Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13353:2021 Mẫu khóa ảnh vệ tinh phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng rừng - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13353:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13353:2021 Mẫu khóa ảnh vệ tinh phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng rừng - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 13353:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:24/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13353:2021

MẪU KHÓA ẢNH VỆ TINH PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Image interpretation keys for forest status mapping - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 13353: 2021 do Viện Điều tra, Quy hoạch rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MẪU KHÓA ẢNH VỆ TINH PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Image interpretation keys for forest status mapping - Technical requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu khóa ảnh ngoài thực địa và mẫu khoá ảnh trên ảnh vệ tinh phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng rừng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có):

TCVN 11565:2016, Bản đồ hiện trạng rừng - Quy định về trình bày và thể hiện nội dung.

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1.  Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 11565:2016 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1.1

Mẫu khoá ảnh (Image interpretation key)

Mẫu đối tượng (điểm-point/pixel, đường-line, vùng - polygon) trên ảnh viễn thám so với loại đối tượng cụ thể được tả mặt đất ở cùng toạ độ vị trí và cùng khoảng thời gian tương ứng. Mẫu khoá ảnh là cơ sở để so sánh, phân loại, giải đoán các đối tượng trên ảnh vệ tinh phục vụ xây dựng bản đồ chuyên đề trong đó có bản đồ hiện trạng rừng.

3.1.2

Màu sắc, tông màu (Image tone/color)

Sự khác biệt về độ sáng (sáng hay tối) trong ảnh vệ tinh đen trắng của các đối tượng, trạng thái. Màu sắc cảnh liên quan đến màu và sắc thái khác nhau của các đối tượng. Khi tổ hợp màu sử dụng các kênh phổ của ảnh, mỗi loại hiện trạng rừng có thể hiện màu sắc khác nhau trên các ảnh tổ hợp, căn cứ vào màu sắc, tông màu trên ảnh vệ tinh có thể phân biệt được các đối tượng trên mặt đất (lớp hiện trạng rừng).

3.1.3

Hình dạng(Shape)

Đặc trưng hình dạng của đối tượng nhìn thấy trên ảnh vệ tinh. Hình dạng của đối tượng có thể nhận biết trên ảnh vệ tinh như: khu vực dân cư, đường giao thông, sông suối, hồ.

3.1.4

Kích thước (Size)

Kích thước của đối tượng trên ảnh vệ tinh được sử dụng để nhận biết, phân biệt các đối tượng, ví dụ: xác định độ rộng của đường giao thông, sông, hồ trên ảnh dựa vào kích thước.

3.1.5

Họa tiết (Pattern)

Sự sắp xếp không gian của đối tượng trên ảnh vệ tinh. Ví dụ rừng lá rộng thường xanh có phân bố đồng nhất trên ảnh vệ tinh quang học.

3.1.6

Cấu trúc (Texture)

Yếu tố liên quan đến tần suất thay đổi màu sắc ảnh vệ tinh, cấu trúc ảnh vệ tinh có thể được mô tả, xác định qua các thông số: trơn hoặc thô, liên tục hoặc không liên tục. Cấu trúc ảnh vệ tinh liên quan đến độ nhám của bề mặt (điều kiện lập địa). Ví dụ như rừng trên núi đá có cấu trúc ảnh thô, gồ ghề khi so sánh với rừng trên núi đất.

3.1.7

Mối quan hệ với các đối tượng xung quanh (Association)

Yếu tố này thể hiện mối quan hệ của các đối tượng so với các đối tượng trên ảnh vệ tinh so với xung quanh. Ví dụ rừng trên cạn có sự khác biệt so với rừng ngập mặn, ngập nước (rừng ngập mặn, ngập nước có mặt nước xung quanh).

3.2.  Danh mục các chữ viết tắt

Blue: Kênh phổ màu xanh nước biển

Green: Kênh phổ màu xanh lá cây

GIS: Hệ thống thông tin địa lý

OTC: Ô tiêu chuẩn

MKA: Mẫu khoá ảnh

Nir: Kênh phổ cận hồng ngoại

Red: Kênh phổ màu đỏ

4  Yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu khóa ảnh ngoài thực địa

4.1  Dung lượng, phân bố, kích thước và thiết kế tuyến khảo sát mẫu khóa ảnh

4.1.1  Dung lượng mẫu

Dung lượng mẫu khóa ảnh được lựa chọn đảm bảo các yêu cầu sau: dung lượng mẫu cho mỗi lớp hiện trạng rừng phải đủ lớn, đặc trưng, phân bố ngẫu nhiên, đồng đều trên các kiểu lập địa của khu vực lập bản đồ để phân loại hiện trạng rừng một cách chính xác. Dung lượng mẫu khoá ảnh cần thiết được xác định dựa trên các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ bản đồ;

- Mục đích xây dựng bản đồ;

- Quy mô, phạm vi xây dựng bản đồ;

- Độ chính xác của bản đồ hiện trạng rừng cần thành lập;

- Loại ảnh vệ tinh sử dụng, để xác định.

Dung lượng mẫu không ít hơn 30 đối với các lớp trạng thái là rừng và không ít hơn 20 đối với các lớp hiện trạng khác (mặt nước, đất nông nghiệp).

Trong trường hợp cần độ chính xác cao hơn, có thể tham khảo Phụ lục C về xác định dung lượng mẫu khoá ảnh.

4.1.2  Phân bố điểm mẫu khoá ảnh

Sau khi xác định dung lượng mẫu cho các lớp hiện trạng rừng, tiến hành phân bố mẫu khóa ảnh (rải mẫu) bằng các phần mềm GIS chuyên dụng. Phân bố mẫu khóa ảnh áp dụng một trong các phương pháp sau:

- Ngẫu nhiên (Random sampling);

- Hệ thống (Systematic sampling);

- Ngẫu nhiên phân tầng (Random stratification sampling).

4.1.3  Kích thước điểm mẫu khoá ảnh

Kích thước điểm mẫu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nhằm giảm thiểu sai số vị trí khi sử dụng GPS, hoặc bản đồ địa hình tại thực địa, sai số nhiễu trên điểm ảnh (pixel) có thể lấy kích thước điểm mẫu khoá ảnh theo kích thước cửa sổ 3 x 3 điểm ảnh hoặc 5 x 5 điểm ảnh;

- Đối với các hiện trạng rừng có trữ lượng, cần sử dụng các điểm mẫu khoá ảnh tương đương với kích thước của ô tiêu chuẩn là 1000 m2 để đo đếm, tính toán trữ lượng rừng.

4.1.4  Thiết kế tuyến khảo sát lấy mẫu khóa ảnh trên hiện trường

- Tuyến khảo sát được thiết lập sao cho có khả năng quan sát, tiếp cận được nhiều điểm mẫu khóa ảnh đã phân bố (rải mẫu) trong phòng nhất;

- Tận dụng hệ thống đường giao thông, đường lâm nghiệp xác định tuyến phù hợp;

- Lên kế hoạch khảo sát các điểm mẫu khóa ảnh.

4.1.5  Tiếp cận điểm lấy mẫu khóa ảnh trên thực địa

- Khảo sát thực địa theo tuyến, xác định vị trí từng điểm mẫu cần điều tra bằng việc sử dụng chức năng tìm kiếm của hệ thống định vị toàn cầu (GPS), bản đồ địa hình, la bàn;

- Đối với các mẫu khóa ảnh khó tiếp cận, được phép dịch chuyển xung quanh với khoảng cách không quá 50 m ở trong cùng loại hiện trạng rừng như đã được lựa chọn trong phòng (số lượng mẫu khoá ảnh dịch chuyển vị trí không được vượt quá 10% số mẫu khóa ảnh đã thiết kế để đảm bảo tính ngẫu nhiên), ghi tọa độ thực tế trên GPS tại điểm đứng vào phiếu mô tả tại Phụ lục D.

4.2  Thu thập thông tin của mẫu khoá ảnh tại thực địa

4.2.1  Mô tả mẫu khoá ảnh tại thực địa

Yêu cầu kỹ thuật mô tả các thông tin mẫu khoá ảnh tại thực địa quy định như sau:

4.2.1.1 Mô tả thông tin chung

- Số hiệu mẫu khoá ảnh: Có thể ghi bằng chữ hoặc bằng số hoặc kết hợp cả hai. Ví dụ: 1 hoặc 001;

- Toạ độ: Ghi thông tin toạ độ X, Y (m);

- Hệ toạ độ: Thông tin hệ toạ độ của GPS đang sử dụng hoặc toạ độ theo thiết kế;

- Vị trí lấy mẫu khoá ảnh:

+ Độ cao tuyệt đối (m);

+ Độ dốc (độ);

+ Hướng phơi (ghi theo độ hoặc góc phương vị).

- Thông tin hành chính:

+ Tỉnh: Tên tỉnh;

+ Huyện: Tên huyện;

+ Xã: Tên xã;

+ Thôn/bản: tên thôn, bản.

- Thời điểm điều tra: Giờ, ngày, tháng, năm;

- Kỹ thuật viên, thành viên điều tra: Tên các thành viên điều tra.

4.2.1.2 Mô tả hiện trạng rừng

- Hiện trạng rừng (tại thời điểm điều tra);

- Đối với hiện trạng rừng có liên quan đến trữ lượng (cây gỗ), theo mục đích lập bản đồ thì áp dụng một trong các phương pháp xác định hiện trạng rừng theo trữ lượng như sau:

+ Khảo sát bằng mắt xác định nhanh trữ lượng bình quân của hiện trạng rừng;

+ Sử dụng phương pháp điều tra nhanh các chỉ tiêu bình quân của hiện trạng rừng bao gồm G, M, H:

○ Sử dụng thước Bitterlich đo tiết diện ngang (G) từ 1-5 vị trí, vị trí thứ nhất tại tâm điểm điều tra, các vị trí còn lại cách tâm điểm điều tra 5 m về các hướng đông, tây, nam, bắc;

○ Đo chiều cao 3-5 cây có cỡ kính trung bình trong lô rừng gần tọa độ điểm mẫu khóa ảnh;

○ Tính trữ lượng bình quân tính theo công thức:

Mbq =Gbq* Hbq* F                              (1)

Trong đó:

Mbq: Trữ lượng bình quân cây gỗ (m3);

Gbq: Tiết diện ngang bình quân (m2);

Hbq: Chiều cao bình quân (m);

F: Hình số độ thon của thân cây, với ước tính F=0,45 cho rừng tự nhiên và F=0,5 cho rừng trồng.

○ Xác định hiện trạng rừng tại điểm mẫu trên cơ sở cấu trúc và trữ lượng rừng;

+ Đối với việc lập bản đồ hiện trạng rừng đòi hỏi chi tiết, độ chính xác cao về trữ lượng thì sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn và tiến hành đo đếm, tính toán trữ lượng và phân chia hiện trạng theo trữ thương quy định trong Phụ Lục A.

- Xác định tên trạng thái rừng tại điểm mẫu trên cơ sở tiêu chí phân loại rừng quy định trong Phụ lục A;

- Độ tàn che trung bình: Sử dụng thiết bị đo độ tàn che chuyên dụng hoặc ước lượng bằng mắt.

Ghi theo giá trị thập phân từ 0 đến 1 (ví dụ: 0,3).

4.2.1.3  Mô tả ảnh chụp ngoài thực địa

- Hướng chụp ảnh (ghi theo độ hoặc góc phương vị);

- Khoảng cách chụp (m);

- Tên tệp ảnh chụp: Ghi rõ tên file và gắn với tên mẫu khoá ảnh.

Yêu cầu kỹ thuật với ảnh thực địa mô tả hiện trạng rừng:

- Ảnh số ghi các định dạng phổ biến: .bmp, jpg;

- Ảnh phải chụp rõ hiện trạng rừng ngoài thực địa: không bị mờ, rung, ngược sáng, tối;

- Ghi và mô tả hướng, khoảng cách chụp nếu mẫu khoá ảnh không tại vị trí đứng;

- Ghi thông tin ngày tháng chụp ảnh.

Chi tiết phiếu mô tả thông tin mẫu khoá ảnh ngoại nghiệp tham khảo tại Phụ lục D.

4.2.2  Hoàn thiện mẫu khóa ảnh tại thực địa

Sau khi thu thập, mô tả các mẫu khoá ảnh trên thực địa, trước khi kết thúc ngoại nghiệp cần kiểm tra, đối chiếu các mẫu khoá ảnh theo các thông tin sau:

- Số lượng các mẫu khoá ảnh thu thập thực địa đã đủ so với thiết kế;

- Phân bố các điểm mẫu khoá ảnh đã thu thập;

- Thông tin mô tả trên các phiếu đầy đủ theo quy định.

5  Yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu khóa ảnh trên ảnh vệ tinh

5.1  Yêu cầu chung

- Có thông tin về loại ảnh, ngày tháng chụp, mức xử lý, các phương pháp tăng cường, tổ hợp màu;

- Các ảnh sau khi được xử lý, tăng cường phải thể hiện rõ ràng hiện trạng rừng để có thể nhận biết, đoán đọc, phân loại;

- Ảnh vệ tinh phải có hệ toạ độ địa lý cụ thể;

- Hệ thống phân loại hiện trạng phải phù hợp với độ phân giải và đặc điểm của từng loại ảnh vệ tinh ở tỷ lệ nhất định;

Yêu cầu kỹ thuật mô tả các thông tin mẫu khoá ảnh vệ tinh quy định như sau:

5.2  Mô tả ảnh vệ tinh

- Loại ảnh vệ tinh: Ghi rõ cụ thể loại ảnh sử dụng để xây dựng mẫu khoá ảnh vệ tinh

- Tổ hợp màu các kênh phổ của ảnh sử dụng để xác định mẫu khoá ảnh (Ghi rõ tổ hợp màu từ kênh ảnh nào - RGB hoặc ảnh đen trắng). Chụp màn hình ảnh vệ tinh có vị trí điểm mẫu khóa ảnh nằm ở tâm của ảnh, kích thước phù hợp với phiếu mô tả, phản ảnh rõ ràng trạng thái rừng cần xác định.

- Tọa độ điểm mẫu trên ảnh: Ghi toạ độ X, Y (m)

- Hệ toạ độ sử dụng

- Phần mềm xử lý ảnh vệ tinh

- Kiểu định dạng file ảnh vệ tinh

5.3  Mô tả hiện trạng trên ảnh

Mô tả các thông tin sau (dựa trên ảnh chụp màn hình trong Mục 5.2):

- Loại hiện trạng rừng: ghi thông tin theo bảng hiện trạng rừng theo Phụ lục A và tương ứng với tỷ lệ bản đồ và loại ảnh vệ tinh sử dụng;

- Màu sắc, tông màu ảnh của đối tượng: Mô tả theo tổ hợp màu sử dụng, mô tả mức độ sáng tối, đậm, nhạt);

- Hình dạng của đối tượng trên ảnh: Mô tả hình dạng của đối tượng/hiện trạng rừng giải đoán);

- Kích thước của đối tượng trên ảnh: Mô tả kích thước/kích cỡ của đối tượng/hiện trạng rừng theo loại ảnh và độ phân giải của ảnh);

- Họa tiết của đối tượng trên ảnh: Mô tả mẫu dạng, họa tiết của đối tượng/hiện trạng rừng như: dạng cụm, phân tán...);

- Cấu trúc của đối tượng trên ảnh: Mô tả cấu trúc của đối tượng/hiện trạng rừng như: mịn, nhám, gồ ghề;

- Mối quan hệ của đối tượng trên ảnh với các đối tượng xung quanh: Mô tả các đối tượng xung quanh có ảnh hưởng đến xác định đối tượng/hiện trạng rừng;

Chi tiết phiếu mô tả thông tin mẫu khoá ảnh vệ tinh tham khảo tại Phụ lục E.

6  Biên tập bộ mẫu khoá ảnh phục vụ giải đoán

6.1  Biên tập bộ mẫu khoá ảnh vệ tinh phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

Bộ mẫu khoá ảnh sau khi được xây dựng thực địa và từ ảnh vệ tinh phải được biên tập thành bộ mẫu khoá ảnh phục vụ giải đoán, phân loại, đánh giá độ chính xác bản đồ hiện trạng rừng. Bộ mẫu khoá ảnh được tổng hợp, biên tập cần có các thông tin sau:

- Số hiệu mẫu khoá ảnh;

- Toạ độ: X, Y;

- Hiện trạng rừng;

- Các thông tin về cấu trúc, trữ lượng;

- Các thông tin về giải đoán ảnh trong phòng: màu sắc ảnh, hình dạng, kích thức, họa tiết, cấu trúc và mối quan hệ với các đối tượng xung quanh khi giải đoán, đoán đọc ảnh bằng mắt thường.

Sau khi có bộ mẫu khoá ảnh hoàn chỉnh, cần thực hiện:

- Tập hợp các file mẫu khoá ảnh có cùng hiện trạng rừng;

- Tính toán các chỉ số bình quân theo hiện trạng rừng (các chỉ tiêu điều tra thực địa; các chỉ số đo tinh trên ảnh vệ tinh);

- Tổng hợp bộ mẫu phục vụ phân loại hiện trạng rừng từ ảnh vệ tinh;

- Xây dựng bản đồ phân bố các ô mẫu phân loại khoá ảnh;

- Viết báo cáo thuyết minh quy trình các bước thực hiện xây dựng mẫu khoá ảnh (tham khảo mẫu Báo cáo trong Phụ lục F).

6.2  Biên tập bộ mẫu khoá ảnh phục vụ in ấn lưu giữ

Bộ khoá ảnh đã được xây dựng hoàn chỉnh trong Mục 6.1, phải được in ấn, lưu giữ phục vụ phân loại, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, kiểm tra, đối chiếu, xác minh. Các dạng lưu giữ của mẫu khóa ảnh gồm:

- Bản cứng: Phiếu mô tả mẫu khoá ảnh (xem Phụ lục D, Phụ lục E), bản đồ vị trí mẫu khoá ảnh theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng cần thành lập (TCVN 11565:2016), báo cáo thuyết minh quy trình, các bước thực hiện xây dựng mẫu khoá ảnh;

- Bản mềm (file số): Phiếu mô tả mẫu khoá ảnh, file số bản đồ vị trí mẫu khoá ảnh, các ảnh chụp hiện trường, file số báo cáo thuyết minh quy trình, các bước thực hiện xây dựng mẫu khoá ảnh.

7  Kiểm tra mẫu khoá ảnh trước khi phân loại xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

Các nội dung, thông tin cần kiểm tra mẫu khoá ảnh trước khi phân loại bản đồ hiện trạng rừng:

- Kiểm tra số lượng mẫu theo các hiện trạng rừng đã đầy đủ theo quy định trong Điều 4.2 và Điều 5;

- Kiểm tra phân bố các điểm mẫu khoá ảnh trên không gian các kênh phổ, các chỉ số phổ bình quân, lớn nhất, nhỏ nhất, trung vị để xác định, kiểm tra lại các đim mẫu khoá ảnh dị thường trong phân bố phổ;

- Sử dụng phương pháp phân loại thử nghiệm với rút mẫu ngẫu nhiên 80% điểm mẫu khoá ảnh dùng để phân loại và 20% mẫu khoá ảnh còn lại đánh giá nhanh độ chính xác của kết quả phân loại. Nếu độ chính xác tổng thể theo ma trận sai lẫn trên 80% là đạt yêu cầu, ngược lại cần kiểm tra, rà soát, lấy mẫu khoá ảnh bổ sung cho từng loại hiện trạng rừng.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phân chia hiện trạng rừng

Bảng A.1 - Phân chia theo trạng thái rừng

TT

Tên hiện trạng rừng và đất không có rừng

Mã hiện trạng rừng

Tiêu chuẩn phân loại

Ký hiệu hiện trạng rừng

Loại rừng

Ng. Sinh thứ sinh

Dạng lập địa

Trữ lượng (M, N)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I

CÓ RỪNG

 

 

 

 

 

 

1

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

1.1

Rừng nguyên sinh

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Rừng núi đất nguyên sinh

 

 

 

 

 

 

1.1.1.1

Rừng lá rộng thường xanh

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

1

1

1

1

M > 200

TXG1

 

Rừng trung bình

2

1

1

1

100 < M 200

TXB1

11.1.2

Rừng lá rộng rụng lá

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

3

2

1

1

M > 200

RLG1

 

Rừng trung bình

4

2

1

1

100 < M 200

RLB1

1.11.3

Rừng lá kim

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

5

3

1

1

M > 200

LKG1

 

Rừng trung bình

6

3

1

1

100 < M 200

LKB1

1.1.14

Rứng lá rộng lá kim

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

7

4

1

1

M > 200

RKG1

 

Rừng trung bình

8

4

1

1

100 < M 200

RKB1

1.1.2

Rừng núi đá nguyên sinh

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

9

1

1

2

M > 200

TXDG1

 

Rừng trung bình

10

1

1

2

100 < M 200

TXDB1

1.1.3

Rừng ngập nước nguyên sinh

 

 

 

 

 

 

 

Rừng ngập mặn

11

5

1

3

M 10

RNM1

 

Rừng ngập phèn

12

6

1

4

M 10

RNP1

 

Rừng ngập nước ngọt

13

7

1

5

M 10

RNN1

1.2

Rừng thứ sinh

 

 

 

 

 

 

12.1

Rừng gỗ

 

 

 

 

 

 

1.2.11

Rừng núi đất

 

 

 

 

 

 

1.2.1.1.1

Rừng lá rộng thường xanh

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

14

1

2

1

M > 200

TXG

 

Rừng trung bình

15

1

2

1

100 < M 200

TXB

 

Rừng nghèo

16

1

2

1

50 < M 100

TXN

 

Rừng nghèo kiệt

17

1

2

1

10 < M 50

TXK

 

Rừng chưa có trữ lượng

18

1

2

1

M < 10

TXP

1.2.1.1.2

Rừng lá rộng rụng lá

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

19

2

2

1

M > 200

RLG

 

Rừng trung bình

20

2

2

1

100 < M 200

RLB

 

Rừng nghèo

21

2

2

1

50 < M 100

RLN

 

Rừng nghèo kiệt

22

2

2

1

10< M 50

RLK

 

Rừng chưa có trữ lượng

23

2

2

1

M < 10

RLP

1.2.1.1.3

Rừng lá rộng nửa rụng lá

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

24

8

2

1

M > 200

NRLG

 

Rừng trung bình

25

8

2

1

100 < M 200

NRLB

 

Rừng nghèo

26

8

2

1

50 < M 100

NRLN

 

Rừng nghèo kiệt

27

8

2

1

10 < M 50

NRLK

 

Rừng chưa có trữ lượng

28

8

2

1

M < 10

NRLP

1.2.1.1.3

Rừng lá kim

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

29

3

2

1

M > 200

LKG

 

Rừng trung bình

30

3

2

1

100 < M 200

LKB

 

Rừng nghèo

31

3

2

1

50 < M 100

LKN

 

Rừng nghèo kiệt

32

3

2

1

10 < M 50

LKK

 

Rừng chưa có trữ lượng

33

3

2

1

M < 10

LKP

1.2.1.1.4

Rừng lá rộng lá kim

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

34

4

2

1

M > 200

RKG

 

Rừng trung bình

35

4

2

1

100 < M 200

RKB

 

Rừng nghèo

36

4

2

1

50 < M 100

RKN

 

Rừng nghèo kiệt

37

4

2

1

10 < M 50

RKK

 

Rừng chưa có trữ lượng

38

4

2

1

M < 10

RKP

1.2.1.2

Rừng núi đá

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu

39

1

2

2

M > 200

TXDG

 

Rừng trung bình

40

1

2

2

100 < M 200

TXDB

 

Rừng nghèo

41

1

2

2

50 < M 100

TXDN

 

Rừng nghèo kiệt

42

1

2

2

10 < M 50

TXDK

 

Rừng chưa có trữ lượng

43

1

2

2

M < 10

TXDP

1.2.1.3

Rừng ngập nước

 

 

 

 

 

 

 

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn giàu

44

5

2

3

M > 200

NMG

 

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn trung bình

45

5

2

3

100 < M 200

NMB

 

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn nghèo

46

5

2

3

50 < M 100

NMN

 

Rừng gỗ tự nhiên ngập mặn chưa có trữ lượng

47

5

2

3

10 < M 100

NMP

 

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn giàu

48

6

2

4

M > 200

NPG

 

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn trung bình

49

6

2

4

100 < M 200

NPB

 

Rùng gỗ tự nhiên ngập phèn nghèo

50

6

2

4

50 < M 100

NPN

 

Rừng gỗ tự nhiên ngập phèn chưa có trữ lượng

51

6

2

4

M < 10

NPP

 

Rng gỗ tự nhiên ngập nước ngọt

52

7

2

5

 

NN

1.2.2

Rừng tre nứa

 

 

 

 

 

 

 

Rừng tre/luồng tự nhiên núi đất

53

9

2

1

N 500

TLU

 

Rừng nứa tự nhiên núi đất

54

10

2

1

N 500

NUA

 

Rừng vầu tự nhiên núi đất

55

11

2

1

N500

VAU

 

Rừng lồ ô tự nhiên núi đất

56

12

2

1

N 500

LOO

 

Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất

57

13

2

1

N 500

TNK

 

Rừng tre nứa tự nhiên núi đá

58

13

2

2

N 500

TND

1.2.3

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

 

 

 

 

 

 

 

Rừng hỗn giao G-TN tự nhiên núi đất

59

14

2

1

M 10

HG1

 

Rừng hỗn giao TN-G tự nhiên núi đất

60

15

2

1

M 10

HG2

 

Rừng hỗn giao tự nhiên núi đá

61

16

2

2

M 10

HGD

1.2.4

Rừng cau dừa

 

 

 

 

 

 

 

Rừng cau dừa tự nhiên núi đất

62

17

2

1

N 100

CD

 

Rừng cau dừa tự nhiên núi đá

63

17

2

2

N 100

CDD

 

Rừng cau dừa tự nhiên ngập nước ngọt

64

17

2

5

N 100

CDN

2

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

2.1

Rừng gỗ (loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc)

 

 

 

 

 

 

 

Rừng gỗ trồng núi đất

65

18

2

1

M 10

RTG

 

Rừng gỗ trồng núi đá

66

18

2

2

M 10

RTGD

 

Rừng gỗ trồng ngập mặn

67

18

2

3

M 10

RTM

 

Rừng gỗ trồng ngập phèn

68

18

2

4

M 10

RTP

 

Rừng gỗ trồng đất cát

69

18

2

6

M 10

RTC

2.2

Rừng tre nứa (loài cây)

 

 

 

 

 

 

 

Rừng tre nứa trồng núi đất

70

19

2

1

N 500

RTTN

 

Rừng tre nứa trồng núi đá

71

19

2

2

N 500

RTTND

2.3

Rừng cau dừa

 

 

 

 

 

 

 

Rừng cau dừa trồng cạn

72

20

2

1

N 100

RTCD

 

Rừng cau dừa trồng ngập nước

73

20

2

5

N 100

RTCDN

 

Rừng cau dừa trồng đất cát

74

20

2

6

N 100

RTCDC

2.4

Nhóm loài khác

 

 

 

 

 

 

 

Rừng trồng khác núi đất

75

21

2

1

M 10

RTK

 

Rừng trồng khác núi đá

76

21

2

2

M 10

RTKD

II

DIỆN TÍCH CHƯA CÓ RỪNG

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích có cây gỗ tái sinh

 

 

 

 

 

 

1.1

Diện tích có cây gỗ tái sinh núi đất

83

23

 

1

M < 10

DT2

1.2

Diện tích có cây gỗ tái sinh núi đá

84

23

 

2

M < 10

DT2D

1.3

Diện tích có cây gỗ tái sinh ngập mặn

85

23

 

3

M < 10

DT2M

1.4

Diện tích có cây tái sinh ngập nước phèn

86

23

 

4

M < 10

DT2P

3

Diện tích khác

 

 

 

 

 

 

3.1

Diện tích núi đất

87

24

 

1

0

DT1

3.2

Diện tích núi đá

88

24

 

2

0

DT1D

3.3

Diện tích ngập mặn

89

24

 

3

0

DT1M

3.4

Diện tích ngập nước phèn

90

24

 

4

0

DT1P

3.5

Diện tích bãi cát trống

91

24

 

5

0

BC1

3.6

Diện tích bãi cát có cây rải rác

92

24

 

6

0

BC2

3.7

Diện tích có cây nông nghiệp núi đất

93

25

 

1

0

DNN

3.8

Diện tích có cây nông nghiệp núi đá

94

25

 

2

0

NND

3.9

Diện tích có cây nông nghiệp ngập mặn

95

25

 

3

0

NNM

3.10

Diện tích có cây nông nghiệp ngập nước ngọt

96

25

 

5

0

NNP

3.11

Diện tích có mặt nước

97

26

 

5

0

MN

3.12

Diện tích có cây lâm nghiệp khác

98

27

 

1

0

DK

Bảng A.2 - Phân chia theo các nhóm hiện trạng rừng

TT

Loại rừng

Ký hiệu

(1)

(2)

(3)

1

Lá rộng thường xanh

TX

2

Lá rộng rụng lá

RL

3

Lá kim

LK

4

Lá rộng lá kim

RK

5

Ngập nước mặn

NM

6

Ngập nước phèn

NP

7

Ngập nước ngọt

NN

8

Nửa rụng lá

NRL

9

Tre luồng

TLU

10

Nứa

NUA

11

Vầu

VAU

12

L ô

LOO

13

Tre nứa khác

TNK

14

Hỗn giao gỗ - tre nứa

HG1

15

Hỗn giao tre nứa - gỗ

HG2

16

Hỗn giao gỗ nứa núi đá

HGD

17

Cau dừa

CD

18

Rừng trồng gỗ

RTG

19

Rừng trồng tre nứa

RTTN

20

Rừng trồng cau dừa

RTCD

21

Rừng trồng khác

RTK

22

Rừng đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng

DTR

23

Diện tích có cây gỗ tái sinh

DT2

24

Diện tích khác

DT1

Bảng A.3 - Phân chia theo các nhóm điều kiện lập địa

TT

Ký hiệu

Tên lập địa

(1)

(2)

(3)

1

D

Núi đá

2

Núi đất

3

NM

Ngập nước mặn

4

NP

Ngập nước phèn

5

NN

Ngập nước ngọt

6

C

Bãi cát

Bảng A.4 - Phân chia theo nhóm trữ lượng

TT

Ký hiệu

Tên cấp trữ lượng

Trữ lượng (m3)

(1)

(2)

(3)

(4)

1

G

Giàu

> 200

2

B

Trung bình

>100-200

3

N

Nghèo

>50-100

4

K

Nghèo kiệt

10-50

5

DT

Rừng chưa có trữ lượng

<10

Bảng A.5 - Phân chia hiện trạng rừng tre nứa

TT

Hiện trạng

D (cm)

N (cây/ha)

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Nứa to

5

 

 

- Rừng giàu (dày)

 

> 8.000

 

- Rừng trung bình

 

5.000- 8.000

 

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 5.000

2

Nứa nhỏ

< 5

 

 

- Rừng giàu (dày)

 

> 10.000

 

- Rừng trung bình

 

6.000 - 10.000

 

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 6.000

3

Vầu, tre, luồng to

6

 

 

- Rừng giàu (dày)

 

> 3.000

 

- Rừng trung bình

 

1.000-3.000

 

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 1.000

4

Vầu, tre, luồng nhỏ

< 6

 

 

- Rừng giàu (dày)

 

> 5.000

 

- Rừng trung bình

 

2.000-5.000

 

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 2.000

5

Lồ ô to

5

 

 

- Rừng giàu (dày)

 

> 4.000

 

- Rừng trung bình

 

2.000-4.000

 

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 2.000

6

Lồ ô nhỏ

< 5

 

 

- Rừng giàu (dày)

 

> 6.000

 

- Rừng trung bình

 

3.000-6.000

 

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 3.000

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Tư liệu sử dụng thiết lập mẫu khóa ảnh

Khi thiết lập mẫu khoá ảnh cần sử dụng, tham khảo các nguồn tư liệu sau:

B.1  Ảnh vệ tinh

Sử dụng ảnh vệ tinh quang học theo các cấp độ phân giải không gian khác nhau: độ phân giải không gian cao có kích thước pixel dưới 2,5 m, độ phân giải trung bình có kích thước pixel từ 2,5 + 10 m và độ phân giải thấp có kích thước pixel từ 10 m trở lên theo các quy mô và tỷ lệ yêu cầu khi thành lập bản đồ. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng được quy định chi tiết tại Bảng 1, Điều 4.2.1 TCVN 11565:2016.

B.2  Bản đồ hiện trạng rừng

Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng tham khảo gần nhất so với thời điểm cần xây dựng bản đồ. Tỷ lệ bản đồ tham khảo cần tương đương với bản đồ hiện trạng rừng cần xây dựng. Trong trường hợp chuyn bản đồ hiện trạng từ tỷ lệ lớn về tỷ lệ nhỏ, cần khái quát hóa hệ thống chú giải hiện trạng rừng cho phù hợp với mục đích và năng lực của từng loại ảnh vệ tinh.

B.3  Tài liệu liên quan khác

Bản đồ địa hình cùng tỷ lệ với bản đồ hiện trạng rừng cần xây dựng hoặc tương đương, các tài liệu, các thông tư, quy định, tài liệu hướng dẫn hiện hành về điều tra rừng, viễn thám.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Phương pháp xác định dung lượng mẫu khóa ảnh cho các lớp hiện trạng rừng

C.1  Xác định dung lượng mẫu khóa ảnh vệ tinh

Dung lượng mẫu là số lượng mẫu khóa ảnh cần phải xác định thu thập cho các loại hiện trạng rừng phục vụ giải đoán, phân loại bản đồ hiện trạng rừng cho một khu vực diện tích hoặc cảnh ảnh cụ thể.

Phương pháp xác định dung lượng mẫu ngẫu nhiên phân tầng là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này dựa trên tỷ trọng (diện tích1) hay mức độ đóng góp về diện tích của hiện trạng đó trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng. Phương pháp ngẫu nhiên phân tầng thường áp dụng công thức Cochran (1977) để tính toán dung lượng mẫu, cụ thể:

Trong đó: Wi là trọng số diện tích (tỷ lệ diện tích của lớp hiện trạng rừng);

Si là độ lệch chuẩn của loại hiện trạng rừng thứ i; được ước tính theo công thức  với pi là sai số kỳ vọng tính theo % của loại hiện trạng rừng thứ l;

 là phương sai mục tiêu.

Dựa trên công thức C.1 trên, căn cứ vào trọng số diện tích sẽ xác định được dung lượng mẫu cho từng trạng thái, đối tượng cần phân loại.

Ví dụ: Cần xác định dung lượng mẫu để phân loại hiện trạng cho 2 lớp đối tượng, i= 2, trong đó : W1 =0,7,: W2 =0,3 (đối tượng 1 chiếm tỷ trọng 70% diện tích, đối tượng 2 chiếm 30% diện tích, độ chính xác kỳ vọng cho 2 lớp phân loại này là 95% (độ lệch chuẩn) và phương sai mục tiêu  = 0,01 thì dung lượng mẫu tối thiểu cần lấy cho đối tượng đó sẽ là:

Trong đó nếu phân chia theo tỷ trọng diện tích thì số lượng điểm mẫu cho đối tượng 1 là: 475*0,7 = 334 điểm, số lượng điểm mẫu cho đối tượng 2 là: 478*0,3 = 144 điểm.

C.2  Bảng tra dung lượng mẫu khoá ảnh

Giả định có 1 lớp hiện trạng rừng với tỷ lệ diện tích là 100%, độ chính xác kỳ vọng là 95%, giá trị phương sai mục tiêu thay đổi từ 0,005 đến 0,05. Dung lượng mẫu tính theo công thức 2 như bảng sau:

Bảng C.1: Bảng tra dung lượng mẫu khoá ảnh

STT

Giá trị phương sai mục tiêu

Dung lượng mẫu (n)

1

0,005

1900

2

0,006

1319

3

0,007

969

4

0,008

742

5

0,009

586

6

0,01

478

7

0,02

119

8

0,03

53

9

0,04

30

10

0,05

19

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Phiếu mô tả mẫu khóa ảnh trên thực địa

Mẫu khoá ảnh số

 

Ngày điều tra

 

Vị trí

 

Nhóm điều tra

 

Hướng phơi

 

Toạ độ

 

Tỉnh

 

X

 

Huyện

 

Y

 

 

Hệ toạ độ

 

Thôn, bản

 

Độ cao

 

Mô tả thực địa

Mô tả ảnh

Hiện trạng

Hiện tại / lúc thu ảnh vệ tinh

Số hiệu cảnh ảnh

 

Tiết diện ngang 5 điểm bitterlich

G1

G2

G3

G4

G5

Gbq

 

 

 

 

 

 

Chiều cao 5 cây trung bình ở 5 điểm đo bitterlich

H1

H2

H3

H4

H5

Hbq

Thời gian thu nhận ảnh

 

 

 

 

 

 

 

Trữ lượng bình quân (Mbq)

F*= 0,45 đối với rừng tự nhiên

F = 0,5 đối với rừng trồng

 

Độ tàn che trung bình

 

Ảnh thực địa

Ảnh Thực địa

Hướng chụp

 

Khoảng cách chụp

 

Toạ độ điểm đứng chụp

 

X (toạ độ X chụp ảnh nếu không tiếp cận được):

 

Y (toạ độ Y chụp ảnh nếu không tiếp cận được):

 

Tên tệp ảnh

 

Đại diện nhóm điều tra:

(Ký và ghi họ tên)

 

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Phiếu mô tả mẫu khóa ảnh trên ảnh vệ tinh

STT

Mẫu khoá ảnh số

Tọa độ X (m)

Toa độ Y (m)

Ảnh chụp vị trí mẫu khoá ảnh trên ảnh vệ tinh*

Mô tả về ảnh

Hiện trạng rừng (giải đoán từ vệ tinh)

Ghi chú

Màu sắc, tông màu

Hình dạng

Kích thước

Cấu trúc

Họa tiết

Mối quan hệ với các đối tượng xung quanh

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*: Ghi rõ loại ảnh vệ tinh sử dụng, ngày tháng chụp, tổ hợp màu

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Ví dụ về báo cáo thuyết minh quy trình các bước thực hiện xây dựng mẫu khóa ảnh

Trang bìa

Mục lục

1.  Đặt vấn đề

2.  Mục tiêu xây dựng mẫu khoá ảnh

3.  Phương pháp

4. Nội dung thực hiện

5.  Kết quả xây dựng bộ mẫu khoá ảnh

5.1.  Xác định dung lượng mẫu

5.2.  Phân bố các điểm mẫu, kích thước mẫu

5.3.  Thiết kế tuyến khảo sát hiện trường

5.4.  Điều tra, thông tin mẫu khoá ảnh thực đa

5.5.  Giải đoán, xây dựng mẫu khoá ảnh vệ tinh

5.6.  Tng hợp bộ mẫu khoá ảnh phục vụ phân loại, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

5.6.1.  Số lượng mẫu theo các hiện trạng rừng

5.6.2.  Phân bố mẫu

5.6.3.  Kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu

6.  Kết luận

Phần Phụ lục

Phụ lục 1: Danh mục phiếu mô tả các mẫu khoá ảnh thực địa (Phụ lục D - Phiếu mô tả mẫu khóa ảnh trên thực địa)

Phụ lục 2: Danh mục phiếu mô tả các mẫu khoá ảnh vệ tinh (Phụ lục E- Phiếu mô tả mẫu khóa ảnh trên ảnh vệ tinh)

Phụ lục 3: Bản đồ vị trí các điểm mẫu

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chương 12: Chương 12 Công tác điều tra rừng Việt Nam.

[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

[3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Ban hành hướng dẫn tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012-2015.

[4] Pontus Olofsson, Giles M. Foody, Martin Herold, Stephen V. Stehman, Curtis E. Woodcock, Michael A. Wulder (2014), Good practices for estimating area and assessing accuracy of land change, Remote Sensing of Environment, 148,42-57,0034-4257,10.1016/j.rse.2014.02.015.

[5] Stehman, Stephen. (2009). Sampling design for accuracy assessment of land cover. International Journal of Remote Sensing - INT J REMOTE SENS. 30. 5243-5272. 10.1080/01431160903131000.

[6] Tổng cục Lâm nghiệp (2013), Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của của Tổng cục Lâm nghiệp ban hành tạm thời bộ tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật điều tra, kiểm kê rừng.


1 Diện tích các lớp hiện trạng rừng có thể xác định thông qua việc kế thừa các bản đồ hiện trạng rừng đã có.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi