Công văn 4696/KBNN-KTNN 2019 về hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4696/KBNN-KTNN

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Cơ quan ban hành: Kho bạc Nhà nướcSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4696/KBNN-KTNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Hồng Hà
Ngày ban hành:29/09/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Kế toán-Kiểm toán

tải Công văn 4696/KBNN-KTNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 4696/KBNN-KTNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
--------

Số: 4696/KBNN-KTNN
V/v: Hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2017

Kính gửi:

- Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

Ngày 28/07/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 77/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Thông tư quy định các nội dung cơ bản, có tính nguyên tắc, ít có sự biến động về Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời trong quá trình thực hiện, Thông tư quy định Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước hướng dẫn các nội dung cụ thể, có tính nghiệp vụ về hạch toán kế toán phù hợp với quy trình nghiệp vụ.

Căn cứ Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan đến quản lý Ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước, Kho bạc nhà nước hướng dẫn thực hiện nội dung cụ thể về kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, như sau:

1. Danh mục, mẫu biểu chứng từ và phương pháp ghi chép chứng từ thanh toán (Phụ lục I kèm theo).
2. Danh mục, mẫu biểu bảng kê, báo cáo dùng trong thanh toán (Phụ lục II kèm theo).
3. Báo cáo số liệu tài khoản chi hoàn thuế giá trị gia tăng (Phụ lục III kèm theo).
4. Hướng dẫn Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh kiểm tra chữ ký số trên danh sách các quyết định hoàn thuế do Tổng cục Thuế gửi qua thư điện tử (Phụ lục IV kèm theo).
5. Nội dung, phương pháp ghi chép và quy trình luân chuyển chứng từ kế toán (Phụ lục V kèm theo).
6. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản kế toán (Phụ lục VI kèm theo).
7. Quy trình phân bổ dự toán và phương pháp kế toán dự toán (Phụ lục VII kèm theo).
8. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu (Phụ lục VIII kèm theo).
Các nội dung liên quan đến quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Đề nghị Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện Thông tư số 77/2017/TT-BTC và hướng dẫn cụ thể tại Công văn này theo các phần nghiệp vụ liên quan đến trách nhiệm được giao.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Kho bạc Nhà nước (Cục Kế toán nhà nước) để được hướng dẫn xử lý./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ NSNN, Vụ Đầu tư,Vụ HCSN, Cục QLN&TCĐN, Vụ CĐKT&KT;
- Văn phòng KBNN, Vụ THPC, Vụ KSC,
Vụ KQ, Vụ TTKT, Vụ TVQT,Cục QLNQ,
Cục CNTT, Trường NVKB,Tạp chí QLNQ;
- Lưu: VT, KTNN (130 bản).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Hồng Hà

Phụ lục IV

HƯỚNG DẪN KBNN CẤP TỈNH KIỂM TRA CHỮ KÝ SỐ TRÊN

DANH SÁCH CÁC QUYẾT ĐỊNH HOÀN THUẾ DO

TỔNG CỤC THUẾ GỬI QUA THƯ ĐIỆN TỬ

 

(Kèm theo Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của KBNN)

 

Khi nhận được thư điện tử (email) của Tổng cục Thuế trong đó có đính kèm file excel Bảng kê các Quyết định hoàn thuế có ký số, người sử dụng (Lãnh đạo Phòng Kế toán nhà nước - KBNN cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra:

- Kiểm tra đảm bảo đúng địa chỉ người gửi là: [email protected].

- Lưu file Bảng kê các Quyết định hoàn thuế vào một thư mục lựa chọn trên máy tính

- Kiểm tra thông tin chữ ký số trên file bằng cách Chọn biểu tượng ký số ở góc dưới bên tay trái.

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

Thông tin chữ ký số hiển thị như sau:

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

- Chọn “Signature Details” để hiện thị thông tin người ký :

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

 

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

  •  

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

- Chọn nút “View” để hiển thị chi tiết thông tin người ký, người sử dụng kiểm tra đảm bảo đúng các thông tin về người ký như sau:

+ Issued to (và Signing as nêu trên): Tên người ký do Cục Kế toán nhà nước thông báo (Ví dụ: Đào Ngọc Sơn hoặc Lê Thị Duyên Hải)

+ Issued by: “Co quan chung thuc so Bo Tai chinh”

+ Valid from: Thời điểm nhận được thư điện tử nằm trong khoản thời gian hiệu lực của chứng thư số.

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

Hoặc:

Công văn 4696/KBNN-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

Chọn nút OK để đóng cửa số hiển thị thông tin chữ ký số.

Trường hợp trên file excel Bảng kê các Quyết định hoàn thuế không có biểu tượng ký số hoặc có biểu tượng ký số nhưng thông tin người ký không đúng như hướng dẫn nêu trên, người sử dụng gửi thư điện tử phản hồi lại Tổng cục Thuế ([email protected]) và Cục Kế toán nhà nước, để Tổng cục Thuế kiểm tra, gửi lại Bảng kê các Quyết định hoàn thuế.

Trường hợp người sử dụng cố ý thay đổi nội dung của file excel Bảng kê các Quyết định hoàn thuế thì biểu tượng ký số sẽ mất, thể hiện file không được ký số.

Trường hợp cần lấy lại file gốc, người sử dụng tải lại file trên thư điện tử được gửi bởi Tổng cục Thuế.

Ngoài các trường hợp người sử dụng gửi thư điện tử phản hồi lại Tổng cục Thuế và Cục Kế toán nhà nước nêu trên, trong quá trình thực hiện, các vướng mắc khác liên quan đến thông tin chữ ký số trên file excel Bảng kê các quyết định hoàn thuế, các đơn vị KBNN gửi lỗi về địa chỉ hòm thư: [email protected] với tiêu đề (subject) là TABMIS, để được hỗ trợ xử lý.

Phụ lục V

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP

VÀ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

(Kèm theo Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của KBNN)

 

        1. Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (Mẫu số C1-04/NS)

Mục đích

Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN là chứng từ kế toán do cơ quan quyết định hoàn trả lập, yêu cầu KBNN đồng cấp trích NSNN để hoàn trả số tiền do đơn vị, cá nhân đã nộp vào NSNN theo quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và Luật thuế giá trị gia tăng; là căn cứ để KBNN hạch toán giảm thu hoặc ghi chi NSNN.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan ra quyết định hoàn trả

- Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập lệnh; số Quyết định và ngày Quyết định hoàn trả; tên và mã cơ quan thu (mã ĐVQHNS) của cơ quan ra lệnh hoàn trả.

- Ghi rõ tên, mã số thuế và địa chỉ nơi đăng ký hoạt động của tổ chức, cá nhân. Địa chỉ phải ghi cụ thể xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng (chuyển khoản hoặc tiền mặt). Không chọn đồng thời 2 phương thức nộp trên cùng một chứng từ.

- Ghi tên KBNN trực tiếp hoàn trả; số tài khoản của đối tượng được hoàn trả (Trường hợp tài khoản tại KBNN ghi theo định dạng tài khoản “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng tài khoản “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”. Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0); Tên NH (KBNN) nơi đối tượng được hoàn trả mở tài khoản; Tên, số CMND/HC hoặc Căn cước công dân của người nhận tiền (trong trường hợp trả bằng tiền mặt); Lý do hoàn trả.

- Chi tiết nội dung khoản hoàn trả: Đối với trường hợp hoàn thuế do nộp nhầm, nộp thừa, nội dung khoản nộp NSNN chi tiết từng nội dung theo mã nội dung kinh tế (tiểu mục), mã chương, KBNN nơi thu ngân sách, năm ngân sách (năm dương lịch nộp khoản tiền đó vào NSNN) và số tiền đã nộp, số tiền được quyết định hoàn trả, mỗi chi tiết khoản hoàn trả ghi vào một dòng.

Riêng đối với trường hợp hoàn thuế GTGT theo Luật thuế GTGT thì nội dung chi hoàn thuế GTGT chi tiết mã NDKT ghi Tiểu mục 7551- Chi hoàn thuế giá trị gia tăng, mã chương ghi Chương 160- Các quan hệ khác của ngân sách, năm ngân sách của khoản chi ngân sách; KBNN nơi thu ngân sách (ghi KBNN đồng cấp với cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế), số tiền được quyết định hoàn trả.

- Tổng số tiền hoàn trả bằng số và bằng chữ.

Kho bạc Nhà nước trực tiếp hoàn trả (KBNN A)

- Kiểm soát các yếu tố trên chứng từ đảm bảo đã được ghi đầy đủ, chính xác.

- Ghi mã địa bàn hành chính, mã nguồn NSNN (nếu có), niên độ hạch toán hoàn trả, phân định trường hợp giảm thu hay chi NSNN và các tài khoản liên quan.

- Thực hiện báo Nợ KBNN có trách nhiệm chi trả.

Luân chuyển chứng từ

- Cơ quan quyết định hoàn trả khoản thu lập 02 liên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN gửi đến KBNN đồng cấp trên địa bàn (KBNN trực tiếp thưc hiện chi trả). KBNN đồng cấp trên địa bàn thực hiện chuyển tiền để hoàn trả cho đối tượng được hoàn trả. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

+ 01 liên gửi cơ quan ra quyết định hoàn trả trong trường hợp hoàn thuế GTGT theo Luật thuế GTGT (Hủy bỏ trong trường hợp hoàn thuế nộp nhầm nộp thừa).

        2. Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN (Mẫu số C1-05/NS)

Mục đích

Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN là chứng từ kế toán do cơ quan quyết định hoàn trả lập gửi KBNN đồng cấp để thực hiện bù trừ khoản thuế còn phải nộp.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan ra quyết định hoàn trả

Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập lệnh; số Quyết định và ngày Quyết định hoàn trả; tên và mã cơ quan thu (mã ĐVQHNS) của cơ quan ra lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN.

Về khoản hoàn trả:

- Ghi rõ tên, mã số thuế, địa chỉ của người được hoàn trả, tên KBNN trực tiếp thực hiện hoàn trả, tỉnh, thành phố;

- Lý do hoàn trả;

- Chi tiết nội dung khoản hoàn trả: Đối với trường hợp hoàn thuế do nộp nhầm, nộp thừa, nội dung khoản nộp NSNN chi tiết từng nội dung theo mã nội dung kinh tế (tiểu mục), mã chương, KBNN nơi thu ngân sách, năm ngân sách (năm dương lịch nộp khoản tiền đó vào NSNN) và số tiền đã nộp, số tiền được quyết định hoàn trả, mỗi chi tiết khoản hoàn trả ghi vào một dòng.

Riêng đối với trường hợp chi hoàn thuế GTGT theo Luật thuế GTGT thì nội dung chi hoàn thuế GTGT chi tiết mã NDKT ghi Tiểu mục 7551- Chi hoàn thuế giá trị gia tăng, mã chương ghi Chương 160- Các quan hệ khác của ngân sách, năm ngân sách của khoản chi ngân sách; KBNN nơi thu ngân sách (ghi KBNN đồng cấp với cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế), số tiền được quyết định hoàn trả.

- Tổng số tiền hoàn trả bằng số và bằng chữ;

Về khoản được bù trừ:

- Ghi rõ mã số thuế; ghi rõ số và ngày của Tờ khai/Quyết định/Thông báo, kỳ thuế (nếu có).

- Phần liệt kê các khoản được khấu trừ thu NSNN chi tiết từng nội dung theo tài khoản ghi thu NSNN, TK tạm thu, tạm giữ, mã đơn vị QHNS của  cơ quan quản lý thu, mã NDKT, mã Chương, KBNN nơi thu ngân sách, số tiền thu NSNN, mỗi chi tiết khoản nộp ghi vào một dòng.

- Tổng số tiền được bù trừ bằng số và bằng chữ.

Về khoản còn lại được hoàn trả: là số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ khoản để thu NSNN.

- Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ, hình thức hoàn trả;

- Ghi số tài khoản của người được hoàn trả (Trường hợp tài khoản tại KBNN ghi theo định dạng tài khoản “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng tài khoản “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”. Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0), ghi tên ngân hàng (KBNN) nơi đối tượng được hoàn trả mở tài khoản; Tên, số CMND/HC hoặc Căn cước công dân của người nhận tiền (tiền mặt).

Kho bạc Nhà nước trực tiếp hoàn trả (KBNN A)

- Kiểm soát các yếu tố trên chứng từ đảm bảo đã được ghi đầy đủ, chính xác.

- Ghi mã ĐBHC, mã nguồn NSNN của từng khoản hoàn trả (nếu có), niên độ hạch toán hoàn trả, ghi giảm thu hoặc chi NSNN theo quy định và định khoản các tài khoản liên quan.

- Ghi mã ĐBHC, mã nguồn NS của từng khoản nộp ngân sách (nếu có) trong trường hợp hạch toán thu NSNN tại KBNN hoàn trả và định khoản các tài khoản liên quan.

- Hạch toán báo Nợ KBNN có trách nhiệm hoàn trả khoản thu ngân sách.

- Hạch toán báo Có KBNN có trách nhiệm hạch toán thu NSNN.

- Hạch toán phần đã bù trừ trả cho đối tượng thụ hưởng.

- Thực hiện báo Nợ KBNN có trách nhiệm chi trả và báo Có cho KBNN nơi thu khoản nộp NSNN.

Người nhận tiền

Trong trường hợp hoàn trả bằng tiền mặt, người nhận tiền ký, ghi rõ họ tên.

KBNN nơi thu nợ thuế

Nhận được báo Có do KBNN thực hiện hoàn trả và thu hộ số nộp NSNN chuyển đến thực hiện hạch toán thu NSNN như trường hợp thu NSNN bằng chuyển khoản.

KBNN có trách nhiệm hoàn trả

Căn cứ báo Nợ của KBNN đã chi trả hộ, KBNN hạch toán khoản hoàn trả theo quy định.  

Luân chuyển chứng từ

        Cơ quan quyết định hoàn trả lập 02 liên Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN, gửi đến KBNN đồng cấp trên địa bàn. KBNN đồng cấp thực hiện chuyển tiền cho đối tượng được hoàn trả. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

+ 01 liên gửi cơ quan ra quyết định hoàn trả trong trường hợp hoàn thuế GTGT theo Luật thuế GTGT (Hủy bỏ trong trường hợp hoàn thuế nộp nhầm nộp thừa).

        3. Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN (C1-07a/NS)

Mục đích

- Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN là chứng từ kế toán do cơ quan thu lập đề nghị KBNN điều chỉnh thông tin đã kê khai trong Giấy nộp tiền vào NSNN đối với các khoản thu NSNN bằng đồng Việt Nam.

- Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN chỉ sử dụng khi cơ quan thu yêu cầu điều chỉnh thông tin thu NSNN trong phạm vi một KBNN. Trường hợp yêu cầu điều chỉnh thông tin thu NSNN liên quan tới hai KBNN trở lên, cơ quan thu lập văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin thu NSNN gửi KBNN làm căn cứ hạch toán điều chỉnh theo quy định.

Trường hợp một số thông tin thu NSNN cần điều chỉnh không được đề cập trong Mẫu C1-07a/NS  như: Tên người nộp thuế, Mã số thuê, Tên cơ quan thu…, cơ quan thu ghi vào phần nội dung “Các thông tin khác đề nghị điều chỉnh” trên Mẫu C1-07a/NS.

- Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN là căn cứ để thực hiện bút toán điều chỉnh.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan đề nghị điều chỉnh:

- Ghi đầy đủ tên, mã và địa chỉ của cơ quan thu; Số chứng từ.

- Đánh dấu “x” vào hình thức nộp tiền tương ứng.

- Ghi tên và tỉnh, thành phố của KBNN nhận giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN. 

- Ghi rõ số và ngày của giấy nộp tiền vào NSNN cần được điều chỉnh; mã số thuế của đối tượng nộp thuế; ghi đầy đủ các yếu tố lý do điều chỉnh, các yếu tố cần điều chỉnh như mã TKKT, mã NDKT (tiểu mục), mã CQ thu, mã chương, kỳ thuế, số tiền; số tiền tổng cộng của thông tin đã kê khai và đề nghị điều chỉnh lại.

- Ghi các thông tin khác đề nghị điều chỉnh trên 2 mục thông tin đã kê khai và đề nghị điều chỉnh lại (nếu có).

- Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm đề nghị điều chỉnh.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước:                                          

KBNN thực hiện hạch toán điều chỉnh theo đúng thông tin đề nghị điều chỉnh.

Luân chuyển chứng từ

Cơ quan thu lập 02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN gửi đến KBNN thực hiện điều chỉnh. Các liên được xử lý như sau:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán điều chỉnh và lưu tại KBNN;

- 01 liên gửi cơ quan đề nghị điều chỉnh.

Trường hợp cơ quan thu gửi Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN bằng phương thức điện tử (có ký số), KBNN thực hiện in phục hồi 01 liên làm căn cứ hạch toán điều chỉnh và lưu tại KBNN.       

        4. Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN bằng ngoại tệ (C1-07b/NS)

Mục đích

- Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN là chứng từ kế toán do cơ quan thu lập đề nghị KBNN điều chỉnh thông tin đã kê khai trong Giấy nộp tiền vào NSNN đối với các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ.

- Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN chỉ sử dụng khi cơ quan thu yêu cầu điều chỉnh thông tin thu NSNN trong phạm vi một KBNN. Trường hợp yêu cầu điều chỉnh thông tin thu NSNN liên quan tới hai KBNN trở lên, cơ quan thu lập văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin thu NSNN gửi KBNN làm căn cứ hạch toán điều chỉnh theo quy định.

Trường hợp một số thông tin thu NSNN cần điều chỉnh không được đề cập trong Mẫu C1-07b/NS  như: Tên người nộp thuế, Mã số thuê, Tên cơ quan thu…, cơ quan thu ghi vào phần nội dung “Các thông tin khác đề nghị điều chỉnh” trên Mẫu C1-07b/NS.

- Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN là căn cứ để thực hiện bút toán điều chỉnh.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan đề nghị điều chỉnh:

- Ghi đầy đủ tên, mã và địa chỉ của cơ quan thu; số chứng từ.

- Đánh dấu “x” vào hình thức nộp tiền tương ứng.

- Ghi tên và tỉnh, thành phố của KBNN nhận giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN. 

- Ghi rõ số và ngày của giấy nộp tiền vào NSNN cần được điều chỉnh; mã số thuế của đối tượng nộp thuế; ghi đầy đủ lý do, các yếu tố cần điều chỉnh như mã TKKT, mã NDKT (tiểu mục), mã CQ thu, mã chương, kỳ thuế, số tiền bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam; số tiền tổng cộng của thông tin đã kê khai và đề nghị điều chỉnh lại.

- Ghi các thông tin khác đề nghị điều chỉnh trên 2 mục thông tin đã kê khai và đề nghị điều chỉnh lại (nếu có).

- Ghi đầy đủ ngày tháng năm đề nghị điều chỉnh.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước:                                          

KBNN thực hiện hạch toán điều chỉnh theo đúng thông tin đề nghị điều chỉnh.

Luân chuyển chứng từ

Cơ quan thu lập 02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN bằng ngoại tệ gửi đến KBNN thực hiện điều chỉnh. Các liên được xử lý như sau:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán điều chỉnh và lưu tại KBNN;

- 01 liên gửi cơ quan đề nghị điều chỉnh.

Trường hợp cơ quan thu gửi Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN bằng phương thức điện tử (có ký số), KBNN thực hiện in phục hồi 01 liên làm căn cứ hạch toán điều chỉnh và lưu tại KBNN

5. Lệnh ghi thu ngân sách (Mẫu số C1-08/NS)

KBNN sẽ có hướng dẫn riêng trong trường hợp sử dụng chứng từ này.

6. Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01a/NS)

Mục đích

Lệnh chi tiền này là chứng từ kế toán do cơ quan Tài chính lập để làm căn cứ thực hiện trích quỹ NSNN để cấp kinh phí ngân sách cho các đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển nguồn kinh phí ngân sách; là căn cứ để CQTC, KBNN hạch toán chi NSNN.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan tài chính:

- Lệnh chi tiền phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, số, ngày, tháng, năm của Thông tri duyệt y dự toán; ghi ngày, tháng, năm lập lệnh, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: Chọn tạm ứng hoặc thực chi; chuyển khoản hoặc tiền mặt. Không chọn đồng thời 2 phương thức chi hoặc 2 hình thức thanh toán trên cùng một chứng từ.

- Ghi rõ các thông tin: Tên KBNN, chi ngân sách, tài khoản chi ngân sách theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, mã TCNS, tên và mã CTMT, dự án (nếu có).

- Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi, mã nguồn NSNN, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi tiểu mục chi ghi trên một dòng).

- Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

- Phần đơn vị nhận tiền:

+ Trường hợp lĩnh bằng chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (Trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”. Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0. Ghi tên KBNN (NH), mã KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản; các yếu tố họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp để trống.

+ Trường hợp lĩnh tiền mặt: Ghi rõ họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, ngày cấp, nơi cấp; các yếu tố số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền, tại KBNN (NH), mã KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản để trống.

+ Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Sau khi lập chứng từ, chuyên viên CQTC thực hiện:

- Ghi mã địa bàn hành chính.

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán.

        - Định khoản nghiệp vụ chi NSNN.

Kho bạc Nhà nước

- KTV KBNN nhận LCT, kiểm tra các thông tin có liên quan nếu phù hợp, hoàn thiện các yếu tố thanh toán theo quy định, in LCT phục hồi.

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ:

Cơ quan tài chính lập 01 liên LCT làm căn cứ hạch toán và lưu.

7. Lệnh chi tiền phục hồi (Mẫu số C2-01b/NS)

Mục đích

Lệnh chi tiền phục hồi là chứng từ kế toán phục hồi do kế toán viên KBNN in từ chương trình TABMIS căn cứ theo thông tin về YCTT do cơ quan tài chính (cấp TW, cấp tỉnh, cấp huyện) nhập và chuyển sang KBNN đồng cấp, để làm căn cứ thực hiện thanh toán hoặc báo có cho đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển nguồn kinh phí ngân sách.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Các yếu tố của chứng từ dựa trên thông tin của Lệnh chi tiền do CQTC nhập vào hệ thống.

Lưu ý: Đối với phân đoạn “tài khoản” chi ngân sách nhà nước và của người nhận tiền (trường hợp chuyển tiền cho đơn vị vào tài khoản tại KBNN) được ghi theo định dạng: “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”.

        Kế toán KBNN thực hiện:

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán.

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ:

        - Trường hợp cấp kinh phí cho đối tượng thụ hưởng mở TK tại KBNN nhận LCT, hoặc chi trả tiền mặt cho đối tượng thụ hưởng tại KBNN nhận LCT: LCT phục hồi được in 02 liên:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

        + 01 liên báo có cho đơn vị hoặc trả cho người lĩnh tiền;

        - Trường hợp cấp kinh phí cho đối tượng thụ hưởng có TK tại KBNN khác hoặc có TK tại ngân hàng thực hiện thanh toán điện tử, LCT phục hồi được in 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu.

        Lưu ý

        Trường hợp hệ thống TABMIS gặp sự cố, phương pháp ghi chép và luân chuyển chứng từ LCT do cơ quan tái chính lập thực hiện theo Mẫu số C2-01c/NS của ngân sách xã.

8. Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01c/NS)

Mục đích

Lệnh chi tiền này là chứng từ kế toán do UBND xã lập để làm căn cứ thực hiện trích quỹ NSNN để cấp kinh phí ngân sách cho các đối tượng thụ hưởng; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

UBND xã:

- Lệnh chi tiền phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, số, ngày, tháng, năm của Thông tri duyệt y dự toán; ghi ngày, tháng, năm lập lệnh, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: Chọn tạm ứng hoặc thực chi; chuyển khoản hoặc tiền mặt. Không chọn đồng thời 2 phương thức chi hoặc 2 hình thức thanh toán trên cùng một chứng từ.

- Ghi rõ các thông tin: Tên KBNN, chi ngân sách, tài khoản chi ngân sách theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, mã TCNS, tên và mã CTMT, dự án (nếu có).

- Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi, mã nguồn NSNN, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi tiểu mục chi ghi trên một dòng).

- Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

- Phần đơn vị nhận tiền:

+ Trường hợp lĩnh bằng chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (Trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”. Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0. Ghi tên KBNN (NH), mã KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản; các yếu tố họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp để trống.

+ Trường hợp lĩnh tiền mặt: Ghi rõ họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, ngày cấp, nơi cấp; các yếu tố số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền, tại KBNN (NH), mã KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản để trống.

+ Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Sau khi lập chứng từ, cán bộ tài chính xã chuyển LCT giấy đến KBNN nơi giao dịch (bộ phận kiểm soát chi của KBNN) để hạch toán chi cho xã.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi: Kiểm soát chứng từ, ký, ghi ngày, tháng, năm vào nơi quy định.

        - Giám đốc KBNN: ký đầy đủ vào nơi quy định.

        - Bộ phận Kế toán: Ghi mã địa bàn hành chính, định khoản nghiệp vụ chi NSNN, ghi ngày, tháng, năm hạch toán, ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Dùng trong trường hợp xã là 1cấp ngân sách.

UBND xã lập Lệnh chi tiền (gồm 04 liên) gửi Bộ phận Kiểm soát chi của KBNN nơi mở tài khoản để nhập vào TABMIS. Tại KBNN, các liên chứng từ được xử lý như sau:

Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên để báo nợ cho UBND xã;

        + 01 liên báo Có cho người thụ hưởng;

        + 01 liên UNC thừa hủy bỏ.

Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản:

- Trường hợp đơn vị nhận tiền có tài khoản tại KBNN nơi nhận Lệnh chi tiền:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên báo nợ cho xã;

        + 01 liên báo có cho đơn vị;

        + 01 liên UNC thừa hủy bỏ.

- Trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản tại ngân hàng:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên báo nợ cho xã;

        + 02 liên chứng từ còn lại được sử dụng làm chứng từ thanh toán nếu giao nhận chứng từ thủ công với ngân hàng hoặc hủy bỏ nếu thanh toán điện tử với ngân hàng.

- Trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản tại KBNN khác:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận kiểm soát chi để;

        + 01 liên báo nợ cho xã;

        + 02 liên chứng từ còn lại được hủy bỏ.

        9. Giấy rút dự toán ngân sách (Mẫu số C2-02a/NS)

Mục đích

Giấy rút dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập để rút kinh phí thường xuyên, chi viện trợ cho nước ngoài, chi mua sắm hàng hóa dự trữ quốc gia của ngân sách bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN. Chứng từ này sử dụng trong trường hợp không phát sinh khoản trích nộp thuế theo quy định.

        Đối với xã, Giấy rút dự toán ngân sách dùng trong trường hợp xã là đơn vị sử dụng ngân sách.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách, UBND xã:

- Giấy rút dự toán ngân sách phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi năm ngân sách, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: chọn tạm ứng hoặc thực chi, ứng trước đủ điều kiện thanh toán hoặc ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán; chuyển khoản hoặc tiền mặt tại kho bạc hoặc tiền mặt tại ngân hàng. Không chọn đồng thời 2 phương thức chi hoặc 2 hình thức thanh toán trên cùng một chứng từ.

- Đơn vị sử dụng ngân sách:

        + Ghi rõ tên đơn vị sử dụng ngân sách, tài khoản của đơn vị theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, tên và mã CTMT, DA (nếu có). Ghi số cam kết chi của HĐK (nếu có HĐK), số CKC của hợp đồng thực hiện trong trường hợp thực hiện chi đối với hợp đồng đã CKC tại KBNN.

        + Phần nội dung thanh toán: Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung thanh toán, mã nguồn NSNN (TCNKP - theo bảng mã hóa gồm 2 ký tự), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi tiểu mục chi ghi trên một dòng).

- Số tiền ghi bằng số tại cột “Số tiền” (cột 6) phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Số tiền ghi bằng chữ”.

        - Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi tên đơn vị nhận tiền, địa chỉ, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”. Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0), ghi mã CTMT, DA và hạch toán chi tiết (nếu có), tại KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản; các yếu tố họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp để trống.

        - Trường hợp lĩnh tiền mặt tại Kho bạc hoặc lĩnh tiền mặt tại Ngân hàng: Ghi họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp; các yếu tố số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền, tại KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản để trống. Trường hợp lĩnh tiền mặt tại ngân hàng, thủ quỹ của KBNN và người nhận tiền không phải ký nhận trên chứng từ này.

        + Ghi số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng bằng chữ.

        + Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

        - Bộ phận kiểm soát chi ghi ngày, tháng, năm và ký vào nơi quy định.

        - Giám đốc: ký duyệt đầy đủ vào nơi quy định.

        - Kế toán: Ghi ngày, tháng, năm ghi sổ, định khoản và đóng dấu đầy đủ theo quy định.

        - Thủ quỹ chi tiền cho đơn vị, đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN”, ký đầy đủ vào nơi quy định trong trường hợp lĩnh tiền mặt từ KBNN.

        - Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

        - Trường hợp rút dự toán kinh phí bằng tiền mặt, đơn vị nhận tiền mở tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác:

        Đơn vị SDNS lập 02 liên Giấy rút dự toán NS gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên trả lại đơn vị (Qua bộ phận KSC).

- Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị nhận tiền có tài khoản tại một KBNN:

        Đơn vị sử dụng ngân sách lập 03 liên Giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC);

        + 01 liên báo Có cho đơn vị nhận tiền (Qua bộ phận KSC).

        10. Giấy rút dự toán ngân sách (Mẫu số C2-02b/NS)

Mục đích

Giấy rút dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập để rút kinh phí thường xuyên của ngân sách (dự toán kinh phí thường xuyên, dự toán thường xuyên CTMT và dự toán kinh phí ủy quyền thường xuyên, khác) bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN. Chứng từ này sử dụng trong trường hợp đơn vị rút dự toán để thanh toán cho đơn vị thụ hưởng đồng thời nộp thuế theo quy định.

        Đối với xã, Giấy rút dự toán ngân sách dùng trong trường hợp xã là đơn vị sử dụng ngân sách.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách, UBND xã:

- Giấy rút dự toán ngân sách phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi năm ngân sách, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: chọn tạm ứng hoặc thực chi, ứng trước đủ điều kiện thanh toán hoặc ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán; chuyển khoản hoặc tiền mặt. Không chọn đồng thời 2 phương thức chi hoặc 2 hình thức thanh toán trên cùng một chứng từ. Riêng đối với chứng từ chi thường xuyên từ phí lãnh sự của Bộ Ngoại giao, chỉ đánh dấu “x” vào ô tạm ứng hoặc thực chi. Riêng đối với chứng từ chi thường xuyên từ phí lãnh sự của Bộ Ngoại giao, chỉ đánh dấu “x” vào ô tạm ứng hoặc thực chi.

- Đơn vị sử dụng ngân sách:

        + Ghi rõ tên đơn vị sử dụng ngân sách, tài khoản của đơn vị  ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”, KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, tên và mã CTMT, DA (nếu có). Ghi số cam kết chi của HĐK (nếu có HĐK), số CKC của hợp đồng thực hiện trong trường hợp thực hiện chi đối với hợp đồng đã CKC tại KBNN.

        + Phần nội dung thanh toán: Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung thanh toán, mã nguồn NSNN (TCNKP - theo bảng mã hóa gồm 2 ký tự), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi tiểu mục chi ghi trên một dòng).

- Số tiền ghi bằng số tại cột “Tổng số tiền” (cột 6) phải bằng số tiền ghi bằng số tại cột “Nộp thuế” (cột 7) cộng (+) số tiền ghi bằng số tại cột “Thanh toán cho đơn vị hưởng” (cột 8).

- Số tiền ghi bằng số tại cột 6, 7 và 8 phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Tổng số tiền ghi bằng chữ”, “Số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng” và “Số tiền nộp thuế”.

- Phần nộp thuế : Ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu để KBNN làm căn cứ ghi thu NSNN. Trường hợp nộp nhiều loại thuế khác nhau thì ngoài các thông tin chung đã ghi phần nộp thuế, đơn vị sử dụng ngân sách ghi thêm thông tin chi tiết vào phần nội dung thanh toán, để KBNN làm căn cứ ghi thu NSNN.        - Phần thanh toán cho đơn vị hưởng:

        + Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi tên đơn vị nhận tiền, địa chỉ, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”. Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0), ghi mã CTMT, DA và hạch toán chi tiết (nếu có), tại KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản; các yếu tố họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp để trống.

        + Trường hợp lĩnh tiền mặt tại Kho bạc hoặc tại ngân hàng: Ghi họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp; các yếu tố số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền, tại KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản để trống. Trường hợp lĩnh tiền mặt tại ngân hàng, thủ quỹ của KBNN và người nhận tiền không phải ký nhận trên chứng từ này.

        + Ghi số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng bằng chữ.

        + Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận kiểm soát ghi ngày, tháng, năm và ký vào nơi quy định.

- Giám đốc: ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Kế toán: Ghi ngày, tháng, năm ghi sổ, định khoản và đóng dấu đầy đủ theo quy định. Ghi mã cơ quan thu trường hợp đơn vị ghi sai mã cơ quan thu, ghi mã địa bàn hành chính.

- Thủ quỹ chi tiền cho đơn vị, đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN”, ký đầy đủ vào nơi quy định trong trường hợp lĩnh tiền mặt từ KBNN.

- Căn cứ số thuế ghi tại cột “nộp thuế” (cột 7), kế toán kiểm tra sự khớp đúng giữa số tiền bằng số và bằng chữ ghi trên chứng từ để hạch toán thu NSNN hoặc báo Có về KBNN nơi địa bàn được hưởng khoản thuế.

- Chuyển tiền cho đơn vị hưởng theo số tiền ghi tại cột “Thanh toán cho đơn vị hưởng” (cột 8).

        - Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

  Luân chuyển chứng từ

- Trường hợp rút dự toán kinh phí bằng tiền mặt, đơn vị nhận tiền mở tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác:

  Đơn vị SDNS lập 02 liên Giấy rút dự toán NS gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

  + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận kiểm soát chi để lưu;

  + 01 liên trả lại đơn vị (Qua bộ phận KSC).

- Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị nhận tiền có tài khoản tại một KBNN:

Đơn vị sử dụng ngân sách lập 03 liên Giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

 

  + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

  + 01 liên báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC);

  + 01 liên báo Có cho đơn vị nhận tiền (Qua bộ phận KSC).

11. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (Mẫu số C2-03/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập đề nghị KBNN thanh toán số kinh phí chi thường xuyên, chi viện trợ cho nước ngoài, chi mua sắm hàng hóa dự trữ quốc gia đơn vị đã thực hiện tạm ứng khi có đủ chứng từ, khối lượng thanh toán.

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước là căn cứ để KBNN hạch toán chuyển từ tạm ứng sang thực chi NSNN, từ ứng trước chưa đủ ĐKTT sang ứng trước đủ ĐKTT.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách,UBND xã:

        - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

- Ghi tên đơn vị sử dụng ngân sách, tài khoản (tài khoản tạm ứng hoặc tài khoản ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”), tên KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, tên và mã CTMT, dự án (nếu có).

- Ghi căn cứ số dư tạm ứng/ứng trước đến ngày, tháng, năm; tên đơn vị KBNN đề nghị thanh toán số tiền đã tạm ứng, ứng trước.

- Phần Đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán phải đánh dấu “x” vào ô lựa chọn để ghi rõ 1 trong các nội dung: chuyển số tiền đã tạm ứng thành thực chi hoặc chuyển số ứng trước chưa đủ ĐKTT thành ứng trước đủ ĐKTT. 

- Phần liệt kê các khoản tạm ứng, ứng trước ghi chi tiết: số thứ tự, mã nguồn NSNN, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM).

- Ghi số dư tạm ứng, ứng trước tương ứng với loại tạm ứng, ứng trước đề nghị thanh toán. Trường hợp chuyển số tiền đã tạm ứng thành thực chi ghi số dư đang còn tạm ứng; trường hợp chuyển số ứng trước chưa đủ ĐKTT thành ứng trước đủ ĐKTT ghi số dư ứng trước chưa đủ ĐKTT.

- Số tiền (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng); ghi số tiền tổng cộng bằng số.

- Ghi số tiền đề nghị thanh toán bằng chữ bằng với số tiền tổng cộng tại cột “Số đề nghị thanh toán”.

Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng, ứng trước: căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số đã tạm ứng); đồng thời, đơn vị lập thêm giấy rút dự toán ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán bổ sung cho đơn vị (số chênh lệch giữa số Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán và số đã tạm ứng)”.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi ghi số tiền KBNN duyệt thanh toán cho đơn vị: số KBNN duyệt sẽ nhỏ hơn hoặc bằng số đơn vị đề nghị thanh toán (tại cột KBNN duyệt thì ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục ghi trên một dòng). 

- Phần dành cho KBNN ghi: Bộ phận Kiểm soát chi ghi rõ nội dung đồng ý duyệt thanh toán cho đơn vị, Ghi số tiền bằng chữ (bằng với số tổng cộng tại cột “Số KBNN duyệt thanh toán”).

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Kế toán định khoản, ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: mã địa bàn hành chính; ghi ngày, tháng, năm hạch toán.

- Bộ phận Kiểm soát chi ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm soát và ký vào nơi quy định trước khi chuyển cho bộ phận kế toán.

- Bộ phận kế toán ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Lưu ý: Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên trả lại đơn vị (Qua bộ phận KSC).

13. Giấy đề nghị thu hồi ứng trước (Mẫu số C2-04/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị thu hồi ứng trước là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập đề nghị KBNN chuyển số kinh phí chi thường xuyên đơn vị đã ứng trước khi có dự toán chính thức được giao:

- Chuyển ứng trước chưa đủ ĐKTT thành tạm ứng;

- Chuyển khoản ứng trước đủ ĐKTT thành thực chi NSNN;

Là căn cứ để KBNN hạch toán.

Lưu ý: Chứng từ này chỉ sử dụng cho nghiệp vụ thu hồi ứng trước của các khoản chi ứng trước phát sinh từ năm 2017 trở về trước, từ năm 2018, chứng từ này không còn được sử dụng.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

        - Giấy đề nghị thu hồi ứng trước phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách. Đánh dấu vào 1 trong các ô tương ứng khi lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước căn cứ vào mục đích đề nghị. 

        - Ghi đến ngày đề nghị thu hồi và ghi số và ngày quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền.

- Ghi tên đơn vị sử dụng ngân sách, tài khoản theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” (tài khoản kế toán ghi tài khoản ứng trước chưa đủ ĐKTT hoặc ứng trước đủ ĐKTT), ghi tên KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, ghi mã cấp ngân sách, tên và mã CTMT, dự án (nếu có). Ghi số CKC của HĐK (nếu có HĐK), số CKC của HĐTH trong trường hợp thực hiện chi đối với hợp đồng đã CKC tại KBNN.

- Đánh dấu “x” vào ô lựa chọn đề nghị KBNN nơi đơn vị mở TK thanh toán số tiền đã ứng trước thành tạm ứng hay thực chi.

- Phần liệt kê các khoản ứng trước ghi chi tiết: STT, mã nguồn NSNN, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM).

- Ghi số dư ứng trước.

- Ghi số đề nghị chuyển thành tạm ứng/thực chi.

- Số tiền (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng); ghi số tiền tổng cộng bằng số.

Tổng số tiền ghi bằng chữ bằng với số tổng cộng tại cột “Số chuyển sang tạm ứng/thực chi”.

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận kiểm soát chi: Ghi số tiền đồng ý chuyển số ứng trước thành tạm ứng, thực chi cho đơn vị bằng số và bằng chữ (Bằng với số tổng cộng tại “Số chuyển sang tạm ứng/thực chi).

- Chức danh Giám đốc sẽ do Lãnh đạo phụ trách bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát chi ký.

- Kế toán định khoản, ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: mã địa bàn hành chính; ghi ngày, tháng, năm hạch toán. Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

        Đơn vị lập 02 liên Giấy đề nghị thu hồi ứng trước. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận kiểm soát chi để lưu.

        + 01 liên gửi trả đơn vị (qua bộ phận kiểm soát chi).

        13. Giấy nộp trả kinh phí (Mẫu số C2-05a/NS)

Mục đích

Giấy nộp trả kinh phí là chứng từ kế toán do đơn vị nộp trả kinh phí hoặc người nộp lập để nộp trả NSNN số kinh phí đã tạm ứng theo dự toán nhưng không đủ điều kiện thanh toán, các khoản thực chi cấp sai nội dung hoặc các khoản kinh phí phải thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; là căn cứ để KBNN hạch toán thu hồi kinh phí cho NSNN.

Chứng từ này dùng để nộp trả kinh phí từ nguồn dự toán chi thường xuyên, tiền gửi.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách

- Giấy nộp trả kinh phí được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: Chuyển khoản hoặc Tiền mặt và đánh dấu “x” vào ô tạm ứng hoặc thực chi để KBNN biết được kinh phí nộp trả cho khoản đã tạm ứng hay thực chi.

        - Trường hợp chuyển khoản: Ghi tên đơn vị nộp tiền, số hiệu tài khoản của đơn vị nộp tiền theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” đối với tài khoản dự toán, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”; KBNN (NH) nơi đơn vị nộp tiền mở tài khoản; yếu tố người nộp tiền để trống.

        - Trường nộp tiền mặt: Ghi họ, tên người nộp tiền; các yếu tố số hiệu tài khoản, mã ĐVQHNS (nếu có) của đơn vị nộp tiền, để trống yếu tố ngân hàng (KBNN) và trích tài khoản số.

- Trường hợp nộp trả kinh phí theo kiến nghị của cấp có thẩm quyền thì cần phải đánh dấu “x” vào ô lựa chọn cụ thể cơ quan kiến nghị thu hồi.

- Ghi nộp trả kinh phí chi tiết theo các thông tin: Tên đơn vị rút dự toán, tài khoản theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, tên và mã CTMT,DA và HTCT số CKC của HĐK, số CKC của HĐTH (nếu có) và liệt kê chi tiết theo nội dung, mã nguồn NSNN (TCNKP nếu có), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), số tiền (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng).

- Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định – Nếu nộp bằng chuyển khoản.

- Người nộp ký tên khi thực hiện nộp tiền vào quỹ của KBNN – Nếu nộp bằng tiền mặt.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi:

+ Tích vào ô “nộp giảm chi ngân sách” nếu trước 15/11 năm sau hoặc tích vào ô “nộp trả kinh phí khi đã quyết toán ngân sách”, ghi thông tin mã NDKT (thu hồi khoản chi ngân sách năm trước), mã cơ quan thu (mã đơn vị quan hệ ngân sách của đơn vị nhận kinh phí nộp trả), mã Chương của đơn vị nhận kinh phí nộp trả.

Chỉ thực hiện khi nộp trả bằng chuyển khoản và tài khoản trích tiền nộp trả và tài khoản nhận kinh phí nộp trả mở tại một đơn vị KBNN.

+ Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, ký đầy đủ theo quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ theo quy định.

- Bộ phận Kế toán:

+ Sau khi phối hợp với bộ phận KSC, tích vào ô “nộp giảm chi ngân sách” nếu trước 15/11 năm sau hoặc tích vào ô “nộp trả kinh phí khi đã quyết toán ngân sách”, ghi thông tin mã NDKT (thu hồi khoản chi ngân sách năm trước), mã cơ quan thu (mã đơn vị quan hệ ngân sách của đơn vị nhận kinh phí nộp trả), mã Chương của đơn vị nhận kinh phí nộp trả.

Chỉ thực hiện khi nộp trả bằng tiền mặt vào tài khoản nhận kinh phí nộp trả mở tại đơn vị KBNN nơi thu tiền mặt.

+ Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, định khoản, ký và đóng dấu đầy đủ theo quy định.

- Đối với trường hợp nộp bằng tiền mặt: Bộ phận Kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ chuyển thủ quỹ thu tiền. Thủ quỹ sau khi thu tiền ký, đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” vào nơi quy định trả chứng từ cho kế toán hạch toán.

- Trường hợp nộp trả kinh phí NSNN năm trước trước ngày 15/11 năm sau phải định khoản cả 2 bút toán trên chứng từ (kỳ năm nay và kỳ 13 năm trước).

- Trường hợp nộp trả kinh phí sau ngày 15/11 năm sau, ghi thu NSNN theo mã cơ quan thu chính là mã của đơn vị sử dụng ngân sách đã sử dụng số kinh phí phải thu hồi và được hiểu là khoản thu do cơ quan tài chính quản lý.

        Lưu ý:

        - Trường hợp nộp bằng tiền mặt, bộ phận kiểm soát chi và Giám đốc không ký trên chứng từ.  

        - Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng khi nộp trả kinh phí bằng chuyển khoản, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

        Luân chuyển chứng từ

Trường hợp nộp trả bằng chuyển khoản cho đơn vị nhận tiền có tài khoản tại cùng một đơn vị KBNN với tài khoản trích tiền nộp trả

Đơn vị nộp lập 03 liên Giấy nộp trả kinh phí. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên trả lại đơn vị trích tiền nộp trả, 01 liên báo Có cho đơn vị nhận khoản nộp trả (Qua bộ phận KSC).

        Trường hợp nộp trả bằng chuyển khoản cho đơn vị nhận tiền có tài khoản tại đơn vị KBNN khác

        Đơn vị nộp lập 02 liên Giấy nộp trả kinh phí. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên trả lại đơn vị trích tiền nộp trả (Qua bộ phận KSC).

        Trường hợp nộp trả bằng tiền mặt

        Đơn vị nộp lập 03 liên Giấy nộp trả kinh phí. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu tại bộ phận kế toán;

        + 01 liên trả lại đơn vị nộp

        + 01 liên báo Có cho đơn vị nhận khoản nộp trả (Qua bộ phận KSC). Hủy bỏ trong trường hợp đơn vị nhận khoản kinh phí nộp trả mở tài khoản tại KBNN khác.

        Trường hợp đơn vị trả tiền có tài khoản tại ngân hàng, không sử dụng chứng từ này mà căn cứ vào Giấy báo Có do ngân hàng chuyển đến để hạch toán khoản nộp trả kinh phí.

        14. Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên (Mẫu số C2-05b/NS)

Mục đích

Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên là chứng từ kế toán do đơn vị ngân sách cấp dưới nộp trả các khoản chi chuyển giao ngân sách cấp trên cấp bằng dự toán, hoặc bằng Lệnh chi tiền cho ngân sách của cấp mình (trừ trường hợp NS xã nộp trả kinh phí cho NS huyện).

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách

- Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

        - Ghi tên đơn vị nộp trả kinh phí, tên KBNN nơi mở tài khoản, đánh dấu “x” vào ô lựa chọn trích tài khoản chi chuyển giao hoặc giảm thu chuyển giao, trường hợp trích tài khoản nộp trả kinh phí ghi tài khoản theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, ghi số và ngày của Quyết định.

        - Ghi nộp trả kinh phí chi tiết theo các thông tin của ngân sách cấp dưới: Nội dung, mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, mã CTMT, DA, số tiền (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng). Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Đánh dấu “x” vào ô lựa chọn hạch toán tăng thu NSNN cấp trên khi đã quyết toán NSNN hoặc giảm chi ngân sách cấp trên.

- Ghi thông tin nộp trả kinh phí của ngân sách cấp trên: Nội dung, mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản, trường hợp giảm chi ngân sách), mã nguồn NSNN, mã CTMT, DA, số tiền (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng). Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, định khoản và đóng dấu đầy đủ theo quy định.

        Luân chuyển chứng từ

Đơn vị lập 02 liên Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

        + 01 liên trả lại đơn vị.

        15. Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp huyện (Mẫu số C2-05c/NS)

Mục đích

Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp huyện là chứng từ kế toán do Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nộp trả các khoản chi chuyển giao ngân sách cấp huyện cấp bằng dự toán, hoặc bằng Lệnh chi tiền cho ngân sách của cấp mình.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

UBND xã:

- Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp huyện được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

        - Ghi tên UBND xã, tên KBNN nơi mở tài khoản, đánh dấu “x” vào ô lựa chọn trích tài khoản nộp trả kinh phí hoặc giảm thu chuyển giao, trường hợp trích tài khoản nộp trả kinh phí ghi tài khoản theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”.

        - Ghi tài khoản của ngân sách cấp huyện theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, ghi số và ngày của Quyết định.

- Ghi nộp trả kinh phí chi tiết theo các thông tin của ngân sách cấp xã: Nội dung, mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, mã CTMT, DA, số tiền (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng). Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Đánh dấu “x” vào ô lựa chọn hạch toán giảm chi ngân sách cấp huyện hoặc tăng thu NSNN cấp huyện khi đã quyết toán NSNN. Ghi mã tài khoản kế toán, mã cấp NS của cấp trên và KBNN nơi cấp trên mở tài khoản.

- Ghi thông tin nộp trả kinh phí của ngân sách cấp trên: Nội dung, mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, mã CTMT, DA, số tiền (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng). Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, ký đầy đủ theo quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, định khoản, ký và đóng dấu đầy đủ theo quy định.

        Luân chuyển chứng từ

UBND xã lập 02 liên Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp huyện. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và gửi bộ phận KSC lưu;

        + 01 liên trả lại UBND xã (Qua bộ phận Kiểm soát chi).

        16. Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-06/NS)

        Mục đích

        Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập, đề nghị KBNN rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN bằng ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán của Bộ Tài chính và đề nghị ngân hàng trích tài khoản ngoại tệ của KBNN thanh toán cho đơn vị.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

        Đơn vị sử dụng ngân sách

- Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: chọn tạm ứng hoặc thực chi, ứng trước đủ điều kiện thanh toán hoặc ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán; chuyển khoản hoặc tiền mặt. Không chọn đồng thời 2 phương thức chi hoặc 2 hình thức thanh toán trên cùng một chứng từ.

- Đơn vị sử dụng ngân sách:

        + Ghi rõ tên đơn vị sử dụng ngân sách, tài khoản của đơn vị theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, ghi tên và mã CTMT, DA (nếu có),  số cam kết chi của hợp đồng khung và hợp đồng thực hiện trong trường hợp thực hiện chi đối với hợp đồng đã CKC tại KBNN. Ghi rõ nội dung chi.

- Đơn vị hưởng:

        + Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi số tài khoản, tên tài khoản, tên ngân hàng phục vụ và mã SWIFT của ngân hàng phục vụ, tên và mã SWIFT của ngân hàng trung gian (nếu có).        Trong trường hợp này các yếu tố họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp để trống.

        + Trường hợp lĩnh tiền mặt: Ghi rõ họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp.

Trong trường hợp này các yếu tố số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền, KBNN (NH), mã KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản để trống.

- Phần liệt kê các khoản kinh phí xin rút dự toán ghi nội dung chi tiết theo từng phương thức tiền mặt, chuyển khoản; ghi mã nguồn NSNN (TCNKP nếu có), mã ngành KT (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), ký hiệu ngoại tệ, số tiền bằng ngoại tệ và số tiền quy ra đồng Việt Nam; số tiền (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng).

- Tổng số ngoại tệ xin rút và tổng số tiền Việt Nam quy đổi (theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định từng thời kỳ) được ghi bằng số và bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi ghi ngày, tháng, năm và ký vào nơi quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

        - Kế toán:

+ Ghi chi tiết số ngoại tệ duyệt chi và số tiền Việt Nam quy đổi tương ứng sau khi đã thực hiện kiểm soát chi tiết theo từng khoản chi.

        + Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi số tiền cần chuyển tại dòng Tiền chuyển khoản, ghi số tài khoản, tên tài khoản, tên ngân hàng phục vụ và mã SWIFT của ngân hàng phục vụ, tên và mã SWIFT của ngân hàng trung gian (nếu có).

        + Trường hợp lĩnh tiền mặt: Ghi số tiền trả cho người thụ hưởng ở dòng tiền mặt.

+ Ghi nội dung chi và ngày, tháng, năm ghi sổ, định khoản, mã địa bàn hành chính, ký và đóng dấu đầy đủ theo quy định.

Luân chuyển chứng từ

Đơn vị lập 02 liên Giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ gửi KBNN kèm hồ sơ chi. KBNN xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên trả đơn vị (Qua bộ phận KSC).

17. Giấy đề nghị chi ngoại tệ (Mẫu số C2-07/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị chi ngoại tệ là chứng từ kế toán do KBNN lập, yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ của KBNN để chi cho các nhu cầu sử dụng ngoại tệ của Nhà nước hoặc điều chuyển ngân quỹ nhà nước bằng ngoại tệ từ tài khoản tại ngân hàng này sang tài khoản tại ngân hàng khác. Giấy đề nghị chi ngoại tệ được lập trên cơ sở Lệnh chi tiền hoặc Ủy nhiệm chi của Bộ Tài chính; lệnh bán ngoại tệ của KBNN; hoặc đề nghị chi ngoại tệ của đơn vị có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại KBNN hoặc Lệnh điều chỉnh ngân quỹ Nhà nước của Tổng Giám đốc KBNN.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Giấy đề nghị chi ngoại tệ phải được ghi đầy đủ số chứng từ, ghi tên ngân hàng phục vụ KBNN, ghi số tài khoản của KBNN, tên KBNN là chủ tài khoản tại ngân hàng.

- Số tiền bằng số và bằng chữ được ghi theo nguyên tệ, ký hiệu ngoại tệ.

- Ghi chi tiết các hình thức thanh toán: bằng tiền mặt, chuyển khoản, phí thanh toán ngân hàng, mỗi chi tiết trên một dòng.

- Trường hợp chuyển khoản, ghi chi tiết các yếu tố tên đơn vị hưởng, số hiệu tài khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản của đơn vị hưởng, SWIFT CODE (nếu có). Riêng đối với trường hợp điều chuyển ngân quỹ giữa các ngân hàng, kế toán ghi định khoản vào ô Phần KBNN ghi.

- Trường hợp chi bằng tiền mặt, ghi số tiền và phí (nếu có).

- Ghi chi tiết nội dung chi theo chứng từ gốc.

- Ghi đầy đủ ngày tháng năm, ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

- Trường hợp chi bằng một phương thức chi tiền mặt hoặc chi chuyển khoản, KBNN lập 02 liên Giấy đề nghị chi ngoại tệ:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu cùng chứng từ gốc;

        + 01 liên gửi ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.

- Trường hợp chuyển khoản ngoại tệ ra nước ngoài, KBNN lập 03 liên giấy đề nghị chi ngoại tệ:

        + 01 liên lưu cùng chứng từ gốc;

        + 02 liên kèm Thông tri duyệt y dự toán của Bộ Tài chính gửi ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.

- Trường hợp chi bằng cả hai phương thức tiền mặt và chuyển khoản, KBNN lập 03 liên Giấy đề nghị chi ngoại tệ:

        + 01 liên lưu cùng chứng từ gốc;

        + 02 liên gửi ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.

18. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-08/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước bằng ngoại tệ là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập, đề nghị KBNN thanh toán số ngoại tệ đơn vị đã tạm ứng thành thực chi khi có đủ điều kiện thanh toán. Chuyển số ứng trước chưa đủ ĐKTT thành ứng trước đủ ĐKTT khi có đủ chứng từ, khối lượng thực hiện.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách

        - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập. Phải đánh dấu vào 1 trong các ô tương ứng khi lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước bằng ngoại tệ bao gồm: Tạm ứng sang thực chi, ứng trước chưa đủ ĐKTT sang ứng trước đủ ĐKTT.

- Ghi tên đơn vị sử dụng ngân sách, tài khoản của đơn vị theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, KBNN đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, tên và mã CTMT, dự án (nếu có), năm ngân sách.

- Ghi đầy đủ các căn cứ để lập Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước bằng ngoại tệ, ghi tên KBNN, loại ngoại tệ đã tạm ứng, ứng trước.

- Ghi tên Kho bạc Nhà nước đề nghị thanh toán số ngoại tệ, tích chọn 1 trong 2 ô tạm ứng hoặc ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán và 1 trong 2 ô thực chi hoặc ứng trước đủ điều kiện thanh toán để ghi rõ 1 trong các nội dung: chuyển số ngoại tệ đã tạm ứng thành thực chi hoặc chuyển số ứng trước chưa đủ ĐKTT thành ứng trước đủ ĐKTT. 

- Phần liệt kê các khoản tạm ứng, ứng trước ghi chi tiết: mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, số đã tạm ứng, số nộp lại (nếu có) và số đề nghị thanh toán theo nguyên tệ và số quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ tài chính quy định tại thời điểm tạm ứng, ứng trước, thời điểm nộp lại ngoại tệ (nếu có), ghi tỷ giá. Số tiền ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng (loại ngoại tệ đã được ghi tại nội dung số tiền ghi bằng chữ).

- Tổng số tiền đề nghị thanh toán quy đổi ra tiền Việt Nam và nguyên tệ được ghi bằng số và bằng chữ (ghi rõ tên loại ngoại tệ).

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi:

+ Ghi số tiền KBNN duyệt thanh toán cho đơn vị: số KBNN duyệt sẽ nhỏ hơn hoặc bằng số đơn vị đề nghị thanh toán (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục ghi trên một dòng).

+ Ghi số tiền KBNN đồng ý duyệt thanh toán cho đơn vị vào “Phần dành cho KBNN ghi” ghi số tiền bằng chữ bằng với số tổng cộng trên cột “Số duyệt thanh toán”.

+ Ghi ngày, tháng, năm và ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán định khoản và ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ: ghi mã địa bàn hành chính, ghi ngày, tháng, năm, ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Lưu ý: Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước bằng ngoại tệ gửi KBNN.

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên trả đơn vị (Qua bộ phận Kiểm soát chi).

19. Giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-09/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập, đề nghị KBNN thanh toán số kinh phí chi thường xuyên, chi khác đơn vị đã ứng trước khi có dự toán chính thức được giao:

- Chuyển ứng trước chưa đủ ĐKTT thành tạm ứng;

- Chuyển ứng trước đủ ĐKTT thành thực chi NSNN.

Chứng từ này chỉ sử dụng cho nghiệp vụ thu hồi ứng trước của các khoản chi thuộc năm ngân sách 2017 trở về trước, từ năm 2018, chứng từ này không còn được sử dụng.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách

        - Giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách. Đánh dấu “x” vào 1 trong các ô tương ứng, thu hồi khoản ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán hoặc ứng trước đủ điều kiện thanh toán. 

        - Ghi đến ngày đề nghị thu hồi; ghi số và ngày quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền, ghi tên KBNN và ghi rõ trường hợp ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán sang tạm ứng hoặc ứng trước đủ điều kiện thanh toán sang thực chi.

- Ghi tên đơn vị sử dụng ngân sách, tài khoản theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, KBNN đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, tên và mã CTMT, dự án (nếu có).

- Phần liệt kê các khoản ứng trước ghi chi tiết: nội dung, mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN.

- Ghi số dư ứng trước bằng VND và nguyên tệ.

- Ghi số tiền chuyển thành tạm ứng hoặc thực chi bằng VND và nguyên tệ.

- Số tiền (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng); ghi số tiền tổng cộng bằng số.

- Tổng số tiền đề nghị thanh toán ghi bằng chữ bằng với số tổng cộng tại cột “Số chuyển sang tạm ứng/thực chi” theo nguyên tệ và VNĐ.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi: Đánh dấu “x” vào ô lựa chọn để ghi rõ nội dung chuyển ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán thành  thành tạm ứng hoặc ứng trước đủ điều kiện thanh toán thành thực chi cho đơn vị, ghi số tiền bằng số và bằng chữ bằng với số tổng cộng tại cột “Số chuyển sang tạm ứng/thực chi”. Ký đầy đủ vào nơi quy định

- Giám đốc: ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán: định khoản, ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: mã địa bàn hành chính; ghi ngày, tháng, năm hạch toán,  ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên Giấy đề nghị thu hồi ứng bằng ngoại tệ gửi KBNN.

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi lưu;

        + 01 liên trả đơn vị (Qua bộ phận kiểm soát chi).

20. Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (Mẫu số C2-10/NS)

Mục đích

Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách là chứng từ kế toán do cơ quan Tài chính, đơn vị sử dụng ngân sách lập, đề nghị KBNN hạch toán điều chỉnh số liệu liên quan đến thu chi NSNN các cấp; là căn cứ để KBNN hạch toán điều chỉnh thu, chi NSNN các cấp.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan tài chính, đơn vị sử dụng ngân sách:

- Ghi đầy đủ các yếu tố theo thứ tự trên chứng từ: số, tên cơ quan đề nghị điều chỉnh, tên KBNN nơi thực hiện điều chỉnh, lý do điều chỉnh.

- Ghi rõ số chứng từ, ngày hạch toán của chứng từ được đề nghị điều chỉnh; số liệu đã hạch toán, số liệu đề nghị điều chỉnh.

- Ghi đầy đủ các yếu tố cần điều chỉnh như: số thứ tự, ngày hạch toán, số chứng từ, năm ngân sách, mã tài khoản kế toán, tích chọn ô tạm ứng hoặc thực chi, mã NDKT (TM), mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã ĐBHC, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT, DA và HTCT nếu có, mã nguồn NSNN (TCNKP - nếu có) tương ứng dòng số liệu đã hạch toán và số liệu đề nghị điều chỉnh.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước
  • Trường hợp cơ quan tài chính lập chứng từ: Kế toán ghi ngày, tháng, năm, ký đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.
  • Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách lập chứng từ: Bộ phận Kiểm soát chi và bộ phận kế toán ghi ngày, tháng, năm, ký đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.
  • Giám đốc ký đầy đủ theo quy định.

        Lưu ý: Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

Cơ quan tài chính, đơn vị sử dụng NS lập 02  liên Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách gửi KBNN (gửi bộ phận kế toán trường hợp chứng từ do cơ quan tài chính lập, gửi bộ phận Kiểm soát chi trường hợp chứng từ do đơn vị sử dụng ngân sách lập). Kế toán KBNN xử lý:

+ 01 làm căn cứ hạch toán và lưu (trường hợp chứng từ do cơ quan tài chính lập; hoặc làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận Kiểm soát chi và lưu (trường hợp chứng từ do đơn vị sử dụng ngân sách lập).

+ 01 liên gửi cơ quan đề nghị điều chỉnh (Qua bộ phận KSC trường hợp chứng từ do đơn vị sử dụng ngân sách lập).

21. Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên (Mẫu số C2-11a/NS)

Mục đích

Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên là chứng từ do cơ quan Tài chính cấp dưới (Sở Tài chính, Phòng Tài chính quận, huyện, thị xã)  lập gửi KBNN để nhận kinh phí bổ sung từ ngân sách cấp trên (NSTW hoặc NS tỉnh); là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN cấp trên và thu NSNN cấp dưới (NS tỉnh hoặc NS huyện).

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan Tài chính:

- Giấy rút dự toán ngân sách phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán.

- Ghi đầy đủ các yếu tố: căn cứ dự toán ngân sách cấp … (cấp trên) bổ sung cho NS… (cấp dưới), năm ngân sách, tên KBNN nơi cơ quan Tài chính cấp dưới mở tài khoản.

- Ghi cấp ngân sách chi tiền (cấp trên): TW hoặc tỉnh; ghi tài khoản chi NS theo định dạng: “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, mã đơn vị quan hệ ngân sách ghi mã tổ chức ngân sách của cơ quan Tài chính cấp dưới. Ghi đầy đủ các nội dung trong bảng chi tiết: Mã nội dung kinh tế (TM) mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có), mã nguồn NSNN và số tiền tương ứng với chi bổ sung cân đối ngân sách hoặc bổ sung có mục tiêu, ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng.

- Ghi cấp ngân sách thu bổ sung (cấp dưới): tỉnh hoặc huyện; mã TCNS: Tỉnh, huyện tương ứng. Ghi đầy đủ các nội dung trong bảng chi tiết: Mã nội dung kinh tế, mã chương và số tiền tương ứng với thu bổ sung cân đối ngân sách hoặc bổ sung có mục tiêu, ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng.

- Ghi số tiền cộng theo phần thu, phần chi, số tiền bằng chữ tương ứng.

- Ghi ngày, tháng, năm rút dự toán; ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Kiểm tra các yếu tố hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.

- Ghi mã địa bàn hành chính.

- Kế toán định khoản nghiệp vụ chi NSNN vào ô “Phần KBNN ghi”.

- Ghi rõ ngày tháng năm hạch toán, ký và đóng dấu vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Cơ quan Tài chính lập 02 liên Giấy rút dự toán từ ngân sách cấp trên gửi KBNN:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

+ 01 liên trả lại cho Cơ quan Tài chính.

22. Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp huyện (Mẫu số C2-11b/NS)

Mục đích

Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp huyện là chứng từ do UBND xã  lập gửi KBNN để nhận kinh phí bổ sung từ ngân sách cấp huyện; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN huyện và thu NSNN xã.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

UBND xã:

- Giấy rút dự toán ngân sách phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán.

- Ghi đầy đủ các yếu tố: năm ngân sách, tên KBNN nơi UBND xã mở tài khoản.

- Ghi tài khoản chi NS cấp huyện; ghi tài khoản chi NS theo định dạng: “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, mã đơn vị quan hệ ngân sách ghi mã tổ chức ngân sách của xã. Ghi đầy đủ các nội dung trong bảng chi tiết: Mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có), mã nguồn NSNN và số tiền tương ứng với chi bổ sung cân đối ngân sách hoặc bổ sung có mục tiêu, ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng.

- Ghi tài khoản thu NS xã, mã TCNS của xã. Ghi đầy đủ các nội dung trong bảng chi tiết: Mã nội dung kinh tế, mã chương và số tiền tương ứng với thu bổ sung cân đối ngân sách hoặc bổ sung có mục tiêu, ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng.

- Ghi số tiền cộng theo phần thu, phần chi, số tiền bằng chữ tương ứng.

- Ghi ngày, tháng, năm rút dự toán; ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước:

- Kiểm tra các yếu tố hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.

- Ghi mã địa bàn hành chính.

- Kế toán định khoản nghiệp vụ chi NSNN vào ô “Phần KBNN ghi”.

- Ghi rõ ngày tháng năm hạch toán, ký và đóng dấu vào nơi quy định.

        Lưu ý: Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

UBND xã lập 02 liên Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp huyện gửi KBNN:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và gửi bộ phận KSC lưu;

+ 01 liên trả lại cho UBND xã (Qua bộ phận KSC).

        23. Giấy đề nghị cam kết chi NSNN (Mẫu số C2-12/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị cam kết chi là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập đề nghị KBNN nơi mở tài khoản thực hiện trích quỹ NSNN để cam kết sử dụng dự toán thanh toán cho hợp đồng đã ký giữa ĐVSDNS với nhà cung cấp.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách

- Giấy đề nghị cam kết chi phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, số, ngày, tháng, năm lập.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: Kinh phí thường xuyên hoặc kinh phí đầu tư; bằng tiền VND hoặc bằng ngoại tệ.

- Đơn vị phải ghi rõ các thông tin khi lập chứng từ:

+ Tên đơn vị đề nghị cam kết chi, mã ĐVSDNS.

+ Phần Thông tin chung về cam kết ghi đầy đủ các nội dung: Tên nhà cung cấp, mã số nhà cung cấp, tài khoản, ngân hàng nơi nhà cung cấp mở tài khoản, số hợp đồng giấy, số hợp đồng khung đã cam kết chi (nếu có).

+ Phần Thông tin chi tiết về cam kết chi: Ghi năm ngân sách; ghi chi tiết theo mã nguồn NSNN, mã cấp NS, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), chi tiết loại ngoại tệ CKC, số tiền bằng ngoại tệ và số tiền quy đổi VND (ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi tiểu mục chi ghi trên một dòng).

+ Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

+ Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi điền đầy đủ các thông tin tại ô “KBNN ghi”, riêng dòng số CKC do bộ phận KSC ghi số đơn đặt hàng do hệ thống tự sinh khi nhập CKC vào TABMIS để thông báo cho ĐVSDNS biết, làm căn cứ theo dõi hạch toán các khoản liên quan đến hợp đồng đã CKC; ghi ngày, tháng năm, ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

Lưu ý:

Trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh phụ trách.

        Luân chuyển chứng từ

        Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên Giấy đề nghị cam kết chi NSNN, các liên chứng từ được xử lý như sau:

        - 01 liên Bộ phận Kiểm soát chi làm căn cứ hạch toán và lưu;

        - 01 liên trả lại đơn vị.

        24. Phiếu điều chỉnh số liệu cam kết chi (Mẫu số C2-13/NS)

Mục đích

Phiếu điều chỉnh số liệu cam kết chi là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập đề nghị KBNN nơi mở tài khoản điều chỉnh hoặc hủy các khoản đã cam kết chi do không có nhu cầu chi tiếp đối với các khoản cam kết chi, hoặc thay đổi số liệu cam kết chi do thay đổi hợp đồng hoặc điều chỉnh hợp đồng với nhà cung cấp.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách

- Phiếu điều chỉnh số liệu cam kết chi phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, số, ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: Kinh phí thường xuyên hoặc kinh phí đầu tư; bằng tiền VND hoặc bằng ngoại tệ.

- Ghi rõ các thông tin:

+ Tên đơn vị đề nghị cam kết chi (ĐVSDNS), tên dự án đầu tư (nếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản), mã ĐVQHNS hoặc mã dự án đầu tư, tên KBNN mở tài khoản, tên nhà cung cấp, mã số nhà cung cấp, tài khoản nhà cung cấp, tên ngân hàng phục vụ nhà cung cấp, hợp đồng khung (số CKC), Hợp đồng thực hiện (số CKC), số hợp đồng giấy, ngày ký hợp đồng (hoặc ngày hợp đồng có hiệu lực).

+ Trường hợp điều chỉnh Phần Thông tin chung về điều chỉnh cam kết chi: Ghi tài khoản và tên ngân hàng của nhà cung cấp đã hạch toán và đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung, đồng thời tích chọn ô điều chỉnh hoặc bổ sung mà đơn vị đề nghị.

+ Trường hợp điều chỉnh Phần Thông tin chi tiết điều chỉnh cam kết chi: Ghi thông tin đã hạch toán và thông tin đề nghị điều chỉnh lại chi tiết theo mã nội dung kinh tế (TM), mã cấp NS, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT, DA, mã nguồn NSNN, ký hiệu ngoại tệ (nếu CKC bằng ngoại tệ), số tiền bằng ngoại tệ (nếu CKC bằng ngoại tệ), số tiền quy ra VND ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi tiểu mục chi ghi trên một dòng.

+ Trường hợp điều chỉnh Phần Thông tin chi tiết số tiền CKC: Ghi chi tiết theo mã nội dung kinh tế (TM), mã cấp NS, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT, DA, mã nguồn NSNN, ký hiệu ngoại tệ (nếu CKC bằng ngoại tệ), số tiền bằng ngoại tệ (nếu CKC bằng ngoại tệ), số tiền quy ra VND, ghi chi tiết số tiền theo tiểu mục - mỗi tiểu mục chi ghi trên một dòng. Ghi tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ theo nguyên tệ và VND.

+ Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi điền đầy đủ các thông tin tại ô “KBNN ghi”, ghi ngày, tháng năm, ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

Lưu ý:

Trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh phụ trách.

        Luân chuyển chứng từ

        Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên Phiếu điều chỉnh số liệu cam kết chi,  các liên chứng từ được xử lý như sau:

- 01 liên Bộ phận Kiểm soát chi làm căn cứ hạch toán và lưu;

        - 01 liên trả lại đơn vị.

25. Lệnh chi trả nợ trong nước bằng Đồng Việt Nam (Mẫu số C2-14a/NS)

Mục đích

Lệnh chi trả nợ trong nước bằng Đồng Việt Nam là chứng từ kế toán dùng để hạch toán thanh toán gốc, lãi, phí các khoản vay nợ trong nước của NSTW (Do Vụ NSNN lập lệnh trả nợ), các khoản vay nợ của ngân sách cấp tỉnh.

Phương pháp ghi chép

Cơ quan Tài chính (Bộ Tài chính đối với NSTW, Sở Tài chính đối NS cấp tỉnh):

- Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: Số, năm ngân sách, căn cứ thanh toán;

- Ghi NSNN cấp TW, cấp tỉnh tương ứng;

- Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã đơn vị quan hệ ngân sách (nếu có), tài khoản số, tại ngân hàng, KBNN;

- Ghi ngày đến hạn thanh toán;

        - Phần nội dung thanh toán:

        + Ghi rõ phần thanh toán gốc, lãi, phí; ngoài ra, đối với trường hợp trả nợ gốc, lãi vay từ nguồn kết dư NSNN (nếu có): ghi rõ trả nợ từ nguồn kết dư NSNN theo văn bản của cấp có thẩm quyền ( Số, ngày văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản), để KBNN có căn cứ hạch toán đúng tài khoản kế toán;

        + Ghi mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT, DA và hạch toán chi tiểt (ghi mã đợt phát hành - nếu có), mã nguồn NSNN - nếu có, số tiền (ghi chi tiết số tiền theo nội dung kinh tế, mỗi nội dung kinh tế ghi trên một dòng).

- Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ;

- Ký, ghi họ, tên, đóng dấu đầy đủ theo chức danh quy định.

Lưu ý:

Đối với khoản vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại: Trường hợp khoản lãi trong thời gian ân hạn, phí cam kết và các loại phí khác được gốc hóa theo thỏa thuận với nhà tài trợ: Sở Tài chính ghi bổ sung các thông tin khoản lãi trong thời gian ân hạn, phí cam kết và các loại phí khác được gốc hóa, để KBNN có căn cứ hạch toán chi ngân sách trả nợ lãi, phí,  đồng thời hạch toán khoản vay của ngân sách cấp tỉnh tương ứng; để trống các thông tin liên quan đến đơn vị nhận tiền: tài khoản số, tại NH(KBNN).Kho bạc Nhà nước

- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

- Ghi mã địa bàn hành chính (nếu có);

- Định khoản nghiệp vụ chi trả nợ trong nước;

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Cơ quan Tài chính lập 02 liên Lệnh chi trả nợ trong nước bằng Đồng Việt Nam gửi KBNN nơi mở tài khoản.

Tại KBNN, kế toán xử lý như sau:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán chi trả nợ trong nước và lưu;

- 01 liên gửi lại cơ quan Tài chính để theo dõi.

        26. Lệnh chi trả nợ trong nước bằng Đồng Việt Nam (Mẫu số C2-14b/NS)

Mục đích

Lệnh chi trả nợ trong nước bằng Đồng Việt Nam là chứng từ kế toán dùng để hạch toán thanh toán gốc, lãi và phí phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và phát hành trực tiếp tại KBNN (do Cục Quản lý ngân quỹ KBNN lập lệnh trả nợ).

Phương pháp ghi chép

Cục Quản lý ngân quỹ Kho bạc Nhà nước

- Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: Số, năm ngân sách, căn cứ  thanh toán;

- Ghi chi NSNN cấp và tài khoản tương ứng;

- Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã đơn vị quan hệ ngân sách (nếu có), tài khoản số, tại ngân hàng, KBNN;

- Ghi ngày thực hiện chuyển tiền;

- Phần nội dung thanh toán:

+ Ghi rõ phần thanh toán gốc, lãi và phí phát hành trái phiếu; ngoài ra, đối với trường hợp trả nợ gốc, lãi vay từ nguồn kết dư NSNN (nếu có): ghi rõ trả nợ từ nguồn kết dư NSNN theo văn bản của cấp có thẩm quyền ( Số, ngày văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản), để KBNN có căn cứ hạch toán đúng tài khoản kế toán;

+ Ghi mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT, DA và hạch toán chi tiết (00000 - không theo dõi mã đợt PH trái phiếu), mã nguồn NSNN (nếu có), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo nội dung kinh tế, mỗi nội dung kinh tế ghi trên một dòng);

- Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ;

- Trình ký, ghi họ, tên, đóng dấu đầy đủ theo chức danh quy định.

Lưu ý:

Đối với thanh toán phí phát hành TPCP đấu thầu, bảo lãnh mỗi đơn vị nhận tiền được lập riêng một Lệnh chi trả nợ trong nước để thực hiện thanh toán chi trả.

Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

- Ghi mã địa bàn hành chính - nếu có;

- Định khoản nghiệp vụ chi trả nợ trong nước;

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Cục Quản lý ngân quỹ  - KBNN lập 02 liên Lệnh chi trả nợ trong nước bằng đồng Việt Nam, trình Lãnh đạo KBNN phê duyệt và gửi Sở Giao dịch KBNN.

Tại Sở Giao dịch KBNN, kế toán xử lý như sau:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán chi trả nợ trong nước và lưu;

- 01 liên gửi lại Cục Quản lý ngân quỹ  - KBNN để theo dõi.

27. Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-15/NS)

Mục đích

Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ là chứng từ kế toán dùng để hạch toán thanh toán gốc, lãi phát hành TPCP bằng ngoại tệ theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành và phát hành trực tiếp tại KBNN (do Cục Quản lý ngân quỹ KBNN lập lệnh trả nợ).

Phương pháp ghi chép

Cục Quản lý ngân quỹ Kho bạc Nhà nước

- Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: Số, năm ngân sách, căn cứ  thanh toán;

- Ghi chi NSNN cấp và tài khoản tương ứng;

- Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã đơn vị quan hệ ngân sách (nếu có), tài khoản số, tại ngân hàng, KBNN;

Loại ngoại tệ, tỷ giá quy đổi: Ghi theo tỷ giá hạch toán Bộ Tài chính công bố hàng tháng;

- Ghi ngày thực hiện chuyển tiền;

- Phần nội dung thanh toán:

        + Ghi rõ phần thanh toán gốc, lãi và phí phát hành trái phiếu; ngoài ra, đối với trường hợp trả nợ gốc, lãi vay từ nguồn kết dư NSNN (nếu có): ghi rõ trả nợ từ nguồn kết dư NSNN theo văn bản của cấp có thẩm quyền ( Số, ngày văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản), để KBNN có căn cứ hạch toán đúng tài khoản kế toán;

+ Ghi mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT, DA và hạch toán chi tiết (00000 - không theo dõi mã đợt PH trái phiếu), mã nguồn NSNN (nếu có), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo nội dung kinh tế, mỗi nội dung kinh tế ghi trên một dòng);

- Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ theo ngoại tệ và nguyên tệ;

- Ký, đóng dấu đầy đủ theo chức danh quy định.

Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

- Ghi mã địa bàn hành chính (nếu có);

- Định khoản nghiệp vụ chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ;

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Cục Quản lý ngân quỹ  KBNN lập 04 liên Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ, trình Lãnh đạo KBNN phê duyệt và gửi Sở Giao dịch KBNN.

Tại Sở Giao dịch KBNN, kế toán xử lý như sau:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ và lưu;

+ 02 liên chuyển ngân hàng để trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ của KBNN tại ngân hàng thanh toán cho đơn vị hưởng (trường hợp chuyển khoản thủ công) hoặc hủy bỏ đối với thanh toán điện tử với ngân hàng;

+ 01 liên gửi lại Cục Quản lý ngân quỹ KBNN để theo dõi.

28. Lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-16/NS)

Mục đích             

Lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ là chứng từ kế toán dùng để hạch toán thanh toán gốc, lãi, phí các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ.

Phương pháp ghi chép

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
- Lập và ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: Số chứng từ, năm ngân sách, căn cứ;

- Ghi chi cấp ngân sách trả nợ vay, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN;

- Phần nội dung chi:

        + Đối với trường hợp trả nợ gốc, lãi vay từ nguồn kết dư NSNN (nếu có): ghi rõ trả nợ từ nguồn kết dư NSNN theo văn bản của cấp có thẩm quyền ( Số, ngày văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản), để KBNN có căn cứ hạch toán đúng tài khoản kế toán;

+ Ghi chi tiết nội dung trả nợ theo mã nội dung kinh tế, số tiền nguyên tệ, số tiền quy đổi USD, số tiền quy đổi VNĐ theo tỷ giá hạch toán Bộ Tài chính công bố hàng tháng (ghi chi tiết số tiền theo nội dung kinh tế, mỗi nội dung kinh tế ghi trên một dòng).

Ngoài ra, đối với khoản trả nợ gốc, ghi chi tiết số tiền trả nợ gốc theo mục đích khoản vay (Vay hỗ trợ ngân sách, cấp phát cho dự án, cho ngân sách địa phương vay lại, cho vay lại khác) để KBNN có căn cứ hạch toán ghi giảm khoản phải thu, phải trả tiền vay đã được nhận nợ tương ứng (TK 134X, 365X).

- Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ;

- Ghi đầy đủ nội dung phần yêu cầu KBNN Trung ương làm thủ tục trích từ Quỹ ngoại tệ tập trung:

+ Số tiền: Bằng số, bằng chữ;

+ Để trả cho: tên chủ nợ, nước chủ nợ;

+ Tài khoản, nội dung, kỳ hạn thanh toán.

- Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Lưu ý:
Trường hợp khoản lãi trong thời gian ân hạn, phí cam kết và các loại phí khác được gốc hóa theo thỏa thuận với nhà tài trợ: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ghi bổ sung thông tin khoản lãi trong thời gian ân hạn, phí cam kết và các loại phí khác được gốc hóa theo thỏa thuận với nhà tài trợ, để KBNN có căn cứ hạch toán chi ngân sách trả nợ lãi, phí, đồng thời hạch toán khoản vay của NSNN tương ứng; để trống các thông tin phần yêu cầu KBNN Trung ương làm thủ tục trích từ Quỹ ngoại tệ tập trung.

Kho bạc Nhà nước

- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

- Định khoản nghiệp vụ chi trả nợ gốc, lãi, phí; ghi mã ĐBHC (nếu có);

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

- Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại lập 03 liên Lệnh chi trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ gửi KBNN (Sở Giao dịch).

- Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, các liên chứng từ được xử lý như sau:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán chi trả nợ gốc, lãi, phí khoản vay và lưu tại KBNN;

+ 01 liên gửi lại cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại để theo dõi;

+ 01 liên gửi Ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ (trường hợp chuyển khoản thủ công) hoặc hủy bỏ đối với thanh toán điện tử với ngân hàng.

        29. Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách (Mẫu số C2-17a/NS)

Mục đích

Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách là chứng từ kế toán do Cơ quan Tài chính hoặc UBND xã lập để hạch toán các khoản phíđể lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị, ghi thu ghi chi về chi đầu tư XDCB từ tài khoản tiền gửi, các khoản chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi; là căn cứ để KBNN thực hiện hạch toán ghi thu, ghi chi NSNN.

Phương pháp ghi chép

Đối với cơ quan tài chính hoặc UBND xã

- Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: Số chứng từ, cấp ngân sách, năm ngân sách;

- Ghi đơn vị được ghi thu, mã số thuế, nội dung khoản ghi thu, mã NDKT (mỗi nội dung ghi thu được lập riêng một lệnh ghi thu, ghi chi), mã chương; Cơ quan quản lý thu, mã số cơ quan quản lý thu.

- Ghi chi NSNN: Cấp ngân sách;

- Ghi rõ tên đơn vị thụ hưởng, mã đơn vị quan hệ ngân sách (mã dự án), mã địa bàn hành chính, mã chương, mã CTMT (nếu có), mã nguồn NSNN;

- Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi, mã ngành kinh tế (khoản), mã nội dung kinh tế (TM), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo nội dung kinh tế, mỗi tiểu mục ghi trên một dòng);

- Ghi tổng số tiền ghi bằng chữ;

- Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

- Gửi Lệnh ghi thu, ghi chi cho KBNN.

        Kho bạc Nhà nước

Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ, ghi mã địa bàn hành chính của đơn vị, thực hiện định khoản và hạch toán kế toán theo quy định.

Luân chuyển chứng từ

(1) Trường hợp ghi thu, ghi chi liên quan đến 1 cấp ngân sách, các liên chứng từ được xử lý như sau:

Cơ quan tài chính hoặc UBND xã lập 03 liên Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch. Tại KBNN:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu tại KBNN;

- 01 liên gửi cho cơ quan Tài chính hoặc UBND xã;

- 01 liên gửi cho đơn vị nhận khoản ghi thu, ghi chi;

(2) Trường hợp ghi thu, ghi chi liên quan đến 2 cấp ngân sách: Khoản thu thuộc nguồn thu ngân sách cấp trên chi hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, các liên chứng từ được xử lý như sau:

Cơ quan Tài chính cấp trên lập 03 liên Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách gửi KBNN đồng cấp.

- Tại KBNN cấp trên:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán ghi thu ngân sách cấp trên, ghi chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới và lưu tại KBNN;

+ 01 liên gửi cơ quan Tài chính đồng cấp để theo dõi;

+ 01 liên kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị QHNS (nếu có) gửi về Cơ quan Tài chính hoặc UBND xã cấp dưới để thực hiện ghi thu, ghi chi tại ngân sách cấp dưới.

- Tại Cơ quan Tài chính hoặc UBND xã cấp dưới:

Nhận được 01 liên Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị QHNS (nếu có) do KBNN (KBNN đồng cấp với CQTC cấp trên) gửi về, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Cơ quan Tài chính hoặc UBND xã cấp dưới lập 03 liên Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách (Mẫu số C2-17a/NS) kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị QHNS (nếu có) gửi Kho bạc Nhà nước đồng cấp (đối với xã gửi KBNN nơi UBND xã mở TK) để thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách cấp dưới.

- Tại Kho bạc Nhà nước cấp dưới:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách địa phương và lưu;

+ 01 liên gửi lại Cơ quan Tài chính hoặc UBND xã để theo dõi;

+ 01 liên gửi cho đơn vị nhận khoản ghi thu, ghi chi.

30. Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách (Mẫu số C2-17b/NS)

Mục đích

Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách là chứng từ kế toán dùng để hạch toán ghi thu, ghi chi các khoản vay, viện trợ nước ngoài cho Cơ quan chủ quản.

Chứng từ này sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Ghi thu ngân sách trung ương, ghi chi ngân sách trung ương (tạm ứng hoặc thực chi) cho đơn vị;

+ Ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi ngân sách địa phương (tạm ứng hoặc thực chi) cho đơn vị;

+ Ghi thu, vay ngân sách trung ương, ghi chi ngân sách trung ương (chi bổ sung có mục tiêu), ghi thu ngân sách địa phương (thu bổ sung có mục tiêu), ghi chi ngân sách địa phương (tạm ứng hoặc thực chi) cho đơn vị.

Phương pháp ghi chép

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại hoặc Sở Tài chính

- Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: số chứng từ, năm ngân sách, đánh dấu “x” vào ô tương ứng để chọn hình thức ghi thu, ghi chi;

- Ghi đầy đủ thông tin về KBNN yêu cầu, cấp ngân sách, đơn vị được ghi thu, mã số thuế, nội dung khoản ghi thu, mã chương, mã ngành KT (khoản), mã NDKT (mỗi nội dung ghi thu được lập riêng một lệnh ghi thu, ghi chi);

- Ghi chi NSNN: cấp ngân sách;

- Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã đơn vị quan hệ ngân sách, mã chương, mã CTMT,DA và HTCT (nếu có), mã nguồn NSNN;

- Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi, mã nội dung kinh tế (TM), mã ngành kinh tế (ngành), số tiền (ghi chi tiết số tiền theo nội dung kinh tế, mỗi nội dung kinh tế ghi trên một dòng);

- Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ;

- Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Lưu ý:

        Trong trường hợp một Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách có nhiều dự án/đơn vị sử dụng vốn vay, viện trợ thì cơ quan tài chính phải lập Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị sử dụng vốn vay, viện trợ cùng với Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách.

Kho bạc Nhà nước

- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

- Ghi mã ĐBHC;

- Định khoản nghiệp vụ ghi thu, ghi chi NSNN;

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

(1) Trường hợp khoản vay, viện trợ thuộc nguồn thu trực tiếp của ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương, các liên chứng từ được xử lý như sau:

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại hoặc Sở Tài chính lập 03 liên Lệnh ghi thu, ghi chi  ngân sách kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị sử dụng vốn vay, viện trợ (nếu có) gửi KBNN giao dịch.

Tại KBNN, kế toán xử lý như sau:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán ghi thu NSNN, ghi chi NSNN (tạm ứng, thực chi) và lưu tại KBNN;

- 01 liên gửi lại cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại hoặc Sở Tài chính để theo dõi;

- 01 liên gửi cho đơn vị nhận khoản ghi thu, ghi chi.

(2) Trường hợp khoản vay, viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương chi hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, các liên chứng từ được xử lý như sau:

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại lập 03 liên Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị sử dụng vốn vay, viện trợ (nếu có) gửi KBNN (Sở Giao dịch).

Tại Sở Giao dịch KBNN, kế toán xử lý như sau:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán ghi thu NSTW, ghi chi bổ sung có mục tiêu cho NSĐP và lưu tại KBNN;

- 01 liên gửi lại cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại để theo dõi;

- 01 liên còn lại kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị sử dụng vốn vay, viện trợ (nếu có) gửi về Sở Tài chính tỉnh, thành phố để thực hiện ghi thu, ghi chi tại ngân sách cấp dưới.

Tại Sở Tài chính tỉnh, thành phố:

Nhận được 01 liên Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị sử dụng vốn vay, viện trợ (nếu có) do Sở Giao dịch KBNN gửi về, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính lập 03 liên Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách (Mẫu số C2-17b/NS) kèm Bảng kê chi tiết dự án/đơn vị sử dụng vốn vay, viện trợ (nếu có) gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố để thực hiện ghi thu NSĐP, ghi chi tạm ứng hoặc thực chi cho chủ dự án.

Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, kế toán xử lý như sau:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi ngân sách địa phương (tạm ứng hoặc thực chi cho chủ dự án) và lưu tại KBNN;

+ 01 liên gửi Sở Tài chính để theo dõi.

+ 01 liên gửi cho đơn vị nhận khoản ghi thu, ghi chi

        31. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn vay, viện trợ đã ghi thu, ghi chi (Mẫu số C2-18/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn vay, viện trợ đã ghi thu, ghi chi là chứng từ kế toán hạch toán chuyển từ tạm ứng thành thực chi các khoản vay, viện trợ nước ngoài đã hạch toán ghi thu ngân sách và ghi chi tạm ứng ngân sách cho Cơ quan chủ quản hoặc đơn vị thực hiện chi.

Phương pháp ghi chép

Cơ quan tài chính

- Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: số chứng từ, năm ngân sách;

- Ghi rõ tên đơn vị nhận tiền, mã đơn vị quan hệ ngân sách, mã chương,  tên và mã CTMT,DA và HTCT (nếu có), mã nguồn NSNN;

- Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi, mã nội dung kinh tế (TM), mã ngành kinh tế (ngành), số tiền duyệt thanh toán (ghi chi tiết số tiền theo NDKT, mỗi NDKT ghi trên một dòng);

- Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ;

- Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

- Định khoản nghiệp vụ chi NSNN; ghi mã ĐBHC

- Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại hoặc Sở Tài chính lập 03 liên Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn vay, viện trợ đã ghi thu, ghi ngân sách gửi KBNN giao dịch.

Tại KBNN, kế toán xử lý như sau:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu tại KBNN;

- 01 liên gửi lại cho Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại hoặc Sở Tài chính để theo dõi;

        - 01 liên gửi Cơ quan chủ quản hoặc đơn vị thực hiện chi đề nghị thanh toán tạm ứng.

        32. Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài (Mẫu số C2-19/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách hoặc chủ đầu tư (gọi chung là chủ dự án) lập, gửi KBNN để đề nghị ghi thu, ghi chi vốn sự nghiệp hoặc vốn đầu tư phát triển; là căn cứ để KBNN hạch toán ghi chi và ghi vay ngân sách nhà nước.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Chủ đầu tư

- Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi năm ngân sách, ngày, tháng, năm lập.

- Ghi đầy đủ tên dự án/đơn vị sử dụng ngân sách, mã dự án/mã ĐVQHNS, mã CTMT, DA, số hiệp định vay vốn, tên nhà tài trợ.

- Điền đầy đủ các thông tin trên bảng theo từng hình thức rút vốn và đơn rút vốn, chi tiết theo ngày chuyển tiền cho người thụ hưởng, số tiền trả cho người thụ hưởng bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam vào cột tương ứng chi đầu tư phát triển (ĐTPT), chi sự nghiệp, chi từ nguồn vay về cho vay lại (CVL). Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Ghi đầy đủ thông tin: tên KBNN đề nghị ghi thu, ghi chi, các thông tin chi tiết đề nghị ghi chi NSNN vào bảng bao gồm: mã NDKT (TM), mã cấp NS, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), năm kế hoạch vốn, ghi tiền bằng đồng Việt Nam vào cột chi đầu tư phát triển nếu đề nghị ghi chi đầu tư phát triển tương ứng nguồn NSTW, bổ sung có mục tiêu cho NSĐP hay từ nguồn vay Chính phủ cho ĐP vay lại, vào cột chi sự nghiệp tương ứng nguồn NSTW, bổ sung có mục tiêu cho NSĐP nếu đề nghị ghi chi sự nghiệp. Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận kiểm soát chi:

+ Xác nhận số tiền trên bảng kê thông tin chi tiết. Ghi số tiền chênh lệch với số kiểm soát chi (nếu có).

+ Ghi đầy đủ thông tin về khoản chi đã được chấp thuận ghi thu, ghi chi trong bảng tương ứng.

+ Ghi ngày, tháng, năm, ký vào nơi quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Kế toán: Ghi mã quỹ, mã KBNN, định khoản vào ô theo quy định. Riêng tại Sở Giao dịch và KBNN tỉnh trường hợp ghi thu ghi chi từ nguồn vay về cho vay lại của Chính phủ, kế toán ghi đầy đủ mã NDKT, mã ĐBHC (ghi nhà tài trợ), mã ngành kinh tế phần hạch toán thu vay NSNN. Ký, đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Chủ dự án lập 03 liên Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận Kiểm soát chi và lưu;

        + 02 liên trả lại chủ dự án (Qua Bộ phận Kiểm soát chi: 01 liên để lưu, 01 liên chủ dự án gửi cơ quan Tài chính).

        33. Giấy rút vốn đầu tư (Mẫu số C3-01/NS)

Mục đích

Giấy rút vốn đầu tư là chứng từ kế toán do đơn vị chủ đầu tư hoặc chủ dự án (gọi chung là chủ đầu tư) lập, gửi KBNN để rút vốn đầu tư; là căn cứ để KBNN hạch toán chi ngân sách cho đầu tư.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Chủ đầu tư

- Giấy rút vốn đầu tư phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi  năm ngân sách, ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: Chọn một trong hai phương thức chi Tạm ứng hoặc Thực chi; Chọn một trong hai phương thức thanh toán Chuyển khoản hoặc Tiền mặt tại kho bạc, hoặc tiền mặt tại ngân hàng. Riêng đối với chứng từ chi đầu tư từ phí lãnh sự của Bộ Ngoại giao, chỉ đánh dấu “x” vào ô tạm ứng hoặc thực chi.

- Ghi rõ tên dự án, tên chủ đầu tư, mã ĐVQHNS của chủ đầu tư, số tài khoản ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” (trong đó, mã ĐVQHNS là mã dự án), KBNN nơi đơn vị mở tài khoản, tên và mã CTMT,DA (nếu có), số CKC của HĐK (nếu có HĐK), số CKC của HĐTH trong trường hợp thực hiện chi đối với hợp đồng đã CKC tại KBNN của hợp đồng thực hiện, số và ngày tháng của Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.

- Phần liệt kê các khoản vốn đầu tư ghi chi tiết theo nội dung, mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, năm KHV và số tiền (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng).

- Số tiền ghi bằng số tại cột “Tổng số tiền” (cột 7) phải bằng số tiền ghi bằng số tại cột “Nộp thuế” (cột 8) cộng (+) số tiền ghi bằng số tại cột “Thanh toán cho đơn vị hưởng” (cột 9).

- Số tiền ghi bằng số tại cột 7, 8 và 9 phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Tổng số tiền ghi bằng chữ”, “Số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng” và “Số tiền nộp thuế”.

- Phần nộp thuế: Ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu để KBNN làm căn cứ ghi thu NSNN. Trường hợp nộp nhiều loại thuế khác nhau thì ngoài các thông tin chung đã ghi phần nộp thuế, đơn vị ghi thêm thông tin chi tiết vào phần nội dung thanh toán, để KBNN làm căn cứ ghi thu NSNN.

- Phần thanh toán cho đơn vị hưởng:

        + Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi tên đơn vị nhận tiền, mã ĐVQHNS (nếu có), địa chỉ, số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”. Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0), ghi mã CTMT,DA và HTCT (nếu có) tại KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản, các yếu tố họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp để trống.

        + Trường hợp lĩnh tiền mặt tại Kho bạc hoặc tại Ngân hàng: Ghi họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, cấp ngày, nơi cấp; các yếu tố số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền, tại KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản để trống. Trường hợp lĩnh tiền mặt tại ngân hàng, thủ quỹ của KBNN và người nhận tiền không phải ký nhận trên chứng từ này.

        + Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận kiểm soát: ghi ngày, tháng, năm, ký vào nơi quy định.

  • Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Kế toán: định khoản vào ô theo quy định. Ghi mã cơ quan thu (trường hợp đơn vị ghi thiếu, ghi sai mã cơ quan thu), ghi mã địa bàn hành chính. 

- Thủ quỹ chi tiền cho đơn vị, đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN”, ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định trong trường hợp lĩnh tiền mặt từ KBNN.

- Trường hợp chuyển khoản:

+ Căn cứ số thuế được khấu trừ ghi tại cột “ nộp thuế” (cột 8), kế toán kiểm tra sự khớp đúng giữa số tiền bằng số và bằng chữ ghi trên chứng từ;  để hạch toán thu NSNN hoặc báo Có về KBNN, nơi nhà thầu có nghĩa vụ nộp thuế GTGT.

+ Chuyển tiền cho nhà thầu theo số tiền ghi tại cột “Thanh toán cho ĐV hưởng” (cột 9).

        Lưu ý: Trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

Trường hợp rút vốn đầu tư bằng tiền mặt:

Chủ đầu tư, dự án lập 03 liên Giấy rút vốn đầu tư gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 02 liên trả lại chủ đầu tư (Qua Bộ phận Kiểm soát chi, 01 liên cho chủ đầu tư và 01 liên gửi đơn vị hưởng để chứng minh nghĩa vụ đã nộp thuế của đơn vị hưởng).

Trường hợp rút vốn đầu tư bằng chuyển khoản:

- Trường hợp đơn vị nhận tiền có tài khoản tại KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản:

Chủ đầu tư lập 04 liên Giấy rút vốn đầu tư gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 02 liên trả lại chủ đầu tư (Qua Bộ phận Kiểm soát chi, 01 liên cho chủ đầu tư và 01 liên gửi đơn vị hưởng để chứng minh nghĩa vụ đã nộp thuế của đơn vị hưởng).

        + 01 liên báo Có cho đơn vị nhận tiền.

- Trường hợp đơn vị nhận tiền có tài khoản tại NH hoặc KBNN khác:

Chủ đầu tư, dự án lập 03 liên Giấy rút vốn đầu tư gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 02 liên trả lại chủ đầu tư (Qua Bộ phận Kiểm soát chi, 01 liên cho chủ đầu tư và 01 liên gửi đơn vị hưởng để chứng minh nghĩa vụ đã nộp thuế của đơn vị hưởng).

        34. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư (Mẫu số C3-02/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư là chứng từ kế toán do đơn vị chủ đầu tư hoặc chủ dự án (gọi chung là chủ đầu tư) lập, đề nghị KBNN thanh toán số vốn đầu tư đơn vị đã tạm ứng khi có đủ đủ hồ sơ, khối lượng để chuyển thành thực chi; khoản ứng trước chưa đủ ĐKTT có hồ sơ, khối lượng đề nghị KBNN chuyển thành ứng trước đủ ĐKTT; là căn cứ để KBNN hạch toán thanh toán tạm ứng hoặc ứng trước vốn đầu tư.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Chủ đầu tư

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi năm ngân sách, ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách. Phải đánh dấu vào 1 trong các ô tương ứng khi lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư bao gồm: Tạm ứng sang thực chi, ứng trước chưa đủ ĐKTT sang ứng trước đủ ĐKTT.

- Ghi tên dự án, tên chủ đầu tư, mã ĐVQHNS của chủ đầu tư, số tài khoản ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” (trong đó, mã ĐVQHNS là mã dự án), KBNN nơi đơn vị mở tài khoản, tên và mã CTMT,DA và HTCT (nếu có).

- Ghi số, ngày tháng của Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và số dư tạm ứng/ứng trước kinh phí đầu tư.

- Phần Đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán phải đánh dấu “x” vào ô lựa chọn để ghi rõ 1 trong các nội dung: chuyển số tiền đã tạm ứng thành thực chi hoặc chuyển số ứng trước chưa đủ ĐKTT thành ứng trước đủ ĐKTT. 

- Phần liệt kê các khoản tạm ứng, ứng trước ghi chi tiết: mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, năm KHV. Ghi số tiền cột số đã tạm ứng, ứng trước tương ứng với loại tạm ứng, ứng trước đang thanh toán. Trường hợp chuyển số tiền đã tạm ứng thành thực chi ghi số dư đang còn tạm ứng; trường hợp chuyển số ứng trước chưa đủ ĐKTT thành ứng trước đủ ĐKTT ghi số dư ứng trước chưa đủ ĐKTT.

- Ghi số dư tạm ứng, ứng trước (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng); ghi số đề nghị thanh toán (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng); Ghi số tiền tổng cộng bằng chữ của số đề nghị thanh toán.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi:

        + Ghi số tiền KBNN duyệt thanh toán cho chủ đầu tư: số KBNN duyệt sẽ nhỏ hơn hoặc bằng số đơn vị đề nghị thanh toán (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục ghi trên một dòng). 

        + Phần dành cho KBNN ghi: Ghi rõ nội dung thanh toán cho đơn vị, số tiền bằng chữ (bằng với số tổng cộng tại cột “Số KBNN duyệt thanh toán”).

        + Ký đầy đủ vào nơi quy định trước khi chuyển cho bộ phận kế toán.

  • Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán:

        + Định khoản và ghi mã ĐBHC.

        + Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Lưu ý: Trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

Chủ đầu tư, dự án lập 02 liên Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên gửi trả lại đơn vị (Qua Bộ phận Kiểm soát chi).

35. Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư (Mẫu số C3-03/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị thu hồi ứng trước VĐT  là chứng từ kế toán do đơn vị chủ đầu tư hoặc chủ dự án (gọi chung là chủ đầu tư) lập đề nghị KBNN chuyển số kinh phí chi đầu tư XDCB đơn vị đã ứng trước khi có dự toán chính thức được giao:

- Chuyển ứng trước chưa đủ ĐKTT thành tạm ứng;

- Chuyển khoản ứng trước đủ ĐKTT thành thực chi NSNN.

Là căn cứ để KBNN hạch toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách, UBND xã:

        - Giấy đề nghị thu hồi ứng trước VĐT phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi năm ngân sách; ghi ngày, tháng, năm lập, năm ngân sách. Đánh dấu vào 1 trong các ô tương ứng khi lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước căn cứ vào mục đích đề nghị. 

        - Ghi căn cứ số dư ứng trước đến ngày thanh toán và ghi quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền

- Phần Đề nghị Kho bạc Nhà nước phải đánh dấu “x” vào ô lựa chọn để ghi rõ 1 trong các nội dung: chuyển ứng trước chưa đủ ĐKTT thành tạm ứng; chuyển khoản ứng trước đủ ĐKTT thành thực chi NSNN.

- Ghi tên dự án, tên Chủ đầu tư, mã ĐVQHNS của Chủ đầu tư, tài khoản ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” (trong đó, mã ĐVQHNS là mã dự án), KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản, ghi tên và mã CTMT,DA (nếu có). Ghi số CKC của HĐK (nếu có HĐK), số CKC của HĐTH trong trường hợp thực hiện chi đối với hợp đồng đã CKC tại KBNN.

- Phần liệt kê các khoản ứng trước ghi chi tiết: mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, năm KHV.

- Ghi số dư ứng trước đề nghị KBNN chuyển số tiền đã ứng trước thành tạm ứng hay thực chi (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng), ghi số tiền tổng cộng bằng số.

- Ghi số tiền đề nghị chuyển sang tạm ứng hoặc thực chi (ghi chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng), ghi số tiền tổng cộng bằng số.

- Ghi số tiền tổng cộng chuyển sang tạm ứng/thực chi bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

Bộ phận kiểm soát chi:

- Ghi số tiền KBNN thu hồi ứng trước cho đơn vị theo dự toán được giao bằng số và bằng chữ. 

- Phần dành cho KBNN ghi: Ghi rõ nội dung đồng ý thu hồi ứng trước cho đơn vị, Ghi số tiền bằng số và bằng chữ.

- Kế toán định khoản, ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: mã địa bàn hành chính; ghi ngày, tháng, năm hạch toán.

- Bộ phận kiểm soát chi ký vào nơi quy định

- Bộ phận kế toán ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Lưu ý: Trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

- Chủ đầu tư lập 02 liên Giấy đề nghị thu hồi ứng trước VĐT gửi KBNN. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên trả đơn vị (Qua Bộ phận Kiểm soát chi).

36. Giấy nộp trả vốn đầu tư (Mẫu số C3-04/NS)

Mục đích

Giấy nộp trả vốn đầu tư là chứng từ kế toán do đơn vị nộp tiền hoặc người nộp tiền  lập, nộp trả NSNN số vốn đầu tư đã rút nhưng không đủ điều kiện chi, chênh lệch duyệt quyết toán nhỏ hơn số đã thanh toán hoặc chi sai nội dung; là căn cứ để KBNN hạch toán giảm chi NSNN khi NS năm chưa quyết toán hoặc ghi thu NSNN khi NS năm đã quyết toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Chủ đầu tư

- Giấy nộp trả vốn đầu tư được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi năm ngân sách; ghi ngày, tháng, năm lập.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: Chuyển khoản hoặc Tiền mặt và đánh dấu “x” vào ô tạm ứng hoặc thực chi để KBNN biết được kinh phí nộp trả cho khoản đã tạm ứng hay thực chi.

- Trường hợp chuyển khoản: Ghi rõ tên đơn vị nộp tiền hoặc người nộp tiền, mã ĐVQHNS, số hiệu tài khoản của đơn vị nộp theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”, tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0; yếu tố Người nộp tiền để trống.

        - Trường nộp tiền mặt: Ghi họ tên người nộp  tiền; các yếu tố số hiệu tài khoản, mã ĐVQHNS (nếu có) của đơn vị nộp tiền tại KBNN (NH) nơi đơn vị nộp tiền mở tài khoản để trống.

- Trường hợp nộp trả kinh phí theo kiến nghị của cấp có thẩm quyền thì cần phải đánh dấu “x” vào ô lựa chọn cụ thể cơ quan kiến nghị thu hồi.

- Ghi nộp trả kinh phí chi tiết theo các thông tin: Ghi rõ tên dự án, tên chủ đầu tư, mã ĐVQHNS của Chủ đầu tư, số hiệu tài khoản của đơn vị tại KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” (trong đó, mã ĐVQHNS là mã dự án), tên và mã CTMT,DA (nếu có). Ghi số CKC của HĐK (nếu có HĐK), số CKC của HĐTH trong trường hợp thực hiện chi đối với hợp đồng đã CKC tại KBNN, năm ngân sách và liệt kê chi tiết theo nội dung, mã nội dung kinh tế (TM), mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN, năm KHV, số tiền (chi tiết theo tiểu mục - mỗi tiểu mục một dòng).

- Ghi tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào đúng nơi quy định - Nếu nộp bằng chuyển khoản

- Người nộp ký tên khi thực hiện nộp tiền vào quỹ của KBNN - Nếu nộp bằng tiền mặt

Kho bạc Nhà nước

Bộ phận kiểm soát chi:

+ Tích vào ô “nộp giảm chi ngân sách” nếu trước 15/11 năm sau hoặc tích vào ô “nộp trả kinh phí khi đã quyết toán ngân sách”, ghi thông tin mã NDKT (thu hồi khoản chi ngân sách năm trước), mã cơ quan thu (mã dự án của đơn vị nhận kinh phí nộp trả), mã Chương của đơn vị nhận kinh phí nộp trả.

Chỉ thực hiện khi nộp trả bằng chuyển khoản và tài khoản trích tiền nộp trả và tài khoản nhận kinh phí nộp trả mở tại một đơn vị KBNN.

+ Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, ký đầy đủ theo quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ theo quy định.

- Bộ phận Kế toán:

+ Sau khi phối hợp với bộ phận KSC, tích vào ô “nộp giảm chi ngân sách” nếu trước 15/11 năm sau hoặc tích vào ô “nộp trả kinh phí khi đã quyết toán ngân sách”, ghi thông tin mã NDKT (thu hồi khoản chi ngân sách năm trước), mã cơ quan thu (mã dựu án của đơn vị nhận kinh phí nộp trả), mã Chương của đơn vị nhận kinh phí nộp trả.

Chỉ thực hiện khi nộp trả bằng tiền mặt vào tài khoản nhận kinh phí nộp trả mở tại đơn vị KBNN nơi thu tiền mặt.

+ Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, định khoản, ký và đóng dấu đầy đủ theo quy định.

- Đối với trường hợp nộp bằng tiền mặt: Bộ phận Kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ chuyển thủ quỹ thu tiền. Thủ quỹ sau khi thu tiền ký, đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” vào nơi quy định trả chứng từ cho kế toán hạch toán.

- Trường hợp nộp trả kinh phí NSNN năm trước trước ngày 15/11 năm sau phải định khoản cả 2 bút toán trên chứng từ (kỳ năm nay và kỳ 13 năm trước).

- Trường hợp nộp trả kinh phí sau ngày 15/11 năm sau, ghi thu NSNN theo mã cơ quan thu chính là mã của đơn vị sử dụng ngân sách đã sử dụng số kinh phí phải thu hồi và được hiểu là khoản thu do cơ quan tài chính quản lý.

  Lưu ý:

  - Trường hợp nộp bằng tiền mặt, bộ phận kiểm soát chi và Giám đốc không ký trên chứng từ.    

  - Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng khi nộp trả vốn đầu tư bằng chuyển khoản, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

  Luân chuyển chứng từ

Trường hợp nộp trả bằng chuyển khoản cho đơn vị nhận tiền có tài khoản tại cùng một đơn vị KBNN với tài khoản trích tiền nộp trả

Đơn vị nộp lập 03 liên Giấy nộp trả vốn đầu tư. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

  + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

  + 01 liên trả lại đơn vị trích tiền nộp trả, 01 liên báo Có cho đơn vị nhận khoản nộp trả (Qua bộ phận KSC).

  Trường hợp nộp trả bằng chuyển khoản cho đơn vị nhận tiền có tài khoản tại đơn vị KBNN khác

  Đơn vị nộp lập 02 liên Giấy nộp trả vốn đầu tư. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

  + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

  + 01 liên trả lại đơn vị trích tiền nộp trả (Qua bộ phận KSC).

  Trường hợp nộp trả bằng tiền mặt

  Đơn vị nộp lập 03 liên Giấy nộp trả vốn đầu tư. Các liên chứng từ được xử lý như sau:

  + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu tại bộ phận kế toán;

  + 01 liên trả lại đơn vị nộp

  + 01 liên báo Có cho đơn vị nhận khoản nộp trả (Qua bộ phận KSC). Hủy bỏ trong trường hợp đơn vị nhận khoản kinh phí nộp trả mở tài khoản tại KBNN khác.

Trường hợp đơn vị trả tiền có tài khoản tại ngân hàng, không sử dụng chứng từ này mà căn cứ vào Giấy báo Có do ngân hàng chuyển đến để hạch toán khoản nộp trả vốn đầu tư.

        37. Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi NSNN (Mẫu số C3-05/NS)

Mục đích

Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi NSNN (Mẫu số C3-05/NS) là chứng từ kế toán do phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN lập, đề nghị phòng (bộ phận) Kế toán Nhà nước hạch toán:

- Điều chỉnh các sai lầm do đơn vị và sai lầm do nội bộ đơn vị KBNN phát hiện sau khi rà soát số liệu.

- Chuyển số dư tạm ứng từ năm trước sang năm nay và các trường hợp điều chỉnh số liệu chi khác

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Đơn vị lập/Phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN lập 02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi NSNN:

+ Đánh số, ngày tháng chứng từ;

+ Ghi tên cơ quan/phòng/bộ phận đề nghị điều chỉnh.

+ Tên KBNN đề nghị điều chỉnh hoặc Bộ phận kế toán.

+ Ghi rõ lý do điều chỉnh

+ Ghi các thông tin trong bảng chi tiết: số thứ tự, ngày hạch toán, số chứng từ, năm ngân sách, mã tài khoản kế toán, đánh dấu chọn tạm ứng, ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán hay thực chi, ứng trước đủ điều kiện thanh toán để KBNN có căn cứ hạch toán tài khoản tương ứng, ghi mã NDKT (TM), mã cấp NS, mã ĐVQHNS (ghi mã dự án), mã ĐBHC, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT, DA và HTCT (nếu có), mã nguồn NSNN, năm kế hoạch vốn chi tiết trên dòng số liệu đã hạch toán và số liệu đề nghị điều chỉnh.

+ Ký, ghi họ, tên vào các chức danh “Cơ quan đề nghị điều chỉnh” nếu trong trường hợp đơn vị đề nghị điều chỉnh, đóng dấu của đơn vị.

+ Ký vào các chức danh “Kiểm soát”, “Phụ trách” (ghi rõ họ, tên); trình Lãnh đạo (phụ trách) ký.

+ Chuyển phòng (bộ phận) Kế toán Nhà nước theo đường nội bộ.

- Căn cứ 02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi NSNN đã có chữ ký kiểm soát của phòng (bộ phận) Kiểm soát chi NSNN và Lãnh đạo ký duyệt: kế toán hạch toán; ghi ngày, tháng, năm; định  khoản và ghi các yếu tố trên chứng từ (mã địa bàn hành chính); ký (ghi rõ họ, tên) và trình Kế toán trưởng.

- Kế toán trưởng kiểm soát các nội dung trên chứng từ giấy và số liệu hạch toán trên máy tính: ký xác nhận trên chứng từ giấy và số liệu hạch toán trên máy tính nếu thấy khớp đúng.

        Lưu ý: Trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh phụ trách.

Luân chuyển chứng từ

- Trường hợp đơn vị đề nghị điều chỉnh: lập 03 liên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB được xử lý như sau:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu.

+ 01 liên gửi phòng (bộ phận) Kiểm soát chi và lưu.

+ 01 liên gửi đơn vị qua phòng (bộ phận) Kiểm soát chi.

- Trường hợp phòng (bộ phận) Kiểm soát chi đề nghị điều chỉnh: lập 02 liên Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi đầu tư XDCB được xử lý như sau:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu.

+ 01 liên gửi phòng (bộ phận) Kiểm soát chi và lưu.

        38. Uỷ nhiệm thu (Mẫu số C4-01/KB)

Không sử dụng chứng từ này đối với trường hợp đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ lập và gửi KBNN trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa KBNN và đơn vị ủy nhiệm thu. Chỉ sử dụng khi có hướng dẫn riêng của KBNN.

Chỉ sử dụng khi có hướng dẫn riêng của KBNN.

        39. Uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (Mẫu số C4-02a/KB)

Mục đích

Chứng từ này do khách hàng lập và gửi KBNN, yêu cầu KBNN trích tài khoản của mình thanh toán cho đối tượng thụ hưởng bằng VNĐ (trường hợp không phát sinh nộp thuế); là căn cứ để KBNN hạch toán thanh toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị trả tiền

- Ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm lập Uỷ nhiệm chi.

- Ghi đầy đủ các yếu tố tên, địa chỉ đơn vị trả tiền, tài khoản (ghi theo định dạng tài khoản do KBNN thông báo khi mở tài khoản “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT), mã CTMT,DA và hạch toán chi tiết (Mã CTMT thuộc CTMT nếu có). Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0; ghi tên KBNN (NH) nơi mở tài khoản của đơn vị trả tiền.

- Ghi chi tiết, rõ ràng nội dung thanh toán, số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng.

- Số tiền ghi bằng số tại cột 2 phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Số tiền ghi bằng chữ”.

        - Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi tên đơn vị nhận tiền, địa chỉ, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT), mã CTMT, DA và hạch toán chi tiết (Mã CTMT thuộc CTMT nếu có), Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0; ghi tên KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản.

        + Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

KBNN phục vụ đơn vị trả tiền

- Bộ phận Kiểm soát chi kiểm soát, ký đầy đủ vào nơi quy định. Trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi quỹ dự trữ tài chính, bộ phận kế toán thực hiện kiểm soát và ký xác nhận.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán: định khoản vào ô “KBNN A ghi”; ký, đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

- Trường hợp đơn vị nhận tiền và đơn vị trả tiền mở tài khoản tại cùng một KBNN:

Đơn vị trả tiền lập 03 liên Uỷ nhiệm chi gửi KBNN. Kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên làm giấy báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC);

        + 01 liên làm giấy báo Có cho đơn vị nhận tiền (Qua bộ phận KSC).

- Trường hợp đơn vị, cá nhân nhận tiền mở tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác

Đơn vị trả tiền lập 02 liên Uỷ nhiệm chi gửi KBNN. Kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC);  

Lưu ý: Trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi quỹ dự trữ tài chính, các liên chứng từ lưu tại bộ phận kế toán, các liên chứng từ trả trực tiếp cho đơn vị, không qua bộ phận kiểm soát chi.

        40. Uỷ nhiệm chi (ngoại tệ) chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (Mẫu số C4-02b/KB)

Mục đích

Chứng từ này do khách hàng lập và gửi KBNN, yêu cầu KBNN trích tài khoản của mình thanh toán cho đối tượng thụ hưởng bằng ngoại tệ (không phát sinh nộp thuế); là căn cứ để KBNN hạch toán thanh toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị trả tiền

- Ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm lập Uỷ nhiệm chi.

- Ghi đầy đủ các yếu tố tên, địa chỉ đơn vị trả tiền, tài khoản (ghi theo định dạng tài khoản do KBNN thông báo khi mở tài khoản “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT), mã CTMT,DA và hạch toán chi tiết (Mã CTMT thuộc CTMT nếu có). Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0; ghi tên KBNN (NH) nơi mở tài khoản của đơn vị trả tiền.

- Ghi chi tiết, rõ ràng nội dung thanh toán, số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng bằng ngoại tệ và VNĐ.

- Số tiền ghi bằng số tại cột 2 phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Số tiền ghi bằng chữ theo nguyên tệ”, số tiền tại cột 3 phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Số tiền ghi bằng chữ theo VNĐ”.

        - Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi tên đơn vị nhận tiền, địa chỉ, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT), mã CTMT,DA và hạch toán chi tiết (Mã CTMT thuộc CTMT nếu có), Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0; ghi tên KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản.

        - Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

KBNN phục vụ đơn vị trả tiền

- Bộ phận Kiểm soát chi kiểm soát, ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán: định khoản vào ô “KBNN A ghi”; ký, đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Trường hợp đơn vị nhận tiền và đơn vị trả tiền mở tài khoản tại cùng một KBNN:

Đơn vị trả tiền lập 03 liên Uỷ nhiệm chi gửi KBNN. Kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên làm giấy báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC);

        + 01 liên làm giấy báo Có cho đơn vị nhận tiền (Qua bộ phận KSC).

Trường hợp đơn vị, cá nhân nhận tiền mở tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác

Đơn vị trả tiền lập 02 liên Uỷ nhiệm chi gửi KBNN. Kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC).  

        41. Uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (Mẫu số C4-02c/KB)

Mục đích

Uỷ nhiệm chi là chứng từ kế toán do khách hàng lập và gửi KBNN, yêu cầu KBNN trích tài khoản của mình thanh toán cho đối tượng thụ hưởng và trích nộp thuế theo quy định; là căn cứ để KBNN hạch toán thanh toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị trả tiền

- Ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm lập Uỷ nhiệm chi.

- Ghi đầy đủ các yếu tố tên, địa chỉ của đơn vị trả tiền, tài khoản (ghi theo định dạng tài khoản do KBNN thông báo khi mở tài khoản “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT), mã CTMT,DA và hạch toán chi tiết (Mã CTMT thuộc CTMT nếu có). Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0; ghi tên KBNN (NH) nơi mở tài khoản của đơn vị trả tiền.

- Ghi chi tiết, rõ ràng nội dung thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị hưởng, số tiền ghi tại cột “Thanh toán cho đơn vị hưởng”.

- Số tiền ghi bằng số tại cột “Tổng số tiền” (cột 2) phải bằng số tiền ghi bằng số tại cột “Nộp thuế” (cột 3) cộng (+) số tiền ghi bằng số tại cột “Thanh toán cho đơn vị hưởng” (cột 4).

- Số tiền ghi bằng số tại cột 2, 3 và 4 phải khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ tại các dòng “Tổng số tiền ghi bằng chữ”, “Số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng” và “Số tiền nộp thuế”.

- Phần nộp thuế (nếu có): Ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu để KBNN làm căn cứ ghi thu NSNN. Trường hợp nộp nhiều loại thuế, tờ khai/Quyết định/Thông báo khác nhau thì ngoài các thông tin chung đã ghi phần nộp thuế, đơn vị ghi thêm thông tin chi tiết vào phần nội dung thanh toán, để KBNN làm căn cứ ghi thu NSNN.

- Phần thanh toán cho đơn vị hưởng:

        + Trường hợp chuyển khoản, chuyển tiền điện tử: Ghi tên đơn vị nhận tiền, địa chỉ, mã ĐVQHNS (nếu có), số hiệu tài khoản của đơn vị nhận tiền (trường hợp tài khoản mở tại KBNN ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với TK 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT), mã CTMT,DA và hạch toán chi tiết (Mã CTMT thuộc CTMT nếu có), Tài khoản không có cấp NS thì mã cấp NS được ghi ký tự là 0; ghi tên KBNN (NH) nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản.

        + Ghi số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng bằng chữ.

        + Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

KBNN phục vụ đơn vị trả tiền

- Bộ phận Kiểm soát chi kiểm soát, ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Bộ phận Kế toán: định khoản vào ô “KBNN A ghi”, ghi mã cơ quan thu (trường hợp đơn vị ghi thiếu hoặc ghi sai mã cơ quan thu), ghi mã địa bàn hành chính và ký, đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Trường hợp đơn vị nhận tiền và đơn vị trả tiền mở tài khoản tại cùng một KBNN:

- Đơn vị trả tiền lập 03 liên Uỷ nhiệm chi gửi KBNN. Kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên làm giấy báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC);

        + 01 liên làm giấy báo Có cho đơn vị nhận tiền (Qua bộ phận KSC).

Trường hợp đơn vị, cá nhân nhận tiền mở tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác

- Đơn vị trả tiền lập 02 liên Uỷ nhiệm chi gửi KBNN. Kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi lại bộ phận kiểm soát chi để lưu;

        + 01 liên báo Nợ cho đơn vị trả tiền (Qua bộ phận KSC).

          42. Ủy nhiệm chi dùng trong thanh toán chuyển tiếp (Mẫu số C4-03/KB)

        Mục đích

Ủy nhiệm chi dùng trong thanh toán chuyển tiếp là chứng từ kế toán do kế toán KBNN nhận chuyển tiếp lập để chuyển tiền qua thanh toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Ghi tên KBNN nhận chuyển tiếp, số hiệu tài khoản chuyển tiếp.

- Ghi tên KBNN đề nghị chuyển tiếp.

- Ghi đầy đủ các yếu tố liên quan đến người phát lệnh (đơn vị trả tiền): tên, số hiệu tài khoản, ngân hàng hoặc KBNN nơi mở tài khoản.

- Ghi đầy đủ các yếu tố liên quan đến người nhận lệnh (đơn vị nhận tiền): tên, mã ĐVQHNS (nếu có), mã số đối tượng nộp thuế (nếu có), số hiệu tài khoản, ngân hàng hoặc KBNN nơi mở tài khoản.

- Ghi rõ là thanh toán chuyển tiếp cho chứng từ gốc số, ngày, tháng, năm.

- Định khoản vào ô “Phần KBNN nhận chuyển tiếp”, ghi số tiền bằng số và bằng chữ của khoản thanh toán chuyển tiếp.

Lưu ý: Đối với tài khoản mở tại KBNN, tài khoản được ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với tài khoản 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”.

Luân chuyển chứng từ

Kế toán lập 01 liên Ủy nhiệm chi chuyển tiếp và xử lý: 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu.

        43. Lệnh chuyển Có (Mẫu số C4-04/KB)

Mục đích

Lệnh chuyển Có là chứng từ thanh toán được lập tại Kho bạc A căn cứ vào chứng từ thanh toán chuyển Có của người phát lệnh; hoặc căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ nội bộ như chuyển nguồn thanh toán trái phiếu, nguồn vốn đầu tư... chuyển đến Kho bạc B để trả tiền cho người nhận lệnh tại Kho bạc B; hoặc để chuyển số phải trả cho Kho bạc B (trường hợp các hoạt động nghiệp vụ nội bộ).

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định, gồm các thông tin chủ yếu như:

- Số Lệnh thanh toán: Được hình thành tự động cho mỗi Lệnh thanh toán, chứa các thông tin về loại thanh toán, mã kho bạc lập lệnh, số thứ tự của lệnh từ đầu năm...

- Ngày lập lệnh: Là ngày kế toán trưởng kiểm soát thanh toán tại KB A.

- Ngày chứng từ: Là ngày lập chứng từ kế toán gốc.

- Ngày hạch toán: Là ngày kiểm soát chứng từ kế toán tại KB A.

- KB A: Kho bạc phát lệnh.

- KB B: Kho bạc nhận lệnh.

- Người trả tiền, người nhận tiền: là tên người trả tiền và người nhận tiền (cá nhân) hoặc tên của tổ chức, đơn vị trả tiền, nhận tiền. Trường hợp các hoạt động nghiệp vụ nội bộ thì người trả tiền, người nhận tiền là tên của các đơn vị KBNN tương ứng.

- Thông tin người trả tiền, người nhận tiền: Địa chỉ, số CMND/HC/CCCD, ngày cấp, nơi cấp (nếu có).

- Tài khoản: là mã tài khoản người trả tiền và nhận tiền tại KBNN hay ngân hàng. Trường hợp cá nhân nộp tiền mặt tại KB A hay lĩnh tiền mặt tại KB B thì mã tài khoản được quy định thống nhất là tài khoản chuyển tiếp ngoài hệ thống.

- Tại KBNN (Ngân hàng): là KB hoặc ngân hàng nơi người trả tiền, người nhận tiền mở tài khoản.

- Các thông tin: Ghi đầy đủ Nội dung, tài khoản và số tiền.

- Tổng số tiền thanh toán: Là tổng số tiền thanh toán của người trả tiền với người nhận tiền.

- Nội dung thanh toán: Phải được ghi rõ trên mỗi Lệnh chuyển Có. Đặc biệt các trường hợp trả lại do sai lầm hoặc chờ xử lý phải ghi rõ lý do, số và ngày lập của lệnh bị trả lại.

Lưu ý: Đối với tài khoản mở tại KBNN, tài khoản được ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với tài khoản 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”.

Luân chuyển chứng từ

Lệnh chuyển Có được in tại KB A trong trường hợp cần thiết theo quy định.

        44. Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi (Mẫu số C4-05/KB)

Là chứng từ giấy phục hồi từ chứng từ điện tử, được in tại KB B để báo có cho khách hàng.

Các nội dung thông tin cơ bản như quy định của lệnh chuyển Có.

        Luân chuyển chứng từ

  Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi được in 01 liên để báo Có cho người nhận tiền.

Thanh toán viên nhận lệnh thanh toán đến và Kế toán trưởng ký kiểm soát trên chương trình thanh toán đồng thời ký trên chứng từ giấy phục hồi.

Lưu ý: Đối với tài khoản mở tại KBNN, tài khoản được ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với tài khoản 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”.

        45. Lệnh chuyển Nợ (Mẫu số C4-06/KB)

Mục đích

Lệnh chuyển Nợ là chứng từ thanh toán do Kho bạc A lập, căn cứ vào chứng từ thanh toán chuyển Nợ của khách hàng chuyển đến Kho bạc B để thu tiền của khách hàng giao dịch tại Kho bạc B đã cam kết theo hợp đồng chấp nhận chuyển Nợ; hoặc căn cứ vào các chứng từ gốc của các  nghiệp vụ nội bộ như báo Nợ thanh toán hộ công trái, trái phiếu... để thu hồi khoản đã thanh toán hộ cho Kho bạc B (trường hợp các hoạt động nghiệp vụ nội bộ).

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Kế toán phải ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định, gồm các thông tin chủ yếu:

- Số Lệnh thanh toán: Được hình thành tự động cho mỗi Lệnh thanh toán, chứa các thông tin về loại thanh toán, mã kho bạc lập lệnh, số thứ tự của Lệnh từ đầu năm...

- Ngày lập lệnh: Là ngày kế toán trưởng kiểm soát thanh toán.

- Ngày chứng từ: Là ngày lập chứng từ kế toán gốc.

- Ngày hạch toán: Là ngày kiểm soát chứng từ kế toán tại KB A.

- KB A: Kho bạc phát lệnh.

- KB B: Kho bạc nhận lệnh.

- Người trả tiền, người đòi tiền: là tên người trả tiền và người đòi tiền (cá nhân) hoặc tên của tổ chức, đơn vị trả tiền, đòi tiền. Trường hợp thanh toán trong nội bộ hệ thống KBNN thì người trả tiền, người đòi tiền là tên của các đơn vị kho bạc tương ứng.

- Thông tin người trả tiền, người đòi tiền: Địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp (nếu có).

- Tài khoản: Là mã tài khoản người trả tiền và đòi tiền tại KBNN hay ngân hàng.

- Tại KBNN (Ngân hàng): Là KB hoặc ngân hàng nơi người đòi tiền, người trả tiền mở tài khoản.

- Các thông tin:

Ghi đầy đủ Nội dung, tài khoản và số tiền.

- Tổng số tiền thanh toán: Là tổng số tiền thanh toán của người phát lệnh với người nhận lệnh.

- Nội dung thanh toán: Phải được ghi rõ trên mỗi Lệnh chuyển Nợ. Đặc biệt các trường hợp trả lại do sai lầm hoặc chờ xử lý phải ghi rõ lý do, số và ngày lập của lệnh bị trả lại.

Lưu ý: Đối với tài khoản mở tại KBNN, tài khoản được ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với tài khoản 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”.

Luân chuyển chứng từ

Lệnh chuyển Nợ được in tại KB A trong trường hợp cần thiết theo quy định.

46. Lệnh chuyển Nợ kiêm chứng từ phục hồi (Mẫu số C4-07/KB)

Mục đích

- Là chứng từ giấy phục hồi từ chứng từ điện tử, được in tại KB B để lưu trữ (nếu cần) và báo Nợ cho khách hàng.

- Các nội dung thông tin cơ bản như quy định của Lệnh chuyển Nợ.

Luân chuyển chứng từ

 Lệnh chuyển Nợ kiêm chứng từ phục hồi được in 01 liên báo Nợ cho người trả tiền khi cần thiết.

Trường hợp KB B phải in Lệnh chuyển Nợ kiêm chứng từ phục hồi làm căn cứ hạch toán kế toán, Lệnh chuyển Nợ kiêm chứng từ phục hồi được in 02 liên:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

        + 01 liên báo Nợ cho người trả tiền.

  Thanh toán viên nhận lệnh thanh toán đến và Kế toán trưởng ký kiểm soát trên chương trình thanh toán đồng thời ký trên Lệnh chuyển Nợ kiêm chứng từ phục hồi.

        47. Giấy nộp tiền vào tài khoản (Mẫu số C4-08/KB)

Mục đích

Giấy nộp tiền vào tài khoản là chứng từ kế toán do khách hàng lập và gửi KBNN, xác nhận số tiền mặt khách hàng gửi KBNN; là căn cứ để KBNN hạch toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Khách hàng

- Ghi đầy đủ các yếu tố qui định trên chứng từ.- Ghi rõ nội dung các khoản nộp vào cột “Nội dung nộp”.

- Người nộp tiền ký và ghi rõ họ tên vào chức danh “Người nộp tiền”.

Kho bạc Nhà nước

- Kế toán KBNN hạch toán và định khoản nghiệp vụ vào ô “Phần do KBNN ghi”.

- Thủ quỹ thu tiền, đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” và chuyển kế toán theo đường nội bộ.

- Kế toán ghi ngày tháng vào dòng “KBNN ghi sổ ngày… tháng … năm…”.

Lưu ý: Đối với tài khoản mở tại KBNN, tài khoản được ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS”, riêng đối với tài khoản 3741, 3761 ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT”.

Luân chuyển chứng từ

Tại Kho bạc phục vụ người nộp tiền:

- Trường hợp nộp tiền vào tài khoản của người nộp, khách hàng lập 02 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản gửi KBNN; kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

        + 01 liên trả lại khách hàng.

- Trường hợp nộp tiền để trả cho đơn vị có tài khoản tại KBNN nơi nộp tiền, khách hàng lập 03 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản gửi KBNN; kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

        + 01 liên trả lại khách hàng;

        + 01 liên báo Có cho đơn vị nhận tiền (Qua bộ phận KSC).

- Trường hợp nộp tiền trả cho đơn vị có tài khoản tại KBNN khác, khách hàng lập 02 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản; kế toán KBNN xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

        + 01 liên trả lại người nộp.

        48. Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (Mẫu số C4-09/KB)

Mục đích

Giấy rút tiền mặt là chứng từ kế toán do đơn vị lập gửi đến KBNN để rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Đơn vị sử dụng ngân sách

- Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, tài khoản (ghi theo định dạng tài khoản thông báo khi giao dịch ký kết hợp đồng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT”),  tên KBNN nơi đơn vị mở tài khoản, họ tên người lĩnh tiền, số CMND/CCCD/HC, ngày cấp, nơi cấp, nội dung rút tiền.

- Số tiền rút được ghi bằng số và bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ đầy đủ vào nơi quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi kiểm soát, ký đầy đủ vào nơi quy định.

  • Giám đốc ký đầy đủ vào nơi quy định.

- Kế toán định khoản nghiệp vụ vào ô “Phần do KBNN ghi”, sau khi chi tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách, kế toán ghi ngày, tháng, năm vào dòng “Bộ phận kế toán ghi sổ và trả tiền ngày...”, ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

- Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, gửi KBNN nơi đơn vị mở tài khoản.

- Kế toán KBNN xử lý:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán, gửi bộ phận KSC để lưu;

+ 01 liên trả đơn vị (Qua bộ phận KSC).  

        Lưu ý:

        Bộ phận KSC chỉ ký kiểm soát khi rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi do bộ phận KSC chịu trách nhiệm kiểm soát.   

49. Bảng kê các khoản thanh toán bằng séc qua ngân hàng (Mẫu số C4-10/KB)

Mục đích

Bảng kê nộp séc thanh toán qua ngân hàng (TTNH) chứng từ kế toán do KBNN lập và gửi Ngân hàng thương mại (NHTM) nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi (TKTG) cùng với các tờ séc lĩnh tiền mặt do KBNN phát hành; là căn cứ để xác nhận khách hàng đã lĩnh tiền mặt tại NHTM và ghi giảm TKTG của KBNN mở tại ngân hàng. Chứng từ này sử dụng trong trường hợp kho bạc thanh toán thủ công với ngân hàng.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Khách hàng:

Căn cứ chứng từ hợp lệ, hợp pháp đã được KBNN thực hiện kiểm soát chi (nếu có) và Séc lĩnh tiền mặt do KBNN lập, đơn vị có trách nhiệm lập 02 liên Bảng kê nộp séc TTNH và ghi đầy đủ nội dung, chỉ tiêu trên Bảng kê:

- Tên đơn vị thụ hưởng (đơn vị lĩnh tiền mặt), tài khoản (ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” đối với tài khoản dự toán hoặc “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT, DA và HTCT)” đối với tài khoản 3741, 3761), tên KBNN (nơi đơn vị mở tài khoản).

- Các cột trên Bảng kê: số séc (ghi số séc do KBNN cấp cho đơn vị); KBNN phát hành séc (ghi tên KBNN, nơi đơn vị mở TK); số tài khoản (ghi số hiệu tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng); tên NH thanh toán (ghi tên NH, nơi KBNN phát hành séc mở tài khoản).

(Ghi chi tiết của từng tờ séc vào phần liệt kê séc, số lượng séc lĩnh tiền mặt tại Ngân hàng).

- Ghi tổng số tiền bằng số khớp đúng với số tiền ghi bằng chữ.

- Ký và ghi rõ họ, tên.

Ngân hàng thanh toán (nơi KBNN mở tài khoản):

- Ghi rõ số lượng séc đã nhận, tên, số tài khoản và nơi mở tài khoản của khách hàng vào phần dưới bảng kê.

- Ghi ngày, tháng, năm thanh toán (chi tiền mặt cho đơn vị).

Kho bạc Nhà nước

- Kế toán KBNN định khoản nghiệp vụ thanh toán vào ô “Phần do KBNN ghi” (khi tất toán tài khoản 3911 chi tiết theo từng đơn vị).

- Kế toán viên, Kế toán trưởng ký tên.

Luân chuyển chứng từ

- Tại ngân hàng: nhận 02 liên Bảng kê nộp séc TTNH, 02 liên chứng từ và các tờ séc của đơn vị, ngân hàng kiểm soát, thanh toán cho đơn vị và xử lý:

+ 01 liên chứng từ, 01 Bảng kê nộp séc TTNH trả đơn vị.

+ 01 liên chứng từ hạch toán và lưu.

+ 01 liên Bảng kê nộp séc TTNH báo Nợ cho KBNN cùng các chứng từ báo Nợ, báo Có kèm Bảng kê chứng từ thanh toán (hoặc thanh toán bù trừ) của phiên thanh toán hoặc thanh toán bù trừ về.

- Tại KBNN: nhận Bảng kê nộp séc TTNH kèm Bảng kê chứng từ thanh toán, kế toán hạch toán tất toán TK 3911 chi tiết theo từng đơn vị.

50. Giấy chuyển tiền chuyển khoản, chuyển tiền điện tử (Mẫu số C4-11/KB)

Mục đích

Giấy chuyển tiền chuyển khoản, chuyển tiền điện tử là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập để trích tài khoản Phải trả khác (Tài khoản trung gian) trong trường hợp thanh toán các khoản kinh phí công đoàn và thanh toán các khoản dịch vụ công ích như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,... hoặc tài khoản chuyên thu của bảo hiểm xã hội (hoặc trích tài khoản chờ xử lý trong thanh toán để chuyển trả tiếp cho đối tượng thụ hưởng trên cơ sở Phiếu điều chỉnh trong trường hợp thanh toán thủ công với ngân hàng). Là căn cứ để KBNN chuyển tiền thanh toán cho đối tượng thụ hưởng.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

        Kho bạc Nhà nước:

        - Ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm lập Giấy chuyển tiền.

        - Đơn vị trả tiền:                        

        + Trường hợp trích tài khoản Phải trả khác để chuyển tiền cho, BHXH,  đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ: ghi tên tài khoản “Phải trả khác” (Chi tiết tên đơn vị bảo hiểm xã hội, đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ); mã ĐVQHNS (N=9).

        + Ghi tên KBNN lập Giấy chuyển tiền.

        - Đơn vị nhận tiền:

        + Ghi tên đơn vị, tài khoản  của đơn vị nhận tiền.              

        + Ghi rõ tên KBNN, Ngân hàng nơi đơn vị nhận tiền mở tài khoản.

        - Nội dung thanh toán, chuyển tiền: ghi chi tiết, rõ ràng nội dung thanh toán, chuyển tiền.

        + Ghi số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số.

        - Ô “KBNN A ghi”: kế toán ghi định khoản nghiệp vụ theo mã tài kế toán.

        - Kế toán viên, Kế toán trưởng, Giám đốc ký vào ô “KBNN A ghi sổ ngày...”.

        Luân chuyển chứng từ

        Kế toán lập 01 liên Giấy chuyển tiền làm căn cứ hạch toán và lưu.

        51. Biên lai thu nợ (Mẫu số C5-01/KB)

Mục đích

Biên lai thu nợ dùng trong trường hợp thu nợ lưu động do cán bộ KBNN đi thu nợ lập, xác nhận việc thanh toán khoản vay nợ các chương trình, mục tiêu của người vay; là cơ sở để lập Bảng kê biên lai thu nợ để hạch toán.

Trường hợp người đi vay đến KBNN nộp trực tiếp thì sử dụng phiếu thu, không sử dụng biên lai thu nợ.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cán bộ thu nợ (Cán bộ KBNN):

- Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng, cán bộ thu nợ ghi đầy đủ các yếu tố: nguồn vốn cho vay, tên KBNN, tên đối tượng vay, số và ngày lập của khế ước vay nợ.

- Tổng số tiền thu nợ được ghi bằng số và bằng chữ; ghi chi tiết số thanh toán gốc trong hạn, thanh toán gốc quá hạn, số thanh toán lãi.

Đồng thời, cán bộ thu nợ cũng phải ghi các yếu tố trên phần cuống biên lai tương tự với nội dung trên phần thân biên lai.

Luân chuyển chứng từ

Cán bộ KBNN lập 02 liên Biên lai thu nợ và xử lý:

- Phần thân liên 1 giao khách hàng;

- Phần thân liên 2 làm căn cứ lập Bảng kê biên lai thu nợ để nộp tiền vào quỹ và lưu cùng Bảng kê biên lai thu nợ, cuống biên lai thu nợ giữ nguyên vẹn để theo dõi.

52. Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản (Mẫu số C5-02/KB)

        Mục đích

Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản là chứng từ kế toán do cán bộ thu nợ lập (đối với thu lưu động và điểm giao dịch) để nộp tiền vào KBNN cùng Biên lai thu nợ; là căn cứ để KBNN hạch toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cán bộ thu nợ

- Căn cứ từng Biên lai thu nợ để lập Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản: ghi rõ ngày lập, số hiệu biên lai, ngày viết biên lai, số tiền thu gốc trong hạn, gốc quá hạn, số lãi và tổng số tiền của từng biên lai;

- Tổng số tờ biên lai trên bảng kê; tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Lập riêng Bảng kê cho từng loại nguồn vốn cho vay, theo tính chất khoản nợ thu hồi đúng hạn, quá hạn, đáo hạn, khoanh nợ...

- Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản được nộp cùng các biên lai và tiền thu được vào KBNN trực tiếp quản lý.

Kế toán KBNN

- Tiếp nhận Bảng kê và Biên lai thu nợ. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu giữa Bảng kê và biên lai thu nợ, theo chi tiết từng yếu tố số hiệu, số tiền, tổng số tiền trên Bảng kê với tổng số tiền trên các biên lai thu nợ.

- Sau khi cán bộ thu nợ nộp tiền vào quỹ, căn cứ Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản đã có chữ ký xác nhận của thủ quỹ, kế toán định khoản vào cột “TK ghi Có” và hạch toán ghi giảm nợ vay theo chi tiết từng Biên lai thu nợ.

Thủ quỹ

Tiếp nhận Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản có chữ ký của kế toán KBNN, thực hiện kiểm tra số tiền trên Bảng kê với tổng số tiền của các biên lai thu nợ, thu tiền, ghi ngày tháng, đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” và ký xác nhận vào Bảng kê.

Luân chuyển chứng từ

- Cán bộ thu nợ lập 02 liên Bảng kê biên lai thu nợ kiêm giấy nộp tiền vào tài khoản gửi KBNN cùng các tờ biên lai thu nợ.

- Kế toán kiểm tra Bảng kê với biên lai thu nợ, ký tên trên bảng kê, sau đó chuyển toàn bộ Bảng kê và biên lai thu nợ sang thủ quỹ.

- Thủ quỹ thu tiền, ghi ngày tháng và ký tên trên Bảng kê, đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN”, chuyển trả 02 liên Bảng kê cùng Biên lai thu tiền cho Kế toán.

- Kế toán xử lý như sau:

        + 01 liên Bảng kê cùng Biên lai làm căn cứ hạch toán ghi giảm vay nợ, thu lãi và lưu;

        + 01 liên Bảng kê trả lại cán bộ thu nợ (người nộp tiền).

53. Phiếu nhập dự toán ngân sách (Mẫu số C6-01/KB)

Mục đích

- Phiếu nhập dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do các đơn vị thực hiện nhập dự toán: CQTC, các đơn vị dự toán tham gia TABMIS, KBNN lập để hạch toán nhập dự toán của các cấp dự toán ngân sách (cấp 0,1,2,3), của đơn vị sử dụng ngân sách và cấp 0 của ngân sách xã.

- Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng để nhập dự toán giao trong năm, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh của cấp có thẩm quyền.

 - Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng để nhập dự toán của các cấp dự toán ngân sách đối với các quyết định giao dự toán có phát sinh ít tổ hợp tài khoản dự toán và sử dụng nhập trực tiếp tổ hợp tài khoản cấp 4.

- Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng để ghi chép nghiệp vụ chuyển nguồn dự toán theo tài khoản tổng hợp (số liệu chi tiết chuyển nguồn dự toán được kết xuất từ hệ thống theo quy định được kèm theo mẫu này).

- Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng trong trường hợp thu hồi dự toán để chuyển năm sau.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Chuyên viên CQTC, ĐVSDNS, Kế toán viên KBNN ghi đầy đủ yếu tố số thứ tự phiếu nhập dự toán NS, năm ngân sách, Số, ngày quyết định giao dự toán và tên đơn vị ra Quyết định, tên đơn vị sử dụng ngân sách, thời hạn cấp phát (nếu có).

- Ghi số thứ tự, mã loại dự toán, mã tài khoản kế toán (mỗi dòng ghi chi tiết theo mã tài khoản kế toán), mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã CTMT,DA và HTCT (nếu có), mã nguồn NSNN (Mã TCNKP), số tiền.

        - Ghi ngày tháng năm, ký và đóng dấu theo quy định. Riêng đối với trường hợp KBNN chịu trách nhiệm phân bổ dự toán, bộ phận Kiểm soát chi vào chức danh người nhập, phụ trách (trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh Phụ trách), đóng dấu KBNN.

Luân chuyển chứng từ:

        Phiếu nhập dự toán ngân sách được lập 02 liên và xử lý:

        + 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí;

        + 01 liên làm căn cứ nhập dự toán và lưu.

54. Phiếu nhập dự toán cấp 0 (Mẫu số C6-02/NS)

Mục đích

- Phiếu nhập dự toán cấp 0 là: chứng từ kế toán dùng cho  CQTC các cấp ngân sách (trừ ngân sách xã) căn cứ vào nội dung của văn bản giao dự toán cấp 0 của cấp có thẩm quyền, chuyển tải các nội dung thành các tổ hợp tài khoản dư toán cấp 0 trước khi nhập vào TABMIS.

- Đảm bảo hoàn chỉnh dữ liệu tổng thể dễ tra cứu, giảm thiểu các giao dịch điều chỉnh trong quá trình nhập dữ liệu, chuẩn hoá các thông tin đầu vào trong hoạt động quản lý điều hành ngân sách.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Ghi số, năm ngân sách.

- Số thứ tự.

- Cột nội dung: Ghi chép các nội dung theo thứ tự nhiệm vụ chi đối với năm ngân sách 2017 và mã loại, khoản đối với năm ngân sách 2018 trong Quyết định giao dự toán.

- Phần chi tiết các cột còn lại, mỗi dòng ghi chi tiết theo: Số và ngày quyết định giao dự toán, mã loại dự toán, mã TKKT, mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã chương, mã ngành kinh tế, mã CTMT,DA và HTCT, mã nguồn NSNN, số tiền, số lô bút toán, số ID, số giao dịch Dossier.

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Phiếu nhập dự toán cấp 0 được lập 02 liên và xử lý:

- 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí;

- 01 liên làm căn cứ nhập dự toán và lưu.

55. Phiếu nhập và phân bổ dự toán ngân sách (Mẫu số C6-03/NS)

Mục đích

- Phiếu nhập và phân bổ dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do các đơn vị thực hiện nhập dự toán: CQTC,các đơn vị dự toán tham gia TABMIS, KBNN lập để hạch toán nhập dự toán của các cấp dự toán ngân sách (cấp 0,1,2,3), của đơn vị sử dụng ngân sách.

- Đảm bảo hoàn chỉnh dữ liệu tổng thể quy trình phân bổ ngân sách, dễ tra cứu, giảm thiểu các giao dịch điều chỉnh trong quá trình nhập dữ liệu, chuẩn hoá các thông tin đầu vào trong hoạt động quản lý điều hành ngân sách.

- Phiếu nhập dự toán được sử dụng để phân bổ dự toán giao trong năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh phân bổ dự toán của cấp có thẩm quyền.

Lưu ý: Chứng từ này dùng để nhập dự toán của các cấp dự toán ngân sách đối với các quyết định giao dự toán có phát sinh nhiều cấp dự  toán, nhiều tổ hợp tài khoản dự toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Ghi số, năm ngân sách.

- Chuyên viên CQTC, ĐVSDNS, Kế toán viên KBNN ghi đầy đủ yếu tố số thứ tự phiếu nhập dự toán NS, số, ngày của quyết định giao dự toán, mã loại dự toán, mã TKKT, mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã chương, mã ngành kinh tế, mã CTMT,DA và HTCT (nếu có), mã KBNN, mã nguồn NSNN (Mã TCNKP), mã dự phòng, số tiền, số lô bút toán, số ID, số giao dịch Dossier.

        - Ghi ngày tháng năm, ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định. Riêng đối với trường hợp KBNN chịu trách nhiệm phân bổ dự toán, bộ phận Kiểm soát chi vào chức danh người nhập, phụ trách (Trường hợp KBNN quận, huyện, thị xã không tổ chức phòng, để trống chức danh phụ trách), đóng dấu KBNN.

Lưu ý: Việc ghi chép các khoản dự toán phân bổ cần theo đúng thứ tự trong Quyết định giao dự toán.

Luân chuyển chứng từ

Kế toán, chuyên viên cơ quan tài chính lập 02 liên Bảng tổng hợp chứng từ phân bổ dự toán:

+ 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí;

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán kế toán và lưu.

56. Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu số C6-04/KB)

Mục đích

Phiếu điều chỉnh dự toán là chứng từ kế toán dùng trong nội bộ một đơn vị thực hiện nhập dự toán: CQTC, các đơn vị dự toán tham gia TABMIS, KBNN; được sử dụng để điều chỉnh về dự toán kinh phí ngân sách trong quá trình hạch toán kế toán có phát sinh sai lầm, sử dụng cho nghiệp vụ đảo dự toán tạm cấp, phục hồi bút toán khử số dư âm khi điều chỉnh các khoản chi có kiểm soát dự toán năm trước sau khi đã chạy chương trình chuyển nguồn, hủy dự toán trong trường hợp không được chuyển sang năm sau hoặc bút toán hủy dự toán khi thực hiện chuyển nguồn ở kỳ 13.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Ghi số, năm NS.

- Ghi ngày, tháng, năm lập phiếu điều chỉnh, ngày ghi sổ bút toán sai lầm, tên đơn vị sử dụng ngân sách, ghi tóm tắt diễn giải nội dung điều chỉnh, mỗi dòng ghi chi tiết theo mã tài khoản kế toán, mã cấp NS, mã ĐVQHNS,  mã chương, mã ngành kinh tế, mã CTMT,DA và HTCT (nếu có), mã KBNN, mã nguồn NSNN (Mã TCNKP), mã dự phòng, mã loại dự toán, số tiền.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

Luân chuyển chứng từ

Lập 03 liên Phiếu điều chỉnh dự toán:

- 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

- 01 liên lưu cùng với các tài liệu yêu cầu điều chỉnh hồ sơ;

- 01 liên gửi trả đơn vị yêu cầu điều chỉnh (nếu có).

        57. Phiếu thu (Mẫu số C6-05/KB)

Mục đích

Phiếu thu là chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ một đơn vị KBNN, do kế toán KBNN lập; Là căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán hạch toán vào các tài khoản liên quan.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Kế toán

- Phiếu thu phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày tháng năm lập Phiếu.

- Ghi rõ các yếu tố họ tên, địa chỉ người nộp tiền, lý do nộp tiền trên tờ phiếu thu.

- Số tiền được ghi bằng số và bằng chữ.

- Ghi rõ số lượng và tên chứng từ gốc kèm theo phiếu thu.

- Ghi số hiệu tài khoản Nợ, số hiệu tài khoản Có vào phần dành cho định khoản nghiệp vụ thu tiền (sau khi thủ quỹ thu tiền và ký trên phiếu thu).

Thủ quỹ

- Kiểm soát các yếu tố trên chứng từ và thu tiền, ký xác nhận, đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” và chuyển trả phiếu thu cho kế toán.

Luân chuyển chứng từ

Kế toán lập 02 liên Phiếu thu và xử lý:

        + 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

        + 01 liên giao người nộp tiền.

        58. Phiếu chi (Mẫu số C6-06/KB)

Mục đích

Phiếu chi là chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ một đơn vị KBNN, do kế toán KBNN lập; là căn cứ để thủ quỹ chi tiền, ghi sổ quỹ, kế toán hạch toán vào các tài khoản liên quan.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Kế toán

- Phiếu chi phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi ngày, tháng năm lập phiếu.

- Ghi đầy đủ các yếu tố họ tên, số CMND/CCCD/HC, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ người nhận tiền, lý do chi tiền trên tờ phiếu chi.

- Số tiền được ghi bằng số và bằng chữ.

- Ghi rõ số lượng và tên chứng từ gốc kèm theo phiếu chi.

- Ghi số hiệu tài khoản Nợ, số hiệu tài khoản Có vào phần dành cho định khoản nghiệp vụ chi tiền.

Thủ quỹ

Kiểm soát các yếu tố trên chứng từ và chi tiền, ký xác nhận, đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN” và chuyển trả phiếu chi cho kế toán.

Luân chuyển chứng từ

 Kế toán lập 02 liên phiếu chi và xử lý:

        + 01 liên lưu tại gốc;

        + 01 liên dùng làm chứng từ hạch toán xuất quỹ và lưu.

        59. Phiếu chuyển tiêu (Mẫu số C6-07/KB)

Mục đích

Phiếu chuyển tiêu là chứng từ kế toán do KBNN lập; là căn cứ để KBNN cấp dưới hạch toán tất toán các tài khoản liên quan đến quyết toán vốn KBNN khi có lệnh quyết toán vốn của KBNN cấp trên; KBNN cấp trên hạch toán phục hồi các tài khoản đã tất toán tại KBNN cấp dưới.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

KBNN lập phiếu chuyển tiêu

- Lập phiếu chuyển tiêu cho từng tài khoản chuyển tiêu.

- Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm lập phiếu.

- Ghi rõ số, ngày, tháng, năm của lệnh quyết toán vốn, tên đơn vị KBNN ra lệnh quyết toán vốn.

- Tài khoản Nợ và tài khoản Có được ghi đầy đủ tên và số hiệu.

- Số tiền tất toán và chuyển tiêu về KBNN cấp trên được ghi bằng số và bằng chữ.

- Phần trích yếu ghi rõ nội dung nghiệp vụ chuyển tiêu.

KBNN nhận phiếu chuyển tiêu

Nhận được phiếu chuyển tiêu do KBNN cấp dưới chuyển lên, KBNN cấp trên kiểm tra tính chính xác của số liệu và hạch toán phục hồi các tài khoản chuyển tiêu vào ô “Phần khôi phục”.

Luân chuyển chứng từ

Kế toán KBNN lập 02 liên phiếu chuyển tiêu và xử lý:

        + 01 liên sử dụng làm chứng từ hạch toán chuyển tiêu và lưu;

        + 01 liên gửi KBNN cấp trên.

        60. Phiếu chuyển khoản (Mẫu số C6-08/KB)

Mục đích

Phiếu chuyển khoản là chứng từ kế toán do kế toán KBNN (hoặc cán bộ kiểm soát chi trong trường hợp chi chuyển nguồn, xử lý kết dư của ngân sách xã) lập để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác trong nội bộ KBNN.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm lập phiếu.

- Ghi tên tài khoản Nợ, tài khoản Có (ghi theo định dạng “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS” đối với tài khoản dự toán, “Mã TKKT.Mã cấp NS.Mã ĐVQHNS.Mã CTMT,DA và HTCT đối với tài khoản tiền gửi), nội dung nghiệp vụ chuyển khoản, mục lục NSNN (nếu có).

- Số tiền được ghi bằng số và bằng chữ.

- Ô số hiệu tài khoản Nợ và số hiệu tài khoản Có dành cho kế toán KBNN định khoản nghiệp vụ chuyển khoản.

- Ký đầy đủ vào các chức danh trên chứng từ (Riêng Phiếu chuyển khoản do Cục Kế toán Nhà nước lập, Cục trưởng Cục KTNN ký trên chức danh Giám đốc KBNN).

Luân chuyển chứng từ

Kế toán lập 01 liên Phiếu chuyển khoản để hạch toán và lưu. Trường hợp  dùng để xử lý chi chuyển nguồn, xử lý kết dư ngân sách xã, cán bộ Kiểm soát chi lập 02 liên Phiếu chuyển khoản, 01 liên dùng để hạch toán và lưu tại bộ phận kế toán, 01 liên lưu tại bộ phận KSC.

        61. Phiếu điều chỉnh (Mẫu số C6-09/KB)

Mục đích

Phiếu điều chỉnh là chứng từ kế toán được sử dụng trong trường hợp điều chỉnh sai lầm hoặc điều chỉnh nghiệp vụ.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Ghi đầy đủ số phiếu điều chỉnh và ngày, tháng, năm lập Phiếu điều chỉnh.

- Ghi rõ ngày ghi sổ của bút toán cần điều chỉnh.

- Ghi rõ nội dung, nguyên nhân điều chỉnh, trường hợp điều chỉnh sai sót ghi rõ đơn vị/bộ phận thực hiện sai sót dẫn đến cần điều chỉnh trong phần nội dung và nguyên nhân điều chỉnh (Ghi rõ nội dung xác nhận lại đầy đủ thông tin chuyển tiền nếu sai lầm liên quan đến người thụ hưởng).

- Phần thông tin điều chỉnh ghi chi tiết là thông tin liên quan đến  tài khoản, ghi mã tài khoản kế toán, mã nội dung kinh tế, mã cấp NS, mã ĐVQHNS, mã ĐBHC, mã chương, mã ngành kinh tế, mã CTMT, DA và HTCT, mã nguồn NSNN, năm NS. Tài khoản ghi Nợ ghi trước, tài khoản ghi Có ghi sau. Trường hợp điều chỉnh sai lầm liên quan đến tài khoản (Các đoạn mã COA) thì số tiền của bút toán đỏ được ghi  trong ngoặc hoặc số âm.

- Ký đầy đủ các chức danh theo từng nghiệp vụ.

Lưu ý:

- Trường hợp điều chỉnh do sai lầm trong thanh toán bị chuyển trả lại, đang theo dõi trên tài khoản chờ xử lý trong thanh toán:

+  Đối với trường hợp liên quan đến chứng từ của đơn vị do bộ phận kiểm soát chi kiểm soát thì bộ phận KSC xác nhận thông tin thanh toán bao gồm cả số tiền để chuyển tiếp thì Bộ phận Kiểm soát chi lập Phiếu điều chỉnh gửi Bộ phận kế toán hạch toán (Bộ phận KSC không ghi vào ô thông tin điều chỉnh chi tiết theo COA). Căn cứ vào Phiếu điều chỉnh, kế toán thực hiện hạch toán bút toán chuyển tiền đi (định khoản kế toán bút toán chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng theo các phân đoạn mã COA tại phần thông tin điều chỉnh liên quan đến tài khoản).

+ Đối với trường hợp liên quan đến chứng từ của đơn vị do bộ phận kế toán kiểm soát thì bộ phận kế toán lập Phiếu điều chỉnh, định khoản kế toán bút toán chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng theo các phân đoạn mã COA tại phần thông tin điều chỉnh liên quan đến tài khoản.

- Đối với nghiệp vụ điều chỉnh liên quan đến tài khoản kế toán (điều chỉnh các phân đoạn mã COA):

+ Nếu liên quan đến tài khoản đơn vị do bộ phận Kiểm soát chi kiểm soát: Bộ phận Kiểm soát chi lập Phiếu điều chỉnh, ghi thông tin điều chỉnh của các đoạn mã của tài khoản kế toán trên bảng thông tin điều chỉnh chi tiết và nhập vào hệ thống, đồng thời gửi Phiếu điều chỉnh sang bộ phận Kế toán tiếp tục thực hiện theo quy trình quy định.  

+ Trường hợp điều chỉnh thông tin tài khoản không liên quan đến tài khoản của đơn vị do bộ phận Kiểm soát chi kiểm soát: Kế toán lập Phiếu điều chỉnh ghi thông tin điều chỉnh của các đoạn mã của tài khoản kế toán trên bảng thông tin điều chỉnh chi tiết và nhập vào hệ thống.

- Trường hợp do đơn vị KBNN chuyển tiền thiếu (so với chứng từ đề nghị của khách hàng do bộ phận Kiểm soát chi kiểm soát), sử dụng Phiếu điều chỉnh để chuyển bổ sung số tiền thiếu (Liên quan đến tài khoản đơn vị, do bộ phận Kiểm soát chi lập và nhập vào hệ thống theo đúng quy trình quy định). Nội dung đề nghị chuyển bổ sung cho ai, số tiền được ghi vào nội dung và nguyên nhân điều chỉnh và theo đúng các hướng dẫn nêu trên (Bộ phận KSC ghi vào ô thông tin điều chỉnh chi tiết theo COA). Căn cứ vào Phiếu điều chỉnh, kế toán thực hiện hạch toán bút toán chuyển tiền đi.

Phần thông tin COA được thực hiện theo nguyên tắc: Bộ phận nào lập chứng từ, bộ phận đó có trách nhiệm ghi thông tin trên các phân đoạn mã chi tiết theo COA.

- Ký đầy đủ vào các chức danh trên chứng từ (Riêng Phiếu chuyển khoản do Cục Kế toán Nhà nước lập, Cục trưởng Cục KTNN ký trên chức danh Giám đốc KBNN).

Luân chuyển chứng từ

- Trường hợp bộ phận Kiểm soát chi lập: Phiếu điều chỉnh được lập 02 liên: 01 liên sử dụng làm chứng từ hạch toán và lưu, 01 liên gửi trả bộ phận Kiểm soát chi lưu.

- Trường hợp Kế toán lập: Phiếu điều chỉnh được lập 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu.

        62. Bảng điều chỉnh tỷ giá các tài khoản ngoại tệ (Mẫu số C6-10/KB)

Mục đích

Bảng điều chỉnh tỷ giá các tài khoản ngoại tệ là chứng từ kế toán do kế toán ngoại tệ KBNN lập; là căn cứ để hạch toán điều chỉnh số dư bằng đồng Việt Nam của các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá hàng tháng phù hợp với số ngoại tệ tương ứng.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm lập bảng điều chỉnh và tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng trước, tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng này.

- Cột tài khoản ghi tên các tài khoản được điều chỉnh theo thứ tự các tài khoản dư Có và các tài khoản dư Nợ.

- Cột mã tài khoản ghi số hiệu các tài khoản tương ứng với cột tên tài khoản (ghi ký hiệu loại ngoại tệ bên cạnh số tài khoản).

- Cột số dư bằng nguyên tệ cần điều chỉnh ghi số dư các tài khoản bằng nguyên tệ trước khi điều chỉnh tương ứng với các tài khoản.

- Cột số dư bằng đồng Việt Nam trước khi điều chỉnh ghi số dư các tài khoản bằng đồng Việt Nam trước khi điều chỉnh. Hai cột số dư bằng nguyên tệ và số dư bằng đồng Việt Nam trước khi điều chỉnh phải tương ứng với nhau.

- Số điều chỉnh chênh lệch là số tiền chênh lệch tăng (giảm) do tăng (giảm) tỷ giá tháng này so với tháng trước của từng tài khoản.

- Kế toán lấy số dư bằng đồng Việt Nam trước khi điều chỉnh cộng với số điều chỉnh chênh lệch và ghi kết quả vào cột số dư bằng đồng Việt Nam sau khi điều chỉnh theo từng tài khoản.

Luân chuyển chứng từ

KBNN lập 1 liên Bảng điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ để hạch toán và đóng vào tập chứng từ lưu trong ngày.

63. Phiếu nhập kho (Mẫu số C6-11/KB)

Mục đích

Phiếu nhập kho là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập nhằm xác nhận số lượng tiền, hiện vật, tài sản nhập kho. Phiếu nhập kho dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán và xác định trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến đối tượng nhập kho.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Phiếu nhập kho có thể lập cho một hoặc nhiều loại tiền, hiện vật, tài sản cùng một kho.

- Kế toán phải ghi rõ số phiếu nhập kho, ngày lập phiếu, họ tên người nhập, đơn vị nhập và tên kho. Ghi  tên tài sản, mã số, đơn vị tính, số lượng, đơn giá (ghi chi tiết theo từng loại tài sản nhập kho), đồng thời tính tổng số tiền của từng loại tài sản, hiện vật nhập kho, ghi vào cột “thành tiền”

- Số tiền tổng cộng được ghi bằng số và bằng chữ.

- Ký đầy đủ theo chức danh quy định.

Luân chuyển chứng từ

Kế toán lập 3 liên Phiếu nhập kho và xử lý:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

+ 01 liên giao thủ kho làm căn cứ nhập kho;

+ 01 liên giao người nộp.

        64. Phiếu xuất kho (Mẫu số C6-12/NS)

Mục đích

Phiếu xuất kho là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập nhằm xác nhận số lượng tiền, hiện vật, tài sản xuất kho. Phiếu xuất kho dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán và xác định trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến đối tượng xuất kho.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Phiếu xuất kho được lập cho một hoặc nhiều loại tiền, hiện vật, tài sản cùng một kho.

- Kế toán phải ghi rõ số phiếu xuất kho, người nhận, đơn vị nhận, lý do xuất kho và tên kho. Ghi tên tài sản, mã số, đơn vị tính, số lượng, đơn giá (ghi chi tiết theo từng loại tiền, hiện vật, tài sản xuất kho), đồng thời tính tổng số tiền của từng loại tiền, hiện vật, tài sản xuất kho ghi vào cột “thành tiền”.

- Số tiền tổng cộng được ghi bằng số và bằng chữ.

- Ký đầy đủ theo chức danh quy định.

Luân chuyển chứng từ

Kế toán lập 3 liên Phiếu xuất kho và xử lý:

+ 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

+ 01 liên giao thủ kho làm căn cứ xuất kho;

+ 01 liên giao người nhận.

        65. Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (Mẫu số C6-13/KB)

Mục đích

Giấy đề nghị tạm cấp dự toán là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập đề nghị cơ quan Tài chính hoặc KBNN tạm cấp dự toán cho đơn vị theo quy định của Luật NSNN trong thời gian chưa có dự toán chính thức được cấp có thẩm quyền giao.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

        Đơn vị sử dụng ngân sách

- Ghi tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị, số hiệu tài khoản, mã ĐVQHNS, tháng, năm lập Giấy đề nghị tạm cấp dự toán, tên KBNN nơi đơn vị mở tài khoản, ghi đầy đủ các căn cứ đề nghị cấp dự toán tạm cấp.

- Phần liệt kê ghi chi tiết theo mã tài khoản kế toán, mã chương, mã ngành kinh tế (khoản), mã nguồn NSNN (TCNKP nếu có), ghi số tiền đơn vị đề nghị, tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Kho bạc Nhà nước

- Bộ phận Kiểm soát chi: Ghi số tiền vào cột KBNN duyệt, ghi đầy đủ các yếu tố vào phần dành cho KBNN ghi: đơn vị thực hiện tạm cấp, số tiền bằng số và bằng chữ.

- Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên Giấy đề nghị tạm cấp dự toán và xử lý:

        + 01 liên gửi KBNN nơi giao dịch;

        + 01 liên lưu tại đơn vị.

        66. Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại KBNN (mẫu số C6-14/KB)

Mục đích

Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại KBNN là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập; Xác định số tiền lãi KBNN phải thanh toán cho đơn vị, cá nhân mở tài khoản tại KBNN (theo chế độ quy định); Là căn cứ kế toán hạch toán vào các tài khoản liên quan.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định gồm:  Tên KBNN, số và tên tài khoản tiền gửi cần tính lãi, số ngày tính lãi (từ ngày đến ngày), lãi suất;

- Cột ngày: Ghi tuần tự theo ngày làm việc trong tháng;

- Cột số dư cuối ngày: Ghi số dư cuối ngày trên tài khoản tiền gửi của đơn vị theo từng ngày làm việc;

- Cột số ngày: Ghi số ngày có cùng số dư (bao gồm cả ngày nghỉ);

- Cột tích số: Ghi số tiền = Số dư cuối ngày * Số ngày;

- Ghi số tiền lãi phải trả bằng số và bằng chữ;

- Định khoản các tài khoản liên quan.

Luân chuyển chứng từ

Kế toán KBNN lập 3 liên Bảng kê thanh toán lãi tiền gửi tại KBNN, các liên chứng từ được xử lý như sau :

- 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

- 01 liên báo có cho đơn vị;

- 01 liên báo nợ cho bộ phận tài vụ của đơn vị KBNN.

Lưu ý: Không thực hiện hạch toán trên Bảng kê C6-14 trong trường hợp tính lãi của tài khoản tiền gửi mở tại KBNN nhưng chuyển số lãi về tài khoản mở tại ngân hàng, trường hợp này được hạch toán trên Giấy chuyển tiền C4-11/KB. 

        67.  Bảng kê thu phí chuyển tiền qua KBNN (mẫu số C6-15/KB)

Mục đích

Bảng kê thu phí chuyển tiền qua KBNN là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập để tính số phí chuyển tiền của đơn vị, cá nhân mở tài khoản tại KBNN đã thực hiện chuyển tiền qua đơn vị KBNN (theo chế độ trả lãi tiền gửi và thanh toán phí hiện hành); Là căn cứ kế toán hạch toán vào các tài khoản liên quan.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định gồm:  Tên KBNN, ngày lập chứng từ, số và tên tài khoản tiền gửi của đơn vị, cá nhân phải trả phí, số ngày tính phí (từ ngày đến ngày), mức phí.

- Cột ngày: Ghi tuần tự theo ngày làm việc có khoản chuyển tiền phải thu phí;

- Cột “số chứng từ”, cột “số tiền chuyển”: Ghi chi tiết theo số chứng từ, số tiền đã chuyển;

- Cột “số lệ phí”: Ghi số tiền phí phải trả chi tiết theo từng khoản tiền chuyển;

- Ghi tổng số phí phải trả bằng số và bằng chữ ;

- Định khoản các tài khoản liên quan.

Luân chuyển chứng từ

KBNN lập 3 liên Bảng kê thu phí chuyển tiền qua KBNN, các liên chứng từ được xử lý như sau :

- 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

- 01 liên báo nợ cho đơn vị;

- 01 liên báo có cho bộ phận tài vụ của đơn vị KBNN.

        68. Bảng kê tính phí tạm ứng tồn ngân (Mẫu số C6-16/KB)

Mục đích

Bảng kê tính phí tạm ứng tồn ngân KBNN (tạm ứng ngân quỹ nhà nước) là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập để tính số phí tạm ứng tồn ngân của KBNN; Là căn cứ kế toán hạch toán vào các tài khoản liên quan.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

- Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định gồm:  Tên KBNN, số tài khoản, số ngày tính phí (từ ngày đến ngày), lãi suất.

- Cột ngày: Ghi tuần tự theo ngày làm việc có khoản tạm ứng tồn ngân phải thu phí;

- Cột số cuối ngày: Ghi số dư cuối ngày trên tài khoản tạm ứng tồn ngân

- Cột số ngày: Ghi số ngày có cùng số dư (bao gồm cả ngày nghỉ);

- Cột tích số: Ghi số tiền = Số dư cuối ngày * Số ngày;

- Ghi số tiền lãi phải trả bằng số và bằng chữ;

- Định khoản các tài khoản liên quan (Không định khoản trên chứng từ này khi chứng từ này đi kèm với Lệnh chi tiền).

- Cột số phí phải trả: Ghi số tiền phí phải trả chi tiết theo từng khoản tiền chuyển;

- Ghi tổng số phí phải trả bằng số và bằng chữ ;

- Định khoản các tài khoản liên quan.

Luân chuyển chứng từ

KBNN lập 3 liên Bảng kê tính phí tạm ứng tồn ngân, các liên chứng từ được xử lý như sau :

- 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu;

- 01 liên báo nợ cho đơn vị;

- 01 liên báo có cho bộ phận tài vụ của đơn vị KBNN.

        69. Bảng kê yêu cầu thanh toán, thanh toán hủy, đảo (Mẫu số C6-17/KB)

        Hiện tại, chưa sử dụng mẫu chứng từ này.

        70. Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái bằng tiền mặt (Mẫu số C7-01/KB)

        Mục đích

Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái bằng tiền mặt do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp toàn bộ phiếu phát hành trái phiếu, công trái bằng tiền mặt trong ngày và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu phát hành trái phiếu, công trái bằng tiền mặt.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu phát hành

- Cột 3: Ghi tổng số tờ trái phiếu, công trái

- Cột 4: Ghi tổng mệnh giá

- Cột 5: Số tiền chiết khấu (nếu có)

- Cột 6: Ghi số tiền nộp Kho bạc

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái bằng tiền mặt được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm các giấy tờ liên quan)

        71. Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái bằng chuyển khoản (Mẫu số C7-02/KB)

        Mục đích

        Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái bằng chuyển khoản do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp toàn bộ chứng từ thu phát hành trái phiếu, công trái bằng chuyển khoản trong ngày và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu phát hành trái phiếu, công trái bằng chuyển khoản.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

        - Cột 1: Số thứ tự

        - Cột 2: Ghi số phiếu phát hành

        - Cột 3: Ghi tổng số tờ công trái, trái phiếu

        - Cột 4: Ghi tổng mệnh giá

        - Cột 5: Số tiền chiết khấu (nếu có)

        - Cột 6: Số tiền nộp Kho bạc

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê phát hành trái phiếu, công trái bằng chuyển khoản được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm các phiếu phát hành và các giấy tờ liên quan).

        72. Bảng kê trái phiếu chuyển sổ (Mẫu số C7-03/KB)

        Mục đích

Bảng kê trái phiếu chuyển sổ do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp các tờ trái phiếu đến hạn thanh toán nhưng chủ sở hữu không đến thanh toán, được chuyển sổ sang kỳ hạn mới theo quy định; bảng kê này được kết hợp dùng làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là các tờ trái phiếu đã đến hạn thanh toán nhưng chủ sở hữu chưa đến thanh toán.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành trước khi chuyển sổ, loại trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất, đợt phát hành mới, loại trái phiếu, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi loại mệnh giá

- Cột 3: Ghi số sê ri

- Cột 4: Ghi số tờ trái phiếu chuyển sổ

- Cột 5: Số tiền chuyển sổ gốc

- Cột 6: Ghi số tiền chuyển sổ lãi

- Cột 7: Tổng số tiền chuyển sang kỳ hạn mới (gốc mới = gốc cũ + lãi cũ)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê trái phiếu chuyển sổ được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán chuyển sổ (gửi kèm các giấy tờ liên quan).

        73. Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng tiền mặt (Mẫu a) (Mẫu số C7-04/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng tiền mặt do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp toàn bộ chứng từ thanh toán trái phiếu bằng tiền mặt dùng cho loại lĩnh lãi theo tem của kho bạc phát hành và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu thanh toán trái phiếu, các tem lĩnh lãi bằng tiền mặt của kho bạc phát hành.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Ghi tổng số tờ trái phiếu thanh toán

- Cột 4: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 5: Ghi số tem lãi

- Cột 6: Ghi số tiền lãi

- Cột 7: Tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng tiền mặt (Mẫu a) được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm Phiếu thanh toán cùng các giấy tờ liên quan).

        74. Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng tiền mặt (Mẫu b) (Mẫu số C7-05/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng tiền mặt do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp toàn bộ chứng từ thanh toán trái phiếu, công trái bằng tiền mặt dùng cho loại không có tem lãi của kho bạc phát hành và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu thanh toán trái phiếu, công trái bằng tiền mặt của kho bạc phát hành.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Ghi số tờ trái phiếu (hoặc công trái)

- Cột 4: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 5: Ghi số tiền thanh toán lãi trước hạn

- Cột 6: Ghi số tiền thanh toán lãi đến hạn

- Cột 7: Ghi số tiền thanh toán lãi quá hạn

- Cột 8: Ghi tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng tiền mặt (Mẫu b) được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm Phiếu thanh toán cùng các giấy tờ liên quan).

        75. Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng chuyển khoản (Mẫu a) (Mẫu số C7-06/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng chuyển khoản do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp các chứng từ thanh toán trái phiếu bằng chuyển khoản trong ngày dùng cho loại có tem lãi của kho bạc phát hành và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ các phiếu thanh toán cho các loại có tem lãi bằng chuyển khoản của kho bạc phát hành.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Tổng số tờ trái phiếu thanh toán

- Cột 4: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 5: Ghi số tem lãi

- Cột 6: Ghi số tiền thanh toán theo tem lãi

- Cột 7: Tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng chuyển khoản (Mẫu a) được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm Phiếu thanh toán cùng các giấy tờ liên quan).

        76. Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng chuyển khoản (Mẫu b) (Mẫu số C7-07/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng chuyển khoản do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp các chứng từ thanh toán trái phiếu, công trái bằng chuyển khoản trong ngày của kho bạc phát hành và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là các phiếu thanh toán trái phiếu, công trái bằng chuyển khoản của kho bạc phát hành (loại lĩnh gốc và lãi một lần khi đến hạn).

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Ghi số tờ trái phiếu, công trái

- Cột 4: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 5: Ghi số tiền thanh toán lãi trước hạn

- Cột 6: Ghi số tiền thanh toán lãi đến hạn

- Cột 7: Ghi số tiền thanh toán lãi quá hạn

- Cột 8: Tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán tại chỗ bằng chuyển khoản (Mẫu b) được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm Phiếu thanh toán cùng các giấy tờ liên quan).

        77. Bảng kê thanh toán công trái bằng tiền mặt (C7-08/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán công trái bằng tiền mặt dùng để tập hợp toàn bộ chứng từ thanh toán công trái bằng tiền mặt và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu thanh toán công trái bằng tiền mặt.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Ghi loại mệnh giá, sêri công trái.

- Cột 4: Ghi số số tờ công trái

- Cột 5: Ghi Kho bạc phát hành

- Cột 6: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 7: Ghi số tiền thanh toán lãi

- Cột 8: Ghi tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán công trái bằng tiền mặt được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm Phiếu thanh toán cùng các giấy tờ liên quan).

        78. Bảng kê thanh toán công trái bằng chuyển khoản (Mẫu số C7-09/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán công trái bằng chuyển khoản do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp toàn bộ chứng từ thanh toán công trái bằng chuyển khoản và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu thanh toán công trái bằng chuyển khoản.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Ghi số loại mệnh giá, sêri

- Cột 4: Ghi số tờ công trái

- Cột 5: Ghi Kho bạc nhà nước phát hành

- Cột 6: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 7: Ghi số tiền thanh toán lãi

- Cột 8: Ghi tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán công trái bằng chuyển khoản được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm Phiếu thanh toán cùng các giấy tờ liên quan).

        79. Bảng kê thanh toán công trái tháng... năm... (Mẫu số C7-10/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán công trái do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp toàn bộ chứng từ thanh toán công trái trong tháng và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu thanh toán công trái trong tháng.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi loại mệnh giá, sêri

- Cột 3: Ghi số tờ công trái

- Cột 4: Ghi Kho bạc phát hành

- Cột 5: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 6: Ghi số tiền thanh toán lãi

- Cột 7: Ghi tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Cột 8:  Ghi ghi chú

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán công trái tháng... năm... được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ đối chiếu số liệu, lưu.

        80. Bảng kê thanh toán hộ trái phiếu, công trái (Mẫu số C7-11/KB)

        Mục đích

Bảng kê thanh toán hộ trái phiếu, công trái do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp các chứng từ thanh toán công trái, trái phiếu thanh toán hộ KBNN khác và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hộ về công trái, trái phiếu cho KBNN khác.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, từ ngày đến ngày, đợt phát hành, loại trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất, Kho bạc thanh toán, Kho bạc phát hành.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số hiệu kho bạc phát hành

- Cột 3: Ghi loại mệnh giá

- Cột 4: Ghi số sê ri

- Cột 5: Ghi số tờ trái phiếu, công trái

- Cột 6: Tổng số tiền thanh toán hộ (gốc + lãi)

- Cột 7: Số tiền thanh toán gốc

- Cột 8: Số tiền thanh toán lãi

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê thanh toán hộ trái phiếu, công trái được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm Phiếu thanh toán cùng các giấy tờ liên quan).

        81. Bảng kê trái phiếu, công trái được thanh toán hộ (Mẫu số C7-12/KB)

        Mục đích

Bảng kê kê trái phiếu, công trái được thanh toán hộ do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp các chứng từ thanh toán trái phiếu, công trái do KBNN khác thanh toán hộ chuyển đến trong ngày và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán công trái, trái phiếu do KBNN khác thanh toán hộ chuyển đến.

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, từ ngày đến ngày, đợt phát hành, loại trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất, Kho bạc thanh toán, Kho bạc phát hành.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi loại mệnh giá

- Cột 3: Ghi số sê ri

- Cột 4: Ghi số tờ trái phiếu, công trái

- Cột 5: Tổng số tiền được thanh toán hộ (gốc + lãi)

- Cột 6: Số tiền thanh toán gốc

- Cột 7: Số tiền thanh toán lãi

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê trái phiếu, công trái được thanh toán hộ được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ đối chiếu (với số tiền trên LKB đến - Lệnh chuyển nợ), hạch toán.

        82. Bảng kê tổng số thanh toán (Mẫu a) (Mẫu số C7-13/KB)

        Mục đích

        Bảng kê tổng số thanh toán do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để cuối ngày tập hợp toàn bộ chứng từ thanh toán trái phiếu dùng cho loại lĩnh lãi theo tem và được kết hợp làm chứng từ kế toán .

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

        Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu thanh toán trái phiếu, các tem lĩnh lãi bằng tiền mặt, chuyển khoản (bao gồm cả trái phiếu thanh toán tại chỗ và được thanh toán hộ) 

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Ghi tổng số tờ trái phiếu thanh toán

- Cột 4: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 5: Ghi số tem lãi

- Cột 6: Ghi số tiền lãi

- Cột 7: Tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê tổng hợp thanh toán được thanh toán hộ được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu).

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm các giấy tờ liên quan).

        83. Bảng kê tổng số thanh toán (Mẫu b) (Mẫu số C7-14/KB)

        Mục đích

Bảng kê tổng số thanh toán do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để cuối ngày tập hợp toàn bộ chứng từ thanh toán trái phiếu, công trái dùng cho loại không có tem lãi và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ lập bảng kê là toàn bộ phiếu thanh toán trái phiếu, công trái bằng tiền mặt, chuyển khoản (bao gồm cả thanh toán tại chỗ và được thanh toán hộ).

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi số phiếu thanh toán

- Cột 3: Ghi số tờ trái phiếu (hoặc công trái)

- Cột 4: Ghi số tiền thanh toán gốc

- Cột 5: Ghi số tiền thanh toán lãi trước hạn

- Cột 6: Ghi số tiền thanh toán lãi đến hạn

- Cột 7: Ghi số tiền thanh toán lãi quá hạn

- Cột 8: Ghi tổng số tiền thanh toán (gốc + lãi)

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

Bảng kê tổng số thanh toán được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu)

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán (gửi kèm các giấy tờ liên quan).

        84. Bảng kê trái phiếu, công trái quá hạn thanh toán (Mẫu số C7-15/KB) 

        Mục đích

        Bảng kê trái phiếu, công trái quá hạn thanh toán do kế toán bàn trái phiếu lập, dùng để tập hợp toàn bộ các tờ trái phiếu, công trái quá hạn thanh toán và được kết hợp làm chứng từ kế toán.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Căn cứ vào các tờ công trái, tờ trái phiếu đã quá hạn thanh toán nhưng chủ sở hữu chưa đến thanh toán .

- Ghi đầy đủ: tên KBNN, mã KBNN, bàn trái phiếu, số bảng kê, ngày tháng năm lập bảng kê, đợt phát hành, loại, kỳ hạn và lãi suất.

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Ghi ngày phát hành trái phiếu

- Cột 3: Ghi loại mệnh giá

- Cột 4: Ghi số sê ri

- Cột 5: Số tờ trái phiếu, công trái

- Cột 6: Tổng số tiền theo mệnh giá

- Cột 7: Ghi ngày đến hạn thanh toán

- Ghi số tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Định khoản và ký đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Bảng kê trái phiếu, công trái quá hạn thanh toán được lập làm 02 liên:

        - 01 liên lưu tại bàn trái phiếu (bộ phận giao dịch phát hành và thanh toán công trái trái phiếu);

        - 01 liên chuyển phòng/bộ phận kế toán để làm căn cứ hạch toán chuyển sang tài khoản quá hạn (gửi kèm các giấy tờ liên quan).

        85. Giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài (Mẫu số C7-16a/KB) 

        Mục đích

        Giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài là chứng từ kế toán dùng để thực hiện hạch toán theo dõi các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ cho cho dự án hoặc vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ giải ngân.

        Phương pháp ghi chép

        Cục Quản lý nợ và Tài chính đối có trách nhiệm:    

        - Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: số chứng từ, năm ngân sách.

        - Ghi tên nhà tài trợ, mã nhà tài trợ và nội dung đề nghị.

        - Ghi đầy đủ nội dung trong bảng thông tin bao gồm: Tên dự án/số hiệu khoản vay,  mục đích của khoản vay (ghi rõ vay cấp phát cho dự án hay vay về cho địa phương vay lại hay vay về cho dự án vay lại), ghi ký hiệu ngoại tệ, số tiền theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam. Mỗi loại ngoại tệ ghi trên một chứng từ.

        - Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ theo nguyên tệ và đồng Việt Nam.

        - Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

        - Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

        - Định khoản nghiệp vụ;

        - Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

        - Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ:

        Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại lập 02 liên Giấy đề nghị ghi nhận nợ nước gửi SGD KBNN.

        Tại SGD KBNN, kế toán xử lý như sau:

        - 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu tại SGD KBNN;

        - 01 liên gửi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại để theo dõi.

        86. Giấy đề nghị ghi nhận khoản trả nợ nước ngoài (Mẫu số C7-16b/KB) 

        Mục đích

        Giấy đề nghị ghi nhận khoản trả nợ nước ngoài là chứng từ kế toán dùng để thực hiện hạch toán theo dõi các khoản trả vay nợ nước ngoài của Chính phủ cho dự án vay lại đã được Chủ dự án trả trực tiếp cho nhà tài trợ .

        Phương pháp ghi chép

        Cục Quản lý nợ và Tài chính đối có trách nhiệm:    

        - Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: số chứng từ, năm ngân sách.

        - Ghi tên dự án đã trả nợ trực tiếp cho nhà tài trợ.

        - Ghi tên nhà tài trợ, mã nhà tài trợ.

        - Ghi đầy đủ nội dung trong bảng thông tin bao gồm: Tên dự án/số hiệu khoản vay, ngày trả nợ, ghi ký hiệu ngoại tệ, số tiền theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam.

        - Ghi tổng số tiền bằng số và bằng chữ theo nguyên tệ và đồng Việt Nam.

        - Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

        - Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố trên chứng từ;

        - Định khoản nghiệp vụ;

        - Ghi ngày, tháng, năm hạch toán;

        - Ký và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.

        Luân chuyển chứng từ:

        Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại lập 02 liên Giấy đề nghị ghi nhận nợ nước gửi SGD KBNN.

        Tại SGD KBNN, kế toán xử lý như sau:

        - 01 liên làm căn cứ hạch toán và lưu tại SGD KBNN;

        - 01 liên gửi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại để theo dõi.

        87. Lệnh thu NSNN (Mẫu số C1-01/NS)

Mục đích

- Lệnh thu NSNN là chứng từ kế toán do cơ quan thu lập (gửi kèm Quyết định cưỡng chế), yêu cầu ngân hàng (hoặc KBNN) nơi đối tượng nộp NSNN mở tài khoản, để trích tiền từ tài khoản của đối tượng để nộp vào NSNN (hoặc nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu trước khi nộp vào NSNN) theo quy định của Luật NSNN và Luật quản lý thuế; Là căn cứ để KBNN hạch toán thu NSNN.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cơ quan thu

- Lệnh thu NSNN phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập lệnh, tên và mã số của cơ quan ra lệnh thu.

- Ghi rõ tên ngân hàng (hoặc KBNN) thực hiện trích tiền của đối tượng để nộp NSNN; tên, số tài khoản, mã số thuế và địa chỉ của đối tượng nộp; tên KBNN nơi thực hiện ghi thu NSNN; ghi tên, mã số của cơ quan quản lý thu.

- Ghi số tài khoản thu NSNN trong trường hợp thu NSNN hoặc số tài khoản tạm thu, tạm giữ vào dòng “hoặc nộp vào TK tạm thu số” trong trường hợp tạm thu, tạm giữ.

- Phần liệt kê các khoản nộp được chi tiết từng nội dung theo mã nội dung kinh tế (tiểu mục), mã chương, kỳ thuế (nếu có), số tiền, mỗi khoản ghi vào một dòng.

- Tổng số tiền nộp ngân sách bằng số và bằng chữ.

Ngân hàng A - Ngân hàng (hoặc KBNN) phục vụ đối tượng nộp

Nhận được Lệnh thu NSNN, ngân hàng (hoặc KBNN) có trách nhiệm trích tài khoản của đối tượng để nộp vào NSNN.

       Cơ quan thu lập 03 liên Lệnh thu NSNN gửi đến KBNN, Kế toán Kho bạc thực hiện trích tài khoản của đối tượng nộp để ghi thu ngân sách và xử lý các liên chứng từ như sau:

+ 01 liên làm chứng từ hạch toán và lưu;

+ 02 liên gửi bộ phận kiểm soát chi (01 liên báo Nợ đơn vị đồng thời là người nộp thuế).

        88. Giấy nộp tiền vào NSNN (Mẫu số C1-02/NS)

Mục đích

Giấy nộp tiền vào NSNN là chứng từ kế toán do KBNN, NHTM ủy nhiệm thu (NHTM nơi KBNN mở tài khoản thanh toán hoặc tài khoản chuyên thu), NHTM phối hợp thu lập cho đối tượng nộp thuế để nộp tiền vào tài khoản thu NSNN hoặc nộp tiền vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu hoặc tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT; là căn cứ để KBNN, NHTM hạch toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Ngân hàng A - Ngân hàng (hoặc KBNN) phục vụ đối tượng nộp

Căn cứ Bảng kê nộp thuế (Mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính) hoặc Quyết định/Thông báo của cơ quan thẩm quyền do người nộp NSNN gửi đến (đối với trường hợp người nộp thuế không phải lập Bảng kê nộp thuế theo quy định), NHTM hoặc KBNN vào chương trình TCS lập Giấy nộp tiền vào NSNN, cụ thể:

- Giấy nộp tiền vào NSNN được đánh số liên tục trong kỳ kế toán.

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: phương thức nộp tiền (Chuyển khoản hoặc Tiền mặt) và loại tiền nộp tiền (VND hoặc USD hoặc Khác, trường hợp loại ngoại tệ không phải USD cần ghi cụ thể loại ngoại tệ). Không chọn đồng thời 2 phương thức nộp tiền hoặc từ 2 loại tiền trở lên trên một chứng từ.

- Ghi rõ tên, mã số thuế và địa chỉ của tổ chức, cá nhân; đánh dấu x vào ô tài khoản nộp NSNN tương ứng (TK thu NSNN hoặc Tài khoản tạm thu hoặc TK thu hồi hoàn thuế GTGT; Địa chỉ phải ghi cụ thể xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi đăng ký hoạt động của tổ chức, cá nhân.

- Ghi rõ tên ngân hàng (KBNN) phục vụ đối tượng nộp, ghi số tài khoản mở tại ngân hàng của đối tượng nộp trong trường hợp nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp tiền thay cho người nộp thuế, có yêu cầu xác định rõ thông tin của người nộp thay trên Giấy nộp tiền, thì phải ghi đầy đủ thông tin vào phần dành cho người nộp thay: Tên và địa chỉ của người nộp thay.

+ Trường hợp người nộp là cơ quan thu hoặc tổ chức, cá nhân được Ủy nhiệm thu, nộp tiền vào KBNN hoặc ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản ghi vào phần người nộp thay và không cần ghi vào phần Người nộp thuế.

- Ghi rõ tên của KBNN nơi thực hiện ghi thu NSNN.

- Trường hợp thu theo kiến nghị của cấp có thẩm quyền thì đồng thời với việc đánh dấu vào ô tài khoản thu NSNN cần phải đánh dấu “x” vào ô lựa chọn cụ thể cơ quan kiến nghị thu hồi.

        - Ghi rõ tên cơ quan quản lý thu; số và ngày của các Tờ khai Hải quan hoặc Quyết định/Thông báo, kỳ thuế (nếu có); nội dung khoản nộp NSNN; số tiền; mỗi khoản nộp ghi vào một dòng.

- Tổng số tiền nộp ngân sách bằng số và bằng chữ.

- Ghi mã chương và mã tiểu mục theo quy định.

Ngân hàng A - Ngân hàng phục vụ đối tượng nộp

Ngân hàng nơi phục vụ đối tượng thực hiện hạch toán, chuyển tiền theo quy định.

Kho bạc Nhà nước

- Kế toán kiểm soát các yếu tố trên chứng từ; ghi mã cơ quan thu (mã đơn vị QHNS của cơ quan quản lý thu), mã địa bàn hành chính của đối tượng nộp thuế và các tài khoản liên quan.

- Trường hợp nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt, thủ quỹ thu tiền, ký và ghi ngày, tháng và đóng dấu “Đã thu tiỀn” lên Giấy nộp tiền vào NSNN.

- Kế toán, Kế toán trưởng ký tên và đóng dấu theo quy định. 

- Riêng trường hợp nộp tiền mặt vào NSNN tại các điểm thu thuộc KBNN, kế toán trưởng chỉ ký trên Bảng kê Giấy nộp tiền vào NSNN, không phải ký trên chứng từ Giấy nộp tiền vào NSNN.

Luân chuyển chứng từ 

(1) Nộp thuế trực tiếp tại các ngân hàng thương mại

(1.1) Nộp thuế trực tiếp tại chi nhánh NHTM ủy nhiệm thu (NHTM nơi KBNN mở tài khoản thanh toán hoặc tài khoản chuyên thu):

NHTM lập 02 liên Giấy nộp tiền vào NSNN và xử lý:

+ 01 liên lưu tại chi nhánh NHTM để làm chứng từ hạch toán;

+ 01 liên trả cho người nộp NSNN.

Định kỳ trong ngày, chi nhánh NHTM truyền chứng từ thu NSNN cho KBNN. Cuối ngày, chi nhánh NHTM kết xuất và truyền đầy đủ dữ liệu về số đã thu NSNN qua NHTM cho KBNN (mẫu số C1-06/NS), KBNN in phục hồi 01 liên để hạch toán và lưu vào tập chứng từ ngày theo quy định.

        (1.2) Nộp thuế tại chi nhánh NHTM đã  tham gia phối hợp thu NSNN, song KBNN không mở tài khoản tại chi nhánh NHTM đó:

NHTM lập 02 liên Giấy nộp tiền vào NSNN và xử lý:

+ 01 liên lưu tại chi nhánh NHTM để làm chứng từ hạch toán và lưu;

+ 01 liên trả cho người nộp NSNN.

        (1.3) Nộp thuế trực tiếp tại chi nhánh NHTM chưa phối hợp thu

        Thực hiện theo quy định tại Thông tư 84/2016/TT-BTC, Thông tư 184/2015/TT-BTC và Thông tư 328/2016/TT-BTC.

        (2) Nộp thuế bằng tiền mặt tại quầy giao dịch của cơ quan kho bạc nhà nước

(2.1) Trường hợp KBNN phục vụ đối tượng nộp là KBNN ghi thu NSNN

        KBNN lập 02 liên Giấy nộp tiền vào NSNN và xử lý:

        + 01 liên làm chứng từ hạch toán và lưu;

        + 01 liên trả cho người nộp NSNN.

 (2.2) Trường hợp KBNN phục vụ đối tượng nộp khác KBNN ghi thu NSNN

        Lập 02 liên Giấy nộp tiền vào NSNN và xử lý:

        + 01 liên làm chứng từ hạch toán và lưu;

        + 01 liên trả cho người nộp NSNN.

        KBNN phục vụ đối tượng nộp thực hiện báo Có cho KBNN ghi thu NSNN.

        89. Bảng kê giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Mẫu số C1-06/NS)

        Mục đích

        Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN được dùng cho các điểm giao dịch của KBNN, các NHTM ủy nhiệm thu, là chứng từ kế toán do cán bộ kế toán giao dịch lập căn cứ vào Giấy nộp tiền vào NSNN tại điểm giao dịch và tại NHTM nơi thực hiện ủy nhiệm thu gửi Kho bạc để thực hiện hạch toán thu NSNN, đối chiếu theo quy định.

        Phương pháp và trách nhiệm ghi chép

Cuối ngày, cán bộ kế toán tại điểm giao dịch, tại NHTM nơi thực hiện ủy nhiệm thu căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN để lập Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN:

        - Bảng kê giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước được đánh số liên tục trong kỳ kế toán.

        - Ghi ngày lập bảng kê; mã KBNN; Loại tiền.

        - Ghi đầy đủ các thông tin trên bảng kê: số và ngày chứng từ; ngày nộp thuế; tên người nộp; mã cơ quan thu; mã địa bàn hành chính; mã chương; mã nội dung kinh tế (tiểu mục); số tiền của từng chứng từ, số tiền tổng các chứng từ phát sinh sau giờ Cut off time của ngày làm việc hôm trước và tổng số tiền của các chứng từ phát sinh đến giờ Cut off time của ngày làm việc tiếp theo.

        - Tổng số tiền ghi bằng số, tổng số tiền ghi bằng chữ.

        - Kế toán: định khoản theo quy định

        - Thủ quỹ, Kế toán, Kế toán trưởng ngân hàng thực hiện ký và ghi rõ họ tên trên chứng từ.

Luân chuyển chứng từ

Trường hợp tại điểm giao dịch của KBNN

- Cán bộ kế toán giao dịch lập 02 liên Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN gửi Kho bạc trung tâm cùng các Giấy nộp tiền.

- Kế toán Kho bạc trung tâm kiểm tra Bảng kê với Giấy nộp tiền, ký tên trên Bảng kê, sau đó chuyển toàn bộ Bảng kê và Giấy nộp tiền sang thủ quỹ.

- Thủ quỹ thu tiền, ghi ngày tháng và ký tên trên Bảng kê, đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN”, chuyển trả 02 liên Bảng kê cho kế toán.

- Kế toán căn cứ Bảng kê và giấy nộp tiền, hạch toán ghi thu NSNN, trả lại cán bộ giao dịch (người nộp tiền) 01 liên bảng kê.

Chỉ được phép hạch toán thu NSNN sau khi đã có xác nhận đã thu tiền của Thủ quỹ.

Trường hợp tại NHTM thực hiện ủy nhiệm thu

- Cán bộ kế toán giao dịch lập 02 liên Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN

        + 01 liên: Lưu tại ngân hàng ;

+ 01 liên: gửi cho KBNN để đối chiếu, hạch toán thu NSNN và lưu.

Trường hợp NHTM đã sử dụng chữ ký số thì thực hiện truyền Bảng kê Giấy nộp tiền vào NSNN sang KBNN. Kho bạc in 01 liên chứng từ phục hôi làm căn cứ hạch toán và lưu vào tập chứng từ ngày.

        90. Biên lai thu (Mẫu số C1-10/NS)

        Mục đích

        Biên lai thu là chứng từ do KBNN hoặc Ngân hàng nơi KBNN ủy nhiệm thu lập (trường hợp NHTM nhận ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt và được phép in biên lai thu từ chương trình TCS-NHTM) và sử dụng trong các trường hợp thu đối với một số khoản phí, lệ phí, thu phạt theo quy định. 

        Phương pháp ghi chép

        - Biên lai thu phải đánh số sêri, số biên lai liên tục.

        - Điền đầy đủ thông tin ở phần liên số, lưu tại.

        - Ghi đầy đủ thông tin người nộp thuế, mã số thuế hoặc số CMND/HC/CCCD, địa chỉ của người nộp thuế.

        - Ghi số, ngày tháng của quyết định và tên cơ quan ra quyết định.

        - Ghi đầy đủ nội dung các khoản nộp ngân sách chi tiết theo mã NDKT, mã  chương, kỳ thuế (nếu có) và số tiền. Đối với các khoản thu phạt, không cần ghi mã Chương, mã nội dung kinh tế, kỳ thuế.

        - Ghi đầy đủ số tiền tổng cộng bằng số và bằng chữ.

        - Ký và ghi tên đầy đủ theo chức danh quy định.

        Luân chuyển chứng từ

        Biên lai thu được lập làm 02 liên, trường hợp thu phạt lập 3 liên:

        - 01 liên hạch toán và lưu tại cơ quan thu tiền (KBNN hoặc Ngân hàng nơi KBNN ủy nhiệm thu).

        - 01 liên gửi người nộp tiền.

        - 01 Liên gửi cơ quan ra quyết định xử phạt đối với trường hợp thu phạt (thông qua người nộp tiền). 

        91. Bảng kê nộp thuế (Mẫu số 01/BKNT)

        Mục đích

Bảng kê nộp thuế là chứng từ do người nộp thuế lập để nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại ngân hàng hoặc KBNN nơi thực hiện Dự án hiện đại hoá quy trình thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế- Kho bạc- Hải quan- Tài chính.

Bảng kê nộp thuế là căn cứ để ngân hàng hoặc KBNN nhập thông tin vào chương trình ứng dụng thu nộp thuế, lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Phương pháp ghi chép

Trường hợp nộp thuế tại quầy giao dịch của NHTM phối hợp thu, NHTM ủy nhiệm thu và nộp thuế bằng tiền mặt tại quầy giao dịch của cơ quan kho bạc nhà nước, người nộp tiền lập bảng kê nộp thuế, cụ thể:

- Đánh dấu “x” vào ô tương ứng: phương thức nộp tiền (Chuyển khoản hoặc Tiền mặt) và loại tiền nộp (VND hoặc USD hoặc Khác; trường hợp loại ngoại tệ không phải USD cần ghi cụ thể loại ngoại tệ). Không chọn đồng thời 2 phương thức nộp tiền hoặc từ 2 loại tiền trở lên trên một chứng từ.

- Ghi rõ tên, mã số thuế và địa chỉ của tổ chức, cá nhân; đánh dấu x vào ô tài khoản nộp NSNN tương ứng (TK thu NSNN hoặc Tài khoản tạm thu hoặc TK thu hồi hoàn thuế GTGT; Địa chỉ phải ghi cụ thể xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi đăng ký hoạt động của tổ chức, cá nhân. 

        Lưu ý: Sau khi lập Giấy nộp tiền vào NSNN, thu tiền và xử lý theo quy định, KBNN trả cho người nộp thuế 01 liên Bảng kê nộp thuế (gửi kèm theo 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN; KBNN không lưu bảng kê nộp thuế).

        92. Bảng kê biên lai thu (Mẫu số 02/BK-BLT)

Mục đích

Bảng kê biên lai thu là chứng từ do cơ quan thu, tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu (gọi chung là cơ quan thu), KBNN, ngân hàng nơi KBNN ủy nhiệm thu lập; là căn cứ để cơ quan thu lập Bảng kê nộp thuế, KBNN, ngân hàng lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Phương pháp ghi chép

Cuối ngày, cán bộ kế toán tại các cơ quan thu, điểm giao dịch của KBNN, NHTM nơi KBNN ủy nhiệm thu căn cứ Biên lai thu để lập Bảng kê biên lai thu. Cụ thể:

  • Ghi ngày và đánh số bảng kê liên tục trong kỳ kế toán.

- Bảng kê biên lai thu được lập riêng cho từng mã Chương.

- Ghi đầy đủ các thông tin trên bảng kê: Số, ngày biên lai thu; Họ tên người nộp tiền; Số tiền của từng biên lai và số tiền chi tiết theo từng tiểu mục hạch toán của biên lai đó.

- Tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Người lập bảng kê ký và ghi rõ họ tên.

Luân chuyển chứng từ:

Trường hợp thu NSNN qua cơ quan thu

Cuối ngày hoặc định kỳ, cơ quan thu tập hợp các biên lai đã thu, lập 01 liên Bảng kê biên lai thu hoặc 02 liên Bảng kê thu tiền phạt (trong trường hợp thu phạt). Căn cứ Bảng kê biên lai thu hoặc Bảng kê thu tiền phạt, cơ quan thu lập Bảng kê nộp thuế để làm thủ tục nộp toàn bộ số tiền đã thu vào trụ sở KBNN hoặc nộp vào tài khoản của KBNN tại NHTM (trường hợp thu phạt, cơ quan thu gửi bảng kê nộp thuế kèm theo 01 liên Bảng kê thu tiền phạt).

Đối với các tổ chức được cơ quan thu uỷ nhiệm thu thì phải lập 02 liên Bảng kê biên lai thu: 01 liên lưu tại tổ chức được cơ quan thu uỷ nhiệm thu, 01 liên gửi cơ quan uỷ nhiệm thu để theo dõi, kiểm tra, đối chiếu.

Trường hợp thu NSNN tại điểm giao dịch của KBNN

Cuối ngày làm việc, cán bộ kế toán điểm giao dịch tập hợp các biên lai đã thu trong ngày để lập 02 liên Bảng kê biên lai thu (đối với trường hợp sử dụng biên lai thu lập thủ công) hoặc lập 02 liên Bảng kê thu tiền phạt (đối với trường hợp sử dụng biên lai thu phạt được lập và được in từ chương trình TCS); căn cứ Bảng kê biên lai thu, Bảng kê thu tiền phạt lập Giấy nộp tiền vào NSNN gửi KBNN trung tâm cùng các Biên lai thu; đồng thời, cùng kiểm ngân nộp toàn bộ số tiền đã thu về kho qũy trung tâm theo quy định.

Trường hợp thu NSNN tại trụ sở KBNN (trường hợp không bố trí điểm giao dịch KBNN tại trụ sở)

Thực hiện theo quy định tại tiết b khoản 4 Điều 7 Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 và Công văn số 1909/KBNN-THPC ngày 08/5/2017 hướng dẫn Thông tư 328/2016/TT-BTC.

Trường hợp tại NHTM thực hiện ủy nhiệm thu

Cuối ngày, NHTM tập hợp các biên lai thu (phí, lệ phí) trong ngày, lập 01 liên Bảng kê biên lai thu; đồng thời, căn cứ Bảng kê biên lai thu lập 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN để hạch toán.

Trường hợp thu phạt bằng biên lai, cuối ngày, NHTM tập hợp các biên lai thu trong ngày để lập 01 liên Bảng kê thu tiền phạt và xử lý theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều 7 Thông tư 328/2016/TT-BTC và Công văn 1909/KBNN-THPC ngày 08/5/2017 hướng dẫn Thông tư 328/2016/TT-BTC.

        93. Bảng kê biên lai thu có mệnh giá (Mẫu số 03/BK-BLMG)

        Mục đích

Bảng kê biên lai thu có mệnh giá là chứng từ do cơ quan thu, tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu (gọi chung là cơ quan thu), KBNN lập; là căn cứ để cơ quan thu lập Bảng kê nộp thuế, KBNN lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Phương pháp ghi chép

Cuối ngày, cán bộ kế toán tại các cơ quan thu, KBNN căn cứ Biên lai thu để lập Bảng kê biên lai thu có mệnh giá. Cụ thể:

  • Ghi ngày và đánh số bảng kê liên tục trong kỳ kế toán.
  • Ghi mã Chương, mỗi Bảng kê biên lai thu chỉ lập cho 1 Chương.

- Ghi đầy đủ các thông tin trên bảng kê: Loại mệnh giá, số tờ, số tiền của từng biên lai và số tiền chi tiết theo từng tiểu mục hạch toán của biên lai đó.

- Tổng số tiền bằng số và bằng chữ.

- Người lập bảng kê ký và ghi rõ họ tên.

Luân chuyển chứng từ:

Luân chuyển chứng từ tại cơ quan thu, KBNN thực hiện tương tự Bảng kê biên lai thu (Mẫu số 02/BK-BLT) nêu trên.

        Lưu ý:

        1. Đối với tất cả các chứng từ liên quan đến thanh toán cho đối tượng thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng, nếu hệ thống thanh toán điện tử trục trặc (chưa được hướng dẫn cụ thể trong phương pháp ghi chép và luân chuyển chứng từ),  KBNN thực hiện thanh toán thủ công với ngân hàng thì lập thêm 02 liên để gửi ngân hàng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng.

        2. Kế toán chỉ thực hiện bàn giao chứng từ báo Nợ đơn vị cho bộ phận KSC sau khi đã thực hiện thanh toán. 

        3. Đối với các chứng từ thanh toán cho đối tượng thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng, trong trường hợp hết giờ thanh toán thực hiện áp thanh toán vào ngày hôm sau kế toán không lập thêm Giấy chuyển tiền, bút toán hạch toán YCTT được kế toán thực hiện định khoản vào ngày hốm trước, bút toán áp thanh toán được kế toán hạch toán và định khoản trên chứng từ (Giấy và máy) vào ngày hôm sau, đồng thời ghi bổ sung thêm ngày hạch toán bút toán thanh toán vào ô hạch toán.

        Ngày, tháng, năm các chức danh của đơn vị KBNN nơi giao dịch ký trên chứng từ là ngày trích tài khoản của đơn vị (Ngày hạch toán bút toán YCTT).      

        4. Trường hợp tại KBNN huyện, quận, thị xã không tổ chức phòng, tại phần ký chức danh của bộ phận kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi ký kiểm soát, để trống chức danh phụ trách.

Phụ lục VI

NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

(Kèm theo Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của KBNN)

 

A. LOẠI 1 - TÀI SẢN NGẮN HẠN

        I. Nhóm 11 - TIỀN

    1. Tài khoản 1110 - Tiền mặt

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của quỹ tiền mặt tại các đơn vị KBNN, gồm: Tiền Việt Nam và ngoại tệ.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán tài khoản 1110 - Tiền mặt, các đơn vị phải chấp hành các nguyên tắc sau:

        - Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kho quỹ, chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.

        - Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt của KBNN. Luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi trên sổ kế toán với sổ quỹ và số tiền thực tế ở mọi thời điểm.

        - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kho tiền, các quy trình, thủ tục nhập, xuất quỹ do Bộ Tài chính, KBNN quy định.

        - Kế toán tiền mặt phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ. Đồng thời, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán  ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

        - Kế toán tiền mặt phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Các khoản tiền mặt được nhập kho, quỹ.

        - Số tiền phát hiện thừa khi kiểm kê quỹ.

        - Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá tăng).

        Bên Có:

        - Các khoản tiền mặt xuất kho, quỹ.

        - Số tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê quỹ.

        - Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá giảm).

        Số dư Nợ:

        Số tiền mặt bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ còn tại kho, quỹ.

        Tài khoản 1110 - Tiền mặt có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Dùng để phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại KBNN.

        Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam: Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ giao dịch, tình hình nhập, xuất tiền trong kho.

        + Tài khoản 1113 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng đồng Việt Nam: Tài khoản này phản ánh lượng tiền mặt còn đang chờ kiểm đếm và đã kiểm đếm để nhập quỹ KBNN.

        (2) Tài khoản 1121 - Ngoại tệ: Dùng để phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ tại KBNN.

        Tài khoản 1121 - Ngoại tệ có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1122 - Tiền mặt bằng ngoại tệ: Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi bằng ngoại tệ tại quỹ giao dịch, tình hình nhập, xuất ngoại tệ trong kho.

        + Tài khoản 1123 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng ngoại tệ: Tài khoản này phản ánh lượng ngoại tệ còn đang chờ kiểm đếm và đã kiểm đếm để nhập quỹ KBNN.

    2. Tài khoản 1130 - Thanh toán tổng hợp tại ngân hàng

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Hội Sở chính Ngân hàng thương mại, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung của tất cả các đơn vị KBNN qua các kênh thanh toán với ngân hàng. Thanh toán tổng hợp tại ngân hàng bao gồm: Tiền Việt Nam và ngoại tệ.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán tài khoản 1130 - Thanh toán tổng hợp tại ngân hàng các đơn vị phải chấp hành các nguyên tắc sau:

        - Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ của Nhà nước.

        - Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình thu, chi trên tài khoản thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước. Luôn đảm bảo khớp đúng giữa sổ kế toán và thực tế ở mọi thời điểm.

        - Kế toán Thanh toán tổng hợp tại ngân hàng phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ; Đồng thời, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

        - Kế toán Thanh toán tổng hợp tại ngân hàng phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)        + Mã KBNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Các khoản tiền gửi vào ngân hàng.

        - Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá lại số dư tài khoản Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại ngân hàng cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng).

        Bên Có:

        - Các khoản thanh toán rút từ ngân hàng.

        - Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá lại số dư tài khoản Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại ngân hàng cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm).

        Số dư Nợ:

        Số tiền của Cục Kế toán nhà nước còn gửi ở ngân hàng.

        Tài khoản 1130 - Thanh toán tổng hợp tại ngân hàng có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 1131 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại ngân hàng:

        Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của Cục Kế toán nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Hội Sở chính Ngân hàng thương mại.

        Tài khoản 1131 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại ngân hàng có 6 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1132 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn do Cục Kế toán nhà nước quản lý mở tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung của tất cả các đơn vị KBNN qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

        + Tài khoản 1133 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản tại cùng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

        + Tài khoản 1134 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Công thương: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng TMCP Công thương, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản tại cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

        + Tài khoản 1135 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản tại cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

        + Tài khoản 1136 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản tại cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.                  

        + Tài khoản 1139 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng khác: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính các ngân hàng khác các ngân hàng đã nêu trên. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

        Tài khoản 1139 hạch toán chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách theo từng ngân hàng tương ứng.

        (2) Tài khoản 1141 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại ngân hàng:

          Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của Cục Kế toán nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Hội Sở chính Ngân hàng thương mại.

       

        Tài khoản 1141 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại ngân hàng có 6 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1142 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam, dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của Cục Kế toán nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ

        + Tài khoản 1143 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản ngoại tệ tại cùng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ. 

        + Tài khoản 1144 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng TMCP Công thương, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản ngoại tệ tại cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

        + Tài khoản 1145 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản ngoại tệ tại cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

        + Tài khoản 1146 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản ngoại tệ tại cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này luôn có số dư Nợ.                 

        + Tài khoản 1149 - Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ tại Ngân hàng khác: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Cục Kế toán nhà nước mở tại Hội Sở chính các ngân hàng khác các ngân hàng đã nêu trên.

        Tài khoản 1149 hạch toán chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách theo từng ngân hàng tương ứng.

        3. Tài khoản 1150 - Chuyên thu tại ngân hàng     

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của KBNN trong trường hợp KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện thực hiện phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN cho NHTM nơi KBNN mở tài khoản. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tiền gửi chuyên thu của KBNN tại NHTM.

       3.2. Nguyên tắc hạch toán

        + Tài khoản chuyên thu của KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện tại chi nhánh NHTM chỉ được sử dụng để tập trung các khoản thu của NSNN, các khoản ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính (nếu có) và để hạch toán các khoản lãi của các khoản thu qua tài khoản chuyên thu.

        + Cuối ngày làm việc, toàn bộ số thu NSNN và thu phạt vi phạm hành chính (nếu có) phát sinh trên tài khoản chuyên thu của KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện phải được kết chuyển theo quy định, đảm bảo đến cuối ngày làm việc thì tài khoản chuyên thu của KBNN tại chi nhánh NHTM được KBNN hạch toán có số dư bằng không; trừ các khoản thu nộp NSNN phát sinh sau thời điểm “cut off time” giữa KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện và chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản chuyên thu thì được kết chuyển theo quy định vào ngày làm việc kế tiếp.

        - Tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN chỉ được sử dụng để phản ánh các khoản thu của NSNN theo quy định tại Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính; không sử dụng cho mục đích thanh toán hoặc cho các mục đích khác.

        - Kế toán tiền gửi chuyên thu phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

        + Mã KBNN.

        3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản:

        - Bên Nợ: phản ánh số thu NSNN đã được nộp tại NHTM nơi KBNN ủy nhiệm thu.

        - Bên Có: phản ánh số thu NSNN đã được kết chuyển theo quy định.

        - Số dư Nợ: phản ánh số thu NSNN chưa được kết chuyển theo quy định.

        Tài khoản 1150 - Chuyên thu tại ngân hàng có 02 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1151 - Chuyên thu bằng Đồng Việt Nam tại ngân hàng:

        Có 5 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 1153 - Chuyên thu bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.

        - Tài khoản 1154 - Chuyên thu bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Công thương: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Công thương.

        - Tài khoản 1155 - Chuyên thu bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

        - Tài khoản 1156 - Chuyên thu bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương.

        - Tài khoản 1159 - Chuyên thu bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng khác: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.

        Tài khoản 1159 hạch toán chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách theo từng ngân hàng tương ứng.

        (2) Tài khoản 1161 - Chuyên thu bằng ngoại tệ tại ngân hàng

        Có 5 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 1163 - Chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.

        - Tài khoản 1164 - Chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng TMCP Công thương.

        - Tài khoản 1165 - Chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển.

        - Tài khoản 1166 - Chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương.

        - Tài khoản 1169 - Chuyên thu bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.

        Tài khoản 1169 hạch toán chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách theo từng ngân hàng tương ứng.

    4. Tài khoản 1170 - Tiền đang chuyển

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của KBNN trong các trường hợp đã làm thủ tục chuyển tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có của ngân hàng, hoặc điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các KBNN mà KBNN nơi điều chuyển vốn đi chưa nhận được biên bản giao nhận tiền.

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản tiền, gồm:

        + Tiền mặt nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có;

        + Khoản điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các đơn vị KBNN khi KBNN nơi điều chuyển vốn đi chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền.

        - Kế toán phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản tiền đang chuyển.

        - Kế toán tiền đang chuyển phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

       4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Các khoản tiền nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có;

        - Số tiền đang điều chuyển giữa các đơn vị KBNN mà KBNN nơi điều chuyển vốn đi chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền;

        Bên Có:

        - Số báo Có hoặc Bảng sao kê số tiền đã ghi tăng tài khoản tại ngân hàng;

        - Số vốn điều chuyển bằng tiền mặt đã nhận được Biên bản giao nhận tiền.

        Số dư Nợ:

        - Phản ánh các khoản tiền nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có.

        - Phản ánh số tiền đang điều chuyển trên đường mà KBNN nơi điều chuyển vốn đi chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền.

        Tài khoản 1170 - Tiền đang chuyển có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam: Phản ánh số tiền đang chuyển bằng tiền Việt Nam.

        (2) Tài khoản 1172 - Tiền đang chuyển bằng ngoại tệ: Phản ánh số tiền đang chuyển bằng ngoại tệ.

    5. Tài khoản 1180 - Kim loại quý, đá quý

        5.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý được quy ra Đồng Việt Nam, gồm cả số kim loại quý, đá quý trong kho tại KBNN và số kim loại quý, đá quý gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.

        5.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kim loại quí, đá quí của Nhà nước.

        - Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng loại kim loại quý, đá quý. Đồng thời, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá được định giá thống nhất trong hệ thống KBNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để hạch toán trên sổ kế toán.

        - Kế toán kim loại quý, đá quý phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết

        + Mã KBNN.

       5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý nhập kho của KBNN; hoặc được KBNN gửi tại ngân hàng.

        - Giá trị tăng khi thực hiện điều chỉnh giá kim loại quý, đá quý trong kho của KBNN; hoặc của KBNN gửi tại ngân hàng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        Bên Có:       

        - Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý xuất ra khỏi kho của KBNN hoặc số kim loại quý đá quý do KBNN rút ra từ ngân hàng.

        - Giá trị giảm khi điều chỉnh giá kim loại quý, đá quý trong kho của KBNN hoặc của KBNN gửi tại ngân hàng theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý còn lại trong kho của KBNN hoặc gửi tại ngân hàng.

        Tài khoản 1180 - Kim loại quý, đá quý có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1181 - Kim loại quý, đá quý trong kho:

        Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý được để trong kho của KBNN.

        (2) Tài khoản 1186 - Kim loại quý, đá quý gửi ngân hàng: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại ngân hàng.

        Tài khoản 1186 - Kim loại quý, đá quý gửi ngân hàng có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1187 - Kim loại quý, đá quý gửi Ngân hàng Nhà nước:

        Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

        + Tài khoản 1188 - Kim loại quý, đá quý gửi Ngân hàng thương mại:

        Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại Ngân hàng thương mại.

        6. Tài khoản 1190 - Thanh toán song phương tại ngân hàng

        6.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để tập trung các khoản thu, thực hiện thanh toán chi trả các khoản chi của ngân quỹ nhà nước qua kênh TTSPĐT của các đơn vị KBNN với NHTM nơi mở tài khoản trước khi kết chuyển kết quả thanh toán sang tài khoản Thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại từng hệ thống NHTM.   

        Tại Sở Giao dịch KBNN: Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản thu, chi qua TTSPĐT với Hội Sở chính các NHTM trước khi kết chuyển kết quả thanh toán qua tài khoản Thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại Hội Sở chính các NHTM..

        Tại các đơn vị KBNN tỉnh: Tài khoản này chỉ được dùng để theo dõi các khoản thu, chi ngoại tệ qua kênh TTSPĐT với hệ thống NHTM tại các đơn vị KBNN tỉnh trước khi kết chuyển kết quả thanh toán qua tài khoản Thanh toán tổng hợp bằng ngoại tệ của Cục Kế toán nhà nước tại Hội Sở chính các NHTM.

        Tại các đơn vị KBNN huyện: Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản thu, chi qua kênh TTSPĐT với hệ thống NHTM tại các đơn vị KBNN huyện trước khi kết chuyển kết quả thanh toán qua tài khoản Thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại Hội Sở chính các NHTM.

        6.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán tài khoản 1190 - Thanh toán song phương tại Ngân hàng, các đơn vị phải chấp hành các nguyên tắc sau:

        - Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ của Nhà nước.

        - Phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình thanh toán song phương giữa KBNN với NHTM.

        - Phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác số hiện có và tình hình thu, chi của KBNN. Luôn đảm bảo khớp đúng giữa sổ kế toán và thực tế ở mọi thời điểm.

        - Kế toán thanh toán song phương tại ngân hàng phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ; Đồng thời, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

        - Kế toán Tài khoản Thanh toán song phương phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có):

        + Mã KBNN.

        6.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        + Phản ánh số thu của đơn vị KBNN (SGD KBNN, KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện) do NHTM báo Có về qua tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng.

        + Kết chuyển toàn bộ số chi của đơn vị KBNN (SGD KBNN và KBNN cấp huyện) về tài khoản Thanh toán tổng hợp của KBNN.

        Bên Có:

        + Phản ánh số chi của đơn vị KBNN (SGD KBNN, KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện) do NHTM báo Có về qua tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng.

        + Kết chuyển toàn bộ số thu của đơn vị KBNN (SGD KBNN, KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện) về tài khoản Thanh toán tổng hợp của KBNN.

        Tài khoản này tại SGD KBNN cuối ngày hết số dư; tại KBNN cấp huyện có số dư nợ, phản ánh số dư tài khoản thanh toán song phương còn lại tại Ngân hàng.

Tài khoản 1190 - Thanh toán song phương tại ngân hàng được mở tại Sở Giao dịch KBNN, KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện, gồm 6 tài khoản cấp 2 như sau:

        + Tài khoản 1191 - Thanh toán song phương bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản thu, chi bằng đồng Việt Nam qua TTSPĐT của KBNN với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.

        + Tài khoản 1192 - Thanh toán song phương bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Công thương: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản thu, chi bằng đồng Việt Nam qua TTSPĐT của KBNN với Ngân hàng TMCP Công thương.

        + Tài khoản 1193 - Thanh toán song phương bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản thu, chi bằng đồng Việt Nam qua TTSPĐT của KBNN với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển.

        + Tài khoản 1194 - Thanh toán song phương bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản thu, chi bằng đồng Việt Nam qua TTSPĐT của KBNN với Ngân hàng TMCP Ngoại thương.

        + Tài khoản 1195 - Thanh toán song phương bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng khác: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản thu, chi bằng đồng Việt Nam qua TTSPĐT của KBNN với Ngân hàng khác. Tài khoản này theo dõi Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách theo từng hệ thống Ngân hàng.

+ Tài khoản 1199 - Thanh toán song phương bằng ngoại tệ tại Ngân hàng: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản thu, chi bằng ngoại tệ qua TTSPĐT của KBNN với Ngân hàng. Tài khoản này theo dõi Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách theo từng hệ thống Ngân hàng.

          II. NHÓM 12 - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

        1. Tài khoản 1210 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

        1.1. Mục đích     

        Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ có thời hạn nhỏ hơn 1 năm, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác và các khoản cho vay có thời hạn thu hồi nhỏ hơn 1 năm.        

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán tài khoản 1210 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, các đơn vị phải áp dụng các nguyên tắc sau:

        - Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước về tiền gửi có kỳ hạn.

        - Kế toán tiền gửi có kỳ hạn phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của Nhà nước.

        - Kế toán các khoản cho vay, đầu tư tài chính ngắn hạn khác phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về chế độ tín dụng và các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.

        - Không phản ánh vào tài khoản này các khoản lãi hoặc phí của các khoản tiền gửi, lãi cho vay ngắn hạn.

        - Không phản ánh vào tài khoản này các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua KBNN theo các chương trình, mục tiêu chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

        - Kế toán chi tiết đầu tư tài chính ngắn hạn phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Chỉ áp dụng đối với tài khoản 1219 (Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại ngân hàng khác) và tài khoản 1229 (Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác), Sở giao dịch - KBNN mở mã ĐVQHNS đầu 9 theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng gửi tiền; TK 1281 – Cho vay ngắn hạn, ghi theo mã ĐVQHNS của đơn vị đi vay.

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh số tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ được gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

        - Phản ánh số tiền đã cho vay ngắn hạn.

        - Phản ánh số tiền đầu tư tài chính ngắn hạn khác    

        Bên Có:

        - Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn được rút ra khỏi ngân hàng.

        - Phản ánh số nợ gốc cho vay được thu hồi theo giá trị ghi sổ.

        - Phản ánh số tiền đầu tư tài chính ngắn hạn khác được thu hồi.  

        Số dư Nợ:

        Phản ánh giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm số tiền gửi có kỳ hạn, số nợ gốc cho vay và số đầu tư tài chính ngắn hạn khác chưa thu hồi, chưa xử lý.

        Tài khoản 1210 - Đầu tư tài chính ngắn hạn có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1211 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam

         Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam của đơn vị tại các ngân hàng.

        Tài khoản 1211 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam có 6 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1212 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

        + Tài khoản 1213 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.

        + Tài khoản 1214 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Công thương: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Công thương.

        + Tài khoản 1215 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.

        + Tài khoản 1216 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương.

        + Tài khoản 1219 - Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại các ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.

        (2) Tài khoản 1221 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ

        Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của đơn vị tại các ngân hàng.

        Tài khoản 1221 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ có 6 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1222 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

        + Tài khoản 1223 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.

        + Tài khoản 1224 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Công thương.

        + Tài khoản 1225 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.

        + Tài khoản 1226 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

        + Tài khoản 1229 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại các ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.

(3) Tài khoản 1281 - Cho vay ngắn hạn

        Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản cho vay ngắn hạn (hợp đồng cho vay dưới 12 tháng).

    (4) Tài khoản 1291 - Đầu tư tài chính ngắn hạn khác

        - Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác, bao gồm các khoản đầu tư tài chính không phải là các khoản tiền gửi có kỳ hạn và cho vay ngắn hạn, có thời hạn nhỏ hơn 1 năm.

        - Không phản ánh vào tài khoản này các khoản lãi hoặc phí của các khoản đầu tư ngắn hạn khác.

        III. Nhóm 13 - PHẢI THU

        1. Tài khoản 1310 - Tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản vốn bằng tiền thiếu, giá trị tài sản thiếu và các khoản tổn thất chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Mọi trường hợp phát hiện các khoản vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể.

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này trường hợp vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý.

        - Kế toán tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý phải kết hợp mã tài khoản kế toán với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh số vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý;

        - Phản ánh tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chờ xử lý.

        Bên Có:

        Kết chuyển các khoản vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác đã xác định được nguyên nhân vào các tài khoản liên quan theo quyết định xử lý.

        Số dư Nợ:

        Số vốn bằng tiền thiếu, giá trị tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.

        Tài khoản 1310 - Tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1311 - Các khoản vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý:

        Phản ánh các khoản vốn bằng tiền thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý và tình hình xử lý khoản tiền thiếu đó;

        (2) Tài khoản 1319 - Tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chờ xử lý:

        Phản ánh giá trị tài sản thiếu, các khoản tổn thất chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý và tình hình xử lý tài sản thiếu, các khoản tổn thất khác đó.

        2. Tài khoản 1320 - Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu về số ngoại tệ đã thanh toán hộ cho các dự án do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính bảo lãnh nhưng đến hạn trả nợ vẫn chưa thanh toán được nợ cho phía nước ngoài.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết và theo dõi thanh toán theo từng lần bảo lãnh (theo số hợp đồng ứng vốn);

        - Kế toán các khoản phải thu từ các khoản thanh toán bảo lãnh bằng ngoại tệ phải được hạch toán chi tiết theo nguyên tệ, đồng thời phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thống nhất do Bộ Tài chính quy định;

        - Kế toán chi tiết các khoản phải thu từ thanh toán bảo lãnh phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã số của đơn vị được bảo lãnh.

        + Mã KBNN.

        2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số ngoại tệ đã thanh toán cho phía nước ngoài hộ cho các dự án.

        Bên Có:

        - Phản ánh số ngoại tệ thu hồi được từ các dự án khi đến hạn.

        - Phản ánh số chi ngân sách đối với khoản ngoại tệ đã thanh toán hộ cho dự án trong trường hợp dự án không thể trả được nợ, phải làm thủ tục xóa nợ (Nếu có).

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số ngoại tệ đã thanh toán hộ các dự án chưa thu hồi được.

        Tài khoản 1320 - Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 1321 - Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh:

        Dùng để phản ánh các khoản phải thu về số ngoại tệ đã thanh toán hộ cho các dự án do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính bảo lãnh nhưng đến hạn trả nợ vẫn chưa thanh toán được nợ cho phía nước ngoài.

        3. Tài khoản 1330 - Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ KBNN như: Lãi cho vay các chương trình mục tiêu, phí thanh toán bằng ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, phải thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ và các khoản phải thu khác,...

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN phải được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu theo từng khoản phải thu, từng nội dung phải thu và từng lần thanh toán.

        - Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã KBNN.

        3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản nợ phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc phát sinh trong kỳ.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền đã thu được từ các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh các khoản nợ phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc chưa thu được tiền.

        Tài khoản 1330 - Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN có 5 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1331 - Phải thu lãi cho vay:

        Dùng để theo dõi và phản ánh khoản lãi cho vay phải thu từ hoạt động cho vay của KBNN;

        (2) Tài khoản 1332 - Phải thu phí thanh toán bằng ngoại tệ:

        Dùng để theo dõi và phản ánh khoản phí phải thu từ việc thanh toán bằng ngoại tệ;

        (3) Tài khoản 1333 - Phải thu về thanh toán mua ngoại tệ:

        Dùng để theo dõi và phản ánh các khoản tiền đã được chi trả để mua ngoại tệ nhưng chưa nhận được ngoại tệ;

        (4) Tài khoản 1334 - Phải thu về thanh toán bán ngoại tệ:

        Dùng để theo dõi và phản ánh các khoản tiền bằng ngoại tệ đã được xuất bán nhưng chưa nhận được tiền Việt Nam;

        (5) Tài khoản 1339 - Các khoản phải thu khác từ hoạt động nghiệp vụ KBNN:

        Dùng để phản ánh và theo dõi các khoản phải thu khác ngoài các khoản đã nêu trên trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc và tình hình thu hồi các khoản phải thu đó của đơn vị.

    4. Tài khoản 1340 - Phải thu tiền vay đã được nhận nợ

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản tiền vay nước ngoài đã nhận nợ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng chưa được chuyển về tài khoản của KBNN hoặc cấp phát trực tiếp cho các dự án (ghi nhận trách nhiệm nợ của Chính phủ với các khoản vay nước ngoài).

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán tài khoản này khi có căn cứ về các khoản vay nợ, nhưng chưa có chứng từ về việc tiền đã chuyển về tài khoản của KBNN hoặc đã được cấp phát cho các đơn vị, dự án.

        - Tài khoản này được sử dụng để hạch toán các khoản vay nước ngoài về hỗ trợ ngân sách; vay về cấp phát cho dự án; vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ thông báo giải ngân (chuyển tiền) về tài khoản cho đối tượng được hưởng.

        - Không hạch toán vào tài khoản này các khoản vay nước ngoài không qua tài khoản đặc biệt.

        Kế toán phải thu về tiền vay đã được nhận nợ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã KBNN

        4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số nợ vay khi nhận được thông báo giải ngân của nhà tài trợ về khoản tiền cho vay hỗ trợ ngân sách, cấp phát dự án, cho vay lại cho đối tượng được hưởng.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền vay đã được chuyển về tài khoản của KBNN, của dự án, của đối tượng cho vay lại.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh khoản nợ vay đã giải ngân nhưng chưa chuyển về tài khoản của đối tượng được hưởng.

        Tài khoản 1340 - Phải thu về tiền vay đã được nhận nợ có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1341 - Phải thu về tiền vay hỗ trợ NS đã được nhận nợ.

        (2) Tài khoản 1342 - Phải thu về tiền vay cho dự án đã được nhận nợ.

        (3) Tài khoản 1343 - Phải thu tiền vay về cho NSĐP vay lại đã được nhận nợ.

        (4) Tài khoản 1344 - Phải thu tiền vay về cho vay lại khác đã được nhận nợ

        5. Tài khoản 1350 – Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

        Tài khoản 1350 - Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        5.1. Tài khoản 1351 - Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho NSNN

        5.1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh, theo dõi các khoản phải thu của các đơn vị, cá nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tình hình thanh toán, thu hồi các khoản phải thu cho NSNN.

        5.1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các khoản phải thu cho NSNN được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, số đã thu, số còn phải thu của tổ chức, cá nhân theo quy định của nhà nước hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        - Kế toán chi tiết tài khoản các khoản phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho NSNN phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã đơn vị có các khoản thanh toán phải thu hồi

        + Mã KBNN.

        5.1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền phải thu cho NSNN theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền đã thu cho NSNN theo quy định hoặc quyết định.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số tiền phải thu cho NSNN theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền còn phải thu.

        5.2. Tài khoản 1352 - Phải thu Quỹ dự trữ tài chính

5.2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tình hình thanh toán, thu hồi các khoản phải thu.

5.2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tài khoản này phải căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Tài chính, đối với trường hợp tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính của trung ương; Chủ tịch UBND tỉnh, đối với trường hợp tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính của địa phương), được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu (tổ chức, đơn vị) và kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã KBNN

- Các khoản tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ (nếu có) được hạch toán theo từng loại ngoại tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ tài chính quy định tại thời điểm hạch toán.

- Tài khoản này cuối năm không còn số dư.

5.2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính trong năm.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính đã thu hồi trong năm.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số tiền tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính chưa thu hồi trong năm.

        Tài khoản 1352 - Phải thu Quỹ dự trữ tài chính có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1353 - Phải thu Quỹ dự trữ tài chính bằng đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 1354 - Phải thu Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ.

5.3. Tài khoản 1359 - Phải thu khác

5.3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh, theo dõi các khoản phải thu ngoài NSNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản 1351, 1352 và tình hình thanh toán, thu hồi các khoản phải thu này.

5.3.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các khoản phải thu khác được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, số đã thu, số còn phải thu của tổ chức, cá nhân theo quy định của nhà nước hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        - Kế toán chi tiết tài khoản các khoản phải thu khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã đơn vị có các khoản thanh toán phải thu hồi

        + Mã KBNN.

        5.3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền phải thu khác theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền đã thu theo quy định hoặc quyết định.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số tiền phải thu khác theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền còn phải thu.

        6. Tài khoản 1360 - Phải thu về tạm ứng ngân quỹ nhà nước

        6.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng ngân quỹ nhà nước với NSNN (cấp trung ương và cấp tỉnh) theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

        6.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho các cấp ngân sách khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

        - Kế toán chi tiết về tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho NSNN phải được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách: Cấp ngân sách được tạm ứng ngân quỹ nhà nước

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Giá trị mã tổ chức ngân sách được tạm ứng ngân quỹ nhà nước

        + Mã KBNN.

        6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số đã tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách các cấp.

        Bên Có:

        Số thu hồi tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách các cấp.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách các cấp chưa được thu hồi.

        Tài khoản 1360 - Phải thu về tạm ứng ngân quỹ nhà nước có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1361 - Phải thu về tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho NSNN:

        Tài khoản này được sử dụng để hạch toán, theo dõi số tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho các cấp ngân sách.

        (2) Tài khoản 1369 - Phải thu về tạm ứng ngân quỹ nhà nước khác:

        Tài khoản này được sử dụng trong trường hợp KBNN tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho các cơ quan, đơn vị nếu có theo quy định.

        7. Tài khoản 1380 - Thanh toán gốc vay

        7.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ thanh toán về số vay nợ mới, trả nợ gốc vay và số còn phải trả gốc vay của NSNN.

        7.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này khi các khoản vay, trả nợ vay đã được phản ánh vào tài khoản Phải trả nợ vay.

        - Kế toán thanh toán gốc vay kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách

          + Mã KBNN

        7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số gốc nợ vay.

        Bên Có:

        Phản ánh số chi trả nợ gốc tiền vay.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số gốc nợ vay còn phải thanh toán.

Tài khoản 1380 - Thanh toán gốc vay có 1 tài khoản cấp 2 là: TK 1381 - Thanh toán gốc vay.

        8. Tài khoản 1390 - Phải thu trung gian

8.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian được sử dụng để hạch toán kế toán cho một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phù hợp với quy trình xử lý nghiệp vụ của hệ thống TABMIS khi thực hiện hạch toán kế toán trong các trường hợp: nghiệp vụ phát sinh thực hiện qua 2 phân hệ, qua 2 niên độ, nghiệp vụ điều chỉnh số liệu.

        8.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến một số tài khoản khác. Khi phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế qua tài khoản này không làm thay đổi bản chất kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các tài khoản kế toán liên quan đến nghiệp vụ và các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính định kỳ.

        - Được sử dụng để hạch toán cho những nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh mà theo quy trình hệ thống không thể hạch toán trực tiếp vào các tài khoản khác. Theo quy trình hệ thống phải hạch toán qua Tài khoản trung gian 1390, sau đó mới được kết chuyển vào các tài khoản khác có liên quan.

        - Hạch toán các nghiệp vụ qua tài khoản trung gian, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (áp dụng khi hạch toán trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh hoán đổi thực hiện qua TK 1399 có kết hợp với mã đợt phát hành trái hoán đổi).

        + Mã KBNN.

        8.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Hạch toán đối ứng với tài khoản thu NSNN trong trường hợp điều chỉnh các khoản thu, chi NSNN (Vế Nợ).

        - Phản ánh số hoàn thuế hộ KBNN khác.

        - Phản ánh một số nghiệp vụ khác phải thực hiện qua tài khoản trung gian.

        Bên Có:

        - Hạch toán đối ứng với tài khoản thu NSNN trong trường hợp điều chỉnh các khoản thu, chi NSNN (Vế Nợ).

        - Hạch toán đối ứng với tài khoản LKB đi Lệnh chuyển Nợ trong trường hợp báo Nợ về hoàn thuế hộ KBNN khác.

        - Phản ánh một số nghiệp vụ khác phải thực hiện qua tài khoản trung gian.

        Số dư:

        Tại kỳ 13 năm trước

        Tài khoản này có số dư Nợ.

        Tại kỳ hiện tại

        Về nguyên tắc, tại kỳ hiện tại, tài khoản này phải hết số dư, tuy nhiên, có thể có số dư bên Nợ (không được phép có số dư bên Có), và chỉ được phép có số dư Nợ trong trường hợp số hoàn thuế hộ KBNN khác chưa được báo Nợ.

        Tài khoản 1390 - Phải thu trung gian có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1393 - Phải thu trung gian về hoàn thuế hộ KBNN khác

        (2) Tài khoản 1398 - Phải thu trung gian để điều chỉnh số liệu:

        Dùng để hạch toán các khoản điều chỉnh về thu, chi ngân sách nhà nước (Vế Nợ).

        (3) Tài khoản 1399 - Phải thu trung gian khác:

        Dùng để hạch toán các nghiệp vụ khác (nếu có).

        IV. NHÓM 14a. TẠM ỨNG CHI NGÂN SÁCH THEO HÌNH THỨC GHI THU, GHI CHI

        1. Tài khoản 1410 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi

        1.1. Mục đích 

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng chi NSNN từ vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ, vốn khác theo hình thức ghi thu, ghi chi và số được kết chuyển sang tài khoản chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Căn cứ hạch toán vào tài khoản này là chứng từ kế toán (Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn vay, viện trợ đã ghi thu, ghi chi, …) của cơ quan tài chính.

        - KBNN sử dụng tài khoản chi tiết phù hợp với nội dung ghi trên chứng từ để hạch toán tạm ứng chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        - Hạch toán các nghiệp vụ qua tài khoản này kế toán phải theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có)

        1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        Bên Có:

        + Phản ánh các khoản giảm tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        + Phản ánh các khoản chuyển từ tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi sang tài khoản chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi chưa được thanh toán.

        Tài khoản 1410 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi có 5 tài khoản cấp 2 như sau:

        - Tài khoản 1414 - Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        Tài khoản này có kiểm soát dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán trên TABMIS.

        - Tài khoản 1415 - Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        Tài khoản này không kiểm soát dự toán trên TABMIS.

        - Tài khoản 1416 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        Tài khoản này có kiểm soát dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB bằng dự toán trên TABMIS.

        - Tài khoản 1417 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        Tài khoản này không kiểm soát dự toán trên TABMIS.

        - Tài khoản 1419 - Tạm ứng chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        Lưu ý: Đối với khoản chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi, chỉ sử dụng tài khoản 1414 và tài khoản 1416 khi có hướng dẫn.

        2. Tài khoản 1460 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng tái phân loại, đảo tái phân loại (hạch toán tự động) hoặc hạch toán thủ công để chuyển các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước sang năm sau vào thời điểm xử lý cuối năm ngân sách.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi khi chuyển sang năm sau hạch toán qua tài khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

        - Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

        - Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

+ Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi được chuyển sang năm sau.

        Bên Có:     

        Phản ánh các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi năm trước chuyển sang (chuyển từ tài khoản tạm ứng trung gian về tài khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi vào đầu năm sau).

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số dư tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi được chuyển sang kỳ ngân sách năm sau nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng tương ứng.

        Tài khoản 1460 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian có 5 tài khoản cấp 2 như sau:

        - Tài khoản 1464 - Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

        - Tài khoản 1465 - Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

        - Tài khoản 1466 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

        - Tài khoản 1467 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

        - Tài khoản 1469 - Tạm ứng chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

        * Lưu ý:

        - Số dư tài khoản này phải được xử lý kịp thời, theo đúng quy trình đảm bảo không còn số dư.

        - Các đoạn mã kết hợp với tài khoản này tương ứng với các đoạn mã kết hợp với tài khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

          V. NHÓM 14B – TẠM ỨNG KINH PHÍ CHI DỰ TRỮ QUỐC GIA

1. Tài khoản 1471 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số tạm ứng của NSNN khi chưa đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán khoản chi ngân sách cho mua hàng dự trữ quốc gia (không bao gồm các khoản chi quản lý nhà nước, chi đầu tư xây dựng nhà kho cho dự trữ quốc gia).

Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi mua hàng dự trữ quốc gia của NSNN theo từng năm ngân sách, sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN phải được xử lý theo quy định.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phải thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao.

- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế: Khoản 403.

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có)

+ Mã nguồn NSNN (mã tính chất nguồn kinh phí).

1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia, bao gồm khoản kinh phí giao bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

- Phản ánh số tạm ứng năm trước được chuyển sang.

Bên Có:     

- Phản ánh số giảm tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia do thu hồi tạm ứng;

- Phản ánh số chuyển từ tạm ứng thành thực chi dự trữ quốc gia khi có đủ điều kiện chi.

- Phản ánh số tạm ứng chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm sau.

Số dư Nợ:  

- Phản ánh số dư tạm ứng chi dự trữ quốc gia chưa thanh toán.

Tài khoản 1471 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

+ Tài khoản 1473 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng dự toán.

+ Tài khoản 1474 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng Lệnh chi tiền.

2. Tài khoản 1481- Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia trung gian

2.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng để tái phân loại, đảo tái phân loại (hạch toán tự động) hoặc hạch toán thủ công để chuyển các khoản tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước sang năm sau vào thời điểm xử lý cuối năm ngân sách.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Các khoản tạm ứng chi dự trữ quốc gia khi xử lý chuyển sang năm sau phải thực hiện chuyển qua tài khoản tạm ứng trung gian tương ứng.       

- Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế: Khoản 403

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

+ Mã nguồn NSNN (nếu có).

* Lưu ý:

        - Số dư tài khoản này phải được xử lý kịp thời, theo đúng quy trình đảm bảo không còn số dư.

- Các đoạn mã kết hợp với tài khoản này tương ứng với các đoạn mã kết hợp với tài khoản tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia.

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm sau (chuyển từ tài khoản tạm ứng tương ứng sau khi chạy chương trình tái phân loại bút toán tạm ứng, hoặc hạch toán thủ công) vào kỳ 13 năm trước để chuyển số dư tạm ứng sang năm sau.

Bên Có:     

Phản ánh số tạm ứng năm trước được chuyển sang (chuyển từ tài khoản trung gian về tài khoản tạm ứng vào đầu năm sau).

Số dư Nợ:  

Phản ánh số dư tạm ứng chi dự trữ quốc gia được chuyển sang năm tiếp theo nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng tương ứng.

 Tài khoản 1481 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia trung gian, gồm 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1483 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng dự toán trung gian.

+ Tài khoản 1484 - Tạm ứng kinh phí chi dự trữ quốc gia bằng lệnh chi tiền trung gian.

          VI. NHÓM 15 - TẠM ỨNG VÀ ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN

        1. Tài khoản 1510 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số tạm ứng của NSNN khi chưa đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

        Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi thường xuyên của NSNN theo từng năm ngân sách, sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN phải được xử lý theo quy định.

        Đối với khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ giao khoán (được chuyển năm sau theo quy định): Trường hợp chưa hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước nhưng ĐVSDNS có nhu cầu chuyển nguồn sang năm sau thì KBNN có thể thực hiện chuyển tạm ứng đồng thời chuyển nguồn dự toán còn lại sang năm sau cho đơn vị chi tiếp.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        (1) Đối với tài khoản tạm ứng chi thường xuyên TK 1511 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán, TK 1521 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán:

        - Phải hạch toán chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí và thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

        + Mã nguồn NSNN (mã tính chất nguồn kinh phí).

        (2) Đối với tài khoản 1531 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán:

        - Tài khoản này không phải hạch toán tính chất nguồn kinh phí, không thực hiện kiểm soát dự toán trên TABMIS.

        - Hạch toán kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế: Các mục tạm chi thường xuyên chưa đưa vào cân đối NSNN.

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương: 160, 560, 760, 800

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có).

        - Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước, căn cứ vào đề nghị của cơ quan Tài chính cùng cấp, kế toán KBNN sẽ điều chỉnh số dư còn lại tại niên độ năm trước sang niên độ năm hiện tại.

        1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:     

        - Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên, bao gồm kinh phí giao tự chủ, giao khoán, kinh phí không giao tự chủ giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền và khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán.

        - Phản ánh số tạm ứng năm trước được chuyển sang.

        Bên Có:     

        - Phản ánh số giảm tạm ứng kinh phí thường xuyên do thu hồi tạm ứng.

        - Phản ánh số chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách thường xuyên khi có đủ điều kiện chi.

        - Phản ánh số tạm ứng chi thường xuyên được chuyển sang năm sau.

        Số dư Nợ:  

        - Phản ánh số dư tạm ứng chi thường xuyên chưa thanh toán.

        Tài khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên có số dư = 0 tại kỳ 13 năm trước nếu toàn bộ số dư tạm ứng năm trước được xử lý hết.

        Tài khoản 1510 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 1511 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán

        Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng thanh toán kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán.

        Tài khoản 1511 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1513 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán chi thường xuyên và dự toán chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án.

        + Tài khoản 1516 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán lệnh chi tiền.

        (2) Tài khoản 1521 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán

         Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán.

        Tài khoản 1521 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1523 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên và dự toán thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án.

        + Tài khoản 1526 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được giao bằng dự toán lệnh chi tiền.

(3) Tài khoản 1531 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán

        Tài khoản này dùng để phản ánh khoản tạm ứng chi thường xuyên đã được giao dự toán nhưng dự toán không được nhập và theo dõi trên TABMIS do không giao cho đơn vị cụ thể mà chỉ giao ở cấp ngân sách, được cấp phát bằng Lệnh chi tiền; tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trường hợp tạm ứng cho các xã, phường khi chưa xác định được nội dung các khoản chi cụ thể.

        Đối với trường hợp tạm ứng ngân sách xã, kế toán sử dụng tài khoản 1513, 1523 để theo dõi chi tiết theo số đã tạm ứng, dự toán đã sử dụng, số dư dự toán còn lại của ngân sách xã theo từng nguồn kinh phí. Trường hợp khối lượng công việc thực hiện quá nhiều, không cần thiết phải theo dõi chi tiết tạm ứng dự theo từng nguồn chi, kế toán có thể sử dụng tài khoản 1531 để giảm tải khối lượng công việc khi thực hiện tạm ứng chi cho NS xã.

        2. Tài khoản 1550 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số ứng trước của NSNN để thanh toán kinh phí thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi đơn vị thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau nhưng phải thực hiện ngay trong năm, hoặc chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được.

        Tài khoản này chỉ được sử dụng để theo dõi số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của năm ngân sách 2016 (nếu còn). Từ năm 2018, tài khoản này không được phép phát sinh số ứng trước.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này theo dõi số ứng trước kinh phí NSNN, sau ngày 31/12 phải chuyển số dư sang năm sau theo dõi tiếp thông qua chương trình tái phân loại bút toán ứng trước đối với tài khoản có kiểm soát dự toán, hạch toán thủ công đối với tài khoản không kiểm soát dự toán.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

        + Mã nguồn NSNN (Hạch toán chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí).

        - Đến cuối ngày 31/12: KBNN sẽ thực hiện chuyển các khoản ứng trước còn lại năm nay sang năm sau theo dõi và thu hồi.

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên phát sinh trong năm.

        - Phản ánh số ứng trước kinh phí chi thường xuyên năm trước chuyển sang.

        - Phản ánh số ứng trước đủ điều kiện thanh toán phát sinh do chuyển từ số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán khi có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        Bên Có:     

        - Phản ánh số giảm ứng trước kinh phí chi thường xuyên do thu hồi ứng trước.

- Phản ánh số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước đủ điều kiện thanh toán khi đã có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        - Phản ánh số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang tạm ứng chi năm nay, hoặc số ứng trước đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang thực chi năm nay khi có dự toán chính thức.

        - Phản ánh số ứng trước kinh phí chi thường xuyên được chuyển sang năm sau.

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số kinh phí ứng trước chi thường xuyên chưa được thanh toán.

        Tài khoản 1550 - Tạm ứng và ứng trước kinh phí chi thường xuyên có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1551 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán

        Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán.

        Tài khoản 1551 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1553 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được ứng trước dự toán.

        Tài khoản 1553 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1554 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được ứng trước dự toán nhưng chưa có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        • Tài khoản 1557 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán đã đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được ứng trước bằng dự toán đã đủ khối lượng, hồ sơ để thực hiện thanh toán theo quy định.

        + Tài khoản 1563 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên được giao dự toán ứng trước bằng dự toán lệnh chi tiền.

        (2) Tài khoản 1571 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán

        Tài khoản 1571- Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1573 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được ứng trước bằng dự toán.

        Tài khoản 1573 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1574 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán (tương tự TK 1554).

        • Tài khoản 1577 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán có đủ điều kiện thanh toán (tương tự TK 1557)

        + Tài khoản 1583 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được ứng trước dự toán theo hình thức chi bằng lệnh chi tiền.

        (3) Tài khoản 1598 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán:

        Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí chi thường xuyên đã ứng trước theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ ứng trước kinh phí nhưng chưa giao dự toán ứng trước. Tài khoản này không kiểm soát dự toán. Khi ứng trước từ tài khoản này hạch toán Chương 160, 560, 760, 800, Khoản 000, mục tạm chi ngoài ngân sách.

        VI. NHÓM 16 - TẠM ỨNG VÀ ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI THUỜNG XUYÊN TRUNG GIAN

        1. Tài khoản 1610 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên trung gian

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng để tái phân loại, đảo tái phân loại (hạch toán tự động) hoặc hạch toán thủ công để chuyển các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước sang năm sau vào thời điểm xử lý cuối năm ngân sách.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các khoản tạm ứng chi ngân sách khi xử lý chuyển sang năm sau phải thực hiện chuyển qua tài khoản tạm ứng trung gian tương ứng.

        - Các khoản tạm ứng không kiểm soát dự toán khi chuyển sang năm sau theo đề nghị cơ quan tài chính phải hạch toán thủ công qua tài khoản trung gian tương ứng.

        - Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        * Lưu ý:

- Các đoạn mã kết hợp với tài khoản này tương ứng với các đoạn mã kết hợp với tài khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên.

        1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên được chuyển sang năm sau (chuyển từ tài khoản tạm ứng tương ứng sau khi chạy chương trình tái phân loại bút toán tạm ứng, hoặc hạch toán thủ công vào kỳ 13 năm trước để chuyển số dư tạm ứng sang năm sau).

        Bên Có:     

        Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên năm trước được chuyển sang (chuyển từ tài khoản trung gian về tài khoản tạm ứng sau khi chạy chương trình đảo tái phân loại bút toán tạm ứng hoặc hạch toán thủ công vào đầu năm sau).

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số dư tạm ứng chi thường xuyên được chuyển sang năm tiếp theo nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng tương ứng.

        * Lưu ý:

        Số dư tài khoản này phải được xử lý kịp thời, theo đúng quy trình đảm bảo không còn số dư.

        Tài khoản 1610 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên trung gian có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1611 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được chuyển sang năm sau theo quy định.

        Tài khoản 1611 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán trung gian có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1613: Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán trung gian.

        + Tài khoản 1616: Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền trung gian.

        (2) Tài khoản 1621 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán được chuyển sang năm sau.

         Tài khoản 1621 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán trung gian có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1623 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán trung gian.

        + Tài khoản 1624 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không tự chủ, không giao khoán đủ điều kiện thanh toán bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán từ nguồn tạm ứng dự toán được chuyển sang năm sau.

        + Tài khoản 1626 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền trung gian.

        (3) Tài khoản 1631 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng chi thường xuyên không kiểm soát dự toán được chuyển sang năm sau theo quy định (Hạch toán thủ công).

        2. Tài khoản 1650 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để tái phân loại, đảo tái phân loại (hạch toán tự động) hoặc hạch toán thủ công các khoản ứng trước kinh phí thường xuyên còn dư đến ngày 31/12 năm trước chuyển sang năm sau.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Sau ngàu 31/12, các khoản ứng trước chi ngân sách khi xử lý chuyển sang năm sau phải thực hiện chuyển qua tài khoản ứng trước trung gian tương ứng. - Các khoản ứng trước không kiểm soát dự toán khi chuyển sang năm sau phải hạch toán thủ công qua tài khoản trung gian tương ứng.

        - Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số ứng trước kinh phí chi thường xuyên được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        * Lưu ý:

Các đoạn mã kết hợp với tài khoản này tương ứng với các đoạn mã kết hợp với tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên.

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên được chuyển sang năm sau (Khi chạy chương trình tái phân loại ứng trước hoặc hạch toán thủ công vào ngày 31/12 năm trước).

        Bên Có:     

        Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên năm trước chuyển sang (chuyển từ tài khoản trung gian về tài khoản tạm ứng sau khi chạy chương trình đảo tái phân loại ứng trước hoặc hạch toán thủ công vào đầu năm sau).

        Số dư Nợ:  

        Số dư ứng trước được chuyển sang kỳ ngân sách năm sau theo dõi tiếp nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản ứng trước tương ứng.

        * Lưu ý:

        Số dư tài khoản này phải được xử lý kịp thời, theo đúng quy trình đảm bảo không còn số dư.

        Tài khoản 1650 - ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1651 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước Kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được tái phân loại vào ngày 31/12 hàng năm.

        Tài khoản 1651 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán trung gian có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1653 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán trung gian

        Tài khoản 1653 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán trung gian có 2 tài khoản cấp 4 sau:

        • Tài khoản 1654 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        • Tài khoản 1657 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        + Tài khoản 1663 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền trung gian.

        (2) Tài khoản 1671 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trứơc Kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán được tái phân loại vào cuối ngày 31/12 hàng năm.

        Tài khoản 1671 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán trung gian có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1673 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán trung gian.

        Tài khoản 1673 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán trung gian có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1674 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        • Tài khoản 1677 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        + Tài khoản 1683 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền trung gian.

        (3) Tài khoản 1698 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán chuyển sang năm sau vào cuối ngày 31/12 hàng năm.

        Lưu ý:

        Tài khoản 1650 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian chỉ sử dụng khi có hướng dẫn.

        VII. NHÓM 17 - TẠM ỨNG, ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

        1. Tài khoản 1710 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước về kinh phí chi đầu tư XDCB và chi chương trình mục tiêu (có tính chất đầu tư XDCB) của NSNN các cấp.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư..

        1.3. Nội dung, kết cấu tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB.

        - Phản ánh số  tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB năm trước chuyển sang.

        - Số tạm ứng phát sinh do chuyển từ số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán sang khi có dự toán chính thức.

- Số ứng trước đủ điều kiện thanh toán phát sinh do chuyển từ số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán khi có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        Bên Có:     

        - Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB do thu hồi tạm ứng, ứng trước hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách về đầu tư XDCB.

  - Phản ánh số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước đủ điều kiện thanh toán khi đã có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        - Số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang tạm ứng chi năm nay, hoặc số ứng trước đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang thực chi năm nay khi có dự toán chính thức.

        - Phản ánh số  tạm ứng/ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB được chuyển sang năm sau.

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số kinh phí chi đầu tư XDCB còn tạm ứng, ứng trước chưa thanh toán.

        Tài khoản 1710 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1711 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB

        Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi đầu tư XDCB do chưa có đủ điều kiện thanh toán.

        Tài khoản 1711 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 1713 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán.

        - Tài khoản 1716 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền.

        - Tài khoản 1717 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB không kiểm soát dự toán, tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí chi đầu tư XDCB đã có dự toán nhưng không nhập dự toán vào TABMIS, do đó, không kiểm soát số dự toán đã giao trên TABMIS,; tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trường hợp tạm ứng chi đầu tư phát triển cho các xã, phường khi chưa xác định được các khoản chi cụ thể.

        * Đối với tài khoản tạm ứng kinh phí có kiểm soát dự toán (TK 1713, 1716):

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN.

        - Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN, KBNN sẽ thực hiện chuyển số dư tạm ứng sang năm sau theo quy định.

        * Đối với tài khoản 1717 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB không kiểm soát dự toán:

        - Tài khoản này không phải kiểm soát dự toán khi hạch toán trên TABMIS, không phải hạch toán mã nguồn NSNN.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế: Mục tạm ứng chi XDCB ngoài ngân sách

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương: 160, 560, 760, 800

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có).

        - Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN, số dư trên tài khoản này phải được xử lý căn cứ vào đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

        (2) Tài khoản 1721 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB

        Tài khoản này phản ánh số ứng trước chi đầu tư XDCB thuộc kinh phí năm sau của NSNN các cấp trung ương, tỉnh, huyện.

        Tài khoản ứng trước có kiểm soát dự toán được kết hợp các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách: cấp 1, 2, 3

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có)

        + Mã nguồn NSNN.

        Lưu ý: Trường hợp chưa xác định được MLNS thì hạch toán mục tạm chi ngoài cân đối ngân sách.

        - Kế toán ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB không kiểm soát dự toán hạch toán Chương 160, 560, 760, 800; khoản 000, mục tạm chi ngoài cân đối ngân sách.

        - Đối với số dư ứng trước, đến hết ngày 31/01 năm sau, KBNN sẽ thực hiện chuyển số dư ứng trước sang năm sau theo quy định.

        Tài khoản 1721 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 1723 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán

        Tài khoản 1723 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        + Tài khoản 1724 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB của các dự án được ứng trước dự toán nhưng chưa có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        + Tài khoản 1727- Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán  đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB của các dự án được ứng trước dự toán và đã có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        - Tài khoản 1733 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền.

        - Tài khoản 1737 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB không kiểm soát dự toán (Tài khoản này phản ánh khoản kinh phí ứng trước nhưng không thực hiện kiểm soát dự toán trên TABMIS).

        2. Tài khoản 1750 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác

        2.1. Mục đích

        - Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước về kinh phí chi đầu tư phát triển khác của NSNN các cấp.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

        (1) Đối với tài khoản tạm ứng kinh phí chi ĐTPT khác có kiểm soát dự toán (1753, 1756):

        - Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi đầu tư phát triển khác của NSNN.

        - Tài khoản này kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã tài khoản kế toán

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN.

        - Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN, số dư trên tài khoản này phải được xử lý căn cứ vào đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

        (2) Đối với tài khoản 1757 - Tạm ứng chi đầu tư phát triển khác không kiểm soát dự toán: Tài khoản này hạch toán các khoản tạm ứng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khoản tạm ứng này đã có dự toán nhưng không nhập dự toán vào TABMIS, do đó, không thực hiện kiểm soát dự toán trên TABMIS.

        - Tài khoản này kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế: Mục tạm chi ngoài cân đối ngân sách

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương: 160, 560, 760, 800

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có).

        - Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN, số dư trên tài khoản này phải được xử lý căn cứ vào đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

        (3) Đối với các tài khoản ứng trước kinh phí chi ĐTPT khác:

        - Tài khoản ứng trước có kiểm soát dự toán kết hợp các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

        + Mã nguồn NSNN 

        - Đối với số dư ứng trước, đến hết ngày 31/01 năm sau, KBNN sẽ thực hiện chuyển số dư ứng trước sang năm sau theo quy định.

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác phát sinh trong năm.

        - Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác năm trước chuyển sang.

        - Số tạm ứng phát sinh do chuyển từ số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán sang khi có dự toán chính thức.

- Số ứng trước đủ điều kiện thanh toán phát sinh do chuyển từ số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán khi có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        Bên Có:     

        - Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác do thu hồi tạm ứng, hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách về chi đầu tư phát triển khác.

  - Phản ánh số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước đủ điều kiện thanh toán khi đã có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

.       - Số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang tạm ứng chi năm nay, hoặc số ứng trước đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang thực chi năm nay khi có dự toán chính thức.

        - Phản ánh số tạm ứng/ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác được chuyển sang năm sau.

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số kinh phí kinh phí chi đầu tư phát triển khác còn tạm ứng, ứng trước chưa thanh toán.

        Tài khoản 1750 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác, có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1751 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển khác: Tài khoản này phản ánh số tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển khác.

        Tài khoản 1751 - Tạm ứng đầu tư phát triển khác có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1753 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán.

        + Tài khoản 1756 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền.

        + Tài khoản 1757 - Tạm ứng chi đầu tư phát triển khác không kiểm soát dự toán: Tài khoản này được hạch toán căn cứ Lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính hoặc hạch toán tạm ứng chi ĐTPT khác đối với NS xã, khoản tạm ứng này đã có dự toán nhưng không nhập dự toán vào TABMIS, do đó, không thực hiện kiểm soát dự toán trên TABMIS.

        (2) Tài khoản 1761 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển thuộc kinh phí năm sau.

        Tài khoản 1761 - Ứng trước đầu tư phát triển khác có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1763 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển bằng dự toán.

        Tài khoản 1763 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1764 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác được ứng trước dự toán và chưa có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        • Tài khoản 1767 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác được ứng trước dự toán và đã có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        + Tài khoản 1773 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển bằng lệnh chi tiền

        + Tài khoản 1798 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác không kiểm soát dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí ứng trước về chi đầu tư phát triển khác nhưng không được kiểm soát bởi dự toán ứng trước (Tài khoản này phản ánh khoản kinh phí ứng trước nhưng không thực hiện kiểm soát dự toán trên TABMIS).

        Lưu ý: Đối với tài khoản 1761 – Ứng trước chi đầu tư phát triển khác, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn.

        VIII. NHÓM 18 - TẠM ỨNG, ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUNG GIAN

        1. Tài khoản 1810 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB trung gian

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để hạch toán các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB chuyển sang năm sau.

          1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số   tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

        - Tài khoản này được kết hợp với các phân đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có).

        + Mã nguồn NSNN

        * Lưu ý:

- Các đoạn mã kết hợp với tài khoản này tương ứng với các đoạn mã kết hợp với tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB được chuyển sang năm sau (Khi thực hiện tái phân loại tạm ứng hoặc hạch toán thủ công).

        Bên Có:     

        - Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB năm trước chuyển sang (Khi thực hiện chạy chương trình đảo tái phân loại tạm ứng/ứng trước hoặc hạch toán thủ công).

        Số dư Nợ:  

        - Số dư tạm ứng/ứng trước chi ĐTXDCB được chuyển sang NSNN năm sau nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng/ứng trước tương ứng.

        * Lưu ý:

        - Số dư tài khoản này phải được xử lý kịp thời, theo đúng quy trình đảm bảo không còn số dư.

        Tài khoản 1810 - Tạm ứng, ứng trước KP chi đầu tư XDCB trung gian, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 1811 - Tạm ứng KP chi đầu tư XDCB trung gian

        Tài khoản 1811 - Tạm ứng KP chi đầu tư XDCB trung gian có 3  tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1813 - Tạm ứng KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán trung gian

        + Tài khoản 1816 - Tạm ứng KP chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền trung gian.             

        + Tài khoản 1817 - Tạm ứng chi đầu tư XDCB không kiểm soát dự toán trung gian.

         (2) Tài khoản 1821 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB trung gian

        Tài khoản 1821 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB trung gian có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1823 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán trung gian

        Tài khoản 1823 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán trung gian có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1824 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        • Tài khoản 1827 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        + Tài khoản 1833 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền trung gian.           

        + Tài khoản 1837 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB không kiểm soát dự toán trung gian.

        2. Tài khoản 1850 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác trung gian

        Mục đích, nội dung kết cấu và nguyên tắc hạch toán của TK 1850 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác trung gian tương tự như nhóm tài khoản Tài khoản 1810 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB trung gian.

        Tài khoản 1850 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác trung gian, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1851 - Tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác trung gian.

        Tài khoản 1851- Tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác trung gian có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1853 - Tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán trung gian.

        + Tài khoản 1856 - Tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền trung gian lệnh chi tiền được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

        + Tài khoản 1857 - Tạm ứng chi đầu tư phát triển khác không kiểm soát dự toán trung gian.

  1. Tài khoản 1861 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác trung gian

        Tài khoản 1861 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác trung gian có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1863 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán trung gian

        Tài khoản 1863 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán trung gian có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1864 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        • Tài khoản 1867 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        + Tài khoản 1873 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền trung gian.

        + Tài khoản 1898 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác không kiểm soát dự toán trung gian.

        IX. NHÓM 19 - TẠM ỨNG, ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ KHÁC

        1. Tài khoản 1950 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ của NSNN cho nước ngoài khi chưa có đủ điều kiện thanh toán.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

        Tài khoản này phản ánh số tạm ứng, ứng trước chi viện trợ phát sinh. Số dư tài khoản ứng trước nếu được chuyển sang năm sau được thực hiện vào cuối ngày 31/01 năm sau. Số dư tài khoản tạm ứng, nếu được chuyển sang năm sau được thực hiện vào sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có)

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ phát sinh trong năm.

        - Số tạm ứng kinh phí chi viện trợ phát sinh do chuyển từ số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán khi đã có dự toán chính thức.

- Số ứng trước kinh phí chi viện trợ đủ điều kiện thanh toán phát sinh do chuyển từ số ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán khi có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        - Phản ánh số tạm ứng/ứng trước kinh phí chi viện trợ năm trước chuyển sang.

Bên Có: 

        - Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ do thu hồi tạm ứng/ứng trước hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách về chi viện trợ.

        - Phản ánh số ứng trước kinh phí chi viện trợ chưa đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước chi viện trợ có đủ điều kiện thanh toán khi có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        - Số ứng trước kinh phí chi viện trợ chưa đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang tạm ứng chi năm nay, hoặc số ứng trước kinh phí chi viện trợ đủ điều kiện thanh toán được chuyển sang thực chi năm nay khi có dự toán chính thức.

        - Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ được phép chuyển sang năm sau.

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ chưa thanh toán.

        Tài khoản 1950 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        - Tài khoản 1951 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ.

        Tài khoản 1951 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi như sau:

        + Tài khoản 1952 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng dự toán.

        + Tài khoản 1953 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng lệnh chi tiền.

        - Tài khoản 1955 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ.

        Tài khoản 1955 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi như sau:

        + Tài khoản 1956 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán.

        Tài khoản 1956 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1957 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán.

        • Tài khoản 1958 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán.

        + Tài khoản 1959 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng Lệnh chi tiền.

        Lưu ý: Tài khoản 1955 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ chỉ sử dụng khi có hướng dẫn.

        2. Tài khoản 1960 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để chuyển sang năm sau số dư các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ được phép chuyển năm sau khi thực hiện quy trình xử lý cuối năm.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

- Tài khoản này được kết hợp với các phân đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã nguồn NSNN (nếu có)

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ được chuyển sang năm sau (Khi thực hiện tái phân loại tạm ứng hoặc hạch toán thủ công).

        Bên Có:     

        - Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ năm trước chuyển sang (Khi thực hiện chạy chương trình đảo tái phân loại tạm ứng trước hoặc hạch toán thủ công).

        Số dư Nợ:  

        - Số dư tạm ứng/ứng trước kinh phí chi viện trợ được chuyển sang năm sau nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng/ứng trước tương ứng.

        Tài khoản 1960 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1961 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ trung gian

        Tài khoản 1961- Tạm ứng kinh phí chi viện trợ trung gian có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1962 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng dự toán trung gian.

        + Tài khoản 1963 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng lệnh chi tiền trung gian.

        (2) Tài khoản 1965 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian

        Tài khoản 1965 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1966 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán trung gian

        Tài khoản 1966 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán trung gian có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 1967 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        • Tài khoản 1968 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

        + Tài khoản 1969 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng lệnh chi tiền trung gian.

        Tài khoản 1965 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian chỉ sử dụng khi có hướng dẫn.

        3. Tài khoản 1970 - Ứng trước chi chuyển giao

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng trước về chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách.  

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

        Tài khoản này phản ánh số ứng trước chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách theo từng năm ngân sách. Số dư tài khoản ứng trước được chuyển sang năm sau được thực hiện vào cuối ngày 31/01 năm sau, thông qua việc thực hiện quy trình xử lý cuối năm.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã TCNS TW, tỉnh, huyện; Mã ĐVQHNS xã)

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN.

        3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi chuyển giao phát sinh trong năm.

- Phản ánh số ứng trước chi chuyển giao năm trước chuyển sang khi thực hiện quy trình xử lý cuối năm.

Bên Có: 

        - Phản ánh số ứng trước kinh phí chi chuyển giao chuyển thành thực chi chuyển giao khi có dự toán chính thức.

        - Phản ánh số ứng trước kinh phí chi chuyển giao được chuyển sang năm sau khi thực hiện quy trình xử lý cuối năm.

        Số dư Nợ:  

- Phản ánh số ứng trước kinh phí chi chuyển giao còn lại trong năm.

        Tài khoản 1970 - Ứng trước chi chuyển giao có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1971 - Ứng trước chi chuyển giao bằng dự toán.

        (2) Tài khoản 1972 - Ứng trước chi chuyển giao bằng lệnh chi tiền.

        Lưu ý: Tài khoản 1970 - Ứng trước chi chuyển giao chỉ sử dụng khi có hướng dẫn.

        4. Tài khoản 1976 - Ứng trước chi chuyển giao trung gian

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để chuyển sang năm sau số dư các khoản ứng trước kinh phí chi chuyển giao còn lại vào cuối ngày 31/12 năm sau.

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số ứng trước kinh phí chi chuyển giao được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

- Tài khoản này được kết hợp với các phân đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        4.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh số ứng trước kinh phí chi chuyển giao được chuyển sang năm sau (khi thực hiện quy trình xử lý cuối năm bằng cách chạy chương trình tái phân loại tài khoản ứng trước hoặc hạch toán thủ công).

        Bên Có:     

        - Phản ánh số ứng trước khinh phí chi chuyển giao năm trước chuyển sang (Khi thực hiện quy trình xử lý cuối năm bằng cách chạy chương trình đảo tái phân loại tài khoản ứng trước hoặc hạch toán thủ công).

        Số dư Nợ:    

        - Số dư ứng trước kinh phí chi viện trợ được chuyển sang năm sau nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng/ứng trước tương ứng.

        Tài khoản 1976 - Ứng trước chi chuyển giao trung gian, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 1977 - Ứng trước chi chuyển giao bằng dự toán trung gian.

        (2) Tài khoản 1978 - Ứng trước chi chuyển giao bằng lệnh chi tiền trung gian.

        Lưu ý: Tài khoản 1976 - Ứng trước chi chuyển giao trung gian chỉ sử dụng khi có hướng dẫn.

        5. Tài khoản 1980 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác

        5.1. Mục đích

        Tài khoản này để phản ánh các khoản chi tạm ứng, ứng trước kinh phí khác của NSNN.

        5.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Hạch toán khoản chi tạm ứng, ứng trước phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao trong năm và dự toán ứng trước đối với các trường hợp phải theo dõi dự toán theo quy định.

        - Tài khoản này phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí khác phát sinh. Số dư tài khoản ứng trước nếu được chuyển sang năm sau được thực hiện vào cuối ngày 31/01 năm sau; Số dư tài khoản tạm ứng được chuyển sang năm sau được thực hiện vào sau thời gian chỉnh lý quyết toán NS năm trước thông qua việc thực hiện quy trình xử lý cuối năm hoặc hạch toán thủ công.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có)

        5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí khác phát sinh.

- Phản ánh các khoản các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí khác năm trước chuyển sang.

Bên Có: 

        - Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí khác do thu hồi tạm ứng/ứng trước hoặc chuyển từ tạm ứng/ứng trước khác thành thực chi ngân sách.

        - Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí khác được chuyển sang năm sau.

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí khác còn lại chưa thanh toán.

        Tài khoản 1980 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác, có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 1981 - Tạm ứng kinh phí khác

Tài khoản 1981 - Tạm ứng kinh phí khác có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1982 - Tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bằng Lệnh chi tiền: Tài khoản này để phản ánh các khoản tạm ứng của NSTW để trả nợ cho vay nước ngoài khi quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài chưa có tiền để trả nợ vay nước ngoài.

        + Tài khoản 1983 - Tạm ứng kinh phí khác bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này phải thực hiện kiểm soát dự toán được giao trước khi chi. Chỉ thực hiện tạm ứng chi từ tài khoản này đối với khoản chi khác chưa bố trí tài khoản ở trên.

        + Tài khoản 1984 - Tạm ứng khác không kiểm soát dự toán: Tài khoản này được thực hiện bằng hình thức Lệnh chi tiền, khoản tạm ứng này đã có dự toán nhưng không nhập dự toán vào TABMIS, do đó, không thực hiện kiểm soát dự toán trên TABMIS.Chỉ thực hiện tạm ứng chi từ tài khoản này đối với khoản chi khác chưa bố trí tài khoản ở trên.

          6. Tài khoản 1990 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác trung gian

        6.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng để chuyển sang năm sau số dư các khoản chi tạm ứng, ứng trước kinh phí khác còn lại khi thực hiện quy trình xử lý cuối năm.

        6.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số tạm ứng, ứng trước kinh phí chi khác được chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

- Tài khoản này được kết hợp với các phân đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí khác được chuyển sang năm sau.

        Bên Có:     

        Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí khác năm trước chuyển sang.

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số tạm ứng, ứng trước kinh phí khác được chuyển năm sau nhưng chưa thực hiện chuyển về tài khoản tạm ứng/ứng trước tương ứng.

        * Lưu ý:

        - Số dư tài khoản này phải được xử lý kịp thời, theo đúng quy trình đảm bảo không còn số dư.

        Tài khoản 1990 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác trung gian có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 1991 - Tạm ứng kinh phí khác trung gian 

        Tài khoản 1991 - Tạm ứng kinh phí khác trung gian có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1992 - Tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bằng Lệnh chi tiền trung gian

        + Tài khoản 1993 - Tạm ứng kinh phí khác bằng lệnh chi tiền trung gian.

        + Tài khoản 1994 - Tạm ứng kinh phí khác không kiểm soát dự toán trung gian.

         (2) Tài khoản 1995 - Ứng trước kinh phí khác trung gian

        Tài khoản 1995 - Ứng trước kinh phí khác trung gian có 1 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 1999 - Ứng trước kinh phí khác không kiểm soát dự toán trung gian.

      B. LOẠI 2 - TÀI SẢN DÀI HẠN

        I. NHÓM 22 - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN

1. Tài khoản 2210 - Cho vay dài hạn

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay  và việc thu hồi, xử lý các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua Kho bạc nhà nước theo các chương trình, mục tiêu, dự án chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp..

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Hạch toán vào tài khoản này là các khoản cho vay gốc có thời gian thu hồi nợ từ một năm trở lên.

        - Tài khoản này chỉ hạch toán khoản cho vay và thu hồi nợ gốc, các khoản thu lãi, từ việc cho vay được hạch toán ở tài khoản khác.

        - Chỉ hạch toán cho vay khi có nguồn vốn cho vay tương ứng đảm bảo. Nghiêm cấm việc cho vay không theo chương trình, mục tiêu, dự án theo quyết định của chính quyền các cấp hoặc khi không đủ nguồn vốn cho vay.

        - Các khoản cho vay phải theo dõi chi tiết cho từng chương trình, mục tiêu hoặc dự án và theo từng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hay vốn của Kho bạc, như: cho vay chính sách xã hội, cho vay phát triển kinh tế…

        - Kế toán cho vay được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

Phản ánh số tiền đã cho vay căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan.

Bên Có:     

- Số tiền thu hồi vốn vay (nợ gốc).

- Số cho vay đến hạn nhưng chưa thu hồi được và không được gia hạn, phải chuyển sang quá hạn hoặc khoanh nợ.

Số dư Nợ:  

Số tiền gốc cho vay chưa thu hồi, chưa xử lý.

Tài khoản 2210 - Cho vay dài hạn, có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 2211 - Cho vay trong hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi nợ.

        Tài khoản 2211 - Cho vay trong hạn có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 2212 - Cho vay trong hạn từ vốn ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi thuộc nguồn vốn ngân sách trừ các khoản nhận viện trợ và cho vay lại.

        + Tài khoản 2219 - Cho vay trong hạn khác: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi thuộc nguồn khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.

        (2) Tài khoản 2221 - Cho vay quá hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà người vay không hoàn trả và không được gia hạn nợ hay đáo nợ.

        Tài khoản 2221 - Cho vay quá hạn có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 2222 - Cho vay quá hạn từ vốn ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà người vay không hoàn trả và không được gia hạn nợ hay đáo nợ thuộc nguồn vốn ngân sách trừ các khoản nhận viện trợ và cho vay lại.

        + Tài khoản 2229 - Cho vay quá hạn khác: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà người vay không hoàn trả và không được gia hạn nợ hay đáo nợ thuộc nguồn khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.

(3) Tài khoản 2231 - Khoanh nợ cho vay: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa thu hồi được khoanh nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với vốn vay theo các mục tiêu chỉ định từ nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác.

        Tài khoản 2231 - Khoanh nợ cho vay có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 2232 - Khoanh nợ cho vay từ vốn ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa thu hồi được khoanh nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc nguồn vốn ngân sách trừ các khoản nhận viện trợ và cho vay lại.

+ Tài khoản 2239 - Khoanh nợ cho vay khác: phản ánh các khoản cho vay chưa thu hồi được khoanh nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc nguồn khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.

2. Tài khoản 2550 - Tiền gửi có kỳ hạn

          2.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài hạn tại ngân hàng (thời hạn gửi tiền từ 1 năm trở lên).

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán tài khoản 2250 - Tiền gửi có kỳ hạn, kế toán phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

        - Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước về tiền gửi có kỳ hạn.

- Tài khoản này chỉ hạch toán tại Sở giao dịch – KBNN khi có hướng dẫn bằng văn bản của KBNN đối với từng trường hợp cụ thể.

        - Không phản ánh vào tài khoản này các khoản lãi hoặc phí của các khoản tiền gửi.

        - Không phản ánh vào tài khoản này các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua KBNN theo các chương trình, mục tiêu chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

        - Kế toán chi tiết đầu tư tài chính ngắn hạn phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã ĐVQHNS: N=9 theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng nơi gửi tiền có kỳ hạn.

        + Mã KBNN.

        2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn được rút ra khỏi ngân hàng.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh giá trị thực tế các khoản tiền gửi có kỳ hạn còn gửi tại ngân hàng.

        Tài khoản 2250 - Tiền gửi có kỳ hạn có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 2251 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng:

        Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của KBNN tại các ngân hàng.

        C. LOẠI 3 - PHẢI TRẢ VÀ THANH TOÁN

        I. Nhóm 31 - pHẢI TRẢ TRONG HOẠT ĐỘNG nghiỆP VỤ kbnn

        1. Tài khoản 3110 - Các khoản phải trả trong hoạt động nghiệp vụ KBNN

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả phát sinh trong quá trình giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ KBNN như: phải trả lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, phải trả về lãi vay trong hạn, quá hạn hoặc phải trả lãi vay đã thanh toán gốc, …

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán các khoản phải trả trong hoạt động KBNN được kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Các khoản phải trả trong hoạt động KBNN đã được xử lý.

- Kết chuyển số tiền đã thu được về số lãi cho vay đã thanh toán gốc sang tài khoản phải trả lãi vay trong hạn, quá hạn.

- Kết chuyển số lãi cho vay được xoá nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên Có:

        - Các khoản lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.

        - Các khoản phải trả về lãi vay vốn chương trình mục tiêu.

- Phản ánh số tiền phải trả về lãi cho vay đã thanh toán gốc tương ứng với số phải thu lãi cho vay.

Số dư Có:

        - Các khoản phải trả trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN chưa được xử lý.

        - Phản ánh số tiền phải trả về lãi cho vay đã thanh toán gốc tương ứng với số phải thu lãi cho vay chưa thu được.

Tài khoản 3110 - Các khoản phải trả trong hoạt động của KBNN có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3131 - Phải trả về lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ:

        Tài khoản này phản ánh khoản lãi tiền gửi ngoại tệ chưa thu đượccủa ngân hàng.

        (2) Tài khoản 3141 - Phải trả về lãi cho vay:

        Tài khoản này phản ánh các khoản lãi cho vay phải trả trong hạn, quá hạn và các khoản cho vay đã thu hồi gốc, nhưng chưa thu được lãi; tài khoản này sẽ được tất toán khi chủ dự án, chủ hộ vay vốn nộp tiền lãi hoặc được xoá nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        Tài khoản 3141 - Phải trả về lãi cho vay có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3142 - Phải trả lãi vay trong hạn

        - Tài khoản 3143 - Phải trả lãi vay quá hạn.

- Tài khoản  3144 - Phải trả lãi vay đã thanh toán gốc.

2. Tài khoản 3190 - Các khoản phải trả khác trong hoạt động của KBNN

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả khác cho các đơn vị, cá nhân phát sinh trong quá trình giao dịch và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ KBNN, như khoản vốn đầu tư thu hồi chờ xử lý, phải nộp ngân sách về vốn đầu tư, tài sản thừa chờ xử lý.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán các khoản phải trả khác trong hoạt động KBNN phải kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản phải trả khác trong hoạt động KBNN đã được xử lý.

        Bên Có:

        Phản ánh các khoản phải trả khác trong hoạt động KBNN chờ xử lý.

        Số dư Có:

        Phản ánh các khoản phải trả khác trong hoạt động KBNN chưa xử lý.

        Tài khoản 3190 - Các khoản phải trả khác trong hoạt động KBNN có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3191 - Các khoản phải trả về vốn đầu tư thu hồi chờ xử lý:

        Tài khoản này phản ánh các khoản vốn đầu tư KBNN đã thu hồi nhưng chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

        (2) Tài khoản 3192 - Các khoản phải nộp ngân sách về vốn đầu tư:

        Tài khoản này phản ánh các khoản vốn đầu tư KBNN đã thu hồi nhưng chưa nộp vào ngân sách.

        (3) Tài khoản 3199 - Các tài sản thừa khác chờ xử lý:

        Tài khoản này phản ánh các tài sản thừa khác chờ xử lý.

          II. NHÓM 33 - PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP

        1. Tài khoản 3320 - Phải trả về khoản cho vay đã ghi chi NSTW

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để hạch toán số phải trả về khoản cho vay đã ghi chi của NSTW cho các đối tượng vay, để theo dõi số đã cho vay nhưng chưa thu hồi của NSTW.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Hạch toán vào tài khoản này là để theo dõi số phải trả của các đối tượng vay đối với NSTW.

        - Kế toán chi tiết phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Trường hợp đối tượng vay không có mã ĐVQHNS thì KBNN cấp mã đầu 9 cho đơn vị để hạch toán.

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số trả nợ của đối tượng vay.

        Bên Có:

        Ghi nhận khoản phải trả NSTW của các đối tượng vay.

        Số dư Có:

        Số tiền vay còn phải trả NSTW của đối tượng vay.

        Tài khoản 3320 - Phải trả về khoản cho vay đã ghi chi NSTW có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3321 - Phải trả về khoản cho vay đã ghi chi NSTW.

        2. Tài khoản 3390 - Phải trả trung gian

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này là tài khoản phải trả trung gian dùng để phản ánh các nghiệp vụ kế toán trung gian liên quan đến các khoản thu, chi NSNN, hoàn trả thu NSNN phát sinh theo qui trình nghiệp vụ.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này được sử dụng để hạch toán cho những nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh mà theo quy trình hệ thống không hạch toán trực tiếp vào các tài khoản tiền hoặc liên quan đến điều chỉnh số liệu. 

        - Hạch trong các trường hợp phản ánh thu thuế, phí, lệ phí từ tài khoản tiền gửi hoặc rút dự toán đối với đối tượng nộp thuế là đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện trên 2 hệ thống TABMIS - GL và hệ thống TCS - TT; sử dụng trong trường hợp hoàn thuế, thu hồi hoàn thuế GTGT cần sử dụng TK trung gian,...  

        - Hạch toán trong các trường hợp phản ánh chi Ngân sách Nhà nước cho kỳ năm trước để phản ánh đúng tình hình chi Ngân sách Nhà nước đúng theo năm ngân sách và đúng luồng tiền của năm hiện hành.

        - Hạch toán trong trường hợp thanh toán trái phiếu, tín phiếu, thanh toán các hợp đồng đã được ký kết... bằng ngoại tệ nhưng khi thanh toán bằng đồng tiền khác cho đối tượng thụ hưởng.

        - Hạch toán các nghiệp vụ qua tài khoản trung gian, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

        + Mã KBNN.

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Hạch toán đối ứng với tài khoản thu NSNN trong trường hợp đã kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản dự toán của đơn vị để nộp thuế.

        - Khoản chuyển trả cho đối tượng thụ hưởng bằng tiền mặt, chuyển đi ngân hàng hoặc chuyển qua thanh toán LKB.

        - Phản ánh số thanh toán sau khi đã quy đổi ra đồng tiền cần thanh toán.

        - Phản ánh các khoản điều chỉnh số liệu liên quan đến chi ngân sách.

        - Hạch toán một số nghiệp vụ khác cần phải hạch toán qua tài khoản phải trả trung gian.

        Bên Có:

        - Hạch toán đối ứng với tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản chi của đơn vị trong trường hợp trích tài khoản tiền gửi hoặc rút dự toán để nộp thuế.

        - Khoản phải trả cho đối tượng thụ hưởng bằng tiền mặt, chuyển đi ngân hàng hoặc chuyển TTLKB (trong trường hợp có CKC) đã trích NSNN hoặc trích tài khoản tiền gửi của đơn vi.

        - Phản ánh số quy đổi ra đồng tiền cần thanh toán.

        - Phản ánh các khoản điều chỉnh số liệu liên quan đến chi ngân sách.

        - Hạch toán một số nghiệp vụ khác cần phải hạch toán qua tài khoản phải trả trung gian.

        Số dư:

        Tại kỳ 13 năm trước

        Tài khoản này có thể có số dư Nợ, có thể có số dư Có tùy thuộc vào từng nghiệp vụ phát sinh.

        Tại kỳ hiện tại

        Tài khoản này có thể có số dư Có tùy thuộc vào từng nghiệp vụ phát sinh, số dư Có phản ánh các khoản phải trả chưa thanh toán.

        Tài khoản 3390 - Phải trả trung gian có 6 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN:

        Dùng để hạch toán đối với các khoản thu thuế, phí, lệ phí từ tài khoản tiền gửi hoặc rút dự toán đối với đối tượng nộp thuế là đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện trên 2 hệ thống TABMIS - GL và hệ thống TCS-TT, với mục đích kiểm tra số dư của tài khoản tiền gửi và số dư dự toán của tài khoản dự toán để thực hiện hạch toán thu NSNN trên chương trình TCS (kể cả các nghiệp vụ chi NS năm trước để nộp thu NSNN); Sử dụng trong trường hợp hoàn thuế thanh toán cho đối tượng thụ hưởng cần sử dụng TK trung gian

        (2) Tài khoản 3392 - Phải trả trung gian - AP:

        Dùng trong các trường hợp hạch toán YCTT trên phân hệ AP: Khi phát sinh nghiệp vụ  trên phân hệ AP luôn hạch toán Nợ TK liên quan/ Có TK phải trả trung gian AP (kể cả các khoản chi NS năm trước trong thời gian chỉnh lý quyết toán thực hiện trên phân hệ AP).

        Tài khoản này chỉ dùng cho quy trình hệ thống đối với phân hệ AP, không hạch toán thủ công vào tài khoản này.

        (3) Tài khoản 3393 - Phải trả trung gian thanh toán ngoại tệ:

        Tài khoản 3393 - Phải trả trung gian thanh toán ngoại tệ có 3 tài khoản cấp 3 sau:

        + Tài khoản 3394 - Phải trả trung gian thanh toán trái phiếu, tín phiếu bằng đồng tiền khác.

        + Tài khoản 3395 - Phải trả trung gian thanh toán bằng đồng tiền khác với cam kết chi.

        + Tài khoản 3396 - Phải trả trung gian thanh toán khác bằng ngoại tệ.

        (4) Tài khoản 3397 – Phải trả trung gian thu hồi hoàn thuế GTGT:

        Là tài khoản phải trả trung gian dùng để phản ánh số thu hồi hoàn thuế GTGT: tiền thu hồi hoàn thuế GTGT từ số đã chi hoàn thuế GTGT theo Thông tư số 99/2016/TT-BTC, Thông tư 150/2013/TT-BTC hoặc từ Quỹ hoàn thuế GTGT của năm 2013 trở về trước. Tài khoản này cuối ngày không có số dư. Tại Sở Giao dịch- KBNN, KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố, phòng giao dịch trực thuộc KBNN tỉnh, thành phố không được sử dụng tài khoản 3397.

        (5) Tài khoản 3398 -  Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu:

        Dùng để hạch toán các khoản điều chỉnh về thu, chi NSNN (Vế Có).

        (6) Tài khoản 3399 - Phải trả trung gian khác:

        Sử dụng trong trường hợp chi NS năm trước trong thời gian chỉnh lý quyết toán thực hiện trên phân hệ Sổ cái; Khoản chi ngân sách có cam kết chi trong trường hợp đơn vị hưởng mở tài khoản tại Kho bạc (Kế toán chọn phương thức thanh toán Phải trả trung gian khác); Tiền thừa do tiền lẻ phát sinh trong quá trình giao dịch tại Phòng giao dịch  và các trường hợp khác các trường hợp nêu trên (nếu có). 

        III. NHÓM 35 - PHẢI TRẢ VỀ THU NGÂN SÁCH

        1. Tài khoản 3510 - Phải trả về thu chưa qua ngân sách

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu của các cơ quan thu như Tài chính, Hải quan,...nhưng chưa xác định nghĩa vụ phải nộp NSNN.

        Ngoài ra tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí (nếu có) trước khi trích nộp NSNN và trích phần được hưởng theo tỷ lệ quy định của các đơn vị thu; các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản tạm thu khác chờ nộp NSNN.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Đơn vị chỉ được trích nộp NSNN hoặc trích chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mình với số tiền trong phạm vi số dư tài khoản hiện còn.

        - Việc trích phần được hưởng theo tỷ lệ quy định của các đơn vị thu phải căn cứ vào chứng từ của các đơn vị thu.

        - Không mở và sử dụng tài khoản này để phản ánh các khoản đã đủ điều kiện nộp vào thu NSNN theo chế độ hiện hành.

        - Kế toán các khoản phải trả về thu chưa qua ngân sách được chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

+ Mã đơn vị cơ quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        + Các khoản phí, lệ phí, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất... trích nộp vào thu NSNN.

        + Các khoản phí, lệ phí trích chuyển vào tài khoản của đơn vị theo chế độ quy định.

+ Các khoản phải trả về thu chưa qua ngân sách điều chỉnh giảm (nếu có).

Bên Có: 

+ Các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất;

+ Các khoản phí, lệ phí chờ nộp ngân sách;

        Số dư Có:

        Các khoản phí, lệ phí, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản tạm thu khác (nếu có) đã nộp nhưng chưa xử lý.

        Tài khoản 3510 - Phải trả về thu chưa qua ngân sách, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 3511 - Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí (nếu có) do các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu nộp phí, lệ phí vào KBNN trước khi trích nộp ngân sách và trích phần được hưởng theo quy định.

  1. Tài khoản 3512 - Các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm thu thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất.

2. Tài khoản 3520 - Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Chính phủ, ...) về các khoản thu, chi NSNN của đơn vị, tổ chức phải thu hồi, nộp trả NSNN.

Số liệu trên tài khoản này là căn cứ để KBNN đối chiếu và lập báo cáo số liệu thu, chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này cuối ngày không có số dư.

- Kế toán tài khoản này được hạch toán chi tiết theo cơ quan có thẩm quyền và các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp hoàn trả khoản thu NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán hoặc chuyển số tạm ứng, chi NSNN năm trước sang tạm ứng, chi NSNN năm nay, ...).

- Phản ánh các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kết chuyển sang tài khoản thu NSNN.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền.

- Phản ánh các khoản tạm ứng, chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kết chuyển sang tài khoản chi NSNN.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng, chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền chưa kết chuyển sang tài khoản chi NSNN.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền chưa kết chuyển sang tài khoản thu NSNN.

Tài khoản 3520 - Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 3521 - Phải trả theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
  2. Tài khoản 3522 - Phải trả theo kiến nghị của Thanh tra Tài chính
  3. Tài khoản 3523 - Phải trả theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ

(4) Tài khoản 3529 - Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền khác

Lưu ý: Nhóm tài khoản 3520 được kết hợp với mã CTMT, DA là mã chi tiết các khoản phải thu theo Phụ lục số III.8 kèm theo Thông tư số 77/2013/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

3. Tài khoản 3550 - Phải trả về thu của năm sau

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu từ khoản ứng trước bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới năm sau (không được ghi vào thu NSNN năm nay).

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức ngân sách)

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

        + Mã KBNN.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới năm nay.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        - Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau được chuyển sang thu bổ sung cân đối NSNN năm nay.

        - Các khoản điều chỉnh giảm về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

Bên Có: 

Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

Số dư Có:

        Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau chưa được chuyển sang thu chuyển giao các cấp ngân sách năm nay.

        Tài khoản 3550 - Phải trả về thu của năm sau có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3551 - Phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

(2) Tài khoản 3559 - Phải trả về thu khác của năm sau.

4. Tài khoản 3580 - Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu NSNN của cơ quan Thuế, Hải quan và cơ quan khác nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản thu NSNN đã đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

- Kế toán các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế (nếu có)

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương (nếu có)

+ Mã KBNN.

- Các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN do cơ quan thu quản lý được hạch toán tại Chương trình TCS, sau đó giao diện sang Chương trình TABMIS - GL.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số đã thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN đã được chuyển vào thu NSNN.

Bên Có:

Phản ánh số đã thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

Số dư Có:

Phản ánh số đã thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN chưa được chuyển vào thu NSNN.

Tài khoản 3580 - Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN có 3 tài khoản cấp 2 sau:

(1) Tài khoản 3581 - Chờ xử lý các khoản thu của cơ quan Thuế:

Tài khoản này phản ánh các khoản thu do cơ quan Thuế quản lý nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

(2) Tài khoản 3582 - Chờ xử lý các khoản thu của cơ quan Hải quan:

Tài khoản này phản ánh các khoản thu do cơ quan Hải quan quản lý nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

(3) Tài khoản 3589 - Chờ xử lý các khoản thu của cơ quan khác:

Tài khoản này phản ánh các khoản thu do cơ quan khác quản lý nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

5. Tài khoản 3590 - Các khoản tạm thu khác

        5.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản tạm thu khác chưa xác định được nghĩa vụ nộp ngân sách (không thuộc các khoản thu đã phản ánh trên tài khoản 3510 và tài khoản 3550).

        5.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Không phản ánh vào tài khoản này các khoản đã đủ điều kiện nộp vào thu NSNN theo chế độ hiện hành.

        - Kế toán các khoản tạm thu khác được kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế (nếu có)

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

+ Mã KBNN.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản tạm thu khác chuyển sang thu NSNN hoặc xử lý theo quy định hiện hành.

        - Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm về các khoản thu khác.

Bên Có: 

Phản ánh các khoản tạm thu khác.

Số dư Có:

        Phản ánh các khoản tạm thu khác chưa được chuyển sang thu NSNN hoặc chưa xử lý.

        Tài khoản 3590 - Các khoản tạm thu khác có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3591 - Các khoản tạm thu khác.

        IV. NHÓM 36 - PHẢI TRẢ NỢ VAY

        1. Tài khoản 3610 - Phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số còn phải trả về các khoản nợ vay cá nhân, các tổ chức tài chính, tín dụng,…trong nước và nước ngoài của NSNN thời hạn dưới một năm.     

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này phản ánh số nợ vay của NSNN. Khi thanh toán trả nợ gốc ghi giảm tài khoản phải trả nợ vay, thanh toán trả lãi vay hạch toán vào tài khoản chi ngân sách (TK 8941).

        - Kế toán theo dõi chi tiết đợt phát hành trái phiếu, công trái tại phân đoạn Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết theo Phụ lục III.5 kèm theo Thông tư số 77/2013/TT-BTC. Áp dụng với khoản vay, trả nợ (gốc, lãi) trái phiếu, công trái bán lẻ qua hệ thống KBNN; Trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh hoán đổi (phản ánh qua TK 1399); Đối với trái phiếu địa phương (từ mã 90501 đến 90999), do KBNN tỉnh quy định cho từng đợt phát hành trái phiếu địa phương và các khoản vay khác của ngân sách địa phương sau khi thống nhất với cơ quan tài chính.

        - Kế toán phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái - nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh số đã trả nợ gốc tiền vay.

- Phản ánh số trả nợ trước hạn gốc tiền vay.

- Phản ánh số nợ gốc tiền vay chuyển sang nợ quá hạn nếu có.

Bên Có: 

- Phản ánh số tiền vay của NSNN từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Số dư Có:

- Phản ánh số tiền gốc vay của NSNN chưa thanh toán.

        Tài khoản 3610 - Phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3611 - Vay ngắn hạn trong nước

        Tài khoản 3611 - Vay ngắn hạn trong nước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 3613 - Vay ngắn hạn tạm ứng ngân quỹ nhà nước: Tài khoản phản ánh khoản vay ngắn hạn dưới hình thức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho NSNN.

        + Tài khoản 3619 - Vay ngắn hạn trong nước khác: Tài khoản phản ánh các khoản vay ngắn hạn trong nước khác của NSNN.

        (2) Tài khoản 3621 - Vay ngắn hạn nước ngoài: Tài khoản này phản ánh các khoản vay ngắn hạn nước ngoài của NSNN.       

        2. Tài khoản 3630 - Phải trả nợ vay dài hạn của NSNN

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của NSNN có thời hạn từ một năm trở lên.       

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ số nợ vay gốc của NSNN theo các chứng từ vay liên quan đến khoản đã nhận nợ. Khi thanh toán trả Nợ gốc ghi giảm tài khoản phải trả nợ vay, thanh toán trả lãi vay hạch toán vào tài khoản chi ngân sách (TK 8941).

        - Kế toán theo dõi chi tiết đợt phát hành trái phiếu, công trái tại phân đoạn Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết theo Phụ lục số III.5 kèm theo Thông tư số 77/2013/TT-BTC. Áp dụng với khoản vay, trả nợ (gốc, lãi) trái phiếu, công trái bán lẻ qua hệ thống KBNN; Trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh hoán đổi (phản ánh qua TK 1399); Đối với trái phiếu địa phương (từ mã 90501 đến 90999), do KBNN tỉnh quy định cho từng đợt phát hành trái phiếu địa phương và các khoản vay khác của ngân sách địa phương sau khi thống nhất với cơ quan tài chính.

- Kế toán phải trả nợ vay dài hạn của NSNN được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính: Ghi mã nhà tài trợ (Chỉ áp dụng đối với  các tài khoản cấp 3 của tài khoản 3641- Vay dài hạn nước ngoài)

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái - nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh số đã trả nợ gốc tiền vay của NSNN.

- Phản ánh số trả nợ trước hạn gốc tiền vay của NSNN.

- Phản ánh số nợ gốc tiền vay chuyển sang nợ quá hạn.

Bên Có: 

Phản ánh số tiền vay dài hạn của NSNN.

        Số dư Có:

Phản ánh số tiền vay dài hạn của NSNN chưa thanh toán.

        Tài khoản 3630 - Phải trả nợ vay dài hạn của NSNN có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3631 - Vay dài hạn trong nước: Phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số tiền vay dài hạn trong nước của Ngân sách nhà nước chưa thanh toán, về phát hành trái phiếu bán lẻ, trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh, vay trong nước khác.

        Tài khoản 3631 - Vay dài hạn trong nước có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn trong nước của NSNN chưa đến thời hạn thanh toán gốc (trừ vay tạm ứng ngân quỹ nhà nước).  

        + Tài khoản 3634 - Vay dài hạn tạm ứng ngân quỹ nhà nước: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dưới hình thức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho NSNN để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi NSNN chưa tập trung kịp nguồn thu (đối với NSTW), để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản theo Luật Ngân sách Nhà nước (đối với NSĐP).

        + Tài khoản 3636 - Vay dài hạn trong nước quá hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn trong nước đã đến thời hạn thanh toán nhưng chủ sở hữu chưa đến làm thủ tục thanh toán và không được phát hành chuyển sổ sang kỳ hạn mới.

        + Tài khoản 3637 - Vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại: Tài khoản này phản ánh khoản vay của Ngân sách cấp tỉnh vay lại của Chính phủ từ khoản vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

        (2) Tài khoản 3641 - Vay dài hạn nước ngoài: Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số  tiền vay dài hạn nước ngoài (vay các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; các Chính phủ và tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài; phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế;...các tổ chức nước ngoài khác) của Ngân sách nhà nước chưa thanh toán.

        Tài khoản 3641 - Vay dài hạn nước ngoài có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 3643 - Vay dài hạn nước ngoài trong hạn. Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn nước ngoài chưa đến thời hạn thanh toán gốc.

        + Tài khoản 3644 - Vay dài hạn nước ngoài ghi thu, ghi chi trong hạn: Tài khoản này phản các khoản vay dài hạn nước ngoài trong hạn bằng hình thức ghi thu, ghi chi chưa đến thời hạn thanh toán gốc.     

        + Tài khoản 3646 - Vay dài hạn nước ngoài quá hạn. Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn nước ngoài đã đến thời hạn thanh toán nhưng chưa được thanh toán.

        3. Tài khoản 3650 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ

        3.1 Mục đích

        Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản tiền vay nước ngoài đã nhận nợ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng chưa được chuyển về tài khoản của KBNN hoặc các khoản tiền vay nước ngoài cấp phát trực tiếp cho các đơn vị, dự án (ghi nhận trách nhiệm nợ của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài).

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán tài khoản này khi có căn cứ về các khoản vay nợ, nhưng chưa có chứng từ về việc tiền đã chuyển về tài khoản của KBNN hoặc đã được cấp phát cho các đơn vị, dự án.

        - Tài khoản này được sử dụng để hạch toán các khoản vay nước ngoài về hỗ trợ ngân sách; vay về cấp phát cho dự án; vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ thông báo giải ngân (chuyển tiền) về tài khoản cho đối tượng được hưởng.

        Kế toán Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính: Ghi mã nhà tài trợ.

        + Mã KBNN

        3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh số tiền vay đã được chuyển về tài khoản của KBNN, của dự án, của đối tượng cho vay lại và cho vay lại khác.

        - Các khoản ghi giảm phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ khác (nếu có).

          Bên Có: 

        - Phản ánh số nợ vay khi nhận được thông báo giải ngân của nhà tài trợ về khoản tiền cho vay hỗ trợ ngân sách, vay cho dự án, cho vay lại cho đối tượng được hưởng.

        - Các khoản ghi tăng phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ khác (nếu có).

        Số dư Có:

        Phản ánh khoản nợ vay đã giải ngân nhưng chưa chuyển về tài khoản của đối tượng được hưởng.

        Tài khoản 3650 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3651 - Phải trả về tiền vay hỗ trợ ngân sách đã được nhận nợ.

        (2) Tài khoản 3652 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài cho dự án đã được nhận nợ.

        (3) Tài khoản 3653 - Phải trả tiền vay của Chính phủ vay về cho NSĐP vay lại đã được nhận nợ.

        (4) Tài khoản 3654 - Phải trả tiền vay của Chính phủ vay về cho vay lại khác đã được nhận nợ.

        V. NHÓM 37 - PHẢI TRẢ TIỀN GỬI CỦA CÁC ĐƠN VỊ

        1. Tài khoản 3710 - Tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi được NSNN cấp kinh phí, các nguồn tiền không có nguồn gốc hình thành từ ngân sách của đơn vị hành chính và đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng chưa thanh toán trực tiếp được đến các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc khoản tiền gửi có nguồn gốc từ phí thuộc NSNN được để lại đơn vị hoặc có nguồn gốc khác. Ngoài ra, tài khoản này còn phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các nguồn thu nhập khác của đơn vị hành chính sự nghiệp.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đơn vị.

        - Kế toán tiền gửi đơn vị hành chính sự nghiệp kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách (nếu có)

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã KBNN.

        1.3 Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp rút ra để sử dụng.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp gửi vào KBNN.

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp còn gửi ở KBNN.

        Tài khoản 3710 - Tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 3711 - Tiền gửi dự toán

        Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi của các đơn vị được NSNN cấp kinh phí (bằng Lệnh chi tiền hoặc do đơn vị cấp trên cấp kinh phí) nhưng chưa thanh toán trực tiếp được đến các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản này được hạch toán theo mã cấp ngân sách của cấp ngân sách cấp kinh phí.

  1. Tài khoản 3712 - Tiền gửi thu phí

Tài khoản này được mở cho các đơn vị hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc mở cho các đơn vị sử dụng NSNN theo dõi việc thu và sử dụng các khoản tiền gửi có nguồn gốc từ phí được để lại đơn vị. Tài khoản này được hạch toán theo mã cấp ngân sách của cấp ngân sách cấp kinh phí.

  1. Tài khoản 3713 - Tiền gửi khác

        Tài khoản này phản ánh khoản tiền gửi có nguồn gốc khác (không do NSNN cấp) của đơn vị hành chính, sự nghiệp. Tài khoản này không theo dõi mã cấp ngân sách.

        (4) Tài khoản 3714 - Tiền gửi thu sự nghiệp khác

        Tài khoản này được mở cho các đơn vị hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp khác để quản lý và theo dõi việc thu và sử dụng các khoản tiền gửi có nguồn gốc từ thu sự nghiệp khác được để lại đơn vị. Tài khoản này không theo dõi mã cấp ngân sách.

        2. Tài khoản 3720 - Tiền gửi của xã

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có các khoản tiền gửi của xã như tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, tiền gửi quỹ công chuyên dùng của xã và các khoản tiền gửi khác.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đơn vị.

        - Kế toán tiền gửi của các xã phải kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của xã

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án hạch toán chi tiết (nếu có)

        + Mã KBNN.

        2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền gửi xã đã rút ra để sử dụng.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền xã gửi vào KBNN.

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền xã còn gửi tại KBNN.

        Tài khoản 3720 - Tiền gửi các xã có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3721 - Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý:

        Tài khoản này phản ánh số hiện có và sự tăng, giảm về vốn đầu tư do xã quản lý gửi tại tài khoản tiền gửi tại KBNN.

        (2) Tài khoản 3722 - Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng:

        Tài khoản này dùng để phản ánh tiền gửi của xã do người dân trong xã đóng góp, do NSNN cấp hoặc từ các nguồn khác phục vụ cho những mục đích nhất định như an ninh, vệ sinh môi trường, … của xã.

        Trong trường hợp cần thiết, tài khoản 3722 có thể kết hợp với Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính quy định tại Phụ lục III.6 của Thông tư số 77/2017/TT-BTC để theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.   

        (3) Tài khoản 3723 - Tiền gửi khác:

        Tài khoản này phản ánh các khoản tiền khác của xã gửi tại KBNN.

        3. Tài khoản 3730 - Tiền gửi của dự án

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có các khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án được NSNN cấp kinh phí, hoặc được các tổ chức, đơn vị khác tài trợ.

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

          Đối với tài khoản tiền gửi chi phí BQL dự án: Chủ đầu tư, BQL dự án quản lý nhiều dự án được mở 1 tài khoản chi phí quản lý dự án chung tại KBNN để tiếp nhận và thanh toán chi phí quản lý dự án của tất cả các dự án được giao quản lý.

        Kế toán tiền gửi của các dự án phải kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã KBNN.

        3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền các dự án đã rút ra để sử dụng

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền của các dự án gửi tại KBNN

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền của các dự án còn lại gửi tại KBNN.

        Tài khoản 3730 - Tiền gửi của dự án có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3731 - Tiền gửi chi phí Ban quản lý dự án:

        4. Tài khoản 3740 - Tiền gửi có mục đích

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản tiền gửi có mục đích sử dụng nhất định và tiền gửi chuyên thu của các tổ chức, đơn vị như chuyên thu của BHXH, chuyên thu của công ty Bảo Minh...

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Trường hợp đơn vị mở Tài khoản tiền gửi có mục đích chưa được cấp mã đơn vị sử dụng ngân sách thì KBNN nơi giao dịch sẽ cấp mã đầu 9 (N1=9) để mở tài khoản chi tiết cho đơn vị.

        - Kế toán tiền gửi có mục đích phải kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (nếu có)

        + Mã KBNN.

        4.3. Nội dung kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức rút ra để sử dụng từ tiền gửi có mục đích.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức gửi vào tiền gửi có mục đích.

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền gửi có mục đích còn lại tại KBNN.

        Tài khoản 3740 - Tiền gửi có mục đích có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3741 - Tiền gửi có mục đích.

        Lưu ý:

        - Tài khoản 3741 - Tiền gửi có mục đích được hạch toán theo dõi chi tiết từng nguồn kinh phí phải trả tại phân đoạn mã CTMT, DA với ký hiệu các mã chi tiết quy định tại Phụ lục III.7 của Thông tư số 77/2017/TT-BTC.

        - Đối với mã chi tiết phải thu phải trả theo dõi nguồn vốn đầu tư của BHXH, thống nhất sử dụng mã 92023 - Nguồn vốn đầu tư từ BHXH Việt Nam.

        5. Tài khoản 3750 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân

        5.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội - nghề nghiệp và các đơn vị khác được phép mở tài khoản tại KBNN.

        5.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân mở cho các tổ chức không phải là đối tượng thụ hưởng ngân sách, tuy nhiên trường hợp đơn vị mở tài khoản đã được cấp Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách thì kế toán KBNN sẽ sử dụng mã đó trong hạch toán, trường hợp đơn vị mở tài khoản chưa được cấp mã ĐVQHNS thì kế toán trưởng KBNN cấp mã đầu 9 (giá trị N1= 9) để mở tài khoản chi tiết cho các tổ chức.

        - Trường hợp cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại KBNN: Được thực hiện khi có hướng dẫn riêng của KBNN.

        - Kế toán tiền gửi của các tổ chứcphải kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã KBNN.

        5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền các tổ chức rút ra để sử dụng

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền các tổ chức gửi vào KBNN

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền các tổ chức còn gửi tại KBNN.

        Tài khoản 3750 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3751 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.

        6. Tài khoản 3760 - Tiền gửi của các quỹ

        6.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có của các quỹ gửi tại KBNN theo quy định của pháp luật như Quỹ dự trữ quốc gia, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu ...

        6.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản tiền gửi của các quỹ kết hợp đoạn Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách để theo dõi đơn vị mở tài khoản tại KBNN. Trường hợp đơn vị quản lý quỹ đã được cấp mã ĐVQHNS thì sử dụng mã đó trong hạch toán, trường hợp đơn vị quản lý quỹ chưa được cấp mã ĐVQHNS thì KBNN sẽ cấp mã đầu 9 ( giá trị N1= 9) để mở tài khoản chi tiết cho đơn vị . Tài khoản này khi hạch toán phải chi tiết đoạn mã hạch toán theo các  quỹ (theo Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính quy định tại Phụ lục III.6 Thông tư số 77/2017/TT-BTC), căn cứ quy định mã hạch toán cho từng loại quỹ để hạch toán chi tiết. Trường hợp các quỹ thuộc NSĐP chưa có mã quỹ riêng trong bảng mã, không có yêu cầu quản lý và tổng hợp số liệu toàn quốc thì sử dụng mã quỹ khác.

        - Kế toán tiền gửi các quỹ phải kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết    

        + Mã KBNN.

        6.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền rút ra sử dụng từ các quỹ gửi tại KBNN.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền gửi vào các quỹ gửi tại KBNN.

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền còn lại của các quỹ gửi tại KBNN.

        Tài khoản 3760 - Tiền gửi của các quỹ có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3761 - Tiền gửi của các quỹ.

        Lưu ý:

- Tài khoản này theo dõi chi tiết từng loại quỹ trên phân đoạn mã CTMT, DA, các mã chi tiết được quy định tại Phụ lục III.6 - Danh mục mã quỹ tài chính Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

        7. Tài khoản 3770 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị

        7.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị như tiền gửi của các đơn vị thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng, Ban Cơ yếu chính phủ, Văn phòng TW Đảng, Học viện chính trị quốc gia, ... tiền gửi đặc biệt của Bộ Tài chính,…

        7.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tiền gửi đặc biệt của các đơn vị không kết hợp với mã ĐVQHNS đã được cấp đến từng đơn vị thụ hưởng ngân sách cụ thể mà kế toán sử dụng mã đầu 9 (giá trị N1=9) trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách để mở tài khoản chi tiết cho các đơn vị đó.

        - Kế toán tiền gửi đặc biệt của các đơn vị phải kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã KBNN.

        7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh số tiền các đơn vị rút ra từ tài khoản tiền gửi đặc biệt để sử dụng.

        Bên Có:

        - Phản ánh số tiền các đơn vị gửi vào tài khoản tiền gửi đặc biệt tại KBNN.

        Số dư Có:

  • Phản ánh số tiền các đơn vị còn gửi tại tài khoản tiền gửi tại KBNN.

        Tài khoản 3770 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3771 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.

        8. Tài khoản 3790 - Tiền gửi của đơn vị khác

        8.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có về tiền gửi của các tổ chức, đơn vị khác (không phải là đơn vị sử dụng NSNN) gửi tại KBNN.

        8.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các đơn vị khác không có Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách với tư cách là đơn vị thụ hưởng ngân sách, các KBNN sẽ cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đầu 9 (giá trị N1=9) để mở tài khoản và kế toán chi tiết cho các đơn vị này.

        - Kế toán tiền gửi của các đơn vị khác kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã KBNN.

        8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức rút ra để sử dụng.

        Bên Có:

        Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức gửi vào KBNN.

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức còn gửi tại KBNN.

        Tài khoản 3790 - Tiền gửi của đơn vị khác có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3791 - Tiền gửi của đơn vị khác.

VI. NHÓM 38 - THANH TOÁN GIỮA CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC

        1. Tài khoản 3810 - Thanh toán vốn

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN cấp trên và KBNN cấp dưới.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tại một đơn vị Kho bạc, tài khoản thanh toán vốn chỉ có một số dư hoặc dư Nợ, hoặc dư Có; tài khoản thanh toán vốn toàn địa bàn (tỉnh, toàn quốc) phải để số dư cả hai vế, không được bù trừ.

        - Kế toán chi tiết theo từng đơn vị KBNN và mã địa bàn hành chính

        - Kế toán tài khoản thanh toán vốn phải kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã địa bàn hành chính: Mã địa bàn hành chính tương ứng với KBNN có quan hệ thanh toán

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN cấp trên và KBNN cấp dưới.

        Bên Nợ:

        + Phản ánh số vốn điều chuyển đi.

        + Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.

        + Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.

        + Kết chuyển số thanh toán LKB nội, ngoại tỉnh hoặc thanh toán tập trung.

        Bên Có:     

        + Phản ánh số vốn điều chuyển đến.

        + Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.

        + Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.

        + Kết chuyển số thanh toán LKB nội, ngoại tỉnh hoặc thanh toán tập trung.

        Số dư Nợ:

Phản ánh số vốn điều chuyển đi chưa được quyết toán.

Số dư Có:

Phản ánh số vốn điều chuyển đến chưa được quyết toán.

        Tài khoản 3810 - Thanh toán vốn có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3811 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN Trung ương và các KBNN tỉnh.

        Tài khoản 3811 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 3813 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN TW và các KBNN tỉnh năm nay.

        Tài khoản 3813 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 3814 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng ngoại tệ.

        • Tài khoản 3815 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng đồng Việt Nam.

        + Tài khoản 3816 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN Trung ương và các KBNN tỉnh năm trước.

        Tài khoản 3816 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

        • Tài khoản 3817 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng ngoại tệ.

        • Tài khoản 3818 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng đồng Việt Nam.

        (2) Tài khoản 3821 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện.

         Tài khoản 3821- Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 3823 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện năm nay.

        Tài khoản 3823 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3824 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay bằng ngoại tệ.

        • Tài khoản 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay bằng đồng Việt Nam.

        + Tài khoản 3826 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện năm trước.

        Tài khoản 3826 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3827 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước bằng ngoại tệ.

        • Tài khoản 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước bằng đồng Việt Nam.

        2. Tài khoản 3830 - Thanh toán tập trung

        2.1. Mục đích

        - Tài khoản này mở tại Trung tâm thanh toán KBNN và các đơn vị KBNN, dùng để theo dõi các khoản thanh toán Liên kho bạc trong trường hợp thực hiện thanh toán tập trung.

        - Tại Trung tâm thanh toán KBNN, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn vị KBNN tham gia thanh toán tập trung (theo dõi chi tiết tương ứng theo mã địa bàn trong hệ thống tổ hợp các đoạn mã.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này chỉ áp dụng cho thanh toán bù trừ tập trung khi đã vận hành hệ thống thanh toán tập trung.

        - Hiện nay không áp dụng tài khoản này.

        - Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã địa bàn hành chính: Kết hợp giá trị mã địa bàn hành chính tương ứng với KBNN nơi nhận lệnh thanh toán.

        + Mã KBNN.

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản phải thu đối với đơn vị KBNN khác trong thanh toán tập trung.

        - Tất toán tài khoản thanh toán tập trung (số phải trả lớn hơn số phải thu của từng đơn vị KBNN).

        Bên Có:

        - Phản ánh các khoản phải trả đơn vị KBNN khác trong thanh toán tập trung.

        - Tất toán tài khoản thanh toán tập trung (số phải thu lớn hơn số phải trả của từng đơn vị KBNN).

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số phải thu các đơn vị KBNN trong thanh toán tập trung.

        Số dư Có:

        Phản ánh số phải trả các đơn vị KBNN trong thanh toán tập trung.

        Tài khoản 3830 - Thanh toán tập trung có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3831 - Lệnh chuyển Nợ.

        (2) Tài khoản 3832 - Lệnh chuyển Có.

        3. Tài khoản 3840 – Sai lầm trong thanh toán tập trung

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này mở tại Trung tâm thanh toán KBNN và các đơn vị KBNN, phản ánh các khoản sai lầm trong quan hệ thanh toán tập trung.

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này chỉ áp dụng cho thanh toán bù trừ tập trung khi đã vận hành hệ thống thanh toán tập trung.

        - Hiện nay không áp dụng tài khoản này.

- Tài khoản này kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã địa bàn hành chính: giá trị mã địa bàn hành chính tương ứng với KBNN nơi nhận lệnh thanh toán.

        + Mã KBNN.

        3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.

        - Tất toán các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

        Bên Có:

       - Phản ánh các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

        - Tất toán các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.

        Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản còn sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.                 

Số dư Có:

        Phản ánh các khoản còn sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

        Tài khoản 3840 sai lầm trong thanh toán tập trung có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3841 - Lệnh chuyển Nợ.

        (2) Tài khoản 3842 - Lệnh chuyển Có.

        4. Tài khoản 3850 - Thanh toán LKB nội tỉnh năm nay

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh nghiệp vụ thanh toán liên kho bạc trong tỉnh giữa các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam.

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số chi hộ hoặc số phải thu đối với các KBNN khác.

        Bên Có:

        Phản ánh số thu hộ hoặc số phải trả đối với các KBNN khác.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số chi hộ hoặc phải thu lớn hơn số đã thu hộ hoặc phải trả.

        Số dư Có

        Phản ánh số đã thu hộ hoặc số phải trả lớn hơn số đã chi hộ hoặc phải thu.

        Tài khoản 3850 - Thanh toán liên kho bạc nội tỉnh năm nay có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        4.3.1. Tài khoản 3851 - Liên kho bạc đi

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc A (Kho bạc phát lệnh thanh toán) dùng để phản ánh các lệnh thanh toán LKB nội tỉnh gửi đi Kho bạc B (Kho bạc nhận lệnh thanh toán).

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm nay (số chi hộ kho bạc khác hoặc số phải thu trong LKB nội tỉnh).

        Bên Có:     

        Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm nay (số thu hộ kho bạc khác hoặc số phải trả trong LKB nội tỉnh).

         Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm nay.

        Số dư Có:

        Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm nay.

        Tài khoản 3851- Liên kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3852 - Lệnh chuyển Nợ.

        - Tài khoản 3853 - Lệnh chuyển Có.

        4.3.2. Tài khoản 3854 – Liên kho bạc đến

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán nội tỉnh đến năm nay đã nhận được từ Kho bạc A.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:     

        Phản ánh các Lệnh chuyển Có nội tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải thu trong LKB nội tỉnh).

        Bên Có:     

        Phản ánh các lệnh chuyển Nợ nội tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải trả trong LKB nội tỉnh).

        Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có nội tỉnh đến năm nay.

        Số dư Có:  

        Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ nội tỉnh đến năm nay.

        Tài khoản 3854 - Liên kho bạc đến, có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3855 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3856 - Lệnh chuyển Có.

        4.3.3. Tài khoản 3857 - Liên kho bạc đến chờ xử lý

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm nay đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:     

+ Xử lý các lệnh chuyển Có.

        + Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có: 

+ Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

        + Phản ánh các lệnh chuyển Có giá trị cao chuyển đến nhưng chưa nhận được xác nhận lệnh chuyển Có giá trị cao của KB A.

        + Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

         Số dư Nợ:

        Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý.

        Số dư Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý.

        Tài khoản 3857 - Liên kho bạc đến chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3858 - Lệnh chuyển Nợ.

        - Tài khoản 3859 - Lệnh chuyển Có.

        5. Tài khoản 3860 - Thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh năm nay

        5.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh nghiệp vụ thanh toán giữa các đơn vị KBNN ngoại tỉnh bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam bao gồm:

        + Giữa Cục Kế toán nhà nước với Sở giao dịch KBNN và các đơn vị KBNN.

        + Các quan hệ thanh toán liên kho bạc giữa các đơn vị KBNN ngoại tỉnh, Sở Giao dịch KBNN với nhau.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

        Tài khoản này kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số đã chi hộ hoặc phải thu các đơn vị KBNN tỉnh khác.         

Bên Có:

Phản ánh số đã thu hộ hoặc phải trả các đơn vị KBNN tỉnh khác.

        Số dư Nợ:

Phản ánh đã chi hộ hoặc số phải thu lớn hơn số thu hộ hoặc phải trả.

Số dư Có:

Phản ánh số đã thu hộ hoặc phải trả lớn hơn số chi hộ hoặc phải thu.

        Tài khoản 3860 - Thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh năm nay có các tài khoản cấp 2 như sau:

        5.3.1. Tài khoản 3861 - Liên kho bạc đi

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc A (Kho bạc phát lệnh thanh toán) dùng để phản ánh các lệnh thanh toán LKB ngoại tỉnh gửi đi Kho bạc B (Kho bạc nhận lệnh thanh toán).

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm nay (số chi hộ kho bạc khác hoặc số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

        Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm nay (số thu hộ kho bạc khác hoặc số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm nay.

Số dư Có:

        Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm nay.

Tài khoản 3861 - Liên Kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 3862 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3863 - Lệnh chuyển Có.

        5.3.2. Tài khoản 3864 – Liên kho bạc đến

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán ngoại tỉnh đến năm nay đã nhận được từ Kho bạc A.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh các Lệnh chuyển Có ngoại tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

       Phản ánh các lệnh chuyển Nợ ngoại tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có ngoại tỉnh đến năm nay.

Số dư Có:

       Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ ngoại tỉnh đến năm nay.

Tài khoản 3864 - Liên Kho bạc đến có 2 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 3865 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3866 - Lệnh chuyển Có.

        5.3.3. Tài khoản 3867 - LKB đến chờ xử lý

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại KB B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm nay đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Xử lý các lệnh chuyển Có.

        - Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có:

- Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

        - Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Số dư Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý.

        Tài khoản 3867- Liên Kho bạc đến chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 3868 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3869 - Lệnh chuyển Có.

        6. Tài khoản 3870 - Thanh toán LKB nội tỉnh năm trước

        6.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh số tiền thanh toán LKB nội tỉnh năm trước giữa các đơn vị KBNN bằng ngoại tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố.

        6.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh số chi hộ hoặc số phải thu đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

        Bên Có:

        Phản ánh số thu hộ hoặc số phải trả đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số chi hộ hoặc phải thu lớn hơn số thu hộ hoặc phải trả đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

        Số dư Có:

        Phản ánh số thu hộ hoặc phải trả lớn hơn số phải chi hộ hoặc phải thu đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

        Tài khoản 3870 - Thanh toán liên kho bạc nội tỉnh năm trước có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        6.3.1. Tài khoản 3871 - LKB đi

        a) Mục đích

        Tài khoản này phản ánh số tiền thanh toán LKB đi nội tỉnh năm trước giữa các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm trước (số chi hộ KBNN khác hoặc số phải thu trong LKB nội tỉnh).

Bên Có: 

        Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm trước (số thu hộ KBNN khác hoặc số phải trả trong LKB nội tỉnh).

        Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm trước.

Số dư Có:

        Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm trước.

Tài khoản 3871 - Liên Kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3872 - Lệnh chuyển Nợ.

        - Tài khoản 3873 - Lệnh chuyển Có.

        6.3.2. Tài khoản 3874 - LKB đến

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến nội tỉnh năm nay đã nhận được từ Kho bạc A.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh các Lệnh chuyển Có LKB đến nội tỉnh năm trước nhận được của KB A (số phải thu trong LKB nội tỉnh).

Bên Có:

        Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đến nội tỉnh năm trước nhận được của KB A (số phải trả trong LKB nội tỉnh).

Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đến nội tỉnh năm trước.

Số dư Có:  

        Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đến nội tỉnh năm trước.

Tài khoản 3874 - LKB đến có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 3875 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3876 - Lệnh chuyển Có.

        6.3.3. Tài khoản 3877 - LKB đến chờ xử lý

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại KB B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm trước đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

+ Xử lý các lệnh chuyển Có.

        + Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có: 

+ Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

        + Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Số dư Nợ:

+ Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý năm trước.

Số dư Có:

+ Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý năm trước.

        Tài khoản 3877 - Liên Kho bạc đến chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3878 - Lệnh chuyển Nợ.

        - Tài khoản 3879 - Lệnh chuyển Có.

        7. Tài khoản 3880 - Thanh toán LKB ngoại tỉnh năm trước

        7.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh nghiệp vụ thanh toán giữa các đơn vị KBNN ngoại tỉnh bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam của năm trước:

        - Giữa Cục Kế toán nhà nước với Sở giao dịch KBNN và các đơn vị KBNN.

        - Các quan hệ thanh toán LKB giữa các đơn vị KBNN ngoại tỉnh, Sở Giao dịch KBNN với nhau.

7.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        - Mã quỹ

        - Mã KBNN.

        7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh số chi hộ hoặc số phải thu đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

        Bên Có:

        Phản ánh số thu hộ hoặc số phải trả đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số chi hộ hoặc phải thu lớn hơn số thu hộ hoặc phải trả đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

        Số dư Có:

        Phản ánh số đã thu hộ hoặc số còn phải trả lớn hơn số phải chi hộ hoặc phải thu đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

        Tài khoản 3880 - Thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh năm trước có các tài khoản cấp 2 như sau:

        7.3.1. Tài khoản 3881 - Liên kho bạc đi

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc A (Kho bạc phát lệnh thanh toán) dùng để phản ánh các lệnh thanh toán LKB ngoại tỉnh gửi đi Kho bạc B (Kho bạc nhận lệnh thanh toán).

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm trước (số chi hộ KBNN khác hoặc số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

        Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm trước (số thu hộ KBNN khác hoặc số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm trước.

Số dư Có:

        Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm trước.

Tài khoản 3881 - Liên Kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3882 - Lệnh chuyển Nợ.

        - Tài khoản 3883 - Lệnh chuyển Có.

        7.3.2. Tài khoản 3884 - LKB đến

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán ngoại tỉnh đến năm trước đã nhận được từ Kho bạc A.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:     

        Phản ánh các Lệnh chuyển Có LKB ngoại tỉnh đến năm trước nhận được của KB A (số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

       Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB ngoại tỉnh đến năm trước nhận được của KB A (số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

        Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có ngoại tỉnh đến năm trước.

Số dư Có:

       Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ ngoại tỉnh đến năm trước.

Tài khoản 3884 - Liên Kho bạc đến có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 3885 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3886 - Lệnh chuyển Có.

        7.3.3. Tài khoản 3887 - LKB đến chờ xử lý

        a) Mục đích

        Tài khoản này mở tại KB B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm trước đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Xử lý các lệnh chuyển Có.

        - Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có:

- Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

        - Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Số dư Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý.

        Tài khoản 3887 - Liên Kho bạc đến chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        - Tài khoản 3888 - Lệnh chuyển Nợ.

        - Tài khoản 3889 - Lệnh chuyển Có.

        8. Tài khoản 3890 - Chuyển tiêu liên kho bạc

        8.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh quá trình quyết toán LKB bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam tại các đơn vị KBNN.

        8.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này được quy định riêng cho từng cấp KBNN.

        - Hạch toán chuyển tiêu thanh toán liên kho bạc, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phục hồi hoặc kết chuyển số chi hộ.

        - Thanh toán số thu hộ.

        Bên Có:

        - Phục hồi hoặc kết chuyển số thu hộ.

        - Thanh toán số chi hộ.

Số dư Nợ:

Số chi hộ chưa kết chuyển hoặc số thu hộ chưa thanh toán.

Số dư Có:

Số thu hộ chưa kết chuyển hoặc số chi hộ chưa thanh toán.

        Tài khoản 3890 - Chuyển tiêu liên kho bạc có các tài khoản cấp 2 như sau:

        8.3.1. Tài khoản 3891 - Chuyển tiêu liên kho bạc nội tỉnh

        a) Mục đích

        Tài khoản này dùng để kết chuyển số thu hộ, chi hộ LKB nội tỉnh năm trước đã được đối chiếu khi quyết toán liên kho bạc và quyết toán vốn KBNN.

        b) Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

        - Phục hồi số chi hộ liên kho bạc nội tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

        - Kết chuyển số chi hộ liên kho bạc nội tỉnh tại KBNN tỉnh.

Bên Có:

        - Phục hồi số thu hộ liên kho bạc nội tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

        - Kết chuyển số thu hộ liên kho bạc nội tỉnh tại KBNN tỉnh.

        - Tài khoản này chỉ có 1 số dư (hoặc dư Nợ, hoặc dư Có).

Số dư Nợ:

        Phản ánh số chênh lệch chi hộ liên kho bạc nội tỉnh lớn hơn số thu hộ liên kho bạc nội tỉnh.

Số dư Có:

        Phản ánh số chênh lệch thu hộ liên kho bạc nội tỉnh lớn hơn số chi hộ liên kho bạc nội tỉnh.

        Sau khi quyết toán vốn tài khoản này không còn số dư.

        8.3.2. Tài khoản 3892 - Chuyển tiêu thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh

        a) Mục đích

        Tài khoản này dùng để kết chuyển số thu hộ, chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh năm trước đã được đối chiếu khi quyết toán liên kho bạc và quyết toán vốn KBNN.

        b) Nội dung và kết cấu tài khoản

        * Tại Cục KTNN KBNN:

Bên Nợ:

        - Phục hồi số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh của các KBNN cấp tỉnh và Sở Giao dịch KBNN

Bên Có: 

        - Phục hồi số thu hộ liên kho bạc nội tỉnh của các KBNN cấp tỉnh và Sở Giao dịch KBNN.

        - Tài khoản này chỉ có 1 số dư (hoặc dư Nợ, hoặc dư Có).

Số dư Nợ:

        Phản ánh số chênh lệch chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh lớn hơn số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

Số dư Có:

        Phản ánh số chênh lệch thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh lớn hơn số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

        Sau khi quyết toán vốn tài khoản này không còn số dư.

        * Tại KBNN tỉnh và Sở Giao dịch KBNN:

Bên Nợ:

        - Phục hồi số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

        - Kết chuyển số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh tại KBNN tỉnh.

        - Thanh toán số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh toàn địa bàn tỉnh với Cục Kế toán nhà nước.

Bên Có:

        - Phục hồi số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

        - Kết chuyển số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh tại KBNN tỉnh.

        - Thanh toán số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh với Cục Kế toán nhà nước.

        - Tài khoản này chỉ có 1 số dư (hoặc dư Nợ, hoặc dư Có).

Số dư Nợ:

        Phản ánh số chênh lệch chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh lớn hơn số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

Số dư Có:  

        Phản ánh số chênh lệch thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh lớn hơn số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

        Sau khi quyết toán vốn tài khoản này không còn số dư.

        VII. NHÓM 39 - PHẢI TRẢ VÀ THANH TOÁN KHÁC

        1. Tài khoản 3910  Phải trả về thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng

        1.1. Mục đích        

        Tài khoản này dùng để phản ánh các nghiệp vụ KBNN chuyển chứng từ thanh toán rút tiền mặt sang Ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản thanh toán qua TTSPĐT để đơn vị giao dịch đến ngân hàng thương mại lĩnh tiền mặt.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        Tài khoản này tất toán cuối ngày về tài khoản thanh toán song phương của KBNN tại Ngân hàng.

        - Hạch toán tài khoản phải trả về thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        - Phản ánh số tiền kết chuyển từ tài khoản này về tài khoản thanh toán song phương của KBNN tại Ngân hàng.

        Bên Có:

        - Phản ánh số tiền mặt đơn vị giao dịch thực hiện rút tại ngân hàng.

        Về nguyên tắc, tài khoản này cuối ngày không có số dư.

        Tài khoản 3910 - Phải trả về thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 3911 - Phải trả về thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng.

        2. Tài khoản 3930 - Thanh toán Liên ngân hàng và Thanh toán song phương

  Tài khoản này dùng để theo dõi hạch toán kế toán liên quan đến Thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) và Thanh toán song phương (TTSP), mở tại Cục Kế toán nhà nước, Sở Giao dịch KBNN, các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc TW (KBNN cấp tỉnh) và các đơn vị KBNN huyện, quận, thị xã trực thuộc tỉnh (KBNN cấp huyện), có các chi tiết như sau:

        2.1. Tài khoản 3931 - Thanh toán bù trừ liên ngân hàng

        * Mục đích sử dụng: Theo dõi số thanh toán và quyết toán TTLNH giá trị thấp.

* Phạm vi sử dụng: Cục Kế toán nhà nước, Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh tham gia TTLNH.

Tại Cục Kế toán nhà nước:

- Cục Kế toán nhà nước mở tài khoản Thanh toán bù trừ liên ngân hàng, theo dõi chi tiết như sau: Mã quỹ; mã tài khoản tự nhiên; mã kho bạc; các phân đoạn mã khác mặc định giá trị 0: Dùng để phản ánh kết quả bù trừ liên ngân hàng giá trị thấp cho toàn hệ thống.

- Kết cấu và nội dung tài khoản 3931:

Bên Nợ:

- Kết chuyển chênh lệch phải trả giá trị thấp của toàn hệ thống vào tài khoản thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ( SGD NHNN) khi xử lý kết quả quyết toán thanh toán bù trừ giá trị thấp.

- Kết chuyển chênh lệch phải thu giá trị thấp TTLNH của từng đơn vị thành viên.

Bên Có:

- Kết chuyển chênh lệch phải thu giá trị thấp của toàn hệ thống vào tài khoản thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại SGD NHNN khi xử lý kết quả quyết toán thanh toán bù trừ giá trị thấp.

- Kết chuyển chênh lệch phải trả giá trị thấp TTLNH của từng đơn vị thành viên.

Tại Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh:

- Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh mở tài khoản Thanh toán bù trừ liên ngân hàng, theo dõi chi tiết như sau: Mã quỹ; mã tài khoản tự nhiên; mã kho bạc; các phân đoạn mã khác mặc định giá trị 0: Dùng để phản ánh giao dịch thanh toán bù trừ liên ngân hàng cho Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh.

- Kết cấu và nội dung tài khoản 3931

Bên Nợ:

- Các khoản chuyển Có giá trị thấp nhận từ Ngân hàng thành viên.

- Chênh lệch phải trả của Cục Kế toán nhà nướckhi quyết toán toán thanh toán bù trừ giá trị thấp.

Bên Có:

- Các khoản chuyển Có giá trị thấp chuyển đến Ngân hàng thành viên

       - Chênh lệch phải thu của Cục Kế toán nhà nước khi quyết toán thanh toán bù trừ giá trị thấp.

Tài khoản này cuối ngày không có số dư.

        3.2. Tài khoản 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH

* Mục đích sử dụng: Theo dõi số thu hộ, chi hộ TTLNH giá trị cao và quyết toán TTLNH giá trị thấp, giá trị cao.

* Phạm vi sử dụng: Cục Kế toán nhà nước, Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh.

Tại Cục Kế toán nhà nước

Cục Kế toán nhà nước mở tài khoản thu hộ chi hộ liên ngân hàng, theo dõi chi tiếtnhư sau:

- Mã quỹ; mã tài khoản tự nhiên; mã kho bạc; mã địa bàn mở chi tiết cho từng đơn vị thành viên (mã địa bàn của Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh); các phân đoạn khác mặc định giá trị 0.

Kết cấu và nội dung tài khoản 3932 (chi tiết theo phân đoạn mã địa bàn):

Bên Nợ:

- Kết chuyển tổng doanh số phát sinh chi giá trị cao của từng đơn vị thành viên vào tài khoản thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại SGD NHNN khi xử lý kết quả quyết toán TTLNH giá trị cao.

- Kết chuyển chênh lệch phải trả giá trị thấp TTLNH của từng đơn vị thành viên.

- Tất toán nội bộ số chênh lệch thu hộ chi hộ TTLNH của từng đơn vị thành viên (bao gồm cả giá trị cao và thấp) qua kênh thanh toán liên kho bạc, khi nhận được Báo Nợ LKB của đơn vị thành viên.

Bên Có:

- Kết chuyển tổng doanh số phát sinh thu giá trị cao của từng đơn vị thành viên vào tài khoản thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại SGD NHNN khi xử lý kết quả quyết toán TTLNH giá trị cao.

- Kết chuyển chênh lệch phải thu giá trị thấp TTLNH của từng đơn vị thành viên.

- Tất toán nội bộ số chênh lệch thu hộ chi hộ TTLNH của từng đơn vị thành viên (bao gồm cả giá trị cao và giá trị thấp) qua kênh thanh toán liên kho bạc, khi nhận được Báo Có LKB của đơn vị thành viên.

- Các khoản SGD NHNN chuyển Có cho Cục Kế toán nhà nước do KBNN cấp tỉnh nộp tiền mặt về tài khoản thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại SGD NHNN.

Tại Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh

Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh mở tài khoản thu hộ chi hộ liên ngân hàng, theo dõi chi tiết như sau:

- Mã quỹ; mã tài khoản tự nhiên; mã kho bạc; các phân đoạn khác mặc định giá trị 0.

- Kết cấu và nội dung tài khoản 3932

Bên Nợ:

- Các khoản chuyển Có giá trị cao nhận từ Ngân hàng thành viên

- Chênh lệch phải thu của đơn vị thành viên khi xử lý kết quả thanh toán bù trừ giá trị thấp.

- Tất toán nội bộ số chênh lệch phải trả trong TTLNH (bao gồm cả giá trị cao và giá trị thấp) qua kênh thanh toán liên kho bạc bằng LKB Lệnh chuyển Có lên Cục Kế toán nhà nước.

- Các khoản chuyển Có sau khi KBNN cấptỉnh nộp tiền mặt tại NHNN tỉnh để báo Có về vào tài khoản thanh toán tổng hợp của Cục Kế toán nhà nước tại SGD NHNN qua TTLNH.

Bên Có:

- Các khoản chuyển Có giá trị cao chuyển đến Ngân hàng thành viên

- Chênh lệch phải trả của đơn vị thành viên khi xử lý kết quả thanh toán bù trừ giá trị thấp.

- Tất toán nội bộ số chênh lệch phải thu trong TTLNH (bao gồm cả giá trị cao và giá trị thấp) qua kênh thanh toán liên kho bạc bằng Lệnh chuyển Nợ LKB lên Cục Kế toán nhà nước.

        3.3. Tài khoản 3933 - Chờ xử lý trong thanh toán LNH

  - Mục đích sử dụng: Theo dõi các sai lầm trong TTLNH.

- Đối tượng sử dụng: Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh.

- Kết cấu và nội dung tài khoản 3933:

Bên Nợ:

+ Sai lầm phải thu khác trong TTLNH

+ Giảm các khoản sai lầm phải trả khác trong TTLNH

Bên Có:

+ Sai lầm phải trả khác trong TTLNH

+ Giảm các khoản sai lầm phải thu khác trong TTLNH

Dư Nợ:

Số sai lầm phải thu khác trong thanh toán liên Ngân hàng chưa xử lý.

Dư Có:

Số sai lầm phải trả khác trong TTLNH chưa xử lý.

        3.4. Tài khoản  3934 - Thu hộ, chi hộ trong TTSP với NHNNo và PTNT

        1. Mục đích

        - Tài khoản này được mở tại Cục Kế toán nhà nước và các đơn vị KBNN tỉnh, huyện, phản ánh quan hệ thu hộ, chi hộ lẫn nhau giữa Cục Kế toán nhà nước và KBNN tỉnh, huyện trong TTSPĐT với Ngân hàng Nông nghiệp thông qua việc quyết toán các tài khoản TTSPĐT của KBNN tỉnh, huyện.

        - Tại Cục Kế toán nhà nước, tài khoản này theo dõi chi tiết đến từng đơn vị KBNN tỉnh, huyện tham gia TTSPĐT (chi tiết qua đoạn mã địa bàn).

        - Kế toán tài khoản thu hộ chi hộ kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Trường hợp đặc biệt tài khoản này được kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

        + Mã KBNN.

        + Mã địa bàn (tại Cục KTNN theo dõi chi tiết mã địa bàn của địa phương)

        2. Kết cấu và nội dung tài khoản:

        Tại Cục Kế toán nhà nước:

        Bên Nợ:

        Phục hồi toàn bộ số chi của các đơn vị KBNN huyện trong ngày do Ngân hàng Nông nghiệp báo Nợ về.

        Bên Có:

        Phục hồi số thu của đơn vị KBNN tỉnh, huyện trong ngày do Ngân hàng Nông nghiệp báo Có về.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh kết quả phải thu trong TTSPĐT (số chi của KBNN tỉnh, huyện lớn hơn số thu của KBNN tỉnh, huyện)

        Số dư Có:

        Phản ánh kết quả phải trả trong TTSPĐT (số chi của KBNN tỉnh, huyện nhỏ hơn số thu của KBNN tỉnh, huyện)

        Tại đơn vị KBNN tỉnh, huyện:

        Bên Nợ:

        Kết chuyển số thu của đơn vị KBNN tỉnh, huyện qua TTSPĐT trong ngày về Cục Kế toán nhà nước căn cứ quyết toán thu của Ngân hàng Nông nghiệp gửi.

        Bên Có:

        Kết chuyển số chi của đơn vị KBNN tỉnh huyện qua TTSPĐT trong ngày về Cục Kế toán nhà nước căn cứ quyết toán chi của Ngân hàng Nông nghiệp gửi.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh kết quả phải thu trong TTSPĐT (số chi của KBNN tỉnh, huyện nhỏ hơn số thu của KBNN tỉnh, huyện).

        Số dư Có:

        Phản ánh kết quả phải trả trong TTSPĐT (số chi của KBNN tỉnh, huyện lớn hơn số thu của KBNN tỉnh, huyện).

        Các tài khoản có kết cấu tương tự:

        TK 3935 - Thu hộ, chi hộ trong TTSPĐT với Ngân hàng TMCP Công thương;

         TK 3936 - Thu hộ, chi hộ trong TTSPĐT với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển;

         TK 3937 - Thu hộ, chi hộ trong TTSPĐT với Ngân hàng TMCP Ngoại thương;

        TK 3939 - Thu hộ, chi hộ trong TTSPĐT với Ngân hàng khác    

        Các tài khoản này tại các đơn vị KBNN có nội dung, phạm vi và kết cấu tương tự như TK 3934, tương ứng quan hệ TTSPĐT với từng hệ thống ngân hàng.

        3.5. Tài khoản 3938 - Chờ xử lý trong TTSP với các ngân hàng thương mại

        * Mục đích   

        Tài khoản này được mở tại SGD và đơn vị KBNN tỉnh, huyện, phản ánh các khoản sai lầm, chờ xử lý trong thanh toán song phương cần tiếp tục xử lý.

* Kết cấu tài khoản:

        Bên Nợ:

        - Các khoản sai lầm, chờ xử lý phải thu trong TTSPĐT.

        - Tất toán các khoản sai lầm, chờ xử lý phải trả.

        Bên Có:

        - Các khoản sai lầm, chờ xử lý phải trả trong TTSPĐT.

        - Tất toán các khoản sai lầm, chờ xử lý phải thu.

        Số dư Nợ:

        Các khoản còn chờ xử lý phải thu lớn hơn phải trả.

        Số dư Có:

        Các khoản còn chờ xử lý phải trả lớn hơn phải thu.

        4. Tài khoản 3940 - Phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý của các cơ quan thu như Tài chính, Hải quan và các cơ quan khác.

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Đơn vị chỉ được trích nộp vào thu NSNN hoặc trích chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, chuyển trả đối tượng nộp khoản thu trong phạm vi số dư tài khoản hiện còn.

        - Việc xử lý các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý phải căn cứ vào Quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

        - Kế toán chi tiết các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã cấp ngân sách (nếu có)

        + Mã KBNN.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ được xử lý theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

        - Phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ điều chỉnh giảm hoặc điều chỉnh sai lầm về các khoản tạm giữ.

Bên Có: 

Phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chưa xử lý.

        Tài khoản 3940 - Phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý, có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3941 - Phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý - Cơ quan Tài chính.

        (2) Tài khoản 3942 - Phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý - Cơ quan Hải quan.

        (3) Tài khoản 3949 - Phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý - Các cơ quan khác.

5. Tài khoản 3950 - Thanh toán vãng lai

        5.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu hộ, chi hộ giữa các đơn vị KBNN trong hoạt động nghiệp vụ như thanh toán tín phiếu trái phiếu, công trái vãng lai, thanh toán với các điểm giao dịch, ...

        5.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán thanh toán các khoản vãng lai giữa các đơn vị KBNN phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã KBNN

- Định kỳ, kế toán thực hiện báo Nợ các khoản thanh toán vãng lai về KBNN khác hoặc đơn vị liên quan để tất toán số dư các tài khoản thanh toán vãng lai; riêng tài khoản Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch cuối ngày không còn số dư.

        5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản đã tạm ứng cho các điểm giao dịch, chi hộ KBNN khác, đã thanh toán hoặc báo Có đến KBNN liên quan.

Bên Có: 

Phản ánh số thu hộ hoặc số thanh toán đã báo Nợ đến KBNN liên quan.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu hồi, thanh toán hoặc phải báo Nợ đến KBNN liên quan.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền phải hoàn trả, thanh toán hoặc báo Có đến KBNN liên quan.

        Tài khoản 3950 - Thanh toán vãng lai có 5 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 3951 - Thanh toán vãng lai về tín phiếu, trái phiếu năm 1988 giữa các Kho bạc

a) Mục đích

Tài khoản được dùng để phản ánh các khoản thanh toán tín phiếu, trái phiếu phát hành từ năm 1988 trở về trước và báo Nợ về KBNN cấp trên.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản thanh toán tín phiếu, trái phiếu phát hành từ năm 1988 trở về trước.

- Nhận báo Nợ các khoản thanh toán tín phiếu, trái phiếu phát hành từ năm 1988 trở về trước của KBNN cấp dưới chuyển về.

Bên Có:

        Phản ánh các khoản thanh toán tín phiếu, trái phiếu phát hành từ năm 1988 trở về trước báo Nợ về KBNN cấp trên.

Số dư Nợ:

- Phản ánh các khoản thanh toán tín phiếu, trái phiếu phát hành từ năm 1988 trở về trước chưa báo Nợ về KBNN cấp trên.

- Phản ánh các khoản thanh toán tín phiếu, trái phiếu phát hành từ năm 1988 trở về trước chưa kết chuyển vào chi NSNN.

(2) Tài khoản 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch

        a) Mục đích

        Tài khoản được dùng để phản ánh các quan hệ thanh toán liên quan giữa KBNN với các điểm giao dịch.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số tiền mặt tạm ứng đầu giờ làm việc.

- Phản ánh các khoản thu NSNN, thu phát hành tín phiếu, trái phiếu, thu hồi nợ vay,... tại điểm giao dịch.

Bên Có:

        - Phản ánh các khoản thanh toán tín phiếu, trái phiếu,... tại điểm giao dịch.

- Phản ánh số tiền chênh lệch giữa các khoản tạm ứng đầu ngày làm việc, các khoản thu tại điểm giao dịch với các khoản chi tại điểm giao dịch được nộp vào KBNN trung tâm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền chênh lệch chưa  nộp vào KBNN trung tâm

(3) Tài khoản 3953 - Thanh toán vãng lai về kinh phí công đoàn

        a) Mục đích:

        Tài khoản được dùng để phản ánh các quan hệ liên quan đến kinh phí công đoàn với các đơn vị.

        b) Kết cấu và nội dung tài khoản:

Bên Nợ:

Phản ánh số thu hộ về kinh phí công đoàn được báo Có về tổ chức công đoàn tỉnh, trung ương.

Bên Có:

Phản ánh số thu hộ về kinh phí công đoàn của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại KBNN.

Số dư Có:

Phản ánh số thu hộ về kinh phí công đoàn của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại KBNN chưa được tất toán.

(4) Tài khoản 3954 - Thanh toán vãng lai về tín phiếu, trái phiếu năm 1999 giữa các Kho bạc

        a) Mục đích:

        Tài khoản được dùng để phản ánh việc thanh toán và báo Nợ, nhận Lệnh chuyển Nợ về các khoản thanh toán gốc, lãi công trái XDTQ phát hành năm 1999.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản:

Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản đã thanh toán gốc, lãi công trái XDTQ phát hành năm 1999.

- Phản ánh các khoản thanh toán gốc, lãi công trái XDTQ phát hành năm 1999 từ KBNN cấp dưới chuyển về KBNN cấp trên.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản thanh toán gốc, lãi công trái XDTQ phát hành năm 1999 đã chuyển về KBNN cấp trên.

- Kết chuyển số thanh toán gốc, lãi công trái XDTQ phát hành năm 1999 vào tài khoản vay (số gốc) và tài khoản chi ngân sách (số lãi) tại SGD KBNN.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản thanh toán gốc, lãi công trái XDTQ phát hành năm 1999 chưa chuyển về KBNN cấp trên hoặc chưa kết chuyển vào tài khoản vay (số gốc) và tài khoản chi ngân sách (số lãi) tại SGD KBNN.

        (5) Tài khoản 3959 - Thanh toán vãng lai khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán hộ tín phiếu, trái phiếu phát hành qua hệ thống KBNN, phải trả các KBNN khác trong hệ thống trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, ngoài các nội dung đã được phản ánh tại các tài khoản thanh toán vãng lai nêu trên.

5. Tài khoản 3960 - Khấu trừ phải thu, phải trả

        5.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh việc theo dõi và thanh toán bù trừ các khoản phải thu, phải trả của Kho bạc Nhà nước với các đối tượng liên quan.

        5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán chi tiết tài khoản Khấu trừ phải thu, phải trả được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN

- Tài khoản này cuối ngày không còn số dư.

        5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản phải nộp về thuế theo Lệnh hoàn trả của cơ quan thu hoặc cơ quan có thẩm quyền; số tiền hoàn trả cho đối tượng nộp (chênh lệch giữa số tiền được hoàn trả và số thuế phải nộp).

- Phản ánh các khoản phải nộp khác theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền; số tiền thanh toán cho đơn vị liên quan.

Bên Có:

        Phản ánh các khoản thuế được hoàn trả theo Lệnh hoàn trả của cơ quan thu hoặc cơ quan có thẩm quyền hoặc số tiền thanh toán cho đơn vị liên quan.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền còn phải trả cho đối tượng nộp hoặc phải thanh toán cho đơn vị liên quan.

        Tài khoản 3960 - Khấu trừ phải thu, phải trả có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3961 - Khấu trừ phải thu, phải trả về thuế

Tài khoản này được dùng để phản ánh việc thu nộp các khoản thu NSNN và hoàn trả các khoản thu NSNN theo Lệnh hoàn trả của cơ quan thu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2) Tài khoản 3969 - Khấu trừ phải thu, phải trả khác

Tài khoản này được sử dụng khi có hướng dẫn của KBNN.

6. Tài khoản 3970 - Sai lầm trong thanh toán khác

        6.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh các khoản sai lầm trong quan hệ thanh toán với ngân hàng.

        6.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các khoản thanh toán do ngân hàng trả về chưa rõ nguyên nhân phải được hạch toán trên tài khoản này; đồng thời phải xác định nguyên nhân sai lầm để có biện pháp xử lý kịp thời. 

        - Tài khoản hạch toán chi tiết các khoản sai lầm phải thu, phải trả cho từng đối tượng có quan hệ thanh toán.

        - Kế toán các khoản sai lầm trong thanh toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

        + Mã KBNN

        6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán chờ xử lý.

        - Xử lý các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán.

Bên Có: 

- Phản ánh các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán chờ xử lý.

        - Xử lý các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản sai lầm phải thu chờ xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản sai lầm phải trả chờ xử lý.

        Tài khoản 3970 - Sai lầm trong thanh toán khác có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3971 - Sai lầm Nợ trong thanh toán khác.

(2) Tài khoản 3972 - Sai lầm Có trong thanh toán khác.

7. Tài khoản 3980 - Ghi thu, ghi chi ngân sách

        7.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách Nhà nước.

        7.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng cấp ngân sách và được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã KBNN

- Căn cứ thực hiện là các Lệnh chi tiền (kèm Lệnh ghi thu ngân sách Nhà nước) của cơ quan tài chính ghi nội dung hạch toán ghi thu, ghi chi NSNN hoặc Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách của cơ quan Tài chính (Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính) ghi nội dung hạch toán ghi thu, ghi chi NSNN (đối với khoản viện trợ nước ngoài độc lập cho chương trình, dự án) hoặc Giấy đề nghị Ghi thu, ghi chi NSNN từ nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài của các đơn vị, chủ dự án, chương trình.

- Số phát sinh bên Nợ (số tiền ghi thu NSNN) và bên Có (số tiền ghi chi NSNN) phải bằng nhau; tài khoản này cuối ngày không có số dư.

        7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền ghi vay hoặc ghi thu NSNN.

Bên Có:

Phản ánh số tiền đã ghi tạm ứng hoặc chi NSNN.

        Tài khoản này không có số dư.

Tài khoản 3980 - Ghi thu, ghi chi ngân sách, có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách.

8. Tài khoản 3990 - Phải trả khác

        8.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản về nguồn vốn và lãi vay từ NSTW, NSĐP; các khoản phải trả khác.

        8.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán các khoản này được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.

- Việc xử lý số liệu trên tài khoản Phải trả về gốc nguồn vốn vay thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương phải căn cứ vào văn bản của cơ quan Tài chính đồng cấp hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản phải trả về gốc, lãi nguồn vốn vay thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các khoản phải trả khác đã xử lý

Bên Có: 

Phản ánh các khoản phải trả về gốc, lãi nguồn vốn vay thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các khoản phải trả khác chờ xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản phải trả về gốc, lãi nguồn vốn vay thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các khoản phải trả khác chưa xử lý.

        Tài khoản 3990 - Tài khoản phải trả khác có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3991 - Phải trả về gốc, lãi từ nguồn vốn vay.

(2) Tài khoản 3999 - Phải trả khác.

D. LOẠI 5 - NGUỒN VỐN QUỸ

I. NHÓM 53 - NỢ VAY CHỜ XỬ LÝ

1. Tài khoản 5310 - Nợ vay chờ xử lý

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số vay, trả nợ gốc vay và tình hình xử lý bội chi ngân sách năm trước.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này khi các khoản vay, trả nợ vay đã được phản ánh vào tài khoản Phải trả nợ vay; hoặc khi có quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan Tài chính).

        - Kế toán  nợ vay chờ xử lý kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách (cấp 1, 2)

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh số chi trả nợ gốc tiền vay tại đơn vị KBNN, nhận báo Nợ số chi trả nợ gốc vay từ KBNN cấp dưới, báo Có số vay nợ về KBNN cấp trên.

        - Xử lý số bội chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

        Bên Có:                                              

        - Phản ánh số vay nợ trong kỳ tại đơn vị KBNN, nhận báo Có số vay nợ từ KBNN cấp dưới, báo Nợ số chi trả nợ gốc vay về KBNN cấp trên.

        Số dư Nợ:

        - Phản ánh số chênh lệch gốc vay nhỏ hơn số trả nợ vay khi chưa báo Nợ, báo Có về KBNN cấp trên.

        Số dư Có:

        - Phản ánh số chênh lệch gốc vay lớn hơn số trả nợ vay khi chưa báo Nợ, báo Có về KBNN cấp trên.

        Sau khi xử lý bội chi ngân sách (nếu có) số dư còn lại của tài khoản này được mang sang năm sau.

Tài khoản 5310 - Nợ vay chờ xử lý có 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5311 - Nợ vay chờ xử lý.

                         Ii. NHÓM 54 - CHÊNH LỆCH GIÁ, CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

        1. Tài khoản 5410 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản và tình hình xử lý số chênh lệch đó tại đơn vị.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ được đánh giá lại tài sản khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm kê đánh giá lại tài sản. Số chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo đúng các qui định trong chế độ tài chính hiện hành.

        - Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:       

        - Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản

        - Xử lý số chênh lệch tăng khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

        Bên Có:       

        - Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản

        - Xử lý chênh lệch giảm khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

        Tài khoản này có số dư bên Nợ và số dư bên Có.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

        Số dư Có:

Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

        Tài khoản 5410 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản có 1 tài khoản cấp 2 như sau: Tài khoản 5411 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

        2. Tài khoản 5420 - Chênh lệch tỷ giá

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh số chênh lệch tăng hoặc giảm do sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ do KBNN quản lý. Tài khoản này dùng để điều chỉnh số dư quy đổi đồng Việt Nam trên các tài khoản bằng ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế,...nhằm phản ánh giá trị các khoản tiền ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam được chính xác theo từng thời điểm hạch toán.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Phải hạch toán vào tài khoản này các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại số dư các khoản mục có tính tiền tệ và công nợ bằng ngoại tệ vào thời điểm đầu tháng.

        - Số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ từ các giao dịch thực tế được hạch toán vào tài khoản này và được kết chuyển sang thu, chi ngân sách định kỳ theo quy định của cơ chế tài chính.

        - Hệ thống phải theo dõi theo từng loại nguyên tệ, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã KBNN.

        2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

         Bên Nợ:      

        + Phản ánh số chênh lệch tỷ giá tăng do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải trả.

        + Phản ánh số chênh lệch tỷ giá giảm do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải thu.

        + Phản ánh số lãi chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào thu ngân sách khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

        Bên Có:       

        + Phản ánh số chênh lệch tỷ giá giảm do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải trả.

        + Phản ánh số chênh lệch tỷ giá tăng do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải thu.

        + Phản ánh số lỗ chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào chi NSNN khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số lỗ chênh lệch tỷ giá chưa kết chuyển.

        Số dư Có:

        Phản ánh số lãi chênh lệch tỷ giá chưa kết chuyển.

        Tài khoản 5420 - Chênh lệch tỷ giá có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 5421 - Chêch lệch tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ

        (2) Tài khoản 5422 - Chêch lệch tỷ giá đánh giá lại khoản nợ bằng ngoại tệ

        (3) Tài khoản 5423 - Chêch lệch tỷ giá thực tế

        3. Tài khoản 5430 - Chênh lệch do phát hành trái phiếu

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh số chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá trái phiếu trong trường hợp hoán đổi trái phiếu, phát hành trái phiếu có phụ trội hoặc trái phiếu có chiết khấu.

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ sử dụng trong trường hợp ngân sách đi vay dưới hình thức hoán đổi trái phiếu, phát hành trái phiếu có phụ trội hoặc chiết khấu tại thời điểm phát hành có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa và được các nhà đầu tư mua trái phiếu chấp nhận.

- Kế toán chênh lệch giá phát hành trái phiếu phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

3.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:       

- Khoản chiết khấu trái phiếu phát sinh trong kỳ.

- Kết chuyển khoản phụ trội trái phiếu phát sinh vào thu ngân sách trong kỳ.

Bên Có:     

- Khoản phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ.

- Kết chuyển khoản chiết khấu trái phiếu phát sinh vào chi ngân sách trong kỳ.

 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 5430 - Chênh lệch do phát hành trái phiếu có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 5431 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu.

Tài khoản 5432 - Chênh lệch do hoán đổi trái phiếu.

        4. Tài khoản 5440 - Chênh lệch giá khác

4.1. Mục đích

        Tài khoản này sử dụng để phản ánh chênh lệch giá khác trong hoạt động của KBNN (như: Chênh lệch giá mua với giá trên hợp đồng,...) và xử lý các khoản chênh lệch giá này.

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        Kế toán chênh lệch giá phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

          + Mã KBNN.

        4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh số chênh lệch giá giảm;

        - Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch giá tăng vào thu ngân sách.

        Bên Có:

        - Phản ánh số chênh lệch giá tăng;

        - Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch giá giảm vào số chi ngân sách.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

        Tài khoản 5440 - Chênh lệch giá khác có 1 tài khoản cấp 2 như sau: Tài khoản 5441 - Chênh lệch giá khác.

III. NHÓM 55 - CÂN ĐỐI THU, CHI

        1. Tài khoản 5510 - Cân đối thu, chi

1.1. Mục đích

        Tài khoản này được dùng để phản ánh số chêch lệch giữa số thực thu NSNN và số thực chi NSNN trong năm ngân sách và tình hình xử lý chênh lệch thu, chi NSNN theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Tại các thời điểm sau ngày 31/12 hàng năm; cuối các ngày trong thời gian chỉnh lý quyết toán (nếu trong ngày có điều chỉnh số liệu làm thay đổi số thực thu, thực chi NSNN năm trước); khi quyết toán thu, chi NSNN đã được phê duyệt, KTT thực hiện chạy Chương trình “Tính toán cân đối thu chi cho năm ngân sách” theo từng cấp ngân sách (riêng đối với NS cấp xã chạy chi tiết theo mã địa bàn xã) để xác định số chênh lệch thực thu, thực chi NSNN cho từng cấp NS (và từng địa bàn xã):

+ Hệ thống sẽ tự động kết chuyển phần chênh lệch thu, chi NSNN vào tài khoản Cân đối thu chi.

+ Kế toán chỉ hạch toán thủ công  trên tài khoản này khi có quyết định xử lý số liệu cân đối thu, chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

        - Kế toán cân đối thu chi được kết hợp với các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách (cấp 1, 2)

        + Mã địa bàn hành chính (đối với NS cấp xã).

        + Mã KBNN

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh số chênh lệch thực chi NSNN lớn hơn thực thu NSNN;

        - Nhận báo Nợ số chênh lệch thực chi NS trung ương, NS cấp tỉnh lớn hơn thực thu NS trung ương, NS cấp tỉnh từ KBNN cấp dưới; báo Có số chênh lệch thực thu lớn hơn thực chi NS trung ương, NS cấp tỉnh về KBNN cấp trên

        - Chuyển số chênh lệch thực thu NSNN lớn hơn thực chi NSNN (kết dư NSNN) vào quỹ dự trữ tài chính, thu NSNN (đối với NS trung ương, NS cấp tỉnh) hoặc vào thu NSNN (đối với NS cấp huyện, NS cấp xã) theo quyết định  của cấp có thẩm quyền.

        Bên Có:

        - Phản ánh số chênh lệch thực thu NSNN lớn hơn thực chi NSNN;

        - Nhận báo Có số chênh lệch thực thu NS trung ương, NS cấp tỉnh lớn hơn thực chi NS trung ương, NS cấp tỉnh từ KBNN cấp dưới; báo Nợ số chênh lệch thực chi lớn hơn thực thu NS trung ương, NS cấp tỉnh về KBNN cấp trên

        - Ghi nhận xử lý bội chi NS trung ương, NS cấp tỉnh từ tài khoản Nợ vay chờ xử lý để bù đắp bội chi NSNN (cấp trung ương, tỉnh) khi có văn bản xử lý của cấp có thẩm quyền.

        Số dư Nợ:

        Phản ánh số chênh lệch thực chi NSNN lớn hơn thực thu NSNN chưa được xử lý.

        Số dư Có:

        Phản ánh số chênh lệch thực thu NSNN lớn hơn thực chi NSNN chưa được xử lý.

Tài khoản 5510 - Cân đối thu chi có 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5511 - Cân đối thu chi.

        IV. NHÓM 56 - NGUỒN QUỸ

        1. Tài khoản 5610 - Quỹ dự trữ tài chính

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm các Quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước do KBNN các cấp quản lý.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán tài khoản này khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xử lý số kết dư NSNN, bổ sung Quỹ dự trữ tài chính, ….hoặc tạm ứng cho các nhu cầu chi khi ngân sách chưa đủ nguồn thu và phải hoàn trả trong năm ngân sách.

- Kế toán Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ được hạch toán theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố hàng tháng.

- Kế toán Quỹ dự trữ tài chính được chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách (cấp 1, 2)

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức NS)

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh số tiền Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng đáp ứng nhu cầu chi cho ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: số tiền bổ sung vào thu NSNN; số tiền tạm ứng cho ngân sách các cấp….

- Phản ánh số phí dịch vụ thanh toán phải trả cho KBNN đồng cấp theo quy định hiện hành.

Bên Có:

        - Phản ánh số được kết chuyển từ kết dư ngân sách hàng năm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; số thu hồi tạm ứng của ngân sách các cấp; số được chuyển từ các nguồn khác (nếu có).

- Phản ánh số lãi tài khoản tiền gửi được KBNN đồng cấp trả hàng tháng theo quy định hiện hành. 

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền của Quỹ dự trữ tài chính chưa sử dụng.

        Tài khoản 5610 - Quỹ dự trữ tài chính có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 5611 - Quỹ dự trữ tài chính bằng đồng Việt Nam.

(2) Tài khoản 5612 - Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ.

(3) Tài khoản 5613 - Quỹ dự trữ tài chính bằng hiện vật khác

2. Tài khoản 5615 - Nguồn ứng từ Quỹ dự trữ tài chính

1.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm của các nguồn ứng từ Quỹ dự trữ tài chính.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán tài khoản này khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính cho các nhu cầu chi khi ngân sách chưa đủ nguồn thu và phải hoàn trả trong năm ngân sách.

- Kế toán tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ được hạch toán theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố hàng tháng.

- Kế toán tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính được chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã cấp ngân sách (cấp 1, 2)

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức NS)

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh số tiền tạm ứng cho ngân sách các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Phản ánh số phí dịch vụ thanh toán phải trả cho KBNN đồng cấp theo quy định hiện hành.

Bên Có:

        - Phản ánh số tiền được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Phản ánh số lãi tài khoản tiền gửi được KBNN đồng cấp trả hàng tháng theo quy định hiện hành. 

        Số dư Có:

        Phản ánh số tiền về nguồn ứng từ Quỹ dư trữ tài chính chưa sử dụng.

        Tài khoản 5615 - Nguồn ứng từ Quỹ dự trữ tài chính có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 5616 - Nguồn ứng từ Quỹ dự trữ tài chính bằng đồng Việt Nam.

(2) Tài khoản 5617 - Nguồn ứng từ Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ.

(3) Tài khoản 5618 - Nguồn ứng từ Quỹ dự trữ tài chính bằng hiện vật khác.

E. LOẠI 7 - THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

        I. NHÓM 71 - THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

        1. Tài khoản 7110 - Thu Ngân sách Nhà nước

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số thu của NSNN theo mục lục Ngân sách Nhà nước tương ứng cho ngân sách các cấp.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Việc phản ánh trên tài khoản thu NSNN phải tuyệt đối chấp hành chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.

- Các khoản thu NSNN phát sinh năm nào được hạch toán vào thu NSNN năm đó; các khoản thu thuộc ngân sách năm trước, nếu nộp trong năm sau thì hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau.

        - Kế toán thu NSNN được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã cơ quan thu)

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã KBNN.

        - Chỉ phản ánh vào tài khoản này số thực thu ngân sách đã xác định rõ các đoạn mã nêu trên; trường hợp chưa xác định rõ, kế toán hạch toán vào tài khoản Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN và lập thư tra soát gửi cơ quan thu.

- Kế toán hoàn trả các khoản thu NSNN được ghi giảm trực tiếp trên tài khoản thu NSNN; sau thời gian chỉnh lý quyết toán, kế toán ghi Nợ tài khoản chi NSNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

- Phản ánh các khoản hoàn trả các khoản thu NSNN.

        - Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu NSNN.

Bên Có:

Phản ánh các khoản thu NSNN.

Số dư Có:

        Phản ánh số thu ngân sách tại thời điểm hiện hành của từng kỳ kế toán.

Tài khoản này không có số dư đầu năm.

Tài khoản 7110 - Thu Ngân sách Nhà nước có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 7111 - Thu NSNN

        Tài khoản này phản ánh các khoản thực thu NSNN, được kết hợp với mục thu trong cân đối ngân sách, không kết hợp với mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN.

  1. Tài khoản 7112 - Tạm thu ngoài cân đối ngân sách

Tài khoản này phản ánh các khoản tạm thu ngoài cân đối ngân sách, được kết hợp với mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN, không kết hợp với mục thu trong cân đối ngân sách.

  1. Tài khoản 7113 - Thu NSNN qua hình thức ghi thu, ghi chi

        Tài khoản này phản ánh số thu của NSNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi theo mục lục Ngân sách Nhà nước tương ứng cho ngân sách các cấp.

II. NHÓM 73 - THU CHUYỂN GIAO NGÂN SÁCH

1. Tài khoản 7310 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu chuyển giao các cấp ngân sách, gồm:

        - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu bằng vốn trong nước, bổ sung có mục tiêu bằng vốn vay nợ ngoài nước, bổ sung có mục tiêu bằng vốn viện trợ không hoàn lại, bổ sung các chương trình, mục tiêu quốc gia và dự án bằng nguồn vốn trong nước, bổ sung khác,...

        - Thu ngân sách cấp dưới nộp lên theo mục lục NSNN.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Việc phản ánh trên tài khoản này phải đảm bảo mục Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên phải bằng mục Chi bổ sung cho NS cấp dưới (kết hợp chéo).

        - Kế toán chi tiết thu NSNN phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế (Chi tiết Mục 4650, 4700)

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức ngân sách)

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách.

        - Phản ánh các khoản thu hồi thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách.

Bên Có: 

               - Phản ánh các khoản thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách.

        - Phản ánh số thu ngân sách cấp dưới nộp ngân sách cấp trên.

Số dư Có:

        Phản ánh số thu ngân sách tại thời điểm hiện hành của từng kỳ kế toán.

        Tài khoản 7310 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 7311 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản thực thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách, được kết hợp với mục thu trong cân đối ngân sách, không kết hợp với mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN.

        (2) Tài khoản 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi: Tài khoản này phản ánh các khoản thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi, được kết hợp với mục thu trong cân đối ngân sách, không kết hợp với mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN.

III. NHÓM 74 - THU CHUYỂN NGUỒN

        1. Tài khoản 7410 - Thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu chuyển nguồn nhiệm vụ chi của một cấp ngân sách, có nguồn gốc từ số kinh phí đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung trong năm, nhưng đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Số thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách trong năm hiện hành phải bằng số chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách của năm trước (kết hợp chéo).

        - Kế toán thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách được kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế (Chi tiết Mục 0900)

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức ngân sách)

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu chuyển nguồn.

Bên Có: 

Phản ánh các khoản thu chuyển nguồn.

Số dư Có:

        Phản ánh số thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách tại thời điểm hiện hành của từng kỳ kế toán.

        Tài khoản 7410 - Thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách này có 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 7411 - Thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.

IV. NHÓM 79 - THU KHÁC

Nhóm tài khoản này phản ánh các khoản thu khác, bao gồm thu kết dư ngân sách năm trước, thu từ Quỹ dự trữ tài chính.

        1. Tài khoản 7910 - Thu kết dư ngân sách

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh số thu có nguồn gốc từ chênh lệch giữa tổng số thực thu Ngân sách Nhà nước lớn hơn tổng số thực chi Ngân sách Nhà nước năm trước được chuyển vào thu NSNN năm nay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, kế toán lập Phiếu chuyển khoản chuyển số kết dư ngân sách năm trước vào tài khoản thu kết dư ngân sách.

        - Việc xử lý kết dư ngân sách chỉ thực hiện tại KBNN huyện, phòng giao dịch thuộc KBNN tỉnh, KBNN tỉnh và Sở Giao dịch - KBNN.

        - Kế toán thu kết dư ngân sách được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế (Tiểu mục 4801 - Thu kết dư ngân sách năm trước)

+ Mã cấp NS

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức ngân sách)

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

        Các khoản điều chỉnh giảm thu khoản thu kết dư ngân sách.

Bên Có: 

Các khoản thu NSNN từ kết dư Ngân sách Nhà nước.

Số dư Có:

        Phản ánh số thu ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

        Tài khoản 7910 - Thu kết dư ngân sách có 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 7911 - Thu kết dư ngân sách.

        2. Tài khoản 7920 - Thu từ Quỹ dự trữ tài chính

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu NSNN được trích từ Quỹ dự trữ tài chính.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán các khoản thu từ Quỹ dự trữ tài chính được chi tiết theo các đoạn mã tương tự như tài khoản 7111 - Thu NSNN.

- Kế toán thu từ Quỹ dự trữ tài chính kết hợp với mục 4751 - Thu từ Quỹ dự trữ tài chính.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Các khoản điều chỉnh giảm thu NSNN từ Quỹ dự trữ tài chính.

Bên Có: 

Các khoản thu NSNN từ Quỹ dự trữ tài chính.

Số dư Có:

        Phản ánh số thu NSNN từ Quỹ dự trữ tài chính tại thời điểm hiện hành của từng kỳ kế toán.

        Tài khoản 7921 - Thu từ Quỹ dự trữ tài chính có 1 tài khoản cấp 2 như sau:         Tài khoản 7921 - Thu từ Quỹ dự trữ tài chính

        F. LOẠI 8 - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

        I. NHÓM 81 - CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN

        1. Tài khoản 8110 - Chi thường xuyên

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về kinh phí thường xuyên của NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách được giao từ nguồn dự toán chi thường xuyên khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kiểm soát và hạch toán vào tài khoản này trên cơ sở dự toán chi thường xuyên được giao của năm ngân sách tương ứng. Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NS năm trước được hạch toán vào kỳ 12 năm trước trên phân hệ Quản lý chi (AP) và kỳ 13 năm trước trên phân hệ Quản lý Sổ cái (GL).

        - Hạch toán chi từ tài khoản này phải thực hiện kiểm soát chi theo quy định, chấp hành nguyên tắc, điều kiện chi NS. Các khoản chi rút dự toán từ KBNN do KBNN thực hiện Kiểm soát chi; Các khoản chi bằng Lệnh chi tiền do CQTC chịu trách nhiệm kiểm soát chi, KBNN thực hiện kiểm soát sự phù hợp giữa tài khoản và MLNS của khoản chi, các yếu tố pháp lý của chứng từ.

        - Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.

        - Tài khoản này được tính vào chênh lệch cân đối thu chi (sau ngày 31/12) trừ trường hợp kết hợp với mã nguồn 27 - Nguồn dự toán tạm ứng.

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        + Mã dự phòng (nếu có)

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

  • Phản ánh các khoản thực chi thường xuyên khi đã có đủ các điều kiện thanh toán phát sinh trong năm.

        - Các khoản thực chi thường xuyên phát sinh được chuyển từ tạm ứng chi thường xuyên khi có khối lượng, hồ sơ thực hiện.

        - Các khoản thực chi thường xuyên phát sinh được chuyển từ ứng trước đủ điều kiện thanh toán khi đã có dự toán chính thức.

        Bên Có:     

        - Phản ánh số giảm chi, thu hồi các khoản thực chi ngân sách.

        Số dư Nợ:  

  • Phản ánh số chi thường xuyên của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dư.

        Tài khoản 8110 - Chi thường xuyên có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 8111 - Chi thường xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán

        Tài khoản 8111 - Chi thường xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 8113 - Chi thường xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán.

        + Tài khoản 8116 - Chi thường xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền.

        (2) Tài khoản 8121 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán

        Tài khoản 8121 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 8123 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán.

        + Tài khoản 8126 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền.

        II. NHÓM 82 - CHI NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

        1. Tài khoản 8210 - Chi đầu tư xây dựng cơ bản

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư XDCB của NSNN các cấp được giao dự toán từ nguồn đầu tư XDCB trong năm khi có đủ điều kiện thanh toán theo quy định.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kiểm soát và hạch toán vào tài khoản này trên cơ sở dự toán chi đầu tư XDCB được giao của năm ngân sách tương ứng. Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước được hạch toán kỳ 12 năm trước trên phân hệ Quản lý chi (AP) và kỳ 13 năm trước trên phân hệ Quản lý Sổ cái (GL).

        - Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB; Các khoản chi rút dự toán từ KBNN do bộ phận Kiểm soát chi của KBNN thực hiện Kiểm soát chi, Kế toán KBNN chỉ hạch toán vào tài khoản này khi chứng từ đã được bộ phận kiểm soát chi thực hiện kiểm soát chi; Các khoản chi bằng Lệnh chi tiền do CQTC chịu trách nhiệm kiểm soát trước khi chi, KBNN chỉ thực hiện kiểm soát sự phù hợp giữa tài khoản và MLNS của khoản chi, các yếu tố pháp lý của chứng từ.

        - Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.

        - Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu, chi (sau 31/12 trở đi).

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN.

        + Mã dự phòng (nếu có)

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản chi ngân sách về đầu tư XDCB đã có đủ điều kiện thanh toán phát sinh trong năm.

        - Phản ánh các khoản thực chi đầu tư XDCB phát sinh được chuyển từ tạm ứng sang khi đã có đủ điều kiện chi.

        - Phản ánh các khoản thực chi đầu tư XDCB phát sinh được chuyển từ ứng trước đủ điều kiện thanh toán sang khi đã có dự toán chính thức.

Bên Có:

  • Phản ánh số giảm chi ngân sách do thu hồi vốn đầu tư XDCB.

Số dư Nợ:  

  • Phản ánh số chi đầu tư XDCB của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm NS tài khoản này không có số dư

        Tài khoản 8210 - Chi đầu tư xây dựng cơ bản có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 8211- Chi đầu tư XDCB bằng dự toán.

        (2) Tài khoản 8221- Chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền.

2. Tài khoản 8250 - Chi đầu tư phát triển khác

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư phát triển khác của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư phát triển trong năm.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách thuộc kỳ của năm ngân sách tương ứng.

        - Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phát triển; Các khoản chi rút dự toán từ KBNN do KBNN thực hiện kiểm soát chi; Các khoản chi bằng Lệnh chi tiền do CQTC chịu trách nhiệm kiểm soát chi, KBNN thực hiện kiểm soát sự phù hợp giữa tài khoản và MLNS của khoản chi, các yếu tố pháp lý của chứng từ.

        - Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu, chi để chuyển chênh lệch thu, chi sang năm sau.

        - Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        + Mã dự phòng (nếu có)

        2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        - Phản ánh các khoản chi ngân sách về đầu tư phát triển khác đã có đủ điều kiện thanh toán phát sinh trong năm.

        - Phản ánh các khoản thực chi đầu tư phát triển khác phát sinh được chuyển từ tạm ứng sang khi đã có đủ điều kiện chi.

        - Phản ánh các khoản thực chi đầu tư phát triển khác phát sinh được chuyển từ ứng trước đủ điều kiện thanh toán sang khi đã có dự toán chính thức.

Bên Có:

Phản ánh số giảm chi ngân sách do thu hồi vốn đầu tư phát triển khác.

        Số dư Nợ:    

        Phản ánh số chi ngân sách thuộc các kỳ của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dư.

        Tài khoản 8250 - Chi đầu tư phát triển khác có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 8251- Chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư phát triển khác bằng dự toán của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư phát triển trong năm.

        (2) Tài khoản 8261- Chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư phát triển trong năm.

        III. NHÓM 83 - CHI CHUYỂN GIAO NGÂN SÁCH

        1. Tài khoản 8310 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách

        1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách trong năm.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán         

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong kỳ của năm ngân sách tương ứng.

        - Hạch toán khoản kinh phí chi chuyển giao phải căn cứ vào dự toán được duyệt đối với khoản chi có giao dự toán. Đối với bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, mức rút dự toán hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân trên, song tổng mức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm.

        - Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.

        - Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu, chi (sau 31/12 trở đi).

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách nơi nhận kinh phí hoặc mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của xã trong trường hợp chi chuyển giao cho xã.

        + Mã địa bàn hành chính: Ghi mã địa bàn hành chính của ngân sách cấp dưới.

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN.

        + Mã nguồn (nếu có)

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ: 

        - Phản ánh các khoản kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp NS trong năm.

        - Phản ánh các khoản kinh phí chi chuyển giao phải thu hồi nộp trả NS cấp trên khi quyết toán thu, chi NSNN năm trước đã được phê duyệt.

Bên Có: 

  • Phản ánh số giảm chi do thu hồi kinh phí chi chuyển giao.

        Số dư Nợ:  

        - Phản ánh số chi ngân sách của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dư.

        Tài khoản 8310 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách có 6 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 8311 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách đã được giao dự toán trong năm. Tài khoản này phải thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao.

        (2) Tài khoản 8312 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền trong năm. Tài khoản này phải thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao. Chỉ sử dụng tài khoản này khi có hướng dẫn.

        (3) Tài khoản 8313 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách không kiểm soát dự toán: Tài khoản này được dùng trong trường hợp thu hồi các khoản chi chuyển giao các cấp ngân sách cấp bằng dự toán, hoặc bằng Lệnh chi tiền khi quyết toán thu, chi ngân sách năm trước đã được phê duyệt. Khoản chi chuyển giao này đã có dự toán nhưng không được nhập dự toán vào TABMIS, do đó, không kiểm soát số dư dự toán trên TABMIS. Chỉ sử dụng tài khoản này khi có hướng dẫn.

        (4) Tài khoản 8314- Chi chuyển giao thường xuyên các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao cho nhiệm vụ chi thường xuyên (từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi) giữa ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bằng hình thức ghi thu, ghi chi

        (5) Tài khoản 8315- Chi chuyển giao đầu tư XDCB các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao cho nhiệm vụ chi đầu tư XDCB (từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi) giữa ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bằng hình thức ghi thu, ghi chi

        (6) Tài khoản 8316- Chi chuyển giao các cấp ngân sách từ nguồn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao từ nguồn kinh phí viện trợ giữa ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bằng hình thức ghi thu, ghi chi

        IV. NHÓM 84 - CHI CHUYỂN NGUỒN

        1. Tài khoản 8410 - Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách

        1.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi chuyển nguồn nhiệm vụ chi của một cấp ngân sách, có nguồn gốc từ số kinh phí thuộc nhiệm vụ chi trong năm, nhưng đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện chi hoặc thực hiện chưa xong, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển sang năm sau để chi tiếp.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Các khoản chi chuyển nguồn thực chất là các khoản chi chưa được thực hiện, được hạch toán chi NSNN năm trước đồng thời ghi thu chuyển nguồn sang năm sau.

        - Tài khoản này không thực hiện kiểm soát dự toán.

        - Chi chuyển nguồn NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước.

        - Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế (tiểu mục chi tiết của mục 0950)

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của xã

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:     

        Phản ánh các khoản chi chuyển nguồn được chuyển sang năm sau.

Bên Có: 

        Phản ánh giảm trong trường hợp điều chỉnh các khoản chi chuyển nguồn.

        Số dư Nợ:  

        Phản ánh số chi chuyển nguồn ngân sách của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dư.

        Tài khoản 8410 - Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách có 1 tài khoản cấp 2:

        Tài khoản 8411 - Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách: Phản ánh các khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp.

        V. NHÓM 89 - CHI NGÂN SÁCH KHÁC

        1. Tài khoản 8920 - Chi dự trữ quốc gia

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách cho việc mua hàng dự trữ quốc gia (không bao gồm các khoản chi quản lý nhà nước, chi đầu tư xây dựng nhà kho cho dự trữ quốc gia).

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong kỳ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán tài khoản này phải chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN; 

- Mọi khoản chi dự trữ quốc gia phải nằm trong dự toán được duyệt; Tài khoản này phải thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao.

- Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước.

- Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).

- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

+ Mã nguồn NSNN (nếu có)

+ Mã dự phòng (nếu có)

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản chi ngân sách cho việc mua hàng dự trữ đã có đủ điều kiện thanh toán phát sinh trong năm.

- Phản ánh các khoản thực chi ngân sách cho việc mua hàng  dự trữ quốc gia phát sinh được chuyển từ tạm ứng sang khi đã có đủ điều kiện chi.

- Phản ánh các khoản thực chi ngân sách cho việc mua hàng dự trữ quốc gia phát sinh được chuyển từ ứng trước đủ điều kiện thanh toán sang khi đã có dự toán chính thức.

Bên Có: Phản ánh số giảm chi ngân sách cho việc mua hàng dự trữ quốc gia do thu hồi dự toán.

Số dư Nợ:  

Phản ánh số chi ngân sách cho việc mua hàng dự trữ quốc gia của năm ngân sách tương ứng.

Đầu mỗi năm NS tài khoản này không có số dư

Tài khoản 8920 - Chi dự trữ quốc gia gồm 2 tài khoản cấp 2 như sau:

- Tài khoản 8921 - Chi dự trữ quốc gia bằng dự toán

- Tài khoản 8922 - Chi dự trữ quốc gia bằng lệnh chi tiền.

        2. Tài khoản 8930 - Chi viện trợ

        2.1. Mục đích

        Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NS trung ương cho nước ngoài dưới hình thức viện trợ theo các mục tiêu được ký kết tại Hiệp ước giữa Chính phủ các nước.

        2.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong các kỳ của năm ngân sách tương ứng.

        - Hạch toán trên tài khoản chi viện trợ bằng dự toán phải chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN; Hạch toán trên tài khoản chi viện trợ bằng Lệnh chi tiền do cơ quan Tài chính kiểm soát chi.

        - Mọi khoản chi ngân sách về viện trợ phải nằm trong dự toán được duyệt.

Tài khoản này phải thực hiện kiểm soát dự toán đã được giao.

        - Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.

        - Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách: Cấp 1

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        + Mã dự phòng (nếu có)

        2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản chi của NSNN viện trợ cho nước ngoài đã đủ điều kiện thanh toán.

        Bên Có:        

        Phản ánh các khoản giảm chi NSNN viện trợ cho nước ngoài do thu hồi;

        Số dư Nợ:    

        Phản ánh số chi ngân sách viện trợ cho nước ngoài của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dư.

        Tài khoản 8930 - Chi viện trợ, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

        (1) Tài khoản 8933 - Chi viện trợ bằng dự toán: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN bằng dự toán cho nước ngoài dưới hình thức viện trợ theo các mục tiêu được ký kết tại Hiệp ước.

        (2) Tài khoản 8936 - Chi viện trợ bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN bằng lệnh chi tiền cho nước ngoài dưới hình thức viện trợ theo các mục tiêu được ký kết tại Hiệp ước.

        3. Tài khoản 8940 - Chi trả lãi, phí đi vay

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN cấp Trung ương và cấp tỉnh đối với các khoản phí phát sinh khi đi vay và các khoản lãi vay mà ngân sách phải thanh toán cho các đối tượng cho vay.

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong các kỳ của năm ngân sách tương ứng.

        - Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.

        - Tài khoản này không phải thực hiện kiểm soát dự toán.

        - Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã KBNN.

          3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản chi của NSNN về lãi, phí từ hoạt động vay nợ của NS cấp Trung ương và NS cấp tỉnh.

        Bên Có:        

        Phản ánh các khoản giảm chi do thu hồi.

        Số dư Nợ:    

        Phản ánh số chi ngân sách của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dư.

        Tài khoản 8940 Chi trả lãi, phí đi vay có 1 tài khoản cấp 2: Tài khoản 8941- Chi trả lãi, phí đi vay

        4. Tài khoản 8950 - Chi ngân sách khác

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này để phản ánh các khoản chi khác của NSNN (chi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chi thường xuyên, đầu tư XDCB từ vốn vay nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi, chi trả nợ, chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính,...) khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách các kỳ của năm ngân sách tương ứng.

        - Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.

        - Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).

        - Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:

        + Mã quỹ

        + Mã nội dung kinh tế

        + Mã cấp ngân sách

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã địa bàn hành chính

        + Mã chương

        + Mã ngành kinh tế

        + Mã CTMT, dự án (nếu có)

        + Mã KBNN

        + Mã nguồn NSNN (nếu có).

        4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh các khoản chi khác của NSNN.

        Bên Có:        

        Phản ánh các khoản giảm chi do thu hồi.

        Số dư Nợ:    

        Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách của năm ngân sách tương ứng.

        Đầu mỗi năm ngân sách tài khoản này không có số dư.

        Tài khoản 8950 - Chi ngân sách khác có 4 tài khoản cấp 2 như sau :

        (1) Tài khoản 8951 - Chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền

        Tài khoản này phản ánh các khoản chi của NSNN theo quyết định của cấp có thẩm quyền cho các nhiệm vụ chi theo quy định không giao dự toán đến đơn vị dự toán cấp 4: Bao gồm chi cho vay của NSTW, chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính, nhiệm vụ chi đột xuất chưa được bố trí dự toán và chi trả nợ vay cho các khoản vay trước kia đã ghi thu ngân sách, chi hoàn trả các khoản thu ngân sách sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.

        - Tài khoản này được thực hiện chi theo hình thức Lệnh chi tiền cho các trường hợp: Chi cho vay của NSTW, chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính và nhiệm vụ chi đột xuất chưa được bố trí dự toán.

        (2) Tài khoản 8952 - Chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi

         Tài khoản này phản ánh các khoản chi ngân sách theo hình thức ghi thu ghi chi.

        Tài khoản 8952 - Chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi có 7 tài khoản cấp 3 như sau:

        + Tài khoản 8953 - Chi thường xuyên từ các khoản phí để lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị. Tài khoản này phản ánh các khoản chi thường xuyên của ngân sách từ nguồn phí, lệ phí để lại cho đơn vị theo hình thức ghi thu, ghi chi và không kiểm soát dự toán. Tài khoản này chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của KBNN.

        + Tài khoản 8954 - Chi thường xuyên từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này phản ánh các khoản chi thường xuyên từ nguồn vốn vay nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        + Tài khoản 8955 - Chi thường xuyên từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này phản ánh các khoản chi thường xuyên từ nguồn vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        + Tài khoản 8956 - Chi đầu tư XDCB từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này phản ánh các khoản chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        + Tài khoản 8957 - Chi đầu tư XDCB từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này phản ánh các khoản chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        + Tài khoản 8958 - Chi đầu tư XDCB từ tài khoản tiền gửi theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này phản ánh các khoản chi đầu tư XDCB theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        + Tài khoản 8959 - Chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này phản ánh các khoản chi thường xuyên và chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi.

        (3) Tài khoản 8992 - Chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền:

        Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền của cấp ngân sách trong trường hợp được giao dự toán đến cấp 4 (Chi trả nợ, chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính...).

(4) Tài khoản 8993 - Chi hoàn thuế GTGT không kiểm soát dự toán:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản hoàn thuế GTGT theo Luật Thuế giá trị gia tăng, các khoản thu hồi hoàn thuế GTGT. Tài khoản này không thực hiện kiểm soát dự toán trên TABMIS chi tiết theo từng Cục Thuế; không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp hoàn trả thuế GTGT do nộp nhầm, nộp thừa. Tại Sở Giao dịch- KBNN, KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố, phòng giao dịch trực thuộc KBNN tỉnh, thành phố không được sử dụng tài khoản 8993.

        G. LOẠI 9 - DỰ TOÁN - TÀI KHOẢN KHÔNG ĐƯA VÀO CÂN ĐỐI

I. NHÓM 91 - NGUỒN DỰ TOÁN

1. Tài khoản 9110 - Nguồn dự toán giao trong năm

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán ở mức tổng hợp (gọi là dự toán NS cấp 0) chi tiết theo nhiệm vụ chi bao gồm: Dự toán chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên,dự toán chi viện trợ, dự toán chi trả nợcác khoản tiền do Chính phủ vay,chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới...,được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân các cấp quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được giao của cấp có thẩm quyền phê duyệt  (Quốc hội với dự toán NSTW và Hội đồng nhân dân các cấp với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau::

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Thu hồi, điều chỉnh nguồn dự toán.

Bên Có:     

- Nguồn dự toán NS cấp 0 được phê duyệt.

- Điều chỉnh nguồn dự toán.

Số dư Có:     

- Nguồn dự toán NS cấp 0 được phê duyệt.

Tài khoản 9110 - Tài khoản nguồn dự toán giao trong năm có 1 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

2. Tài khoản 9120 - Nguồn dự toán tạm cấp

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán tạm cấp trong trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định luật NSNN.

2.2.Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán do cơ quan Kho bạc Nhà nước tạm cấp bằng dự toán, cơ quan Tài chính tạm cấp bằng lệnh chi tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Thu hồi nguồn dự toán tạm cấp khi có dự toán chính thức được phê duyệt.

- Điều chỉnh nguồn dự toán tạm cấp.

Bên Có:     

- Nguồn dự toán tạm cấp phát sinh.

- Điều chỉnh nguồn dự toán tạm cấp.

Số dư Có:     

Nguồn dự toán tạm cấp còn lại khi chưa có dự toán chính thức được phê duyệt.

Tài khoản 9120 - Nguồn dự toán tạm cấp có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

3. Tài khoản 9130 - Nguồn dự toán ứng trước

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán ứng trước ngân sách năm sau (ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện) để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện)theo quy định luật NSNN.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Hủy nguồn dự toán ứng trước tương ứng với số dự toán chính thức được phê duyệt.

- Điều chỉnh nguồn ứng trước.

Bên có:      

- Nguồn dự toán ứng trước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Điều chỉnh nguồn ứng trước.

Số dư Có:     

Nguồn dự toán ứng trước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tài khoản 9130 - Tài khoản nguồn dự toán ứng trước có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9131- Nguồn dự toán ứng trước

4. Tài khoản 9140 - Nguồn bội chi tăng thêm

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán từ nguồn bội chi tăng thêm(ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh)do Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Luật NSNN.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: dự toán từ nguồn bội chi tăng thêm nguồn bội chi tăng thêm, do QH hoặc HDND tỉnh quyết định.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Điều chỉnh nguồn dự toán bội chi tăng thêm.

Bên có:

- Nguồn dự toán được giao từ nguồn bội chi tăng thêm.

- Điều chỉnh nguồn dự toán bội chi tăng thêm

Số dư Có:     

- Nguồn dự toán bội chi tăng thêm còn lại

Tài khoản 9140 - Nguồn bội chi tăng thêm có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9141- Nguồn bội chi tăng thêm.

4. Tài khoản 9150 - Nguồn dự toán tăng thu

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán từ nguồn tăng thu theo phương án sử dụng số tăng thu được cấp có thẩm quyền quyết định (Quốc hội, Hội đồng nhân dân)theo quy định của Luật NSNN.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ hạch toán đối ứng với tài khoản 9240 - Dự toán tăng thu.

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: dự toán từ nguồn tăng thu do QH hoặc HDND quyết định.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Điều chỉnh nguồn dự toán tăng thu.

Bên Có:     

- Nguồn dự toán được giao từ nguồn tăng thu.

- Điều chỉnh nguồn dự toán tăng thu.

Số dư Có:     

Nguồn dự toán tăng thu còn lại chuyển năm sau.

Tài khoản 9150 - Nguồn dự toán tăng thu có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9151- Nguồn dự toán tăng thu.

6. Tài khoản 9160 - Nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm

6.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán bổ sung mục tiêu tăng thêm ngoài cấp 0 đầu năm do QH hoặc HDND quyết định.

6.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ hạch toán đối ứng với tài khoản 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số dự toán bổ sung mục tiêu tăng thêm khi cơ quan tài chính các cấp phê duyệt.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

        Điều chỉnh nguồn dự toán bổ sung mục tiêu tăng thêm. 

Bên có:

- Nguồn dự toán bổ sung mục tiêu tăng thêm được giao.

- Điều chỉnh nguồn dự toán bổ sung mục tiêu tăng thêm. 

Số dư Có:     

        Nguồn dự toán bổ sung mục tiêu tăng thêm còn lại. 

Tài khoản 9160 - Nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9161 - Nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm.

7. Tài khoản 9170 - Nguồn kết dư

7.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán kết dưtheo quy định của Luật NSNN. .

7.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này  hạch toán đối ứng với tài khoản 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

Điều chỉnh nguồn dự toán kết dư. 

Bên có:      

- Nguồn dự toán được giao từ kết dư ngân sách.

- Điều chỉnh nguồn dự toán kết dư. 

Số dư Có:     

Nguồn dự toán kết dư còn lại chuyển năm sau.

Tài khoản 9170 – Nguồn kết dư có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9171- Nguồn kết dư.

II. NHÓM 92 - DỰ TOÁN CHI ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

1. Tài khoản 9210 - Dự toán NSNN được duyệt

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán ở mức tổng hợp (gọi là dự toán NS cấp 0) bao gồm: Dự toán chi đầu tư phát triển theo lĩnh vực, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên theo lĩnh vực, dự toán chi viện trợ, dự toán chi trả nợcác khoản tiền do Chính phủ vay, chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới...được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân các cấp quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

1.2.Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt tại mức tổng hợp (cấp 0), Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân các cấp (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

- Khi xuất dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau: 

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Dự toán kinh phí cấp 0 được giao.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán NS cấp 0.

Bên Có:     

- Dự toán kinh phí cấp 0 đã phân bổ.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán NS cấp 0.

Số dư Nợ:  

- Dự toán NS cấp 0 còn lại.

Tài khoản 9210 - Dự toán NSNN được duyệt có 8 tài khoản cấp 2 như sau:

(1)Tài khoản 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0 theo lĩnh vựcđược Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

(2)Tài khoản 9214 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi để mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc giađược Quốc hội quyết định.

(3) Tài khoản 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cấp 0 theo lĩnh vực được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

(4) Tài khoản 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0 được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

(5) Tài khoản 9223 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 0 được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW).

(6) Tài khoản 9226 - Dự toán chi trả nợ phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi trả nợ phân bổ cấp 0 được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh).

(7) Tài khoản 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện), bao gồm: số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao và để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể)

(8) Tài khoản 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán dự phòng phân bổ cấp 0 được Chính phủ quyết định (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân các cấp quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

(9) Tài khoản 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán khác phân bổ cấp 0 được Quốc hội quyết định (với dự toán NSTW) và Hội đồng nhân dân quyết định (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

2. Tài khoản 9240 - Dự toán tăng thu

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán đã giao từ nguồn tăng thu được cơ quan tài chính các cấp xác định theo phương án sử dụng số tăng thu được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật NSNN (Chính Phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất).

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ hạch toán đối ứng với tài khoản 9150 - Nguồn Dự toán tăng thu.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số dự toán tăng thu đã giao và số tăng thu tại thời điểm cuối năm ngân sách khi cơ quan tài chính xác định.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Dự toán được giao từ nguồn tăng thu.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán NS cấp 0.

Bên có:      

- Rút dự toán tăng thu để chi.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán NS cấp 0.

Số dư Nợ: Dự toán tăng thu còn lại được chuyển năm sau.

Tài khoản 9240 - Dự toán tăng thu có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9241 - Dự toán tăng thu.

3. Tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cấp 1

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 1 được phân bổ từ dự toán NS cấp 0 (bao gồm dự toán giao trong năm và dự toán ứng trước, chi tiết theo nhiệm vụ chi (dự toán chi thường xuyên theo lĩnh vực, dự toán chi ĐTXDCB theo lĩnh vực, dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi viện trợ được Thủ tướng Chính phủ giao (với dự toán NSTW) hoặc Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã) cho đơn vị dự toán cấp 1.

3.2.Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 1 của Thủ tướng Chính phủ giao (với dự toán NSTW) hoặc Ủy ban nhân dân giao giao dự toán ngân sách(với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Dự toán kinh phí cấp 1 được giao.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán dự toán NS cấp 1.

Bên Có:     

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán dự toán NS cấp 1.

- Dự toán kinh phí đã phân bổ.

Số dư Nợ:  

Dự toán NS cấp 1 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1 có 8 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9253 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 1: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên theo lĩnh vực phân bổ cho đơn vịdự toáncấp 1 được Thủ tướng Chính phủ giao (với dự toán NSTW) hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã.

(2) Tài khoản 9254 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổcấp 1: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

(3) Tài khoản 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB theo lĩnh vực phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

(4) Tài khoản 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện, xã).

(5) Tài khoản 9263 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 1: Dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 1: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 1 được Thủ tướng Chính phủ giao (với dự toán NSTW).

(6) Tài khoản 9264 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ghi thu, ghi chi được giao trong năm phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng Chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) cho đơn vị dự toán cấp 1.

(7) Tài khoản 9265 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1; Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi được giao trong năm phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) cho đơn vị dự toán cấp 1.

(8) Tài khoản 9273 - Dự toán chi thường xuyên phân bổcấp 1 ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện) để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002

(9) Tài khoản 9276 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1 ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện).

(10) Tài khoản 9279 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1 ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán NS cấp tỉnh, huyện).

(11) Tài khoản 9283 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 1 ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán NSTW) để chi đầu tư phát triển (nếu có).

III. NHÓM 93 - DỰ TOÁN CHI PHÂN BỔ CẤP 2

1. Tài khoản 9310 - Dự toán chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán; kinh phí giao tự chủ, giao khoán).

1.2.Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 2 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toáncấp 2 được giao.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán NS cấp 2. 

Bên Có:     

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí thường xuyên dự toán NS cấp 2.

- Dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toáncấp 2 đã phân bổ.

Số dư Nợ:  

Dự toán kinh phí thường xuyên cấp 2 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9310 - Dự toán chi thường xuyên có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9321 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán và kinh phí giao tự chủ, giao khoán).

Tài khoản 9321 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9322 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2.

Tài khoản 9322 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán có 1 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9323 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2.

+ Tài khoản 9326 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2.

Tài khoản 9326 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ không giao khoán có 1 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9327 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2.

(2) Tài khoản 9331 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán và kinh phí giao tự chủ, giao khoán), để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002

Tài khoản 9331 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9332 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002

.Tài khoản 9332 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán có 1 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9333 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

+ Tài khoản 9336 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002

Tài khoản 9336 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán có 1 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9337 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 1 cho đơn vị dự toáncấp 2, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002

IV. NHÓM 94 - DỰ TOÁN CHI PHÂN BỔ CẤP 3

1. Tài khoản 9410 - Dự toán chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán; kinh phí giao tự chủ, giao khoán).

1.2.Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 3 của cấp có thẩm quyền.

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toáncấp 3 được giao.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí thường xuyên dự toán NS cấp 3.

Bên Có:     

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí thường xuyên dự toán NS cấp 3.

- Dự toán kinh phí thường xuyêncủa đơn vị dự toáncấp 3 đã phân bổ.

Số dư Nợ:  

Dự toán kinh phí thường xuyên cấp 3 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9410 - Dự toán chi thường xuyêncó 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9421 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9421 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9422 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3.

Tài khoản 9422 có 1 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9423 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3.

+ Tài khoản 9426 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3.

Tài khoản 9426 có 1 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9427 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3.

(2) Tài khoản 9431- Dự toán chi thường xuyên ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền), để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

Tài khoản 9431 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9432 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

Tài khoản 9432 có 1 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9433: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

+ Tài khoản 9436 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

Tài khoản 9436 có 1 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9437 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 3.

V. NHÓM 95 - DỰ TOÁN CHI PHÂN BỔ CẤP 4

1. Tài khoản 9510 - Dự toán chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp trên cho đơn vị dự toáncấp 4 (bao gồm dự toán chi thường xuyên tạm cấp, dự toán giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền), chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí khônggiao tự chủ, không giao khoán; kinh phí giao tự chủ, giao khoán).

1.2.Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 4 của cấp có thẩm quyền.

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Phản ánh dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toáncấp 4 được phân bổ.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí thường xuyên dự toán NS cấp 4

Bên Có:     

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toáncấp 4.

Số dư Nợ:  

- Phản ánh dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toáncấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9510 - Dự toán chi thường xuyên có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9511 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN hoặc cơ quan tài chính tạm cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách trong trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dânquyết định, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9511 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9512 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN hoặc cơ quan tài chính tạm cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán theo quy định của Luật Ngân sách.

Tài khoản 9512 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9513 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

• Tài khoản 9514 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do cơ quan tài chính tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Tài khoản 9516 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN và cơ quan tài chính tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Tài khoản 9516 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9517 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

• Tài khoản 9518 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do cơ quan tài chính tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách.

(2) Tài khoản 9521 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ đơn vị dự toán cấp trên cho đơn vị dự toáncấp dưới (từ dự toán đơn vị dự toáncấp1 cho đơn vị dự toáncấp 4, từ dự toán đơn vị dự toáncấp 2 cho đơn vị dự toáncấp 4,từ dự toán đơn vị dự toáncấp 3 cho đơn vị dự toáncấp 4) chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9521 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9522 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 4.

Tài khoản 9522 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9523 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ cho đơn vị dự toáncấp 4.

• Tài khoản 9524 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9526 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9526 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9527 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 4.

• Tài khoản 9528 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 4.

(3) Tài khoản 9531- Dự toán chi thường xuyên ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 4, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế giao tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền), để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

Tài khoản 9531 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9532 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 4, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

Tài khoản 9532 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9533 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

• Tài khoản 9534 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

+ Tài khoản 9536 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4, để hạch toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

Tài khoản 9536 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 9537 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

• Tài khoản 9538 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4, để hạch  toán số liệu chi NSNN từ năm 2016 trở về trước theo Luật NSNN năm 2002.

2. Tài khoản 9540 - Dự toán chi dự trữ quốc gia

Tài khoản 9540 - Dự toán chi dự trữ quốc gia là tài khoản cấp 1 của Nhóm 95 - Dự toán chi đơn vị cấp 4

        2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi dự trữ quốc gia được phê duyệt của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Phản ánh dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia dự toán cấp 4.

Bên Có:     

- Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia của đơn vị dự toán cấp 4.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:  

Phản ánh dự toán kinh phí chi dự trữ quốc gia của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9540 - Dự toán chi dự trữ quốc gia có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

- Tài khoản 9541 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3, bao gồm:

• Tài khoản 9542 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng dự toán.

•  Tài khoản 9543 - Dự toán chi dự trữ quốc gia giao trong năm bằng lệnh chi tiền.

3. Tài khoản 9550 - Dự toán chi ĐTXDCB

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi ĐTXDCBgiao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi ĐTXDCBứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi ĐTXDCB được phê duyệt cấp 4 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí ĐTXDCB dự toán NS cấp 4.

Bên Có:     

- Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 4.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí ĐTXDCB dự toán NS cấp 4.

Số dư Nợ:  

- Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9550 - Dự toán chi ĐTXDCB có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9551 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán, và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9551 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9552 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9553 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4.

(2) Tài khoản 9556 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9556 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9557 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9458 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

4. Tài khoản 9560 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi chi đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi đầu tư phát triển khác được phê duyệt cấp 4 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Phản ánh dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán kinh phí  đầu tư phát triển khác dự toán NS cấp 4.

Bên Có:     

- Điều chỉnh giảm kinh phí đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:  

- Phản ánh dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9560 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9561 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 cho dự toán phân bổ cấp 4 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9561 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9562 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí phát triển khác giao trong năm bằng dự toán phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 cho dự toán phân bổ cấp 4.

+ Tài khoản 9563 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 cho dự toán phân bổ cấp 4.

(2) Tài khoản 9566 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác ứng trước phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 3 cho dự toán phân bổ cấp 4 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9566 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9567 - Dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác bằng dự toán phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 cho dự toán phân bổ cấp 4.

+ Tài khoản 9568 - Dự toán chi đầu tưphát triển khác ứng trước bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí phát triển khác ứng trước bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 cho dự toán phân bổ cấp 4.

5. Tài khoản 9580 - Dự toán chi viện trợ

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ của dự toán phân bổ cấp 4 được phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 của cấp có thẩm quyền cho dự toán phân bổ cấp 4 (bao gồm dự toán chi viện trợ tạm cấp, giao trong năm, ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi viên trợ ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ:

+ Dự toán chi viện trợ được phê duyệt của dự toán phân bổ cấp 4 được phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 của cấp có thẩm quyền.

+ Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Phản ánh dự toán chi viện trợ của dự toán phân bổ cấp 4 được phân bổ.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán chi viện trợ của dự toán phân bổ cấp 4.

Bên Có:     

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán chi viện trợ của dự toán phân bổ cấp 4.

Số dư Nợ:  

- Phản ánh dự toán chi viện trợ dự toán phân bổ cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9580 - Dự toán chi viện trợ có 3 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9581 - Dự toán chi viện trợ tạm cấp: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ tạm cấp trong năm của dự toán phân bổ cấp 4 (bao gồm dự toán chi viên trợ tạm cấp trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi).

Tài khoản 9581 - Dự toán chi viện trợ tạm cấp có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9582 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán tạm cấp: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán tạm cấp trong năm ngân sách của dự toán phân bổ cấp 4.

+ Tài khoản 9583 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền tạm cấp: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền tạm cấp trong năm ngân sách của dự toán phân bổ cấp 4.

(2) Tài khoản 9586 - Dự toán chi viện trợ giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ giao trong năm của dự toán phân bổ cấp 4 được phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 3 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi).

Tài khoản 9586 - Dự toán chi viện trợ giao trong năm có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9587 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 cho dự toán phân bổ cấp 4.

+ Tài khoản 9588 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm phân bổ từ dự toán phân bổ cấp 1 cho dự toán phân bổ cấp 4.

(3) Tài khoản 9591 - Dự toán chi viện trợ ứng trước: Tài khoản nàydùng để phản ánh dự toán chi viện trợ ứng trước ngân sách năm sau trong phạm vi cho phép của quỹ ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau nhưng phải thực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được.

Tài khoản 9591 - Dự toán chi viện trợ ứng trước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 9592 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán ứng trước: Tài khoản nàydùng để phản ánh dự toán chi viện trợ ứng trước ngân sách năm sau trong phạm vi cho phép của quỹ ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng dự toán.

- Tài khoản 9593 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền ứng trước: Tài khoản nàydùng để phản ánh dự toán chi viện trợ ứng trước ngân sách năm sau trong phạm vi cho phép của quỹ ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng lệnh chi tiền.

6. Tài khoản 9594 - Dự toán ghi thu, ghi chi

6.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ghi thu ghi chi được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi thường xuyên và dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được giao trong năm).

6.2.Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán ghi thu ghi chi thường xuyên, ghi thu ghi chi ĐTXDCB được phê duyệt cấp 1 của cấp có thẩm quyền.

- Phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:     

- Phản ánh dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB cấp 4.

Bên Có:     

- Điều chỉnh giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB  của đơn vị dự toán cấp 4.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:  

- Phản ánh dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9594 - Dự toán ghi thu, ghi chi có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9595 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán.

(2) Tài khoản 9597 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán.

VI. NHÓM 96 - DỰ TOÁN KHÁC

1. Tài khoản 9610 - Điều chỉnh dự toán

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ sử dụng tài khoản này trong các trường hợp điều chỉnh dự toán, không sử dụng tài khoản này để phân bổ dự toán.

- Việc thực hiện các bút toán điều chỉnh liên quan thực hiện theo quy trình của hệ thống.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số dự toán được kết chuyển từ các tài khoản dự toán cần điều chỉnh đi.

Bên Có:

- Phản ánh số dự toán được kết chuyển đến các tài khoản dự toán cần được điều chỉnh đến.

Tài khoản này không có số dư.

Tài khoản 9610 - Điều chuyển dự toán có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 9611 - Điều chuyển dự toán.

2. Tài khoản 9620 - Dự toán chi chuyển giao

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí chi chuyển giaogiữa các cấp ngân sách, giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; giữa ngân sách huyện và ngân sách xã nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao và để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể(bao gồm: dự toán chi chuyển giao trong năm, dự toán chi chuyển giao bằng dự toán ứng trước, dự toán chi chuyển giao bằng dự toán tạm ứng, dự toán chi chuyển giao thường xuyên GTGC từ vốn vay ngoài nước, dự toán chi chuyển giao đầu tư GTGC từ vốn vay ngoài nước, dự toán chi chuyển giao GTGC từ nguồn viện trợ…) được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật NSNN.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

- Kế toán cần căn cứ vào nội dung của văn bản giao dự toán của cấp có thẩm quyền để hạch toán vào tài khoản chi tiết và nhiệm vụ chi phù hợp.

- Tài khoản này kết hợp với mã tổ chức ngân sách tương ứng.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Dự toán chi chuyển giao được phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.

- Dự toán chi chuyển giao được điều chỉnh tăng.

Bên Có:

- Dự toán chi chuyển giao đã phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng được điều chỉnh giảm.

Số dư Nợ:

- Dự toán chi chuyển giao được phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.

Tài khoản 9620 - Dự toán chi chuyển giao có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9621 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm: Tài khoản này phản ánh số dự toán chi chuyển giao được giao trong năm.

Tài khoản 9621 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm có 2 tài khoản cấp 5 như sau:

+ Tài khoản 9622 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán giao trong năm.

+ Tài khoản 9623 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng lệnh chi tiền giao trong năm.

+ Tài khoản 9624 - Dự toán chi chuyển giao thường xuyên ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm.

+ Tài khoản 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm.

+ Tài khoản 9629 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong năm.

(2) Tài khoản 9626 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách ứng trước: Tài khoản này phản ánh số dự toán chi chuyển giao ứng trước cho các năm sau.

Tài khoản 9626 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách ứng trước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9627 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước.

+ Tài khoản 9628 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng lệnh chi tiền ứng trước.

3. Tài khoản 9630 - Dự toán đối chiếu và hủy

Tài khoản 9630 - Dự toán đối chiếu và hủy có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9631 - Dự toán bị hủy

Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh dự toán bị hủy theo quy định của cơ chế tài chính.

Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này sử dụng trong trường hợp hủy dự toán đã được phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

Kết cấu và nội dung tài khoản

Số dự toán bị hủy được kết chuyển từ các tài khoản dự toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào bên Nợ của tài khoản này. Trong quá trình vận hành, đội xử lý trung tâm sẽ thực hiện quy trình xử lý số dư của tài khoản này.

(2) Tài khoản 9632 - Dự toán đối chiếu với KBNN

Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh dự toán do CQTC nhập để đối chiếu dự toán do KBNN đã nhập theo quy trình nghiệp vụ quy định (áp dụng trong trường hợp CQTC  chưa thực hiện việc nhập dự toán vào hệ thống).

Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này CQTC sử dụng nhập dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách, để đối chiếu với số liệu của KBNN đã nhập đảm bảo khớp đúng.

Kết cấu và nội dung tài khoản

Số dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách để đối chiếu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào bên Nợ của Tài khoản này. Trong quá trình vận hành, đội xử lý trung tâm sẽ thực hiện quy trình xử lý số dư của tài khoản này.

4. Tài khoản 9660 - Dự toán khác phân bổ cấp 1

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí chi từ Quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ theo quy định của cơ chế tài chính của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị dự toán cấp 1.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này sử dụng trong trường hợp cấp dự toán để bổ sung Quỹ dự trữ tài chính và chi trả nợ trong trường hợp có dự toán.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Dự toán NS cấp để bổ sung Quỹ dự trữ tài chính.

- Dự toán bố trí để chi trả nợ.

- Dự toán được điều chỉnh tăng để bổ sung Quỹ dự trữ tài chính và chi trả nợ.

Bên Có:

- Điều chỉnh hủy, giảm bổ sung Quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ.

Tài khoản này không có số dư.

Tài khoản 9660 - Dự toán khác phân bổ cấp 1 có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

+ Tài khoản 9667 - Dự toán khác phân bổ cấp 1.

Tài khoản 9667 -  Dự toán khác phân bổ cấp 1 có 1 tài khoản cấp 3 như sau:

Tài khoản 9669 - Dự toán khác bằng lệnh chi tiền phân bổ cấp 1.

5. Tài khoản 9690 - Dự toán khác phân bổ cấp 4

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí chi từ Quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ theo quy định của cơ chế tài chính của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị dự toán cấp 4.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này sử dụng trong trường hợp cấp dự toán để bổ sung Quỹ dự trữ tài chính và chi trả nợ trong trường hợp có dự toán.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Dự toán NS cấp để bổ sung Quỹ dự trữ tài chính.

- Dự toán bố trí để chi trả nợ. 

- Dự toán được điều chỉnh tăng để bổ sung Quỹ dự trữ tài chính và chi trả nợ.

Bên Có:

- Điều chỉnh hủy, giảm bổ sung Quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ.

Tài khoản này không có số dư. 

Tài khoản 9690 - Dự toán khác phân bổ cấp 4 có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

+ Tài khoản 9697 - Dự toán khác phân bổ cấp 4

Tài khoản 9697 - Dự toán khác phân bổ cấp 4 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

Tài khoản 9698 - Dự toán khác bằng dự toán phân bổ cấp 4 giao trong năm.

Tài khoản 9699 - Dự toán khác bằng lệnh chi tiền phân bổ cấp 4.

VII. NHÓM 99 - TÀI SẢN KHÔNG TRONG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

1. Tài khoản 9910 - Tài sản giữ hộ

        1.1. Mục đích

        - Tài khoản này phản ánh số lượng tài sản được KBNN giữ hộ, bảo quản hộ cho Nhà nước, các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân.

        - Tài sản do các cơ quan chức năng (công an, kiểm lâm, ...) tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền cũng được phản ánh trên tài khoản này.

        1.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tài khoản tài sản giữ hộ phải căn cứ vào chứng từ kế toán: Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tài sản, Phiếu xuất kho và các giấy tờ (hóa đơn, chứng từ, …) liên quan khác.

        - Kế toán tài sản giữ hộ được theo dõi chi tiết theo từng loại tài sản; ngoại tệ giữ hộ được theo dõi chi tiết đến loại nguyên tệ, mệnh giá nguyên tệ; giấy tờ có giá được theo dõi chi tiết theo chủng loại (kỳ phiếu, trái phiếu, công trái, ..); kim khí quý, đá quý được theo dõi chi tiết theo chủng loại và chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã loại tài sản)

        + Mã KBNN.

        1.3. Kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

  • Phản ánh số tài sản nhận giữ hộ đã nhập kho.

        Bên Có:

        - Phản ánh số tài sản nhận giữ hộ đã xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền (trả lại người gửi, chuyển vào thu NSNN, …).

Số dư Nợ:

Tài sản giữ hộ còn ở trong kho của KBNN.

        Tài khoản 9910 Tài sản giữ hộ có 4 tài khoản cấp 2 sau:

        (1) Tài khoản 9911 - Tài sản giữ hộ.

        (2) Tài khoản 9912 - Ngoại tệ giữ hộ.

        (3) Tài khoản 9913 - Giấy tờ có giá giữ hộ.

        (4) Tài khoản 9914 - Kim loại quý, đá quý giữ hộ.  

2. Tài khoản 9920 - Tài sản tạm giữ chờ xử lý

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh số lượng từng loại tài sản tạm giữ chờ xử lý của các đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán tài khoản này phải căn cứ vào chứng từ kế toán: Quyết định tạm giữ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho và các hóa đơn, chứng từ liên quan khác.

- Kế toán tài sản tạm giữ chờ xử lý được hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản, từng đơn vị tài sản: nhà, xe máy, vật quý (kim khí quý, đá quý), ...  và chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã  đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã loại tài sản)

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tài sản tạm giữ chờ xử lý.

Bên Có:

Phản ánh số tài sản tạm giữ đã xử lý.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tài sản tạm giữ chờ xử lý.

Tài khoản 9920 Tài sản tạm giữ chờ xử lý có 4 tài khoản cấp 2 sau:

(1) Tài khoản 9921 - Tài sản tạm giữ chờ xử lý.

(2) Tài khoản 9922 - Ngoại tệ tạm giữ chờ xử lý.

(3) Tài khoản 9923 - Giấy tờ có giá tạm giữ chờ xử lý.

(4) Tài khoản 9924 - Kim loại quý, đá quý tạm giữ chờ xử lý.

        3. Tài khoản 9930 - Kim loại quý, đá quý, ngoại tệ do KBNN quản lý

        3.1. Mục đích

        Tài khoản này phản ánh số lượng các loại vàng, bạc, kim khí quý, đá quý do KBNN quản lý hoặc do KBNN gửi tại ngân hàng.

        3.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tài khoản này phải căn cứ vào chứng từ kế toán: Phiếu nhập kho, Giấy (hoặc Biên bản) giao nhận tài sản, Phiếu xuất kho và các hóa đơn, chứng từ liên quan khác.

        - Kim khí quý, đá quý, ngoại tệ được theo dõi chi tiết riêng từng loại và theo đơn vị hiện vật quy định trong danh mục các đơn vị đo lường của Nhà nước ban hành (cái, hòm, hộp, chiếc, sợi, ...).

        - Chỉ phản ánh trên tài khoản này số kim khí quý, đá quý do KBNN quản lý; không ghi vào tài khoản này số kim khí quý, đá quý bảo quản hộ, giữ hộ, thế chấp, cầm cố (đã phản ánh trên TK 9910 - Tài sản giữ hộ).

        - Kế toán tài khoản này được theo dõi chi tiết theo chủng loại và chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã  đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã loại tài sản)

        + Mã KBNN.

        3.3. Kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh kim khí quý, đá quý, ngoại tệ nhập kho.

        Bên Có:

        Kim khí quý, đá quý, ngoại tệ xuất kho.

        Số dư Nợ:

        Kim khí quý, đá quý, ngoại tệ còn trong kho.

        Tài khoản 9930 - Kim loại quý, đá quý, ngoại tê  do KBNN quản lý có 3 tài khoản cấp 2 sau:

        (1) Tài khoản 9931 - Kim loại quý, đá quý trong kho.

        (2) Tài khoản 9932 - Kim loại quý, đá quý gửi ngân hàng.

        (3) Tài khoản 9933 - Ngoại tệ tiền mặt trong kho.

        4. Tài khoản 9950 - Tiền giả

        4.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh tiền giả do KBNN thu hồi hoặc phát hiện được trong quá trình giao dịch và tiền giả phát hiện trong kho quỹ của KBNN, bao gồm cả tiền giả và tiền nghi giả.

        4.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tiền giả, tiền nghi giả được theo dõi chi tiết theo từng loại mệnh giá và chủ sở hữu tiền giả, tiền nghi giả; tiền nghi giả nếu được cơ quan có thẩm quyền giám định và xác nhận không phải tiền giả sẽ được hoàn trả lại chủ sở hữu.

        - Kế toán tài khoản này được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã  đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã loại tài sản)

        + Mã KBNN

        4.3. Kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        - Tiền giả, tiền nghi giả thu giữ tại các đơn vị KBNN.

        - Tiền giả, tiền nghi giả nhận từ KBNN huyện.

        Bên Có:

        - Tiền giả, tiền nghi giả nộp ngân hàng.

        - Tiền nghi giả, tiền giả nộp cơ quan công an.

        - Tiền nghi giả được xác nhận là tiền thật chuyển KBNN tỉnh hoặc trả lại cho chủ sở hữu.

        Số dư Nợ:

  • Tiền giả, tiền nghi giả còn tại KBNN.

        Tài khoản 9950 - Tiền giả có 2 tài khoản cấp 2 sau:

        (1) Tài khoản 9951 - Tiền giả.

        (2) Tài khoản 9952 - Tiền nghi giả.

        5. Tài khoản 9960 - Tiền rách nát

        5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền rách nát, hư hỏng do KBNN thu hồi trong quá trình giao dịch hoặc đổi tiền rách cho khách hàng và thu phí đổi tiền.

        5.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tiền rách nát được theo dõi chi tiết theo từng loại mệnh giá. không hạch toán theo giá trị tiền rách (không hạch toán vào tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản trong bảng).

        - Kế toán tài khoản này được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã  đơn vị có quan hệ với ngân sách

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã loại tài sản)

        + Mã KBNN.

        5.3. Kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        Tiền rách nát thu được trong quá trình giao dịch.

        Bên Có:

        Tiền rách nát xuất kho để đổi hoặc nộp ngân hàng, nơi KBNN mở tài khoản.

        Số dư Nợ:

        Tiền rách nát còn trong kho.

        Tài khoản 9960 - Tiền rách nát có 1 tài khoản cấp 2 sau:

        Tài khoản 9961 - Tiền rách nát

        6. Tài khoản 9970 - Tiền mẫu

        6.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số lượng tiền mẫu nhận từ ngân hàng theo quy định hiện hành.

        6.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng loại mệnh giá và chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã loại tài sản)

        + Mã KBNN.

        6.3. Kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số lượng tiền mẫu nhận từ ngân hàng.

        Bên Có:

        Phản ánh số lượng tiền mẫu nộp lại ngân hàng khi Ngân hàng có văn bản thông báo đình chỉ lưu hành một hay nhiều loại tiền có mệnh giá tương ứng.

        Số dư Nợ:

        Số lượng tiền mẫu nhận từ ngân hàng hiện có tại KBNN.

        Tài khoản 9970 - Tiền mẫu có 1 tài khoản cấp 2 sau:

        Tài khoản 9971 - Tiền mẫu.

        7. Tài khoản 9980 - Tiền lưu niệm

        7.1. Mục đích

        Tài khoản này dùng để phản ánh số lượng tiền lưu niệm nhận từ ngân hàng (nếu có) và xuất dùng cho mục đích lưu niệm hoặc mục đích khác theo quy định của Chính phủ theo Quyết định của Tổng Giám đốc KBNN.

        7.2. Nguyên tắc hạch toán

        - Kế toán tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng loại mệnh giá và chi tiết theo các đoạn mã sau:

        + Mã quỹ

        + Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã loại tài sản)

        + Mã KBNN.

        7.3. Kết cấu tài khoản

        Bên Nợ:

        Phản ánh số lượng tiền lưu niệm nhận từ ngân hàng.

        Bên Có:

        Phản  ánh số lượng tiền lưu niệm xuất cho các đơn vị, cá nhân (nếu có).

        Số dư Nợ

        Số lượng tiền lưu niệm nhận từ ngân hàng hiện có tại KBNN.

        Tài khoản 9980 - Tiền lưu niệm có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

        Tài khoản 9981 - Tiền lưu niệm.

Phụ lục VII

QUY TRÌNH PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

DỰ TOÁN

(Kèm theo Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29/9/2017 của KBNN)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

I. Khái niệm và phân loại dự toán

1. Khái niệm

- Dự toán phân bổ cấp 0 là dự toán chi ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định hàng năm.

- Đơn vị dự toán cấp 1 là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách. Đơn vị dự toán cấp 1 đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán và không phải thực hiện phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc.

- Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách hay còn gọi là các đơn vị dự toán trung gian (các đơn vị trung gian giữa đơn vị dự toán cấp 1 và đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3) được ủy quyền của đơn vị cấp trên thuộc ngân sách trung ương thực hiện phân bổ, giao dự toán trên hệ thống.

- Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.

2. Thời hạn nhập dự toán

Thời hạn nhập dự toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

3. Phân loại dự toán theo yêu cầu quản lý

Theo yêu cầu quản lý, dự toán được phân loại và mã hóa theo các loại sau:

01- Dự toán đầu năm: Là dự toán chính thức được Quốc hội quyết định và giao đầu năm.

02- Dự toán bổ sung: Là dự toán bổ sung trong năm ngân sách được Quốc hội quyết định ngoài dự toán đầu năm (từ nguồn tăng thu NSTW, nguồn viện trợ…).

03- Dự toán điều chỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Là dự toán điều chỉnh tăng hoặc giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; điều chỉnh từ kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang kinh phí thường xuyên.

04- Dự toán chuyển sang năm tiếp theo: Là dự toán của năm ngân sách chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau cấp phát tiếp và quyết toán vào ngân sách năm sau theo chế độ quy định.

06- Dự toán năm trước chuyển sang: Là dự toán của ngân sách năm trước còn lại chưa sử dụng hết được phép chuyển sang năm nay cấp phát tiếp và quyết toán vào ngân sách năm nay.

08- Dự toán tạm cấp: Là dự toán được tạm cấp trong trường hợp đầu năm ngân sách khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán NSNN chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

09- Dự toán ứng trước: Là dự toán được ứng trước cho năm sau theo Quyết định của cấp có thẩm quyền. (để hạch toán  ứng trước dự toán ngân sách năm sau đối với các trường hợp quy định tại Điều 57 Luật NSNN).

10 - Dự toán hủy bỏ: Là dự toán hủy bỏ theo chế độ quy định.

11- Dự toán tạm ứng: Là dự toán tạm ứng khi cấp có thẩm quyền tạm ứng ngân sách từ nguồn thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền; khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí bổ sung dự toán ngân sách hoàn trả tạm ứng ngân sách, thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách đồng thời thu hồi tạm ứng ngân sách.

19- Dự toán điều chỉnh: Là dự toán dùng trong các bút toán điều chỉnh dự toán sau khi đã chạy khử số dư âm và chương trình chuyển nguồn.

91- Giảm trừ dự toán: Là dự toán cấp có thẩm quyền thu hồi theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra, cơ quan tài chính.

4. Phân loại theo mã nguồn chi NSNN

4.1. Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước như sau:

12- Kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ; kinh phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định; không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ  14 đến 29.

13 - Kinh phí được giao tự chủ: Bao gồm kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước.

14- Kinh phí thực hiện chính sách tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội.

Theo đó, mã nguồn 14 dùng để phản ánh nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương để xử lý cho nhu cầu tăng lương từ mức lương cơ sở hiện hành lên mức lương mới ngoài quỹ tiền lương. Đối với quỹ lương cơ bản theo mức tiền lương cơ sở hiện hành (gọi là Quỹ lương cơ bản theo biên chế được duyệt của cấp có thẩm quyền) hạch toán theo quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (không theo dõi vào tính chất nguồn kinh phí 14).

15 - Kinh phí không tự chủ được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9: Bao gồm các khoản dự toán kinh phí không tự chủ được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc.

Kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán của cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 năm thực hiện dự toán (theo quy định tại Điều 64 Luật NSNN 2015) được hạch toán vào tài khoản kinh phí  không giao tự chủ, không giao khoán với tính chất chất nguồn 15.

16 - Kinh phí nghiên cứu khoa học: Bao gồm các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí trong thời gian thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định.

27- Dự toán tạm ứng: Là dự toán tạm ứng khi cấp có thẩm quyền tạm ứng ngân sách từ nguồn thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền; khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí bổ sung dự toán ngân sách hoàn trả tạm ứng ngân sách, thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách sách đồng thời thu hồi tạm ứng ngân sách.

28 - Kinh phí giữ lại: Là kinh phí giữ lại không được chi theo quy định của cấp có thẩm quyền.

29 - Kinh phí thường xuyên khác: Là các khoản kinh phí khác.

Lưu ý: Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã nguồn:

+ Tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 và cấp 1 ghi mã nguồn 29, 98.

+ Tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 2 đến tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 4 ghi mã nguồn chi tiết 12, 13, 14, 15, 16, 17, 29 (nếu có).

+ Riêng đối với mã nguồn 27 được kết hợp với các tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1, cấp trung gian (2,3), cấp 4 khi có phát sinh dự toán tạm ứng.

4.2. Kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước như sau:

41- Vốn  trái phiếu Chính phủ

42- Vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN (vốn trong nước): dùng để phản ánh vốn trong nước được giao theo dự toán, nguồn CK viện trợ, nguồn dự phòng, chuyển nguồn từ năm trước.

43- Vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN (vốn trong nước) chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

44- Vốn đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất.

45- Vốn đầu tư từ nguồn xổ số kiến thiết.

49- Vốn đầu tư XDCB từ nguồn khác: dùng để phản ánh các nguồn vốn đầu tư khác không được phản ánh ở các nguồn nêu trên.

Lưu ý: Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã nguồn: Ghi theo mã nguồn chi tiết từ tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0, cấp 1, cấp 4.

4.3. Kế toán nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước như sau:

- Mã nguồn 52- Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW để đầu tư các chương trình, dự án.

- Mã nguồn 53- Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

- Mã nguồn 54 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ của Chính phủ cho ngân sách địa phương vay lại.

- Mã nguồn 98- Nguồn vốn ngoài nước khác

Lưu ý: Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã nguồn: Ghi theo mã nguồn chi tiết từ tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0, cấp 1, cấp 4.

(1) Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay nợ bằng tiền hỗ trợ cân đối ngân sách chung hoặc hỗ trợ theo ngành của các đơn vị dự toán cấp 1, thực hiện nhập dự toán vào TABMIS như quy định đối với các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, theo dõi mã nguồn 98.

(2) Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay, viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương để đầu tư các chương trình, dự án ghi mã nguồn 52.

(3) Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay, viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương vay để bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương ghi mã nguồn 53.

(3) Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước, viện trợ  theo hình thức ghi thu, ghi chi Chính Phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại ghi mã nguồn 54.

4.4. Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi viện trợ

Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi viện trợ không theo dõi mã nguồn ngân sách, ghi mã nguồn 00.

4.5. Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi chuyển giao

Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi chuyển giao không theo dõi mã nguồn ngân sách, ghi mã nguồn 00. Riêng dự toán tạm ứng chi chuyển giao thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên theo dõi mã tính chất nguồn 27.

5. Số dư dự toán

Việc kiểm soát số dư dự toán còn lại căn cứ tài khoản tổng hợp. Quan hệ tương ứng giữa tài khoản tổng hợp, tài khoản dự toán với tài khoản chi tương ứng được thiết lập trên Bảng tổng hợp tài khoản sau:

 II. Một số lưu ý về quản lý và điều hành ngân sách

1. Về bổ sung ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

- Trong văn bản thông báo số bổ sung ngân sách (hoặc tạm ứng, ứng trước, tạm cấp) cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tài chính) phải ghi rõ niên độ ngân sách (năm nay hoặc năm sau).

- Trường hợp văn bản thông báo số bổ sung ngân sách (hoặc tạm ứng, ứng trước, tạm cấp) cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền (hoặc cơ quan tài chính) không ghi rõ niên độ ngân sách (năm nay hoặc năm sau), thực hiện hạch toán kế toán ngân sách như sau:

+ Tạm ứng ngân sách (không kể tạm ứng trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị để chi tiêu theo chế độ quy định): tạm ứng ngân sách thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên, chuyển giao thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm nay; khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí bổ sung dự toán ngân sách hoàn trả tạm ứng ngân sách thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách sách đồng thời thu hồi tạm ứng ngân sách (thực hiện hoàn trả trong năm ngân sách).

+ Ứng trước ngân sách (là khoản ứng trước dự toán ngân sách năm sau, kể cả ứng trước dự toán ngân sách một số năm): thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm sau, khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí dự toán ngân sách năm nào, thì thực hiện thu hồi tương ứng với số vốn, kinh phí bố trí dự toán ngân sách năm đó. Trường hợp chưa thu hồi hết, chuyển niên độ ngân sách năm tiếp theo để tiếp tục thu hồi.

Lưu ý: Chỉ áp dụng ứng trước dự toán ngân sách năm sau đối với các trường hợp quy định tại Điều 57 Luật NSNN.

+ Tạm cấp ngân sách (là khoản chi ngân sách): thực hiện hạch toán ngân sách nhà nước niên độ năm nay, khi được cấp có thẩm quyền quyết toán năm nào, thì thực hiện cấp bổ sung (nếu thiếu) hoặc thu hồi (nếu thừa) trong năm đó.

2. Về phân bổ sử dụng dự phòng ngân sách, tăng thu ngân sách so với dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định; bổ sung có mục tiêu từ cấp trên cho cấp dưới

- Trong văn bản thông báo bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách, tăng thu ngân sách của cấp có thẩm quyền (hoặc uỷ quyền cho cơ quan tài chính) phải ghi rõ nhiệm vụ chi theo tính chất, nhiệm vụ chi (đầu tư, thường xuyên hoặc chi trả nợ).

- Trong văn bản thông báo bổ sung có mục tiêu của cấp có thẩm quyền từ cấp trên cho cấp dưới (hoặc uỷ quyền cho cơ quan tài chính) phải ghi rõ nguồn bố trí (dự phòng ngân sách, lĩnh vực chi,..).

- Trường hợp chưa có cơ sở hạch toán kế toán đơn vị trình phân bổ phải xác định rõ nguồn bổ sung để hạch toán.

3. Về việc thu hồi dự toán ứng trước

Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước, sau khi dự toán chính thức được phân bổ trên hệ thống, trách nhiệm thu hồi dự toán ứng trước của các đơn vị như sau:

- Đối với việc thu hồi dự toán ứng trước trên tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 4 ứng trước do các đơn vị KBNN (bộ phận kiểm soát chi) thực hiện.

- Đối với việc thu hồi dự toán ứng trước cấp 1: Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện thu hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ứng trước tại bộ sổ TW (trong trường hợp chưa đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh).

4. Về việc thu hồi dự toán tạm ứng chi thường xuyên

Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán tạm ứng, sau khi dự toán chính thức được phân bổ trên hệ thống, trách nhiệm thu hồi dự toán tạm ứng của các đơn vị như sau:

- Đối với việc thu hồi dự toán tạm ứng cấp 4 do các đơn vị KBNN (bộ phận kiểm soát chi) thực hiện.

- Đối với số dư dự toán tạm ứng cấp trung gian (cấp 2, 3):

+ KBNN (bộ phận kiểm soát chi) thực hiện thu hồi dự toán tạm ứng các cấp trung gian (cấp 2, 3) đã được đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh.

+ Các Vụ Tài chính chuyên ngành, Bộ/ngành thực hiện việc thu hồi dự toán tạm ứng (nếu có) các cấp trung gian (cấp 2, 3) do các Vụ Tài chính chuyên ngành, Bộ/ngành nhập tại bộ sổ TW (trong trường hợp chưa đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh).

- Đối với việc thu hồi dự toán tạm ứng cấp 1:

Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện thu hồi số dư dự toán tạm ứng (nếu có) tại bộ sổ TW (trong trường hợp chưa đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh).

Lưu ý: Việc thu hồi dự toán tạm ứng được thực hiện trên tài khoản dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ cấp 1, cấp trung gian, cấp 4 tương ứng, chi tiết loại dự toán 11, mã nguồn 27.

5. Về việc thu hồi dự toán chuyển giao bằng dự toán tạm ứng, ứng trước.

Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao, sau khi dự toán chính thức được phân bổ trên hệ thống, trách nhiệm thu hồi dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao của các đơn vị như sau:

Đối với việc thu hồi dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao cấp 4 do các đơn vị KBNN (bộ phận kế toán) thực hiện.

Lưu ý: Việc thu hồi dự toán tạm ứng được thực hiện trên tài khoản dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ cấp 1, cấp 4 tương ứng, chi tiết loại dự toán 11, mã nguồn 27.

6. Về giao dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán các khoản chi kinh phí uỷ quyền

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải phân bổ nguồn kinh phí cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.

- Khi thực hiện phân bổ và giao kinh phí uỷ quyền, cơ quan uỷ quyền coi cơ quan cấp dưới được uỷ quyền là đơn vị dự toán đặc biệt và thực hiện phân bổ, giao dự toán như đối với các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc; đồng thời gửi Uỷ ban nhân dân cùng cấp với cơ quan được uỷ quyền biết để phối hợp chỉ đạo thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí uỷ quyền đúng mục đích, đúng chế độ quy định.

Trường hợp các Bộ đồng thời uỷ quyền cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện ở địa phương, nếu không có điều kiện phân bổ, giao dự toán trực tiếp đến các đơn vị cấp huyện thì có thể giao đến cơ quan cấp tỉnh và uỷ quyền cho các đơn vị này phân bổ, giao dự toán tiếp đến các đơn vị cấp huyện.

- Việc chi trả, thanh toán các khoản kinh phí uỷ quyền được thực hiện theo hình thức rút dự toán nếu là uỷ quyền về kinh phí thường xuyên; cấp phát, thanh toán vốn đầu tư nếu là uỷ quyền về vốn đầu tư. Khi cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí uỷ quyền, thực hiện hạch toán vào chương và cấp ngân sách của đơn vị uỷ quyền.

Ví dụ:

(1) Dự toán chi thực hiện chính sách người có công với cách mạng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB và XH) quản lý, ủy quyền cho các Sở LĐTB và XH (cấp tỉnh) phân bổ tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán đặc biệt). Việc chi trả, thanh toán các khoản kinh phí uỷ quyền được thực hiện theo hình thức rút dự toán nếu là uỷ quyền về kinh phí thường xuyên (sử sụng tài khoản chi thường xuyên) và cấp phát, thanh toán vốn đầu tư nếu là uỷ quyền về vốn đầu tư (sử dụng tài khoản chi đầu tư). Khi cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí uỷ quyền, thực hiện hạch toán vào chương Bộ LĐTB và XH (Chương 024), cấp ngân sách TW (cấp 1).

(2) Dự toán chi thường xuyên duy tu bảo dưỡng đê điều do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT) quản lý, ủy quyền cho các Sở NN và PTNT thực hiện (đơn vị dự toán đặc biệt). Việc chi trả, thanh toán các khoản kinh phí uỷ quyền được thực hiện theo hình thức rút dự toán nếu là uỷ quyền về kinh phí thường xuyên (sử sụng tài khoản chi thường xuyên). Khi cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí uỷ quyền, thực hiện hạch toán vào Chương Bộ NN và PTNT (Chương 012) và cấp ngân sách TW (cấp 1).

III. Quy định về chứng từ dự toán

1. Mẫu chứng từ kế toán

Mẫu biểu chứng từ được Quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc.

2. Phương pháp ghi chép

Phương pháp ghi chép trên chứng từ kế toán dự toán được nêu trong Phụ lục V - Nội dung, phương pháp ghi chép và quy trình luân chuyển chứng từ kế toán kèm theo Công văn này.

IV. Nguyên tắc kết hợp tổ hợp tài khoản dự toán

1. Phiên dự toán cấp 0

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định hàng năm, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu; dự phòng và dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm; nguồn dự toán năm trước chuyển sang; dự toán từ nguồn ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước nguồn NSTW chuyển giao; nguồn chính phủ vay về cho địa phương vay lại…, quyết định hàng năm để phiên dự toán cấp 0, cụ thể:

- Mã quỹ: 01

- Mã tài khoản kế toán: Chọn tài khoản kế toán tương ứng dự toán cấp 0 (9213, 9216, 9219, 9233, 9229, 9239, 9241...).

- Mã nội dung kinh tế: 9999

- Mã cấp ngân sách: cấp tỉnh, huyện, xã tương ứng

- Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: mã tổ chức ngân sách

- Mã địa bàn hành chính: 99999

- Mã chương: 999

- Mã ngành kinh tế: Nhiệm vụ chi theo của ngân sách trung ương, địa phương theo quy định tại Điều 36, 38 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13.

- Mã chương trình mục tiêu, dự án: Ghi mã chi tiết nếu có, nếu không ghi 99999.

- Mã Kho bạc nhà nước: Ghi mã tương ứng

- Mã nguồn ngân sách nhà nước: Ghi mã chi tiết nếu có, nếu không xác định được chính xác tính chất nguồn kinh phí để 99.

- Mã dự phòng: 000.

2. Phiên dự toán cấp 1

Căn cứ Quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân cho các đơn vị dự toán cấp 1, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu; dự phòng và dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm; nguồn dự toán năm trước chuyển sang; dự toán từ nguồn ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước nguồn NSTW chuyển giao; nguồn chính phủ vay về cho địa phương vay lại. Thực hiện phiên theo nguyên tắc sau:

- Mã quỹ: 01

- Mã tài khoản kế toán: Chọn tài khoản kế toántương ứng dự toán cấp 1 (như 9253, 9257, 9256…)

- Mã nội dung kinh tế: 9999

- Mã cấp ngân sách: cấp tỉnh, huyện, xã tương ứng

- Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã đơn vị quan hệ ngân sách được phân bổ dự toán cấp 1.

- Mã địa bàn hành chính: 99999

- Mã chương: chương tương ứng

- Mã ngành kinh tế: Nhiệm vụ chi theo của ngân sách trung ương, địa phương theo quy định tại Điều 36, 38 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13.

- Mã chương trình mục tiêu, dự án: Ghi mã chi tiết nếu có, nếu không có để 99999.

- Mã Kho bạc nhà nước: Ghi mã tương ứng

- Mã nguồn NSNN: mã chi tiết nếu có, nếu không xác định được chính xác tính chất nguồn kinh phí để 99.

- Mã dự phòng: 000.

  1. . Phiên dự toán cấp 4

Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1cho các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư (đơn vị dự toán cấp 4) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện

- Mã quỹ: 01

- Mã tài khoản kế toán: Chọn tài khoản kế toán tương ứng dự toán cấp 4 (9523, 9527, 9552…).

- Mã nội dung kinh tế: 0000

- Mã cấp ngân sách: cấp tỉnh, huyện, xã tương ứng

- Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: mã của đơn vị dự toán cấp 4.

- Mã địa bàn hành chính: 00000

- Mã chương: mã chương tương ứng

- Mã ngành kinh tế: mã ngành kinh tế tương ứng (chi tiết khoản)

- Mã chương trình mục tiêu, dự án: mã chi tiết nếu có, nếu không có để giá trị 00000

- Mã Kho bạc Nhà nước: Ghi mã KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp 4) mở tài khoản.

- Mã nguồn ngân sách nhà nước: Mã tính chất nguồn kinh phí, lưu ý chi tiết theo tự chủ, không tự chủ, cải cách tiền lương,...), đầu tư, trái phiếu…

- Mã dự phòng: 000.

4. Một số tài khoản dự toán khác

- Đối với TK nguồn 9100 - Nguồn dự toán: Có các tài khoản cấp 2: TK 9111, 9121, 9131, 9141, 9151, 9161, 9171, các tài khoản này kết hợp với mã quỹ 01, mã TKTN và mã KBNN

- Đối với TK 9630 - Dự toán đối chiếu và hủy: có 2 tài khoản cấp 2: TK 9631 - dự toán bị hủy; TK 9632 - Dự toán đối chiếu, các đoạn mã của tài khoản dự toán đối chiếu và hủy được kết hợp với mã quỹ 01, mã TKTN và mã KBNN (riêng phần NSTW mã KBNN là mã 9999).

- Đối với TK 9611- các đoạn mã của tài khoản điều chỉnh được kết hợp giống như các tổ hợp tài khoản cần điều chỉnh, cụ thể:

+ Khi phát sinh điều chỉnh liên quan tài khoản dự toán cấp 1: TK 9611 nguyên tắc kết hợp tương tự như tổ hợp tài khoản dự toán cấp 1.

+ Khi phát sinh điều chỉnh liên quan tài khoản dự toán cấp 4: TK 9611 nguyên tắc kết hợp tương tự như tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4.

5. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã nguồn

  1.  Dự toán thường xuyên:

+ Tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 và cấp 1 ghi mã nguồn 29, 98.

+ Tổ hợp tài khoản dự toán cấp 2 đến tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 ghi mã nguồn chi tiết 12, 13, 14, 15, 16, 17, 29 (nếu có).

+ Riêng đối với mã nguồn 27 được kết hợp với các tổ hợp tài khoản dự toán cấp 1, cấp trung gian (2,3), cấp 4 khi có phát sinh dự toán tạm ứng.

  1. Dự toán Đầu tư

Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã nguồn: Ghi theo mã nguồn chi tiết từ tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0, cấp 1, cấp 4.

(3) Đối với dự toán các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước, viện trợ  theo hình thức ghi thu, ghi chi

- Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay nợ bằng tiền hỗ trợ cân đối ngân sách chung hoặc hỗ trợ theo ngành của các đơn vị dự toán cấp 1, thực hiện nhập dự toán vào TABMIS như quy định đối với các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, theo dõi mã nguồn 98.

- Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay, viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương để đầu tư các chương trình, dự án ghi mã nguồn 52

- Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay, viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương vay để bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương ghi mã nguồn 53.

- Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước, viện trợ  theo hình thức ghi thu, ghi chi Chính phủ vay về cho ngân sách địa phươg vay lại ghi mã nguồn 54.

(4) Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi viện trợ

Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi viện trợ không theo dõi mã nguồn ngân sách, ghi mã nguồn 00.

(5) Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi chuyển giao

Kế toán nhập và phân bổ dự toán chi chuyển giao không theo dõi mã nguồn ngân sách (ghi mã 00). Riêng dự toán tạm ứng chi chuyển giao thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên theo dõi mã tính chất nguồn 27.

Chương II

QUY TRÌNH PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

 

I. Phạm vi áp dụng và trách nhiệm của các thành viên tham gia

1. Phạm vi áp dụng

Công văn này áp dụng cho:

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, gồm: Vụ Ngân sách Nhà nước, Tài chính hành chính sự nghiệp; Đầu tư; Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính; Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Tài chính doanh nghiệp; Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (gọi chung là Vụ Tài chính chuyên ngành), Cục Tin học và Thống kê tài chính, các đơn vị khác có liên quan (nếu có);

- Các cơ quan tài chính địa phương, gồm: Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tài chính tỉnh);

- Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), gồm: Các đơn vị thuộc KBNN, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (KBNN tỉnh); KBNN các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (KBNN huyện).

- Các đơn vị dự toán cấp 1 và các đơn vị dự toán trung gian (các đơn vị trung gian giữa đơn vị dự toán cấp 1 và đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3) được ủy quyền của đơn vị cấp trên thuộc ngân sách trung ương thực hiện phân bổ, giao dự toán trên hệ thống.

- Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.

2. Trách nhiệm của các thành viên tham gia

2.1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện theo Quyết định số 3281/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi Ngân sách trung ương hàng năm vào TABMIS và Quyết định số 2832/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 3281/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách trung ương hàng năm vào TABMIS.

2.2. Trách nhiệm của các đơn vị Bộ,ngành

2.2.1. Các Bộ,ngành tham gia trực tiếp TABMIS

Các Bộ, ngành tham gia trực tiếp trên TABMIS phân bổ dự toán đến các đơn vị dự toán trung gian hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (kể cả các văn phòng đại diện, chi nhánh, phân viện, trung tâm ….trực thuộc các đơn vị Bộ, ngành có đủ các điều kiện về hồ sơ mở tài khoản theo quy định của Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS) do các Vụ Tài chính chuyên ngành là đơn vị phê duyệt.

Danh sách các Bộ, ngành tham gia trực tiếp TABMIS nêu tại Khoản 1 Mục V Chương này.

2.2.2. Các Bộ,ngành không tham gia trực tiếp TABMIS

Việc phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc các Bộ, ngành không tham gia trực tiếp TABMIS do các các Vụ Tài chính chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhập và phê duyệt trên TABMIS. Danh sách các Bộ,ngành không tham gia trực tiếp TABMIS nêu tại Khoản 2 Mục V Chương này.                                                                  

2.3. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước

- KBNN nhập dự toán tạm cấp đầu năm vào TABMIS theo quy định tại Điều 51, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13( Luật NSNN).

- KBNNcấp tỉnh phân bổ tiếp dự toán trung gian thuộc các Bộ, ngành giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách đã được Bộ Tài chính đồng bộ đến cấp trung gian tại bộ sổ tỉnh.

Danh sách các đơn vị Bộ Tài chính đồng bộ dự toán đến cấp trung gian (đơn vị dự toán cấp 2 hoặc đơn vị dự toán cấp 3), KBNN cấp tỉnh phân bổ tiếp đến đơn vị sử dụng ngân sách nêu tại Khoản 3 Mục V Chương này.

- Các đơn vị KBNN thực hiện nhập dự toán theo quy trình nhập trực tiếp vào tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 4 đối với các đơn vị đặc thù:

(1) Đối với dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, sử dụng chung một mã đơn vị sử dụng ngân sách đối với chi thường xuyên và chung một mã dự án đầu tư đối với chi đầu tư tương ứng cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công An.

(2) Dự toán chi thường xuyên và đầu tư (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ; không bao gồm dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia) của Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; trừ phần dự toán cấp bằng lệnh chi tiền do Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt thực hiện. Đối với dự toán chi Văn phòng Trung ương Đảng, sử dụng chung một mã đơn vị sử dụng ngân sách của Văn phòng Trung ương Đảng đối với chi thường xuyên; riêng đối với chi đầu tư sử dụng mã dự án đầu tư của các dự án theo quy định chung.

(3) Các đơn vị KBNN nhập dự toán đối với các đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của các Bộ nhưng được cấp Chương riêng khác với Chương của Bộ/ngành nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Mục V Chương này.

- Dự toán của các Bộ/ngành khác còn lại theo danh mục mã số chương thuộc NSTW của Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước (MLNSNN) quy định tại Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 (không bao gồm các Bộ, ngành nêu tại điểm 1, điểm 2 mục V chương này) do các đơn vị KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản thực hiện.

- Dự toán chi thường xuyên của KBNN(đơn vị dự toán cấp 2) cho các đơn vị KBNN trực thuộc trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụng ngân sách).

Lưu ý: Trách nhiệm nhập dự toán của các đơn vị KBNN do bộ phận kiểm soát chi thực hiện.

II. Các quy trình nhập dự toán NSTW vào TABMIS

1. Các quy trình nhập dự toán: "Quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổ cấp 0"; "Quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 1"; "Quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 4"; "Quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 1 đến cấp 4"; "Quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 1 đến cấp trung gian"; "Quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp trung gian đến cấp 4" và "Quy trình nhập dự toán tạm cấp"; "Quy trình nhập dự toán tạm ứng, ứng trước cấp 1"; "Quy trình nhập dự toán tạm ứng, ứng trước phân bổ ngân sách từ cấp 1 đến cấp 4", là các quy trình nhập dự toán quy định tại Quy trình nghiệp vụ áp dụng cho TABMIS.

2. Dự toán chi NSTW theo ngành, lĩnh vực Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng. Việc nhập dự toán vào TABMIS được thực hiện theo quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổ cấp 0.

3. Dự toán chi ngân sách được Thủ tướng Chính phủ (hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giao của các Bộ, cơ quan Trung ương (đơn vị dự toán cấp 1) và bổ sung cho ngân sách địa phương (NSĐP); bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng, dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm và nguồn dự toán năm trước chuyển sang ở cấp 0; dự toán điều chỉnh trong năm; dự toán tạm ứng; dự toán tạm cấp và ứng trước ngân sách năm sau. Quy trình nhập dự toán vào TABMIS như sau:

a) Các trường hợp thực hiện theo quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 1, gồm:

Dự toán chi ngân sách (bao gồm chi từ nguồn vốn vay, viện trợ của nước ngoài) của các đơn vị dự toán cấp 1.

b) Các trường hợp thực hiện theo quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 4 theo hình thức lệnh chi tiền, gồm:

- Chi cho vay theo chính sách xã hội của Nhà nước và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Chi chuyển kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; kinh phí hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;

- Chi góp vốn cổ phần, đóng niên liễm cho các tổ chức tài chính quốc tế (trừ các khoản đã giao trong dự toán của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước);

- Chi cấp vốn điều lệ và chi hỗ trợ cho các tổ chức tài chính Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách;

- Chi hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động công ích, quốc phòng;

- Chi xúc tiến đầu tư quốc gia;

- Chi hỗ trợ, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không quan hệ thường xuyên với ngân sách;

- Chi bổ sung dự trữ quốc gia và chi bảo quản hàng dự trữ quốc gia (đối với các hàng hóa được Nhà nước giao cho các doanh nghiệp dự trữ);

- Chi chương trình mục tiêu Biển Đông - Hải đảo cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo (phần kinh phí giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thực hiện);

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan công an, quốc phòng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Chi bảo đảm hoạt động đối với cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính;

- Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ;

- Vốn trái phiếu Chính phủ dự án Thuỷ điện Sơn La (quản lý cấp phát qua Ngân hàng phát triển Việt Nam), thực hiện nhập trực tiếp từ cấp 0 đến cấp 4 (Ngân hàng phát triển Việt Nam);

- Các khoản chi khác theo quy định của Luật NSNN.

c) Các trường hợp thực hiện theo quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 4 theo hình thức bằng dự toán, gồm:

- Dự toán chi bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP (bao gồm cả vốn chương trình biển đông hải đảo, nguồn vốn vay ngoài nước, vốn trái phiếu Chính Phủ).

Riêng đối với trường hợp dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao, thực hiện nhập dự toán vào tài khoản dự toán chi chuyển giao (cấp 4) tương ứng

4. Dự toán chi ngân sách đơn vị dự toán cấp 1 giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc, các dự án đầu tư hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện (bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung, điều chỉnh trong năm; dự toán tạm ứng, tạm cấp; dự toán ứng trước ngân sách năm sau), Quy trình nhập dự toán vào TABMIS cụ thể như sau:

a) Quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ các tỉnh, thành phố (bộ sổ tỉnh) áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Dự toán đơn vị dự toán cấp 1 giao dự toán chi tiết cho các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

+ Dự toán phân bổ chi tiết của các đơn vị dự toán cấp 1 đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách và thực hiện rút dự toán tại Kho bạc.

b) Quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổ từ cấp 1 đến cấp trung gian (đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3) tại bộ sổ trung ương theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến các cấp trung gian (trường hợp chỉ có 1 cấp trung gian thì nhập theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 2; trường hợp có 2 cấp trung gian thì nhập theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 2 và nhập phân bổ tiếp từ cấp 2 đến cấp 3) và thực hiện đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh; tại bộ sổ tỉnh, trên cơ sở dự toán các đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3 giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNNcấp tỉnh thực hiện  quy trình phân bổ dự toán từ cấp trung gian đến cấp 4 áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Dự toán chi thường xuyên của hệ thống Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhập dự toán phân bổ từ cấp 1 đến cấp 2 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ tỉnh.

+ Dự toán chi thường xuyên của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhập dự toán phân bổ từ cấp 1 đến cấp 2 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ các tỉnh.

+ Dự toán chi thường xuyên của Tổng cục Thi hành án - Bộ Tư pháp, nhập dự toán phân bổ từ cấp 1 đến cấp 3 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ tỉnh.

+ Dự toán chi thường xuyên của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhập dự toán phân bổ từ  cấp 1 đến cấp 3 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ tỉnh.

+ Dự toán chi thường xuyên của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, nhập dự toán phân bổ từ cấp 1 đến cấp 3 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ tỉnh.

+ Dự toán chi thực hiện chính sách người có công với cách mạng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhập dự toán phân bổ từ cấp 1 đến cấp 2 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ tỉnh.

+ Dự toán chi thường xuyên duy tu bảo dưỡng đê điều của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhập dự toán phân bổ từ cấp 1 đến cấp 2 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ tỉnh.

c) Quy định cụ thể về nhập dự toán đối với một số nhiệm vụ chi và đơn vị đặc thù:

- Đối với dự toán chi của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho các đơn vị cấp dưới và các dự án đầu tư, thực hiện nhập dự toán vào TABMIS theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4 ở bộ sổ trung ương và đồng bộ hoá về bộ sổ tỉnh; trong đó, đối với chi thường xuyên sử dụng chung một mã đơn vị sử dụng ngân sách tương ứng của Văn phòng Trung ương và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; riêng đối với chi đầu tư sử dụng mã dự án đầu tư của các dự án theo quy định chung.

- Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay nợ bằng tiền hỗ trợ cân đối ngân sách chung hoặc hỗ trợ theo ngành của các đơn vị dự toán cấp 1, thực hiện nhập dự toán vào TABMIS như quy định đối với các khoản chi từ nguồn vốn trong nước.

Đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương để đầu tư các chương trình, dự án thực hiện nhập dự toán vào TABMIS như quy định đối với các khoản chi từ nguồn vốn trong nước.

Riêng đối với các khoản chi từ vốn viện trợ của nước ngoài thực hiện theo hình thức ghi thu, ghi chi của các đơn vị dự toán cấp 1 thực hiện nhập dự toán vào TABMIS theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 1, không nhập vào TABMIS đối với dự toán đơn vị dự toán cấp 1 giao chi tiết cho các dự án, chương trình.

- Đối với kinh phí của KBNNđược hưởng theo quy định từ phát hành, thanh toán, hoán đổi trái phiếu Chính phủ, thực hiện nhập dự toán phân bổ từ cấp 1 (Bộ Tài chính) đến cấp 4 (Văn phòng Kho bạc Nhà nước) ở bộ sổ trung ương.

5. Dự toán tạm cấp đầu năm theo quy định tại Điều 51 Luật NSNN, thực hiện nhập vào TABMIS theo quy trình nhập dự toán tạm cấp vào TABMIS.

III. Phân loại dự toán theo nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương

Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định tại Điều 36 Luật NSNN bao gồm:

1. Chi đầu tư phát triển:

a) Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3, mục này;

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi dự trữ quốc gia.

3. Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:

a) Quốc phòng;

b) An ninh và trật tự, an toàn xã hội;

c) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

e) Sự nghiệp văn hóa thông tin;

g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

h) Sự nghiệp thể dục thể thao;

i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

k) Các hoạt động kinh tế;

l) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

4. Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

5. Chi viện trợ.

6. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.

7. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.

8. Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.

9. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

IV. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW

1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện

1.1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0

1.1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0 (do Vụ NSNN thực hiện)

Việc nhập dự toán cấp 0 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương tổng hợp theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định tại Điều 36 Luật NSNN, Nghị Quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giao bổ sung, điều chỉnh dự toán, thực hiện các bước như sau:

(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự toán cấp 0, ghi nợ tài khoản đích là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0, ghi có tài khoản nguồn dự toán giao trong năm; tại phân hệ BA- màn hình Nhập bút toán ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán và chạy Nhập bút toán

(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.

(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.

(5) Kết sổ:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.     

(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:

- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo B1- 01b (Báo cáo tình hình phân bổ, giao dự toán chi ngân sách tỉnh (huyện, xã) và chi trả nợ niên độ) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ báo cáo và chứng từ theo quy định.

1.1.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0

Đối với tổ hợp tài khoản kế toán dùng để hạch toán dự toán chi phân bổ cấp 0: hạch toán theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định tại Điều 36 Luật NSNN và được mã hóa theo Phụ Lục II - Danh mục mã Loại - Khoản (ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước) hạch toán chi tiết mã loại như sau:   

a) Chi đầu tư phát triển.

(1) Chi đầu tư cho các dự án theo 13 lĩnh vực: Quốc phòng (được kết hợp mã loại 010), An ninh và trật tự an toàn xã hội (040), Giáo dục - đào tạo và dạy nghề (070), Khoa học và công nghệ (100), Y tế, dân số và gia đình (130), Văn hóa thông tin (160), Phát thanh, truyền hình, thông tấn (190), Thể dục thể thao (220), Bảo vệ môi trường (250), Các hoạt động kinh tế (280), Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (340), Bảo đảm xã hội (370), các khoản chi chưa phân loại vào các lĩnh vực nêu trên (428).

(2) Chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định (405).

(3) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định (406) .

b) Chi dự trữ quốc gia (403)

c) Chi thường xuyên

Chi thường xuyên theo 13 lĩnh vực: Quốc phòng (được kết hợp mã loại 010), An ninh và trật tự an toàn xã hội (040), Giáo dục - đào tạo và dạy nghề (070), Khoa học và công nghệ (100), Y tế, dân số và gia đình (130), Văn hóa thông tin (160), Phát thanh, truyền hình, thông tấn (190), Thể dục thể thao (220), Bảo vệ môi trường (250), Các hoạt động kinh tế (280), Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (340), Bảo đảm xã hội (370), các khoản chi chưa phân loại vào các lĩnh vực nêu trên (428).

d) Chi trả nợ lãi, phí và chi khác tiền vay (401)

e) Chi viện trợ (402).

g) Chi cho vay theo chính sách nhà nước theo quy định (404).

h) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương (408).

i) Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau (434).

k) Chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới (432).

l) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới (431).

m) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương (436)

n) Dự phòng ngân sách (437)

p) Các nhiệm vụ chi khác (429)

….

Lưu ý: Đối với tổ hợp tài khoản kế toán dùng để hạch toán dự toán chi phân bổ cấp 0 năm 2017, hạch toán theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định tại theo Bảng số 01/BCĐ, ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

1.1.3. Phương pháp kế toán

1.1.3.1. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi thường xuyên

Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0        

         Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

1.1.3.2. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển

a) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9216 – Dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cấp 0

          Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

b) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định

Nợ TK 9219 – Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 0

         Có TK 9111, 9151- Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

c) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định (Khoản 406)

Nợ TK 9219 – Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 0

         Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

1.1.3.3. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia

Nợ TK 9214 -  Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

1.1.3.4. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi trả nợ

Nợ TK 9226 - Dự toán chi trả nợ phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

1.1.3.5. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi viện trợ

Nợ TK 9223 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 0

          Có TK 9111- Nguồn dự toán giao trong năm

1.1.3.6. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi chuyển giao

+ Trường hợp giao trong năm, ghi:

Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

         Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

+ Trường hợp giao bổ sung trong năm từ nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm (Khoản 432), ghi:

Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 (loại dự toán 02)

          Có TK 9161 - Nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm

+ Trường hợp giao bổ sung trong năm từ các nguồn bội chi tăng thêm, nguồn tăng thu, nguồn kết dư để bổ sung mục tiêu tăng thêm, ghi

Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 (loại dự toán 02)

          Có TK 9141, 9151, 9171

1.1.3.7. Kế toán nhập dự toán cấp 0 của các nhiệm vụ khác

a) Nhiệm vụ chi cải cách tiền lương (Khoản 436)

Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

         Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

b) Nhiệm vụ chi cho vay theo chính sách nhà nước theo quy định (Khoản 404)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

c) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương (Khoản 408)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

         Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

d) Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau (Khoản 434)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

         Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

e) Dự phòng ngân sách (Khoản 437)

Nợ TK 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0

         Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

g) Dự toán giao từ nguồn bội chi tăng thêm (Khoản 429)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0 (loại dự toán 02)

          Có TK 9141 - Nguồn bội chi tăng thêm

h) Dự toán giao từ nguồn kết dư

+ Trường hợp giao dự toán từ nguồn kết dư để chi cho năm ngân sách (Khoản 429)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9171- Nguồn kết dư

+ Trường hợp giao dự toán từ nguồn kết dư để chi lập quỹ dự trữ tài chính (Khoản 408)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9171- Nguồn kết dư

i) Dự toán giao hoàn thuế giá trị gia tăng (Khoản 438)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

         Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

k) Các nhiệm vụ chi khác (Khoản 429)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

         Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

1.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1

  1. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1

Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách Thủ tướng Chính phủ (hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giao cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (đơn vị dự toán cấp 1) về phân bổ ngân sách trung ương tổng hợp theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định tại Điều 36 Luật NSNN về việc giao dự toán, bổ sung, điều chỉnh dự toán, thực hiện các bước như sau: 

(1) Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) lập chứng từ phân bổ dự toán ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1; tại phân hệ BA- màn hình Dossier phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

(2) Chuyên viên Vụ NSNN in liệt kê chứng từ, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán sai trước khi dành dự toán. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.

(3) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.

(4) Tạo bút toán: việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).

(5) Sau khi phê duyệt và chạy chương trình tạo bút toán:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.     

(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:

- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp tình hình phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 ngân sách …cấp TW (Mẫu B1- 03/BC-NS/TABMIS) kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.

1.1.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 thực hiện tương tự tại tiết 1.1.2, khoản 1, mục IV, Chương này.

1.2.3. Phương pháp kế toán

1.2.3.1. Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi thường xuyên

(1) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm, ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 và cấp 1, cùng 1 mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.

(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nhiệm vụ chi cải cách tiền lương, ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 và cấp 1 cùng mã Khoản 436.

(3) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nguồn dự phòng  ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 ghi mã Khoản 437, tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ghi mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.

(4) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nguồn tăng thu, ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9241 - Dự toán tăng thu

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 ghi mã Khoản 429, tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ghi mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.

(5) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nguồn bội chi, kết dư, nguồn khác, ghi: 

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

         Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 ghi mã Khoản 429; tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ghi mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.

(6) Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thường xuyên từ cấp 0 tới cấp 1.

Nợ TK 9264 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cấp 1

         Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán dự toán chi phân bổ cấp 0, cấp 1 cùng mã nhiệm vụ chi (429).

1.2.3.2. Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi đầu tư phát triển

(1) Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi đầu tư phát triển

a) Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

         Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán. b) Kế toán dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

         Có TK 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã Khoản 405.

c) Kế toán dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định.

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

         Có TK 9219 - Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã Khoản 406.

(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nguồn dự phòng, tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm chi đầu tư phát triển

a) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán từ nguồn dự phòng hoặc tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm cho các dự án, ghi:

Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

          Có TK 9233 hoặc 9241 - Dự toán dự phòng, hoặc tăng thu phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế  của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 mã Khoản 437 (dự phòng) hoặc tăng thu, kết dư , bội chi tăng thêm mã Khoản 429,  tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.

b) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán từ nguồn dự phòng hoặc tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm cho chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

          Có TK 9233 hoặc 9241 - Dự toán dự phòng, hoặc tăng thu phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế  của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 mã Khoản 437 (dự phòng) hoặc tăng thu, kết dư , bội chi tăng thêm  mã Khoản 429, tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ghi mã Khoản 405 - chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

c) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán từ nguồn dự phòng hoặc tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm cho đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

         Có TK 9233 hoặc 9241 - Dự toán dự phòng, hoặc tăng thu phân bổ cấp 0     

Phân đoạn mã ngành kinh tế  của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 mã Khoản 437 (dự phòng) hoặc tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm ghi mã Khoản 429,  tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 mã Khoản 406 - Chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định.

(3) Kế toán phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4 dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB

Nợ TK 9597 - Dự toán GTGC đầu tư XDCB bằng dự toán

         Có TK 9265 - Dự toán GTGC đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

1.2.3.3. Kế toán phân bổ từ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi dự trữ quốc gia

Nợ TK 9254 - Dự toán chi dự trữ quốc gia phân bổ cấp 1.                  

         Có TK 9214 - Dự toán dự trữ quốc gia phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế  của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã Loại tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán chi dự trữ quốc gia ghi mã Khoản 403.

1.2.3.4. Kế toán phân bổ từ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi viện trợ

Kế toán dự toán giao trong năm của các nhiệm vụ chi viện trợ, ghi:

Nợ TK 9263 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 1

          Có TK 9223 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0, 1 ghi cùng cùng 1 mã Loại tương ứng với nhiệm vụ chi trên Quyết định giao dự toán chi viện trợ (mã 402).

1.3. Quy trình nhập và phương pháp kế toán dự toán ứng trước cấp 1

1.3.1. Quy trình nhập dự toán ứng trước

Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách Thủ tướng Chính phủ (hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) quyết định ứng trước dự toán ngân sách trung ương năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (đơn vị dự toán cấp 1) theo quy định tại Điều 57 Luật NSNN và Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.Vụ NSNN thực hiện nhập dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1, tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 quy định tại khoản 1, mục I, phần B.

Lưu ý: Ghi loại dự toán ứng trước - 09

1.3.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ứng trước thực hiện tương tự tại tiết 1.1.2, khoản 1, mục IV, chương này.

1.3.3. Phương pháp kế toán

1.3.3.1. Kế toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1 ứng trước cho các dự án

Nợ TK 9276 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1 ứng trước

          Có TK 9131 – Nguồn dự toán ứng trước

Phân đoạn tổ hợp tài khoản nguồn ứng trước theo quy định, phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ứng trước theo mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.    

1.3.3.2. Kế toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1 ứng trước chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định

Nợ TK 9279 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1 ứng trước

          Có TK 9131 – Nguồn dự toán ứng trước

Phân đoạn tổ hợp tài khoản nguồn ứng trước theo quy định, phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 mã Khoản 405.

1.3.3.3. Kế toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1 ứng trước theo chế độ quy định.

Nợ TK 9279 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1 ứng trước

          Có TK 9131 – Nguồn dự toán ứng trước

Phân đoạn tổ hợp tài khoản nguồn ứng trước theo quy định, phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp cấp mã Khoản 406.

1.4. Quy trình nhập và phương pháp kế toán dự toán tạm ứng cấp 1

1.4.1. Quy trình nhập dự toán tạm ứng

Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách Thủ tướng Chính phủ (hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính) quyết định tạm ứng dự toán ngân sách trung ương để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương. Vụ NSNN thực hiện nhập dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1, tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ TW tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 quy định tại tiết 1.1.1, khoản 1, mục IV, chương này.

Lưu ý: Ghi loại dự toán tạm ứng – 11, mã nguồn 27.

1.4.2. Phương pháp kế toán

Dự toán tạm ứng thường xuyên

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9111- Nguồn dự toán giao trong năm.

1.5. Quy trình phân bổ dự toán và đồng bộ hóa dự toán chi chuyển giao NSTW cho ngân sách địa phương

1.5.1. Nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao

- Nguyên tắc ghi chép các đoạn mã kế toán dự toán chi chuyển giao ghi theo nguyên tắc sau:

(1) Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định tạm cấp dự toán chi chuyển giao, hạch toán vào tài khoản dự toán chi chuyển giao NSNN giao trong năm.

Việc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0, cấp 4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 4 có các đặc điểm kết hợp sau:

+ Mã cấp ngân sách: Cấp 1

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách tỉnh

+ Mã chương: 160

+ Mã ngành kinh tế: 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối)

+ Mã CTMT, DA: Ghi mã CTMT (khoản kinh phí từ CTMT); hoặc ghi mã 00000 (khoản kinh phí không phải chương trình mục tiêu)

+ Mã loại dự toán: 01, 02, 03 tương ứng

(2) Trường hợp tạm ứng dự toán chi chuyển giao hạch toán vào tài khoản dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm.

Việc ghi chép tương tự điểm (1) mục này, lưu ý theo dõi chi tiết mã loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng.

(3) Trường hợp ứng trước dự toán chi chuyển giao hạch toán vào tài khoản dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán ứng trước.

Việc ghi chép tương tự điểm (1) mục này, lưu ý theo dõi chi tiết mã  loại dự toán 09- Dự toán ứng trước.

1.5.2. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao

1.5.2.1. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao NSTW trong năm

Căn cứ vào các văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP giao từ dự toán giao đầu năm; giao bổ sung mục tiêu tăng thêm, thực hiện các bước như sau:

(1) Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) lập chứng từ phân bổ dự toán, ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán chi chuyển giao cấp 4; tại phân hệ BA - Màn hình Dossier phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

(2) Chuyên viên Vụ NSNN in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi dành dự toán. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.

(3) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.

(4) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày.

(5) Sau khi phê duyệt:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.     

(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:

+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện: đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ; để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/1 ngày, theo quyền của người phê duyệt ).

+ Trường hợp thực hiện thủ công: Lãnh đạo Phòng địa phương Vụ NSNN thực hiện bước đồng bộ hóa, bằng cách lựa chọn chương trình TABMIS “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh”; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).

(7) Chuyên viên Phòng địa phương - Vụ NSNN truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, kiểm tra việc hoàn thành của quy trình phân bổ chi chuyển giao.

Trường hợp truy vấn quỹ chưa có số dư dự toán hoặc số dư sai, kiểm tra lại việc thực hiện quy trình phân bổ, hoặc điều chỉnh.

(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Sau khi việc kết sổ hoàn thành, người nhập thực hiện việc lưu trữ chứng từ cụ thể:

- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Định kỳ quý, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) nhận được báo cáo Báo cáo chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới của ngân sách trung ương (Mẫu B5-05/BC-NS/TABMIS) do KBNN gửi thực hiện chấm, kiểm tra số liệu với Bảng đối chiếu số liệu của Sở Tài chính có xác nhận của KBNN đồng cấp, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.

1.5.2.2. Quy trình nhập dự toán tạm cấp chi chuyển giao

Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định tạm cấp dự toán chi chuyển giao, quy trình nhập dự toán tạm cấp chi chuyển giao thực hiện tương tự điểm 1.5.2.1 nêu trên

1.5.2.3. Quy trình nhập dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao

Căn cứ vào các văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP giao từ dự toán tạm ứng, ứng trước thực hiện các bước như sau:

(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự toán cấp 4, ghi tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là TK dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán giao trong năm; tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 quy định tại Khoản 1, mục IV, Chương này, chi tiết của loại dự toán tạm ứng  - 11.

(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.

(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.

(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.

(5) Sau khi phê duyệt:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.     

(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:

Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:

- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, các Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính).

- Người phê duyệt: Kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển đến chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ, lưu trữ tập chứng từ ngày.

1.5.3. Phương pháp kế toán 

1.5.3.1. Kế toán phân bổ dự toán chi chuyển giao chính thức từ cấp 0 tới cấp 4

a) Trường hợp dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao thành một chỉ tiêu riêng, người nhập ghi (chi tiết loại dự toán 01):

Nợ TK 9622 - DT chi chuyển giao ngân sách giao trong năm bằng DT

          Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 ghi 432 (Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới) hoặc mã nhiệm vụ chi - 431 (Bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới); tài khoản dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối)

- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 ghi 99 (không xác định), cấp 4 ghi 00.

b) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao theo từng lĩnh vực

(1) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới từ nguồn thường xuyên

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS giao trong năm bằng dự toán

         Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 ghi mã Loại chi tiết 13 lĩnh vực chi thường xuyên (nếu có), cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối)

+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), cấp 4 ghi 00.

(2) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn đầu tư

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS giao trong năm bằng dự toán

           Có TK 9216 - DT chi ĐTXDCB phân bổ cấp 0

+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 ghi mã Loại chi tiết 13 lĩnh vực cho các dự án, cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối).

+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 ghi 49 (nguồn đầu tư), cấp 4 ghi 00.

(3) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn dự phòng,kết dư, tăng thu, nguồn khác …).

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS giao trong năm bằng dự toán

         Có TK 9233, 9239, 9241

+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng theo chi từ dự phòng ghi mã 437, kết dư, tăng thu, nguồn khác ghi mã 429 , …, cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối).

+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), hoặc 49 (nguồn đầu tư), cấp 4 ghi 00.

- Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Sau khi thực hiện bước phân bổ tới tài khoản dự toán chi chuyển giao cấp 4, Người duyệt thực hiện đồng bộ hóa dự toán thủ công hoặc đặt lịch tự động, hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

          Có TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao cấp 4 (bộ sổ TW)

Đồng thời:  

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao cấp 4 (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

c) Trường hợp văn bản thông báo của Bộ Tài chính giao dự toán chi chuyển giao cho các Sở Tài chính trong thời gian chỉnh lý quyết toán thực hiện các bước tương tự như điểm a, b nêu trên; lưu ý thực hiện tại kỳ tháng 13 năm trước.

1.5.3.2. Kế toán phân bổ tạm ứng dự toán chi chuyển giao

Nợ TK 9622 - DT chi chuyển giao ngân sách giao trong năm bằng DT

         Có TK 9111 – Nguồn dự toán giao trong năm

- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối), lưu ý theo dõi chi tiết mã  loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng.

- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0 ghi 99 (không xác định), cấp 4 ghi 00

- Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Sau khi thực hiện bước phân bổ tới tài khoản dự toán chi chuyển giao cấp 4, Người duyệt thực hiện đồng bộ hóa dự toán thủ công hoặc đặt lịch tự động, hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán                      

          Có TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao cấp 4 (bộ sổ TW)

Đồng thời:  

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao cấp 4 (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

1.5.3.3. Kế toán phân bổ chi chuyển giao bằng dự toán ứng trước

Căn cứ vào nội dung văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán ứng trước chi chuyển giao có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư.

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9627 - DT chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước

         Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước

- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối), lưu ý theo dõi chi tiết mã  loại dự toán 09- Dự toán ứng trước.

- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0, cấp 4 ghi 00

- Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Sau khi thực hiện bước phân bổ tới tài khoản dự toán chi chuyển giao cấp 4, Người duyệt (lãnh đạo Phòng địa phương Vụ NSNN) thực hiện đồng bộ hóa dự toán thủ công hoặc đặt lịch tự động, hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán                      

          Có TK 9627 - DT chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước (bộ sổ TW)

Đồng thời:  

Nợ TK 9622 - DT chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

1.6. Quy trình nhập dự toán, phương pháp kế toán dự toán bằng lệnh chi tiền

1.6.1. Dự toán chi bằng lệnh chi tiền giao trong năm

1.6.1.1. Quy trình nhập dự toán

Căn cứ Quyết định giao dự toán bằng lệnh chi tiền giao cho đơn vị sử dụng ngân sách, hoặc đối tượng thụ hưởng; Vụ NSNN, Vụ Tài chính chuyên ngành lập Thông tri duyệt y dự toán và thực hiện nhập dự toán vào TABMIS (đối với các nhiệm vụ chi NSTW bằng lệnh chi tiền phải thực hiện kiểm soát dự toán trong TABMIS theo quy định). Việc phân bổ dự toán bằng lệnh chi tiền từ cấp 0 tới cấp 4 thực hiện tại phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, thực hiện các bước tương tự quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao tại tiết 1.5.2.1 nêu trên.

1.6.1.2.  Phương pháp kế toán

Kế toán phân bổ dự toán bằng lệnh chi tiền giao trong năm thuộc các nhiệm vụ chi nêu tại điểm b, khoản 3, mục II, chương này, ghi:

Nợ TK 9524, 9528, 9553, 9563, 9588, 9699

          Có TK 9213, 9216, 9219, 9223, 9226, 9233, 9239,….

1.6.2. Dự toán tạm ứng chi bằng lệnh chi tiền giao trong năm

1.6.2.1. Quy trình nhập dự toán

Thực hiện tương tự điểm 1.6.1.1 nêu trên

1.6.2.2. Phương pháp kế toán

Kế toán phân bổ dự toán tạm ứng bằng lệnh chi tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền,ghi:

Nợ TK 9524, 9528, 9553, 9563, 9588, 9699

          Có TK 9213, 9216, 9219, 9223, 9226, 9233, 9239,….

Lưu ý: Nhập loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng, mã nguồn 27- Dự toán tạm ứng.

1.6.3. Dự toán tạm cấp lệnh chi tiền

1.6.3.1. Quy trình phân bổ

Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính cấp kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định tại Điều 51 Luật NSNN. Sau ngày 31/01 năm ngân sách dừng tạm cấp cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp).

Thực hiện quy trình phân bổ tương tự quy trình nhập dự toán cấp 0 nêu tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV này.

1.6.3.2. Kế toán nhập dự toán tạm cấp

Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm cấp dự toán của đơn vị đã được Bộ Tài chính phê duyệt, người nhập thực hiện: lập Phiếu nhập dự toán theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán chi thường xuyên tạm cấp phân bổ cấp 4 và tài khoản nguồn dự toán tạm cấp; nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS trên phân hệ BA - màn hình phân bổ ngân sách), ghi (chi tiết loại dự toán 08):

Nợ TK 9514, 9518

         Có TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

1.6.3.3. Kế toán đảo dự toán tạm cấp

Khi nhận được Quyết định giao dự toán chính thức lệnh chi tiền cho ĐVSDNS, người nhập kiểm tra số dư dự toán chính thức và lập Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu C6-04/NS), đảo dự toán tạm cấp trên phân hệ sổ cái (TABMIS - các chương trình chạy chương trình “đảo dự toán tạm cấp”), nhập đầy đủ các yếu tố quy định, hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

         Có TK 9514, 9518

2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán do Bộ/ngành thực hiện

2.1. Các Bộ/ngành tham gia trực tiếp TABMIS và áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4

2.1.1. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4 (dự toán giao trong năm, dự toán ứng trước, dự toán tạm ứng)

(1) Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 cho các ĐVSDNS, các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện:

+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ TW.

+ Lập chứng từ nhập dự toán ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 4; tại phân hệ BA- màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ghi mã (9999), mã KBNN tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 4 ghi mã KBNN nơi ĐVSDNS mở tài khoản.

(2) Chuyên viên Bộ/ngành in liệt kê chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.

(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).

(4) Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chínhchuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.

(5) Sau khi phê duyệt:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.     

(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:

+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện (đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ) để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày, theo quyền của người phê duyệt).

+ Trường hợp thực hiện thủ công: Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng bộ hóa bằng cách lựa chọn chương trình “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh” trên TABMIS; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).

Lưu ý:

Bước 3, 4, 5, 6 nêu trên thực hiện trong 2 ngày làm việc.

(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các quyết định giao dự toán.

- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.

- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình phân bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.

(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:

- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Chuyên viên Bộ/ngành (lãnh đạo phụ trách việc lập dự toán của Bộ/ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên (được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Cuối năm theo thời điểm khóa sổ năm ngân sách, người nhập kết xuất Báo cáo chi thanh toán vốn đầu tư, chi thường xuyên (Mẫu B5-01/BC-NS/TABMIS, B5-03/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo, số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để phục vụ công tác khóa sổ, quyết toán cuối năm.

2.1.2. Phương pháp kế toán

2.1.2.1. Dự toán giao trong năm

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi thường xuyên

Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 4

          Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

- Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4 dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thường xuyên

Nợ TK 9595 - Dự toán GTGC thường xuyên bằng dự toán

          Có TK 9264 - Dự toán GTGC thường xuyên phân bổ cấp 1

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9552 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 4

          Có TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi ĐT và hỗ trợ doanh nghiệp và chi đầu tư phát triển khác.

Nợ TK 9562 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 4

          Có TK 9259 - Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 1

- Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ĐT XDCB từ cấp 1 tới cấp 4

Nợ TK 9597 - Dự toán GTGC đầu tư XDCB phân bổ cấp 4

          Có TK 9265 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0, cấp 1 cùng mã nhiệm vụ chi (429).

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi viện trợ 

Nợ TK 9587 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 4

          Có TK 9263 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 1

Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

          Có TK 9523, 9527, 9552, 9562, 9587, 9595, 9597 (bộ sổ trung ương)

Đồng thời:  

Nợ TK 9523, 9527, 9552, 9562, 9587, 9595, 9597 (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

2.1.2.2. Dự toán tạm ứng thường xuyên

Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 4

          Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

Lưu ý: Nhập loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng, mã nguồn 27- Dự toán tạm ứng

Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

          Có TK 9523, 9527 (bộ sổ trung ương)

Đồng thời:  

Nợ TK 9523, 9527 (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

2.1.2.3. Dự toán ứng trước đầu tư

- Kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9557 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước phân bổ cấp 4

          Có TK 9276 - DT chi ĐTXDCB phân bổ cấp 1 ứng trước

- Kế toán phân bổ dự toán chi ĐT chi ĐT và hỗ trợ doanh nghiệp và chi đầu tư phát triển khác.

Nợ TK 9567 - Dự toán chi ĐTPT khác ứng trước phân bổ cấp 4

          Có TK 9279 - DT chi ĐTPT khác phân bổ cấp 1 ứng trước

Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

          Có TK  9557, 9567(bộ sổ trung ương)

Đồng thời:  

Nợ TK 9557, 9567 (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

2.1.3. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại mục VI Chương này.

2.2. Các Bộ/ngành tham gia trực tiếp TABMIS và áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến đơn vị dự toán trung gian

2.2.1. Nguyên tắc 

- Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài chính có trách nhiệm nhập dự toán cấp 0 do Quốc hội quyết định, dự toán cấp 1 được giao cho các Bộ/ngành cho các đơn vị theo đúng quy định.

- Các Vụ Tài chính chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính, phối hợp với các Bộ/ngành phân bổ từ cấp 1 đến cấp trung gian và thực hiện đồng bộ hóa xuống KBNN tỉnh.

- KBNN tỉnh, thành phố: căn cứ Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, chứng từ nhập dự toán của đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho đơn vị cấp 4; KBNN tỉnh, thành phố (bộ phận kiểm soát chi) tiếp tục thực hiện quy trình phân bổ từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp trung gian đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 4 (đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách).

2.2.2. Quy trình phân bổ 

2.2.2.1. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2

* Tại bộ sổ trung ương:

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ, giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các dự án đầu tư (bao gồm cả dự toán ứng trước cho năm sau).

(1) Người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện:

+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ trung ương.

+ Lập chứng từ nhập dự toán, ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán dự toán chi phân bổ cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán dự toán chi phân bổ cấp 2; tại phân hệ BA - màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 1 ghi mã 9999, mã KBNN tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 2 ghi mã VP KBNN tỉnh, thành phố.

(2) Chuyên viên Bộ/ngành in liệt kê chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.

(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ ngày).

(4) Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.

(5) Sau khi phê duyệt:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.     

(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:

+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện (đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ) để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/1 ngày, theo quyền của người phê duyệt ).

+ Trường hợp thực hiện thủ công: Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng bộ hóa bằng cách lựa chọn chương trình “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh” trên TABMIS; lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).

Lưu ý: Bước 3, 4, 5, 6 thực hiện trong 2 ngày làm việc.

(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các Quyết định giao dự toán.

- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.

- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình phân bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.

(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:

- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Chuyên viên Bộ/ngành (lãnh đạo phụ trách việc lập dự toán của Bộ/ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên Bộ/ngành (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Định kỳ (tháng, năm), người nhập kết xuất Báo cáo - Tổng hợp tình hình phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 ngân sách… cấp TW (Mẫu B1- 03/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo với Quyết định giao dự toán cấp có thẩm quyền và lưu trữ vào tập báo cáo (tháng, năm).

* Tại bộ sổ tỉnh: (bộ phận KSC KBNN thực hiện)

(1) Người nhập thực hiện:

+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 2 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ tỉnh.

+ Căn cứ Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, Phiếu phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp 2 giao cho đơn vị cấp 4 do đơn vị dự toán cấp 2 lập, gửi KBNN, Người nhập phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 4 tại phân hệ BA - màn hình phân bổ Dossier.

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

(2) Người nhập in liệt kê chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu đúng dành dự toán và gửi đi phê duyệt.

(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).

(4) Người phê duyệt thực hiện kiểm tra, phê duyệt, trường hợp sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.

(5) Sau khi phê duyệt:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.     

(6) Người nhập thực hiện truy vấn quỹ số dư dự toán cấp 4 (12 đoạn mã, chi tiết ĐVSDNS, dự án đầu tư, mã KBNN nơi đơn vị sử dụng NS mở tài khoản) đối chiếu, kiểm tra với các quyết định giao dự toán.

- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.

- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, tìm nguyên nhân, hoàn thiện quy trình phân bổ và thực hiện lưu trữ chứng từ theo quy định.

- Cuối năm, theo thời điểm khóa sổ năm ngân sách, kết xuất báo cáo mẫu B5-03/BC-NS/TABMIS (Báo cáo chi thường xuyên bằng dự toán…) thực hiện chấm, kiểm tra số liệu báo cáo với số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách với Bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản.

2.2.2.2. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2, từ cấp 2 tới cấp 3, đồng bộ hóa dự toán từ cấp 3 

* Tại bộ sổ trung ương

Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2:

Thực hiện tương tự như các bước (1), (2), (3), (4) nêu tại nội dung Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2, tiết 2.2.2.1 nêu trên.

Phân bổ từ cấp 2 tới cấp 3:

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách, đơn vị dự toán cấp 2 phân bổ, giao cho các đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm cả dự toán ứng trước cho năm sau).

(1) Người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện:

- Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 2 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ TW.

- Lập chứng từ nhập dự toán ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 2, tài khoản đích là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 3; tại phân hệ BA- màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).         

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 2 ghi mã 9999, mã KBNN tổ hợp tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 3 ghi mã VP KBNN tỉnh, thành phố.

- Thực hiện tương tự như các bước (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) nêu tại nội dung Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2, tiết 2.2.2.1 nêu trên.

* Tại bộ sổ tỉnh (bộ phận kiểm soát chi thực hiện)

Người nhập thực hiện:

- Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 3 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ tỉnh.

+ Căn cứ Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị cấp 4, Phiếu phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp 3 giao cho đơn vị cấp 4 do đơn vị dự toán cấp 3 lập, gửi KBNN, Người nhập phân bổ dự toán từ cấp 3 đến cấp 4 tại phân hệ BA - màn hình phân bổ Dossier

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

- Các bước (2), (3), (4), (5), (6) tương tự hướng dẫn tại bộ sổ tỉnh nêu tại nội dung Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2, tiết 2.2.2.1 nêu trên.

2.2.2.3. Phương pháp hạch toán dự toán giao trong năm

a) Phương pháp kế toán dự toán giao trong năm từ cấp 1 tới cấp 2, từ cấp 2 tới cấp 3, đồng bộ hóa cấp 3

(1) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2

Tại bộ sổ TW, phân hệ BA - màn hình Dossier, Chuyên viên Bộ/ngành thực hiện, ghi:

- Dự toán chi thường xuyên

Nợ TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 2

          Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

(2) Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 2 tới cấp 3

Tại bộ sổ trung ương phân hệ BA - màn hình Dossier chuyên viên Bộ/ngành thực hiện, ghi:

- Dự toán chi thường xuyên

Nợ TK 9423, 9427 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 3

          Có TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 2

Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Sau khi thực hiện bước phân bổ đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 3, chuyên viên Vụ Tài chính chuyên ngành (Bộ Tài chính) chuyển dự toán chi đơn vị cấp 3 NSTW từ bộ sổ trung ương về đơn vị cấp 3 NSTW - bộ sổ tỉnh bằng cách lựa chọn chương trình “TABMIS - Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh”, lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa), hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

          Có TK 9423, 9427, 9482 - Dự toán chi phân bổ cấp 3 (bộ sổ TW)

Đồng thời:  

Nợ TK 9423, 9427, 9482 - Dự toán chi phân bổ cấp 3 (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

  b) Phương pháp kế toán dự toán giao trong năm dự toán giao trong năm từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa cấp 2

(1) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2

Tại bộ sổ trung ương, phân hệ BA-màn hình Dossier, Chuyên viên Bộ/ngành thực hiện, ghi:

- Dự toán chi thường xuyên

Nợ TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 2

          Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

Thực hiện bước đồng bộ hóa:

Sau khi thực hiện bước phân bổ đến tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 2, chuyên viên Vụ Tài chính chuyên ngành (Bộ Tài chính) chuyển dự toán chi đơn vị cấp 2 NSTW từ bộ sổ trung ương về đơn vị cấp 2 NSTW – bộ sổ tỉnh bằng cách lựa chọn chương trình “TABMIS - Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ trung ương về bộ sổ tỉnh”, lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa), hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

          Có TK 9323, 9327, 9382, 9385 (bộ sổ trung ương)

Đồng thời:  

Nợ TK 9323, 9327, 9372, 9382, 9385 (bộ sổ tỉnh)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hoá dự toán

2.2.2.4. Phương pháp hạch toán dự toán tạm ứng thường xuyên

Thực hiện tương tự các bước tại tiết 2.2.2.3 nêu trên, lưu ý ghi mã loại dự toán 11, mã nguồn 27.

2.2.2.5. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại mục VI Chương này.

2.3. Các Bộ/ngành không tham gia trực tiếp TABMIS

2.3.1. Các Bộ/ngành không tham gia trực tiếp TABMIS theo khoản 2 mục V Chương này.

- Việc phân bổ dự toán do Vụ Tài chính chuyên ngành thực hiện.

- Các đơn vị Bộ/ngành thực hiện lập chứng từ kế toán (Mẫu C6- 03) gửi các Vụ Tài chínhchuyên ngành để làm căn cứ nhập dự toán vào hệ thống. Việc lập chứng từ thực hiện theo hướng dẫn Phụ lục V của Công văn này.

2.3.2. Các Bộ/ngành không tham gia trực tiếp TABMIS không nằm trong danh sách quy đinh tại khoản 2 mục V Chương này.

Việc phân bổ dự toán do KBNN thực hiện.

3. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán do các Vụ Tài chính chuyên ngành thực hiện

- Thực hiện phê duyệt và đồng bộ hóa dự toán cho các đơn vị thuộc Bộ/ngành tham gia trực tiếp TABMIS quy định tại khoản 1 mục V chương này.

- Thực hiện phân bổ, phê duyệt và đồng bộ hóa dự toán cho các đơn vị thuộc Bộ/ngành không tham gia trực tiếp TABMIS quy định tại khoản 2 mục V chương này. của công văn này. Quy trình phân bổ, phương pháp kế toán, đồng bộ hóa dự toán thực hiện tương tự tiết 2.1, khoản 2, mục IV Chương này.

- Thực hiện nhập và phê duyệt dự toán, kế toán dự toán bằng lệnh chi tiền thực hiện tương tự tại nội dung quy trình phân bổ dự toán chi bằng lệnh chi tiền quy định tại tiết 1.6.1, khoản 1, mục IV Chương này.

4. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán do các đơn vị KBNN thực hiện

4.1. Dự toán tạm cấp bằng dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng NSTW

4.1.1. Quy trình phân bổ

Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, KBNN cấp kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định tại Điều 51 Luật NSNN. Sau ngày 31/01 năm ngân sách dừng tạm cấp cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp).

Thực hiện quy trình phân bổ tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 nêu tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV này.

4.1.2. Kế toán nhập dự toán tạm cấp

Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm cấp dự toán của đơn vị đã được Giám đốc đơn vị KBNN phê duyệt theo quy định tại Điều 51 Luật NSNN, người nhập thực hiện: lập Phiếu nhập dự toán theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 và tài khoản nguồn; nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS trên phân hệ BA - màn hình phân bổ ngân sách), ghi (chi tiết loại dự toán 08):

Nợ TK 9513, 9517

          Có TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

4.1.3. Kế toán đảo dự toán tạm cấp

Khi nhận được Quyết định giao dự toán chính thức lệnh chi tiền cho ĐVSDNS, người nhập kiểm tra số dư dự toán chính thức và lập Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu C6-04/NS), đảo dự toán tạm cấp trên phân hệ sổ cái (TABMIS - các chương trình chạy chương trình “đảo dự toán tạm cấp”), nhập đầy đủ các yếu tố quy định, hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

          Có TK 9514, 9518

4.2. Nhập dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng NSTW    từ cấp 1 tới cấp 2, đồng bộ hóa tại cấp 2

4.2.1. Quy trình phân bổ

Thực hiện quy trình phân bổ dự toán quy định bước * Tại bộ sổ tỉnh nêu tại tiết 2.2.2.1, khoản 2, mục IV Chương này.

4.2.2. Phương pháp kế toán phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 2 tới cấp 4

Tại bộ sổ tỉnh phân hệ BA - màn hình Dossier, bộ phận kiểm soát chi KBNN thực hiện:

- Dự toán chi thường xuyên

Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 4

          Có TK 9323, 9327 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 2

4.3. Nhập dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng NSTW    từ cấp 1 tới cấp 2, từ cấp 2 tới cấp 3, đồng bộ hóa tại cấp 3

4.3.1. Quy trình phân bổ

Thực hiện quy trình phân bổ dự toán quy định bước * Tại bộ sổ tỉnh nêu tại tiết 2.2.2.2, khoản 2, mục IV này.

4.3.2. Phương pháp kế toán phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 3 tới cấp 4

Tại bộ sổ tỉnh phân hệ BA - màn hình Dossier, chuyên viên KSC KBNN thực hiện:

- Dự toán chi thường xuyên

Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 4

          Có TK 9423, 9427 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 3

4.4. Nhập dự toán giao trong năm đối với các đơn vị đặc thù.

4.4.1. Quy trình phân bổ

Thực hiện quy trình phân bổ tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 nêu tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV này. Tài khoản đích là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 4, tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm (áp dụng đối với các đơn vị đặc thù nêu tại tiết 2.3, khoản 2, Mục I Chương này)

4.4.2. Phương pháp kế toán

Nợ TK 9523, 9527 hoặc 9552, 9562 - Dự toán chi TX, hoặc chi đầu tư phân bổ cấp 4

          Có TK 9111 – Nguồn dự toán giao trong năm

Lưu ý: Trường hợp cấp có thẩm quyền giao dự toán tạm ứng thường xuyên thực hiện tương tự lưu ý theo dõi chi tiết mã nguồn 27, loại dự toán 11.

4.5. Nhập dự toán ứng trước chi đầu tư đối với các đơn vị đặc thù.

4.5.1. Quy trình phân bổ

Thực hiện quy trình phân bổ tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 nêu tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV Chương này. Tài khoản đích là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 4, tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm (áp dụng đối với các đơn vị đặc thù nêu tại tiết 2.3, khoản 2, Mục I Chương này)

4.5.2. Phương pháp kế toán

Nợ TK, 9557, 9567- Dự toán chi đầu tư phân bổ cấp 4 ứng trước

          Có TK 9131- Nguồn dự toán giao trong năm

5. Kế toán giữ lại  dự toán kinh phí chi thường xuyên

5.1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc trách nhiệm nhập dự toán của KBNN:

+ Trường hợp giữ lại tại tài khoản dự toán cấp trung gian:

Căn cứ văn bản thông báo, chuyên viên KBNN thực hiện tại màn hình ngân sách, ghi:

Đỏ nợ TK 93xx, 94xx - Dự toán chi phân bổ cấp 2,3 (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN theo QĐ giao đầu năm).

          Đen Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28).

+ Trường hợp giữ lại tại tài khoản dự toán cấp 4 (dự toán ĐVSDNS).

Căn cứ văn bản thông báo, kế toán (thực hiện tại màn hình ngân sách) ghi:

Đỏ nợ TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4 (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN theo QĐ giao đầu năm).

          Đen Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28).

+ Đối với dự toán của các Bộ/ngành (NSTW) khác còn lại thuộc trách nhiệm KBNN nơi đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản thực hiện và dự toán ngân sách xã.

Trường hợp văn bản giao dự toán của cấp có thẩm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách đã xác định rõ số tiết kiệm, căn cứ văn bản giao dự toán, kế toán (thực hiện tại màn hình ngân sách) ghi:

Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28)

          Có TK 9111- TK nguồn dự toán giao trong năm

Trường hợp số dự toán đã được nhập vào hệ thống bao gồm số tiết kiệm, căn cứ văn bản thông báo, kế toán (thực hiện tại màn hình ngân sách) ghi:

Đỏ nợ TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4 (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN theo QĐ giao đầu năm)

          Đen Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28).

5.2. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách không thuộc trách nhiệm nhập dự toán của KBNN:

+ Trường hợp dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách (cấp 4) đã được điều chỉnh giảm thì KBNN thực hiện, kiểm soát cho đơn vị theo dự toán đã được điều chỉnh giảm trên hệ thống TABMIS.

+ Trường hợp dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách (cấp 4) chưa được điều chỉnh giảm, KBNN thực hiện: căn cứ văn bản thông báo, kế toán (thực hiện tại màn hình ngân sách) ghi:

Đỏ nợ TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4 (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN theo QĐ giao đầu năm).

Đen Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28).

5.3. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc trách nhiệm nhập dự toán của cơ quan Tài chính:

Cơ quan Tài chính (CQTC) các cấp phối hợp với KBNN đồng cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản giao dịch tại KBNN rà soát lại các văn bản giao dự toán (ngân sách tỉnh, huyện) của cấp có thẩm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách; xác định số kinh phí tiết kiệm giữ lại dự toán chi thường xuyên:

 + Trường hợp dự toán đã phân bổ đến đơn vị dự toán cấp 4, căn cứ vào thông báo về số kinh phí tiết kiện giữ lại của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị giao cho các đơn vị trực thuộc, KBNN sẽ thực hiện điều chỉnh giảm số kinh phí giữ lại.

+ Trường hợp CQTC chưa phân bổ dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách đến cấp 4 trên hệ thống, căn cứ văn bản giao dự toán của cấp có thẩm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách, xác định số kinh phí tiết kiệm giữ lại dự toán chi thường xuyên, CQTC thực hiện giữ lại tại tài khoản dự toán chi thường xuyên cấp 1, cấp trung gian;  kế toán CQTC lập phiếu điều chỉnh dự toán ghi: (kỳ hiện tại, màn hình ngân sách).

Đỏ Nợ TK 92xx, 93xx, ...Dự toán chi phân bổ cấp 1, cấp trung gian...(loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN theo QĐ giao đầu năm).

Đen Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28).

6. Kế toán giảm trừ dự toán

Căn cứ Quyết định thu hồi dự toán theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền, KBNN thực hiện  thu hồi dự toán cấp 4 trên TABMIS theo quy định.

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (loại dự toán 91, số thu hồi)                  

          Có TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4 (loại dự toán 91)

7. Kế toán thu hồi dự toán ứng trước NSTW

7.1. Thu hồi dự toán ứng trước cấp 4

Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước của đơn vị thụ hưởng ngân sách, kế toán KBNN thực hiện thu hồi dự toán ứng trước sau khi:

+ Dự toán chính thức được phân bổ trên hệ thống.

+ Giảm chi ứng trước, dự toán ứng trước được phục hồi.

Chuyên viên KBNN thực hiện tại màn hình ngân sách (BA), ghi:

Thu hồi dự toán ứng trước:

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)                   

          Có TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4 ứng trước

          7.2. Thu hồi số dư dự toán ứng trước cấp trung gian (cấp 2, 3 – nếu có):

          a) KBNN thực hiện thu hồi dự toán ứng trước các cấp trung gian (cấp 2, 3) đã được đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh

Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước của đơn vị dự toán, kế toán KBNN căn cứ số dư dự toán ứng trước các cấp trung gian thực hiện thu hồi.

Tại bộ sổ tỉnh:

Chuyên viên KBNN thực hiện tại màn hình ngân sách (BA), ghi:

Thu hồi dự toán ứng trước:

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)         

          Có TK 93xx, 94xx - Dự toán chi phân bổ cấp 2 hoặc 3 ứng trước

b) Các Vụ chuyên ngành, Bộ/ngành thực hiện việc thu hồi dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán ứng trước các cấp trung gian (cấp 2, 3) do các Vụ chuyên ngành, bộ/ngành nhập tại bộ sổ trung ương, không đồng bộ hóa xuống bộ sổ tỉnh.

Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước của đơn vị dự toán, chuyên viên Vụ chuyên ngành, bộ/ngành căn cứ số dư dự toán ứng trước các cấp trung gian thực hiện thu hồi.

Tại bộ sổ TW:

Chuyên viên thực hiện tại màn hình ngân sách (BA), ghi:

Thu hồi dự toán ứng trước:

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)                   

          Có TK 93xx, 94xx - Dự toán chi phân bổ cấp 2 hoặc 3 ứng trước         7.3. Thu hồi dự toán ứng trước cấp 1

Vụ Ngân sách Nhà nước thực hiện thu hồi số dư dự toán ứng trước (nếu có) trên tài khoản dự toán ứng trước cấp 1 trong các trường hợp: chưa đồng bộ (tại bộ sổ TW) và đã đồng bộ hóa (tại bộ sổ tỉnh, đối với dự toán TPCP).

Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước của đơn vị dự toán, Vụ NSNN căn cứ số dư dự toán ứng trước cấp 1 thực hiện thu hồi.

* Tại bộ sổ TW:

Chuyên viên Vụ NSNN thực hiện tại màn hình ngân sách (BA), ghi:

Thu hồi dự toán ứng trước:

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)                   

Có TK 92xx, 94xx - Dự toán chi cấp 1 ứng trước

          * Tại bộ sổ Tỉnh

          Chuyên viên Vụ NSNN thực hiện tại màn hình ngân sách (BA), ghi:

          Thu hồi dự toán ứng trước:

          Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)                   

                   Có TK 92xx - Dự toán chi cấp 1 ứng trước

8. Kế toán chuyển nguồn dự toán NSTW

Đối với các Bộ/ngành trung ương chưa thực hiện đồng bộ hóa số liệu dự toán trên TABMIS, hết ngày 31/12 (đối với dự toán ứng trước), trong thời gian chỉnh lý và hết ngày 31/01 (đối với dự toán giao trong năm), KBNN xử lý số dư dự toán cấp 4 trên TABMIS theo quy định.

Đối với các Bộ đã thực hiện đồng bộ hóa thực hiện theo các quy trình xử lý số dư dự toán theo nguyên tắc: KBNN xử lý số dư dự toán cấp 4 (trên cơ sở số dư dự toán cấp 4 thực tế trên TABMIS); Các Vụ trực thuộc Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ thực hiện đối chiếu và xử lý số dư dự toán ở cấp 0, 1, 2, 3 trên hệ thống (nếu có)

a) Chuyển nguồn dự toán cấp 0, cấp 1 do Vụ NSNN thực hiện

Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển nguồn dự toán cấp 0, cấp 1 theo quy định, Vụ NSNN lập Phiếu nhập dự toán mẫu C6- 01/NS, thực hiện:

- Truy vấn quỹ, kỳ 13 - niên độ năm trước, kiểm tra số dư.

- Chuyển dự toán sang năm sau:

+ Kỳ 13 - năm trước (màn hình ngân sách – BA, loại dự toán 04):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy

          Có TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0, cấp 1

+ Kỳ hiện tại: nhập dự toán được chuyển năm nay (màn hình ngân sách - BA, loại dự toán 06):

Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0, 1

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

b) Chuyển nguồn dự toán cấp 2, cấp 3 do Bộ/ngành hoặc các Vụ Tài chính chuyên ngành thực hiện

Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển nguồn dự toán cấp 2,3 theo quy định, lập Phiếu nhập dự toán mẫu C6- 01/NS:

- Truy vấn quỹ, kỳ 13 - niên độ năm trước, kiểm tra số dư tại các bộ sổ Tỉnh, hoặc TW.

- Chuyển dự toán sang năm sau:

+ Kỳ 13 - năm trước (màn hình ngân sách - BA, loại dự toán 04):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy

          Có TK 93xx, 94xx – Dự toán phân bổ cấp 2,3

+ Kỳ hiện tại: nhập dự toán được chuyển năm nay (màn hình ngân sách - BA, loại dự toán 06):

Nợ TK 93xx, 94xx - Dự toán phân bổ cấp 2,3

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

c) Chuyển nguồn dự toán cấp 4 do KBNN thực hiện

Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển nguồn dự toán theo quy định, lập Phiếu nhập dự toán mẫu C6- 01/NS:

- Truy vấn quỹ, kỳ 13 - niên độ năm trước, kiểm tra số dư tại các bộ sổ Tỉnh, hoặc TW.

- Chuyển dự toán sang năm sau:

+ Kỳ 13 - năm trước (màn hình ngân sách - BA, loại dự toán 04):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy

          Có TK 95xx – Dự toán chi phân bổ cấp 4

+ Kỳ hiện tại: nhập dự toán được chuyển năm nay (màn hình ngân sách - BA, loại dự toán 06):

Nợ TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

V. Danh sách các Bộ, ngành tham gia và không tham gia trực tiếp TABMIS

1. Danh sách các Bộ, ngành tham gia TABMIS trực tiếp, có đồng bộ hóa dự toán

 

STT

Bộ, cơ quan TW

STT

Bộ, cơ quan TW

1

Tòa án nhân dân tối cao

20

Kiểm toán Nhà nước

2

Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo

21

Thanh tra  Chính phủ

3

Bộ Tư pháp

22

Bộ Thông tin và truyền thông

4

Bộ Kế hoạch và đầu tư

23

TW Hội Liên hiệp phụ nữ VN

5

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan,  Tổng cục Dự trữ , VP Bộ TC… )

24

Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc VN

6

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

25

TW Liên minh các HTX VN

7

Bộ Giao thông vận tải

26

TW Hội Nông dân Việt Nam

8

Bộ Công thương

27

Hội Cựu chiến binh

9

Bộ Xây dựng

28

TW Đoàn TNCS HCM

10

Bộ Y tế

29

Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc

11

Bộ Giáo dục và Đào tạo

30

Đại học Quốc gia Hà Nội

12

Bộ Khoa học công nghệ

31

Thông tấn xã Việt Nam

13

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

32

Viện Khoa học cộng nghệ Việt Nam

14

Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội

33

Viện Khoa học xã hội Việt Nam

15

Bộ Tài nguyên Môi trường

34

Liên hiệp các hội KH&KT VN

16

Bộ Nội Vụ

35

Đài Tiếng nói Việt Nam

17

Bộ Ngoại Giao

36

Ủy ban dân tộc

18

Văn phòng Chính phủ

37

Tổng Liên đoàn LĐ VN

19

Văn phòng Quốc hội

 

 

 

2. Danh sách các Bộ, ngành không tham gia trực tiếp TABMIS, Bộ Tài chính nhập, có đồng bộ hóa dự toán

 

STT

Bộ, cơ quan TW

STT

Bộ, cơ quan TW

1

Liên hiệp các tổ chức HN VN

17

Hội VHNT các DT thiểu số

2

Hội Luật gia VN

18

Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam

3

Văn phòng Chủ tịch nước

19

Hội Kiến trúc sư Việt Nam

4

Ban CĐ TW về PC tham nhũng

20

Ủy ban toàn quốc các Hội VHNT

5

Hội Cựu thanh niên xung phong VN

21

Hội Khuyến học

6

Hội Nhà báo Việt Nam

22

Ban quản lý Làng VH-DL các dân tộc

7

Hội nạn nhân chất độc màu da cam

23

Đại học quốc gia TP phố Hồ chí minh

8

Ủy ban sông Mê Kông

24

Tổng hội y học Việt Nam

9

Đài truyền hình Việt Nam

25

Hội Đông y Việt Nam

10

Hội Văn nghệ dân gian VN

26

Hội Chữ thập đỏ

11

Hội Nhà văn Việt Nam

27

Hội Người mù

12

Hội Nghệ sỹ sân khấu VN

28

Hội Bảo trợ NTT, TE mồ côi

13

Hội Mỹ thuật Việt Nam

29

Hội Người cao tuổi Việt Nam

14

Hội nhạc sỹ Việt Nam

30

Hội cứu trợ trẻ em tàn tật VN

15

Hội Điện ảnh Việt Nam

31

Bảo hiểm xã hội VN

16

Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam

32

Ngân Hàng Nhà nước

 

3. Danh sách các đơn vị Bộ Tài chính đồng bộ dự toán đến cấp trung gian (2 hoặc 3), KBNN cấp tỉnh nhập phân bổ tiếp đến cấp 4

 

STT

Đơn vị/Nội dung

Cấp dự toán đồng bộ từ TW xuống  tỉnh

1

Dự toán chi thường xuyên giao cho hệ thống Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố (thuộc Tòa án nhân dân tối cao)

Cấp 2

2

Dự toán chi thường xuyên giao cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố (thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao)

Cấp 2

3

Dự toán chi thường xuyên giao Tổng cục Thi hành án (thuộc Bộ Tư pháp)

Cấp 3

4

Dự toán chi thường xuyên giao Tổng cục Thống kê (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Cấp 3

5

Dự toán chi thường xuyên giao Tổng cục Thuế (thuộc Bộ Tài chính)

Cấp 3

6

Dự toán chi thường xuyên giao KBNN (thuộc Bộ Tài chính)

Cấp 3

7

Dự toán chi thực hiện chính sách người có công với cách mạng giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý

Cấp 2

8

Dự toán chi thường xuyên duy tu bảo dưỡng đê điều (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Cấp 2

 

VI. Phương pháp điều chỉnh dự toán

1. Phương pháp điều chỉnh dự toán (áp dụng cho Vụ NSNN)

1.1. Phương pháp điều chỉnh khi thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA – màn hình ngân sách

Áp dụng điều chỉnh khi nhập dự toán cấp 0, nhập dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1, dự toán ứng trước chi chuyển giao.

1.1.1. Phát hiện sai sau khi thực hiện bước kiểm tra bút toán, kiểm tra dự toán nhưng chưa đệ trình phê duyệt

Người nhập tìm lại bút toán sai của mình trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

1.1.2. Phát hiện sai sau khi kế toán viên đã đệ trình phê duyệt, người phê duyệt chưa phê duyệt bút toán

Người nhập trình người phê duyệt từ chối phê duyệt bút toán trên hệ thống; người phê duyệt từ chối phê duyệt, người nhập tìm lại bút toán trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

1.1.3. Phát hiện sai sau khi đã đệ trình phê duyệt bút toán, người phê duyệt đã phê duyệt bút toán nhưng chưa kết sổ bút toán.

Người nhập trình Người phê duyệt cho phép gỡ phê duyệt trên hệ thống. Người nhập tìm lại bút toán trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

1.1.4. Phát hiện sai sau khi đã đệ trình phê duyệt bút toán, người phê duyệt đã phê duyệt bút toán và kết sổ bút toán (trường hợp chưa thực hiện ĐBH)

a) Điều chỉnh sai lầm do người nhập sai

Người nhập lập Phiếu điều chỉnh dự toán, điều chỉnh trên màn hình Ngân sách tại Bộ sổ TW, ghi: 

- Trường hợp sai các đoạn mã (COA), nếu sai 1 vế của bút toán phân bổ

+ Đối với dự toán cấp 0:

Đỏ Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (COA sai)

          Đen Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (COA đúng) 

+ Đối với dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1:

Đỏ Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283 (COA sai)

          Đen Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283 (COA đúng) 

- Trường hợp bút toán sai liên quan tới số tiền:

+ Đối với dự toán cấp 0:

Đỏ Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (số tiền sai)

           Đỏ có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm (số tiền sai)

Đồng thời:

Đen Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (số tiền đúng)

            Đen có TK 9111- Nguồn dự toán giao trong năm (số tiền đúng)

+ Đối với dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1:

Đỏ Nợ TK  9273, 9276, 9279, 9283 (số tiền sai)

          Đỏ có TK 9131- Nguồn dự toán ứng trước (số tiền sai)

Đồng thời:

Đen Nợ TK  9273, 9276, 9279, 9283 (số tiền đúng)

           Đen có TK 9131- Nguồn dự toán ứng trước (số tiền đúng)

b) Điều chỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Người nhập căn cứ Quyết định điều chỉnh của cấp có thẩm quyền, lập Phiếu điều chỉnh dự toán, thực hiện:

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tăng dự toán của đơn vị: thực hiện bổ sung dự toán cho đơn vị theo đúng quy trình phân bổ.

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm: thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên màn hình Ngân sách (hạch toán ngược vế với quy trình phân bổ):

Nợ TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

          Có TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0

Hoặc:

Nợ TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước

          Có TK  9273, 9276, 9279, 9283, 9627

1.2. Phương pháp điều chỉnh khi thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA – Màn hình phân bổ ngân sách Dossier

Áp dụng điều chỉnh khi phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1; phân bổ dự toán chi chuyển giao từ cấp 0 tới cấp 4; phân bổ dự toán trái phiếu chính phủ từ cấp 0 tới cấp 1; thực hiện các bước như sau:

1.2.1. Điều chỉnh trong trường hợp người sử dụng nhập sai do chọn sai loại giao dịch (Dossier type), sai loại dự toán thông tin trường động

Người nhập xóa Dossier type, nhập lại Dossier type đúng đã được thiết lập khi xây dựng luồng phê duyệt

1.2.2. Phát hiện sai lầm khi chưa lưu bút toán

Người nhập có thể chỉnh sửa hoặc xóa bút toán để nhập lại bút toán đúng.

1.2.3. Phát hiện sai sau khi thực hiện các bước: Lưu - Kiểm tra dự toán – Dành dự toán  của Dossier.

Các thông tin của Dossie này không thể sửa, xóa. Người nhập đệ trình phê duyệt, người phê duyệt từ chối phê duyệt, người nhập truy vấn lại bút toán Dossier sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt

1.2.4. Phát hiện sai sau khi đã đệ trình phê duyệt bút toán, Người phê duyệt đã phê duyệt bút toán nhưng chưa kết sổ bút toán

Người nhập trình người phê duyệt cho phép gỡ phê duyệt trên hệ thống. Người nhập tìm lại bút toán trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

1.2.5. Phát hiện sai sau khi người phê duyệt đã phê duyệt bút toán và kết sổ bút toán

a) Trường hợp sai số tiền, sai COA:

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích cùng mã KB thực hiện điều chỉnh bút toán màn hình ngân sách:

Đỏ Nợ TK đích

          Đỏ Có TK nguồn

Hoặc chỉ điều chỉnh đối với 1 vế của tổ hợp tài khoản sai:

Đỏ Nợ TK đích  (sai)

          Đen Nợ TK đích (đúng)

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích khác mã KB thực hiện chọn loại Dossier type rút dự toán về, theo nguyên tắc sai bước nào rút về bước đó:

Nợ TK nguồn

          Có TK đích

Thực hiện phân bổ lại.

b) Điều chỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền:

Người nhập căn cứ Quyết định điều chỉnh của cấp có thẩm quyền, lập Phiếu điều chỉnh dự toán, thực hiện:

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tăng dự toán của đơn vị: thực hiện bổ sung dự toán cho đơn vị theo đúng quy trình phân bổ.

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm:

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích cùng mã KBNN thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên màn hình Ngân sách (hạch toán ngược vế với quy trình phân bổ)

Nợ TK nguồn 

          Có TK đích

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích khác mã KBNN, thực hiện rút dự toán về tài khoản nguồn:

Nợ TK nguồn 

          Có TK đích

Thực hiện phân bổ lại theo đúng mã Kho bạc Nhà nước.

c) Trường hợp sau khi thực hiện bước đồng bộ hóa, phát hiện phân bổ sai cấp 1, thực hiện điều chỉnh như sau:

* Tại bộ sổ tỉnh:

- Người nhập (Vụ NSNN) nhập bút toán trên màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 1 về tài khoản điều chỉnh dự toán:

Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

          Có TK 9256 - Dự toán chi Đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 (trái phiếu chính phủ).

- Người duyệt (Vụ NSNN) thực hiện phê duyệt, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ hóa “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ  bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ương”, hệ thống tự động sinh ra các bút toán sau:

Tại bộ sổ tỉnh:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

          Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

Tại bộ sổ trung ương:

Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

         Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

* Tại bộ sổ trung ương:

(1) Người nhập (Vụ NSNN), nhập bút toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản điều chỉnh dự toán về tài khoản dự toán chi đầu tư XDCB cấp 1 (nguồn TPCP)

Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB (nguồn TPCP)

          Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

Đồng thời:

Điều chỉnh từ cấp 1 sai về cấp 1 đúng, phân hệ BA - màn hình ngân sách

Đỏ Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB cấp 1 (nguồn TPCP) (cấp 1 sai)

          Đen Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐT XDCB cấp 1 (nguồn TPCP) (cấp 1 đúng).

Thực hiện lại quy trình đồng bộ hóa dự toán trái phiếu chính phủ từ tài khoản dự toán chi đầu tư XDCB cấp 1.

d) Điều chỉnh phát hiện sai số tiền, sai COA sau khi Sở Tài chính đã thực hiện phân bổ dự toán trái phiếu chỉnh phủ theo chi tiết danh mục dự án theo QĐ của UBND Tỉnh, KBNN đã giải ngân:

Căn cứ Công văn của Bộ Tài chính (về việc thu hồi; điều chỉnh dự toán trái phiếu chính phủ), Giấy nộp trả kinh phí của chủ đầu tư (chi tiết dự án) gửi KBNN đồng cấp, kế toán KBNN lập Phiếu điều chỉnh, ghi:

(1) Thu hồi giảm chi

- Trong năm ngân sách, kế toán ghi (GL, ngày hạch toán hiện tại):      

Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856, 3866…

          Có TK 1713, 8211, ...

- Trong thời gian chỉnh lý

+ Kế toán ghi (GL, ngày hạch toán hiện tại):

Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856, 3866…

          Có TK 3398 – Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

Đồng thời, ghi (GL, ngày hiệu lực 31/12 năm trước)

Nợ TK 3398 – Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

          Có TK TK 1713, 8211, ...

(2) Dự toán trái phiếu chính phủ được phục hồi (cấp 4)

Sở Tài chính thực hiện:

* Tại bộ sổ tỉnh:

Sở Tài chính thực hiện:

- Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích cùng mã KBNN thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên màn hình Ngân sách (hạch toán ngược vế với quy trình phân bổ)

Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 

         Có TK 9552 - Dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị cấp 4 

- Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích khác mã KBNN, thực hiện chọn loại Dossier type rút dự toán từ cấp 4 về cấp 1:

Nợ TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 

          Có TK 9552 - Dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị cấp 4

Vụ NSNN thực hiện:

- Người nhập (chuyên viên vụ NSNN) thực hiện truy vấn quỹ trên tổ hợp tài khoản dự toán phân bổ cho cấp 1 (STC)

+ Người nhập rút dự toán từ tài khoản dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị cấp về tài khoản điều chỉnh dự toán (phân hệ BA- màn hình NS):

Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

          Có TK 9256 - Dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 

+ Người duyệt (Vụ NSNN) thực hiện phê duyệt bút toán, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ hóa “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ưng”, hệ thống tự động sinh ra các bút toán sau:

Tại bộ sổ tỉnh:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

          Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

Tại bộ sổ trung ương:

Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

          Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

* Tại bộ sổ trung ương:

(1) Người nhập (Vụ NSNN) nhập bút toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ Tài khoản 9611 - Điều chỉnh dự toán về tài khoản cấp 0 (nếu sai ở cấp 0)

Nợ TK 9216 - Dự toán XDCB phân bổ cấp 0 (nguồn TPCP, mã nhiệm vụ chi - 966, mã nguồn - 41)

          Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

Điều chỉnh từ cấp 0 sai về cấp 0 đúng, phân hệ BA - màn hình ngân sách

Đỏ Nợ TK 9216 - Dự toán XDCB phân bổ cấp 0 (nguồn TPCP) (cấp 0 sai)

          Đen Nợ TK 9216 - Dự toán XDCB phân bổ cấp 0 (nguồn TPCP) (cấp 0 đúng)

Thực hiện lại quy trình phân bổ từ cấp 0, hoặc từ cấp 1 màn hình phân bổ Dossier, và đồng bộ hóa lại.

(2) Người nhập (Vụ NSNN) nhập bút toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ Tài khoản 9611 - Điều chỉnh dự toán về tài khoản dự toán XDCB phân bổ cấp 1 (nguồn TPCP) (nếu sai ở cấp 1)

Nợ TK 9256 - Dự toán XDCB phân bổ cấp 1 (nguồn TPCP)

          Có TK 9611- Điều chỉnh dự toán

Thực hiện lại quy trình đồng bộ hóa từ tài khoản dự toán XDCB phân bổ cấp 1.

2. Phương pháp điều chỉnh dự toán áp dụng quy trình đồng bộ hóa

2.1. Phương pháp điều chỉnh dự toán áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4, đồng bộ hóa cấp 4

Thực hiện các bước 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4; 2.1.5 (a, b) tương tự như các bước 1.2.1; 1.2.2; 1.2.3; 1.2.4; 1.2.5(a, b) tiết 1.2, khoản 1, mục VI này.

c) Trường hợp sau khi thực hiện bước đồng bộ hóa, phát hiện phân bổ sai cấp 4, thực hiện điều chỉnh như sau:

* Tại bộ sổ tỉnh:

+ Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành) nhập bút toán trên màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 4 về tài khoản điều chỉnh dự toán:

Nợ TK 9611- Điều chỉnh dự toán

          Có TK dự toán chi đơn vị cấp 4

+ Người duyệt (Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện phê duyệt bút toán này, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ hóa “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ương”, hệ thống tự động sinh ra các bút toán sau:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

          Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ sổ tỉnh)

Đồng thời

Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ sổ trung ương)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

* Tại bộ sổ trung ương:

Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành ), nhập bút toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ TK điều chỉnh dự toán về tới tài khoản sai (cấp 4 hoặc cấp 1 sai)

Nợ TK 92xx - Dự toán chi phân bổ cho đơn vị cấp 1; hoặc dự toán chi phân bổ cho cấp 4

          Có TK 9611- Điều chỉnh dự toán

Người phê duyệt (Vụ Tài chính chuyên ngành) phê duyệt bút toán

(1) Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành) điều chỉnh từ cấp 4 sai về cấp 4 đúng, phân hệ BA - màn hình ngân sách

Đỏ Nợ TK dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 4 (sai)

          Đen Nợ TK dự toán phân bổ cho cấp 4 (đúng)

Thực hiện đồng bộ hóa lại.

(2) Nếu sai ở cấp 1, việc điều chỉnh sai ở cấp 1 do Vụ NSNN thực hiện

Đỏ Nợ TK dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1 (sai)

          Đen Nợ TK dự toán  phân bổ cho cấp 1 (đúng)

Sau đó thực hiện lại quy trình phân bổ từ cấp 1 và đồng bộ lại từ cấp 4 (do Bộ, ngành thực hiên, Vụ Tài chính chuyên ngành phê duyệt.

d) Điều chỉnh phát hiện sai số tiền, sai COA sau khi KBNN đã  thực hiện chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư

Căn cứ Công văn của cấp có thẩm quyền (về việc thu hồi dự toán; điều chỉnh dự toán), Giấy nộp trả kinh phí của đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư gửi KBNN đồng cấp, kế toán KBNN, ghi:

(1) Thu hồi giảm chi

- Trong năm ngân sách, kế toán ghi (GL, ngày hạch toán hiện tại):      

Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856, 3866…

        Có TK 15xx, 8xxx …

- Trong thời gian chỉnh lý

+ Kế toán ghi (GL, ngày hạch toán hiện tại):

Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856, 3866…

          Có TK 3398 – Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

Đồng thời, ghi (GL, ngày hiệu lực 31/12 năm trước)

Nợ TK 3398 – Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

          Có TK 15xx, 8xxx …

(2) Dự toán chi phân bổ cho đơn vị đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư  được phục hồi

(3) Thực hiện rút dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ TW do Bộ, ngành thực hiện tương tự điểm c, tiết 2.1 này.

2.2. Phương pháp điều chỉnh dự toán áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp trung gian, đồng bộ hóa cấp trung gian

- Quy định tài khoản đích và tài khoản nguồn:

+ Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 2: tài khoản đích là cấp 2, tài khoản nguồn là cấp 1

+ Phân bổ dự toán từ cấp 2 tới cấp 3: tài khoản đích là cấp 3, tài khoản nguồn là cấp 2

Thực hiện các bước 2.2.1; 2.2.2; 2.2.3; 2.2.4; 2.2.5 (a, b) tương tự như các bước 1.2.1; 1.2.2; 1.2.3; 1.2.4; 1.2.5(a, b) tiết 1.2, khoản 1, mục VI này.

c) Trường hợp sau khi thực hiện bước đồng bộ hóa, phát hiện sai ở cấp 2, 3; KBNN tỉnh, thành phố hoặc Sở Tài chính chưa thực hiện phân bổ tiếp

* Tại bộ sổ tỉnh:

+ Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành) nhập bút toán trên màn hình ngân sách, rút dự toán từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 3 hoặc cấp 2 về tài khoản điều chỉnh dự toán:

Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

          Có TK Dự toán chi đơn vị cấp 2, 3

+ Người duyệt (Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện phê duyệt bút toán này, kết sổ và chạy chương trình đồng bộ hóa “Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ trung ương”, hệ thống tự động sinh ra các bút toán sau:

Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

          Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ sổ tỉnh)

Nợ TK 9611 - Điều chỉnh dự toán (bộ sổ trung ương)

          Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán trung gian

* Tại bộ sổ trung ương:

+ Người nhập (chuyên viên Bộ, ngành), nhập bút toán màn hình ngân sách, rút dự toán từ TK điều chỉnh dự toán về tới tài khoản sai (cấp 3 hoặc cấp 2 sai)

Nợ TK 93xx, 94xx - Dự toán chi phân bổ cho đơn vị cấp 2; hoặc dự toán chi phân bổ cho cấp 3

          Có TK 9611 - Điều chỉnh dự toán

+ Người phê duyệt (Vụ Tài chính chuyên ngành) phê duyệt bút toán

+ Người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) điều chỉnh từ cấp 2 sai về cấp 2 đúng; hoặc từ cấp 3 sai về cấp 3 đúng  trên phân hệ BA- màn hình ngân sách

Đỏ Nợ TK dự toán phân bổ cho đơn  vị  cấp 3 hoặc cấp 2 (sai)

          Đen Nợ TK dự toán  phân bổ cho cấp 3 hoặc cấp 2 (đúng)

Thực hiện đồng bộ hóa lại

+ Nếu sai ở cấp 1, chuyển từ tài khoản điều chuyển về thẳng tài khoản cấp 1, việc điều chỉnh sai ở cấp 1 do Vụ NSNN thực hiện

Sau đó thực hiện lại quy trình phân bổ từ cấp 1 và đồng bộ lại từ cấp 2, hoặc 3 (do Bộ/ ngành thực hiên, Vụ Tài chính chuyên ngành phê duyệt)

d) Trường hợp phát hiện sai ở cấp  2, 3 sau khi KBNN  hoặc STC đã thực hiện phân bổ từ cấp 2, cấp 3 cho các đơn vị sử dụng ngân sách, nhưng chưa thực hiện thanh toán chi trả cho đơn vị

Các Bộ, ngành gửi Thư tra soát gửi KBNN, STC đề nghị điều chỉnh rút dự toán từ cấp 4 về cấp 2 hoặc cấp 3

- Quy định tài khoản đích và tài khoản nguồn:

+ Phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 4: Tài khoản nguồn là tài khoản cấp 2, tài khoản đích là tài khoản cấp 4

+ Phân bổ dự toán từ cấp 3 tới cấp 4: Tài khoản nguồn là tài khoản cấp 3, tài khoản đích là tài khoản cấp 4

- Tại bộ sổ tỉnh:

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích cùng mã KB thực hiện điều chỉnh bút toán màn hình ngân sách

Đỏ Nợ TK đích

         Đỏ Có TK nguồn

Hoặc chỉ điều chỉnh đối với 1 vế của tổ hợp tài khoản sai:

Đỏ Nợ TK đích  (sai)

         Đen Nợ TK đích (đúng)

Hoặc:

Đỏ Có TK nguồn (sai)

         Đen Có TK nguồn (đúng)

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích khác mã KB thực hiện chọn loại Dossier type rút dự toán về, theo nguyên tắc sai bước nào rút về bước đó:

Nợ TK nguồn

         Có TK đích

Khi số dư dự toán được phục hồi ở tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 2, dự toán chi đơn vị cấp 3 tại bộ sổ tỉnh, việc điều chỉnh do Bộ/ ngành thực hiện theo quy định tại điểm c tiết này.

e) Điều chỉnh phát hiện sai số tiền, sai COA của bước phân bổ sai từ tài khoản dự toán chi đơn vị cấp 2, 3, sau khi KBNN đã  thực hiện chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư

Căn cứ Công văn của cấp có thẩm quyền (về việc thu hồi dự toán; điều chỉnh dự toán), Giấy nộp trả kinh phí của đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư gửi KBNN đồng cấp, kế toán KBNN, ghi:

(1) Thu hồi giảm chi

- Trong năm ngân sách

Nợ TK 1112, 3856, 3866, 1133, 1134,...

          Có TK 15xx, 8xxx …

- Trong thời gian chỉnh lý

+ Tại kỳ tháng 01 năm 2012, trên phân hệ quản lý sổ cái GL

Nợ TK 1112, 3856, 3866, 1133, 1134,...

          Có TK 3398 - Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

+ Tại kỳ tháng 13 năm trước, trên phân hệ quản lý sổ cái GL:

Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

          Có TK 15xx, 8xxx …

(2) Dự toán chi phân bổ cho đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư được phục hồi

(3) KBNN thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm d, tiết này

(4) Rút dự toán từ bộ sổ tỉnh về bộ sổ TW do Bộ, ngành thực hiện tương tự điểm c, tiết này.

(5) Nếu sai ở cấp 1, chuyển từ tài khoản điều chuyển về thẳng tài khoản cấp 1, việc điều chỉnh sai ở cấp 1 do Vụ NSNN thực hiện

Sau đó thực hiện lại quy trình phân bổ từ cấp 1 và đồng bộ lại từ cấp 2, hoặc 3 (do Bộ, ngành thực hiên, Vụ Tài chính chuyên ngành phê duyệt).

 

Chương III

QUY TRÌNH PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

I. Phạm vi áp dụng và trách nhiệm của các thành viên tham gia

1. Phạm vi áp dụng

Công văn này áp dụng cho Sở Tài chính, Phòng Tài chính; Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, KBNN huyện và các đơn vị liên quan trong việc nhập dự toán chi ngân sách, dự toán tạm cấp và Lệnh chi tiền của ngân sách địa phương hàng năm vào hệ thống TABMIS.

2. Trách nhiệm của các đơn vị

Việc phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách và Lệnh chi tiền của ngân sách địa phương vào TABMIS thực hiện theo hướng dẫn của Quy chế mẫu (Ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BTC ngày 4/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

II. Các quy trình nhập dự toán NSĐP vào TABMIS

1. Dự toán chi ngân sách tỉnh, huyện theo ngành, lĩnh vực được Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện quyết định hàng năm. Việc nhập dự toán vào TABMIS được thực hiện theo quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổ cấp 0.

2. Dự toán chi ngân sách tỉnh, huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện (hoặc uỷ quyền cho các cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư) giao cho các Sở, phòng, ban, đơn vị (đơn vị dự toán cấp 1) và bổ sung cho ngân sách cấp dưới, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm; dự toán tạm ứng; dự toán ứng trước ngân sách năm sau; nguồn dự toán năm trước chuyển sang. Quy trình nhập dự toán vào TABMIS như sau:

a) Các trường hợp thực hiện theo quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 1, gồm:

(1) Dự toán giao cho các đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị dự toán cấp 1 có trách nhiệm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

(2) Dự toán giao cho đơn vị dự toán cấp 1 đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách và thực hiện rút dự toán tại KBNN.

(3) Dự toán chi bằng Lệnh chi tiền. Các trường hợp cấp phát bằng hình thức Lệnh chi tiền do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc ủy quyền cho Sở tài chính quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

b) Các trường hợp thực hiện theo quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 4 (sử dụng mã tổ chức ngân sách) gồm: Dự toán chi bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu (bao gồm cả nguồn trái phiếu Chính Phủ giao cho địa phương thực hiện) và các nhiệm vụ khác từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

Sở Tài chính thực hiện nhập dự toán bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện và Phòng Tài chính thực hiện nhập dự toán bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của ngân sách huyện cho ngân sách xã.

c) Đối với vốn trái phiếu địa phương dùng để xây dựng các dự án, giao dự toán (kế hoạch vốn) chi tiết đến dự án, thực hiện theo quy trình nhập dự toán chi đầu tư phân bổ từ cấp 0 đến cấp 1, đồng thời nhập dự toán giao chi tiết cho các dự án theo quy trình nhập dự toán từ cấp 1 đến cấp 4.

d) Đối với dự toán tạm ứng, ứng trước cho các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án, cơ quan tài chính thực hiện nhập dự toán cấp 1 chi tiết cho từng đơn vị, chủ đầu tư  và phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4. Riêng đối với trường hợp dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao, thực hiện nhập dự toán vào tài khoản chi chuyển giao cấp 4 tương ứng

3. Dự toán chi ngân sách do đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ, giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc, các dự án, công trình đầu tư hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung, điều chỉnh trong năm; dự toán ứng trước ngân sách năm sau; nguồn dự toán năm trước chuyển sang. Việc nhập dự toán vào TABMIS căn cứ vào Quyết định phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1. Quy trình nhập dự toán vào TABMIS cụ thể như sau:

Các trường hợp thực hiện theo quy trình nhập dự toán ngân sách phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4, gồm:

- Dự toán đơn vị dự toán cấp 1 thực hiện phân bổ, giao dự toán chi tiết đến các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư.

- Dự toán phân bổ chi tiết của các đơn vị dự toán cấp 1 đồng thời là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách.

4. Dự toán và Lệnh chi tiền ngân sách xã

Dự toán và Lệnh chi tiền ngân sách xã theo quy trình nhập dự toán phân bổ ngân sách từ cấp 0 đến cấp 4.

Đối với ngân sách xã, KBNN huyện thực hiện nhập, phê duyệt phân bổ, điều chỉnh dự toán (trong trường hợp cơ quan tài chính chưa tổ chức nhập) và nhập Lệnh chi tiền thuộc ngân sách xã theo quy trình hệ thống.

5. Dự toán tạm cấp đầu năm theo quy định tại Điều 51 Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 (Luật NSNN), thực hiện nhập vào TABMIS theo quy trình nhập dự toán tạm cấp vào TABMIS, theo đó: cơ quan tài chính nhập dự toán tạm cấp bằng lệnh chi tiền, KBNN nhập dự toán tạm cấp bằng dự toán.

          III. Phân loại dự toán theo nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

          Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 38 Luật NSNN bao gồm:

1. Chi đầu tư phát triển:

a) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại tiết 3.2 khoản này.

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên:

a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;

d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin;

e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

g) Sự nghiệp thể dục thể thao;

h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

i) Các hoạt động kinh tế;

k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

l) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

m) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.

5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.

6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

7. Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN.

IV. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP do cơ quan tài chính thực hiện (Sở Tài chính, Phòng Tài chính)

1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0

1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách cấp tỉnh, dự toán chi ngân sách cấp huyện theo ngành, lĩnh vực và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện quyết định hàng năm, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu; dự phòng và dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm; nguồn dự toán năm trước chuyển sang; dự toán từ nguồn ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước nguồn NSTW chuyển giao; nguồn chính phủ vay về cho địa phương vay lại…, thực hiện như sau:

          (1) Người nhập (chuyên viên cơ quan tài chính) lập chứng từ nhập dự toán cấp 0 (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục III, chương I, Phụ lục này), ghi nợ tài khoản đích là tài khoản dự toán chi phân bổ cấp 0, ghi có tài khoản nguồn dự toán giao trong năm; tại phân hệ BA- màn hình Nhập bút toán ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

 (2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán và chạy Nhập bút toán.

(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng  thực hiện bước gửi đi phê duyệt.

(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, thông báo cho người nhập thực hiện Dành dự toán để có số dư thực hiện phân bổ dự toánxem . Nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.

(5) Sau khi phê duyệt:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.               

(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Sau khi việc kết sổ hoàn thành, thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:

- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS-BA, kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS-BA tổng hợp tất cả các mã của Người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày. 

- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1- 01b (Báo cáo tình hình phân bổ, giao dự toán chi ngân sách tỉnh (huyện, xã) và chi trả nợ niên độ) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.

1.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0

Đối với tổ hợp tài khoản kế toán dùng để hạch toán dự toán cấp 0: Hạch toán theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định tại Điều 38 Luật NSNN và được mã hóa theo Phụ lục II - Danh mục mã Loại - Khoản (ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước) hạch toán chi tiết mã loại như sau:   

a) Chi đầu tư phát triển

(1) Chi đầu tư cho các dự án theo 13 lĩnh vực: Quốc phòng (được kết hợp mã loại 010), An ninh và trật tự an toàn xã hội (040), Giáo dục - đào tạo và dạy nghề (070), Khoa học và công nghệ (100), Y tế, dân số và gia đình (130), Văn hóa thông tin (160), Phát thanh, truyền hình, thông tấn (190), Thể dục thể thao (220), Bảo vệ môi trường (250), Các hoạt động kinh tế (280), Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (340), Bảo đảm xã hội (370), các khoản chi chưa phân loại vào các lĩnh vực nêu trên (428).

(2) Chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định (405).

(3) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định (406) .

b) Chi thường xuyên

Chi thường xuyên theo 13 lĩnh vực: Quốc phòng (được kết hợp mã loại 010), An ninh và trật tự an toàn xã hội (040), Giáo dục - đào tạo và dạy nghề (070), Khoa học và công nghệ (100), Y tế, dân số và gia đình (130), Văn hóa thông tin (160), Phát thanh, truyền hình, thông tấn (190), Thể dục thể thao (220), Bảo vệ môi trường (250), Các hoạt động kinh tế (280), Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (340), Bảo đảm xã hội (370), các khoản chi chưa phân loại vào các lĩnh vực nêu trên (428).

c) Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay (401)

d) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương (408)

e) Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương (434)

g) Chi bổ sung cân đối ngân sách (431), bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới (432).

h) Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN:

(1) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương (411);

(2) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới (411);

(3) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng (435).

          Lưu ý: Đối với tổ hợp tài khoản kế toán dùng để hạch toán dự toán cấp 0 năm 2017, hạch toán theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định tại Bảng số 01/BCĐ, ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016.

1.3. Phương pháp kế toán

1.3.1. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi thường xuyên

Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0 

          Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

1.3.2. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển

a) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9216 - Dự toán chi ĐTXDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

b) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định

Nợ TK 9219 - Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111, 9151- Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

c) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định

Nợ TK 9219 - Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111, 9151- Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

1.3.3. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi trả nợ lãi

Nợ TK 9226 - Dự toán chi trả nợ phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

1.3.4. Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi chuyển giao

+ Trường hợp giao trong năm, ghi:

Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

+ Trường hợp giao bổ sung trong năm từ nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm, ghi:

Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 (loại dự toán 02)

          Có TK 9161 - Nguồn bổ sung mục tiêu tăng thêm

+ Trường hợp giao bổ sung trong năm từ các nguồn bội chi tăng thêm, nguồn tăng thu, nguồn kết dư để bổ sung mục tiêu tăng thêm, ghi

Nợ TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 (loại dự toán 02)

          Có TK 9141, 9151, 9171- Nguồn bội chi, tăng thu, kết dư

1.3.5. Kế toán nhập dự toán cấp 0 của các nhiệm vụ khác

a) Nhiệm vụ chi cải cách tiền lương (436)

Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

b) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương (408).

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

c) Chi chuyển nguồn của ngân sách địa phương sang năm sau (434).

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

d) Dự phòng ngân sách (437), dư phòng hỗ trợ địa phương khác (435)

Nợ TK 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

e) Dự toán giao từ nguồn kết dư

Trường hợp giao dự toán từ nguồn kết dư để chi cho năm ngân sách (429)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

Có TK 9171- Nguồn kết dư

g) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn (411)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

h) Các nhiệm vụ chi khác (429)

Nợ TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

2. Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên

2.1. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm        

2.1.1. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán cấp 0 tới cấp 1

2.1.1.1. Quy trình phân bổ

          Căn cứ Quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân cho các đơn vị dự toán cấp 1, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu; dự phòng và dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm; nguồn dự toán năm trước chuyển sang; dự toán từ nguồn ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước nguồn NSTW chuyển giao; nguồn chính phủ vay về cho địa phương vay lại, thực hiện các bước như sau: 

(1) Người nhập (chuyên viên cơ quan tài chính) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục III, chương I Phụ lục này) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp tài khoản cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 1; tại phân hệ BA- Màn hình Dossier chọn loại giao dịch “Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 0 tới cấp 1” phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

Lưu ý:

+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.

+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier  theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.

(2) Người nhập in liệt kê chứng từ S2-06d/KB/TABMIS-BA, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán sai trước khi dành dự toán. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.

(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).

(4) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.

(5) Sau khi phê duyệt:

a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.

b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.

(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Sau khi việc kết sổ hoàn thành thực hiện việc lưu trữ chứng từ, cụ thể:

- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS-BA, kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS-BA tổng hợp tất cả các mã của Người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.

- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1-02/BC-NS/TABMIS (Báo cáo tổng hợp tình hình phân bổ giao dự toán chi của các đơn vị dự toán cấp 1-NSĐP) kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.

2.1.1.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán cấp 1

          Thực hiện tương tự tiết 1.2, khoản 1, mục IV này.

          Lưu ý: Đối với tổ hợp tài khoản kế toán dùng để hạch toán dự toán cấp 1 năm 2017, hạch toán theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định tại Bảng số 01/BCĐ, ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016.

2.1.1.3 . Phương pháp kế toán phân bổ từ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1

(1) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm, ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

           Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 và cấp 1 cùng 1 mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.     

(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nhiệm vụ chi cải cách tiền lương, ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9213- Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 và cấp 1 cùng mã Khoản 436.

(3) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nguồn dự phòng  ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 ghi mã Khoản 437, tổ hợp tài khoản dự toán cấp 1 ghi mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán chi thường xuyên.

(4) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nguồn tăng thu, ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9241 - Dự toán tăng thu

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi mã Khoản 429, tổ hợp tài khoản dự toán cấp  1 ghi mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán chi thường xuyên.

(5) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ kết dư, nguồn khác, ghi: 

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi mã Khoản 429; tổ hợp tài khoản dự toán cấp  1 ghi mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán chi thường xuyên.

(6) Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thường xuyên từ cấp 0 tới cấp 1.

Nợ TK 9264 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cấp 1

          Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

Lưu ý: Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0, cấp 1 cùng mã nhiệm vụ chi (429).

2.1.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 1 cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

2.1.2.1. Quy trình phân bổ

Căn cứ Quyết định phân bổ dự toán giao trong năm của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình phân bổ thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ nêu tại tiết 2.1.1.1, khoản 2, mục IV này.

2.1.2.2. Phương pháp kế toán

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi thường xuyên

Nợ TK 9523, 9524, 9527, 9528 - Dự toán chi phân bổ cấp 4

Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

- Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4 dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thường xuyên

Nợ TK 9595 - Dự toán GTGC thường xuyên bằng dự toán phân bổ cấp 4

          Có TK 9264 - Dự toán GTGC thường xuyên phân bổ cấp 1

2.2. Kế toán phân bổ dự toán tạm ứng

2.2.1. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán tạm ứng cấp 1

2.2.1.1. Quy trình nhập dự toán tạm ứng

Căn cứ Quyết định phê duyệt dự toán tạm ứng thường xuyên của Ủy ban Nhân dân cho các đơn vị dự toán cấp 1, cơ quan tài chính thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV này.

2.2.1.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán cấp 1

Thực hiện tương tự tiết 1.2, khoản 1, mục IV này.

2.2.1.3. Phương pháp kế toán dự toán tạm ứng kinh phí thường xuyên đơn vị dự toán cấp 1

Nợ TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

          Có TK 9111 – Nguồn dự toán giao trong năm

Lưu ý: Nhập loại dự toán 11- dự toán tạm ứng, mã nguồn 27- Dự toán tạm ứng.

2.2.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán tam ứng từ cấp 1 cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

2.2.2.1. Quy trình phân bổ

Căn cứ Quyết định phân bổ dự toán tạm ứng của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình phân bổ thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ nêu tại tiết 2.1.1.1, khoản 2, mục IV này.

2.2.2.2. Phương pháp kế toán

- Kế toán phân bổ dự toán tạm ứng chi thường xuyên

Nợ TK 9523, 9527 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 4

Có TK 9253 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 1

Lưu ý: Nhập loại dự toán 11- dự toán tạm ứng, mã nguồn 27- Dự toán tạm ứng.

2.2.3. Kế toán thu hồi dự toán tạm ứng   

        Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức của cấp có thẩm quyền trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán tạm ứng, căn cứ văn bản đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách về việc thu hồi dự toán tạm ứng, cán bộ kiểm soát chi KBNN lập Phiếu điều chỉnh (Mẫu số C6-09/KB), ghi:

          a) Thu hồi trong năm

          - Thu hồi số chi từ dự toán tạm ứng, ghi (GL, ngày hiện tại):

          Nợ TK 1513, 1523, 8123 (mã nguồn tương ứng của dự toán chính thức)

           Có TK 1513, 1523, 8123 (mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng)

         - Thu hồi dự toán tạm ứng (BA, kỳ hiện tại):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số tạm ứng- chi tiết loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng.

                   Có TK 9523, 9527 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm (chi tiết loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng).

         b) Trường hợp thu hồi dự toán tạm ứng trong thời gian chỉnh lý quyết toán

- Thu hồi số chi từ dự toán tạm ứng, ghi (GL,kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):

         Nợ TK 1513, 1523, 8123 (mã nguồn tương ứng của dự toán chính thức)

           Có TK 1513, 1523, 8123 (mã nguồn 27 - Dự toán tạm ứng)

         - Thu hồi dự toán tạm ứng (BA, kỳ 13 năm trước)

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số tạm ứng- chi tiết loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng

                   Có TK 9523, 9527 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ cấp 4 (chi tiết loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng).

2.3. Kế toán dự toán tạm cấp bằng lệnh chi tiền

2.3.1. Quy trình nhập dự toán tạm cấp:

Căn cứ Quyết định phê duyệt dự toán tạm cấp đã được Thủ trưởng cơ quan tài chính địa phương phê duyệt, cơ quan tài chính thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV này.

2.3.2. Kế toán nhập dự toán tạm cấp

Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm cấp dự toán của đơn vị đã được Thủ trưởng cơ quan tài chính địa phương phê duyệt, người nhập thực hiện: lập Phiếu nhập dự toán theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 và tài khoản nguồn; nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS trên phân hệ BA - màn hình phân bổ ngân sách), ghi (chi tiết loại dự toán 08):

Nợ TK 9514, 9518 - Dự toán tạm cấp chi TX bằng lệnh chi tiền phân bổ cấp 4 tự chủ, không tự chủ

Có TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

2.3.3. Kế toán đảo dự toán tạm cấp

Khi nhận được Quyết định giao dự toán chính thức lệnh chi tiền cho ĐVSDNS, người nhập kiểm tra số dư dự toán chính thức và lập Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu C6-04/NS), đảo dự toán tạm cấp trên phân hệ sổ cái (TABMIS - các chương trình chạy chương trình “đảo dự toán tạm cấp”), nhập đầy đủ các yếu tố quy định, hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

      Có TK 9514, 9518 - Dự toán tạm cấp chi TX bằng lệnh chi tiền phân bổ cấp 4 tự chủ, không tự chủ

3. Kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư

3.1. Kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư giao trong năm 

3.1.1. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư từ cấp 0 tới cấp 1

3.1.1.1. Quy trình phân bổ

Căn cứ Quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân cho các đơn vị dự toán cấp 1 (các chủ đầu tư), bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu; dự phòng và dự toán chi ngân sách cho các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm; nguồn dự toán năm trước chuyển sang; dự toán từ nguồn ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước nguồn NSTW chuyển giao; nguồn chính phủ vay về cho địa phương vay lại; Người nhập thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ nêu tại tiết 2.1.1.1, khoản 2, mục IV này.

3.1.1.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán cấp 1

Thực hiện tương tự tiết 1.2, khoản 1, mục IV này.

3.1.1.3. Phương pháp kế toán

(1) Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 chi đầu tư phát triển

a) Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

          Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 và cấp 1 cùng 1 mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán.     

b) Kế toán dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

          Có TK 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 và cấp 1 cùng 1 mã Khoản 405.

c) Kế toán dự toán từ cấp 0 tới cấp 1 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định.

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

Có TK 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 và cấp 1 cùng 1 mã Khoản 406.

(2) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán giao trong năm từ nguồn dự phòng, tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm chi đầu tư phát triển

a) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán từ nguồn dự phòng hoặc tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm cho các dự án, ghi:

Nợ TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

          Có TK 9233 hoặc 9241 - Dự toán dự phòng, hoặc tăng thu phân bổ cấp 0

Phân đoạn mã ngành kinh tế  của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 mã Khoản 437 (dự phòng) hoặc tăng thu, kết dư , bội chi tăng thêm mã Khoản 429,  tổ hợp tài khoản dự toán cấp  1 mã Loại chi tiết theo lĩnh vực chi của quyết định giao dự toán chi đầu tư.

b) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán từ nguồn dự phòng hoặc tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm cho chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

Có TK 9233 hoặc 9241 - Dự toán dự phòng, hoặc tăng thu phân bổ cấp 0.

 Phân đoạn mã ngành kinh tế  của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 mã Khoản 437 (dự phòng) hoặc tăng thu, kết dư , bội chi tăng thêm  mã Khoản 429,  tổ hợp tài khoản dự toán cấp  1 ghi mã Khoản 405 - chi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

c) Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1 dự toán từ nguồn dự phòng hoặc tăng thu, kết dư, bội chi tăng thêm cho đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1

          Có TK 9233 hoặc 9241 - Dự toán dự phòng, hoặc tăng thu phân bổ cấp 0         Phân đoạn mã ngành kinh tế  của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 mã Khoản 437 (dự phòng) hoặc tăng thu, kết dư , bội chi tăng thêm ghi mã Khoản 429,  tổ hợp tài khoản dự toán cấp  1 mã Khoản 406 - chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định.

(3) Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ĐT XDCB từ cấp 0 tới cấp 1

Nợ TK 9265 - Dự toán GTGC đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0

Lưu ý: Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0, cấp 1 cùng mã nhiệm vụ chi (429).

3.1.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư giao trong năm từ cấp 1 cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

3.1.2.1. Quy trình phân bổ

Căn cứ Quyết định phân bổ dự toán giao trong năm của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho đơn vị sử dụng ngân sách; Người nhập thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ nêu tại tiết 2.1.1.1, khoản 2, mục IV này.

3.1.2.2. Phương pháp kế toán

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9552 - Dự toán chi đầu tư XDCB giao trong năm bằng dự toán                                   Có TK 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi ĐT và hỗ trợ doanh nghiệp và chi đầu tư phát triển khác.

Nợ TK 9562 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán

          Có TK 9259 - Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 1

- Kế toán phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4 dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB

Nợ TK 9597 - Dự toán GTGC đầu tư XDCB bằng dự toán

          Có TK 9265 - Dự toán GTGC đầu tư XDCB phân bổ cấp 1

3.2. Dự toán ứng trước đầu tư

3.2.1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán ứng trước đầu tư cho đơn vị dự toán cấp 1

3.2.1.1. Quy trình nhập dự toán ứng trước

Căn cứ Quyết định phân bổ dự toán ứng trước thực hiện nhiệm vụ chi của Ủy ban Nhân dân gioa cho các đơn vị dự toán cấp 1; Người nhập thực hiện các bước tương tự Quy trình nhập dự toán cấp 0 quy định tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV này.

3.2.1.2. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã ngành kinh tế tại tổ hợp tài khoản dự toán chi đầu tư ứng trước cấp 1

Thực hiện tương tự tiết 1.2, khoản 1, mục IV này.

3.2.1.3 . Phương pháp kế toán

- Đối với dự toán chi đầu tư XDCB

Nợ TK 9276 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1 ứng trước

          Có TK 9131 – Nguồn dự toán ứng trước

- Đối với dự toán chi đầu tư phát triển khác

Nợ TK 9279 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1 ứng trước

          Có TK 9131 – Nguồn dự toán ứng trước

3.2.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán ứng trước chi đầu tư từ cấp 1 cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

3.2.2.1. Quy trình phân bổ

Căn cứ Quyết định phân bổ dự toán ứng trước của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho đơn vị sử dụng ngân sách; Người nhập thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ nêu tại tiết 2.1.1.1, khoản 2, mục IV này.

3.2.2.2. Phương pháp kế toán

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9557 - Dự toán chi đầu tư XDCB ứng trước bằng dự toán                                     Có TK 9276 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 1 ứng trước

- Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm chi ĐT và hỗ trợ doanh nghiệp và chi đầu tư phát triển khác.

Nợ TK 9567 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán

          Có TK 9279 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 1 ứng trước

3.2.3. Kế toán thu hồi dự toán ứng trước  

          Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức của cấp có thẩm quyền trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán ứng trước, Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư kèm hồ sơ có liên quan của chủ đầu tư đã được bộ phận kiểm soát chi kiểm soát,chuyên viên KSC ghi:

          a) Thu hồi trong năm

          - Thu hồi số chi từ dự toán ứng trước, ghi (GL, ngày hiện tại):

Nợ TK 1713, 8211

            Có TK 1724, 1727

          - Thu hồi dự toán ứng trước (BA, kỳ hiện tại):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (chi tiết loại dự toán 09- Dự toán ứng trước).

                   Có TK 9557, 9567 - Dự toán chi đầu tư XDCB, đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán (chi tiết loại dự toán 09- Dự toán ứng trước).

b) Trường hợp thu hồi dự toán tạm ứng trong thời gian chỉnh lý quyết toán

          - Ghi chi NSNN năm trước, kế toán ghi (GL, kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):

  Nợ TK 1713, 8211

            Có TK 1724, 1727

         - Thu hồi dự toán tạm ứng (BA, kỳ 13 năm trước)

Nợ TK 9631- Dự toán bị hủy (chi tiết loại dự toán 09 - Dự toán ứng trước).

                   Có TK 9557, 9567 - Dự toán chi đầu tư XDCB, đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán (chi tiết loại dự toán 09 - Dự toán ứng trước).

4. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao NS cấp trên cho ngân sách cấp dưới (NS tỉnh cho NS huyện, NS huyện cho NS xã)

(1) Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán chính thức, tạm cấp dự toán chi chuyển giao, hạch toán vào tài khoản dự toán chi chuyển giao NSNN giao trong năm.

Việc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0, cấp 4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp tài khoản cấp 4 có các đặc điểm kết hợp sau:

+ Mã cấp ngân sách: Cấp 2 (NS tỉnh cho NS huyện), cấp 3 (NS huyện cho NS xã)

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách huyện hoặc mã UBND xã

+ Mã chương: 560 hoặc 760

+ Mã ngành kinh tế: 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối)

+ Mã CTMT, DA: Ghi mã CTMT (khoản kinh phí từ CTMT); hoặc ghi mã 00000 (khoản kinh phí không phải chương trình mục tiêu)

+ Mã loại dự toán: 01, 02, 03 tương ứng

(2) Trường hợp tạm ứng dự toán chi chuyển giao cho NS cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên hạch toán vào tài khoản dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm.

Việc ghi chép tương tự điểm (1) mục này, lưu ý theo dõi chi tiết mã  loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng.

4.1. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao trong năm

Căn cứ vào các văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới giao trong dự toán đầu năm; dự toán bổ sung có mục tiêu; tạm cấp dự toán chi chuyển giao từ cấp 0 tới cấp 4, Người nhập thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ nêu tại tiết 2.1.1.1, khoản 2, mục IV này.

4.2. Quy trình nhập dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao

Căn cứ vào các văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, việc nhập dự toán tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao, người nhập thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ nêu tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV này.

4.3. Phương pháp kế toán 

4.3.1. Kế toán phân bổ dự toán chi chuyển giao trong năm từ cấp 0 tới cấp 4

(1) Trường hợp dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao thành một chỉ tiêu riêng, người nhập ghi (chi tiết loại dự toán 01):                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Nợ TK 9622 - DT chi chuyển giao ngân sách giao trong năm bằng dự toán

          Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

Lưu ý:

- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi 432 (Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới) hoặc mã nhiệm vụ chi - 431 (Bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới); cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối)

- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi 99 (không xác định), cấp 4 ghi 00.

(2) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao theo từng lĩnh vực

a) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới từ nguồn thường xuyên

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS giao trong năm bằng dự toán

          Có TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0

Lưu ý:

+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi mã Loại chi tiết 13 lĩnh vực chi thường xuyên (nếu có), cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối)

+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi 29 (nguồn TX), cấp 4 ghi 00.

b) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn đầu tư

- Kế toán hạch toán:                                                                                                                                                          

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS giao trong năm bằng dự toán

          Có TK 9216 - DT chi ĐTXDCB phân bổ cấp 0

Lưu ý:

+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi mã Loại chi tiết 13 lĩnh vực cho các dự án, cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối).

+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 ghi 49 (nguồn đầu tư), cấp 4 ghi 00.

c) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn dự phòng,kết dư, tăng thu, nguồn khác …).

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS giao trong năm bằng dự toán

          Có TK 9233, 9239, 9241                                                                                                                                                                   

Lưu ý:

+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng theo chi từ dự phòng ghi mã 437, kết dư, tăng thu, nguồn khác ghi mã 429 , …, cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối).

+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán cấp  0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), hoặc 49 (nguồn đầu tư), cấp 4 ghi 00.

(3) Trường hợp văn bản thông báo của Ủy ban nhân dân cấp trên giao dự toán chi chuyển giao cho các Ủy ban nhân dân cấp dưới trong thời gian chỉnh lý quyết toán thực hiện các bước tương tự như nọi dung a, b, điểm (2) nêu trên; lưu ý thực hiện tại kỳ tháng 13 năm trước.

4.3.2. Kế toán phân bổ chi chuyển giao bằng dự toán tạm ứng

Căn cứ vào nội dung văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán tạm ứng chi chuyển giao có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9622 - DT chi chuyển giao ngân sách giao trong năm bằng DT

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

Lưu ý:

- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối), lưu ý theo dõi chi tiết mã loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng.

- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0, cấp 4 ghi mã ngồn 27

4.3.3. Kế toán phân bổ chi chuyển giao bằng dự toán ứng trước

Căn cứ vào nội dung văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán ứng trước chi chuyển giao có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư

- Kế toán hạch toán:

Nợ TK 9627 - DT chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước

          Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước

Lưu ý:

- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 ghi 432 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 431 (bổ sung cân đối), lưu ý theo dõi chi tiết mã  loại dự toán 09- Dự toán ứng trước.

- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0, cấp 4 ghi 00

4.3.4. Kế toán thu hồi dự toán ứng trước chi chuyển giao

Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức chi chuyển giao, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán (tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao) và Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (mẫu C2-08) của cơ quan tài chính (CQTC) đồng cấp, kế toán viên (KTV) KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán, ghi:

a) Thu hồi trong năm

- Thu hồi số chi từ dự toán ứng trước, ghi (GL, ngày hiện tại):

Nợ TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán

          Có TK 1971 - Ứng trước chi chuyển giao bằng dự toán

- Thu hồi dự toán ứng trước (BA, kỳ hiện tại):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)

          Có TK 9627 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán ứng trước (loại dự toán 09)

b) Trường hợp thu hồi dự toán ứng trước trong thời gian chỉnh lý quyết toán

          -  Thu hồi số chi từ dự toán ứng trước, ghi (GL, kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):

Nợ TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán

          Có TK 1971 - Ứng trước chi chuyển giao bằng dự toán

        - Thu hồi dự toán ứng trước (BA, kỳ 13 năm trước)

        Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)

          Có TK 9627 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán ứng trước (loại dự toán 09)

4.3.5. Kế toán thu hồi dự toán tạm ứng chi chuyển giao

Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức chi chuyển giao, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán tạm ứng chi chuyển giao) và Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (mẫu C2-08) của cơ quan tài chính (CQTC) đồng cấp, kế toán viên (KTV) KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán,:

a) Thu hồi trong năm

          - Thu hồi số chi từ dự toán tạm ứng, ghi (GL, ngày hiện tại):

Nợ TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán

          Có TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán (mã nguồn 27)

          - Thu hồi dự toán ứng trước (BA, kỳ hiện tại):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)                   

          Có TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán tạm ứng (loại dự toán 11)

b) Trường hợp thu hồi dự toán tạm ứng trong thời gian chỉnh lý quyết toán

-  Thu hồi số chi từ dự toán tạm ứng, ghi (GL, kỳ 13 năm trước, ngày hiệu lực 31/12):

Nợ TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán

          Có TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán (mã nguồn 27)

- Thu hồi dự toán tạm ứng (BA, kỳ 13 năm trước)

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số tạm ứng)            

          Có TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán tạm ứng (loại dự toán 11)

4.3.6. Kế toán phân bổ dự toán ngân sách tỉnh chuyển giao cho NS huyện, NS huyện chuyển giao cho NS xã từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi (từ nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương)

(1) Dự toán chi chuyển giao thường xuyên từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi

Nợ TK 9624 - Dự toán chi chuyển giao thường xuyên ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm

          Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

(Lưu ý: Lựa chọn cấp NS tương ứng, mã nguồn 53)

(2) Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi

Nợ TK 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm

          Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

(Lưu ý: Lựa chọn cấp NS tương ứng, mã nguồn 53)

4.3.7. Phương pháp kế toán dự toán ngân sách tỉnh chuyển giao cho NS huyện, NS huyện chuyển giao cho NS xã từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại

(1) Kế toán phân bổ dự toán chi chuyển giao thường xuyên từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi

Nợ TK 9624 - Dự toán chi chuyển giao thường xuyên ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm

          Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

(Lưu ý: Lựa chọn cấp NS tương ứng, mã nguồn 54)

(2) Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi

Nợ TK 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm

          Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0

(Lưu ý: Lựa chọn cấp NS tương ứng, mã nguồn 54)

V. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP do KBNN thực hiện (phòng/bộ phận kiểm soát chi thực hiện)

1. Nhập dự toán tạm cấp bằng dự toán đầu năm của các đơn vị sử dụng ngân sách (NS tỉnh, NS huyện)

1.1. Quy trình

Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, KBNN tạm cấp kinh phí cho các ĐVSDNS theo quy định tại Điều 51 Luật NSNN và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

- Sau khi tiếp nhận Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (mẫu số C6-13/NS) do đơn vị sử dụng ngân sách lập, chuyên viên KSC lập Phiếu nhập dự toán ngân sách (mẫu số C6-01/NS); trình PT KSC, Giám đốc đơn vị KBNN duyệt.

- Sau khi được Giám đốc phê duyệt trên chứng từ giấy, chuyên viên KSC thực hiện nhập dự toán tạm cấp đầu năm cho các ĐVSDNS vào hệ thống TABMIS, đệ trình PT KSC phê duyệt trên TABMIS.

Việc nhập dự toán tạm cấp tại phân hệ BA- màn hình ngân sách tương tự như nhập dự toán cấp 0 quy định tại tiết 1.1, khoản 1, mục IV chương này.

1.2. Phương pháp hạch toán kế toán

1.2.1. Kế toán nhập dự toán tạm cấp

Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm cấp dự toán của đơn vị đã được Giám đốc  KBNN duyệt, người nhập thực hiện: lập Phiếu nhập dự toán theo nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán cấp 4 và tài khoản nguồn; nhập dữ liệu dự toán vào TABMIS trên phân hệ BA - màn hình phân bổ ngân sách), ghi (chi tiết loại dự toán 08):

Nợ TK 9513, 9517

          Có TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

1.2.2. Kế toán đảo dự toán tạm cấp

Khi nhận được Quyết định giao dự toán chính thức cho ĐVSDNS, người nhập kiểm tra số dư dự toán chính thức và lập Phiếu điều chỉnh dự toán (Mẫu C6-04/NS), đảo dự toán tạm cấp trên phân hệ sổ cái (TABMIS - các chương trình chạy chương trình “đảo dự toán tạm cấp”), nhập đầy đủ các yếu tố quy định, hệ thống tự động sinh bút toán:

Nợ TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

          Có TK 9513, 9517

1.3. Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:

- Chuyên viên KSC: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS kèm chứng từ nhập dự toán,  kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, lưu trữ vào tập chứng từ ngày. Giấy đề nghị tạm cấp dự toán ngân sách (bản chính) lưu vào tập hồ sơ kiểm soát chi ban đầu.

- Phụ trách KSC: Kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS theo từng mã nhân viên (các chuyên viên được phân công nhập dự toán tạm cấp), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê, chuyển cho chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ để lưu trữ vào tập chứng từ ngày.

Lưu ý: Tại KBNN quận, huyện không tổ chức phòng, Phòng giao dịch, các nội dung thực hiện tương tự nội dung trên nhưng không qua phụ trách KSC.

2. Nhập dự toán ngân sách xã

2.1. Quy trình, phương pháp kế toán nhập dự toán cấp 0

2.1.1. Quy trình

          Căn cứ vào dự toán chi ngân sách do Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) quyết định hàng năm, bao gồm dự toán chi trong cân đối và dự toán chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách của các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện như sau:

          (1) Chuyên viên KSC lập chứng từ nhập dự toán ngân sách vào TABMIS.

          (2) Quy trình nhập dự toán cấp 0 tương tự quy trình quy định tại khoản 1, mục IV chương này.

          (3) Chuyên viên KSC in Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng  thực hiện gửi đi phê duyệt kèm hồ sơ.

(4) PT KSC kiểm tra hồ sơ, bút toán; nếu đúng thực hiện ký chứng từ giấy, trình hồ sơ và chứng từ giấy lên Giám đốc đơn vị KBNN để ký duyệt, sau khi Giám đốc KBNN ký duyệt, PT KSC phê duyệt bút toán trên hệ thống; nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.

(5) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

                       Sau khi việc kết sổ hoàn thành, thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:

- Chuyên viên KSC: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS kèm chứng từ nhập dự toán, kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, lưu trữ vào tập chứng từ ngày. Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính) lưu vào tập hồ sơ kiểm soát chi ban đầu.

- PT KSC (phê duyệt theo luồng của chuyên viên KSC) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS theo từng mã nhân viên (các chuyên viên KSC được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, chuyển cho chuyên viên làm nhiệm vụ tổng hợp chứng từ (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.                          

- Định kỳ năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1- 01 (Báo cáo tình hình phân bổ dự toán cấp 0 – NS xã) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo năm theo quy định.

Lưu ý: Tại KBNN quận, huyện không tổ chức phòng, Phòng giao dịch, các nội dung thực hiện tương tự nội dung trên nhưng không qua phụ trách KSC.

  2.1.2. Phương pháp kế toán:

2.1.2.1. Hướng dẫn ghi chép phân đoạn mã nhiệm vụ chi tại tổ hợp tài khoản dự toán cấp 0

Đối với tổ hợp tài khoản kế toán dùng để hạch toán dự toán cấp 0 (tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0) chi tiết theo mã loại dự toán và theo mã nhiệm vụ chi NSNN tương ứng với các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã nêu tại tiết 1.2, khoản 1, mục IV chương này.  

2.1.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán

a) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi thường xuyên

Nợ TK 9213 - Dự toán chi TX phân bổ cấp 0 

          Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

b) Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển

- Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho các dự án

Nợ TK 9216 – Dự toán chi ĐTXDCB, ĐTPT khác phân bổ cấp 0

          Có TK 9111, 9151 - Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

- Kế toán nhập dự toán cấp 0 nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định (406)

Nợ TK 9219 – Dự toán chi ĐTPT khác phân bổ cấp 0

                   Có TK 9111, 9151- Nguồn dự toán giao trong năm, dự toán tăng thu

2.2. Quy trình phân bổ và phương pháp kế toán phân bổ dự toán ngân sách xã từ cấp 0 tới cấp 4

2.2.1. Quy trình

Căn cứ quyết định phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân xã, bao gồm: dự toán giao đầu năm; dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn (tăng thu, dự phòng, kết dư; và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm; dự toán điều chỉnh trong năm).

          (1) Chuyên viên KSC lập Phiếu nhập dự toán ngân sách (mẫu số C6-01/NS), ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp tài khoản cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4; tại phân hệ BA- Màn hình Dossier chọn loại giao dịch “Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 0 tới cấp 4 xã ” phân bổ dự toán chi tiết mã loại dự toán.

(2) Chuyên viên KSC in liệt kê chứng từ S2-06d/KB/TABMIS, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt. 

  (3) PT KSC kiểm tra hồ sơ, bút toán, thực hiện ký chứng từ giấy, trình hồ sơ và chứng từ giấy lên Giám đốc đơn vị KBNN để ký duyệt, sau khi Giám đốc KBNN ký duyệt, PT KSC phê duyệt bút toán trên hệ thống.

(4) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo: 

Sau khi việc kết sổ hoàn thành thực hiện việc lưu trữ chứng từ, cụ thể:

- Chuyên viên KSC: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS kèm chứng từ phân bổ dự toán, kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, lưu trữ vào tập chứng từ ngày. Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính) lưu vào tập hồ sơ kiểm soát chi ban đầu.

- PT KSC : Kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06d/KB/TABMIS theo từng mã nhân viên (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê chứng từ, chuyển cho chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ lưu trữ tập chứng từ ngày.

Lưu ý: Tại KBNN quận, huyện không tổ chức phòng, Phòng giao dịch, các nội dung thực hiện tương tự nội dung trên nhưng không qua phụ trách KSC.

2.2.2. Phương pháp kế toán

- Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 4 kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9523, 9524

Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

- Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 4 kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9527, 9528

          Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

- Đối với dự toán chi ĐTXDCB bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9552, 9553

          Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0

- Đối với dự toán chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền:

Nợ TK 9562, 9563

          Có TK 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0

VI. Kế toán dự toán khác

1. Kế toán phân bổ dự toán khác

Căn cứ Quyết định phê duyệt phân bổ dự toán khác (chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi khác ngân sách, chi hỗ trợ địa phương khác….) của cấp có thẩm quyền, kế toán tạo bút toán phân bổ trên màn hình phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1- khác”, loại dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng), ghi:

Nợ TK 9669- Dự toán khác phân bổ cấp 1giao trong năm

          Có TK 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0

Nhận được dự toán từ cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chi.

Nợ TK 9698; 9699- Dự toán khác phân bổ cấp 4 bằng dự toán hoặc bằng LCT

          Có TK 9669 - Dự toán khác phân bổ cấp 1

2. Kế toán giữ lại dự toán kinh phí chi thường xuyên

2.1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc trách nhiệm nhập dự toán của KBNN:

- Trường hợp văn bản giao dự toán của cấp có thẩm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách đã xác định rõ số tiết kiệm, căn cứ văn bản giao dự toán, chuyên viên kiểm soát chi KBNN (thực hiện tại màn hình ngân sách) ghi:

Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28)

          Có TK 9111- TK nguồn dự toán giao trong năm

- Trường hợp số dự toán đã được nhập vào hệ thống bao gồm số tiết kiệm: căn cứ văn bản thông báo, chuyên viên kiểm soát chi KBNN  (thực hiện tại màn hình ngân sách) ghi:

Đỏ nợ TK 95xx - Dự toán chi đơn vị cấp 4 (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN theo QĐ giao đầu năm)

          Đen Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28).

2.2. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc trách nhiệm nhập dự toán của cơ quan Tài chính:

Cơ quan Tài chính (CQTC) các cấp phối hợp với KBNN đồng cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản giao dịch tại KBNN rà soát lại các văn bản giao dự toán (ngân sách tỉnh, huyện) của cấp có thẩm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách; xác định số kinh phí tiết kiệm giữ lại dự toán chi thường xuyên:

- Trường hợp dự toán đã phân bổ đến đơn vị dự toán cấp 4, căn cứ vào thông báo về số kinh phí tiết kiệm giữ lại của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị giao cho các đơn vị trực thuộc, trên cơ sở đối chiếu số liệu với ĐVSDNS, KBNN nơi đơn vị mở tài khoản (bộ phận KSC) thực hiện điều chỉnh giảm số kinh phí giữ lại.

- Trường hợp CQTC chưa phân bổ dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách đến cấp 4 trên hệ thống, căn cứ văn bản giao dự toán của cấp có thẩm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách, xác định số kinh phí tiết kiệm giữ lại dự toán chi thường xuyên, CQTC thực hiện giữ lại tại tài khoản dự toán chi thường xuyên đơn vị cấp 1, cấp trung gian;  kế toán CQTC lập phiếu điều chỉnh dự toán ghi: (kỳ hiện tại, màn hình ngân sách).

Đỏ nợ TK 92xx- Dự toán chi đơn vị cấp 1 loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN theo QĐ giao đầu năm).

          Đen Nợ TK 9632 - Dự toán đối chiếu (loại dự toán 03, chi tiết mã nguồn NSNN 28).

3. Kế toán giảm trừ dự toán

Căn cứ Quyết định thu hồi dự toán theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Kiểm toán, Thanh tra Chính Phủ, Thanh tra Bộ Tài chính…) toán, chuyên viên KSC KBNN  thực hiện  thu hồi dự toán cấp 4 trên TABMIS theo quy định.

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (loại dự toán 91, số thu hồi)                  

          Có TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4 (loại dự toán 91)

4. Kế toán chuyển nguồn dự toán

(1) KBNN xử lý số dư dự toán cấp 4 (trên cơ sở số dư dự toán cấp 4 thực tế trên TABMIS).

- Truy vấn quỹ, kỳ 13 - niên độ năm trước, kiểm tra số dư.

- Chuyển dự toán sang năm sau:

+ Kỳ 13 - năm trước (chương trình chuyển nguồn dự toán, loại dự toán 04):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy

          Có TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4

+ Kỳ hiện tại: nhập dự toán được chuyển năm nay (chương trình chuyển nguồn dự toán , loại dự toán 06):

Nợ TK TK 95xx - Dự toán chi phân bổ cấp 4

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

(2) Cơ quan tài chính thực hiện đối chiếu và xử lý số dư dự toán ở cấp 0, 1 trên hệ thống (nếu có)

Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc chuyển nguồn dự toán cấp 0, cấp 1 theo quy định, chuyên viên tài chính lập Phiếu nhập dự toán mẫu C6- 01/NS, thực hiện:

- Truy vấn quỹ, kỳ 13 - niên độ năm trước, kiểm tra số dư.

- Chuyển dự toán sang năm sau:

+ Kỳ 13 - năm trước (chương trình chuyển nguồn dự toán, loại dự toán 04):

Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy

          Có TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0, cấp 1

+ Kỳ hiện tại: nhập dự toán được chuyển năm nay (chương trình chuyển nguồn dự toán, loại dự toán 06):

Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0, 1

          Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

          VII. Điều chỉnh dự toán

1. Phương pháp điều chỉnh khi thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA – màn hình ngân sách

Áp dụng điều chỉnh khi nhập dự toán cấp 0, nhập dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1, dự toán ứng trước chi chuyển giao.

1.1. Phát hiện sai sau khi thực hiện bước kiểm tra bút toán, kiểm tra dự toán nhưng chưa đệ trình phê duyệt

Người nhập tìm lại bút toán sai của mình trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

1.2. Phát hiện sai sau khi kế toán viên đã đệ trình phê duyệt, người phê duyệt chưa phê duyệt bút toán

Người nhập trình người phê duyệt từ chối phê duyệt bút toán trên hệ thống; người phê duyệt từ chối phê duyệt, người nhập tìm lại bút toán trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

1.3. Phát hiện sai sau khi đã đệ trình phê duyệt bút toán, người phê duyệt đã phê duyệt bút toán nhưng chưa kết sổ bút toán.

Người nhập trình Người phê duyệt cho phép gỡ phê duyệt trên hệ thống. Người nhập tìm lại bút toán trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

1.4. Phát hiện sai sau khi đã đệ trình phê duyệt bút toán, người phê duyệt đã phê duyệt bút toán và kết sổ bút toán (trường hợp chưa thực hiện ĐBH)

1.4.1. Điều chỉnh sai lầm do người nhập sai

Người nhập lập Phiếu điều chỉnh dự toán, điều chỉnh trên màn hình Ngân sách tại Bộ sổ TW, ghi: 

- Trường hợp sai các đoạn mã (COA), nếu sai 1 vế của bút toán phân bổ

+ Đối với dự toán cấp 0:

Đỏ Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (COA sai)

          Đen Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (COA đúng) 

+ Đối với dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1:

Đỏ Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283 (COA sai)

          Đen Nợ TK 9273, 9276, 9279, 9283 (COA đúng) 

- Trường hợp bút toán sai liên quan tới số tiền:

+ Đối với dự toán cấp 0:

Đỏ Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (số tiền sai)

           Đỏ có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm (số tiền sai)

Đồng thời:

Đen Nợ TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0 (số tiền đúng)

             Đen có TK 9111- Nguồn dự toán giao trong năm (số tiền đúng)

+ Đối với dự toán ứng trước cho đơn vị dự toán cấp 1:

Đỏ Nợ TK  9273, 9276, 9279, 9283 (số tiền sai)

           Đỏ có TK 9131- Nguồn dự toán ứng trước (số tiền sai)

Đồng thời:

Đen Nợ TK  9273, 9276, 9279, 9283 (số tiền đúng)

            Đen có TK 9131- Nguồn dự toán ứng trước (số tiền đúng)

1.4.2. Điều chỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Người nhập căn cứ Quyết định điều chỉnh của cấp có thẩm quyền, lập Phiếu điều chỉnh dự toán, thực hiện:

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tăng dự toán của đơn vị: thực hiện bổ sung dự toán cho đơn vị theo đúng quy trình phân bổ.

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm: thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên màn hình Ngân sách (hạch toán ngược vế với quy trình phân bổ):

Nợ TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

          Có TK 92xx - Dự toán phân bổ cấp 0

Hoặc:

Nợ TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước

          Có TK  9273, 9276, 9279, 9283, 9627

2. Phương pháp điều chỉnh khi thực hiện nhập dự toán tại phân hệ BA – Màn hình phân bổ ngân sách Dossier

Áp dụng điều chỉnh khi phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1; phân bổ dự toán chi chuyển giao từ cấp 0 tới cấp 4, phân bổ dự toán từ cấp 1 tới cấp 4, thực hiện các bước như sau:

2.1. Điều chỉnh trong trường hợp người sử dụng nhập sai do chọn sai loại giao dịch (Dossier type), sai loại dự toán thông tin trường động

Người nhập xóa Dossier type, nhập lại Dossier type đúng đã được thiết lập khi xây dựng luồng phê duyệt

2.2. Phát hiện sai lầm khi chưa lưu bút toán

Người nhập có thể chỉnh sửa hoặc xóa bút toán để nhập lại bút toán đúng.

2.3. Phát hiện sai sau khi thực hiện các bước: Lưu - Kiểm tra dự toán – Dành dự toán  của Dossier.

Các thông tin của Dossie này không thể sửa, xóa. Người nhập đệ trình phê duyệt, người phê duyệt từ chối phê duyệt, người nhập truy vấn lại bút toán Dossier sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt

2.4. Phát hiện sai sau khi đã đệ trình phê duyệt bút toán, Người phê duyệt đã phê duyệt bút toán nhưng chưa kết sổ bút toán

Người nhập trình người phê duyệt cho phép gỡ phê duyệt trên hệ thống. Người nhập tìm lại bút toán trên màn hình truy vấn bút toán, mở bút toán sửa trực tiếp các yếu tố sai, lưu và đệ trình phê duyệt.

2.5. Phát hiện sai sau khi người phê duyệt đã phê duyệt bút toán và kết sổ bút toán

2.5.1. Trường hợp sai số tiền, sai COA:

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích cùng mã KB thực hiện điều chỉnh bút toán màn hình ngân sách:

Đỏ Nợ TK đích

          Đỏ Có TK nguồn

Hoặc chỉ điều chỉnh đối với 1 vế của tổ hợp tài khoản sai:

Đỏ Nợ TK đích  (sai)

          Đen Nợ TK đích (đúng)

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích khác mã KB thực hiện chọn loại Dossier type rút dự toán về, theo nguyên tắc sai bước nào rút về bước đó:

Nợ TK nguồn

          Có TK đích

Thực hiện phân bổ lại.

2.5.2. Điều chỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền:

Người nhập căn cứ Quyết định điều chỉnh của cấp có thẩm quyền, lập Phiếu điều chỉnh dự toán, thực hiện:

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tăng dự toán của đơn vị: thực hiện bổ sung dự toán cho đơn vị theo đúng quy trình phân bổ.

- Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm:

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích cùng mã KBNN thực hiện điều chỉnh bằng bút toán trên màn hình Ngân sách (hạch toán ngược vế với quy trình phân bổ)

Nợ TK nguồn 

          Có TK đích

+ Trường hợp phân bổ tài khoản nguồn và tài khoản đích khác mã KBNN, thực hiện rút dự toán về tài khoản nguồn:

Nợ TK nguồn 

          Có TK đích

Thực hiện phân bổ lại theo đúng mã Kho bạc Nhà nước.

2.6. Điều chỉnh phát hiện sai số tiền, sai COA sau khi KBNN đã  thực hiện chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư

Căn cứ Công văn của cấp có thẩm quyền (về việc thu hồi dự toán; điều chỉnh dự toán), Giấy nộp trả kinh phí của đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư gửi KBNN đồng cấp, kế toán KBNN, ghi:

1) Thu hồi giảm chi

- Trong năm ngân sách, kế toán ghi (GL, ngày hạch toán hiện tại):      

Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856, 3866…

        Có TK 15xx, 8xxx …

- Trong thời gian chỉnh lý

+ Kế toán ghi (GL, ngày hạch toán hiện tại):

Nợ TK 1112, 1132, 1133, 3856, 3866…

          Có TK 3398 – Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

Đồng thời, ghi (GL, ngày hiệu lực 31/12 năm trước)

Nợ TK 3398 – Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu

                   Có TK 15xx, 8xxx …

(2) Dự toán chi phân bổ cho đơn vị đơn vị sử dụng ngân sách, dự án đầu tư  được phục hồi, điều chỉnh như các bước nêu trên. 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi