Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8754:2023 Giống cây lâm nghiệp - Yêu cầu đối với giống mới để được công nhận
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8754:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8754:2023 Giống cây lâm nghiệp - Yêu cầu đối với giống mới để được công nhận
Số hiệu: | TCVN 8754:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 05/09/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8754: 2023
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIỐNG MỚI ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Forest tree cultivar - New recognized cultivar requirements
Lời nói đầu
TCVN 8754: 2023 thay thế cho tiêu chuẩn TCVN 8754: 2017;
TCVN 8754: 2023, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIỐNG MỚI ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Forest tree cultivar - New recognized cultivar requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với giống cây lâm nghiệp mới để được công nhận.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8761-1: 2017, Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 1: Nhóm các loài cây lấy gỗ;
TCVN 8761-2: 2020, Giống cấy Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 2: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả và hạt;
TCVN 8761-3: 2020, Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn;
TCVN 8761-4: 2021, Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 4: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy tinh dầu;
TCVN 8761-5: 2021, Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 5: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân thảo, dây leo lấy củ;
TCVN 8761-6: 2021, Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 6: Nhóm loài tre nứa;
TCVN 8761-7: 2021, Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 7: Nhóm loài song mây;
TCVN 8761-8: 2021, Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 8: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ lấy nhựa;
TCVN 12824-1: 2020, Giống cây lâm nghiệm - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 1: Nhóm các giống Keo lai;
TCVN 12824-2: 2020, Giống cây lâm nghiệm - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 2: Nhóm các giống Bạch đàn lai;
TCVN 12824-3: 2020, Giống cây lâm nghiệm - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 3: Nhóm các giống Tràm lai;
TCVN 12824-4: 2021, Giống cây lâm nghiệm - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 4: Các giống Mắc ca;
TCVN 13702: 2023, Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) - Yêu cầu chung;
TCVN 8927: 2023, Phòng, chống sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung;
TCVN 8928: 2023, Phòng, chống bệnh hại cây rùng - Hướng dẫn chung;
Dược điển Việt Nam V, 2017.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Chỉ số bệnh (disease index)
Đại lượng đặc trưng cho mức độ nhiễm bệnh của cây rừng tại khu vực điều tra được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%), phụ thuộc vào mức độ phổ biến của bệnh và tần suất xuất hiện của mỗi cấp độ bệnh theo quy định.
3.2
Chỉ số hại (damage index)
Đại lượng đặc trưng cho mức độ gây hại do sâu gây ra tại khu vực điều tra, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%), phụ thuộc vào mức độ phổ biến của sâu và tần suất xuất hiện của mỗi cấp sâu hại theo quy định.
3.3
Cây lâm sản ngoài gỗ (Plants of Non-timber forest products)
Cây lâm nghiệp cung cấp các sản phẩm lâm sản không phải là gỗ.
3.4
Giống đối chứng (Control cultivar)
Giống cùng loài hoặc cùng chi cho cùng loại sản phẩm với giống khảo nghiệm đã được công nhận hoặc giống đang được trồng phổ biến tại địa phương.
3.5
Giống cây trồng lâm nghiệp (Forest tree cultivar)
Một quần thể cây trồng lâm nghiệp có thể phân biệt được với quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.
3.6
Giống mới được công nhận (New recognized cultivar)
Giống cây trồng lâm nghiệp mới được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
3.7
Loài cây sinh trưởng nhanh (Fast-growing)
Loài cây thân gỗ có tăng trưởng đường kính ngang ngực bình quân đạt từ 2,0 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt từ 15 m3/ha/năm, trong điều kiện lập địa phù hợp.
3.8
Loài cây sinh trưởng chậm (Slow-growing)
Loài cây thân gỗ có lượng tăng trưởng đường kính ngang ngực bình quân hàng năm dưới 2,0 cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt dưới 15 m3/ha/năm.
3.9
Tính khác biệt (Distinctness)
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tình trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
4 Yêu cầu và phương pháp xác định đối với khảo nghiệm giống
4.1 Nhóm các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ
Bảng 1 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Năng suất | Năng suất bình quân vượt ít nhất 15 % so với giống đối chứng đang được trồng phổ biến trong sản xuất; hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận; Trường hợp chưa có giống đối chứng; năng suất của giống để được công nhận phải vượt 15 % so với năng suất bình quân của khảo nghiệm hoặc năng suất bình quân của rừng trồng cùng loài trong cùng điều kiện gây trồng. | Theo Điều 7, Bảng 1, TCVN 8761-1: 2017 |
2. Thân cây | Thân thẳng, tròn đều | Theo Điều 6, Bảng 1, TCVN 8761-1: 2017 |
3. Chiều cao dưới cành | - Đối với các loài keo và bạch đàn: ít nhất bằng một phần hai (1/2) chiều cao vút ngọn tại thời điểm đánh giá để công nhận; - Đối với các loài khác: ít nhất bằng một phần ba (1/3) chiều cao vút ngọn tại thời điểm đánh giá để công nhận. | Đo bằng thước đo cao chuyên dụng |
4. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định: - Đối với Keo lai: TCVN 12824-1: 2020; - Đối với Bạch đàn lai: TCVN 12824-2: 2020; - Đối với các loài khác: TCVN 13702: 2023. |
5. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
6. Thời gian đánh giá | - Tối thiểu 36 tháng đối với loài cây sinh trưởng nhanh - Tối thiểu 72 tháng đối với loài cây sinh trưởng chậm | Theo hồ sơ quản lý |
4.2 Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ
4.2.1 Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ lấy quả, lấy hạt
Bảng 2 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ lấy quả, lấy hạt
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Năng suất quả hoặc hạt | Vượt ít nhất 7 % so với năng suất bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 7, Bảng 1, TCVN 8761-2: 2020 |
2. Đường kính quả hoặc hạt | Vượt ít nhất 7 % so với đường kính bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Dùng thước kẹp kính chuyên dụng |
3. Độ đồng đều của quả hoặc hạt | Vượt ít nhất 7 % so với độ đồng đều bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 9, Bảng 1, TCVN 8761-2: 2020 |
4. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định: - Đối với Mắc ca: TCVN 12824-4: 2021; - Đối với các loài khác: TCVN 13702: 2023. |
5. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
6. Thời gian đánh giá | Có sản phẩm theo mục tiêu chọn giống thu hoạch ổn định trong 02 vụ kế tiếp | Theo hồ sơ quản lý |
4.2.2 Nhóm các loài cây thân thảo, dây leo lấy củ
Bảng 3 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài cây thân thảo, dây leo lấy củ
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Năng suất | Vượt ít nhất 7 % so với năng suất bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 6, Bảng 1, TCVN 8761-5: 2020 |
2. Số lượng củ trung bình/cây | Vượt ít nhất 7 % so với bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 4, Bảng 1, TCVN 8761-5: 2020 |
3. Khối lượng củ trung bình/cây | Vượt ít nhất 7 % so với bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 5, Bảng 1, TCVN 8761-5: 2020 |
4. Chất lượng củ | Vượt ít nhất 7 % so với bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 7, Bảng 1, TCVN 8761-5: 2020 |
5. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định tại TCVN 13702: 2023. |
6. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
7. Thời gian đánh giá | Có sản phẩm theo mục tiêu chọn giống thu hoạch ổn định trong 02 vụ kế tiếp | Theo hồ sơ quản lý |
4.2.3 Nhóm các loài cây thân gỗ lấy tinh dầu
Bảng 4 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài cây thân gỗ lấy tinh dầu
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Hàm lượng tinh dầu | Vượt ít nhất 7 % so với bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 5, Bảng 1, TCVN 8761-4: 2021 |
2. Khối lượng các bộ phận dùng để chưng cất tinh dầu | Vượt ít nhất 7 % so với bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 4, Bảng 1, TCVN 8761-4: 2021 |
3. Chất lượng tinh dầu | Đáp ứng được yêu cầu quy định tại dược điển Việt Nam | Theo dược điển Việt Nam V, 2017 |
4. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định: - Đối với Tràm lai: TCVN 12824-3: 2020; - Đối với các loài khác: TCVN 13702: 2023. |
5. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
6. Thời gian đánh giá | Có sản phẩm theo mục tiêu chọn giống thu hoạch ổn định trong 02 vụ kế tiếp | Theo hồ sơ quản lý |
4.2.4 Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ lấy nhựa
Bảng 5 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ lấy nhựa
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Năng suất nhựa | Vượt ít nhất 7 % so với năng suất bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 5, Bảng 1, TCVN 8761-8: 2021 |
2. Chất lượng nhựa | Đáp ứng được mục đích sử dụng của từng loài cây | Theo Điều 6, Bảng 1, TCVN 8761-8: 2021 |
3. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định tại TCVN 13702: 2023. |
4. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
5. Thời gian đánh giá | Có sản phẩm theo mục tiêu chọn giống thu hoạch ổn định trong 02 vụ kế tiếp | Theo hồ sơ quản lý |
4.2.5 Nhóm các loài tre nứa
Bảng 6 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài tre nứa
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Đường kính cây | Vượt ít nhất 10 % so với đường kính bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 2, Bảng 1, TCVN 8761-6: 2021 |
2. Chiều cao vút ngọn | Vượt ít nhất 10 % so với chiều cao vút ngọn bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 3, Bảng 1, TCVN 8761-6: 2021 |
3. Chiều dài lóng | Vượt ít nhất 7 % so với chiều dài lóng bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 4, Bảng 1, TCVN 8761-6: 2021 |
4. Độ dày vách lóng | Vượt ít nhất 7 % so với độ dày vách lóng bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 5, Bảng 1, TCVN 8761-6: 2021 |
5. Hệ số sinh măng | Vượt ít nhất 7 % so với hệ số sinh măng bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 6, Bảng 1, TCVN 8761-6: 2021 |
6. Số cây bình quân trong một bụi | Vượt ít nhất 7 % so với bình quân sồ cây trong một bụi của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 7, Bảng 1, TCVN 8761-6: 2021 |
7. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định tại TCVN 13702: 2023. |
8. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
9. Thời gian đánh giá | Tối thiểu 36 tháng tuổi | Theo hồ sơ quản lý |
4.2.6 Nhóm các loài song mây
Bảng 7 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài song mây
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Đường kính thân | Vượt ít nhất 10 % so với đường kính bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 2, Bảng 1, TCVN 8761-7: 2021 |
2. Chiều dài thân | Vượt ít nhất 10 % so với chiều dài thân bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 3, Bảng 1, TCVN 8761-7: 2021 |
3. Hệ số đẻ nhánh | Vượt ít nhất 7 % so với hệ số đẻ nhánh bình quân của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 4, Bảng 1, TCVN 8761-7: 2021 |
4. Số cây bình quân trong bụi | Vượt ít nhất 7 % so với bình quân số cây trong bụi của khảo nghiệm hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận | Theo Điều 5, Bảng 1, TCVN 8761-7: 2021 |
5. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định tại TCVN 13702: 2023. |
6. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
7. Thời gian đánh giá | Tối thiểu 36 tháng tuổi | Theo hồ sơ quản lý |
4.3 Nhóm các loài cây ngập mặn
Phân thành 2 nhóm:
(1) Nhóm cây ngập mặn lấy gỗ: áp dụng theo 4.1 và theo bảng 1 của tiêu chuẩn này.
(2) Nhóm cây ngập mặn phòng hộ chắn sóng áp dụng theo Bảng 8
Bảng 8 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài cây ngập mặn phòng hộ chắn sóng
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Đường kính cây | Đường kính cây vượt ít nhất 10 % so với giống đối chứng đang được trồng phổ biến trong trồng rừng ngập mặn; hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận; Trường hợp chưa có giống đối chứng; giống đã được công nhận thì phải vượt ít nhất 10 % so với đường kính cây bình quân của khảo nghiệm hoặc bình quân của rừng trồng cùng loài trong cùng điều kiện gây trồng. | Theo Điều 2, Bảng 1,TCVN 8761-3: 2020 |
2. Đường kính tán (Dt) | Đường kính tán (Dt) cây vượt ít nhất 10 % so với giống đối chứng đang được trồng phổ biến trong trồng rừng ngập mặn; hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận; Trường hợp chưa có giống đối chứng và giống đã được công nhận thì phải vượt ít nhất 10 % so với đường kính tán và chiều dài tán cây bình quân của khảo nghiệm hoặc bình quân của rừng trồng cùng loài trong cùng điều kiện gây trồng. | Theo Điều 4, Bảng 1, TCVN 8761-3: 2020 |
3. Chiều cao cây | Chiều cao cây vượt ít nhất 10 % so với giống đối chứng đang được trồng phổ biến trong trồng rừng ngập mặn; hoặc tương đương với giống cùng loài đã được công nhận; Trường hợp chưa có giống đối chứng; giống đã được công nhận thì phải vượt ít nhất 10 % so với chiều cao cây bình quân của khảo nghiệm hoặc bình quân của rừng trồng cùng loài trong cùng điều kiện gây trồng. | Đo bằng thước đo cao chuyên dụng |
4. Tính khác biệt | Có ít nhất một tính trạng hoặc một đoạn ADN khác biệt so với các giống cùng loài đã được công nhận | Mô tả tính trạng khác biệt dễ nhận biết bằng mắt thường. Trường hợp khó nhận biết bằng mắt thường, thực hiện kiểm tra bằng chỉ thị phân tử ADN hoặc thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) theo quy định tại TCVN 13702: 2023. |
5. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ khảo nghiệm (R %): nhỏ hơn 25 % | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
6. Thời gian đánh giá | - Tối thiểu 36 tháng đối với loài cây sinh trưởng nhanh - Tối thiểu 72 tháng đối với loài cây sinh trưởng chậm | Theo hồ sơ quản lý |
5 Yêu cầu và phương pháp kiểm tra đối với thử nghiệm giống
Bảng 9 - Yêu cầu và phương pháp xác định đối với giống mới để được công nhận thuộc nhóm các loài cây trồng thử nghiệm
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp xác định |
1. Năng suất | Vượt hoặc tương đương với năng suất tại vùng sinh thái đã được công nhận hoặc nước xuất khẩu | Theo lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp |
2. Chất lượng | Vượt hoặc tương đương với chất lượng tại vùng sinh thái đã được công nhận hoặc nước xuất khẩu | Theo lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp |
3. Diện tích | Tối thiểu là 2,0 ha/giống/vùng trồng thử nghiệm | Theo hồ sơ quản lý |
4. Chỉ số hại, chỉ số bệnh | Chỉ số hại, chỉ số bệnh trên toàn bộ diện tích đánh giá để công nhận (R %): nhỏ hơn 25% | Theo TCVN 8927: 2023 và TCVN 8928: 2023 |
5. Thời gian đánh giá | - Tối thiểu 36 tháng đối với loài cây sinh trưởng nhanh - Tối thiểu 72 tháng đối với loài cây sinh trưởng chậm | Theo hồ sơ quản lý |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo Tổng kết đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Mắm biển (Avicennia marin), Đâng (Rhizophora stylosa), Đưng (Rhizophora mucronata) và Bần trắng (Sonneratia alba) trên các dạng lập địa chính tại vùng ven biển Miền Trung, các đảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
[2]. Hoàng Văn Thơi (2009-2014) - “Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía nam Việt Nam”.
[3]. Hoàng Văn Thơi (2020) - “Sở khoa học và kỹ thuật trồng rừng ngập mặn ven biển miền Trung, các đảo Nam Trung Bộ và Nam Bộ”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 250 tr.
[4]. Nghị định 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
[5]. Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
[6]. TCN 147-2006 Tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng tâm nghiệp.
[7]. TCVN 1-1: 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện.
[8]. TCVN 1-2: 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
[9]. TCVN 8754: 2017 Giống cây lâm nghiệp - Giống mới được công nhận.
[10]. TCVN 8755:2017 Giống cây lâm nghiệp - Cây trội.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.