Tiêu chuẩn TCVN 8754:2017 Giống cây lâm nghiệp mới đươc công nhận

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8754:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8754:2017 Giống cây lâm nghiệp-Giống mới được công nhận
Số hiệu:TCVN 8754:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2017Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8754:2017

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - GIỐNG MỚI ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Forest tree cultivars - New recognized cultivar

 

Lời nói đầu

TCVN 8754: 2017 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - GIỐNG MỚI ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Forest tree cultivars - New recognized cultivar

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với giống mới được công nhận áp dụng đối với các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 8761-1: 2017, Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Giống cây trồng lâm nghiệp (Forest tree cultivar)

Quần thể cây trồng lâm nghiệp thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các tính trạng do kiểu gen quy định, phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được cho đời sau.

3.2

Giống cây trồng lâm nghiệp mới (New forest tree cultivar)

Giống mới được chọn tạo hoặc giống mi nhập lần đầu, chưa có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp đã được công bố.

3.4

Giống mới được công nhận (New recognized cultivar)

Giống cây trồng lâm nghiệp mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

Giống mới được công nhận gồm Giống tiến bộ kỹ thuật và Giống quốc gia.

3.5

Giống tiến bộ kỹ thuật (Advanced cultivar)

Giống mới đã qua khảo nghiệm cơ bản tại một vùng sinh thái.

3.6

Giống quốc gia (National cultivar)

Giống mới đã qua khảo nghiệm cơ bản từ 2 vùng sinh thái trở lên. các địa điểm khảo nghiệm cách nhau tối thiểu 150 km, hoặc giống tiến bộ kỹ thuật được khảo nghiệm thêm ít nhất một vùng sinh thái.

3.7

Năng suất gỗ (Plantation yield)

Sản lượng gỗ đạt được của 01 ha rừng trong một chu kỳ kinh doanh.

4  Yêu cầu kỹ thuật

Giống mới được công nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu đối với giống mới được công nhận

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Năng suất

Năng suất gỗ bình quân vượt ít nhất 15% so với giống đối chứng đang được trồng phổ biến trong sn xuất; hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận. Trường hợp chưa có giống đối chứng và giống đã được công nhận, năng suất phải vượt 15% so với năng suất bình quân của khảo nghiệm hoặc năng suất bình quân của rng trồng cùng loài trong cùng điều kiện gây trồng.

Thân cây

Thân thẳng, tròn đều

Chiều cao dưới cành

Chiều cao dưới cành lớn hơn hoặc bằng 2/3 chiều cao vút ngọn của cây.

Mức độ bị sâu, bệnh hại

Mức độ bị hại dưới 25%. Điều tra trên toàn khảo nghiệm. Tính mức độ bị sâu bệnh theo công thức:

- R (%) là mức độ bị sâu bệnh

- ni là số cây bị sâu hại ở cấp hại i, có giá trị từ 0 đến 4

- vi là trị số của cấp hại i, có giá trị từ 0 đến 4

- N là tng số cây điều tra

- V trị số cấp bị hại cao nhất (V=4)

Tính khác biệt

Có ít nhất một tính trạng khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận.

5  Yêu cầu kiểm tra

5.1

Năng suất, thân cây, chiều cao dưới cành, mức độ sâu bnh hại

Thực hiện theo TCVN 8761-1:2017

5.2

Tính khác biệt

Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường; trường hợp khó nhận biết thực hiện kiểm tra bằng chỉ thi phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi