So sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán theo pháp luật hiện hành

Đại lý thuế và dịch vụ kế toán là hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn. Bài viết này sẽ so sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán theo pháp luật hiện hành để bạn đọc dễ dàng phân biệt.

Dịch vụ kế toán là đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ làm kế toán cho doanh nghiệp, chỉ được thành lập và hoạt động khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước.

Còn đại lý thuế là đơn vị kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đơn vị này sẽ thay người nộp thuế thực hiện mọi thủ tục về thuế theo thỏa thuận đôi bên.

Dưới đây là bảng so sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán theo quy định hiện hành:

So sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán
So sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán (Ảnh minh họa)

Tiêu chí

Dịch vụ kế toán

Đại lý thuế

Điều kiện hoạt động

Theo Luật Kế toán, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều được kinh doanh dịch vụ kế toán. Cụ thể:

Điều 60 Luật Kế toán 2015 quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
  • Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
  • Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.

- Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất 02 thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
  • Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

- Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất 02 kế toán viên hành nghề;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

- Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
  • Có ít nhất 02 kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;
  • Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Đối với hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, Điều 65 Luật Kế toán quy định hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 10/2021/TT-BTC, bao gồm:

- Là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp;

- Có ít nhất một nhân viên đại lý thuế có chứng chỉ kế toán viên làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Dịch vụ được cấp phép

- Làm kế toán

- Làm kế toán trưởng

- Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán

- Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán

- Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán

- Tư vấn tài chính.

- Kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế

- Các dịch vụ khác về kế toán theo quy định của pháp luật.

Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thu được giảm, số tiền thu được hoàn theo quy định của pháp luật thay cho doanh nghiệp.

Lợi ích khách hàng nhận được

- Được hỗ trợ giải quyết mọi nghiệp vụ về kế toán, thuế, tài chính..nhanh gọn và chính xác.

- Doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

- Tiết kiệm chi phí và nhân lực 

- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan thuế và các cơ quan Nhà nước.

- Tham gia giải trình mọi về vấn đề liên quan đến thuế cho doanh nghiệp.

Cơ quan cấp chính chỉ hành nghề

Bộ Tài Chính

Tổng Cục Thuế

Chủ thể chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro

Nếu có phát sinh hoặc sai sót, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan Thuế vì dịch vụ kế toán chỉ là bên trung gian khai báo.

Doanh nghiệp ít phải chịu rủi ro hơn với các vấn đề phát sinh vì Đại lý thuế sẽ đứng ra chịu trách nhiệm với Cơ quan thuế về mọi kê khai của doanh nghiệp

Chi phí dịch vụ 

 Tương đối thấp

 Tương đối cao

Độ tin cậy

Chất lượng tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhân viên nghiệp vụ kế toán. 

Các nhân viên đại lý thuế đều phải trải qua các khóa huấn luyện và cập nhật thủ tục thuế mới nhất.

Trên đây là bảng so sánh đại lý thuế và dịch vụ kế toán theo pháp luật hiện hành. Để cập nhật nhanh nhất các văn bản pháp luật về thuế - kế toán, mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 153/2024/NĐ-CP: Doanh nghiệp cần chú ý gì về phí bảo vệ môi trường với khí thải?

Nghị định 153/2024/NĐ-CP: Doanh nghiệp cần chú ý gì về phí bảo vệ môi trường với khí thải?

Nghị định 153/2024/NĐ-CP: Doanh nghiệp cần chú ý gì về phí bảo vệ môi trường với khí thải?

Ngày 21/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Dưới đây là một số quy định mà doanh nghiệp cần chú ý về phí bảo vệ môi trường với khí thải.