Khi nào gọi đường, khi nào gọi phố ở Hà Nội?

Với vị thế là thủ đô của Việt Nam, TP. Hà Nội có rất nhiều tên đường, phố khác nhau. Vậy khi nào gọi đường tại Hà Nội và khi nào gọi phố tại Hà Nội? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Khi nào gọi đường, khi nào gọi phố ở Hà Nội?

Đường là tên gọi được đặt khi chỉ lối đi lại có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn thành phố, vành đai và liên tỉnh.

Phố là lối đi lại trong quy hoạch và hai bên phố thường có nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu kế tiếp nhau.

Như vậy, dựa vào quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quy chế đặt tên đường, phố, công trình công cộng tại Nghị định 91/2005/NĐ-CP, đường, phố có cấp bậc khác nhau về quy mô, vị trí và tính chất của từng trường hợp.

Đồng thời, theo Quyết định 207/2006/QĐ-UBND của TP. Hà Nội, định nghĩa đường, phố được nêu như sau:

2. Đường là lối đi lại được xác định trong quy hoạch có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến đường vành đai, đường liên tỉnh, liên quận, huyện, thị xã, hoặc lối đi liên thôn, liên xã có dân cư sinh sống ổn định”

3. Phố là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở cơ quan.

Ví dụ: Đường Cầu Giấy, phố Hàng Mã…

Khi nào gọi đường tại Hà Nội và khi nào gọi phố tại Hà Nội?
Khi nào gọi đường tại Hà Nội và khi nào gọi phố tại Hà Nội? (Ảnh minh họa)

2. Đặt tên đường, phố tại Hà Nội theo nguyên tắc nào?

Ban hành tại Quy chế kèm Quyết định 207/2006/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 10/2015/QĐ-UBND của TP. Hà Nội, nguyên tắc đặt tên đường, tên phố tại TP. Hà Nội tùy vào vị trí, cấp độ, quy mô, đặc điểm cụ thể của đường, phố mà đặt tên như sau:

- Tên địa danh phải là địa danh nổi tiếng có ý nghĩa, giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của đất nước/của Hà Nội, đã quen thuộc từ xa xưa, ăn sâu vào tiền thức của nhân dân, tên địa phương kết nghĩa/có mối quan hệ đặc biệt.

Với tuyến đường, phố ở nội bộ khu đô thị, làng, xã cũ đã chuyển thành phường thì tên sẽ gồm hai bộ phận:

  • Địa danh của khu vực đó và số thứ tự theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Bắc, từ Đông Nam sang Tây Bắc.
  • Số lẻ tính từ đầu tuyến bên trái; số chẵn từ bên phải.

- Tên danh nhân (cả danh nhân nước ngoài): Là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều thành tựu, đóng góp lớn trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, Thành phố được suy tôn và thừa nhận và:

  • Người đã mất trước khi xét đặt tên đường, phố ít nhất 10 năm trừ trường hợp đặc biệt.
  • Chưa xem xét đặt tên với những danh nhân có ý kiến đánh giá khác nhau/chưa rõ ràng về mặt lịch sử
  • Không đặt tên đường, phố bằng tên gọi khác nhau của 01 danh nhân trên cùng một địa bàn thành phố.
  • Các quận, huyện… trên thị xã có tên trùng nhau do lịch sử để lại thì giữ nguyên tên đó và viết kèm thêm quận, huyện, thị xã.

- Tên di tích, danh lam thắng cảnh: Phải có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, quen thuộc và đã được xếp hạng.

- Tên gọi khác: Phải có ý nghĩa tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa của TP. Hà Nội và của cả nước.

Ngoài ra, khi đặt tên đường, phố thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Xem xét đặt tên đường, phố được xây dựng theo quy hoạch đô thị, có đủ điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật/sử dụng ổn định.

- Những tên đường, phố đã có tên quen thuộc gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc và Hà Nội đã ăn sâu trong tiềm thức, tình cảm qua nhiều thế hệ của nhân dân thì không đổi tên.

Khi đó, sẽ đổi tên nhưng xem xét thận trọng với các trường hợp đã đặt tên đường, phố mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục dân tộc, không phải nhân vật tiêu biểu của đất nước/TP. Hà Nội, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.

3. Đặt tên mới cho 22 tuyến đường, phố tại TP. Hà Nội từ 31/7/2024

Nội dung này được nêu tại Quyết định 3967/QĐ-UBND. Cụ thể, 22 tuyến đường, phố mới của TP. Hà Nội gồm:

STT

Tên đường, phố

Quận Hà Đông

1

Đường Phượng Bãi dài 880m

2

Đường Đồng Dâu dài 1.260m

3

Đường Hoàng Trình Thanh dài 1.090m

4

Phố Nguyễn Văn Luyện dài 2.000m

Quận Long Biên

5

Đường Cự Khối dài 1.250m

6

Phố Hoa Động dài 8.30m

7

Đường Nguyễn Gia Bồng dài 1.780m

8

Đường Đồng Thanh dài 620m

9

Phố Quán Tình dài 500m

10

Phố Vo Trung dài 500m

Huyện Hoài Đức

11

Đường Lý Đàm Nghiên dài 1.260m

12

Đường Triệu Túc dài 2.000m

Huyện Mỹ Đức

13

Đường Phù Lưu Tế dài 2.430m

14

Đường Mỹ Hà dài 3.000m

15

Đường Sạt Nỏ dài 4.690 m

16

Đường Hà Xá dài 430m

17

Đường Trung Nghĩa dài 3.000m

18

Đường Trinh Tiết dài 540m

19

Đường Thượng Tiết dài 2.170m

Huyện Thanh Trì

20

Đường Quang Liệt dài 1.140m

21

Đường Phương Dung dài 2.750m

Huyện Sóc Sơn

22

Đường Trần Thị Bắc dài 620m

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp: Khi nào gọi đường tại Hà Nội và khi nào gọi phố tại Hà Nội?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Đây là đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải tại dự thảo Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Cùng theo dõi bài viết để có thêm thông tin chi tiết.