Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 13607-3:2023 Giống cây trồng nông nghiệp - Phần 3: Hạt giống ngô lai
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13607-3:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-3:2023 Giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 3: Hạt giống ngô lai
Số hiệu: | TCVN 13607-3:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 07/03/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13607-3:2023
GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - SẢN XUẤT GIỐNG - PHẦN 3: HẠT GIỐNG NGÔ LAI
Agricultural Varieties - Seed Production - Part 3: Hybrid Maize Seeds
Lời nói đầu
TCVN 13607-3:2023 thay thế TCVN 12182:2018,
TCVN 13607-3:2023 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN Giống cây trồng nông nghiệp - sản xuất giống gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 13607-1:2023 Giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 1: Hạt giống lúa lai
TCVN 13607-2:2023 Giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 2: Hạt giống lúa thuần
TCVN 13607-3:2023 Giống cây trồng nông nghiệp - Sân xuất giống - Phần 3: Hạt giống ngô lai
GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - SẢN XUẤT GIỐNG - PHẦN 3: HẠT GIỐNG NGÔ LAI
Agricultural Varieties - Seed Production - Part 3: Hybrid Maize Seeds
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định quy trình sản xuất hạt giống ngô lai thuộc loài Zea mays L.
2 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Lô ruộng giống (Seed Fieid Plot)
Còn gọi là lô kiểm định, có diện tích xác định của một hoặc nhiều ruộng giống liền khoảnh, có cùng loại đất, điều kiện tưới tiêu, nguồn gốc giống và cấp giống, áp dụng cùng quy trình và thời gian gieo trồng, có biểu hiện về sinh trưởng, phát triển như nhau.
2.2
Bản mô tả dòng/giống (Line/variety Description)
Bản mô tả trạng thái biểu hiện các tính trạng đặc trưng của dòng/giống đề phân biệt với các dòng/giống khác trong cùng loài do Cơ quan bảo hộ, tổ chức khảo nghiệm hoặc tác giả giống công bố.
2.3
Cây khác dạng (Off-Type Plant)
Cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt rõ ràng với các tính trạng đặc trưng có trong bản mô tả của dòng/giống được kiểm định.
2.4
Tự thụ phấn (Self Pollination)
Tự thụ phấn là trường hợp phấn từ cờ cây này được rơi trên râu của bắp của chính cây đó.
2.5
Thụ phấn cưỡng bức (Forced pollination)
Thụ phấn cưỡng bức là trường hợp phấn được lấy từ bao cờ của cây này thụ phấn cho bắp (được bao cách ly trước khi bắp phun râu) của chính cây đó.
2.6
Dòng thuần (Purity Line)
Dòng thuần là dòng tự thụ phấn đạt đến mức đồng nhất về di truyền hoặc dòng đơn bội kép.
2.7
Độ thuần giống (Varietal Purity)
Tỷ lệ phần trăm số cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm định.
2.8
Dòng tác giả (Breeder Line Seed)
Là dòng ngô do tác giả, hay cơ quan tác giả chọn, tạo ra.
2.9
Hạt dòng siêu nguyên chủng (Pre-basic seed)
Hạt dòng duy trì từ hạt dòng tác giả, bằng cách tự thụ phấn cưỡng bức theo phương pháp truyền thống và đạt chất lượng theo quy định.
2.10
Hạt dòng nguyên chủng (Basic seed)
Hạt dòng được nhân ra từ hạt dòng siêu nguyên chủng theo phương pháp thụ phấn tự do ở khu cách ly và đạt chất lượng theo quy định.
2.11
Hạt dòng xác nhận (Certified seed)
Hạt dòng được nhân ra từ hạt dòng nguyên chủng theo theo phương pháp thụ phấn tự do ở khu cách ly và đạt chất lượng theo quy định.
2.12
Hạt giống ngô lai F1 (F1 Hybrid Corn Seed)
Là hạt lai giữa các dòng, các giống ngỏ với nhau.
2.13
Hạt giống ngô lai đơn (Single Hybrid Corn Seed)
Là hạt lai F1 giữa hai dòng ngõ thuần với nhau.
2.14
Hạt giống ngô lai ba (Three Hybrid Corn Seeds)
Là hạt lai F1 giữa một giống ngô lai đơn và một dòng ngô thuần.
2.15
Hạt giống ngô lai kép (Double Hybrid Corn Seeds)
Là hạt lai F1 giữa hai giống ngô lai đơn.
3 Yêu cầu đối với sản xuất ngô lai
3.1 Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất hạt giống ngô lai
3.1.1 Yêu cầu về địa điểm
Địa điểm sản xuất hạt dòng/giống ngô lai phải đáp ứng được yêu cầu ở điều 3.2.1.1 và 3.2.1.2 của tiêu chuẩn này; phù hợp với đặc điểm sinh trưởng, phát triển đặc trưng, đặc tính của từng dòng/giống ngô lai; do tổ chức, cá nhân sản xuất giống lựa chọn, quyết định.
3.1.2 Yêu cầu về cơ sở hạ tầng
Diện tích đất đảm bảo nhu cầu để duy trì, nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống ngô lai F1 tại một điểm sản xuất dòng/giống ngô.
Sân phơi hoặc hệ thống sấy, nhà mái che của khu vực xử lý mẫu giống, sấy hoặc phơi các cá thể dòng, khu vực chế biến dòng/giống.
Hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng và phương tiện chuyên chở phù hợp.
Hệ thống kho lạnh để bảo quản hạt động bố mẹ và hạt lai F1 với dung tích của kho và nhiệt độ, độ ẩm trong kho phù hợp, được duy trì thường xuyên để bảo quản hạt giống ngô lai.
3.1.3 Yêu cầu về trang thiết bị
Trang thiết bị sản xuất hạt giống gồm: máy làm đất, máy bơm nước, máy phun thuốc trừ sâu, bệnh, có dại, máy sấy, máy tẽ hạt, máy sàng phân loại hạt, máy nhuộm màu và máy đóng bao hạt giống, trang thiết bị đo lường, máy đo độ ẩm nhanh,....
Dụng cụ phục vụ sản xuất dòng/giống ngô (Khẩu trang, quần áo bảo hộ, ủng, găng tay, mũ, kính bảo hộ lao động, dụng cụ đo đếm, dụng cụ bảo quản mẫu dòng) và dụng cụ cách ly sản xuất dòng ngô.
3.2 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp sản xuất hạt giống ngô lai
3.2.1 Yêu cầu chung
3.2.1.1 Yêu cầu về ruộng sản xuất hạt giống
Chọn đất phù hợp, sạch có dại, có đầy đủ ánh sáng và tưới tiêu nước chủ động.
3.2.1.2 Yêu cầu về cách ly
Ruộng nhân dòng bố, mẹ và sản xuất hạt giống ngô lai F1 phải cách ly với các ruộng trồng ngô khác theo quy định hiện hành.
3.2.1.3 Yêu cầu về kỹ thuật canh tác
Tùy theo đặc điểm từng dòng bố mẹ, điều kiện nơi nhân dòng và điều kiện nơi sản xuất hạt lai F1 mà bố trí thời vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật về mật độ, khoảng cách, phân bón, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thích hợp để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.2.1.4 Yêu cầu về kiểm định đồng ruộng
Tiến hành kiểm định lô ruộng giống theo các tiêu chuẩn liên quan về phương pháp kiểm định ruộng giống ngô lai hiện hành.
3.2.1.5 Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Phải làm sạch tất cả các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch ngô giống. Chú ý phòng ngừa lẫn cơ giới trong quá trình thu hoạch, chế biến và bảo quản hạt giống.
3.2.1.5.1 Thu hoạch
Thu hoạch khi ngô chín sinh lý (chân hạt có vết sẹo đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Bắp phải được phơi hoặc sấy ngay sau khi thu hoạch.
3.2.1.5.2 Sơ chế và chế biến
Trước khi sấy phải loại bỏ các bắp khác dạng, bắp non hoặc bắp bị sâu, bệnh.
Phơi hoặc sấy bắp, hạt dòng/giống ngô cho đến khi hạt đạt độ ẩm phù hợp theo quy định hiện hành.
Sơ chế, chế biến hạt giống sau khi phơi hoặc sấy, tiến hành phân loại để loại bỏ tạp chất, hạt nứt vỡ, hạt không đảm bảo kích cỡ và hạt khác loài ra khỏi lô giống.
Hạt dòng/giống ngô lai F1 sau khi chế biến, được đóng trong bao quy cách, có mã hiệu lô dòng/giống để nhận biết (tên dòng/ giống, vụ sản xuất, mã hiệu lô dòng/giống). Lấy mẫu để kiểm tra chất lượng lô dòng/giống, nếu phù hợp yêu cầu theo quy định thì đưa vào bảo quản trong kho theo quy định.
3.2.1.5.3 Bảo quản
Dòng bố mẹ và hạt giống ngô lai F1 được bảo quản trong kho theo từng lô, với mã hiệu lô dòng/giống. Các lô dòng/giống ngô được xếp theo quy định, không để sát tường, có lối đi xung quanh để tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng hoặc xử lý khi cần thiết.
3.2.2 Duy trì và nhân dòng ngô
Duy trì dòng ngô bằng phương pháp tự thụ phấn cưỡng bức (bao cách ly từng cây) và nhân dòng ngô thuần ở khu cách ly bằng phương pháp thụ phấn tự do trong dòng, theo sơ đồ A1 phụ lục A.
Người duy trì, nhân dòng ngô phải dựa vào bản mô tả dòng theo phụ lục B, thực hiện quan sát, đánh giá các cá thể hoặc dòng tại ruộng theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
3.2.2.1 Kỹ thuật duy trì và nhân dòng ngô
3.2.2.1.1 Duy trì và nhân dòng ngô vụ thứ nhất (Hạt dòng siêu nguyên chủng)
Duy trì dòng dòng ngô thuần được tiến hành hết sức nghiêm ngặt trong khu cách ly như sau:
Từ một bắp ngô dòng tác giả được gieo thành các hàng dòng (gọi là dòng ngô).
Trước khi các dòng ngô tung phấn, tất cả các cá thể được bao bắp và bao cờ. Bao bắp xong, bao cờ luôn hoặc 1-2 ngày sau sẽ bao cờ, tùy tình trạng tung phấn của bông cờ.
Tiến hành tự thụ phấn cưỡng bức theo phương pháp truyền thống, tức là phấn của cây ngô này thì thụ cho râu của bắp chính cây ngô đó.
Hạt thu được từng cá thể của từng dòng được giữ riêng rẽ "nguyên bản” được gọi là dòng duy trì (hạt cấp siêu nguyên chủng), được dùng cho việc duy trì dòng ở các thế hệ tiếp theo.
Trong tổng số hạt dòng thu hoạch của từng dòng riêng rẽ, một nửa số lượng hạt dòng được dùng để tiếp tục duy trì ở thế hệ sau (vụ sau - hạt dòng cấp siêu nguyên chủng) và một nửa số lượng hạt dòng còn lại để nhân dòng ở khu cách ly hoặc bao cách ly ở vụ tiếp theo (hạt dòng cấp nguyên chủng). Các dòng tự thụ phấn được đánh số mã dòng theo thứ tự để quản lý, lưu giữ và truy xuất nguồn gốc dòng trong kho lưu mẫu hạt dòng.
3.2.2.1.2 Nhân dòng vụ thứ hai (Hạt dòng nguyên chủng)
Hạt dòng được nhân ra từ hạt siêu nguyên chủng ở khu cách ly, tức là cách ly với các ruộng ngô khác một cách tuyệt đối.
Các cá thể dòng ngô được gieo trồng trong khu cách ly để cho chúng thụ phấn tự do giữa các cá thể trong dòng.
Trong thời gian sinh trưởng, phát triển của cây dòng cần kiểm định đồng ruộng theo quy định, khử bỏ triệt để các cây khác dạng trong các lô dòng vào giai đoạn ngô 5 -7 lá, trổ cờ - phun râu, chín sinh lý (trước thu hoạch khoảng 15 ngày).
Hạt dòng bố, mẹ thu hoạch, phơi khô, ghi mã lô hạt dòng cấp nguyên chủng theo thứ tự để quản lý, lưu giữ và truy xuất nguồn gốc dòng trong kho lưu mẫu hạt dòng.
3.2.2.1.3 Nhân dòng vụ thứ ba (Hạt dòng xác nhận)
Hạt dòng được nhân ra từ hạt dòng cấp nguyên chủng trong khu cách ly ở vụ thứ ba, tức là cách ly với các ruộng trồng ngô khác đảm bảo an toàn tuyệt đối theo quy định.
Các cá thể dòng ngô được gieo trồng trong khu cách ly để cho chúng thụ phấn tự do giữa các cá thể trong dòng.
Trong thời gian sinh trưởng, phát triển của cây cần kiểm định đồng ruộng theo quy định, khử bỏ triệt để các cây khác dạng trong các lô dòng vào giai đoạn ngô 5 -7 lá, trổ cỡ - phun râu, chín sinh lý (trước thu hoạch khoảng 15 ngày).
Hạt dòng bố mẹ thu hoạch, phơi khô, ghi mã lô hạt dòng cấp xác nhận theo thứ tự để quản lý, lưu giữ và truy xuất nguồn gốc trong kho lưu mẫu hạt dòng.
3.2.2.2 Đánh giá các tính trạng đặc trưng của cá thể và dòng
Người sản xuất dòng phải căn cứ bản mô tả dòng/giống của tổ chức khảo nghiệm hoặc của tác giả giống để quan sát chọn lọc các cá thể hoặc dòng/giống tại ruộng theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
Tại ruộng dòng, tiến hành đánh giá và đo đếm các tính trạng: số bắp hữu hiệu/cây, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của từng cá thể ở các cây mẫu của các dòng được chọn.
Lấy mẫu: Trước khi thu hoạch từ 3 ngày đến 4 ngày, đánh giá lần cuối các cá thể (vụ thứ nhất) và dòng (vụ thứ 2, vụ thứ 3) được chọn, mỗi dòng 10 cây tại 2 điểm ngẫu nhiên để đánh giá các chỉ tiêu trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.
Trong phòng, tiến hành đo đếm và đánh giá các tính trạng chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt, dạng hạt và màu sắc hạt của từng cá thể trong trường hợp thu cây mẫu ở các dòng được chọn.
Tính giá trị trung bình (), độ lệch chuẩn (s) của các tính trạng theo như bàn mô tả dòng/giống của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả. Chọn cá thể hoặc dòng có giá trị của tính trạng số lượng nằm trong khoảng ( ± s) và giá trị các tính trạng thời gian trỗ, thời gian chín bằng nhau (cùng ngày).
Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá cá thể (vụ thứ nhất) và dòng (vụ thứ 2, vụ thứ 3) ghi lại và kết luận cá thể và dòng có đạt tiêu chuẩn hay không.
3.2.3 Sản xuất hạt lai F1
3.2.3.1 Quy định chung
3.2.3.1.1 Rút cờ hàng mẹ và khử lẫn hàng bố, mẹ
Khử lẫn: Trên các hàng ngô dòng bố và dòng mẹ, từ khi cây ngô có 5 lá đến trước thời gian trỗ cờ- phun râu, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ toàn bộ cây khác dạng so với các tính trạng đặc trưng nhất ở bản mô tả (xem phụ lục B), cây bị sâu bệnh, cây còi cọc.
Rút cờ: Khi quan sát thấy có cây hàng mẹ bắt đầu nhú cờ, hàng ngày tiến hành rút bỏ toàn bộ cờ của các cây mẹ trước khi tung phấn.
3.2.3.1.2 Chặt bỏ ngô bố
Phải chặt toàn bộ cây ngô dòng bố ngay sau khi ngô dòng mẹ đã thâm râu; trước khi thu hoạch ngô mẹ, kiểm tra để loại bỏ hết cây bố sót và các cây lẫn khác.
3.2.3.2 Sản xuất hạt lai F1 giống ngô lai đơn
3.2.3.2.1 Dòng bố mẹ tham gia lai
Sản xuất hạt lai F1 giống ngô lai đơn gồm 2 dòng ngô: dòng bố và dòng mẹ tham gia (Sơ đồ A2 phụ lục A).
3.2.3.2.2 Yêu cầu về hạt dòng bố, mẹ
Lượng hạt dòng bố mẹ theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất, phù hợp với đặc tính của từng giống, kỹ thuật canh tác của địa phương và thời vụ gieo trồng.
Chất lượng hạt dòng bố, mẹ để sản xuất hạt lai F1 phải phù hợp theo quy định hiện hành.
3.2.3.2.3 Tỷ lệ và thời điểm gieo bố mẹ
Tùy thuộc vào chiều cao cây dòng bố so với cây dòng mẹ, lượng hạt phấn và thời gian cho phấn của dòng bố, để xác định tỷ lệ hàng bố, hàng mẹ cho phù hợp với từng cặp lai, thông thường sản xuất hạt lai F1 giống ngô lai đơn, tỷ lệ gieo 1 hàng bố và 3-4 hàng mẹ hoặc 2 hàng bố và 6-8 hàng mẹ. Xung quanh ruộng sản xuất hạt giống F1 gieo 1-2 hàng bố.
Thời điểm gieo dòng bố mẹ: Căn cứ thời gian sinh trưởng của dòng bố, dòng mẹ và vụ gieo trồng để bố trí thời điểm gieo hợp lý sao cho tung phấn - phun râu trùng khớp giữa dòng bố và dòng mẹ. Nên gieo dòng bố làm hai đợt trong đó đợt 1 cách đợt 2 từ 3 ngày đến 5 ngày.
3.2.3.3 Sản xuất hạt lai F1 giống ngô lai ba
3.2.3.3.1 Dòng bố, giống mẹ tham gia lai
Sản xuất hạt lai F1 giống ngô lai ba gồm bố là dòng thuần và mẹ là giống ngô lai đơn (Sơ đồ A3 phụ lục A).
3.2.3.3.2 Yêu cầu về hạt dòng bố và giống lai đơn làm mẹ
Lượng hạt dòng bố và dòng mẹ theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất, phù hợp với đặc tính của từng dòng/giống, kỹ thuật canh tác của địa phương và thời vụ gieo trồng.
Chất lượng hạt dòng bố và dòng mẹ để sản xuất hạt lai F1 phải phù hợp theo quy định hiện hành.
3.2.3.3.3 Tỷ lệ và thời điểm gieo bố mẹ
Tùy thuộc vào chiều cao cây dòng bố so với cây mẹ, lượng hạt phấn và thời gian cho phấn của dòng bố, để xác định tỷ lệ hàng bố, hàng mẹ cho phù hợp với từng cặp lai, thông thường sản xuất hat lai F1 giống ngõ lai ba, tỷ lệ gieo 1 hàng bố và 3 hàng mẹ hoặc 2 hàng bố và 6 hàng mẹ. Xung quanh ruộng gieo 1-2 hàng bố.
Thời điểm gieo bố mẹ: Căn cứ thời gian sinh trưởng của dòng bố, giống mẹ và vụ gieo trồng để bố trí thời điểm gieo hợp lý sao cho từng phần - phun râu trùng khớp giữa dòng bố và giống mẹ. Nên gieo dòng bố làm hai đợt trong đó đợt 1 cách đợt 2 từ 3 ngày đến 5 ngày.
3.2.3.4 Sản xuất hạt lai F1 gióng ngô lai kép
3.2.3.4.1 Giống ngô lai đơn tham gia lai
Sản xuất hạt lai F1 giống ngô lai kép gồm 2 giống ngô lai đơn lai với nhau, tức là bổ là một giống ngô lai đơn và mẹ là giống ngô lai đơn (Sơ đồ A4 phụ lục A).
3.2.3 4.2 Yêu cầu về hạt giống lai làm bố mẹ
Lượng hạt dòng bố mẹ theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất, phù hợp với đặc tính của từng giống, kỹ thuật canh tác của địa phương và thời vụ gieo trồng.
Chất lượng hạt dòng bố, mẹ để sản xuất hạt lai F1 phải phù hợp theo quy định hiện hành.
3.2.3.4.3 Tỷ lệ và thời điểm gieo bố mẹ
Tùy thuộc vào chiều cao cây dòng bố so với cây mẹ, lượng hạt phấn và thời gian cho phấn của dòng bố, để xác định tỷ lệ hàng bố, hàng mẹ cho phù hợp với từng cặp lai, thông thường sản xuất hạt lai F1 giống ngô lai kép, tỷ lệ gieo 1 hàng bố và 3-4 hàng mẹ hoặc 2 hàng bố và 6-8 hàng mẹ. Xung quanh ruộng sản xuất hạt lai F1 gieo 1-2 hàng bố.
Thời điểm gieo dòng ngô bố mẹ: Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống bố, giống mẹ và vụ gieo trồng để bố trí thời điểm gieo hợp lý sao cho tung phấn - phun râu trùng khớp giữa giống bố và giống mẹ. Nên gieo dòng bố làm hai đợt trong đó đợt 1 cách đợt 2 từ 3 ngày đến 5 ngày.
Phụ lục A
(Quy định)
Sơ đồ duy trì, nhân dòng và lai các dòng ngô thuần
A1. Sơ đồ duy trì và nhân dòng ngô thuần
A2. Sơ đồ lai đơn
A3. Sơ đồ lai ba
A4. Sơ đồ lai kép
Phụ lục B
(Quy định)
Các tính trạng đặc trưng của các dòng (giống) ngô
Bảng B.1- Các tính trạng đặc trưng nhất của dòng (giống) ngô
TT | Tính trạng | Thời điểm đánh giá | Mức độ biểu hiện | Mã số | Phương pháp đánh giá |
1 | Lá thứ nhất: Sắc tố antoxian của bẹ | 2 lá xòe ra | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất đậm | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
9 | Lá thứ nhất: Hình dạng phần đỉnh | 4 lá xòe ra | Nhọn Nhọn đến tròn Tròn Tròn đến hình thìa Hình thìa | 1 2 3 4 5 | Quan sát |
3 | Bộ lá: Mức độ xanh | Bắt đầu xuất hiện hoa - Hoa xuất hiện hoàn toàn | Nhạt Trung bình Đậm | 1 2 3 | Quan sát |
4 | Lá: Sự gợn sóng của mép | Bắt đầu xuất hiện hoa - Hoa xuất hiện hoàn toàn | Không có hoặc rất ít Trung bình Nhiều | 1 2 3 | Quan sát |
5 | Lá: Góc giữa phiến lá và thân (lá phía trên của bắp trên cùng) | Hoa nở 50% - Hoa nở hoàn toàn | Rất hẹp Hẹp Trung bình Rộng Rất rộng | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
6 | Thân: Mức độ dích dắc | Hoa nở 50% - Hoa nở hoàn toàn | Không có ít Nhiều | 1 2 3 | Quan sát |
7 | Cờ: Thời gian trỗ (50% số cây có hoa nở ở phần giữa của trục chính) | Hoa nở 50% | Rất sớm Sớm Trung bình Muộn Rất muộn | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
8 | Cờ: Sắc tố antoxian của bao phấn (1/3 hoa ở giữa trục chính, trên bao phần tươi) | Hoa nở 50% | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất đậm | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
9 | Cờ: Góc giữa trục chính và nhánh bên (ở 1/3 bông cờ phía dưới) | Hoa nở 50% | Rất hẹp Hẹp Trung bình Rộng Rất rộng | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
10 | Cờ: Số nhánh cấp 1 | Hoa nở 50% | Không có hoặc rất ít ít Trung bình Nhiều Rất nhiều | 1 3 5 7 9 | Quan sát hoặc Đo đếm |
11 | Bắp: Thời gian phun râu (50 % số cây phun râu) | Hoa nở 50% | Rất sớm Sớm Trung bình Muộn Rất muộn | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
12 | Bắp: Sắc tố antoxian của râu | Hoa nở 50% | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất đậm | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
13 | Thân: Sắc tố antoxian ở rễ chân kiềng | Hoa nở 50% - Chín sữa | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất Đậm | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
14 | Lá: Sắc tố antoxian của be (lá ở giữa thân cây) | Tiền, chín sữa (hạt còn loãng nước) - Hạt đạt kích cỡ tối đa | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất đậm | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
15 | Cờ: Chiều dài trục chính từ nhánh thấp nhất | Tiền chín sữa (hạt còn loãng nước) - Hạt đạt kích cỡ tối đa | Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
16.1 | Cây: Chiều cao Đối với dòng tự phối (kể cả bông cờ) | Hạt đạt kích cỡ tối đa | Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao | 1 3 5 7 9 | Quan sát và Đo đếm |
16.2 | Cây: Chiều cao Đối với giống lai & giống thụ phấn tự do (kể cả bông cờ) | Hạt đạt kích cỡ tối đa | Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao | 1 3 5 7 9 | Quan sát và Đo đếm |
17. | Cây: Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên cùng so với chiều cao cây | Hạt đạt kích cỡ tối đa | Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao | 1 3 5 7 9 | Quan sát và Đo đếm |
18 | Bắp: Chiều dài (Không kể lá bi) | Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được) | Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài | 1 3 5 7 9 | Quan sát và Đo đếm |
19 | Bắp: Đường kính (ở giữa bắp) | Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được) | Rất nhỏ Nhỏ Trung bình To Rất to | 1 3 5 7 9 | Quan sát và Đo đếm |
20 | Bắp: Số hàng hạt | Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được) | Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều | 1 3 5 7 9 | Quan sát và Đo đếm |
21 | Hạt: Mức độ màu vàng Đối với giống ngô đường | Chín sữa - Hạt đạt kích cỡ tối đa | Nhạt Trung bình Đậm | 3 5 7 | Quan sát |
22 | Hạt: Chiều dài Đối với giống ngô đường | Chín sữa - Hạt đạt kích cỡ tối đa | Ngắn Trung bình Dài | 3 5 7 | Quan sát và Đo đếm |
23 | Hạt: Chiều rộng Đối với giống ngô đường | Chín sữa - Hạt đạt kích cỡ tối đa | Hẹp Trung bình Rộng | 3 5 7 | Quan sát và Đo đếm |
24 | Bắp: Dạng hạt (Dạng hạt ở 1/3 giữa bắp) | Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được) | Đá Bán đá Bán răng ngựa Răng ngựa Ngô đường Ngô nổ Ngô nếp Ngô bột | 1 2 3 4 5 6 7 8 | Quan sát |
25 | Bắp: Sự cố ở đỉnh hạt Đối với giống ngô đường | Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được) | Ít Trung bình Nhiều | 1 3 5 | Quan sát |
26 | Dạng hạt nổ Đối với giống ngô nổ | Hạt dễ tách khỏi lõi | Hình cánh bướm Hình trung gian Hình cầu | 1 2 3 | Quan sát |
27 | Bắp: Màu chính của lưng hạt (trừ các giống ngô đường) | Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được) | Trắng trong Trang đục Vàng nhạt Vàng Da cam Đỏ Tím | 1 2 3 4 5 6 7 | Quan sát |
28 | Bắp: Sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi | Hạt dễ tách khỏi lõi | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất đậm | 1 3 5 7 9 | Quan sát |
Tài liệu tham khảo
1. QCVN 01-66: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống ngô.
2. QCVN 01-47: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống ngô thụ phấn tự do.
3. QCVN 01-53: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống ngô lai.
4. TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.
5. TCVN 8550: 2018 - Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống.
6. TCVN 12182:2018 - Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.