Có được sửa thông tin trên giấy khai sinh của người đã mất không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Bố tôi mất năm 2021. Hiện nay gia đình tôi muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế. Trên giấy khai sinh, tên ông là Phạm Văn Đô. Tuy nhiên trên giấy tờ đất và các giấy tờ khác lại là Trần Văn Độ. Hiện tại tôi đi làm thủ tục thì bị từ chối do tên trong giấy khai sinh không trùng khớp với giấy tờ đất và các giấy tờ khác. Xin hỏi khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế có bắt buộc phải có giấy khai sinh không? Nếu bắt buộc phải có thì có được sửa đổi thông tin trên giấy khai sinh của người đã mất không? (nếu sửa khó thì báo mất và xin cấp lại được không?) Xin cảm ơn!

Trả lời:

1. Có thể làm lại giấy khai sinh cho người đã chết hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như sau:

“1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ chấp nhận yêu cầu cấp lại giấy khai sinh đối với trường hợp người yêu cầu đăng ký lại còn sống ở thời điểm tiếp nhận hồ sơ, mà không cấp lại giấy khai sinh cho người đã chết.

Người đã mất sẽ không được cấp lại giấy khai sinh, tuy nhiên hồ sơ lưu giữ hộ tịch vẫn còn lưu giữ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý. Do vậy, người đại diện theo pháp luật của người đã mất được quyền yêu cầu cơ quan quản lý hộ tích cấp bản sao trích lục giấy khai sinh của người đã chết.

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc bao gồm:

- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của trích lục giấy khai sinh như sau:

“Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác….”

Theo đó, trích lục giấy khai sinh có thể được sử dụng thay thế cho giấy khai sinh đã mất.

sua-thong-tin-tren-giay-khai-sinh-cua-nguoi-da-mat

2. Thứ hai, khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế có bắt buộc phải có giấy khai sinh không?

Căn cứ Điều 57 Luật Công chứng hiện hành quy định về thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì

“Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc”.

Giấy khai sinh là một trong các giấy tờ để chứng minh quan hệ với người để lại di sản. Trường hợp không có giấy khai sinh thì có thể cung cấp các tài liệu khác để chứng minh quan hệ như sổ hộ khẩu hoặc các văn bản về hộ tịch khác.

Như vậy, Giấy khai sinh không phải là tài liệu bắt buộc duy nhất, mà có thể dùng giấy tờ khác thay thế khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế.

Xem thêmThủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Có được sửa thông tin trên giấy khai sinh của người đã mất không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Hoàng Trọng Giáp

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Trọng Giáp

Công ty Luật TNHH Hoàng Sa

http://luathoangsa.vn- 0914522626

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi