thủ tục mở phân hiệu: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

51.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài

51.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ xin mở phân hiệu của trường đại học, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ xin mở phân hiệu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và trường trung cấp chuyên nghiệp;

51.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

51.8. Lệ phí: Không.

51.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

51.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu bao gồm:

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Cơ sở giáo dục đại học.

- Có Giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của cơ sở giáo dục hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

- Đã được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng.

- Có Đề án chi tiết mở phân hiệu của cơ sở giáo dục theo quy định tại khoản 4 Điều 42 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

- Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 36 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

- Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

51.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

- Nghị định số 124/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

- Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

52. Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

52.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục đến:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này;

- Sở Giáo dục và Đào tạo nơi cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục hoạt động đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông); cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông);

Bước 2: Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm tra trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền có ý kiến trả lời.

Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

52.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

52.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục.

- Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục, đồng thời gửi kèm hồ sơ đề nghị cho phép thành lập hoặc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục.

- Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục.

- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

- Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đã đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, đồng thời gửi kèm:

+ Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

+ Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

+ Cấp học, trình độ đào tạo, ngành, nghề đào tạo;

+ Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

+ Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

+ Quy chế đào tạo;

+ Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);

+ Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

+ Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

+ Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

- Giấy tờ liên quan đến thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải làm thủ tục mở ngành.

Số lượng hồ sơ: 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc

52.4. Thời hạn giải quyết: 27 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

52.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

52.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông); Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; Trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này.

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non; Trường tiểu học; Trường trung học cơ sở; Trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông).

52.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.

52.8. Lệ phí: Không.

52.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

52.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đã kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

- Đáp ứng các điều kiện về mở ngành đối với cơ sở giáo dục phải thực hiện thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật.

- Đáp ứng yêu cầu về thời hạn đăng ký hoạt động giáo dục quy định tại Điều 45 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

52.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

 

53. Thủ tục bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy đối với cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

53.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của những cơ sở này có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy thì phải có văn bản và hồ sơ gửi tới cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 49 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP xem xét, quyết định.

Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 48 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP phải tổ chức thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và có văn bản trả lời.

53.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

53.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 06 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

53.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

53.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.

53.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường đại học, cao đẳng và phân hiệu của những cơ sở này.

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông); Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với cơ sở giáo dục mầm non; Trường tiểu học; Trường trung học cơ sở; Trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông).

53.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp giấy chứng nhận bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy đối với cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

53.8. Lệ phí: Không.

53.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

53.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Nộp đủ hồ sơ theo quy định.

53.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

54. Thủ tục giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

55.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị giải thể cho:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp giải thể trường đại học, trường cao đẳng; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp giải thể cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp giải thể cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm tra hồ sơ, lập báo cáo thẩm tra trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP xem xét, quyết định. Cơ sở giáo dục chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đồng ý về nguyên tắc cho giải thể cơ sở giáo dục.

Bước 4: Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc cho giải thể, cơ sở giáo dục tổ chức thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, thanh lý tài sản của cơ sở giáo dục trong thời hạn tối đa là 06 tháng.

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc giải thể và thanh toán hết các khoản nợ của cơ sở giáo dục, người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục gửi cho cấp có thẩm quyền:

- Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động;

- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

- Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.

Bước 6: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo với cơ quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể cơ sở giáo dục và trình cấp có thẩm quyền xác nhận việc giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có ý kiến khác.

54.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

54.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị giải thể cơ sở giáo dục;

- Quyết định giải thể cơ sở giáo dục bao gồm:

Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục;

Lý do giải thể;

Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của cơ sở giáo dục; ưu tiên cho việc thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết, sau đó là đến nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

Các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và những người lao động khác;

Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục.

- Cơ sở giáo dục buộc phải chấm dứt hoạt động và giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, dạy nghề do vi phạm quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc theo bản án, quyết định của tòa án cần bổ sung Quyết định chấm dứt hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, dạy nghề hoặc bản án, quyết định của Tòa án.

Số lượng hồ sơ: 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

54.4. Thời hạn giải quyết:

Văn bản đồng ý về nguyên tắc cho giải thể cơ sở giáo dục: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Quyết định xác nhận việc giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

54.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài

54.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp giải thể trường đại học, trường cao đẳng; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp giải thể cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp giải thể cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

54.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đồng ý về nguyên tắc cho giải thể cơ sở giáo dục của cơ quan có thẩm quyền. Quyết định xác nhận việc giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

54.8. Lệ phí: Không.

54.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

54.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Nộp đủ hồ sơ theo quy định.

54.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

55. Thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

55.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư làm hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục và nộp cho:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trường đại học, trường cao đẳng; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

Bước 2: Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP xem xét, quyết định.

55.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

55.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục;

- Một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây:

+ Quyết định chia cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục thông qua. Quyết định chia cơ sở giáo dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục bị chia; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục bị chia sang cơ sở giáo dục mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của cơ sở giáo dục bị chia; thời hạn thực hiện chia cơ sở giáo dục. Quyết định chia phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định;

+ Quyết định tách cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục thông qua. Quyết định tách cơ sở giáo dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục bị tách; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục sẽ thành lập; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ cơ sở giáo dục bị tách sang cơ sở giáo dục sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện tách cơ sở giáo dục. Quyết định tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định;

+ Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục có liên quan soạn thảo. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nhận sáp nhập, thời hạn thực hiện sáp nhập;

+ Hợp đồng hợp nhất do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục có liên quan soạn thảo. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các cơ sở giáo dục bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục bị hợp nhất thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục hợp nhất, thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở giáo dục hợp nhất.

Số lượng hồ sơ: 06 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

55.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

55.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư nước ngoài.

55.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trường đại học, trường cao đẳng; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

55.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.

55.8. Lệ phí: Không.

55.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

55.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam;

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục;

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

- Đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động, nhà giáo và người học của cơ sở giáo dục;

- Cơ sở giáo dục mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

55.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

 

56. Cấp thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục

56.1. Trình tự thực hiện

- Người dự tuyển nộp hồ sơ đăng ký tuyển chọn kiểm định viên;

- Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức xét duyệt hồ sơ và công bố danh sách những ứng viên đủ điều kiện dự tuyển trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thành lập Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên;

- Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên tổ chức kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Nội dung kiểm tra, sát hạch nằm trong Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên xác định người trúng tuyển;

- Thông báo kết quả;

- Ra quyết định tuyển chọn kiểm định viên.

56.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp

56.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký dự tuyển kèm theo 4 ảnh màu cỡ 3x4 cm theo kiểu ảnh giấy chứng minh nhân dân được chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi thường trú đối với người dự tuyển không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức tính đến thời điểm dự tuyển;

- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do trung tâm y tế cấp huyện hoặc cấp tương đương trở lên cấp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Số lượng: 01 bộ.

56.4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, sát hạch, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên niêm yết công khai kết quả tuyển chọn tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển chọn kiểm định viên, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả sát hạch và tuyển chọn.

- Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên lập danh sách các ứng viên được tuyển chọn trình Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ra quyết định tuyển chọn kiểm định viên; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

56.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người dự tuyển kiểm định viên.

56.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

56.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.

56.8. Lệ phí: Không

56.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Mẫu đơn đăng ký dự tuyển (Phụ lục I);

- Mẫu Sơ yếu lý lịch (Phụ lục II).

56.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc;

- Về trình độ chuyên môn:

+ Có bằng đại học trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;

+ Có bằng thạc sĩ trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

- Về thâm niên công tác:

+ Là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục mầm non, phổ thông từ 5 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;

+ Là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

- Am hiểu pháp luật, chế độ, chính sách về giáo dục.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi thường trú đối với người dự tuyển không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức tính đến thời điểm dự tuyển;

- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ;

- Có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên.

- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ.

Những người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được nộp hồ sơ tuyển chọn:

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

+ Đang phải chấp hành biện pháp cưỡng chế đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

+ Bị áp dụng hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (đối với người dự tuyển là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước).

56.11. Căn cứ pháp lý thực hiện

- Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.

 

Phụ lục I

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN KIỂM ĐỊNH VIÊN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
(Kèm theo Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN KIỂM ĐỊNH VIÊN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Kính gửi: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Họ và tên:......................................... Nam/Nữ.........................................

2. Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................

3. Dân tộc:...........................................................................................

4. Quê quán:.............................................................................................

5. Hộ khẩu thường trú:.................................................................................

6. Chỗ ở hiện nay:........................................................................................

7. Điện thoại liên lạc:.................................................................................

Sau khi nghiên cứu tiêu chuẩn tuyển chọn kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục, tôi thấy bản thân có đủ tiêu chuẩn để tham dự tuyển. Vì vậy, tôi làm đơn này xin đăng ký dự tuyển tại Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển gồm:

1. Bản sơ yếu lý lịch;

2. Giấy chứng nhận sức khỏe;

3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ;

4. 02 phong bì, 04 ảnh màu cỡ 3x4 cm theo kiểu ảnh giấy chứng minh nhân dân. Tôi xin cam đoan hồ sơ dự tuyển của tôi là sự thật, đúng và đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

………….., ngày … tháng … năm …
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục II

MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN DỰ TUYỂN KIỂM ĐỊNH VIÊN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
(Kèm theo Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Ảnh màu (3x4)

 

 

SƠ YẾU LÝ LỊCH

I. Thông tin chung

Họ và tên (Chữ in hoa có dấu):................... Nam/ Nữ .................................................

Ngày tháng năm sinh:...................................... Dân tộc:.........................

Quê quán:..........................................................................................

Chỗ ở hiện nay:.......................................................................................

Đơn vị công tác:...................................................... Chức vụ:...................

Học hàm, học vị:.....................................................................................

Địa chỉ đơn vị công tác hiện nay:..............................................................

II. Tóm tắt quá trình công tác và đào tạo

1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

2. Trình độ ngoại ngữ:

3. Trình độ tin học:

4. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên đã hoàn thành:

TT

Tên khóa đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Nơi đào tạo, bồi dưỡng

Từ

Đến

 

1.

       

2.

       

       

5. Quá trình công tác:

TT

Nội dung và nơi làm việc

Thời gian

Ghi chú

Từ

Đến

 

1.

       

2.

       

       

6. Tổng thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý trong ngành giáo dục: …. năm. Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

 


Xác nhận
(Xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú)

…………, ngày … tháng … năm …
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

57. Thủ tục cấp lại thẻ Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục

57.1. Trình tự thực hiện

- Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ kiểm định viên;

- Thẻ cũ (đối với trường hợp thẻ cũ, hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng).

57.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp

57.3. Thành phần và số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị của kiểm định viên (nêu lý do đề nghị cấp lại);

- Bản kê khai những hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục có sự tham gia của kiểm định viên, có xác nhận của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong 2 năm gần nhất;

- Thẻ kiểm định viên cũ, hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

57.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cấp lại thẻ hoặc thông báo bằng văn bản trong trường hợp không cấp lại thẻ và nêu rõ lý do.

57.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Kiểm định viên có nhu cầu cấp lại thẻ.

57.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

57.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục mới;

57.8. Lệ phí: không.

57.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.

57.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Kiểm định viên không thuộc đối tượng bị thu hồi thẻ.

57.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.

 

58. Thủ tục đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

58.1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

58.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện

58.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo tài liệu chứng minh việc cần thiết phải đổi tên;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

58.4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kèm theo tài liệu chứng minh việc cần thiết phải đổi tên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

- Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đổi tên tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

58.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

58.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

58.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đổi tên Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

58.8. Lệ phí: Không

58.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

58.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Khi đối tượng và phạm vi hoạt động đã dùng để cấu thành tên riêng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không còn phù hợp sau khi bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại Điều 8 của Quy định này thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải đăng ký đổi tên.

- Khi đối tượng và phạm vi hoạt động không thay đổi nhưng tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nhu cầu đổi tên, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho đổi tên trong lần tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 của Quy định này.

58.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 61/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục./.

 

59. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học

59.1. Trình tự thực hiện:

Cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động, khi đã công bố báo cáo tự đánh giá được phê duyệt trong nội bộ cơ sở giáo dục ít nhất là 20 ngày làm việc. Đối với cơ sở giáo dục cần được bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước thì cơ sở giáo dục gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp để xin phép được đăng ký đánh giá ngoài.

Định kỳ 5 năm/lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài để được xem xét, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công khai trên trang thông tin điện tử của mình về cách tính và mức kinh phí cho các hoạt động thẩm định báo cáo tự đánh giá, đánh giá ngoài và xem xét công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng, để cơ sở giáo dục có căn cứ lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký đánh giá và các bên liên quan giám sát.

Theo đề nghị của cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ký hợp đồng với cơ sở giáo dục để thẩm định báo cáo tự đánh giá. Cơ sở giáo dục gửi báo cáo tự đánh giá và các hồ sơ liên quan cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định.

Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định báo cáo tự đánh giá, trả kết quả thẩm định cho cơ sở giáo dục với các trường hợp sau:

- Báo cáo tự đánh giá không đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung. Cơ sở giáo dục cần tiếp tục hoàn thiện;

- Báo cáo tự đánh giá đã đáp ứng yêu cầu và có thể triển khai đánh giá ngoài.

Trong trường hợp báo cáo tự đánh giá đã đáp ứng yêu cầu, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cùng cơ sở giáo dục thoả thuận ký hợp đồng đánh giá ngoài.

Các hợp đồng giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cơ sở giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Các bước đánh giá ngoài

- Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:

Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan của cơ sở giáo dục; thu thập, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

- Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục.

- Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục.

- Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến:

+ Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất là 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua;

+ Đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục nhận được dự thảo báo cáo.

- Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài:

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục hoặc kể từ ngày hết thời hạn cơ sở giáo dục trả lời ý kiến, đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục biết những ý kiến đã được tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do;

+ Đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài và nộp báo cáo đánh giá ngoài cùng các hồ sơ liên quan (nếu có) cho Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chính thức gửi báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục và đề nghị thanh lý hợp đồng;

+ Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không được tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với hoạt động đánh giá ngoài

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài.

- Phân công một lãnh đạo cơ sở giáo dục và một cán bộ chuyên trách làm đầu mối làm việc với đoàn đánh giá ngoài.

- Hợp tác, trao đổi, thảo luận với đoàn đánh giá ngoài về kết quả nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và kết quả khảo sát của đoàn tại cơ sở giáo dục.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, cơ sở giáo dục có trách nhiệm gửi văn bản đến tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nêu rõ các ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

Trong trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, phải nêu rõ lý do kèm theo các minh chứng. Nếu quá thời hạn trên mà cơ sở giáo dục không có ý kiến trả lời thì coi như cơ sở giáo dục đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá ngoài do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi đến, cơ sở giáo dục gửi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục văn bản đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Thời hạn và hồ sơ thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

- Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức họp Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Hồ sơ thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục gồm có: báo cáo tự đánh giá; báo cáo đánh giá ngoài; văn bản của cơ sở giáo dục đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; văn bản phản hồi của cơ sở giáo dục về báo cáo đánh giá ngoài; văn bản của đoàn đánh giá ngoài gửi cơ sở giáo dục về việc tiếp thu hoặc bảo lưu ý kiến; báo cáo tóm tắt kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài; văn bản tóm tắt những vấn đề cần tập trung thảo luận.

- Tổ thư ký giúp Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục lập kế hoạch thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, chuẩn bị hồ sơ thẩm định, gửi hồ sơ thẩm định cho các thành viên Hội đồng ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi họp Hội đồng.

Quy trình thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

Quy trình thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện theo trình tự như sau:

- Họp toàn thể Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền chủ trì để thực hiện các công việc sau:

+ Nghe báo cáo tóm tắt kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài và những vấn đề cần tập trung thảo luận;

+ Thảo luận về các nội dung: Kết quả tự đánh giá; kết quả đánh giá ngoài; dự thảo nghị quyết của Hội đồng về việc thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục;

+ Thông qua các kiến nghị của Hội đồng về việc đề nghị cơ sở giáo dục khắc phục những tồn tại và tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục;

- Hội đồng bỏ phiếu kín để thông qua nghị quyết về việc thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả thẩm định, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm gửi cho cơ sở giáo dục nghị quyết về việc thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục kèm theo kiến nghị của Hội đồng về việc đề nghị cơ sở giáo dục khắc phục những tồn tại và tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối với trường hợp chưa có người học tốt nghiệp, cơ sở giáo dục sử dụng kết quả thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục vào việc tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đối với trường hợp đã có ít nhất một khóa người học tốt nghiệp, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được các văn bản, cơ sở giáo dục có văn bản phản hồi gửi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo một trong ba trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Nhất trí với nội dung của nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng; đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Trường hợp 2: Nhất trí với nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng; cơ sở giáo dục có kế hoạch khắc phục những tồn tại và tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian tới;

+ Trường hợp 3: Không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng; đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét lại.

Đối với trường hợp 1, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công khai kết quả đánh giá ngoài, nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Sau 15 ngày công bố, nếu không có các khiếu nại, tố cáo, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra quyết định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục; nếu có các khiếu nại, tố cáo, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục rà soát lại toàn bộ quy trình và hồ sơ thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục trước khi quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục.

Đối với các cơ sở giáo dục cần bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước, thì gửi kết quả đánh giá ngoài, nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng cho cơ quan quản lý trực tiếp ít nhất 15 ngày để lấy ý kiến đồng thuận trước khi được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận.

Đối với trường hợp 2, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm giải thích về nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng khi cơ sở giáo dục yêu cầu; tư vấn, giúp đỡ cơ sở giáo dục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối với trường hợp 3, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có kế hoạch xem xét lại nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng trong phiên họp định kỳ gần nhất theo quy trình từ đầu.

Căn cứ đề nghị của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra quyết định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện.

59.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp

59.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Báo cáo tự đánh giá;

- Văn bản của cơ sở giáo dục đề nghị công khai kết quả đánh giá ngoài, xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;

Số lượng: 01 bộ.

59.4. Thời hạn giải quyết:

59.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở giáo dục.

59.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

59.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

59.8. Lệ phí: Không

59.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

59.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

59.10.1. Đã có ít nhất một khóa người học tốt nghiệp.

59.10.2. Đã được đánh giá ngoài và có văn bản đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đối với các cơ sở giáo dục cần được bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước, thì cơ sở giáo dục có văn bản đề nghị gửi kết quả đánh giá ngoài cho cơ quan quản lý trực tiếp và đồng thời đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

59.10.3. Sau khi được thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục có điểm trung bình của các tiêu chuẩn trong từng mục dưới đây đều đạt từ mức 3,5 điểm trở lên và không tiêu chuẩn nào có điểm trung bình dưới 2,0 điểm.

Mục 1. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ CHIẾN LƯỢC

Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa

Tiêu chí 1.1: Lãnh đạo cơ sở giáo dục đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

Tiêu chí 1.2: Lãnh đạo cơ sở giáo dục thúc đẩy các giá trị văn hóa phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 1.3: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục được phổ biến, quán triệt và giải thích rõ ràng để thực hiện.

Tiêu chí 1.4: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục được rà soát để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

Tiêu chí 1.5: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục cũng như quá trình xây dựng và phát triển chúng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

Tiêu chuẩn 2: Quản trị

Tiêu chí 2.1: Hệ thống quản trị (bao gồm hội đồng quản trị hoặc hội đồng trường; các tổ chức đảng, đoàn thể; các hội đồng tư vấn khác) được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thiết lập định hướng chiến lược phù hợp với bối cảnh cụ thể của cơ sở giáo dục; đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính bền vững, sự minh bạch và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong quá trình quản trị của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 2.2: Quyết định của các cơ quan quản trị được chuyển tải thành các kế hoạch hành động, chính sách, hướng dẫn để triển khai thực hiện.

Tiêu chí 2.3: Hệ thống quản trị của cơ sở giáo dục được rà soát thường xuyên.

Tiêu chí 2.4: Hệ thống quản trị của cơ sở giáo dục được cải tiến để tăng hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục và quản lý rủi ro tốt hơn.

Tiêu chuẩn 3: Lãnh đạo và quản lý

Tiêu chí 3.1: Lãnh đạo cơ sở giáo dục thiết lập cơ cấu quản lý trong đó phân định rõ vai trò, trách nhiệm, quá trình ra quyết định, chế độ thông tin, báo cáo để đạt được tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 3.2: Lãnh đạo cơ sở giáo dục tham gia vào việc thông tin, kết nối các bên liên quan để định hướng tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 3.3: Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được rà soát thường xuyên.

Tiêu chí 3.4: Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được cải tiến nhằm tăng hiệu quả quản lý và đạt được hiệu quả công việc của cơ sở giáo dục như mong muốn.

Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược

Tiêu chí 4.1: Thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược nhằm đạt được tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa cũng như các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 4.2: Kế hoạch chiến lược được quán triệt và chuyển tải thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.

Tiêu chí 4.3: Các chỉ số thực hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được thiết lập để đo lường mức độ thực hiện các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 4.4: Quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng như các chỉ số thực hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đạt được các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng

Tiêu chí 5.1: Có hệ thống để xây dựng các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 5.2: Quy trình giám sát sự tuân thủ các chính sách được cụ thể hóa bằng văn bản, phổ biến và thực hiện.

Tiêu chí 5.3: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được rà soát thường xuyên.

Tiêu chí 5.4: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được cải tiến nhằm tăng hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục, đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực

Tiêu chí 6.1: Nguồn nhân lực được quy hoạch để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 6.2: Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn (bao gồm cả các tiêu chí về đạo đức và tự do học thuật sử dụng trong việc đề bạt, bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự) được xác định và được phổ biến.

Tiêu chí 6.3: Xác định và xây dựng được tiêu chuẩn năng lực (bao gồm cả kỹ năng lãnh đạo) của các nhóm cán bộ, giảng viên, nhân viên khác nhau.

Tiêu chí 6.4: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được xác định và có các hoạt động được triển khai để đáp ứng các nhu cầu đó.

Tiêu chí 6.5: Hệ thống quản lý việc thực hiện nhiệm vụ (bao gồm chế độ khen thưởng, ghi nhận và kế hoạch bồi dưỡng) được triển khai để thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 6.6: Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch về nguồn nhân lực được rà soát thường xuyên.

Tiêu chí 6.7: Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch nguồn nhân lực được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất

Tiêu chí 7.1: Hệ thống lập kế hoạch, triển khai, kiểm toán, tăng cường các nguồn lực tài chính của cơ sở giáo dục để hỗ trợ việc thực hiện tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.

Tiêu chí 7.2: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá, nâng cấp cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng bao gồm các phương tiện dạy và học, các phòng thí nghiệm, thiết bị và công cụ v.v. để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.

Tiêu chí 7.3: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, kiểm toán, nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống mạng, hệ thống dự phòng, bảo mật và quyền truy cập để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.

Tiêu chí 7.4: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá và tăng cường các nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến, v.v. để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.

Tiêu chí 7.5: Hệ thống lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và cải tiến môi trường, sức khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt được thiết lập và vận hành.

Tiêu chuẩn 8: Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại

Tiêu chí 8.1: Có kế hoạch phát triển các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 8.2: Các chính sách, quy trình và thỏa thuận để thúc đẩy các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được triển khai thực hiện.

Tiêu chí 8.3: Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được rà soát.

Tiêu chí 8.4: Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được cải thiện để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Mục 2. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ HỆ THỐNG

Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

Tiêu chí 9.1: Cơ cấu, vai trò, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong được thiết lập để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 9.2: Xây dựng kế hoạch chiến lược về đảm bảo chất lượng (bao gồm chiến lược, chính sách, sự tham gia của các bên liên quan, các hoạt động trong đó có việc thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng và tập huấn nâng cao năng lực) để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 9.3: Kế hoạch chiến lược về đảm bảo chất lượng được quán triệt và chuyển tải thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.

Tiêu chí 9.4: Hệ thống lưu trữ văn bản, rà soát, phổ biến các chính sách, hệ thống, quy trình và thủ tục đảm bảo chất lượng được triển khai.

Tiêu chí 9.5: Các chỉ số thực hiện chính và các chỉ tiêu phấn đấu chính được thiết lập để đo lường kết quả công tác đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 9.6: Quy trình lập kế hoạch, các chỉ số thực hiện chính và các chỉ tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.

Tiêu chuẩn 10: Tự đánh giá và đánh giá ngoài

Tiêu chí 10.1: Kế hoạch tự đánh giá và chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài được thiết lập.

Tiêu chí 10.2: Việc tự đánh giá và đánh giá ngoài được thực hiện định kỳ bởi các cán bộ và/hoặc các chuyên gia độc lập đã được đào tạo.

Tiêu chí 10.3: Các phát hiện và kết quả của việc tự đánh giá và đánh giá ngoài được rà soát.

Tiêu chí 10.4: Quy trình tự đánh giá và quy trình chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.

Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong

Tiêu chí 11.1: Kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm việc thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và chuyển thông tin từ các bên liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập.

Tiêu chí 11.2: Thông tin về đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm kết quả phân tích dữ liệu phải phù hợp, chính xác và sẵn có để cung cấp kịp thời cho các bên liên quan nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất, bảo mật và an toàn.

Tiêu chí 11.3: Thực hiện rà soát hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong, số lượng, chất lượng, sự thống nhất, bảo mật, an toàn của dữ liệu và thông tin.

Tiêu chí 11.4: Việc quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong cũng như các chính sách, quy trình và kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng

Tiêu chí 12.1: Xây dựng kế hoạch liên tục nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục bao gồm các chính sách, hệ thống, quy trình, thủ tục và nguồn lực để thực hiện tốt nhất hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 12.2: Các tiêu chí lựa chọn đối tác, các thông tin so chuẩn và đối sánh để nâng cao chất lượng hoạt động được thiết lập.

Tiêu chí 12.3: Thực hiện việc so chuẩn và đối sánh nhằm tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng và khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

Tiêu chí 12.4: Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh được rà soát.

Tiêu chí 12.5: Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh được cải tiến để liên tục đạt được các kết quả tốt nhất trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Mục 3. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học

Tiêu chí 13.1: Xây dựng kế hoạch, chính sách và truyền thông để tuyển sinh cho các chương trình đào tạo khác nhau của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 13.2: Xây dựng các tiêu chí để lựa chọn người học có chất lượng cho mỗi chương trình đào tạo.

Tiêu chí 13.3: Quy trình giám sát công tác tuyển sinh và nhập học được thực hiện.

Tiêu chí 13.4: Có các biện pháp giám sát việc tuyển sinh và nhập học.

Tiêu chí 13.5: Công tác tuyển sinh và nhập học được cải tiến để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.

Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học

Tiêu chí 14.1: Xây dựng hệ thống để thiết kế, phát triển, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành các chương trình dạy học cho tất cả các chương trình đào tạo và các môn học/học phần có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan.

Tiêu chí 14.2: Có hệ thống xây dựng, rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và các môn học/học phần để phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan.

Tiêu chí 14.3: Các đề cương môn học/học phần, kế hoạch giảng dạy của chương trình đào tạo và các môn học/học phần được văn bản hóa, phổ biến và thực hiện dựa trên chuẩn đầu ra.

Tiêu chí 14.4: Việc rà soát quy trình thiết kế, đánh giá và rà soát chương trình dạy học được thực hiện.

Tiêu chí 14.5: Quy trình thiết kế, đánh giá và chương trình dạy học được cải tiến để đảm bảo sự phù hợp và cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của các bên liên quan.

Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập

Tiêu chí 15.1: Thiết lập được hệ thống lựa chọn các hoạt động dạy và học phù hợp với triết lý giáo dục và để đạt được chuẩn đầu ra.

Tiêu chí 15.2: Triển khai được hệ thống thu hút, tuyển chọn đội ngũ giảng viên, phân công nhiệm vụ dựa trên trình độ chuyên môn, năng lực, thành tích chuyên môn và kinh nghiệm.

Tiêu chí 15.3: Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc học tập suốt đời được tổ chức phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.

Tiêu chí 15.4: Các hoạt động dạy và học được giám sát và đánh giá để đảm bảo và cải tiến chất lượng.

Tiêu chí 15.5: Triết lý giáo dục cũng như hoạt động dạy và học được cải tiến để đạt được chuẩn đầu ra, đảm bảo dạy và học có chất lượng, học tập suốt đời.

Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học

Tiêu chí 16.1: Thiết lập được hệ thống lập kế hoạch và lựa chọn các loại hình đánh giá người học phù hợp trong quá trình học tập.

Tiêu chí 16.2: Các hoạt động đánh giá người học được thiết kế phù hợp với việc đạt được chuẩn đầu ra.

Tiêu chí 16.3: Các phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá người học được rà soát để đảm bảo độ chính xác, tin cậy, công bằng và hướng tới đạt được chuẩn đầu ra.

Tiêu chí 16.4: Các loại hình và các phương pháp đánh giá người học được cải tiến để đảm bảo độ chính xác, tin cậy và hướng tới đạt được chuẩn đầu ra.

Tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học

Tiêu chí 17.1: Có kế hoạch triển khai các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học.

Tiêu chí 17.2: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học được triển khai để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.

Tiêu chí 17.3: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học được rà soát.

Tiêu chí 17.4: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học

Tiêu chí 18.1: Thiết lập được hệ thống chỉ đạo, điều hành, thực hiện, giám sát và rà soát các hoạt động nghiên cứu, chất lượng cán bộ nghiên cứu, các nguồn lực và các hoạt động liên quan đến nghiên cứu.

Tiêu chí 18.2: Chiến lược tìm kiếm nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu, thúc đẩy nghiên cứu, phát kiến khoa học, hợp tác và nghiên cứu đỉnh cao được triển khai để đạt được tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 18.3: Các chỉ số thực hiện chính được sử dụng để đánh giá số lượng và chất lượng nghiên cứu.

Tiêu chí 18.4: Công tác quản lý nghiên cứu được cải tiến để nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát kiến khoa học.

Tiêu chuẩn 19: Quản lý tài sản trí tuệ

Tiêu chí 19.1: Thiết lập được hệ thống quản lý và bảo hộ các phát minh, sáng chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu.

Tiêu chí 19.2: Hệ thống ghi nhận, lưu trữ và khai thác tài sản trí tuệ được triển khai.

Tiêu chí 19.3: Hệ thống rà soát công tác quản lý tài sản trí tuệ được triển khai thực hiện.

Tiêu chí 19.4: Công tác quản lý tài sản trí tuệ được cải tiến để bảo hộ cơ sở giáo dục, cán bộ nghiên cứu và các lợi ích cộng đồng.

Tiêu chuẩn 20: Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học

Tiêu chí 20.1: Xây dựng hệ thống để thiết lập các mối quan hệ hợp tác và đối tác trong nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu.

Tiêu chí 20.2: Triển khai được các chính sách và quy trình thúc đẩy hợp tác và đối tác nghiên cứu.

Tiêu chí 20.3: Hệ thống rà soát tính hiệu quả của hợp tác và đối tác nghiên cứu được triển khai thực hiện.

Tiêu chí 20.4: Các hoạt động hợp tác và đối tác nghiên cứu được cải thiện để đạt được các mục tiêu nghiên cứu.

Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng

Tiêu chí 21.1: Xây dựng được kế hoạch kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng để thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.

Tiêu chí 21.2: Các chính sách và hướng dẫn cho hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng được thực hiện.

Tiêu chí 21.3: Triển khai được hệ thống đo lường, giám sát việc kết nối và phục vụ cộng đồng.

Tiêu chí 21.4: Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ và kết nối cộng đồng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

Mục 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Tiêu chuẩn 22: Kết quả đào tạo

Tiêu chí 22.1: Tỷ lệ người học đạt yêu cầu và tỷ lệ thôi học của tất cả các chương trình đào tạo, các môn học/học phần được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 22.2: Thời gian tốt nghiệp trung bình cho tất cả các chương trình đào tạo được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 22.3: Khả năng có việc làm của người học tốt nghiệp của tất cả các chương trình đào tạo được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 22.4: Mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất lượng của người học tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chuẩn 23: Kết quả nghiên cứu khoa học

Tiêu chí 23.1: Loại hình và khối lượng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 23.2: Loại hình và khối lượng nghiên cứu của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 23.3: Loại hình và số lượng các công bố khoa học bao gồm cả các trích dẫn được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 23.4: Loại hình và số lượng các tài sản trí tuệ được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 23.5: Ngân quỹ cho từng loại hoạt động nghiên cứu được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 23.6: Kết quả nghiên cứu và sáng tạo, bao gồm việc thương mại hóa, thử nghiệm chuyển giao, thành lập các đơn vị khởi nghiệp, v.v. được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chuẩn 24: Kết quả phục vụ cộng đồng

Tiêu chí 24.1: Loại hình và khối lượng tham gia vào hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 24.2: Tác động xã hội, kết quả của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 24.3: Tác động của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối với người học và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 24.4: Sự hài lòng của các bên liên quan về hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường

Tiêu chí 25.1: Kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Tiêu chí 25.2: Kết quả và các chỉ số thị trường của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.

Cách tính điểm:

Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục được đánh giá theo thang đánh giá 7 mức (tương ứng với 7 điểm) như sau:

Mức 1. Không đáp ứng yêu cầu tiêu chí: Không thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu tiêu chí. Không có các kế hoạch, tài liệu, minh chứng hoặc kết quả có sẵn. Cần thực hiện cải tiến chất lượng ngay;

Mức 2. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí, cần có thêm nhiều cải tiến chất lượng: Công tác đảm bảo chất lượng đối với những lĩnh vực cần phải cải tiến để đáp ứng yêu cầu tiêu chí mới đang ở giai đoạn lập kế hoạch hoặc không đáp ứng yêu cầu. Có ít tài liệu hoặc minh chứng. Hoạt động đảm bảo chất lượng còn ít được thực hiện hoặc hiệu quả kém;

Mức 3. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nhưng chỉ cần một vài cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu: Đã xác định và thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí nhưng cần có thêm cải tiến nhỏ mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí. Có các tài liệu, nhưng không có các minh chứng rõ ràng chứng tỏ chúng được sử dụng, triển khai đầy đủ. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng không nhất quán hoặc có kết quả hạn chế;

Mức 4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chí: Thực hiện đầy đủ công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành đầy đủ. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng đem lại kết quả đúng như mong đợi;

Mức 5. Đáp ứng cao hơn yêu cầu tiêu chí: Công tác đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu của tiêu chí. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách hiệu quả. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy các kết quả tốt và thể hiện xu hướng cải tiến tích cực;

Mức 6. Thực hiện tốt như một hình mẫu của quốc gia: Việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí được xem là điển hình tốt nhất của quốc gia. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách hiệu quả. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho các kết quả rất tốt và thể hiện xu hướng cải tiến rất tích cực;

Mức 7. Thực hiện xuất sắc, đạt mức của các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới: Việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí được xem là xuất sắc, đạt trình độ của những cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới hoặc là điển hình hàng đầu để các cơ sở giáo dục khác trên thế giới học theo. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách sáng tạo. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho các kết quả xuất sắc và thể hiện xu hướng cải tiến xuất sắc.

2. Cách tính điểm

Điểm của mỗi tiêu chí là điểm nguyên tương ứng với các mức quy định ở trên;

Điểm của mỗi tiêu chuẩn là trung bình cộng điểm các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó, làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy;

Điểm trung bình của các tiêu chuẩn trong mỗi mục là điểm trung bình cộng của các tiêu chuẩn trong mục, làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy.

59.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.

60. Thủ tục xét, cấp học bổng chính sách

60.1. Trình tự thực hiện:

60.1.1. Đối với học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (được quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân):

- Sau khi nhập học 15 ngày, học sinh, sinh viên nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) về Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (theo sự phân cấp cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp);

- Học sinh, sinh viên nhận học bổng chính sách: trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (theo sự phân cấp cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp) hoặc gián tiếp thông qua thẻ ATM của học sinh, sinh viên, theo định kỳ xét, cấp học bổng chính sách được quy định tại điểm b khoản 2 Mục V của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008.

60.1.2. Đối với học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trừ học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang được hưởng chế độ học bổng chính sách quy định tại Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ:

- Khi nhập học, học sinh, sinh viên nộp hồ sơ cho nhà trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học để xét, cấp học bổng chính sách;

- Học sinh, sinh viên nhận học bổng chính sách tại nhà trường nơi đang theo học theo định kỳ xét, cấp học bổng chính sách được quy định tại điểm b khoản 2 Mục V của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH- BTC ngày 28/4/2008.

60.1.3. Đối với học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật thuộc diện không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí trong thời gian đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật:

- Khi nhập học, học viên nộp hồ sơ cho nhà trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học để xét, cấp học bổng chính sách;

- Học viên nhận học bổng chính sách tại nhà trường nơi đang theo học theo định kỳ xét, cấp học bổng chính sách được quy định tại điểm b khoản 2 Mục V của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008.

60.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện

60.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

60.3.1. Đối với học sinh, sinh viên hệ cử tuyển:

- Giấy xác nhận của nhà trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học (Theo mẫu);

- Bản cam kết của học sinh, sinh viên (Theo mẫu).

60.3.2. Đối với học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học:

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bản sao có chứng thực giấy báo trúng tuyển (hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);

60.3.3. Đối với học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật thuộc diện không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí trong thời gian đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật:

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bản sao có chứng thực giấy báo trúng tuyển (hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);

- Bản cam kết của học viên (theo mẫu);

- Bản sao có chứng thực thẻ thương binh hoặc bản sao từ sổ gốc; bản sao có mang bản chính để đối chiếu (đối với thương binh); Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận là người khuyết tật (đối với người khuyết tật).

60.4. Thời hạn giải quyết:

Học bổng chính sách được cấp hàng tháng đối với người học nhận học bổng thông qua thẻ ATM, người học nhận học bổng thông qua cơ sở giáo dục hoặc được cấp hai lần trong năm, mỗi lần cấp 6 tháng, lần thứ nhất cấp vào tháng 10, lần thứ hai cấp vào tháng 3 đối với người học nhận học bổng được trả bằng tiền mặt, học bổng được chi trả thông qua gia đình người học.

Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận được học bổng chính sách theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ cấp học bổng tiếp theo.

60.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển:

- Học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học:

- Học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật thuộc diện không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí trong thời gian đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật:

60.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

60.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Học bổng chính sách.

60.8. Lệ phí: Không

60.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Mẫu Giấy xác nhận của nhà trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học;

- Mẫu Bản cam kết của học sinh, sinh viên.

((Các Mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2016, đính kèm Quyết định này)

60.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

60.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

 

MẪU GIẤY XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Kèm theo Thông tư liên tịch số: 14/2016/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2016)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

Trường …………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………….

Xác nhận anh/chị (Chữ in hoa, có dấu) …………………………… là sinh viên/ học sinh năm thứ ……………………… Khóa học: ……………

Giấy xác nhận này để làm căn cứ xét, cấp học bổng chính sách theo quy định hiện hành.

Trong trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật, đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học, nhà trường sẽ gửi thông báo kịp thời về địa phương.

 

 

……, ngày .... tháng .... năm …..
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

MẪU BẢN CAM KẾT
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2016)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CAM KẾT

Tôi là ………………………….

Sinh viên/học sinh/học viên lớp ……. khóa ……. khoa ………………

Trường: ………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú ………………………………………………

Số chứng minh nhân dân: ……..ngày cấp: ……….. nơi cấp:………………

Tôi đã nghiên cứu kỹ và xin cam kết thực hiện các nội dung được quy định tại Thông tư Liên tịch số: 23/2008/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Nếu trong trường hợp phải bồi hoàn, tôi xin cam kết hoàn trả số tiền được quy định tại Thông tư Liên Bộ nói trên.

 


XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

….., ngày .... tháng .... năm ……
Người viết cam kết
(Ký và ghi rõ họ tên)

nhayNội dung cụ thể của thủ tục hành chính Xét, cấp học bổng chính sách được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm 3 Mục B Phần II Nội dung cụ thể của thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 2284/QĐ-BGDĐT.nhay

61. Thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp đại học (theo niên chế)

61.1. Trình tự thực hiện:

- Hội đồng xét tốt nghiệp do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm thư ký và có các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn và các thành viên khác do Hiệu trưởng quy định họp và lập danh sách các sinh viên đủ điều kiện được xét tốt nghiệp;

- Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ các điều kiện theo quy định.

61.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

61.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

61.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

61.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sinh viên.

61.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục.

61.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học.

61.8. Lệ phí: Không.

61.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

61.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình, không còn học phần bị điểm dưới 5;

- Được xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Có các Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục thể thao;

61.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy.

 

62. Thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp đại học theo hệ thống tín chỉ

62.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm Thư ký và các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên.

Bước 2: Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

62.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

62.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể.

62.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể.

62.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sinh viên.

62.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục.

62.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học.

62.8. Lệ phí: Không.

62.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

62.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo: với khối lượng không dưới 180 tín chỉ đối với khóa đại học 6 năm; 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm; 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm; 90 tín chỉ đối với khóa cao đẳng 3 năm; 60 tín chỉ đối với khóa cao đẳng 2 năm. Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

- Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính do Hiệu trưởng quy định;

- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục - thể thao.

62.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

- Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

63. Thủ tục xét tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ, bảng điểm

63.1. Trình tự thực hiện:

- Hội đồng xét tốt nghiệp do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định thành lập, trên cơ sở đề nghị của trưởng đơn vị quản lý đào tạo sau đại học. Hội đồng do thủ trưởng cơ sở đào tạo hoặc cấp phó được ủy quyền của thủ trưởng cơ sở đào tạo làm chủ tịch, trưởng đơn vị quản lý đào tạo sau đại học làm ủy viên thường trực, các ủy viên là trưởng đơn vị chuyên môn có học viên tốt nghiệp, đại diện thanh tra đào tạo và đại diện lãnh đạo đơn vị có liên quan đến quá trình đào tạo (nếu có). Hội đồng căn cứ vào điều kiện tốt nghiệp để xét, lập danh sách những học viên đủ điều kiện, đề nghị thủ trưởng cơ sở đào tạo công nhận tốt nghiệp.

- Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra Quyết định công nhận tốt nghiệp, cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm cho học viên theo đề nghị của hội đồng xét tốt nghiệp.

63.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

63.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể.

63.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể.

63.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

63.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục.

63.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công nhận tốt nghiệp thạc sĩ.

63.8. Lệ phí: Không.

63.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

63.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ);

- Đạt trình độ ngoại ngữ do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định theo đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo nhưng tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

- Có đơn xin bảo vệ và cam đoan danh dự về kết quả nghiên cứu trung thực, đồng thời phải có ý kiến xác nhận của người hướng dẫn là luận văn đạt các yêu cầu theo quy định;

Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;

- Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.

- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ;

- Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của cơ sở đào tạo;

- Điều kiện khác do cơ sở đào tạo quy định.

63.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.

 

64. Thủ tục xét cấp bằng tiến sĩ

64.1. Trình tự thực hiện:

a) Hồ sơ bảo vệ luận án được đưa ra xem xét tiến hành các thủ tục cấp bằng tiến sĩ bao gồm hồ sơ của các luận án không phải thẩm định và hồ sơ của các luận án đã đạt yêu cầu thẩm định theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 42 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.

b) Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm tra quá trình đào tạo, chất lượng luận án, việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá luận án trước khi tổ chức cuộc họp thường kỳ Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo để thông qua danh sách nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ và ra quyết định cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh.

64.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

64.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ của nghiên cứu sinh bao gồm:

a) Biên bản chi tiết diễn biến của buổi bảo vệ luận án, câu hỏi của các thành viên Hội đồng đánh giá luận án và những người tham dự, trả lời của nghiên cứu sinh cho từng câu hỏi;

b) Nghị quyết của Hội đồng;

c) Các bản nhận xét của tất cả các thành viên của Hội đồng, của các cơ quan và các nhà khoa học gửi tới Hội đồng;

d) Biên bản kiểm phiếu và các phiếu đánh giá;

đ) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể hướng dẫn nghiên cứu sinh;

e) Danh sách Hội đồng có chữ ký của các thành viên tham dự buổi bảo vệ;

g) Giấy biên nhận luận án và tóm tắt luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam;

h) Tờ báo đăng tin hay bản sao chụp bản tin đăng báo ngày bảo vệ (trừ những luận án bảo vệ theo chế độ mật);

i) Bản in trang thông tin Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

k) Các tài liệu khác theo quy định của Thủ trưởng cơ sở đào tạo. Hồ sơ này phải được lưu trữ lâu dài tại cơ sở đào tạo.

64.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể.

64.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nghiên cứu sinh.

64.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục.

64.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh.

64.8. Lệ phí: Không.

64.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định.

64.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đào tạo lập hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Đủ 3 tháng kể từ ngày bảo vệ thành công luận án tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện;

b) Đã chỉnh sửa, bổ sung những nội dung trong luận án theo nghị quyết của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường hoặc viện, đã được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và xác nhận;

c) Nghiên cứu sinh không có tên trong danh sách thẩm định luận án theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu là trường hợp cần thẩm định thì phải đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 40, khoản 3 Điều 41 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ;

d) Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam một bản luận án, một bản tóm tắt luận án, một đĩa CD ghi toàn văn luận án và tóm tắt luận án (bao gồm cả trang bìa), kể cả các luận án bảo vệ theo chế độ mật và các luận án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

64.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.

 

65. Thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học

65.1. Trình tự thực hiện:

Cơ sở giáo dục đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học gửi hồ sơ đăng ký về Cục Hợp tác quốc tế. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký, Cục Hợp tác quốc tế sẽ trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Trường hợp từ chối, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký, Cục Hợp tác quốc tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ sở giáo dục trong đó nêu rõ lý do từ chối.

65.2. Cách thức thực hiện: Nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hành chính hoặc qua bưu điện.

65.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

- Đề án đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học, bao gồm các nội dung: lý do đăng ký, năng lực của cơ sở giáo dục, lý lịch trích ngang của các giảng viên và báo cáo viên, chương trình và kế hoạch bồi dưỡng, tài liệu giảng dạy và các minh chứng kèm theo.

65.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

65.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục.

65.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

65.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

65.8. Lệ phí: Không

65.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

65.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

65.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 23/2013/TT-BGDĐT ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức, bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

 

66. Thủ tục liên kết đào tạo trình độ đại học

66.1. Trình tự thực hiện:

a) Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo xây dựng hồ sơ và gửi 01 bộ về cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện liên kết đào tạo để đăng ký thực hiện liên kết đào tạo;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện liên kết đào tạo ra quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo hoặc có văn bản không đồng ý cho thực hiện liên kết đào tạo.

Tự chủ thực hiện liên kết đào tạo:

Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Luật giáo dục đại học hoặc Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được phép thực hiện tự chủ liên kết đào tạo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được quyết định thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học khi đảm bảo đủ các điều kiện;

Những ngành tuyển sinh từ lần thứ hai trở đi với cùng một đơn vị liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo quyết định thực hiện liên kết đào tạo trên cơ sở văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

66.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện.

66.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký mở lớp liên kết đào tạo do cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cần nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo theo quy định, kèm theo các tài liệu minh chứng:

- Tờ trình về việc mở lớp liên kết đào tạo của cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo (mô tả các nội dung về việc đáp ứng điều kiện thực hiện liên kết đào tạo);

- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (đối với liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng);

- Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy và cán bộ quản lý (Theo mẫu); cơ sở vật chất (Theo mẫu);

- Minh chứng về chỉ tiêu đào tạo, quyết định mở ngành đào tạo hệ chính quy, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng của khoá tốt nghiệp gần nhất đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo, biên bản thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động liên kết đào tạo.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

66.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

66.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Đại học, học viện, trường đại học, kể cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng (trong thủ tục này gọi chung là cơ sở giáo dục đại học);

b) Trường cao đẳng, trường trung cấp (trong thủ tục này gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp);

c) Trường của cơ quan nhà nước; trường của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trường của lực lượng vũ trang nhân dân; trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh

66.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện liên kết đào tạo:

a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép các cơ sở giáo dục đại học

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục trực thuộc đối với các ngành đào tạo nhân lực cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

c) Giám đốc đại học quốc gia, giám đốc đại học vùng quyết định thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học đối với các trường thành viên, phân hiệu, khoa trực thuộc

66.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thực hiện liên kết đào tạo của Cơ quan có thẩm quyền.

66.8. Lệ phí: Không.

66.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Mẫu Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất

66.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

66.10.1. Điều kiện chung:

a) Ngành đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương;

b) Các cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương đối với ngành đào tạo dự kiến liên kết.

66.10.2. Đối với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo:

a) Có văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), trong đó nêu rõ ngành đề nghị liên kết đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, trình độ đào tạo; hoặc có văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong đó nêu rõ các điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo theo quy định đối với việc liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục trực thuộc;

b) Đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo hệ chính quy trình độ đại học và đã tuyển sinh tối thiểu 02 khoá đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo;

c) Đã công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 12 tháng đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo của khoá tốt nghiệp gần nhất;

d) Đối với hình thức liên kết phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo phải có đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;

Đối với hình thức liên kết đặt lớp đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo phải có đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy 100% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;

đ) Chỉ tiêu tuyển sinh dành cho các chương trình liên kết đào tạo nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học hằng năm của cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo;

e) Không vi phạm các quy định hiện hành về xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo và các quy định khác có liên quan đến hoạt động đào tạo trong thời hạn 03 năm tính đến ngày thực hiện liên kết đào tạo;

g) Đã thực hiện thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo.

66.10.3. Đối với cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo và cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo:

a) Đảm bảo các yêu cầu về môi trường sư phạm để thực hiện hoạt động đào tạo, an toàn cho người học, người dạy;

b) Có bộ phận chuyên trách quản lý đào tạo, nhân viên thư viện, nhân viên hướng dẫn thực hành; có quy định cụ thể về quản lý hoạt động giảng dạy, học tập;

c) Có thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; có phòng nghỉ giữa giờ cho giảng viên và phòng sinh hoạt chung cho sinh viên;

d) Có diện tích sàn xây dựng tối thiểu 2m2/sinh viên trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo;

đ) Cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo chỉ được tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung chương trình đào tạo nếu cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo có yêu cầu, đồng thời phải bố trí cho giảng viên tham gia giảng dạy sinh hoạt chuyên môn với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo.

66.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học.

 

67. Thủ tục phê duyệt việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài

67.1. Trình tự thực hiện:

a) Cơ sở giáo dục nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và phải thông báo bằng văn bản với cơ sở giáo dục về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hoàn thiện, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt hoặc có văn bản thông báo về kết quả xử lý Đề án cho cơ sở giáo dục biết nếu Đề án chưa được phê duyệt.

67.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp quản lý hoặc qua bưu điện.

67.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài;

b) Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trong đó làm rõ các nội dung: Chương trình và tài liệu; người dạy, người học, cơ sở vật chất; kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục; học phí, quản lý và sử dụng học phí và việc tổ chức thực hiện Đề án;

c) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo đối với các chương trình đào tạo sử dụng của nước ngoài (nếu có) do cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

67.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

67.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học.

67.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài của các trường trung cấp nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài của các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.

d) Hiệu trưởng (Thủ trưởng) cơ sở giáo dục đại học (riêng đối với các cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Quốc gia, Đại học vùng thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, Đại học vùng), trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài đối với cơ sở giáo dục của mình.

67.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài.

67.8. Lệ phí: Không.

67.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

67.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

67.10.1. Chương trình và tài liệu dạy và học bằng tiếng nước ngoài

a) Đối với giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam có thể được dạy và học một phần hoặc hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đối với các lĩnh vực toán, khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học. Sách giáo khoa, tài liệu sử dụng dạy và học bằng tiếng nước ngoài (bằng tiếng nước ngoài, tiếng Việt hoặc song ngữ) phải được Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép sử dụng.

b) Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp

- Những chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định và công nhận về chất lượng có thể được giảng dạy một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng nước ngoài; ưu tiên giảng dạy bằng tiếng nước ngoài đối với các chương trình, môn học thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản hoặc một số ngành, nghề và lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu, phục vụ hội nhập quốc tế.

- Giáo trình, tài liệu giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để dạy và học bằng tiếng nước ngoài do Hiệu trưởng (Thủ trưởng) cơ sở giáo dục phê duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng Thẩm định do Hiệu trưởng (Thủ trưởng) thành lập, bảo đảm thực hiện theo đúng quy trình thẩm định giáo trình, tài liệu.

67.10.2. Người dạy, người học

a) Người dạy chương trình giáo dục, đào tạo bằng tiếng nước ngoài phải đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định đối với chức danh nghề nghiệp đối với nhà giáo các cấp học, trình độ đào tạo tương ứng; đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu như sau:

- Giáo viên phổ thông phải có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tối thiểu cao hơn 2 bậc so với yêu cầu năng lực ngoại ngữ đối với học sinh đạt được sau khi học xong cấp học, tính theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

- Người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Những người được đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ toàn thời gian ở nước ngoài thì được miễn yêu cầu về năng lực ngoại ngữ quy định như trên.

b) Người học phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình, môn học được dạy bằng tiếng nước ngoài và theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

67.10.3. Cơ sở vật chất, thiết bị

Cơ sở giáo dục tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình, tài liệu, đáp ứng yêu cầu mà chương trình, môn học được tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài đề ra (kể cả các chương trình giáo dục, đào tạo của nước ngoài).

67.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

- Thông tư số 16/2016/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

 

68. Cử đi học nước ngoài

68.1. Trình tự thực hiện:

+ Đối tượng chưa có cơ quan công tác đi học nước ngoài bằng học bổng ngân sách nhà nước, Hiệp định và các loại học bổng khác:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

- Bước 3: Ra Quyết định cử và cấp học bổng đi học ở nước ngoài;

- Bước 4: Chuyển trả Quyết định cho người đi học.

+ Đối tượng đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương đi học nước ngoài bằng học bổng ngân sách nhà nước và Hiệp định:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

- Bước 3: Cấp giấy triệu tập đi học ở nước ngoài;

- Bước 4: Ra Quyết định cử và cấp học bổng đi học ở nước ngoài;

- Bước 5: Chuyển trả Quyết định cho người đi học.

+ Đối tượng đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương đi học nước ngoài bằng học bổng khác:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

- Bước 3: Gửi văn bản thông báo trúng tuyển cho ứng viên và cơ quan chủ quản để xem xét và quyết định cử người đi học ở nước ngoài;

- Bước 4: Cơ quan chủ quản ra Quyết định cử đi học ở nước ngoài;

- Bước 5: Cơ quan chủ quản chuyển trả Quyết định cho người đi học và gửi 01 bản cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

68.2. Cách thức thực hiện:

Ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở làm việc của đơn vị chủ trì tuyển sinh.

68.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ

Ngoài hồ sơ đã nộp từ khi dự tuyển, hồ sơ đi học nước ngoài cần bổ sung thêm các loại giấy tờ sau:

- Bản dịch hợp lệ văn bản thông báo tiếp nhận chính thức của cơ sở giáo dục nước ngoài trong đó có đầy đủ thông tin về bậc học, ngành học, thời gian học, thời điểm nhập học, mức học phí, bảo hiểm y tế và các loại phí bắt buộc khác liên quan đến khóa học; thông báo về học bổng hoặc hỗ trợ tài chính của cơ sở giáo dục hoặc cơ quan/tổ chức/chính phủ nước ngoài đã cấp (nếu có) - 02 bản.

- Văn bản của phía nước ngoài đồng ý tiếp nhận đi học diện Hiệp định (đối với ứng viên trúng tuyển học bổng Hiệp định) - 02 bản.

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp hoặc ngoại ngữ khác đạt yêu cầu về điểm (hoặc trình độ) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục nước ngoài - 01 bản.

- Giấy khám sức khỏe (có thời hạn sử dụng 06 tháng kể từ ngày cấp) của cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện về sức khỏe để đi học nước ngoài kèm theo các bản xét nghiệm không nhiễm HIV, viêm gan B, lao hoặc các bệnh truyền nhiễm khác (theo yêu cầu của nước sẽ đến học hoặc nhà tài trợ); kết quả xét nghiệm không có thai (đối với ứng viên nữ) - 01 bản.

- Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của lưu học sinh (theo mẫu số 04, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài) - 01 bản.

- Bản cam kết tự thu xếp kinh phí (đối với trường hợp học phí vượt quá mức quy định) và toàn bộ chi phí khóa học bổ sung trước khi vào chương trình học chính thức (theo yêu cầu của cơ sở giáo dục nước ngoài) có chữ ký của người nhận bảo lãnh về tài chính (theo mẫu số 05, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài) - 01 bản.

- Bản sao hợp lệ các quyết định/hợp đồng tuyển dụng làm việc có thay đổi so với các văn bản đã nộp khi dự tuyển (đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương) - 01 bản.

- Bản sao hợp lệ sổ bảo hiểm xã hội (đối với người lao động hợp đồng), trường hợp chưa có sổ bảo hiểm xã hội thì thay bằng bảng kê quá trình đóng bảo hiểm xã hội hoặc giấy chứng nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan công tác và cơ quan bảo hiểm xã hội - 01 bản.

- Bản cam kết về ngoại ngữ trong trường hợp đi học tại nước ngoài nhưng chưa đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của chương trình học bổng để sử dụng trong khóa học tại nước ngoài (theo mẫu số 06, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài) - 01 bản.

- Các giấy tờ khác theo quy định của từng chương trình học bổng (nếu có) - 01 bản.

68.4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn giải quyết thủ tục cử người đi học ở nước ngoài tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận kết quả cấp học bổng của phía nước ngoài (nếu có) và nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

68.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

68.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Hợp tác quốc tế).

68.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cử đi học nước ngoài hoặc công văn thông báo kết quả kết quả trúng tuyển học bổng (đối với học bổng khác).

68.8. Lệ phí: không áp dụng.

68.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu số 04 - Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của lưu học sinh; Mẫu số 05 - Bản cam kết tự thu xếp kinh phí; Mẫu số 06 - Bản cam kết về ngoại ngữ, Phụ lục III kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài.

68.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Ứng viên nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đúng hạn theo quy định.

68.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài.

 

MẪU BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA LƯU HỌC SINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CAM KẾT
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA LƯU HỌC SINH
(dành cho người chưa có cơ quan công tác)

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên tôi là: …………………………… Sinh ngày ............................

Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân số: …….….. Ngày cấp:…..…

Nơi cấp:.........

Hộ chiếu số: …………. Ngày cấp: …………..

Nơi cấp:........................ .....................................................

Hiện nay là: ...................................................................................

Khi được Nhà nước cử đi học tại nước ngoài, tôi tự nguyện cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Chấp hành nghiêm túc Quy chế quản lý lưu học sinh ở nước ngoài, quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chấp nhận các quy định hiện hành của Nhà nước về tài chính.

2. Phấn đấu học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn.

3. Không xin chuyển trường, chuyển nước hoặc thay đổi khoá học, chương trình học. Cam kết tích cực học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt chương trình đào tạo đúng thời hạn được phép.

4. Nếu bị buộc thôi học sẽ bồi hoàn kinh phí theo qui định của Nhà nước. Nếu phải gia hạn thời gian học tập sẽ tự túc kinh phí trong thời gian gia hạn.

5. Sau khi kết thúc khoá học về nước, thực hiện thủ tục báo cáo tốt nghiệp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và làm việc lâu dài theo sự Điều động của Nhà nước.

6. Cam kết nếu trúng tuyển học bổng của …… cấp sẽ đi học theo đúng kế hoạch do …… yêu cầu.

Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ những Điều nêu trên và các quy định hiện hành khác có liên quan. Nếu không thực hiện đúng bản cam kết này, tôi xin bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

 

 

..........., ngày ...... tháng ........ năm .......
Người cam kết
(ký và ghi rõ họ tên)

CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH

Họ và tên bố (mẹ): ……………………..

Công tác tại: ………………………….

Địa chỉ: ……………………………..

đại diện cho gia đình lưu học sinh có tên trên, chúng tôi cam kết:

- Nhắc nhở, động viên lưu học sinh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được quy định đối với lưu học sinh.

- Cùng lưu học sinh bồi hoàn kinh phí đã được Nhà nước cấp nếu lưu học sinh không thực hiện đúng cam kết.

 

 

……, ngày ….. tháng…. năm …
Bố (mẹ)
(ký và ghi rõ họ tên)

 

69. Thay đổi nước đến học hoặc ngành học

69.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin thay đổi nước đến học/ngành học;

- Bước 2: Đơn vị chủ trì tuyển sinh xem xét hồ sơ xin thay đổi nước đến học/ngành học và xin ý kiến các bên liên quan (nếu có);

- Bước 3: Lãnh đạo đơn vị chủ trì tuyển sinh quyết định đồng ý/không đồng ý cho ứng viên thay đổi nước đến học/ngành học;

- Bước 4: Thông báo kết quả cho ứng viên.

69.2. Cách thức thực hiện:

Ứng viên nộp hồ sơ xin thay đổi nước đến học hoặc ngành học theo hình thức nộp trực tiếp trong giờ hành chính tại trụ sở làm việc của đơn vị chủ trì tuyển sinh hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.

69.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu số 07, Phụ lục III kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài).

- Văn bản tiếp nhận đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài (đối với trường hợp xin đổi nước đến học).

- Minh chứng bằng văn bản về việc không được ít nhất 03 cơ sở giáo dục ở nước đã trúng tuyển tiếp nhận (đối với trường hợp xin đổi nước đến học).

- Văn bản ủng hộ và đồng ý cho phép thay đổi nước đến học, ngành học của cơ quan công tác hoặc cơ quan giới thiệu dự tuyển (đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương).

- Bảng so sánh kinh phí đào tạo theo mẫu số 08, phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài (đối với trường hợp xin đổi nước đến học).

- Văn bản đồng ý cho phép thay đổi nước đến học hoặc ngành học của Nhà tài trợ (nếu có).

69.69. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

69.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

69.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Hợp tác quốc tế chủ trì).

69.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo kết quả qua bưu điện theo đường văn thư hoặc thư điện tử cá nhân (email) của ứng viên hoặc các hình thức khác theo quy định của chương trình học bổng.

69.8. Lệ phí: Không.

69.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn xin thay đổi nước đến học/ngành học; Bảng so sánh kinh phí đào tạo (Mẫu số 07, 08 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài)

69.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc thay đổi nước đến học hoặc ngành học chỉ được thực hiện 01 lần trước khi có Quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường hợp thay đổi nước đến học:

+ Chương trình học bổng có các lựa chọn về nước đến học;

+ Ứng viên đã nộp hồ sơ xin tiếp nhận đào tạo tại ít nhất ba (03) cơ sở giáo dục ở nước đã trúng tuyển cùng với sự hỗ trợ của đơn vị chủ trì tuyển sinh nhưng không được cơ sở nào tiếp nhận;

+ Chỉ tiêu tuyển sinh tại nước xin chuyển đến học chưa sử dụng hết;

+ Đã được một cơ sở giáo dục có uy tín (có các chương trình học được kiểm định bởi các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức kiểm định giáo dục có uy tín quốc gia hoặc quốc tế; hoặc chương trình học được cơ quan có thẩm quyền quản lý, cho phép đào tạo và cấp bằng trong trường hợp nước đó chưa thực hiện hoặc ban hành danh sách các chương trình hoặc cơ sở giáo dục được kiểm định chất lượng) ở nước xin chuyển đến đồng ý tiếp nhận;

+ Kinh phí đào tạo tại cơ sở giáo dục ở nước xin chuyển đến phải thấp hơn hoặc bằng kinh phí đào tạo tại cơ sở giáo dục ở nước đã trúng tuyển. Trong trường hợp kinh phí đào tạo cao hơn, ứng viên phải tự thu xếp phần kinh phí vượt trội.

- Trường hợp thay đổi ngành học:

+ Ngành xin chuyển được xác định là ngành cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

69.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài.

 

MẪU ĐƠN XIN THAY ĐỔI NƯỚC/NGÀNH HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN XIN THAY ĐỔI NƯỚC/NGÀNH HỌC

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên tôi là: ………………………. Sinh ngày ...................................

Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân số: …........... Ngày cấp: ……… Nơi cấp: .....

Hộ chiếu số: ………. Ngày cấp: ……… Nơi cấp: ............................

Cơ quan chủ quản:......................................................................................

Đã được tuyển chọn đi học nước ngoài theo Quyết định số ………...ngày ……. tháng…... năm…. của……….

Trình độ đào tạo:........................................................................

Nước trúng tuyển: ……………………………..…….…

Ngành đào tạo trúng tuyển:………………………..

Nội dung xin thay đổi nước/ngành học:...............................................

.............................................................................................................

Lý do xin thay đổi nước/ngành học: ...........................................................

....................................................................................................................

Hồ sơ đính kèm đơn xin thay đổi nước/ngành học:

□ Văn bản ủng hộ và đồng ý cho phép thay đổi nước/ngành học của cơ quan công tác hoặc cơ quan cử đi học (đối với ứng viên đã có cơ quan công tác)

□ Văn bản tiếp nhận đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài

□ Bảng so sánh kinh phí đào tạo của nước trúng tuyển và nước xin chuyển đến (đối với trường hợp xin thay đổi nước đến học)

□ Các giấy tờ khác theo yêu cầu của chương trình học bổng: ….………

……………………………………..…….

Tôi cam kết tự túc mọi chi phí phát sinh từ việc xin thay đổi nước/ngành học vượt mức đã quy định đối với việc đi học theo Quyết định trúng tuyển ban đầu.

Trân trọng đề nghị Quý cơ quan xem xét, cho tôi được thay đổi nước/ngành học.

Địa chỉ liên lạc của tôi: .............................................................................

E-mail: ...................................................................................................

Điện thoại nhà riêng: ……………. Điện thoại di động: ........................

 

 

..........., ngày ... tháng ... năm .........
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

MẪU BẢNG SO SÁNH KINH PHÍ ĐÀO TẠO

(trong trường hợp xin thay đổi nước)

1. Họ và tên: ………………………………………

2. Trình độ đào tạo trúng tuyển: ……………………………..

3. Ngành đào tạo trúng tuyển: …………………………….

4. Nước đến học (theo Quyết định trúng tuyển):…………………….

5. Nước xin chuyển đến: ……………………………….

TT

Nội dung kinh phí đào tạo

Số tiền (USD) tại
….………2

Số tiền (USD) tại
…….…….3

1

Học phí (theo thư mời học hoặc theo quy định hiện hành) 1

 

 

2

Sinh hoạt phí

 

 

3

Bảo hiểm y tế (nếu có)

 

 

4

Các phí khác (nếu có)

 

 

5

Một lượt vé máy bay khứ hồi (ước tính)

 

 

6

Tổng kinh phí đào tạo trong 1 năm học (6) = (1) + (2) + (3) + (4)

 

 

7

Thời gian đào tạo (ví dụ: 3 năm)

 

 

8

Tổng kinh phí đào tạo toàn thời gian học (8) = (6) x (7) + (5)

 

 

 

 

..........., ngày …. tháng ….... năm …..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1 Trong trường hợp học phí tính bằng ngoại tệ khác USD thì quy đổi theo tỉ giá trong ngày theo tỉ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

2 Ghi tên nước đã trúng tuyển

3 Ghi tên nước xin chuyển đến

II. LĨNH VỰC HỆ THỐNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

1. Thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ hoặc là cha mẹ, con; vợ, chồng, anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chủ trong trường hợp người đó đã chết thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.

b) Cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, cơ sở giáo dục có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, cơ sở giáo dục phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện

1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp thực hiện trực tiếp:

- Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;

* Trường hợp thực hiện qua đường bưu điện:

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;

- 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện như sau:

a) Ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều.

Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

b) Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:

a) Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

b) Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

c) Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người đó đã chết.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

1.8. Lệ phí: Lệ phí cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao.

1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ;

Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

2.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện

2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

b) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

c) Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

d) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

đ) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ ở trên có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Trường hợp cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự điều chỉnh về thẩm quyền thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

2.8. Lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Thủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người có văn bằng, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hai (02) bộ hồ sơ quy định tại Điều 6 của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tới Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo);

b) Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (theo mẫu), nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ. Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, trên cơ sở quy định về tuyển sinh, chương trình đào tạo, hệ thống văn bằng của nước cấp văn bằng, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét xử lý hồ sơ để công nhận văn bằng phù hợp với một trong các loại văn bằng của Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu).

- Trường hợp văn bằng đề nghị công nhận không phù hợp với một trong các loại văn bằng của Việt Nam, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng, cung cấp thêm thông tin và công nhận giá trị thực tế của văn bằng trong hệ thống giáo dục của nước cấp bằng.

- Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện để được công nhận, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng nêu rõ lý do không công nhận.

3.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện

3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (theo mẫu);

b) Một (01) bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

c) Một (01) bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

d) Hồ sơ minh chứng thời gian học ở nước ngoài, gồm một trong các tài liệu liên quan sau: xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; bản sao hợp lệ hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh; minh chứng đã đăng kí vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Hồ sơ các tài liệu liên quan như: chứng chỉ ngoại ngữ, các văn bằng, chứng chỉ có liên quan (Trường hợp cần thiết phải thẩm định mức độ đáp ứng quy định về tuyển sinh chương trình đào tạo).

Hồ sơ phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục).

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản công nhận văn bằng.

3.8. Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính.

3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị công nhận văn bằng (Mẫu số 1 được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013)

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:

- Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;

- Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;

- Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.

b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

c) Văn bằng thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 3 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận theo những quy định của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên. Người có văn bằng thuộc trường hợp này không phải làm thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của văn bản này.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;

- Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Mẫu 1. Đơn đề nghị công nhận văn bằng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4)

Họ và tên người làm đơn ..........................................................................

Họ và tên người có văn bằng: ..................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:…………… ……nam, nữ ..................................

Nơi sinh: ...................................................................................................

Nơi ở hiện nay: .........................................................................................

...................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú ..................................................................................

...................................................................................................................

Địa chỉ liên lạc khi cần thiết: ...................................................................

Số điện thoại:……………………Email...................................................

Trân trọng đề nghị các cơ quan chức năng xem xét công nhận văn bằng do nước ngoài cấp gửi kèm theo

Trình độ đào tạo

Nơi cấp .....................................................................................................

Ngày cấp ….…Số hiệu văn bằng (nếu có.................................................

Tên cơ sở giáo dục nước ngoài ................................................................

Thuộc nước/Tổ chức quốc tế ...................................................................

Loại hình đào tạo (du học nước ngoài, liên kết đào tạo với nước ngoài).

...................................................................................................................

Hình thức sử dụng kinh phí (nhà nước, hiệp định, tự túc) ......................

Quyết định cử đi học (nếu có): Số QĐ ………., ngày ký QĐ .................

Cấp ra quyết định ......................................................................................

Hình thức đào tạo (chính quy, học từ xa...................................................

Thời gian đào tạo .....................................................................................

Chuyên ngành đào tạo ..............................................................................

Có đăng ký công dân với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hay không?

□ Có đăng ký                                                        □ Không đăng ký

Nếu không đăng ký, nêu rõ lý do .............................................................

.............................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng sự thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

 

 

...., ngày           tháng           năm 200…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên
)

nhayNội dung Thủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp được thay thế theo quy định tại Mục A Phần II Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1508/QĐ-BGDĐT.nhay
III. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1. Thủ tục tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện:

- Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh, trong đó nêu cụ thể chỉ tiêu, thời hạn tuyển sinh; nước gửi đi đào tạo; điều kiện dự tuyển đối với từng chương trình đào tạo của từng nước; điều kiện trúng tuyển; điều kiện để có quyết định đi học ở nước ngoài;

- Thông báo tuyển sinh được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (www.moet.gov.vn) và Cục Hợp tác quốc tế (www.vied. vn).

- Trên cơ sở thông báo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường tổ chức xét chọn theo các điều kiện và theo kế hoạch đào tạo giảng viên của trường; lập danh sách ứng viên cử đi dự tuyển theo nhóm hoặc theo thứ tự ưu tiên, đối với từng chương trình đào tạo (nếu có);

- Hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển, Cục Hợp tác quốc tế chủ trì lập danh sách trích ngang ứng viên theo đối tượng và điều kiện xét tuyển; dự kiến danh sách ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển; phối hợp và thống nhất với Vụ Giáo dục Đại học duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định danh sách ứng viên trúng tuyển NCS đi học ở nước ngoài. Trước khi có quyết định đi học ở nước ngoài NCS phải đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trừ trường hợp cơ sở đào tạo nước ngoài có yêu cầu khác;

- Kết quả trúng tuyển có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký quyết định phê duyệt trúng tuyển đối với đối tượng đã đủ điều kiện ngoại ngữ và có hiệu lực trong vòng 18 tháng đối với đối tượng chưa đủ điều kiện ngoại ngữ;

- Liên hệ cơ sở đào tạo cho ứng viên được thực hiện theo các cách sau:

+ Cục Hợp tác quốc tế tiến hành các thủ tục liên hệ đăng ký học với các cơ sở đào tạo nước ngoài cho các ứng viên.

+ Các trường có ứng viên liên hệ với các trường đại học đối tác nước ngoài để gửi giảng viên của trường đi đào tạo theo nhóm giảng viên, theo ngành cần tập trung phát triển của trường;

+ Ứng viên có thể tự liên hệ, nhưng không được thông qua các trung tâm tư vấn du học với cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ nước ngoài để được tiếp nhận;

- Khi ứng viên có giấy tiếp nhận của cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài và đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế có trách nhiệm ra quyết định cử giảng viên đi đào tạo và tiến hành các thủ tục cho giảng viên đi học ở nước ngoài.

1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Hồ sơ dự tuyển: Người dự tuyển đi học tại nước ngoài nộp cho Cục Hợp tác quốc tế 01 bộ hồ sơ giấy bằng tiếng Việt gồm các loại giấy tờ sau đây:

a) Phiếu đăng ký dự tuyển có xác nhận của trường cử đi dự tuyển (mẫu tại Phụ lục IV);

b) Công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác (đối với Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng) hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên).

c) Bản sao hợp lệ các hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng và đồng ý cho chuyển công tác (nếu có); hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên của trường cử đi học;

d) Văn bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh, bố, mẹ hoặc người bảo lãnh và trường cử nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911. Mẫu cam kết tại Phụ lục III(a) kèm theo.

đ) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ (nếu có) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với trường hợp đang chờ cấp bằng (bổ sung bản sao bằng tốt nghiệp chính thức sau khi trúng tuyển);

e) Bản sao hợp lệ bảng điểm đại học, thạc sĩ;

g) Bản sao văn bản tiếp nhận đào tạo, văn bản đồng ý cấp học bổng toàn phần hoặc bán phần do cơ sở đào tạo, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp (nếu có);

h) Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn theo quy định;

i) Danh mục và bản sao công trình nghiên cứu khoa học (nếu có);

k) Giấy tờ khác nếu có (bằng khen, giấy tờ ưu tiên...);

l) Bản sao hóa đơn, chứng từ về việc nộp lệ phí dự tuyển.

2. Đăng ký dự tuyển trực tuyến (đăng ký dự tuyển online)

Đồng thời với việc nộp hồ sơ giấy, các ứng viên phải quét (scan) các giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển thành từng file định dạng pdf và đăng ký dự tuyển trực tuyến tại địa chỉ http://tuyensinh.vied.vn/.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là trường).

b) Người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường bao gồm:

- Người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển);

- Nghiên cứu viên đang làm việc tại các Viện nghiên cứu khoa học;

- Những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường;

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Hợp tác quốc tế).

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định danh sách ứng viên trúng tuyển NCS đi học ở nước ngoài của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.8. Lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển có xác nhận của trường cử đi dự tuyển;

Mẫu cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ giữa nghiên cứu sinh, bố, mẹ hoặc người bảo lãnh và trường cử nghiên cứu sinh đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1.10.1. Về văn bằng:

- Ứng viên là Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ;

- Ứng viên là người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường:

+ Mới tốt nghiệp thạc sĩ (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển): có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên đồng thời có bằng tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt 8,0 trở lên (theo thang điểm 10). Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài thì đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước sở tại hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam.

1.10.2. Đăng ký ngành học phù hợp với ngành tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ.

1.10.3. Được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp.

1.10.4. Có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác (đối với Ứng viên là Giảng viên biên chế, giảng viên hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các đại học, học viện có đào tạo đại học, trường đại học, cao đẳng) hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp (đối với Ứng viên là người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường).

1.10.5. Ứng viên, bố/mẹ hoặc người bảo lãnh của ứng viên (đối với Ứng viên là người mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường) có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với trường cử ứng viên dự tuyển.

1.10.6. Về trình độ ngoại ngữ: Có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau:

a) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ do một cơ sở quốc tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 2 năm tính đến khi dự tuyển, phù hợp với yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở nước ngoài nay trở lại nước đó học tập hoặc ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập ở nước ngoài phù hợp với ngôn ngữ sẽ sử dụng để thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ;

1.10.7. Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập, cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của NCS quy định tại khoản 1 và 3 Điều 4 của Quy định này.

1.10.8. Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 35/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo đề án “đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” được phê duyệt tại quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ.

 

2. Tuyển sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, học bổng Hiệp định và học bổng khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thông báo tuyển sinh đi học nước ngoài được gửi đến các cơ quan, bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tùy theo yêu cầu và tính chất phù hợp của chương trình học bổng; được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ www.moet.gov.vn và trang thông tin điện tử của đơn vị chủ trì tuyển sinh.

- Bước 2: Ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển.

- Bước 3: Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn phối hợp với đơn vị chủ trì tuyển sinh lập danh sách trích ngang, phân loại ứng viên theo trình độ đào tạo, nước đăng ký dự tuyển; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ dự tuyển với danh sách trích ngang.

- Bước 4: Tổ thư ký sắp xếp thứ tự ứng viên dự tuyển từ cao xuống thấp theo các tiêu chí tuyển chọn theo từng trình độ đào tạo và nước đăng ký dự tuyển.

- Bước 5: Hội đồng tuyển chọn tổ chức họp xét và thống nhất danh sách ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển hoặc đạt yêu cầu sơ tuyển (đối với chương trình học bổng có sơ tuyển).

- Bước 6:

+ Đối với chương trình học bổng có sơ tuyển: Đơn vị chủ trì tuyển sinh trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt và ký quyết định phê duyệt danh sách ứng viên được sơ tuyển; gửi danh sách sơ tuyển cùng hồ sơ tiếng nước ngoài sang các bên liên quan để thống nhất danh sách được tuyển chọn.

+ Đối với chương trình học bổng không sơ tuyển: Đơn vị chủ trì tuyển sinh trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt và ký quyết định phê duyệt danh sách ứng viên được tuyển chọn.

- Bước 7: Thông báo kết quả tuyển chọn cho ứng viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn.

2.2. Cách thức thực hiện:

Ứng viên nộp hồ sơ tương ứng với cấp học hoặc trình độ đào tạo đăng ký dự tuyển theo hình thức nộp trực tiếp trong giờ hành chính hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến địa chỉ nhận hồ sơ theo quy định tại thông báo tuyển sinh và nộp hồ sơ trực tuyến (nếu có)..

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt gồm:

- Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu số 01, 02, 03, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài).

- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu phổ thông.

- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc của trường đang theo học (đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác).

- Bản sao hợp lệ văn bằng, học bạ, bảng điểm học tập theo thông báo tuyển sinh của từng chương trình học bổng.

- Giấy công nhận văn bằng (đối với ứng viên đã tốt nghiệp ở nước ngoài nay dự tuyển đi học trình độ cao hơn).

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ theo thông báo tuyển sinh của từng chương trình học bổng.

- Bản sao hợp lệ bằng khen, giấy khen, văn bản hoặc giấy tờ chứng nhận các giải thưởng quốc tế, quốc gia hoặc tỉnh, thành phố và các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, đạt giải thưởng,… (nếu có).

- Bản sao văn bản tiếp nhận đào tạo, cấp học bổng toàn phần hoặc một phần của cơ sở giáo dục nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp (nếu có).

- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận đủ (không đủ) điều kiện đi học nước ngoài.

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) (giấy khai sinh đối với ứng viên là người dân tộc thiểu số, hộ khẩu thường trú đối với ứng viên thuộc đối tượng ưu tiên theo khu vực, giấy chứng nhận con liệt sĩ hoặc thẻ thương binh của bố mẹ đẻ).

- Bản sao hóa đơn, chứng từ về việc nộp lệ phí dự tuyển (đối với chương trình học bổng quy định nộp lệ phí dự tuyển).

- Các giấy tờ khác theo quy định cụ thể của chương trình học bổng.

- Đối với ứng viên đăng ký dự tuyển trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, ngoài các thành phần hồ sơ trên cần bổ sung thêm:

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận được tuyển thẳng, giấy chứng nhận kết quả thi, giấy triệu tập trúng tuyển trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

+ Bản sao hợp lệ kết quả học tập có xác nhận của cơ sở giáo dục đang học đối với ứng viên tại thời điểm đăng ký dự tuyển trình độ đại học, cao đẳng đã học từ 01 học kỳ trở lên.

- Đối với ứng viên đăng ký dự tuyển trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập, bồi dưỡng, ngoài các thành phần hồ sơ trên cần bổ sung thêm:

+ Công văn của cơ quan cử dự tuyển (đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương).

+ Bản sao hợp lệ các hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) (đối với người lao động hợp đồng). Trường hợp chưa có sổ BHXH thì thay bằng bảng lương gần nhất thể hiện có đóng BHXH; bảng kê quá trình đóng BHXH hoặc giấy chứng nhận về việc đóng BHXH có xác nhận của cơ quan công tác và cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Cam kết tuyển dụng bằng văn bản của cơ quan nhà nước sau khi tốt nghiệp (đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác nếu được quy định cụ thể tại thông báo tuyển sinh của chương trình học bổng).

+ Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan công tác (đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương).

+ Đề cương nghiên cứu đã được Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo của trường cử dự tuyển phê duyệt và xác nhận về khả năng chuyên môn của ứng viên (đối với ứng viên tiến sĩ).

+ Danh mục các công trình khoa học đã công bố, đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia có xác nhận của cơ quan công tác (đối với ứng viên tiến sĩ).

2.4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan có ứng viên đăng ký dự tuyển và cá nhân người dự tuyển.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Hợp tác quốc tế).

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt danh sách ứng viên đủ điều kiện được tuyển chọn đi học nước ngoài theo học bổng ngân sách Nhà nước, Hiệp định hoặc học bổng khác.

2.8. Lệ phí: 200.000 đồng/thí sinh/hồ sơ.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu đăng ký dự tuyển (Mẫu số 01, 02, 03, Phụ lục III kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Ứng viên dự tuyển phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

- Đảm bảo có đủ sức khỏe để tham gia khóa học ở nước ngoài.

- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của từng chương trình học bổng tương ứng.

- Đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của từng chương trình học bổng.

- Trong độ tuổi theo quy định của từng chương trình học bổng.

- Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ và lệ phí tuyển sinh (nếu có) theo quy định tại thông báo tuyển sinh.

- Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức (đối với ứng viên là công chức, viên chức).

- Đáp ứng các điều kiện cụ thể khác của từng chương trình học bổng.

* Tại thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời triển khai nhiều chương trình học bổng, ứng viên chỉ được đăng ký dự tuyển một chương trình học bổng với trình độ cao hơn trình độ đã có văn bằng. Trường hợp đặc biệt sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.

* Ứng viên dự tuyển trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phải đăng ký dự tuyển ngành học ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, địa phương cử đi học; phù hợp với vị trí việc làm, nhu cầu công tác của cơ quan hoặc ngành học đã tốt nghiệp ở trình độ đào tạo trước đó.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài.

- Thông tư Liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

- Thông tư Liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 08/3/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư Liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

 

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN ĐI HỌC THẠC SĨ/TIẾN SĨ/THỰC TẬP, BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Học bổng dự tuyển: Học bổng NSNN Học bổng Hiệp định Học bổng khác

(Lưu ý chỉ đăng ký một loại)

Thông báo dự tuyển: …… /TB-BGDĐT ngày……/……/……

Trình độ dự tuyển (ThS, TS, TT, BD): ……………..…………

Nước dự tuyển (chỉ đăng ký 1 nước):…………………

Ngành học dự tuyển: …………………………….

Ngoại ngữ sử dụng học ở nước ngoài: ………………………….

1. Họ và tên: ............................................................................ Giới tính: □ Nam □ Nữ.

2. Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................

3. Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân số: …….….. Ngày cấp:…….. Nơi cấp: …

4. Hộ chiếu số: ……………….Ngày cấp: …… Nơi cấp: …….

5. Chức vụ và cơ quan đang công tác:.............................................................................

Thuộc Bộ, Ngành, Tỉnh:...............................................................................................

6. Địa chỉ gửi thư: .................................................................................

Điện thoại: Cơ quan: ………… Nhà riêng:................................................

Di động: ……………….. E-mail: ...........................................................

7. Trình độ ngoại ngữ: □ Có chứng chỉ □ Chưa có chứng chỉ

Tiếng Anh: …….IELTS ……TOEFL       Ngày cấp:……... Nơi cấp: ……

Tiếng Pháp ……TCF …….                    Ngày cấp: ……...... Nơi cấp:……

Tiếng …: ……… ……                            Ngày cấp:……… Nơi cấp: ……

8. Trình độ học vấn (cao nhất): □ Đại học         □ Thạc sĩ           □ Tiến sĩ

9. Quá trình đào tạo:

9.1. Đại học:

Loại học bổng1: …………………………………………

Thời gian đào tạo: …….. năm. Từ ……… ……… đến ..............................

Trường: ............................................................................................................................

Nước: ...............................................................................................................................

Hệ đào tạo: □ Chính quy            □ Tại chức               □ Khác (ghi rõ):……

□ Đào tạo phối hợp:

Cơ sở giáo dục trong nước: Thời gian: từ ……..…….....đến..............…….

Cơ sở giáo dục nước ngoài: Thời gian: từ ……..…….....đến..............…….

Ngành đào tạo:.............................................................................................……..

Điểm trung bình học tập toàn khóa: ……………………..……...

Điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp (nếu có):………………………

Loại tốt nghiệp (nếu có):............................................................................................

(Nếu không phải là thang Điểm 10 thì cần ghi rõ Điểm học tập /thang Điểm của nơi học và tính quy đổi tương đương sang thang Điểm 10, kèm theo bản sao thông tin chính thức về thang điểm, xếp loại của nơi học).

9.2 Thạc sĩ:

Loại học bổng1: ……………...……………………..……..

Thời gian đào tạo: ………. năm.                        Từ ……. ……đến………

Trường: .......................................................................................................................

Nước: ..........................................................................................................................

Hệ đào tạo: □ Chính quy                  □ Tại chức                  □ Khác (ghi rõ):……..

□ Đào tạo phối hợp:

Cơ sở giáo dục trong nước: Thời gian: từ…......đến..............……………

Cơ sở giáo dục nước ngoài: Thời gian: từ….……......đến..............………..

Ngành đào tạo:............................................................................................................

Điểm trung bình học tập toàn khóa: ……….……….……………..

Điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp (nếu có):..………………………

Loại tốt nghiệp (nếu có):...............................................................................................

(Nếu không phải là thang Điểm 10 thì cần ghi rõ Điểm học tập /thang Điểm của nơi học và tính quy đổi tương đương sang thang Điểm 10, kèm theo bản sao thông tin chính thức về thang điểm, xếp loại của nơi học).

9.3 Tiến sĩ:

Loại học bổng1: ……………...……………………….. …..

Thời gian đào tạo: ……… năm. Từ …….. ……….đến…………

Trường: ............................................................................................................................

Nước: ...............................................................................................................................

Hệ đào tạo: □ Chính quy            □ Tại chức             □ Khác (ghi rõ):…….

□ Đào tạo phối hợp:

Cơ sở giáo dục trong nước: Thời gian: từ…......đến...............................................

Cơ sở giáo dục nước ngoài: Thời gian: từ…..……......đến.........................................

Ngành đào tạo:.................................................................................................................

10. Nhận xét, đánh giá phẩm chất đạo đức, lối sống (do Thủ trưởng cơ quan công tác, cơ quan giới thiệu dự tuyển ghi):

.........................................................................................................................................

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ DỰ TUYỂN
(NẾU CÓ)

..........., ngày …. tháng ….... năm .........
(Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

..........., ngày …. tháng …... năm ......
Người đăng ký dự tuyển
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1 Ghi rõ loại học bổng, cụ thể như sau (chỉ cần điền số ghi dưới đây):

(1) Học bổng do ngân sách Nhà nước Việt Nam cấp (Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học);

(2) Học bổng theo các đề án đào tạo phối hợp được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp kinh phí;

(3) Học bổng diện Hiệp định (Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học);

(4) Học bổng do cơ sở giáo dục nước ngoài/cơ quan, tổ chức quốc tế cấp (ghi rõ tên nơi cấp học bổng);

(5) Nguồn tài trợ khác hoặc tự túc kinh phí.

 

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN ĐI HỌC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Học bổng dự tuyển: Học bổng NSNN Học bổng Hiệp định Học bổng khác

(Lưu ý chỉ đăng ký một loại)

Thông báo dự tuyển: … /TB-BGDĐT ngày … /… /…

Nước dự tuyển (chỉ đăng ký 01 nước):...........................................................................

Ngành học dự tuyển: .....................................................................................................

Ngoại ngữ sử dụng học ở nước ngoài: .......................................................................

1. Họ và tên ................................................................................ Giới tính: □ Nam □ Nữ.

2. Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................................

3. Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân số: ….….. Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ….

4. Hộ chiếu số: ………………….Ngày cấp: ……….. Nơi cấp: ……

5. Địa chỉ gửi thư:.............................................................................................................

Điện thoại liên hệ: Cố định: ……………….. Di động: ......................................

E-mail: ..............................................................................................................................

6. Trình độ học vấn (cao nhất): □ Trung học Phổ thông □ Cao đẳng □ Đại học

7. Quá trình học tập:

7.1. Trung học phổ thông: Trường:.............................................................................................................................

Điểm trung bình học tập: Lớp 10………... Lớp 11……… Lớp 12……....

Điểm tốt nghiệp THPT: ……………………….……………

Xếp loại tốt nghiệp:...........................................................................................................

7.2. Đại học/ Cao đẳng:

Thời gian đào tạo: …………….. năm. Từ …………. đến .....................

Trường: ............................................................................................................................

Nước: ...............................................................................................................................

Hệ đào tạo: □ Chính quy □ Tại chức □ Khác (ghi rõ):……..

Ngành đào tạo:..................................................................................................................

Điểm trung bình học tập các kỳ học:

8. Trình độ ngoại ngữ: □ Có chứng chỉ □ Chưa có chứng chỉ

Tiếng Anh: ……IELTS ……TOEFL         Ngày cấp:……… Nơi cấp: ……

Tiếng Pháp……..TCF……..                    Ngày cấp:……… Nơi cấp: …….

Tiếng …: ……. ……..                             Ngày cấp:……... Nơi cấp: ……..

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ DỰ TUYỂN (NẾU CÓ)
..........., ngày …. tháng ….... năm .........
(Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

..........., ngày …. tháng …... năm ......
Người đăng ký dự tuyển
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN ĐI HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG/TRUNG CẤP Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Học bổng dự tuyển: Học bổng NSNN Học bổng Hiệp định Học bổng khác

(Lưu ý chỉ đăng ký một loại)

Thông báo dự tuyển: ……../TB-BGDĐT ngày … /…… /.............

Nước dự tuyển (chỉ đăng ký 01 nước): ...........................................................................

Ngành học dự tuyển: ......................................................................................................

Ngoại ngữ sử dụng học ở nước ngoài: ........................................................................

1. Họ và tên .................................................................. Giới tính: □ Nam □ Nữ.

2. Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................

3 .Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân số: …….….. Ngày cấp:……...Nơi cấp:……

4. Hộ chiếu số: ………………….Ngày cấp:……….. Nơi cấp: ……

5. Địa chỉ gửi thư:.............................................................................................................

Điện thoại liên hệ: Cố định: ………….. Di động: ................................................

E-mail: ..............................................................................................................................

6. Trình độ học vấn (cao nhất): □ Trung học cơ sở □ Trung học phổ thông

□ Khác:……………………………

7. Quá trình học tập:

7.1. Trung học cơ sở/ Trung học phổ thông hoặc tương đương:

Trường: ............................................................................................................................

Điểm trung bình học tập các năm: .........................................................

Điểm tốt nghiệp THCS/THPT: ....................... Xếp loại tốt nghiệp: ......................

7.2. Trung cấp/Cao đẳng:

Thời gian đào tạo: ……… năm. Từ…………….đến.................................

Trường: ............................................................................................................................

Nước: ...............................................................................................................................

Hệ đào tạo: □ Chính quy □ Tại chức □ Khác (ghi rõ): ...............................

Ngành đào tạo: .................................................................................................................

Điểm trung bình học tập các kỳ học:

8. Trình độ ngoại ngữ: □ Có chứng chỉ □ Chưa có chứng chỉ

Tiếng Anh: …….IELTS ……TOEFL        Ngày cấp:……… Nơi cấp: ……

Tiếng Pháp…..TCF………                      Ngày cấp:……… Nơi cấp: ……

Tiếng …: ……….. ……..                        Ngày cấp:……… Nơi cấp: ……

 

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/ CƠ QUAN CỬ DỰ TUYỂN (NẾU CÓ)
..........., ngày …. tháng ….... năm .........
Chữ ký người đại diện theo pháp luật, ghi rõ họ tên và quan hệ với ứng viên/ hoặc thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

..........., ngày …. tháng ….... năm .........
Người đăng ký dự tuyển
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thí sinh có đủ các điều kiện theo quy định, đáp ứng yêu cầu của trường nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định của sở GDĐT kèm theo lệ phí ĐKXT. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường;

Bước 2: Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi;

Bước 3: Các trường/nhóm trường điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quy định; quyết định điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức; công bố kết quả trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng khác;

3.2. Cách thức thực hiện:

Thí sinh có thể thực hiện theo phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.3.1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

a) Phiếu Đăng ký xét tuyển;

b) Hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm theo lệ phí Đăng ký xét tuyển;

3.3.2. Số lượng: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: Theo lịch tuyển sinh chung của Bộ

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tất cả các thí sinh có nhu cầu đăng kí xét tuyển.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Số nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh được nhập vào phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.8. Lệ phí:

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu Phiếu Đăng ký dự thi và xét tuyển đại học, cao đẳng

3.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

- Thí sinh có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

- Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.

- Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.

- Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu ĐKXT hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ KỲ THI THPT QUỐC GIA
(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU
ĐĂNG KÝ DỰ THI THPT QUỐC GIA VÀ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

“Cao đẳng” dùng trong hướng dẫn này được hiểu là “Cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên”

Mục SỞ GDĐT…MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị trí trống, sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào 2 ô trống tiếp theo, mã sở GDĐT do Bộ GDĐT quy định.

Mục Số phiếu: Nơi tiếp nhận đăng ký dự thi ghi, thí sinh không ghi mục này.

Mục 1, 2: Ghi theo hướng dẫn trên Phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (sau đây gọi tắt là Phiếu ĐKDT).

Mục 3: a) Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu sinh ở nước ngoài thí sinh chỉ cần ghi rõ tên quốc gia (theo tiếng Việt). b) Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh.

Mục 4: Đối với Chứng minh nhân dân mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, ba ô đầu để trống; đối với Chứng minh nhân dân mẫu mới hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.

Mục 5: Mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận) và mã xã (phường) chỉ đối với các xã (phường) thuộc diện đặc biệt khó khăn sẽ do Bộ GDĐT quy định. Thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận), mã xã (phường) nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú hiện tại vào các ô tương ứng ở bên phải. Thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại xã đặc biệt khó khăn thì bỏ trống ô mã xã. Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính, thí sinh ghi rõ tên tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) vào dòng trống. Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan đến hộ khẩu thường trú, đề nghị phải khẳng định thời gian có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 hoặc trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng.

Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của Sở GDĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0). Đối với thí sinh là công an, quân nhân được cử tham gia dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ thì ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh nơi đóng quân và mã trường THPT là 900. Đối với thí sinh có thời gian học ở nước ngoài thì những năm học ở nước ngoài ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh theo hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và mã trường THPT là 800. Mục tên lớp: ghi rõ tên lớp 12 nơi học sinh đang học (ví dụ 12A1, 12A2,...), đối với học sinh là thí sinh tự do ghi “TDO”.

Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email (nếu có). Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký xét tuyển tuyển sinh trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân (của mình) để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ họ tên người liên hệ, địa chỉ chi tiết: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố). Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ nhận Giấy báo trúng tuyển nếu thí sinh trúng tuyển.

Mục 9: Thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh

Mục 10: Thí sinh bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để biểu thị rõ thí sinh học theo chương trình THPT hay chương trình GDTX.

Mục 11: Đối với thí sinh tự do, đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT (tính đến thời điểm dự thi).

Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi nào thì ghi tên cụm thi và mã cụm thi do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng.

Mục 13: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp ĐKDT tại các địa điểm do Sở GDĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.

Mục 14: Đối với thí sinh hiện đang là học sinh lớp 12 (chưa tốt nghiệp THPT) phải đăng ký bài thi tại điểm a, thí sinh không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b. Đối với thí sinh tự do, tùy theo mục đích dự thi, tùy theo việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng có thể chọn cả bài thi (tại điểm a) hoặc chỉ chọn một số môn thành phần (tại điểm b) cho phù hợp. Trường hợp thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT có những môn thi (để xét công nhận tốt nghiệp) năm trước đủ điều kiện bảo lưu, nếu muốn bảo lưu bài thi/môn thi thành phần nào thì phải ghi điểm bài thi/môn thi đó ở Mục 15, tuy nhiên thí sinh vẫn có thể chọn thi bài thi/môn thi thành phần (đã xin bảo lưu) để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đối với thí sinh học theo chương trình GDTX có thể chọn môn thi ngoại ngữ nếu có nguyện vọng sử dụng môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Cách chọn bài thi/môn thi thành phần: Thí sinh đăng ký dự thi bài thi/môn thi thành phần nào thì đánh dấu (X) vào ô bài thi/môn thi thành phần tương ứng, riêng đối với bài thi Ngoại ngữ thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như sau: N1 - Tiếng Anh; N2 - Tiếng Nga; N3 - Tiếng Pháp; N4 - Tiếng Trung Quốc; N5 - Tiếng Đức; N6 - Tiếng Nhật.

Mục 15: Đối với thí sinh xin miễn thi ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT.

Mục 16: Thí sinh đã dự thi THPT năm trước, nếu có những môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu môn nào thì ghi điểm môn đó vào ô tương ứng. Đối với những môn được bảo lưu, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự thi (bài thi hoặc môn thi thành phần) ở Mục 13 nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Mục 17: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hoặc văn bản hướng dẫn Nếu khai thiếu trung thực sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy tờ minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.

Mục 18: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển ĐH, CĐ cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) điền 2NT, Khu vực 2 (KV2) điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) điền chữ số 3. Trong 3 năm học THPT hoặc tương đương, học ở đâu lâu hơn hưởng ưu tiên khu vực ở đó. Nếu mỗi năm học một trường có mức ưu tiên khu vực khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp THPT ở đâu hưởng ưu tiên khu vực tại đó. Đối với thí sinh được ưu tiên theo hộ khẩu thường trú, căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và hướng dẫn của Bộ GDĐT để ghi cho đúng khu vực ưu tiên được hưởng. Phần mềm đăng ký dự thi sẽ tự động xác định mức hưởng ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy khi thí sinh khai đầy đủ Mục 5 và Mục 6; nếu thấy khác với thông tin khai trên phiếu ĐKDT, thí sinh cần kiểm tra lại thông tin đã khai tại các mục này.

Mục 19: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT.

Mục 20: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên cao đẳng, đại học cần đánh dấu (X) vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ).

Mục 21: Mục này dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên. Để ghi thông tin ở mục này, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của trường có nguyện vọng học được đăng tải trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và trang thông tin của các trường để có thông tin đăng ký chính xác về mã trường, mã ngành/nhóm ngành, tên ngành/nhóm ngành, tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh đăng ký nguyện vọng nào không đúng với quy định của các trường thì nguyện vọng đó sẽ không được nhập vào hệ thống phần mềm để trường xét tuyển.

Lưu ý:

- Thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xoá.

- Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3,…), không ghi bằng chữ số La mã (I, V, X,…).

4. Thủ tục triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.

Bước 2: Trường tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho thí sinh mới nhập học theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ GDĐT

4.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ sở giáo dục triệu tập thí sinh

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Học bạ;

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp trung học đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp trung học để đối chiếu kiểm tra;

- Giấy khai sinh;

- Các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT;

- Giấy triệu tập trúng tuyển.

b) Số lượng: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày theo thông báo của trường, lịch của trường (Thực hiện trong khoản thời gian lịch tuyển sinh chung của Bộ)

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tất cả các thí sinh trúng tuyển có nhu cầu nhập học

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông tin của thí sinh được cập nhật vào hệ thống trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và quyết định trong danh sách nhập học của trường

4.8. Lệ phí: không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

4.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.

nhayThủ tục hành chính Triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đến trường ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Mục 2 Phần II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1449/QĐ-BGDĐT.nhay

IV. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN NHÀ GIÁO

1. Thủ tục công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư:

Nhà giáo thuộc biên chế của các cơ sở giáo dục đại học, nơi có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, đăng ký và nộp hồ sơ tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở đó. Nhà giáo thuộc các đơn vị, nơi không có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, thì đăng ký tại Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.

Bước 2: Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở theo trình tự:

(i) Mỗi hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư phải được ít nhất 3 giáo sư hoặc phó giáo sư cùng ngành chuyên môn với người đăng ký thẩm định, đánh giá, nhận xét bằng văn bản; mỗi hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư phải được ít nhất 3 giáo sư cùng ngành chuyên môn với người đăng ký thẩm định, đánh giá, nhận xét bằng văn bản;

(ii) Trao đổi công khai về các ý kiến của những người thẩm định, đánh giá và kết luận đối với từng hồ sơ;

(iii) Nghe từng người đăng ký xét chức danh trình bày bản báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và báo cáo kết quả đào tạo;

(iv) Xác định trình độ ngoại ngữ của từng người đăng ký;

(v) Thảo luận và thông qua danh sách những người đăng ký đủ điều kiện để đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm;

(vi) Biểu quyết tín nhiệm bằng phiếu kín cho những người đăng ký.

(vii) Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, lấy xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học nơi có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, gửi kết quả xét và toàn bộ hồ sơ của các ứng viên lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đồng thời thông báo đến cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo và công bố công khai kết quả xét đạt tiêu chuẩn chức danh.

Sau khi công bố công khai ít nhất 7 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở gửi báo cáo kết quả lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước và thông báo đến cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý ứng viên,

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành.

(i) Hội đồng Chức danh GS nhà nước phân loại hồ sơ và chuyển cho các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành;

(ii) Hội đồng Chức danh giáo sư (HĐCDGS) ngành, liên ngành thẩm định hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo trình tự như ở HĐCDGS cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 13, sau đó báo cáo kết quả xét và chuyển toàn bộ hồ sơ cho HĐCDGS nhà nước.

Chủ tịch HĐCDGS ngành, liên ngành có trách nhiệm công bố công khai kết quả xét công nhận đạt và không đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐCDGS ngành, liên ngành ít nhất 7 ngày trước khi báo cáo kết quả lên HĐCDGS nhà nước.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại HĐCDGS nhà nước.

(i) HĐCDGS nhà nước tổ chức thẩm định kết quả xét của các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành, quyết nghị bằng phiếu kín công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư cho các nhà giáo.

(ii) Chủ tịch HĐCDGS nhà nước căn cứ nghị quyết của Hội đồng ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, chức danh phó giáo sư cho các nhà giáo và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các ứng viên.

1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc quan bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS gồm:

- Bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS.

- Bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ của ứng viên.

- Bằng tốt nghiệp ngoại ngữ hoặc tài liệu minh chứng sử dụng thành thạo ngoại ngữ của ứng viên theo quy định.

- Quyết định phong, công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh PGS, nếu ứng viên đăng kí xét chức danh GS.

- Các quyết định giao nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ làm chuyên khoa cấp II và sinh viên làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học.

- Bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp đại học của người học đã được cấp mà ứng viên được giao hướng dẫn.

- Hợp đồng thỉnh giảng, bản nhận xét của thủ trưởng cơ sở GDĐH về kết quả đào tạo hoặc bản thanh lý hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên thỉnh giảng; Quyết định nghỉ hưu đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng đã nghỉ hưu.

- Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, gồm: Quyết định hoặc hợp đồng giao thực hiện chương trình hoặc đề tài NCKH; Biên bản nghiệm thu đề tài; Báo cáo tóm tắt thực hiện đề tài của chủ nhiệm đề tài khi nghiệm thu.

- Bằng phát minh, sáng chế và các tài liệu kèm theo.

- Công hàm hoặc hợp đồng mời giảng dạy của cơ sở GDĐH nước ngoài có ghi rõ thời gian làm chuyên gia và Quyết định cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

- Bản báo cáo tổng quan kết quả NCKH, công nghệ và đào tạo.

- Các bài báo khoa học đã được công bố, sách đã phục vụ đào tạo được xuất bản. Giấy chứng nhận mục đích sử dụng sách của thủ trưởng cơ sở GDĐH và biên bản thẩm định sách của Hội đồng thẩm định sách có thẩm quyền.

Chuẩn bị hồ sơ:

- Mỗi bộ hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đóng thành 2 tập. Tập I gồm các tài liệu quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 11 của Thông tư này. Tập II gồm các bản chụp bài báo khoa học đã được công bố, sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản quy định tại khoản 12 Điều 11 của Thông tư này.

- Ứng viên tự đánh giá chất lượng khoa học các bài báo khoa học đã được công bố, sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản và xếp theo trật tự từ cao xuống thấp, theo từng loại công trình, không xếp theo thứ tự thời gian.

- Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được làm thành 3 bộ như nhau, in trên giấy khổ A4, đóng bìa, có mục lục và đánh số trang. Ngoài bìa mỗi bộ hồ sơ và bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS phải ghi rõ ngành, chuyên ngành, tên HĐCDGS đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS.

- Ứng viên phải chịu trách nhiệm về sự chuẩn xác của hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và các văn bản sao chụp. Khi cần thiết, HĐCDGS nhà nước, HĐCDGS ngành, liên ngành, HĐCDGS cơ sở có thể yêu cầu ứng viên nộp bản chính hoặc tài liệu gốc các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để đối chiếu.

1.4. Thời hạn giải quyết:

- Thủ trưởng cơ sở GDĐH, nơi có HĐCDGS cơ sở, xác nhận kết quả xét công nhận đạt và không đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các ứng viên tại HĐCDGS cơ sở, công bố công khai kết quả xét tại cơ sở GDĐH ít nhất 7 ngày trước khi gửi báo cáo kết quả và hồ sơ xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tới HĐCDGS nhà nước, đồng thời báo cáo lên thủ trưởng cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý ứng viên.

- Chủ tịch HĐCDGS ngành, liên ngành công bố công khai kết quả xét công nhận đạt và không đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐCDGS ngành, liên ngành ít nhất 7 ngày trước khi báo cáo kết quả lên HĐCDGS nhà nước.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các giảng viên thỉnh giảng hoặc các giảng viên thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đại học.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công nhận của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.

1.8. Lệ phí (nếu có): Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư:

- Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ.

- Có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ và có chuyên ngành được đào tạo phù hợp với ngành chuyên môn của chức danh giáo sư, phó giáo sư đăng ký xét đạt tiêu chuẩn.

Nếu đã có bằng tiến sĩ nhưng chưa đủ 36 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ thì phải có số công trình khoa học quy đổi gấp hai lần tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 8 của Quy định này, bao gồm cả các bài báo khoa học và các công trình thực hiện trong ba năm cuối.

- Có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

- Có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ dưới dạng một công trình khoa học tổng quan được viết như một bài báo khoa học trình bày ý tưởng khoa học, hướng nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của tác giả từ sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư hoặc từ sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.

- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Quy định tại khoản 6 Điều 8 của Quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trước thời điểm này thì áp dụng quy định về tiêu chuẩn ngoại ngữ tại Nghị định số  20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001.

- Đạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở, đạt từ ba phần tư số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành và đạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.

Tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư:

- Đạt tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư.

- Đã có ít nhất sáu năm thâm niên làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên, trong đó ba năm thâm niên cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy trình độ đại học hoặc trình độ cao hơn.

Nhà giáo có trên 10 năm công tác liên tục ở cơ sở giáo dục đại học tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, nếu trong ba năm cuối có thời gian đi thực tập nâng cao trình độ hoặc tu nghiệp không quá 12 tháng thì thời gian đi thực tập này không tính là thời gian gián đoạn của ba năm cuối.

Nhà giáo chưa đủ sáu năm thâm niên làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên thì phải có số công trình khoa học quy đổi ít nhất gấp hai lần tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 8 của Quy định này và ba năm thâm niên cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang đào tạo trình độ đại học hoặc trình độ cao hơn.

Nhà giáo có bằng tiến sĩ khoa học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần có ít nhất một năm thâm niên cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đang trực tiếp đào tạo trình độ đại học hoặc trình độ cao hơn.

- Hướng dẫn chính ít nhất hai học viên cao học để bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn (chính hoặc phụ) một nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Quy định tại khoản 3 Điều 9 của Quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trước thời điểm này chỉ yêu cầu hướng dẫn chính ít nhất một học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn (chính hoặc phụ) một nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

- Chủ trì ít nhất hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Tiêu chuẩn chức danh giáo sư:

- Đạt tiêu chuẩn chung chức danh giáo sư, phó giáo sư.

- Đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư có thời gian từ đủ 3 năm trở lên tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

- Hướng dẫn chính ít nhất hai nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trước thời điểm này chỉ yêu cầu hướng dẫn chính ít nhất 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và đang hướng dẫn (chính hoặc phụ) một nghiên cứu sinh khác.

- Biên soạn sách sử dụng trong đào tạo từ trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Sách phải được xuất bản, nộp lưu chiểu trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

- Chủ trì ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg  ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

- Quyết định số  20/ 2012/QĐ-TTg  ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” ban hành kèm theo Quyết định số  174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết về việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

- Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết về việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

nhayThủ tục hành chính Công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Phần II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 3777/QĐ-BGDĐT.nhay

2. Thủ tục bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

2.1. Trình tự thực hiện:

- Cơ sở giáo dục đại học thông báo công khai số lượng giáo sư, phó giáo sư ở các ngành mà đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm theo cơ cấu đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư không quá hai năm và nhà giáo đã được bổ nhiệm làm giáo sư hoặc phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh giáo sư hoặc chức danh phó giáo sư nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục đại học.

- Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của Hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục đại học, ra quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, sau đó báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Cách thức thực hiện:

Nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hoặc đã được bổ nhiệm làm GS, PGS tại một cơ sở GDĐH nước ngoài có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh GS, PGS có thể nộp hồ sơ đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại một cơ sở giáo dục đại học.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký bổ nhiệm chức danh GS, PGS gồm:

- Bản đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS;

- Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS do Chủ tịch HĐCDGS nhà nước cấp;

- Quyết định bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS do người đứng đầu cơ sở GDĐH ở nước ngoài hoặc cấp có thẩm quyền ở nước ngoài cấp đối với nhà giáo đã được bổ nhiệm làm GS hoặc PGS tại một cơ sở GDĐH ở nước ngoài;

- Các văn bản, giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của cơ sở GDĐH.

Số lượng: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hoặc đã được bổ nhiệm làm GS, PGS tại một cơ sở GDĐH nước ngoài có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh GS, PGS.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở giáo dục đại học.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.

2.8. Lệ phí (nếu có): không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số  174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

- Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết về việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

- Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết về việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

nhayThủ tục hành chính Bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Điều 2 Phần II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 3777/QĐ-BGDĐT.nhay

3. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”

3.1 Trình tự thực hiện

a) Giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm

- Người đứng đầu đơn vị cơ sở thông báo đến công chức, viên chức trong đơn vị (bao gồm cả đối tượng quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”. Các cá nhân tự giới thiệu và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn. Người đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” chuẩn bị bản khai thành tích cá nhân;

- Người có đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” gửi 01 bộ hồ sơ quy định trực tiếp hoặc qua bưu điện về cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi về nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội;

- Người đứng đầu đơn vị triệu tập cuộc họp toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên trong đơn vị. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số công chức, viên chức, người lao động dự họp;

- Người đứng đầu đơn vị thông báo thành tích của từng cá nhân đề nghị xét tặng, tổ chức việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai. Đối với cơ sở giáo dục có số công chức, viên chức và người lao động từ 200 trở lên, việc giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại các tập thể có tổ chức Đảng và công đoàn bộ phận. Cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm từ 80% trở lên được đưa vào danh sách xét chọn.

b) Tổ chức thẩm định hồ sơ và thăm dò dư luận

- Tổ thư ký thẩm định hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (riêng Hội đồng cấp Nhà nước đăng tải danh sách đề nghị xét tặng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian ít nhất là 10 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân);

- Tổ thư ký tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả thăm dò dư luận; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng và tổ chức cuộc họp Hội đồng.

c) Họp Hội đồng và hoàn thiện hồ sơ

- Hội đồng thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị;

- Hội đồng xử lý kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”;

- Hội đồng hoàn thiện hồ sơ quy định gửi lên Hội đồng cấp trên.

3.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:

- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 01;

- Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

b) Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng theo Mẫu số 02;

- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 03;

- Báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân theo Mẫu số 04;

- Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 05;

- Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân.

c) Hội đồng cấp Nhà nước gửi 03 bộ hồ sơ để Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định, gồm:

- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo Danh sách đề nghị xét tặng;

- Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;

- Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.

3.4. Thời hạn giải quyết:

Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ sở giáo dục, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Bằng công nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú, tiền thưởng, huy hiệu.

3.8. Lệ phí (nếu có): Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (Mẫu số 01).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.

- Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.

- Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:

+ Giáo viên mầm non:

Đảm bảo chất lượng và hiệu quả nuôi dạy trẻ; chăm sóc, giáo dục trẻ đạt chất lượng cao, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; có thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập, góp phần thu hút trẻ đến trường; thực hiện xuất sắc mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non; hướng dẫn, vận động được nhiều cha mẹ các cháu nuôi dưỡng, chăm sóc con theo phương pháp khoa học; được cha mẹ các cháu tín nhiệm; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên;

Chủ trì 02 sáng kiến về đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ đã được áp dụng có hiệu quả cao trong trường, được hội đồng sáng kiến cấp huyện nghiệm thu.

+ Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở:

Có thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao; phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong học tập; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên;

Chủ trì 02 sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục học sinh đã được áp dụng có hiệu quả cao trong trường, được hội đồng sáng kiến cấp huyện nghiệm thu.

- Giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng:

Giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao; phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của người học; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;

Chủ trì 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.

- Giáo viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp và trung cấp:

Giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; có ít nhất 05 học sinh giỏi về lý thuyết và kỹ năng thực hành; giúp đỡ được 02 giáo viên có trình độ nghiệp vụ và tay nghề giỏi cấp trường trở lên;

Chủ trì 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.

- Giáo viên trường chính trị tỉnh, cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ:

Giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo; giúp đỡ được 02 giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;

Chủ trì 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ nghiệm thu; biên soạn 02 tập bài giảng được hội đồng khoa học cấp trường nghiệm thu đưa vào giảng dạy.

- Giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng:

Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên đổi mới phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học;

Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực; chủ biên 01 giáo trình hoặc tham gia biên soạn 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, hoặc tác giả của 01 sách chuyên khảo hoặc tác giả chính 02 sách chuyên khảo; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế;

Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện, viện khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và hướng dẫn chính 02 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn 05 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú.

- Cán bộ quản lý giáo dục:

Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực hoặc tham gia soạn thảo 04 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

Đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng, công chức công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, công chức làm công tác chuyên trách quản lý dạy nghề Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì 03 sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả trong quản lý, giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.

Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 02 năm liền kề năm đề nghị xét tặng.

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Nhà giáo đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục của đơn vị; có tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, vận động được nhiều học sinh đến trường; chăm lo, giúp đỡ học sinh trong học tập; chủ trì 02 sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, giáo dục trong nhà trường; giúp đỡ được 02 giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;

Cán bộ quản lý giáo dục đi đầu trong đổi mới quản lý giáo dục ở địa phương; có tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, vận động được nhiều học sinh đến trường; có 02 sáng kiến được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực, được hội đồng sáng kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu;

Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ quản lý giáo dục tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm liền kề năm đề nghị xét tặng.

- Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Các thành tích được thay thế tiêu chuẩn sáng kiến, đào tạo tiến sĩ áp dụng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”

- Nhà giáo trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh, sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia được tính là có 01 sáng kiến cấp tỉnh, bộ.

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu, được tính là có sáng kiến cấp tỉnh, bộ.

- Nhà giáo đạt giải Nhất trong các hội thi tay nghề ở cấp nào thì được tính là có sáng kiến ở cấp đó.

- Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích sau:

Hướng dẫn 03 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; hướng dẫn 05 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia; hướng dẫn 05 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải “Tài năng khoa học trẻ” hoặc “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo” cấp bộ.

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy các ngành, chuyên ngành đặc thù được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.

 

Mẫu số 01

TÊN CƠ QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

Ảnh mầu
4 x 6 (đóng dấu giáp lai)

 

BẢN KHAI THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO ……….

 

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN

1. Họ và tên: (1) ………………………………………… Nam, nữ: .......

2. Tên gọi khác (nếu có) ..................................................................................

3. Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................

4. Nguyên quán: ..............................................................................................

5. Hộ khẩu thường trú: .............................................................................

6. Dân tộc: .......................................................................................................

7. Nơi công tác: (2) .....................................................................................

8. Chức vụ hiện tại: (3) ............................................................................

9. Trình độ đào tạo: …………………………. Chuyên ngành: ..................

10. Học hàm, học vị: (4) .............................................................

11. Ngạch lương đang hưởng: …………… phụ cấp chức vụ (nếu có)................

12. Năm vào ngành giáo dục: ........................................................................

13. Số năm trực tiếp giảng dạy: (5)......................................................................

14. Số năm công tác tại vùng khó khăn (6) ......................................................

15. Địa chỉ liên hệ:..................................................................................

16. Điện thoại nhà riêng: …………………………….. Di động:........................

17. Quá trình công tác:

Thời gian

Chức vụ, đơn vị công tác

Từ tháng....năm...

đến tháng...năm...

 

………………….

 

………………….

 

18. Năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú: (7)……………..

Thời gian, chức vụ công tác từ năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đến nay.

Thời gian

Chức vụ, đơn vị công tác

Từ tháng....năm...

đến tháng...năm...

 

………………

 

………………

 

………………

 

II. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC ĐỐI CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG

1. Phẩm chất chính trị:

........................................................................................................ …

2. Đạo đức, lối sống

.........................................................................................................

3. Tài năng sư phạm xuất sắc và công lao đối với sự nghiệp giáo dục (NGND khai từ năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đến khi xét)

a) Tài năng sư phạm:

.....................................................................................................

b) Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách, bài báo, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ:

- Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (8)

TT

Tên sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (chủ trì)

Cấp nghiệm thu, xếp loại

Năm nghiệm thu

1.

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

Trong những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học trên đã có những đề tài sau được ứng dụng (thời gian, địa điểm):

.....................................................................................................................

- Giáo trình, sách chuyên khảo (9)

TT

Tên giáo trình, sách chuyên khảo

Chủ biên hoặc tham gia

Năm xuất bản/phát hành

1.

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế:

.......................................................................................................

- Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú (10)

TT

Tên học viên

Số Quyết định hướng dẫn

Năm học viên bảo vệ thành công

1.

 

 

 

2.

 

 

 

...

 

... ....

 

- Bồi dưỡng học sinh, sinh viên tài năng: (11)

..................................................................................................................

.....................................................................................................................

- Giúp đỡ giáo viên trở thành giáo viên, giảng viên dạy giỏi: (12)

.................................................................................................. ………….

...................................................................................................................

c) Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được ghi nhận.

- Số năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua: (13) .............................................................

TT

Năm

Danh hiệu

Số, ngày, tháng, năm quyết định công nhận danh hiệu; cơ quan ban hành quyết định

1.

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

- Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận (từ Bằng khen tỉnh, Bộ hoặc tương đương trở lên) (14)

TT

Năm

Hình thức, nội dung khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

1.

 

 

 

2.

 

 

 

...

 

 

 

d) Uy tín, ảnh hưởng của Nhà giáo đối với học sinh, sinh viên, đồng nghiệp, với ngành và xã hội: .......................................................

đ) Đóng góp xây dựng đơn vị:

.................................................................................................................................

Thành tích của đơn vị trong 2 năm liền kề năm đề nghị (15):

.................................................................................................................................

e) Kỷ luật (thời gian, hình thức, lý do):

............................................................................................................

Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin đã kê khai.

 

 

……. Ngày     tháng     năm 20.....
Người khai (ký tên)

Xác nhận, đánh giá của đơn vị
(16)

Xác nhận chính quyền địa phương nơi cư trú (17)
(đối với đối tượng thuộc Điểm c Khoản 1 Điều 2)

 

Ghi chú:

Đánh máy không quá 10 trang, không đóng quyển, người khai ký nhỏ bằng bút mực xanh góc dưới bên phải vào từng trang khai thành tích;

(1) Họ và tên viết chữ in hoa;

(2) Viết đầy đủ tên đơn vị công tác (không viết tắt);

(3) Chức vụ hiện tại (không viết tắt);

(4) Học hàm, học vị: Khai từ học vị thạc sĩ trở lên (đối với cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân khai rõ quân hàm);

(5) Khai bằng số (tổng số năm);

(6) Khai từ tháng, năm… đến tháng, năm.... công tác đơn vị..., thuộc thôn, xã, huyện, tỉnh;

(7) Áp dụng với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân;

(8) Khai đầy đủ tên sáng kiến, đề tài NCKH do cá nhân chủ trì; cấp đánh giá, nghiệm thu, xếp loại (nếu có); năm nghiệm thu, công nhận;

(9) Khai rõ từng loại giáo trình, sách (không viết tắt);

(10) Khai theo thứ tự Tiến sĩ đến Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú;

(11) Khai rõ họ tên học sinh, sinh viên đoạt huy chương vàng, bạc, đồng hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và tên kỳ thi, năm đạt giải;

(12) Khai rõ đã hướng dẫn được bao nhiêu giáo viên, giảng viên dạy giỏi;

(13) Khai rõ số lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ, Chiến sĩ thi đua Toàn quốc (nếu có) hoặc Giáo viên dạy giỏi cùng cấp. Lưu ý: Trong một năm nếu đạt nhiều danh hiệu thì cá nhân lựa chọn một danh hiệu để kê khai.

(14) Ghi rõ nội dung được khen thưởng;

(15) Khai rõ danh hiệu thi đua của đơn vị trong 2 năm liền kề và hình thức khen thưởng (nếu có);

(16) Thủ trưởng đơn vị kiểm tra đầy đủ thông tin của cá nhân trong bản báo cáo thành tích, xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thành tích của cá nhân do mình xác nhận;

(17) Xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xác nhận trực tiếp vào bản khai thành tích cá nhân hoặc bằng văn bản (đối với đối tượng thuộc Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này).

 

4. Thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân

4.1 Trình tự thực hiện

a) Giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm

- Người đứng đầu đơn vị cơ sở thông báo đến công chức, viên chức trong đơn vị (bao gồm cả đối tượng quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”. Các cá nhân tự giới thiệu và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn. Người đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” chuẩn bị bản khai thành tích cá nhân;

- Người có đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” gửi 01 bộ hồ sơ quy định trực tiếp hoặc qua bưu điện về cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi về nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội;

- Người đứng đầu đơn vị triệu tập cuộc họp toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên trong đơn vị. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số công chức, viên chức, người lao động dự họp;

- Người đứng đầu đơn vị thông báo thành tích của từng cá nhân đề nghị xét tặng, tổ chức việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai. Đối với cơ sở giáo dục có số công chức, viên chức và người lao động từ 200 trở lên, việc giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại các tập thể có tổ chức Đảng và công đoàn bộ phận. Cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm từ 80% trở lên được đưa vào danh sách xét chọn.

b) Tổ chức thẩm định hồ sơ và thăm dò dư luận

- Tổ thư ký thẩm định hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (riêng Hội đồng cấp Nhà nước đăng tải danh sách đề nghị xét tặng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian ít nhất là 10 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân);

- Tổ thư ký tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả thăm dò dư luận; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng và tổ chức cuộc họp Hội đồng.

c) Họp Hội đồng và hoàn thiện hồ sơ

- Hội đồng thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị;

- Hội đồng xử lý kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”;

- Hội đồng hoàn thiện hồ sơ quy định gửi lên Hội đồng cấp trên.

4.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:

- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh “Nhà giáo nhân dân” theo Mẫu số 01;

- Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

b) Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng theo Mẫu số 02;

- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” theo Mẫu số 03;

- Báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân theo Mẫu số 04;

- Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 05;

- Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân.

c) Hội đồng cấp Nhà nước gửi 03 bộ hồ sơ để Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định, gồm:

- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo Danh sách đề nghị xét tặng;

- Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;

- Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.

4.4. Thời hạn giải quyết:

Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ sở giáo dục, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Bằng công nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, tiền thưởng, huy hiệu.

4.8. Lệ phí (nếu có): Không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (Mẫu số 01).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” được xét tặng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.

- Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).

- Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:

+ Giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề và cung cấp, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng:

Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 01 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.

+ Giảng viên cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân:

Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực; chủ biên 02 giáo trình hoặc chủ biên 01 giáo trình và tham gia biên soạn 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo, hoặc tác giả 01 sách chuyên khảo hoặc tác giả chính 02 sách chuyên khảo; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế;

Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện, viện khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và hướng dẫn chính 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn 05 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú.

+ Cán bộ quản lý giáo dục:

Chủ trì 02 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực hoặc tham gia soạn thảo 04 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền.

Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 02 năm liền kề năm đề nghị xét tặng.

- Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.

 

Mẫu số 01

TÊN CƠ QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

Ảnh mầu
4 x 6 (đóng dấu giáp lai)

 

BẢN KHAI THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO ……….

 

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN

1. Họ và tên: (1) ………………………………………… Nam, nữ: .......

2. Tên gọi khác (nếu có) ..................................................................................

3. Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................

4. Nguyên quán: ..............................................................................................

5. Hộ khẩu thường trú: .............................................................................

6. Dân tộc: .......................................................................................................

7. Nơi công tác: (2) .....................................................................................

8. Chức vụ hiện tại: (3) ............................................................................

9. Trình độ đào tạo: …………………………. Chuyên ngành: ..................

10. Học hàm, học vị: (4) .............................................................

11. Ngạch lương đang hưởng: …………… phụ cấp chức vụ (nếu có)................

12. Năm vào ngành giáo dục: ........................................................................

13. Số năm trực tiếp giảng dạy: (5)......................................................................

14. Số năm công tác tại vùng khó khăn (6) ......................................................

15. Địa chỉ liên hệ:..................................................................................

16. Điện thoại nhà riêng: …………………………….. Di động:........................

17. Quá trình công tác:

Thời gian

Chức vụ, đơn vị công tác

Từ tháng....năm...

đến tháng...năm...

 

………………….

 

………………….

 

18. Năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú: (7)……………..

Thời gian, chức vụ công tác từ năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đến nay.

Thời gian

Chức vụ, đơn vị công tác

Từ tháng....năm...

đến tháng...năm...

 

………………

 

………………

 

………………

 

II. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC ĐỐI CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG

1. Phẩm chất chính trị:

........................................................................................................ …

2. Đạo đức, lối sống

.........................................................................................................

3. Tài năng sư phạm xuất sắc và công lao đối với sự nghiệp giáo dục (NGND khai từ năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đến khi xét)

a) Tài năng sư phạm:

.....................................................................................................

b) Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách, bài báo, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ:

- Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (8)

TT

Tên sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (chủ trì)

Cấp nghiệm thu, xếp loại

Năm nghiệm thu

1.

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

Trong những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học trên đã có những đề tài sau được ứng dụng (thời gian, địa điểm):

.....................................................................................................................

- Giáo trình, sách chuyên khảo (9)

TT

Tên giáo trình, sách chuyên khảo

Chủ biên hoặc tham gia

Năm xuất bản/phát hành

1.

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

- Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế:

.......................................................................................................

- Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú (10)

TT

Tên học viên

Số Quyết định hướng dẫn

Năm học viên bảo vệ thành công

1.

 

 

 

2.

 

 

 

...

 

... ....

 

- Bồi dưỡng học sinh, sinh viên tài năng: (11)

..................................................................................................................

- Giúp đỡ giáo viên trở thành giáo viên, giảng viên dạy giỏi: (12)

.................................................................................................. ………….

c) Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được ghi nhận.

- Số năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua: (13) .............................................................

TT

Năm

Danh hiệu

Số, ngày, tháng, năm quyết định công nhận danh hiệu; cơ quan ban hành quyết định

1.

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

- Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận (từ Bằng khen tỉnh, Bộ hoặc tương đương trở lên) (14)

TT

Năm

Hình thức, nội dung khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

1.

 

 

 

2.

 

 

 

...

 

 

 

d) Uy tín, ảnh hưởng của Nhà giáo đối với học sinh, sinh viên, đồng nghiệp, với ngành và xã hội: .................................................................................................................................

đ) Đóng góp xây dựng đơn vị:

.................................................................................................................................

Thành tích của đơn vị trong 2 năm liền kề năm đề nghị (15):

.................................................................................................................................

e) Kỷ luật (thời gian, hình thức, lý do):

............................................................................................................

Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin đã kê khai.

 

Xác nhận, đánh giá của đơn vị (16)

……. Ngày     tháng     năm 20.....
Người khai (ký tên)

Xác nhận chính quyền địa phương nơi cư trú (17)
(đối với đối tượng thuộc Điểm c Khoản 1 Điều 2)

 

Ghi chú:

Đánh máy không quá 10 trang, không đóng quyển, người khai ký nhỏ bằng bút mực xanh góc dưới bên phải vào từng trang khai thành tích;

(1) Họ và tên viết chữ in hoa;

(2) Viết đầy đủ tên đơn vị công tác (không viết tắt);

(3) Chức vụ hiện tại (không viết tắt);

(4) Học hàm, học vị: Khai từ học vị thạc sĩ trở lên (đối với cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân khai rõ quân hàm);

(5) Khai bằng số (tổng số năm);

(6) Khai từ tháng, năm… đến tháng, năm.... công tác đơn vị..., thuộc thôn, xã, huyện, tỉnh;

(7) Áp dụng với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân;

(8) Khai đầy đủ tên sáng kiến, đề tài NCKH do cá nhân chủ trì; cấp đánh giá, nghiệm thu, xếp loại (nếu có); năm nghiệm thu, công nhận;

(9) Khai rõ từng loại giáo trình, sách (không viết tắt);

(10) Khai theo thứ tự Tiến sĩ đến Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú;

(11) Khai rõ họ tên học sinh, sinh viên đoạt huy chương vàng, bạc, đồng hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và tên kỳ thi, năm đạt giải;

(12) Khai rõ đã hướng dẫn được bao nhiêu giáo viên, giảng viên dạy giỏi;

(13) Khai rõ số lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ, Chiến sĩ thi đua Toàn quốc (nếu có) hoặc Giáo viên dạy giỏi cùng cấp. Lưu ý: Trong một năm nếu đạt nhiều danh hiệu thì cá nhân lựa chọn một danh hiệu để kê khai.

(14) Ghi rõ nội dung được khen thưởng;

(15) Khai rõ danh hiệu thi đua của đơn vị trong 2 năm liền kề và hình thức khen thưởng (nếu có);

(16) Thủ trưởng đơn vị kiểm tra đầy đủ thông tin của cá nhân trong bản báo cáo thành tích, xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thành tích của cá nhân do mình xác nhận;

(17) Xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xác nhận trực tiếp vào bản khai thành tích cá nhân hoặc bằng văn bản (đối với đối tượng thuộc Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này).

V. LĨNH VỰC CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

1. Thủ tục thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA hoặc khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện:

- Chủ chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là viện trợ PCPNN), Chủ khoản viện trợ PCPNN gửi hồ sơ thẩm định chương trình, dự án ODA hoặc khoản viện trợ PCPNN về Bộ Giáo dục và Đào tạo để thẩm định và chịu trách nhiệm chính về nội dung chuyên môn trong quá trình thẩm định

- Vụ Kế hoạch - Tài chính là đầu mối, phối hợp với Chủ chương trình, dự án ODA hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN và các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục thẩm định theo quy định. Trong quá trình thẩm định, Chủ chương trình, dự án ODA hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN có thể được yêu cầu hoàn thiện nội dung văn kiện chương trình, dự án ODA hoặc hồ sơ khoản viện trợ PCPNN nếu cần thiết.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc ký Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Đối với Chương trình, dự án ODA:

(i) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, dự án ODA: Quyết định đầu tư chương trình, dự án quan trọng quốc gia; Phê duyệt chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và chương trình;

(ii) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư; phê duyệt các chương trình dự án hỗ trợ kỹ thuật không thuộc các chương trình dự án do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt.

+ Đối với khoản viện trợ PCPNN:

(i) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Các khoản viện trợ PCPNN có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các khoản viện trợ trực tiếp hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ và các cấp cao hơn, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, ngành, lãnh thổ; Danh mục cụ thể các chủng loại hàng hoá, trang thiết bị có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng (còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới) phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của Việt Nam trong từng thời kỳ, do thủ trưởng các Bộ, ngành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Các khoản viện trợ PCPNN liên quan đến việc nhập khẩu ô tô và các phương tiện vận tải khác (máy bay, tàu thuyền, v.v.).

(ii) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt: Các khoản viện trợ PCPNN không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; Các hàng hoá đã qua sử dụng có kết cấu đơn giản còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới (do Bên tài trợ cung cấp văn bản xác nhận) thuộc danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Các khoản cứu trợ khẩn cấp đã có địa chỉ cụ thể.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị trình thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA hoặc khoản viện trợ PCPNN của Chủ chương trình, dự án ODA hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN;

- Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về Danh mục tài trợ chính thức ODA; hoặc văn bản của Bên tài trợ thông báo cam kết viện trợ hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN;

- Văn kiện chương trình, dự án ODA hoặc hồ sơ khoản viện trợ PCPNN bằng tiếng Việt và tiếng Anh, số lượng 10 bộ (trong đó có ít nhất 01 bộ gốc);

- Các văn bản thỏa thuận, bản ghi nhớ với nhà tài trợ (hoặc đại diện nhà tài trợ), các văn bản và ý kiến trả lời của các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị chương trình, dự án ODA, khoản viện trợ PCPNN, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có);

- Báo cáo thực hiện chương trình, dự án (bao gồm cả báo cáo tài chính) của giai đoạn trước đối với những chương trình, dự án thực hiện giai đoạn tiếp theo.

- Đối với các khoản viện trợ PCPNN, hồ sơ thẩm định cần bổ sung thông tin liên quan về đăng ký hoạt động hoặc tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. Riêng đối với các khoản hàng hoá đã qua sử dụng, đơn vị chỉ được tiếp nhận những hàng hoá đã qua sử dụng nếu có văn bản xác nhận của Bên tài trợ là hàng hoá đó còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới (đối với những hàng hoá đã qua sử dụng có kết cấu đơn giản) hoặc văn bản giám định hàng hoá đó còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới của tổ chức giám định có thẩm quyền của nước Bên tài trợ (đối với những hàng hoá đã qua sử dụng không thuộc danh mục cụ thể các chủng loại hàng hoá, trang thiết bị có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng) nằm trong danh mục các hàng hoá đã qua sử dụng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đơn vị chỉ được thông báo cho Bên tài trợ gửi hàng sau khi có quyết định phê duyệt khoản viện trợ của Bộ.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến thẩm định, Chủ chương trình, dự án ODA, Chủ khoản viện trợ PCPNN gửi văn kiện hoặc hồ sơ hợp lệ về Vụ Kế hoạch - Tài chính để trình lãnh đạo Bộ.

Số lượng hồ sơ: 10 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn thẩm định đối với các chương trình, dự án ODA là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định hợp lệ nếu là chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, 45 ngày làm việc nếu là chương trình, dự án đầu tư.

Thời hạn thẩm định đối với các khoản viện trợ PCPNN là 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thẩm định hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ chương trình, dự án ODA, chủ khoản viện trợ PCPNN.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản thẩm định hồ sơ ODA của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.8. Lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Nội dung văn kiện chương trình, dự án ODA:

+ Chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật: Nội dung văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật được chuẩn bị theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a của Thông tư 04. Nội dung văn kiện cần bám sát với nội dung Đề cương chi tiết đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Chương trình, dự án đầu tư: Nội dung văn kiện chương trình, dự án đầu tư được chuẩn bị theo mẫu quy định tại Phụ lục 4b của Thông tư 04 và các quy định của Nhà nước về đầu tư, xây dựng cũng như quy định của nhà tài trợ.

- Văn kiện chương trình, dự án sử dụng nguồn viện trợ PCPNN:

Văn kiện chương trình, dự án sử dụng nguồn viện trợ PCPNN phải được xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1a, 1b, 1c của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; hồ sơ viện trợ phi dự án phải được xây dựng theo quy định tại Điều 9 của Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

- Các khoản viện trợ PCPNN khi được xây dựng và triển khai thực hiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết với nhà tài trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp các quy định hoặc điều kiện viện trợ của nhà tài trợ khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 06/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

I. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1. Thủ tục thành lập trường phổ thông trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường phổ thông trung học tư thục

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

1.5. Đối tượng thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Tổ chức hoặc cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.8. Lệ phí

Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

1.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

1.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

2. Thủ tục cho phép trường phổ thông trung học hoạt động giáo dục

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Trường trung học phổ thông công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

2.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện quy định theo quy định.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học phổ thông công lập;

b) Tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông tư thục.

2.6. Cơ quan thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

2.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục.

2.8. Lệ phí

Không có

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có

2.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:

- Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

- Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

- Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

- Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;

- Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;

- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học;

c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường. Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục;

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

2.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

3. Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông hoạt động trở lại

3.1. Trình tự thực hiện

a) Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục, trường trung học công lập, hoặc đại diện của tổ chức, cá nhân đối với trường trung học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

3.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

3.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện:

a) Trường trung học công lập;

b) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư thục.

3.6. Cơ quan thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.8. Lệ phí

Không có

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có

3.10. Yêu cầu, điều kiện

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

4. Thủ tục sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.

4.2. Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

4.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

4.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường.

4.5. Đối tượng thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Tổ chức hoặc cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.

4.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông tư thục.

4.8. Lệ phí

Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

4.10. Yêu cầu, điều kiện

Việc sáp nhập, chia, tách trường trung học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

4.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

 

5. Thủ tục giải thể trường trung học phổ thông (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường trung học phổ thông)

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;

c) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

5.3. Thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

5.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục).

5.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định giải thể trường trung học phổ thông.

5.8. Lệ phí

Không

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

5.10. Yêu cầu, điều kiện

Theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường trung học phổ thông.

5.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

6. Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục

6.1. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập; Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

6.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

6.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

6.5. Đối tượng thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học;

c) Tổ chức, cá nhân.

6.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

6.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6.8. Lệ phí

Không có.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

6.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên.

6.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

7. Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục

7.1. Trình tự thực hiện

a) Trường trung học phổ thông chuyên công lập; đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định;

b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

7.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện theo quy định

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

7.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học phổ thông chuyên công lập;

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học;

c) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục.

7.6. Cơ quan thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo.

7.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường chuyên hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

7.8. Lệ phí

Không có.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

7.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền theo quy định;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:

- Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

- Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

- Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

- Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;

- Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;

- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường. Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục;

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;

h) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên;

i) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên.

7.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

8. Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động trở lại

8.1. Trình tự thực hiện

a) Trường trung học phổ thông chuyên công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

8.2. Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

8.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

8.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện:

a) Trường trung học phổ thông chuyên công lập;

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học;

c) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục.

8.6. Cơ quan thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

8.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

8.8. Lệ phí:

Không có.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không có.

8.10. Yêu cầu, điều kiện:

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

9. Thủ tục sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông chuyên

9.1. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện; thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

9.2. Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

9.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

9.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường.

9.5. Đối tượng thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học;

c) Tổ chức hoặc cá nhân.

9.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

9.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông chuyên tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

9.8. Lệ phí

Không có.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

9.10. Yêu cầu, điều kiện

Việc sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông chuyên phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

9.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

10. Thủ tục giải thể trường trung học phổ thông chuyên

10.1. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập); thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học; tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường.

Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;

c) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

10.2. Cách thức thực hiện:

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

10.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Tờ trình đề nghị giải thể Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

10.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung phổ thông chuyên công lập);

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học;

c) Tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục).

10.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

10.7. Kết quả thực hiện

Quyết định giải thể trường trung học phổ thông chuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

10.8. Lệ phí:

Không có.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không có.

10.10. Yêu cầu, điều kiện:

Việc giải thể trường trung học phổ thông chuyên theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường.

10.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

11. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú

11.1. Trình tự thực hiện

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng đề án và phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định đề án thành lập trường và lập hồ sơ đề nghị thành lập trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú. Trường hợp chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho các cơ quan có liên quan nêu rõ lý do.

11.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình về việc thành lập trường;

- Đề án thành lập trường;

- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

11.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo

11.6. Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11.8. Lệ phí

Không.

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

12. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục

12.1. Trình tự thực hiện

- Trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp trung học phổ thông gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục thực hiện. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện (có cấp trung học phổ thông) hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho nhà trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

12.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

- Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện để trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

12.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Trường phổ thông dân tộc nội trú

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện (có cấp trung học phổ thông) hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

12.8. Lệ phí

Không.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và bảo đảm tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có thêm các điều kiện sau đây:

+ Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh;

+ Phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo;

+ Nhà công vụ cho giáo viên;

+ Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo;

+ Phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.

- Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên.

- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với mỗi cấp học theo quy định.

- Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định phù hợp đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

13. Thủ tục sáp nhập, chia tách trường phổ thông dân tộc nội trú

13.1. Trình tự thực hiện:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường nêu rõ lý do;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường nêu rõ lý do.

13. 2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

- Đề án sáp nhập, chia, tách;

- Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

13.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo

13.7 Cơ quan có thẩm quyền quyết định

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc nội trú của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

13.8. Lệ phí

Không.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

14. Thủ tục giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú (Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường)

14.1. Trình tự thực hiện

- Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trường, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;

- Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

14.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

- Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

14.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập)

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

14.8. Lệ phí

Không.

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường.

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

15. Thủ tục thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp

15.1. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân xây dựng đề án thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, gửi hồ sơ thành lập trung tâm đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập và đề nghị Sở Nội vụ thẩm định;

b) Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm. Nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

15.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

15.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị thành lập trung tâm;

b) Thuyết minh về việc đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định;

c) Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

15.4. Thời hạn giải quyết

Không quy định.

15.5. Đối tượng thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện; cá nhân, tổ chức.

15.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

15.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

15.8. Lệ phí

Không có.

15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

15.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

b) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

c) Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:

- Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;

- Có các thiết bị dạy học, sách, tạp chí theo yêu cầu thực hiện các chương trình dạy học tại trung tâm, được quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định.

15.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

16. Thủ tục cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp hoạt động trở lại

16.1. Trình tự thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân xây dựng đề án cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động giáo dục trở lại, gửi hồ sơ đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản về việc cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động giáo dục trở lại và đề nghị Sở Nội vụ thẩm định;

b) Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

16.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

16.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

16.4. Thời hạn giải quyết

Không

16.5. Đối tượng thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Tổ chức, cá nhân.

16.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

16.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động giáo dục trở lại.

16.8. Lệ phí

Không có.

16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

16.10. Yêu cầu, điều kiện

Sau thời gian đình chỉ hoạt động, nếu trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

16.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

17. Thủ tục sáp nhập, chia tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp

17.1. Trình tự thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân xây dựng đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, gửi hồ sơ sáp nhập, chia, tách trung tâm đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản về việc sáp nhập, chia, tách và đề nghị Sở Nội vụ thẩm định;

b) Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm. Nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

17.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

17.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm;

b) Thuyết minh về việc đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định;

c) Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

17.4. Thời hạn giải quyết

Không quy định.

17.5. Đối tượng thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Tổ chức, cá nhân.

17.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

17.7. Kết quả thực hiện

Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

17.8. Lệ phí

Không có.

17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

17.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

b) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

c) Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:

- Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;

- Có các thiết bị dạy học, sách, tạp chí theo yêu cầu thực hiện các chương trình dạy học tại trung tâm, được quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định.

17.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

18. Thủ tục giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp

18.1. Trình tự thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, quyết định giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

18.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

18.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Phương án giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

b) Công văn đề nghị Sở Nội vụ thẩm định.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

18.4. Thời hạn giải quyết

Không quy định.

18.5. Đối tượng thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo.

18.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

18.7. Kết quả thực hiện

Quyết định giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

18.8. Lệ phí

Không có.

18.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

18.10. Yêu cầu, điều kiện

Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

18.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

19. Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên

19.1. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Nếu chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.

19.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

19.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh của Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên nêu rõ nhu cầu của việc cho phép hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên; phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên; những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;

c) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

19.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

19.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo.

19.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

19.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

19.8. Lệ phí

Không.

19.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

19.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của cộng đồng, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:

+ Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;

+ Có các thiết bị dạy học và thí nghiệm; sách giáo khoa, tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.

19.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

20. Thủ tục cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại

20.1. Trình tự thực hiện:

a) Sau thời gian bị đình chỉ, nếu trung tâm giáo dục thường xuyên khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ Sở Giáo dục và Đào tạo gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.

20.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

20.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

20.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

20.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo

20.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

20.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại.

20.8. Lệ phí

Không.

20.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

20.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm giáo dục thường xuyên khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

20.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

21. Thủ tục sáp nhập, chia tách giáo dục thường xuyên

21.1. Trình tự thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Nếu chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.

21.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

21.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Công văn đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh của Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên nêu rõ nhu cầu của việc cho phép sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên; phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên; những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;

c) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

21.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

21.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo.

21.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

21.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

21.8. Lệ phí

Không.

21.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

21.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của cộng đồng, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:

+ Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;

+ Có các thiết bị dạy học và thí nghiệm; sách giáo khoa, tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.

21.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

22. Thủ tục giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên

22.1. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Nội vụ chuyển hồ sơ thẩm định đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

22.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

22.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định.

- Phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên.

Số lượng hồ sơ: Không quy định.

22.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

22.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo.

22.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

22.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

22.8. Lệ phí

Không.

22.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

22.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Không

22.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

23. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

23.1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoài ngoại ngữ, tin học.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

23.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

23.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

23.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

23.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân.

23.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền);

- Giám đốc Đại học, Học viện hoặc Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm (đối với trung tâm trực thuộc);

- Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp; tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép (đối với trung tâm trực thuộc).

23.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền); của Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng; người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập.

23.8. Lệ phí

Không.

23.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

23.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học xác định rõ: Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.

23.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

24. Thủ tục cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục

24.1. Trình tự thực hiện

a) Trung tâm ngoại ngữ, tin học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo, đại học, học viện; trường đại học, trường cao đẳng đề nghị cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo, đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đại học, học viện; trường đại học, trường cao đẳng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do.

24.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

24.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;

b) Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học do người có thẩm quyền cấp;

c) Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;

d) Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm;

đ) Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;

e) Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;

g) Các quy định về học phí, lệ phí;

h) Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

24.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định.

24.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân.

24.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng.

24.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; của Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng.

24.8. Lệ phí

Không.

24.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

24.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.

- Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.

- Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

24.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

25. Thủ tục cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại

25.1. Trình tự thực hiện

a) Sau thời hạn đình chỉ, nếu trung tâm ngoại ngữ, tin học khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo, đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng đề nghị cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo, đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học trường cao đẳng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do.

25.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

25.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

25.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định.

25.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức,cá nhân.

25.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng.

25.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng.

25.8. Lệ phí

Không.

25.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

25.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Sau thời hạn đình chỉ, nếu trung tâm ngoại ngữ, tin học khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.

25.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

26. Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học

26.1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền); Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

26.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

26.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

26.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

26.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân.

26.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền); Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng.

26.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền); của Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng; người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập.

26.8. Lệ phí

Không.

26.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

26.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Việc sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương;

b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;

c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

26.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

27. Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học (theo đề nghị của cá nhân tổ chức thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học)

27.1. Trình tự thực hiện

a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả kiểm tra;

b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ra quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

27.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

27.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Không quy định

27.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

27.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân

27.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền); Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng.

27.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền); của Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng; người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập.

27.8. Lệ phí:

Không.

27.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

27.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Theo đề nghị của cá nhân tổ chức thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.

27.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

28. Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục

28.1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ để thẩm định;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định gồm: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; cơ chế tài chính của trung tâm; điều kiện bảo đảm hoạt động khi được thành lập; tính khả thi của việc thành lập trung tâm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm;

- Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

28.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

28.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;

- Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

28.4. Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc.

28.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân.

28.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

28.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

28.8. Lệ phí

Không.

28.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

28.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.

- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương.

- Có trụ sở làm việc hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng trụ sở; trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

28.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

29. Thủ tục cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục

29.1. Trình tự thực hiện

- Trung tâm gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, thì trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu trung tâm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

29.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

29.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cho phép hoạt động giáo dục, trong đó nêu rõ điều kiện đáp ứng hoạt động tương ứng với các nhiệm vụ;

- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

29.4. Thời hạn giải quyết

25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

29.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

29.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo.

29.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

29.8. Lệ phí

Không.

29.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

29.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:

+ Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

+ Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;

+ Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;

+ Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;

+ Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật. Nhân viên hỗ trợ giáo dục được tập huấn về giáo dục người khuyết tật theo quy định.

- Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật, gồm:

+ Nội dung chương trình, tài liệu về giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật thuộc các dạng tật;

+ Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng về giáo dục người khuyết tật thuộc các dạng tật;

+ Tài liệu tư vấn về việc lựa chọn các phương thức giáo dục phù hợp với dạng và mức độ tật của người khuyết tật.

29.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

30. Thủ tục cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động trở lại

30.1. Trình tự thực hiện

- Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân bị đình chỉ được khắc phục, Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, thì trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu trung tâm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

30.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

30.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

- Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

30.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc.

30.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

30.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo.

30.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

30.8. Lệ phí

Không.

30.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

30.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Sau thời hạn bị đình chỉ, các nguyên nhân bị đình chỉ được khắc phục.

30.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

31. Thủ tục tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

31.1. Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ để thẩm định;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định gồm: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc tổ chức lại trung tâm; mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; cơ chế tài chính của trung tâm; điều kiện bảo đảm hoạt động khi được tổ chức lại; tính khả thi của việc tổ chức lại trung tâm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm;

- Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức lại có văn bản giải trình bổ sung làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tổ chức lại hoặc cho phép tổ chức lại trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

31.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

31.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc tổ chức lại trung tâm;

- Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có);

- Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trung tâm và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập và thời hạn xử lý.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

31.4. Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc.

31.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân.

31.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

31.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định tổ chức lại hoặc Quyết định cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

31.8. Lệ phí

Không.

31.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

31.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

31.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

32. Thủ tục giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập)

32.1. Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ để thẩm định;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định gồm: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc giải thể trung tâm.

- Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

32.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

32.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;

- Đề án giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;

- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

32.4. Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc.

32.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân.

32.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nội vụ.

32.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc Quyết định cho phép giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

32.8. Lệ phí

Không.

32.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

32.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

32.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

33. Thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục

33.1. Trình tự thực hiện

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

b) Thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm

- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Sở Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;

- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường hoàn thiện hồ sơ và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.

c) Quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

33.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

33.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

c) Đề án thành lập trường bảo đảm có đầy đủ các điều kiện theo quy định;

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);

e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.

- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.

- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.

- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

33.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

33.5. Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân hoặc Tổ chức.

33.6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo

33.7. Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục trên địa bàn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

33.8. Lệ phí:

Không.

33.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

33.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.

- Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch. Vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.

33.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

34. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm

34.1. Trình tự thực hiện:

a) Tiếp nhận hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

b) Thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm:

- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường do Sở Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường;

- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường hoàn thiện hồ sơ và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

c) Quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách đối với trường trung cấp sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

- Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm tư thục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

34.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

34.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị sáp nhập, chia, tách của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép sáp nhập, chia, tách của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục.

Văn bản phải ghi cụ thể:

- Lý do đề nghị sáp nhập, chia, tách, cho phép sáp nhập, chia, tách trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

- Địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo;

- Chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo.

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

c) Đề án sáp nhập, chia, tách trường bảo đảm có đầy đủ các yêu cầu điều kiện cụ thể: Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);

e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.

- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.

- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.

- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

34.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

34.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân hoặc Tổ chức.

34.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

34.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách đối với trường trung cấp sư phạm tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

34.8. Lệ phí:

Không.

34.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

34.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp và chất lượng đào tạo sư phạm;

- Trường trung cấp sư phạm mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng đủ các điều kiện:

+ Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

+ Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

+ Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha đối với trường trung cấp sư phạm; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.

+ Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.

34.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

35. Thủ tục giải thể trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp sư phạm)

35.1. Trình tự thực hiện:

a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường;

b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định giải thể trường trung cấp. Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

35.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

35.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

Công văn của trường đề nghị giải thể nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường (chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

35.4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị giải thể của trường.

35.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân hoặc tổ chức.

35.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

35.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định giải thể trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép giải thể đối với trường trung cấp sư phạm tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

35.8. Lệ phí

Không.

35.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

35.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp sư phạm.

35.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

36. Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp

36.1. Trình tự thực hiện

a) Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục, nhà trường gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở để xem xét, quyết định;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép trường hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép trường hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp trong đó nêu rõ ngành được đào tạo. Nếu chưa cho phép thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

36.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

36.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

36.4. Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

36.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân hoặc tổ chức.

36.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo.

36.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

36.8. Lệ phí

Không.

36.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

36.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục.

36.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

37. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp

37.1. Trình tự thực hiện

a) Nhà trường gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở đối với trình độ trung cấp để xem xét, quyết định;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định, người có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp trong đó nêu rõ ngành được đào tạo. Nếu chưa cấp giấy chứng nhận thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

37.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

37.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

c) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường;

d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:

- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý có xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết; thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục có xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh;

- Chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.

đ) Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

37.4. Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

37.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân hoặc tổ chức.

37.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo

37.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

37.8. Lệ phí

Không.

37.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

37.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.

- Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên.

- Có trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục theo đề án thành lập trường đã cam kết. Trong đó, diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 5,5 m2/học sinh đối với trình độ trung cấp và 7,5 m2/sinh viên đối với trình độ cao đẳng.

- Có đủ chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bảo đảm đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu phù hợp với lộ trình đăng ký ngành, nghề đào tạo và tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

37.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

38. Thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp

38.1. Trình tự thực hiện:

a) Nhà trường gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở đối với trình độ trung cấp xem xét, quyết định;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp trong đó nêu rõ ngành được đào tạo. Nếu chưa cho phép thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

38.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

38.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trong đó nêu rõ ngành đề nghị bổ sung để tổ chức đào tạo;

b) Báo cáo các điều kiện bảo đảm đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên phù hợp với ngành đào tạo giáo viên đề nghị bổ sung để tổ chức đào tạo kèm theo các giấy tờ chứng minh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

38.4. Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

38.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân hoặc Tổ chức.

38.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Giáo dục và Đào tạo

38.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

38.8. Lệ phí:

Không.

38.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

38.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trường trung cấp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp.

38.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

39. Thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục

39.1. Trình tự thực hiện

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.

b) Thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm:

- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập phân hiệu trường do Sở Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu trường;

- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường hoàn thiện hồ sơ và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường và nêu rõ lý do.

Bước 3: Quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

39.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

39.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;

b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;

c) Đề án thành lập phân hiệu trường bảo đảm có đầy đủ các điều kiện quy định;

d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);

e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;

g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập phân hiệu trường của các thành viên góp vốn.

- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.

- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.

- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

39.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

39.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân hoặc Tổ chức.

39.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

39.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu đối với trường trung cấp sư phạm tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

39.8. Lệ phí

Không.

39.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

39.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Có đề án thành lập phân hiệu trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập phân hiệu trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập phân hiệu trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Có diện tích đất xây dựng phân hiệu trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha đối với trường trung cấp sư phạm, có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.

- Vốn đầu tư xây dựng phân hiệu trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng đối với trường trung cấp sư phạm. Vốn đầu tư xây dựng phân hiệu trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch. Vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.

39.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

40. Giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp)

40.1. Trình tự thực hiện

a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường;

b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định giải thể phân hiệu trường trung cấp. Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

40.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

40.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

Công văn của trường đề nghị giải thể phân hiệu nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong phân hiệu trường (chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

40.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị giải thể của trường.

40.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân hoặc tổ chức.

40.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo

40.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép giải thể đối với phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục trên địa bàn.

40.8. Lệ phí

Không.

40.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

40.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm.

40.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

41. Thành lập trường năng khiếu thể dục thể thao thuộc địa phương hoặc lớp năng khiếu thể dục, thể thao thuộc trường trung học phổ thông

41.1. Trình tự thực hiện:

a) Trường năng khiếu thể dục thể thao thuộc địa phương do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao) đề nghị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Lớp năng khiếu thể dục thể thao trong các trường trung học phổ thông do hiệu trưởng nhà trường đề nghị; Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao) hiệp y trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

41.2. Cách thức thực hiện:

Không quy định.

41.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Không quy định.

41.4. Thời hạn giải quyết

Không quy định.

41.5. Đối tượng thực hiện

a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao);

b) Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.

41.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo;Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

41.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trường năng khiếu thể dục thể thao thuộc địa phương hoặc lớp năng khiếu thể dục, thể thao thuộc trường trung học phổ thông.

41.8. Lệ phí

Không có.

41.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

41.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ điều kiện và tiêu chuẩn bảo đảm để dạy kiến thức phổ thông ở các cấp học tương ứng. Có đội ngũ huấn luyện viên đủ trình độ để huấn luyện các môn thể dục thể thao: Huấn luyện lớp năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ cao đẳng thể dục thể thao trở lên, huấn luyện ở trường năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ đại học thể dục thể thao trở lên, nếu là vận động viên có đẳng cấp từ cấp 01 đến kiện tướng thì phải có trình độ từ cao đẳng thể dục thể thao trở lên;

b) Có đủ cơ sở vật chất bảo đảm việc học kiến thức phổ thông và tập luyện các môn năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh. Trường năng khiếu thể dục thể thao có chỗ ở nội trú cho học sinh ở xa.

41.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

42. Thủ tục thành lập và công nhận hội đồng quản trị trường đại học tư thục

42.1. Trình tự thực hiện:

42.1.1. Đối với trường đại học tư thục thành lập mới:

Bước 1: Sau khi có Quyết định thành lập trường đại học tư thục, người đại diện đứng tên thành lập trường triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm thành viên sáng lập và thành viên góp vốn để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị;

Bước 2: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 3: Đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 4: Tổ chức để tập thể các thành viên góp vốn, tập thể giảng viên bầu các đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị;

Bước 5: Báo cáo danh sách thành viên hội đồng quản trị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 6: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đại diện đứng tên thành lập trường tổ chức họp các thành viên trong danh sách này để bầu Chủ tịch hội đồng quản trị;

Bước 7: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị;

Bước 8: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý.

42.1.2. Đối với trường đại học tư thục chuyển đổi từ trường đại học dân lập

Bước 1: Sau khi có Quyết định trường đại học tư thục chuyển đổi từ trường đại học dân lập, Chủ tịch hội đồng quản trị của trường đại học dân lập triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng quản trị trường dân lập để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị trường tư thục;

Bước 2: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 3: Đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 4: Tổ chức để tập thể các thành viên góp vốn, tập thể giảng viên bầu các đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị;

Bước 5: Báo cáo danh sách thành viên hội đồng quản trị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 6: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Chủ tịch hội đồng quản trị của trường đại học dân lập tổ chức họp các thành viên trong danh sách này để bầu Chủ tịch hội đồng quản trị;

Bước 7: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị;

Bước 8: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý.

42.1.3. Đối với trường đại học tư thục đã thành lập hội đồng quản trị:

Bước 1: Chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng quản trị để lập kế hoạch thành lập hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp theo đúng quy định của Điều lệ trường đại học và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;

Bước 2: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 3: Đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 4: Tổ chức để tập thể các thành viên góp vốn, tập thể giảng viên bầu các đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị;

Bước 5: Báo cáo danh sách thành viên hội đồng quản trị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 6: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức họp các thành viên trong danh sách này để bầu Chủ tịch hội đồng quản trị;

Bước 7: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ tiếp theo;

Bước 8: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ tiếp theo hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý.

42.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

42.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị công nhận hội đồng quản trị, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị;

- Danh sách Chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị;

- Sơ yếu lý lịch của các thành viên;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử thành viên tham gia hội đồng quản trị;

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu Chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên đại diện cho tổ chức, cá nhân góp vốn và giảng viên cơ hữu;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

42.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

42.5. Đối tượng thực hiện

Trường đại học tư thục.

42.6. Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

42.7. Kết quả thực hiện

Quyết định công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị trường đại học tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

42.8. Lệ phí

Không.

42.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

42.10. Yêu cầu, điều kiện:

Không

42.11. Căn cứ pháp lý:

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

43. Thủ tục thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

43.1. Trình tự thực hiện:

43.1.1 Đối với trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thành lập mới:

Bước 1: Sau khi có Quyết định thành lập trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, người đại diện đứng tên thành lập trường triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm thành viên sáng lập và thành viên góp vốn để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị;

Bước 2: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 3: Đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 4: Tổ chức để tập thể các thành viên góp vốn, tập thể giảng viên bầu các đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị;

Bước 5: Báo cáo danh sách thành viên hội đồng quản trị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 6: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đại diện đứng tên thành lập trường tổ chức họp các thành viên trong danh sách này để bầu Chủ tịch hội đồng quản trị;

Bước 7: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị;

Bước 8: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý.

43.1.2. Đối với trường đại học tư thục chuyển đổi sang hoạt động không vì lợi nhuận:

Bước 1: Sau khi có Quyết định công nhận trường đại học tư thục chuyển đổi sang hoạt động không vì lợi nhuận, Chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng quản trị của trường đại học tư thục để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị của trường đại học tư thục hoạt đồng không vì lợi nhuận;

Bước 2: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 3: Đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

Bước 4: Tổ chức để tập thể các thành viên góp vốn, tập thể giảng viên bầu các đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị;

Bước 5: Báo cáo danh sách thành viên hội đồng quản trị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 6: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức họp các thành viên trong danh sách này để bầu Chủ tịch hội đồng quản trị;

Bước 7: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị;

Bước 8: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị hoặc trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không đồng ý.

43.2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển trực tiếp về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

43.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị công nhận hội đồng quản trị, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị;

- Danh sách Chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị;

- Sơ yếu lý lịch của các thành viên;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử thành viên tham gia hội đồng quản trị;

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu Chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên đại diện cho tổ chức, cá nhân góp vốn và giảng viên cơ hữu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

43.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

43.5. Đối tượng thực hiện:

Trường đại học tư thục.

43.6. Cơ quan thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

43.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

43.8. Lệ phí:

Không.

43.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

43.10. Yêu cầu, điều kiện:

Không

43.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

44. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

44.1 Trình tự thực hiện

a) Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

44.2 Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

44.3 Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;

b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

44.4 Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

44.5 Đối tượng thực hiện

Cá nhân, tổ chức

44.6 Cơ quan thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

44.7 Kết quả thực hiện

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

44.8 Lệ phí

Không

44.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

44.10 Yêu cầu, điều kiện

- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

- Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

44.11 Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

45. Thủ tục điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

45.1 Trình tự thực hiện

- Trong quá trình hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi hồ sơ theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận điều chỉnh, bổ sung kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

45.2 Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.

45.3 Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

45.4 Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

45.5 Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

45.6 Cơ quan thực hiện TTHC

Sở Giáo dục và Đào tạo

45.7 Kết quả thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận điều chỉnh, bổ sung đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

45.8 Lệ phí

Không

45.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

45.10 Yêu cầu, điều kiện

Không quy định.

45.11 Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

46. Thủ tục đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại

46.1 Trình tự thực hiện

- Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện theo quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu lý do, hướng giải quyết.

46.2 Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc gửi qua bưu điện.

46.3 Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần Hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ và kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có);

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

46.4 Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

46.5 Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

46.6 Cơ quan thực hiện TTHC

Sở Giáo dục và Đào tạo

46.7 Kết quả thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học của Giám đốc

Sở Giáo dục và Đào tạo.

46.8 Lệ phí

Không

46.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

46.10 Yêu cầu, điều kiện

Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn gửi hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đề nghị kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

46.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

47. Cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

47.1. Trình tự thực hiện

a) Người đại diện cho đơn vị lập hồ sơ xin cấp phép gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép: sở giáo dục và đào tạo; giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép.

c) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

47.2. Cách thức nộp hồ sơ:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

47.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

b) Giấy phép đăng ký kinh doanh

c) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

d) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

47.4. Thời hạn giải quyết:

Trong vòng 15 ngày làm việc.

47.5. Đối tượng thực hiện:

a) Các nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học; các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và trung tâm học tập cộng đồng;

b) Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

47.6. Cơ quan thực hiện:

Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định:

- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo;

- Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng (đối với các đơn vị thuộc trường hoạt động trong khuôn viên của trường).

47.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cho phép tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của giám đốc sở giáo dục và đào tạo; giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng.

47.8. Phí, lệ phí:

Không.

47.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

47.10. Yêu cầu, điều kiện:

a. Cơ sở vật chất:

- Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.

- Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

b. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên:

- Có đủ điều kiện về sức khoẻ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

c. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

47.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

 

48. Thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

48.1. Trình tự thực hiện

a) Cơ sở giáo dục lập hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

48.2. Cách thức nộp hồ sơ:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

48.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

b) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

c) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện..

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

48.4. Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

48.5. Đối tượng thực hiện:

a) Các nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học; các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và trung tâm học tập cộng đồng;

b) Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

48.6. Cơ quan thực hiện:

Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định:

- Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các đơn vị thuộc trường đại học, cao đẳng đặt ngoài khuôn viên của trường.

- Trưởng phòng giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động đối với nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp cao nhất là trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú và trung tâm học tập cộng đồng.

48.7. Kết quả thực hiện:

Xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục.

48.8. Phí, lệ phí:

Không.

48.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

48.10. Yêu cầu, điều kiện:

a. Cơ sở vật chất:

- Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.

- Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

b. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên:

- Có đủ điều kiện về sức khoẻ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

c. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

48.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

 

49. Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông

49.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định tại Điều 12 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT (Quy định về dạy thêm, học thêm).

b) Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.

c) Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp hoặc gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

49.2. Cách thức nộp hồ sơ:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

49.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

49.3.1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:

a) Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;

b) Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu đối với người dạy thêm;

c) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

49.3.2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm;

b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;

d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

49.4. Thời hạn giải quyết:

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hờ sơ hợp lệ.

49.5. Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân.

49.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở giáo dục và đào tạo.

49.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho tổ chức/cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (trường hợp được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền).

49.8. Phí, lệ phí:

Không.

49.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

49.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Đối với người dạy thêm:

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

- Có đủ sức khoẻ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

- Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).

b) Đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:

- Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.

- Có đủ sức khỏe.

- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

c) Về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm:

Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

- Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở;

- Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh;

- Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011;

- Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000;

- Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

49.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

50. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

50.1. Trình tự thực hiện

a) Cơ sở giáo dục mầm non gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo mà trường trực thuộc;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục mầm non; thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục mầm non biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục mầm non đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục mầm non từ Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoặc từ cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc; thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;

d) Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục mầm non.

- Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài cơ sở giáo dục mầm non theo quy định;

- Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho cơ sở giáo dục mầm non được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu cơ sở giáo dục mầm non không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục mầm non được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục mầm non biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do;

- Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

đ) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục mầm non.

- Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

50.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

50.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

a) Công văn đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục mầm non;

b) Báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục mầm non (2 bản).

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

50.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục mầm non nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài để lấy ý kiến phản hồi.

50.5. Đối tượng thực hiện:

Cơ sở giáo dục mầm non.

50.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

50.7. Kết quả thực hiện:

Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.

50.8. Phí, lệ phí:

Không.

50.9 Mẫu đơn, tờ khai:

Không.

50.10. Yêu cầu, điều kiện:

50.10.1. Cơ sở giáo dục mầm non đã được đánh giá ngoài và đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

50.10.2. Cơ sở giáo dục mầm non được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non với 3 cấp độ:

a) Cấp độ 1: Trường mầm non có ít nhất 60% tiêu chí đạt yêu cầu;

b) Cấp độ 2: Trường mầm non có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:

- Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7.

- Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 2, 5.

- Tiêu chuẩn 3 gồm các tiêu chí: 3, 6.

- Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 1.

- Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 3, 4, 5.

Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác);

b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;

c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.

2. Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

a) Lớp học được tổ chức theo quy định;

b) Số trẻ trong một nhóm, lớp theo quy định;

c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.

4. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

c) Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

5. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;

b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;

c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ

1. Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

a) Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định;

b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;

c) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.

2. Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.

a) Số lượng giáo viên theo quy định;

b) 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;

c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

3. Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định.

a) Được phân chia theo độ tuổi;

b) Được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày;

c) Được bảo đảm quyền lợi theo quy định.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

1. Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu.

a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ) bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;

b) Phòng ngủ bảo đảm diện tích trung bình cho một trẻ và có các thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;

c) Hiên chơi (vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ) bảo đảm quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.

2. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;

c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mê trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

a) Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;

b) Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;

c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.

Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

1. Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi.

a) Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường;

b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;

c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.

2. Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;

c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.

3. Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.

a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;

b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói;

c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.

4. Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi.

a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ;

b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình;

c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình.

5. Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.

a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;

b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;

c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.

c) Cấp độ 3: Trường mầm non có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.

50.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

nhayThủ tục hành chính Cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Mục 2 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3778/QĐ-BGDĐT theo quy định tại Mục 2 Phần I.nhay

51. Thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học

51.1. Trình tự thực hiện

a) Trường tiểu học gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Phòng Giáo dục và Đào tạo.

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học; thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học từ Phòng Giáo dục và Đào tạo; thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài trường tiểu học.

đ) Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài trường tiểu học theo quy định.

e) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho trường tiểu học được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu trường tiểu học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.

g) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường tiểu học được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

h) Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

i) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho trường tiểu học.

k) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường tiểu học được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

51.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

51.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

a) Công văn đăng ký đánh giá ngoài;

b) Báo cáo tự đánh giá (2 bản).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

51.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc kể từ khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được gửi đến trường tiểu học để lấy ý kiến phản hồi.

51.5. Đối tượng thực hiện:

Trường tiểu học

51.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, đoàn đánh giá ngoài;

d) Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

51.7. Kết quả thực hiện:

Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.

51.8. Phí, lệ phí:

Không.

51.9. Mẫu đơn, tờ khai:

Không.

51.10. Yêu cầu, điều kiện:

Trường tiểu học đã được đánh giá ngoài và đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trưởng đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác);

b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;

c) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

2. Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

a) Lớp học được tổ chức theo quy định;

b) Số học sinh trong một lớp theo quy định;

c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.

3. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học.

a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;

b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.

4. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

5. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.

a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;

b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;

c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

6. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.

a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;

b) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;

c) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.

7. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường;

b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

1. Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục.

a) Hiệu trưởng có số năm dạy học từ 4 năm trở lên, phó hiệu trưởng từ 2 năm trở lên (không kể thời gian tập sự);

b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học;

c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.

2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

a) Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định;

b) Giáo viên dạy các môn: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đảm bảo quy định;

c) Giáo viên đạt trình độ chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 20% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và 40% trở lên đối với các vùng khác.

3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên.

a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

b) Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đạt ít nhất 5%;

c) Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.

4. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.

a) Số lượng nhân viên đảm bảo quy định;

b) Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc;

c) Nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định.

5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.

a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh;

b) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm;

c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

1. Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định;

b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh theo quy định;

c) Có sân chơi, bãi tập theo quy định.

2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.

a) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường tiểu học;

b) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế;

c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.

3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;

b) Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định;

c) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.

4. Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.

a) Có công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;

b) Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.

5. Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm.

6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;

b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương;

c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.

2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

a) Có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

3. Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.

a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;

c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

4. Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.

5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

a) Có các hình thức phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh;

b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định;

c) Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

6. Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.

a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác;

b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác;

c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyên (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.

7. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;

b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;

c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Trường tiểu học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 3 cấp độ:

a) Cấp độ 1: Trường tiểu học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu;

b) Cấp độ 2: Trường tiểu học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:

- Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6;

- Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 2, 3, 5;

- Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;

- Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 1;

- Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 7;

c) Cấp độ 3: Trường tiểu học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.

51.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

nhayThủ tục hành chính Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Mục 2 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3780/QĐ-BGDĐT theo quy định tại Mục 2 Phần I.nhay

52. Thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường trung học (Bao gồm trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân)

52.1. Trình tự thực hiện

a) Trường trung học gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo mà trường trực thuộc.

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học (với những trường trực thuộc); thông báo bằng văn bản cho trường trung học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học từ Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường trung học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường trung học trực thuộc biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài trường trung học.

đ) Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài trường trung học theo quy định.

e) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho trường trung học được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu trường trung học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.

g) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường trung học được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trường trung học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

h) Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

i) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho trường trung học.

k) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường trung học được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

52.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

52.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

a) Công văn đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học;

b) Báo cáo tự đánh giá của trường trung học (2 bản).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

52.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc kể từ khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được gửi đến trường trung học để lấy ý kiến phản hồi.

52.5. Đối tượng thực hiện:

Trường trung học.

52.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, đoàn đánh giá ngoài;

c) Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

52.7. Kết quả thực hiện:

Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.

52.8. Phí, lệ phí:

Không.

52.9. Mẫu đơn, tờ khai:

Không.

52.10. Yêu cầu, điều kiện:

Trường trung học đã được đánh giá ngoài và đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác);

b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;

c) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống và các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt).

2. Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học) và Điều lệ trường trung học.

a) Lớp học được tổ chức theo quy định;

b) Số học sinh trong một lớp theo quy định;

c) Địa điểm của trường theo quy định.

3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.

a) Hoạt động đúng quy định;

b) Lãnh đạo, tư vấn cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình;

c) Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ.

4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống, các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt) theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;

b) Có kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và sinh hoạt tổ theo quy định;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.

5. Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

a) Chiến lược được xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên website của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo hoặc website của nhà trường (nếu có);

b) Chiến lược phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật Giáo dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.

6. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

7. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.

a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;

c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

8. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

a) Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ trường trung học;

b) Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp có thẩm quyền;

c) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật.

9. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.

a) Có hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước;

c) Công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ.

10. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường;

b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

1. Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục.

a) Có số năm dạy học (không kể thời gian tập sự) theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.

2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học.

a) Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định;

b) Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh đảm bảo quy định;

c) Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở), 10% đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông trực thuộc bộ, ngành (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông) và 30% đối với trường chuyên;

- Các vùng khác: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 40% đối với trường trung học cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 40% đối với trường chuyên.

3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên.

a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

b) Có ít nhất 15% giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối với trường trung học cơ sở và 10% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với trường trung học phổ thông;

c) Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật.

4. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.

a) Số lượng nhân viên đảm bảo quy định;

b) Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc;

c) Nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định.

5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật.

a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh;

b) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm;

c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

1. Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường trung học.

a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định;

b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh theo quy định;

c) Có sân chơi, bãi tập theo quy định.

2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.

a) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế;

b) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế;

c) Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định.

3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường trung học.

a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính - quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;

b) Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu theo quy định;

c) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.

4. Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.

a) Có công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;

b) Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước uống đạt tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.

5. Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường.

6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;

b) Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng.

2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học;

b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập;

c) Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.

a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;

b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao;

c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.

4. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.

a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;

b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;

c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.

5. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.

6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.

a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;

b) Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường;

c) Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

7. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

a) Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;

b) Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;

c) Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

8. Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.

a) Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;

b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu;

c) Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.

9. Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 85% đối với trường trung học cơ sở, 80% đối với trường trung học phổ thông và 95% đối với trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, 85% đối với trường trung học phổ thông và 99% đối với trường chuyên;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 60% đối với trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở, 20% đối với trường trung học phổ thông và 70% đối với trường chuyên;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 2% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 15% đối với trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 3% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 20% đối với trường chuyên.

10. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, 98% đối với trường chuyên;

b) Tỷ lệ học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn không quá 1% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông; không quá 0,2% đối với trường chuyên;

c) Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

11. Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hằng năm.

a) Các ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 70% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 80% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

c) Kết quả xếp loại học nghề của học sinh:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt 80% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 90% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt 90% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 95% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên.

12. Hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường.

a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp ổn định hằng năm;

b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Không quá 3% học sinh bỏ học, không quá 5% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;

- Các vùng khác: Không quá 1% học sinh bỏ học, không quá 2% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;

c) Có học sinh tham gia và đoạt giải trong các hội thi, giao lưu đối với tiểu học, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối với trung học cơ sở và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với trung học phổ thông hằng năm.

Trường trung học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 3 cấp độ:

a) Cấp độ 1: Trường trung học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu;

b) Cấp độ 2: Trường trung học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:

- Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 8, 9;

- Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 3, 5;

- Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;

- Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 2;

- Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7, 9, 10, 12;

c) Cấp độ 3: Trường trung học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.

52.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

53. Thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên

53.1. Trình tự thực hiện

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trung tâm giáo dục thường xuyên; thông báo bằng văn bản cho trung tâm giáo dục thường xuyên biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài trung tâm giáo dục thường xuyên.

d) Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định.

đ) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho trung tâm giáo dục thường xuyên được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu trung tâm giáo dục thường xuyên không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.

e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trung tâm giáo dục thường xuyên được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trung tâm giáo dục thường xuyên biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

g) Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

h) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho trung tâm giáo dục thường xuyên.

i) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

53.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

53.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

a) Công văn đăng ký đánh giá ngoài của trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Báo cáo tự đánh giá của trung tâm giáo dục thường xuyên (2 bản).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

53.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc kể từ khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được gửi đến trung tâm giáo dục thường xuyên để lấy ý kiến phản hồi.

53.5. Đối tượng thực hiện:

Trung tâm giáo dục thường xuyên.

53.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, đoàn đánh giá ngoài;

c) Cơ quan phối hợp: Không.

53.7. Kết quả thực hiện:

Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.

53.8. Phí, lệ phí:

Không.

53.9. Mẫu đơn, tờ khai:

Không.

53.10. Yêu cầu, điều kiện:

Trung tâm giáo dục thường xuyên đã được đánh giá ngoài và đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:

Tiêu chuẩn 1: Công tác quản lý

1. Xây dựng chiến lược phát triển trung tâm.

a) Chiến lược phát triển xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện;

b) Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của trung tâm, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân;

c) Chiến lược phát triển được sở giáo dục và đào tạo phê duyệt và được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trung tâm, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên website của sở giáo dục và đào tạo hoặc website của trung tâm (nếu có).

2. Thực hiện công tác điều tra nhu cầu học tập của xã hội để xây dựng kế hoạch hoạt động.

a) Tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn;

b) Sử dụng kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân;

c) Chủ động tham gia xây dựng phong trào học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

3. Thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học;

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định;

c) Quản lý hồ sơ, sổ sách theo quy định và theo Luật Lưu trữ.

4. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên theo quy định của pháp luật, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

a) Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm theo quy định;

b) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và quản lý học viên;

c) Huy động tối đa đội ngũ giáo viên sẵn có của địa phương và những người có kinh nghiệm, tâm huyết tham gia giảng dạy các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ.

5. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước.

a) Có hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản liên quan và quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định;

c) Quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ; thực hiện công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định.

6. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện các phong trào thi đua.

a) Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục thường xuyên; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên;

b) Tổ chức, duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước;

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

7. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội.

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trung tâm;

b) Đảm bảo an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên;

c) Không có hiện tượng kì thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên

1. Cán bộ quản lý

a) Giám đốc, phó giám đốc trung tâm đạt các yêu cầu theo Chuẩn giám đốc trung tâm, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Hằng năm, giám đốc, phó giám đốc được đánh giá đạt từ loại khá trở lên theo Chuẩn giám đốc trung tâm;

c) Có đủ cán bộ quản lý cấp phòng (tổ) theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

2. Giáo viên

a) Có số lượng giáo viên cơ hữu đảm bảo để tổ chức các lớp học; số lượng giáo viên thỉnh giảng đáp ứng quy mô tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo của trung tâm;

b) Giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đạt tiêu chuẩn tương ứng với từng cấp học của giáo dục chính quy; giáo viên dạy các chương trình khác đạt tiêu chuẩn theo quy định;

c) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực; sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn.

3. Nhân viên

a) Có số lượng phù hợp với quy mô của trung tâm;

b) Nhân viên kế toán có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc đảm nhiệm;

c) Thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

4. Học viên

a) Được phổ biến đầy đủ về mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của trung tâm; các quy định của pháp luật, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước;

b) Được cung ứng các dịch vụ sinh hoạt, tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu về nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm; được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí ngoại khóa, hoạt động đoàn thể;

c) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học viên và quy định về các hành vi học viên không được làm.

5. Cán bộ, giáo viên, nhân viên được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.

a) Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ;

b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;

c) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1. Cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhiệm vụ của trung tâm.

a) Có khuôn viên, tường rào bao quanh, biển tên của trung tâm;

b) Có phòng làm việc của giám đốc, các phó giám đốc, phòng làm việc của kế toán, thủ quỹ, văn thư, phòng họp hội đồng, phòng làm việc của các phòng (tổ) chuyên môn;

c) Có thư viện đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên; phòng bảo vệ; nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhà để xe cho học viên.

2. Phòng học đảm bảo yêu cầu theo quy định.

a) Phòng học đảm bảo về diện tích, ánh sáng, an toàn, có đủ thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập;

b) Phòng học tin học, ngoại ngữ được nối mạng internet;

c) Phòng thí nghiệm, xưởng (phòng) thực hành có đủ thiết bị thí nghiệm tối thiểu, thiết bị dạy nghề theo yêu cầu của chương trình giáo dục.

3. Các công trình phục vụ sinh hoạt.

a) Có phòng y tế với trang thiết bị y tế tối thiểu đối với trường học và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định;

b) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, hệ thống cung cấp nước, thoát nước đạt tiêu chuẩn;

c) Có phòng nghỉ cho giáo viên, khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, riêng đối với nam và nữ, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

4. Khai thác, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của địa phương để mở rộng hoạt động giáo dục của trung tâm.

a) Khai thác, tận dụng tối đa phòng học của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhà văn hóa, hội trường của địa phương;

b) Khai thác, sử dụng các nhà xưởng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương;

c) Liên kết với hệ thống thư viện của địa phương, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học để khai thác nguồn tài liệu, học liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và học viên.

Tiêu chuẩn 4: Công tác xã hội hoá giáo dục

1. Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ chính trị.

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập;

b) Huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và môi trường giáo dục; không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục;

c) Tổ chức các chương trình giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân trên địa bàn.

2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng và phát triển trung tâm.

a) Có các hình thức phối hợp với tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh;

b) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học viên học giỏi và hỗ trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn.

c) Thực hiện tốt các chương trình phối hợp hoạt động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần kinh tế được tham gia học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.

3. Thực hiện hiệu quả việc liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp.

a) Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo;

b) Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ;

c) Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;

b) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, khóa học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định;

c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

2. Xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn.

a) Chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ được thực hiện theo thời gian linh hoạt và các phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học;

c) Thực hiện các chương trình đã được phê duyệt; định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình để điều chỉnh cho phù hợp.

3. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

a) Dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp;

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng sống cho học viên với các hình thức đa dạng và phù hợp;

c) Đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

4. Đảm bảo các yêu cầu khi liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

a) Đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành liên kết đào tạo;

b) Quản lý giáo viên thỉnh giảng, quản lý học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo;

c) Thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc liên kết đào tạo.

5. Kết quả giáo dục và hiệu quả giáo dục.

a) Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học viên theo học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục;

b) Học viên học các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

c) Học viên hoàn thành các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trung tâm giáo dục thường xuyên được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 3 cấp độ:

a) Cấp độ 1: Trung tâm giáo dục thường xuyên có từ 60% đến dưới 70% tiêu chí đạt yêu cầu;

b) Cấp độ 2: Trung tâm giáo dục thường xuyên có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu;

c) Cấp độ 3: Trung tâm giáo dục thường xuyên có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu.

53.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên..

54. Thủ tục công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

54.1. Trình tự thực hiện:

a) Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non và UBND cấp xã tiến hành tự kiểm tra, đánh giá theo các mức độ đạt chuẩn. Xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, UBND cấp xã làm hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thẩm định theo mức độ đó.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp xã. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND cấp huyện trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp xã bổ sung cho hợp lệ.

Đoàn kiểm tra cấp huyện (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do chủ tịch UBND cấp huyện chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp xã. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, đoàn kiểm tra làm văn bản báo cáo UBND cấp huyện để làm hồ sơ đề nghị UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định theo mức độ đó.

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp huyện. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND cấp tỉnh trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp huyện bổ sung cho hợp lệ;

Đoàn kiểm tra cấp tỉnh (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp huyện. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, đoàn kiểm tra làm tờ trình đề nghị chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó.

d) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đoàn kiểm tra cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1 hoặc mức độ 2) cho trường mầm non.

54.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện

54.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Báo cáo tự kiểm tra của trường mầm non theo từng nội dung của tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gia mức độ 1 hoặc mức độ 2, có xác nhận của UBND cấp xã;

b) Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện (theo mẫu);

c) Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

54.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc.

54.5. Đối tượng thực hiện:

Ủy ban nhân dân xã, trường mầm non

54.6. Cơ quan thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

54.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định và Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

54.8. Phí, lệ phí:

Không.

54.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), đính kèm theo thủ tục.

54.10. Yêu cầu điều kiện:

54.10.1. Tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1:

Tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý

1. Công tác quản lý

a) Trường mầm non có kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng và tuần; có biện pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ;

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện quản lý, phân công hợp lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức;

c) Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính, quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan hệ công tác và lề lối làm việc trong trường mầm non;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn;

đ) Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của trường mầm non;

e) Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành;

g) Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước;

h) Có biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.

2. Công tác tổ chức

a) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có thời gian làm công tác quản lý liên tục trong ngành giáo dục mầm non, ít nhất là 5 năm đối với hiệu trưởng và 3 năm đối với các phó hiệu trưởng; có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định; có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn; Hằng năm, hiệu trưởng được cấp quản lý giáo dục trực tiếp đánh giá xếp loại từ khá trở lên theo quy định của chuẩn hiệu trưởng trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có đủ số lượng phó hiệu trưởng theo quy định.

b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của trường mầm non, nắm vững Chương trình giáo dục mầm non; có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm; hằng năm đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên.

3. Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong trường mầm non

a) Hội đồng trường đối với trường mầm non công lập, Hội đồng quản trị đối với trường mầm non dân lập, tư thục và các hội đồng khác trong trường mầm non được tổ chức và thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; chú trọng công tác giám sát hoạt động của trường mầm non; giám sát việc thực hiện các nghị quyết và quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường mầm non;

b) Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên của trường mầm non hoạt động hiệu quả có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

c) Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với trường mầm non trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, huy động được sự đóng góp của cộng đồng cho phong trào giáo dục mầm non của địa phương.

4. Chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp

a) Trường mầm non thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non; chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của chính quyền địa phương; chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển và các biện pháp cụ thể để trường mầm non thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non;

b) Trường mầm non chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo, thực hiện đầy đủ các quy định về báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.

Tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên và nhân viên

Số lượng và trình độ đào tạo

Đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định. Đảm bảo 100% giáo viên và nhân viên đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó có ít nhất 40% số giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.

Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên;

b) Hằng năm, có ít nhất 70% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ;

c) Hằng năm, có ít nhất 50% số giáo viên đạt loại khá trở lên theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có ít nhất 50% số giáo viên đạt loại xuất sắc; không có giáo viên bị xếp loại kém.

3. Hoạt động chuyên môn

Các tổ chuyên môn hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non;

Trường mầm non tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động;

Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do trường mầm non tổ chức hoặc phối hợp tổ chức;

Giáo viên ứng dụng được công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

Có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo;

Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

100% giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ năm học và Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, kết quả hằng năm đạt các yêu cầu sau đây:

1. 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tổ chức cho trẻ ăn bán trú.

2. 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non.

3. 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

4. Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác.

5. Có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi.

6. 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

7. Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 100% trẻ dưới 5 tuổi được học 2 buổi/ngày.

8. Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có) được đánh giá có sự tiến bộ.

Tiêu chuẩn về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị

1. Quy mô trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi.

2. Địa điểm trường: trường mầm non đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

3. Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: diện tích mặt bằng sử dụng của trường mầm non bình quân tối thiểu cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Các công trình của nhà trường, nhà trẻ (kể cả các điểm lẻ) được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Khuôn viên ngăn cách với bên ngoài bằng tường gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trong khu vực trường mầm non có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

4. Các phòng chức năng

a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

- Phòng sinh hoạt chung: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Tất cả đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo theo quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Phòng ngủ: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ;

- Phòng vệ sinh: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ và các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, được xây khép kín hoặc gần với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có 1 bồn cầu vệ sinh; chỗ đi tiêu, đi tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2m. Đối với trẻ nhà trẻ dưới 24 tháng trung bình 4 trẻ có 1 ghế ngồi bô. Có đủ nước sạch, bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng rửa tay. Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ;

- Hiên chơi (vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ): thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng; đảm bảo quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không quá 0,1m.

b) Khối phòng phục vụ học tập:

- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: có diện tích tối thiểu 60 m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ (đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa, giá vẽ, vòng tập...).

c) Khối phòng tổ chức ăn:

- Khu vực nhà bếp đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều theo trình tự: nơi sơ chế, nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn. Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện khi sử dụng;

- Kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.

d) Khối phòng hành chính quản trị:

- Văn phòng trường: diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phòng hiệu trưởng: diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách;

- Phòng các phó hiệu trưởng: diện tích và trang bị phương tiện làm việc như phòng hiệu trưởng;

- Phòng hành chính quản trị: diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;

- Phòng y tế: diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ; có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;

- Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích tối thiểu 6m2; có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách;

- Phòng dành cho nhân viên: diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân;

- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích tối thiểu 9m2; có đủ nước sử dụng, có bồn rửa tay và buồng tắm riêng;

- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên đảm bảo an toàn, tiện lợi.

5. Sân vườn: Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp. Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường. Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi được lát gạch (hoặc láng xi măng) và trồng thảm cỏ, có ít nhất 5 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).

Tiêu chuẩn về thực hiện xã hội hóa giáo dục

1. Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, các ban ngành về chủ trương xây dựng và giải pháp huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.

2. Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non

a) Trường mầm non có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng và nhân dân về mục tiêu giáo dục mầm non, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia và giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục mầm non;

b) Trường mầm non phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được vui chơi, học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa trường mầm non, giáo viên và gia đình thông qua các cuộc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp hoặc các hình thức khác để giúp trẻ phát triển;

c) Trường mầm non chủ trì và phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng và gia đình để tổ chức các hoạt động lễ hội theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với truyền thống của địa phương.

3. Trường mầm non huy động được sự tham gia tự nguyện của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.

54.10.2. Tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2:

Đạt các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đạt các yêu cầu sau:

Tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý

Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp từ đại học sư phạm mầm non trở lên.

Tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên và nhân viên

1. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên

Đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Có ít nhất 50% số giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.

2. Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

a) Có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên;

b) Hằng năm, có ít nhất 80% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến;

c) Hằng năm, có ít nhất 70% số giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 50% đạt loại xuất sắc theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

d) Mỗi giáo viên có kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Kế hoạch này phải được lưu trong hồ sơ cá nhân.

3. Hoạt động chuyên môn

a) Mỗi giáo viên có báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng năm học;

b) Giáo viên có kế hoạch, có kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật (nếu có).

Tiêu chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

1. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác.

2. 100% trẻ được ăn bán trú tại trường.

3. Có ít nhất 95% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi.

Tiêu chuẩn về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị

1. Xã, phường nơi trường đặt trụ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

2. Phòng vi tính: có diện tích tối thiểu 40m2 với thiết bị công nghệ thông tin phù hợp, phục vụ các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ.

3. Phòng hội trường: có diện tích tối thiểu 70m2 phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ; có thể kết hợp là nơi trưng bày hiện vật truyền thống, lưu niệm, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi tự làm... của nhà trường.

4. Sân vườn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời.

Tiêu chuẩn về thực hiện xã hội hóa giáo dục

Huy động được các nguồn tài trợ để hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước.

54.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

 

Phụ lục II

Về mẫu báo cáo
(Kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Đơn vị…………….
……………………..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BC

……., ngày…. tháng ……năm 20….

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA THẨM ĐỊNH TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

(Mức độ.......)

Căn cứ Quyết định số:.................. .ngày .....tháng .....năm 20......về việc ....

Thành phần:.....................

Thời gian kiểm tra: .......ngày........ tháng......... năm 20…………

A. Thông tin chung:

1. Tên trường: Mầm non……………huyện …………………

2- Địa chỉ: ...........................................Số điện thoại…………………

3- Xét theo tiêu chuẩnmức độ 1 (2) …………………………

4- Thành tích:

- Tập thể Trường……………………...............

- Cá nhân: …………………………………………………..

B- Kết quả thực hiện tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (2)

I. Tổ chức và quản lý.

1. Công tác quản lý:

- Việc xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức và quản lý các hoạt động, phân công cán bộ, giáo viên…………………………………….................

- Tổ chức và quản lý các hoạt động hành chính, tài chính, quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan hệ công tác và lề lối làm việc ........................................................................

- Quản lý và sử dụng CSVC, lưu hồ sơ, số sách…………………

- Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên.........… …

- Tổ chức và duy trì các phong trào thi đua……………….......

- Biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên……..

2. Công tác tổ chức

Họ tên + chức danh

Nội dung

Hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng 1

Phó hiệu trưởng 2

 

T/gian CT liên tục trong GDMN

 

 

 

 

Trình độ CM

 

 

 

 

Trình độ QLGD

 

 

 

 

Trình độ lý luận chính trị

 

 

 

 

UDCNTT

 

 

 

 

Kết quả xếp loại theo quy định chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

 

 

 

 

Năng lực tổ chức, quản lý

 

 

 

 

Nắm vững CT GDMN

 

 

 

 

Phẩm chất đạo đức

 

 

 

 

Tín nhiệm của GV, nhân viên và nhân dân địa phương

 

 

 

 

Xếp loại danh hiệu thi đua

 

 

 

 

3. Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong nhà trường...........................

4. Chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp..............

Đánh giá tiêu chuẩn tổ chức và quản lý: Đạt/chưa đạt

II. Đội ngũ giáo viên và nhân viên

Nội dung

Giáo viên

Nhân viên

Số lượng:

- Dạy nhóm trẻ

- Dạy lớp mẫu giáo

 

 

Trình độ đào tạo

- Tỷ lệ đạt trình độ chuẩn

- Tỷ lệ đạt trình độ trên chuẩn

 

 

Định mức giáo viên /trẻ

- Nhà trẻ

- Mẫu giáo

 

 

Tỷ lệ GV dạy giỏi cấp trường:

 

 

Tỷ lệ GV dạy giỏi cấp huyện trở lên:

 

 

Tỷ lệ đạt lao động tiên tiến

 

 

Tỷ lệ đạt CSTĐ

 

 

Số lượng GV, NV bị kỷ luật

 

 

Tỷ lệ GV đạt khá theo chuẩn NN GVMN:

 

 

Tỷ lệ GV đạt xuất sắc theo chuẩn NNGVMN:

 

 

Tỷ lệ GV bị xếp loại kém theo chuẩn NNGVMN:

 

 

Tham gia các hoạt động chuyên môn, chuyên đề, hoạt động XH:

 

 

Số lượng GV có KH tự bồi dưỡng:

Đạt tỷ lệ:

 

 

Ứng dụng CNTT

 

 

Quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng tăng số lượng GV đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo:

 

Thực hiện chương trình bồi dưỡng TX, BD hè, chuyên đề

 

Tỷ lệ GV có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

 

Số GV có báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp CS, GD trẻ trong từng năm (mức độ 2)

 

Số GV có kế hoạch, kiến thức, kỹ năng CS, GD trẻ SDD, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật (mức độ 2)

 

Đánh giá tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên và nhân viên: Đạt/chưa đạt

III. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Chương trình GDMN Nhà trường đang thực hiện:..................................

- Kết quả hằng năm:

+ Tỷ lệ trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần:................................

+ Xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường: Có/không

+ Tỷ lệ trẻ được khám sức khoẻ định kỳ:......................................................

+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ:

Trẻ dưới 5 tuổi..................................................................................

Trẻ 5 tuổi:..........................................................................

+ Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân............................................................

+ Tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi...............................................

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng:..............................................

+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN:..............................

+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn PT trẻ 5 tuổi..............................

+Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi học 2 buổi/ngày..........................................................

+ Tỷ lệ nhóm có tổ chức bán trú.............., tỷ lệ lớp có tổ chức bán trú.....

+ Tỷ lệ trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ ..................

Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng CS, GD trẻ: Đạt/chưa đạt

IV. Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị

1. Quy mô trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

- Xã/phường/thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMNTENT: Đạt/chưa đạt:

- Số điểm trường:.......................................................

- Tổng số trẻ trong trường:........................................................

Trong đó: số trẻ nhà trẻ, ..............số trẻ mẫu giáo.................................

- Số trẻ được ăn bán trú:..........................................................

- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:...............................................

Trong đó: Số lượng nhóm trẻ: ............chia theo độ tuổi...........................

Số lượng lớp mẫu giáo:..........................., chia theo độ tuổi,........

2. Địa điểm trường:

- Khu trung tâm dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường ...............................

- Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường:.................

3. Yêu cầu về thiết kế, xây dựng:

- Diện tích mặt bằng sử dụng của trường mầm non bình quân m2/trẻ:

- Công trình xây kiên cố/bán kiên cố:................................................

- Khuôn viên

- Cổng chính:..................................................................

- Nguồn nước sạch:....................................

- Hệ thống thoát nước:..............................................

4. Các phòng chức năng:

a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

- Phòng sinh hoạt chung: diện tích trung bình m2/trẻ:......................

Đảm bảo thiết bị và các yêu cầu theo quy định……………………..........

- Phòng ngủ: diện tích trung bình m2/trẻ……………..

- Phòng vệ sinh: diện tích trung bình m2/trẻ ……và các yêu cầu theo quy định ………………

- Hiên chơi: diện tích trung bình m2/trẻ….và đảm bảo các quy cách…......

b, Khối phòng phục vụ học tập:

- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: diện tích……thiết bị, đồ dùng……………

- Phòng vi tính (mức độ 2): diện tích ………… thiết bị........

c) Khối phòng tổ chức ăn ……………………………………….....

- Khu vực bếp: diện tích………. thiết bị, đồ dùng………………….

- Kho thực phẩm:…………………… …………………

- Tủ lạnh lưu mẫu thức ăn:……………………… ….

d) Khối phòng hành chính quản trị:…………………………

- Diện tích và trang thiết bị: Văn phòng trường; Phòng Hiệu trưởng; Phòng phó hiệu trưởng; phòng hành chính quản trị; phòng y tế, phòng bảo vệ; phòng dành cho nhân viên; khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên……………………………………….

- Phòng hội trường (mức độ 2): diện tích ……thiết bị……………

5. Sân vườn: diện tích, thiết kế ………………………

(Mức độ 2) Có khu chơi giao thông …………………….sân khấu ngoài trời ………

Đánh giá tiêu chuẩn quy mô trường, lớp, CSVC và thiết bị: Đạt/chưa đạt

V. Thực hiện xã hội hoá giáo dục

1. Công tác tham mưu phát triển giáo dục mầm non: …………………………………..

2. Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội: ...............

3. Huy động được sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: …………………………………………

Đánh giá tiêu chuẩn XHH GD: Đạt/chưa đạt

C. Kết luận:

Nhà trường đạt/chưa đạt các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (2) …………………

...........ngày.....tháng.........năm 20...........

Thư ký
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Đại diện nhà trường
(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện UBND ...............
(Ký tên, đóng dấu)

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3778/QĐ-BGDĐT theo quy định tại Mục 1 Phần I.nhay

55. Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

55.1. Trình tự thực hiện

a) Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học và UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các mức độ đạt chuẩn (mức độ 1 hoặc mức độ 2). Xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, UBND cấp xã làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thẩm định theo mức độ đó.

b) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp xã. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND cấp huyện trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp xã bổ sung cho hợp lệ;

c) Đoàn kiểm tra cấp huyện (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do chủ tịch UBND cấp huyện chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp xã. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, đoàn kiểm tra làm văn bản báo cáo UBND cấp huyện và UBND cấp huyện làm tờ trình đề nghị UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định theo mức độ đó;

d) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp huyện. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND cấp tỉnh trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp huyện bổ sung cho hợp lệ;

d) Đoàn kiểm tra cấp tỉnh (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp huyện. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, đoàn kiểm tra cấp tỉnh làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó;

đ) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đoàn kiểm tra cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1 hoặc mức độ 2) cho trường tiểu học.

55.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

55.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gửi về UBND cấp huyện gồm:

a) Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã;

b) Văn bản Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, thẩm định;

Hồ sơ gửi về UBND cấp tỉnh gồm:

a) Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã;

b) Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện;

c) Văn bản của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận.

Số lượng hồ sơ (bộ): 01 bộ.

55.4. Thời hạn giải quyết:

60 ngày làm việc.

50.5. Đối tượng thực hiện:

Trường tiểu học.

55.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền giải quyết: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo

55.7. Kết quả thực hiện:

- Quyết định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1/mức độ 2) của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

55.8. Phí, lệ phí:

Không.

55.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

55.10 Yêu cầu hoặc điều kiện

55.10.1. Điều kiện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1:

Đạt danh hiệu trường tiểu học tiên tiến của năm học trước, đạt các tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu và các yêu cầu sau:

55.10.1.1. Tổ chức và quản lý nhà trường:

a) Thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng

Nhà trường tổ chức định kì các hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm với các trường bạn và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với mỗi hoạt động này.

b) Quản lý hành chính và thực hiện các phong trào thi đua

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý;

- Chủ động, sáng tạo và đạt kết quả cao trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

c) Quản lý các hoạt động giáo dục

- Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kì, tháng, tuần; có phương hướng phát triển từng thời kì; có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ;

- Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động dạy, học và các hoạt động giáo dục khác;

- Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng nhà trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả;

- Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo. Thực hiện nghiêm túc báo cáo định kì và đột xuất (nếu có) tình hình giáo dục tiểu học ở địa phương với cấp trên theo quy định.

55.10.1.2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

a) Năng lực của cán bộ quản lý

- Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ Cao đẳng Sư phạm trở lên; hiệu trưởng có ít nhất 5 năm dạy học, phó hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy học (không kể thời gian tập sự);

- Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt từ mức khá trở lên.

b) Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên

- Bảo đảm đủ số lượng và cơ cấu giáo viên để dạy các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên dạy các môn thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, ngoại ngữ và tin học chưa qua đào tạo sư phạm tiểu học phải được tập huấn và được cấp Chứng chỉ sư phạm tiểu học;

- Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có quy hoạch xây dựng đội ngũ, kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có ít nhất 70% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 25% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.

c) Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên

- Có ít nhất 50% giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 15% giáo viên đạt loại xuất sắc theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

- Có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.

55.10.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

a) Diện tích, khuôn viên, sân chơi, sân tập

- Diện tích, khuôn viên, sân chơi, sân tập thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Đối với những trường ở thành phố, thị xã và thị trấn đã được xây dựng từ năm 1997 trở về trước, do điều kiện đặc thù, có thể vận dụng để tính diện tích khuôn viên nhà trường là diện tích mặt bằng sử dụng; có sân chơi, sân tập đảm bảo yêu cầu cho học sinh luyện tập thường xuyên, có hiệu quả; tổ chức được ít nhất 1 buổi/tháng cho học sinh học tập thực tế ở ngoài lớp học;

- Bảo đảm yêu cầu môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh học tập, vui chơi; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường; môi trường xung quanh khu vực trường sạch, đẹp, an toàn;

- Diện tích sân chơi, sân tập thể dục thể thao (hoặc nhà đa năng) được bố trí, xây dựng theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học; sân trường có trồng cây bóng mát và có thảm cỏ.

b) Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh

- Trường có tối đa không quá 30 lớp; mỗi lớp có tối đa không quá 35 học sinh. Có đủ 1 phòng học/1 lớp. Diện tích phòng học đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

- Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc bàn ghế học sinh bảo đảm quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.

c) Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học

- Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Khu nhà bếp, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh cho học sinh.

d) Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác

- Khu vệ sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận tiện, sạch sẽ và được xây dựng ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường;

- Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đảm bảo an toàn, tiện lợi.

đ) Thư viện

- Có thư viện đạt chuẩn trở lên theo quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh.

e) Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học

Sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp được quy định trong Chương trình giáo dục Tiểu học.

55.10.1.4. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

a) Nhà trường chủ động, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương.

b) Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

c) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với Nước, Mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa phương.

d) Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất; bổ sung phương tiện, thiết bị dạy và học; khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo.

55.10.1.5. Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

a) Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

- Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của từng học sinh;

- Có ít nhất 50% học sinh học 2 buổi/ngày và có kế hoạch từng năm để tăng số lượng học sinh học 2 buổi/ngày.

b) Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức phong phú phù hợp với lứa tuổi học sinh và đạt kết quả thiết thực.

c) Công tác phổ cập giáo dục tiểu học

- Nhà trường đạt các tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 trở lên; không có hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

- Tổ chức tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 90% trở lên.

d) Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh

- Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 96%;

- Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 50%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 15%;

- Có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện trở lên tổ chức.

đ) Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cho học sinh;

- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, vui chơi, thể dục thể thao...

e) Hiệu quả đào tạo của nhà trường

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 90%;

- Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 95% trở lên.

55.10.2. Tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Đạt các yêu cầu để công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 và các yêu cầu sau:

55.10.2.1. Tổ chức và quản lý nhà trường

a) Quản lý hành chính

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý của nhà trường có hiệu quả.

b) Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo, phát huy được khả năng của giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể hằng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường trong các hoạt động giáo dục, trong đó có công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;

- Tổ chức cho 100% giáo viên được tham gia bồi dưỡng thường xuyên và sinh hoạt chuyên đề thiết thực và hiệu quả.

55.10.2.2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

a) Năng lực của cán bộ quản lý

- Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ Đại học Sư phạm trở lên;

- Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt mức xuất sắc.

b) Số lượng, trình độ đào tạo và năng lực của giáo viên

- Có giáo viên chuyên dạy các môn thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, ngoại ngữ và tin học; có giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chuyên trách;

- Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 70% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn;

- Năng lực chuyên môn:

+ Linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh. Hàng năm, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt loại khá, giỏi từ cấp trường trở lên;

+ Có kế hoạch giảng dạy riêng cho học sinh giỏi, học sinh yếu của lớp;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hiệu quả;

+ Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức;

+ Mỗi giáo viên phải có kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn. Kế hoạch này phải được lưu trong hồ sơ cá nhân của giáo viên.

c) Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên

- Có ít nhất 75% giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 25% giáo viên đạt loại xuất sắc theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

- Có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có ít nhất 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.

55.10.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

a) Bàn ghế học sinh

Đảm bảo theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

b) Khối phòng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, dạy và học

- Có các phòng riêng biệt để dạy các môn âm nhạc, mĩ thuật và tin học; có phòng thường trực, có phòng để dạy riêng cho học sinh có khó khăn đặc biệt;

- Các phòng chức năng có các thiết bị thiết yếu được sắp xếp hợp lý, khoa học để phục vụ các hoạt động của nhà trường và được ghi đầy đủ trong sổ nhật ký;

- Khu nhà bếp, nhà ăn của học sinh, nhà nghỉ phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh cho học sinh;

- Có nơi lưu trữ hồ sơ, tài liệu chung.

c) Thư viện phải đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và có sổ nhật ký ghi đầy đủ hoạt động của thư viện.

d) Thiết bị phục vụ dạy và học

- Nhà trường có một số thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu projector) để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập;

- Có tủ đựng hồ sơ, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh tại mỗi phòng học;

- Thiết bị phục vụ dạy học và thiết bị dạy học tự làm được sử dụng hiệu quả cao và được tăng cường, bổ sung hàng năm.

55.10.2.4. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Hàng năm, nhà trường tham mưu với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) tổ chức tọa đàm, cam kết và kí biên bản giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh về việc huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đi học, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật.

55.10.2.5. Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

a) Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

- Có kế hoạch giáo dục cụ thể để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo nâng cao trình độ cho học sinh yếu và kế hoạch giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật;

- Có chủ đề giáo dục mỗi năm học phù hợp với đặc điểm riêng của nhà trường;

- Có ít nhất 80% học sinh học 2 buổi/ngày và có kế hoạch để tất cả học sinh được học 2 buổi/ngày.

b) Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh và đạt kết quả tốt;

- Tăng cường giáo dục kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi học sinh;

- Dành thời gian thích hợp cho học sinh được học tập và thực hiện các hoạt động ngoại khóa trong năm học.

c) Công tác phổ cập giáo dục tiểu học

- Xã nơi trường đóng được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I trở lên. Không có người mù chữ trong độ tuổi;

- Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để huy động tối đa trẻ trong độ tuổi tới trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

d) Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh

- Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 98%;

- Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 70%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 25%;

- Có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh trở lên tổ chức.

e) Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

- Tăng cường các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao nhằm phát triển thể chất cho học sinh; phát hiện, tạo điều kiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu;

- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

g) Hiệu quả đào tạo của nhà trường

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt ít nhất 95%;

- Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 98% trở lên.

Trong đó điều kiện để trường tiểu học được kiểm tra, công nhận đạt mức chất lượng tối thiểu gồm: có cơ sở vật chất độc lập, có đủ các khối lớp của toàn cấp học và đạt các 5 tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

a) Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác) thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Nhà trường có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và hoạt động theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

b) Lớp học, số học sinh, trường, điểm trường

- Lớp học, số học sinh trong một lớp thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Địa điểm đặt trường, điểm trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

c) Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

- Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

d) Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua

- Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;

- Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

đ) Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh:

+ Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể hàng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường bao gồm nhiệm vụ giáo dục, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;

+ Có số liệu theo dõi đánh giá theo quy định về số lượng và chất lượng giáo dục học sinh trong từng năm học và trong 5 năm học liên tiếp;

+ Có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo về quản lý các lớp học ở điểm trường đảm bảo chất lượng giảng dạy;

+ Có kế hoạch, thực hiện và phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho học sinh trước khi vào học lớp 1;

+ Thống kê và theo dõi học sinh đang học tại trường và số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ngoài nhà trường, trong địa bàn xã, phường mà trường theo dõi phổ cập (chia theo độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn);

+ Thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý tài sản, tài chính hiện hành; công khai các nguồn thu, chi hằng năm do hiệu trưởng quản lý;

+ Có sổ liên lạc với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.

- Thực hiện tuyển dụng, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;

- Quản lý, sử dụng đúng quy định và hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.

e) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Thực hiện các quy định và xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học;

- Bảo đảm an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

a) Năng lực của can bộ quản lý

- Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ trung cấp sư phạm trở lên. Hiệu trưởng có ít nhất 4 năm dạy học, phó hiệu trưởng có ít nhất 2 năm dạy học (không kể thời gian tập sự);

- Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt từ mức Trung bình trở lên;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.

b) Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên

- Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,5 giáo viên/lớp;

- Có giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

- Có ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên;

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên

- Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100 % từ loại trung bình trở lên theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

- Có ít nhất 40% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; có ít nhất 50% giáo viên được xếp loại Khá, Giỏi về bồi dưỡng thường xuyên;

- Bảo đảm các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.

d) Nhà trường có nhân viên phụ trách và hoàn thành các nhiệm vụ; được bảo đảm các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước về kế toán, thủ quỹ, văn thư, y tế trường học, viên chức làm công tác thiết bị dạy học.

đ) Học sinh

- Bảo đảm quy định về tuổi học sinh theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và không bị kỉ luật do vi phạm các hành vi học sinh không được làm theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

a) Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập

- Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục;

- Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh;

- Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.

b) Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh

- Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học ba ca. Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;

- Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

- Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.

c) Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học

- Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiết bị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp;

- Phòng y tế trường học có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu;

- Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí và giảng dạy.

d) Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác

- Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ;

- Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;

- Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường.

đ) Thư viện

- Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học;

- Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh;

- Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hàng năm.

e) Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học

- Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

+ Nhà trường có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

+ Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trình giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần thiết khác;

+ Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tập tối thiểu. Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp để hỗ trợ học tiếng Việt;

g) Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học ở Tiểu học.

h) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng năm.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

a) Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

- Tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Công tác tham mưu của nhà trường với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương

- Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương;

- Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo.

b) Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục

- Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

- Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.

c) Thực hiện công khai các nguồn thu của nhà trường theo quy định hiện hành về công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

a) Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Dạy đủ các môn học theo quy định ở tiểu học; có kế hoạch tăng thời lượng dạy hai môn Tiếng Việt và Toán cho học sinh có khó khăn về nhận thức; bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh để đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển trong điều kiện thực tế của địa phương;

- Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.

b) Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường

- Có chương trình, kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch, phù hợp với lứa tuổi học sinh;

- Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

c) Công tác phổ cập giáo dục tiểu học

- Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

- Tổ chức "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; huy động được ít nhất 95% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 85% trở lên;

- Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

d) Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh

- Tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình trở lên đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ học sinh xếp loại Khá đạt ít nhất 30%; xếp loại Giỏi đạt ít nhất 5%;

- Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức.

đ) Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

- Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh;

- Tổ chức khám sức khỏe, tiêm chủng cho học sinh;

- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

e) Hiệu quả đào tạo của nhà trường

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 85%;

- Trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 90% trở lên.

g) Giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập

- Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;

- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;

55.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3780/QĐ-BGDĐT theo quy định tại Mục 1 Phần I.nhay

56. Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

56.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Trường trung học cơ sở (THCS) sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo phòng GDĐT xem xét, xác nhận, có ý kiến của UBND cấp huyện và nộp hồ sơ về Sở GDĐT.

b) Bước 2: Sở GDĐT tiếp nhận hồ sơ và đề nghị UBND cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định tại chương II của Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT và kết quả tự kiểm tra của nhà trường. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

c) Bước 3: Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra báo cáo của đoàn kiểm tra để quyết định công nhận hay không công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

56.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

56.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

c) Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

56.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

56.5. Đối tượng thực hiện:

Trường THCS.

56.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan phối hợp: Sở giáo dục và đào tạo.

56.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

56.8. Phí, lệ phí:

Không

56.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

56.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đạt 5 tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Lớp học:

a. Tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học;

b. Số lượng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh;

2. Tổ chuyên môn:

a. Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học);

b. Hàng năm đề xuất được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học;

c. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;

3. Tổ văn phòng:

a. Đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

b. Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định của Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ;

4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường:

Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

a. Tổ chức Đảng trong nhà trường đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Những trường chưa có tổ chức Đảng cần có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng;

b. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, có nhiều đóng góp trong các hoạt động ở địa phương;

Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

1. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định hiện hành về chuẩn hiệu trưởng trường trung học.

Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định hiện hành của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.

2. Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

3. Có đủ viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng đủ năng lực nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục

Một năm trước khi được đề nghị công nhận và trong thời gian 5 năm được công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, tối thiểu phải đạt các chỉ tiêu sau:

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.

2. Chất lượng giáo dục:

a. Học lực:

a.1. Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên;

a.2. Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên;

a.3. Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%;

b. Hạnh kiểm:

b.1. Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên;

b.2. Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%;

3. Các hoạt động giáo dục:

Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương.

5. Đảm bảo các điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn 4 - Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành.

2. Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.

a. Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;

b. Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;

c. Đối với trường trung học được thành lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có diện tích mặt bằng theo qui định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

4. Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm:

a. Khu phòng học, phòng bộ môn:

a.1. Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;

a.2. Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

b. Khu phục vụ học tập:

b.1. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Qui định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học;

b.2. Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi ...; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;

b.3. Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học;

c. Khu văn phòng:

Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho;

d. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát;

e. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;

g. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;

h. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh;

4. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

Tiêu chuẩn 5 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.

3. Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường”.

56.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
 

57. Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

57.1. Trình tự thực hiện

a) Trường trung học phổ thông (THPT) sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở GDĐT.

b) Sở GDĐT tiếp nhận hồ sơ và đề nghị UBND cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

c) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn và kết quả tự kiểm tra của nhà trường. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

d) Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra báo cáo của đoàn kiểm tra để quyết định công nhận hay không công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

57.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

57.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

c) Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

57.4. Thời hạn giải quyết:

57.5. Đối tượng thực hiện:

Trường trung học phổ thông

57.6. Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

57.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận trường THPT đạt chuẩn quốc gia

57.8. Phí, lệ phí:

Không

57.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

57.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đạt 5 tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Lớp học:

a. Tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học;

b. Số lượng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh;

2. Tổ chuyên môn:

a. Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học);

b. Hàng năm đề xuất được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học;

c. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;

3. Tổ văn phòng:

a. Đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

b. Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định của Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ;

4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường:

Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

a. Tổ chức Đảng trong nhà trường đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Những trường chưa có tổ chức Đảng cần có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng;

b. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, có nhiều đóng góp trong các hoạt động ở địa phương;

Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

1. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định hiện hành về chuẩn hiệu trưởng trường trung học.

Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định hiện hành của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.

2. Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

3. Có đủ viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng đủ năng lực nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục:

Một năm trước khi được đề nghị công nhận và trong thời gian 5 năm được công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, tối thiểu phải đạt các chỉ tiêu sau:

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.

2. Chất lượng giáo dục:

a. Học lực:

a.1. Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên;

a.2. Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên;

a.3. Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%;

b. Hạnh kiểm:

b.1. Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên;

b.2. Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%;

3. Các hoạt động giáo dục:

Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương.

5. Đảm bảo các điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn 4 - Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

1. Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành.

2. Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.

a. Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;

b. Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;

c. Đối với trường trung học được thành lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có diện tích mặt bằng theo qui định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

4. Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm:

a. Khu phòng học, phòng bộ môn:

a.1. Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;

a.2. Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

b. Khu phục vụ học tập:

b.1. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Qui định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học;

b.2. Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi ...; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;

b.3. Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học;

c. Khu văn phòng:

Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho;

d. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát;

e. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;

g. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;

h. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh;

4. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

Tiêu chuẩn 5 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.

3. Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường”.

57.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
 

58. Thủ tục công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

58.1. Trình tự thực hiện

a) Trường phổ thông có nhiều cấp học thực hiện quy trình đối với từng cấp học trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT. Nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở GDĐT.

b) Sở GDĐT tiếp nhận hồ sơ và đề nghị UBND cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn đã quy định và kết quả tự kiểm tra của nhà trường. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

c) Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra báo cáo của đoàn kiểm tra để quyết định công nhận hay không công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

58.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

58.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

c) Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

58.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

58.5. Đối tượng thực hiện:

Trường phổ thông có nhiều cấp học.

58.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

58.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

58.8. Phí, lệ phí:

Không

58.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

58.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đạt 5 tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Lớp học:

a. Tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học;

b. Số lượng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh;

2. Tổ chuyên môn:

a. Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học);

b. Hàng năm đề xuất được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học;

c. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;

3. Tổ văn phòng:

a. Đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

b. Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định của Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ;

4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường:

Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

a. Tổ chức Đảng trong nhà trường đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Những trường chưa có tổ chức Đảng cần có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng;

b. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, có nhiều đóng góp trong các hoạt động ở địa phương;

Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

1. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định hiện hành về chuẩn hiệu trưởng trường trung học.

Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định hiện hành của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.

2. Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

3. Có đủ viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng đủ năng lực nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục

Một năm trước khi được đề nghị công nhận và trong thời gian 5 năm được công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, tối thiểu phải đạt các chỉ tiêu sau:

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.

2. Chất lượng giáo dục:

a. Học lực:

a.1. Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên;

a.2. Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên;

a.3. Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%;

b. Hạnh kiểm:

b.1. Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên;

b.2. Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%;

3. Các hoạt động giáo dục:

Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương.

5. Đảm bảo các điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn 4 - Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành.

2. Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.

a. Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;

b. Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;

c. Đối với trường trung học được thành lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có diện tích mặt bằng theo qui định hiện hành của Điều lệ trường trung học;

3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

4. Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm:

a. Khu phòng học, phòng bộ môn:

a.1. Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;

a.2. Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

b. Khu phục vụ học tập:

b.1. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Qui định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học;

b.2. Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi ...; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;

b.3. Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học;

c. Khu văn phòng:

Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho;

d. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát;

e. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;

g. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;

h. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh;

4. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

Tiêu chuẩn 5 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.

3. Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường”.

58.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

nhayThủ tục hành chính Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Mục 2 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3779/QĐ-BGDĐT theo quy định tại Phần I.nhay

59. Thủ tục xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên

59.1. Trình tự thực hiện

a) Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên hoàn tất hồ sơ và họp tổ chức tự đánh giá xếp hạng;

b) Sở giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên, chủ trì phối hợp với sở nội vụ tổ chức thẩm định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của trung tâm giáo dục thường xuyên, sở giáo dục và đào tạo phải hoàn tất các thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

59.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

59.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

c) Bản báo cáo kết quả hoạt động và hiệu quả hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

d) Bảng tự đánh giá tính điểm theo tiêu chí xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên (trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh theo Phụ lục I, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện theo Phụ lục II);

đ) Số liệu thống kê số lượng học viên theo học các chương trình trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

e) Danh sách cán bộ, giáo viên, viên chức trong biên chế và giáo viên hợp đồng kèm theo trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ-tin học;

g) Số liệu thống kê chi tiết về diện tích đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

59.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc.

59.5. Đối tượng thực hiện

Trung tâm giáo dục thường xuyên

59.6. Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

59.7. Kết quả thực hiện

Quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

59.8. Phí, lệ phí

Không

59.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

59.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Việc xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên căn cứ theo các nhóm tiêu chí sau:

- Quy mô người học;

- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên;

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;

- Chất lượng giáo dục, đào tạo và hiệu quả hoạt động.

Tiêu chí cụ thể và bảng tính điểm được quy định như sau:

TIÊU CHÍ VÀ BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TỈNH

Mục

Tên tiêu chí

Điểm tối đa

A.

Nhóm tiêu chí I: Quy mô học viên (HV) theo học các chương trình giáo dục thường xuyên

40 điểm

1.

Quy mô HV của các chương trình liên kết đào tạo lấy văn bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp:

Tối thiểu có 200 HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 50 HV được cộng thêm 01 điểm.

10 điểm

2

Quy mô HV Bổ túc trung học phổ thông:

Tối thiểu có 200 HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 100 HV được cộng thêm 01 điểm.

5 điểm

3

Quy mô HV học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng văn hoá:

Tối thiểu có 300 lượt HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 100 lượt HV được cộng thêm 01 điểm.

15 điểm

4

Quy mô HV học ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin truyền thông, tiếng dân tộc thiểu số:

Tối thiểu có 100 HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 50 HV được cộng thêm 01 điểm.

10 điểm

B.

Nhóm tiêu chí II: Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên

20 điểm

1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy:

- Ban giám đốc chỉ có 1 người được tính 01 điểm. Ban giám đốc có 2 người trở lên được tính 02 điểm.

- Tối thiểu có 2 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương được tính 01 điểm. Có từ 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương trở lên được tính 02 điểm.

4 điểm

2.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

- Số cán bộ, giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn: (06 điểm)

Tối thiểu có 15 người được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 2 người được cộng thêm 01 điểm.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên: (03 điểm)

Có giáo viên của 4-6 môn học bắt buộc của Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông: 01 điểm. Có giáo viên của 7 môn học bắt buộc: 02 điểm. Có giáo viên ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin được cộng thêm 01 điểm.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên: (03 điểm)

Tối thiểu có 80% cỏn bộ quản lý, giáo viên có trình độ từ đại học trở lên được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 5% thì được cộng thêm 0,5 điểm.

12 điểm

3

Trình độ ngoại ngữ:

- Dưới 40% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên: 0 điểm.

- Có từ 40%-69% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên được tính 01 điểm.

- Có từ 70% trở lên cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên được tính 02 điểm.

2 điểm

4

Trình độ tin học:

- Dưới 50% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học A trở lên: 0 điểm.

- Có từ 50%-79% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học A trở lên được tính 01 điểm.

- Có từ 80% trở lên cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học A trở lên được tính 02 điểm.

2 điểm

C.

Nhóm tiêu chí III: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

25 điểm

1

Diện tích đất sử dụng:

Có tối thiểu 1500 mđược tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 500 mđược cộng thêm 01 điểm.

7 điểm

2

Phòng học:

- Tối thiểu có 7 phòng học kiên cố được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 1 phòng học kiên cố được cộng thêm 01 điểm.

- Trường hợp không có phòng học kiên cố thì cách tính điểm như sau:

Tối thiểu có 10 phòng học không kiên cố được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 1 phòng học không kiên cố được tính 01 điểm; tối đa không quá 04 điểm.

10 điểm

3

Nhà điều hành:

- Có phòng họp Hội đồng: 01 điểm.

- Có phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc: 01 điểm.

- Có phòng làm việc của kế toán, thủ quỹ, văn thư: 01 điểm.

3 điểm

4

Phòng thí nghiệm và thiết bị dạy học:

- Có phòng thí nghiệm hoặc phòng học tin học: 01 điểm.

- Có thiết bị dạy học của các lớp 10, 11, 12: 01 điểm.

- Có thiết bị dạy nghề phổ thông, nghề ngắn hạn: 01điểm

3 điểm

5

Phòng thư viện:

- Có phòng thư viện với diện tích tối thiểu 50 m201 điểm.

- Có 1000 đầu sách các loại trở lên: 01 điểm.

2 điểm

D.

Nhóm tiêu chí IV: Chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả hoạt động

15 điểm

1

Chất lượng giáo dục, đào tạo:

Được địa phương đánh giá:

- Tốt: 10 điểm.

- Khá: 07 điểm.

- Trung bình: 05 điểm.

- Yếu: 0 điểm.

10 điểm

2

Đa dạng hoá nội dung chương trình giáo dục và hình thức học, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong địa bàn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Được địa phương đánh giá:

- Tốt: 05 điểm.

- Khá: 04 điểm.

- Trung bình: 02 điểm.

- Yếu: 0 điểm.

5 điểm

TIÊU CHÍ VÀ BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN

Mục

Tên tiêu chí

Điểm tối đa

A.

Nhóm tiêu chí I: Quy mô học viên (HV) theo học các chương trình giáo dục thường xuyên

40 điểm

1.

Quy mô HV của các chương trình liên kết đào tạo lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp:

Cứ 50 HV được tính 01 điểm.

5 điểm

2

Quy mô của các lớp Bổ túc trung học cơ sở, Bổ túc trung học phổ thông:

Tối thiểu có 300 HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 100 HV được cộng thêm 01 điểm.

10 điểm

3

Quy mô HV các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng văn hoá:

Tối thiểu có 500 lượt HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 100 lượt HV được cộng thêm 01 điểm.

15 điểm

4

Quy mô HV của các lớp xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ:

Tối thiểu có 20 HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 10 HV được cộng thêm 01 điểm.

5 điểm

5

Quy mô HV học ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin truyền thông, tiếng dân tộc thiểu số:

Tối thiểu có 100 HV được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 50 HV được cộng thêm 01 điểm.

5 điểm

B.

Nhóm tiêu chí II: Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên

20 điểm

1

Cơ cấu tổ chức bộ máy:

- Ban giám đốc chỉ có 1 người được tính 01 điểm. Ban giám đốc có 2 người trở lên được tính 02 điểm.

- Tối thiểu có 2 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương được tính 01 điểm. Có từ 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương trở lên được tính 02 điểm.

4 điểm

2

Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

- Số cán bộ, giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn: (06 điểm)

Tối thiểu có 10 người được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 2 người được cộng thêm 01 điểm.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên: (03 điểm)

Có giáo viên của 4-6 môn học bắt buộc của Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông: 01 điểm.

Có giáo viên của 7 môn học bắt buộc: 02 điểm. Có giáo viên ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin: 01 điểm.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên: (03 điểm)

Tối thiểu có 60% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ từ đại học trở lên được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 10% được cộng thêm 0,5 điểm.

12 điểm

3

Trình độ ngoại ngữ:

- Dưới 30% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên: 0 điểm.

- Có từ 30%-49% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên được tính 01 điểm.

- Có từ 50% trở lên cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên được tính 02 điểm.

2 điểm

4

Trình độ tin học:

- Dưới 40% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học A trở lên: 0 điểm.

- Có từ 40%-69% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học A trở lên được tính 01 điểm.

- Có từ 70% trở lên cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học A trở lên được tính 02 điểm.

2 điểm

C.

Nhóm tiêu chí III: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

25 điểm

1

Diện tích đất sử dụng:

Có tối thiểu 1000 mđược tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 300 mđược cộng thêm 01 điểm.

7 điểm

2

Phòng học:

- Tối thiểu có 5 phòng học kiên cố được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 1 phòng học kiên cố được cộng thêm 01 điểm.

- Trường hợp không có phòng học kiên cố thì cách tính điểm như sau:

Tối thiểu có 8 phòng học không kiên cố được tính 01 điểm; tiếp theo, cứ thêm 1 phòng học không kiên cố được tính 01 điểm; tối đa không quá 04 điểm.

10 điểm

3

Nhà điều hành:

3 điểm

 

- Có phòng họp Hội đồng: 01 điểm.

- Có phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc: 01 điểm.

- Có phòng làm việc của kế toán, thủ quỹ, văn thư: 01 điểm.

 

4

Phòng thí nghiệm và thiết bị dạy học:

- Có phòng thí nghiệm hoặc phòng học tin học: 01 điểm.

- Có thiết bị dạy học của các lớp 10, 11, 12: 01 điểm.

- Có thiết bị dạy nghề phổ thông, nghề ngắn hạn: 01 điểm

3 điểm

5

Phòng thư viện:

- Có phòng thư viện với diện tích tối thiểu 50 m2: 01 điểm.

- Có 500 đầu sách các loại trở lên: 01 điểm.

2 điểm

D.

Nhóm tiêu chí IV: Chất lượng giáo dục, đào tạo và hiệu quả hoạt động

15 điểm

1

Chất lượng giáo dục, đào tạo:

Được địa phương đánh giá:

- Tốt: 07 điểm.

- Khá: 05 điểm.

- Trung bình: 03 điểm.

- Yếu: 0 điểm.

7 điểm

2

Đa dạng hoá nội dung chương trình giáo dục, hình thức học, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong địa bàn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Được địa phương đánh giá:

- Tốt: 05 điểm.

- Khá: 04 điểm.

- Trung bình: 02 điểm.

- Yếu: 0 điểm.

5 điểm

3

Hỗ trợ có hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng được: 03 điểm

3 điểm

Thang điểm xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên: 100 điểm. Điểm của từng tiêu chí được làm tròn đến hàng đơn vị.

Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh:

- Hạng ba: đạt số điểm từ 90 điểm trở lên.

- Hạng bốn: đạt số điểm từ 70 đến 89 điểm.

- Hạng năm: dưới 70 điểm.

Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện:

- Hạng năm: đạt số điểm từ 90 điểm trở lên.

- Hạng sáu: đạt số điểm từ 70 đến 89 điểm.

- Hạng bảy: dưới 70 điểm.

59.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 48/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trung tâm giáo dục thường xuyên.

 

60. Thủ tục công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

60.1. Trình tự thực hiện

- Xã tự kiểm tra và lập hồ sơ đề nghị huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Huyện kiểm tra công nhận xã và lập hồ sơ đề nghị tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

60.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

60.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:

a) Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

b) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

c) Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với xóa mù chữ).

Ngoài thành phần hồ sơ trên, bổ sung:

d) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.

đ) Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của huyện đối với xã.

e) Quyết định công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

Số lượng hồ sơ 01 (một) bộ.

60.4. Thời hạn giải quyết:

Thời điểm báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hằng năm được quy định như sau: Đối với xã: Ngày 30 tháng 9; Đối với huyện: Ngày 05 tháng 10; Đối với tỉnh: Ngày 10 tháng 10.

Tỉnh hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.

60.5. Đối tượng thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp huyện

60.6. Cơ quan thực hiện:

Cơ quan/Người có thẩm Quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

60.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

60.8. Lệ phí:

Không.

60.9. Mẫu đơn:

Không.

60.10. Yêu cầu, điều kiện

60.10.1. Tiêu chuẩn công nhận

a) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

b) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.

- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

c) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

d) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ

- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 3.

60.10.2. Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục mầm non có:

- 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;

- Đủ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh Mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 02/2008/QĐ- BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm đưa đón trẻ thuận lợi, an toàn;

- Cơ sở giáo dục mầm non có:

+ Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ ít nhất 1,0 phòng học/lớp; phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, trong đó có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ; phòng học đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè;

+ 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non và Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh Mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.

Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học

a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:

- Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:

+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp; phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên;

+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;

+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở

a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

- Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp; phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;

+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;

+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

Điều kiện bảo đảm xóa mù chữ

a) Về người tham gia dạy học xóa mù chữ:

- Xã bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ tại địa bàn là giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác, người đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- Đối với các xã có Điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo, bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ tại địa bàn là giáo viên hoặc người đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

- Cơ sở giáo dục tham gia thực hiện xóa mù chữ tại xã có người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Xã bảo đảm Điều kiện thuận lợi cho các lớp xóa mù chữ được sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức khác và cá nhân trong địa bàn để thực hiện dạy học xóa mù chữ.

60.11. Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

 

61. Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

61.1. Trình tự thực hiện

- Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nơi đến tiếp nhận hồ sơ xem xét và giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo.

- Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở giáo dục và đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

61.2. Cách thức thực hiện:

Trụ sở cơ quan hành chính

61.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

b) Học bạ (bản chính).

c) Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).

d) Bản sao giấy khai sinh.

đ) Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).

e) Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

g) Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng Phòng giáo dục và đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển từ tỉnh, thành phố khác).

h) Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

i) Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

k) Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

61.4. Thời hạn giải quyết:

Chưa có quy định cụ thể.

61.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

61.6. Cơ quan thực hiện:

Sở giáo dục và đào tạo.

61.7. Kết quả thực hiện:

Giấy giới thiệu đến trường tiếp nhận.

61.8. Phí, lệ phí:

Không

61.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

61.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục:

61.10.1. Đối tượng:

a) Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

b) Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

61.10.2. Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:

a) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

b) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

61.10.3. Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định.

61.11. Căn cứ pháp lý

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

 

62. Thủ tục xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

62.1. Trình tự thực hiện

a) Trường hợp xin học lại tại trường cũ: Hiệu trưởng nhà trường cho phép nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.

b) Trường hợp xin học lại tại trường khác: Hồ sơ bổ sung và thủ tục thực hiện như đối với học sinh chuyển trường.

c) Trường hợp xin học lại vào lớp đầu cấp trung học phổ thông: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của học sinh trước khi nghỉ học.

62.2. Cách thức thực hiện:

Trụ sở cơ quan hành chính

62.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin học lại học sinh ký.

b) Học bạ của lớp hoặc cấp học đó học (bản chính).

c) Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).

d) Bản sao giấy khai sinh.

đ) Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

62.4. Thời hạn giải quyết:

Chưa quy định cụ thể.

Việc xin học lại được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.

62.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

62.6. Cơ quan thực hiện:

Sở giáo dục và đào tạo.

62.7. Kết quả thực hiện:

Cho phép học sinh học lại.

62.8. Phí, lệ phí:

Không

62.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

62.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học.

62.11. Căn cứ pháp lý

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 12 năm 2002 ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

 

63. Thủ tục tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện học bổng khác và tự túc vào học tại Việt Nam

63.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

b) Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

c) Bước 3: Ra Quyết định tiếp nhận lưu học sinh vào học hoặc từ chối.

63.2. Cách thức thực hiện:

Ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ sở giáo dục.

63.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Phiếu đăng ký;

b) Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

c) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

d) Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).

đ) Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

e) Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

g) Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,... (nếu có).

h) Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

63.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc.

63.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

63.6. Cơ quan thực hiện:

Các cơ sở giáo dục.

63.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện học bổng khác và tự túc vào học.

63.8. Lệ phí:

Không.

63.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu đăng ký theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

63.10. Yêu cầu, điều kiện

Ứng viên nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đúng hạn.

63.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

 

PHỤ LỤC I

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam).

Dán ảnh cỡ 4x6

Attach your photo size 4x6

PHIẾU ĐĂNG KÝ
DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM

APPLICATION FORM
FOR INTERNATIONAL APPLICANTS TO STUDY IN VIETNAM

Hãy điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống hoặc đánh dấu () vào các ô tương ứng. Viết họ tên bằng chữ in hoa. Please fill in the blanks or tick () appropriate boxes. Write your full name in BLOCK letters.

 

1

Họ/Family name

.....................

Tên đệm/Middle name

...................

Tên/First name

.....................

2

Ngày sinh/Date of birth:

Ngày/Day..... tháng/month .... năm/year.........

3

Giới tính/Gender:

□ Nam/Male

□ Nữ/Female

4

Nơi sinh/Place of birth:

Thành phố/City.............................

Nước/Country..............................

5

Quốc tịch/Nationality:

..........................................

6

Nghề nghiệp/Occupation:

..........................................

7

Tôn giáo/Religion:

..........................................

8

Hộ chiếu/Passport:

Số/Number

...................

Nơi cấp/Place of issue

.....................

Ngày cấp/Date of issue

...................

Ngày hết hạn/Expiry date

.....................

9

Tình trạng hôn nhân/
Marital status:

□ Độc thân/Single    □ Đã kết hôn/Married    □ Ly dị/Divorced

10

Tiếng mẹ đẻ/Native language:

..........................................

11

Địa chỉ liên hệ trong nước/ Home country contact address:

..........................................

..........................................

12

Điện thoại nhà riêng trong nước/Home phone number in your home country:

.........................

13

Người liên hệ khi cần báo tin ở trong nước/Contact person in your home country in case of emergency:

Họ tên/Full name

...............................

Quan hệ/Relationship

.................................

Địa chỉ nơi ở/Residential address

...............................

...............................

Nơi làm việc/Place of work

.................................

.................................

Điện thoại/Phone number

...............................

Email

.................................

14

Quá trình học tập/Educational background:

Năm học

Academic year

Cơ sở đào tạo

Institution

Ngành học

Field of Study

Văn bằng, chứng chỉ

Qualifications

..............

..............

..............

................

................

................

..............

..............

..............

.................

.................

.................

15

Quá trình công tác/Employment record:

15.1 Cơ quan công tác/Employer:

......................................

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month....... năm/year.....

Đến/To: tháng/month....... năm/year......

Vị trí công tác/Job Title:

......................................

Mô tả công việc/Job Description:

......................................

15.2 Cơ quan công tác/Employer:

......................................

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month....... năm/year.....

Đến/To: tháng/month....... năm/year......

Vị trí công tác/Job Title:

......................................

Mô tả công việc/Job Description:

......................................

16

Tự đánh giá trình độ tiếng Việt/Self assessed Vietnamese language proficiency:

□ Không biết tiếng Việt/Zero Vietnamese proficiency

□ Biết tiếng Việt /Some Vietnamese Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

□ Sơ cấp/Elementary

□ Trung cấp/Intermediate

□ Cao cấp/Advanced

Nếu bạn đã học ở Việt Nam bằng tiếng Việt, hãy điền các thông tin dưới đây/If you have studied in Vietnam in Vietnamese, complete all following required information:

Tên các trường đã học/Names of institutions attended:

....................................

....................................

Tổng thời gian đã học/Total length of study:

..... giờ/hours ..... tháng/months ....năm/years

Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt/Certificate of Vietnamese language proficiency:

□ Không/No

□ Có/Yes Trình độ/Level: ............

Loại văn bằng tốt nghiệp đã được

cấp/Types of qualifications awarded:

□ THPT/High school   □ Cao đẳng/College

□ Đại học/Bachelor     □ Thạc sĩ/Master

□ Tiến sĩ/Doctor

17

Trình độ tiếng Anh/English Language Proficiency:

□ Không biết tiếng Anh/Zero English proficiency

□ Biết tiếng Anh/Some English Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

□ Sơ cấp/Elementary

□ Trung cấp/Intermediate

□ Cao cấp/Advanced

18

Ngoại ngữ khác/Other foreign languages:

................................... Trình độ/Level: ...............

................................... Trình độ/Level: ...............

19

Khóa học đăng ký/Proposed Study Program:

□ Tiểu học/Primary School         □ Trung học cơ sở/Lower Secondary School

□ Trung học phổ thông/Upper Secondary School

 

□ Trung cấp chuyên nghiệp/Secondary Professional and Technical School

□ Cao đẳng/Associate                  □ Đại học/Bachelor

□ Thạc sĩ/Master                      □ Tiến sĩ/PhD

□ Thực tập sinh/Research Fellowship       □ Khóa học ngắn hạn/Short-term training course

20

Ngành học, lĩnh vực nghiên cứu đăng ký/Proposed field of study/research:

...............................................................

21

Thời gian học đăng ký/Proposed period of study:

Từ/From: ....... ngày/day ........ tháng/month.............. năm/year.

Đến/To: ........ ngày/day ........ tháng/month..............năm/year.

22

Cơ sở giáo dục đăng ký/Proposed educational institution for study/research:

...............................................................

...............................................................

23

Ngôn ngữ đăng ký sử dụng cho khóa học/Proposed language medium for study:

□ Tiếng Việt/Vietnamese                  □ Tiếng Anh/English

□ Ngôn ngữ khác/Other language: .........................

24

Thành viên trong gia đình đang ở Việt Nam (nếu có)/Your family members living in Vietnam (if any):

 

Họ tên/Full name

1...................

2...................

Quan hệ/Relationship

..................

..................

Địa chỉ/Address

......................

......................

25

Chi phí trong thời gian học tập tại Việt Nam/Source of funding for your study in Vietnam:

□ Học bổng Chính phủ Việt Nam/Vietnamese Government Scholarship

□ Học bổng khác/Other Scholarship

□ Tự túc kinh phí/Self-funding

26

Tôi, người ký tên dưới đây, xin cam đoan tất cả thông tin tôi ghi trong Phiếu đăng ký này là hoàn toàn trung thực và chính xác. Tôi xin cam kết tuân thủ Pháp luật của Việt Nam, Quy chế quản lý lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam và nội quy, quy định của cơ sở đào tạo, cơ sở nội trú trong suốt thời gian lưu học tại Việt Nam.

I, the undersigned, hereby acknowledge that all the information on this Application Form is true and correct to the best of my knowledge. I hereby undertake to comply strictly with all the laws and the regulations of the Vietnamese Government, all regulations applicable to international students studying in Vietnam, all regulations of the educational institutions and accommodation providers throughout my stay in Vietnam.

Ngày/Day ............tháng/month ............ năm/year ...............

Ký tên/Applicant’s signature: ........................................

Danh mục hồ sơ/Document Checklist

Mỗi ứng viên cần nộp 01 bộ gồm các tài liệu (in trên giấy khổ A4) liệt kê dưới đây. Các văn bản giấy tờ ghi bằng ngôn ngữ khác với tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải đính kèm bản dịch hợp lệ sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Hồ sơ đăng ký không trả lại trong bất kỳ trường hợp nào.

Each applicant should submit 01 set of documents (printed on A4-size paper) listed hereunder. Documents in languages other than English or Vietnamese must be attached with duly notarized translation into English or Vietnamese. The submitted documents will not in any case be returned to the applicants.

□ 1. Phiếu đăng ký đã điền đầy đủ thông tin/Completed application form.

□ 2. Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

Copies and translation of degrees, diplomas and academic transcripts applicable for relevant levels of proposed study, duly notarized or certified by competent authorities of the sending country.

□ 3. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Medical examination certificate issued within 6 months from the date of application by competent health authorities of the sending country or by Vietnamese central, municipal or provincial medical bodies, clearly stating that the applicant is healthy and fit for overseas study.

□ 4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).

Duly certified copies of Vietnamese Proficiency Certificates issued by competent educational institutions or internationally recognized certificate of the foreign language to be used for study in Vietnam (if any).

□ 5. Bản sao giấy tờ minh chứng về tài chính đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam.

Copies of financial guarantee to support study, research and living in Vietnam.

□ 6. Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

Research proposal (for PhD applicants) or Plan of practical training (for Internship applicants).

□ 7. Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

Letters of Recommendation provided by 02 researchers or academics who hold doctorate degrees and have similar fields of research (applicable to PhD applicants).

□ 8. Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,… (nếu có).

Duly certified copies of documents and certificates about the applicant’s aptitude, expertise, research achievements, … (if any).

□ 9. Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

Copy of passport with a validity of the expected duration of study in Vietnam or at least 1 year from the expected arrival in Vietnam.

                         

 

64. Cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục

64.1. Trình tự thực hiện:

a) Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu năm học, người đứng đầu cơ sở giáo dục thông báo cho người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục (hoặc cha mẹ, người giám hộ) về chính sách đối với người khuyết tật và nộp một bộ hồ sơ theo quy định.

b) Đối với cơ sở giáo dục công lập:

- Người khuyết tật (hoặc cha mẹ, người giám hộ) nộp một bộ hồ sơ theo quy định cho cơ sở giáo dục công lập người khuyết tật đang học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật (Thông tư liên tịch số 42) tổ chức quy trình kiểm tra, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ, tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, phê duyệt, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại cơ sở giáo dục.

- Kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang theo học tại cơ sở giáo dục công lập được cân đối trong dự toán kinh phí hàng năm phân bổ cho cơ sở này. Căn cứ vào dự toán kinh phí sự nghiệp giáo dục đã được phê duyệt, cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý kinh phí, tổ chức chi trả học bổng và kinh phí hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật theo khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 42;

- Khi rút dự toán kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật, cơ sở giáo dục công lập phải gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật (gồm các nội dung: họ tên người khuyết tật, mức học bổng, mức hỗ trợ chi phí mua phương tiện và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị chi trả kèm theo đầy đủ các hồ sơ (bản photo) về việc xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 42).

c) Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập:

- Người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục (hoặc cha mẹ, người giám hộ) nộp một bộ hồ sơ theo hướng dẫn sau:

+ Đối với người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) quản lý gửi về phòng giáo dục và đào tạo;

+ Đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp tỉnh quản lý gửi về sở giáo dục và đào tạo;

+ Đối với người khuyết tật có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước gửi về phòng lao động - thương binh và xã hội.

- Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị của người học trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của học sinh, sinh viên.

- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp huyện quản lý;

- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp tỉnh quản lý;

- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trong phạm vi cả nước.

d) Thời gian cấp học bổng và hỗ trợ chi phí: việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật được thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả vào tháng 9 hoặc tháng 10, tháng 11; lần 2 chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4, tháng 5. Việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập phải đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật đi học. Trường hợp người học chưa nhận được chế độ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Cơ quan thực hiện chi trả có trách nhiệm thông báo công khai về thủ tục, thời gian chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí cho người khuyết tật để thuận tiện cho người khuyết tật hoặc gia đình người khuyết tật được nhận chế độ chính sách theo đúng quy định.

64.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp

64.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

64.3.1. Đối với người khuyết tập học tại các cơ sở giáo dục công lập:

a) Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng);

b) Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).

64.3.2. Đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

a) Đơn có xác nhận của nhà trường (theo mẫu tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 42);

b) Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng);

c) Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

64.4. Thời hạn giải quyết:

Việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật được thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả vào tháng 9 hoặc tháng 10, tháng 11; lần 2 chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4, tháng 5. Việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập phải đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật đi học. Trường hợp người học chưa nhận được chế độ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

64.5. Đối tượng thực hiện

Người khuyết tật (hoặc cha mẹ, người giám hộ của người khuyết tật)

64.6. Cơ quan thực hiện

Cơ sở giáo dục công lập; Phòng giáo dục và đào tạo; Sở giáo dục và đào tạo; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

64.7. Kết quả thực hiện

Người khuyết tật được chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật:

a) Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

Không áp dụng chế độ này đối với các đối tượng người khuyết tật đã được hưởng học bổng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

64.8. Phí, lệ phí

Không

64.9. Tên Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu đơn đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 42.

64.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục

b) Không áp dụng chế độ này đối với các đối tượng người khuyết tật đã được hưởng học bổng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

64.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.

 

Phụ lục

(Kèm theo Thông tư liên tịch số: 42/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày     tháng     năm 2013 Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp tiền học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng
(Dùng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)

Kính gửi: ………………............................................................................

Họ và tên: .................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................

Nơi sinh: ...................................................................................................................

Họ tên cha hoặc mẹ của học sinh/sinh viên: ….........................................................

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường): .........................       Huyện (Quận): ........................................

Tỉnh (Thành phố): ..........................................................................................

Hiện đang học tại: ....................................................................................................

Tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.................., ngày    tháng     năm 20........
Người làm đơn
(kí và ghi rõ họ, tên)

 

Xác nhận của cơ sở giáo dục

Trường ...............................................................................................................................

Xác nhận học sinh/sinh viên ..............................................................................................

là học sinh/sinh viên lớp…../năm thứ ........Năm học ……............../Khóa học..............của nhà trường.

Đề nghị ………………………………………… xem xét giải quyết chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho học sinh/sinh viên ............................... theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

..................,ngày    tháng     năm 20........
Thủ trưởng đơn vị
(kí tên và đóng dấu)

 

65. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.

65.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

b) Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.

c) Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở giáo dục và đào tạo.

d) Bước 4: Sở giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

đ) Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của sở giáo dục và đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của sở giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.

e) Bước 6: Sở giáo dục và đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

65.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại nhà trường hoặc gửi qua đường bưu điện.

65.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của trưởng Công an xã).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

65.4. Thời hạn giải quyết:

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng.

- Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ.

65.5. Đối tượng thực hiện:

Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.

65.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở giáo dục và đào tạo; Cơ sở giáo dục.

65.7. Kết quả thực hiện:

- Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số.

- Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

- Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

65.8. Phí, lệ phí:

Không.

65.9. Mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);

65.10. Yêu cầu, điều kiện:

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số

a) Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học.

b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

c) Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

65.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Dùng cho học sinh THCS, học sinh THPT học bán trú tại trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn)

Kính gửi Trường: ……………………………

Họ và tên học sinh: ......................................................................................

Sinh ngày………….. tháng…………… năm..............................................

Dân tộc: .......................................................................................................

Thường trú tại thôn/bản………………………… xã....................................

thuộc vùng: ...................................................................................................

Huyện ...................................................... Tỉnh……………………………

Năm học…………… Là học sinh lớp:…… Trường.................................

Vì lý do (chọn 1 trong 2 lý do sau):

- Nhà ở xa trường (ghi rõ cách nơi học tập bao nhiêu km): .........................

- Địa hình giao thông khó khăn: □

Nên em không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Vì vậy, em làm đơn này đề nghị nhà trường xem xét, trình cấp có thẩm quyền để em được hưởng chính sách hỗ trợ tiền và gạo theo quy định tại Nghị định số: ……/2016/NĐ-CP ngày…… tháng…… năm 2016 của Chính phủ, gồm:

1. Tiền ăn □

2. Tiền nhà ở (đối với trường hợp học sinh phải tự lo chỗ ở) □

3. Gạo: □

 

 

………, ngày…… tháng…… năm 20....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

66. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh.

66.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

b) Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.

c) Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở giáo dục và đào tạo.

d) Bước 4: Sở giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

đ) Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của sở giáo dục và đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của sở giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.

e) Bước 6: Sở giáo dục và đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

66.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại nhà trường hoặc gửi qua đường bưu điện.

66.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

c) Giấy tờ minh chứng là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

66.4. Thời hạn giải quyết:

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng.

- Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không qua 2 lần/học kỳ.

66.5. Đối tượng thực hiện:

Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.

66.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở giáo dục và đào tạo; Cơ sở giáo dục.

66.7. Kết quả thực hiện:

- Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh.

- Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

- Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

66.8. Phí, lệ phí:

Không.

66.9. Mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);

66.10. Yêu cầu, điều kiện:

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh

a) Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học.

b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

c) Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

d) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.

66.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Dùng cho học sinh THCS, học sinh THPT học bán trú tại trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn)

Kính gửi Trường: ……………………………

Họ và tên học sinh: ......................................................................................

Sinh ngày………….. tháng…………… năm..............................................

Dân tộc: .......................................................................................................

Thường trú tại thôn/bản………………………… xã....................................

thuộc vùng: ...................................................................................................

Huyện ...................................................... Tỉnh……………………………

Năm học…………… Là học sinh lớp:…… Trường.................................

Vì lý do (chọn 1 trong 2 lý do sau):

- Nhà ở xa trường (ghi rõ cách nơi học tập bao nhiêu km): .........................

- Địa hình giao thông khó khăn: □

Nên em không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Vì vậy, em làm đơn này đề nghị nhà trường xem xét, trình cấp có thẩm quyền để em được hưởng chính sách hỗ trợ tiền và gạo theo quy định tại Nghị định số: ……/2016/NĐ-CP ngày…… tháng…… năm 2016 của Chính phủ, gồm:

1. Tiền ăn □

2. Tiền nhà ở (đối với trường hợp học sinh phải tự lo chỗ ở) □

3. Gạo: □

 

 

………, ngày…… tháng…… năm 20....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

67. Thủ tục hỗ trợ học tập đối với học sinh trung học phổ thông các dân tộc thiểu số rất ít người.

67.1. Trình tự thực hiện:

a) Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục công lập

- Đầu năm học, các cơ sở giáo dục phổ thông có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo; học sinh nộp đơn cho cơ sở giáo dục.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn hết hạn nhận đơn, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức xem xét đơn đề nghị hỗ trợ học tập, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng, gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và thực hiện việc chi trả.

Học sinh học tại các cơ sở giáo dục công lập chỉ cần nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập một lần khi bắt đầu vào học tại một cơ sở giáo dục. Trong các năm học tiếp theo, các cơ sở giáo dục căn cứ vào danh sách học sinh dân tộc thiểu số rất ít người đang học tại trường và đơn đề nghị của học sinh mới vào học để lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng.

- Các cơ sở giáo dục công lập chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh, sinh viên. Việc chi trả thực hiện theo tháng.

b) Đối với học sinh trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

- Đầu năm học, các cơ sở giáo dục phổ thông có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo học sinh nộp đơn cho cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ học tập của học sinh dân tộc thiểu số rất ít người.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học, học sinh trung học phổ thông nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho sở giáo dục và đào tạo nơi học sinh có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp học sinh không trực tiếp đến nộp thì cha mẹ học sinh nộp thay.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn đề nghị hỗ trợ sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chức xem xét đơn, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng chính sách và thực hiện chi trả.

- Sở giáo dục và đào tạo chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp học sinh hoặc thông qua cha mẹ học sinh thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đối tượng được hưởng, việc chi trả có thể thực hiện theo tháng hoặc theo quý.

67.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp

67.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm: đơn đề nghị hỗ trợ học tập (theo mẫu);

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

67.4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với học sinh học tại các cơ sở giáo dục công lập: Thời hạn ra quyết định là 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn.

- Đối với học sinh học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Thời hạn ra quyết định là 40 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học.

67.5. Đối tượng thực hiện:

Học sinh trung học phổ thông thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

67.6. Cơ quan thực hiện:

Cơ sở giáo dục, sở giáo dục và đào tạo.

67.7. Kết quả thực hiện:

- Quyết định phê duyệt danh sách học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập.

- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở /học sinh/tháng.

- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.

67.8. Phí, lệ phí:

Không.

67.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu số 02: dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập

Mẫu số 04: dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Các mẫu đơn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; đính kèm Quyết định này.

67.10. Yêu cầu, điều kiện

Học sinh trung học phổ thông thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

67.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP

(Dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập)

Kính gửi: (Cơ sở giáo dục và đào tạo)

Họ và tên học sinh, sinh viên:...........................................................................................

Hộ khẩu thường trú tại:.....................................................................................................

Sinh ngày:.........................................................................................................................

Dân tộc:.............................................................................................................................

Hiện đang học tại lớp:....................................................................................................... Trường:..............................................................................................................................

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ1
Nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú
(Ký tên, đóng dấu)

.....,ngày....tháng....năm....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

_____________

Trường hợp học sinh, sinh viên có giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu của gia đình thì nộp giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu của gia đình (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính) kèm theo đơn, không cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP

(Dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)

Kính gửi:

Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở); Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh trung học phổ thông); Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp)

Họ và tên học sinh, sinh viên:......................................................................................

Hộ khẩu thường trú tại:................................................................................................

Sinh ngày:.....................................................................................................................

Dân tộc:........................................................................................................................

Hiện đang học tại lớp:.........................................Khóa:............................................... Trường:.........................................................................................................................

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

 

....., ngày....tháng....năm....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

Cơ sở giáo dục:.............................................................................................................

Xác nhận em:................................................................................................................

Hiện là học sinh, sinh viên đang học tại lớp:...................Khóa:...................................

Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà cơ sở giáo dục đang quản lý. Đang hưởng chính sách cùng tính chất tại trường (nếu có), số tiền:........... đồng/tháng và được hưởng ............... tháng/năm.

Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

 

.....,ngày....tháng....năm....
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

68. Đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên

68.1. Trình tự thực hiện:

a) Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

- Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học căn cứ vào chuyên ngành học của người học để quyết định miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện miễn, giảm học phí được quy định tại: điểm h, i khoản 2, gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (Thông tư liên tịch số 09).

b) Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế.

Trong vòng 45 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học phải làm đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:

- Phòng giáo dục và đào tạo: Đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập, học sinh học trung học cơ sở (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục V; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục III).

- Sở giáo dục và đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục V; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục III).

- Phòng lao động-thương binh và xã hội: Đối với học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (mẫu đơn theo phụ lục VI).

Tùy theo từng đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kèm theo đơn là bản sao chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 09. Riêng đối với người học học các ngành, nghề được quy định tại điểm h, i khoản 2 và gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 09, kèm theo đơn đề nghị miễn, giảm học phí là giấy xác nhận của Nhà trường.

c) Chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập

- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với phòng giáo dục và đào tạo;

- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở giáo dục và đào tạo quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Sở giáo dục và đào tạo;

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4;

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

d) Chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế

- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả) cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở;

- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả;

- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để phòng lao động - thương binh và xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thì phòng lao động - thương binh và xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để chi trả tiền cấp bù miễn, giảm học phí;

- Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 10 tháng/năm học (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giáo dục đại học) và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 5 tháng (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4;

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

68.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

68.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

68.3.1. Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

a) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập:

- Đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo phụ lục II.

- Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo phụ lục III.

- Đối với các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Mẫu đơn theo phụ lục IV.

b) Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng sau:

- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công đối với đối tượng được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09;

- Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 09 và giấy tờ chứng minh là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp hoặc xác nhận;

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09;

- Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09;

- Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2012/TTLT-BQP-BTC ngày 06/3/2012 của Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29/9/2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đối với đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09;

- Giấy khai sinh và giấy tờ chứng minh là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng được quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09;

- Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú đối với đối tượng được quy định tại Điểm k Khoản 2 và gạch đầu dòng thứ ba Điểm a Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09;

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đối với đối tượng được quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09;

+ Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp đối với đối tượng được quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09;

+ Giấy tờ chứng minh là hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng được quy định tại gạch đầu dòng thứ hai Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09.

68.3.2. Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế

a) Đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:

- Phòng giáo dục và đào tạo: Đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập, học sinh học trung học cơ sở (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục V; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục III).

- Sở giáo dục và đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục V; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục III).

- Phòng lao động-thương binh và xã hội: Đối với học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (mẫu đơn theo phụ lục VI).

b) Tùy theo từng đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kèm theo đơn là bản sao chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 09. Riêng đối với người học học các ngành, nghề được quy định tại Điểm h, i Khoản 2 và gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 09, kèm theo đơn đề nghị miễn, giảm học phí là giấy xác nhận của Nhà trường.

68.3.3. Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu (phụ lục II và III) của Thông tư liên tịch số 09;

68.3.4. Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

68.4. Thời hạn giải quyết

a) Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập.

Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

b) Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế

Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 10 tháng/năm học (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giáo dục đại học) và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 5 tháng (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

68.5. Đối tượng thực hiện:

Cha, mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.

68.6. Cơ quan thực hiện:

Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ sở giáo dục đại học công lập.

68.7. Kết quả thực hiện:

68.7.1. Cấp bù tiền miễn, giảm học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập.

Kinh phí thực hiện cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện đồng thời với thời Điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Khi giao dự toán cho các cơ sở giáo dục, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

68.7.2. Chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập

- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với phòng giáo dục và đào tạo;

- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở giáo dục và đào tạo quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Sở giáo dục và đào tạo;

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4;

68.8. Phí, lệ phí:

Không.

68.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (dùng cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập) được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09;

b) Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09;

c) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập) được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09;

d) Đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí (dùng cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập) được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09;

đ) Đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí (dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập hoặc tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước) được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09;

e) Giấy xác nhận (dùng cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế) được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09.

68.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Đối tượng không phải đóng học phí

Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu học; Học sinh, sinh viên sư phạm; Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

b) Đối tượng được miễn học phí

- Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.

- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

- Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.

- Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

c) Đối tượng được giảm học phí

- Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

+ Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

+ Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

d) Không thu học phí có thời hạn

- Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai.

- Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục công lập và cấp bù học phí cho các đối tượng được hưởng chính sách không thu học phí học tại cơ sở giáo dục ngoài công lập khi xảy ra thiên tai theo quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức học phí của chương trình đại trà tại các trường công lập trên cùng địa bàn.

đ) Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

68.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

 

PHỤ LỤC II

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập)

Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông)

Họ và tên (1):

Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định 86)

Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

…..…, ngày     tháng      năm…..
Người làm đơn (3)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

 

PHỤ LỤC III

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

(Dùng cho các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP)

Kính gửi: cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông/Phòng giáo dục đào tạo/Sở giáo dục đào tạo (1)

Họ và tên (2):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 86)

Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

………, ngày …… tháng …… năm……
Người làm đơn (4)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ sở giáo dục ngoài công lập (5)

Xác nhận em:………………………………………………………………………………………

Hiện đang học tại lớp ……………… Học kỳ: …………… Năm học:…………………………..

 

 

………, ngày …… tháng …… năm……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

(1) Gửi cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông nếu học công lập; gửi phòng giáo dục đào tạo nếu học mầm non và trung học cơ sở ngoài công lập; gửi Sở giáo dục đào tạo nếu học trung học phổ thông ngoài công lập.

(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

(5) Dùng cho cơ sở giáo dục ngoài công lập.

 

PHỤ LỤC IV

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)

Kính gửi: (Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học)

Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh: Nơi sinh:

Lớp:                                         Khóa:                                   Khoa:

Mã số sinh viên:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định 86)

Đã được hưởng chế độ miễn giảm học phí (ghi rõ tên cơ sở đã được hưởng chế độ miễn giảm học phí, cấp học và trình độ đào tạo):

Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

Xác nhận của Khoa
(hoặc bộ phận Quản lý sinh viên)

……, ngày .... tháng .... năm……
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập)

Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo/sở giáo dục và đào tạo (1)

Họ và tên (2):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):

Hiện đang học tại lớp:

Là học sinh trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 86)

Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, em làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp bù học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

………….., ngày      tháng      năm
Người làm đơn (4)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ sở giáo dục ngoài công lập (5)

Xác nhận em:…………………………………………………………………………………….

Hiện đang học tại lớp …………………. Học kỳ: …………… Năm học: ……………………..

 

 

………, ngày .... tháng…. năm……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

(1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở gửi phòng GD và ĐT; học sinh học trung học phổ thông gửi sở GD và ĐT.

(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ) đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

(5) Dùng cho cơ sở giáo dục ngoài công lập.

 

PHỤ LỤC VI

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập hoặc tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế)

Kính gửi: Phòng lao động-thương binh và xã hội (cấp huyện)

Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Lớp:                                 Khóa                            Khoa:

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường): ………………………….. Huyện (Quận): …………………………..

Tỉnh (Thành phố): ……………………………………………………………………

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 86)

Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

………, ngày .... tháng .... năm …..
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập hoặc của cơ

sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế

Trường: ……………………………………………………………………………………

Xác nhận anh/chị: …………………………………

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ……… Học kỳ: ……… Năm học …………… khoa………….. khóa học ………. thời gian khóa học ……… (năm);

Hình thức đào tạo: …………………….. (ghi rõ hình thức đào tạo: chính quy, liên thông ...).

Kỷ luật: ……………………….. (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Mức thu học phí: ……………..đồng/tháng (nếu thu học phí theo tín chỉ thì phải quy đổi về mức thu theo niên chế).

Đề nghị phòng lao động - thương binh và xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

………, ngày…. tháng…. năm……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VII

GIẤY XÁC NHẬN
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY XÁC NHẬN

(Dùng cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế)

Kính gửi:………………………………(1)

Phần I: Dùng cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập xác nhận

Trường: .....................................................................................................................

Xác nhận em: .............................................................................................................

Hiện đang học tại lớp ………………… Học kỳ: ………… Năm học: ................................

Phần II: Dùng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế xác nhận

Trường: ………………………………………………………………………………

Xác nhận anh/chị: …………………………………..

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ……… Học kỳ: ……… Năm học ……….. khoa …………… khóa học ……… thời gian khóa học ………. (năm);

Hình thức đào tạo: …………………… (ghi rõ hình thức đào tạo: chính quy, liên thông ...).

Kỷ luật: ……………………………… (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Mức thu học phí: ……………………… đồng/tháng (nếu thu học phí theo tín chỉ thì phải quy đổi về mức thu theo niên chế).

Đề nghị phòng giáo dục đào tạo/sở giáo dục và đào tạo/phòng lao động-thương binh và xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

………, ngày…. tháng….. năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

(1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở: gửi phòng GD và ĐT; học sinh học trung học phổ thông: gửi sở GD và ĐT; học sinh, sinh viên học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: gửi Phòng lao động-thương binh và xã hội.

II. Lĩnh vực thi, tuyển sinh

1. Đăng ký dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Cá nhân trực tiếp đến đăng ký với trung tâm sát hạch hoặc thông qua tổ chức để đăng ký dự thi với trung tâm sát hạch;

b) Bước 2: Trung tâm sát hạch lập danh sách thí sinh.

1.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký dự thi theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này;

b) Hai (02) ảnh 4cm×6cm theo kiểu ảnh chứng minh nhân dân được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi; mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh;

c) Bản sao một trong các giấy tờ: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh kèm theo 01 giấy tờ có ảnh đóng dấu giáp lai.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết

Không quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân, tổ chức.

1.6. Cơ quan thực hiện:

Trung tâm sát hạch (Trung tâm tin học; trung tâm ngoại ngữ - tin học; trung tâm CNTT).

1.7. Kết quả thực hiện:

Danh sách thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

1.8. Phí, lệ phí:

Theo quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đăng ký dự thi ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

1.10. Yêu cầu, điều kiện:

Điều kiện dự thi

a) Cá nhân có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định hiện hành;

b) Thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản.

1.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

 

2. Xét tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT)

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Sở giáo dục và đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh đối với trường PTDTNT cấp tỉnh và trường PTDTNT cấp huyện (có cấp THPT), trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Phòng giáo dục và đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh đối với trường PTDTNT cấp huyện chỉ đào tạo cấp THCS, trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau: đối tượng; địa bàn; chỉ tiêu; phương thức tuyển sinh; tuyển thẳng và chế độ ưu tiên, khuyến khích; tổ chức công tác tuyển sinh.

c) Sở giáo dục và đào tạo tổ chức công tác tuyển sinh đối với trường PTDTNT cấp tỉnh và trường PTDTNT cấp huyện (có cấp THPT);

d) Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức công tác tuyển sinh đối với trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở sau khi kế hoạch tuyển sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

e) Cơ sở giáo dục có hệ phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ lập Kế hoạch tuyển sinh trình Bộ chủ quản và tổ chức công tác tuyển sinh sau khi Kế hoạch tuyển sinh được phê duyệt.

2.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Giấy khai sinh (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực);

b) Sổ hộ khẩu (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận hộ khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương);

c) Học bạ cấp tiểu học (đối với dự tuyển vào cấp THCS), học bạ cấp THCS (đối với dự tuyển vào cấp THPT);

d) Bằng tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THCS (đối với dự tuyển vào cấp THPT);

đ) Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết

Không quy định.

2.5. Đối tượng thực hiện:

a) Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành;

b) Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng theo quy định, nếu được ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường PTDTNT;

c) Trường PTDTNT được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng theo quy định.

2.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng giáo dục và đào tạo; cơ sở giáo dục có hệ phổ thông dân tộc nội trú; các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, cấp tỉnh.

2.7. Kết quả thực hiện:

Danh sách thí sinh được tuyển vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

2.8. Phí, lệ phí:

Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Tuyển sinh cấp THCS theo phương thức xét tuyển; Tuyển sinh cấp THPT theo một trong ba phương thức sau: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển.

b) Việc tổ chức tuyển sinh theo kế hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích: Tuyển thẳng vào trường PTDTNT các đối tượng (học sinh dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh người dân tộc thiểu số đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học. Chế độ ưu tiên, khuyến khích do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích.

2.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

3. Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông

3.1. Trình tự thực hiện

a) Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Sở giáo dục và đào tạo;

b) Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1 Điều 34 Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

3.3.1. Đối với người học đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi:

a) Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);

b) Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

3.3.2. Đối với người học đủ điều kiện dự thi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại:

a) Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh;

b) Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

3.5. Đối tượng thực hiện:

Các đối tượng đã đủ điều kiện dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia nhưng bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi; hoặc bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.

3.6.Cơ quan thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo

3.7. Kết quả thực hiện:

Được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

3.8. Phí, lệ phí:

Không.

3.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

3.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

3.10.1. Đối với người học đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi: xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên.

3.10.2. Đối với người học đủ điều kiện dự thi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại:

a) Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông đều đạt từ 5,0 trở lên;

b) Xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên; hạnh kiểm từ khá trở lên.

3.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

 

4. Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia

4.1. Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ:

- Người đã học hết chương trình trung học phổ thông (THPT) hoặc chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12;

- Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (sau đây gọi chung là thí sinh tự do) đăng ký tại địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 54 Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là Quy chế thi THPT quốc gia).

Thời gian nộp Phiếu đăng ký dự thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thiTHPT quốc gia hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi hết hạn nộp Phiếu đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

b) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Giám đốc Trung tâm GDTX nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi; chậm nhất trước ngày thi 20 ngày phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi THPT quốc gia. Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Giám đốc Trung tâm GDTX nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho Sở Giáo dục và Đào tạo;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các Hội đồng thi để tổ chức thi.

4.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

4.3.1. Đối với đối tượng thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT:

a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

b) Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);

c) Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;

d) 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Đối với đối tượng là thí sinh tự do (người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước), ngoài các quy định trên còn có thêm:

đ) Giấy khai sinh (bản sao);

e) Giấy xác nhận không vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12;

g) Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực;

h) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung cấp (bản sao);

i) Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định trong hướng dẫn hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.3.2. Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT:

a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao);

c) 02 ảnh cỡ 4x6 cm, 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết

Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định và thời hạn xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi được thực hiện theo hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.5. Đối tượng thực hiện:

a) Người đã học hết chương trình trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi;

b) Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).

4.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Cơ quan phối hợp: trường THPT, trung tâm GDTX và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT; các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.

4.7. Kết quả thực hiện:

Giấy báo dự thi kỳ thi THPT quốc gia.

4.8. Phí, lệ phí

Không

4.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

4.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

a) Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.

b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế thi THPT quốc gia phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

c) Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quy chế thi THPT quốc gia còn phải đảm bảo các điều kiện:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế thi THPT quốc gia;

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật.

4.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

 

5. Phúc khảo bài thi trung học phổ thông quốc gia

5.1. Trình tự thực hiện

a) Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi, thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở nơi đó.

b) Trường phổ thông, nơi thí sinh đăng ký dự thi, nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Việc phúc khảo tiến hành theo từng môn thi theo trình tự quy định tại Điều 30 Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là Quy chế thi THPT quốc gia) và dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Phúc khảo.

c) Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định và cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời công bố và trả kết quả phúc khảo cho thí sinh.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.

5.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Đơn phúc khảo của thí sinh

5.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.

5.5. Đối tượng thực hiện:

Mọi thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia.

5.6. Cơ quan thực hiện:

Hội đồng thi; Ban Phúc khảo; Ban Thư ký Hội đồng thi.

5.7. Kết quả thực hiện:

Kết quả phúc khảo của thí sinh.

5.8. Phí, lệ phí:

Không.

5.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

5.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Không quy định.

511. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

6. Xét tuyển học sinh vào trường dự bị đại học

6.1. Trình tự thực hiện:

Hội đồng tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học căn cứ kế hoạch tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thực hiện quy trình xét tuyển theo các bước sau:

a) Thông báo tuyển sinh: cơ sở dự bị đại học công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển, các tổ hợp môn dùng để xét tuyển và đối tượng được tuyển thẳng.

b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: cơ sở dự bị đại học tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của học sinh theo quy định, tiến hành nhập dữ liệu học sinh đăng ký xét tuyển theo từng tổ hợp môn dùng để xét tuyển.

Mỗi học sinh được đăng ký hai nguyện vọng (theo hai tổ hợp môn và ghi rõ thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo một trong các hình thức sau:

- Nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho cơ sở dự bị đại học;

- Khai hồ sơ theo yêu cầu phần mềm tuyển sinh (qua mạng internet đối với các cơ sở dự bị đại học có phần mềm tuyển sinh trực tuyến).

c) Tổ chức xét tuyển, xác định điểm trúng tuyển: các cơ sở dự bị đại học căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của từng tổ hợp môn dùng để xét tuyển, sau khi trừ số học sinh được tuyển thẳng. Ban thư ký trình Hội đồng tuyển sinh xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển.

d) Nguyên tắc xét trúng tuyển:

- Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông: Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp xét tuyển trong học bạ năm học lớp 12;

- Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia: Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp xét tuyển của ba bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên).

Căn cứ số lượng học sinh đăng ký xét tuyển ở từng tổ hợp môn và chỉ tiêu được giao, Hội đồng tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học tổ chức xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trường hợp học sinh trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì không được xét ở nguyện vọng 2.

đ) Quyết định danh sách học sinh trúng tuyển, công khai và công bố trên website của trường.

e) Cơ sở dự bị đại học gửi giấy triệu tập học sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những lưu ý học sinh cần chuẩn bị khi nhập học và bản chính các giấy tờ theo yêu cầu tuyển sinh để đối chiếu.

6.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc khai hồ sơ theo yêu cầu phần mềm tuyển sinh (qua mạng internet đối với các cơ sở dự bị đại học có phần mềm tuyển sinh trực tuyến).

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông:

a) Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học (theo mẫu);

b) Bản sao học bạ trung học phổ thông;

c) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia:

a) Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học (theo mẫu);

b) Bản sao giấy chứng nhận kết quả thi do Hội đồng thi trung học phổ thông quốc gia cấp;

c) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

Đối với phương thức tuyển thẳng:

a) Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học (theo mẫu);

b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết

Theo đợt tuyển sinh

6.5. Đối tượng thực hiện:

a) Đối tượng được xét tuyển Thí sinh thuộc đối tượng 01 của nhóm ưu tiên 1(ƯT1) và khu vực 1(KV1) quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

b) Đối tượng được tuyển thẳng: Thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người (theo quy định của Chính phủ) đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

6.6. Cơ quan thực hiện:

Trường dự bị đại học.

6.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển của Hiệu trưởng trường dự bị đại học.

6.8. Phí, lệ phí:

Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đăng ký xét tuyển hệ dự bị đại học tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học

6.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông:

- Tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Kết quả xếp loại học lực từ trung bình trở lên và kết quả xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên trong ba năm học trung học phổ thông;

- Điểm trung bình chung của ba môn theo tổ hợp xét tuyển của năm học lớp 12 từ 6,0 trở lên.

b) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

- Tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Tổng điểm của ba bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên) của tổ hợp xét tuyển đạt từ 12,0 điểm trở lên (không có bài thi/môn thi nào bị điểm liệt, theo quy định tại Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia).

c) Đối với phương thức tuyển thẳng: Tốt nghiệp trung học phổ thông.

6.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

 

Phụ lục

ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC
(Kèm theo Thông tư số: 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Kính gửi:(Ghi rõ tên cơ sở dự bị đại học)

....................................................................

1. Họ và tên: ......................................................................................................

2. Ngày, tháng, năm sinh:....................................................................................

3. Dân tộc:...........................................................................................................

4. Hộ khẩu thường trú: (Thôn/ xóm, xã/phường, huyện, quận, tỉnh, thành phố)

….............................................................................................................

5. Thuộc đối tượng: Xét tuyển □                   Tuyển thẳng □

6. Điểm bài thi/môn thi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: (dành riêng cho học sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia)

Nguyện vọng 1:

Bài thi/Môn thi 1:.................../............điểm; Bài thi/Môn 2:........../..........điểm;

Bài thi/Môn3:......................../........điểm. Tổng điểm:...............

Nguyện vọng 2:

Bài thi/Môn thi 1:.................../............điểm; Bài thi/Môn 2:........../..........điểm;

Bài thi/Môn3:......................../........điểm. Tổng điểm:...............

7. Điểm trung bình môn của năm lớp 12: (dành riêng cho học sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông)

Nguyện vọng 1:

Môn 1:........................../….........điểm; Môn 2:.........................../…..........điểm;

Môn 3........................../……......điểm. Tổng điểm:...........................................

Nguyện vọng 2:

Môn 1:......................../...............điểm; Môn 2:........................../…...........điểm;

Môn 3:......................../……........điểm. Tổng điểm:............................................

8. Tôi có nguyện vọng xin đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã cung cấp.

Giấy báo kết quả xét tuyển xin gửi theo địa chỉ sau:

.............................................................................................................................

Học sinh ký và ghi rõ họ, tên

III. Lĩnh vực văn bằng, chứng chỉ

1. Thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

1.1. Trình tự thực hiện

a) Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ hoặc là Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người đó đã chết thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

b) Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.

c) Cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, cơ sở giáo dục có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

d) Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, cơ sở giáo dục phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện

Qua bưu điện hoặc Trụ sở cơ quan, cơ sở giáo dục.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao có chứng thực hoặc bản chính).

b) Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ hoặc là Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người đó đã chết thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

c) Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ theo quy định và 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết

Ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều.

Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

1.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

1.6. Cơ quan thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục

1.7. Kết quả thực hiện

Bản sao văn bằng, chứng chỉ.

1.7. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

1.8. Phí, lệ phí:

Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải trả lệ phí cấp bản sao. Nếu yêu cầu gửi qua đường bưu điện thì người yêu cầu còn phải trả cước phí bưu điện cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.

Lệ phí cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao.

1.10. Yêu cầu hoặc điều kiện:

Không

1.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bản giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

2.1. Trình tự thực hiện

a) Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ;

Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

2.2. Cách thức thực hiện

Qua bưu điện hoặc tại Trụ sở cơ quan hành chính.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

b) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

c) Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

d) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

đ) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định trên có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính. Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc.

2.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

2.6. Cơ quan thực hiện

- Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự điều chỉnh về thẩm quyền thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp; Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

2.7. Kết quả thực hiện

Quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

2.8. Phí, lệ phí:

Không

2.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

2.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bản giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Thủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp

3.1. Trình tự thực hiện

a) Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hai (02) bộ hồ sơ quy định tới sở giáo dục và đào tạo;

b) Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở giáo dục và đào tạo cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị. Trong trường hợp văn bằng không được công nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản cho đương sự.

3.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính hoặc qua bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (Mẫu kèm theo);

b) Một (01) bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

c) Một (01) bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

d) Ngoài các giấy tờ quy định trên người có văn bằng (đã học ở nước ngoài) cần gửi kèm theo hồ sơ minh chứng thời gian học ở nước ngoài, gồm một trong các tài liệu liên quan sau: xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; bản sao hợp lệ hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh; minh chứng đã đăng kí vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Trường hợp cần thiết phải thẩm định mức độ đáp ứng quy định về tuyển sinh chương trình đào tạo, người có văn bằng cần gửi kèm theo hồ sơ các tài liệu liên quan như: chứng chỉ ngoại ngữ, các văn bằng, chứng chỉ có liên quan.

Hồ sơ phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc

3.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân

3.6. Cơ quan thực hiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

3.7. Kết quả thực hiện:

Công nhận văn bằng

3.8. Phí, lệ phí

Người đề nghị công nhận văn bằng phải nộp phí theo quy định tại Thông tư số 164/2016/TT-BTC ngày 25/10/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ, tài liệu để công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam

3.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

3.10. Yêu cầu hoặc điều kiện:

Không

3.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.

 

Mẫu 1. Đơn đề nghị công nhận văn bằng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4)

Họ và tên người làm đơn.........................................................................................

Họ và tên người có văn bằng: …………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………nam, nữ ………….....

Nơi sinh: ……………….………………………………………………………....

Nơi ở hiện nay: …………….…………………………………………………......

………………………….………………………………………………………....

Hộ khẩu thường trú ……………………………………………………………....

………………………….………………………………………………………...

Địa chỉ liên lạc khi cần thiết: …….……………………………………………....

Số điện thoại:……………………Email………………………………………….

Trân trọng đề nghị các cơ quan chức năng xem xét công nhận văn bằng do nước ngoài cấp gửi kèm theo

Trình độ đào tạo ……………….………………………………………………....

Nơi cấp ……………….……………………………….………………………....

.................................................................................................................................

Ngày cấp ……………….…Số hiệu văn bằng (nếu có)..........................................

Tên cơ sở giáo dục nước ngoài ……….……………….………………………....

Thuộc nước/Tổ chức quốc tế ……………………….…………………………....

Loại hình đào tạo (du học nước ngoài, liên kết đào tạo với nước ngoài)

......................................................................................................................

Hình thức sử dụng kinh phí (nhà nước, hiệp định, tự túc) ………….………........

……………….…………………………………………………………………....

Quyết định cử đi học (nếu có): Số QĐ …………., ngày ký QĐ ….…………......

Cấp ra quyết định:………..…………………………………………………….....

Hình thức đào tạo (chính quy, học từ xa)......………….…………………............

Thời gian đào tạo ……….……………………………………………………......

Chuyên ngành đào tạo ….……………………………………………………......

Có đăng ký công dân với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hay không?

□ Có đăng ký                                                  □ Không đăng ký

Nếu không đăng ký, nêu rõ lý do …………………………………………...........

……………………..…….………………………………………………….........

………………………….…………………………………………………….......

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng sự thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

 

 

...., ngày     tháng     năm 200…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

nhayNội dung Thủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp được thay thế theo quy định tại Mục B Phần II Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1508/QĐ-BGDĐT.nhay

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1. Thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục

1.1. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường trung học cơ sở công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học cơ sở tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

1.5. Đối tượng thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Tổ chức hoặc cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.8. Lệ phí

Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

1.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

1.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

2. Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục

2.1. Trình tự thực hiện

a) Trường trung học cơ sở công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học cơ sở tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

2.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện theo quy định.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

2.5. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học cơ sở công lập;

b) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học cơ sở tư thục.

2.6. Cơ quan thực hiện:

Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2.8. Lệ phí

Không có

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

2.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:

- Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

- Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

- Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

- Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;

- Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;

- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường. Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục;

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

2.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

3. Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động trở lại

3.1. Trình tự thực hiện

a) Trường trung học cơ sở công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học cơ sở tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

3.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học cơ sở công lập;

b) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học cơ sở tư thục.

3.6. Cơ quan thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

3.8. Lệ phí

Không có.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

3.10. Yêu cầu, điều kiện

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

4. Sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở

4.1. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường trung học cơ sở công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học cơ sở tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

4.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

4.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường.

4.5. Đối tượng thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Tổ chức hoặc cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

4.7. Kết quả thực hiện

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4.8. Lệ phí

Không có.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

4.10. Yêu cầu, điều kiện

Việc sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

4.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

5. Giải thể trường trung học cơ sở (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường)

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học cơ sở công lập); tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học cơ sở tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể nhà trường;

c) Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể trường.

5.2. Cách thức thực hiện

Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

5.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện

a) Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học cơ sở công lập);

b) Tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học cơ sở tư thục).

5.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

5.7. Kết quả thực hiện

Quyết định giải thể trường trung học cơ sở của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5.8. Lệ phí

Không có.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

5.10. Yêu cầu, điều kiện

Không.

5.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

6. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú

6.1. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới), nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập trường đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định theo nội dung của đề án thành lập trường; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;

c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường. Nếu chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

6.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Đề án thành lập trường

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết

45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới), nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông)

6.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

6.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6.8. Lệ phí

Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Có đề án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng xây dựng và phát triển trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển trường cần bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

7. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Trường phổ thông dân tộc bán trú gửi tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đến Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho nhà trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

7.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

7.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện

Trường phổ thông dân tộc bán trú.

7.6. Cơ quan thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo.

7.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

7.8. Lệ phí

Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và có thêm các điều kiện sau đây:

- Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;

- Có các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình;

- Các dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho học sinh bán trú.

c) Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn và thuận lợi cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học tương ứng.

đ) Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú.

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú.

g) Có quy định về tổ chức hoạt động bán trú của trường.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

8. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú

8.1. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới) hoặc nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường nêu rõ lý do.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới);

b) Nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông).

8.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

8.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường phổ thông dân tộc bán trú của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

8.8. Lệ phí

Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

8.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

9. Thủ tục chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú

9.1. Trình tự thực hiện

a) Trường phổ thông dân tộc bán trú gửi tờ trình đề nghị cho phép chuyển đổi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong tờ trình cần nêu rõ phương án sử dụng cơ sở vật chất của trường, chế độ chính sách đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên sau khi trường chuyển đổi;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện thẩm định và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú thành trường phổ thông công lập.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị cho phép chuyển đổi. Tờ trình cần nêu rõ phương án sử dụng cơ sở vật chất của trường, chế độ chính sách đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên sau khi trường chuyển đổi.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

9.5. Đối tượng thực hiện

Trường phổ thông dân tộc bán trú.

9.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

9.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú thành trường phổ thông công lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

9.8. Lệ phí:

Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trường phổ thông dân tộc bán trú không bảo đảm tỷ lệ học sinh dân tộc và tỷ lệ học sinh bán trú theo quy định trong 03 năm liền thì chuyển thành trường phổ thông công lập.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

10. Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

10.1. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức cá nhân. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu chưa quyết định thành lập, cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

10.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

10.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường tiểu học công lập), tổ chức hoặc cá nhân (đối với trường tiểu học tư thục).

10.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

10.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trường tiểu học công lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trường tiểu học tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

10.8. Lệ phí

Không.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

10.10. Yêu cầu, điều kiện

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm và diện tích đất dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

10.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

11. Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục

11.1. Trình tự thực hiện:

a) Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường tiểu học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

15.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;

b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

11.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

11.5. Đối tượng thực hiện

Trường tiểu học

11.6. Cơ quan thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo.

11.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

11.8. Lệ phí

Không.

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Có quyết định về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

b) Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục:

- Diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10 mcho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi; 06 mcho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định; Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Cơ cấu khối công trình gồm:

Hàng rào bảo vệ khuôn viên trường; cổng trường; biển tên trường; phòng học; phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng; văn phòng; phòng họp, phòng giáo viên; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng máy tính; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế trường học; phòng bảo vệ;

Phòng giáo dục nghệ thuật; phòng học nghe nhìn; phòng tham vấn học sinh; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập; phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;

Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh, học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước bảo đảm vệ sinh; khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên; khu đất làm sân chơi, sân tập có diện tích không dưới 30% diện tích khu đất của trường; sân chơi phải bằng phẳng có cây bóng mát; sân tập phù hợp và bảo đảm an toàn cho học sinh;

Khu nhà ăn, nhà nghỉ bảo đảm điều kiện sức khỏe cho học sinh học bán trú; khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học; khu bể bơi; khu thể dục thể thao có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh.

- Bảo đảm có đủ thiết bị giáo dục ít nhất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời các yêu cầu về thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh.

c) Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho người học, người dạy và người lao động.

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với giáo dục tiểu học.

đ) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

12. Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại

12.1. Trình tự thực hiện:

a) Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường tiểu học đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ, Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục trở lại; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

12.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c)Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

12.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

12.5. Đối tượng thực hiện

Trường tiểu học

12.6. Cơ quan thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo.

12.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

12.8. Lệ phí

Không.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Sau thời hạn bì đình chỉ, nếu trường tiểu học đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ và có hồ sơ theo quy định đề nghị được hoạt động trở lại được Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

13.Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường tiểu học

13.1. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức cá nhân. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường tiểu học đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học. Nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

13.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

13.4. Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc.

13.5. Đối tượng thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường tiểu học công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị sáp nhập, chia, tách trường tiểu học tư thục).

13.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

13.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách đối với trường tiểu học tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

13.8. Lệ phí

Không.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

14. Thủ tục giải thể trường tiểu học (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học).

14.1. Trình tự thực hiện:

a) Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

c) Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

14.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

14.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục).

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định giải thể trường tiểu học của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14.8. Lệ phí

Không.

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Không.

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

15. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng

15.1. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

15.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

15.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện theo quy định;

b) Sơ yếu lý lịch và bản sao có chứng thực các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ của những người dự kiến làm cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

15.4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

15.5. Đối tượng thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã.

15.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

15.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng và cho phép hoạt động giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

15.8. Lệ phí

Không.

15.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

15.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

b) Có cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, thủ quỹ đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm theo quy định.

c) Có địa điểm cụ thể, cơ sở vật chất và các thiết bị, chương trình giáo dục, kế hoạch và tài liệu học tập cần thiết đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm trên cơ sở đầu tư, trang bị mới hoặc tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn cấp xã.

15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

16. Cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại

16.1. Trình tự thực hiện

a) Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

16.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

16.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động trở lại;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

16.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

16.5. Đối tượng thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã.

16.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

16.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

16.8. Lệ phí

Không.

16.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

16.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

16.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

17. Thành lập lớp năng khiếu thể dục thể thao thuộc trường trường tiểu học, trường trung học cơ sở

17.1. Trình tự thực hiện

a) Lớp năng khiếu thể dục thể thao trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở do hiệu trưởng nhà trường đề nghị;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý thể dục thể thao cấp huyện hiệp y trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập.

17.2. Cách thức thực hiện

Không quy định.

17.3. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Không quy định.

17.4. Thời hạn giải quyết

Không quy định.

17.5. Đối tượng thực hiện

Trường tiểu học, trường trung học cơ sở.

17.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo;

c) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý thể dục thể thao cấp huyện.

17.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập lớp năng khiếu thể dục thể thao thuộc trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

17.8. Lệ phí

Không có.

17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không có.

17.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ điều kiện và tiêu chuẩn bảo đảm để dạy kiến thức phổ thông ở các cấp học tương ứng. Có đội ngũ huấn luyện viên đủ trình độ để huấn luyện các môn thể dục thể thao: Huấn luyện lớp năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ cao đẳng thể dục thể thao trở lên, huấn luyện ở trường năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ đại học thể dục thể thao trở lên, nếu là vận động viên có đẳng cấp từ cấp 01 đến kiện tướng thì phải có trình độ từ cao đẳng thể dục thể thao trở lên;

b) Có đủ cơ sở vật chất bảo đảm việc học kiến thức phổ thông và tập luyện các môn năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh. Trường năng khiếu thể dục thể thao có chỗ ở nội trú cho học sinh ở xa.

17.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

18. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học cơ sở hoạt động giáo dục

18.1. Trình tự thực hiện

a) Trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Sở Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục thực hiện. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú cấp có cấp học cao nhất là trung học cơ sở hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho nhà trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

18.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

18.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện để trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

18.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc.

18.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Trường phổ thông dân tộc nội trú.

18.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Giáo dục và Đào tạo

18.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện (có cấp trung học phổ thông) hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

18.8. Lệ phí

Không.

18.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

18.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và bảo đảm tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có thêm các điều kiện sau đây:

- Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh;

- Phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo;

- Nhà công vụ cho giáo viên;

- Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo;

- Phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.

c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên.

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với mỗi cấp học theo quy định.

đ) Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định phù hợp đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

18.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

19. Thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục

19.1. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.

19.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

19.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

b) Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn;

c) Văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 năm;

d) Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

19.4. Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

19.5. Đối tượng thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục).

19.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

19.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

19.8. Lệ phí

Không.

19.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

19.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển

19.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

20. Thủ tục cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục

20.1. Trình tự thực hiện:

a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.

20.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

20.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (sau đây gọi chung là bản sao có chứng thực) quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

c) Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: Các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;

d) Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng giáo viên;

đ) Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;

e) Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

g) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;

h) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm;

i) Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;

k) Quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

20.4. Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

20.5. Đối tượng thực hiện

Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

20.6. Cơ quan thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo.

20.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

20.8. Lệ phí

Không.

20.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

20.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:

- Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;

- Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 mcho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du; 08 mcho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.

Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;

Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;

- Cơ cấu khối công trình gồm:

Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;

Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;

Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;

Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;

Sân vườn gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh.

- Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.

d) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

đ) Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

20.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

21. Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục trở lại

21.1. Trình tự thực hiện:

a) Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.

21.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

21.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

21.4. Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc.

21.5. Đối tượng thực hiện

Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

21.6. Cơ quan thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo.

21.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

21.8. Lệ phí

Không.

21.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

21.10. Yêu cầu, điều kiện

Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

21.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

22. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

22.1. Trình tự thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định sáp nhập, chia, tách; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

22.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện

22.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Đề án sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

b) Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

22.4. Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

22.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục).

22.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

22.7. Kết quả thực hiện

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc Quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

22.8. Lệ phí

Không.

22.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

22.10. Yêu cầu, điều kiện:

Việc sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;

d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

22.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

23. Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập)

23.1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

23.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện

23.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Biên bản kiểm tra;

c) Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trong đó nêu rõ lý do đề nghị giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

23.4. Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

23.5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

23.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

23.7. Kết quả thực hiện

Quyết định cho phép giải thể trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

23.8. Lệ phí

Không.

23.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

23.10. Yêu cầu, điều kiện

Không

23.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

24. Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học cơ sở

24.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định tại Điều 12 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT (Quy định về dạy thêm, học thêm).

b) Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

c) Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp hoặc gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.

24.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.

24.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

24.3.1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:

a) Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;

b) Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu tại Điều 8 Quy định về dạy thêm, học thêm.

c) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

24.3.2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định về dạy thêm, học thêm;

b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Quy định về dạy thêm, học thêm;

d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

24.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

24.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân, tổ chức.

24.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền);

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

24.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (nếu được ủy quyền).

24.8. Lệ phí:

Không.

24.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

24.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Yêu cầu chung:

- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

b) Yêu cầu đối với người dạy thêm:

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

- Có đủ sức khoẻ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

- Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Quy định về dạy thêm, học thêm (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).

c) Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:

- Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy định về dạy thêm, học thêm.

- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

d) Yêu cầu về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

- Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

- Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

- Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.

- Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.

- Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

24.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

 

25. Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

25.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Đơn vị cấp xã lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.

b) Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét hồ sơ và kiểm tra đơn vị cấp xã.

c) Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đối với xã nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP.

25.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.

25.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

+ Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

+ Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học; danh sách học sinh tốt nghiệp THCS, danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với xóa mù chữ) theo đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:

+ Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;

+ Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

25.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

25.5. Đối tượng thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp xã

25.6. Cơ quan thực hiện:

Ủy ban nhân dân cấp huyện.

25.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã.

25.8. Lệ phí:

Không.

25.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

25.10. Yêu cầu, điều kiện:

25.10.1. Tiêu chuẩn công nhận

a) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

- Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

b) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

- Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;

- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;

c) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

- Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

d) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ

- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.

- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.

- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

25.10.2. Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục mầm non có:

- 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;

- Đủ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh Mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm đưa đón trẻ thuận lợi, an toàn;

- Cơ sở giáo dục mầm non có:

+ Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ ít nhất 1,0 phòng học/lớp; phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, trong đó có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ; phòng học đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè;

+ 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non và Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh Mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.

Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học

a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:

- Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:

+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp; phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên;

+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;

+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở

a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

- Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp; phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;

+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;

+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

Điều kiện bảo đảm xóa mù chữ

a) Về người tham gia dạy học xóa mù chữ:

- Xã bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ tại địa bàn là giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác, người đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;

- Đối với các xã có Điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo, bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ tại địa bàn là giáo viên hoặc người đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

- Cơ sở giáo dục tham gia thực hiện xóa mù chữ tại xã có người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Xã bảo đảm Điều kiện thuận lợi cho các lớp xóa mù chữ được sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức khác và cá nhân trong địa bàn để thực hiện dạy học xóa mù chữ.

25.11. Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

 

26. Quy trình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã

26.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Vào tháng 12 hằng năm, Hội Khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch.

b) Bước 2: Căn cứ kết quả tự kiểm tra, Hội Khuyến học cấp xã lập hồ sơ; gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.

c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

d) Bước 4: Căn cứ vào kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Hội Khuyến học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.

đ) Bước 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Hội Khuyến học lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và công bố công khai.

26.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.

26.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

26.3.1. Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”, gồm:

a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Báo cáo (kèm các minh chứng phù hợp với các tiêu chí theo mẫu hướng dẫn) đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của cấp xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Biên bản tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xã;

26.3.2. Hồ sơ của Hội Khuyến học cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xã, gồm:

a) Tờ trình của Hội Khuyến học cấp huyện;

b) Biên bản kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

26.4. Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:

- Hội Khuyến học cấp huyện chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Hội Khuyến học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã: 10 ngày;

- Hội Khuyến học cấp huyện lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và công bố công khai: 05 ngày.

26.5. Đối tượng thực hiện:

Các xã, phường, thị trấn

26.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Hội Khuyến học cấp huyện và các đơn vị liên quan.

26.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” đối với cấp xã của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

26.8. Phí, lệ phí:

Không.

26.9. Mẫu đơn, tờ khai:

Không.

26.10. Yêu cầu, điều kiện:

Việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã phải căn cứ vào kết quả đạt được, thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí được quy định cụ thể tại Phụ lục Hướng dẫn đánh giá, cho điểm “Cộng đồng học tập” cấp xã (kèm theo Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã) và Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

26.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.

 

27. Công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu

27.1. Trình tự thực hiện:

a) Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học và Ủy ban nhân dân cấp xã tự kiểm tra, đánh giá. Xét thấy đạt yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp xã làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị phòng giáo dục và đào tạo thẩm định, đánh giá;

b) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng giáo dục và đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định kết quả kiểm tra của trường tiểu học và Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, phòng giáo dục và đào tạo trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu nhà trường và Ủy ban nhân dân cấp xã bổ sung hồ sơ cho hợp lệ;

c) Căn cứ kết quả kiểm tra, phòng giáo dục và đào tạo làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận đối với những trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu;

d) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận đối với trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu.

27.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua hệ thống bưu điện.

27.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Văn bản của nhà trường đề nghị phòng giáo dục và đào tạo kiểm tra, công nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

27.4. Thời hạn giải quyết:

40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng giáo dục và đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định kết quả kiểm tra của trường tiểu học và Ủy ban nhân dân cấp xã;

- 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định

27.5. Đối tượng thực hiện:

Trường tiểu học và Ủy ban nhân dân cấp xã

27.6. Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng giáo dục và đào tạo.

27.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định công nhận đối với trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu.

27.8. Lệ phí:

Không.

27.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

27.10. Yêu cầu, điều kiện:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường

a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác) thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

c) Nhà trường có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và hoạt động theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

2. Lớp học, số học sinh, trường, điểm trường

a) Lớp học, số học sinh trong một lớp thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Địa điểm đặt trường, điểm trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

3. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

4. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua

a) Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;

c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

5. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất

a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh:

- Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể hàng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường bao gồm nhiệm vụ giáo dục, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;

- Có số liệu theo dõi đánh giá theo quy định về số lượng và chất lượng giáo dục học sinh trong từng năm học và trong 5 năm học liên tiếp;

- Có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo về quản lý các lớp học ở điểm trường đảm bảo chất lượng giảng dạy;

- Có kế hoạch, thực hiện và phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho học sinh trước khi vào học lớp 1;

- Thống kê và theo dõi học sinh đang học tại trường và số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ngoài nhà trường, trong địa bàn xã, phường mà trường theo dõi phổ cập (chia theo độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn);

- Thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý tài sản, tài chính hiện hành; công khai các nguồn thu, chi hằng năm do hiệu trưởng quản lý;

- Có sổ liên lạc với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.

b) Thực hiện tuyển dụng, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;

c) Quản lý, sử dụng đúng quy định và hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.

6. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

a) Thực hiện các quy định và xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học;

b) Bảo đảm an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

a) Năng lực của cán bộ quản lý

- Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ trung cấp sư phạm trở lên. Hiệu trưởng có ít nhất 4 năm dạy học, phó hiệu trưởng có ít nhất 2 năm dạy học (không kể thời gian tập sự);

- Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt từ mức trung bình trở lên;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.

b) Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên

- Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,5 giáo viên/lớp;

- Có giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

- Có ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên;

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên

- Những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo được đánh giá theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học phải đạt từ trung bình trở lên;

- Có ít nhất 40% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; có ít nhất 50% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên;

- Bảo đảm các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.

d) Nhà trường có nhân viên phụ trách và hoàn thành các nhiệm vụ; được bảo đảm các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước về kế toán, thủ quỹ, văn thư, y tế trường học, viên chức làm công tác thiết bị dạy học.

đ) Học sinh

- Bảo đảm quy định về tuổi học sinh theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và không bị kỉ luật do vi phạm các hành vi học sinh không được làm theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

a) Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập

- Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục;

- Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh;

- Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.

b) Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh

- Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học ba ca. Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;

- Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

- Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học.

c) Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học

- Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiết bị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp;

- Phòng y tế trường học có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu;

- Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí và giảng dạy.

d) Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác

- Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ;

- Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;

- Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường.

đ) Thư viện

- Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học;

- Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh;

- Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hàng năm.

e) Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học

- Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

+ Nhà trường có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

+ Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trình giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần thiết khác;

+ Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tập tối thiểu. Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp để hỗ trợ học tiếng Việt;

- Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học ở Tiểu học.

- Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng năm.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

a) Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

- Tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

b) Công tác tham mưu của nhà trường với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương

- Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương;

- Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo.

c) Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục

- Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

- Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.

d) Thực hiện công khai các nguồn thu của nhà trường theo quy định hiện hành về công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

a) Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Dạy đủ các môn học theo quy định ở tiểu học; có kế hoạch tăng thời lượng dạy hai môn Tiếng Việt và Toán cho học sinh có khó khăn về nhận thức; bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh để đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển trong điều kiện thực tế của địa phương;

- Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.

b) Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường

- Có chương trình, kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch, phù hợp với lứa tuổi học sinh;

- Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

c) Công tác phổ cập giáo dục tiểu học

- Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

- Tổ chức "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; huy động được ít nhất 95% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 85% trở lên;

- Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

d) Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh

- Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30%; xếp loại giỏi đạt ít nhất 5%;

- Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức.

đ) Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

- Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh;

- Tổ chức khám sức khỏe, tiêm chủng cho học sinh;

- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

e) Hiệu quả đào tạo của nhà trường

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 85%;

- Trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 90% trở lên.

g) Giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập

- Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;

- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;

- Khuyến khích học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập; chủ động hợp tác, giúp đỡ bạn trong học tập.

27.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

28. Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non công lập

28.1. Trình tự thực hiện:

a) Chủ đầu tư phối hợp với hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm lập hồ sơ của trường mầm non gửi về phòng giáo dục và đào tạo.

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi của các trường, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chuyển đổi loại hình trường.

Trường hợp chuyển trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập (đối với địa phương chưa có hoặc chưa có đủ trường công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi), Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

28.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.

28.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình xin chuyển đổi loại hình trường;

b) Đề án chuyển đổi loại hình trường;

c) Báo cáo kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, kiểm toán tài chính và hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất;

d) Danh sách trích ngang của cán bộ, viên chức trong biên chế, hợp đồng của trường chuyển đổi.

Hồ sơ chuyển đổi do hiệu trưởng trường ký đối với trường bán công chuyển sang trường công lập.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

28.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

28.5. Đối tượng thực hiện:

Trường mầm non bán công.

28.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Cơ quan phối hợp: Phòng giáo dục và đào tạo.

28.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non công lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

28.8. Lệ phí:

Không

28.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

28.10. Yêu cầu, điều kiện:

Để chuyển đổi loại hình trường cần đáp ứng các yêu cầu:

a) Trường mầm non bán công ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chuyển sang trường công lập; trường hợp địa phương chưa có hoặc chưa có đủ trường mầm non công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập.

b) Sau khi đã xác định đúng loại hình từng trường, các trường bán công ở giáo dục mầm non sẽ thuộc loại hình bắt buộc phải chuyển đổi sang các loại hình trường khác theo quy định.

c) Xây dựng đề án chuyển đổi loại hình trường, gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định loại hình trường cần chuyển đổi;

- Thời điểm chuyển đổi;

- Nội dung chuyển đổi;

d) Kiểm kê, phân loại và định giá tài sản

- Các trường bán công tiến hành kiểm kê, định giá tài sản để xác định tổng giá trị tài sản thực tế của trường quy về mặt bằng giá trị tại thời điểm chuyển đổi. Thực hiện đối chiếu tài sản có trong sổ sách với thực tế kiểm kê, làm rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có);

- Tổng giá trị tài sản thực tế sau khi đã kiểm kê, định giá được phân loại nguồn gốc hình thành theo các tiêu chí: Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của Nhà nước; Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân (hoặc vay, mượn, thuê); Giá trị tài sản được hình thành do biếu, tặng; Giá trị tài sản được hình thành do tự đầu tư, mua sắm trong quá trình hoạt động của trường.

đ) Thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính

Trường bán công, dân lập tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính trước khi chuyển đổi. Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải được thực hiện bởi một cơ quan kiểm toán nhà nước.

28.11. Căn cứ pháp lí:

Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

29. Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập

29.1. Trình tự thực hiện:

a) Chủ đầu tư phối hợp với nhà trường lập hồ sơ của trường mầm non bán công gửi về phòng giáo dục và đào tạo.

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi của các trường, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chuyển đổi loại hình trường.

29.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.

16.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình xin chuyển đổi loại hình trường;

b) Đề án chuyển đổi loại hình trường

c) Báo cáo kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, kiểm toán tài chính và hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất;

d) Danh sách trích ngang của cán bộ, viên chức trong biên chế, hợp đồng của trường chuyển đổi. Riêng đối với trường bán công chuyển sang trường dân lập, hồ sơ cần có thêm: danh sách trích ngang của tổ chức, cá nhân xin chuyển đổi trường kèm theo sơ yếu lí lịch và các văn bằng, chứng chỉ của từng cá nhân; các giấy tờ chứng minh tài sản.

Hồ sơ chuyển đổi do chủ đầu tư ký đối với trường bán công chuyển sang trường dân lập.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

29.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

29.5. Đối tượng thực hiện:

Trường mầm non bán công.

29.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Cơ quan phối hợp: Phòng giáo dục và đào tạo.

29.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

29.8. Lệ phí:

Không

29.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

29.10. Yêu cầu, điều kiện:

Để chuyển đổi loại hình trường cần đáp ứng các yêu cầu:

a) Trường mầm non bán công ở vùng không phải vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chuyển sang trường dân lập; trường hợp địa phương chưa có hoặc chưa có đủ trường mầm non công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập.

b) Sau khi đã xác định đúng loại hình từng trường, các trường bán công ở giáo dục mầm non sẽ thuộc loại hình bắt buộc phải chuyển đổi sang các loại hình trường khác theo quy định.

c) Xây dựng đề án chuyển đổi loại hình trường, gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định loại hình trường cần chuyển đổi;

- Thời điểm chuyển đổi;

- Nội dung chuyển đổi;

- Đối với trường bán công chuyển sang trường dân lập, nội dung chuyển đổi cần làm rõ: Chủ đầu tư; chứng minh khả năng tài chính của chủ đầu tư; Xây dựng các phương án giải quyết đối với người học, đối với người lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước; phương án chuyển đổi tài sản, tài chính; Trong quá trình chuyển đổi, ngoài việc thực hiện chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào khả năng ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, chế độ, chính sách đối với người học, người lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước đang học tập, công tác ở trường bán công, dân lập nay chuyển sang học tập và công tác tại trường tư thục; ở trường mầm non bán công chuyển sang trường mầm non dân lập.

d) Kiểm kê, phân loại và định giá tài sản

- Các trường bán công tiến hành kiểm kê, định giá tài sản để xác định tổng giá trị tài sản thực tế của trường quy về mặt bằng giá trị tại thời điểm chuyển đổi. Thực hiện đối chiếu tài sản có trong sổ sách với thực tế kiểm kê, làm rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có);

- Tổng giá trị tài sản thực tế sau khi đã kiểm kê, định giá được phân loại nguồn gốc hình thành theo các tiêu chí: Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của Nhà nước; Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân (hoặc vay, mượn, thuê); Giá trị tài sản được hình thành do biếu, tặng; Giá trị tài sản được hình thành do tự đầu tư, mua sắm trong quá trình hoạt động của trường.

đ) Thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính

Trường bán công tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính trước khi chuyển đổi. Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải được thực hiện bởi một cơ quan kiểm toán nhà nước.

29.11. Căn cứ pháp lí:

Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

30. Chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

30.1. Trình tự thực hiện:

a) Đối với học sinh chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo.

b) Đối với học sinh chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phòng giáo dục và đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.

Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo nơi đến xem xét, quyết định.

30.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

30.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

b) Học bạ (bản chính).

c) Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).

d) Bản sao giấy khai sinh.

đ) Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).

e) Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

g) Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở);

h) Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

i) Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

k) Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

30.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định cụ thể.

30.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

30.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến (chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố) theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng giáo dục và đào tạo nơi đến (chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác);

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trường nơi đến hoặc Phòng giáo dục và đào tạo nơi đến.

30.7. Kết quả thực hiện:

Tiếp nhận học sinh trung học cơ sở của Hiệu trưởng hoặc Phòng giáo dục và đào tạo.

30.8. Lệ phí:

Không

30.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

30.10. Yêu cầu, điều kiện:

a) Về đối tượng:

- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

b) Điều kiện chung:

- Trừ các quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục tại các Điều 4 và 5 của Quy định này.

- Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.

- Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

+ Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông ngoài công lập có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.

30.11. Căn cứ pháp lí:

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông

 

31. Tiếp nhận đối tượng học bổ túc THCS

31.1. Trình tự thực hiện

a) Đối tượng học bổ túc THCS cần ghi tên và nộp hồ sơ, học bạ (nếu có) tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường, lớp bổ túc văn hoá.

b) Trường hợp không có hồ sơ, học bạ thì sở giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra trình độ hai môn ngữ văn và toán. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp giấy phép vào học tại lớp tương ứng với trình độ. Giấy cho phép vào học này là căn cứ để thay học bạ các lớp dưới trong hồ sơ dự thi tốt nghiệp bổ túc THCS.

31.2. Cách thức thực hiện

Trụ sở cơ quan hành chính

31.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm: Do sở giáo dục và đào tạo quy định.

Số lượng hồ sơ: Do sở giáo dục và đào tạo quy định.

31.4. Thời hạn giải quyết

Do sở giáo dục và đào tạo quy định

31.5. Đối tượng thực hiện

Cá nhân

31.6. Cơ quan thực hiện:

Trung tâm giáo dục thường xuyên.

31.7. Kết quả thực hiện

Giấy phép vào học tại lớp tương ứng với trình độ

31.8. Phí, lệ phí:

Không

31.9. Tên Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

31.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Không

31.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Thông tư số 17/2003/TT-BGD&ĐT ngày 28/4/2003 hướng dẫn Điều 3, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

 

32. Thuyên chuyển đối tượng học bổ túc trung học cơ sở

32.1. Trình tự thực hiện

a) Đối tượng học bổ túc trung học cơ sở muốn chuyển trường cần có đơn xin chuyển trường.

b) Được phép chuyển trường khi nơi xin chuyển đến đồng ý tiếp nhận.

32.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

32.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin chuyển trường.

b) Văn bản đồng ý của trường nơi xin chuyển đến.

Số lượng hồ sơ: Không quy định.

32.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định.

32.5. Đối tượng thực hiện

Cá nhân

32.6. Cơ quan thực hiện:

Trung tâm giáo dục thường xuyên nơi Đối tượng học bổ túc xin chuyển đến.

32.7. Kết quả thực hiện

Trung tâm giáo dục thường xuyên nơi xin chuyển đến đồng ý tiếp nhận.

32.8. Phí, lệ phí:

Không

32.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

32.10. Yêu cầu hoặc điều kiện

Không

32.11. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 17/2003/TT-BGDĐT ngày 28/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn Điều 3, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

33. Chuyển trường đối với học sinh tiểu học

33.1. Trình tự thực hiện:

a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn xin học chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh;

c) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh gồm:

- Giấy đồng ý cho học sinh học chuyển trường;

- Học bạ;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).

d) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh nộp toàn bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 40a Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho nhà trường nơi chuyển đến;

đ) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi đến tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp.

33.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.

33.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin học chuyển trường của cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh;

b) Học bạ;

c) Bản sao giấy khai sinh;

d) Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

33.4. Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:

- 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn;

- 03 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh;

- 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi đến tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp.

33.5. Đối tượng thực hiện:

Cá nhân.

32.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Hiệu trưởng trường tiểu học nơi chuyển đến.

b) Cơ quan phối hợp: Nhà trường nơi chuyển đi.

33.7. Kết quả thực hiện:

Tiếp nhận học sinh tiểu học vào trường.

33.8. Phí, lệ phí:

Không.

33.9. Mẫu đơn, tờ khai:

Không.

33.10. Yêu cầu, điều kiện:

Học sinh trong độ tuổi tiểu học có nhu cầu học chuyển trường, được chuyển đến trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu trường tiếp nhận đồng ý

33.11. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học.

nhayThủ tục Chuyển trường đối với học sinh tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 5756/QĐ-BGDĐT được thay thế bởi Phần II Danh mục thủ tục hành chính được thay thế ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BGDĐT theo quy định tại Điều 2.nhay

34. Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

34.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

b) Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.

c) Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về phòng giáo dục và đào tạo.

d) Bước 4: Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

đ) Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.

e) Bước 6: Phòng giáo dục và đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

34.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở giáo dục hoặc gửi qua đường bưu điện.

34.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ- CP).

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

34.4. Thời hạn giải quyết:

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh được chi trả, cấp phát hằng tháng.

- Gạo được cấp cho học sinh theo định kỳ nhưng không quá 2 lần/học kỳ.

34.5. Đối tượng thực hiện:

Học sinh hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.

34.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng giáo dục và đào tạo; Cơ sở giáo dục.

34.7. Kết quả thực hiện:

- Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

- Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

34.8. Phí, lệ phí:

Không.

34.9. Mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP).

34.10. Yêu cầu, điều kiện:

Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

a) Là học sinh bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

34.11. Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Dùng cho cha, mẹ học sinh tiểu học học bán trú tại trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn)

Kính gửi Trường:…………………………………………………………

Họ và tên:......................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của học sinh:...........................................

Sinh ngày…………… tháng…………… năm ............................................

Dân tộc: ............................ thuộc hộ nghèo □ (đánh dấu X vào ô vuông nếu thuộc hộ nghèo).

Thường trú tại thôn/bản……………………… xã .......................................

thuộc vùng: ..................................................................................................

Huyện…………………………Tỉnh ............................................................

Năm học……………… Là học sinh lớp:….... Trường ...............................

Vì lý do (chọn 1 trong 2 lý do sau):

- Nhà ở xa trường (ghi rõ cách nơi học tập bao nhiêu km): .........................

- Địa hình giao thông khó khăn: □

Nên học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, để học sinh……………………………. được hưởng chính sách hỗ trợ tiền và gạo theo quy định tại Nghị định số ………/2016/NĐ-CP ngày…… tháng…… năm 2016 của Chính phủ, gồm:

1. Tiền ăn □

2. Tiền nhà ở (đối với trường hợp học sinh phải tự lo chỗ ở) □

2. Gạo: □

 

 

………, ngày…… tháng…… năm 20....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc Điểm chỉ)

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Dùng cho học sinh THCS, học sinh THPT học bán trú tại trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn)

Kính gửi Trường: ……………………………

Họ và tên học sinh: ......................................................................................

Sinh ngày………….. tháng…………… năm..............................................

Dân tộc: .......................................................................................................

Thường trú tại thôn/bản………………………… xã....................................

thuộc vùng: ...................................................................................................

Huyện ...................................................... Tỉnh……………………………

Năm học…………… Là học sinh lớp:…… Trường.................................

Vì lý do (chọn 1 trong 2 lý do sau):

- Nhà ở xa trường (ghi rõ cách nơi học tập bao nhiêu km): .........................

- Địa hình giao thông khó khăn: □

Nên em không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Vì vậy, em làm đơn này đề nghị nhà trường xem xét, trình cấp có thẩm quyền để em được hưởng chính sách hỗ trợ tiền và gạo theo quy định tại Nghị định số: ……/2016/NĐ-CP ngày…… tháng…… năm 2016 của Chính phủ, gồm:

1. Tiền ăn □

2. Tiền nhà ở (đối với trường hợp học sinh phải tự lo chỗ ở) □

3. Gạo: □

 

 

………, ngày…… tháng…… năm 20....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

35. Thủ tục hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người.

35.1. Trình tự thực hiện:

a) Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập

- Đầu năm học, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập.

- Đầu khóa học, các trường dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học có học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên nộp đơn cho cơ sở giáo dục.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn hết hạn nhận đơn, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức xem xét đơn đề nghị hỗ trợ học tập, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng, gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và thực hiện việc chi trả.

Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập chỉ cần nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập một lần khi bắt đầu vào học tại một cơ sở giáo dục. Trong các năm học tiếp theo, các cơ sở giáo dục căn cứ vào danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người đang học tại trường và đơn đề nghị của trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên mới vào học để lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng.

Các cơ sở giáo dục công lập chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh, sinh viên. Việc chi trả thực hiện theo tháng.

b) Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

- Đầu năm học, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập.

- Đầu khóa học, các cơ sở giáo dục đại học có sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo học tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách làm đơn đề nghị hỗ trợ học tập.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên nộp đơn cho cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ học tập của cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày khai giảng năm học, khóa học, cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho phòng giáo dục và đào tạo; sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học nộp đơn đề nghị hỗ trợ học tập cho phòng lao động - thương binh và xã hội tại nơi trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp học sinh, sinh viên không trực tiếp đến nộp thì cha mẹ học sinh, sinh viên nộp thay.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn đề nghị hỗ trợ, phòng giáo dục và đào tạo, phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm tổ chức xem xét đơn, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hưởng chính sách và thực hiện chi trả.

- Phòng giáo dục và đào tạo, phòng lao động - thương binh và xã hội chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên hoặc thông qua cha mẹ học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đối tượng được hưởng, việc chi trả có thể thực hiện theo tháng hoặc theo quý.

35.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp

35.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Hồ sơ gồm: đơn đề nghị hỗ trợ học tập (theo mẫu);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

35.4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập: Thời hạn ra quyết định là 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn.

- Đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Thời hạn ra quyết định là 40 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học.

35.5. Đối tượng thực hiện:

Trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, sinh viên thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

35.6. Cơ quan thực hiện:

Cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, phòng lao động - thương binh và xã hội.

35.7. Kết quả thực hiện:

- Quyết định phê duyệt danh sách trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng hỗ trợ học tập.

- Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.

- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở /học sinh/tháng.

- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

- Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.

35.8. Phí, lệ phí:

Không.

35.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ học tập

Mẫu số 01: dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục công lập

Mẫu số 02: dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập

Mẫu số 03: dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Mẫu số 04: dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Các mẫu đơn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; đính kèm Quyết định này.

35.10. Yêu cầu, điều kiện

Trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học phổ thông, sinh viên thuộc 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ đang học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

35.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP

(Dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục công lập)

Kính gửi: (Cơ sở giáo dục)

Họ và tên cha mẹ (hoặc người chăm sóc): ……………………………………………

Hộ khẩu thường trú tại:…………………………………………………………………

Là cha/mẹ (hoặc người chăm sóc) của em:…………………………………………….

Sinh ngày:……………………………………………………………………………….

Dân tộc:………………………………………………………………………………….

Hiện đang học tại lớp:…………………………………………………………………. Trường:………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ1
Nơi trẻ mẫu giáo có hộ khẩu thường trú
(Ký tên, đóng dấu)

.....,ngày....tháng....năm....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

_____________

Trường hợp trẻ mẫu giáo có giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu của gia đình thì nộp giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu của gia đình (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính) kèm theo đơn, không cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP

(Dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục công lập)

Kính gửi: (Cơ sở giáo dục và đào tạo)

Họ và tên học sinh, sinh viên:..............................................................................................

Hộ khẩu thường trú tại:........................................................................................................

Sinh ngày:............................................................................................................................

Dân tộc:................................................................................................................................

Hiện đang học tại lớp:..........................................................................................................

Trường:................................................................................................................................

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ1
Nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú
(Ký tên, đóng dấu)

.....,ngày....tháng....năm....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

_____________

Trường hợp học sinh, sinh viên có giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu của gia đình thì nộp giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu của gia đình (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính) kèm theo đơn, không cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Mẫu số 03

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP

(Dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo

Họ và tên cha mẹ (hoặc người chăm sóc):.........................................................................

Hộ khẩu thường trú tại:.......................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người chăm sóc) của em:.......................................................................

Sinh ngày:...........................................................................................................................

Dân tộc:...............................................................................................................................

Hiện đang học tại lớp:.........................................................................................................

Trường:...............................................................................................................................

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

 

.....,ngày....tháng....năm....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

Cơ sở giáo dục:...................................................................................................................

Xác nhận em:.......................................................................................................................

Hiện là trẻ mẫu giáo đang học tại:.......................................................................................

Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà cơ sở giáo dục đang quản lý.

Đang hưởng chính sách cùng tính chất tại trường (nếu có), số tiền:......đồng/tháng và được hưởng......tháng/năm.

Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

 

.....,ngày....tháng....năm....
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP

(Dùng cho học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)

Kính gửi:

Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở); Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với học sinh trung học phổ thông); Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp)

Họ và tên học sinh, sinh viên:.............................................................................................

Hộ khẩu thường trú tại:.......................................................................................................

Sinh ngày:............................................................................................................................

Dân tộc:................................................................................................................................

Hiện đang học tại lớp:..............................................Khóa:...................................................

Trường:.................................................................................................................................

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

 

....., ngày....tháng....năm....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

Cơ sở giáo dục:...................................................................................................................

Xác nhận em:.......................................................................................................................

Hiện là học sinh, sinh viên đang học tại lớp:...................Khóa:...........................................

Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà cơ sở giáo dục đang quản lý.

Đang hưởng chính sách cùng tính chất tại trường (nếu có), số tiền:...........đồng/tháng và được hưởng.................tháng/năm.

Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.

 

 

.....,ngày....tháng....năm....
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

36. Xét cấp hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo ba và bốn tuổi

36.1. Trình tự, thủ tục:

a) Tháng 8 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non (công lập và ngoài công lập) tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi thuộc đối tượng được hưởng chính sách trong năm học, viết và gửi đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa.

Cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi khi đến nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục mầm non phải xuất trình bản gốc kèm theo bản sao các loại giấy tờ quy định về hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo theo quy định. Người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu bản sao với bản gốc, ký xác nhận đã đối chiếu bản sao với bản gốc và ghi rõ họ tên vào bản sao để đưa vào hồ sơ.

Trong trường hợp trẻ em trong diện được hưởng chính sách nói trên tiếp tục học tại cùng một cơ sở giáo dục từ năm thứ 2 trở đi thì hồ sơ xét cấp chỉ phải nộp lần đầu tiên.

Trong vòng 45 ngày, kể từ ngày 01 tháng 9 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ được đề nghị cấp tiền hỗ trợ ăn trưa theo từng đối gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng, kèm theo hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa.

b) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ký tên đóng dấu xác nhận danh sách trẻ theo từng đối tượng hưởng chính sách theo mẫu và gửi lại cho cơ sở giáo dục mầm non. Trường hợp nếu có trẻ được bổ sung thêm hoặc bị loại khỏi danh sách, phải ghi rõ họ tên và lý do được bổ sung hoặc bị loại khỏi danh sách.

c) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở giáo dục mầm non làm công văn đề nghị kèm danh sách và hồ sơ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi về phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện để tổng hợp, xét duyệt.

d) Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ cơ sở giáo dục mầm non gửi, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách theo mẫu gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non.

đ) Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở tài chính chủ trì phối hợp với sở giáo dục và đào tạo tổng hợp toàn tỉnh để lập dự toán ngân sách, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

36.2. Cách thức thực hiện:

Gia đình (người giám hộ) nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục mầm non trực tiếp làm chủ đơn thay thế cho gia đình trong trường hợp vì lý do khách quan gia đình không làm được.

36.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

36.3.1. Đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã, thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ; trường hợp vì lý do khách quan, gia đình hoặc người giám hộ không có đơn (kể cả trường hợp quy định tại các điểm b, c, d Khoản 1 Điều 3) thì cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm làm chủ đơn thay thế gia đình;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình (bản sao). Trường hợp vì lý do khách quan không có sổ đăng ký hộ khẩu, được thay thế bằng giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) về việc gia đình đang thường trú tại vùng quy định của Khoản 3 Điều 1 hoặc có giấy tạm trú dài hạn.

36.3.2. Đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 1 có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (bản sao).

36.3.3. Đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09) của người giám hộ trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Bản sao quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc bản sao một trong các giấy tờ sau:

d) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ cư trú về việc cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức làm người giám hộ cho trẻ;

đ) Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú;

e) Biên bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ;

g) Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ cư trú hoặc quyết định công nhận nuôi con nuôi của Ủy ban nhân dân cấp xã.

36.3.4. Đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi bị tàn tật, khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có khó khăn về kinh tế:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xác nhận khuyết tật cấp xã nơi trẻ cư trú (bản sao).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

36.4. Thời hạn giải quyết:

65 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, cụ thể như sau:

- Cấp trường: 45 ngày nhận hồ sơ, lập danh sách gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Cấp xã: 10 ngày làm việc;

- Cấp huyện: 10 ngày làm việc.

Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được cấp theo số tháng thực học, tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 02 lần trong năm: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.

36.5. Đối tượng thực hiện:

Cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ

36.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ sở giáo dục mầm non, Phòng giáo dục và đào tạo;

c) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng tài chính cấp huyện.

36.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kinh phí 120.000 đồng/tháng hưởng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.

36.8. Lệ phí:

Không

36.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị hồ trợ tiền ăn trưa (theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09)

36.10. Yêu cầu, điều kiện:

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV của liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ -TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, cụ thể:

a) Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015.

b) Trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi dân tộc rất ít người đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015.

c) Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Cụ thể:

- Xã biên giới được quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Xã núi cao được quy định tại các quyết định sau đây:

+ Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26 tháng 01 năm 1993 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04 tháng 3 năm 1994 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 64/UB-QĐ ngày 26 tháng 8 năm 1995 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09 tháng 3 năm 1997 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 26/1998/QĐ-UB ngày 18 tháng 3 năm 1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;

+ Quyết định số 61/QĐ-UBDT ngày 12 tháng 3 năm 2009 của của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính.

- Các xã hải đảo, xã và thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

+ Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành Quyết định mới thay thế các Quyết định phê duyệt danh mục các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc phạm vi áp dụng chính sách cho trẻ em quy định tại Thông tư liên tịch này được tiếp tục thực hiện theo các văn bản sau đây:

Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010;

Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;

Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

Các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

+ Trong thời gian Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc chưa ban hành các Quyết định mới thay thế các Quyết định phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II thì danh sách các thôn đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng các chính sách cho trẻ em quy định tại Thông tư liên tịch này được tiếp tục thực hiện theo các văn bản sau đây:

Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt bổ sung thôn đặc biệt khó khăn xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

Các quyết định khác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc về việc sửa đổi, bổ sung danh sách các thôn xã đặc biệt khó khăn (nếu có).

Khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt danh sách các xã, thôn bản hoàn thành mục tiêu chương trình thì đối tượng thuộc phạm vi các xã, thôn bản đó không được hưởng chế độ kể từ khi quyết định có hiệu lực thi hành.

d) Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều này có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước. Chuẩn nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

đ) Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

36.11. Căn cứ pháp lí:

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

 

Phụ lục 1

(Kèm theo Thông tư liên tịch số: 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA NĂM HỌC

(Dùng cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học tại các cơ sở giáo dục mầm non)

Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non)

Họ và tên (1):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi) của em (2):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng (3):

 Có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới

 Có cha mẹ thường trú tại các xã núi cao

 Có cha mẹ thường trú tại các xã hải đảo

 Có cha mẹ thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

 Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa

 Bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế

 Cha mẹ thuộc diện hộ nghèo

Căn cứ vào Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ ăn trưa cho em: ......................................... (2) theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày .... tháng .... năm ...........
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

_____________

(1) Ghi họ, tên cha mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi trẻ đối với trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi chưa có người giám hộ) của trẻ em học tại cơ sở giáo dục mầm non.

(2) Ghi tên trẻ em năm tuổi đang học mẫu giáo.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ) của trẻ em đánh dấu vào ô tương ứng.

 

37. Xét cấp hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em trong độ tuổi năm tuổi

37.1. Trình tự, thủ tục:

a) Đầu năm học, cơ sở giáo dục mầm non (bao gồm công lập và ngoài công lập) phải tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em năm tuổi thuộc đối tượng được hưởng chính sách viết và gửi đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa.

Cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em năm tuổi khi đến nộp đơn tại cơ sở giáo dục mầm non phải xuất trình bản gốc kèm theo bản sao các loại giấy tờ quy định về hồ sơ xét cấp tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015 (Thông tư liên tịch số 29). Người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu bản sao với bản gốc, ký xác nhận đã đối chiếu bản sao với bản gốc và ghi rõ họ tên vào bản sao để đưa vào hồ sơ.

Trong vòng 45 ngày, kể từ ngày 01 tháng 9 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ được đề nghị cấp tiền hỗ trợ ăn trưa theo từng đối tượng (biểu mẫu theo Phụ lục 2) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng, kèm theo hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa.

b) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ký tên đóng dấu xác nhận danh sách trẻ theo từng đối tượng hưởng chính sách và gửi lại cho cơ sở giáo dục mầm non. Trường hợp nếu có trẻ được bổ sung thêm hoặc bị loại khỏi danh sách, phải ghi rõ họ tên và lý do được bổ sung hoặc bị loại khỏi danh sách.

c) Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở giáo dục mầm non làm công văn đề nghị kèm danh sách và hồ sơ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi về phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện để tổng hợp, xét duyệt.

d) Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ cơ sở giáo dục mầm non gửi, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, xét duyệt danh sách và thông báo lại cho cơ sở giáo dục mầm non, đồng thời tổng hợp theo biểu Phụ lục 3 gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt, làm cơ sở lập dự toán kinh phí; đồng thời gửi báo cáo sở tài chính, sở giáo dục và đào tạo.

đ) Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở tài chính chủ trì phối hợp với sở giáo dục và đào tạo tổng hợp toàn tỉnh (biểu mẫu theo Phụ lục 4) để lập dự toán ngân sách, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

37.2. Cách thức thực hiện:

Gia đình (người giám hộ) nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục mầm non trực tiếp làm chủ đơn thay thế cho gia đình trong trường hợp vì lý do khách quan gia đình không làm được.

37.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

37.3.1. Đối với trẻ em trong độ tuổi năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo phụ lục 1) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ năm tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình (bản sao).

37.3.2. Đối với trẻ em trong độ tuổi năm tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo phụ lục 1) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ năm tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc bản sao một trong các giấy tờ sau:

- Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi trẻ cư trú về việc cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức làm người giám hộ cho trẻ;

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú;

- Biên bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ;

- Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ cư trú hoặc quyết định công nhận nuôi con nuôi của Ủy ban nhân dân cấp xã.

37.3.3. Đối với trẻ em trong độ tuổi năm tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo phụ lục 1) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ năm tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú (bản sao).

37.3.4. Đối với trẻ em trong độ tuổi năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước, không thuộc các xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 29; hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo phụ lục 1) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ năm tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (bản sao).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

37.4. Thời hạn giải quyết:

63 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, cụ thể như sau:

- Cấp trường: 45 ngày nhận hồ sơ, lập danh sách gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Cấp xã: 08 ngày làm việc;

- Cấp huyện: 10 ngày làm việc.

Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo năm tuổi được cấp tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.

37.5. Đối tượng thực hiện:

Cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ.

37.6. Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ sở giáo dục mầm non, Phòng giáo dục và đào tạo;

c) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng tài chính cấp huyện.

37.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kinh phí 120.000 đồng/tháng hưởng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.

37.8. Lệ phí:

Không

37.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị hồ trợ tiền ăn trưa (theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29);

- Danh sách trẻ em 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29).

37.10. Yêu cầu, điều kiện:

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 29, trẻ em trong độ tuổi năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo văn bản quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:

a) Xã biên giới: Xã biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền; xã biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã giáp biển và đảo, quần đảo; danh sách các xã ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển được quy định tại các Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế khu vực biên giới.

b) Xã núi cao là các xã vùng cao quy định tại các Quyết định dưới đây:

- Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04/3/1994 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 64/UB-QĐ ngày 26/8/1995 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09/3/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 26/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/08/2005 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 07/07/2006 Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31/5/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;

- Quyết định số 61/QĐ-UBDT ngày 12/03/2009 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;

c) Xã hải đảo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Trong thời gian các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành quy định mới cho giai đoạn sau 2010, danh mục các xã hải đảo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định tại các văn bản dưới đây:

- Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

- Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

- Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010;

- Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;

- Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19/10/2009 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt bổ sung thôn đặc biệt khó khăn xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Những quy định khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sửa đổi, bổ sung các xã thuộc vùng hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có).

2. Trẻ em trong độ tuổi năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ thể:

a) Trẻ em trong độ tuổi năm tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

b) Trẻ em trong độ tuổi năm tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

3. Trẻ em trong độ tuổi năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước, không thuộc các xã quy định tại Khoản 1 Điều này. Chuẩn nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ (Hiện nay thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015).

37.11. Căn cứ pháp lí:

Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015.

 

Phụ lục 1

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA

(Dùng cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học tại các cơ sở giáo dục mầm non)

Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non)

Họ và tên (1):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi) của em (2):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng (3):

 Có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới

 Có cha mẹ thường trú tại các xã núi cao

 Có cha mẹ thường trú tại các xã hải đảo

 Có cha mẹ thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

 Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa

 Bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế

 Cha mẹ thuộc diện hộ nghèo

Căn cứ vào Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ ăn trưa cho em: .......................... (2) theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày .... tháng .... năm ...........
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

_____________

(1) Ghi họ, tên cha mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi trẻ đối với trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi chưa có người giám hộ) của trẻ em học tại cơ sở giáo dục mầm non.

(2) Ghi tên trẻ em năm tuổi đang học mẫu giáo.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ) của trẻ em đánh dấu vào ô tương ứng.

 

Phụ lục 2

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính)

Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện
Trường: ................................................

DANH SÁCH TRẺ EM 5 TUỔI ĐƯỢC HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA

Đối tượng: .........................................................................................

Đơn vị tính: nghìn đồng

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Số tiền được hỗ trợ/tháng

Số tháng

Kinh phí hỗ trợ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo

1. Thủ tục cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; nếu chưa cho phép thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

1.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục tiểu học;

- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục;

- Văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã

1.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

1.8. Lệ phí

Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

1.10. Yêu cầu, điều kiện:

- Đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phổ cập giáo dục tiểu học của địa phương.

- Được một trường tiểu học nhận bảo trợ và giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý về chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, hoạt động giáo dục, hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường, đánh giá, xếp loại học sinh.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn theo quy định.

- Phòng học:

+ Bảo đảm đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;

+ Có các thiết bị: Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bàn, ghế giáo viên; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện); hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

1.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

2. Thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

b) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;

c) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của giáo viên.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

25 ngày làm việc.

2.5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã;

2.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2.8. Lệ phí:

Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện

a) Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ em của các gia đình.

b) Có giáo viên đạt trình độ trung cấp sư phạm.

c) Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 mcho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em và phương tiện phù hợp với lứa tuổi; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em theo quy định.

d) Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:

- Có chiếu hoặc thảm cho trẻ em ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ em ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca, cốc cho trẻ em, có đủ bộ đi vệ sinh cho trẻ em dùng và một ghế cho giáo viên;

- Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích;

- Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;

- Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

đ) Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:

- Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): Một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; kệ để đồ dùng, đồ chơi; thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Đối với lớp bán trú: Có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ em ngủ;

- Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em bao gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích;

- Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;

- Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em, sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày, tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

e) Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:

- Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;

- Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;

- Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ em ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có đủ nước sạch cho trẻ em dùng; có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em tại nhóm trẻ; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

3. Thủ tục cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Sau thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.

3.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

25 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã.

3.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

3.8. Lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

3.10. Yêu cầu, điều kiện

Sau thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập khắc phục những nguyên nhân bị đình chỉ, tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại.

3.11. Căn cứ pháp lý

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

4. Thủ tục sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách. Nếu không sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thì có văn bản thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua bưu điện

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

b) Văn bằng, chứng chỉ có chứng thực của giáo viên. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết

25 ngày làm việc.

4.5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

4.7. Kết quả thực hiện:

Quyết định sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

4.8. Lệ phí

Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Việc sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Bảo đảm quy định về giáo viên, số lượng trẻ em trên một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, tổ chức lớp học;

- Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em và giáo viên;

- Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

 

5. Thủ tục giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập).

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản;

b) Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Không quy định

5.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định

5.5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân.

5.6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

5.7. Kết quả thực hiện

Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5.8. Lệ phí:

Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không.

5.10. Yêu cầu, điều kiện:

Không quy định.

5.11. Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi