Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-6:2022 Giống cây trồng nông nghiệp - Phần 6
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13382-6:2022
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-6:2022 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 6: Giống cà phê
Số hiệu: | TCVN 13382-6:2022 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 07/09/2022 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13382-6:2022
GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH - PHẦN 6: GIỐNG CÀ PHÊ
Agricultural varieties - Testing for distinctness, Uniformity and Stability - Part 6: Coffee varieties
Lời nói đầu
TCVN 13382-6:2022 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Bộ TCVN 13382-6:2022 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định gồm các phần sau:
TCVN 13382-1:2021, Phần 1: Giống lúa
TCVN 13382-2:2021, Phần 2: Giống ngô
TCVN 13382-3:2022, Phần 3: Giống cam
TCVN 13382-4:2022, Phần 4: Giống bưởi
TCVN 13382-5:2022, Phần 5: Giống chuối
TCVN 13382-6:2022, Phần 6: Giống cà phê
GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH - PHẦN 6: GIỐNG CÀ PHÊ
Agricultural varieties - Testing for Distinctness, Uniformity and Stability - Part 6: Coffee varieties
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống cà phê mới thuộc loài Coffea arabica L., (loại arabica), Coffea canephora Pierre ex A. Froehner, (loại robusta) và các giống lai giữa hai loại này. Đối với các giống lai hỗn hợp robusta khảo nghiệm từng dòng (giống) riêng rẽ tạo nên giống đó.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có);
TCVN 10684-2:2018 Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống. Phần 2: Cà phê
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1.1
Giống khảo nghiệm (Candidate varieties)
Giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
3.1.2
Giống đối chứng (Check varieties)
Bao gồm các giống cà phê được bảo hộ, giống đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ, công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách, công nhận chính thức tại Việt Nam và các giống cà phê thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
3.1.3
Giống tương tự (Similar varieties)
Giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm và có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.
3.1.4
Mẫu chuẩn (Standard sample)
Mẫu giống đối chứng có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân có giống đăng ký công nhận lưu hành, đăng ký công nhận lưu hành đặc cách hoặc tổ chức khảo nghiệm DUS giống cà phê được công nhận.
3.1.5
Tính trạng đặc trưng (Characteristics)
Tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
3.1.5
Cây khác dạng (Off - type)
Cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
3.2 Chữ viết tắt
Tiêu chuẩn này sử dụng các chữ viết tắt sau:
DUS
Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.
QL
Tính trạng chất lượng.
QN
Tính trạng số lượng.
PQ
Tính trạng giả chất lượng.
MG
Đo đếm một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.
MS
Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.
VG
Quan sát một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.
VS
Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.
LSD
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.
4 Yêu cầu về khảo nghiệm
4.1 Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống cà phê
- Tổ chức thử nghiệm sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng theo quy định tại 5.2.1;
- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: kính lúp, máy tính, máy in, thiết bị ghi hình, phần mềm xử lý số liệu.
- Thiết bị, dụng cụ đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g và các dụng cụ thiết bị đo lường khác có độ chính xác đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm (nếu có).
- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;
- Đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng, tối thiểu là 550 m2 cho một giống khảo nghiệm;
- Bộ mẫu chuẩn của các giống đối chứng.
- Có hệ thống vườn để lưu giữ mẫu chuẩn.
4.2 Tính trạng đặc trưng của giống
- Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà phê được quy định tại Phụ lục A.
- Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm DUS giống cà phê, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với các giống đối chứng và giống tương tự về các tính trạng chính.
- Mỗi trạng thái biểu hiện được xác định bằng một mã số tương ứng như nêu tại Phụ lục A.
- Đối với tính trạng chất lượng và giả chất lượng: tất cả các trạng thái biểu hiện của tính trạng đều được thể hiện trong bảng tính trạng đặc trưng của giống.
- Đối với tính trạng số lượng có nhiều trạng thái biểu hiện: để giảm thiểu kích thước của bảng tính trạng, các trạng thái biểu hiện của tính trạng thường được viết rút gọn.
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.3.1 Giống khảo nghiệm
4.3.1.1 Lượng giống gửi khảo nghiệm:
Số lượng vật liệu giống khảo nghiệm tối thiểu phải nộp cho Tổ chức khảo nghiệm:
Giống nhân giống từ hạt: 50 hạt
Giống nhân vô tính: 10 cây loại 1 năm tuổi
4.3.1.2 Chất lượng giống gửi khảo nghiệm
Cây giống, hạt giống gửi khảo nghiệm phải đảm bảo chất lượng theo TCVN 10684-2:2018 Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống. Phần 2: Cà phê
Vật liệu gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.
4.3.1.3 Thời gian gửi giống khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.
4.3.2 Giống đối chứng
4.3.2.1 Xác định giống đối chứng
Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm có thể đề xuất các giống tương tự với giống khảo nghiệm làm đối chứng và ghi rõ những tính trạng khác biệt so với giống khảo nghiệm. Tổ chức khảo nghiệm xác định các giống được chọn làm giống đối chứng.
4.3.2.2 Chất lượng giống đối chứng
Giống đối chứng được lấy từ bộ mẫu chuẩn của tổ chức khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết tổ chức khảo nghiệm đề nghị tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm cung cấp giống đối chứng và tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải có bằng chứng xác nhận chất lượng giống đối chứng cung cấp. Chất lượng giống đối chứng như quy định tại 4.3.1.2.
4.3.3. Lưu mẫu giống: Khi gửi giống cà phê mới khảo nghiệm DUS thì tác giả phải tự lưu giữ 03 cây giống gốc 5 năm tuổi. Lưu mẫu giống cà phê mới được thực hiện cùng thời điểm gửi mẫu giống khảo nghiệm
4.4 Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng đặc trưng sau:
a) Cây: Hình dạng (tính trạng 1);
b) Cây: Chiều cao (tính trạng 2);
c) Cây: Đường kính tán (tính trạng 3);
d) Quả: Màu sắc (tính trạng 16);
e) Hoa: Thời gian từ ra hoa tới thu hoạch (tính trạng 24);
5 Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
5.1.1. Thời gian khảo nghiệm
Thời gian khảo nghiệm tối thiểu được tiến hành qua 2 chu kỳ sinh trưởng riêng biệt (tính từ khi bắt đầu sinh trưởng thân lá cho tới khi ra hoa và thu hoạch quả).
5.1.2 Điểm khảo nghiệm
Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu cỏ tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
5.1.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm phải được thực hiện trong các điều kiện sao cho giống thể hiện đầy đủ các tính trạng đặc trưng
Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại giống khảo nghiệm và giống đối chứng trồng 10 cây đối với giống nhân từ hạt và 5 cây với giống nhân bằng phương pháp vô tính.
5.1.4 Các biện pháp kỹ thuật
Áp dụng theo quy định tại Phụ lục C.
5.2 Phương pháp đánh giá
5.2.1. Yêu cầu chung
Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây cà phê. Các giai đoạn sinh trưởng này được chú thích theo quy định tại Phụ lục A. Đánh giá theo dõi các tính trạng đặc trưng theo hướng dẫn tại Phụ lục D.
Tất cả các quan sát được thực hiện sớm nhất là 18 tháng sau trồng, trên 5 cây hoặc các bộ phận cắt ra từ 5 cây với những giống nhân giống vô tính và 20 cây hoặc các bộ phận cắt ra từ 20 cây với những giống nhân từ hạt.
Tính trạng 25, 26, và 27 quy định tại Phụ lục A được đánh giá bởi tổ chức thử nghiệm theo 4.1.
Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính
5.2.2 Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự. Giống khảo nghiệm được coi là khác biệt với giống tương tự khi có ít nhất một tính trạng khác biệt rõ ràng và chắc chắn với giống tương tự.
Đối với tính trạng QL và PQ giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau thì được coi là khác biệt.
Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp quan sát (VS, VG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 2 mã số thì được coi là khác biệt.
Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp đo đếm (MS, MG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 1 mã số và bằng 1 khoảng cách trong thang điểm của giống điển hình hoặc dựa vào giá trị LSD ở độ tin cậy tối thiểu 95 % thì được coi là khác biệt.
5.2.3 Đánh giá tính đồng nhất
Phương pháp đánh giá tính đồng nhất căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm. Để đánh giá tính đồng nhất, một quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức xác suất tin cậy tối thiểu 95% được áp dụng. Trong trường hợp mẫu giống có 20 cây thì cho phép 1 cây khác dạng; Trong trường mẫu giống có 5 cây, không chấp nhận cây khác dạng.
Đối với các giống lai hỗn hợp robusta đánh giá từng dòng (giống) riêng rẽ tạo nên giống đó
5.2.4. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất. Một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm. Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở vụ khảo nghiệm sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở vụ trước.
Trường hợp có nghi ngờ, tính ổn định có thể được kiểm tra lại bằng cách sử dụng vật liệu giống mới hoặc vật liệu lưu giữ để đảm bảo các tính trạng đó thể hiện như chúng đã thể hiện ở các vụ khảo nghiệm trước đó
5.3 Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo quy định tại Phụ lục E
Phụ lục A
(Quy định)
Tính trạng đặc trưng của giống
Bảng A.1 - Các tính trạng đặc trưng
Tính trạng | Trạng thái biểu hiện | Mã số | |
I | Tính trạng chính | ||
1. (+) (*) (a) PQ VS | Cây: Hình dạng tán | Hình nón | 1 |
Hình elip | 2 | ||
Hình trụ | 3 | ||
2. (*) (a) QN, VG/MS | Cây: Chiều cao | Rất thấp | 1 |
Thấp | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Cao | 7 | ||
Rất cao | 9 | ||
3. (+) QN, VG | Cây: Đường kính tán | Rất nhỏ | 1 |
Nhỏ | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Lớn | 7 | ||
Rất lớn | 9 | ||
4. (+) (*) QN, VG/MS | Cành sơ cấp: Chiều dài lóng | Ngắn | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Dài | 7 | ||
5. QN, VG | Cành sơ cấp: Mức độ phân cành | Rất ít | 1 |
Ít | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Nhiều | 7 | ||
Rất nhiều | 9 | ||
6. (b) QN, MS | Lá: Chiều dài | Rất ngắn | 1 |
Ngắn | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Dài | 7 | ||
Rất dài | 9 | ||
7. (b) QN, MS | Lá: Chiều rộng | Rất hẹp | 1 |
Hẹp | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Rộng | 7 | ||
Rất rộng | 9 | ||
8. (+) (b) PQ, VG | Lá: Hình dạng | Hình trứng ngược | 1 |
Hình trứng | 2 | ||
Hình elip | 3 | ||
Hình mũi mác | 4 | ||
9. (b) QN, VG | Lá non: Sắc tố antoxian | Không có hoặc nhạt | 1 |
Trung bình | 2 | ||
Đậm | 3 | ||
10. (b) QN, VG | Lá: Gợn sóng ở mép | Rất ít | 1 |
Ít | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Nhiều | 7 | ||
11. (b) QN,VG | Lá: Độ sâu của gân thứ cấp | Nông | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Sâu | 7 | ||
12. (+) (b) QL, VG | Lá: Nốt sần | Không có | 1 |
Có | 9 | ||
13. (+) (*) QN, MS | Chùm hoa: Số hoa | Ít | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Nhiều | 7 | ||
14. (c) QN, MS | Quả: Kích thước | Rất nhỏ | 1 |
Nhỏ | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Lớn | 7 | ||
Rất lớn | 9 | ||
15. (+) (*) (c) PQ, VG | Quả: Hình dạng | Hình tròn | 1 |
Hình trứng | 2 | ||
Hình trứng ngược | 3 | ||
Hình elip | 4 | ||
Thuôn dài | 5 | ||
16. (*) (c) PQ, VG | Quả: Màu sắc | Vàng | 1 |
Cam | 2 | ||
Cam đỏ | 3 | ||
Đỏ | 4 | ||
Đỏ đậm | 5 | ||
Tím | 6 | ||
17. (c) QN, VG | Quả: Sự bám chặt vào cành | Không chặt | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Chặt | 7 | ||
18. (+) (d) (c) QN, MS | Quả: Khối lượng khô 100 quả | Nhẹ | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Nặng | 7 | ||
19. (+) (*) (d) (e) QN, MS | Hạt: Chiều dài | Rất ngắn | 1 |
Ngắn | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Dài | 7 | ||
Rất dài | 9 | ||
20. (+) (d) (e) QN, MS | Hạt: Chiều rộng | Hẹp | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Rộng | 7 | ||
21. (+) (d) (e) QN, MS | Hạt: Tỷ lệ dài/ rộng | Nhỏ | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Lớn | 7 | ||
22. (+) (d) (e) QN, MS | Hạt: Độ dày | Mỏng | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Dày | 7 | ||
23. (+) QN, VG/MS | Hạt: Khối lượng 100 hạt (ở ẩm độ 12%) | Rất thấp | 1 |
Thấp | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Cao | 7 | ||
Rất cao | 9 | ||
24. (+) (*) QN, MS | Thời gian từ nở hoa tới thu hoạch | Rất ngắn | 1 |
Ngắn | 3 | ||
Trung bình | 5 | ||
Dài | 7 | ||
Rất dài | 9 | ||
25. (+) QN, MS | Hạt: Hàm lượng Cafein | Thấp | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Cao | 7 | ||
26. (+) QN, MS | Hạt: Hàm lượng đường Sucrose | Thấp | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Cao | 7 | ||
27. (+) QN, MS | Hạt: Hàm lượng axit Chlorogenic tổng số | Thấp | 3 |
Trung bình | 5 | ||
Cao | 7 | ||
II | Tính trạng bổ sung |
|
|
28. QN,VG | Cành sơ cấp: góc nghiêng | Đứng | 3 |
Ngang | 5 | ||
Rủ xuống | 7 | ||
29 (+) (b) PQ, VG | Lá: Hình dạng đỉnh lá | Tròn | 1 |
Tù | 2 | ||
Nhọn | 3 | ||
Nhọn dài | 4 | ||
Nhọn đỉnh | 5 | ||
Thắt eo ở đỉnh | 6 | ||
30. (b) QN, VG | Lá non: Màu sắc | Xanh nhạt | 1 |
Xanh đậm | 3 | ||
Nâu | 5 | ||
Nâu đỏ | 7 | ||
Vàng đồng | 9 | ||
CHÚ THÍCH: (*) Tính trạng được đánh giá cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được. (+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục D. (a) Từ vụ thu hoạch thứ 2 trở đi, đánh giá được thực hiện trên thân chính. (b) Các quan sát phải được tiến hành vào mùa hè trên các lá phát triển đầy đủ ở đoạn 1/3 giữa của cành phát triển tốt. (c) Các quan sát phải được tiến hành ở trên quả chín vào thời gian thu hoạch nếu không có chỉ dẫn khác. (d) Chỉ được quan sát ở trên các quả không nổi trên mặt nước. (e) Được đo đếm từ mẫu có 20 hạt. |
Phụ lục B
(Quy định)
Tờ khai
B.1 Đơn đăng ký khảo nghiệm
Đơn đăng ký khảo nghiệm bao gồm các nội dung sau:
- Tên tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại: | Fax: | Email: |
- Nội dung đăng ký khảo nghiệm:
+ Tên giống khảo nghiệm:
+ Tên tổ chức, cá nhân chọn tạo:
+ Số thông báo chấp nhận đơn:
- Vụ khảo nghiệm: | Năm: |
- Xác nhận của tổ chức/cá nhân đăng ký khảo nghiệm.
B.2 Tờ khai kỹ thuật
Tờ khai kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:
B.2.1 Loài cây trồng:
B.2.2 Tên giống:
B.2.3 Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
- Tên tổ chức:
- Họ tên cá nhân:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: | Fax: | Email: |
B.2.4 Họ và tên, địa chỉ tác giả giống
1.
2.
B.2.5 Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
B.2.5.1 Vật liệu
- Tên giống bố, mẹ:
- Nguồn gốc vật liệu:
B.2.5.2 Phương pháp chọn tạo
- Công thức lai:
- Xử lí đột biến:
- Phát hiện mới và phát triển (ghi rõ nơi và thời gian phát hiện và phát triển):
- Phương pháp khác:
B.2.5.3 Thời gian và địa điểm chọn tạo
- Thời gian chọn tạo, phát hiện:
- Địa điểm thực hiện:
B.2.6 Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
1. Nước | ngày tháng năm |
2. Nước | ngày tháng năm |
B.2.7 Một số đặc điểm chính của giống
Bảng B.1- Một số đặc điểm chính của giống
Tính trạng | Mức biểu hiện | Mã số | (*) |
1. Cây: Hình dạng tán (Tính trạng 1) | Hình nón Hình elip Hình trụ | 1 2 3 |
|
2. Cây: Chiều cao (Tính trạng 2) | Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao | 1 3 5 7 9 |
|
3. Lá: Chiều dài (Tính trạng 6) | Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài | 1 3 5 7 9 |
|
4. Lá: Chiều rộng (Tính trạng 7) | Rất hẹp Hẹp Trung bình Rộng Rất rộng | 1 3 5 7 9 |
|
5. Lá: Hình dạng (Tính trạng 8) | Hình trứng ngược Hình trứng Hình elip Hình mũi mác | 1 2 3 4 |
|
6. Chùm hoa: Số hoa (Tính trạng 13) | Ít Trung bình Nhiều | 3 5 7 |
|
7. Quả: Kích thước (Tính trạng 14) | Rất nhỏ Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn | 1 3 5 7 9 |
|
8. Quả: Hình dạng (Tính trạng 15) | Hình elip Hình tròn Thuôn chữ nhật | 1 2 3 |
|
9. Quả: Màu sắc (Tính trạng 16) | Vàng Cam Cam đỏ Đỏ Đỏ đậm Tím | 1 2 3 4 5 6 |
|
10. Thời gian từ nở hoa tới thu hoạch (Tính trạng 24) | Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài | 1 3 5 7 9 |
|
Chú thích: (*) đánh dấu (+) hoặc điền số cụ thể vào ô trống cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống. |
B.2.8 Giống tương tự tác giả đề xuất và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm
Bảng B.2 - Sự khác biệt giữa giống tương tự tác giả đề xuất và giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự tác giả đề xuất | Những tính trạng khác biệt | Trạng thái biểu hiện | |
Giống tương tự tác giả đề xuất | Giống khảo nghiệm | ||
(Ví dụ) | Hình dạng lá | Hình mũi mác | Hình trứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
B.2.9 Những thông tin có liên quan khác
B.2.9.1 Chống chịu sâu bệnh:
B.2.9.2 Các yêu cầu đặc biệt về môi trường để khảo nghiệm giống:
B.2.9.3 Những thông tin khác:
| Ngày tháng năm |
Phụ lục C
(Quy định)
Quy trình kỹ thuật canh tác
C.1 Thời vụ
Theo khung thời vụ tốt nhất tại địa phương nơi khảo nghiệm.
C.2 Làm đất
Đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Địa điểm trồng có thời tiết khí hậu phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.
Trước khi trồng phải cày bừa đất trồng kỹ càng, dọn sạch cỏ dại và những tàn dư thực vật khác.
C.3 Phân bón
C.3.1 Phân hữu cơ
Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả. Liều lượng 4-5kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12).
Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp đất lại.
C.3.2 Phân vô cơ
Tuổi cây | Lượng phân nguyên chất (kg/ha) | ||
N | P2O5 | K2O | |
Năm 1 | 120 | 90 | 90 |
Năm 2 | 180 | 120 | 180 |
Năm 3 trở đi | 250 | 160 | 300 |
Ghi chú: Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3, 6-7, 11-12.
Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.
Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón; bón sau khi thu hoạch xong sẽ giảm được công lao động.
Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 25-30g phân Urê và 25-30 g phân kali cho một hố.
C.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
C.4.1 Kỹ thuật trồng
Kích thước hố đào: dài 40cm, rộng 40cm và sâu 50cm.
Trộn phân lấp hố: Phân hữu cơ, lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố. Hỗn hợp đất phân lấp cao hơn mặt hố từ 10-15cm. Công việc này phải xong trước khi trồng mới khoảng 1-2 tháng.
Liều lượng phân lót cho 1 hố: Phân hữu cơ 2-4 kg, phân lân 0,5 kg, 0,5 kg vôi bột.
Khoảng cách trồng: Cà phê chè (Arabica): hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m (tương ứng 5.000 cây/ ha), trồng 1 cây/ hố. Cà phê vối (Robusta): hàng cách hàng 3,5m, cây cách cây 2,5m (tương ứng 1.330 cây/ ha), trồng 1 cây/ hố. Cà phê mít: trồng 5 x 4m (khoảng 500 cây/ha), trồng 1 cây/ hố.
Dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ sâu 25-30cm, rộng 15-20cm ở chính giữa hố (hố đã được lấp trước). Xé túi ni lon, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất từ từ vừa lấp vừa dùng tay nén chặt đất, lấp đất ngang mặt bầu.
Trồng xong cần làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu. Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.
Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.
Sau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây: Đánh bồn, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20cm dày ít nhất 20cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống; phun thuốc trừ sâu.
C.4.2 Chăm sóc
Đối với cà phê trồng mới, sau khi trồng 15-20 ngày phải kiểm tra, trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết, các thao tác như trồng mới.
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà phê, đặc biệt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời, bảo đảm cây cà phê không bị cỏ lấn át.
Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm, giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hòa nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.
C.5 Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu, bệnh kịp thời, tập trung phòng trừ một số sâu bệnh hại chính sau:
+ Rệp: Các loại rệp gây hại phổ biến trên cây Cà phê là Rệp vảy xanh (Coccus viridis), Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica), Rệp sáp (Pseudococcus sp).
+ Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat)
+ Sâu đục thân mình đỏ (Zeuze coffea Nietner)
+ Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix)
+ Bệnh nấm hồng (Corticicum salmonicolor)
+ Bệnh lở cổ rễ (Zhizoctonia solani)
Phụ lục D
(Tham khảo)
Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng
D.1 Tính trạng 1 - Cây: Hình dạng tán
Hình D.1 - Hình dạng tán lá
D.2 Tính trạng 3 - Cây: Đường kính tán
Việc quan sát tương ứng với đường kính lớn nhất
D.3 Tính trạng 4 - Cành sơ cấp: Chiều dài lóng
Chiều dài lóng phải được quan sát ở phần 1/3 giữa của cành
Hướng nghiêng: Dạng sinh trưởng của những cành bên, phát triển theo chiều ngang từ chồi chính và thể hiện hình thái khác nhau.
Hướng thẳng đứng: Dạng sinh trưởng của cành hoặc chồi chính thẳng đứng, ở đó mọc các cành nghiêng có thể có hình thái khác nhau.
Hình D.2 - Hướng của cành
D.4 Tính trạng 8 - Lá: Hình dạng
Hình D.3 - Hình dạng lá
D.5 Tính trạng 12 - Lá: nốt sần
Hình D.4 - Nốt sần lá
Nốt sần là những cấu trúc nhỏ lồi lên được thấy ở bề mặt dưới của lá, được bao bọc một phần bởi lông hoặc mô lá, nằm ở trục chính của gân lá của giống cà phê C. arabica L., C. canephora và những loài khác thuộc họ Rubiaceae.
D.6 Tính trạng 13 - Chùm hoa: Số hoa
Số lượng hoa trên trục chính được quan sát ở phần 1/3 giữa của cây vào lúc nụ hoa hé mở, trước khi nở hoa. Phương pháp: đếm tổng số hoa/chùm
D.7 Tính trạng 15 - Quả: Hình dạng
Hình D.5 - Hình dạng quả
D.8 Tính trạng 18 - Quả: Khối lượng khô 100 quả
Chỉ đánh giá với những quả tươi không nổi trên mặt nước và làm khô ở ẩm độ 12%,
D.9 Tính trạng 19 - Hạt: Chiều dài
D.10 Tính trạng 20 - Hạt: Chiều rộng
D.11 Tính trạng 21 - Hạt: Tỷ lệ dài/ rộng
D.12 Tính trạng 22 - Hạt: Độ dày
Hình D.6 - Các kích thước hạt
D.13 Tính trạng 23 - Hạt: Khối lượng 100 hạt (ở ẩm độ 12%)
Chỉ đánh giá trên những quả tươi không nổi trên mặt nước và những hạt có dạng dẹt, trừ những hạt dạng tròn. Hạt có ẩm độ 12%
D.14 Tính trạng 24 - Thời gian từ nở hoa tới thu hoạch
Thời gian ra hoa được tính khi có 50% số lượng hoa nở. Thời gian thu hoạch được tính khi có 50% quả chín.
D.15 Tính trạng 25 - Hạt: Hàm lượng Caffeine theo TCVN 9723: 2013
D.16 Tính trạng 26 - Hạt: Hàm lượng đường Sucrose theo TCVN 12610: 2019;
D.17 Tính trạng 27 - Hạt: Hàm lượng axit Chlorogenic tổng số theo TCVN 13001: 2020
Trạng thái thể hiện của các tính trạng 25, 26 và 27 được quy định trong bảng dưới đây:
Các giống cà phê arabica | % chất khô | |||
| Tính trạng | Thấp | Trung bình | cao |
Tính trạng 25 | Hàm lượng Caffeine | <0,9 | 0,9-1,2 | >1,2 |
Tính trạng 26 | Hàm lượng Sucrose | <7,0 | 7,0-9,0 | >9,0 |
Tính trạng 27 | Hàm lượng axit Chlorogenic tổng số | <4,5 | 4,5-6,5 | >6,5 |
Các giống cà phê robusta | % chất khô | |||
| Tính trạng | Thấp | Trung bình | cao |
Tính trạng 25 | Hàm lượng Caffeine | <1,8 | 1,8-2,5 | >2,5 |
Tính trạng 26 | Hàm lượng Sucrose | <4,5 | 4,5-7,0 | >7,0 |
Tính trạng 27 | Hàm lượng axit Chlorogenic tổng số | <7,0 | 7,0-8,0 | >8,0 |
D.18 Tính trạng 29 - Lá: Hình dạng đỉnh lá
Hình D.7- Hình dạng đỉnh lá
Phụ lục E
(Quy định)
Báo cáo kết quả khảo nghiệm
Tổ chức khảo nghiệm | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | , ngày tháng năm |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS
E.1 Tên loài:
E.2 Tên giống:
E.3 Số đơn:
E.4 Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
E.5 Thời gian khảo nghiệm:
Ghi chi tiết thời điểm trồng, thu hoạch
E.6 Tổ chức thực hiện khảo nghiệm:
Ghi thông tin: Địa chỉ, điện thoại, fax, email.
E.7 Tài liệu kèm theo:
- Danh sách giống đối chứng:
- Bảng mô tả giống: Giống đăng ký, giống tương tự
- Ảnh về các tính trạng khác biệt:
- Các tài liệu khác:
E.8 Quy trình khảo nghiệm
a) Điều kiện thí nghiệm (đồng ruộng/nhà lưới)
b) Kích thước ô và số cây thí nghiệm
- Kích thước ô thí nghiệm:
- Số cây/ô:
c) Phân bón:
- Lượng bón (kg/ha):
- Cách bón: (Bón lót, bón thúc...)
d) Phòng trừ sâu bệnh:
- Số lần dùng thuốc BVTV:
- Loại thuốc đã sử dụng:
E.9 Nhận xét về điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm
E.10 Phương pháp theo dõi, đánh giá các tính trạng
E.11 Giống tương tự:
E.12 Kết quả đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định
a) Tính khác biệt:
Giống đăng ký khác biệt rõ ràng và chắc chắn với các giống được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt với giống tương tự nhất thể hiện như sau:
So với với giống tương tự (tên giống)………
Tính trạng | Vụ/năm | Giống đăng ký | Giống tương tự | Khoảng cách tối thiểu/LSD0.05 | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Tính đồng nhất:
c) Tính ổn định:
Cán bộ khảo nghiệm |
|
Người kiểm tra |
|
Nơi nhận: | Tổ chức thực hiện khảo nghiệm |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Descriptors for coffee (Coffea spp. And Psilanthus spp.), 1996. International Plant Genetic Resources institute (IPGIR), Rome, Italy.
[2] TG/249/1 Re.4, 2008. Guidelines for the conduct of tests for Distinctness, Uniformity and Stability of Coffee varieties.
[3] TG/1/3, 2003. General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants.
[4] TGP/8, 2019. Trial design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability.
[5] TGP/9, 2015. Examining Distinctness.
[6] TGP/10, 2019. Examining Uniformity.
[7] TGP/11, 2011. Examining Stability.
[8] Bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất cà phê bền vững do ban điều phối ngành hàng cà phê Bộ NN và PTNT biên soạn. NXB Nông Nghiệp, 2016
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
3.2 Chữ viết tắt
4 Yêu cầu về khảo nghiệm
4.1 Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống cà phê
4.2 Tính trạng đặc trưng của giống
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.4 Phân nhóm giống khảo nghiệm
5 Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
5.2 Phương pháp đánh giá
5.3 Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo quy định tại Phụ lục E
Phụ lục A (Quy định) Tính trạng đặc trưng của giống
Phụ lục B (Quy định) Tờ khai
Phụ lục C (Quy định) Quy trình kỹ thuật canh tác
Phụ lục D (Tham khảo) Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng
Phụ lục E (Quy định) Báo cáo kết quả khảo nghiệm
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.