Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-6:2024 Giống cây nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 6: Giống chuối

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13607-6:2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-6:2024 Giống cây nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 6: Giống chuối
Số hiệu:TCVN 13607-6:2024Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:18/07/2024Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13607-6:2024

GIỐNG CÂY NÔNG NGHIỆP - SẢN XUẤT GIỐNG - PHẦN 6: GIỐNG CHUỐI

Agricultural crop varieties - Seedling production - Part 6: Banana varieties

Lời nói đầu

TCVN 13607-6:2024 do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

Bộ tiêu chun TCVN 13607 Giống cây nông nghiệp - Sản xuất giống gồm các phần sau đây:

- TCVN 13607-1:2023, Phn 1: Hạt giống lúa lai;

- TCVN 13607-2:2023, Phần 2: Hạt giống lúa thuần;

- TCVN 13607-3:2023, Phần 3: Hạt giống ngô lai;

- TCVN 13607-4:2024, Phần 4: Giống cam;

- TCVN 13607-5:2024, Phần 5: Giống bưởi;

- TCVN 13607-6:2024, Phần 6: Giống chuối;

- TCVN 13607-7:2024, Phần 7; Giống cà phê.

 

GING CÂY NÔNG NGHIỆP - SẢN XUT GIỐNG - PHẦN 6: GIỐNG CHUỐI

Agricultural crop varieties - Seedling production - Part 6: Banana varieties

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc sản xuất giống của loài chuối (Musa spp.) bằng phương pháp nuôi cấy mô.

2  Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này không có tài liệu viện dẫn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Nuôi cấy mô (Tissue culture)

Quá trình tạo lập cây mới (nhân giống) từ mô tế bào của cây cung cấp thực liệu nuôi cây mô trên môi trường nhân tạo trong điều kiện vô trùng

3.2

Mô tế bào (Plant tissue/plant cell)

Nhóm tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Cơ sở hạ tầng

- Phải có đầy đủ phòng chuẩn bị môi trường; phòng cấy và phòng nuôi sau cấy. Phòng cấy phải đảm bo tiệt trùng. Phòng nuôi sau cấy phải đảm bảo ánh sáng từ 2000 lux đến 3000 lux, nhiệt độ từ 25 °C đến 28 °C, độ ẩm từ 70 % đến 80 %.

- Phải có các thiết b phục vụ nuôi cấy mô (buồng cấy, nồi hấp, máy đo pH, cân điện tử, giàn nuôi cấy, tủ bảo quản hóa chất chuyên dụng, máy sấy, hóa chất); thiết bị phân lập và nuôi cấy vi sinh vật; thiết bị giám định vi sinh vật gây bệnh bằng kĩ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay). Các thiết bị phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định hiện hành.

- Phải có vườn ươm có mái che mưa và điều chỉnh được ánh sáng.

4.2  Yêu cầu đối với cây cung cấp thực liệu nuôi cấy mô

- Phải đúng giống, không biến dị hình thái (bền vững về mặt di truyền trong quá trình vi nhân giống) và có các đặc tính nông học tốt.

- Không nhiễm nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây bệnh héo rũ Panama, vi rút Banana Bunchy top virus (BBTV) gây bệnh chùn ngọn/đọt, vi rút Cucumber Mosaic virus (CMV) gây bệnh bệnh khảm lá, nấm Pseudocercospora fijiensis gây bệnh đốm đen Sigatoka (Black Sigatoka), vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh thối thân.

4.3  Yêu cầu đối với thực liệu nuôi cấy mô

Thực liệu nuôi cấy mô bao gồm hoa hoặc chồi củ được lấy từ cây chuối đáp ứng các yêu cầu tại 4.2. Mỗi hoa hoặc chồi củ cung cấp thực liệu để sản xuất tối đa 2.000 cây.

4.4  Yêu cầu đối với đất và giá thể

Đất hoặc giá thể sử dụng trong bầu ươm, vườn ươm phải tơi xốp, dung trọng nhỏ hơn 900 kg/m3 và không nhiễm sinh vật gây hại gồm nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây bệnh héo rũ Panama, vi rút Banana Bunchy top virus (BBTV) gây bệnh chùn ngọn/đọt, vi rút Cucumber Mosaic virus (CMV) gây bệnh bệnh khm lá, nấm Pseudocercospora fijiensis gây bệnh đốm đen Sigatoka (Black Sigatoka), vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh thối thân.

4.5  Yêu cầu đối với dng cụ làm bu ươm

Trường hợp sản xuất cây giống trong bầu, túi bầu hoặc dụng cụ khác phải có kích thước đ lớn để bộ rễ cây giống không phát triển chạm đến thành và đáy của túi hoặc dụng cụ ươm giống và phải có lỗ thủng đáy và/hoặc xung quanh đ thoát nước.

4.6  Yêu cầu kĩ thuật nhân giống

Nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn nhân trong ống nghiệm (invitro) và giai đoạn nuôi cây trong vườn ươm.

a) Giai đoạn nhân trong ng nghiệm

Bao gồm 3 bước:

- Bước 1: Tái sinh mô tế bào (Plant cell culture initiation)

Tế bào được tách từ đinh sinh trường của hoa hoặc chồi củ được đặt trong môi trường tái sinh phù hợp, ph biến nhất là BAP (Benzyl Amino Purine). Trường hợp sử dụng BAP, nồng độ phù hợp từ 1,5 ppm đến 2 ppm để tạo tối đa 5 chồi tái sinh.

- Bước 2: Nhân nhanh chồi tái sinh từ mô tế bào (Multiplication of adventious buds)

Sử dụng chồi đã được tái sinh tại bước 1 để nhân tiếp trong môi trường phù hợp, phổ biến nhất là môi trường MS (Murashige and Skoog medium) có bổ sung chất điều tiết sinh trưng phù hợp. Mỗi chồi tái sinh từ bước 1 không được cấy truyền quá 7 lần.

- Bước 3: Tạo cây giống nuôi cấy mô hoàn chnh trong ống nghiệm (Invitro plant regeneration)

Đưa các chồi tái sinh tại bước 2 vào môi trường phù hợp, phổ biến nhất là môi trường MS có bổ sung than hoạt tính hoặc IAA (β-lndol Acetic Acid) hoặc NAA (α-Naphthalene Acetic Acid).

b) Giai đoạn nuôi cây trong vườn ươm

- Cây cần được trồng trong trong nhà có mái che mưa và điều chnh được ánh sáng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng.

- Các cây biến dị về hình thái phi loại bỏ ngay trong tất cả các giai đoạn nhân giáng (từ khi nhân chồi tái sinh đến đưa cây ra nuôi trong vườn ươm).

- Chăm sóc cây theo quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân biên soạn.

5  Phương pháp đánh giá chất lượng cây giống

Đánh giá chất lượng cây giống theo quy định hiện hành [2] đối với chất lượng vật liệu nhân giống chuối.

6  Lưu giữ hồ sơ và truy xuất nguồn gốc

Lưu giữ hồ sơ theo quy định và thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định hiện hành.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] 10 TCN 530-2002, Cây giống chuối tiêu nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô

[2] Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng vật liệu nhân giống cây ăn quả - Phần 3 Chuối

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Cơ sở hạ tầng

4.2  Yêu cầu đối với cây cung cấp thực liệu nuôi cấy mô

4.3  Yêu cầu đối với thực liệu nuôi cấy mô

4.4  Yêu cầu đối với đất và giá thể

4.5  Yêu cầu đối với dung cụ làm bầu ươm

4.6  Yêu cầu kĩ thuật nhân giống

5  Phương pháp đánh giá chất lượng cây giống

6  Lưu giữ hồ sơ và truy xuất nguồn gốc

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi