Tiêu chuẩn TCVN 12182:2018 Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12182:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12182:2018 Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai
Số hiệu:TCVN 12182:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12182:2018

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG NGÔ LAI

Technical procedure for hybrid maize seed production

 

Lời nói đầu

TCVN 12182:2018 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG NGÔ LAI

Technical procedure for hybrid maize seed production

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình sản xuất hạt giống ngô lai thuộc loài Zea mays L.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Bản mô tả giống

Bản mô tả trạng thái biu hiện các tính trạng đặc trưng của giống để phân biệt với các giống khác cùng loài do cơ quan bo hộ, cơ sở khảo nghiệm hoặc tác giả giống công bố.

2.2

Cây khác dạng

Cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt rõ ràng với các tính trạng đặc trưng có trong bản mô tả của giống được kiểm định ruộng sản xuất giống.

2.3

Độ thuần giống

Tỷ lệ phần trăm số cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm tra.

2.4

Hạt giống tác giả (Breeder seed)

Hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

2.5

Giống ngô lai đơn

Giống ngô lai giữa hai dòng thuần.

2.6

Giống ngô lai ba

Giống ngô lai giữa một giống ngô lai đơn và một dòng thuần.

2.7

Giống ngô lai kép

Giống ngô lai giữa hai giống ngô lai đơn.

2.8

Giống ngô lai quy ước

Giống ngô lai giữa các dòng thuần.

2.9

Ging ngô lai không quy ước

Giống ngô lai trong đó ít nhất có một bố hoặc mẹ không phải là dòng thuần.

3  Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai

3.1  Quy định chung

3.1.1  Ruộng giống

Chọn đất phù hợp, sạch cỏ dại và không có cây ngô trng vụ trước, tưới tiêu chủ động.

3.1.2  Cách ly

Ruộng nhân dòng bố, mẹ và sản xuất hạt lai F1 phải cách ly với các ruộng trồng ngô khác theo quy định trong Phụ lục A.

3.1.3  Kỹ thuật canh tác

Tùy theo đặc điểm từng dòng, điều kiện nơi nhân dòng và điều kiện nơi sản xuất hạt lai F1 mà bố trí thời vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật về mật độ, khoảng cách, phân bón, phòng trừ sâu bệnh thích hợp để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.1.4  Khử lẫn

Trong suốt quá trình sinh trưng phát triển của ngô trên ruộng nhân dòng và trên ruộng sản xuất hạt lai F1 phải loại bỏ triệt để các cây khác dạng so với bản mô tả dòng (xem Phụ lục B); cây bị sâu, bệnh; cây sinh trưởng kém.

Đối với sản xuất hạt lai F1: Khử cờ mẹ triệt để trước khi tung phấn, cần hạn chế làm mất lá.

3.1.5  Kiểm định đồng ruộng

Tiến hành kiểm định các dòng bố, mẹ và hạt lai F1 theo phụ lục A

3.1.6  Thu hoạch, chế biến và bo quản

Phải làm sạch các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn cơ giới.

3.1.6.1  Thu hoạch

Thu hoạch khi bắp đã chín sinh lý, chân hạt có vết sẹo đen.

3.1.6.2  Chế biến

Trước khi sấy phải loại bỏ các bắp khác dạng, bp non hoặc bị sâu, bệnh.

Sấy được tiến hành theo hai giai đoạn:

Sấy bắp: tùy theo độ m bắp khi thu hoạch để áp dụng quy trình sấy phù hợp cho đến khi hạt đạt độ ẩm 16 % đến 18 %; tiếp tục loại bỏ các bắp khác dạng rồi đem tách hạt.

- Sấy hạt: hạt được sấy ở nhiệt độ không quá 43 °C cho tới khi đạt độ ẩm dưới 11,5 %.

Sau khi sấy, hạt được phân loại, loại bỏ tạp chất và hạt nứt v hoặc hạt không đảm bảo kích cỡ.

Hạt giống sau khi chế biến, được đóng trong bao không thấm nước, ghi rõ tên dòng/giống, vụ sản xuất, mã hiệu lô dòng/giống, lấy mẫu để kiểm tra chất lưng, nếu đạt yêu cầu tại Phụ lục A t đưa vào bảo quản trong kho.

3.1.6.3  Bo quản

Dòng bố mẹ và hạt lai F1 được bảo quản trong kho mát, có tem, nhãn ghi theo quy định, được xếp theo hàng, theo lô, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.

3.2  Duy trì và nhân dòng bố mẹ

Người sản xuất giống tham khảo bn mô tả giống (Phụ lục B) của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả để quan sát chọn lọc các cá thể hoặc dòng tại ruộng theo từng giai đoạn.

Nhân dòng thuần bố mẹ được tiến hành theo hai bước:

- Duy trì và nhân dòng bằng bao cách ly

- Nhân dòng ở khu cách ly.

3.2.1  Duy trì và nhân dòng bố m bằng bao cách ly

Hạt giống tác giả được gieo mỗi bắp trên từng hàng riêng r (dòng) trong điều kiện tốt nhất. Loại bỏ các dòng không đúng bản mô tả, các dòng có cây khác dạng, cây sâu bệnh, cây sinh trưởng phát triển kém.

Trước khi tung phấn phun râu phải bao bắp và bao cờ. Tùy theo lượng hạt giống bố mẹ cần duy trì vụ sau mà duy trì số lượng cây tự thụ phấn phù hợp. Chọn các cây điển hình, lấy phấn để tự thụ cho bắp của chính cây đó, bắp và hạt thu được từ cây tự phối để duy trì dòng thế hệ sau.

Các cây còn lại các hàng khác nhau chọn các cây điển hình lấy phấn hỗn với nhau để thụ phấn cho các cây hàng khác và ngưc lại hỗn phấn của các cây hàng khác đem thụ phấn cho các cây hàng này. Bắp và hạt thu được từ những cây này để nhân ở khu cách ly vào vụ tiếp theo.

Trong suốt quá trình sản xuất và chế biến, loại bỏ triệt để các cây, bắp, hạt khác dạng; bị sâu bệnh; bắp chưa chín sinh lý.

3.2.2  Nhân dòng khu cách ly

Nhân dòng ở khu cách ly theo quy định tại 3.1

3.3  Sản xuất hạt lai F1

3.3.1  Yêu cầu về hạt giống bố, mẹ

Chất lượng hạt giống bố, mẹ để sản xuất hạt lai F1 phải đạt theo Phụ lục A.

3.3.2  Tỷ lệ và thời điểm gieo bố mẹ

Tùy thuộc vào chiều cao cây bố so với cây mẹ, lượng hạt phấn và thời gian cho phn của bố, để xác định tỷ lệ hàng bố mẹ như sau:

Bảng 1 - Tỷ lệ hàng bố mẹ theo các công thức lai

Công thức lai

Tlệ bố/mẹ

- Lai quy ước

 

Lai đơn

2/(6 - 8)

Lai ba

2/(4 - 6)

Lai kép

2/(8 - 10)

- Lai không quy ước

2/(8 -10)

Thời điểm gieo bố m: Căn cứ thời gian sinh trưng của dòng bố mẹ và vụ gieo trồng để bố trí thời điểm gieo hợp lý sao cho tung phấn - phun râu trùng khớp. Nên gieo bố làm hai đợt cách nhau từ 2 ngày đến 3 ngày.

3.3.3  Chặt bỏ ngô bố

Phải chặt toàn bộ ngô bố trước khi thu hoạch ngô mẹ. Để có năng suất cao và chất lượng hạt lai tốt hơn nên chặt ngô bố ngay sau khi ngô mẹ đã héo râu.

Phụ lục A

(Quy định)

Yêu cầu cách ly, kiểm định đồng ruộng, độ thuần ruộng giống và chất lượng hạt giống

Bảng A.1 - Yêu cầu về cách ly

Phương pháp, đơn vị tính

Ruộng nhân dòng bố mẹ

Ruộng sản xuất hạt lai

1. Cách ly không gian, m

 

 

- Giữa ruộng giống với các ruộng ngô khác, ít nhất

500

300

- Giữa các ruộng sản xuất hạt lai F1 có chung bố

-

5

2. Cách ly thời gian, ngày

Thời điểm phun râu của cây mẹ trong ruộng giống phải chênh lệch so với thời điểm tung phấn của các ruộng ngô khác ít nhất 20 ngày.

 

Bảng A.2 - Yêu cầu về kiểm định đồng ruộng

Ruộng sản xuất hạt giống

Số lần kiểm định (ít nhất)

Lần 1

Lần 2

Ln 3

Lần 4

Hạt lai F1

Khi cây được 5 lá đến 7 lá

Khi có 1 % đến 5% số cây mẹ phun râu

Khi có khoảng 70% số cây mẹ phun râu

Trước khi thu hoạch từ 5 ngày đến 10 ngày

Nhân dòng bố mẹ

Khi cây được 5 lá đến 7 lá

Khi có 1% đến 5% số cây mẹ phun râu

Khi có khoảng 70% số cây mẹ phun râu

Trước khi thu hoạch từ 5 ngày đến 10 ngày

 

 

Bảng A.3 - Yêu cầu về độ thuần ruộng giống tại các lần kiểm định

Chỉ tiêu, đơn v tính

Dòng bố mẹ

Giống lai quy ước

Giống lai không quy ưc

1. Độ thuần bố, % số cây, không nhỏ hơn

99,9

99,5

99,0

2. Độ thuần mẹ, % số cây, không nh hơn

99,9

99,5

99,5

3. Số cây mẹ chưa khử hết bao phấn tại lần kiểm định 3, % số cây, không lớn hơn

-

0,5

0,5

 

Bảng A.4 - Yêu cầu về chất lượng hạt giống

Ch tiêu, đơn vị tính

Dòng bố mẹ

Hạt lai F1

1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn

99,0

99,0

2. Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn

85

85

3. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

11,5

11,5

 

Phụ lục B

(Quy định)

 

Bảng B.1 - Các tính trạng đặc trưng của dòng (giống) ngô

TT

Tính trạng

Thời điểm đánh giá

Mức độ biểu hiện

Mã s

Phương pháp đánh giá

1.

Lá thứ nhất: Sắc tố antoxian của bẹ

2 lá xòe ra

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

2.

Lá thứ nhất: Hình dạng phần đỉnh

4 lá xòe ra

Nhọn

1

Quan sát

Nhọn đến tròn

2

Tròn

3

Tròn đến hình thìa

4

Hình thìa

5

3.

Bộ lá: Mức độ xanh

Bắt đầu xuất hiện hoa - Hoa xuất hiện hoàn toàn

Nhạt

1

Quan sát

Trung bình

2

Đậm

3

4

Lá: Sự gợn sóng của mép

Bắt đầu xuất hiện hoa - Hoa xuất hiện hoàn toàn

Không có hoặc rất ít

1

Quan sát

Trung bình

2

Nhiều

3

5.

Lá: Góc giữa phiến lá và thân (lá phía trên của bắp trên cùng)

Hoa nở 50 % - Hoa nở hoàn toàn

Rất hẹp

1

Quan sát

Hẹp

3

Trung bình

5

Rộng

7

Rất rộng

9

6.

Lá: Thế phiến lá (lá phía trên của bắp trên cùng)

Hoa nở 50 % - Hoa nở hoàn toàn

Thẳng

1

Quan sát

Hơi cong

3

Cong

5

Khá cong

7

Rất cong

9

7.

Thân: Mức độ dích dắc

Hoa n 50 % - Hoa nhoàn toàn

Không có

1

Quan sát

Ít

2

Nhiều

3

8.

Cờ: Thời gian trỗ (50 % số cây có hoa n ở phần giữa của trục chính)

Hoa n 50 %

Rất sớm

1

Quan sát

Sớm

3

Trung bình

5

Muộn

7

Rất muộn

9

9.

Cờ: Sắc tố antoxian ở chân đế mày (1/3 hoa giữa trục chính)

Hoa nở 50 %

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

10.

Cờ: Sắc tố antoxian của mày không kể chân đế (1/3 hoa ở giữa trục chính)

Hoa nở 50 %

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

11.

Cờ: Sắc tố antoxian của bao phấn (1/3 hoa giữa trục chính, trên bao phấn tươi)

Hoa nở 50 %

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

12.

Cờ: Mật độ của hoa (1/3 hoa ở giữa trục chính)

Hoa nở 50 %

Thưa

3

Quan sát

Trung bình

5

Dày

7

13.

Cờ: Góc giữa trục chính và nhánh bên (ở 1/3 bông cờ phía dưới)

Hoa nở 50 %

Rất hẹp

1

Quan sát

Hẹp

3

Trung bình

5

Rộng

7

Rất rộng

9

14.

Cờ: Thế của nhánh bên (1/3 bông cờ ở phía dưới)

Hoa nở 50 %

Thẳng

1

Quan sát

Hơi cong

3

Cong

5

Khá cong

7

Rất cong

9

15.

Cờ: Số nhánh cấp 1

Hoa nở 50 %

Không có hoặc rất ít

1

Quan sát

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

Rất nhiều

9

16.

Bắp: Thời gian phun râu (50 % số cây phun râu)

Hoa n 50 %

Rất sớm

1

Quan sát

Sớm

3

Trung bình

5

Muộn

7

Rất muộn

9

17.

Bắp: Sắc tố antoxian của râu

Hoa n 50 %

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

18.

Thân: Sắc tố antoxian rễ chân kiềng

Hoa nở 50 % - Chín sữa

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

19.

Lá: Sắc tố antoxian của bẹ (lá ở giữa thân cây)

Tiền chín sữa (hạt còn loãng nước) - Hạt đạt kích cỡ tối đa

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

20.

Thân: Sắc tố antoxian của lóng

Tiền chín sữa (hạt còn loãng nước) - Hạt đạt kích cỡ tối đa

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

21.

Cờ: Chiều dài trục chính từ nhánh thấp nhất

Tiền chín sữa (hạt còn loãng nước) - Hạt đạt kích cỡ tối đa

Rất ngắn

1

Quan sát

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

22.

Cờ: Chiều dài trục chính từ nhánh cao nhất

Tiền chín sữa (hạt còn loãng nước)

Rất ngắn

1

Quan sát

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

23.

Cờ: Chiều dài nhánh

Tiền chín sữa (hạt còn loãng nước)

Rất ngắn

1

Quan sát

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

24.1

Cây: Chiều cao

Đối với dòng tự phối (kể cả bông cờ)

Hạt đạt kích cỡ tối đa

Rất thấp

1

Quan sát/Đo đếm

Thấp

3

Trung bình

5

Cao

7

Rất cao

9

24.2

Cây: Chiều cao

Đối với giống lai & giống thụ phấn tự do (kể cả bông cờ)

Hạt đạt kích cỡ tối đa

Rất thấp

1

Quan sát/Đo đếm

Thấp

3

Trung bình

5

Cao

7

Rất cao

9

25.

Cây: Tlệ chiều cao đóng bắp trên cùng so với chiều cao cây

Hạt đạt kích cỡ tối đa

Rất thấp

1

Quan sát/Đo đếm

Thấp

3

Trung bình

5

Cao

7

Rất cao

9

26.

Lá: Chiều rộng phiến (lá trên liền kề với bắp trên cùng)

Hạt đạt kích cỡ tối đa

Rất hẹp

1

Quan sát/Đo đếm

Hẹp

3

Trung bình

5

Rộng

7

Rất rộng

9

27.

Bắp: Chiều dài cuống

Hạt dạng sáp mềm

Rất ngắn

1

Quan sát/Đo đếm

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

28.

Bắp: Chiều dài (Không kể lá bi)

Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được)

Rất ngắn

1

Quan sát/Đo đếm

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

29.

Bắp: Đường kính (ở giữa bắp)

Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được)

Rất nhỏ

1

Quan sát/Đo đếm

Nhỏ

3

Trung bình

5

To

7

Rất to

9

30.

Bắp: Hình dạng

Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được)

Hình nón

1

Quan sát

Hình nón trụ

2

Trụ

3

31.

Bắp: Số hàng hạt

Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được)

Rất ít

1

Quan sát/Đo đếm

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

Rất nhiều

9

32.

Bắp: Số màu sắc của hạt

Đối với giống ngô đường

Chín sữa - Hạt đạt kích ctối đa

Một màu

1

Quan sát

Nhiều màu

2

33.

Hạt: Mức độ màu vàng

Đối với giống ngô đường

Chín sữa - Hạt đạt kích cỡ tối đa

Nhạt

3

Quan sát

Trung bình

5

Đậm

7

34.

Hạt: Chiều dài

Đối với giống ngô đường

Chín sữa - Hạt đạt kích cỡ tối đa

Ngắn

3

Quan sát/Đo đếm

Trung bình

5

Dài

7

35.

Hạt: Chiều rộng

Đối với giống ngô đường

Chín sữa-Hạt đạt kích cỡ tối đa

Hẹp

3

Quan sát/Đo đếm

Trung bình

5

Rộng

7

36.

Bắp: Dạng hạt (Dạng hạt 1/3 giữa bắp)

Hạt đã cứng (không th khía bằng móng tay được)

Đá

1

Quan sát

Bán đá

2

Bán răng nhựa

3

Răng nhựa

4

Ngô đường

5

Ngô nổ

6

Ngô nếp

7

Ngô bột

8

37.

Bp: Sự co ở đỉnh hạt

Đối với giống ngô đường

Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được)

Ít

1

Quan sát

Trung bình

3

Nhiều

5

38.

Dạng hạt nổ

Đối với giống ngô nổ

Hạt dễ tách khỏi lõi

Hình cánh bướm

1

Quan sát

Hình trung gian

2

Hình cầu

3

39.

Bắp: Màu chính của đỉnh hạt

Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được)

Trắng trong

1

Quan sát

Trắng đục

2

Vàng nhạt

3

Vàng

4

Da cam

5

Đỏ

6

Tím

7

40.

Bắp: Màu chính của lưng hạt (trừ các giống ngô đường)

Hạt đã cứng (không th khía bằng móng tay được)

Trắng trong

1

Quan sát

Trắng đục

2

Vàng nhạt

3

Vàng

4

Da cam

5

Đỏ

6

Tím

7

41.

Bắp: Sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi

Hạt dễ tách khỏi lõi

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

 

Thư mục tài liệu tham khảo

 

[1] QCVN 01-53:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt ging ngô lai.

[2] QCVN 01-66:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vkhảo nghiệm tính khác bit, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ngô.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi