Thông báo lưu trú: Trình tự, thủ tục thế nào?

Thông báo lưu trú là việc thông báo cho cơ quan công an khi có người đến lưu trú ở nhà, cơ sở lưu trú du lịch… Vậy thủ tục thông báo lưu trú thực hiện như thế nào?

1. Trường hợp nào phải thông báo lưu trú?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú số 68/2020/QH14, các trường hợp phải thông báo cư trú là khi có người đến lưu trú.

Trong đó, lưu trú được giải thích tại khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 như sau:

6. Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

Như vậy, khi có người đến ở lại một địa điểm mà không phải nơi thường trú hay nơi tạm trú của mình trong thời gian ít hơn 30 ngày thì phải thực hiện thủ tục thông báo lưu trú.

Ví dụ: Khi có khách đến chơi và ở lại; khách đến nghỉ tại khách sạn, nhà nghỉ; bệnh nhân đến điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh…

Lưu ý: Khi ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chủ hộ hoặc thành viên hộ gia đình chỉ cần thông báo 01 lần.

2. Thủ tục thông báo lưu trú đơn giản, nhanh chóng

Để đảm bảo đúng quy định khi có người đến lưu trú, thủ tục thông báo lưu trú cần đảm bảo các quy định sau đây:

2.1 Các hình thức thông báo lưu trú

Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2020, người dân có thể thông báo lưu trú bằng một trong các hình thức: Trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác.

Để quy định chi tiết vấn đề này, tại Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA có quy định các hình thức thông báo lưu trú gồm:

  • Thực hiện trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú.
  • Thực hiện thông qua số điện thoại hoặc địa chỉ Email do cơ quan đăng ký cư trú thông báo/niêm yết.
  • Thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công như Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác.
  • Thực hiện thông qua App trên điện thoại.

2.2 Ai là người phải thông báo lưu trú?

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020, người phải thực hiện thủ tục thông báo lưu trú gồm:

  • Thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có người đến lưu trú.
  • Người đến lưu trú khi cá nhân, hộ gia đình là chủ sở hữu chỗ ở không có mặt tại chỗ ở đó.

2.3 Hồ sơ cần chuẩn bị khi thông báo lưu trú

Để thông báo lưu trú thì công dân không cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì. Tuy nhiên, cần phải yêu cầu người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ nhân thân có thông tin về số định danh cá nhân nếu đến lưu trú tại hộ gia đình, cơ sở lưu trú ở khu công nghiệp, cơ sở lưu trú du lịch.

- Danh sách người đến điều trị nội trú nếu có người bệnh nhập viện điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

2.4 Trình tự, thủ tục thông báo lưu trú

Để thông báo lưu trú, tùy vào từng hình thức mà có trình tự, thủ tục khác nhau. Cụ thể như sau:

Thông báo trực tiếp:

Đến trực tiếp cơ quan công an cấp xã để thực hiện thông báo lưu trú.

Thông báo thông qua số điện thoại:

Với hình thức này, người có trách nhiệm thông báo thông qua số điện thoại của công an cấp xã niêm yết hoặc thông báo tịa trụ sở.

Thông báo qua ứng dụng VNeID:

Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID

Bước 2: Chọn thủ tục hành chính trên màn hình ứng dụng

Sau đó chọn “Thông báo lưu trú”

thủ tục thông báo lưu trú

Bước 3: Sau khi hiện ra màn hình, người thông báo kê khai đầy đủ các trường thông tin gồm:

  • Thông tin người thông báo
  • Cơ quan công an thực hiện
  • Loại hình cơ sở lưu trú là một trong các loại hình: Cơ sở lưu trú du lịch, ký tục xá, cơ sở khám chữa bệnh, hộ gia đình…
  • Thông tin cơ sở lưu trú

Bước 4: Sau khi bấm xác nhận các thông tin ở trên thì chọn “thêm người lưu trú” và tích chọn “người thông báo là người lưu trú” nếu thuộc trường hợp đó và điền đầy đủ các thông tin của người thông báo, lý do lưu trú, thời gian lưu trú…

thủ tục thông báo lưu trú

Bước 5: Bấm lưu và gửi yêu cầu.

Thông báo qua Cổng dịch vụ công:

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an và đăng nhập tài khoản.

Bước 2: Gõ tìm “thông báo lưu trú” trên thanh công cụ để chọn thủ tục. Sau đó, chọn “nộp trực tuyến” để thực hiện kê khai.

thủ tục thông báo lưu trúBước 3: Thực hiện kê khai các nội dung:
  • Thông tin người thông báo sẽ được chọn mặc định là người có tài khoản đăng nhập
  • Cơ quan thực hiện
  • Thông tin cơ sở lưu trú gồm ký túc xá sinh viên, cơ sở chữa bệnh…
  • Thông tin về người lưu trú.
  • Hình thức nhận thông báo tình trạng hồ sơ.

Sau đó bấm chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” và bấm “Ghi và gửi hồ sơ” để hoàn tất quá trình thông báo lưu trú.

thủ tục thông báo lưu trú

3. Không thông báo lưu trú, bị phạt thế nào?

Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.

Trên đây là thông tin về thủ tục thông báo lưu trú chỉ bằng vài click chuột.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.