Đất phi nông nghiệp khác là gì? Ký hiệu của đất phi nông nghiệp khác

Đất phi nông nghiệp khác là gì? Ký hiệu của đất phi nông nghiệp khác thế nào? Là những vấn đề sẽ được LuatVietnam làm rõ trong bài viết dưới đây.

1. Đất phi nông nghiệp khác là gì?

Điểm k khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định:

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở

Theo quy định trên, đất phi nông nghiệp khác là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, đất này gồm:

- Đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất;

- Đất xây dựng kho, nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Đất xây dựng công trình khác đất không nhằm mục đích kinh doanh (công trình đó không gắn liền với đất ở).

Đất phi nông nghiệp khác là gì
Đất phi nông nghiệp khác là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (Ảnh minh họa)

2. Ký hiệu của đất phi nông nghiệp khác

Theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về ký hiệu các loại đất, trong đó đất phi nông nghiệp được ký hiệu chung là PNN, đất phi nông nghiệp khác được ký hiệu chung là PNK.

Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định cụ thể về ký hiệu các loại đất khác thuộc nhóm đất phi nông nghiệp như:

- Đất ở: OTC

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: TSC

- Đất khu công nghiệp: SKK

- Đất cụm công nghiệp: SKT

- Đất thương mại, dịch vụ: TMD

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: SKC…

3. Đất phi nông nghiệp khác có xây nhà ở được không?

Như đã trình bày ở phần trên, đất phi nông nghiệp khác được sử dụng để làm nhà nghỉ, lán, trại, xây dựng kho, nhà để chứa nông sản… trong khi đó, nhà ở được xây dựng trên đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư).

Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó, người dân không được tự xây nhà trên đất phi nông nghiệp khác.

Như vậy, để được xây nhà ở trên đất phi nông nghiệp khác, người dân cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng dẫn dưới đây (căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2555/QĐ-BTNMT):

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Thành phần hồ sơ gồm:

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Xử lý, giải quyết yêu cầu

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 5. Trả kết quả

* Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Trên đây là giải đáp về Đất phi nông nghiệp khác là gì? Ký hiệu của đất phi nông nghiệp khác. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?