Quyết định 289/QĐ-BTP công nhận sáng kiến cho cá nhân thuộc Bộ Tư pháp năm 2020

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 289/QĐ-BTP

Quyết định 289/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc công nhận sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến cho cá nhân khối các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:289/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Tố Nga
Ngày ban hành:03/03/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công nhận 08 sáng kiến cho 05 cá nhân khối các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp

Ngày 03/03/2021, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 289/QĐ-BTP về việc công nhận sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến cho cá nhân khối các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2020.

Theo đó, Bộ Tư pháp công nhận 08 sáng kiến cho 05 cá nhân khối các đơn vị thuộc Bộ năm 2020 bao gồm: Sáng kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án do tổ chức JICA hỗ trợ cho Bộ Tư pháp về hoạt động hỗ trợ cải cách pháp luật, cải cách Tư pháp Việt Nam giai đoạn 2021-2025” của Ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; Sáng kiến “Mở rộng nguồn tài liệu sách điện tử phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và người học” của Bà Lê Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội;…

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 289/QĐ-BTP tại đây

tải Quyết định 289/QĐ-BTP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 289/QĐ-BTP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 289/QĐ-BTP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP

_______

Số: 289/QĐ-BTP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến cho cá nhân khối các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2020

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng

Xét đề nghị của Hội đồng Sáng kiến ngành Tư pháp.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công nhận sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của 08 sáng kiến trong ngành Tư pháp cho 05 cá nhân khối đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (có danh sách kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Hội đồng sáng kiến ngành Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận :

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh (để b/c);

- Cổng Thông tin điện tử (để đăng tải);

- Lưu: VT, Vụ TĐKT.

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Tố Nga

 

 

BỘ TƯ PHÁP

______

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

 

DANH SÁCH

CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN CHO CÁC CÁ NHÂN KHỐI ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số: 289/QĐ-BTP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

_______________________

 

STT

HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ, NƠI CÔNG TÁC

TÊN SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NỘI DUNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

1

Ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án do tổ chức JICA hỗ trợ cho Bộ Tư pháp Việt Nam về hoạt động hỗ trợ cải cách pháp luật, cải cách tư pháp Việt Nam giai đoạn 2021-2025”

Nội dung: Nhằm triển khai, thực hiện một cách hiệu quả các dự án hỗ trợ cải cách pháp luật, cải cách tư pháp Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ, tôi đã đề xuất phía bạn không hỗ trợ trực tiếp từng văn bản pháp luật cụ thể như trước đây, mà tiến hành hỗ trợ mang tính tổng quát, đó là hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam, hướng đến “nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam gắn với tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia theo các chuẩn mực quốc tế”.

Về hình thức triển khai, tôi cũng đề xuất với phía đối tác: ngoài các hình thức “truyền thống” như trước đây như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đoàn khảo sát có sự trợ giúp của chuyên gia Nhật Bản, thì cần đặt vấn đề tăng cường cơ chế sử dụng chuyên gia Việt Nam theo hướng “nội địa hóa”, vì chất lượng chuyên gia trong nước hiện nay cũng đã được nâng cao, đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu tư vấn chuyên môn.

Về cơ quan tham gia dự án, ngoài 4 cơ quan “truyền thống” là Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn luật sư Việt Nam, tôi nhận thấy có cần đưa cơ quan Ban Nội chính Trung ương tham gia thực hiện dự án vì đây là một cơ quan có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp Việt Nam. Đề xuất của tôi đã được Tổ chức JICA chấp thuận.

Phạm vi ảnh hưởng: áp dụng trong Bộ Tư pháp, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam - là các cơ quan thụ hưởng Dự án.

Hiệu quả áp dụng: Ngàv 09/10/2020, sau hơn 02 năm đàm phán, Bộ Tư pháp cùng đại diện 05 cơ quan (Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã ký thỏa thuận với JICA Nhật Bản về Dự án mới (ký R/D và M/M). Trên cơ sở đó, căn cứ quy định của pháp luật và phê duyệt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, vào ngày 08/10/2020, Bộ trưởng Tư pháp đã ký Quyết định số 2084/QĐ-BTP phê duyệt Văn kiện Dự án “Nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam gắn với tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả” giai đoạn 2021-2025 do JICA Nhật Bản hỗ trợ. Tổng số vốn tài trợ của Nhật là 6.450.000 USD. Việc hai Việt Nam và Nhật Bản thống nhất ký kết được Dự án mới là minh chứng cho sự đồng hành và hợp tác vì sự phát triển của Việt Nam nói riêng, mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia nói chung, cũng như đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Dự án mới với nhiều nội dung, cơ chế vận hành mới sẽ đạt được mục tiêu và kỳ vọng của cả 2 Bên. về phía Việt Nam, Dự án chắc chắn sẽ góp phần vào quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn tới, như tinh thần của Dự thảo Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa 12 trình Đại hội Đảng toàn quốc Khoa 13 đã nêu rõ “Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững...Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiêp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

2

Bà Lê Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư                viện,

Trường Đại học Luật Hà Nội

- Sáng kiến 1: Mở rộng nguồn tài liệu sách điện tử phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và người học.

- Nội dung: Nhằm tăng cường nguồn tài liệu sách điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và người học, Trung tâm Thông tin Thư viện đã nghiên cứu, đề xuất phương án bổ sung nguồn tài liệu điện tử. Với yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn, bổ sung những tài liệu có giá trị, hữu ích, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, tiết kiệm kinh phí cho Trường. Tác giả đã nghiên cứu, xây dựng quy trình bổ sung sách điện tử, cụ thể như sau:

+ Bước 1. Tìm kiếm nguồn bổ sung tài liệu: Tìm kiếm thông tin về các nguồn sách điện tử từ các nhà xuất bản như: Oxford University Press, IG- Publishing, Hart Publishing, Lexis Nexis.

+ Bước 2. Liên hệ với các nhà xuất bản, đề nghị cung cấp danh mục sách điện tử về chuyên ngành luật, kích hoạt chương trình dùng thử.

+ Bước 3. Phối hợp với Công ty Igroup Việt Nam, đơn vị được Nhà xuất bản Oxford University Press, IG Publishing ủy quyền phân phối các sản phẩm của hai nhà xuất trên tại thị trường Việt Nam. Kích hoạt 02 đợt dùng thử để cán bộ, giảng viên và người học sử dụng, đánh giá, lựa chọn, đề xuất yêu cầu bổ sung tài liệu

+ Bước 4. Thu thập nhu cầu, đề xuất của giảng viên và người học về việc bổ sung sách điện tử; lập danh mục tài liệu gửi lãnh đạo các bộ môn, khoa chuyên môn thẩm định.

+ Bước 5. Đề xuất, phê duyệt.

+ Bước 6. Thực hiện thủ tục mua bán, thanh toán

Hiệu quả áp dụng: Tháng 9/2018, công việc được hoàn thành. Trung tâm đã bổ sung, đưa vào khai thác và sử dụng 75 đầu sách điện tử của Nhà xuất bản Oxford University Press dưới hình thức “mua một lần, sở hữu vĩnh viễn quyền truy cập”, truy cập thông qua tất cả các dải IP của hệ thống máy tính trong toàn Trường. Bạn đọc có thể truy cập các tài liệu trên thông qua hệ thống máy tính tại thư viện, văn phòng các khoa, bộ môn, phòng, trung tâm thuộc Trường.

- Phạm vi ảnh hưởng: Áp dụng trong Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đào tạo của ngành Tư pháp

 

 

Sáng kiến 2: số hóa sách  tham khảo, chuyên khảo của các tác giả là giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Nội dung: Nhằm tăng cường nguồn tài liệu số, giới thiệu, quảng bá kết quả nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Luật tới đông đảo bạn đọc trong và ngoài Trường, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn tài liệu của thư viện, tác giả đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp “Số hóa sách tham khảo, chuyên khảo của các tác giả là giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội”, cụ thể như sau:

+ Tiến hành rà soát toàn bộ cơ sở dữ liệu của thư mục, lựa chọn, lập danh mục sách tham khảo, chuyên khảo của các tác giả là giảng viên của Trường.

+ Liên hệ với các tác giả để xác định quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, xin ý kiến của tác giả về việc cho phép Trường số hóa tác phẩm.

+ Xây dựng, phê duyệt kế hoạch “Số hóa sách tham khảo, chuyên khảo của các tác giả là giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội”.

+ Soạn thảo hợp đồng, ký kết thỏa thuận cho phép số hóa tác phẩm với các tác giả, đồng tác giả.

+ Thuê dịch vụ chuyển định dạng tài liệu (scan), từ bản in sang định dạng .pdf.

+ Thực hiện quy trình xử lý tài liệu số.

- Hiệu quả áp dụng: Giải pháp công tác “Số hóa sách tham khảo, chuyên khảo của các tác giả là giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội” hoàn thành vào đầu tháng 12/2019. Kết quả đã số hóa và đưa vào phục vụ 56 đầu sách tham khảo, chuyên khảo đảm bảo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, làm phong phú thêm bộ sưu tập tài liệu số thư viện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về tài liệu số của các đối tượng bạn đọc.

Phạm vi ảnh hưởng: Áp dụng trong Trường Đại học Luật Hà Nội

3

Ông Hoàng Xuân

Châu, Quyền Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng Luật miền Bắc

- Sáng kiến: “Tham mưu xây dựng Luật Thanh niên năm 2020”.

Nội dung: Là tác giả chính của bài báo: “Sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005, cần tiếp cận theo hướng phát triển thanh niên”, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, số 1/2019.

Là chuyên gia chính, trực tiếp xây dựng Báo cáo về Thanh niên Việt Nam giai đoạn 2015-2018 của Bộ Nội vụ và Quỹ Dân số Liên hợp quốc, xuất bản năm 2019.

Tham gia trực tiếp với tư cách là chuyên gia chính, cùng với Ủy ban văn hóa, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Bộ Nội vụ trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Luật Thanh niên năm 2020, đã được thông qua ngày 16/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 (cá nhân được Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xây dựng Luật Thanh niên năm 2020 theo Quyết định số 1138/QĐ-BNV ngày 29/12/2020).

Hiệu quả áp dụng: Luật quy định rất cụ thể vai trò, trách nhiệm của thanh niên; nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của nhà nước đối với thanh niên; nguồn lực thực hiện chính sách của nhà nước đối với thanh niên; Tháng Thanh niên và trách nhiệm đối thoại với thanh niên; chính sách của nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của tổ chức thanh niên; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhà trường, gia đình đối với thanh niên.

Phạm vi ảnh hưởng: Thanh niên là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Luật Thanh niên ban hành nhằm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tố quốc.

Trong Hiến pháp năm 2013, ngoài các quyền và nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam được xác định với tư cách là công dân, còn nhấn mạnh: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc” .Việc quy định như vậy cho thấy Nhà nước rất coi trọng vai trò xung kích, đi đầu của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nguyên tắc hiến định, có ý nghĩa nền tảng để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên.

4.

Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường      nhà

nước

Sáng kiến 1: “Giải pháp nâng cao chất lượng tập huấn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án”

Nội dung: Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức Lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước năm 2018.

Chỉ đạo thành lập Tổ công tác xây dựng Đề cương tài liệu bồi dưỡng, tổ chức biên soạn tài liệu bảo đảm nội dung cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và sát thực tiễn, đồng thời xây dựng tình huống để học viên trao đổi, thảo luận. Cuối các buổi bồi dưỡng có Phiếu đánh giá Lớp bồi dưỡng, về báo cáo viên, cách thức truyền đạt, nội dung tài liệu.

Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc chuẩn bị các nguồn lực, bộ công cụ nhằm tổ chức hiệu quả các Lớp bồi dưỡng, lấy chất lượng làm trung tâm, chủ đạo.

Chỉ đạo và quán triệt trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên của Cục Bồi thường nhà nước về cả kiến thức và kỹ năng truyền đạt tại các Lớp bồi dưỡng.

Tổ chức các Lớp bồi dưỡng hiệu quả, phù hợp với mục đích, yêu cầu đặt ra.

Hiệu quả, phạm vi áp dụng của sáng kiến: Triển khai Kế hoạch tổ chức Lớp bồi dưỡng pháp luật về bồi thường nhà nước năm 2018, Cục Bồi thường nhà nước đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thành công các Lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án dân sự, với tổng số hơn 1.500 đại biểu tham dự.

Thông qua Phiếu đánh giá Lớp bồi dưỡng, các đại biểu tham dự đã đánh giá cao phương án thực hiện, tổ chức các Lớp bồi dưỡng; nội dung tài liệu đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và sát thực tiễn; báo cáo viên tại các Lớp bồi dưỡng có trình độ chuyên sâu, có kiến thức thực tiễn, phương pháp truyền đạt hiệu quả giúp cho các đại biểu tham dự nắm bắt nhanh và chính xác các nội dung bài giảng, thực hiện tốt các bài tập tình huống tại Lớp bồi dưỡng, qua đó nâng cao hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cũng như kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước khi có phát sinh.

 

 

Sáng kiến 2: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017”

Nội dung: Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và tổ chức thực hiện việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Cục Bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu tổ chức thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 hiệu quả.

Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác bồi thường nhà nước bảo đảm cho việc tổ chức thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 hiệu quả.

Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước.

Hiệu quả, phạm vi áp dụng: Với sáng kiến đã đưa ra, công tác bồi thường nhà nước trong năm đã đạt được những kết quả cụ thể:

Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Cục Bồi thường nhà nước với việc bổ nhiệm 01 chức danh Phó Cục trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Lãnh đạo Cục; phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện quy trình, thủ tục bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp công chức, viên chức phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời có sự chỉ đạo sâu sát trong việc bồi dưỡng, cử công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Vụ Tổ chức cán bộ.

Thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác bồi thường nhà nước năm 2019: Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: hoàn thiện thể chế, tổ chức tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường; phối hợp với các cơ quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường...Việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác năm 2019 là cơ sở thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ về công tác bồi thường và phối hợp quản lý nhà nước về công tác bồi thường ở Trung ương, đồng thời đây cũng là căn cứ để để các địa phương triển khai hiệu quả công tác bồi thường nhà nước.

Trong phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước: Trên cơ sở chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Tôi đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục Bồi thường nhà nước phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện việc kiểm tra liên ngành công tác bồi thường nhà nước tại một số địa phương. Thông qua hoạt động kiểm tra liên ngành đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017, hướng dẫn cho các địa phương trong giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài để giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện kiểm tra liên ngành, trong năm 2019 Tôi cũng đã chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành với các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ nhằm thống nhất quan điểm để hướng dẫn nghiệp vụ đối với một số vụ việc phức tạp. Đồng thời bàn các giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả công tác bồi thường nhà nước, nhất là nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

Có thể khẳng định rằng, công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2019 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần thực hiện công tác bồi thường nhà nước đạt hiệu quả cao.

 

 

Sáng kiến 3: “Giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid năm 2020”

Nội dung: Chỉ đạo công chức, viên chức, người lao động của Cục thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid, chủ động làm việc qua điện thoại, hòm thư công vụ, địa chỉ mail... đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác; Kịp thời nắm bắt, xác định mức độ nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng, bám sát tình hình diễn biến của dịch bệnh để quyết liệt chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục rà soát toàn bộ các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác, đề ra phương án triển khai phù hợp với từng nhiệm vụ để khi hết giãn cách xã hội thì triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ.

Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong điều kiện phải giãn cách xã hội như: xây dựng sách hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên phương tiện thông tin truyền thông, tăng cường công tác thông tin về bồi thường nhà nước trên Trang thông tin về bồi thường nhà nước; lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong các hoạt động giải đáp vướng mắc pháp luật, hỗ trợ, tập huấn, hội thảo, hội nghị liên ngành, các hoạt động kiểm tra; ban hành văn bản phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có chức năng trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật...

Đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tập huấn nghiệp vụ, phối hợp liên ngành, hướng dẫn, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường và trong công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và rà soát vụ việc tồn đọng, kéo dài để đề ra phương án giải quyết dứt điểm...

Chủ động tăng cường trao đổi, phối hợp với các Sở Tư pháp địa phương nhằm nắm bắt các thông tin về quản lý nhà nước, giải quyết bồi thường nhà nước tại địa phương nhằm kịp thời tháo dỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

Hiệu quả, phạm vi áp dụng: Tính đến tháng 6/2020 Cục đã hoàn thành trên 50% nhiệm vụ được giao (quyết toán kinh phí không tự chủ đạt được trên 50% kinh phí cả năm được giao) và tính đến nay, Cục Bồi thường nhà nước cơ bản đã hoàn thành 100% các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác năm 2020 với những kết quả tích cực như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện với đa dạng các hình thức, vừa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ, mục tiêu đề ra, vừa bảo đảm yêu cầu giãn cách xã hội như: Xây dựng và cấp phát miễn phí 700 cuốn sách “Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước” đến các đối tượng là công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phối hợp với Đài truyền hình Hà Nội phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN trong Chuyên mục “Hà Nội những góc nhìn” thực hiện chương trình tọa đàm có chủ đề “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại”, đồng thời tăng cường công tác truyền thông trên Trang thông tin về bồi thường nhà nước thuộc cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp để phục vụ nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu và trao đổi những vấn đề liên quan đến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước..

Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước được tổ chức theo hướng chuyên sâu cho các đối tượng là những công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Kết quả, Cục đã tổ chức 04 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh, thành phố kết hợp tổ chức triển khai Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh nêu trên.

Hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án được thực hiện tại 09 địa phương. Trong quá trình thực hiện công tác này, Cục thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TANDTC, VKSNDTC và các Bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát lập danh sách các vụ việc phức tạp kéo dài trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án làm cơ sở cho việc đôn đốc, hướng dẫn giải quyết bồi thường kịp thời, đúng pháp luật và đã có hiệu quả trong giải quyết bồi thường thiệt hại.

Công tác kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được tập trung triển khai hiệu quả, hướng đến các địa phương có phát sinh vụ việc phức tạp nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập của các bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của tình hình dịch bệnh và mưa lũ với kết quả: tổ chức thành công 08 đoàn kiểm tra tại 08 tỉnh, trong đó có 03 đoàn liên ngành tại các tỉnh Cà Mau, An Giang và Bình Thuận, 03 đoàn kiểm tra định kỳ tại các tỉnh Hưng Yên, Sơn La và Bình Dương và 02 đoàn kiểm tra đột xuất tại các tỉnh Gia Lai và Bình Định.

Công tác hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật và hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường khi có yêu cầu, đề nghị để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật đã được mở rộng và phối hợp hiệu quả với các tổ chức có chức năng trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ pháp luật. Đến nay, Cục đã nhận được một số đề nghị hỗ trợ việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Công tác phối hợp liên ngành trong năm 2020 đã được nhiều kết quả như: Tổ chức thành công 03 Hội nghị liên ngành phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước với sự tham gia của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và một số Sở, ban, ngành; rà soát các vụ việc giải quyết bồi thường kéo dài, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm để trao đổi và thống nhất giải pháp phối hợp giải quyết dứt điểm; phối hợp giải quyết kiến nghị của công dân liên quan đến yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; tham gia các cuộc họp do TANDTC tổ chức để bàn biện pháp giải quyết vụ việc bồi thường phức tạp của ngành Tòa án. Bên cạnh đó, Cục đã chủ động tổ chức 05 cuộc họp liên ngành với các cơ quan có liên quan trao đổi về quy định nội dung xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại; tổ chức 06 cuộc họp liên ngành về trao đổi thông tin một số vụ việc bồi thường nhà nước trong quản lý hành chính. Ngoài ra, Cục đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện danh sách công chức đầu mối thực hiện công tác bồi thường nhà nước của 63 tỉnh, thành phố, tạo thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như tổ chức tập huấn nghiệp vụ tại địa phương.

Năm 2020, với ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh và mưa lũ miền Trung, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch đã đề ra, tôi đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục rà soát, hoàn tất các nhiệm vụ còn chưa hoàn thiện, hạn chế các hoạt động có tính chất tiếp xúc đông người, đồng thời chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án thực hiện các nhiệm vụ còn lại với phương thức triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm đảm bảo yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Trong điều kiện tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và ổn định, tôi cùng tập thể Cục tổ chức thành công Đại hội Đảng, Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015- 2020 sớm hơn so với Kế hoạch của Bộ với kết quả: 02 cá nhân được công nhận điển hình tiên tiến cấp cơ sở; 01 tập thể và 01 cá nhân được công nhận điển hình tiên tiến ngành Tư pháp giai đoạn 2015-2020; tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức của Cục như: rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng, lãnh đạo cấp Vụ giai đoạn 2019-2021 và giai đoạn 2021-2026; rà soát tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính; thực hiện các quy trình, thủ tục bổ nhiệm, tuyển dụng công chức, viên chức, người lao động theo quy định; rà soát đối với đối tượng tinh giản biên chế; phân công nhiệm vụ trong tập thể lãnh đạo Cục, bố trí, sắp xếp công chức, viên chức phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu nhiệm vụ; kịp thời cập nhật, bổ sung hồ sơ công chức, viên chức thuộc Cục.

Trong điều kiện cả nước nói chung và Bộ, ngành Tư pháp nói riêng vừa thực hiện phòng chống dịch và thực hiện nhiệm vụ chính trị, bằng giải pháp của mình, Tôi đã cùng với tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động Cục Bồi thường nhà nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

6.

Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý

- Sáng kiến: Tham mưu “Đưa chính sách trợ giúp pháp lý vào Quyết định số

1190/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030” góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

Nội dung: Nội dung trợ giúp pháp lý được đưa vào Dự thảo Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là đưa được nội dung trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ngay tại Cơ sở noi họ làm ăn, sinh sống tạo thuận lợi cho họ tiếp cận nhanh hơn với dịch vụ trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

- Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý, tại Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài chính;

- Truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài chính thông qua các hoạt động thích hợp

Hiện nay, người khuyết tật có khó khăn về pháp luật khi có vướng mắc pháp luật hoặc có nhu cầu được giúp đỡ pháp luật thì họ tự mình hoặc thông qua người thân thích đến Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh của Trung tâm yêu cầu trợ giúp pháp lý và cũng nhiều người khuyết tật còn chưa biết và tiếp cận được dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Hiệu quả khả thi: Việc áp dụng quy định nội dung trợ giúp pháp lý nêu trên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phối hợp trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn tài chính của các cơ quan, ban, ngành hữu quan, chính quyền địa phương và xã hội. Đặc biệt, việc quy định: “Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý, tại Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương” đã xác định trọng tâm, trọng điểm cần đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, giúp cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong toàn quốc chủ động tiếp cận nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính ngay tại cơ sở, nơi họ sinh sống. Đồng thời, giúp cho người khuyết tật dễ dàng biết và tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý, không phải đi lại xa xôi, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí khi họ có vướng mắc pháp luật cần được giúp đỡ.

Mặt khác, việc áp dụng quy định nêu trên cũng tạo ra mối liên kết giữa trợ giúp pháp lý với các hoạt động hỗ trợ thuộc các lĩnh vực khác giúp người khuyết tật thuận lợi trong việc tiếp cận đồng bộ các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

về vai trò của Bộ Tư pháp trong Chương trình: Giao trách nhiệm cho Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Có thể nói, việc đưa nội dung trợ giúp pháp lý nêu trên vào Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 đã thể hiện được vai trò quan trọng của ngành Tư pháp trong việc chăm lo, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung của Đảng, Nhà nước.

Phạm vi áp dụng: Nội dung trợ giúp pháp lý nêu trên được áp dụng trong giai đoạn 2021 - 2030 tại 63 địa phương trong phạm vi toàn quốc. Trách nhiệm thực hiện là Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Kết quả: Sáng kiến đã được chấp nhận, ngày 05 tháng 8 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1190/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030”. Trong đó đã nêu đầy đủ các nội dung của sáng kiến.

 

Tổng số: 08 sáng kiến./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi