Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-7:2021 Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác - Phần 7

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8761-7:2021

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-7:2021 Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 7: Nhóm loài song mây
Số hiệu:TCVN 8761-7:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:25/06/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8761-7:2021

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
PHẦN 7: NHÓM LOÀI SONG MÂY

Forest tree Cultivar - Testing for Value of Cultivation and Use
Part 7: Rattan species

Lời nói đầu

TCVN 8761-7:2021 do Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đ nghị, Tổng Cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ Tiêu chuẩn TCVN 8761 Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng, gồm các phần:

TCVN 8761-1:2017 - Phần 1: Nhóm các loài cây lấy gỗ.

TCVN 8761-2:2020 - Phần 2: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả và hạt.

TCVN 8761-3:2020 - Phn 3: Nhóm loài cây ngập mặn.

TCVN 8761-4:2021 - Phần 4: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy tinh dầu.

TCVN 8761-5:2021 - Phn 5: Nhóm loài cây lâm sn ngoài gỗ thân thảo, dây leo lấy củ.

TCVN 8761-6:2021 - Phần 6: Nhóm loài tre nứa.

TCVN 8761-7:2021 - Phn 7: Nhóm loài song mây.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
PHẦN 7: NHÓM LOÀI SONG MÂY

Forest tree Cultivar - Testing for Value of Cultivation and Use
Part 7: Rattan species

1  Phạm vi áp dụng

Tu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm các chỉ tiêu đánh giá kho nghiệm về giá tr canh tác và giá trị sử dụng (Khảo nghiệm VCU) đối với nhóm loài song mây.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 8927:2013 - Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung

TCVN 8928:2013 - Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Giống khảo nghiệm (Testing cultlvar)

Giống cây trồng lâm nghiệp thuộc nhóm song mây mới được đưa vào để khảo nghiệm.

3.2

Giống cây trồng lâm nghiệp mới (New forest tree cultivar)

Giống mới được chọn tạo hoặc giống mới nhập lần đầu, chưa có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp đã được công bố.

3.3

Giống đối chứng (Control cultivar)

Giống cùng loài hoặc cùng chi cho cùng loại sản phẩm với giống khảo nghiệm đã được công nhận hoặc giống đang được trồng phổ biến tại địa phương. Chất lượng của giống đi chứng phải tương đương với các giống khảo nghiệm.

3.4

Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Value for Cultivation and Use Testing)-VCU

Quá trình đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng làm nghiệp mới trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và tính thích ứng hoặc tính chống chịu sâu bệnh hoặc điều kiện bất thuận.

3.5

Khảo nghiệm loài (Spedes test)

Kho nghiệm so sánh các loài trong một hoặc một số điều kiện lập địa nhất đnh nhằm chọn được những loài có đặc tính mong muốn.

3.6

Khảo nghiệm xuất x (Provenance test)

Khảo nghiệm so sánh các xuất x của loài trong một hoặc một số điều kiện lập địa nhất đnh nhằm chọn được những xuất xứ có đặc tính mong muốn.

3.7

Khảo nghiệm hậu thế (Progeny test)

Khảo nghiệm so sánh cây hạt thế h sau của các cây giống đã được chọn lọc và đánh giá nhằm chọn được cây giống có khả năng di truyền các đặc tính mong muốn cho thế hệ sau.

3.8

Song mây (Rattan)

Những loài cây nằm trong chi Calamus và Daemonorops thuộc họ Cau dừa (Arecaceae).

3.9

Xuất x (Provenance)

Địa điểm của cây m ly vật liệu giống (hạt, hom, cành, mô, vv...) có ít nhất một điều kiện lập địa khác biệt so với nơi lấy giống khác. Xuất xứ nguyên sinh là nơi lấy giống từ rừng tự nhiên, trong trưng hợp này xuất xứ đồng nghĩa với nguồn gốc. Xuất xứ thứ sinh là nơi lấy giống từ rừng trồng.

4  Bố trí khảo nghiệm

3.1  Khảo nghiệm loài

Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 3 lần lặp, mỗi lần lặp ít nhất 25 cây cho một loài khảo nghiệm.

3.2  Khảo nghiệm xuất xứ

Theo khối ngẫu nhiên đy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 3 lần lặp, mỗi lần lặp ít nhất 25 cây cho một xuất xứ khảo nghiệm.

3.3  Khảo nghiệm hậu thế

Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 8 lần lặp, mỗi lần lặp ít nhất 4 cây cho một gia đình khảo nghiệm.

5  Thời gian khảo nghiệm

Tùy thuộc vào từng loài cây nhưng ít nhất 48 tháng kể từ thời điểm trồng.

6  Các chỉ tiêu đánh giá giống khảo nghiệm

Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp xác định giống song mây khảo nghiệm quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Các ch tiêu đánh giá và phương pháp xác định

Chỉ tu

Thời điểm

Đơn vị tính

Trng thái biểu hiện (đối với ch tu quan sát)

Phương pháp xác đnh

1. T lsống

Định kỳ theo năm tuổi của cây trồng

%

 

Đếm scây thực trồng còn sống, tính theo công thức:

- T: Tỷ lệ sống (%)

- N: Số cây thực trồng còn sống (cây)

- N0: Số cây trồng ban đầu (cây)

2. Đường kính thân

Kết thúc khảo nghiệm

mm

Cây còn sống, sinh trưởng bình thường

Đo ít nhất 30 cây được chọn theo phương pháp hệ thống cho từng ging khảo nghiệm bằng thước kp có độ chính xác 0,1 mm và đo tại vị trí cách mặt đất 1m.

3. Chiều dài thân

Định k hàng năm trong thời gian khảo nghiệm

m

Cây còn sống, sinh trưởng bình thường

Đo ít nhất 30 cây được chọn theo phương pháp hệ thống cho từng giống khảo nghiệm bằng thước có độ chính xác 1 cm và đo từ sát mặt đất đến gốc b lá cuối cùng.

4. Hệ số đẻ nhánh

Định kỳ hàng năm trong thời gian khảo nghiệm

Số nhánh/bụi

Cây con sinh ra trong một năm

Đếm s cây sinh ra trong một năm, cho từng bụi và đếm số bụi cho từng giống khảo nghiệm và tính số nhánh sinh ra trung bình cho 1 bụi, trong 1 năm.

5. Số cây trung bình trong bụi

Định kỳ hàng năm trong thời gian khảo nghiệm

cây/bụi

Cây còn sống, sinh trưởng bình thường

Đếm toàn bộ số cây của tất cả các bụi và đếm số bụi của từng giống khảo nghiệm. Tính theo công thc:

: số cây trung bình trong bụi (cây/bụi)

Ʃni: tổng số cây tất cả các bụi của giống khảo nghiệm (cây)

Ʃnb: tổng số bụi của giống khảo nghiệm (bụi)

6. Số cây trung bình trên héc - ta

Định kỳ hàng năm trong thời gian khảo nghiệm

cây/ha

Cây còn sống, sinh trưng bình thường

Số cây trung bình trên héc-ta được tính theo công thức:

: số cây trung bình trên ha (cây/ha)

: số cây trung bình trong bụi của giống khảo nghiệm (cây/bụi)

N: mật độ thực côn sống của giống khảo nghiệm (bụi/ha)

7. Mức độ sâu bnh hại

Định kỳ hàng năm

%

Cây còn sống, sinh trưng bình thường

Theo TCVN 8927: 2013 và TCVN 8928: 2013.

7  Kiểm tra sự sai khác giữa các giống khảo nghiệm

Kiểm tra sự sai khác giữa các mẫu về chỉ tiêu theo dõi theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp. Trường hợp kiểm tra s sai khác giữa các trung bình mu về chỉ tiêu theo dõi theo kiểm định Fisher (kiểm định F) bằng các phần mm thống kê chuyên dụng:

- Nếu xác suất F nhỏ hơn 0,05 các chỉ tiêu theo dõi có sự sai khác giữa các giống khảo nghiệm.

- Nếu xác suất F ln hơn 0,05 các chỉ tiêu theo dõi không có sự sai khác giữa các giống khảo nghiệm.

8  Phương pháp kiểm tra kết quả khảo nghiệm

8.1  Thời đim kiểm tra

Tối đa 3 tháng sau thời điểm đo đếm các chỉ tiêu kho nghiệm lần cuối.

8.2  Phương pháp kim tra

Các chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra kết quả khảo nghiệm quy định tại Bng 2.

Bảng 2 - Phương pháp kiểm tra kết quả khảo nghiệm

Tên chỉ tiêu kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

1. Thời gian khảo nghiệm

Kiểm tra hồ sơ, nhật ký và so sánh với thời gian khảo nghiệm tại Điều 5.

2. Bố trí khảo nghiệm, sơ đồ khảo nghiệm

Đi chiếu sơ đồ thiết kế khảo nghiệm với bố trí khảo nghiệm tại hiện trưng.

3. Tỷ lệ sống

Đếm số cây thực trồng còn sống của giống khảo nghiệm để xác định tỷ lệ sống của giống khảo nghiệm và giống đi chứng.

4. Đường kính thân và chiều dài thân

Kiểm tra các chỉ tiêu đường kính thân và chiều dài thân của ít nhất 30 cây được chọn theo phương pháp hệ thống cho một giống khảo nghiệm.

5. Hệ số đnhánh

Theo hồ sơ khảo nghiệm.

6. Biểu hiện sâu bệnh hại

Điều tra đánh giá theo TCVN 8927:2013 và TCVN 8928: 2013.

8.3  Kết luận kim tra

Khảo nghiệm đạt yêu cầu khi 100% mu kiểm tra phù hợp vi yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 5.

9  Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Báo cáo kết quả khảo nghiệm gồm các mục sau:

- Đặt vấn đề;

- Mô tả lý lịch và đặc điểm nguồn gốc giống trồng khảo nghiệm;

- Thời gian trồng khảo nghiệm;

- Địa điểm, điều kiện khí hậu và đất đai nơi trồng khảo nghiệm;

- Phương pháp thiết kế khảo nghiệm;

- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong khảo nghiệm;

- Thu thập và xử lý số liệu;

- Kết quả nghn cứu và thảo luận;

- Kết luận và đề nghị.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] 04TCN 147:2006 - Tu chuẩn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

[2] Dự án Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam pha II (2007). Lâm sản ngoài gỗ việt Nam. NXĐ Bn đồ, Hà Nội, 2007;

[3] TCVN 8761:2017 - Ging cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá tr khảo nghiệm và giá trị sử dụng - phần 1: nhóm loài cây lấy gỗ.

[4] TCVN 8754:2017 - Ging cây lâm nghiệp - Giống mới được công nhận.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi