Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2022/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/01/2022 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Ngày 10/01/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau: Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải; Tiết kiệm diện tích sử dụng đất; Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý;…
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo một trong các trường hợp sau: Thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt; Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt; Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt.
Ngoài ra, bao bì đựng chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau: Bao bì chất thải nguy hại bảo đảm lưu giữ an toàn chất thải nguy hại, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ; Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rỏ rỉ hoặc bay hơi; Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.
Thông tư có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Thông tư 02/2022/TT-BTNMT tại đây
tải Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _________ Số: 02/2022/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022 |
THÔNG TƯ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
_________
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP), bao gồm:
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN
Hồ sơ trình ban hành quy chế, kế hoạch bao gồm: tờ trình, dự thảo quyết định ban hành quy chế, kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm công khai danh sách hội đồng thẩm định trên cổng thông tin điện tử của mình cùng với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, trừ các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước.
Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Văn bản lấy ý kiến, trả lời ý kiến theo quy định tại Mẫu 04b và 04c Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;
Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định hoặc một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHẤT Ô NHIỄM
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Gxlctr = ZTB + (Ztb * P)
Trong đó:
- Gxlctr: là giá dịch vụ xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Đơn vị: đồng;
- ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;
- P là tỷ lệ lợi nhuận (%) của dự án hoặc lấy bằng bình quân lãi suất trung hạn của 03 ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
ZTB = |
CT – Zth |
Q |
- ZTB: là giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;
- CT: là tổng chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Đơn vị: đồng), bao gồm: các chi phí vật tư trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí máy, thiết bị trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí nêu trên được quy định cụ thể tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
- Zth: là doanh thu từ việc bán sản phẩm thu hồi sau quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị: đồng;
- Q: là tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển đến cơ sở xử lý để xử lý. Đơn vị: tấn.
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.doc.
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/techmatters/for ms-notif-mov/vCOP8.doc.
Các trường hợp sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, gồm:
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TẠI CHỖ, QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐẶC THÙ
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm các nội dung sau: hồ sơ pháp lý của tổ chức đăng ký; số lượng, năng lực giám định viên; máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu; các quy trình nội bộ được ban hành phục vụ quá trình giám định phế liệu nhập khẩu; sự tuân thủ quy định pháp luật, các quy trình nội bộ của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu và các quy định tại Điều 18a, 18b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành;
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT Ô NHIỄM KHÓ PHÂN HỦY VÀ NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, THIẾT BỊ CÓ CHỨA CHẤT Ô NHIỄM KHÓ PHÂN HỦY
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận trên cơ sở căn cứ kết quả đánh giá, xem xét hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức.
HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266999;
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266888;
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
Quyết định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
“1. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông, hồ phải được đánh giá đối với từng thông số sau: COD, BOD5, Amoni, tổng Ni-tơ, tổng Phốt-pho và các thông số quy định tại khoản 2 Điều này.”
“Điều 9. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
1. Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông:
Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông phụ thuộc vào chất ô nhiễm cần quan tâm, lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm đi qua đoạn sông, mục đích sử dụng nguồn nước. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được dựa trên công thức tổng quát liên hệ giữa các nguồn thải điểm, nguồn thải diện, nguồn thải tự nhiên, lưu lượng chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông và tải trọng chất ô nhiễm tại 2 mặt cắt của đoạn sông tại ngày bất kỳ trong năm như sau:
Dp + Ldiff + LB - NP = Ly - Ly0
Trong đó:
a) Dp: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn điểm xả vào đoạn sông (kg/ngày);
b) Ldiff: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn diện xả vào đoạn sông (kg/ngày);
c) LB: tải lượng nền tự nhiên của chất ô nhiễm đi vào đoạn sông (kg/ngày);
d) NP: tải lượng của chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông (kg/ngày);
đ) Ly, Ly0: tải lượng chất ô nhiễm tại các mặt cắt tương ứng ở hạ lưu và thượng lưu của đoạn sông (kg/ngày).
2. Xây dựng các kịch bản tính toán:
a) Kịch bản cơ sở: lưu lượng của sông theo dòng chảy tối thiểu (được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này), tải lượng chất ô nhiễm tại mặt cắt ở thượng lưu đoạn sông là tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, tải lượng chất ô nhiễm tại mặt cắt ở hạ lưu đoạn sông là tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Các kịch bản ứng với toàn bộ dải lưu lượng của đoạn sông;
c) Các kịch bản theo yêu cầu chất lượng nước trong tương lai.
Trong trường hợp chất lượng nước sông và các điều kiện khác tương ứng với kịch bản cơ sở, khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được tính toán như sau theo các phương pháp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 dưới đây.
3. Phương pháp đánh giá trực tiếp:
Công thức đánh giá: Ltn = (Ltd – Lnn) x Fs
Trong đó:
a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
b) Ltđ: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
c) Lnn: tải lượng của từng thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
d) Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định.
4. Phương pháp đánh giá gián tiếp:
Công thức đánh giá: Ltn = (Ltđ - Lnn - Ltt) x Fs + NPtđ
Trong đó:
a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
b) Ltđ, Fs: được xác định theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này;
c) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
d) Ltt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải và được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
đ) NPtd: tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày. Giá trị NPtd phụ thuộc vào từng chất ô nhiễm và có thể chọn giá trị bằng 0 đối với chất ô nhiễm có phản ứng làm giảm chất ô nhiễm này.
5. Đánh giá bằng phương pháp mô hình:
Căn cứ đặc điểm về dòng chảy của đoạn sông, dòng sông hoặc của cả hệ thống sông, thông tin số liệu về dòng chảy, chất lượng nước và các nguồn thải thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định lựa chọn mô hình phù hợp để đánh giá. Mô hình để đánh giá phải được hiệu chỉnh, kiểm định trước khi thực hiện việc đánh giá.
6. Kết quả đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Thông tư này.”
“Điều 12. Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
1. Nguồn thải vào đoạn sông gồm 03 nguồn chính: nguồn thải điểm, nguồn thải diện và nguồn thải tự nhiên. Tải lượng các thông số ô nhiễm từ 03 nguồn này được ký hiệu tương ứng là Lt, Ld và Ln.
Công thức xác định tổng tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải: Ln = Lt + Ld + Ln.
2. Công thức xác định tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải điểm:
Lt = Ct x Qt x 86,4
Trong đó:
a) Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/L;
b) Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này, đơn vị tính là m3/s;
c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.
3. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước thải với tần suất lấy mẫu 03 ngày/mẫu. Trường hợp nguồn nước thải đã được quan trắc theo quy định của pháp luật thì xem xét sử dụng số liệu quan trắc này để đánh giá.
4. Lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc lưu lượng của nguồn nước thải theo quy định của pháp luật hoặc lưu lượng lớn nhất được ghi trong giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc giấy phép môi trường, hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Trường hợp có nhiều nguồn nước thải xả vào đoạn sông thì việc xác định tải lượng thông số ô nhiễm được thực hiện đối với từng nguồn nước thải.
6. Các giá trị Ld và Ln được xác định trên cơ sở xem xét gộp dựa vào phương trình cân bằng vật chất tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này và tương ứng với lưu lượng nước sông ứng với kịch bản cơ sở như quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
7. Trường hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà đã xác định được nguồn nước thải, lưu lượng, thông số ô nhiễm dự kiến xả vào đoạn sông đánh giá thì xem xét, xác định thêm tải lượng của từng thông số ô nhiễm. Giá trị của từng thông số ô nhiễm để đánh giá được xác định trên cơ sở giá trị giới hạn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về nước thải.”
“2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia, lấy ý kiến các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.”
“2. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ được thực hiện theo thời kỳ của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hoặc do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá lại khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có sự điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến mục đích sử dụng nước, hoạt động xả nước thải vào nguồn nước;
b) Có dự án, công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước mới mà làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, chất lượng nước sông, hồ;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
___________________
PHỤ LỤC I. CÁC MẪU BIỂU VỀ BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN |
Mẫu số 01 |
Tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất và tính điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất |
Mẫu số 02 |
Nội dung báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất |
Mẫu số 03 |
Nội dung báo cáo điều tra, đánh giá chi tiết khu vực môi trường đất ô nhiễm |
Mẫu số 04 |
Danh mục khu vực bị ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đối tượng gây ô nhiễm |
Mẫu số 05 |
Cấu trúc và nội dung phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất |
Mẫu số 06 |
Văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường |
Mẫu số 07 |
Báo cáo xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường |
Mẫu số 08 |
Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên |
Mẫu số 09 |
Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên |
Mẫu số 10 |
Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên |
PHỤ LỤC II. CÁC MẪU BIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG |
|||
Mẫu số 01 |
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch 01a. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược 01b. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch |
||
Mẫu số 02 |
Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 03 |
Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 04 |
4. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường 4a. Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp 4b. Văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lấy ý kiến cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi 4c. Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 05 |
Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án |
||
Mẫu số 06 |
Bản nhận xét báo cáo đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 07 |
Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 08 |
Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 09 |
Thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 10 |
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án |
||
Mẫu số 11 |
Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản |
||
Mẫu số 12 |
Văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản |
||
Mẫu số 13 |
Quyết định thành lập hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản |
||
Mẫu số 14 |
Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản |
||
Mẫu số 15 |
Biên bản nhận xét phương án cải tạo, phục hồi môi trường |
||
Mẫu số 16 |
Phiếu thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường |
||
Mẫu số 17 |
Thông báo kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản |
||
Mẫu số 18 |
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án, cơ sở |
||
Mẫu số 19 |
Giấy xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường |
||
Mẫu số 20 |
Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản |
||
Mẫu số 21 |
Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản |
||
Mẫu số 22 |
Quyết định thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 23 |
Quyết định thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 24 |
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở |
||
Mẫu số 25 |
Quyết định thành lập tổ kiểm tra trong trường hợp cấp/cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện |
||
Mẫu số 26 |
Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát thực tế trong trường hợp cấp giấy phép môi trường trường cho dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 27 |
Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường |
||
Mẫu số 28 |
Biên bản họp hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 29 |
Biên bản kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở |
||
Mẫu số 30 |
Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định/tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 31 |
Phiếu thẩm định của thành viên hội đồng thẩm định/tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 32 |
Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi của dự án đầu tư, cơ sở |
||
Mẫu số 33 |
Văn bản thông báo hoàn thiện hoặc trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 34 |
Báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 35 |
Văn bản thông báo của cơ quan cấp giấy phép môi trường về việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất |
||
Mẫu số 36 |
Văn bản tham vấn ý kiến của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trong quá trình cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở |
||
Mẫu số 37 |
Văn bản tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường |
||
Mẫu số 38 |
Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi |
||
Mẫu số 39 |
Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường |
||
Mẫu số 40 |
Giấy phép môi trường |
||
Mẫu số 41 |
Giấy phép môi trường điều chỉnh |
||
Mẫu số 42 |
Quyết định thu hồi giấy phép môi trường |
||
Mẫu số 43 |
Văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư |
||
Mẫu số 44 |
Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật bảo vệ môi trường |
||
Mẫu số 45 |
Biên bản kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức |
||
Mẫu số 46 |
Biên bản kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại |
||
Mẫu số 47 |
Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở |
||
PHỤ LỤC III: MẪU BIỂU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC |
|||
Mẫu số 01 |
Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường |
||
Mẫu số 02 |
Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt |
||
Mẫu số 03 |
Biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường |
||
Mẫu số 04 |
Chứng từ chất thải nguy hại |
||
Mẫu số 05 |
Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại |
||
Mẫu số 06 |
Văn bản chấp thuận vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại |
||
Mẫu số 07 |
Quyết định thành lập đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất |
||
Mẫu số 08 |
Bản nhận xét, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất |
||
Mẫu số 09 |
Biên bản đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất |
||
Mẫu số 10 |
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) |
||
Mẫu số 11 |
Biên bản kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) |
||
Mẫu số 12 |
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
||
Mẫu số 13 |
Biên bản kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
||
Mẫu số 14 |
Văn bản thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
||
Mẫu số 15 |
Thông báo nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm |
||
PHỤ LỤC IV. MẪU BIỂU VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG |
|||
Mẫu số 01 |
Quyết định thành lập hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
||
Mẫu số 02 |
Phiếu đánh giá, kiểm tra của thành viên hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
||
Mẫu số 03 |
Biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
||
Mẫu số 04 |
Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
||
Mẫu số 05 |
Phiếu đánh giá, thẩm định tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
||
Mẫu số 06 |
Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
||
Mẫu số 07 |
Báo cáo việc đáp ứng các quy định về năng lực, thiết bị quan trắc, bảo đảm chất lượng số liệu quan trắc |
||
Mẫu số 08 |
Vị trí, thời gian, tần suất, thông số quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí ngoài khơi |
||
Mẫu số 09 |
Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở |
||
Mẫu số 10 |
Văn bản thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường |
||
PHỤ LỤC V. MẪU BIỂU VỀ THÔNG TIN, DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG |
|||
Mẫu số 01 |
Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh |
||
Mẫu số 02 |
Danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp |
||
Mẫu số 03 |
Dữ liệu chủ và dữ liệu chia sẻ mặc định khác của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp |
||
PHỤ LỤC VI. MẪU BIỂU VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
|||
Mẫu số 01 |
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện |
||
Mẫu số 02 |
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
||
Mẫu số 03 |
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
||
Mẫu số 04 |
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ |
||
Mẫu số 05 |
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Mẫu số 05.A: áp dụng đối với cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường Mẫu số 05.B: áp dụng đối với cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường |
||
Mẫu số 06 |
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp |
||
Mẫu số 07 |
Cấu trúc, nội dung báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương |
||
Mẫu số 08 |
Cấu trúc, nội dung báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương |
PHỤ LỤC VII. MẪU BIỂU VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN |
Mẫu số 01 |
Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp |
Mẫu số 02 |
Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác |
Mẫu số 03 |
Kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác |
Mẫu số 04 |
Bản kê nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác |
Mẫu số 05 |
Tổng hợp kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác |
Mẫu số 06 |
Kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác |
Mẫu số 07 |
Dự toán chi quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác |
Mẫu số 08 |
Thông báo tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác |
PHỤ LỤC VIII. MẪU BIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ NHÂN SINH THÁI VIỆT NAM |
|
Mẫu số 01 |
Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam |
Mẫu số 02 |
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam |
Mẫu số 03 |
Quyết định thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam |
Mẫu số 04 |
Bản nhận xét của ủy viên hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam |
Mẫu số 05 |
Biên bản họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam |
PHỤ LỤC IX. MẪU BIỂU THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM TÁI CHẾ SẢN PHẨM, BAO BÌ VÀ XỬ LÝ SẢN PHẨM, BAO BÌ CỦA NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU |
|
Mẫu số 01 |
Đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm, bao bì |
Mẫu số 02 |
Báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì |
Mẫu số 03 |
Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế |
Mẫu số 04 |
Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải |
Mẫu số 05 |
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế |
Mẫu số 06 |
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải |
Mẫu số 07 |
Kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường năm N-1 |
Mẫu số 08 |
Kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1 |
Mẫu số 09 |
Kê khai quy cách sản phẩm, bao bì phải tái chế năm N-1 |
Mẫu số 10 |
Kê khai tổng hợp khối lượng sản phẩm, bao bì năm N-1 |
PHỤ LỤC X. MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
PHỤ LỤC I
MẪU BIỂU VỀ BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất và tính điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất
a) Cách xác định mức độ ô nhiễm dựa vào tổng điểm đánh giá của 3 tiêu chí: nguồn ô nhiễm tồn lưu (có điểm đánh giá là N), khả năng lan truyền của nguồn ô nhiễm (có điểm đánh giá là L) và đối tượng bị tác động (có điểm đánh giá là T).
b) Tổng điểm đánh giá của khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là K) không quá 100 điểm. K được tính bằng công thức sau:
K = N + L + T
c) Trong quá trình xác định mức độ ô nhiễm, nếu các tiêu chí có từ 03 (ba) chỉ tiêu thành phần trở lên “không có thông tin” thì sẽ được coi là “không đánh giá được”. Trong trường hợp này, cần điều tra, đánh giá, thu thập thêm các chỉ tiêu thành phần “không có thông tin” để tiến hành phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm.
2. Cách xác định điểm đánh giá của tiêu chí về nguồn ô nhiễm
a) Tiêu chí về nguồn ô nhiễm bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về mức độ vượt quy chuẩn của chất ô nhiễm có mặt tại khu vực môi trường bị ô nhiễm có điểm đánh giá là N1;
- Chỉ tiêu về số thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn của các chất gây ô nhiễm có mặt trong khu vực có điểm đánh giá là N2;
- Chỉ tiêu về khối lượng hay diện tích khu vực môi trường ô nhiễm có điểm đánh giá là N3.
b) Điểm đánh giá tiêu chí về nguồn ô nhiễm được xác định bằng tổng điểm đánh giá của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:
N = N1 + N2 + N3
3. Cách xác định điểm đánh giá của tiêu chí về khả năng lan truyền
a) Tiêu chí về khả năng lan truyền bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về độ dốc của khu vực bị ô nhiễm có điểm đánh giá là L1;
- Chỉ tiêu về khoảng cách từ khu vực đến nguồn nước có điểm đánh giá là L2;
- Chỉ tiêu về che phủ tại khu vực bị ô nhiễm có điểm đánh giá là L3;
- Chỉ tiêu về cỡ hạt của đất khu vực bị ô nhiễm có điểm đánh giá là L4.
b) Điểm đánh giá tiêu chí về khả năng lan truyền của nguồn ô nhiễm tồn lưu được xác định bằng tổng điểm đánh giá của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:
L = L1 + L2 + L3 + L4
4. Cách xác định điểm đánh giá của tiêu chí về đối tượng bị tác động
a) Tiêu chí về đối tượng bị tác động bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về tác động đến sức khỏe cộng đồng có điểm đánh giá là T1;
- Chỉ tiêu về mật độ dân cư có điểm đánh giá là T2;
- Chỉ tiêu về tác động đến các nguồn sinh sống của cộng đồng địa phương có điểm đánh giá là T3;
- Chỉ tiêu về tác động đến hệ sinh thái tự nhiên có điểm đánh giá là T4.
b) Điểm đánh giá tiêu chí về đối tượng bị tác động được xác định bằng tổng điểm đánh giá của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:
T = T1 + T2 + T3 + T4
BẢNG 1. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CỦA KHU VỰC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Tiêu chí |
Chỉ tiêu thành phần |
Điểm |
I. Tiêu chí về nguồn ô nhiễm (tối đa 50 điểm) |
||
1. Chỉ tiêu về mức độ vượt quy chuẩn của chất gây ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm môi trường (ký hiệu là N1) |
Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ trên 100 lần trở lên |
20 điểm |
Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ trên 20 đến 100 lần |
15 điểm |
|
Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ trên 1 đến 20 lần |
10 điểm |
|
2. Chỉ tiêu về số thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn hiện hành (ký hiệu là N2) |
Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 trở lên |
15 điểm |
Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 đến 4 |
10 điểm |
|
Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật là 1 |
05 điểm |
|
3. Chỉ tiêu về khối lượng hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là N3) |
Khối lượng đất bị ô nhiễm lớn hơn 1000 m3 hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm lớn hơn 1.000 m2 |
15 điểm |
Khối lượng đất bị ô nhiễm từ 500 m3 đến 1.000 m3 hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm từ 500 m2 đến 1.000 m2 |
10 điểm |
|
Khối lượng đất bị ô nhiễm nhỏ hơn 500 m3 hoặc diện tích khu vực bị ô nhiễm nhỏ hơn 500 m2 |
05 điểm |
|
II. Tiêu chí về khả năng lan truyền (tối đa 25 điểm) |
||
1. Chỉ tiêu về độ dốc của khu vực ô nhiễm (ký hiệu là L1) |
Độ dốc lớn hơn 50% |
6 điểm |
Độ dốc từ 5% đến 50% |
3 điểm |
|
Độ dốc nhỏ hơn 5% |
0 điểm |
|
2. Chỉ tiêu về khoảng cách đến nguồn nước (ký hiệu là L2) |
Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt nhỏ hơn 100m hoặc đến mực nước ngầm nhỏ hơn 5m |
8 điểm |
Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt trong vòng 100-500m, hoặc đến mực nước ngầm trong vòng 5-20m |
4 điểm |
|
Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt lớn hơn 500m, hoặc đến mực nước ngầm lớn hơn 20m |
2 điểm |
|
3. Chỉ tiêu về che phủ tại khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là L3) |
Khu vực bị ô nhiễm không được che phủ bởi thực vật |
6 điểm |
Khu vực bị ô nhiễm được che phủ bởi thực vật dưới 10% |
4 điểm |
|
Khu vực bị ô nhiễm được che phủ bởi thực vật từ 10% trở lên |
2 điểm |
|
Khu vực bị ô nhiễm được bê tông hóa bề mặt (Khi khu vực bị ô nhiễm được bê tông hóa thì l4=0) |
0 điểm |
|
4. Chỉ tiêu về cỡ hạt của đất tại khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là L4) |
Đất bề mặt (20 cm) là đất sỏi |
5 điểm |
Đất bề mặt (20 cm) là đất cát |
4 điểm |
|
Đất bề mặt (20 cm) là đất mùn |
2 điểm |
|
Đất bề mặt (20 cm) là đất sét |
0 điểm |
|
III. Tiêu chí về đối tượng bị tác động (tối đa 25 điểm) |
||
1. Chỉ tiêu về tác động đến sức khỏe cộng đồng (ký hiệu là T1) |
Trên 30% số người trong ít nhất 100 người được |
8 điểm |
Từ 15% đến 30% số người trong ít nhất 100 người |
5 điểm |
|
Từ 5% đến nhỏ hơn 15% số người trong ít nhất 100 |
2 điểm |
|
Có ít hơn 5% số người trong ít nhất 100 người |
0 điểm |
|
2. Chỉ tiêu về mật độ dân cư (ký hiệu là T2)
|
Có hơn 500 người sống xung quanh khu vực bị ô |
5 điểm |
Có từ 100 đến 500 người sống xung quanh khu vực |
3 điểm |
|
Có từ 5 đến 49 người sống xung quanh khu vực bị |
1 điểm |
|
Có ít hơn 4 người sống xung quanh khu vực bị ô |
0 điểm |
|
3. Chỉ tiêu về tác động đến các nguồn sinh sống của cộng đồng địa phương (ký hiệu là T3)
|
Nhiều hơn 20% tỷ lệ người dân trong khu vực hoặc |
6 điểm |
Từ 1% đến nhỏ hơn 20% tỷ lệ người dân trong khu |
3 điểm |
|
Nhỏ hơn 1% tỷ lệ người dân trong khu vực hoặc trong phạm vi cách khu vực 1.000m sử dụng nguồn nước và/hoặc đất tại khu vực bị ô nhiễm để sinh sống và canh tác |
0 điểm |
|
4. Chỉ tiêu về tác động đến hệ sinh thái tự nhiên (ký hiệu là T4) |
Có dấu hiệu chắc chắn một hệ sinh thái bị tác động xấu |
6 điểm |
Nghi ngờ hệ sinh thái trong khu vực bị ảnh hưởng |
3 điểm |
|
Hệ sinh thái không bị ảnh hưởng |
0 điểm |
|
Không có thông tin |
3 điểm |
Mẫu số 02. Nội dung báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
1. Giới thiệu chung
- Lý do và mục đích thực hiện đánh giá sơ bộ;
- Phương pháp tiến hành, tiến độ và hiện trạng thực hiện đánh giá sơ bộ khu vực.
2. Kết quả, điều tra, đánh giá:
2.1. Kết quả rà soát các tài liệu liên quan
a) Kết quả thống kê, tổng hợp thông tin từ các nguồn (Chủ sở hữu, người sử dụng khu vực trong quá khứ và hiện tại; internet, báo chí và các phương tiện truyền thông khác; các văn bản lưu trữ; các báo cáo liên quan tới khu vực; thời gian hoạt động).
b) Kết quả các thông tin thu thập
- Thông tin chung:
+ Kết quả thu thập thông tin về vị trí khu vực như: địa chỉ; vị trí địa lý; độ cao so với mực nước biển; ranh giới...; thông tin về điều kiện địa hình, địa chất và thủy văn; thông tin về điều kiện khí hậu; thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại khu vực; thông tin liên quan tới lịch sử sử dụng khu vực;
+ Kết quả đánh giá sơ bộ về về những vị trí có khả năng là nguồn ô nhiễm (vị trí từng đổ thải, lưu chứa, chôn chất gây ô nhiễm, v.v...).
2.2. Kết quả khảo sát sơ bộ hiện trường:
a) Kết quả phỏng vấn các bên liên quan đến khu vực (thông tin về khu vực và kiểm chứng kết quả rà soát tài liệu theo từng đối tượng phỏng vấn (nếu có): chủ sở hữu, quản lý khu vực; người đã từng làm việc tại khu vực; người dân sống xung quanh; những người nghiên cứu lâu năm về khu vực).
b) Kết quả khảo sát nhanh tại hiện trường khu vực:
(- Kết quả xác định sơ bộ các nguồn có khả năng gây ô nhiễm; các đường lan truyền ô nhiễm: không khí, nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, tiếp xúc vật lý với chất gây ô nhiễm và tích lũy trong hệ sinh thái, trong chuỗi thức ăn và con người; đối tượng bị tác động: con người, động vật (gia súc, gia cầm), cá và các loài thủy sinh, thực vật - hệ sinh thái.
- Kết quả xác định vị trí lấy mẫu phân tích sơ bộ; kết quả phân tích mẫu đại diện tại tối thiểu 03 vị trí khác nhau, mỗi vị trí tối thiểu 02 mẫu; kết quả phân tích mẫu nước mặt, nước ngầm (nếu có) kèm theo bản đồ thể hiện kết quả, vị trí mẫu. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu thực hiện theo quy định hiện hành).
c) Hình ảnh về khu vực.
d) Minh họa thông tin liên quan đã điều tra được vào sơ đồ khu vực.
2.3. Kết quả phân tích để xác định chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm
- Kết quả phân tích, xác định chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
- Sơ đồ khu vực: thể hiện được vị trí các nguồn gây ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.
3. Kết luận và Kiến nghị
- Xác định sơ bộ khu vực đất bị ô nhiễm để kiến nghị điều tra chi tiết (nếu có);
- Xác định sơ bộ khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm để theo dõi, giám sát.
4. Tài liệu tham khảo
5. Các phụ lục
- Phụ lục 1. Bản đồ khu vực;
- Phụ lục 2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu phân tích tại hiện trường;
- Phụ lục 3. Báo cáo hình ảnh;
- Câu hỏi phỏng vấn;
- Danh sách người được phỏng vấn;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Mẫu số 03. Nội dung báo cáo điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Thông tin chung: Thông tin cơ bản về địa điểm (vị trí địa lý, chủ sở hữu, loại hình sử dụng đất và nước, các thông tin cơ bản về thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn và khí hậu v.v...).
2. Kế hoạch điều tra, đánh giá (bao gồm cụ thể các hoạt động dự kiến để thu thập các thông tin bổ sung và điều tra, khảo sát thực địa tại hiện trường).
3. Kết quả điều tra, đánh giá thực địa tại hiện trường:
- Báo cáo các công việc đã thực hiện tại hiện trường;
- Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại khu vực: Vị trí, kích thước, nồng độ các chất ô nhiễm của các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm; các đối tượng bị tác động, bao gồm cả mức độ và tần suất tác động;
- Báo cáo kết quả phân tích mẫu: Khoanh vùng các vị trí lấy mẫu và vẽ các điểm lấy mẫu lên bản đồ của khu vực (Việc lấy mẫu theo lưới 2m x 2m hoặc 3m x3m tùy vào phạm vi ô nhiễm để xác định diện tích khu vực ô nhiễm); Kết quả phân tích mẫu thể hiện theo các mẫu đơn 0,5m (0,5m, 1m, 1,5m, 2m, 2,5m.) dọc theo chiều sâu đến khi nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng đất để xác định độ sâu tối đa của khu vực ô nhiễm. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu thực hiện theo quy định hiện hành).
- Lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm (Bản đồ có ít nhất một mặt cắt khu vực để minh họa theo chiều sâu các đối tượng chính có trong khu vực, các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm; Mô tả chính xác trong bản đồ và mặt cắt tất cả các nguồn ô nhiễm, đường lan truyền bao gồm kích thước, mức độ và loại chất ô nhiễm và đối tượng bị tác động (con người, động thực vật, hệ sinh thái) đã được xác định qua quá trình điều tra, khảo sát; khoanh định các khu vực đất có mức độ ô nhiễm khác nhau).
4. Kết luận và kiến nghị
- Kết quả phân loại các khu vực đất bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- Đề xuất biện pháp xử lý để kiến nghị xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
5. Phụ lục
Bao gồm ít nhất các tài liệu sau:
- Bản đồ vị trí khu vực ô nhiễm và/hoặc ảnh vệ tinh của khu vực;
- Sơ đồ lấy mẫu;
- Kết quả phân tích;
- Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường (ví dụ: phẫu diện các lỗ khoan lấy mẫu đất, các giếng quan trắc nước dưới đất v.v...);
- Báo cáo hình ảnh;
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.Mẫu số 04. Danh mục khu vực bị ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đối tượng gây ô nhiễm
I. THÔNG TIN VỀ CÁC ĐIỂM CÓ KHU VỰC BỊ NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT TRONG CHIẾN TRANH
STT |
Tên điểm |
Địa chỉ |
Mô tả chung |
Đánh giá sơ bộ về phạm vi ô nhiễm nội tỉnh/liên tỉnh |
Diện tích khu vực bị nhiễm độc |
Kết quả phân tích |
Hiện trạng sở hữu, sử dụng đất |
Dân cư xung quanh |
Phản ánh |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các điểm có khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Mô tả chung (hiện trạng sở hữu, sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, các loại hình sản xuất trong khu vực đó, quy mô, công suất, quy mô xả thải, chất thải của các cơ sở bên trong khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khoảng thời gian sử dụng làm nơi sản xuất);
(5) Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích khu vực bị nhiễm độc (ha, m2);
(7) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất;
(8) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(9) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(10) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
(11) Các thông tin khác địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
II. THÔNG TIN VỀ CÁC KHU VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG, CỤM CÔNG NGHIỆP, KHO CHỨA HÓA CHẤT, KHO CHỨA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, LÀNG NGHỀ ĐÃ ĐÓNG CỬA HOẶC DI DỜI
TT |
Tên điểm |
Địa chỉ |
Mô tả chung |
Đánh giá sơ bộ về phạm vi ô nhiễm nội tỉnh/liên tỉnh |
Diện tích khu vực |
Thời gian sử dụng |
Kết quả phân tích |
Hiện trạng sở hữu, sử dụng đất |
Dân cư xung quanh |
Phản ánh |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
Ghi chú:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các điểm có khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Thông tin về loại hình sản xuất ; quy mô, công suất, quy mô xả thải, chất thải của khu vực;
(5) Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích của khu công nghiệp, nhà máy (ha, m2);
(7) Nêu rõ thời gian khu vực sử dụng làm nơi sản xuất (từ năm nào đến năm nào);
(8) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có; so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(10) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12) Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
III. THÔNG TIN VỀ CÁC KHU VỰC CÓ CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐÃ ĐÓNG CỬA HOẶC DI DỜI
TT |
Tên điểm |
Địa chỉ |
Mô tả chung |
Đánh giá sơ bộ về phạm vi ô nhiễm nội tỉnh/liên tỉnh |
Diện tích kho, bãi |
Thời gian sử dụng |
Kết quả phân tích |
Hiện trạng sở hữu, sử dụng đất |
Dân cư xung quanh |
Phản ánh |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các điểm có khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Thông tin về hiện trạng cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời và; loại hình sản xuất; quy mô, công suất (nếu có);
(5) Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích của kho, bãi (ha, m2);
(7) Nêu rõ thời gian hoạt động (từ năm nào đến năm nào, thời gian đóng cửa, di dời);
(8) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực (nếu có); so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(10) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
(12) Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Lưu ý: Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy.
IV. THÔNG TIN VỀ CÁC KHU VỰC KHU VỰC Ô NHIỄM HÓA CHẤT, Ô NHIỄM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TT |
Tên điểm |
Địa chỉ |
Mô tả chung |
Đánh giá sơ bộ về phạm vi ô nhiễm nội tỉnh/liên tỉnh |
Diện tích khu vực |
Thời gian sử dụng |
Kết quả phân tích |
Hiện trạng sở hữu, sử dụng đất |
Dân cư xung quanh |
Phản ánh |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Số thứ tự;
(2) Tên các khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật;
(3) Tên thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố;
(4) Thông tin về nguồn gốc, lịch sử hình thành và đặc điểm ô nhiễm,);
(5) Xác định phạm vi ô nhiễm nội tỉnh: ô nhiễm môi trường đất trong khu vực cố định, không có khả năng phát tán các chất ô nhiễm sang các tỉnh, địa bàn khác thông qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
Xác định phạm vi ô nhiễm liên tỉnh: các chất ô nhiễm phát tán sang các tỉnh khác qua nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, các dòng sông, suối;
(6) Diện tích của khu vực (ha, m2);
(7) Nêu rõ thời gian hoạt động (từ năm nào đến năm nào);
(8) Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực nếu có; so sánh với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất (vượt gấp bao nhiêu lần);
(9) Hiện trạng sở hữu đất (chủ sở hữu), hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, mục đích chuyển đổi dự kiến;
(10) Ước tính sơ bộ có khoảng bao nhiêu hộ dân sống xung quanh với bán kính 1.000 m;
(11) Có/Không có phản ánh của báo chí, cộng đồng địa phương về việc khu vực bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân;
(12) Các thông tin địa phương cung cấp bổ sung nếu có.
Mẫu số 05. Cấu trúc và nội dung phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG
1. Căn cứ thực hiện:
Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường làm căn cứ để thực hiện dự án.
2. Thông tin chung:
2.1. Giới thiệu về phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (Nêu tên phương án, địa điểm thực hiện...)
2.2. Giới thiệu về các bên liên quan chính:
Các bên liên quan chính bao gồm: chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, cơ quan tư vấn, đơn vị hưởng lợi v.v... Đối với mỗi bên liên quan, cần trình bày những thông tin về tên, người đại diện/liên hệ chính, địa chỉ, số điện thoại, email.
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
Chương này trình bày những kết quả điều tra, đánh giá về phạm vi và mức độ ô nhiễm của khu vực. Các báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ và chi tiết về khu vực đã thực hiện cần được đính kèm. Những thông tin chính cần được nêu tại chương này bao gồm:
1. Thông tin nền về địa phương
Liệt kê những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương bao gồm:
1.1. Điều kiện tự nhiên
Nêu tóm tắt các nội dung sau: các đặc điểm địa hình, địa chất và thủy văn; thông tin về tính chất đất tại khu vực ô nhiễm (tính chất lý, hóa, các đặc trưng, hình thái và phẫu diện các loại đất chính của địa phương); các đặc điểm về khí hậu/thời tiết; các đặc điểm về thủy văn của địa phương, trong đó đặc biệt là những thông tin về tầng nước ngầm và các đặc trưng dòng chảy bề mặt chính.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Nêu tóm tắt các nội dung sau: dân số địa phương, đặc biệt là số hộ dân và số người sống xung quanh khu vực ô nhiễm; hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, các điều kiện sinh hoạt, vệ sinh nói chung và sức khỏe của nhân dân, có đề cập đến những ảnh hưởng đến sức khỏe do khu vực bị ô nhiễm gây ra;
2. Thông tin về khu vực bị ô nhiễm
2.1. Vị trí khu vực: Địa chỉ, vị trí địa lý, tọa độ địa lý, độ cao so với mực nước biển, ranh giới của khu vực bị ô nhiễm, chủ sở hữu hiện tại và người liên hệ chính.
2.2. Lịch sử hoạt động khu vực: Thời gian bắt đầu hoạt động, thời gian đóng cửa; Các hoạt động tại khu vực; Những vấn đề/ý kiến phàn nàn hoặc khiếu nại được ghi nhận liên quan đến hoạt động của khu vực.
2.3. Nguyên nhân ô nhiễm
2.4. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực: Nêu rõ hiện trạng sử dụng đất của khu vực và vùng xung quanh khu vực; Quy hoạch sử dụng đất của khu vực và vùng xung quanh khu vực theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.5. Bản đồ và ảnh: Bản đồ phác thảo của khu vực; hình ảnh (tổng hợp hình ảnh toàn cảnh, ảnh thể hiện ranh giới khu vực, ảnh của các đối tượng ô nhiễm chính,...).
3. Phạm vi và mức độ ô nhiễm
3.1. Các đợt điều tra, khảo sát đã thực hiện:
Liệt kê các đợt khảo sát đã thực hiện, trình bày trong bảng sau:
a) Kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ;
b) Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết;
c) Khảo sát, đánh giá bổ sung nhằm khoanh vùng chính xác khu vực ô nhiễm có mức độ rủi ro cao.
3.2. Kết quả khoanh vùng phạm vi ô nhiễm: Cần nêu được các nguồn ô nhiễm có trong khu vực; phạm vi của khu vực bị ô nhiễm và phạm vi của các nguồn ô nhiễm có trong khu vực (phạm vi cần được thể hiện cả về diện tích lẫn chiều sâu).
3.3. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường
Nêu rõ thuyết minh phương pháp luận lấy mẫu gồm: sơ đồ và vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, số lần lấy mẫu, loại mẫu, độ sâu lấy mẫu, chỉ tiêu phân tích. Trong phần này, phải kèm theo các hình vẽ, sơ đồ về vị trí lấy mẫu.
Diễn giải các kết quả phân tích (đất, trầm tích đáy, nước mặt và nước ngầm). Có thể diễn giải theo bảng biểu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
3.4. Bản đồ khu vực bị ô nhiễm
Bản đồ khu vực bị ô nhiễm mô tả đầy đủ hiện trạng ô nhiễm của khu vực, trong đó mô tả chi tiết các nguồn gây ô nhiễm tồn lưu, đường lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động. Bản đồ khu vực bị ô nhiễm trước hết là sơ đồ mặt bằng khu vực và sơ đồ lát cắt dọc địa hình.
3.5. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm: mô tả được việc áp dụng phương pháp đánh giá mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm.
3.6. Đánh giá tác động của khu vực bị ô nhiễm dựa trên 3 yếu tố: ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái và khả năng lan truyền ô nhiễm.
CHƯƠNG III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
1. Các biện pháp kỹ thuật
Đối với từng đối tượng tồn tại trong khu vực bị ô nhiễm, đưa ra các biện pháp kỹ thuật để cải tạo và phục hồi môi trường khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật có thể được chia ra thành các giai đoạn như sau:
a) Các biện pháp bảo vệ đối tượng bị tác động trước khi xử lý:
- Thông báo cho các đối tượng bị tác động, các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng về tình trạng của khu vực;
- Ngăn ngừa tiếp xúc với chất ô nhiễm bằng cách lập rào chắn cách ly khu vực và niêm phong và đóng cửa khu nhà bị ô nhiễm;
- Hạn chế hoặc cấm sử dụng đất và nước ngầm, hoặc di dời tạm thời các đối tượng bị tác động ra khỏi khu vực ô nhiễm;
- Di dời các đối tượng bị tác động ra khỏi khu vực ô nhiễm.
b) Các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm và ngăn chặn lan truyền:
- Xử lý tại chỗ hoặc bốc xúc, vận chuyển đi xử lý các nguồn ô nhiễm;
- Bao vây, cô lập lâu dài các nguồn ô nhiễm và các khu vực ô nhiễm xung quanh;
- Bơm và xử lý nước ngầm (nếu có);
- Tiến hành các biện pháp cách ly các khu vực đất/trầm tích đáy bị ô nhiễm còn lại, hoặc triển khai các biện pháp xử lý/cải tạo các khu vực này;
- Thiết lập các màng ngăn thẩm thấu để ngăn ngừa chất ô nhiễm lan truyền thông qua nước ngầm.
c) Các biện pháp kiểm soát khu vực bị ô nhiễm sau khi xử lý:
- Thông báo công khai, cảnh báo và duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm.
- Khoanh vùng, cô lập, cách ly nhằm ngăn ngừa các tác động của khu vực bị ô nhiễm và chất gây ô nhiễm lan truyền ra môi trường xung quanh;
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm để chủ động phòng tránh các tác động do ô nhiễm môi trường gây ra;
- Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường xung quanh và công bố thông tin.
2. Bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật
Lập bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật để xây dựng, lựa chọn phương án tối ưu cho việc cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm. Việc xác định các biện pháp kỹ thuật có thể dựa vào các tiêu chí sau:
a) Mức độ giảm thiểu rủi ro mà biện pháp kỹ thuật có thể đạt được;
b) Mức độ tin cậy của công nghệ và/hoặc biện pháp đề xuất (những tác động gây ra cho đất, nước ngầm và không khí trong và sau khi thực hiện phương án; hiệu suất xử lý v.v...);
c) Chi phí thực hiện biện pháp kỹ thuật;
d) Thời gian thực hiện;
đ) Tính khả thi về mặt kỹ thuật, và tính khả thi của công nghệ xử lý được đề xuất khi triển khai;
e) Các tác động khác của biện pháp nếu được thực hiện.
Trên cơ sở các phân tích các tiêu chí nêu trên, lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tối ưu của từng mức độ ưu tiên xử lý khu vực bị ô nhiễm để tổng hợp, lựa chọn phương án xử lý ô nhiễm tối ưu nhất (có thể lựa chọn một hay kết hợp nhiều biện pháp tùy thuộc đối tượng bị tác động và mức độ ô nhiễm).
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ĐƯỢC LỰA CHỌN
1. Nội dung và kế hoạch xử lý:
1.1. Nội dung
Phần này sẽ tập trung nêu chi tiết các hạng mục công việc sẽ thực hiện, với các khối lượng công việc được định lượng một cách cụ thể và chi tiết, về cơ bản, phần nội dung sẽ phụ thuộc vào từng dự án cụ thể, tuy nhiên có thể tóm tắt tổng quát như sau:
a) Ngăn ngừa, xử lý hoặc loại bỏ các nguồn ô nhiễm;
b) Ngăn chặn các đường lan truyền ô nhiễm;
c) Bảo vệ các đối tượng bị tác động.
1.2. Kế hoạch xử lý
Đối với từng hạng mục công trình hoặc các biện pháp để cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm, lập kế hoạch xử lý bao gồm các nội dung sau:
- Thời gian, tiến độ thực hiện các hạng mục công trình hoặc các biện pháp kỹ thuật;
- Liệt kê khối lượng công việc cần phải làm cho từng hạng mục công trình, hoặc các biện pháp kỹ thuật;
- Liệt kê các thiết bị và nhân công để thực hiện;
- Phân công đơn vị, nhân sự để quản lý, giám sát triển khai từng hạng mục công trình.
2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Xác định những tác động tiêu cực đến môi trường gây ra trong suốt quá trình thực hiện phương án từ giai đoạn giải phóng mặt bằng đến giai đoạn giám sát, quản lý sau xử lý (nêu những tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước,...).
Các biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thực hiện phương án (nêu những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước,...).
CHƯƠNG V. GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT TRONG VÀ SAU XỬ LÝ
1. Giám sát trong quá trình xử lý
Nêu kế hoạch và cách thức giám sát chất lượng kỹ thuật của công tác xử lý, cải tạo phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện phương án.
Căn cứ vào từng nội dung dự án cụ thể xác định các tác động môi trường, xác định các rủi ro an toàn lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
Đảm bảo phần kinh phí lấy mẫu độc lập để đánh giá giám sát trong quá trình xử lý.
2. Kiểm soát sau xử lý
Trong trường hợp chưa thể loại bỏ hết những tác động đến sức khỏe và môi trường do tác động của các chất gây ô nhiễm tồn lưu; những công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã xây dựng cần quản lý và duy trì để đảm bảo các rủi ro được kiểm soát. Các nội dung cụ thể bao gồm:
a) Duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm;
b) Truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm;
c) Duy tu, bảo dưỡng các công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường;
d) Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường tại khu vực bị ô nhiễm và môi trường xung quanh; công bố thông tin về chất lượng môi trường.
PHỤ LỤC
Hình ảnh về khu vực bị ô nhiễm: Cần đưa ra đầy đủ hình ảnh, bản đồ và sơ đồ chi tiết về khu vực bị ô nhiễm bao gồm nguồn ô nhiễm tồn lưu, các đối tượng bị tác động và môi trường xung quanh.
Mẫu số 06. Văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường
Cơ quan chủ quản của (1) (1) Số: .... V/v đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên... (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Thực hiện Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, (1) đã phối hợp với các bên liên quan lập dự án xác lập di sản thiên nhiên (2).
(1) kính gửi (3) xem xét, thẩm định báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên (2).
Hồ sơ gửi thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên được gửi kèm theo công văn gồm:
- (4) báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên (2), kèm theo bản sao văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan đối với dự án xác lập di sản thiên nhiên.
- Bảng tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với dự án xác lập di sản thiên nhiên (nếu có).
Nơi nhận: - Như trên; - ..........; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan gửi hồ sơ thẩm định;
(2) Tên và địa danh khu vực xác lập di sản thiên nhiên;
(3) Cơ quan ra quyết định tổ chức thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên;
(4) Số lượng báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên.
Mẫu số 07. Mẫu báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường
(1) (2) Số: .... /BC-(3).. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
BÁO CÁO
DỰ ÁN XÁC LẬP DI SẢN THIÊN NHIÊN (4)
Mở đầu
Chương 1. Sự cần thiết xác lập di sản thiên nhiên
Chương 2. Hiện trạng khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên
- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
- Hiện trạng các hệ sinh thái; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng nơi dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
- Tình trạng quản lý, bảo tồn khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
- Các mối đe dọa đến khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
- Phương án sử dụng đất tại khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên.
Chương 3. Đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên
- Mô tả các tiêu chí đáp ứng di sản thiên nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 1 hoặc khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Mục đích xác lập di sản thiên nhiên.
Chương 4. Xác lập ranh giới và phân vùng di sản thiên nhiên
- Mô tả và trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
- Mô tả vùng lõi: vị trí địa lý, diện tích và ranh giới của vùng lõi khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên; chức năng của vùng lõi; phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các giá trị đáp ứng tiêu chí di sản thiên nhiên tại vùng lõi;
- Mô tả vùng đệm (nếu có): vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên; chức năng của vùng đệm và các quy định quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Mô tả vùng chuyển tiếp (nếu có): vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng chuyển tiếp khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên; chức năng của vùng chuyển tiếp và các quy định quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
Chương 5. Định hướng quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Nêu rõ các nội dung về hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên sau khi được xác lập, công nhận, cụ thể:
- Các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
- Đề xuất chương trình phục hồi môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Tổ chức quản lý di sản thiên nhiên (mô hình tổ chức quản lý, nguồn lực quản lý, cơ chế quản lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý..
- Nguồn kinh phí thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Liệt kê các văn bản, tài liệu đính kèm:
- Các bản đồ hiện trạng khu vực xác lập di sản thiên nhiên; ranh giới vùng lõi, vùng đệm di sản thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, phân bố các loài nguy cấp quý hiếm;
- Danh mục các loài động, thực vật khu vực xác lập di sản thiên nhiên;
- Dự thảo Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
- Dự thảo Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan xây dựng báo cáo
(2) Tên cơ quan xây dựng báo cáo
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan xây dựng báo cáo
(4) Tên di sản thiên nhiên và địa điểm
Mẫu số 08. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên
(1) (2) Số: .... /BC-(3).. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
BÁO CÁO
Kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên (4)
1. Thông tin chung về di sản thiên nhiên:
- Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích di sản thiên nhiên và phân vùng di sản thiên nhiên kèm theo bản đồ;
2. Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên của di sản
2.1. Hiện trạng di sản thiên nhiên (của năm điều tra, đánh giá)
- Chất lượng môi trường di sản thiên nhiên (chất lượng môi trường đất, nước, không khí);
- Hiện trạng cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học (mô tả hiện trạng cảnh quan, hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và các giá trị đặc trưng của di sản thiên nhiên theo các tiêu chí xác lập).
- Hiện trạng quản lý di sản thiên nhiên: Mô tả thực trạng quản lý di sản thiên nhiên: tổ chức quản lý, công tác quản lý, nguồn lực quản lý, năng lực quản lý và các thông tin liên quan đến hiện trạng quản lý di sản thiên nhiên (nếu có).
2.2. Diễn biến và các giá trị thiên nhiên của di sản
- Diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí trong khu vực di sản thiên nhiên;
- Diễn biến các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn của di sản thiên nhiên (đánh giá theo các tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên);
- Đánh giá sự biến động về chất lượng môi trường và các tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên theo các mốc thời gian điều tra, đánh giá.
3. Các hoạt động tác động đến di sản thiên nhiên
- Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên: liệt kê các hoạt động và đánh giá mức độ tác động;
- Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên: liệt kê các hoạt động và mức độ khai thác, sử dụng; đánh giá tác động đến di sản thiên nhiên.
- Các mối đe dọa khác tới di sản thiên nhiên và đánh giá tác động đến di sản thiên nhiên.
4. Các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên
- Các hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên: liệt kê các hoạt động, kết quả triển khai và đánh giá kết quả;
- Thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật: liệt kê các giải pháp đã triển khai, kết quả đạt được và đánh giá kết quả.
5. Tổng hợp kết quả điều tra di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có)
- Kết quả điều tra, kiểm kê rừng trong di sản thiên nhiên;
- Kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất trong di sản thiên nhiên;
- Kết quả điều tra, quan trắc đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên.
7. Phương hướng, kế hoạch trong 5 năm tới; đề xuất, kiến nghị
Các phụ lục đính kèm báo cáo:
- Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài bản địa, loài đặc hữu;
- Các kiểu, loại hình hệ sinh thái và sự phân bố trong khu vực di sản thiên nhiên;
- Kết quả quan trắc chất lượng môi trường, đa dạng sinh học di sản thiên nhiên;
- Danh mục các văn bản áp dụng và ban hành trong quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
- Danh mục các chương trình, dự án, đề tài trong nước và quốc tế liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học di sản thiên nhiên;
- Các phụ lục khác (nếu có).
Nơi nhận: - UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan xây dựng báo cáo
(2) Tên cơ quan xây dựng báo cáo
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan xây dựng báo cáo
(4) Tên di sản thiên nhiên và địa điểm
Mẫu số 09. Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Phạm vi điều chỉnh;
- Đối tượng áp dụng;
- Giải thích từ ngữ.
CHƯƠNG II. QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN
Mục 1. Quy định về ranh giới và phân vùng di sản thiên nhiên
- Ranh giới di sản thiên nhiên
- Phân vùng di sản thiên nhiên: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp (nếu có)
Mục 2. Quản lý các hoạt động trong di sản thiên nhiên
- Quy định tại vùng lõi
- Quy định tại vùng đệm
- Quy định tại vùng chuyển tiếp
Căn cứ vào từng phân vùng, quy định cụ thể các nội dung sau đây:
- Các hoạt động bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững di sản thiên nhiên
- Bảo tồn và phát huy các giá trị tạo nên di sản thiên nhiên;
- Kiểm soát các hoạt động phát sinh chất thải trong di sản thiên nhiên: hệ thống trang thiết bị, bố trí nguồn lực cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải phát sinh trong khu vực di sản thiên nhiên;
- Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập trong di sản thiên nhiên;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thiên nhiên;
- Quan trắc, giám sát môi trường;
- Kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học;
- Tham quan, du lịch sinh thái và quảng bá hình ảnh di sản thiên nhiên;
- Các hoạt động của dân cư sống hợp pháp trong di sản thiên nhiên;
- Cơ chế chia sẻ dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên;
- Các hoạt động liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong khu vực di sản thiên nhiên;
- Các hoạt động phòng chống rủi ro, thiên tai, thảm họa thiên nhiên, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các biện pháp cụ thể kịp thời ngăn ngừa những tác động xấu đối với những trường hợp cố tình phá hoại di sản thiên nhiên;
- Phối hợp cấp phép đối với các hoạt động trong di sản thiên nhiên;
- Những vấn đề quan trọng khác cần xây dựng thành quy định trong việc: bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phối hợp, thực hiện bảo vệ di sản thiên nhiên đối với các cấp quản lý và các bên liên quan.
Đối với vùng lõi là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, bổ sung quy định thực hiện theo pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản đối với từng phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi hệ sinh thái và dịch vụ hành chính.
Mục 3. Tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
- Phương án tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
- Vai trò, chức năng của tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Mục 4. Nguồn lực và tài chính cho quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
- Bố trí nguồn nhân lực và phân công trách nhiệm
- Bố trí nguồn vật lực: tài chính và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Quyền hạn, trách nhiệm của ban quản lý, cơ quan hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên; UBND cấp huyện, cấp xã có ranh giới hoặc diện tích nằm trong di sản thiên nhiên;
- Trách nhiệm phối hợp quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên giữa tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên với cơ quan, tổ chức có liên quan và cộng đồng sống trong và xung quanh di sản thiên nhiên;
- Quy định trách nhiệm của các đơn vị có liên quan;
- Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành.
Ghi chú:
Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được xây dựng trên cơ sở xác định những yếu tố, nguy cơ có khả năng ảnh hưởng xấu tới các thành phần di sản thiên nhiên để đưa ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các di sản thiên nhiên.
Mẫu số 10. Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
MỞ ĐẦU
PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DI SẢN THIÊN NHIÊN
1.1. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; di tích lịch sử - văn hóa khu vực di sản thiên nhiên.
1.2. Thông tin về di sản thiên nhiên: tên di sản; phân cấp, vị trí địa lý, hiện trạng cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái; các tiêu chí đáp ứng di sản thiên nhiên và cộng đồng sinh sống bên trong, xung quanh di sản thiên nhiên; trang thiết bị phòng chống thiên tai, cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ môi trường, tổ chức xử lý, thu gom rác thải.
1.3. Hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên.
PHẦN 2. MỤC TIÊU VÀ QUY ĐỊNH VỀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN
2.1. Mục tiêu, phạm vi
- Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
- Phạm vi Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
2.2. Các nguy cơ tác động đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên
2.3. Các hoạt động về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đối với các phân vùng di sản thiên nhiên
- Điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên; nội dung điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Các hoạt động cụ thể về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại từng phân vùng di sản thiên nhiên.
Nêu rõ các phân khu, ranh giới và nội dung hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại mỗi phân vùng như sau:
- Vùng lõi di sản thiên nhiên;
- Vùng đệm di sản thiên nhiên;
- Vùng chuyển tiếp di sản thiên nhiên.
Đối với di sản thiên nhiên là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định cụ thể đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính theo quy định pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
2.4. Các chương trình về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: nêu rõ tên, mục tiêu, nội dung, kết quả và thời gian thực hiện, đơn vị thực hiện.
2.5. Kế hoạch phục hồi, phát huy giá trị di sản thiên nhiên: nêu rõ kế hoạch cụ thể, định kỳ thời gian về phục hồi, phát triển di sản thiên nhiên và từng phân vùng di sản thiên nhiên. Ví dụ kế hoạch nghiên cứu khoa học, chương trình giảng dạy, học tập trong bảo tồn di sản thiên nhiên; Kế hoạch ứng phó với sự cố, rủi ro các yếu tố môi trường tác động đến di sản thiên nhiên.
2.6. Trang thiết bị kỹ thuật quản lý, bảo vệ di sản thiên nhiên: thu gom, quản lý chất thải; phòng ngừa ứng phó với sự cố, rủi ro các yếu tố môi trường tác động đến di sản thiên nhiên; quan trắc, giám sát môi trường; thống kê, kiểm kê, quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học; cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; bảo đảm an toàn sinh học và ngăn ngừa, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; các trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường khác.
2.7. Phương án tổ chức quản lý và bố trí nguồn lực cho quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
2.8. Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng di sản thiên nhiên; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong di sản thiên nhiên.
- Liệt kê các đề tài, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng di sản thiên nhiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng di sản thiên nhiên;
- Liệt kê các đề tài, dự án các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học: tên, mục tiêu, nội dung, đơn vị thực hiện, kinh phí thực hiện;
- Liệt kê các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái chi từ kinh phí thường xuyên từ sự nghiệp bảo vệ môi trường.
PHẦN 3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Giải pháp thực hiện: nêu rõ giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch quản lý, trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý hiệu quả di sản thiên nhiên.
3.2. Tổ chức thực hiện: nêu rõ cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch; lộ trình thực hiện kế hoạch; thời gian điều chỉnh kế hoạch.
3.3. Kế hoạch giám sát, đánh giá định kỳ về tình trạng quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: chỉ số cần giám sát; chu kỳ và thời gian giám sát; tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát; những biện pháp bảo vệ cần thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới di sản thiên nhiên.
PHỤ LỤC (nếu có)
Phụ lục II
MẪU BIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch
01a. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược
1. Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
- Liệt kê các quan điểm, mục tiêu, chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường bao gồm: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; Văn bản pháp luật của Nhà nước; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học; Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh; Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia; Kịch bản biến đổi khí hậu.
- Xác định các vấn đề môi trường chính của Chiến lược.
- Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính.
- Đánh giá, dự báo tác động của Chiến lược đến biến đổi khí hậu và ngược lại.
- Phân tích về sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu Chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của Chiến lược để đảm bảo sự phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
- Đối với cơ chế, chính sách pháp luật.
- Đối với quản lý, công nghệ và các giải pháp khác.
- Định hướng về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch chuyên ngành thuộc Chiến lược (nếu có).
- Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của Chiến lược.
01b. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch
(1)
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC của (2)
Tháng... năm...
|
Ghi chú:
(1) : Cơ quan lập quy hoạch;
(2) : Tên của quy hoạch
(*): Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng quy hoạch
- Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của quy hoạch, trong đó nêu rõ là loại quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch.
- Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch.
- Cơ quan lập Quy hoạch.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt Quy hoạch.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
2.1. Căn cứ pháp luật
Liệt kê các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của Quy hoạch, trong đó nêu đầy đủ chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản và đối tượng điều chỉnh của văn bản.
2.2. Căn cứ kỹ thuật
- Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC và các tài liệu kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của Quy hoạch.
- Liệt kê các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của Quy hoạch.
2.3. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC
- Liệt kê các tài liệu, dữ liệu sẵn có đã được sử dụng cho ĐMC.
- Liệt kê các tài liệu, dữ liệu được thu thập bổ sung trong quá trình thực hiện ĐMC.
- Liệt kê các tài liệu, dữ liệu tự tạo lập bởi cơ quan lập Quy hoạch, của đơn vị tư vấn về ĐMC (từ các hoạt động điều tra, khảo sát, tham vấn...).
3. Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược
Liệt kê các phương pháp ĐMC và các phương pháp khác được sử dụng để thực hiện ĐMC.
4. Tổ chức thực hiện ĐMC
- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập Quy hoạch và quá trình thực hiện ĐMC (các bước thực hiện ĐMC gắn kết với các bước lập Quy hoạch theo sơ đồ khối hoặc bảng).
- Tóm tắt việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia/cán bộ khoa học của cơ quan lập Quy hoạch và đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC của Quy hoạch.
- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn ĐMC với đơn vị hoặc tổ chuyên gia lập Quy hoạch nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập Quy hoạch.
- Danh sách (họ tên, học vị, học hàm, chuyên môn được đào tạo) và vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC được thể hiện dưới dạng bảng.
Chương 1
TÓM TẮT NỘI DUNG QUY HOẠCH
1.1. Tên của Quy hoạch
Nêu đầy đủ, chính xác tên của Quy hoạch.
1.2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch
Nêu đầy đủ, chính xác tên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch: tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ Email.
1.3. Mối quan hệ của Quy hoạch được đề xuất với các Chiến lược, Quy hoạch
- Liệt kê các Chiến lược, Quy hoạch đã được phê duyệt có liên quan đến Quy hoạch được đề xuất.
- Phân tích mối quan hệ của Quy hoạch với các Chiến lược, Quy hoạch có liên quan.
1.4. Nội dung của Quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường
Liệt kê các nội dung của Quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường.
Chương 2
PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG BỊ TÁC ĐỘNG BỞI QUY HOẠCH
2.1. Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
2.1.1. Phạm vi không gian
Nêu rõ phạm vi không gian thực hiện ĐMC (phạm vi không gian thực hiện ĐMC là những vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi việc thực hiện Quy hoạch).
2.1.2. Phạm vi thời gian
Nêu rõ phạm vi thời gian thực hiện ĐMC (phạm vi thời gian được nhận dạng, dự báo tác động của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện Quy hoạch).
2.2. Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực có khả năng bị tác động bởi Quy hoạch
2.2.1. Thành phần môi trường
Mô tả tổng quát hiện trạng, diễn biến chất lượng từng thành phần môi trường có khả năng bị tác động bởi Quy hoạch bao gồm: đất, nước (nước mặt, nước dưới đất, nước biển), không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác (nếu có).
2.2.2. Di sản thiên nhiên
Mô tả khái quát quy mô, đặc điểm của các di sản thiên nhiên thuộc vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi Quy hoạch, bao gồm:
- Mô tả khái quát đặc điểm của các hệ sinh thái tự nhiên (hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh...), vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
- Mô tả đặc điểm tự nhiên của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Mô tả khái quát về các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm; loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam phân bố trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi Quy hoạch.
- Thể hiện đặc điểm và phân bố các hệ sinh thái tự nhiên, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trên các bản đồ có tỷ lệ phù hợp (nếu có).
2.2.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội
- Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính thuộc khu vực Quy hoạch (công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và ngành khác) có khả năng chịu tác động bởi Quy hoạch.
- Các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình hạ tầng quan trọng khác có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi Quy hoạch.
- Mô tả về dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu khu vực có các dân tộc thiểu số), mức sống, tỷ lệ hộ nghèo thuộc khu vực có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởi Quy hoạch.
Lưu ý:
- Nội dung trình bày về thành phần môi trường, di sản thiên nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội chỉ tập trung vào đối tượng có khả năng chịu tác động bởi việc thực hiện Quy hoạch.
- Số liệu phải có chuỗi thời gian ít nhất là năm (05) năm tính đến thời điểm thực hiện ĐMC.
- Thông tin, số liệu phải được chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu sẵn có (tham khảo) và kết quả từ các hoạt động điều tra, khảo sát, tham vấn được thực hiện trong quá trình ĐMC.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu Quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường
- Liệt kê các quan điểm, mục tiêu, chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường bao gồm: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; Văn bản pháp luật của Nhà nước; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học; Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh; Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia; Kịch bản biến đổi khí hậu.
- So sánh, đánh giá sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu Quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường trong các văn bản nêu trên. Làm rõ những những vấn đề không phù hợp hoặc mâu thuẫn (nếu có).
3.2. Các vấn đề môi trường chính
Nêu rõ kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của Quy hoạch, trong đó các vấn đề môi trường chính được đánh số thứ tự và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thống nhất ở các phần tiếp theo của báo cáo ĐMC.
3.3. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện Quy hoạch (phương án 0)
- Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện Quy hoạch (phương án 0) trên cơ sở tiếp tục thực hiện các chiến lược và quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt, nhu cầu phát triển của nền kinh tế và bối cảnh thị trường,...
- Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện Quy hoạch.
3.4. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện Quy hoạch
3.4.1. Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính
- Đánh giá tác động của Quy hoạch đến môi trường vùng có thể bị tác động trên cơ sở xác định rõ nguồn phát sinh tác động, cơ chế tác động và đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, mức độ tác động dẫn đến các vấn đề môi trường chính.
- Tổng hợp kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện Quy hoạch.
3.4.2. Đánh giá, dự báo tác động của Quy hoạch đến biến đổi khí hậu và ngược lại
- Việc xác định tác động của Quy hoạch đến biến đổi khí hậu.
- Đánh giá, dự báo tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với Quy hoạch.
3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo
- Xác định và nêu rõ những vấn đề còn không chắc chắn, thiếu tin cậy trong ĐMC, đặc biệt là về dự báo, đánh giá tác động, mức độ nghiêm trọng, phạm vi không gian, thời gian của tác động.
- Lý do, nguyên nhân của từng vấn đề không chắc chắn, thiếu tin cậy như: từ số liệu, dữ liệu (thiếu thông tin, dữ liệu cần thiết; số liệu, dữ liệu quá cũ,.); từ phương pháp đánh giá (sự phù hợp, độ tin cậy của phương pháp.); trình độ chuyên môn và các nguyên nhân khác.
Chương 4
GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH
4.1. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính
Đề ra các giải pháp nhằm duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực do việc thực hiện Quy hoạch. Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến phương án tổ chức thực hiện, cơ quan chủ trì thực hiện và cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp. Có thể tham khảo (nhưng không giới hạn) các giải pháp sau:
- Giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật.
- Giải pháp về tổ chức - quản lý, công nghệ - kỹ thuật.
- Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và các giải pháp khác.
4.2. Định hướng về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện Quy hoạch
- Định hướng áp dụng công cụ quản lý môi trường của Quy hoạch.
- Định hướng phân vùng môi trường (nếu có).
- Định hướng thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong Quy hoạch trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần tập trung đánh giá, nhóm đối tượng có khả năng bị tác động và dự báo khu vực bị tác động.
4.3. Chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch
- Nội dung giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát về bảo vệ môi trường, địa điểm, trách nhiệm giám sát, tổ chức thực hiện thực hiện, nguồn lực cần thiết (nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát).
- Phương án phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện.
- Chế độ báo cáo định kỳ đến cơ quan phê duyệt Quy hoạch: Báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch, thực hiện chương trình quản lý môi trường và kết quả giám sát môi trường đến cơ quan phê duyệt Quy hoạch.
Chương 5
THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
5.1. Thực hiện tham vấn
- Mục tiêu, nội dung, đối tượng được lựa chọn tham vấn và căn cứ để lựa chọn các đối tượng này.
- Mô tả quá trình tham vấn, cách thức tham vấn, trong đó nêu rõ việc tham vấn được thực hiện ở những bước nào trong quá trình thực hiện ĐMC. Trường hợp tham vấn được thực hiện nhiều lần trong quá trình ĐMC, cần nêu rõ nội dung của mỗi lần tham vấn.
5.2. Kết quả tham vấn
- Nêu rõ kết quả tham vấn, trong đó phản ánh đầy đủ các ý kiến tích cực và tiêu cực, các ý kiến đồng thuận, không đồng thuận và các kiến nghị đối với nội dung Quy hoạch, nội dung về bảo vệ môi trường và các ý kiến, kiến nghị khác (nếu có). Các văn bản tham vấn và ý kiến của các đối tượng được tham vấn cần được đưa vào Phụ lục.
- Lập bảng tổng hợp thể hiện các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn và giải trình việc tiếp thu kết quả tham vấn, hoàn thiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (sắp xếp các ý kiến góp ý theo chương, mục liên quan của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược), cụ thể như sau:
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Đối tượng được tham vấn |
Chương 1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 4 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
- Làm rõ các nội dung, ý kiến đã được tiếp thu, không tiếp thu và nêu rõ lý do.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường
Lập bảng tổng hợp thể hiện các vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường, kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục, cụ thể như sau:
TT |
Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường |
Phương hướng và giải pháp khắc phục |
Đơn vị tổ chức thực hiện |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
... |
|
|
|
2. Kết luận
- Kết luận chung về sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Kết luận chung về kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính.
3. Về hiệu quả của ĐMC
Tóm tắt các nội dung của Quy hoạch đã được điều chỉnh, hoàn thiện để bảo đảm sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cụ thể như sau:
- Các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC để điều chỉnh các nội dung của Quy hoạch.
- Các nội dung Quy hoạch đã được điều chỉnh.
- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.
4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện Quy hoạch
Nêu rõ những vấn đề môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê đầy đủ các tài liệu được tham khảo trong quá trình ĐMC và lập báo cáo ĐMC.
Các tài liệu tham khảo phải được thể hiện rõ: tên tác giả (hoặc cơ quan), tên tài liệu, năm xuất bản và cơ quan xuất bản. Tài liệu tham khảo qua internet phải chỉ rõ địa chỉ website.
Mẫu số 02. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(1) __________ Số: /....... V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) (thông tin như Phụ lục đính kèm).
Dự án (2) đã được ... phê duyệt/chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phê duyệt/chấp thuận chủ trương đầu tư).
Hoặc Dự án (2) đã được ... cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Dự án (2) thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư của ..........................................................................................................................................
Địa điểm thực hiện dự án (2): ..........................................................................................................................................
Địa chỉ liên hệ của (1): ..........................................................................................................................................
Điện thoại: ......................; Fax: ...................; E-mail: .......................
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Dự án đầu tư của (2) (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc tài liệu tương đương);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Nơi nhận: - Như trên; - .....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư;
(2) Tên dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).
Phụ lục
(kèm theo Văn bản số..... ngày... tháng.... năm..... của (1))
1. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo liệt kê tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP):
1.1. Là loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
Công suất: Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
1.2. Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: □
- Dự án quan trọng quốc gia □ Nhóm A □ Nhóm B □ Nhóm C □
- Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước (theo liệt kê tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Lớn □ Trung bình □ Nhỏ □
- Thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo:
Thủ tướng Chính phủ □ Bộ TN&MT □ UBND cấp tỉnh/thành phố □
- Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước:
UBND cấp tỉnh/thành phố □ Bộ TN&MT □
2. Thông tin khác:
- Nằm trong nội thành, nội thị của các đô thị: Có □ Không □
- Xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Có □ Không □
- Có sử dụng đất, đất có mặt nước của: khu bảo tồn thiên nhiên □; rừng đặc dụng □; rừng phòng hộ □; rừng tự nhiên □; khu bảo tồn biển □; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản □; vùng đất ngập nước quan trọng □; di sản thiên nhiên khác được xác lập hoặc được công nhận □
- Có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng: Có □ Không □
- Có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: Có □ Không □
- Có yêu cầu di dân, tái định cư: Có □ Không □
Mẫu số 03. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(1) Số: ......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2)
(3)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Xét Văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của (5) về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2);
Theo đề nghị của (6).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, Học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong hội đồng |
1 |
... |
... |
... |
Chủ tịch |
2 |
... |
... |
... |
Phó chủ tịch (nếu có) |
3 |
... |
... |
... |
Uỷ viên thư ký |
4 |
... |
... |
... |
Uỷ viên phản biện |
5 |
... |
... |
... |
Uỷ viên phản biện |
6 |
... |
... |
... |
Uỷ viên |
|
|
|
|
|
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2), chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và gửi kết quả cho (3). Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Chi phí hoạt động của hội đồng thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (6), (7) và các thành viên hội đồng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - (5); - ...........; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
(2) Tên dự án;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu (1);
(4) Tên của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Chủ dự án đầu tư;
(6) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức thẩm định;
(7) Chức danh người đứng đầu của (5).
Mẫu số 04. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Cơ quan cấp trên của chủ dự án (1)
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án (2)
Địa danh (**), tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Tên chủ dự án;
(2) Tên dự án;
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;
(**) Ghi địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.
MỤC LỤC
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Thông tin chung về dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án (mới, mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ hoặc dự án loại khác).
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.4. Trường hợp dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thì phải nêu rõ tên của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và thuyết minh sự phù hợp của dự án với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, đơn vị tư vấn kèm theo danh sách (có chữ ký) của những người tham gia ĐTM.
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Liệt kê các phương pháp ĐTM và các phương pháp khác được sử dụng (nếu có).
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1. Thông tin về dự án:
- Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án
- Phạm vi, quy mô, công suất
- Công nghệ sản xuất (nếu có)
- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Nêu các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
- Nước thải, khí thải:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của bụi, khí thải.
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải nguy hại.
- Tiếng ồn, độ rung (nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng)
- Các tác động khác (nếu có)
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
- Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:
+ Đối với thu gom và xử lý nước thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải); nguồn tiếp nhận; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải; mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
+ Đối với xử lý bụi, khí thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý bụi, khí thải (hệ thống, thiết bị thu gom và xử lý bụi, khí thải); dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn, khu vực phát thải; mục đích tái sử dụng khí đốt sạch sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
- Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải nguy hại phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, dự án có chôn lấp chất thải): phương án được lựa chọn thực hiện; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường (riêng nội dung này phải cụ thể số tiền ký quỹ trong từng lần ký quỹ).
+ Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
+ Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (nếu có): Nêu phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Trường hợp dự án phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường thì thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình.
+ Các công trình, biện pháp khác (nếu có)
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.
Chương 1
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1. Thông tin về dự án
- Tên dự án.
- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án.
- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo hệ tọa độ quốc gia, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án.
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.
- Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
- Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Liệt kê các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:
- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.
- Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.
- Các hoạt động của dự án.
- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; chất thải nguy hại; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.
- Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có).
- Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có).
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.
Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động phải có các thông tin về hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; sự kết nối giữa các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
Liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.
Đối với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, phải làm rõ về nhu cầu, năng lực sử dụng phế liệu; tỷ lệ, khối lượng phế liệu sử dụng được nhập khẩu và thu mua trong nước, đề xuất khối lượng phế liệu nhập khẩu khi dự án vận hành theo công suất thiết kế của dự án.
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Mô tả về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa.
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
Mô tả về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường.
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (không bắt buộc thực hiện đối với dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã có các thủ tục về môi trường)
- Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về các điều kiện tự nhiên phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm các loại dữ liệu về: địa lý, địa chất; khí hậu, khí tượng; số liệu thủy văn, hải văn trong thời gian ít nhất 03 năm gần nhất.
- Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này.
- Tóm tắt các điều kiện về kinh tế - xã hội phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, gồm: các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác); đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, danh lam thắng cảnh đã được xác lập, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.
- Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
Thu thập dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường phục vụ đánh giá tác động môi trường của dự án, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt, nước biển, nước dưới đất, môi trường đất vùng tiếp nhận nước thải của dự án.
Đo đạc, lấy mẫu phân tích về hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án. Đối với dự án có liên quan đến phóng xạ phải đo đạc môi trường phóng xạ tự nhiên. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi trường.
Tổng hợp dữ liệu thu thập và kết quả đo đạc, phân tích để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học (không yêu cầu đối với dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương)
Thu thập, tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án và xung quanh dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu (nếu có): các loại rừng, danh mục các loài thực vật, động vật, tài nguyên sinh vật biển và đất ngập nước ven biển, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy và tài nguyên thủy, hải sản khác.
Đối với dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển phải có thêm số liệu điều tra, khảo sát đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án, lưu ý đến các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu, hệ sinh thái rừng tự nhiên, san hô, cỏ biển (nếu có).
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án
Liệt kê, mô tả các đối tượng bị tác động bởi dự án và các yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
- Các tác động môi trường liên quan đến chất thải:
+ Tác động do nước thải;
+ Tác động do bụi, khí thải;
+ Tác động do chất thải rắn sinh hoạt;
+ Tác động do chất thải rắn thông thường;
+ Tác động do chất thải nguy hại.
- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.
- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).
- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.
Yêu cầu:
- Với mỗi tác động cần xác định quy mô tác động để tập trung dự báo, đánh giá và giảm thiểu các tác động chính, đặc thù của loại hình và vị trí dự án.
- Đối với tác động có liên quan đến chất thải:
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
- Đối với tác động không liên quan đến chất thải: cần nêu cụ thể các tác động và đối tượng bị tác động.
- Việc đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào các nội dung chính sau đây:
+ Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, mặt nước, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa (nếu có);
+ Khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị (nếu thuộc phạm vi dự án);
+ Thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng);
+ Làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
- Đối với nước thải: chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
+ Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có).
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường (bao gồm chất thải xây dựng) và chất thải nguy hại: quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
- Đối với bụi, khí thải: các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Đối với tiếng ồn, độ rung: các công trình, biện pháp giảm ồn, rung.
- Đối với xói lở, bồi lắng, nước mưa chảy tràn (nếu có): quy mô, vị trí, biện pháp ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, kiểm soát nước mưa chảy tràn.
- Đối với các tác động đến đa dạng sinh học (nếu có).
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có).
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
Việc đánh giá tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:
- Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải:
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải, bụi và khí thải; so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt; thông tin về không gian và thời gian tác động của chất thải này.
+ Mô tả nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Mô tả thông tin về không gian và thời gian tác động của các chất thải này.
- Xác định nguồn phát sinh và mức độ của tiếng ồn, độ rung.
- Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác (nếu có).
- Đối với dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.
- Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án.
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
Yêu cầu: trên cơ sở kết quả đánh giá các tác động tại Mục 3.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp (trên cơ sở liệt kê, so sánh các thiết bị, công nghệ đang được sử dụng), đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) Đối với công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải;
- Các thông số cơ bản của công trình xử lý nước thải (dự thảo bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc dự thảo thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước (sau đây gọi tắt là dự thảo bản vẽ thiết kế) đính kèm tại Phụ lục II báo cáo);
- Nguồn tiếp nhận; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có);
- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
b) Đối với công trình xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải;
- Các thông số cơ bản của công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo);
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có);
- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
c) Đối với công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại):
- Thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình quản lý, xử lý chất thải;
- Các thông số cơ bản của công trình quản lý, xử lý chất thải, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).
d) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
đ) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Mô tả phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tương ứng với các nội dung đã được nhận dạng tại mục 3.2.1 ở trên.
- Trường hợp phải xây dựng, lắp đặt công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải phải có thuyết minh về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các thông số cơ bản của công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kèm theo dự thảo bản vẽ thiết kế (chi tiết được nêu tại Phụ lục II báo cáo).
e) Công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu với các dự án thủy điện, hồ chứa nước.
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác tới môi trường (nếu có).
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.
- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo
Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo về các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường.
Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).
Chương 4
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học)
4.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
4.1.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch sử dụng đất sau khai thác (nếu có) tổ chức, cá nhân phải xây dựng tối thiểu 02 phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Đối với mỗi phương án cải tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường (ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường; lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
4.1.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thiết kế các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
4.1.3. Kế hoạch thực hiện
- Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
- Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
- Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
- Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
4.1.4. Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4.2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
4.2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường. Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
4.2.2. Nội dung cải tạo môi trường
Từ giải pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
4.2.3. Kế hoạch thực hiện
Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo môi trường.
Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường.
Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực ô chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống xử lý nước thải |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống xử lý khí thải |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hệ thống quan trắc, giám sát môi trường |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
4.2.4. Dự toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị nhận ký quỹ:
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4.3. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
Chương 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp dưới dạng bảng như sau:
Các giai đoạn của dự án |
Các hoạt động của dự án |
Các tác động môi trường |
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường |
Thời gian thực hiện và hoàn thành |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Thi công, xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vận hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cải tạo phục hồi môi trường (đối với các dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải) |
|
|
|
|
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án
Chương trình quan trắc, giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công, xây dựng; (2) Dự kiến khi vận hành và (3) Cải tạo phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải), cụ thể như sau:
- Quan trắc nước thải và khí thải: lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải trước và sau xử lý; vị trí các điểm quan trắc phải được mô tả rõ.
- Quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (đối với trường hợp phải lắp đặt).
- Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại: giám sát khối lượng phát sinh; phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh để quản lý theo quy định,...
- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ hoặc một số loại hình đặc thù theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ.
- Quan trắc, giám sát môi trường khác (nếu có).
- Đối với giai đoạn vận hành dự án, chương trình quản lý và giám sát môi trường có thể được điều chỉnh trong quá trình cấp giấy phép môi trường (nếu có).
Chương 6
KẾT QUẢ THAM VẤN
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: cơ quan quản lý trang thông tin điện tử; đường dẫn trên internet tới nội dung được tham vấn; thời điểm và thời gian đăng tải theo quy định.
6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có): thời điểm, thời gian niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan; thời điểm họp tham vấn; thành phần tham dự họp tham vấn (đính kèm biên bản họp tham vấn tại Phụ lục III).
6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định (nếu có): liệt kê các văn bản do chủ dự án gửi đến các cơ quan, tổ chức để tham vấn và văn bản phản hồi của các cơ quan, tổ chức được tham vấn (nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của các văn bản); nêu rõ các trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan, tổ chức được tham vấn trong thời gian quy định kèm theo minh chứng về việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này.
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn và giải trình việc tiếp thu kết quả tham vấn, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (sắp xếp các ý kiến góp ý theo chương, mục liên quan của báo cáo đánh giá tác động môi trường), cụ thể như bảng sau:
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/đối tượng quan tâm |
I |
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử |
||
Chương 1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
II |
Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có) |
||
Chương 1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
III |
Tham vấn bằng văn bản (nếu có) |
||
Chương 1 |
|
|
|
... |
|
|
|
Chương 6 |
|
|
|
Các ý kiến khác |
|
|
|
II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Mô tả việc tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình (nếu có). Lập bảng thể hiện các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức chuyên môn và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (các văn bản liên quan đến tham vấn được chuyên gia, nhà khoa học được đính kèm tại Phụ lục III).
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học |
I |
Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học |
||
1 |
..................... |
..................... |
|
2 |
..................... |
..................... |
|
II |
Tham vấn tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình (đối với các dự án phải tham vấn theo quy định) |
||
1 |
..................... |
..................... |
|
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận: phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; các biện pháp giảm thiểu tác động tương ứng; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.
2. Kiến nghị: kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án (nếu có).
3. Cam kết của chủ dự án đầu tư
- Cam kết về độ chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Cam kết có biện pháp, kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; thực hiện đầy đủ các ý kiến đã tiếp thu trong quá trình tham vấn; chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.
- Cam kết đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Chỉ liệt kê các tài liệu có sử dụng để trích dẫn trong báo cáo ĐTM)
PHỤ LỤC I
- Bản sao các văn bản của cấp có thẩm quyền về quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
- Bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy tờ tương đương của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Bản sao các văn bản pháp lý khác liên quan đến dự án.
- Bản sao các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện.
- Đối với dự án khai thác khoáng sản phải có thêm các bản vẽ sau đây: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
PHỤ LỤC II
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (đối với các dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước); công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có).
- Thuyết minh và kết quả tính toán của các mô hình sử dụng (nếu có).
PHỤ LỤC III
Bản sao của các hồ sơ sau:
- Các văn bản của chủ dự án gửi lấy ý kiến tham vấn.
- Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến.
- Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân.
- Văn bản tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học và bản nhận xét của các chuyên gia hoặc biên bản họp hội thảo tham vấn chuyên gia.
- Văn bản tham vấn các tổ chức chuyên môn.
- Văn bản cho ý kiến về kết quả tính toán của mô hình.
Lưu ý:
- Nội dung của báo cáo ĐTM được hướng dẫn theo mẫu chung trên đây. Tùy từng dự án cụ thể, nội dung của báo cáo ĐTM có thể được bổ sung thêm các nội dung đặc thù hoặc lược bỏ những nội dung không liên quan.
- Các trích dẫn trong báo cáo ĐTM phải chỉ rõ nguồn.
Mẫu số 04a. Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Tên dự án: ............................................................................................
Thời gian họp: ngày .............. tháng ............. năm ..............
Địa chỉ nơi họp: .....................................................................................
1. Thành phần dự họp:
1.1. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án chủ trì cuộc họp và chỉ định người ghi biên bản cuộc họp.
1.2. Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.
1.3. Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
1.4. Thành phần dự họp: (cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra; cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường).
Lưu ý: lập bảng danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ/nghề nghiệp, địa chỉ, chữ ký của những người dự họp.
2. Nội dung và diễn biến cuộc họp: (yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của cuộc họp; ghi đầy đủ, trung thực các ý kiến của cộng đồng dân cư, cá nhân, những nội dung mà chủ đầu tư cam kết tiếp thu và giải trình).
2.1. Người chủ trì cuộc họp thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần dự họp.
2.2. Đại diện chủ dự án trình bày nội dung tham vấn: vị trí thực hiện dự án đầu tư, tác động môi trường của dự án đầu tư; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
2.3. Ý kiến của cộng đồng dân cư với Chủ dự án, Ủy ban nhân dân cấp xã về các nội dung tham vấn.
2.4. Đại diện chủ dự án tiếp thu, giải trình rõ các ý kiến của cộng đồng: (nêu rõ các nội dung sẽ tiếp thu, giải trình về các nội dung tham vấn).
3. Người chủ trì cuộc họp tổng hợp nội dung cuộc họp, kiến nghị của cộng đồng dân cư và tuyên bố kết thúc cuộc họp.
ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ (Chữ ký)
Họ và tên |
ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN (Chữ ký)
Họ và tên |
Mẫu số 04b. Văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lấy ý kiến cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi
(1)
Số: .... V/v lấy ý kiến xả nước thải vào công trình thủy lợi để phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Thực hiện điểm d khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường, (1) gửi đến (3) thông tin về việc xả nước thải vào công trình thủy lợi của dự án (2), cụ thể như sau:
1. Công trình thủy lợi tiếp nhận nước thải:
2. Vị trí xả nước thải:
3. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: ............................... m3/ngày đêm.
4. Quy chuẩn áp dụng:
Đề nghị quý Cơ quan có ý kiến bằng văn bản và gửi về (1) (nêu chi tiết địa chỉ liên hệ) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản này. Trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: - Như trên; - ...........; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
(2) Tên dự án;
(3) Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi;
Mẫu số 04c. Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(1) __________ Số: .... V/v phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được Văn bản số... ngày... tháng... năm... của (3) về việc lấy ý kiến về việc xả nước thải vào công trình thủy lợi để phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2). Sau khi xem xét, (1) có ý kiến về các nội dung cụ thể như sau:
1. Công trình thủy lợi tiếp nhận nước thải:
2. Vị trí xả nước thải:
3. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: ............................... m3/ngày đêm.
4. Quy chuẩn áp dụng:
Kết luận: đồng thuận về việc xả nước thải vào công trình thủy lợi; trường hợp không đồng thuận, (1) nêu rõ lý do và đề xuất hướng xử lý.
Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nêu trên./.
Nơi nhận: - Như trên; - ...........; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi;
(2) Tên dự án;
(3) Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Mẫu số 05. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án
Tên dự án:
Thời gian khảo sát: ................. ngày... tháng... năm...
1. Thành phần tham gia:
- Các thành viên Đoàn khảo sát (ghi rõ: Trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu có), thành viên đoàn).
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương (nếu có).
- Đại diện chủ dự án.
2. Nội dung khảo sát:
2.1. Thông tin chung về dự án trên thực tế:
- Vị trí khu vực thực hiện dự án;
- Hiện trạng khu vực thực hiện dự án.
- Các đối tượng nhạy cảm về môi trường xung quanh, khu vực thực hiện dự án (nếu có).
2.2. Các vấn đề môi trường chính cần quan tâm của dự án.
3. Ý kiến của thành viên Đoàn khảo sát:
..............................................................................................................................
4. Ý kiến của đại diện chủ dự án:
..............................................................................................................................
5. Kết luận của Trưởng Đoàn khảo sát:
..............................................................................................................................
Biên bản được hoàn thành vào hồi... giờ... ngày... tháng... năm... đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe; đã được thống nhất giữa các bên liên quan và được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau./.
Đại diện chủ dự án (Chữ ký) Họ và tên |
Trưởng Đoàn khảo sát (Chữ ký) Họ và tên |
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương (nếu có) (Chữ ký) Họ và tên |
Mẫu số 06. Bản nhận xét báo cáo đánh giá tác động môi trường
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Thông tin của thành viên hội đồng thẩm định:
1. Họ và tên người nhận xét:
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác:
3. Nơi công tác: tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail
4. Chức danh trong hội đồng:
5. Tên dự án:
II. Ý kiến thẩm định:
1. Nhận xét về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường:
TT |
Nội dung thẩm định |
Đánh giá từng nội dung (Chọn 1 trong 3 mức đánh giá): (1) Đạt yêu cầu; (2) Cần hoàn thiện; (3) Không đạt yêu cầu |
Nêu rõ lý do trong trường hợp đánh giá mức (2) hoặc (3) |
1 |
Sự phù hợp của dự án đối với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; căn cứ pháp lý, kỹ thuật của Dự án |
|
|
2 |
Sự phù hợp của các phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có) |
|
|
3 |
Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định công nghệ, các hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường |
|
|
4 |
Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư |
|
|
5 |
Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường |
|
|
6 |
Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư |
|
|
7 |
Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư |
|
|
2. Nhận xét về các nội dung khác ngoài mục 1 nêu trên và câu hỏi (nếu có):
..............................................................................................................................
3. Những yêu cầu đối với dự án khi xem xét phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM:
..............................................................................................................................
III. Kết luận (nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua):
..............................................................................................................................
(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày... tháng... năm...
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Chữ ký)
Họ và tên
Lưu ý:
- Thành viên hội đồng có thể nhận xét chi tiết theo từng nội dung của mục Nhận xét về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đối với thành viên hội đồng là ủy viên phản biện, ngoài các nội dung nhận xét trên phải có đánh giá chi tiết về nội dung chuyên môn, kỹ thuật của báo cáo ĐTM theo tính chất của dự án đầu tư.
Mẫu số 07. Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(1) __________ (đóng dấu treo của cơ quan thành lập hội đồng hoặc cơ quan được giao tổ chức thẩm định) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
PHIẾU THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Họ và tên: ...
2. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax)
3. Lĩnh vực chuyên môn: (chỉ ghi tối đa 02 lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm nhất và liên quan đến việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường)
4. Chức danh trong Hội đồng thẩm định: ...
5. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định: số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...
6. Tên dự án:...
7. Ý kiến thẩm định về báo cáo đánh giá tác động môi trường (lựa chọn bằng cách ký tên vào 01 trong 03 mức: 7.1; 7.2 hoặc 7.3 sau đây):
7.1. Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung:
7.2. Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:
7.3. Không thông qua:
8. Các nội dung cập nhật, thay đổi so với bản nhận xét (nếu có)
..............................................................................................................................
9. Kiến nghị và yêu cầu đối với dự án khi xem xét phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
..............................................................................................................................
(Địa danh nơi họp), ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI VIẾT PHIẾU THẨM ĐỊNH
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan thẩm định hoặc cơ quan được giao tổ chức thẩm định.
Mẫu số 08. Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Phiên họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tên dự án:
Quyết định thành lập hội đồng thẩm định số... ngày ... tháng ... năm ... của ... ban hành.
Thời gian họp: ngày ... tháng ... năm ...
Địa chỉ nơi họp: ...
1. Thành phần tham dự phiên họp hội đồng thẩm định:
1.1. Hội đồng thẩm định
- Thành viên hội đồng có mặt: (chỉ nêu số lượng thành viên hội đồng có mặt)
- Thành viên hội đồng vắng mặt: (ghi rõ số lượng kèm theo họ tên, chức danh trong hội đồng của tất cả các thành viên vắng mặt, nêu rõ có lý do hoặc không có lý do; trường hợp uỷ quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản uỷ quyền)
1.2. Chủ dự án: (ghi rõ họ, tên, chức vụ tất cả các thành viên của chủ dự án tham dự họp; trường hợp uỷ quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên, ngày tháng của văn bản uỷ quyền)
1.3. Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: (ghi rõ họ tên, học vị và chức vụ của đại diện đơn vị tư vấn tham dự họp)
1.4. Đại biểu tham dự: ...
2. Nội dung và diễn biến phiên họp: (Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của phiên họp hội đồng, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia phiên họp hội đồng thẩm định)
2.1. Ủy viên Thư ký thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì phiên họp (Chủ tịch hội đồng hoặc Phó chủ tịch hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch hội đồng ủy quyền) điều hành phiên họp
2.2. Chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường: (ghi những nội dung chính được chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày, đặc biệt chú trọng vào các nội dung trình bày khác so với báo cáo đánh giá tác động môi trường)
2.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên hội đồng với chủ dự án và đơn vị tư vấn về nội dung của dự án và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường: (ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi)
2.4. Ý kiến nhận xét về báo cáo của các thành viên hội đồng
2.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có)
2.6. Ý kiến phản hồi của chủ dự án
3. Kết luận phiên họp
3.1. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định: được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, trong đó người chủ trì phiên họp kết luận theo các nội dung thẩm định quy định tại khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường kèm theo những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung (nếu có), cụ thể như sau:
- Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
- Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
- Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
- Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
3.2. Ý kiến khác của các thành viên hội đồng thẩm định (nếu có): ...
3.3. Ý kiến của chủ dự án về kết luận của hội đồng: ...
3. 4. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:
- Số phiếu thông qua báo cáo không cần chỉnh sửa, bổ sung: ...
- Số phiếu thông qua báo cáo với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: ...
- Số phiếu không thông qua báo cáo: ...
4. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Chữ ký)
Họ và tên |
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG (Chữ ký)
Họ và tên |
Ghi chú:
Chủ tịch hội đồng và Thư ký hội đồng ký phía dưới của từng trang biên bản (trừ trang cuối).
Mẫu số 09. Thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
(1) __________ Số: .... V/v thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) kèm theo Văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của (3). Căn cứ kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, (1) thông báo và đề nghị như sau:
1. Kết quả thẩm định: ... (nêu rõ 01 trong 03 kết quả: a) thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; b) thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; c) không thông qua) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) (có bản sao Biên bản họp Hội đồng thẩm định được gửi kèm).
2. Đề nghị (3) ...
- Trường hợp kết quả thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung:
(3) thực hiện thủ tục đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) theo quy định.
- Trường hợp kết quả thẩm định thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: (3) chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình; hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) theo nội dung biên bản họp hội đồng thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến theo quy định của pháp luật (nếu có). Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) sau khi chỉnh sửa, bổ sung, giải trình gửi về (1) để được xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày có Văn bản thông báo kết quả thẩm định này, gồm:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, (3) ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục kèm theo đĩa CD trong đó chứa tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).
- Trường hợp kết quả thẩm định không thông qua: cơ quan thẩm định nêu rõ lý do.
(1) thông báo để (3) biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - ......; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan thẩm định hoặc cơ quan được giao tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
(2) Tên dự án;
(3) Chủ dự án đầu tư;
Mẫu số 10. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2)
(3)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Xét Văn bản số... ngày... tháng... năm... của (5) về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2);
Theo đề nghị của (5).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) (sau đây gọi là Dự án) của (6) (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại (7) với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: - Chủ dự án; - .....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (2)
(Kèm theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của (3))
1. Thông tin về dự án:
1.1. Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án đầu tư
1.2. Phạm vi, quy mô, công suất
1.3. Công nghệ sản xuất (nếu có)
1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư
1.5. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)
2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Nêu các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án
3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư:
3.1. Nước thải, khí thải:
- Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải;
- Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của bụi, khí thải.
3.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
- Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt;
- Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường;
- Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải nguy hại.
3.3. Tiếng ồn, độ rung (nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng)
3.4. Các tác động khác (nếu có)
4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư:
4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:
4.1.1. Đối với thu gom và xử lý nước thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải); nguồn tiếp nhận; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải; mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
4.1.2. Đối với xử lý bụi, khí thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý bụi, khí thải (hệ thống, thiết bị thu gom và xử lý bụi, khí thải); dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn, khu vực phát thải; mục đích tái sử dụng khí đốt sạch sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
4.2. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
4.2.1. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
4.2.2. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải nguy hại phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
4.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
4.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
4.4.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, dự án có chôn lấp chất thải): phương án được lựa chọn thực hiện; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường (riêng nội dung này phải cụ thể số tiền ký quỹ trong từng lần ký quỹ).
4.4.2. Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
4.4.3. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (nếu có): Nêu phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Trường hợp dự án phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường thì thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình.
4.4.4. Các công trình, biện pháp khác (nếu có)
5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án đầu tư: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án đầu tư.
6. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác (nếu có).
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của dự án;
(2) Tên dự án;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu (1);
(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức thẩm định;
(6) Chủ dự án đầu tư;
(7) Địa điểm thực hiện dự án.
Mẫu số 11. Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
Phần I:
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
MỞ ĐẦU
Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương I.
KHÁI QUÁT CHUNG
I. Thông tin chung
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ liên lạc:
- Điện thoại: ................... Fax: ................
- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư).
- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.
II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Cơ sở pháp lý:......
Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.
Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.
III. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Công tác khai thác khoáng sản
- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.
- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.
- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.
- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa, trình tự khai thác và hệ thống khai thác.
- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ, công tác đổ thải và thoát nước mỏ.
- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng, thiết kế cơ sở đã lựa chọn.
2. Hiện trạng môi trường
- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình..., điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.
- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương II.
CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự cố môi trường,...).
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:
Ip = (Gm - Gp)/Gc
Trong đó:
+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;
+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;
+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);
Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.
III. Kế hoạch thực hiện
Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT |
Tên công trình |
Khối lượng/ đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
Thời gian thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
I.1 |
Đối với khai thác lộ thiên |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
..... |
|
|
|
|
|
|
I.2 |
Đối với khai thác hầm lò |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cải tạo đường lò, cửa lò khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Hệ thống thoát nước khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
II |
Khu vực bãi thải |
|
|
|
|
|
|
1 |
San gạt khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
... |
.... |
|
|
|
|
|
|
III |
Khu vực SCN và phụ trợ |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tháo dỡ khu A |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng cây khu A |
|
|
|
|
|
|
.... |
..... |
|
|
|
|
|
|
IV |
Công tác khác |
|
|
|
|
|
|
... |
..... |
|
|
|
|
|
|
Chương III.
DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn.
- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.
II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ
Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn.
III. Đơn vị nhận ký quỹ
Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).
Chương IV.
CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN
I. Cam kết của tổ chức, cá nhân
Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:
- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;
- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;
- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;
- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;
- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.
II. Kết luận
Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Phần II:
CÁC PHỤ LỤC
1. Phụ lục các bản vẽ
TT |
Tên bản vẽ |
1 |
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000) |
2 |
Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000) |
3 |
Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác |
4 |
Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000) |
5 |
Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật |
6 |
Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000) |
7 |
Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm |
8 |
Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000) |
9 |
Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường |
10 |
Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường |
2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan
- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường đơn giản/đề án bảo vệ môi trường chi tiết/quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản/ giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác và thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);
- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).
Mẫu số 12. Văn bản đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
(1)
Số: .... V/v đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ dự án đầu tư/cơ sở của (2) thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường thuộc đối tượng tại điểm ... khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.
- Địa chỉ: .............;
- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...
Xin gửi quý (3) hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm:
- Thuyết minh phương án kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Chúng tôi cam kết bảo đảm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu trong các báo cáo, tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của (2).
Nơi nhận: - Như trên; - ....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân;
(2) Tên dự án/cơ sở;
(3) Cơ quan thẩm định;
Mẫu số 13. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
(1) __________ Số: ......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của (2)
(3)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Xét Văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của (5) về việc đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của (2);
Theo đề nghị của (6).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của (2) gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, Học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong hội đồng |
1 |
... |
... |
... |
Chủ tịch |
2 |
... |
... |
... |
Phó chủ tịch (nếu có) |
3 |
... |
... |
... |
Uỷ viên thư ký |
4 |
... |
... |
... |
Uỷ viên phản biện |
5 |
... |
... |
... |
Uỷ viên phản biện |
6 |
... |
... |
... |
Uỷ viên |
... |
... |
... |
... |
... |
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của (2), chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và gửi kết quả cho (3).
Điều 3. Chi phí hoạt động của hội đồng thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (6) và các thành viên hội đồng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Chủ dự án; - ......; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan thẩm định;
(2) Tên dự án/cơ sở;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu (1);
(4) Tên của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Chủ dự án đầu tư/cơ sở;
(6) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức thẩm định.
Mẫu số 14. Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
Tên dự án:
Quyết định thành lập hội đồng thẩm định số... ngày ... tháng ... năm ... của ... ban hành.
Thời gian họp: ngày ... tháng ... năm ...
Địa chỉ nơi họp: ...
1. Thành phần tham dự phiên họp hội đồng thẩm định:
1.1. Hội đồng thẩm định
- Thành viên hội đồng có mặt: (chỉ nêu số lượng thành viên hội đồng có mặt)
- Thành viên hội đồng vắng mặt: (ghi rõ số lượng kèm theo họ tên, chức danh trong hội đồng của tất cả các thành viên vắng mặt, nêu rõ có lý do hoặc không có lý do; trường hợp uỷ quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản uỷ quyền)
1.2. Chủ dự án: (ghi rõ họ, tên, chức vụ tất cả các thành viên của chủ dự án tham dự họp; trường hợp uỷ quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên, ngày tháng của văn bản uỷ quyền)
1.3. Đơn vị tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường: (ghi rõ họ tên, học vị và chức vụ của đại diện đơn vị tư vấn tham dự họp)
1.4. Đại biểu tham dự: ...
2. Nội dung và diễn biến phiên họp: (Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của phiên họp hội đồng, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia phiên họp hội đồng thẩm định)
2.1. Ủy viên Thư ký thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì phiên họp (Chủ tịch hội đồng hoặc Phó chủ tịch hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch hội đồng ủy quyền) điều hành phiên họp
2.2. Chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày nội dung báo cáo: (ghi những nội dung chính được chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày, đặc biệt chú trọng vào các nội dung trình bày khác so với phương án cải tạo, phục hồi môi trường)
2.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên hội đồng với chủ dự án và đơn vị tư vấn về nội dung của dự án và nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường: (ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi)
2.4. Ý kiến nhận xét về báo cáo của các thành viên hội đồng
2.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có)
2.6. Ý kiến phản hồi của chủ dự án
3. Kết luận phiên họp
3.1. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định: được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, trong đó người chủ trì phiên họp kết luận theo các nội dung thẩm định quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường kèm theo những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung (nếu có), cụ thể như sau:
- Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các quy định hiện hành;
- Sự phù hợp của nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh (nếu có), quy hoạch sử dụng đất có liên quan;
- Cơ sở tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ khối lượng và dự toán kinh phí, tính phù hợp của phương thức ký quỹ.
3.2. Ý kiến khác của các thành viên hội đồng thẩm định (nếu có): ...
3.3. Ý kiến của chủ dự án về kết luận của hội đồng: ...
4. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:
4.1. Số phiếu thông qua báo cáo không cần chỉnh sửa, bổ sung: ...
4.2. Số phiếu thông qua báo cáo với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: ...
4.3. Số phiếu không thông qua báo cáo: ...
4. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (ký, ghi họ tên) |
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG (ký, ghi họ tên) |
Ghi chú:
Chủ trì phiên họp và Thư ký hội đồng ký phía dưới của từng trang biên bản (trừ trang cuối).
Mẫu số 15. Bản nhận xét phương án cải tạo, phục hồi môi trường
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Thông tin của thành viên hội đồng thẩm định:
1. Họ và tên người nhận xét:
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác:
3. Nơi công tác: tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail
4. Chức danh trong hội đồng:
5. Tên dự án:
II. Ý kiến thẩm định:
1. Nhận xét về nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (CPM):
TT |
Nội dung thẩm định |
Chọn 1 trong 3 mức đánh giá: (1) Đạt yêu cầu; (2) Cần hoàn thiện; (3) Không đạt yêu cầu |
Nội dung nhận xét trong trường hợp đánh giá mức (2) hoặc (3) |
1 |
Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các quy định hiện hành; |
|
|
2 |
Sự phù hợp của nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh (nếu có), quy hoạch sử dụng đất có liên quan; |
|
|
3 |
Cơ sở tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ khối lượng và dự toán kinh phí, tính phù hợp của phương thức ký quỹ. |
|
|
2. Nhận xét khác mục 1 nêu trên và câu hỏi (nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Những yêu cầu đối với dự án khi xem xét phê duyệt kết quả thẩm định CPM:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
III. Kết luận (nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua):
..............................................................................................................................
(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày... tháng... năm ...
NGƯỜI NHẬN XÉT
(ký, ghi họ tên)
Mẫu số 16. Phiếu thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường
(1) __________ (được đóng dấu treo của cơ quan thẩm định thành lập hội đồng hoặc cơ quan được giao thẩm định) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
PHIẾU THẨM ĐỊNH
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1. Họ và tên: ...
2. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax)
3. Lĩnh vực chuyên môn: (chỉ ghi tối đa hai (02) lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm nhất và liên quan đến việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường)
4. Chức danh trong hội đồng thẩm định: ...
5. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định: số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...
6. Tên dự án:.
7. Ý kiến thẩm định về phương án cải tạo, phục hồi môi trường (lựa chọn bằng cách ký tên vào 01 trong 03 mức: 7.1; 7.2 hoặc 7.3 sau đây):
7.1. Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung:
7.2. Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:
7.3. Không thông qua:
8. Các nội dung cập nhật, thay đổi so với bản nhận xét (nếu có)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
(Địa danh nơi họp), ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI VIẾT PHIẾU THẨM ĐỊNH
(ký, ghi họ tên)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan thẩm định hoặc cơ quan được giao tổ chức thẩm định.
Mẫu số 17. Thông báo kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
(1) __________ Số: .... V/v thông báo kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án (2) kèm theo Văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của (3). Căn cứ kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, (1) thông báo và đề nghị như sau:
1. Kết quả thẩm định: ... (nêu rõ 01 trong 03 kết quả: a) thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; b) thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; c) không thông qua) phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án (2) (có bản sao biên bản họp hội đồng thẩm định được gửi kèm).
2. Đề nghị (3) ...
- Trường hợp kết quả thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung:
(3) thực hiện thủ tục đề nghị phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án (2) theo quy định.
- Trường hợp kết quả thẩm định thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: (3) chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình; hoàn thiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án (2) theo nội dung biên bản họp hội đồng thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến theo quy định của pháp luật (nếu có). Hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án (2) sau khi chỉnh sửa, bổ sung, giải trình gửi về (1) để được xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án, gồm:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định;
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được đóng quyển gáy cứng, (3) ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục kèm theo đĩa CD trong đó chứa tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).
- Trường hợp kết quả thẩm định không thông qua: cơ quan thẩm định nêu rõ lý do.
(1) thông báo để (3) biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - ........; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan thẩm định hoặc cơ quan được giao tổ chức thẩm định;
(2) Tên dự án/cơ sở;
(3) Chủ dự án/cơ sở;
(4) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định.
Mẫu số 18. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án/cơ sở
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án/Cơ sở (2)
(3)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Xét Văn bản số... ngày... tháng... năm... của (5) về kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án/cơ sở (2);
Theo đề nghị của (5).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án/cơ sở (2) (sau đây gọi là Dự án) của (6) (sau đây gọi là Chủ dự án) với các nội dung cụ thể như sau:
a) Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường:
b) Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ:
- Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường là:
- Số lần ký quỹ: ... lần
+ Lần 1, số tiền:.....;
+ Lần .., số tiền: .....;
- Đơn vị nhận ký quỹ:
Số tiền nêu trên chưa bao gồm yếu tố trượt giá sau năm ... (năm phê duyệt phương án).
Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, những nội dung trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường và những yêu cầu bắt buộc sau đây:
1 ........
2 ........
Điều 3. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường, chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt theo các yêu cầu của Quyết định này và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 4. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường ...(2)... và những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2 và Điều 3 của Quyết định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xác nhận thực hiện công tác ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: - Chủ dự án; - .....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp quyết định phê duyệt;
(2) Tên dự án/cơ sở;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan cấp quyết định phê duyệt;
(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ....(1).....;
(5) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức thẩm định;
(6) Chủ dự án/cơ sở.
Mẫu số 19. Giấy xác nhận đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
....(1)....
Số: .... /QBVMT-.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
GIẤY XÁC NHẬN
ĐÃ KÝ QUỸ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Lần thứ ...)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số/QĐ-....của....(cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) ngày..... tháng.... năm..... Về việc phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.(2)...
.. .(1)... xác nhận: Tên tổ chức, cá nhân:
Địa chỉ:
Điện thoại: ................... Fax: ................
Tài khoản: tại Ngân hàng:
Đại diện: Chức vụ:
Đã nộp số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, số tiền nộp lần thứ ................. là: .............. (Bằng chữ: ...............................) vào tài khoản của Quỹ Bảo vệ môi trường ... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định cho:
- Tên phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung:
- Địa điểm:
- Giấy phép khai thác khoáng sản số ... ngày. tháng .....năm..... ... do cấp
- Thời hạn của Giấy phép từ ngày đến ngày..... tháng.... năm....
Nơi nhận: - Tổ chức, cá nhân; - Cơ quan phê duyệt phương án; - ....; - Lưu: VT. |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên Quỹ Bảo vệ môi trường nơi ký quỹ;
(2) Tên đầy đủ của phương án;
(3) Tên Tổ chức, cá nhân;
Mẫu số 20. Hướng dẫn nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
I. Đối với mỏ khai thác lộ thiên không có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ
1. Khai trường khi kết thúc khai thác
a) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước tự chảy: tạo hệ thống lưu, thoát nước và trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường. Trường hợp để lại thành hồ chứa nước phải có hệ thống lưu thông nước với các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn và cải tạo bờ moong, đưa các tầng kết thúc về trạng thái an toàn và đảm bảo kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dày xung quanh hơn định mức trồng cây thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước tự chảy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo hệ thống lưu, thoát nước và trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn kỹ thuật; xây dựng bờ kè và hệ thống thoát nước; trồng cây và phủ xanh toàn bộ đáy moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
c) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng hoặc cắt tầng, phủ đất để trồng cây hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; xây dựng hệ thống thoát nước bề mặt; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.
2. Khu vực xung quanh khai trường
a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng quy chuẩn kỹ thuật; phủ đất để trồng cây;
b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt tầng; xây dựng hệ thống thu gom nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng các dốc nước từ trên đỉnh xuống chân núi nhằm thoát nước; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.
3. Bãi thải đất đá
Tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải đảm bảo bền vững; hệ thống thu gom nước các mặt tầng thải xuống chân tầng bãi thải; phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải (cây bụi và cây thân gỗ).
4. Bãi thải quặng đuôi
a) Đối với các bãi thải quặng đuôi dạng thô, rắn, dễ thoát nước: san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi thải; xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước chảy tràn;
b) Đối với các hồ thải quặng đuôi, khó thoát nước, không có khả năng hoàn thổ phủ xanh: xây dựng đê, đập tràn vĩnh viễn đảm bảo an toàn - kỹ thuật và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ quặng đuôi đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra ngoài môi trường; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; xây dựng hàng rào kiên cố, trồng cây xen dày và lắp đặt biển báo nguy hiểm xung quanh.
5. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản
Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.
6. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản
Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường.
II. Đối với mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ tạo dòng thải axit; có phát sinh thành phần nguy hại
Tất cả các mỏ khai thác khoáng sản rắn có thành phần khoáng vật sulfua, phát sinh dòng thải axit mỏ và các mỏ khoáng sản có chất thải mỏ phát sinh có thành phần nguy hại vượt ngưỡng theo quy định hiện hành phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường nghiêm ngặt như sau:
1. Khai trường khi kết thúc khai thác
a) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước tự chảy: thực hiện lấp đầy đến mức có thể so với địa hình xung quanh; tạo độ nghiêng thích hợp để thu gom nước chảy tràn; phủ đất và trồng cây trên toàn bộ khai trường; xây dựng hệ thống thoát nước bề mặt.
Trường hợp để lại thành hồ chứa nước: Phải cải tạo bờ moong cho đúng an toàn - kỹ thuật; phải làm ngập nước vĩnh viễn, xây dựng hệ thống lưu thông nước, xử lý, trung hòa nước đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi đổ ra các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn hoặc cải tạo bờ moong giật cấp đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dầy xung quanh hơn định mức trồng rừng thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước tự chảy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo độ nghiêng để thu gom nước và xây dựng hệ thống thoát nước cho khu vực; phủ đất, trồng cây, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên toàn bộ khai trường; xây dựng bờ kè và hệ thống thoát nước xung quanh moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
c) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng hoặc san cắt tầng và tạo độ nghiêng thu gom nước chảy tràn; xây dựng hệ thống thu gom nước bề mặt; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.
2. Khu vực xung quanh khai trường
a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; phủ đất để trồng cây;
b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt tầng; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng tường kè chân tầng vách núi; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.
3. Các bãi thải đất, đá
Tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải đảm bảo bền vững và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống thu gom nước các mặt tầng và chân tầng bãi thải (nếu nước thải có phát sinh dòng thải axit thì phải thu gom và xử lý); phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải.
4. Bãi thải quặng đuôi
a) Đối với các bãi thải quặng đuôi dạng thô, rắn, khô: san gạt, tạo mặt bằng phủ bề mặt bãi thải bằng một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp, rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1x 10-6cm/s hoặc sử dụng vải địa kỹ thuật chống thấm đảm bảo an toàn, phủ đất và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi thải; xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước chảy tràn;
b) Đối với các hồ thải quặng đuôi, khó thoát nước, không có khả năng cải tạo phủ xanh: xây dựng đê, đập tràn vĩnh viễn đảm bảo an toàn - kỹ thuật và phải được đơn vị có chức năng thẩm định thiết kế kỹ thuật; xây dựng hệ thống lưu thông nước, xử lý, trung hòa nước đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trước khi đổ ra các khu vực bên ngoài; xây dựng kè bờ chắc chắn; xây dựng đê xung quanh hồ thải quặng đuôi đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây ken dầy xung quanh hơn định mức trồng rừng thông thường ít nhất 2 lần; sau khi kết thúc đổ thải phải đưa hồ thải về trạng thái an toàn; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu và trạng thái chất thải trong hồ.
5. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản
Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.
6. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.
III. Đối với khai thác hầm lò
1. Các đường lò và khu vực cửa giếng lò
a) Đối với các khu vực khai thác trên bề mặt đất không có các công trình xây dựng, thành phố thị xã, khu vực dân cư:
- Trường hợp phá hỏa toàn phần các đường lò: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng những khu vực bị sụt lún, trồng cây tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích;
- Trường hợp để lại các đường lò: phải thực hiện lấp các cửa lò chính và cửa lò phụ theo quy chuẩn, quy phạm khai thác hầm lò;
- Quy hoạch các khu vực có khả năng sụt lún trên mặt, đề xuất các phương án cải tạo phục hồi các khu vực sụt lún.
b) Đối với những khu vực khai thác dưới những công trình xây dựng, thành phố thị xã, khu vực dân cư có nguy cơ sụt lún, phải được cải tạo phục hồi môi trường bằng phương pháp chèn lò từng phần hoặc toàn phần, cần chèn lấp toàn bộ những đường lò còn lại sau khi kết thúc khai thác để đảm bảo duy trì các công trình trên mặt đất. Cải tạo các khu vực sụt lún trên mặt.
2. Các bãi thải đất, đá; bãi thải quặng đuôi
Các bãi thải đất đá; bãi thải quặng đuôi: tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường như đối với khai thác lộ thiên.
3. Sân công nghiệp và khu vực phụ trợ phục vụ khai thác khoáng sản
Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.
4. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản
Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.
IV. Đối với khai thác cát sỏi, khoáng sản lòng sông, cửa biển
1. Khu vực khai trường
a) Thực hiện khắc phục các khu vực xói lở bờ sông, bờ kè, đê do hoạt động khai thác cát, sỏi, khoáng sản lòng sông, cửa biển gây ra;
b) San gạt và nạo vét các khu vực sông, cửa biển bị bồi, xói do hoạt động khai thác;
c) Phải quy hoạch, dự tính được các khu vực có nguy cơ xói lở, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục;
d) Kiểm tra diện tích, khắc phục các khu vực bị xói lở, xây dựng đê kè, và đưa mỏ về trạng thái an toàn.
2. Kho bãi khu vực phụ trợ phục vụ khai thác
a) Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
b) Khu vực kho bãi tập kết cát, sỏi, sa khoáng, đường vận chuyển phải dọn sạch, san phẳng tái tạo lại hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
3. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác
Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và đền bù sự cố sạt lở trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố sạt lở do hoạt động khai thác.
V. Đối với khai thác nước nóng và nước khoáng thiên nhiên
1. Khu vực khai thác
Thực hiện lấp các giếng khoan theo quy định về việc xử lý, trám lấp giếng khoan không sử dụng.
2. Khu vực phụ trợ phục vụ khai thác
Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ; xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
VI. Khai thác khoáng sản có chứa thành phần phóng xạ
Phải khoanh vùng theo liều chiếu phóng xạ từ thấp đến cao, dự tính khu vực nào dân có thể sinh sống; tiến hành quan trắc môi trường phóng xạ theo chương trình quan trắc đã được xây dựng và phê duyệt tại nơi khai thác khoáng sản. Tất cả các khu vực có liều chiếu phóng xạ giới hạn vượt quá quy chuẩn cho phép và phải có giải pháp khoanh vùng, cắm biển báo khu vực không an toàn về phóng xạ để cảnh báo cho nhân dân biết. Tuyệt đối không chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp đất ở cho dân hoặc trồng các loại cây lương thực cho đến khi phông phóng xạ trở về trạng thái giới hạn cho phép; Thực hiện các giải pháp cải tạo phục hồi môi trường giảm thiểu tác động của phóng xạ cụ thể như sau:
1. Khai trường khi kết thúc khai thác
a) Kiểm tra toàn bộ phông phóng xạ của khai trường khi kết thúc, đối với những khu vực phóng xạ cao hơn mức quy chuẩn phải có các giải pháp làm giảm mức phóng xạ đến mức quy chuẩn. Từ đó mới có các giải pháp cải tạo khai trường hợp lý.
b) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước tự chảy: tạo hệ thống lưu, thoát nước; phủ lớp đất mặt không chứa thành phần phóng xạ trồng cây công nghiệp, phủ xanh trên toàn bộ khai trường; xây dựng kè bờ chắc chắn hoặc cải tạo bờ moong đưa các tầng kết thúc về trạng thái an toàn và đảm bảo kỹ thuật; xây dựng đê xung quanh moong đảm bảo ngăn súc vật và người; trồng cây xen dày xung quanh hơn định mức trồng cây thông thường ít nhất 2 lần; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn ghi rõ độ sâu của moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
c) Đối với khai trường là moong dạng hố mỏ có đáy moong khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm hoặc mực nước tự chảy: thực hiện việc lấp đầy moong tới mức có thể nhằm giảm sự chênh cao của moong với địa hình xung quanh; tạo hệ thống thu thoát nước bề mặt không để phát tán ra môi trường xung quanh; phủ lớp đất mặt trồng cây trên toàn bộ khai trường; cải tạo, củng cố bờ moong đảm bảo an toàn kỹ thuật; xây dựng bờ kè và hệ thống thu nước bề mặt; phủ đất trồng cây và phủ xanh toàn bộ đáy moong; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
d) Khai trường khai thác địa hình khác dạng hố mỏ: thực hiện san gạt, tạo mặt bằng, phủ đất để trồng cây hoặc chuyển đổi mục đích; xây dựng hệ thống thu nước bề mặt về hồ xử lý; tái, tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.
e) Trường hợp khai trường sau khi cải tạo, phục hồi môi trường vẫn còn duy trì mức liều vượt quá hạn về liều đối với dân chúng thì cần tiếp tục việc quan trắc phóng xạ môi trường hoặc đánh giá an toàn bức xạ hàng năm và báo cáo số liệu tới Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Khu vực xung quanh khai trường
a) Xung quanh khai trường là địa hình bằng phẳng: san gạt, tạo mặt bằng; xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật; phủ đất để trồng cây công nghiệp hoặc trồng cỏ;
b) Xung quanh khai trường là địa hình vách núi: cải tạo, củng cố bờ tầng vách núi đảm bảo an toàn - kỹ thuật; phủ đất và trồng cây trên mặt và các sườn tầng; xây dựng hệ thống thu gom nước tại mặt tầng và chân tầng vách núi; xây dựng tường kè chân tầng vách núi; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm xung quanh chân tầng; trồng cây tại các khu vực xung quanh.
3. Bãi thải đất đá
a) Đối với bãi thải không nhiễm phóng xạ: tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và trồng cây công nghiệp. Trường hợp bãi thải dạng đống không thể san gạt thì phải cải tạo, san cắt tầng thải và tạo độ dốc của bãi thải đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng hệ thống chân kè bãi thải; hệ thống thu gom nước các mặt tầng và chân tầng bãi thải, và hố thu và xử lý nước; hố thu nước phải có biển báo ô nhiễm phóng xạ; phủ đất và trồng cây trên các mặt tầng và sườn tầng bãi thải. Bãi thải không được cao hơn địa hình đồi núi tự nhiên gần nhất.
b) Đối với bãi thải có đất đá nhiễm phóng xạ: phải đo liều chiếu phóng xạ thường xuyên, quy hoạch, đóng gói cẩn thận, phải đổ thải hợp lý theo quy chuẩn kỹ thuật của đất đá chứa chất phóng xạ; trường hợp vẫn còn duy trì mức liều vượt quá hạn về liều đối với dân chúng thì cần tiếp tục việc quan trắc phóng xạ môi trường hoặc đánh giá an toàn bức xạ hàng năm và báo cáo số liệu tới Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Hồ thải quặng đuôi
Đối với các hồ thải quặng đuôi xây dựng hoặc gia cố lại đê, đập tràn vĩnh viễn, đảm bảo an toàn; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; xây dựng hàng rào kiên cố, trồng cây xen dày và lắp đặt biển báo nguy hiểm về độ sâu và ô nhiễm phóng xạ xung quanh hồ thải.
5. Kho bãi và các công trình phụ trợ phục vụ khai thác
a) Tháo dỡ các hạng mục công trình, thiết bị không còn mục đích sử dụng; các thiết bị phải được tẩy xạ; phế thải nhiễm xạ phải được thu gom để xử lý theo đúng quy phạm an toàn bức xạ ion hóa; thực hiện san gạt, tạo mặt bằng phủ lớp đất mặt không chứa chất phóng xạ và trồng các loại cây công nghiệp trên toàn bộ diện tích sân công nghiệp và khu vực phụ trợ, tuyệt đối không trồng cây lương thực; xây dựng hệ thống thu thoát nước bề mặt hạn chế phát tán ra khu vực xung quanh; tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu; khoanh vùng cắm biển báo khu vực không an toàn về phóng xạ để cảnh báo cho nhân dân biết;
b) Các khu vực kho, hầm chứa chất phóng xạ phải được tháo dỡ, thu gom vận chuyển xử lý theo đúng quy phạm an toàn bức xạ ion hóa.
6. Những khu vực xung quanh không thuộc diện tích được cấp phép của mỏ nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác khoáng sản
Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm và sự cố môi trường xung quanh.
VII. Những yêu cầu khác
1. Lựa chọn cây trồng để phục hồi môi trường phải lựa chọn loài cây, giống cây phù hợp với điều kiện sống ở địa phương, có giá trị kinh tế cao;
2. Cải tạo moong khai thác thành hồ chứa nước, yêu cầu phải đảm bảo khả năng chứa nước, lưu thông nước; đảm bảo mục đích phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc cung cấp nước sinh hoạt;
3. Trong quá trình bóc tầng đất phủ bề mặt trước khi tiến hành khai thác phải lưu giữ lại tầng đất phủ bề mặt để phục vụ công tác cải tạo, phục hồi môi trường;
4. Việc duy tu, bảo trì công trình cải tạo, phục hồi môi trường hoặc công tác trồng dặm, chăm sóc cây yêu cầu tối thiểu 3 năm, tỷ lệ trồng dặm yêu cầu từ 10-30 % mật độ cây trồng. Đối với các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của các mỏ khai thác có nguy cơ phát sinh dòng thải axit và các mỏ phóng xạ, công tác duy tu, bảo trì công trình xác định theo từng Phương án.Mẫu số 21. Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Tùy thuộc vào phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn, tổng dự toán cải tạo, phục hồi môi trường (Mcp) bằng tổng các chi phí thực hiện các hạng mục chính dưới đây:
Mcp = Mkt + Mcn + Mbt + Mxq + Mhc + Mk
Trong đó:
Mkt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khai trường khai thác, bao gồm các chi phí: củng cố bờ moong trong tầng đất phủ, trong tầng đá; lập hàng rào, biển báo; trồng cây xung quanh và khu vực moong khai thác; xây dựng các công trình thoát nước, xử lý nước; san gạt, phủ đất màu; đối với mỏ khai thác hầm lò, chi phí lấp kín cửa đường hầm vào mỏ, các lò nhánh (nếu cần thiết) theo quy phạm khai thác hầm lò; xây dựng hệ thống ngăn ngừa dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ và các chi phí khác có liên quan;
Mcn: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường mặt bằng sân công nghiệp, khu vực phân loại, làm giàu, khu vực phụ trợ và các hoạt động khác có liên quan, bao gồm các chi phí: tháo dỡ các công trình trên mặt bằng và vận chuyển đến nơi lưu chứa; san gạt tạo mặt bằng, phủ đất màu, trồng cây; xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước;
Mbt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bãi thải, bao gồm các chi phí: san gạt, cắt tầng đảm bảo các yêu cầu an toàn; xây dựng kè chân tầng để đảm bảo an toàn, tránh trượt lở chân bãi thải; xây dựng hệ thống thu gom nước trên mặt tầng và chân tầng; xử lý nước từ các mặt tầng, chân tầng bãi thải trước khi xả ra môi trường; xây dựng hệ thống ngăn ngừa dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ; trồng cây trên mặt tầng, sườn tầng các bãi thải;
Mxq: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực ngoài biên giới mỏ nơi bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác, bao gồm các chi phí: nạo vét, khơi thông các dòng thủy vực; duy tuy, bảo dưỡng các tuyến đường vận chuyển; trồng cây tái tạo lại hệ sinh thái, thảm thực vật tại các khu vực xung quanh mỏ;
Mhc: chi phí duy tu, bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường (được tính bằng 10% tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường); Chi phí hành chính phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường; chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế; chi phí dự phòng do phát sinh khối lượng; chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải;
Mk: Những khoản chi phí khác.
Số TT |
Mã hiệu |
Nội dung công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Đơn giá ban hành (đ) |
Hệ số điều chỉnh |
Đơn giá sau hiệu chỉnh (đ) |
Đơn giá (đ) |
Thành tiền (đ) |
||||||
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.1 |
Đối với khai thác lộ thiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy khai trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Xây dựng hệ thống thoát nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Lập hàng rào quanh khai trường, quanh moong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
Lắp biển báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
Trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
Vận chuyển đất đá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.2 |
Đối với khai thác hầm lò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Cải tạo đường lò, cửa lò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Vận chuyển đất đá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Xây dựng hệ thống thoát nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
Lập hàng rào quanh cửa lò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
Lắp biển báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
Trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
|
Khu vực bãi thải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
San gạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Xây dựng kè chân bãi thải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
Trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Khu vực SCN, khu văn phòng và khu phụ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Tháo dỡ công trình khu văn phòng và khu phụ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Tháo dỡ công trình SCN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Tháo dỡ trạm biến áp, trạm cân và các thiết bị khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
Chi phí vận chuyển thiết bị, phế thải ra khỏi mỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
San gạt mặt bằng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
Chi phí trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
Đo vẽ địa hình khi kết thúc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Giám sát trong quá trình cải tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
Duy tu, bảo trì công trình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI |
Tổng chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII |
Chi phí trực tiếp khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII |
Công trực tiếp chi phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX |
Chi phí chung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
Giá dự toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XI |
Thu nhập chịu thuế tính trước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XII |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XIII |
Chi phí nhà tạm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XIV |
Tổng chi phí phục hồi môi trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số TT |
Mã hiệu |
Nội dung công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Đơn giá ban hành (đ) |
Hệ số điều chỉnh |
Đơn giá sau hiệu chỉnh (đ) |
Đơn giá (đ) |
Thành tiền (đ) |
||||||
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
I |
Khu vực khai thác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.1 |
Đối với khai thác lộ thiên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy khai trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Xây dựng hệ thống thoát nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Lập hàng rào quanh khai trường, quanh moong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
Lắp biển báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
Trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
Vận chuyển đất đá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.2 |
Đối với khai thác hầm lò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Cải tạo đường lò, cửa lò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Vận chuyển đất đá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Xây dựng hệ thống thoát nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
Lập hàng rào quanh cửa lò |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
Lắp biển báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
Trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
|
Khu vực bãi thải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
San gạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Xây dựng kè chân bãi thải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
Trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Khu vực SCN, khu văn phòng và khu phụ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
Tháo dỡ công trình khu văn phòng và khu phụ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
Tháo dỡ công trình SCN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
Tháo dỡ trạm biến áp, trạm cân và các thiết bị khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
Chi phí vận chuyển thiết bị, phế thải ra khỏi mỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
San gạt mặt bằng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
Chi phí trồng cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Đo vẽ địa hình khi kết thúc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Giám sát trong quá trình cải tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
Duy tu, bảo trì công trình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI |
Tổng chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII |
Chi phí trực tiếp khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII |
Công trực tiếp chi phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX |
Chi phí chung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X |
Giá dự toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XI |
Thu nhập chịu thuế tính trước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XII |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XIII |
Chi phí nhà tạm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XIV |
Tổng chi phí phục hồi môi trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 22. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư
(1)
Số: .......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của (2)
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Căn cứ Quyết định số..... ngày. tháng.... năm..... của (5) về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2);
Xét đề nghị của (6) tại Văn bản số..... ngày..... tháng.... năm..... Về việc đề nghị cấp giấy phép môi trường của (2);
Theo đề nghị của (7).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án
(2) gồm các ông, bà có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong Hội đồng thẩm định |
1 |
... |
... |
... |
Chủ tịch hội đồng |
2 |
... |
... |
... |
Phó Chủ tịch hội đồng (nếu có) |
3 |
... |
... |
... |
Thành viên thư ký |
4 |
... |
... |
... |
Thành viên |
... |
... |
... |
... |
Thành viên |
Điều 2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án; gửi kết quả thẩm định cho (3). Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Chi phí hoạt động của hội đồng thẩm định được thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (7), (8), thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - (6); - Lưu: VT,... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp phép;
(2) Dự án đầu tư;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1);
(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2);
(6) Chủ dự án đầu tư;
(7) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức thẩm định;
(8) Chức danh người đứng đầu của (6).
Mẫu số 23. Quyết định thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư
(1) __________ Số: ........... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của (2)
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Căn cứ Quyết định số..... ngày. tháng.... năm..... của (5) về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2);
Xét đề nghị của (6) tại Văn bản số..... ngày..... tháng.... năm..... Về việc đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của (2);
Theo đề nghị của (7).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của (2) gồm các ông, bà có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong Tổ thẩm định |
1 |
.... |
.... |
.... |
Tổ trưởng |
2 |
.... |
.... |
.... |
Phó Tổ trưởng (nếu có) |
3 |
.... |
.... |
.... |
Thành viên thư ký |
4 |
.... |
.... |
.... |
Thành viên |
.... |
.... |
.... |
.... |
Thành viên |
Điều 2. Tổ thẩm định có trách nhiệm xem xét, thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án; gửi kết quả thẩm định cho (3). Tổ thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Chi phí hoạt động của tổ thẩm định được thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (7), (8), thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - (6); - Lưu: VT,... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp phép;
(2) Dự án đầu tư;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1);
(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2);
(6) Chủ dự án đầu tư;
(7) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức thẩm định;
(8) Chức danh người đứng đầu của (6).
Mẫu số 24. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(1) Số: .......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Đoàn kiểm tra cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của (2)
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Căn cứ Quyết định số..... ngày. tháng.... năm..... của (5) về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2) (chỉ nêu đối với cơ sở đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường);
Căn cứ Giấy phép môi trường số ........ ngày.... tháng.năm. của (1) (chỉ nêu đối với trường hợp cấp lại giấy phép môi trường hoặc cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường);
Căn cứ Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của (2) (chỉ nêu đối với trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường);
Xét đề nghị của (6) tại Văn bản số..... ngày..... tháng.... năm..... Về việc đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của (2) (không có khi cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường);
Theo đề nghị của (7).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án/cơ sở (2), gồm các ông, bà có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong Đoàn kiểm tra |
1 |
... |
... |
... |
Trưởng đoàn |
2 |
... |
... |
... |
Phó Trưởng đoàn (nếu có) |
3 |
... |
... |
... |
Thành viên thư ký |
4 |
... |
... |
... |
Thành viên |
... |
... |
... |
... |
Thành viên |
Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra thực tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của (2); gửi kết quả kiểm tra cho (3). Đoàn kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Chi phí hoạt động của đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (7), (8), thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - (6); - Lưu: VT,... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp phép;
(2) Dự án đầu tư/cơ sở;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1);
(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2);
(6) Chủ dự án đầu tư/cơ sở;
(7) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức kiểm tra;
(8) Chức danh người đứng đầu của (6).
Mẫu số 25. Quyết định thành lập tổ kiểm tra trong trường hợp cấp/cấp lại giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện
(1) Số: ........ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Tổ kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở (2)
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Căn cứ Quyết định số..... ngày. tháng.... năm..... của (5) về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2) (chỉ nêu đối với cơ sở đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường);
Căn cứ Giấy phép môi trường số ........ ngày. tháng.... năm..... của (3) (chỉ nêu đối với trường hợp cấp lại giấy phép môi trường);
Xét đề nghị của (6) tại Văn bản số..... ngày..... tháng.... năm....... Về việc đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở (2);
Theo đề nghị của (7).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở
(2), gồm các ông, bà có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong Tổ kiểm tra |
1 |
... |
... |
... |
Tổ trưởng |
2 |
... |
... |
... |
Phó Tổ trưởng (nếu có) |
3 |
... |
... |
... |
Thư ký |
4 |
... |
... |
... |
Thành viên |
... |
... |
... |
... |
Thành viên |
Điều 2. Tổ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra thực tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra trong quá trình cấp/cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở (2); gửi kết quả kiểm tra cho (3). Tổ kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Chi phí hoạt động của tổ kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (7), (8), thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - (6); - Lưu: VT,... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp phép;
(2) Tên cơ sở;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1);
(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2);
(6) Chủ cơ sở;
(7) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao tổ chức kiểm tra;
(8) Chức danh người đứng đầu của (6).
Mẫu số 26. Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát thực tế trong trường hợp cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
(1) __________ Số: ......... V/v thông báo kế hoạch khảo sát thực tế dự án |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (2)
(1) nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của (3) do (2) làm chủ đầu tư.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, (1) thông báo đến (2) kế hoạch khảo sát thực tế dự án phục vụ cấp giấy phép môi trường cho (3), cụ thể như sau:
1. Thành phần Đoàn khảo sát: ..........................................................
2. Thời gian dự kiến khảo sát:
3. Nội dung khảo sát: .......................................................................................
(1) thông báo để (2) biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - .....; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy phép môi trường;
(2) Chủ dự án đầu tư;
(3) Dự án đầu tư.
Mẫu số 27. Biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án
Tên dự án đầu tư: ..............................................................................................
Thời gian khảo sát: ................. ngày .............. tháng ............. năm ..............
1. Thành phần Đoàn khảo sát:
Nêu rõ thành viên Đoàn khảo sát tham gia.
2. Đại diện chủ dự án đầu tư:
3. Nội dung khảo sát:
3.1. Thông tin chung về dự án theo thực tế:
- Vị trí khu vực thực hiện dự án đầu tư;
- Hiện trạng khu vực thực hiện dự án đầu tư.
3.2. Các vấn đề môi trường chính cần quan tâm của dự án đầu tư.
4. Kết quả khảo sát:
..............................................................................................................................
5. Ý kiến của Trưởng đoàn khảo sát:
6. Ý kiến của chủ dự án đầu tư:
..............................................................................................................................
Biên bản được lập vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại..., đã được đọc cho những người tham dự cùng nghe và nhất trí ký tên. Biên bản được lập thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau, Đoàn khảo sát giữ.... bản, chủ dự án đầu tư giữ.... bản để thực hiện./.
ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ |
TM- ĐOÀN KHẢO SÁT TRƯỞNG ĐOÀN KHẢO SÁT (hoặc Phó trưởng đoàn khi được ủy quyền) |
Mẫu số 28. Biên bản họp hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường
- Chủ dự án đầu tư: ..................................................................................
- Tên dự án đầu tư: ......................................................................................
- Quyết định thành lập hội đồng thẩm định số... ngày ... tháng ... năm ... của ...
- Thời gian: ngày ... tháng ... năm ...
- Địa điểm: ......................................................................................................
1. Thành phần tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định:
1.1. Hội đồng thẩm định
- Thành viên hội đồng có mặt: (chỉ nêu số lượng thành viên hội đồng có mặt)
- Thành viên hội đồng vắng mặt: (ghi rõ số lượng kèm theo họ tên, chức danh trong hội đồng của tất cả các thành viên vắng mặt, nêu rõ có lý do hoặc không có lý do; trường hợp ủy quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản ủy quyền)
1.2. Chủ dự án đầu tư: (ghi rõ họ, tên, chức vụ tất cả các thành viên của chủ dự án đầu tư, cơ sở tham dự họp; trường hợp ủy quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên, ngày tháng của văn bản ủy quyền)
1.3. Đại biểu tham dự:
2. Nội dung và diễn biến phiên họp: (ghi theo trình tự diễn biến của phiên họp hội đồng, ghi đầy đủ các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia phiên họp hội đồng thẩm định)
2.1. Thành viên thư ký thông báo lý do và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì phiên họp (Chủ tịch hội đồng hoặc Phó chủ tịch hội đồng trong trường hợp được ủy quyền) điều hành phiên họp.
2.2. Chủ dự án đầu tư trình bày nội dung báo cáo: (ghi những nội dung chính được chủ dự án đầu tư trình bày, đặc biệt chú trọng vào các nội dung trình bày khác so với báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường).
2.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên hội đồng với chủ dự án đầu tư về nội dung của báo cáo: (ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi)
2.4. Ý kiến nhận xét về báo cáo của các thành viên hội đồng: ...
2.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có):
2.6. Ý kiến của chủ dự án đầu tư: .............................................................
3. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:
3.1. Số phiếu thông qua báo cáo không cần chỉnh sửa, bổ sung: .../ (trên tổng số phiếu)
3.2. Số phiếu thông qua báo cáo với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: .../ ( trên tổng số phiếu)
3.3. Số phiếu không thông qua báo cáo: .../(trên tổng số phiếu)
4. Kết luận phiên họp
Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định: (được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, trong đó tóm tắt ngắn gọn những nội dung đạt yêu cầu của báo cáo, những nội dung của báo cần phải được chỉnh sửa, bổ sung theo từng chương, mục của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường)
5. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (hoặc Phó chủ tịch hội đồng khi được ủy quyền) (ký, ghi họ tên) |
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG (ký, ghi họ tên) |
Ghi chú:
Chủ trì phiên họp và Thư ký hội đồng ký phía dưới từng trang của Biên bản (trừ trang cuối).
Mẫu số 29. Biên bản kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
BIÊN BẢN
Kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư/cơ sở
Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra (trường hợp cấp giấy phép môi trường của UBND cấp huyện) được thành lập theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của (1) tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm thực hiện (2):
- Thời gian: từ ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...
- Địa điểm: ............ (Ghi rõ địa điểm cơ sở được kiểm tra).
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số: ............. (chỉ ghi nếu dự án/cơ sở có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định)
- Giấy phép môi trường số ........ ngày .............. tháng ............. năm ............... của (3) (chỉ ghi khi cấp lại giấy phép môi trường của dự án/cơ sở).
I. Thành phần Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra:
1.1. Thành viên có mặt:
(Ghi đầy đủ họ tên và chức danh các thành viên có mặt trong số các thành viên có tên trong Quyết định thành lập đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra).
1.2. Thành viên vắng mặt:
(Ghi số lượng hoặc họ tên và chức danh trong Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra của các thành viên vắng mặt, lý do vắng mặt)
II. Đại diện chủ dự án/cơ sở: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án/cơ sở)
- Với sự tham gia của: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của những người có mặt, nếu có)
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết quả trao đổi, thảo luận giữa các thành viên Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra và giữa thành viên Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra với chủ dự án/cơ sở, các bên thống nhất các nội dung sau:
III. Kết quả kiểm tra:
1. Các hạng mục dây chuyền sản xuất của dự án/cơ sở đã được xây dựng, lắp đặt:
Loại hình hoạt động, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất của cơ sở; các dây chuyền sản xuất chính; hạng mục phụ trợ của cơ sở; hạng mục kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có).
2. Công trình xử lý nước thải:
- Hiện trạng các công trình thu gom và thoát nước mưa, thu gom và thoát nước thải của cơ sở.
- Số lượng, quy mô, công suất, quy trình công nghệ của từng công trình xử lý nước thải; vị trí xả nước thải ra môi trường tiếp nhận; môi trường tiếp nhận nước thải; tên công trình thủy lợi tiếp nhận nước thải (nếu có) và cơ quan quản lý công trình thủy lợi; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) nhưng chưa đến mức thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; những thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần, nội dung giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có).
3. Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
- Hiện trạng các hệ thống thu gom bụi, khí thải để xử lý; các công trình xả bụi, khí thải ra môi trường không khí;
- Số lượng, quy mô, công suất, quy trình công nghệ của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) nhưng chưa đến mức thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; những thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần, nội dung giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có).
4. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:
Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính của dự án/cơ sở.
5. Công trình, thiết bị xử lý, lưu giữ chất thải rắn thông thường:
Hiện trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động hoặc nội dung giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có).
6. Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
Hiện trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc nội dung giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có).
Lưu ý: Công trình, thiết bị xử lý chất thải nguy hại nêu tại mục này là công trình, thiết bị để tự xử lý các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án/cơ sở.
7. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có)
Hiện trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc nội dung giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có); biện pháp, quy trình vận hành công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
8. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Các nội dung chính về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
10. Các nội dung đề nghị cấp phép của chủ dự án/cơ sở:
Các nội dung đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án/cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường. Trường hợp có thay đổi nội dung cấp phép (cấp lại) thì nêu rõ nội dung thay đổi.
IV. Ý kiến của các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra (nếu có): Ghi đầy đủ ý kiến của các thành viên (nếu có).
V. Kết luận của Trưởng đoàn kiểm tra/Tổ trưởng tổ kiểm tra:
Trưởng đoàn kiểm tra (hoặc Phó trưởng đoàn khi được ủy quyền)/Tổ trưởng Tổ kiểm tra (hoặc Phó tổ trưởng khi được ủy quyền) đưa ra kết luận: (được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra, trong đó tóm tắt ngắn gọn những nội dung đạt yêu cầu, những nội dung cần phải được chỉnh sửa, bổ sung hoặc cải tạo trên thực tế).
VI. Ý kiến của chủ dự án/cơ sở: ...
Biên bản được lập vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại..., đã được đọc cho những người tham dự cùng nghe và nhất trí. Biên bản được lập thành .... bản có giá trị pháp lý như nhau, Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra giữ.... bản, chủ dự án/cơ sở giữ.... bản để thực hiện./.
ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ (Chức vụ, chữ ký, đóng
Họ và tên |
THƯ KÝ ĐOÀN KIỂM TRA/TỔ (Chữ ký)
Họ và tên |
TM. ĐOÀN KIỂM TRA/ TỔ KIỂM TRA TRƯỞNG ĐOÀN/TỔ TRƯỞNG (hoặc Phó trưởng đoàn/Phó tổ trưởng được ủy quyền)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan ban hành Quyết định kiểm tra/ Tổ kiểm tra;
(2) Dự án đầu tư/cơ sở;
(3) Cơ quan cấp giấy phép môi trường.
Mẫu số 30. Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định/tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của thành viên Hội đồng thẩm định/Tổ thẩm định
1. Họ và tên người nhận xét: ..........................................................................................................................................
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác:
3. Nơi công tác: (Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, E-mail)
4. Tên dự án đầu tư:
5. Nhận xét về nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư:
TT |
Nội dung thẩm định |
Đánh giá từng nội dung (Chọn 1 trong 3 mức đánh giá): (1) Đạt yêu cầu; (2) Cần hoàn thiện; (3) Không đạt yêu cầu |
Nêu rõ lý do trong trường hợp đánh giá mức (2) hoặc (3) |
1 |
Sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch về bảo vệ môi trường/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp |
|
|
2 |
Kết quả tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án |
|
|
3 |
Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án; phù hợp đối với khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư |
|
|
4 |
Việc đánh giá và dự báo về nguồn thải, sự phát sinh, quy mô, tính chất nguy hại; các tác động của chất thải và các tác động khác của dự án đến môi trường; đánh giá, dự báo các rủi ro sự cố môi trường do chất thải gây ra. |
|
|
4.1 |
Việc đánh giá và dự báo về nguồn thải, sự phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại |
|
|
4.1.1 |
Nước thải |
|
|
4.1.2 |
Khí thải |
|
|
4.1.3 |
Chất thải rắn thông thường |
|
|
4.1.4 |
Chất thải nguy hại |
|
|
4.2 |
Đánh giá, dự báo các rủi ro, sự cố môi trường không do chất thải gây ra |
|
|
5 |
Đánh giá và dự báo về tác động đến chế độ thủy văn của môi trường tiếp nhận nước thải, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước (hoặc nguồn nước công trình thủy lợi). |
|
|
6 |
Đánh giá và dự báo về tác động tới lòng, bờ, bãi sông, dòng chảy (đối với dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển) |
|
|
7 |
Sự phù hợp của các giải pháp bảo vệ môi trường |
|
|
7.1 |
Phương án thu gom, quản lý chất thải |
|
|
7.2 |
Biện pháp, công nghệ xử lý nước thải |
|
|
7.3 |
Biện pháp, công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải |
|
|
7.4 |
Phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại |
|
|
7.5 |
Phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường |
|
|
7.6 |
Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chế độ thủy văn, môi trường tiếp nhận nước thải |
|
|
7.7 |
Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra |
|
|
8 |
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) |
|
|
9 |
Nội dung đề nghị cấp phép môi trường |
|
|
9.1 |
Nước thải |
|
|
9.2 |
Khí thải |
|
|
9.3 |
Tiếng ồn, độ rung |
|
|
9.4 |
Công trình, thiết bị xử lý chất thải nguy hại |
|
|
9.5 |
Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý |
|
|
9.6 |
Số lượng Trạm trung chuyển chất thải nguy hại; địa bàn hoạt động |
|
|
9.7 |
Loại, khối lượng phế liệu đề nghị nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất |
|
|
9.8 |
Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hoặc tổng chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại) phát sinh |
|
|
10 |
Sự phù hợp của kế hoạch vận hành thử nghiệm và chương trình giám sát môi trường; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng |
|
|
10.1 |
Đối với nước thải |
|
|
10.2 |
Đối với khí thải |
|
|
10.3 |
Giám sát khác |
|
|
11 |
Các cam kết của chủ dự án |
|
|
6. Nhận xét về hình thức của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nhận xét ngắn gọn theo trình tự các chương, mục của báo cáo): .....
7. Những nhận xét khác:
7.1. Về thông tin, số liệu làm cơ sở để lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (mức độ đầy đủ, chi tiết, chính xác của các thông tin, số liệu): ...
7.2. Về mức độ thỏa đáng của các đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo: ...
7.3. Câu hỏi (nếu có):
8. Những yêu cầu đối với chủ dự án đầu tư: ...
9. Kết luận (nêu rõ 01 trong 03 mức độ): thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua (nêu rõ lý do).
(Địa danh), ngày... tháng... năm...
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi họ tên)
Ghi chú:
Trường hợp thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thành viên hội đồng thẩm định/tổ thẩm định không thẩm định các nội dung quy định từ Mục 1 đến Mục 6 tại Bảng trên.
Mẫu số 31. Phiếu thẩm định của thành viên hội đồng thẩm định/tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư
(Cơ quan cấp giấy phép môi trường)
(đóng dấu treo của cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được giao tổ chức cấp phép) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
PHIẾU THẨM ĐỊNH
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
1. Họ và tên:
2. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, email) ..........
3. Lĩnh vực chuyên môn: (chỉ ghi tối đa hai (02) lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm nhất và liên quan đến lĩnh vực môi trường hoặc lĩnh vực hoạt động của dự án).
4. Chức danh trong Hội đồng thẩm định/Tổ thẩm định:
5. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định/Tổ thẩm định số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...
6. Tên dự án đầu tư :
7. Chủ dự án đầu tư: ......................................................................................
8. Ý kiến thẩm định đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư (lựa chọn bằng cách ký tên vào 01 trong 03 mức: 8.1; 8.2 hoặc 8.3 sau đây):
8.1. Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung:
8.2. Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:
8.3. Không thông qua:
9. Kiến nghị: (đối với chủ dự án đầu tư, cơ quan cấp phép và cơ quan phê duyệt dự án (nếu có))
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI VIẾT PHIẾU THẨM ĐỊNH
(Chữ ký)
Họ và tên
Mẫu số 32. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra/tổ kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
của thành viên Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra cấp/cấp lại giấy phép môi trường
1. Họ và tên người nhận xét: .............................................................................
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: ...............................................................
3. Nơi công tác: (Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail)...
4. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra số... ngày... tháng... năm... của
5 Chức danh trong Đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra: ...................................................
6. Tên dự án đầu tư, cơ sở:
7. Chủ dự án đầu tư, cơ sở:
I. Nhận xét:
1. Hiện trạng các hạng mục dây chuyền sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở đã được xây dựng, lắp đặt:
Nhận xét về loại hình hoạt động, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất của dự án, cơ sở; các dây chuyền sản xuất chính; hạng mục phụ trợ của dự án, cơ sở; hạng mục kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)
2. Công trình xử lý nước thải:
- Nhận xét về hiện trạng các công trình thu gom và thoát nước mưa, thu gom và thoát nước thải của dự án/cơ sở.
- Nhận xét về số lượng, quy mô, công suất, quy trình công nghệ của từng công trình xử lý nước thải; vị trí xả nước thải ra môi trường tiếp nhận; môi trường tiếp nhận nước thải; tên công trình thủy lợi tiếp nhận nước thải (nếu có) và cơ quan quản lý công trình thủy lợi; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư (nếu có) nhưng chưa đến mức thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; những thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần, giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có)
3. Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
- Nhận xét về hiện trạng hệ thống thu gom bụi, khí thải để xử lý; công trình xả bụi, khí thải ra môi trường không khí;
- Nhận xét về số lượng, quy mô, công suất, quy trình công nghệ của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư (nếu có) nhưng chưa đến mức thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; những thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần, giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có).
4. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:
Nhận xét về nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính của dự án/cơ sở.
5. Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
Nhận xét về hiện trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động hoặc nội dung giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có).
6. Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
Nhận xét về hiện trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc nội dung giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có).
Lưu ý: Công trình, thiết bị xử lý chất thải nguy hại nêu tại mục này là công trình, thiết bị để tự xử lý các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án/cơ sở.
7. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có):
Nhận xét về hiện trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; những thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc nội dung giấy phép môi trường đã được cấp; biện pháp, quy trình vận hành công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
8. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Nhận xét về các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Nhận xét về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) đối với dự án khai thác khoáng sản, dự án có bãi chôn lấp chất thải hoặc dự án gây tốn thất, đa dạng sinh học.
10. Các nội dung đề nghị cấp phép môi trường:
Nhận xét về các nội dung đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án/cơ sở. Trường hợp có thay đổi nội dung cấp phép (cấp lại) thì nêu rõ nội dung thay đổi
II. Kết luận, kiến nghị:
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI VIẾT NHẬN XÉT
(Chữ ký)
Họ và tên
Mẫu số 33. Văn bản thông báo hoàn thiện hoặc trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư
(1) (2) Số: .... V/v hoàn thiện hoặc trả hồ sơ đề |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của (2) kèm theo Văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của (3). Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định/Tổ thẩm định (hoặc kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra/Tổ kiểm tra) (kèm theo các bản sao biên bản liên quan), (1) thông báo và đề nghị như sau:
- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: đề nghị (3) chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình (nêu rõ các nội dung cần chỉnh sửa, hoàn thiện); hoàn thiện báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của (2). Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của (2) sau khi hoàn thiện đề nghị gửi về (1) để được xem xét, cấp giấy phép môi trường theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không thông qua: (1) thông báo trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của (2) và nêu rõ lý do.
(1) thông báo để (3) biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - ..... - Lưu: VT, ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp phép;
(2) Dự án đầu tư;
(3) Chủ dự án đầu tư.
Mẫu số 34. Báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư
(1) __________ Số: .......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của (2)
Kính gửi: (3)
Thực hiện Quyết định số...., Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của (2), Đoàn kiểm tra báo cáo như sau:
1. Công trình xử lý nước thải: (đối chiếu hiện trạng thực tế so với Giấy phép môi trường đã được cấp, các nội dung điều chỉnh, bổ sung so với Giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có)).
2. Công trình xử lý bụi, khí thải: (nhận xét, đánh giá tương tự phần công trình xử lý nước thải).
3. Công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: (nhận xét, đánh giá tương tự phần công trình xử lý nước thải).
4. Hạng mục, công trình, thiết bị đối với dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) (đối chiếu thực tế so với Giấy phép môi trường đã được cấp, các nội dung điều chỉnh, bổ sung so với Giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có); công suất vận hành của các hạng mục, công trình, thiết bị; loại chất thải sử dụng trong quá trình vận hành thử nghiệm).
5. Hạng mục, công trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) (đối chiếu hiện trạng thực tế so với Giấy phép môi trường đã được cấp, các nội dung điều chỉnh, bổ sung so với Giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có); công suất vận hành của các hạng mục, công trình, thiết bị).
6. Báo cáo sơ bộ về việc lấy mẫu chất thải xả ra môi trường.
7. Các vi phạm về quy định bảo vệ môi trường (nếu có).
8. Kết luận và kiến nghị.
Đoàn kiểm tra kính báo cáo (3) và xin ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận: - Như trên; - Thủ trưởng cơ quan được giao tổ chức cấp phép; - Lưu: ... |
TM. ĐOÀN KIỂM TRA
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên Đoàn kiểm tra thành lập theo Quyết định số ...
(2) Tên dự án đầu tư ghi trong Giấy phép môi trường số ...;
(3) Thủ trưởng cơ quan cấp phép.
Mẫu số 35. Văn bản thông báo của cơ quan cấp giấy phép môi trường về việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
(1)
Số: V/v thông báo việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
Căn cứ Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của (2) do (3) làm chủ đầu tư và kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở theo Quyết định số... ngày... tháng...năm... của (4), (1) thông báo việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu như sau:
- Trường hợp không có điều chỉnh, (3) thực hiện các nội dung đã được cấp phép về loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu theo Giấy phép môi trường số ... ;
- Trường hợp có điều chỉnh nội dung giấy phép môi trường:
+ (1) thông báo (3) cụ thể nội dung dự kiến điều chỉnh về loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế của (2). Đề nghị (3) gửi (1) văn bản giải trình, bổ sung (nếu có) về các nội dung dự kiến điều chỉnh;
+ Sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản này, trường hợp (1) không nhận được văn bản giải trình của (3) và ý kiến của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh (nếu dự án đầu tư nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung); ý kiến một số chuyên gia môi trường, trong đó có chuyên gia đã tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường, (1) cấp giấy phép môi trường (điều chỉnh) cho (3) với thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
(1) thông báo để (3) để biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - ......; - Lưu: VT, ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy phép môi trường;
(2) Dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Chủ dự án đầu tư, cơ sở;
(4) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1).
Mẫu số 36. Văn bản tham vấn ý kiến của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trong quá trình cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
(1)
Số: V/v tham vấn ý kiến việc xả nước thải của dự án đầu tư, cơ sở vào công trình thủy lợi |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được hồ sơ đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của (2) do (4) làm chủ đầu tư.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, (1) gửi đến (3) văn bản đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở và báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở.
(1) đề nghị (3) cho ý kiến đồng thuận hoặc không đồng thuận về việc xả nước thải của (2) vào (5) do (3) quản lý. Trường hợp không đồng thuận, đề nghị
(3) nêu rõ lý do.
(1) rất mong nhận được ý kiến của (3) để làm căn cứ xem xét cấp/cấp lại giấy phép môi trường của (2). Đề nghị (3) cho ý kiến bằng văn bản và gửi về (1) trước ngày.. .tháng... năm. để tổng hợp.
Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà (1) không nhận được văn bản cho ý kiến thì được hiểu là (3) đã đồng thuận về việc xả nước thải của (2) vào (5) do
(3) quản lý.
Trân trọng./.
Nơi nhận: - Như trên; - ....; - Lưu: VT, ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy phép môi trường;
(2) Dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi;
(4) Chủ dự án đầu tư, cơ sở;
(5) Công trình thủy lợi.
Mẫu số 37. Văn bản tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường
(1) __________ Số: ........... V/v tham vấn ý kiến trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được hồ sơ đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của (2) (hoặc báo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của (2) trong trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường) do (4) làm chủ đầu tư.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, (1) gửi đến (3) văn bản đề nghị cấp/cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở và báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (hoặc báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án trong trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
(1) đề nghị (3) cho ý kiến về các nội dung sau:
- Cho ý kiến về việc (2) hoạt động trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp do (3) quản lý (trường hợp lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường).
- Cho ý kiến về việc xả trực tiếp nước thải của (2) vào sông, hồ liên tỉnh, sông, hồ giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả ra vùng biển ven bờ (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Cho ý kiến về kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Cho ý kiến về nội dung điều chỉnh giấy phép môi trường của (2) (theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
(1) rất mong nhận được ý kiến của (3) để làm cơ sở khi xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của (2). Đề nghị (3) cho ý kiến bằng văn bản và gửi về (1) trước ngày.. .tháng... năm... để tổng hợp.
Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà (1) không nhận được văn bản cho ý kiến thì được hiểu là (3) đã chấp thuận nội dung đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của (2) .
Trân trọng./.
Nơi nhận: - Như trên; - ....; - Lưu: VT, ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy phép môi trường;
(2) Dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn ý kiến;
(4) Chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Mẫu số 38. Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi
(1) __________ Số: ........... V/v cho ý kiến về việc xả nước thải của dự án đầu tư, cơ sở (2) vào công trình thủy lợi |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được Công văn số ngày...tháng...năm ... của (3) về việc tham vấn ý kiến về việc xả nước thải của (2) vào công trình thủy lợi do (1) quản lý và các hồ sơ có liên quan. Sau khi xem xét, (1) có ý kiến như sau:
(Nêu rõ ý kiến đồng thuận hoặc không đồng thuận về việc (2) xả nước thải vào công trình thủy lợi do (1) quản lý. Trường hợp không đồng thuận phải nêu rõ lý do không đồng thuận. Trường hợp có kiến nghị chỉnh sửa nội dung báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường hoặc điều chỉnh nội dung dự án đầu tư, cơ sở để được chấp thuận việc xả nước thải phải nêu đầy đủ, cụ thể các kiến nghị).
Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để tổng hợp, xem xét trong quá trình cấp/cấp lại giấy phép môi trường của (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ....; - Lưu: VT, ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi;
(2) Dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Cơ quan cấp giấy phép môi trường đã gửi văn bản lấy ý kiến.
Mẫu số 39. Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, chuyên gia được tham vấn trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường
(1) __________ Số: ........... V/v cho ý kiến việc cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) nhận được Công văn số ngày...tháng...năm ... của (3) về việc tham vấn ý kiến trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của (2) do (4) làm chủ đầu tư và các hồ sơ có liên quan. Sau khi xem xét, (1) có ý kiến như sau:
- Nêu ý kiến về việc (2) hoạt động trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp do (3) quản lý (trường hợp trả lời ý kiến của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường).
- Nêu ý kiến về việc xả trực tiếp nước thải của (2) vào sông, hồ liên tỉnh, sông, hồ giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả ra vùng biển ven bờ (trường hợp trả lời ý kiến của UBND cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Nêu ý kiến về kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường (trường hợp trả lời ý kiến của Tổ chức chuyên môn quy định tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Nêu ý kiến về nội dung điều chỉnh giấy phép môi trường của (2) (trường hợp trả lời ý kiến của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
(Các trường hợp cho ý kiến cần nêu rõ đồng ý hoặc không đồng ý. Trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể và lý do không đồng ý)
Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để tổng hợp, xem xét trong quá trình cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ....; - Lưu: VT, ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ/ NGƯỜI ĐƯỢC LẤY Ý KIẾN (trường hợp là chuyên gia) (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức hoặc chữ ký của chuyên gia) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến, trường hợp là chuyên gia được lấy ý kiến thì không cần ghi tại mục này;
(2) Dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Cơ quan cấp giấy phép môi trường đã gửi văn bản lấy ý kiến tham vấn;
(4) Chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Mẫu số 40. Giấy phép môi trường
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP Số: .... /GPMT- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
______________
CƠ QUAN CẤP PHÉP (1)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp Giấy phép môi trường;
Căn cứ ....;
Xét Văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường của (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) ngày...tháng... năm... và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của (2).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Cấp phép cho (tên tổ chức/cá nhân), địa chỉ tại (ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú/CCCD) được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư/cơ sở (tên cơ sở được cấp giấy phép, địa chỉ của cơ sở theo đơn vị hành chính) với các nội dung như sau:
1. Thông tin chung của dự án đầu tư/cơ sở:
1.1. Tên dự án đầu tư/cơ sở:
1.2. Địa điểm hoạt động:
1.3. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư:
1.4. Mã số thuế:
1.5. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: (đối với dự án đầu tư khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp cần ghi rõ các ngành, nghề được thu hút đầu tư).
1.6. Phạm vi, quy mô, công suất của dự án đầu tư/cơ sở:
2. Nội dung cấp phép môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường kèm theo:
(Chỉ ghi những nội dung được cấp phép môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường)
2.1. Được phép xả nước thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.2. Được phép xả khí thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.3. Bảo đảm giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.4. Được phép thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.5. Được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.6. Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.7. Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Giấy phép này (nếu có).
Điều 2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức/cá nhân được cấp Giấy phép môi trường
1. Có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường.
2. (Tên tổ chức/cá nhân) có trách nhiệm:
2.1. Chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng.
2.2. Vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép tại Giấy phép này và phải dừng ngay việc xả nước thải, khí thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.
2.3. Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong Giấy phép môi trường này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.4. Báo cáo kịp thời về cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chức năng ở địa phương nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.
2.5. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi khác với các nội dung quy định tại Giấy phép này, phải kịp thời báo cáo đến cơ quan cấp phép.
Điều 3. Thời hạn của Giấy phép: ....... năm (từ ngày.... tháng .....năm..... đến ngày.... tháng .....năm..... ).
Giấy phép môi trường số ..cấp ngày .... tháng.... năm.... hết hiệu lực kể từ ngày Giấy phép môi trường này có hiệu lực (chỉ ghi trong trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy phép môi trường).
Điều 4. Giao (2), (4) tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung cấp phép, yêu cầu bảo vệ môi trường đối với dự án, cơ sở được cấp phép theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: - Chủ dự án, cơ sở; - Sở TN&MT tỉnh/TP... (trường hợp Bộ TN&MT cấp phép)’ - UBND huyện/quận/thị xã/TP trực thuộc tỉnh (trường hợp UBND tỉnh hoặc Sở TN&MT cấp phép); - Ban QLKCN, KKT (đối với dự án, cơ sở nằm trong khu KCN, KKT); - Cổng Thông tin điện tử của cơ quan cấp phép; - Cổng Thông tin một cửa quốc gia (đối với dự án, cơ sở có nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất); - Lưu., website,... |
THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp phép là cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường;
(2) Cơ quan chuyên môn tham mưu việc cấp phép môi trường cho (1);
(3) Thủ trưởng của Cơ quan cấp phép là Thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường;
(4) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tại địa phương đối với trường hợp giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện cấp.
Phụ lục 1
NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI
(Kèm theo Giấy phép môi trường số... ngày... tháng... năm ... của ...)
A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI:
1. Nguồn phát sinh nước thải: (nêu từng nguồn phát sinh nước thải tại dự án, cơ sở: sinh hoạt, sản xuất....)
2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (trường hợp có từ 02 dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận trở lên, các dòng nước thải tiếp theo được mô tả tương tự dòng nước thải thứ nhất):
2.1. Nguồn tiếp nhận nước thải: ghi rõ tên, vị trí hành chính (thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; huyện/quận, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố) của sông, suối, kênh, rạch, vùng biển, hồ, đầm, ao nơi dòng nước thải xả vào.
2.2. Vị trí xả nước thải (nêu rõ vị trí xả nước thải vào nguồn tiếp nhận):
- Thôn, ấp/tổ, khu phố ............ xã/phường, thị trấn ................ huyện/quận, thị xã, thành phố .............. tỉnh/thành phố ...........................
- Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục..., múi chiếu....).
2.3. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: ............................... m3/ngày đêm ........... m3/giờ.
2.3.1. Phương thức xả nước thải (ghi rõ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến vị trí xả vào nguồn nước tiếp nhận và phương thức xả tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước là bơm, tự chảy, xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa dòng,.....).
2.3.2. Chế độ xả nước thải (ghi rõ xả nước thải là liên tục (24 giờ) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày).
2.3.3. Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải (ghi tên quy chuẩn áp dụng), cụ thể như sau:
TT |
Chất ô nhiễm |
Đơn vị tính |
Giá trị giới hạn cho phép |
Tần suất quan trắc định kỳ |
Quan trắc tự động, liên tục (nếu có) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có):
1.1. Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải:
1.2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải (trường hợp có từ 02 công trình, thiết bị trở lên, các công trình, thiết bị tiếp theo được mô tả tương tự công trình, thiết bị thứ nhất):
- Tóm tắt quy trình công nghệ:
- Công suất thiết kế:
- Hóa chất, vật liệu sử dụng (hoặc các hóa chất tương đương không phát sinh thêm chất ô nhiễm quy định tại Mục A Phụ lục này):
1.3. Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) (trường hợp có từ 02 hệ thống, thiết bị trở lên, các hệ thống, thiết bị tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống, thiết bị thứ nhất):
- Số lượng:
- Vị trí lắp đặt:
- Thông số lắp đặt:
- Thiết bị lấy mẫu tự động:
- Camera theo dõi:
- Kết nối, truyền số liệu:
1.4. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố (nếu có):
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm (nếu thuộc trường hợp phải vận hành thử nghiệm):
2.1. Thời gian vận hành thử nghiệm (ghi rõ khoảng thời gian):
2.2. Công trình, thiết bị xả nước thải phải vận hành thử nghiệm:
2.2.1. Vị trí lấy mẫu (theo vị trí được cấp phép tại Phần A Phụ lục này):
2.2.2. Chất ô nhiễm và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm (theo nội dung được cấp phép tại Phần A Phụ lục này):
2.3. Tần suất lấy mẫu (ghi rõ tần suất theo quy định):
3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:
3.1. Thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án đầu tư, cơ sở bảo đảm đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại Phần A Phụ lục này trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
3.2. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi (nếu có).
3.3. Trường hợp xả thải vào công trình thủy lợi nếu có sự cố bất thường ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước trong công trình thủy lợi, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải báo cáo kịp thời về cơ quan cấp Giấy phép môi trường, cơ quan chức năng quản lý công trình thủy lợi.
3.4. Các điều kiện liên quan đến bảo vệ môi trường kèm theo (nếu có).
3.5. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác (nếu có).
Phụ lục 2
NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI
(Kèm theo Giấy phép môi trường số... ngày... tháng... năm ... của ...)
A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI:
1. Nguồn phát sinh khí thải (nêu từng nguồn phát sinh bụi, khí thải tại dự án, cơ sở):
2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải (trường hợp có từ 02 dòng khí thải xả vào môi trường không khí trở lên, các dòng khí thải tiếp theo được mô tả tương tự dòng khí thải thứ nhất):
2.1. Vị trí xả khí thải (nêu rõ vị trí tọa độ vị trí xả khí thải theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục..., múi chiếu....).
2.2. Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: ............................... m3/ngày đêm .......... m3/giờ.
2.2.1. Phương thức xả khí thải (ghi rõ xả khí thải là liên tục (24 giờ) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày).
2.2.2. Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với bụi, khí thải (ghi tên quy chuẩn áp dụng), cụ thể như sau:
TT |
Chất ô nhiễm |
Đơn vị tính |
Giá trị giới hạn cho phép |
Tần suất quan trắc định kỳ |
Quan trắc tự động, liên tục (nếu có) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI:
1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có):
1.1. Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh bụi, khí thải để đưa về hệ thống xử lý bụi, khí thải:
1.2. Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải (trường hợp có từ 02 công trình, thiết bị trở lên, các công trình, thiết bị tiếp theo được mô tả tương tự công trình, thiết bị thứ nhất):
- Tóm tắt quy trình công nghệ:
- Công suất thiết kế:
- Hóa chất, vật liệu sử dụng (hoặc các hóa chất tương đương không phát sinh thêm chất ô nhiễm quy định tại Mục A Phụ lục này):
1.3. Hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có) (trường hợp có từ 02 hệ thống, thiết bị trở lên, các hệ thống, thiết bị tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống, thiết bị thứ nhất):
- Số lượng:
- Vị trí lắp đặt:
- Thông số lắp đặt:
- Camera theo dõi:
- Kết nối, truyền số liệu:
1.4. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố (nếu có):
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm (nếu thuộc trường hợp phải vận hành thử nghiệm):
2.1. Thời gian vận hành thử nghiệm (ghi rõ khoảng thời gian'):
2.2. Công trình, thiết bị xả khí thải phải vận hành thử nghiệm:
2.2.1. Vị trí lấy mẫu (theo vị trí được cấp phép tại Phần A Phụ lục này):
2.2.2. Chất ô nhiễm chính và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm (thực hiện theo nội dung được cấp phép tại Phần A Phụ lục này):
2.3. Tần suất lấy mẫu (ghi rõ tần suất theo quy định):
3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:
3.1. Thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động của dự án đầu tư, cơ sở bảo đảm đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại Mục A Phụ lục này trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
3.2. Các điều kiện liên quan đến bảo vệ môi trường kèm theo (nếu có).
3.3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác (nếu có).
Phụ lục 3
BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số... ngày... tháng... năm ... của ...)
A. NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:
1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (nêu từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung tại dự án, cơ sở: Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất):
2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (nêu rõ vị trí tọa độ theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục..., múi chiếu....).
3. Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung (ghi tên quy chuẩn áp dụng), cụ thể như sau:
3.1. Tiếng ồn:
TT |
Từ 6-21 giờ (dBA) |
Từ 21-6 giờ (dBA) |
Tần suất quan trắc định kỳ |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
Khu vực đặc biệt |
2 |
|
|
|
Khu vực thông thường |
... |
|
|
|
|
3.2. Độ rung:
TT |
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB |
Tần suất quan trắc định kỳ |
Ghi chú |
|
Từ 6-21 giờ |
Từ 21-6 giờ |
|||
1 |
|
|
|
Khu vực đặc biệt |
2 |
|
|
|
Khu vực thông thường |
... |
|
|
|
|
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:
1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:
- Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung:
2. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:
2.1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Phần A Phụ lục này.
2.2. Các điều kiện liên quan đến bảo vệ môi trường kèm theo (nếu có).
2.3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác (nếu có).
Phụ lục 4
NỘI DUNG CẤP PHÉP THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số... ngày... tháng... năm ... của ...)
A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI:
1. Công trình, hệ thống, thiết bị sơ chế, xử lý, tái chế chất thải nguy hại:
TT |
Tên công trình, hệ thống, thiết bị |
Công suất thiết kế |
Số lượng |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh mục mã chất thải nguy hại và khối lượng:
TT |
Tên chất thải nguy hại |
Mã chất thải nguy hại |
Phương pháp xử lý |
Khối lượng (kg/năm) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đối với bãi chôn lấp hoặc bể đóng kén thì tính theo thể tích của bãi chôn lấp hoặc bể đóng kén (thay vì ghi khối lượng) |
3. Trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
TT |
Tên trạm trung chuyển |
Địa điểm |
1 |
|
|
|
|
|
4. Địa bàn hoạt động:
TT |
Vùng |
Tỉnh |
1 |
|
|
|
|
|
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1. Yêu cầu đối với thiết bị, kho, khu vực lưu giữ, trạm trung chuyển chất thải nguy hại:
1.1. Thiết bị lưu chứa chất thải (nêu quy cách, cấu tạo, khối lượng có khả năng lưu chứa):
1.2. Kho/khu lưu chứa chất thải trong nhà (trường hợp có từ 02 kho/khu vực lưu chứa trở lên, các kho lưu chứa tiếp theo được mô tả tương tự kho/khu vực lưu chứa thứ nhất):
- Diện tích kho/khu vực lưu chứa trong nhà:
- Thiết kế, cấu tạo của kho/khu vực lưu chứa trong nhà:
- Khả năng lưu giữ tối đa (tấn):
1.3. Trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trường hợp có từ 02 trạm trung chuyển trở lên, các trạm trung chuyển tiếp theo được mô tả tương tự trạm trung chuyển thứ nhất):
- Diện tích trạm trung chuyển:
- Diện tích kho/khu vực lưu chứa chất thải tại trạm trung chuyển:
- Thiết kế, cấu tạo của trạm trung chuyển:
- Khả năng lưu giữ tối đa (tấn):
2. Hệ thống, công trình, thiết bị sơ chế, tái chế, xử lý chất thải nguy hại (trường hợp có từ 02 hệ thống, công trình, thiết bị trở lên, các hệ thống tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống thứ nhất):
- Tóm tắt quy trình công nghệ sơ chế, tái chế, xử lý chất thải nguy hại:
- Công suất thiết kế (tấn/năm):
- Sản phẩm sau sơ chế, tái chế, xử lý (nếu có):
3. Các yêu cầu bảo vệ môi trường:
3.1. Các điều kiện liên quan đến bảo vệ môi trường kèm theo (nếu có).
3.2. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác (nếu có).
Phụ lục 5
NỘI DUNG CẤP PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TỪ NƯỚC NGOÀI LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số... ngày... tháng... năm ... của ...)
A. NỘI DUNG CẤP PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU:
1. Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu:
TT |
Tên phế liệu nhập khẩu |
Mã HS |
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu (tấn/năm) |
1 |
... |
... |
Tổng khối lượng theo nhóm phế liệu có chung mã HS 04 số (sắt thép; nhựa; giấy; thủy tinh; từng kim loại màu). |
... |
... |
... |
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TỪ NƯỚC NGOÀI LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT:
1. Hệ thống, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu (trường hợp có từ 02 hệ thống, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu trở lên, các hệ thống tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống, thiết bị thứ nhất):
- Loại phế liệu sử dụng:
- Tóm tắt quy trình công nghệ trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu:
- Công suất thiết kế (tấn/năm):
- Hệ số hao hụt:
- Sản phẩm (tấn/năm):
2. Biện pháp, phương án xử lý các tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu:
2.1. Hệ thống, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu (nếu có) (trường hợp có từ 02 hệ thống, thiết bị trở lên, các hệ thống, thiết bị tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống, thiết bị thứ nhất):
- Tóm tắt quy trình công nghệ xử lý tạp chất:
- Công suất thiết kế (tấn/năm):
2.2. Phương án chuyển giao, xử lý các tạp chất: Phải ký hợp đồng và chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý theo quy định pháp luật.
3. Yêu cầu đối với kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu (trường hợp có từ 02 kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu trở lên, các kho lưu giữ tiếp theo được mô tả tương tự kho lưu giữ thứ nhất):
- Diện tích kho lưu giữ:
- Thiết kế, cấu tạo của kho:
- Vật liệu làm tường và vách ngăn:
- Biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong:
- Hệ thống thu gom nước mưa:
- Hệ thống thu gom, xử lý các loại nước thải phát sinh:
- Khả năng lưu giữ tối đa (tấn):
4. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu (trường hợp có từ 02 bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu trở lên, các bãi lưu giữ tiếp theo được mô tả tương tự bãi lưu giữ thứ nhất):
- Diện tích bãi lưu giữ:
- Thiết kế, cấu tạo của bãi:
- Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu:
- Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu:
- Khả năng lưu giữ tối đa (tấn):
5. Các yêu cầu bảo vệ môi trường:
5.1. Chỉ được phép nhập khẩu khối lượng phế liệu đảm bảo sức chứa của kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; chỉ được sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại dự án, cơ sở của mình; nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy phép môi trường này.
5.2. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
5.3. Phải tái xuất đối với những lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Trường hợp không thể tái xuất, phải thỏa thuận với đơn vị có đủ năng lực để xử lý, tiêu hủy chất thải, phế liệu vi phạm theo quy định pháp luật.
5.4. Các điều kiện liên quan đến bảo vệ môi trường kèm theo (nếu có).
5.5. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác (nếu có).
Phụ lục 6
YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số... ngày ... tháng... năm ... của...)
A. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:
1.1. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên (ghi rõ chủng loại, khối lượng phát sinh theo tháng hoặc theo năm):
1.2. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh (ghi rõ chủng loại, khối lượng phát sinh theo tháng hoặc theo năm):
1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (ghi rõ khối lượng phát sinh theo tháng hoặc theo năm):
2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại:
2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:
2.1.1. Thiết bị lưu chứa (ghi rõ quy cách, cấu tạo, khối lượng có khả năng lưu chứa):
2.1.2. Kho/khu vực lưu chứa trong nhà (trường hợp có từ 02 kho/khu vực lưu chứa trở lên, các kho lưu chứa tiếp theo được mô tả tương tự kho/khu vực lưu chứa thứ nhất):
- Diện tích kho/khu vực lưu chứa trong nhà:
- Thiết kế, cấu tạo của kho/khu vực lưu chứa trong nhà:
2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
2.2.1. Thiết bị lưu chứa (ghi rõ quy cách, cấu tạo, khối lượng có khả năng lưu chứa):
2.2.2. Kho/khu vực lưu chứa trong nhà/khu vực lưu chứa ngoài trời (trường hợp có từ 02 kho/khu vực lưu chứa trở lên, các kho lưu chứa tiếp theo được mô tả tương tự kho/khu vực lưu chứa thứ nhất):
- Diện tích kho/khu vực lưu chứa trong nhà/khu vực lưu chứa ngoài trời:
- Thiết kế, cấu tạo của kho/khu vực lưu chứa trong nhà/khu vực lưu chứa ngoài trời:
2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:
2.3.1. Thiết bị lưu chứa (ghi rõ quy cách, cấu tạo, khối lượng có khả năng lưu chứa):
2.3.2. Kho/khu vực lưu chứa (trường hợp có từ 02 kho/khu vực lưu chứa trở lên, các kho/khu vực lưu chứa tiếp theo được mô tả tương tự kho lưu chứa thứ nhất):
- Diện tích kho/khu vực lưu chứa:
- Thiết kế, cấu tạo của kho/khu vực lưu chứa:
3. Hoạt động tự xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải (nếu có, bao gồm tự xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm)
3.1. Hệ thống, công trình, thiết bị tự xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải nguy hại (trường hợp có từ 02 hệ thống, công trình, thiết bị trở lên, các hệ thống tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống, công trình, thiết bị thứ nhất):
- Loại chất thải nguy hại tự xử lý, tái chế, tái sử dụng:
- Khối lượng chất thải tự xử lý, tái chế, tái sử dụng (tấn/năm):
- Tóm tắt quy trình công nghệ tự xử lý, tái chế, tái sử dụng:
- Công suất thiết kế (tấn/năm):
3.2. Hệ thống, công trình, thiết bị tự xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt (trường hợp có từ 02 hệ thống, công trình, thiết bị trở lên, các hệ thống tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống, công trình, thiết bị thứ nhất):
- Loại chất thải tự xử lý, tái chế, tái sử dụng:
- Khối lượng chất thải tự xử lý, tái chế, tái sử dụng (tấn/năm):
- Tóm tắt quy trình công nghệ tự xử lý, tái chế, tái sử dụng:
- Công suất thiết kế (tấn/năm):
B. YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (nếu có)
- Ghi rõ các yêu cầu phòng ngừa sự cố môi trường, ứng phó sự cố môi trường phải thực hiện.
Phụ lục 7
CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số... ngày... tháng... năm ... của ...)
A. YÊU CẦU VỀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG (nếu có).
Ghi rõ các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường, kinh phí, thời gian thực hiện.
B. YÊU CẦU VỀ BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC (nếu có).
Ghi rõ các nội dung bồi hoàn đa dạng sinh học phải thực hiện.
C. CÁC NỘI DUNG CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ/CƠ SỞ TIẾP TỤC THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (HOẶC VĂN BẢN TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)
(Chỉ ghi Phần này trong trường hợp dự án đầu tư/cơ sở được thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình và chưa hoàn thành hết các nội dung trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường)
Ghi rõ các các hạng mục, công trình sản xuất và các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) mà chủ dự án đầu tư, cơ sở tiếp tục thực hiện sau khi được cấp Giấy phép môi trường.
D. YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (nếu có)
- Ghi rõ các yêu cầu liên quan đến quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các nội dung quản lý môi trường khác (nếu có).
- Ghi rõ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác mà chủ dự án/cơ sở phải tiếp tục thực hiện, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
Mẫu số 41. Giấy phép môi trường điều chỉnh
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP Số: .... /GPMT- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
(Cấp điều chỉnh lần...)
___________
CƠ QUAN CẤP PHÉP (1)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp giấy phép môi trường;
Căn cứ ....;
Căn cứ Giấy phép môi trường số....... của (tên tổ chức/cá nhân được cấp phép) ngày...tháng... năm...;
Xét Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép môi trường số....... của (tên tổ chức/cá nhân được cấp phép) ngày.... tháng... năm...;
Theo đề nghị của (2),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Điều chỉnh nội dung Giấy phép môi trường số ... của (tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép), có địa chỉ tại (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú), chi tiết tại Phụ lục kèm theo Giấy phép điều chỉnh này. Các nội dung khác giữ nguyên theo Giấy phép môi trường số ...
Điều 2. (Tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép) tiếp tục thực hiện các nội dung của Giấy phép môi trường số ... và các nội dung được điều chỉnh tại Phụ lục kèm theo Giấy phép môi trường điều chỉnh này.
Điều 3. Giấy phép môi trường điều chỉnh này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi Giấy phép môi trường số ... hết hiệu lực./.
Nơi nhận: - Chủ dự án, cơ sở; - Sở TN&MT tỉnh/TP... (trường hợp Bộ TN&MT cấp phép); - UBND huyện/quận/thị xã/TP trực thuộc tỉnh (trường hợp UBND tỉnh hoặc Sở TN&MT cấp phép); - Ban QLKCN, KKT (đối với dự án, cơ sở nằm trong khu KCN, KKT); - Cổng Thông tin điện tử của cơ quan cấp phép; - Cổng Thông tin một cửa quốc gia (đối với dự án, cơ sở có nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất); - Lưu, website,.. |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp phép là cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường;
(2) Cơ quan được giao thực hiện tổ chức cấp phép;
(3) Thủ trưởng của Cơ quan cấp phép là Thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường.
Phụ lục
NỘI DUNG GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH
(Kèm theo Giấy phép môi trường điều chỉnh số... ngày ... tháng... năm ... của ...)
(Chỉ ghi những nội dung điều chỉnh)
1. Điều chỉnh nội dung cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải (nếu có);
2. Điều chỉnh nội dung cấp phép xả khí thải và yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải (nếu có);
3. Điều chỉnh về bảo đảm giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung và các yêu cầu bảo vệ môi trường (nếu có);
4. Điều chỉnh nội dung cấp phép thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại và yêu cầu về bảo vệ môi trường (nếu có);
5. Điều chỉnh nội dung cấp phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và yêu cầu bảo vệ môi trường (nếu có);
6. Các điều chỉnh khác (nếu có);
7. Các yêu cầu và điều kiện kèm theo (nếu có) đối với nội dung điều chỉnh.
Mẫu số 42. Quyết định thu hồi giấy phép môi trường
(1) Số: .............. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi giấy phép môi trường của (2)
__________
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Giấy phép môi trường số ........ ngày....tháng .....năm...... của (1);
Căn cứ (4);
Theo đề nghị của (5).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi Giấy phép môi trường số ........ ngày.... tháng...năm. của
(1). Lý do thu hồi:
1 .........
2
Điều 2. (6) có trách nhiệm bàn giao cho (1) toàn bộ bản chính Giấy phép môi trường số..... ngày .tháng.... năm..... của (1) theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 3. Giấy phép môi trường số ........ ngày.... tháng.... năm..... của (1) hết hiệu lực kể từ ngày ban hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; (5), thủ trưởng các đơn vị có liên quan và (6) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - (6); - ...........; - Lưu: VT,..... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan đã cấp giấy phép môi trường;
(2) Dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1);
(4) Căn cứ để phát hiện giấy phép môi trường phải bị thu hồi (nếu có);
(5) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan trực thuộc (1);
(6) Chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Mẫu số 43. Văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư
(1) Số: .... V/v thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (2)
Chúng tôi là (1), chủ đầu tư của (3), đã được (2) cấp Giấy phép môi trường số ... ngày... tháng... năm...
Theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, chúng tôi thông báo tới (2) kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của (3), cụ thể như sau:
- Thời gian dự kiến bắt đầu vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: ...
- Kế hoạch quan trắc đối với các nguồn thải theo kế hoạch vận hành thử nghiệm đã được phê duyệt tại Giấy phép môi trường số ... ngày..... tháng.... năm.....: .
Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, đồng thời cam kết sẽ dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Trân trọng./.
Nơi nhận: - Như trên; - Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh (trường hợp Bộ TN&MT cấp phép); - UBND huyện/quận/thị xã/TP trực thuộc tỉnh (trường hợp UBND tỉnh cấp phép); - Ban QL KKT, KCN (đối với dự án, cơ sở nằm trong khu KCN, KKT hoặc đối với đối với dự án, cơ sở là KCN, KKT); - Lưu: VT,... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở;
(2) Cơ quan cấp giấy phép môi trường;
(3) Dự án đầu tư, cơ sở hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án đầu tư.
Mẫu số 44. Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường
(1) Số: .............. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
QUYẾT ĐỊNH
Cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của (2) trong quá trình vận hành thử nghiệm
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Căn cứ Giấy phép môi trường số.;
Căn cứ văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của (2);
Theo đề nghị của (5).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm theo Giấy phép môi trường số. gồm ông/bà có tên sau đây: ...
Điều 2. Cán bộ, công chức có trách nhiệm sau đây: (6)
Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước (5) và trước pháp luật về kết quả kiểm tra.
Điều 3. Chi phí cho hoạt động kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (5), (7) và ông/bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - (7); - ...........; - Lưu: VT,..... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy phép môi trường;
(2) Dự án đầu tư/cơ sở;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan giấy phép môi trường của dự án hoặc cơ quan được ủy quyền;
(4) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của (2);
(6) Ghi rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc kiểm tra việc xây lắp các công trình bảo vệ môi trường theo nội dung giấy phép môi trường đã cấp, quá trình vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường, tổ chức việc đo đạc, lấy mẫu phân tích chất thải xả ra môi trường của dự án đầu tư/cơ sở và các trách nhiệm khác theo quy định pháp luật;
(7) Chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Mẫu số 45. Biên bản kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức
(1) Số: .............. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
BIÊN BẢN
Kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cán bộ, công chức tại (2)
Căn cứ Quyết định số... ngày... tháng... năm... của (1) chúng tôi tiến hành kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải thực tế tại (2) theo Giấy phép môi trường số ......:
- Thời gian kiểm tra: từ ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...
- Địa điểm kiểm tra: ................... (Ghi rõ địa điểm cơ sở được kiểm tra).
I. Tên cán bộ, công chức được cử kiểm tra:
........
II. Đại diện chủ dự án/cơ sở: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án/cơ sở)
- Với sự tham gia của: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của những người có mặt, nếu có)
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết quả trao đổi, thảo luận với chủ dự án/cơ sở, các bên thống nhất các nội dung sau:
III. Kết quả kiểm tra:
1. Hệ thống, công trình, thiết bị, thu gom, xử lý nước thải:
- Liệt kê hệ thống, công trình, thiết bị, thu gom, xử lý nước thải.
- Việc thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải so với giấy phép môi trường đã được cấp và văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm đã gửi cơ quan cấp phép.
- Nhật ký vận hành công trình xử lý nước thải.
2. Hệ thống, công trình, thiết bị thu gom, xử lý bụi, khí thải: (tương tự như đối với hệ thống, công trình, thiết bị, thu gom, xử lý nước thải).
IV. Lấy mẫu môi trường: (ghi cụ thể số lượng mẫu, tên mẫu, đơn vị thực hiện lấy và phân tích mẫu chất thải xả ra môi trường).
V. Kết luận và kiến nghị:
...........
VI. Ý kiến của chủ dự án/cơ sở:
Biên bản được lập vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại..., đã được đọc cho những người tham dự cùng nghe và nhất trí. Biên bản được lập thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau, cán bộ, công chức kiểm tra giữ.... bản, chủ dự án đầu tư/cơ sở giữ.... bản để thực hiện./.
ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ/CƠ SỞ (Chức vụ, chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên |
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KIỂM TRA (Chữ ký)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan ban hành Quyết định cử cán bộ, công chức kiểm tra;
(2) Dự án đầu tư/cơ sở.
Mẫu số 46. Biên bản kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
BIÊN BẢN
Kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư, cơ sở sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại của (2)
Căn cứ Quyết định số... ngày... tháng... năm... của (1), Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải thực tế tại (2) theo Giấy phép môi trường số ...
- Thời gian: từ ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...
- Địa điểm: ............ (Ghi rõ địa điểm cơ sở được kiểm tra).
I. Thành phần Đoàn kiểm tra:
1.1. Thành viên có mặt:
(Ghi đầy đủ họ tên và chức danh các thành viên có mặt trong số các thành viên có tên trong Quyết định thành lập đoàn kiểm tra).
1.2. Thành viên vắng mặt:
(Ghi số lượng hoặc họ tên và chức danh trong Đoàn kiểm tra của các thành viên vắng mặt, lý do vắng mặt)
II. Đại diện chủ dự án đầu tư, cơ sở: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở)
- Với sự tham gia của: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của những người có mặt, nếu có)
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kết quả trao đổi, thảo luận với chủ dự án đầu tư, cơ sở, các bên thống nhất các nội dung sau:
III. Kết quả kiểm tra:
1. Hệ thống, công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải:
- Hiện trạng của hệ thống, công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải.
- Nhận định, đánh giá sơ bộ về việc vận hành của hệ thống, công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, việc thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải so với giấy phép môi trường đã được cấp.
2. Hệ thống, công trình, thiết bị thu gom, xử lý bụi, khí thải: (tương tự như đối với hệ thống, công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải).
3. Công trình, hệ thống, thiết bị sơ chế, xử lý, tái chế chất thải nguy hại (nếu có):
- Hiện trạng của hệ thống, công trình xử lý chất thải nguy hại.
- Nhận định, đánh giá sơ bộ việc vận hành của công trình, hệ thống, thiết bị sơ chế, xử lý, tái chế chất thải nguy hại; công suất vận hành tại thời điểm kiểm tra; việc thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải so với kế hoạch được phê duyệt trong Giấy phép môi trường đã được cấp.
- Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại sử dụng để vận hành thử nghiệm.
4. Hệ thống, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu (nếu có):
- Hiện trạng của hệ thống, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu.
- Nhận định, đánh giá sơ bộ việc vận hành của hệ thống, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu; công suất vận hành tại thời điểm kiểm tra.
- Khối lượng phế liệu sử dụng để vận hành thử nghiệm.
IV. Lấy mẫu môi trường: (ghi cụ thể số lượng mẫu, tên mẫu, đơn vị thực hiện lấy và phân tích mẫu chất thải xả ra môi trường).
V. Kết luận của Trưởng đoàn kiểm tra:
Trưởng đoàn kiểm tra (hoặc Phó trưởng đoàn kiểm tra được ủy quyền) đưa ra kết luận: (được tổng hợp trên cơ sở kiểm tra thực tế và ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra, trong đó tóm tắt ngắn gọn những nội dung đạt yêu cầu, những nội dung cần phải được chỉnh sửa, bổ sung hoặc cải tạo trên thực tế)
VI. Ý kiến của chủ dự án/cơ sở: ...
Biên bản được lập vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại..., đã được đọc cho những người tham dự cùng nghe và nhất trí ký tên. Biên bản được lập thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau, Đoàn kiểm tra giữ.... bản, chủ dự án/cơ sở giữ.... bản để thực hiện./.
ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, CƠ SỞ (Chức vụ, chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên |
TM. ĐOÀN KIỂM TRA (Chữ ký)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
(2) Dự án đầu tư/cơ sở.
Mẫu số 47. Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở
(1) Số: .............. V/v đăng ký môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ....... |
Kính gửi: (3)
(1) là chủ đầu tư của (2), thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Địa chỉ trụ sở chính của (1):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ......... (hoặc các giấy tờ tương đương (nếu có)).
- Người đại diện theo pháp luật của (1):
- Điện thoại: ......................; Fax: ...................; E-mail: .......................
(1) đăng ký môi trường cho (2) với các nội dung sau:
1. Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở:
- Tên dự án đầu tư, cơ sở: (2)
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở; nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư: ..........................................................................................................................................
- Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở: ..............
2. Nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng và các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở:
(Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng và các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở.)
3. Loại, khối lượng chất thải phát sinh của dự án đầu tư, cơ sở:
- Loại và khối lượng nước thải phát sinh (sinh hoạt, công nghiệp) hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Nguồn và lưu lượng khí thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Loại và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Loại và khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Loại và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
4. Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở:
- Phương án thu gom, quản lý và xử lý nước thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Phương án thu gom, quản lý và xử lý khí thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
- Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ..........................................
5. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường:
(Nêu các cam kết về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng dự án đầu tư và trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở)
Chúng tôi gửi kèm văn bản này 01 (một) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (trường hợp dự án đầu tư, cơ sở đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định).
Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) tiếp nhận đăng ký môi trường của (2)./.
Nơi nhận: - Như trên; - ...........; - Lưu: .... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở;
(2) Dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai (2).
PHỤ LỤC III
MẪU BIỂU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường
A. Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là Danh mục chất thải)
1. Giải thích về các cột trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này:
1.1. Mã chất thải: Là cột thể hiện mã số của từng loại chất thải bao gồm chất thải nguy hại (CTNH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTCNPKS) và chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) trong Danh mục chất thải. Mã chất thải được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:
a) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
b) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ hai thể hiện mã của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
c) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
1.2. Tên chất thải: Là cột thể hiện tên gọi của các chất thải trong Danh mục, được phân loại theo 3 cấp như sau:
a) Cấp 1 (tương ứng với mã có 1 cặp chữ số): Tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
b) Cấp 2 (tương ứng mã có 2 cặp chữ số): Tên gọi của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
c) Cấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): Tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
1.3. Mã Basel (A): Là cột thể hiện mã đối chiếu A theo Phụ lục VIII (Danh mục A) của Công ước Basel khi thực hiện xuất khẩu CTNH. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu A hoặc không có mã đối chiếu mặc định nào thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ theo nguồn phát thải, thành phần và tính chất nguy hại của chất thải) và nội dung Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn mã phù hợp.
1.4. Mã Basel (Y): Là cột thể hiện mã đối chiếu Y theo Phụ lục I của Công ước Basel khi thực hiện xuất khẩu CTNH. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu Y hoặc không có mã đối chiếu mặc định nào thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ theo nguồn phát thải, thành phần và tính chất nguy hại của chất thải) và nội dung Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn mã phù hợp.
1.5. Tính chất nguy hại chính: Là cột thể hiện các tính chất nguy hại chính mà một chất thải là chất thải nguy hại trong mọi trường hợp hoặc là chất thải công nghiệp phải kiểm soát. Tuỳ vào từng trường hợp, một chất thải có thể có một, một số hoặc tất cả các tính chất được ghi tại cột này. Các tính chất nguy hại được trình bày chi tiết tại bảng sau:
Tính chất nguy hại |
Ký hiệu |
Mô tả |
Mã H (Theo quy định của EC) |
Mã H (Theo Phụ lục III Công ước Basel) |
Dễ nổ |
N |
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. |
H1 |
H1 |
Dễ cháy |
C |
- Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH. |
H3B |
H3 |
- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. |
H3A |
H4.1 |
||
- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. |
H3A |
H4.2 |
||
- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy. |
H3A |
H4.3 |
||
Oxy hoá |
OH |
Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. |
H2 |
H5.1 |
Ăn mòn |
AM |
Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH. |
H8 |
H8 |
Có độc tính |
Đ |
-Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy. |
H4 |
H11 |
-Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khoẻ ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. |
H5 |
H11 |
||
- Gây độc cấp tính:Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. |
H6 |
H6.1 |
||
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. |
H6 |
H11 |
||
- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. |
H7 |
H11 |
||
- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. |
H10 |
H11 |
||
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. |
H11 |
H11 |
||
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. |
H12 |
H10 |
||
Có độc tính sinh thái |
ĐS |
Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích luỹ sinh học. |
H14 |
H12 |
Lây nhiễm |
LN |
Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật. |
H9 |
H6.2 |
1.6. Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: Là cột thể hiện các trạng thái hay thể tồn tại trong điều kiện môi trường tự nhiên thông thường (rắn, lỏng hoặc bùn) của chất thải trong Danh mục.
1.7. Ký hiệu phân loại: Là cột ghi chú về ký hiệu đối với một chất thải là CTNH, CTRCNTT hoặc CTCNPKS, trong đó có ghi chú đối với chất thải rắn tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất, cụ thể như sau:
1.7.1. Chất thải công nghiệp phải kiểm soát được ký hiệu là KS: Cần áp dụng ngưỡng CTNH (hay ngưỡng nguy hại của chất thải) theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH để phân định là CTNH hoặc CTRCNTT.
1.7.2. Chất thải nguy hại trong mọi trường hợp được ký hiệu là NH.
1.7.3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường trong mọi trường hợp ký hiệu là TT.
1.7.4. Ký hiệu -R được ghi ngay sau TT là nhóm chất thải được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
2. Hướng dẫn quy trình tra cứu, sử dụng Danh mục:
2.1. Tra cứu một chất thải bất kỳ căn cứ vào mã chất thải: Nếu đã biết mã chất thải, căn cứ vào cột “Mã chất thải” trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này để tìm ra loại tương ứng.
2.2. Tra cứu, phân loại và áp mã chất thải căn cứ vào nguồn thải hoặc dòng thải:
2.2.1. Bước 1: Căn cứ Danh mục nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Mục B Phụ lục này để sơ bộ xác định một chủ nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những nhóm nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể liên quan đến một số nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau do bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, do đó phát sinh những chất thải nằm trong nhiều nhóm khác nhau thuộc hai loại như sau:
- Các nhóm mã từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau;
- Các nhóm mã 17, 18 và 19 (trừ 19 12 chỉ áp dụng theo hướng dẫn tại điểm 2.2.6 Phụ lục này) bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh.”
2.2.2. Bước 2: Căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này (tương ứng với nhóm mã chất thải gồm một cặp chữ số).
2.2.3. Bước 3: Rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan (tương ứng với phân nhóm mã chất thải gồm hai cặp chữ số).
2.2.4. Bước 4: Rà soát trong phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại chất thải căn cứ vào tên của chúng (tương ứng với mã chất thải gồm ba cặp chữ số). Phân loại và áp mã chất thải tương ứng.
2.2.5. Bước 5: Trong trường hợp một hỗn hợp chất thải không có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này, việc phân loại và áp mã chất thải theo nguyên tắc sau:
a) Khi hỗn hợp chất thải chỉ có một chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là CTNH (loại có ký hiệu KS vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại ký hiệu NH) thì áp mã của chất thải này;
b) Khi hỗn hợp chất thải có hai hay nhiều chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là CTNH (loại có ký hiệu KS vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại ký hiệu NH) thì có thể sử dụng tất cả các mã chất thải tương ứng hoặc áp một mã chất thải đại diện theo thứ tự ưu tiên sau: Mã chất thải của CTNH thành phần có tỷ trọng lớn hơn trong hỗn hợp; khi không xác định rõ được tỷ trọng, thì áp mã của CTNH có thành phần nguy hại với giá trị ngưỡng CTNH thấp nhất;
c) Khi hỗn hợp chỉ có chất thải được phân định là CTRCNTT (loại có ký hiệu KS không vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại ký hiệu TT) thì sử dụng tất cả các mã chất thải tương ứng;
d) Cần phân biệt hỗn hợp chất thải với chất thải có thành phần nguy hại bám dính hoặc hỗn hợp chất thải mà các thành phần đã được hoà trộn với nhau một cách tương đối đồng nhất về tính chất hoá-lý tại mọi điểm trong khối hỗn hợp chất thải theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.
2.2.6. Bước 6: Một chất thải được áp các mã chất thải từ 19 12 01 đến 19 12 05 trong trường hợp sau:
- Phát sinh từ một nguồn thải, dòng thải khác với các nguồn hoặc dòng thải có nhóm mã từ 01 01 đến 19 11;
- Không xác định được nguồn phát sinh.
3. Quy định áp dụng cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế:
3.1. Hỗn hợp kim loại (hoặc nhựa) lẫn dầu mỡ (ví dụ mã 07 03 11): Kim loại (hoặc nhựa) không phải là CTNH còn dầu mỡ thải (trừ dầu mỡ thực phẩm) là CTNH (ký hiệu là NH), do vậy, đây là hỗn hợp CTNH. Trường hợp hỗn hợp này được tách riêng ra, còn lại kim loại (hoặc nhựa) tương đối sạch, chỉ bám dính lượng dầu mỡ không đáng kể đến mức không có nguy cơ bị rò rỉ hoặc chảy ra môi trường trong quá trình lưu giữ, thu gom và vận chuyển (ví dụ dầu bảo quản) thì không bị coi là CTNH (bảo đảm thành phần dầu bám dính có hàm lượng tuyệt đối nhỏ hơn ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH).
3.2. Các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử...): Nếu có bất kỳ một bộ phận hoặc vật liệu cấu thành là CTNH thì phải coi toàn bộ phương tiện hoặc thiết bị đó là CTNH, trừ khi bộ phận hoặc vật liệu này được tách riêng ra.
3.3. Thiết bị điện, điện tử (ví dụ máy biến thế, tụ điện...) thải: Chỉ được phân loại, áp mã theo loại chất thải có Polychlorinated biphenyls (PCB) khi có hàm lượng tuyệt đối của PCB trong ít nhất một chất thải thành phần (bộ phận hoặc vật liệu cấu thành, ví dụ dầu cách điện) vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.
3.4. Dầu, hoá chất hoặc dung môi thải: Chỉ được phân loại, áp mã theo loại chất thải có gốc halogen hữu cơ hoặc có thành phần halogen hữu cơ (đặc biệt là cơ clo như PCB) nếu hàm lượng tuyệt đối của ít nhất một thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.
3.5. Các vật liệu amiăng xi măng thải (như tấm lợp đã qua sử dụng): Không phải là CTNH, trừ trường hợp có lẫn hoặc có các thành phần nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, được phép chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và xây dựng.
3.6. Tên gọi “dầu thải” hoặc “hoá chất thải” được áp dụng khi thành phần dầu hoặc hoá chất chiếm tỷ trọng ưu thế trong chất thải (lớn hơn hoặc bằng 50%); tên gọi chất thải có hoặc lẫn dầu hoặc chất thải có hoặc lẫn một hoá chất nhất định được áp dụng khi thành phần dầu hoặc hoá chất chiếm tỷ trọng kém ưu thế hơn so với các thành phần khác trong chất thải (nhỏ hơn 50%).
3.7. Các loại chất thải có nguồn gốc động vật, thực vật, thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp (như: dầu, mỡ, bơ, sáp của động, thực vật; vỏ hạt điều; quả chanh...), vôi thải hoặc chất thải rắn thông thường, phế liệu có lẫn các chất thải này: không phải là CTNH trừ trường hợp nhiễm thêm các thành phần, tính chất nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH ngoài thành phần, tính chất tự nhiên sẵn có.
B. Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ
3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ
4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
5. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác.
C. Danh mục chi tiết của các CTNH, CTCNPKS, CTRCNTT
Mã CHẤT THẢI |
Tên chất thải |
Mã EC |
Mã Basel (A) |
Mã Basel (Y) |
Tính chất nguy hại chính |
Trạng thái (thể) tồn tại thông thường |
Ký hiệu phân loại |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
01 |
CHẤT THẢI TỪ NGÀNH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, DẦU KHÍ VÀ THAN WASTES RESULTING FROM EXPLORATION, MINING, QUARRYING, AND PHYSICAL AND CHEMICAL TREATMENT OF MInErALS |
|
|
|
|
|
|
01 01 |
Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại đen bằng phương pháp hoá-lý Wastes from physical and chemical processing of ferrous minerals |
01 03 |
|
|
|
|
|
01 01 01 |
Quặng đuôi có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến quặng sunfua Acid-generating tailings from processing of sulphide ore |
01 03 04 |
A1010 A1020 A1030 |
Từ Y22 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
01 01 02 |
Các loại quặng đuôi khác có các thành phần nguy hại Other tailings containing hazardous substances |
01 03 05 |
A1010 A1020 A1030 |
Từ Y22 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
01 01 03 |
Chất thải khác có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng sắt Other wastes containing hazardous substances from physical and chemical processing of metalliferous minerals |
01 03 07 |
A1010 A1020 A1030 |
Từ Y22 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
01 01 04 |
Chất thải dạng bột, bụi khác với các loại trên Dusty and powdery wastes other than those mentioned above |
01 03 08 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 01 05 |
Chất thải từ hoạt động khai thác quặng sắt Wastes from mineral metalliferous excavation |
01 01 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 01 06 |
Quặng đuôi khác với các loại trên Tailings other than those mentioned above |
01 03 06 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 02 |
Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hoá-lý Wastes from physical and chemical processing of non-ferrous minerals |
01 04 |
|
|
|
|
|
01 02 01 |
Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hoá-lý Wastes containing hazardous substances from physical and chemical processing of non-metalliferous minerals |
|
A1010 A1020 A1030 |
Từ Y22 đến Y31 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
01 02 02 |
Quặng đuôi có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến quặng sunfua Acid-generating tailings from processing of sulphide ore |
01 03 04 |
A1010 A1020 A1030 |
Từ Y22 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
01 02 03 |
Các loại quặng đuôi khác có các thành phần nguy hại Other tailings containing hazardous substances |
01 03 05 |
A1010 A1020 A1030 |
Từ Y22 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
01 02 04 |
Chất thải dạng bột, bụi khác với các loại trên Dusty and powdery wastes other than those mentioned above |
01 03 08 |
|
|
|
Rắn |
TT |
01 02 05 |
Chất thải từ hoạt động khai thác quặng kim loại màu Wastes from mineral non-ferous excavation |
01 01 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 02 06 |
Quặng đuôi khác với các loại trên Tailings other than those mentioned above |
01 03 06 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 02 07 |
Bùn đỏ từ quá trình chế biến quặng nhôm (alumina) khác với các loại trên Red mud from alumina production other than the wastes mentioned above |
01 03 09 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 03 |
Bùn thải và các chất thải khác từ quá trình khoan Drilling muds and other drilling wastes |
01 05 |
|
|
|
|
|
01 03 01 |
Bùn thải và chất thải có dầu từ quá trình khoan Oil-containing drilling muds and wastes |
01 05 05 |
A3020 A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Bùn/rắn/lỏng |
KS |
01 03 02 |
Bùn thải và chất thải có các thành phần nguy hại (khác với dầu) từ quá trình khoan Drilling muds and other drilling wastes containing hazardous substances |
01 05 06 |
A3020 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Bùn/rắn/lỏng |
KS |
01 03 03 |
Bùn thải và chất thải từ quá trình khoan trên vùng nước ngọt Freshwater drilling muds and wastes |
01 05 04 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 03 04 |
Bùn thải và chất thải có chứa barito từ quá trình khoan khác với các loại trên Barite-containing drilling muds and wastes other than those mentioned above |
01 05 07 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 03 05 |
Bùn thải và chất thải có chứa clorua từ quá trình khoan khác với các loại trên Chloride-containing drilling muds and wastes other than those mentioned above |
01 05 08 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 04 |
Chất thải từ quá trình lọc dầu Wastes from petroleum refining |
05 01 |
|
|
|
|
|
01 04 01 |
Bùn thải từ thiết bị khử muối Desalter sludges |
05 01 02 |
A3010 |
|
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
01 04 02 |
Bùn đáy bể Tank bottom sludges |
05 01 03 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
01 04 03 |
Bùn thải axit alkyl Acid alkyl sludges |
05 01 04 |
A3010 A4060 |
Y9 |
AM, Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
01 04 04 |
Dầu tràn (hoặc rơi vãi, rò rỉ) Oil spills |
05 01 05 |
A3010 A3020 A4060 |
Y8 Y9 |
Đ, ĐS |
Rắn/Lỏng |
NH |
01 04 05 |
Bùn thải có dầu từ hoạt động bảo dưỡng cơ sở, máy móc, trang thiết bị Oily sludges from maintenance operations of the plant or equipment |
05 01 06 |
A3020 A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
01 04 06 |
Các loại hắc ín (tar) thải Acid tars |
05 01 07 05 01 08 |
A3190 |
Y11 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/bùn |
NH |
01 04 07 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
05 01 09 |
|
|
|
|
|
01 04 08 |
Chất thải từ quá trình làm sạch xăng dầu bằng bazơ Wastes from cleaning of fuels with bases |
05 01 11 |
A4090 |
Y35 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
01 04 09 |
Dầu thải chứa axit Oil containing acids |
05 01 12 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
01 04 10 |
Vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng Spent filter clays |
05 01 15 |
|
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
01 04 11 |
Bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp cho nồi hơi Boiler feedwater sludges |
05 01 13 |
|
|
|
Bùn |
TT |
01 04 12 |
Chất thải phát sinh từ thiết bị làm mát Wastes from cooling columns |
05 01 14 |
|
|
|
Bùn |
TT |
01 04 13 |
Chất thải có thành phần lưu huỳnh từ hoạt động khử lưu huỳnh trong dầu mỏ Sulphur-containing wastes from petroleum desulphurisation |
05 01 16 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 04 14 |
Nhựa đường thải (Bitumen) Bitumen |
05 01 17 |
|
|
|
Rắn |
TT |
01 05 |
Chất thải từ quá trình chế biến than bằng phương pháp nhiệt phân |
05 06 |
|
|
|
|
|
|
Wastes from the pyrolytic treatment of coal |
|
|
|
|
|
|
01 05 01 |
Các loại hắc ín thải Tars |
05 06 01 05 06 03 |
A3190 |
Y11 |
Đ, ĐS, C |
Rắn |
NH |
01 05 02 |
Chất thải phát sinh từ thiết bị làm mát Waste from cooling columns |
05 06 04 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 06 |
Chất thải từ quá trình tinh chế và vận chuyển khí tự nhiên Wastes from natural gas purification and transportation |
05 07 |
|
|
|
|
|
01 06 01 |
Chất thải có thuỷ ngân Wastes containing mercury |
05 07 01 |
A1030 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
01 06 02 |
Chất thải có chứa lưu huỳnh Wastes containing sulphur |
05 07 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 06 03 |
Chất thải khác với các loại trên Wastes not otherwise specified |
05 07 99 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 07 |
Chất thải từ quá trình chế biến khoáng sản phi kim bằng phương pháp hoá-lý Wastes from physical and chemical processing of non-metalliferous minerals |
01 04 |
|
|
|
|
|
01 07 01 |
Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến khoáng sản phi kim bằng phương pháp hoá-lý Wastes containing hazardous substances from physical and chemical processing of non-metalliferous minerals |
01 04 07 |
A1010 A1020 A1030 |
Từ Y22 đến Y31 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
01 07 02 |
Sỏi, đá vỡ khác với các loại trên Waste gravel and crushed rocks other than those mentioned above |
01 04 08 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
01 07 03 |
Đất sét, cát thải Waste sand and clays |
01 04 09 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
01 07 04 |
Chất thải từ quá trình rửa, làm sạch khoáng sản khác với các loại trên Tailings and other wastes from washing and cleaning of minerals other than those mentioned above |
01 04 12 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
01 07 05 |
Mảnh vụn từ quá trình cắt, xẻ đá khác với các loại trên Wastes from stone cutting and sawing other than those mentioned above |
01 04 13 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
01 07 06 |
Chất thải dạng bột, bụi khác với các loại trên Dusty and powdery wastes other than those mentioned above |
01 04 10 |
|
|
|
Rắn |
TT |
01 07 07 |
Chất thải phát sinh từ quá trình chế biến muối mỏ và kali khác với các loại trên Wastes from potash and rock salt processing other than those mentioned above |
01 04 11 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
02 |
CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, ĐIỀU CHẾ, CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT VÔ CƠ WASTES FROM INORGANIC CHEMICAL PROCESSES |
|
|
|
|
|
|
02 01 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng axit Wastes from the manufacture, formulation, supply and use (MFSU) of acids |
06 01 |
|
|
|
|
|
02 01 01 |
Axit sunfuric, axit sunfurơ thải Sulphuric acid and sulphurous acid |
06 01 01 |
A4090 |
Y34 |
AM, OH, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
NH |
02 01 02 |
Axit clohydric thải Hydrochloric acid |
06 01 02 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
NH |
02 01 03 |
Axit flohydric thải Hydrofluoric acid |
06 01 03 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
NH |
02 01 04 |
Axit photphoric, axit photphorơ thải Phosphoric and phosphorous acid |
06 01 04 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
NH |
02 01 05 |
Axit nitric, axit nitrơ thải Nitric acid and nitrous acid |
06 01 05 |
A4090 |
Y34 |
AM, N, OH, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
NH |
02 01 06 |
Các loại axit thải khác Other acids |
06 01 06 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
02 02 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng bazơ Wastes from the MFSU of bases |
06 02 |
|
|
|
|
|
02 02 01 |
Natri hydroxit, amoni hydroxit, kali hydroxit, canxi hydroxit thải và bã thải có chứa natri hydroxit, amoni hydroxit, kali hydroxit Calcium hydroxide, ammonium hydroxide, sodium and potassium hydroxide |
06 02 01 06 02 03 06 02 04 |
A4090 |
Y35 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
NH |
02 02 02 |
Các loại bazơ thải khác với các loại trên Other bases |
06 02 05 |
A4090 |
Y35 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
02 02 03 |
Các chất thải khác với các loại trên |
06 02 99 |
|
|
|
Rắn/lỏng/bùn |
TT |
02 03 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng muối, dung dịch muối và oxit kim loại Wastes from the MFSU of salts and their solutions and metallic oxides |
06 03 |
|
|
|
|
|
02 03 01 |
Muối và dung dịch muối thải có xyanua Solid salts and solutions containing cyanides |
06 03 11 |
A4050 |
Y33 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
02 03 02 |
Muối và dung dịch muối thải có kim loại nặng Solid salts and solutions containing heavy metals |
06 03 13 |
A1020 A1030 A1040 |
Từ Y21 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
02 03 03 |
Oxit kim loại thải có kim loại nặng Metallic oxides containing heavy metals |
06 03 15 |
A1010 A1020 A1030 A1040 |
Từ Y21 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
02 03 04 |
Oxit kim loại khác với các loại trên Metallic oxides other than those mentioned above |
06 03 16 |
|
|
|
|
TT |
02 03 05 |
Muối và dung dịch muối thải khác với các loại trên Solid salts and solutions other than those mentioned above |
06 03 14 |
|
|
|
|
TT |
02 04 |
Chất thải khác có kim loại từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng muối, dung dịch muối và oxit kim loại Metal-containing wastes other than those above |
06 04 |
|
|
|
|
|
02 04 01 |
Chất thải có asen Wastes containing arsenic |
06 04 03 |
A1030 |
Y24 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
02 04 02 |
Chất thải có thuỷ ngân Wastes containing mercury |
06 04 04 |
A1030 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
02 04 03 |
Chất thải có các kim loại nặng khác Wastes containing other heavy metals |
06 04 05 |
A1010 A1020 A1030 A1040 |
Từ Y21 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
02 05 |
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ Sludges from on-site effluent treatment |
06 05 |
|
|
|
|
|
02 05 01 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có chứa thành phần nguy hại từ hệ thống xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
06 05 02 |
|
|
|
|
|
02 06 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng, chế biến hoá chất lưu huỳnh và quá trình khử lưu huỳnh Wastes from the MFSU of sulphur chemicals, sulphur chemical processes and desulphurisation processes |
06 06 |
|
|
|
|
|
02 06 01 |
Chất thải có hợp chất sunfua kim loại nặng Wastes containing hazardous sulphides |
06 06 02 |
|
|
Đ, ĐS, AM |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
02 06 02 |
Chất thải không có hợp chất sunfua kim loại nặng Wastes containing sulphides other than those mentioned above |
06 06 03 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
02 07 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng halogen và chuyển hoá hợp chất halogen Wastes from the MFSU of halogens and halogen chemical processes |
06 07 |
|
|
|
|
|
02 07 01 |
Chất thải có amiăng từ quá trình điện phân Wastes containing asbestos from electrolysis |
06 07 01 |
A2050 |
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
02 07 02 |
Than hoạt tính thải từ quá trình sản xuất clo Activated carbon from chlorine production |
06 07 02 |
A4160 |
|
Đ |
Rắn |
NH |
02 07 03 |
Bùn thải bari sunphat có thuỷ ngân Barium sulphate sludge containing mercury |
06 07 03 |
A1030 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
02 07 04 |
Các dung dịch và axit thải Solutions and acids, for example contact acid |
06 07 04 |
|
|
Đ, ĐS, AM |
Lỏng |
NH |
02 08 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng silic (silicon) và các dẫn xuất của silic Wastes from the MFSU of silicon and silicon derivatives |
06 08 |
|
|
|
|
|
02 08 01 |
Chất thải có silic hữu cơ nguy hại Waste containing hazardous chlorosilanes |
06 08 02 |
|
|
Đ, C |
Rắn/lỏng |
KS |
02 09 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng và chế biến hoá chất photpho Wastes from the MSFU of phosphorous chemicals and phosphorous chemical processes |
06 09 |
|
|
|
|
|
02 09 01 |
Chất thải có hay nhiễm các thành phần nguy hại từ phản ứng các hợp chất của canxi có photpho Calcium-based reaction wastes containing or contaminated with hazardous substances |
06 09 03 |
A4090 |
Y34 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
02 09 02 |
Xỉ có chứa photpho Phosphorous slag |
06 09 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
02 09 03 |
Chất thải từ phản ứng canxi khác với các loại trên Calcium-based reaction wastes other than those mentioned above |
06 09 04 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
02 10 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng, chế biến hoá chất nitơ và sản xuất phân bón Wastes from the MFSU of nitrogen chemicals, nitrogen chemical processes and fertiliser manufacture |
06 10 |
|
|
|
|
|
02 10 01 |
Chất thải có các thành phần nguy hại Wastes containing hazardous substances |
06 10 02 |
A4090 |
Y34 |
Đ, ĐS, C, AM |
Rắn/lỏng |
KS |
02 10 02 |
Chất thải phát sinh từ phản ứng các hợp chất của canxi trong hoạt động sản xuất đioxyt titan Calcium-based reaction wastes from titanium dioxide production |
06 11 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
02 11 |
Chất thải khác từ các quá trình sản xuất, điều chế, chế biến, cung ứng hoá chất vô cơ Wastes from inorganic chemical processes not otherwise specified |
06 13 |
|
|
|
|
|
02 11 01 |
Hoá chất bảo vệ thực vật vô cơ, chất bảo quản gỗ và các loại biôxit (biocide) khác được thải bỏ Inorganic plant protection products, wood-preserving agents and other biocides |
06 13 01 |
A3070 A4030 A4040 |
Y4 Y5 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
02 11 02 |
Than hoạt tính đã qua sử dụng Spent activated carbon |
06 13 02 |
A4160 |
Y18 |
Đ, C |
Rắn |
NH |
02 11 03 |
Chất thải từ quá trình chế biến amiăng Wastes from asbestos processing |
06 13 04 |
A2050 |
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
02 11 04 |
Bồ hóng, muội Soot |
06 13 05 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 |
CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, ĐIỀU CHẾ, CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT HỮU CƠ WASTES FROM ORGANIC CHEMICAL PROCESSES |
|
|
|
|
|
|
03 01 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ cơ bản Wastes from the manufacture, formulation, supply and use (MFSU) of basic organic chemicals |
07 01 |
|
|
|
|
|
03 01 01 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Aqueous washing liquids and mother liquors |
07 01 01 |
A3080 A3170 |
Y40 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 01 02 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Organic halogenated solvents, washing liquids and mother liquors |
07 01 03 |
A3150 |
Y40 Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 01 03 |
Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết, tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Other organic solvents, washing liquids and mother liquors |
07 01 04 |
A3140 |
Y40 Y42 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 01 04 |
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen Halogenated still bottoms and reaction residues |
07 01 07 |
A3160 A3170 A3190 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 01 05 |
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Other still bottoms and reaction residues |
07 01 08 |
A3070 A3130 A3190 |
Y6 |
Đ |
Rắn/bùn |
NH |
03 01 06 |
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen Halogenated filter cakes and spent absorbents |
07 01 09 |
A3160 A3170 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 01 07 |
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Other filter cakes and spent absorbents |
07 01 10 |
A3070 A3130 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 01 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có chứa thành phần nguy hại từ hệ thống xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
07 01 11 |
|
|
|
|
|
03 01 09 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khác với các loại trên Sludges from on-site effluent treatment other than those mentioned above |
07 01 12 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
03 02 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng nhựa, cao su tổng hợp và sợi nhân tạo Wastes from the MFSU of plastics, synthetic rubber and man-made fibres |
07 02 |
|
|
|
|
|
03 02 01 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Aqueous washing liquids and mother liquors |
07 02 01 |
A3070 A3080 |
Y39 Y40 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 02 02 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Organic halogenated solvents, washing liquids and mother liquors |
07 02 03 |
A3070 A3080 A3150 |
Y39 Y40 Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 02 03 |
Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Other organic solvents, washing liquids and mother liquors |
07 02 04 |
A3070 A3080 A3140 |
Y39 Y40 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 02 04 |
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated still bottoms and reaction residues |
07 02 07 |
A3160 A3170 A3190 |
Y41 Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 02 05 |
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Other still bottoms and reaction residues |
07 02 08 |
A3070 A3160 A3190 |
Y39 Y42 |
Đ |
Rắn/bùn |
NH |
03 02 06 |
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated filter cakes and spent absorbents |
07 02 09 |
A3160 A3170 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 02 07 |
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Other filter cakes and spent absorbents |
07 02 10 |
A3070 A3160 |
Y39 Y42 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 02 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
07 02 11 |
|
|
|
|
|
03 02 09 |
Chất phụ gia thải có các thành phần nguy hại Wastes from additives containing hazardous substances |
07 02 14 |
|
Y38 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
03 02 10 |
Chất thải có silic hữu cơ nguy hại Waste containing hazardous silicones |
07 02 16 |
|
|
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
03 02 11 |
Chất thải khác với các loại trên Waste containing silicones other than those mentioned above |
07 02 17 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
03 02 12 |
Nhựa Plastics waste |
07 02 13 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
03 03 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng phẩm màu hữu cơ Wastes from the MFSU of organic dyes and pigments |
07 03 |
|
|
|
|
|
03 03 01 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Aqueous washing liquids and mother liquors |
07 03 01 |
A3080 |
Y40 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 03 02 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Organic halogenated solvents, washing liquids and mother liquors |
07 03 03 |
A3080 A3150 |
Y40 Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 03 03 |
Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Other organic solvents, washing liquids and mother liquors |
07 03 04 |
A3080 A3140 |
Y40 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 03 04 |
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated still bottoms and reaction residues |
07 03 07 |
A3160 A3170 A3190 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 03 05 |
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Other still bottoms and reaction residues |
07 03 08 |
A3070 A3160 A3190 |
Y39 Y42 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 03 06 |
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated filter cakes and spent absorbents |
07 03 09 |
A3160 A3170 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 03 07 |
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Other filter cakes and spent absorbents |
07 03 10 |
A3070 A3160 |
Y39 Y42 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 03 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải có thành phần nguy hại Sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
07 03 11 |
|
|
|
|
|
03 03 09 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khác với các loại trên Sludges from on-site effluent treatment other than those mentioned above |
07 03 12 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
03 04 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản gỗ và các loại biôxit (biocide) hữu cơ khác Wastes from the MFSU of organic plant protection products , wood preserving agents and other biocides |
07 04 |
|
|
|
|
|
03 04 01 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Aqueous washing liquids and mother liquors |
07 04 01 |
A4030 A4040 |
Y4 Y5 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 04 02 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Organic halogenated solvents, washing liquids and mother liquors |
07 04 03 |
A3150 A4030 A4040 |
Y4 Y5 Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 04 03 |
Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Other organic solvents, washing liquids and mother liquors |
07 04 04 |
A3140 A4030 A4040 |
Y4 Y5 Y39 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 04 04 |
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated still bottoms and reaction residues |
07 04 07 |
A3160 A3170 A3190 |
Y4 Y5 Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 04 05 |
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Other still bottoms and reaction residues |
07 04 08 |
A3070 A3160 A3190 |
Y4 Y5 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 04 06 |
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated filter cakes and spent absorbents |
07 04 09 |
A3160 A3170 |
Y4 Y5 Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 04 07 |
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Other filter cakes and spent absorbents |
07 04 10 |
A3070 A3160 |
Y4 Y5 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 04 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
07 04 11 |
|
|
|
|
|
03 04 09 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại Solid wastes containing hazardous substances |
07 04 13 |
A4030 A4040 |
Y4 Y5 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
03 04 10 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khác với các loại trên Sludges from on-site effluent treatment other than those mentioned above |
07 04 12 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
03 05 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế và cung ứng dược phẩm Wastes from the MFSU of pharmaceuticals |
07 05 |
|
|
|
|
|
03 05 01 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Aqueous washing liquids and mother liquors |
07 05 01 |
A4010 |
Y3 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 05 02 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Organic halogenated solvents, washing liquids and mother liquors |
07 05 03 |
A3150 A4010 |
Y3 Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 05 03 |
Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Other organic solvents, washing liquids and mother liquors |
07 05 04 |
A3140 A4010 |
Y3 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 05 04 |
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất có halogen hữu cơ Halogenated still bottoms and reaction residues |
07 05 07 |
A3160 A3190 A4010 |
Y3 Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 05 05 |
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Other still bottoms and reaction residues |
07 05 08 |
A3190 A4010 |
Y3 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 05 06 |
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated filter cakes and spent absorbents |
07 05 09 |
A4010 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 05 07 |
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Other filter cakes and spent absorbents |
07 05 10 |
A4010 |
Y3 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 05 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
07 05 11 |
|
|
|
|
|
03 05 09 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại Solid wastes containing hazardous substances |
07 05 13 |
A4010 |
Y3 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
03 05 10 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khác với các loại trên Sludges from on-site effluent treatment other than those mentioned above |
07 05 12 |
|
|
|
Bùn |
TT |
03 05 12 |
Chất thải rắn khác với các loại trên Solid wastes other than those mentioned above |
07 05 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
03 06 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất béo, xà phòng, chất tẩy rửa, sát trùng và mỹ phẩm Wastes from the MFSU of fats, grease, soaps, detergents, disinfectants and cosmetics |
07 06 |
|
|
|
|
|
03 06 01 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Aqueous washing liquids and mother liquors |
07 06 01 |
A3080 |
Y40 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 06 02 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Organic halogenated solvents, washing liquids and mother liquors |
07 06 03 |
A3150 |
Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 06 03 |
Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Other organic solvents, washing liquids and mother liquors |
07 06 04 |
A3140 |
Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 06 04 |
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated still bottoms and reaction residues |
07 06 07 |
A3160 A3170 A3190 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 06 05 |
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Other still bottoms and reaction residues |
07 06 08 |
A3070 A3190 |
|
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
03 06 06 |
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated filter cakes and spent absorbents |
07 06 09 |
A3160 A3170 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 06 07 |
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Other filter cakes and spent absorbents |
07 06 10 |
A3070 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 06 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
07 06 11 |
|
|
|
|
|
03 07 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hoá chất tinh khiết và các hoá phẩm khác Wastes from the MFSU of fine chemicals and chemical products not otherwise specified |
07 07 |
|
|
|
|
|
03 07 01 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Aqueous washing liquids and mother liquors |
07 07 01 |
A3080 A3170 |
Y40 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
03 07 02 |
Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Organic halogenated solvents, washing liquids and mother liquors |
07 07 03 |
A3150 |
Y40 Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 07 03 |
Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác Other organic solvents, washing liquids and mother liquors |
07 07 04 |
A3140 |
Y40 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
03 07 04 |
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated still bottoms and reaction residues |
07 07 07 |
A3160 A3170 A3190 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
03 07 05 |
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác Other still bottoms and reaction residues |
07 07 08 |
A3070 A3190 |
Y6 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
03 07 06 |
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ Halogenated filter cakes and spent absorbents |
07 07 09 |
A3160 A3170 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 07 07 |
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác Other filter cakes and spent absorbents |
07 07 10 |
A3070 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
03 07 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
07 07 11 |
|
|
|
|
|
04 |
CHẤT THẢI TỪ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VÀ CÁC CƠ SỞ ĐỐT KHÁC WASTES FROM THERMAL PROCESSES |
|
|
|
|
|
|
04 01 |
Chất thải từ nhà máy nhiệt điện Wastes from power stations |
10 01 |
|
|
|
|
|
04 01 01 |
Tro bay và bụi lò hơi có dầu (chỉ áp dụng trong trường hợp sử dụng nhiên liệu mặc định là dầu, không áp dụng nếu chỉ dùng dầu để khởi động) Oil fly ash and boiler dust |
10 01 04 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
04 01 02 |
Axit sunfuric thải Sulphuric acid |
10 01 09 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ |
Lỏng |
NH |
04 01 03 |
Tro bay từ quá trình sử dụng nhiên liệu hydrocacbon dạng nhũ tương Fly ash from emulsified hydrocarbons used as fuel |
10 01 13 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS, AM |
Rắn |
NH |
04 01 04 |
Tro đáy, xỉ, bụi từ lò hơi (trừ các loại trên) Bottom ash, slag and boiler dust (excluding boiler dust mentioned above) |
10 01 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
04 01 05 |
Tro bay từ quá trình đốt than (trừ tro bay và bụi lò hơi có dầu) Coal fly ash |
10 01 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
04 01 06 |
Tro bay từ quá trình đốt than bùn và gỗ chưa qua xử lý Fly ash from peat and untreated wood |
10 01 03 |
|
|
|
Rắn |
TT |
04 01 07 |
Chất thải (dạng rắn, bùn) có chứa lưu huỳnh từ quá trình khử lưu huỳnh trong khí thải bằng phản ứng với canxi Calcium-based reaction wastes from flue-gas desulphurisation in solid form and sludge form |
10 01 05 10 01 07 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
04 02 |
Chất thải từ các cơ sở đốt khác Wastes from other combustion plants |
10 01 |
|
|
|
|
|
04 02 01 |
Tro đáy, xỉ và bụi lò hơi có các thành phần nguy hại từ quá trình đồng xử lý trong các cơ sở đốt Bottom ash, slag and boiler dust from co-incineration containing hazardous substances |
10 01 14 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
04 02 02 |
Tro bay có các thành phần nguy hại từ quá trình đồng xử lý (đốt) Fly ash from co-incineration containing hazardous substances |
10 01 16 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
04 02 03 |
Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Wastes from gas cleaning containing hazardous substances |
10 01 18 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
04 02 04 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
10 01 20 |
|
|
|
|
|
04 02 05 |
Bùn thải pha loãng có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh lò hơi Aqueous sludges from boiler cleansing containing hazardous substances |
10 01 22 |
|
Y18 |
Đ, ĐS, AM |
Bùn |
KS |
04 02 06 |
Tro đáy, xỉ và bụi lò hơi khác với các loại trên Bottom ash, slag and boiler dust from co-incineration other than those mentioned above |
10 01 15 |
|
|
|
Rắn |
TT |
04 02 07 |
Tro bay từ quá trình đồng xử lý (đốt) khác với các loại trên Fly ash from co-incineration other than those mentioned above |
10 01 17 |
|
|
|
Rắn |
TT |
04 02 08 |
Chất thải từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên |
10 01 19 |
|
|
|
Rắn |
TT |
|
Wastes from gas cleaning other than those mentioned above |
|
|
|
|
|
|
04 02 09 |
Bùn loãng từ quá trình vệ sinh lò hơi khác với các loại trên Aqueous sludges from boiler cleansing other than those mentioned above |
10 01 23 |
|
|
|
Bùn |
TT |
04 02 10 |
Cát từ lò tầng sôi Sands from fluidised beds |
10 01 24 |
|
|
|
Rắn |
TT |
04 02 11 |
Chất thải phát sinh từ hoạt động sơ chế và lưu giữ nhiên liệu than Wastes from fuel storage and preparation of coal-fired power plants |
10 01 25 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
04 02 12 |
Chất thải phát sinh từ quá trình làm mát Wastes from cooling-water treatment |
10 01 26 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
04 02 13 |
Tro bay chứa than hoạt tính từ hệ thống xử lý khí thải Fly ash containing activated carbon from flue-gas treatment |
|
|
|
|
Rắn |
KS |
05 |
CHẤT THẢI TỪ NGÀNH LUYỆN KIM VÀ ĐÚC KIM LOẠI WASTES FROM THERMAL METALLURGY AND CASTING OF PIECES |
|
|
|
|
|
|
05 01 |
Chất thải từ ngành công nghiệp gang thép Wastes from the iron and steel industry |
10 02 |
|
|
|
|
|
05 01 01 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from gas treatment containing hazardous substances |
10 02 07 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 01 02 |
Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment containing oil |
10 02 11 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
05 01 03 |
Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from gas treatment containing hazardous substances |
10 02 13 |
|
Y18 |
Đ, ĐS, AM |
Rắn/bùn |
KS |
05 01 04 |
Bụi có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải của lò thép sử dụng nguyên liệu từ sắt thép phế liệu (trừ trường hợp sử dụng không quá 30% phế liệu để lót đáy lò luyện) Solid wastes from gas treatment containing hazardous substances |
10 02 07 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 01 05 |
Chất thải phát sinh từ quá trình chế biến xỉ thép Wastes from the processing of slag |
10 02 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 01 06 |
Xỉ thép chưa qua chế biến Unprocessed slag |
10 02 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 01 07 |
Chất thải rắn từ xử lý khí thải khác với các loại trên Solid wastes from gas treatment other than those mentioned above |
10 02 08 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 01 08 |
Vảy cán Mill scales |
10 02 10 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
05 01 09 |
Chất thải phát sinh từ quá trình làm mát không chứa dầu thải Wastes from cooling-water treatment other than those mentioned above |
10 02 12 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 01 10 |
Bùn thải và bã lọc từ xử lý khí thải khác với các loại trên Sludges and filter cakes from gas treatment other than those mentioned above |
10 02 14 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 01 11 |
Bùn thải và bã lọc khác với các loại trên Sludges and filter cakes other than those mentioned above |
10 0215 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 02 |
Chất thải từ quá trình nhiệt luyện nhôm Wastes from aluminium thermal metallurgy |
10 03 |
|
|
|
|
|
05 02 01 |
Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp từ quặng Primary production slags |
10 03 04 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 02 02 |
Xỉ muối từ quá trình sản xuất thứ cấp từ chất thải, phế liệu Salt slags from secondary production |
10 03 08 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 02 03 |
Xỉ đen từ quá trình sản xuất thứ cấp từ chất thải, phế liệu Black drosses from secondary production |
10 03 09 |
|
Y32 Y33 |
Đ, ĐS,C |
Rắn |
KS |
05 02 04 |
Váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước Skimmings that are flammable or emit, upon contact with water, flammable gases in hazardous quantities |
10 03 15 |
|
Y15 |
C, Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
NH |
05 02 05 |
Chất thải có hắc ín (tar) từ quá trình sản xuất cực anot Tar-containing wastes from anode manufacture |
10 03 17 |
A3190 |
Y11 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 02 06 |
Bụi khí thải có các thành phần nguy hại Flue-gas dust containing hazardous substances |
10 03 19 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 02 07 |
Các loại bụi và hạt (bao gồm cả bụi nghiền bi) có các thành phần nguy hại Other particulates and dust (including ball-mill dust) containing hazardous substances |
10 03 21 |
|
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 02 08 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải có các thành phần nguy hại Sludges and filter cakes from gas treatment containing hazardous substances |
10 03 25 |
|
Y18 |
Đ, ĐS |
Bùn/rắn |
KS |
05 02 09 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải có các thành phần nguy hại khác với các loại trên Solid wastes from gas treatment containing hazardous substances other than those mentioned above |
10 03 23 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 02 10 |
Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment containing oil |
10 03 27 |
A4060 |
Y9 Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
05 02 11 |
Chất thải từ quá trình xử lý xỉ muối và xỉ đen có các thành phần nguy hại Wastes from treatment of salt slags and black drosses containing hazardous substances |
10 03 29 |
|
Y18 |
Đ, ĐS, C, AM |
Rắn/lỏng |
KS |
05 02 12 |
Cực anot thải Anode scraps |
10 03 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 02 13 |
Nhôm Waste alumina |
10 03 05 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
05 02 14 |
Váng bọt khác với các loại trên Skimmings other than those mentioned above |
10 03 16 |
|
|
|
Bùn |
TT |
05 02 15 |
Chất thải chứa cacbon từ quá trình sản xuất cực anot khác với các loại trên Carbon-containing wastes from anode manufacture other than those mentioned above |
10 03 18 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 02 16 |
Bụi khí thải khác với các loại trên Flue-gas dust other than those mentioned above |
10 03 20 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 02 17 |
Các loại bụi và hạt (bao gồm cả bụi nghiền bi) khác với các loại trên phát sinh từ hoạt động trong khuôn viên cơ sở Other particulates and dust (including ball-mill dust) other than those mentioned above |
10 03 22 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 02 18 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên Sludges and filter cakes from gas treatment other than those mentioned above |
10 03 26 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 02 19 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên Solid wastes from gas treatment other than those mentioned above |
10 03 24 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 02 20 |
Chất thải không lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment other than those mentioned above |
10 03 28 |
|
|
|
bùn |
TT |
05 02 21 |
Chất thải từ quá trình xử lý xỉ muối và xỉ đen khác với các loại trên Wastes from treatment of salt slags and black drosses other than those mentioned above |
10 03 30 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 03 |
Chất thải từ quá trình nhiệt luyện chì Wastes from lead thermal metallurgy |
10 04 |
|
|
|
|
|
05 03 01 |
Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp Slags from primary and secondary production |
10 04 01 |
A1010 A1020 |
Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 03 02 |
Váng bọt từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp Dross and skimmings from primary and secondary production |
10 04 02 |
A1010 A1020 |
Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 03 03 |
Bụi khí thải Flue-gas dust |
10 04 04 |
A1010 A1020 |
Y18 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 03 04 |
Các loại bụi và hạt khác phát sinh từ hoạt động sản xuất trong khuôn viên cơ sở Other particulates and dust |
10 04 05 |
A1010 A1020 |
Y18 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 03 05 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from gas treatment |
10 04 06 |
A1010 A1020 A4100 |
Y18 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 03 06 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from gas treatment |
10 04 07 |
A1010 A1020 A4100 |
Y18 Y31 |
Đ, ĐS |
Bùn/rắn |
NH |
05 03 07 |
Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment containing oil |
10 04 09 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
05 03 08 |
Canxi asenat thải Calcium arsenate |
10 04 03 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 03 09 |
Chất thải không lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát khác với các loại trên Wastes from cooling-water treatment other than those mentioned above |
10 04 10 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 04 |
Chất thải từ quá trình nhiệt luyện kẽm Wastes from zinc thermal metallurgy |
10 05 |
|
|
|
|
|
05 04 01 |
Bụi khí thải Flue-gas dust |
10 05 03 |
|
Y18 Y23 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 04 02 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải Solid waste from gas treatment |
10 05 05 |
|
Y18 Y23 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 04 03 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from gas treatment |
10 05 06 |
|
Y18 Y23 |
Đ, ĐS, AM |
Bùn/rắn |
NH |
05 04 04 |
Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment containing oil |
10 05 08 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
05 04 05 |
Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước Dross and skimmings that are flammable or emit, upon contact with water, flammable gases in hazardous quantities |
10 05 10 |
|
Y15 Y23 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
NH |
05 04 06 |
Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp Slags from primary and secondary production |
10 05 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 04 07 |
Bụi khác từ quá trình sản xuất trong khuôn viên cơ sở Other particulates and dust |
10 05 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 04 08 |
Chất thải không lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment other than those mentioned above |
10 05 09 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 04 09 |
Xỉ và váng bọt không dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước Dross and skimmings other than those mentioned above |
|
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 05 |
Chất thải từ quá trình nhiệt luyện đồng Wastes from copper thermal metallurgy |
10 06 |
|
|
|
|
|
05 05 01 |
Bụi khí thải Flue-gas dust |
10 06 03 |
A1100 |
Y18 Y22 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
05 05 02 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from gas treatment |
10 06 06 |
A1100 A4100 |
Y18 Y22 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 05 03 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from gas treatment |
10 06 07 |
A1100 A4100 |
Y18 Y22 |
Đ, ĐS, AM |
Bùn/rắn |
NH |
05 05 04 |
Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment containing oil |
10 06 09 |
A4060 |
Y9 Y18 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
05 05 05 |
Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp, thứ cấp Slags from primary and secondary production |
10 06 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 05 06 |
Xỉ (cứt sắt) và váng bọt từ quá trình sản xuất sơ cấp, thứ cấp Dross and skimmings from primary and secondary production |
10 06 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 05 07 |
Bụi thu hồi từ quá trình sản xuất (trừ bụi thu được từ xử lý khí thải) Other particulates and dust |
10 06 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 05 08 |
Chất thải không lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment other than those mentioned above |
10 06 10 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 06 |
Chất thải từ quá trình nhiệt luyện vàng, bạc và platin Wastes from silver, gold and platinum thermal metallurgy |
10 07 |
|
|
|
|
|
05 06 01 |
Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment containing oil |
10 07 07 |
A4060 |
Y9 Y18 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
05 06 02 |
Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp, thứ cấp Slags from primary and secondary production |
10 07 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 06 03 |
Váng bọt từ quá trình sản xuất sơ cấp, thứ cấp Dross and skimmings from primary and secondary production |
10 07 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 06 04 |
Bụi và chất thải rắn từ quá trình nhiệt luyện Solid wastes from gas treatment Other particulates and dust |
10 07 03 10 07 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 06 05 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from gas treatment |
10 07 05 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 06 06 |
Chất thải không lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát khác với các loại trên Wastes from cooling-water treatment other than those mentioned above |
10 07 08 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 07 |
Chất thải từ quá trình nhiệt luyện các kim loại màu khác Wastes from other non-ferrous thermal metallurgy |
10 08 |
|
|
|
|
|
05 07 01 |
Xỉ có các thành phần nguy hại Salt slag from primary and secondary production |
10 08 08 |
|
Y32 Y33 |
Đ, ĐS, C |
Rắn |
KS |
05 07 02 |
Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước Dross and skimmings that are flammable or emit, upon contact with water, flammable gases in hazardous quantities |
10 08 10 |
|
|
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
NH |
05 07 03 |
Chất thải có hắc ín (tar) từ quá trình sản xuất cực anot Tar-containing wastes from anode manufacture |
10 08 12 |
A3190 |
Y11 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 07 04 |
Bụi khí thải có các thành phần nguy hại Flue-gas dust containing hazardous substances |
10 08 15 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 07 05 |
Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from flue-gas treatment containing hazardous substances |
10 08 17 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS, AM |
Bùn/rắn |
KS |
05 07 06 |
Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment containing oil |
10 08 19 |
A4060 |
Y9 Y18 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
05 07 07 |
Bụi phát sinh từ quá trình sản xuất trong khuôn viên cơ sở (khác với 05 07 04) Other particulates and dust |
10 08 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 07 08 |
Xỉ khác Other slags |
10 08 09 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 07 09 |
Xỉ (cứt sắt) và váng bọt không dễ cháy hoặc khó bốc hơi khi tiếp xúc với nước Dross and skimmings other than those mentioned above |
10 08 11 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 07 10 |
Chất thải chứa cacbon từ hoạt động sản xuất cực anot (không chứa hắc ín) Carbon-containing wastes from anode manufacture other than those mentioned above |
10 08 13 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 07 11 |
Anot thải Anode scrap |
10 08 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 07 12 |
Bụi khí thải khác với các loại trên Flue-gas dust other than those mentioned above |
10 08 16 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 07 13 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên Sludges and filter cakes from flue-gas treatment other than those mentioned above |
10 08 18 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 07 14 |
Chất thải không lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Wastes from cooling-water treatment other than those mentioned above |
10 08 20 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
05 08 |
Chất thải từ quá trình đúc kim loại đen wastes from casting of ferrous pieces |
10 09 |
|
|
|
|
|
05 08 01 |
Lõi và khuôn đúc thải có các thành phần nguy hại Casting cores and moulds which have undergone pouring containing hazardous substances |
10 09 07 |
A3070 |
Y39 |
Đ |
Rắn |
KS |
05 08 02 |
Bụi khí thải có các thành phần nguy hại Flue-gas dust containing hazardous substances |
10 09 09 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 08 03 |
Các loại bụi khác có các thành phần nguy hại Other particulates containing hazardous substances |
10 09 11 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 08 04 |
Chất gắn khuôn thải có các thành phần nguy hại Waste binders containing hazardous substances |
10 09 13 |
A3070 |
Y39 |
Đ, ĐS |
Rắn, lỏng |
KS |
05 08 05 |
Chất tách khuôn thải có các thành phần nguy hại Waste crack-indicating agent containing hazardous substances |
10 09 15 |
A3140 A3150 |
Y41 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
KS |
05 08 06 |
Xỉ và váng bọt từ quá trình nấu chảy kim loại đen có chứa các kim loại nặng Dross and skimmings from ferrous thermal metallurgy containing heavy metal |
|
A1020 |
Từ Y20 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 08 07 |
Xỉ lò cao Furnace slag |
10 09 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
05 08 09 |
Lõi và khuôn đúc thải khác với các loại trên Casting cores and moulds which have not undergone pouring other than those mentioned above |
10 09 06 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
05 08 10 |
Bụi khí thải khác với các loại trên Flue-gas dust other than those mentioned above |
10 09 10 10 09 12 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 08 11 |
Chất gắn khuôn thải khác với các loại trên Waste binders other than those mentioned above |
10 09 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 08 12 |
Chất tách khuôn thải khác với các loại trên Waste crack-indicating agent other than those mentioned obove |
10 09 16 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 09 |
Chất thải từ quá trình đúc kim loại màu Wastes from casting of non-ferrous pieces |
10 10 |
|
|
|
|
|
05 09 01 |
Lõi và khuôn đúc đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại Casting cores and moulds which have undergone pouring, containing hazardous substances |
10 10 07 |
A3070 |
Y39 |
Đ |
Rắn |
KS |
05 09 02 |
Bụi khí thải có các thành phần nguy hại Flue-gas dust containing hazardous substances |
10 10 09 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 09 03 |
Các loại bụi khác có các thành phần nguy hại Other particulates containing hazardous substances |
10 10 11 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 09 04 |
Chất gắn khuôn thải có các thành phần nguy hại Waste binders containing hazardous substances |
10 10 13 |
A3070 |
Y39 |
Đ |
Rắn/lỏng |
KS |
05 09 05 |
Chất tách khuôn thải có các thành phần nguy hại Waste crack-indicating agent containing hazardous substances |
10 10 15 |
A3140 A3150 |
Y41 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
KS |
05 09 06 |
Xỉ và váng bọt từ quá trình nấu chảy kim loại màu có chứa các kim loại nặng Dross and skimmings from non-ferrous thermal metallurgy containing heavy metal |
|
A1020 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
05 09 07 |
Xỉ lò cao Furnace slag |
10 10 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
05 09 08 |
Lõi và khuôn đúc thải khác với các loại trên Casting cores and moulds which have undergone pouring, other than those mentioned above |
10 10 08 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
05 09 09 |
Bụi khí thải khác với các loại trên Flue-gas dust other than those mentioned above |
10 10 10 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 09 10 |
Các loại bụi khác với các loại trên Other particulates other than those mentioned above |
10 10 12 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 09 11 |
Chất gắn khuôn thải khác với các loại trên Waste binders other than those mentioned above |
10 10 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 09 12 |
Chất tách khuôn thải khác với các loại trên Waste crack-indicating agent other than those mentioned above |
10 10 16 |
|
|
|
Rắn |
TT |
05 10 |
Chất thải từ quá trình thuỷ luyện (hoàn nguyên bằng phương pháp hoá học hoặc điện phân trong môi trường dung dịch) kim loại màu Wastes from non-ferrous hydrometallurgical processes |
11 02 |
|
|
|
|
|
05 10 01 |
Bùn thải từ thuỷ luyện kẽm (bao gồm cả jarosit, goethit) Sludges from zinc hydrometallurgy (including jarosite, goethite) |
11 02 02 |
A1070 A1080 |
Y23 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
05 10 02 |
Chất thải từ quá trình thuỷ luyện đồng có các thành phần nguy hại Wastes from copper hydrometallurgical processes containing hazardous substances |
11 02 05 |
A1110 A1120 |
Y22 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
05 10 03 |
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại Other wastes containing hazardous substances |
11 02 07 |
|
Từ Y22 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
05 10 04 |
Chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất anot (quá trình điện phân) Wastes from the production of anodes for aqueous electrolytical processes |
11 02 03 |
|
|
|
|
TT |
05 10 05 |
Chất thải từ quá trình thuỷ luyện đồng khác với các loại trên Wastes from copper hydrometallurgical processes other than those mentioned above |
11 02 06 |
|
|
|
|
TT |
05 11 |
Bùn thải và chất thải rắn từ quá trình tôi luyện Sludges and solids from tempering processes |
11 03 |
|
|
|
|
|
05 11 01 |
Chất thải có xyanua Wastes containing cyanide |
11 03 01 |
A4050 |
Y7 Y33 |
Đ, ĐS |
Bùn/rắn |
KS |
05 11 02 |
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại Other wastes |
11 03 02 |
|
|
Đ |
Bùn/rắn |
KS |
06 |
CHẤT THẢI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH WASTES FROM MANUFACTURE OF GLASS AND CONSTRUCTION MATERIALS |
|
|
|
|
|
|
06 01 |
Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh Wastes from manufacture of glass and glass products |
10 11 |
|
|
|
|
|
06 01 01 |
Chất thải có các thành phần nguy hại từ hỗn hợp chuẩn bị trước quá trình xử lý nhiệt Waste preparation mixture before thermal processing, containing hazardous substances |
10 11 09 |
A1010 |
Y26 Y29 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
06 01 02 |
Thủy tinh hoạt tính (ví dụ từ ống phóng catot) và các loại thuỷ tinh thải có kim loại nặng Waste glass in small particles and glass powder containing heavy metals (for example from cathode ray tubes) |
10 11 11 |
A1010 A2011 |
Y26 Y29 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
06 01 03 |
Bùn nghiền và đánh bóng thuỷ tinh có các thành phần nguy hại Glass-polishing and -grinding sludge containing hazardous substances |
10 11 13 |
A1010 |
Y18 |
Đ |
Bùn |
KS |
06 01 04 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from flue-gas treatment containing hazardous substances |
10 11 15 |
A1010 A4100 |
Y18 |
Đ |
Rắn |
KS |
06 01 05 |
Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from flue-gas treatment containing hazardous substances |
10 1117 |
A1010 A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Bùn/rắn |
KS |
06 01 06 |
Cặn rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải Solid wastes from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
10 11 19 |
A1010 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
06 01 07 |
Chất thải chứa vật liệu sợi thủy tinh Waste glass-based fibrous materials |
10 11 03 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 01 08 |
Bụi thu hồi từ hoạt động sản xuất Particulates and dust |
10 11 05 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 01 09 |
Chất thải từ hỗn hợp chuẩn bị trước quá trình xử lý nhiệt khác với các loại trên Waste preparation mixture before thermal processing, other than those mentioned above |
10 11 10 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 01 10 |
Thủy tinh khác với các loại trên Waste glass other than those mentioned above |
10 1112 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
06 01 11 |
Bùn nghiền và đánh bóng thuỷ tinh khác với các loại trên Glass-polishing and -grinding sludge other than those mentioned above |
10 11 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 01 12 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên Solid wastes from flue-gas treatment other than those mentioned above |
10 1116 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 01 13 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên Sludges and filter cakes from flue-gas treatment other than those mentioned above |
10 11 18 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 01 14 |
Cặn rắn từ quá trình xử lý nước thải tại chỗ khác với các loại trên Solid wastes from on-site effluent treatment other than those mentioned above |
10 11 20 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 02 |
Chất thải từ quá trình sản xuất hàng gốm sứ, gạch ngói, tấm ốp lát và các sản phẩm xây dựng khác Wastes from manufacture of ceramic goods, bricks, tiles and construction products |
10 12 |
|
|
|
|
|
06 02 01 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from gas treatment containing hazardous substances |
10 12 09 |
A4100 |
Y18 Y22 Y31 |
|
Rắn |
KS |
06 02 02 |
Chất thải có kim loại nặng từ quá trình tráng men, mài bóng Wastes from glazing containing heavy metals |
10 12 11 |
A1010 A1020 |
Từ Y22 đến Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
06 02 03 |
Chất thải từ hỗn hợp chuẩn bị trước quá trình xử lý nhiệt Waste preparation mixture before thermal processing |
10 12 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 02 04 |
Bụi thu hồi từ hoạt động sản xuất trong khuôn viên cơ sở (khác với mã 06 02 01) Particulates and dust |
10 12 03 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 02 05 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from gas treatment |
10 12 05 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 02 06 |
Khuôn thải Discarded moulds |
10 12 06 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 02 07 |
Sản phẩm hỏng thải bỏ (sau quá trình xử lý nhiệt) Waste ceramics, bricks, tiles and construction products (after thermal processing) |
10 12 08 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 02 08 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên Solid wastes from gas treatment other than those mentioned above |
10 12 10 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 02 09 |
Chất thải không có kim loại nặng từ quá trình tráng men, mài bóng Wastes from glazing other than those mentioned above |
10 12 12 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 02 10 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tại chỗ Sludge from on-site effluent treatment |
10 12 13 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 03 |
Chất thải từ quá trình sản xuất xi măng, vôi, thạch cao và các sản phẩm liên quan Wastes from manufacture of cement, lime and plaster and articles and products made from them |
10 13 |
|
|
|
|
|
06 03 01 |
Chất thải có amiăng (trừ sản phẩm amiăng xi măng bị loại bỏ) từ quá trình sản xuất amiăng xi măng Wastes from asbestos-cement manufacture containing asbestos |
10 13 09 |
|
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
06 03 02 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from gas treatment containing hazardous substances |
10 13 12 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
06 03 03 |
Bê tông thải Waste concrete |
10 13 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 03 04 |
Chất thải từ hỗn hợp chuẩn bị trước quá trình xử lý nhiệt Waste preparation mixture before thermal processing |
10 13 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 03 05 |
Chất thải từ quá trình canxi hóa và hydrat hóa vôi Wastes from calcination and hydration of lime |
10 13 04 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 03 06 |
Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải Sludges and filter cakes from gas treatment |
10 13 07 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
06 03 07 |
Chất thải không có amiăng từ quá trình sản xuất amiăng xi măng khác với các loại trên Wastes from asbestos-cement manufacture other than those mentioned above |
10 13 10 |
|
|
|
Rắn |
TT |
06 03 08 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải khác với các loại trên Solid wastes from gas treatment other than those mentioned above |
10 13 13 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
07 |
CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ, CHE PHỦ BỀ MẶT, GIA CÔNG KIM LOẠI VÀ CÁC VẬT LIỆU KHÁC WASTES FROM CHEMICAL SURFACE TREATMENT AND COATING OF METALS AND OTHER MATERIALS; NON-FERROUS HYDRO METALLURGY |
|
|
|
|
|
|
07 01 |
Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt kim loại và các vật liệu khác bằng phương pháp hoá học (ví dụ quá trình mạ điện, tráng kẽm, tẩy axit/bazơ, khắc axit, photphat hoá, tẩy mỡ nhờn bằng kiềm, anot hoá) Wastes from chemical surface treatment and coating of metals and other materials (for example galvanic processes, zinc coating processes, pickling processes, etching, phosphating, alkaline degreasing, anodising) |
11 01 |
|
|
|
|
|
07 01 01 |
Axit tẩy thải Pickling acids |
11 01 05 |
A4090 |
Y17 Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 01 02 |
Các loại axit thải khác Acids not otherwise specified |
11 01 06 |
A4090 |
Y17 Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 01 03 |
Bazơ tẩy thải Pickling bases |
11 01 07 |
A4090 |
Y17 Y35 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 01 04 |
Bùn thải của quá trình photphat hoá Phosphatising sludges |
11 01 08 |
A3130 |
Y17 |
Đ, AM |
Bùn |
NH |
07 01 05 |
Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại Sludges and filter cakes containing hazardous substances |
11 01 09 |
|
Y17 Y18 |
Đ, ĐS |
Bùn/rắn |
NH |
07 01 06 |
Dung dịch nước tẩy rửa thải có các thành phần nguy hại Aqueous rinsing liquids containing hazardous substances |
11 01 11 |
|
Y17 Y18 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
07 01 07 |
Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình tẩy mỡ nhờn Degreasing wastes containing hazardous substances |
11 01 13 |
|
Y35 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
07 01 08 |
Bùn thải hoặc dung dịch ngâm chiết/tách rửa (eluate) có các thành phần nguy hại từ hệ thống màng hoặc hệ thống trao đổi ion Eluate and sludges from membrane systems or ion exchange systems containing hazardous substances |
11 01 15 |
|
Y17 Y18 |
AM, Đ, ĐS |
Bùn/lỏng |
KS |
07 01 09 |
Nhựa trao đổi ion đã qua sử dụng hoặc đã bão hoà Saturated or spent ion exchange resins |
11 01 16 |
|
Y17 Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
07 01 10 |
Các chất thải khác có các thành phần nguy hại Other wastes containing hazardous substances |
11 01 18 |
|
Y17 Y18 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
07 01 11 |
Bùn thải và bã lọc khác với các loại trên Sludges and filter cakes other than those mentioned above |
11 01 10 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
07 01 12 |
Chất thải từ quá trình tẩy mỡ nhờn khác với các loại trên Degreasing wastes other than those mentioned above |
11 01 14 |
|
|
|
bùn |
TT |
07 02 |
Chất thải từ quá trình mạ điện Wastes from hot galvanising processes |
11 05 |
|
|
|
|
|
07 02 01 |
Chất thải từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from gas treatment |
11 05 03 |
|
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
NH |
07 02 02 |
Chất thải từ quá trình tráng rửa, làm sạch bề mặt Spent flux |
11 05 04 |
|
Y21 Y23 |
Đ, ĐS, AM |
Lỏng/bùn |
NH |
07 02 03 |
Nước thải từ quá trình mạ điện Waste water from hot galvanising processes |
|
|
Y21 Y22 Y23 Y33 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
07 02 04 |
Kẽm cứng (mẩu vụn, cục, thanh, tấm) thải bỏ Hard zinc |
11 05 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
07 02 05 |
Tro chứa kẽm Zinc ash |
11 05 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
07 03 |
Chất thải từ quá trình gia công tạo hình và xử lý cơ-lý bề mặt kim loại và các vật liệu khác Wastes from shaping and physical and mechanical surface treatment of metals and plastics |
12 01 |
|
|
|
|
|
07 03 01 |
Dầu gốc khoáng có hợp chất halogen hữu cơ thải từ quá trình gia công tạo hình Mineral-based machining oils containing halogens |
12 01 06 |
A3150 |
Y8 Y45 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 03 02 |
Dầu gốc khoáng không có hợp chất halogen hữu cơ thải từ quá trình gia công tạo hình Mineral-based machining oils free of halogens |
12 01 07 |
A3140 |
Y8 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 03 03 |
Nhũ tương và dung dịch thải có hợp chất halogen hữu cơ từ quá trình gia công tạo hình Machining emulsions and solutions containing halogens |
12 01 08 |
A4060 A3150 |
Y9 Y17 Y45 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 03 04 |
Nhũ tương và dung dịch thải không có hợp chất halogen hữu cơ từ quá trình gia công tạo hình Machining emulsions and solutions free of halogens |
12 01 09 |
A4060 A3140 |
Y9 Y17 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 03 05 |
Dầu tổng hợp thải từ quá trình gia công tạo hình Synthetic machining oils |
12 01 10 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
07 03 06 |
Sáp và mỡ đã qua sử dụng Spent waxes and fats |
12 01 12 |
|
Y17 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
07 03 07 |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình gia công tạo hình Machining sludges containing hazardous substances |
12 01 14 |
|
Y9 Y17 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
07 03 08 |
Các vật liệu mài dạng hạt thải có các thành phần nguy hại (cát, bột mài.. Waste blasting material containing hazardous substances |
12 01 16 |
|
Y17 Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
07 03 09 |
Bùn thải nghiền, mài có dầu Metal sludge (grinding, honing and lapping sludge) containing oil |
12 01 18 |
|
Y9 Y17 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
07 03 10 |
Vật thể dùng để mài đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại (ví dụ đá mài, giấy ráp...) Spent grinding bodies and grinding materials containing hazardous substances |
12 01 20 |
|
Y17 Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
07 03 11 |
Phoi từ quá trình gia công tạo hình hoặc vật liệu bị mài ra lẫn dầu, nhũ tương hay dung dịch thải có dầu hoặc các thành phần nguy hại khác Waste from machining and grinding materials containing oil and hazardous substances |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn, bùn |
KS |
07 03 12 |
Khuôn đổ bằng kim loại đen thải bỏ Ferrous metal filings and turnings |
12 01 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
07 03 13 |
Bụi chứa kim loại Ferrous metal dust and particles non-ferrous metal dust and particles |
12 01 02 12 01 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
07 03 14 |
Khuôn đổ bằng kim loại màu thải bỏ Non-ferrous metal filings and turnings |
12 01 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
07 03 15 |
Khuôn đổ bằng nhựa Plastics shavings and turnings |
12 01 05 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
07 03 16 |
Bùn thải từ quá trình gia công tạo hình khác với các loại trên Machining sludges other than those mentioned above |
12 01 15 |
|
|
|
Bùn |
TT |
07 03 17 |
Các vật liệu mài thải khác với các loại trên Waste blasting material other than those mentioned above |
12 01 17 |
|
|
|
Rắn |
TT |
07 03 18 |
Vật liệu dùng để mài đã qua sử dụng khác với các loại trên Spent grinding bodies and grinding materials other than those mentioned above |
12 01 21 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
07 04 |
Chất thải từ quá trình hàn Welding wastes |
|
|
|
|
|
|
07 04 01 |
Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại Discarded welding rod containing heavy metal or hazardous substances |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
07 04 02 |
Xỉ hàn có các kim loại nặng hoặc các thành phần nguy hại Slag containing heavy metal or hazardous substances |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
08 |
CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, ĐIỀU CHẾ, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHE PHỦ (SƠN, VÉC NI, VẬT LIỆU TRÁNG MEN), CHẤT KẾT DÍNH, CHẤT BỊT KÍN VÀ MỰC IN WASTES FROM THE MANUFACTURE, FORMULATION, SUPPLY AND USE (MFSU) OF COATINGS (PAINTS, VARNISHES AND ENAMELS), ADHESIVES, SEALANTS AND PRINTING INKS |
|
|
|
|
|
|
08 01 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng sơn, véc ni và chất che phủ khác (gồm cả vật liệu tráng men) Wastes from MFSU and removal of paint and varnish |
08 01 |
|
|
|
|
|
08 01 01 |
Cặn sơn, sơn và véc ni (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) thải Waste paint and varnish containing organic solvents or other hazardous substances |
08 01 11 |
A3070 A3080 A3140 A3150 |
Y12 Từ Y39 đến Y42 |
C, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
08 01 02 |
Bùn thải lẫn sơn hoặc véc ni (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) Sludges from paint or varnish containing organic solvents or other hazardous substances |
08 01 13 08 01 15 |
A3070 A3080 A3140 A3150 |
Y12 Từ Y39 đến Y42 |
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
08 01 03 |
Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn hoặc véc ni (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) Wastes from paint or varnish removal containing organic solvents or other hazardous substances |
08 01 17 |
A3070 A3080 A3140 A3150 |
Y12 Từ Y39 đến Y42 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
08 01 04 |
Huyền phù nước thải lẫn sơn hoặc véc ni (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) Aqueous suspensions containing paint or varnish containing organic solvents or other hazardous substances |
08 01 19 |
A3070 A3080 A3140 A3150 |
Y9 Y12 Từ Y39 đến Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
KS |
08 01 05 |
Dung môi tẩy sơn hoặc véc ni thải Waste paint or varnish remover |
08 01 21 |
|
Y12 Y41 Y42 |
Đ, ĐS, C |
ỏng |
NH |
08 01 06 |
Cặn sơn, sơn và véc ni (loại không có dung môi hữu cơ và các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất như sơn nước) thải khác với các loại trên Waste paint and varnish other than those mentioned above |
08 01 12 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
08 01 07 |
Bùn thải lẫn sơn hoặc véc ni (loại không có dung môi hữu cơ và các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) thải khác với các loại trên Sludges from paint or varnish other than those mentioned above |
08 01 14 08 01 16 |
|
|
|
Bùn |
TT |
08 01 08 |
Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn nước, sơn hoặc véc ni (loại không có dung môi hữu cơ và các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) thải khác với các loại trên Wastes from paint or varnish removal other than those mentioned above |
08 01 18 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
08 01 09 |
Huyền phù nước thải lẫn sơn hoặc véc ni (loại không có dung môi hữu cơ và các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất) thải khác với các loại trên Aqueous suspensions containing paint or varnish other than those mentioned above |
08 11 20 |
|
|
|
Bùn |
TT |
08 01 10 |
Bột tráng men thải Waste coating powders |
08 02 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
08 01 11 |
Bùn thải chứa vật liệu làm men gốm sứ có gốc nước Aqueous sludges containing ceramic materials |
08 02 02 |
|
|
|
Bùn |
TT |
08 01 12 |
Huyền phù thải chứa vật liệu tráng men sứ gốc nước Aqueous suspensions containing ceramic materials |
08 02 03 |
|
|
|
Bùn |
TT |
08 02 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng mực in Wastes from MFSU of printing inks |
08 03 |
|
|
|
|
|
08 02 01 |
Mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất) thải Waste ink containing hazardous substances |
08 03 12 |
A4070 |
Y12 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
08 02 02 |
Bùn mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) thải Ink sludges containing hazardous substances |
08 03 14 |
A4070 |
Y12 |
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
08 02 03 |
Dung dịch bản khắc axit (hoặc kiềm) thải Waste etching solutions |
08 02 16 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
08 02 04 |
Hộp chứa mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) thải Waste printing toner containing hazardous substances |
08 03 17 |
|
Y12 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
08 02 05 |
Dầu phân tán thải Disperse oil |
08 03 19 |
A3140 A3150 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
08 02 06 |
Mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất như mực in văn phòng, sách báo) thải khác với các loại trên Waste ink other than those mentioned above |
08 03 13 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
08 02 07 |
Bùn mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng, sách báo) thải khác với các loại trên |
08 03 15 |
|
|
|
Bùn |
TT |
08 02 08 |
Hộp chứa mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng, sách báo) thải khác với các loại trên Waste printing toner other than those mentioned above |
08 03 18 |
|
|
|
Rắn |
TT |
08 03 |
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất kết dính và chất bịt kín (bao gồm cả sản phẩm chống thấm) Wastes from MFSU of adhesives and sealants (including waterproofing products) |
08 04 |
|
|
|
|
|
08 03 01 |
Chất kết dính và chất bịt kín (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) Waste adhesives and sealants containing organic solvents or other hazardous substances |
08 04 09 |
A3050 A3070 A3080 A3140 A3150 |
Y13 Từ Y39 đến Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
KS |
08 03 02 |
Bùn thải lẫn chất kết dính và chất bịt kín (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) Adhesive and sealant sludges containing organic solvents or other hazardous substances |
08 04 11 08 04 13 |
A3070 A3080 A3140 A3150 |
Y13 Từ Y39 đến Y42 |
Đ, ĐS, C |
Bùn |
KS |
08 03 03 |
Chất thải lỏng lẫn chất kết dính và chất bịt kín (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) Aqueous liquid waste containing adhesives or sealants containing organic solvents or other hazardous substances |
08 04 15 |
A3070 A3080 A3140 A3150 |
Y9 Y13 Từ Y39 đến Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
KS |
08 03 04 |
Chất kết dính và chất bịt kín (loại không có dung môi hữu cơ và các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất như loại dùng cho gia dụng, văn phòng ví dụ hồ dán giấy) thải khác với các loại trên Waste adhesives and sealants other than those mentioned above |
08 04 10 |
|
|
|
Bùn |
TT |
08 03 05 |
Bùn thải lẫn chất kết dính và chất bịt kín (loại không có dung môi hữu cơ và các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất như loại dùng cho gia dụng, văn phòng) khác với các loại trên Adhesive and sealant sludges other than those mentioned above |
08 04 12 |
|
|
|
Bùn |
TT |
08 04 |
Các hợp chất isoxyanat thải Waste isocyanates |
08 05 |
|
|
|
|
|
08 04 01 |
Các hợp chất isoxyanat thải Waste isocyanates |
08 05 01 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
09 |
CHẤT THẢI TỪ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ, SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM GỖ, GIẤY VÀ BỘT GIẤY WASTES FROM WOOD PROCESSING AND THE PRODUCTION OF PANELS AND FURNITURE,PULP, PAPER AND CARDBOARD |
|
|
|
|
|
|
09 01 |
Chất thải từ quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ Wastes from wood processing and the production of panels and furniture |
03 01 |
|
|
|
|
|
09 01 01 |
Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn thải có các thành phần nguy hại Sawdust, shavings, cuttings, wood, particle board and veneer containing hazardous substances |
03 01 04 |
|
Y5 |
Đ, ĐS,C |
Rắn |
KS |
09 01 02 |
Chất thải từ vỏ cây, gỗ loại bỏ Waste bark and cork |
03 01 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
09 01 03 |
Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn thải khác với các loại trên Sawdust, shavings, cuttings, wood, particle board and veneer other than those mentioned above |
03 01 05 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
09 02 |
Chất thải từ quá trình bảo quản gỗ Wastes from wood preservation |
03 02 |
|
|
|
|
|
09 02 01 |
Các chất bảo quản gỗ hữu cơ không có hợp chất halogen hữu cơ thải Non-halogenated organic wood preservatives |
03 02 01 |
A4040 |
Y5 Y39 Y42 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
09 02 02 |
Các chất bảo quản gỗ có hợp chất cơ clo thải Organochlorinated wood preservatives |
03 02 02 |
A4040 |
Y5 Y39 Y41 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
09 02 03 |
Các chất bảo quản gỗ có hợp chất cơ kim thải Organometallic wood preservatives |
03 02 03 |
A4040 |
Y5 Y19 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
09 02 04 |
Các chất bảo quản gỗ vô cơ thải Inorganic wood preservatives |
03 02 04 |
A4040 |
Y5 Y21 Y24 Y29 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
09 02 05 |
Các loại chất bảo quản gỗ thải khác có các thành phần nguy hại Other wood preservatives containing hazardous substances |
03 02 05 |
A4040 |
Y39 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
09 03 |
Chất thải từ quá trình chế biến gỗ, giấy và bột giấy Wastes from pulp, paper and cardboard production and processing |
03 03 |
|
|
|
|
|
09 03 01 |
Chất thải từ vỏ cây, gỗ loại bỏ Waste bark and wood |
03 03 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
09 03 02 |
Bùn thải khử mực từ quá trình tái chế giấy De-inking sludges from paper recycling |
03 03 05 |
|
|
|
Bùn |
TT |
09 03 03 |
Chất thải tách cơ học từ quá trình sản xuất bột giấy từ giấy Mechanically separated rejects from pulping of waste paper and cardboard |
03 03 07 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
09 03 04 |
Chất thải phát sinh từ việc phân loại giấy vụn và bìa phục vụ tái chế Wastes from sorting of paper and cardboard destined for recycling |
03 03 08 |
|
|
|
Rắn |
TT |
09 03 05 |
Mùn, bùn thải chứa vôi Lime mud waste |
03 03 09 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
09 03 06 |
Bùn chứa sợi gỗ và chất phủ gỗ phát sinh từ quá trình tách cơ học Fibre rejects, fibre-, filler- and coating-sludges from mechanical separation |
03 03 10 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
10 |
CHẤT THẢI TỪ NGÀNH CHẾ BIẾN DA, LÔNG VÀ DỆT NHUỘM WASTES FROM THE LEATHER, FUR AND TEXTILE INDUSTRIES |
|
|
|
|
|
|
10 01 |
Chất thải từ ngành chế biến da và lông Wastes from the leather and fur industry |
04 01 |
|
|
|
|
|
10 01 01 |
Chất thải không ở pha lỏng có dung môi từ quá trình tẩy mỡ nhờn Degreasing wastes containing solvents without a liquid phase |
04 01 03 |
A3140 A3150 |
Y41 Y42 |
Đ, C |
Rắn/bùn |
KS |
10 01 02 |
Da thú có các thành phần nguy hại thải bỏ từ quá trình thuộc da và các quá trình liên quan |
|
A3090 A3110 |
Y21 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
10 01 03 |
Cồn thuộc da chứa Crom |
04 01 04 |
|
|
Đ |
Lỏng |
KS |
10 01 04 |
Cồn thuộc da không chứa Crom Tanning liquor free of chromium |
04 01 05 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
10 01 05 |
Phụ phẩm động vật Fleshings and lime split wastes |
04 01 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
10 01 06 |
Bùn thải có chứa Crom Sludges, in particular from on-site effluent treatment containing chromium |
04 01 06 |
|
|
|
Bùn |
KS |
10 01 07 |
Bùn thải từ quá trình sản xuất không dùng Crom Sludges from production free of chromium |
04 01 07 |
|
|
|
Bùn |
TT |
10 01 08 |
Chất thải phát sinh từ các sản phẩm da thải bỏ Wastes from dressing and finishing |
04 01 09 |
|
|
|
Rắn |
TT |
10 02 |
Chất thải từ ngành dệt nhuộm Wastes from the textile industry |
04 02 |
|
|
|
|
|
10 02 01 |
Chất thải từ quá trình hồ vải có dung môi hữu cơ Wastes from finishing containing organic solvents |
04 02 14 |
A3140 A3150 |
Y41 Y42 |
Đ,C |
Lỏng |
KS |
10 02 02 |
Phẩm màu và chất nhuộm thải có các thành phần nguy hại Dyestuffs and pigments containing hazardous substances |
04 02 16 |
A1040 |
Y12 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
10 02 03 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải từ hệ thống nước thải có thành phần nguy hại sludges from on-site effluent treatment containing hazardous substances |
04 02 19 |
|
|
|
|
|
10 02 04 |
Dung dịch thải có các thành phần nguy hại từ quá trình nhuộm Solutions containing hazardous substances from dyeing process |
|
A4070 |
Y12 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
10 02 05 |
Chất thải từ nguyên liệu composit (nguyên liệu ngâm tẩm, vải co dãn...) Wastes from composite materials (impregnated textile, elastomer, plastomer) |
04 02 09 |
|
|
|
Rắn |
TT |
10 02 06 |
Vật chất hữu cơ từ các sản phẩm tự nhiên (sáp, mỡ động vật) Organic matter from natural products (for example grease, wax) |
04 02 10 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
10 02 07 |
Chất thải từ quá trình hồ vải không sử dụng dung môi hữu cơ Wastes from finishing other than those mentioned above |
04 02 15 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
10 02 08 |
Phẩm màu và chất nhuộm thải khác với các loại trên Dyestuffs and pigments other than those mentioned above |
04 02 17 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
10 02 09 |
Bùn thải từ hệ thống nước thải khác với các loại trên Sludges from on-site effluent treatment other than those mentioned above |
04 02 20 |
|
|
|
Bùn |
TT |
10 02 10 |
Chất thải từ sợi dệt chưa qua xử lý hoặc đã qua xử lý Wastes from unprocessed or processed textile fibres |
04 02 21 04 02 22 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
11 |
CHẤT THẢI XÂY DỰNG VÀ PHÁ DỠ (KỂ CẢ ĐẤT ĐÀO TỪ CÁC KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM) CONSTRUCTION AND DEMOLITION WASTES (INCLUDING EXCAVATED SOIL FROM CONTAMINATED SITES) |
|
|
|
|
|
|
11 01 |
Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải Concrete, bricks, tiles and ceramics |
17 01 |
|
|
|
|
|
11 01 01 |
Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải (hỗn hợp hay phân lập) có các thành phần nguy hại Mixtures of, or separate fractions of concrete, bricks, tiles and ceramics containing hazardous substances |
17 01 06 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 01 02 |
Bê tông thải Concrete |
17 01 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
11 01 03 |
Gạch, ngói thải Bricks |
17 01 02 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 01 04 |
Tấm ốp và gốm sứ thải Tiles and ceramics |
17 01 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 01 05 |
Hỗn hợp bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải khác với các loại trên Mixtures of concrete, bricks, tiles and ceramics other than those mentioned above |
17 01 07 |
|
|
|
Rắn |
TT |
11 02 |
Gỗ, thuỷ tinh và nhựa Wood, glass and plastic |
17 02 |
|
|
|
|
|
11 02 01 |
Thuỷ tinh, nhựa và gỗ thải có hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại Glass, plastic and wood containing or contaminated with hazardous substances |
17 02 04 |
A2011 A3180 |
Y5 Y10 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 02 02 |
Gỗ Wood |
17 02 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 02 03 |
Thủy tinh Glass |
17 02 02 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 02 04 |
Nhựa Plastic |
17 02 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 03 |
Hỗn hợp bitum, nhựa than đá và sản phẩm có hắc ín thải bituminous mixtures, coal tar and tarred products |
17 03 |
|
|
|
|
|
11 03 01 |
Hỗn hợp bitum có nhựa than đá thải Bituminous mixtures containing coal tar |
17 03 01 |
A3010 A3070 |
Y11 Y39 |
Đ, AM, C |
Rắn |
KS |
11 03 02 |
Nhựa than đá và các sản phẩm hắc ín (tar) thải (trừ lớp nhựa đường được bóc tách từ mặt đường) Coal tar and tarred products |
17 03 03 |
A3070 A3190 |
Y11 |
Đ, AM, C |
Rắn |
NH |
11 03 03 |
Hỗn hợp bitum khác với các loại trên Bituminous mixtures other than those mentioned above |
17 03 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
11 04 |
Kim loại (bao gồm cả hợp kim của chúng) Metals (including their alloys) |
17 04 |
|
|
|
|
|
11 04 01 |
Kim loại bị nhiễm các thành phần nguy hại Metal waste contaminated with hazardous substances |
17 04 09 |
A1010 A1020 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 04 02 |
Cáp kim loại lẫn dầu, nhựa than đá và các thành phần nguy hại khác Cables containing oil, coal tar and other hazardous substances |
17 04 10 |
A1010 A1020 A3070 A3180 |
Y8 Y10 Y11 |
Đ, ĐS, C |
Rắn |
KS |
11 04 03 |
Kim loại và hợp kim các loại không lẫn với CTNH Metals and mixed metals |
17 04 01 17 04 02 17 04 03 17 04 04 17 04 05 14 04 06 17 04 07 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 04 04 |
Cáp kim loại khác với các loại trên Cables other than those mentioned above |
17 04 11 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 05 |
Đất, đá và bùn nạo vét Soil, stones and dredging spoil |
17 05 |
|
|
|
|
|
11 05 01 |
Đất đá thải có các thành phần nguy hại Soil and stones containing hazardous substances |
17 05 03 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 05 02 |
Bùn đất nạo vét có các thành phần nguy hại Dredging spoil containing hazardous substances |
17 05 05 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn/bùn |
KS |
11 05 03 |
Đá balat nhiễm các thành phần nguy hại Rock ballast containing hazardous substances |
17 05 07 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 05 04 |
Đất đá thải khác với các loại trên Soil and stones other than those mentioned above |
17 05 04 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 05 06 |
Bùn đất nạo vét khác với các loại trên Dredging spoil other than those mentioned above |
17 05 06 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
11 05 07 |
Đá balat khác với các loại trên Rock ballast other than those mentioned above |
17 05 08 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 06 |
Vật liệu cách nhiệt và vật liệu xây dựng có amiăng thải Insulation materials and asbestos-containing construction materials |
17 06 |
|
|
|
|
|
11 06 01 |
Vật liệu cách nhiệt có amiăng thải Insulation materials containing asbestos |
17 06 01 |
A2050 |
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 06 02 |
Các loại vật liệu cách nhiệt thải khác có hay bị nhiễm các thành phần nguy hại Other insulation materials consisting of or containing hazardous substances |
17 06 03 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 06 03 |
Vật liệu xây dựng thải có amiăng (trừ amiăng xi măng) Construction materials containing asbestos |
17 06 05 |
A2050 |
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 06 04 |
Vật liệu cách nhiệt thải khác với các loại trên Insulation materials other than those mentioned above |
17 06 04 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 07 |
Vật liệu xây dựng gốc thạch cao thải Gypsum-based construction material |
17 08 |
|
|
|
|
|
11 07 01 |
Vật liệu xây dựng gốc thạch cao thải có các thành phần nguy hại Gypsum-based construction materials contaminated with hazardous substances |
17 08 01 |
|
|
Đ |
Rắn |
KS |
11 07 02 |
Vật liệu xây dựng gốc thạch cao thải khác với các loại trên Gypsum-based construction materials other than those mentioned above |
17 08 02 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
11 08 |
Các loại chất thải xây dựng và phá dỡ khác Other construction and demolition wastes |
17 09 |
|
|
|
|
|
11 08 01 |
Các chất thải xây dựng và phá dỡ có thuỷ ngân Construction and demolition wastes containing mercury |
17 09 01 |
A1030 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 08 02 |
Các chất thải xây dựng và phá dỡ có PCB (ví dụ chất bịt kín có PCB, chất rải sàn gốc nhựa có PCB, tụ điện có PCB) Construction and demolition wastes containing PCB (for example PCB-containing sealants, PCB-containing resin-based floorings, PCB-containing sealed glazing units, PCB-containing capacitors) |
17 09 02 |
A3180 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 08 03 |
Các loại chất thải xây dựng và phá dỡ khác (bao gồm cả hỗn hợp chất thải) có các thành phần nguy hại Other construction and demolition wastes (including mixed wastes) containing hazardous substances |
17 09 03 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
11 08 04 |
Hỗn hợp chất thải xây dựng và phá dỡ khác với các loại trên Mixed construction and demolition wastes other than those mentioned above |
17 09 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 |
CHẤT THẢI TỪ CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ, XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI VÀ XỬ LÝ NƯỚC CẤP WASTES FROM WASTE MANAGEMENT FACILITIES, OFF-SITE WASTE WATER TREATMENT PLANTS AND THE PREPARATION OF WATER INTENDED FOR HUMAN CONSUMPTION AND WATER FOR INDUSTRIAL USE |
|
|
|
|
|
|
12 01 |
Chất thải từ quá trình thiêu đốt hoặc nhiệt phân chất thải Wastes from incineration or pyrolysis of waste |
19 01 |
|
|
|
|
|
12 01 01 |
Bã lọc từ quá trình xử lý khí thải Filter cake from gas treatment |
19 01 05 |
A4100 |
Y18 |
Đ |
Rắn |
NH |
12 01 02 |
Nước thải từ quá trình xử lý khí và các loại nước thải khác Aqueous liquid wastes from gas treatment and other aqueous liquid wastes |
19 01 06 |
A4100 |
|
Đ |
Lỏng |
NH |
12 01 03 |
Chất thải rắn (trừ tro bay), bùn thải từ quá trình xử lý khí thải Solid wastes from gas treatment |
19 01 07 |
A4100 |
Y18 |
Đ |
Rắn/bùn |
NH |
12 01 04 |
Than hoạt tính (trong buồng hấp phụ) đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải Spent activated carbon from flue-gas treatment |
19 01 10 |
A4160 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
12 01 05 |
Xỉ và tro đáy có các thành phần nguy hại Bottom ash and slag containing hazardous substances |
19 01 11 |
A4100 |
Y18 |
Đ |
Rắn |
KS |
12 01 06 |
Tro bay (kể cả phun than hoạt tính) có dioxin/furan và các thành phần nguy hại Fly ash containing hazardous substances |
19 01 13 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
12 01 07 |
Bụi lò hơi có các thành phần nguy hại Boiler dust containing hazardous substances |
19 01 15 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
12 01 08 |
Chất thải nhiệt phân có các thành phần nguy hại Pyrolysis wastes containing hazardous substances |
19 01 17 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
12 01 09 |
Kim loại đen thu hồi từ tro đáy không lẫn chất thải nguy hại Ferrous materials removed from bottom ash |
19 01 02 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
12 01 10 |
Xỉ và tro đáy khác với các loại trên Bottom ash and slag other than those mentioned above |
19 01 12 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 01 11 |
Tro bay khác với các loại trên Fly ash other than those mentioned above |
19 01 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 01 12 |
Bụi lò hơi khác với các loại trên Boiler dust other than those mentioned above |
19 01 16 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 01 13 |
Chất thải nhiệt phân khác với các loại trên Pyrolysis wastes other than those mentioned above |
19 01 18 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 01 14 |
Cát thải từ đốt tầng sôi Sands from fluidised beds |
19 01 19 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 02 |
Chất thải từ quá trình xử lý hoá-lý chất thải (bao gồm cả các quá trình xử lý crom, xử lý xyanua, trung hoà) Wastes from physico/chemical treatments of waste (including dechromatation, decyanidation, neutralisation) |
19 02 |
|
|
|
|
|
12 02 01 |
Chất thải tiền trộn có ít nhất một loại chất thải nguy hại Premixed wastes composed of at least one hazardous waste |
19 02 04 |
|
|
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
12 02 02 |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý hoá-lý Sludges from physico/chemical treatment containing hazardous substances |
19 02 05 |
A4090 |
Y18 |
AM, Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
12 02 03 |
Dầu và chất cô từ quá trình phân tách Oil and concentrates from separation |
19 02 07 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
NH |
12 02 04 |
Chất thải lỏng dễ cháy có các thành phần nguy hại Liquid combustible wastes containing hazardous substances |
19 02 08 |
A4070 |
|
C, Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
12 02 05 |
Chất thải rắn dễ cháy có các thành phần nguy hại Solid combustible wastes containing hazardous substances |
19 02 09 |
A4070 |
|
C, Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
12 02 06 |
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại Other wastes containing hazardous substances |
19 02 11 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
12 02 07 |
Chất thải tiền trộn chỉ bao gồm chất thải rắn thông thường Premixed wastes composed only of non-hazardous wastes |
19 02 03 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
12 02 08 |
Bùn thải từ quá trình xử lý hoá-lý khác với các loại trên Sludges from physico/chemical treatment other than those mentioned above |
19 02 06 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 02 09 |
Chất thải dễ cháy khác với các loại trên Combustible wastes other than those mentioned above |
19 02 10 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
12 03 |
Chất thải đã được ổn định hóa/hoá rắn1 Stabilised/solidified wastes |
19 03 |
|
|
|
|
|
12 03 01 |
Chất thải nguy hại đã được ổn định hoá một phần2 Wastes marked as hazardous, partly stabilised |
19 03 04 |
|
|
Đ |
Lỏng/bùn |
NH |
12 03 02 |
Chất thải nguy hại đã được hoá rắn Wastes marked as hazardous, solidified |
19 03 06 |
|
|
Đ |
Rắn |
KS |
12 03 03 |
Chất thải đã được ổn định hoặc hóa rắn khác với các loại trên Stabilised wastes other than those mentioned above |
19 03 05 |
|
|
|
|
TT |
12 04 |
Chất thải được thuỷ tinh hoá và chất thải từ quá trình thuỷ tinh hoá Vitrified waste and wastes from vitrification |
19 04 |
|
|
|
|
|
12 04 01 |
Tro bay và các loại chất thải từ quá trình xử lý khí thải Fly ash and other flue-gas treatment wastes |
19 04 02 |
|
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
12 04 02 |
Chất thải rắn chưa được thuỷ tinh hoá Non-vitrified solid phase |
19 04 03 |
|
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
12 04 03 |
Chất thải rắn đã được thuỷ tinh hoá Vitrified waste |
19 04 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 05 |
Chất thải phát sinh từ quá trình xử lý sinh học chất thải Residuals of waste biological treatment processes |
|
|
|
|
|
|
12 05 01 |
Nước rỉ rác có các thành phần nguy hại Landfill leachate containing hazardous substances |
19 07 02 |
|
|
LN, Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
12 05 02 |
Bùn từ quá trình xử lý nước rỉ rác khác với các loại trên Sludge from landfill leachate other than those mentioned above |
19 07 03 |
|
|
|
|
TT |
12 05 03 |
Mảnh vụn thải không phân hủy sinh học trong chất thải rắn sinh hoạt và chất thải có tính chất tương tự Non-composted fraction of municipal and similar wastes |
19 05 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 05 04 |
Mảnh vụn thải không phân hủy sinh học trong chất thải từ động vật và thực vật Non-composted fraction of animal and vegetable waste |
19 05 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
12 05 05 |
Compost thải không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật Off-specification compost |
19 05 03 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 05 06 |
Bùn thải từ quá trình xử lý kỵ khí chất thải rắn sinh hoạt đô thị Digestate from anaerobic treatment of municipal waste |
19 06 04 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 05 07 |
Bùn thải từ quá trình xử lý kỵ khí chất thải động vật và thực vật Digestate from anaerobic treatment of animal and vegetable waste |
19 06 06 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 06 |
Chất thải từ công trình xử lý nước thải chưa nêu tại các mã khác Wastes from waste water treatment plants not otherwise specified |
19 08 |
|
|
|
|
|
12 06 01 |
Nhựa trao đổi ion đã bão hoà hay đã qua sử dụng Saturated or spent ion exchange resins |
19 08 06 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
12 06 02 |
Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh cột trao đổi ion Solutions and sludges from regeneration of ion exchangers |
19 08 07 |
|
|
Đ, ĐS |
Lỏng/bùn |
NH |
12 06 03 |
Chất thải của hệ thống màng có kim loại nặng Membrane system waste containing heavy metals |
19 08 08 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
12 06 04 |
Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo độc hại từ quá trình phân tách dầu/nước Grease and oil mixture from oil/water separation other than those mentioned above |
19 08 10 |
|
Y9 |
Đ, C |
Lỏng |
NH |
12 06 05 |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp Sludges containing hazardous substances from treatment of industrial waste water |
19 08 11 |
|
|
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
12 06 06 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ các quá trình xử lý nước thải công nghiệp khác Sludges containing hazardous substances from other treatment of industrial waste water |
19 08 13 |
|
|
|
|
|
12 06 07 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý sinh học của hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp có các ngành nghề: Sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ, hữu cơ; xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác Sludges containing hazardous substances from biological treatment of industrial waste water |
|
|
|
|
|
|
12 06 08 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải khác của hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp có các ngành nghề: Sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ, hữu cơ; xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác Sludges containing hazardous substances from other treatment of industrial waste water |
|
|
|
|
|
|
12 06 09 |
Chất thải từ thiết bị sàng lọc, lọc cát Screenings and waste from desanding |
19 08 01 19 08 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 06 10 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải đô thị Sludges from treatment of urban waste water |
19 08 05 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 06 11 |
Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo (dầu ăn, mỡ động vật) từ quá trình phân tách dầu/nước Grease and oil mixture from oil/water separation containing only edible oil and fats |
19 08 09 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 06 12 |
Bùn thải từ quá trình xử lý sinh học nước thải công nghiệp khác với các loại trên Sludges from biological treatment of industrial waste water other than those mentioned above |
19 08 12 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 06 13 |
Bùn thải từ các quá trình xử lý nước thải khác với các loại trên Sludges from other treatment of industrial waste water other than those mentioned above |
19 08 14 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 07 |
Chất thải từ quá trình tái chế, tận thu dầu Wastes from oil regeneration |
19 11 |
|
|
|
|
|
12 07 01 |
Đất sét lọc đã qua sử dụng Spent filter clays |
19 11 01 |
|
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Rắn |
NH |
12 07 02 |
Hắc ín (tar) thải Acid tars |
19 11 02 |
A4090 |
Y11 Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
12 07 03 |
Nước thải (chưa xử lý) Aqueous liquid wastes |
19 11 03 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
12 07 04 |
Chất thải từ quá trình làm sạch nhiên liệu bằng bazơ Wastes from cleaning of fuel with bases |
19 11 04 |
A4090 |
Y9 Y35 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
12 07 05 (thay thế bởi mã 12 06 05) |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải |
19 11 05 |
|
|
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
12 07 06 |
Chất thải từ quá trình làm sạch khí thải Wastes from flue-gas cleaning |
19 11 07 |
A4100 |
Y18 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
12 07 07 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khác với các loại trên Sludges from on-site effluent treatment other than those mentioned above |
19 11 06 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 08 |
Chất thải từ quá trình sơ chế cơ học chất thải tại nơi phát sinh hoặc trung chuyển (ví dụ quá trình phân loại, băm, nghiền, nén ép, tạo hạt) Wastes from the mechanical treatment of waste (for example sorting, crushing, compacting, pelletising) not otherwise specified |
19 12 |
|
|
|
|
|
12 08 01 |
Gỗ thải có các thành phần nguy hại Wood containing hazardous substances |
19 12 06 |
|
Y5 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
12 08 02 |
Chất thải (bao gồm cả hỗn hợp) có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý cơ học chất thải Other wastes (including mixtures of materials) from mechanical treatment of waste containing hazardous substances |
19 12 11 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
12 08 03 |
Giấy, bìa Paper and cardboard |
19 12 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
12 08 04 |
Kim loại đen Ferrous metal |
19 12 02 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
12 08 05 |
Kim loại màu Non-ferrous metal |
19 12 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
12 08 06 |
Nhựa và cao su Plastic and rubber |
19 12 04 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
12 08 07 |
Thủy tinh Glass |
19 12 05 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
12 08 08 |
Gỗ khác với các loại trên Wood other than that mentioned above |
19 12 07 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
Vải, sợi Textiles |
19 12 08 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
Khoáng sản (ví dụ như cát, sỏi) Minerals (for example sand, stones) |
19 12 09 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
Chất thải dễ cháy (nhiên liệu RDF) Combustible waste (refuse derived fuel) |
19 12 10 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
Chất thải (bao gồm cả hỗn hợp) khác với các loại trên Other wastes (including mixtures of materials) from mechanical treatment of wastes other than those mentioned above |
19 12 12 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
12 09 |
Chất thải từ quá trình xử lý đất và nước cấp Wastes from soil and groundwater remediation |
19 13 |
|
|
9 |
|
|
12 09 01 |
Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý đất Solid wastes from soil remediation containing hazardous substances |
19 13 01 |
12 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
12 09 02 |
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý đất |
19 13 03 |
|
|
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
|
Sludges from soil remediation containing hazardous substances |
|
|
|
|
|
|
12 09 03 |
Bùn thải, cặn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước cấp Sludges from groundwater remediation containing hazardous substances |
19 13 05 |
|
|
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
12 09 04 |
Nước thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước cấp Aqueous liquid wastes and aqueous concentrates from groundwater remediation containing hazardous substances |
19 13 07 |
|
|
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
12 09 05 |
Chất thải rắn từ quá trình xử lý đất khác với các loại trên Solid wastes from soil remediation other than those mentioned above |
19 13 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 09 06 |
Bùn thải từ quá trình xử lý đất khác với các loại trên Sludges from soil remediation other than those mentioned above |
19 13 04 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 09 07 |
Bùn thải, cặn thải từ quá trình xử lý nước cấp khác với các loại trên Sludges from groundwater remediation other than those mentioned above |
19 13 06 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 10 |
Chất thải từ quá trình xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt và công nghiệp Wastes from the preparation of water intended for human consumption or water for industrial use |
19 09 |
|
|
|
|
|
12 10 01 |
Chất thải rắn từ quá trình lọc thô Solid waste from primary filtration and screenings |
19 09 01 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 10 02 |
Bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp Sludges from water clarification |
1909 02 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 10 03 |
Bùn từ quá trình khử cacbon Sludges from decarbonation |
19 09 03 |
|
|
|
Bùn |
TT |
12 10 04 |
Than hoạt tính thải bỏ Spent activated carbon |
19 09 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 10 05 |
Nhựa trao đổi ion đã bão hoà hay đã qua sử dụng Saturated or spent ion exchange resins |
19 09 05 |
|
|
|
Rắn |
TT |
12 10 06 |
Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh cột trao đổi ion Solutions and sludges from regeneration of ion exchangers |
19 09 06 |
|
|
|
Bùn |
TT |
13 |
CHẤT THẢI TỪ NGÀNH Y TẾ VÀ THÚ Y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này) WASTES FROM HUMAN OR ANIMAL HEALTH CARE AND/OR RELATED RESEARCH (except kitchen and restaurant wastes not arising from immediate health care) |
|
|
|
|
|
|
13 01 |
Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người Wastes from natal care, diagnosis, treatment or prevention of disease in humans |
18 01 |
|
|
|
|
|
13 01 01 |
Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) Wastes whose collection and disposal is subject to special requirements in order to prevent infection (including sharps) |
18 01 03 18 01 01 |
A4020 |
Y1 |
LN |
Rắn/lỏng |
NH |
13 01 02 |
Hoá chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại Chemicals consisting of or containing hazardous substances |
18 01 06 |
A4020 |
Y1 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
13 01 03 |
Dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Cytotoxic and cytostatic medicines |
18 01 08 |
A4010 |
Y2 Y3 |
Đ |
Rắn/lỏng |
NH |
13 01 04 |
Chất hàn răng amalgam thải Amalgam waste from dental care |
18 01 10 |
|
|
Đ |
Rắn |
NH |
13 01 05 |
Chất thải không yêu cầu thu gom, xử lý đặc biệt để ngăn ngừa lây nhiễm Wastes whose collection and disposal is not subject to special requirements in order to prevent infection (for example dressings, plaster casts, linen, disposable clothing, diapers) |
18 01 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
13 01 06 |
Hoá chất thải khác với các loại trên Chemicals other than those mentioned above |
18 01 07 |
|
|
|
Rắn |
TT |
13 01 07 |
Dược phẩm không có thành phần gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Medicines other than those mentioned above |
18 01 09 |
|
|
|
Rắn |
TT |
13 02 |
Chất thải từ các hoạt động thú y Wastes from research, diagnosis, treatment or prevention of disease involving animals |
18 02 |
|
|
|
|
|
13 02 01 |
Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) Wastes whose collection and disposal is subject to special requirements in order to prevent infection (Including sharps) |
18 02 02 |
A4020 |
Y1 |
LN |
Rắn/lỏng |
NH |
13 02 02 |
Hoá chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại Chemicals consisting of or containing hazardous substances |
18 02 05 |
A4020 |
Y1 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
13 02 03 |
Chế phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Cytotoxic and cytostatic medicines |
18 02 07 |
A4020 |
Y2 Y3 |
Đ |
Rắn/lỏng |
NH |
13 02 04 |
Chất thải không yêu cầu thu gom, xử lý đặc biệt để ngăn ngừa lây nhiễm Wastes whose collection and disposal is not subject to special requirements in order to prevent infection |
18 02 03 |
|
|
|
Rắn |
TT |
13 02 05 |
Hoá chất thải không bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại Chemicals other than those mentioned above |
18 02 06 |
|
|
|
Rắn |
TT |
13 02 06 |
Chế phẩm không có chất gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Medicines other than those mentioned above |
18 02 08 |
|
|
|
Rắn |
TT |
13 03 |
Các thiết bị y tế và thú y thải Medical and animal equipment from research, diagnosis, treatment or prevention of disease |
|
|
|
|
|
|
13 03 01 |
Các bình chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoàn toàn Pressure containers containing gas |
|
|
|
N |
Rắn |
NH |
13 03 02 |
Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thuỷ ngân (như nhiệt kế) Waste and discarded equipment containing mercury and heavy metal (thermometer, sphygmomanometer) |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
13 03 03 |
Các bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn không dính CTNH Completely empty pressure containers without other hazardous wastes |
|
|
|
|
Rắn |
TT-R |
14 |
CHẤT THẢI TỪ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP WASTES FROM AGRICULTURE |
|
|
|
|
|
|
14 01 |
Chất thải từ việc sử dụng các hoá chất nông nghiệp (hoá chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại) Wastes from agriculture, horticulture, aquaculture, forestry, hunting and fishing |
|
|
|
|
|
|
14 01 01 |
Chất thải có dư lượng hoá chất trừ sâu và các loài gây hại (chuột, gián, muỗi...) Agrochemical waste containing hazardous substances |
02 01 08 |
A4030 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
14 01 02 |
Chất thải có dư lượng hoá chất trừ cỏ Agrochemical waste (Herbicide) containing dangerous substances |
02 01 08 |
A4030 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
14 01 03 |
Chất thải có dư lượng hoá chất diệt nấm Agrochemical waste (fungicides) containing dangerous substances |
02 01 08 |
A4030 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
14 01 04 |
Hoá chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng không có gốc halogen hữu cơ Agrochemical waste containing no organic halogens |
02 01 08 |
A4030 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
14 01 05 |
Bao bì mềm thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ) Waste soft packaging (agrochemicals containing no organic halogens) |
02 01 08 |
A4030 A4130 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
14 01 06 |
Bao bì cứng thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ) Waste hard packaging (agrochemicals containing no organic halogens) |
02 01 08 |
A4030 A4130 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
14 01 07 |
Hoá chất nông nghiệp thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng có gốc halogen hữu cơ Agrochemical waste containing organic halogens |
02 01 08 |
A4030 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
14 01 08 |
Bao bì (cứng, mềm) thải chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ Waste hard or soft packaging (agrochemicals containing organic halogens) |
02 01 08 |
A4030 A4130 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
14 01 09 |
Bùn thải từ hoạt động vệ sinh, tẩy rửa Sludges from washing and cleaning |
02 01 01 |
|
|
|
Bùn |
TT |
14 01 10 |
Chất thải chứa mô động vật, thực vật Animal-tissue waste Plant-tissue waste |
02 01 02 02 01 03 |
|
|
|
Rắn |
TT |
14 01 11 |
Nhựa (trừ bao bì) Waste plastics (except packaging) |
02 01 04 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
14 01 12 |
Phân động vật, phân bón hữu cơ thải (gồm cả rơm) Animal faeces, urine and manure (including spoiled straw), effluent, collected separately and treated off-site |
02 01 06 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
14 01 13 |
Chất thải từ ngành lâm nghiệp Wastes from forestry |
02 01 07 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
14 01 14 |
Kim loại Waste metal |
02 01 10 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
14 01 15 |
Bao bì thải (đã chứa thuốc bảo vệ thực vật không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất) khác với các loại trên |
|
|
|
|
Rắn |
TT |
14 02 |
Chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm |
|
|
|
|
|
|
14 02 01 |
Gia súc, gia cầm chết (do dịch bệnh) |
|
|
|
LN, Đ |
Rắn |
NH |
14 02 02 |
Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại |
|
|
|
LN, Đ |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
14 03 |
Chất thải từ hoạt động sơ chế, chế biến thịt, cá và các sản phẩm thịt khác Wastes from the preparation and processing of meat, fish and other foods of animal origin |
02 02 |
|
|
|
|
|
14 03 01 |
Bùn thải từ hoạt động vệ sinh, tẩy rửa Sludges from washing and cleaning |
02 02 01 |
|
|
|
Bùn |
TT |
14 03 02 |
Chất thải mô động vật Animal-tissue waste |
02 02 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
14 03 03 |
Sản phẩm, nguyên liệu chế biến hỏng Materials unsuitable for consumption or processing |
02 02 03 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
14 03 04 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment |
02 02 04 |
|
|
|
Bùn |
TT |
14 04 |
Chất thải từ hoạt động chế biến nông sản rau quả, dầu ăn, ngũ cốc, chè, cà phê, thuốc lá; sản phẩm bảo quản; sản phẩm lên men... Wastes from fruit, vegetables, cereals, edible oils, cocoa, coffee, tea and tobacco preparation and processing; conserve production; yeast and yeast extract production, molasses preparation and fermentation |
|
|
|
|
|
|
14 04 01 |
Bùn, cặn từ hệ thống sơ chế, làm sạch và xử lý nước thải Sludges from washing, cleaning, peeling, centrifuging and separation Sludges from on-site effluent treatment |
02 03 01 02 03 05 |
|
|
|
Bùn |
TT |
14 04 02 |
Chất thải từ chất bảo quản Wastes from preserving agents |
02 03 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
14 04 03 |
Sản phẩm, nguyên liệu chế biến hỏng Materials unsuitable for consumption or processing |
02 03 04 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
14 05 |
Chất thải từ ngành mía đường Wastes from sugar processing |
|
|
|
|
|
|
14 05 01 |
Đất thải bỏ từ làm sạch và rửa mía Soil from cleaning and washing beet |
02 04 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
14 05 02 |
Canxi cacbonat thải bỏ Off-specification calcium carbonate |
02 04 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
14 05 03 |
Bùn từ hệ thống xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment |
02 04 03 |
|
|
|
Bùn |
TT |
14 06 |
Chất thải từ ngành chế biến các sản phẩm sữa Wastes from the dairy products industry |
02 05 |
|
|
|
|
|
14 06 01 |
Sản phẩm, nguyên liệu chế biến hỏng Materials unsuitable for consumption or processing |
02 05 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
14 06 02 |
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment |
02 05 02 |
|
|
|
Bùn |
TT |
14 07 |
Chất thải từ ngành chế biến bánh kẹo Wastes from the baking and confectionery industry |
02 05 |
|
|
|
|
|
14 07 01 |
Sản phẩm, nguyên liệu chế biến hỏng Materials unsuitable for consumption or processing |
02 06 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
14 07 02 |
Chất thải từ chất bảo quản Wastes from preserving agents |
02 06 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
14 07 03 |
Bùn thải từ hoạt động xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment |
02 06 03 |
|
|
|
Bùn |
TT |
14 08 |
Chất thải từ ngành chế biến rượu bia và nước giải khát (trừ cà phê, chè, cacao) Wastes from the production of alcoholic and non-alcoholic beverages (except coffee, tea and cocoa) |
02 07 |
|
|
|
|
|
14 08 01 |
Chất thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh, tẩy rửa và sơ chế ép cơ học Wastes from washing, cleaning and mechanical reduction of raw materials |
02 07 01 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
14 08 02 |
Chất thải phát sinh từ hoạt động chưng cất rượu bia Wastes from spirits distillation |
02 07 02 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
14 08 03 |
Chất thải phát sinh từ hoạt động xử lý hóa học Wastes from chemical treatment |
02 07 03 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT |
14 08 04 |
Sản phẩm, nguyên liệu chế biến hỏng Materials unsuitable for consumption or processing |
02 07 04 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
14 08 05 |
Bùn thải từ hoạt động xử lý nước thải Sludges from on-site effluent treatment |
02 07 01 02 07 05 |
|
|
|
Bùn |
TT |
15 |
CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI WASTES FROM DISMANTLING OF END-OF-LIFE VEHICLES AND VEHICLE MAINTENANCE |
|
|
|
|
|
|
15 01 |
Chất thải phát sinh từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không (bao gồm cả các thiết bị ven đường) Wastes from dismantling of end-of-life vehicles and vehicle maintenance (including off-road machinery) |
|
|
|
|
|
|
15 01 01 |
Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không sau khi đã đưa vào phá dỡ (vẫn còn chất lỏng hoặc các thiết bị, bộ phận, vật liệu là CTNH) Dismantled end-of-life vehicles (still containing liquids or other hazardous components) |
16 01 04 |
A1010 A1020 A1030 A1040 A1160 A2011 A3020 A4080 A4090 |
Y8 Y21 Y26 Y29 Y31 Y34 Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
15 01 02 |
Bộ lọc dầu Oil filters |
16 01 07 |
A3020 |
Y8 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
15 01 03 |
Các thiết bị, bộ phận có thuỷ ngân Components containing mercury |
16 01 08 |
A1030 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 01 04 |
Các thiết bị, bộ phận có PCB Components containing PCBs |
16 01 09 |
A3180 |
Y10 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 01 05 |
Các thiết bị, bộ phận có khả năng nổ (ví dụ túi khí) Explosive components (for example air bags) |
16 01 10 |
A4080 |
Y15 |
N, Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
15 01 06 |
Các chi tiết, bộ phận của phanh có amiăng Brake pads containing asbestos |
16 01 11 |
A2050 |
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 01 07 |
Dầu phanh thải Brake fluids |
16 01 13 |
A3020 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
15 01 08 |
Hoá chất chống đông thải có các thành phần nguy hại Antifreeze fluids containing hazardous substances |
16 01 14 |
|
Y45 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
15 01 09 |
Các thiết bị, linh kiện nguy hại khác với các loại trên Hazardous components other than those mentioned above |
16 01 21 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
15 01 10 |
Lốp cao su End-of-life tyres |
16 01 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
15 01 11 |
Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không sau khi đã đưa vào phá dỡ (không còn chứa chất lỏng hoặc các thiết bị, bộ phận, vật liệu là CTNH) Dismantled end-of-life vehicles (containing neither liquids nor other hazardous components) |
16 01 06 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
15 01 12 |
Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng không có amiăng khác với các loại trên Brake pads other than those mentioned above |
16 01 12 |
|
|
|
Rắn |
TT |
15 01 13 |
Hoá chất chống đông thải khác với các loại trên Antifreeze fluids other than those mentioned above |
16 01 15 |
|
|
|
Rắn |
TT |
15 01 14 |
Bồn đựng khí hóa lỏng đã rỗng hoàn toàn Tanks for liquefied gas |
16 01 16 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
15 01 15 |
Kim loại đen Ferrous metal |
16 01 17 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
15 01 16 |
Kim loại màu Non-ferrous |
16 01 18 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
15 01 17 |
Nhựa Plastic and glass |
16 01 19 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
15 01 18 |
Thủy tinh |
16 01 20 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
15 02 |
Chất thải từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ |
|
|
|
|
|
|
15 02 01 |
Phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ đã đưa vào phá dỡ (còn chứa chất lỏng hoặc các thiết bị, bộ phận, vật liệu là CTNH) |
16 01 04 |
A1010 A1020 A1030 A1040 A1160 A2011 A3020 A4080 A4090 |
Y8 Y21 Y26 Y29 Y31 Y34 Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
15 02 02 |
Bộ lọc dầu đã qua sử dụng Oil filters |
16 01 07 |
A3020 |
Y8 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
15 02 03 |
Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có thuỷ ngân Components containing mercury |
16 01 08 |
A1030 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 02 04 |
Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có PCB Components containing PCBs |
16 01 09 |
A3180 |
Y10 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 02 05 |
Dầu thải (nếu không áp cụ thể theo nhóm mã 17) Oil waste |
16 01 13 |
A3020 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
15 02 06 |
Hoá chất chống đông thải có các thành phần nguy hại Antifreeze fluids containing dangerous substances |
16 01 14 |
|
Y45 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
15 02 07 |
Các thiết bị, linh kiện, bộ phận có thành phần nguy hại khác với các loại trong mã 15 02 Hazardous components other than those mentioned in 15 02 |
16 01 21 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 02 08 |
Các vật liệu dạng hạt dùng để phun mài bề mặt phương tiện (xỉ đồng, cát...) đã qua sử dụng có hoặc lẫn các thành phần nguy hại (asen, chì, crom hoá trị 6...) Waste blasting material containing dangerous substances |
12 01 16 |
A1020 A1030 A1040 |
Y17 Y21 Y24 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 02 09 |
Vụn sơn, gỉ sắt được bóc tách từ bề mặt phương tiện có các thành phần nguy hại (asen, chì, crom hoá trị 6...) Rust and pain waste from vehicle containing hazardous substance. |
|
A1020 A1030 A1040 |
Y17 Y21 Y24 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 02 10 |
Vật liệu cách nhiệt, chống cháy thải có amiăng Insulation material containing asbestos |
|
A2050 |
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
15 02 11 |
Nước la canh Bilge water |
|
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
15 02 12 |
Nước thải lẫn dầu hoặc có các thành phần nguy hại (khác với các loại nêu tại mã 15 02 11 hoặc phân nhóm mã 17 04) Waste water containing oil or other hazardous subtances |
|
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
15 02 13 |
Bùn thải lẫn dầu hoặc có các thành phần nguy hại Sludge containing oil or hazardous subtances |
|
A4060 |
|
Đ, ĐS |
Bùn |
KS |
15 02 14 |
Các thiết bị, linh kiện điện tử hoặc thiết bị, bộ phận có linh kiện điện tử khác với các loại trên (trừ bản mạch đã loại bỏ các linh kiện là CTNH) Electronic components other than those mentioned above |
20 01 35 |
A1180 A2011 |
Y26 Y29 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
15 02 15 |
Các bộ phận, thiết bị, linh kiện khác với các loại trên Components other than those mentioned above |
|
|
|
|
Rắn |
TT-R |
16 |
CHẤT THẢI HỘ GIA ĐÌNH VÀ CHẤT THẢI SINH HOẠT TỪ CÁC NGUỒN KHÁC MUNICIPAL WASTES (HOUSEHOLD WASTE AND SIMILAR COMMERCIAL, INDUSTRIAL AND INSTITUTIONAL WASTES) INCLUDING SEPARATELY COLLECTED FRACTIONS |
|
|
|
|
|
|
16 01 |
Các thành phần chất thải đã được thu gom, phân loại (trừ các loại nêu phân nhóm mã 18 01) Separately collected fractions |
20 01 |
|
|
|
|
|
16 01 01 |
Dung môi thải Solvents |
20 01 13 |
A3140 A3150 |
Y41 Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
16 01 02 |
Axit thải Acids |
20 01 14 |
A4090 |
Y34 |
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
16 01 03 |
Kiềm thải Alkalines |
20 01 15 |
A4090 |
Y35 |
AM, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
16 01 04 |
Chất quang hoá thải Photochemicals |
20 01 17 |
|
Y16 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
16 01 05 |
Thuốc diệt trừ các loài gây hại thải Pesticides |
20 01 19 |
A4030 |
Y4 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
16 01 06 |
Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải Fluorescent tubes and other mercury-containing waste |
20 01 21 |
A1030 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
16 01 07 |
Các thiết bị thải bỏ có CFC Discarded equipment containing chlorofluorocarbons |
20 01 23 |
|
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
16 01 08 |
Các loại dầu mỡ thải Oil and fat other than those mentioned above |
20 01 26 |
A3020 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
NH |
16 01 09 |
Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có các thành phần nguy hại Paint, inks, adhesives and resins containing hazardous substances |
20 01 27 |
A3050 A4070 |
Y12 Y13 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
16 01 10 |
Chất tẩy rửa thải có các thành phần nguy hại Detergents containing hazardous substances |
20 01 29 |
|
|
AM, Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
16 01 11 |
Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải Cytotoxic and cytostatic medicines |
20 01 31 |
A4010 |
Y3 |
Đ |
Rắn/lỏng |
NH |
16 01 12 |
Pin, ắc quy thải Batteries and accumulators and unsorted batteries and accumulators containing these batteries |
20 01 33 |
A1160 A1170 |
Y26 Y29 Y31 |
Đ, ĐS, AM |
Rắn |
NH |
16 01 13 |
Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã 16 01 06, 16 01 07, 16 01 12) có các linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng NH) Discarded electrical and electronic equipment other than those mentioned above containing hazardous components |
20 01 35 |
A1180 A2011 |
Y26 Y29 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
16 01 14 |
Gỗ thải có các thành phần nguy hại Wood containing hazardous substances |
20 01 37 |
|
Y5 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
17 |
DẦU THẢI VÀ CHẤT THẢI LẪN DẦU, CHẤT THẢI TỪ NHIÊN LIỆU LỎNG, CHẤT THẢI DUNG MÔI HỮU CƠ, MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT ĐAY OIL WASTES AND WASTES OF LIQUID FUELS, REFRIGERANTS AND PROPELLANT |
|
|
|
|
|
|
17 01 |
Dầu thuỷ lực thải Waste hydraulic oils |
13 01 |
|
|
|
|
|
17 01 01 |
Dầu thuỷ lực thải có PCB Hydraulic oils, containing PCBs |
13 01 01 |
A3180 |
Y10 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 01 02 |
Nhũ tương cơ clo thải Chlorinated emulsions |
13 01 04 |
A4060 |
Y9 Y45 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
17 01 03 |
Nhũ tương thải không cơ clo Non-chlorinated emulsions |
13 01 05 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
17 01 04 |
Dầu thuỷ lực cơ clo gốc khoáng thải Mineral-based chlorinated hydraulic oils |
13 01 09 |
A3020 |
Y8 Y45 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 01 05 |
Dầu thuỷ lực gốc khoáng thải không cơ clo Mineral based non-chlorinated hydraulic oils |
13 01 10 |
A3020 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 01 06 |
Dầu thuỷ lực tổng hợp thải Synthetic hydraulic oils |
13 01 11 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 01 07 |
Các loại dầu thuỷ lực thải khác Other hydraulic oils |
13 01 13 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 02 |
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải Waste engine, gear and lubricating oils |
13 02 |
|
|
|
|
|
17 02 01 |
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn gốc khoáng cơ clo thải Mineral-based chlorinated engine, gear and lubricating oils |
13 02 04 |
A3020 |
Y8 Y45 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 02 02 |
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn gốc khoáng thải không cơ clo Mineral-based non-chlorinated engine, gear and lubricating oils |
13 02 05 |
A3020 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 02 03 |
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải Synthetic engine, gear and lubricating oils |
13 02 06 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 02 04 |
Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Readily biodegradable engine, gear and lubricating oils other engine, gear and lubricating oils |
13 02 07 13 02 08 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 03 |
Dầu truyền nhiệt và cách điện thải Waste insulating and heat transmission oils |
13 03 |
|
|
|
|
|
17 03 01 |
Dầu truyền nhiệt và cách điện thải có PCB Insulating or heat transmission oils containing PCBs |
13 03 01 |
A3180 |
Y10 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 03 02 |
Dầu truyền nhiệt và cách điện gốc khoáng cơ clo thải Mineral-based chlorinated insulating and heat transmission oils other than those mentioned above |
13 03 06 |
A3020 A3040 |
Y8 Y45 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 03 03 |
Dầu truyền nhiệt và cách điện gốc khoáng thải không cơ clo Mineral-based non-chlorinated insulating and heat transmission oils |
13 03 07 |
A3020 A3040 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 03 04 |
Dầu truyền nhiệt và cách điện tổng hợp thải Synthetic insulating and heat transmission oils |
13 03 08 |
A3040 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 03 05 |
Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải khác Readily biodegradable insulating and heat transmission oils other insulating and heat transmission oils |
13 03 09 13 03 10 |
A3040 |
Y8 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 04 |
Dầu đáy tàu Bilge oils |
13 04 |
|
|
|
|
|
17 04 01 |
Dầu đáy tàu từ hoạt động đường thuỷ nội địa Bilge oils from inland navigation |
13 04 01 |
A4060 |
Y8 Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 04 02 |
Dầu đáy tàu từ nước thải cầu tàu Bilge oils from jetty sewers |
13 04 02 |
A4060 |
Y8 Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 04 03 |
Dầu đáy tàu từ các hoạt động đường thuỷ khác Bilge oils from other navigation |
13 04 03 |
A4060 |
Y8 Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 05 |
Chất thải từ thiết bị tách dầu/nước Oil/water separator contents |
13 05 |
|
|
|
|
|
17 05 01 |
Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/nước Solids from grit chambers and oil/water separators |
13 05 01 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
17 05 02 |
Bùn thải từ thiết bị tách dầu/nước Sludges from oil/water separators |
13 05 02 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
17 05 03 |
Bùn thải từ thiết bị chặn dầu Interceptor sludges |
13 05 03 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Bùn |
NH |
17 05 04 |
Dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước Oil from oil/water separators |
13 05 06 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 05 05 |
Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước Oily water from oil/water separators |
13 05 07 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
17 05 06 |
Hỗn hợp chất thải từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/nước Mixtures of wastes from grit chambers and oil/water separators |
13 05 08 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
17 06 |
Nhiên liệu lỏng thải wastes of liquid fuels |
13 07 |
|
|
|
|
|
17 06 01 |
Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải Fuel oil and diesel |
13 07 01 |
A4060 |
Y9 |
C, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
17 06 02 |
Xăng dầu thải Petrol |
13 07 02 |
A4060 |
Y9 |
C, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
17 06 03 |
Các loại nhiên liệu thải khác (bao gồm cả hỗn hợp) Other fuels (including mixtures) |
13 07 03 |
A4060 |
Y9 |
C, Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
17 07 |
Các loại dầu thải khác (chưa nêu tại các mã khác) oil wastes not otherwise specified |
13 08 |
|
|
|
|
|
17 07 01 |
Bùn hoặc nhũ tương thải từ thiết bị khử muối Desalter sludges or emulsions |
13 08 01 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Bùn/lỏng |
NH |
17 07 02 |
Các loại nhũ tương thải khác Other emulsions |
13 08 02 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 07 03 |
Các loại dầu thải khác Wastes not otherwise specified |
13 08 99 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 07 04 |
Các loại sáp và mỡ thải |
|
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/Lỏng |
NH |
17 08 |
Chất thải là dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant) dạng bọt/sol khí (trừ các loại nêu tại nhóm mã 03 và 08) Waste organic solvents, refrigerants and foam/aerosol propellants |
14 06 |
|
|
|
|
|
17 08 01 |
Các chất CFC, HCFC, HFC thải Chlorofluorocarbons, HCFC, HFC |
14 06 01 |
A3150 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
17 08 02 |
Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi halogen hữu cơ thải Other halogenated solvents and solvent mixtures |
14 06 02 |
A3150 |
Y41 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 08 03 |
Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi thải khác Other solvents and solvent mixtures |
14 06 03 |
A3140 |
Y42 |
Đ, ĐS, C |
Lỏng |
NH |
17 08 04 |
Bùn thải hoặc chất thải rắn có dung môi halogen hữu cơ Sludges or solid wastes containing halogenated solvents |
14 06 04 |
A3150 |
Y41 |
Đ, ĐS, C |
Bùn/rắn |
KS |
17 08 05 |
Bùn thải hoặc chất thải rắn có các loại dung môi khác Sludges or solid wastes containing other solvents |
14 06 05 |
A3140 |
Y42 |
Đ, ĐS, C |
Bùn/rắn |
KS |
18 |
CÁC LOẠI CHẤT THẢI BAO BÌ, CHẤT HẤP THỤ, GIẺ LAU, VẬT LIỆU LỌC VÀ VẢI BẢO VỆ WASTE PACKAGING; ABSORBENTS, WIPING CLOTHS, FILTER MATERIALS AND PROTECTIVE CLOTHING NOT OTHERWISE SPECIFIED |
|
|
|
|
|
|
18 01 |
Bao bì thải (bao gồm cả bao bì thải phát sinh từ đô thị đã được phân loại, trừ các loại nêu tại phân nhóm mã 14 01) Packaging (including separately collected municipal packaging waste) |
15 01 |
|
|
|
|
|
18 01 01 |
Bao bì mềm (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải Soft packaging containing residues of or contaminated by hazardous substances |
15 01 10 |
A4130 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
18 01 02 |
Bao bì kim loại cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH, hoặc chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoặc có lớp lót rắn nguy hại như amiang) thải Metallic packaging containing a hazardous solid porous matrix (for example asbestos), including pressure containers |
15 01 11 |
A4130 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
18 01 03 |
Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải Hard plastic materials packaging (containing harzardous substance) |
15 01 11 |
A4130 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
18 01 04 |
Bao bì cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải bằng các vật liệu khác (như composit) Composite and other materials packaging (containing harzardous substance) |
15 01 11 |
A4130 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
18 01 05 |
Giấy và bao bì giấy các tông thải bỏ Paper and cardboard packaging |
15 01 01 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
18 01 06 |
Bao bì nhựa (đã chứa chất khi thải ra không phải là CTNH) thải Plastic packaging |
15 01 02 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
18 01 07 |
Bao bì gỗ (đã chứa chất khi thải ra không phải là CTNH) thải Wooden packaging |
15 01 03 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
18 01 08 |
Bao bì kim loại (đã chứa chất khi thải ra không phải là CTNH và không có lớp lót nguy hại như amiang) thải Metallic packaging |
15 01 04 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
18 01 09 |
Bao bì thủy tinh (đã chứa chất khi thải ra không phải là CTNH) thải Glass packaging |
15 01 07 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
18 01 10 |
Bao bì vải (đã chứa chất khi thải ra không phải là CTNH) thải Textile packaging |
15 01 09 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
18 01 11 |
Bao bì (đã chứa chất khi thải ra không phải là CTNH) thải bằng vật liệu khác (như composite) Composite and other materials packaging |
|
|
|
|
Rắn |
TT-R |
18 02 |
Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau và vải bảo vệ thải Absorbents, filter materials, wiping cloths and protective clothing |
15 02 |
|
|
|
|
|
18 02 01 |
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại Absorbents, filter materials (including oil filters not otherwise specified), wiping cloths, protective clothing contaminated by hazardous substances |
15 02 02 |
A3020 A3140 A3150 |
Y8 Y41 Y42 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
18 02 02 |
Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải khác với loại trên Absorbents, filter materials, wiping cloths and protective clothing other than those mentioned above |
15 02 03 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 |
CÁC LOẠI CHẤT THẢI CHƯA NÊU TẠI CÁC MÃ KHÁC OTHER WASTE |
|
|
|
|
|
|
19 01 |
Chất thải từ ngành phim ảnh Wastes from the photographic industry |
09 01 |
|
|
|
|
|
19 01 01 |
Dung dịch thải thuốc hiện ảnh và tráng phim gốc nước Water-based developer and activator solutions |
09 01 01 |
|
Y16 |
Đ, ĐS,AM |
Lỏng |
NH |
19 01 02 |
Dung dịch thải thuốc tráng bản in offset gốc nước Water-based offset plate developer solutions |
09 01 02 |
|
Y16 |
Đ, ĐS,AM |
Lỏng |
NH |
19 01 03 |
Dung dịch thải thuốc hiện ảnh gốc dung môi Solvent-based developer solutions |
09 01 03 |
A3140 |
Y16 |
Đ, ĐS,AM |
Lỏng |
NH |
19 01 04 |
Dung dịch hãm thải Fixer solutions |
09 01 04 |
|
Y16 |
Đ, ĐS,AM |
Lỏng |
NH |
19 01 05 |
Dung dịch tẩy màu (làm trắng) thải Bleach solutions and bleach fixer solutions |
09 01 05 |
|
Y16 |
Đ, ĐS, AM |
Lỏng |
NH |
19 01 06 |
Chất thải có bạc từ quá trình xử lý chất thải phim ảnh Wastes containing silver from on-site treatment of photographic wastes |
09 01 06 |
|
Y16 |
Đ, ĐS, AM, OH |
Lỏng |
KS |
19 01 07 |
Máy ảnh dùng một lần đã qua sử dụng còn chứa pin Single-use cameras containing batteries |
09 01 11 |
A1170 |
Y26 Y29 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
19 01 08 |
Nước thải từ quá trình tận thu bạc Aqueous liquid waste from on-site reclamation of silver other than those mentioned above |
09 01 13 |
|
Y16 |
Đ, ĐS, AM, OH |
Lỏng |
NH |
19 01 09 |
Giấy in và phim ảnh thải bỏ không chứa bạc hoặc hợp chất của bạc Photographic film and paper free of silver or silver compounds |
09 01 08 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 01 10 |
Máy ảnh dùng một lần đã qua sử dụng không chứa pin Single-use cameras without batteries |
09 01 10 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 02 |
Các thiết bị điện, điện tử thải và chất thải từ hoạt động sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử (trừ các loại nêu tại nhóm mã 15 và 16) Wastes from electrical and electronic equipment |
16 02 |
|
|
|
|
|
19 02 01 |
Máy biến thế và tụ điện thải có PCB Transformers and capacitors containing PCBs |
16 02 09 |
A3180 |
Y10 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
19 02 02 |
Các thiết bị điện thải khác có hoặc nhiễm PCB Discarded equipment containing or contaminated by PCBs other than those mentioned above |
16 02 10 |
A3180 |
Y10 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
19 02 03 |
Thiết bị điện thải có CFC, HCFC, HFC Discarded equipment containing chlorofluorocarbons, HCFC, HFC |
16 02 11 |
A3150 |
Y45 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
19 02 04 |
Thiết bị điện thải có amiăng Discarded equipment containing free asbestos |
16 02 12 |
A2050 |
Y36 |
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
19 02 05 |
Thiết bị thải có các bộ phận, linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại) Discarded equipment containing hazardous components other than those mentioned above |
16 02 13 |
A1030 A2011 A3180 |
Y10 Y29 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
19 02 06 |
Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại) Hazardous components removed from discarded equipment |
16 02 15 |
A1030 A2011 A3180 |
Y10 Y29 Y31 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
19 02 07 |
Thiết bị thải khác với các loại trên Discarded equipment other than those mentioned above |
16 02 14 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 02 08 |
Pin mặt trời thải (tấm quang năng thải) Discarded solar panels |
|
|
|
|
Rắn |
KS |
19 03 |
Các sản phẩm chưa qua sử dụng bị loại bỏ từ quá trình sản xuất off-specification batches and unused products |
16 03 |
|
|
|
|
|
19 03 01 |
Sản phẩm vô cơ có các thành phần nguy hại Inorganic wastes containing hazardous substances |
16 03 03 |
A4140 |
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
19 03 02 |
Sản phẩm hữu cơ có các thành phần nguy hại Organic wastes containing hazardous substances |
16 03 05 |
A4140 |
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
19 03 03 |
Sản phẩm vô cơ khác với các loại trên Inorganic wastes other than those mentioned above |
16 03 04 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
19 03 04 |
Sản phẩm hữu cơ khác với các loại trên Organic wastes other than those mentioned above |
16 03 06 |
|
|
|
Rắn/bùn |
TT-R |
19 04 |
Chất thải có chứa chất nổ Waste explosives |
16 04 |
|
|
|
|
|
19 04 01 |
Đạn dược thải Waste ammunition |
16 04 01 |
A4080 |
Y15 |
N, Đ |
Rắn |
NH |
19 04 02 |
Pháo hoa thải Fireworks wastes |
16 04 02 |
A4080 |
Y15 |
N, Đ |
Rắn |
NH |
19 04 03 |
Các loại chất nổ thải khác Other waste explosives |
16 04 03 |
A4080 |
Y15 |
N, Đ |
Rắn |
NH |
19 05 |
Các bình chứa áp suất và hoá chất thải Gases in pressure containers and discarded chemicals |
16 05 |
|
|
|
|
|
19 05 01 |
Bình chứa áp suất thải chưa bảo đảm rỗng hoàn toàn Pressure containers containing gas |
16 05 04 |
A4080 |
|
N, Đ |
Rắn |
NH |
19 05 02 |
Hoá chất và hỗn hợp hoá chất phòng thí nghiệm thải có các thành phần nguy hại Laboratory chemicals, consisting of or containing hazardous substances, including mixtures of laboratory chemicals |
16 05 06 |
A4150 |
Y14 |
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
19 05 03 |
Hoá chất vô cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 02, 13, 14 và 15) Discarded inorganic chemicals consisting of or containing hazardous substances |
16 05 07 |
A4140 |
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
19 05 04 |
Hoá chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 03, 13, 14 và 15) Discarded organic chemicals consisting of or containing hazardous substances |
16 05 08 |
A4140 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
19 05 05 |
Các bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn không dính CTNH Completely empty pressure containers without other hazardous wastes |
16 05 05 |
|
|
|
Rắn |
TT-R |
19 05 06 |
Hóa chất thải bỏ khác với các loại trên Discarded chemicals other than those mentioned above |
16 05 09 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 06 |
Pin, ắc quy thải (trừ loại từ nguồn chất thải sinh hoạt nêu tại mã 16 01 12) Batteries and accumulators |
16 06 |
|
|
|
|
|
19 06 01 |
Ắc quy chì thải Lead batteries |
16 06 01 |
A1160 A1010 |
Y31 |
Đ, ĐS, AM |
Rắn |
NH |
19 06 02 |
Pin Ni-Cd thải |
16 06 02 |
A1170 |
Y26 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
|
Ni-Cd batteries |
|
A1010 |
|
|
|
|
19 06 03 |
Pin, ắc quy thải có thuỷ ngân Mercury-containing batteries |
16 06 03 |
A1170 |
Y29 |
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
19 06 04 |
Chất điện phân từ pin và ắc quy thải Separately collected electrolyte from batteries and accumulators |
16 06 06 |
A1180 |
Y31 Y34 |
Đ, ĐS, AM |
Rắn/lỏng |
NH |
19 06 05 |
Các loại pin, ắc quy khác Other batteries |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn |
NH |
19 07 |
Chất thải từ quá trình vệ sinh thùng, bồn chứa và bể lưu động (trừ các loại nêu tại nhóm mã 01 và 17) Wastes from transport tank, storage tank and barrel cleaning |
16 07 |
|
|
|
|
|
19 07 01 |
Chất thải lẫn dầu Wastes containing oil |
16 07 08 |
A4060 |
Y9 |
Đ, ĐS, C |
Rắn/lỏng |
KS |
19 07 02 |
Chất thải có các thành phần nguy hại (khác với dầu) Wastes containing other hazardous substances |
16 07 09 |
|
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
19 08 |
Chất xúc tác đã qua sử dụng Spent catalysts |
16 08 |
|
|
|
|
|
19 08 01 |
Chất xúc tác đã qua sử dụng có các kim loại chuyển tiếp hoặc hợp chất của chúng Spent catalysts containing hazardous transition metals or hazardous transition metal compounds |
16 08 02 |
A2030 |
|
Đ, ĐS |
Rắn |
KS |
19 08 02 |
Chất xúc tác đã qua sử dụng có axit photphoric Spent catalysts containing phosphoric acid |
16 08 05 |
A2030 A4090 |
|
AM, Đ |
Rắn/lỏng |
KS |
19 08 03 |
Xúc tác ở thể lỏng đã qua sử dụng Spent liquids used as catalysts |
16 08 06 |
A2030 |
|
Đ, ĐS |
Lỏng |
NH |
19 08 04 |
Xúc tác đã qua sử dụng bị nhiễm các thành phần nguy hại Spent catalysts contaminated with hazardous substances |
16 08 07 |
A2030 |
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
KS |
19 09 |
Các chất oxi hoá thải Oxidising substances |
16 09 |
|
|
|
|
|
19 09 01 |
Pemanganat thải Permanganates, for example potassium permanganate |
16 09 01 |
|
|
OH, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
19 09 02 |
Cromat thải (ví dụ cromat kali, dicromat kali và natri) Chromates, for example potassium chromate, potassium or sodium dichromate |
16 09 02 |
A1040 |
Y21 |
OH, Đ, ĐS |
Rắn/lỏng |
NH |
19 09 03 |
Các hợp chất peroxit thải Peroxides, for example hydrogen peroxide |
16 09 03 |
A4120 |
|
OH, Đ |
Rắn/lỏng |
NH |
19 09 04 |
Các loại chất oxi hoá thải Oxidising substances, not otherwise specified |
16 09 04 |
|
|
OH, Đ |
Rắn/lỏng |
NH |
19 10 |
Nước thải vận chuyển đi để xử lý bên ngoài cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (khác với các loại nêu tại nhóm mã 12) Aqueous liquid wastes destined for off-site treatment |
16 10 |
|
|
|
|
|
19 10 01 |
Nước thải có các thành phần nguy hại Aqueous liquid wastes containing hazardous substances |
16 10 01 |
|
|
Đ, ĐS |
Lỏng |
KS |
19 10 02 |
Cặn nước thải có các thành phần nguy hại Aqueous concentrates containing hazardous substances |
16 10 03 |
|
|
Đ, ĐS |
Bùn/lỏng |
KS |
19 11 |
Vật liệu lót và chịu lửa thải Waste linings and refractories |
16 11 |
|
|
|
|
|
19 11 01 |
Vật liệu lót và chịu lửa thải gốc cacbon từ quá trình luyện kim có các thành phần nguy hại Carbon-based linings and refractories from metallurgical processes containing hazardous substances |
16 11 01 |
A3070 |
|
Đ |
Rắn |
KS |
19 11 02 |
Các loại vật liệu lót và chịu lửa thải khác từ quá trình luyện kim có các thành phần nguy hại Other linings and refractories from metallurgical processes containing hazardous substances |
16 11 03 |
A3070 |
|
Đ |
Rắn |
KS |
19 11 03 |
Vật liệu lót và chịu lửa thải có các thành phần nguy hại không phải từ quá trình luyện kim Linings and refractories from non-metallurgical processes containing hazardous substances |
16 11 05 |
A3070 |
|
Đ |
Rắn |
KS |
19 11 04 |
Vật liệu lót và chịu lửa thải gốc cacbon từ quá trình luyện kim khác với các loại trên Carbon-based linings and refractories from metallurgical processes others than those mentioned above |
16 11 02 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 11 05 |
Các loại vật liệu lót và chịu lửa thải khác từ quá trình luyện kim khác với các loại trên Other linings and refractories from metallurgical processes other than those mentioned above |
16 11 04 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 01 06 |
Vật liệu lót và chịu lửa thải không từ quá trình luyện kim khác với các loại trên Linings and refractories from non-metallurgical processes others than those mentioned above |
16 11 06 |
|
|
|
Rắn |
TT |
19 12 |
Các loại chất thải khác chưa nêu tại các mã khác hoặc không xác định được nguồn phát sinh Other waste |
|
|
|
|
|
|
19 12 01 |
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ Other waste containing hazardous inorganic substance |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
19 12 02 |
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại hữu cơ Other waste containing hazardous organic substance |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
19 12 03 |
Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ và hữu cơ Other waste containing hazardous inorganic and organic substance |
|
|
|
Đ, ĐS |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
19 12 04 |
Các loại chất thải khác có tính ăn mòn Other corrosive waste |
|
|
|
AM |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
19 12 05 |
Các loại chất thải khác có tính dễ cháy Other flammable waste |
|
|
|
C |
Rắn/lỏng/bùn |
KS |
-----------------------
1 Quá trình ổn định hoá thay đổi tính chất nguy hại của thành phần chất thải và do đó chuyển hoá chất thải nguy hại thành không nguy hại. Quá trình hoá rắn chỉ thay đổi trạng thái hay thể tồn tại của chất thải (ví dụ lỏng thành rắn), bằng cách cho các phụ gia vào.
2 Một chất thải được coi là đã được ổn định hóa một phần nếu trong quá trình ổn định hoá, các thành phần nguy hại chưa được chuyển hoá hoàn toàn thành các thành phần không nguy hại, vì vậy vẫn có khả năng phát tán ra môi trường trong các khoảng thời gian ngắn, trung hoặc dài hạn.
Mẫu số 02. Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Tùy thuộc vào phương án cải tạo môi trường được lựa chọn, tổng dự toán cải tạo môi trường (Mcp) bằng tổng các chi phí thực hiện các hạng mục chính dưới đây:
Mcp = Mb1 + Mcn + Mhc + Mk
Trong đó:
Mb1: Các chi phí cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải, bao gồm các chi phí: Chi phí lớp phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân bãi thải đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún; Chi phí phủ lớp đệm đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm; Chi phí phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm; Chi phí trồng cỏ và cây xanh; Chi phí xử lý nước rỉ rác; Chi phí quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải, hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm.
Mcn: Chi phí cải tạo môi trường mặt bằng sân công nghiệp, khu vực phân loại chất thải, khu vực phụ trợ và các hoạt động khác có liên quan, bao gồm các chi phí: tháo dỡ các công trình trên mặt bằng và vận chuyển đến nơi lưu chứa; san gạt tạo mặt bằng, phủ đất màu, trồng cây; xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước;
Mhc: chi phí duy tu, bảo trì các công trình cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động cải tạo môi trường (được tính bằng 10% tổng chi phí cải tạo môi trường); Chi phí hành chính phục vụ cho công tác cải tạo môi trường; chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế; chi phí dự phòng do phát sinh khối lượng; chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải;
Mk: Những khoản chi phí khác.
Số TT |
Nội dung công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Đơn giá ban hành (đ) |
Hệ số điều chỉnh |
Đơn giá sau hiệu chỉnh (đ) |
Đơn giá (đ) |
Thành tiền (đ) |
||||||
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
I |
Cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Cải tạo môi trường mặt bằng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Duy tu, bảo trì các công trình cải tạo môi trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Hoạt động khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 03. Biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường
A. Hướng dẫn sử dụng biên bản bàn giao CTRCNTT
1. Biên bản bàn giao được lập giữa chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển (nếu có) và chủ xử lý (nơi thực hiện tái sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy chất thải). Biên bản bàn giao (được in sẵn để kê khai bằng tay hoặc kê khai trực tiếp trong máy tính trước khi in ra) và được lập thành các bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Tổ chức thực hiện:
- Bên giao CTRCNTT phải thống nhất với bên nhận để điền đầy đủ thông tin vào biên bản giao nhận theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao.
- Biên bản bàn giao được lập mỗi khi thực hiện một lần chuyển giao CTRCNTT tương ứng với từng bên nhận chất thải.
3. Trình tự kê khai, lưu và chuyển biên bản bàn giao CTRCNTT
a) Mục 1, 2: Bên giao và bên nhận khai đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại.
b) Mục 3: Bên giao khai loại chất thải, số lượng một lần chuyển giao.
c) Mục 4: Đại diện bên giao, bên nhận ký (ghi rõ họ tên) để xác nhận các thông tin từ Mục 1 đến 3 trước khi chuyển giao. Trường hợp không có chủ nguồn thải thì thay bằng cơ quan giao nhiệm vụ vận chuyển.
Lưu ý: Có thể điều chỉnh một số thông tin cho phù hợp khi lập biên bản bàn giao CTRCNTT theo thực tế phát sinh.
B. Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường
TỈNH/THÀNH PHỐ …….
|
BIÊN BẢN BÀN GIAO CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG Số:…… |
|||
1. Bên giao (chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển): |
||||
Địa chỉ văn phòng: |
ĐT: |
|||
Địa chỉ cơ sở: |
ĐT: |
|||
2. Bên nhận (chủ thu gom, vận chuyển hoặc chủ xử lý): |
||||
Địa chỉ văn phòng: |
ĐT: |
|||
Địa chỉ cơ sở xử lý: |
ĐT: |
|||
3. Khối lượng: CTRCNTT chuyển giao |
||||
TT |
Các loại chất thải |
CTRCNTT chuyển giao (kg) |
Ghi chú |
|
1 |
Tái sử dụng, tái chế để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành sản xuất khác (chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT) |
|
|
|
2 |
Chất thải phải xử lý |
|
|
|
3 |
Tổng khối lượng |
|
|
|
4. Bên giao, Bên nhận xác nhận đã thống nhất để kê khai chính xác các thông tin ở mục 1-3 |
||||
(Địa danh), ngày… tháng…. năm.. Bên giao (Chữ ký, đóng dấu nếu có) Họ và tên |
(Địa danh), ngày ... tháng.. năm... Bên nhận (Chữ ký, đóng dấu nếu có) Họ và tên |
Mẫu số 04. Chứng từ chất thải nguy hại
CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI
A. Hướng dẫn sử dụng
1. Giới thiệu
Một bộ Chứng từ CTNH gồm các liên (được in sẵn để kê khai bằng tay hoặc kê khai trực tiếp trong máy tính trước khi in ra) như sau:
- Liên số 1: Lưu tại Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 1 hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH;
- Liên số 2: Lưu tại Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 2 (nơi thực hiện việc xử lý CTNH) - nếu có;
- Liên số 3: Lưu tại chủ nguồn thải (sau khi Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 1 hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH tiếp nhận chất thải);
- Liên số 4: Lưu tại chủ nguồn thải (Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại gửi lại sau khi đã hoàn thành việc xử lý CTNH);
2. Tổ chức thực hiện
- Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH phải thống nhất với Chủ nguồn thải CTNH để khai đầy đủ thông tin vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao CTNH và quy định trong các Giấy phép môi trường liên quan.
- Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH phát hành một bộ Chứng từ CTNH mỗi khi thực hiện một lần tiếp nhận CTNH, không dùng chung Chứng từ CTNH cho các lô CTNH được tiếp nhận từ các chủ nguồn thải khác nhau, kể cả trường hợp thực hiện việc vận chuyển trên cùng một phương tiện. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH có trách nhiệm bảo đảm nội dung kê khai và xác nhận vào Chứng từ khi tiếp nhận CTNH và khi đã hoàn thành xử lý CTNH.
3. Trình tự kê khai, lưu và chuyển Chứng từ CTNH
a) Số Chứng từ. Số thứ tự trong năm/năm/ Số Giấy phép môi trường hoặc mã số QLCTNH của Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
(Ví dụ. Chứng từ đầu tiên trong năm 2022 của Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có mã số QLCTNH 1-2-3-4-5-6.001.VX có số là. 01/2022/1-2-3-4-5-6.00LVX)
b) Mục 1, 2 và 3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại và Chủ nguồn thải thống nhất khai đầy đủ tên, số Giấy phép môi trường hoặc mã số QLCTNH, địa chỉ (địa chỉ cơ sở hoặc đại lý tương ứng với lô CTNH trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở hoặc đại lý), số điện thoại liên hệ và thông tin trên Giấy phép môi trường đã được cấp. Trường hợp chỉ có duy nhất một Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thực hiện toàn bộ việc QLCTNH (không có Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 2) thì bỏ liên số 2 và bỏ qua Mục 2.
c) Mục 4: Chủ nguồn thải và (các) Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thống nhất khai đầy đủ tên, mã chất thải, trạng thái tồn tại, số lượng và phương pháp xử lý các loại CTNH trong một lần chuyển giao.
d) Mục 5: Trong trường hợp xuất khẩu CTNH, chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện), Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hạithực hiện việc vận chuyển trong nội địa, đơn vị vận chuyển xuyên biên giới và đơn vị xử lý ở nước ngoài thống nhất khai đầy đủ các thông tin. Bỏ liên số 2 và không sử dụng Mục 7, 8. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thực hiện việc vận chuyển trong nội địa trực tiếp gửi liên số 4 cho chủ nguồn thải kèm theo hồ sơ chuyến vận chuyển.
đ) Mục 6: Người có thẩm quyền thay mặt chủ nguồn thải ký, đóng dấu vào tất cả các liên để xác nhận việc đã thống nhất kê khai chính xác các thông tin tại Mục 1 đến 4 trước khi tiến hành chuyển giao. Trường hợp không có chủ nguồn thải thì thay bằng cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ xử lý CTNH.
e) Mục 7.1: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ nguồn thải, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 1 ghi họ tên và ký xác nhận vào tất cả các liên của Chứng từ. Chủ nguồn thải giữ liên 3 và chuyển các liên còn lại cho Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 1.
g) Mục 7.2: Khi tiếp nhận CTNH từ Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 1, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 2 ghi họ tên và ký xác nhận vào tất cả các liên của Chứng từ mà Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 1 đang giữ. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 1 chuyển các liên 1, 2 và 4 cho Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 2. Trường hợp không có Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 2 thì bỏ qua Mục này.
h) Mục 8: Người có thẩm quyền thay mặt cho Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hạithực hiện việc xử lý ký, đóng dấu vào tất cả các liên nhận được sau khi hoàn thành việc xử lý an toàn CTNH. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại gửi trả liên 4 cho chủ nguồn thải trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành xử lý.
Lưu ý: Có thể xoá hoặc sửa đổi một số thông tin cho phù hợp khi lập Chứng từ CtNH tuỳ theo thực tế.
B. Mẫu Chứng từ chất thải nguy hại
TỈNH/THÀNH PHỐ ……. |
CHỨNGTỪ CHẢT THẢI NGUY HẠI Số: …… |
||||||
1. Chủ CS DV XL CTNH 1: Số Giấy phép môi trường/Mã số QLCTNH (nếu có) Địa chỉ văn phòng: …………….. ĐT: ………… Địa chỉ cơ sở/đại lý: …………… ĐT: …………… |
|||||||
2. Chủ CS DV XLCTNH 2 : Số Giấy phép môi trường/Mã số QLCTNH (nếu có): Địa chỉ văn phòng: …………..ĐT: …………….. Địa chỉ cơ sở: ………… ĐT:…………… |
|||||||
3. Chủ nguồn thải: Giấy phép môi trường/Mã số QLCTNH (nếu có): Địa chỉ văn phòng: ………….ĐT: …………. Địa chỉ cơ sở: ………………ĐT:……………. |
|||||||
4. Kê khai CTNH chuyển giao (sử dụng thêm trang phụ lục cho bảng dưới đây nếu không ghi đủ) |
|||||||
Số TT |
Tên CTNH |
Trạng thái tồn tại |
Mã chất thải |
Số lượng (kg) |
Phương pháp xử lý # |
||
Rắn |
Lỏng |
Bùn |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
# Ghi lần lượt ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hoà); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hoá); SH (Sinh học); ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hoá rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); SC (Sơ chế); Khác (tên phương pháp). |
|||||||
5. Xuất khẩu CTNH (nếu có) Nước nhập khẩu: Cửa khẩu nhập Số hiệu phương tiện: ……………Ngày xuất cảng: ……………. Cửa khẩu xuất: …………….. |
|||||||
7. Xác nhận việc tiếp nhận đủ số lượng và loại CTNH như kê khai ở mục 4 Số hiệu phương tiện vận chuyển: |
|||||||
7.1. Họ tên người nhận thay mặt CS DV XL CTNH 1/Đơn vị vận chuyển:….. Ký: …..Ngày: …… |
|||||||
7.2. Họ tên người nhận thay mặt CS DV XL CTNH 2: …….Ký:…… Ngày: ……. |
|||||||
6. Chủ nguồn thải xác nhận đã thống nhất để kê khai chính xác các thông tin ở mục 1-4 (hoặc 5) (Địa danh), ngày tháng năm.... Chức danh người ký (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên
|
8. Chủ CS DV XL CTNH (cuối cùng) xác nhận đã hoàn thành việc xử lý an toàn tất cả CTNH bằng các phương pháp như kê khai ở mục 4 (Địa danh), ngày tháng năm. . Chức danh người ký (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên |
||||||
@Liên số: 1□- 2□ - 3□- 4□ Ghi chú:…….. (ghi rõ trong trường hợp lô CTNH trong chứng từ không được xử lý quá 6 tháng từ ngày tiếp nhận từ CNT) |
Mẫu số 05. Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ Số: ...
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng ... năm |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
Chúng tôi đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại (CTNH) với những thông tin cụ thể như sau:
1. Lý do xuất khẩu CTNH
2. (Các) chủ nguồn thải CTNH (1)
3. Nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải (nếu có) (1)
4. Đơn vị xử lý CTNH ở nước ngoài (1)
5. Nhà nhập khẩu CTNH (nếu khác với đơn vị xử lý) (1)
6. Đơn vị thực hiện việc vận chuyển trong nội địa (dự kiến) (1)
7. Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới (dự kiến) (1)
8. Quốc gia quá cảnh dự kiến
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia quá cảnh (1)
9. Quốc gia nhập khẩu
Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu (2)
10. Chỉ rõ đăng ký đơn lẻ cho từng chuyến hay đăng ký chung cho nhiều chuyến trong một năm
11. Dự kiến về ngày xuất cảnh, thời gian vận chuyển và hành trình dự kiến (bao gồm cả cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất) (3)
12. Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy, đường biển, đường không...) và số hiệu (nếu đã xác định)
13. Những thông tin về bảo hiểm trong trường hợp sự cố (4)
14. Mô tả tính chất của từng loại CTNH, mã chất thải quy định tại Mẫu số 1C, Phụ lục III kèm theo Thông tư này và theo danh mục A của Công ước Basel, thành phần chất thải (5) và những thông tin về mọi yêu cầu xử lý đặc biệt, bao gồm cả những quy định khẩn cấp trong trường hợp có sự cố
15. Loại bao bì (kiện, thùng phuy hoặc téc...) và phương án đóng gói, bảo quản
16. Số lượng (6)
17. Quá trình phát sinh CTNH (7)
18. Phương pháp xử lý CTNH ở nước ngoài
19. Cam kết của chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện) xác nhận các thông tin là đúng
20. Những thông tin do đơn vị xử lý ở nước ngoài thông báo cho chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện), chứng minh rằng chất thải được bảo đảm quản lý hợp lý về môi trường phù hợp với luật pháp của Quốc gia nhập khẩu
21. Thông tin liên quan đến hợp đồng ký kết giữa chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện) và đơn vị xử lý ở nước ngoài hoặc nhà nhập khẩu; giấy tờ ủy thác hoặc hợp đồng của chủ nguồn thải trong trường hợp có nhà xuất khẩu đại diện
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:…
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có) cũng như tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có) của những người cần liên hệ
(2) Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có)
(3) Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, thì phải ghi rõ ngày tháng của từng chuyến, hoặc nếu chưa biết ngày xuất cảng, thì cần thông báo tần suất vận chuyển
(4) Cung cấp thông tin về hợp đồng liên quan đến các yêu cầu bảo hiểm tương ứng và cách các chủ nguồn thải, nhà xuất khẩu đại diện (nếu có), đơn vị vận chuyển, nhà nhập khẩu, và đơn vị xử lý có thể đáp ứng được yêu cầu này
(5) Tính chất và nồng độ của các thành phần nguy hiểm nhất về mặt độc tính và các mối đe dọa khác của CTNH trong cả khâu quản lý lẫn các khâu liên quan đến xử lý
(6) Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, cần chỉ rõ dự kiến về tổng số lượng và số lượng của từng chuyến
(7) Thông tin này là cần thiết cho việc đánh giá mối nguy hiểm và xác định sự thích hợp của hoạt động xử lý được đề xuất.
Mẫu số 06. Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: …/…. V/v ….. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng... năm.... |
Kính gửi: (Tên tổ chức, cá nhân đăng ký xuất khẩu)
Theo đề nghị của tổ chức/cá nhân đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại tại văn bản
Căn cứ văn bản chấp thuận của cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại nước nhập khẩu tại văn bản....
Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu chất thải nguy hại (CTNH) với những thông tin và điều kiện cụ thể như sau:
1. Tên và mã chất thải:
2. Lý do xuất khẩu:
3. Chủ nguồn thải và nhà xuất khẩu đại diện (nếu có):
4. Đơn vị xử lý ở nước ngoài:
5. Đơn vị thực hiện việc vận chuyển trong nội địa:
6. Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới:
7. Quốc gia quá cảnh: Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel:
8. Quốc gia nhập khẩu: Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel:
9. Số lần xuất khẩu:
10. Thời gian được phép xuất khẩu (từ ngày ... đến ngày ...):
11. Dự kiến về ngày xuất cảnh, thời gian vận chuyển và hành trình dự kiến (cảng xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu):
12. Phương tiện vận chuyển và số hiệu (nếu đã xác định):
13. Thông tin về bảo hiểm cho từng lô hàng (trong trường hợp sự cố):
14. Mô tả tính chất của từng loại CTNH:
15. Loại bao bì:
16. Khối lượng (kg):
17. Quá trình phát sinh CTNH:
18. Phương pháp xử lý ở nước ngoài:
Việc xuất khẩu CTNH nêu trên phải được thực hiện theo đúng các quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có việc sử dụng Chứng từ CTNH và việc lập hồ sơ vận chuyển cho từng chuyến xuất khẩu; tuân thủ các quy định áp dụng đối với việc nhập khẩu chất thải nêu trên của ... (quốc gia nhập khẩu).
Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo để (tên tổ chức, cá nhân đăng ký xuất khẩu) biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - …; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số Họ và tên |
Mẫu số 07. Quyết định thành lập đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
(1) Số:… /QĐ-…
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng... năm.... |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của (2)
(3)
Căn cứ văn bản số ngày ... tháng ... năm ... của quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ... (1) ...;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của (tên tổ chức) tại Giấy đăng ký chỉ định hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu ngày tháng năm;
Theo đề nghị của (cơ quan được giao thụ lý hồ sơ),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn đánh giá thực tế năng lực giám định phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của (2) làm căn cứ xem xét đề nghị chỉ định giám định phế liệu bao gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông/ Bà ….; Trưởng đoàn;
2. Ông/ Bà …..; Phó Trưởng đoàn;
3. Ông/ Bà……; Thành viên;
4……
Ông/ Bà……; Thành viên thư ký.
Điều 2. Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá thực tế và lập biên bản làm việc về sự tuân thủ quy định pháp luật của (2) trong lĩnh vực đăng ký chỉ định; tính xác thực của hồ sơ đăng ký và hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký; Báo cáo, chịu trách nhiệm với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả đánh giá thực tế.
Đoàn đánh giá tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của Đoàn đánh giá do (tên tổ chức) chi trả.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(3), người có thẩm quyền và đại diện tư cách pháp nhân của tổ chức (2) và các Ông (Bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tên tổ chức đề nghị; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá
(2) Tên tổ chức
(3) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá
Mẫu số 08. Bản nhận xét, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
I. Người viết nhận xét
1. Họ và tên: …..
2. Học hàm, học vị: …..
3. Nơi công tác: ……
4. Chức danh trong Đoàn đánh giá: ……
5. Tổ chức được đánh giá: ……
II. Nhận xét, đánh giá về năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
1. Đánh giá tính xác thực của Hồ sơ đăng ký:
1.1. Đánh giá mức độ đầy đủ, phù hợp của thành phần hồ sơ và các thông tin trong hồ sơ đăng ký:
…………………………
…………………………
1.2. Các nội dung trong Hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện:
…………………………
…………………………
2. Đánh giá về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị và giám định viên:
2.1. Đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị:
…………………………
…………………………
2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng của số lượng và năng lực giám định viên:
…………………………
…………………………
3. Đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu
3.1. Đánh giá sự tuân thủ chung theo hệ thống quản lý:
…………………………
…………………………
3.2. Đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu:
…………………………
…………………………
3.3. Những vấn đề tồn tại cần khắc phục, cải tiến:
…………………………
…………………………
4. Nhận xét về các vấn đề khác liên quan đến hoạt động được chỉ định:
…………………………
…………………………
III. Kết luận và đề nghị:
“Kết luận Tổ chức có đủ năng lực để được tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu hay không?”
…………………………
…………………………
…., ngày... tháng... năm….
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Chữ ký)
Họ và tên
Mẫu số 09. Biên bản đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày .... tháng .... năm .... |
BIÊN BẢN
Đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-…(trích yếu của cơ quan ban hành quyết định) ngày… tháng… năm…. của (tên cơ quan ban hành quyết định) về việc thành lập Đoàn đánh giá năng lực giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu của (tên tổ chức đề nghị chỉ định);
Đoàn đánh giá thực tế đến làm việc, đánh giá về Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của (tên tổ chức đề nghị chỉ định);
Thời gian làm việc: …
Địa điểm làm việc: ….
I. Thành phần Đoàn đánh giá:
1. Ông/Bà ….., (tên cơ quan/ đơn vị đang công tác), Trưởng đoàn;
2. Ông/Bà ….., (tên cơ quan/ đơn vị đang công tác), Phó Trưởng đoàn;
3. Ông/Bà …., (tên cơ quan/ đơn vị đang công tác), thành viên;
Ông/Bà ….., (tên cơ quan/ đơn vị đang công tác), Thành viên thư ký.
Có .../... thành viên Đoàn đánh giá, đủ điều kiện để thực hiện đánh giá thực tế năng lực giám định phế liệu của (tên tổ chức/ cá nhân đề nghị tham gia đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu làm nguyên liệu sản xuất).
II. Đại diện tổ chức đề nghị chỉ định
1. Ông/Bà …, Chức vụ;
2. Ông/Bà …., Chức vụ;
……
III. Nội dung làm việc của Đoàn đánh giá:
1. Tuyên bố lí do và quyết định thành lập Đoàn đánh giá; Giới thiệu thành phần làm việc và thống nhất chương trình làm việc.
2. Công ty trình bày nội dung hồ sơ đề nghị chỉ định giám định phế liệu phục vụ quản lý nhà nước theo các yêu cầu của Đoàn đánh giá.
3. Đoàn đánh giá xem xét, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá thực tế, tập trung các nội dung chủ yếu như sau:
- Thông tin chung về Công ty: tổ chức bộ máy, con người (đặc biệt là số lượng giám định viên phế liệu), cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ giám định phế liệu.
- Các hồ sơ liên quan đến tính pháp lý; hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 đối với giám định phế liệu; các quy trình giám định phế liệu; hồ sơ năng lực của các cán bộ thực hiện giám định phế liệu.
- Đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu về: sự tuân thủ chung theo hệ thống quản lý; sự tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu….
4. Các thành viên trong Đoàn đánh giá nhận xét, đánh giá về năng lực và tổ chức thực hiện giám định phế liệu của Công ty.
5. Kết luận về kết quả đánh giá và cùng Công ty ký Biên bản làm việc, đánh giá.
IV. Hồ sơ, tài liệu Đoàn đánh giá đề nghị tổ chức cung cấp:
……
V. Các nội dung Đoàn đánh giá đã thực hiện
1. Về hồ sơ pháp lý của tổ chức
…….
2. Về trang thiết bị, máy móc phục vụ giám định
Tổ chức có một số thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động giám định phế liệu, bao gồm:
TT |
Tên thiết bị |
Số hiệu |
Đơn vị hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị và thời hạn |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
3. Về số lượng và năng lực của giám định viên về phế liệu
- Đoàn đánh giá đã đánh giá về mức độ phù hợp về chuyên môn đào tạo, kinh nghiệm giám định phế liệu nhập khẩu của các giám định viên, cụ thể như sau:
TT |
Họ và tên |
Chứng chỉ đào tạo chuyên môn |
Chuyên ngành đào tạo |
Kinh nghiệm công tác (năm) |
Đánh giá mức độ phù hợp về chuyên môn đào tạo, kinh nghiệm giám định phế liệu nhập khẩu |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Nội dung đánh giá: ……
4. Về các quy trình và nội dung tổ chức giám định phế liệu nhập khẩu
………….
5. Đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu
………….
VI. Kết luận của trưởng đoàn đánh giá:
Trên cơ sở rà soát, đánh giá hồ sơ năng lực, quy trình tổ chức thực hiện, sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức trong lĩnh vực đăng ký chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu và năng lực của các giám định viên, đoàn đánh giá thực tế có kết luận như sau:
1. Các kết quả đạt được:
…………………..
2. Những tồn tại cần khắc phục hoặc hoàn thiện, bổ sung:
a) Đối với việc hoàn thiện, bổ sung các thông tin, sửa đổi các quy trình, tài liệu và khắc phục các tồn tại trong quá trình quản lý hệ thống:
…………………..
b) Đối với việc bổ sung các báo cáo, tài liệu, quy trình và hồ sơ:
…………………..
3. Yêu cầu về việc nộp lại hồ sơ hoàn thiện:
…………………..
4. Các yêu cầu khác:
…………………..
VIII. Ý kiến của đại diện Công ty:
…………………..
Biên bản làm việc được lập vào hồi …ngày …tháng… năm…. tại (tên tổ chức đánh giá).
Biên bản này được lập thành ba (03) bản có giá trị pháp lý như nhau, đoàn đánh giá giữ 02 bản, (tên tổ chức đánh giá) giữ 01 bản để thực hiện./.
ĐẠI DIỆN CÔNG TY (Chữ ký) Họ và tên
|
TM. ĐOÀN ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG ĐOÀN Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá
(1) Số: .../QĐ- …
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày... tháng.... năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) của (2)
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ... ngày ... tháng ... năm ... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của …(1)…;
Theo đề nghị của ...(4)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra để đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất POP của (2) gồm các ông, bà có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Nơi công tác |
Chức danh trong Đoàn kiểm tra |
1 |
…. |
…. |
Trưởng đoàn |
|
…. |
…. |
Phó trưởng đoàn (nếu có) |
|
…. |
…. |
Thư ký |
|
…. |
…. |
Thành viên |
|
…. |
…. |
…. |
Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất POP của (2) trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan và kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế làm căn cứ đăng ký miễn trừ các chất POP.
Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày ... tháng ... năm ...
Điều 4. Chi phí cho hoạt động của Đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(4), các ông, bà có tên trong Điều 1, (2) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - ...(5)..; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất POP;
(2) Tổ chức, cá nhân đăng ký miễn trừ chất POP;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá;
(4) Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì thực hiện kiểm tra;
(5) Nơi nhận khác (nếu có).
Mẫu số 11. Biên bản kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-... ngày tháng ... năm ... của (tên cơ quan ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra) về việc thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miên trừ các chất POP của (Tên tổ chức, cá nhân đăng ký),
I. Thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký miễn trừ:
Tên tổ chức, cá nhân: ….
Địa chỉ: ….
Điện thoại: ……Fax: …..
II. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: (ghi đầy đủ họ tên của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và tất cả các thành viên có mặt)
III. Đại diện tổ chức, cá nhân: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)
IV. Nội dung làm việc của đoàn kiểm tra
Đoàn kiểm tra xem xét và đánh giá hồ sơ của tổ chức, cá nhân đăng ký miễn trừ các chất POP theo từng nội dung sau:
a) Các hồ sơ pháp lý liên quan;
b) Loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất; quy mô, công suất; nhu cầu nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các chất POP;
c) Các điều kiện về bảo vệ môi trường liên quan đến đề nghị đăng ký miễn trừ các chất POP của tổ chức, cá nhân.
V. Nhận xét, đánh giá: (nhận xét, đánh giá về các nội dung kiểm tra nói trên)
VI. Kết luận
1. Các kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.
2. Thông báo về kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất POP.
VII. Ý kiến của tổ chức, cá nhân
Biên bản được lập vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại ... và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.
ĐẠI DIÊN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Họ và tên |
THƯ KÝ ĐOÀN KIỂM TRA (Chữ ký) Họ và tên
|
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA (Chữ ký) Họ và tên
|
Mẫu số 12. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
(1) Số: .../QĐ- …
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày... tháng.... năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy của (2)
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ... ngày ... tháng ... năm ... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ...(1)...;
Theo đề nghị của ...(4)..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy của (2) gồm các ông, bà có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Nơi công tác |
Chức danh trong Đoàn kiểm tra |
1 |
|
|
Trưởng đoàn |
|
|
|
Phó trưởng đoàn (nếu có) |
|
|
|
Thư ký |
|
|
|
Thành viên |
|
|
|
|
Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy của (2) theo các nội dung quy định tại Điều 48 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày… tháng …năm…
Điều 4. Chi phí cho hoạt động của Đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(4), các ông, bà có tên trong Điều 1, (2) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - ….(5). - Lưu ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp;
(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp;
(4) Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì thực hiện kiểm tra;
(5) Nơi nhận khác (nếu có).
Mẫu số 13. Biên bản kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-... ngày ... tháng ... năm ... của (tên cơ quan ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra) về việc thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy của (Tên tổ chức, cá nhân),
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại:
Tên tổ chức/cá nhân: …..
Địa chỉ: …..
Điện thoại: …..Fax: ……
Thời gian kiểm tra: từ ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ... đến ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ...
Tại ……
I. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: (ghi đầy đủ họ tên của Trưởng đoàn và tất cả các thành viên có mặt)
II. Đại diện tổ chức, cá nhân: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)
III. Nội dung kiểm tra
Theo các nội dung quy định tại Điều 48 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
IV. Nhận xét, đánh giá: (nhận xét, đánh giá về các nội dung kiểm tra nói trên)
V. Kết luận
1. Các kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.
2. Thông báo về kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp.
VI. Ý kiến của tổ chức, cá nhân
Biên bản được lập vào hồi ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ... tại ... và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Chữ ký, dấu) Họ và tên |
THƯ KÝ ĐOÀN KIỂM TRA (Chữ ký) Họ và tên |
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA (Chữ ký) Họ và tên |
Mẫu số 14. Văn bản thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
(1) Số: …/….. V/v Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày… tháng ....năm.... |
Kính gửi: ….(2)…
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-... ngày ... tháng ... năm ... của (tên cơ quan ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra) về việc thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy của (Tên tổ chức, cá nhân);
Căn cứ Biên bản kiểm tra, đánh giá sự phù hợp đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy ngày ... tháng ... năm
...(1)... thông báo kết quả kiểm tra như sau:
1. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng, cụ thể:
STT |
Tên chất ô nhiễm khó phân hủy hoặc nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
Mã CAS/ Mã HS |
Đặc tính kỹ thuật |
Xuất xứ/ Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu |
Khối lượng/ số lượng mẫu, đơn vị tính |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
2. Căn cứ kiểm tra:
+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: …..
+ Quy định khác: ……
3. Kết quả kiểm tra: Ghi một trong các nội dung:
+ Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng;
+ Không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng.
Nơi nhận: - ... (2)...; - ... (4)...; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp;
(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá sự phù hợp;
(4) Nơi nhận khác (nếu có).
Mẫu số 15. Thông báo nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm
(1) Số: …/… V/v Thông báo nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày… tháng ....năm.... |
Kính gửi: …(2) ….
Tên tổ chức, cá nhân: …..
Địa chỉ: …..
Điện thoại ……Fax: …..
Email: …..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số …ngày ….tháng ….năm… tại ….
Lĩnh vực kinh doanh: ……
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế số……. ngày…. Tháng…. Năm…. tại…..
Họ tên người đại diện pháp luật: …… Chức danh ....
CCCD/Hộ chiếu số: …..
Đơn vị cấp: …..ngày cấp ……
Thông báo nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm, cụ thể như sau:
STT |
Tên nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh* không có bao bì thương phẩm |
Mã HS |
Mã CAS |
Xuất xứ/ Nhà nhập khẩu hoặc sản xuất hoặc kinh doanh |
Khối lượng nhập khẩu/ sản xuất/ kinh doanh (nếu có) |
Tên và hàm lượng chất ô nhiễm khó phân hủy (từ phiếu an toàn hóa chất - MSDS hoặc giấy tờ khác) |
Kết quả đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng hoặc tiêu chuẩn quốc tế có liên quan** |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
* Đối với sản phẩm hoàn chỉnh, nêu chi tiết các bộ phận có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;
** Gửi kèm bản sao kết quả đánh giá phù hợp đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng hoặc tiêu chuẩn quốc tế có liên quan theo thông báo này.
Chúng tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật, nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Nơi nhận: - ... (4).:.; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm;
(2) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm;
(4) Nơi nhận khác (nếu có).
PHỤ LỤC IV
MẪU BIỂU VỀ DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(1) Số: …/QĐ…
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày… tháng ....năm.... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của (2)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của (2) tại Văn bản số.. ngày. …tháng…. năm.... về việc đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường cho (2);
Theo đề nghị của (5),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường của (2), gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong Hội đồng thẩm định |
1 |
… |
… |
… |
Chủ tịch hội đồng |
2 |
… |
… |
… |
Phó Chủ tịch hội đồng |
3 |
… |
… |
… |
Thành viên thư ký |
4 |
… |
… |
… |
Thành viên |
5 |
… |
… |
… |
Thành viên.... |
Điều 2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của (2) trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan và kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Điều 3 ……(6) …….
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; (7), (5), thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tên tổ chức đề nghị; - Lưu: ...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
(2) Tên đầy đủ, chính xác của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1);
(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan trực thuộc (1);
(6) Quy định về chi phí cho hội đồng thẩm định;
(7) Chức danh người đứng đầu của (2).
Mẫu số 02. Phiếu đánh giá, kiểm tra của thành viên hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày… tháng ....năm.... |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI TỔ CHỨC
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Thành lập theo Quyết định số: ... ngày ... tháng ... năm ... của ...(2)…
Họ và tên: ….
Học hàm, học vị: ….
Cơ quan: ….
Chức danh trong Hội đồng: …..
1.2. Tổ chức đề nghị chứng nhận:
1.2.1. Tên tổ chức: …
1.2.2. Địa chỉ: ….
Điện thoại: ….Fax: …
E-mail: ….Website: ….
1.2.3. Tên cơ quan chủ quản: ….
1.2.4. Đại diện tổ chức: ….
Thủ trưởng cơ quan: ….
Người đại diện: ….
1.3. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận:
Quan trắc hiện trường Phân tích môi trường
1.4. Phạm vi đề nghị chứng nhận:
a) Nước:
- Nước mặt
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
- Nước thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
- Nước dưới đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
- Nước mưa
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
- Nước biển
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
- Khác: ….
b) Khí:
- Không khí xung quanh
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
- Khí thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
- Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: ….
+ Số thông số đo khí thải phương tiện giao thông đường bộ đề nghị chứng nhận: ….
c) Đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
d) Trầm tích
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
đ) Chất thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
e) Bùn
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: V
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ….
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRẮC HIỆN TRƯỜNG
2.1. Đánh giá về nhân lực thực hiện quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
2.1.1. Người phụ trách đội quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.1.2. Cán bộ thực hiện quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
2.2.1. Phương pháp quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2.2. Trang thiết bị quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2.4. Hóa chất phục vụ quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2.5. Điều kiện phòng bảo quản thiết bị quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2.6. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2.7. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị)
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
2.2.8. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
Có □ Không□
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): …………
………………
2.2.9. Các tài liệu liên quan khác
Có □ Không□
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): …………
………………
III. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá về nhân lực thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
3.1.1. Người quản lý phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.1.2. Cán bộ QA/QC
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.1.3. Cán bộ phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
3.2.1. Phương pháp phân tích môi trường
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.2. Trang thiết bị phân tích môi trường
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ phân tích môi trường
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.4. Hóa chất phục vụ phân tích môi trường
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.5. Điều kiện về diện tích phòng thí nghiệm và các khu vực chức năng theo quy định
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.6. Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.7. Các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy chữa cháy, thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.8. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.9. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị; Quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, chất chuẩn; Quy trình xử lý, lưu mẫu phân tích)
Đạt yêu cầu□ Không đạt yêu cầu□
- Lý do: ……………
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………
3.2.10. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có):……
…………
3.2.11. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có):……
…………
3.2.12. Các tài liệu liên quan khác
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có):……
…………
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
4.1. Kết luận:
…………………
…………………
4.2. Kiến nghị:
…………………
…………………
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan cấp/điều chỉnh giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Mẫu số 03. Biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
BIÊN BẢN
Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Hội đồng thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường:
Thành lập theo Quyết định số: ... ngày ... tháng ... năm ... của ...(2)…, gồm:
…………………….
…………………….
…………………….
1.2. Tổ chức đề nghị chứng nhận:
1.2.1. Tên tổ chức: …………………….
1.2.2. Địa chỉ: …………………….
Điện thoại: …………………….Fax: …………………….
E-mail: …………………….Website: …………………….
1.2.3. Tên cơ quan chủ quản: …………………….
1.2.4. Đại diện tổ chức:
Thủ trưởng cơ quan: …………………….
Người đại diện: …………………….
1.3. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận:
Quan trắc hiện trường □ Phân tích môi trường□
1.4. Phạm vi đề nghị chứng nhận:
a) Nước:
- Nước mặt
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
- Nước thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
- Nước dưới đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
- Nước mưa
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
- Nước biển
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
- Khác:
b) Khí:
- Không khí xung quanh
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
- Khí thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
- Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
+ Số thông số đo khí thải phương tiện giao thông đường bộ đề nghị chứng nhận: …………………….
c) Đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
d) Trầm tích
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
đ) Chất thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
e) Bùn
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: …………………….
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: …………………….
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRẮC HIỆN TRƯỜNG
2.1. Đánh giá về nhân lực thực hiện quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
2.1.1. Người phụ trách đội quan trắc hiện trường, quản lý, phụ trách bảo đảm chất lượng hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.1.2. Cán bộ thực hiện quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
2.2.1. Phương pháp quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2.2. Trang thiết bị quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2.4. Hóa chất phục vụ quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (nếu có)
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2.5. Điều kiện phòng bảo quản thiết bị quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2.6. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2.7. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị)
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
2.2.8. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
Có □ Không □
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
………..
2.2.9. Các tài liệu liên quan khác
Có □ Không □
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
………..
III. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá về nhân lực thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
3.1.1. Người quản lý phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.1.2. Cán bộ QA/QC
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.1.3. Cán bộ phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
3.2.1. Phương pháp phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.2. Trang thiết bị phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.4. Hóa chất phục vụ phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.5. Điều kiện về diện tích phòng thí nghiệm và các khu vực chức năng theo quy định
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.6. Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.7. Các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy chữa cháy, thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.8. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.9. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị; Quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, chất chuẩn; Quy trình xử lý, lưu mẫu phân tích)
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………………
3.2.10. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực
Có □ Không □
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………
……………..
3.2.11. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
Có □ Không □
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………
……………..
3.2.12. Các tài liệu liên quan khác
Có □ Không □
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………
……………..
IV. KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN (nếu có)
……………………
……………………
……………………
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SAU KHI KIỂM TRA TẠI TỔ CHỨC
5.1. Kết luận
□ Tổ chức không đảm bảo điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Lý do: …………
□ Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
□ Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường sau khi hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu cụ thể tại Phụ lục kèm theo biên bản.
Phạm vi được chứng nhận:
a) Nước:
- Nước mặt
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
- Nước thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
- Nước dưới đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
- Nước mưa
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
- Nước biển
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
- Khác: ……..
b) Khí:
- Không khí xung quanh
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
- Khí thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
- Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
+ Số thông số đo khí thải phương tiện giao thông đường bộ đề nghị chứng nhận: ……..
c) Đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
d) Trầm tích
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
đ) Chất thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
e) Bùn
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……..
5.2. Kiến nghị
……..……..……..……..……..
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
THÀNH PHẦN ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA TẠI TỔ CHỨC
Họ và tên, học hàm, học vị |
Cơ quan |
Chữ ký |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan cấp/điều chỉnh giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
PHỤLỤC
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ ĐỐI VỚI PHẠM VI ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN
[Tên nền mẫu môi trường]
- Đo đạc tại hiện trường:
TT |
Tên thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/ Phạm vi đo |
Kết quả đánh giá |
Lý do |
||
Đạt |
Khắc phục |
Không đạt |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
- Lấy và bảo quản mẫu:
TT |
Loại mẫu |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Kết quả đánh giá |
Lý do |
||
Đạt |
Khắc phục |
Không đạt |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
- Xử lý và phân tích mẫu môi trường:
TT |
Tên thông số
|
Tên/số hiệu
|
Giới hạn phát
|
Kết quả đánh giá
|
Lý do |
||
Đạt |
Khắc phục |
Không đạt |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 04. Bản nhận xét của thành viên hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
...(1)... HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
|
BẢN NHẬN XÉT
Điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Họ và tên:
Học hàm, học vị:
Chức vụ:
Cơ quan:
Chức danh trong Hội đồng thẩm định:
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tổ chức đề nghị chứng nhận:
1.1.1. Tên tổ chức: ……………
1.1.2. Tên cơ quan chủ quản: ……………
1.1.3. Đại diện tổ chức:
- Thủ trưởng cơ quan: ……………
- Người đại diện: ……………
1.1.4. Địa chỉ trụ sở chính: ……………
1.1.5. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận: ……………
Quan trắc hiện trường □ Phân tích môi trường □
1.1.6. Phạm vi đề nghị chứng nhận:
a) Nước:
- Nước mặt
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
- Nước thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
- Nước dưới đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
- Nước mưa
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
- Nước biển
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
- Khác: ……………
b) Khí:
- Không khí xung quanh
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
- Khí thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
- Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: ……………
+ Số thông số đo khí thải phương tiện giao thông đường bộ đề nghị chứng nhận: ……………
c) Đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
d) Trầm tích
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
đ) Chất thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
e) Bùn
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ……………
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ……………
II. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN QUAN TRẮC HIỆN TRƯỜNG ĐỐI VỚI THANH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ THÔNG SỐ QUAN TRẮC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN
2.1. Đánh giá chung
2.1.1. Có Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
Có □ Không □
- Nhận xét (nếu có): …………
………………..
2.2. Đánh giá điều kiện về nhân lực thực hiện quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
2.2.1. Người phụ trách đội quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.2.2. Cán bộ thực hiện quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận)
2.3.1. Phương pháp quan trắc hiện trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3.2. Trang thiết bị quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ quan trắc hiện trường, quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3.4. Hóa chất phục vụ quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3.5. Điều kiện phòng bảo quản thiết bị quan trắc hiện trường, khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3.6. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3.7. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị)
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ……………..
2.3.8. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ………………..
…………………………
2.3.9. Các tài liệu có liên quan khác
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ………………..
…………………………
III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THANH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ THÔNG SỐ QUAN TRẮC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN
3.1. Đánh giá chung
Có Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
Có □ Không □
- Nhận xét (nếu có): ……….
………………
3.2. Đánh giá về nhân lực thực hiện phân tích môi trường
3.2.1. Người quản lý phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.2.2. Cán bộ QA/QC
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.2.3. Cán bộ phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện phân tích môi trường
3.3.1. Phương pháp phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.2. Trang thiết bị phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.3. Công cụ, dụng cụ phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.4. Hóa chất phục vụ phân tích môi trường
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.5. Điều kiện về trụ sở, diện tích phòng thí nghiệm và các khu vực chức năng theo quy định
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.6. Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.7. Các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy chữa cháy, thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.8. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.9. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị; Quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, chất chuẩn; Quy trình xử lý, lưu mẫu phân tích)
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………….
- Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ………….
3.3.10. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ………
…………….
3.3.11. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ………
…………….
3.3.12. Các tài liệu có liên quan khác
Có □ Không □
- Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ………
…………….
IV. Nhận xét, đánh giá chung của thành viên Hội đồng về tổ chức đề nghị chứng nhận
V. Kết luận và đề nghị
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: …………..
…………………..
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Mẫu số 05. Phiếu đánh giá, thẩm định tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
…(1)…. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Họ và tên:
Học hàm, học vị:
Chức vụ:
Cơ quan:
Chức danh trong Hội đồng thẩm định:
1. Thông tin chung
1.1. Tổ chức đề nghị chứng nhận:
1.1.1. Tên tổ chức: ………
1.1.2. Tên cơ quan chủ quản: ………
1.1.3. Đại diện tổ chức:
- Thủ trưởng cơ quan: ………
- Người đại diện: ………
1.1.4. Địa chỉ trụ sở chính: ………
II. Ý kiến đánh giá, thẩm định
2. 1. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận:
Quan trắc hiện trường □ Phân tích môi trường □
2. 2. Phạm vi đề nghị chứng nhận
- Phạm vi đề nghị chứng nhận: theo Bản nhận xét điều kiện của Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
- Ý kiến khác về phạm vi đề nghị chứng nhận: ……………
…………………………….
III. Những ý kiến nhận xét khác
…………………………….
…………………………….
IV. Kết luận và đề nghị
Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu □
- Lý do: ………
…………………………….
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Mẫu số 06. Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
…(1)…. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
BIÊN BẢN
Họp hội đồng thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tổ chức đề nghị chứng nhận:
1.1.1. Tên tổ chức: ………..
1.1.2. Cơ quan chủ quản: ………..
1.1.3. Người đứng đầu tổ chức: ………..
1.1.4. Địa chỉ: ………..
1.2. Hội đồng thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường:
Thành lập theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...(2)....
1.3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:
- Địa điểm: ………..
- Thời gian: Ngày ... tháng ... năm ...
1.4. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: .../... người.
Vắng mặt: ... người, gồm các thành viên ………..
1.5. Khách mời tham dự họp Hội đồng:
Khách mời tham dự họp gồm ... đại biểu, cụ thể:
………..………..
………..………..
II. NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
2.1. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc.
2.2. Hội đồng đã thảo luận, nhận định đánh giá khái quát về mặt mạnh, mặt yếu của từng tổ chức theo các điều kiện đã quy định.
2.3. Hội đồng đã nghe báo cáo nhận xét hồ sơ của cơ quan thẩm định; kết quả kiểm tra đánh giá thực tế tại Tổ chức.
2.4. Hội đồng đã nghe các Ủy viên phản biện nhận xét, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận.
2.5. Hội đồng đã nghe các ý kiến nhận xét của từng Ủy viên.
2.6. Hội đồng đã nêu câu hỏi đối với đại diện Tổ chức, nêu câu hỏi đối với Ủy viên phản biện về từng điều kiện đã được quy định.
2.7. Hội đồng đã tiến hành thảo luận, phân tích, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ của tổ chức đề nghị chứng nhận theo từng vấn đề: Tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động quan trắc môi trường.
2.8. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận. Kết quả kiểm phiếu đánh giá như sau:
- Số phiếu phát ra: ………..
- Số phiếu thu về: ………..
- Số phiếu hợp lệ (phiếu hợp lệ là phiếu đánh giá đủ tất cả các tiêu chí): ....
- Số phiếu không hợp lệ: ………..
- Kết quả kiểm phiếu:
+ Số phiếu đồng ý cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho Tổ chức: ………..
+ Số phiếu không đồng ý cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho Tổ chức: ………..
2.9. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng
Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Hội đồng
Hội đồng đề nghị (1) xem xét trình cấp có thẩm quyền:
□ Không ban hành Quyết định chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Lý do: ………………………..
□ Ban hành Quyết định chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Lĩnh vực đề nghị chứng nhận:
Quan trắc hiện trường Phân tích môi trường
Phạm vi đề nghị chứng nhận:
a) Nước:
- Nước mặt
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
- Nước thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
- Nước dưới đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
- Nước mưa
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
- Nước biển
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
- Khác:
b) Khí:
- Không khí xung quanh
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
- Khí thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số đo tại hiện trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
- Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
+ Số thông số đo khí thải phương tiện giao thông đường bộ đề nghị chứng nhận:....
c) Đất
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
d) Trầm tích
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
đ) Chất thải
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
e) Bùn
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
g) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
+ Số thông số lấy mẫu đề nghị chứng nhận: ………………………..
+ Số thông số phân tích môi trường đề nghị chứng nhận: ………………………..
(Danh mục chi tiết thông số được chứng nhận tại Phụ lục kèm theo Biên bản này)
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG (Chữ ký) Họ và tên |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Chữ ký) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
PHỤ LỤC
PHẠM VI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
[Tên nền mẫu môi trường]
- Đo đạc tại hiện trường:
TT |
Tên thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/ Phạm vi đo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
- Lấy và bảo quản mẫu:
TT |
Loại mẫu |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
…. |
|
|
- Xử lý và phân tích mẫu môi trường:
TT |
Tên thông số |
Tên/số hiệu phương pháp sử dụng |
Giới hạn phát hiện/ Phạm vi đo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
…. |
|
|
|
Mẫu số 07. Báo cáo việc đáp ứng các quy định về năng lực, thiết bị quan trắc, bảo đảm chất lượng số liệu quan trắc
TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Số: ….. V/v báo cáo về việc quan trắc môi trường phục vụ cung cấp thông tin, dữ liệu môi trường |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
|
Kính gửi:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố (1)
Thực hiện Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;
1. Tên tổ chức/cá nhân:
Người đại diện trước pháp luật (đối với tổ chức): ………………………..
Số CMTND/Căn cước công dân ……………………….., ngày ……………………….., nơi cấp……………………….. (đối với cá nhân): ………………………..
2. Địa chỉ: ………………………..
3. Số điện thoại: ………………………..Fax: ………………………..E-mail: ………………………..
4. Quá trình hình thành, phát triển của đơn vị;
5. Mục đích thực hiện hoạt động quan trắc tự động, liên tục.
6. Thông tin về các trạm/thiết bị quan trắc tự động, liên tục mà đơn vị đang quản lý:
a) Số lượng trạm/thiết bị quan trắc tự động liên tục mà đơn vị đang vận hành; phân bố các trạm/thiết bị theo từng địa phương;
b) Các Giấy chứng nhận, đăng ký về chất lượng hoặc sở hữu trí tuệ đối với các thiết bị quan trắc tự động đang sử dụng (nếu có);
c) Nền tảng ứng dụng hoặc địa chỉ trang thông tin điện tử công bố thông tin kết quả quan trắc của trạm/thiết bị (nếu có);
d) Danh mục thông tin cơ bản về từng trạm/thiết bị quan trắc không khí tự động, liên tục trong mạng lưới đang quản lý:
TT |
Tên trạm/ thiết bị |
Thời gian bắt đầu đo đạc tại điểm đo |
Công nghệ/ Loại trạm |
Mô tả vị trí quan trắc |
Thông số quan trắc |
Model thiết bị |
Hãng/Quốc gia sản xuất |
Hiện trạng hoạt động |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Bảo đảm các yêu cầu về hệ thống quan trắc
- Nhân lực quản lý và vận hành;
- Hồ sơ quản lý của hệ thống bao gồm: Danh mục các thông số quan trắc; Danh mục, đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc, báo cáo kết quả kiểm tra thiết bị (test report) của nhà sản xuất thiết bị (nếu có); Hướng dẫn sử dụng thiết bị; Bản vẽ thiết kế và mô tả về hệ thống (nếu có); Quy trình vận hành chuẩn (SOP) đối với quan trắc tự động; Các trang thiết bị và linh phụ kiện dự phòng (nếu có);
- Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị;
- Phương pháp, tần suất kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo trong mạng lưới quan trắc đang quản lý;
Chúng tôi/Tôi cam kết thực hiện việc quan trắc môi trường, cung cấp/công bố thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường tuân thủ theo quy định của pháp luật về năng lực, thiết bị quan trắc, bảo đảm chất lượng số liệu quan trắc; bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ và chịu trách nhiệm về nguồn gốc của thông tin, dữ liệu./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: |
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Theo địa bàn có thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường của tổ chức, cá nhân.
Mẫu số 08. Vị trí, thời gian, tần suất, thông số quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí ngoài khơi
1. Vị trí, thời gian, tần suất, thông số quan trắc:
Bảng 1: Tần suất, loại mẫu và vị trí (số lượng) mẫu quan trắc theo từng hoạt động
TT |
Hoạt động |
Loại mẫu |
Tần suất |
Các điểm quan trắc, được thể hiện tại Hình 1 và Bảng 2 |
Thông số quan trắc |
|
1 |
Khoan thăm dò dung dịch khoan nền nước |
Không cần thực hiện quan trắc môi trường |
||||
2 |
Khoan thăm dò bằng dung dịch khoan nền không nước mới; khoan thăm dò tại khu vực cách bờ nhỏ hơn 3 hải lý và khu vực nhạy cảm môi trường. |
Quan trắc môi trường trước thăm dò |
Mẫu nước |
01 lần trước khi khoan thăm dò |
A3, B3, C3, D3 |
Quy định tại mục: 2.2.1; 2.2.2. |
Mẫu Trầm tích |
A3, B3, C3, D3 |
Quy định tại mục: 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4; 2.1.5; 2.1.6 |
||||
Quan trắc môi trường sau khoan thăm dò |
Mẫu nước |
01 lần sau khi khoan thăm dò |
A1, A2, Aref, C1, Cref, |
Quy định tại mục: 2.2.1, 2.2.2 |
||
Mẫu Trầm tích |
A1, A2, A3, A4, A5, Aref, B1, B2, B3, B4, Bref, C1, C2, C3, C4, Cref, D1, D2, D3, D4 |
Quy định tại mục: 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4, 2.1.5, 2.1.6. |
||||
3 |
Khoan phát triển và khai thác mỏ |
Quan trắc môi trường trước khi phát triển và khai thác mỏ |
Mẫu nước |
01 lần trước khi khoan phát triển và khai thác mỏ |
A1, A2, Aref, C1, Cref, |
Quy định tại mục: 2.2.1, 2.2.2 |
Mẫu trầm tích |
A1, A2, A3, A4, A5, Aref, B1, B2, B3, B4, Bref, C1, C2, C3, C4, Cref, D1, D2, D3, D4 |
Quy định tại mục: 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4, 2.1.5, 2.1.6. |
||||
Quan trắc môi trường sau khi phát triển và khai thác mỏ |
Mẫu nước |
01 lần đầu sau 1 năm khai thác dòng dầu/khí thương mại đầu tiên, các lần quan trắc sau tiến hành 3 năm/lần |
A1, A2, Aref, C1, Cref |
Quy định tại mục: 2.2.1, 2.2.2. |
||
|
|
Mẫu trầm tích |
|
A1, A2, A3, A4, A5, Aref, B1, B2, B3, B4, Bref, C1, C2, C3, C4, Cref, D1, D2, D3, D4 Trong trường hợp có những mỏ có nhiều nguồn thải từ các công trình tương đối gần nhau (cụm các công trình). Khi khoảng cách giữa 2 điểm thuộc 2 mạng lưới lấy mẫu nhỏ hơn 500 m, chỉ cần tiến hành lấy mẫu tại điểm thuộc mạng lưới có khả năng phát sinh lượng thải nhiều hơn. |
Quy định tại mục: 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4, 2.1.5, 2.1.6. |
|
Quan trắc đường ống chính dẫn dầu /khí |
Mẫu nước |
01 lần trước khi lắp đặt |
Ít nhất 03 điểm lấy mẫu đáy bao gồm điểm đầu điểm cuối, bố trí dọc theo tuyến ống, nằm xuôi hướng dòng chảy chiếm ưu thế cách đường ống khoảng 250 m, khoảng cách tối đa giữa các điểm là 20 km |
Quy định tại mục: 2.2.1, 2.2.2 |
||
Mẫu trầm tích |
Quy định tại mục: 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4; 2.1.5; 2.1.6. |
|||||
4 |
Hoạt động tháo dỡ công trình dầu khí |
Quan trắc sau tháo dỡ |
Mẫu nước |
01 lần trước tháo dỡ và 01 lần sau khi tháo dỡ xong |
A1, A2, Aref, C1, Cref |
Quy định tại mục: 2.2.1, 2.2.2. |
Mẫu trầm tích |
A1, A2, A3, A4, A5, Aref, B1, B2, B3, B4, Bref, C1, C2, C3, C4, Cref, D1, D2, D3, D4 |
Quy định tại mục: 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4; 2.1.5; 2.1.6 |
Hình 1. Sơ đồ mạng lưới các điểm lấy mẫu quan trắc môi trường
Bảng 2. Mạng lưới lấy mẫu trầm tích và mẫu nước biển (00 là hướng của dòng chảy chính kể từ tâm của hệ trục tỏa tròn)
Vị trí |
Khoảng cách kể từ tâm (m) |
00 |
900 |
1800 |
2700 |
Ghi chú |
1 |
250 |
A1 |
B1 |
C1 |
D1 |
|
2 |
500 |
A2 |
B2 |
C2 |
D2 |
|
3 |
1.000 |
A3 |
B3 |
C3 |
D3 |
|
4 |
2.000 |
A4 |
B4 |
C4 |
D4 |
|
5 |
4.000 |
A5 |
|
|
|
|
6 |
Tối thiểu 10.000 |
Aref |
Bref |
Cref |
(Hoặc Dref) |
Vị trí đối chiếu |
2. Các thông số quan trắc
2.1. Quan trắc trầm tích đáy
2.1.1. Đặc điểm trầm tích đáy: Mô tả bề mặt trầm tích đáy, các loài động vật sống, màu sắc, mùi (nếu có).
2.1.2. Tổng hàm lượng vật chất hữu cơ (TOM)
2.1.3. Phân bố độ hạt, nhiệt độ, độ ẩm, pH.
2.1.4. Hydrocacbon và dung dịch khoan nền không nước
- Tổng hàm lượng hydrocacbon (THC)
- Hàm lượng của 16 hydrocacbon thơm đa vòng (tại Bảng 3) và NPD và các đồng đẳng alkyl C1 -C3 của NPD (NPD là tổng của naphthalene, phenanthrene / anthracene, dibenzothiophene ) tại tất cả điểm thuộc vòng 250 m, một điểm thuộc vòng 1.000 m theo hướng dòng chảy ưu thế, các điểm đối chiếu và các điểm khi có hàm lượng Tổng hydrocarbon (THC) lớn hơn 50 mg/kg khô.
2.1.5. Kim loại nặng
- Phân tích các kim loại As, Ba, Cd, Cr, Cu, Pb, Zn và Hg.
2.1.6. Quần xã động vật đáy (quy định tại Bảng 4)
- Số loài trên diện tích lấy mẫu 0,5 m2 (ở mỗi điểm lấy mẫu);
- Mật độ (số cá thể/đơn vị diện tích) quy về diện tích 1,0 m2 (ở mỗi trạm lấy mẫu);
- Danh sách đầy đủ các loài; hoặc các cấp độ phân loại tới mức thấp nhất có thể (giống, họ, bộ...) trong trường hợp không thể định danh được đến mức loài;
- Bảng danh mục các loài chiếm ưu thế ở mỗi điểm lấy mẫu;
- Tính đa dạng, được thể hiện bằng chỉ số đa dạng sinh học (Chỉ số Shannon Wiener) - Hs trên cơ sở log2;
- Chỉ số tương đồng Pielou (J);
- Chỉ số Hulbert ES100 khi số cá thể lớn hơn 100.
2.2. Quan trắc chất lượng môi trường nước
2.2.1. Các thông số đo đạc tại hiện trường
Nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO), độ mặn.
2.2.2. Các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm
Tổng hydrocacbon (THC), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Zn, Hg, Cd, tổng Cr, Cu, As, Pb và Ba.
Bảng 3. Danh mục 16 hydrocacbon thơm đa vòng (PAH)
STT |
Tên hợp chất |
1 |
Acenaphthene |
2 |
Acenaphthylene |
3 |
Anthracene |
4 |
Benzo (a) anthracene |
5 |
Benzo (a) pyrene |
6 |
Benzo (b) fluoranthene |
7 |
Benzo (ghi) perylene |
8 |
Benzo (k) fluoranthene |
9 |
Chrysene |
10 |
Dibenzo (a,h) anthracene |
11 |
Fluoranthene |
12 |
Fluorene |
13 |
Indeno (1,2,3-cd) pyrene |
14 |
Naphthalene |
15 |
Phenanthrene |
16 |
Pyrene |
Bảng 4. Đánh giá mức độ đa dạng của quần xã động vật đáy
Đa dạng động vật đáy Hs = 1 - 5 (Theo chỉ số đa dạng Shannon Weiner) |
|
Hs = 0 - 0,99 |
1 |
Hs = 1 - 1,99 |
2 |
Hs = 2 - 2,99 |
3 |
Hs = 3 - 3,99 |
4 |
Hs >4 |
5 |
Mẫu số 09. Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở
(1) Số: ... V/v thông báo về việc được miễn thực hiện quan trắc nước thải, khí thải định kỳ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: (3)
(1) là chủ dự án đầu tư, cơ sở (2), thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục các thông số quan trắc chính theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Địa chỉ trụ sở chính của (1):
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở (2):
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: …….ngày…….. của (1) hoặc các giấy tờ tương đương (nếu có).
- Người đại diện theo pháp luật của (1): …………
- Điện thoại: …………; Fax: …………; E-mail: …………
Chúng tôi gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Một (01) bản sao Giấy phép môi trường số ... ngày ... do (3) cấp.
- Một (01) bản sao kết quả quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục các thông số quan trắc chính đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03 năm liên tiếp (kèm theo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, đánh giá kiểm soát chất lượng hệ thống quan trắc tự động, liên tục (đánh giá RA) định kỳ theo quy định);
- Một (01) bản sao kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất kèm theo kết quả mẫu nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Chúng tôi thông báo với (3) về việc được miễn thực hiện quan trắc nước thải, khí thải định kỳ của dự án đầu tư, cơ sở (2) theo quy định tại Điều 97 (đối với nước thải) và Điều 98 (đối với khí thải) Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….; - Lưu:
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở;
(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Cơ quan đã cấp giấy phép môi trường; trường hợp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc bí mật quốc phòng, an ninh) thì gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện;
Mẫu số 10. Văn bản thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
(1) Số: ... V/v thông báo kết quả quan trắc (định kỳ hoặc tự động, liên tục) của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và yêu cầu khắc phục theo quy định |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: (2)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Giấy phép môi trường số ... ngày ... tháng ... năm ... do (3) cấp;
Căn cứ kết quả quan trắc nước thải, khí thải (định kỳ hoặc tự động, liên tục) của dự án, cơ sở (2) nộp về (1) ngày ... tháng ... năm ....
(1) thông báo với (2) về việc kết quả quan trắc nước thải, khí thải (định kỳ hoặc tự động, liên tục) của dự án, cơ sở (2) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với các thông số ...
(1) yêu cầu (2) có biện pháp khắc phục ngay theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện.
Sau ngày ... (ban hành thông báo này), nếu kết quả quan trắc vẫn tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, (1) tổ chức làm việc với (2) và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
(1) thông báo để (2) biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….; - Lưu:
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
(2) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở;
(3) Cơ quan đã cấp giấy phép môi trường;
PHỤ LỤC V
MẪU BIỂU VỀ THÔNG TIN, DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh
Mã thông tin |
Phân cấp thông tin |
Mô tả |
|
Đối tượng quản lý |
Trường thông tin |
|
|
1. NHÓM THÔNG TIN VỀ NGUỒN THẢI |
|||
a) Nhóm dữ liệu cấp 1 |
|
||
NT.1.1 |
Dự án |
|
Dự án đầu tư theo nhóm I, II, III, IV |
|
|
1. Tên dự án |
Tên dự án |
|
|
2. Địa chỉ |
Địa chỉ: Số nhà, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố |
|
|
3. Chủ dự án/cơ sở |
Chi tiết tại mã thông tin NT.1.6 |
|
|
4. Chứng nhận đầu tư |
Thông tin giấy chứng nhận đầu tư của dự án (số giấy, nơi cấp, ngày cấp, lần cấp) |
|
|
5. Nhóm dự án đầu tư |
Danh mục Phân loại dự án đầu tư theo nguy cơ tác động xấu đến môi trường, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
Danh mục Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
7. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án (nếu có) |
|
|
|
a) Nước thải |
Nguồn phát thải, tổng lượng phát thải, thành phần của nước thải |
|
|
b) Bụi, khí thải |
Nguồn phát thải, tổng lượng phát thải, thành phần của khí thải |
|
|
c) Chất thải rắn công nghiệp thông thường |
Nguồn phát thải, tổng lượng phát thải, thành phần của chất thải |
|
|
d) Chất thải nguy hại |
Nguồn phát thải, tổng lượng phát thải, thành phần của chất thải |
|
|
đ) Chất thải khác |
Nguồn phát thải, tổng lượng phát thải, thành phần của chất thải |
|
|
8. Các tác động môi trường của dự án |
Mô tả các tác động môi trường chính và các tác động môi trường khác (nếu có) |
|
|
9. ĐTM |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.1 |
|
|
10. Giám sát nước thải/khí thải/tiếng ồn độ rung |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.5.1, 2.5.2, 2.5.3 |
|
|
11. Hạ tầng kỹ thuật BVMT |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.6 |
|
|
12. BVMT đối với nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.7 (nếu có) |
|
|
13. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.9 (nếu có) |
|
|
14. Kết quả quan trắc môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
|
|
15. Thanh tra, kiểm tra môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.11 |
NT.1.2 |
Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (Khu SXKDDVTT) |
|
|
|
|
1. Tên khu SXKDDVTT |
Tên khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp |
|
|
2. Địa chỉ hoạt động |
Địa chỉ hoạt động: Số nhà, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố |
|
|
3. Chủ dự án/cơ sở |
Chi tiết tại mã thông tin NT.1.6 |
|
|
4. Loại khu SXKDDVTT |
Khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung: Lựa chọn KCN/KKT/KCX/CCN |
|
|
5. Loại hình sản xuất chính |
Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Mẫu số 02 Phụ lục V (Liệt kê lần lượt nếu nhiều hơn 1 loại hình) |
|
|
6. Tình trạng hoạt động |
Lựa chọn: Chưa hoạt động/Đang hoạt động/Đã đóng cửa |
|
|
7. ĐTM |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.1 |
|
|
8. Giấy phép môi trường/ đăng ký môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.2 |
|
|
9. Nội dung cấp phép |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.5 |
|
|
10. Hạ tầng kỹ thuật BVMT |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.6 |
|
|
11. Chất thải |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.10 |
|
|
12. Kết quả quan trắc môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
|
|
13. Thanh tra, kiểm tra môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.11 |
NT.1.3 |
Làng nghề |
|
|
|
|
1. Tên làng nghề |
Tên làng nghề |
|
|
2. Địa chỉ |
Địa chỉ: xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố |
|
|
3. Loại hình làng nghề |
Danh mục loại hình làng nghề, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
4. Danh hiệu làng nghề |
Danh hiệu đã được công nhận: Làng nghề, Làng nghề truyền thống |
|
|
5. Thời điểm hình thành làng nghề |
Năm hình thành làng nghề |
|
|
6. Phương án bảo vệ môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.3 |
|
|
7. Hạ tầng kỹ thuật BVMT |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.6 |
|
|
8. Chất thải |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.10 |
|
|
9. Kết quả quan trắc môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.1.4 |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Cơ sở SXKDDV) |
|
|
|
|
1. Tên cơ sở SXKDDV |
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ |
|
|
2. Địa chỉ hoạt động |
Địa chỉ hoạt động: Số nhà, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố |
|
|
3. Chủ dự án/cơ sở |
Chi tiết tại mã thông tin NT.1.6 |
|
|
4. Loại hình kinh tế |
Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Nhóm dự án đầu tư |
Danh mục Phân loại dự án đầu tư theo nguy cơ tác động xấu đến môi trường, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
Danh mục Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
7. Thuộc KCN/CCN/Làng nghề |
Tên KCN/CCN/Làng nghề |
|
|
8. Các hạng mục công trình (dây chuyền sản xuất) |
Quy mô/ Công suất/ Công nghệ/ Sơ đồ công nghệ/ Sản phẩm (Số liệu nguyên liệu, sản phẩm theo từng dây chuyền) |
|
|
9. Tình trạng hoạt động |
Lựa chọn: Chưa hoạt động/Đang hoạt động/Đã đóng cửa |
|
|
10. Tình trạng ô nhiễm |
Danh mục Tình trạng ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
11. ĐTM/Kế hoạch BVMT |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.1 |
|
|
12. Giấy phép Môi trường/ Đăng ký BVMT |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.2 |
|
|
13. Nội dung cấp phép |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.5 |
|
|
14. Hạ tầng kỹ thuật BVMT |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.6 |
|
|
15. BVMT đối với nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.7 (nếu có) |
|
|
16. BVMT trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.8 (nếu có) |
|
|
17. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.9 (nếu có) |
|
|
18. Chất thải |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.10 |
|
|
19. Kết quả quan trắc môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
|
|
20. Thanh tra, kiểm tra môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.11 |
NT.1.5 |
Đơn vị dịch vụ quan trắc môi trường |
|
|
|
|
1. Tên đơn vị |
Tên đơn vị |
|
|
2. Địa chỉ hoạt động |
Địa chỉ hoạt động: Số nhà, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố |
|
|
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.4 |
|
|
4. Lĩnh vực, phạm vi được chứng nhận |
Lĩnh vực chứng nhận: các loại hình quan trắc; Phạm vi chứng nhận: các thông số được phép quan trắc, phương pháp sử dụng để xác định giá trị cho thông số, dải đo của phương pháp |
|
|
5. Tình trạng hoạt động |
Lựa chọn: Chưa hoạt động/Đang hoạt động/Đã đóng cửa |
NT.1.6 |
Chủ dự án/cơ sở |
|
|
|
|
1. Tên tổ chức/cá nhân |
Chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở SXKDDV |
|
|
2. Địa chỉ hoạt động |
Địa chỉ hoạt động theo đăng ký: Số nhà, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố |
|
|
3. Người đại diện |
Người đại diện theo pháp luật |
|
|
4. Liên lạc |
Liên hệ của chủ dự án/cơ sở điện thoại, email, fax |
|
|
5. Đăng ký kinh doanh |
Giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (Số giấy, ngày cấp, nơi cấp, ngày cấp lần đầu, lần cấp) |
b) Nhóm dữ liệu cấp 2 |
|
||
NT.2.1 |
ĐTM/Kế hoạch BVMT |
||
|
|
1. Tên loại văn bản ĐTM |
|
|
|
2. Số/ký hiệu văn bản |
|
|
|
3. Ngày ban hành |
|
|
|
4. Cơ quan ban hành |
|
|
|
5. Nội dung văn bản |
Chi tiết cho đối tượng tại mã thông tin NT.1.1 |
|
|
6. File chụp văn bản gốc |
File chụp văn bản gốc |
NT.2.2 |
Giấy phép môi trường/Đăng ký môi trường |
||
|
|
1. Tên loại giấy phép |
Tên của loại giấy phép |
|
|
2. Số/ký hiệu văn bản |
Số, ký hiệu giấy phép |
|
|
3. Ngày ban hành |
Ngày ban hành của giấy phép |
|
|
4. Ngày có hiệu lực |
Ngày có hiệu lực của giấy phép |
|
|
5. Cơ quan ban hành |
Cơ quan ban hành giấy phép |
|
|
6. Nội dung cấp phép |
Chi tiết cho các đối tượng tại mã thông tin NT.1.2, 1.4 |
|
|
7. Ngày hết hạn |
Ngày hết hạn |
|
|
8. File chụp văn bản gốc |
File chụp văn bản gốc |
NT.2.3 |
Phương án bảo vệ môi trường làng nghề |
||
|
|
1. Số/ký hiệu văn bản |
Số/ký hiệu văn bản |
|
|
2. Ngày ban hành |
Ngày ban hành |
|
|
3. Cơ quan ban hành |
Cơ quan ban hành |
|
|
4. Nội dung phương án |
Chi tiết nội dung cho đối tượng tại mã thông tin NT.1.3 |
|
|
5. File chụp văn bản gốc |
File chụp văn bản gốc |
NT.2.4 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
||
|
|
1. Số chứng nhận (số vimcert) |
Số chứng nhận (số vimcert) |
|
|
2. Số/ký hiệu văn bản |
Số/ký hiệu văn bản |
|
|
3. Ngày ban hành |
Ngày ban hành |
|
|
4. Ngày có hiệu lực |
Ngày có hiệu lực |
|
|
5. Cơ quan ban hành |
Cơ quan ban hành |
|
|
6. Thông tin chứng nhận |
Thông tin về đơn vị quan trắc được chứng nhận tại mã thông tin NT.1.5 |
|
|
7. Ngày hết hạn |
Ngày hết hạn |
NT.2.5 |
Nội dung cấp phép |
|
|
NT.2.5.1 |
Cấp phép đối với nước thải |
|
|
|
|
1. Nguồn phát sinh nước thải |
Nguồn phát sinh nước thải (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt,...) |
|
|
2. Nguồn tiếp nhận nước thải |
Tên, vị trí hành chính (thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; huyện/quận, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố) của sông, suối, kênh, rạch, vùng biển, hồ, đầm, ao nơi dòng nước thải xả vào |
|
|
3. Vị trí xả nước thải |
Tên vị trí xả thải; vị trí hành chính (thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; huyện/quận, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố); tọa độ vị trí điểm xả (theo hệ toạ độ VN2000) |
|
|
4. Lưu lượng xả lớn nhất (m3/ngày) |
Lưu lượng xả nước thải lớn nhất theo từng nguồn phát sinh |
|
|
5. Phương thức xả nước thải |
Mô Tả hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến vị trí xả vào nguồn nước tiếp nhận; phương thức xả tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước là bơm, tự chảy, xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa dòng,... |
|
|
6. Chế độ xả nước thải |
Xả nước thải là liên tục (24 giờ) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày |
|
|
7. Giám sát chất lượng nước thải |
|
|
|
a) Chất ô nhiễm |
Các thông số của nước thải. Tham chiếu Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
b) Đơn vị đo |
Đơn vị đo của từng thông số. Tham chiếu Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
c) Giá trị giới hạn cho phép |
Giá trị giới hạn cho phép của từng chất ô nhiễm theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (QCKTMT) |
|
|
d) Tần suất quan trắc định kỳ |
Tần suất quan trắc định kỳ được yêu cầu đối với từng thông số |
|
|
đ) Quan trắc tự động, liên tục |
Có/không yêu cầu quan trắc tự động, liên tục đối với từng thông số |
|
|
e) QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
NT.2.5.2 |
Cấp phép đối với khí thải |
|
|
|
|
1. Tên nguồn phát sinh khí thải |
Nêu từng nguồn phát sinh bụi, khí thải tại dự án, cơ sở |
|
|
2. Vị trí xả khí thải |
Tên vị trí xả thải; tọa độ vị trí điểm xả (theo hệ toạ độ VN2000) |
|
|
3. Lưu lượng xả lớn nhất (m3/ngày) |
Lưu lượng xả khí thải lớn nhất theo từng nguồn phát sinh |
|
|
4. Chế độ xả khí thải |
Xả khí thải là liên tục (24 giờ) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày |
|
|
5. Giám sát chất lượng khí thải |
|
|
|
a) Chất ô nhiễm |
Các thông số của khí thải. Tham chiếu Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
b) Đơn vị đo |
Đơn vị đo của từng thông số. Tham chiếu Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
c) Giá trị giới hạn cho phép |
Giá trị giới hạn cho phép của từng chất ô nhiễm theo QCKTMT |
|
|
d) Tần suất quan trắc định kỳ |
Tần suất quan trắc định kỳ được yêu cầu đối với từng thông số |
|
|
đ) Quan trắc tự động, liên tục |
Có/không yêu cầu quan trắc tự động, liên tục đối với từng thông số |
|
|
e) QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
NT.2.5.3 |
Cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung |
|
|
|
|
1. Nguồn phát sinh |
Nêu từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung |
|
|
2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung |
Tên vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung; tọa độ vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (theo hệ toạ độ VN2000) |
|
|
3. Yêu cầu giới hạn đối với tiếng ồn |
|
|
|
a) Khu vực |
Khu vực đặc biệt hoặc khu vực thông thường |
|
|
b) Giá trị giới hạn từ 6-21 giờ |
Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn từ 6 - 21 giờ (dBA) |
|
|
c) Giá trị giới hạn từ 21 - 6 giờ |
Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn từ 21 - 6 giờ (dBA) |
|
|
d) QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
4. Yêu cầu giới hạn đối với độ rung |
|
|
|
a) Khu vực |
Khu vực đặc biệt hoặc khu vực thông thường |
|
|
b) Giá trị giới hạn từ 6-21 giờ |
Giá trị giới hạn đối với độ rung từ 6 - 21 giờ (dB) |
|
|
c) Giá trị giới hạn từ 21 - 6 giờ |
Giá trị giới hạn đối với độ rung từ 21 - 6 giờ (dB) |
|
|
d) QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
NT.2.5.4 |
Cấp phép xử lý chất thải nguy hại |
|
|
|
|
1. Công trình, hệ thống, thiết bị sơ chế, xử lý, tái chế chất thải nguy hại |
|
|
|
a) Tên công trình, hệ thống, thiết bị |
Tên công trình, hệ thống, thiết bị |
|
|
b) Công suất thiết kế |
Công suất thiết kế |
|
|
c) Số lượng |
Số lượng |
|
|
2. Danh mục mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý |
|
|
|
a) Tên chất thải nguy hại |
Tên chất thải nguy hại |
|
|
b) Mã chất thải nguy hại |
Mã chất thải nguy hại |
|
|
c) Phương án xử lý |
Phương án xử lý theo từng mã chất thải nguy hại |
|
|
d) Khối lượng (kg/năm) |
Khối lượng theo từng mã chất thải nguy hại |
|
|
3. Trạm trung chuyển chất thải nguy hại |
|
|
|
a) Tên trạm trung chuyển |
Tên trạm trung chuyển |
|
|
b) Địa điểm |
Địa điểm trạm trung chuyển |
|
|
4. Địa bàn hoạt động |
Địa bàn hoạt động theo vùng, tỉnh |
NT.2.5.5 |
Cấp phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất |
|
|
|
|
1. Tên phế liệu |
Danh mục Phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
2. Mã HS |
Danh mục Phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
3. Khối lượng phế liệu |
Khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất |
NT.2.5.6 |
Cấp phép về quản lý chất thải |
|
|
|
|
1. Chất thải nguy hại |
|
|
|
a) Chủng loại |
Chủng loại chất thải nguy hại |
|
|
b) Khối lượng |
Khối lượng theo từng chủng loại (theo tháng hoặc theo năm) |
|
|
2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường |
|
|
|
a) Chủng loại |
Chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường |
|
|
b) Khối lượng |
Khối lượng theo từng chủng loại (theo tháng hoặc theo năm) |
|
|
3. Chất thải rắn sinh hoạt |
|
|
|
Khối lượng |
Khối lượng (theo tháng hoặc theo năm) |
NT.2.6 |
Hạ tầng kỹ thuật BVMT |
|
|
NT.2.6.1 |
Hệ thống thu gom và thoát nước mưa |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả hệ thống thu gom và thoát nước mưa (kết cấu, kích thước, dài); Số lượng, vị trí thoát nước mưa |
|
|
2. Vị trí điểm xả nước mưa |
Tên vị trí xả thải, mô tả vị trí xả thải, tọa độ vị trí điểm xả |
NT.2.6.2 |
Hệ thống thu gom, thoát nước thải |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả hệ thống thu gom nước thải (Kết cấu, kích thước, chiều dài); Số lượng, hệ thống tiếp nhận sau thu gom; Số lượng, hệ thống thoát nước thải ra ngoài môi trường |
|
|
2. Phương thức xả thải tại từng điểm xả |
Phương thức xả thải tại từng điểm xả (tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) |
|
|
3. Vị trí điểm xả nước thải sau xử lý |
Tên vị trí xả thải, mô tả vị trí xả thải, tọa độ vị trí điểm xả |
NT.2.6.3 |
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt/ nước thải sản xuất |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả các chức năng, thiết bị chính của công trình, công nghệ, thông số kỹ thuật |
|
|
2. Công suất thiết kế |
Công suất thiết kế |
|
|
3. Công suất thực tế |
Công suất thực tế |
|
|
4. Quy trình công nghệ |
Mô tả tóm tắt quy trình công nghệ của công trình |
|
|
5. Hoá chất, vật liệu sử dụng |
Liệt kê các hoát chất, vật liệu sử dụng |
|
|
6. QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
7. Nguồn tiếp nhận |
Nơi nước tiếp nhận nước thải |
NT.2.6.4 |
Công trình xử lý bụi, khí thải |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả mạng lưới thu gom khí thải; các chức năng, thiết bị chính của công trình, công nghệ, thông số kỹ thuật |
|
|
2. Công suất thiết kế |
Công suất thiết kế |
|
|
3. Công suất thực tế |
Công suất thực tế |
|
|
4. Quy trình công nghệ |
Mô tả tóm tắt quy trình công nghệ của công trình |
|
|
5. Hoá chất, vật liệu sử dụng |
Liệt kê các hoát chất, vật liệu sử dụng |
|
|
6. QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
NT.2.6.5 |
Công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả chức năng, thiết bị chính của công trình, công nghệ, thông số kỹ thuật |
|
|
2. Quy trình công nghệ |
Mô tả tóm tắt quy trình công nghệ của công trình |
|
|
3. QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
NT.2.6.6 |
Thiết bị/hệ thống/công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt/chất thải rắn công nghiệp thông thường/chất thải nguy hại |
|
|
|
|
1. Thiết bị lưu giữ |
Quy cách, cấu tạo, khối lượng có khả năng lưu giữ |
|
|
2. Kho/khu vực lưu giữ |
|
|
|
a) Diện tích |
Diện tích của kho/khu vực lưu giữ từng loại chất thải |
|
|
b) Thiết kế/cấu tạo |
Thiết kế/cấu tạo của kho/khu vực lưu giữ từng loại chất thải |
|
|
c) Khả năng lưu giữ tối đa |
Khả năng lưu giữ tối đa (tấn) |
NT.2.6.7 |
Hệ thống/công trình/thiết bị tự xử lý, tái chế, tái sử dụng CTRSH/CTRCNTT/CTNH |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả các chức năng, thiết bị chính của công trình |
|
|
2. Loại chất thải |
Loại chất thải tự xử lý, tái chế, tái sử dụng |
|
|
3. Khối lượng |
Khối lượng chất thải tự xử lý, tái chế, tái sử dụng (tấn/năm) |
|
|
4. Quy trình công nghệ |
Tóm tắt quy trình công nghệ tự xử lý, tái chế, tái sử dụng |
|
|
5. Công suất thiết kế |
Công suất thiết kế (tấn/năm) |
NT.2.6.8 |
Thiết bị/kho/khu vực lưu giữ/trạm trung chuyển chất thải nguy hại (đối với dịch vụ xử lý CTNH) |
|
|
|
|
1. Thiết bị lưu giữ |
Quy cách, cấu tạo, khối lượng có khả năng lưu giữ |
|
|
2. Kho/khu vực lưu giữ |
|
|
|
a) Diện tích |
Diện tích của kho/khu vực lưu giữ |
|
|
b) Thiết kế/cấu tạo |
Thiết kế/cấu tạo của kho/khu vực lưu giữ |
|
|
c) Khả năng lưu giữ tối đa |
Khả năng lưu giữ tối đa (tấn) |
|
|
3. Trạm trung chuyển |
|
|
|
a) Diện tích trạm |
Diện tích của trạm trung chuyển |
|
|
b) Diện tích kho/khu vực lưu giữ |
Diện tích của kho/khu vực lưu giữ tại trạm trung chuyển |
|
|
c) Thiết kế/cấu tạo |
Thiết kế/cấu tạo của trạm trung chuyển |
|
|
d) Khả năng lưu giữ tối đa |
Khả năng lưu giữ tối đa (tấn) |
NT.2.6.9 |
Hệ thống/công trình/thiết bị sơ chế, tái chế, xử lý CTNH (đối với dịch vụ xử lý CTNH) |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả các chức năng, thiết bị chính của công trình, công nghệ, thông số kỹ thuật |
|
|
2. Công suất thiết kế |
Công suất thiết kế |
|
|
3. Công suất thực tế |
Công suất thực tế |
|
|
4. Quy trình công nghệ |
Tóm tắt quy trình công nghệ sơ chế, tái chế, xử lý chất thải nguy hại |
|
|
5. Sản phẩm sau xử lý |
Sản phẩm sau sơ chế, tái chế, xử lý (nếu có) |
NT.2.6.10 |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
|
|
|
|
1. Mô tả công trình |
Mô tả các chức năng, thiết bị chính của công trình, công nghệ, thông số kỹ thuật |
NT.2.6.11 |
Trạm quan trắc nước thải/ khí thải tự động liên tục |
Trường hợp có từ 02 hệ thống, thiết bị trở lên, các hệ thống, thiết bị tiếp theo được mô tả tương tự hệ thống, thiết bị thứ nhất |
|
|
|
1. Vị trí |
Mô tả vị trí lắp đặt (tọa độ, địa chỉ) của mỗi trạm quan trắc |
|
|
2. Thông số quan trắc |
Thông số quan trắc của mỗi trạm quan trắc; Tham chiếu Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
3. Thiết bị lấy mẫu tự động (đối với nước thải) |
Mô tả thiết bị lấy mẫu tự động của trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục |
|
|
4. Camera |
Mô tả các camera theo dõi tại trạm |
|
|
5. Kết nối, truyền số liệu |
Thời điểm kết nối, truyền số liệu về cơ quan quản lý; tên cơ quan quản lý tiếp nhận số liệu |
|
|
6. QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
NT.2.7 |
BVMT đối với nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất |
|
|
|
|
1. Hệ thống tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu |
|
|
|
a) Tên hệ thống/thiết bị |
Tên hệ thống/thiết bị |
|
|
b) Loại phế liệu sử dụng |
Liệt kê loại phế liệu sử dụng |
|
|
c) Quy trình công nghệ |
Tóm tắt quy trình công nghệ trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu |
|
|
d) Công suất thiết kế |
Công suất thiết kế (tấn/năm) |
|
|
đ) Hệ số hao hụt |
Hệ số hao hụt |
|
|
e) Sản phẩm |
Sản phẩm (tấn/năm) |
|
|
2. Hệ thống, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu (nếu có) |
|
|
|
a) Tên hệ thống/thiết bị |
Tên hệ thống/thiết bị |
|
|
b) Công suất thiết kế |
Công suất thiết kế (tấn/năm) |
|
|
3. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu |
|
|
|
a) Vị trí |
Mô tả vị trí của kho lưu giữ |
|
|
b) Diện tích |
Diện tích của kho lưu giữ |
|
|
c) Thiết kế, cấu tạo |
Thiết kế, cấu tạo của kho lưu giữ |
|
|
d) Vật liệu làm tường, vách ngăn của kho |
Vật liệu làm tường, vách ngăn của kho lưu giữ |
|
|
đ) Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa |
Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa của kho lưu giữ |
|
|
e) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải |
Hệ thống thu gom, xử lý nước thải phát sinh của kho lưu giữ |
|
|
g) Khả năng lưu giữ tối đa |
Khả năng lưu giữ tối đa (tấn) |
|
|
4. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu |
|
|
|
a) Vị trí |
Mô tả vị trí của bãi lưu giữ |
|
|
b) Diện tích |
Diện tích của bãi lưu giữ |
|
|
c) Thiết kế, cấu tạo |
Thiết kế, cấu tạo của bãi lưu giữ |
|
|
d) Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa |
Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa của kho/bãi lưu giữ |
|
|
đ) Biện pháp giảm thiểu bụi |
Biện pháp giảm thiểu bụi từ bãi lưu giữ |
|
|
e) Khả năng lưu giữ tối đa |
Khả năng lưu giữ tối đa (tấn) |
NT.2.8 |
BVMT trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
|
|
|
|
1. Tên chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
Tên chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy (Chi tiết mã CAS, mã HS) |
|
|
2. Số lô hàng nhập khẩu |
Số lượng lô hàng nhập khẩu theo từng thời điểm nhập khẩu |
|
|
3. Khối lượng nhập khẩu |
Mô tả khối lượng nhập khẩu đối với từng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo hằng năm |
|
|
4. Khối lượng sản xuất |
Khối lượng sản xuất các chất ô nhiễm khó phân hủy |
|
|
5. Khối lượng đã sử dụng |
- Khối lượng sử dụng các chất ô nhiễm khó phân hủy. - Khối lượng sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy. |
|
|
6. Kết quả đăng ký miễn trừ các chất POP |
Kết quả đăng ký miễn trừ các chất POP |
|
|
7. Kết quả đánh giá sự phù hợp |
Kết quả đánh giá sự phù hợp với QCKTMT tương ứng hoặc tiêu chuẩn quốc tế có liên quan |
NT.2.9 |
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường và bồi hoàn đa dạng sinh học |
|
|
|
|
1. Hạng mục cải tạo phục hồi |
Phương án cải tạo, phục hồi |
|
|
2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường |
Thông tin chính về phương án cái tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn thực hiện, danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường |
|
|
3. Kế hoạch thực hiện |
Kế hoạch thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường |
|
|
4. Tổng số tiền ký quỹ (VNĐ) |
Tổng số tiền ký quỹ (VNĐ) |
|
|
5. Số tiền ký quỹ đã nộp (VNĐ) |
Số tiền ký quỹ đã nộp (VNĐ) |
|
|
6. Đơn vị nhận ký quỹ |
Đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường |
|
|
7. Thời gian thực hiện |
Thời gian thực hiện của phương án cải tạo |
|
|
8. Thời gian hoàn thành |
Tiến độ hoàn thành của phương án cải tạo |
NT.2.10 |
Chất thải |
|
|
NT.2.10.1 |
Nước thải sinh hoạt/nước thải sản xuất |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất |
|
|
2. Lưu lượng nước thải |
Lưu lượng nước thải (m3/ngày, m3/năm) theo từng loại hình nước thải (sinh hoạt/ sản xuất) |
|
|
3. Lưu lượng nước thải đấu nối (nếu có) |
Lưu lượng nước thải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (m3/ngày, m3/năm) (nếu có) |
|
|
4. Lưu lượng tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có) |
Lưu lượng nước thải (m3/ngày, m3/năm) được tái sử dụng theo từng loại hình nước thải (sinh hoạt/sản xuất) |
|
|
5. Kết quả quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.2 |
Nước làm mát |
||
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai nước làm mát |
|
|
|
2. Lưu lượng nước làm mát |
Lưu lượng nước làm mát (m3/ngày, m3/năm) |
|
|
3. Kết quả quan trắc (nếu có) |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.3 |
Khí thải, bụi |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai khí thải |
|
|
2. Tổng lưu lượng khí thải (m3/giờ) |
Tổng lưu lượng khí thải, đơn vị (m3/giờ) |
|
|
3. Kết quả quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.4 |
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai CTRSH |
|
|
2. Khối lượng CTRSH chuyển giao |
Khối lượng CTRSH theo từng tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRSH (kg) |
|
|
3. Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRSH |
Tên tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRSH |
|
|
4. Khối lượng CTRSH tự xử lý (nếu có) |
Khối lượng CTRSH tự xử lý (kg) |
|
|
5. Kết quả quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.5 |
Chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai CTRCNTT |
|
|
2. Khối lượng CTRCNTT sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất (tại cơ sở) |
Khối lượng CTRCNTT sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất (tại cơ sở) (kg) |
|
|
3. Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT |
Tên tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT |
|
|
4. Khối lượng CTRCNTT tái sử dụng, tái chế để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất (chuyển giao) |
Khối lượng CTRCNTT tái sử dụng, tái chế để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất, theo từng tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT (kg) |
|
|
5. Khối lượng , CTRCNTT phải xử lý (chuyển giao) |
Khối lượng CTRCNTT phải xử lý, theo từng tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT (kg) |
|
|
6. Khối lượng CTRCNTT phải xử lý (tự xử lý) |
Khối lượng CTRCNTT phải xử lý (tự xử lý) (kg) |
|
|
7. Kết quả quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.6 |
Chất thải nguy hại (CTNH) |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai CTNH |
|
|
2. Tên CTNH |
Danh mục Chất thải nguy hại (CTNH), Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
3. Khối lượng CTNH chuyển giao |
Khối lượng CTNH theo từng tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH (kg) |
|
|
4. Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH |
Tên tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH |
|
|
5. Phương pháp xử lý CTNH |
Danh mục Phương pháp xử lý CTNH, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Khối lượng CTNH được tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở (nếu có) |
Khối lượng CTNH được tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở (kg) |
|
|
7. Phương thức tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở |
Phương thức tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở |
|
|
8. Khối lượng CTNH được xuất khẩu |
Khối lượng CTNH được xuất khẩu theo từng đơn vị vận chuyển CTNH xuyên biên giới (kg) |
|
|
9. Đơn vị vận chuyển CTNH xuyên biên giới |
Tên, địa chỉ đơn vị vận chuyển CTNH xuyên biên giới |
|
|
10. Đơn vị xử lý ở nước ngoài |
Tên, địa chỉ đơn vị xử lý ở nước ngoài |
|
|
11. Kết quả quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.7 |
Chất thải y tế (CTYT) |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai chất thải CTYT |
|
|
2. Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) |
|
|
|
a) Tên CTYTNH |
Danh mục Chất thải nguy hại (CTNH), Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
b) Khối lượng CTYTNH phát sinh |
Khối lượng CTYTNH phát sinh (kg/năm) |
|
|
c) Khối lượng CTYTNH được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật |
Khối lượng CTYTNH được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật (kg/năm) |
|
|
d) Khối lượng CTYTNH chuyển giao cho đơn vị khác xử lý |
Khối lượng CTYTNH chuyển giao cho đơn vị khác xử lý (kg/năm) |
|
|
đ) Đơn vị chuyển giao |
Tên đơn vị chuyển giao |
|
|
e) Khối lượng CTYTNH tự xử lý tại cơ sở y tế |
Khối lượng CTYTNH tự xử lý tại cơ sở y tế (kg/năm) |
|
|
g) Phương pháp xử lý CTYTNH |
Danh mục Phương pháp xử lý CTNH, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
3. Chất thải rắn y tế thông thường (CTRYT thông thường) |
|
|
|
a) Khối lượng CTRYT thông thường phát sinh |
Khối lượng CTRYT thông thường phát sinh (kg/năm) |
|
|
b) Khối lượng CTRYT thông thường được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật |
Khối lượng CTRYT thông thường được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật (kg/năm) |
|
|
c) Khối lượng CTRYT thông thường chuyển giao cho đơn vị khác xử lý |
Khối lượng CTRYT thông thường chuyển giao cho đơn vị khác xử lý (kg/năm) |
|
|
d) Đơn vị chuyển giao |
Tên đơn vị chuyển giao |
|
|
đ) Khối lượng CTRYT thông thường tự xử lý tại cơ sở y tế |
Khối lượng CTRYT thông thường tự xử lý tại cơ sở y tế (kg/năm) |
|
|
e) Phương pháp xử lý CTRYT thông thường |
Phương pháp xử lý CTRYT thông thường |
|
|
4. Nước thải sinh hoạt/nước thải y tế |
|
|
|
a) Khối lượng nước thải phát sinh |
Khối lượng nước thải phát sinh (m3/năm) |
|
|
b) Khối lượng nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật |
Khối lượng nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật (m3/năm) |
|
|
c) Khối lượng nước thải chuyển giao cho đơn vị khác xử lý |
Khối lượng nước thải chuyển giao cho đơn vị khác xử lý (m3/năm) |
|
|
d) Đơn vị chuyển giao |
Tên đơn vị chuyển giao |
|
|
đ) Khối lượng nước thải tự xử lý tại cơ sở y tế |
Khối lượng nước thải tự xử lý tại cơ sở y tế (m3/năm) |
|
|
e) Phương pháp xử lý |
Phương pháp xử lý |
|
|
5. Kết quả quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.8 |
Chất thải nhựa |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai chất thải nhựa |
|
|
2. Loại chất thải nhựa |
Chất thải lây nhiễm/ Chất thải nguy hại không lây nhiễm/ Chất thải rắn thông thường (Chất thải rắn thông thường từ sinh hoạt thường ngày/ Chất thải rắn thông thường từ hoạt động chuyên môn y tế) |
|
|
3. Khối lượng chất thải phát sinh |
Khối lượng chất thải (kg/năm) |
|
|
4. Khối lượng chuyển giao để tái chế |
Khối lượng chất thải chuyển giao để tái chế (kg/năm) |
|
|
6. Đơn vị chuyển giao để tái chế |
Tên đơn vị chuyển giao để tái chế |
NT.2.10.9 |
Chất thải khác |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai chất thải khác |
|
|
2. Khối lượng chất thải phát sinh |
Khối lượng chất thải |
|
|
3. Khối lượng tự xử lý |
Khối lượng chất thải tự xử lý |
|
|
4. Phương pháp xử lý |
Phương pháp xử lý |
|
|
5. Khối lượng chuyển giao |
Khối lượng chất thải chuyển giao |
|
|
6. Đơn vị chuyển giao |
Tên đơn vị chuyển giao |
|
|
7. Kết quả quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.12 |
NT.2.10.10 |
Chứng từ CTNH |
|
|
|
|
1. Mã số chứng từ |
Mã số chứng từ |
|
|
2. Chủ nguồn thải |
Chi tiết tại mã thông tin NT.1.6 |
|
|
3. Chủ xử lý CTNH |
Chi tiết tại mã thông tin NT.1.6 |
|
|
4. Chất thải nguy hại |
Tham chiếu Danh mục Chất thải nguy hại, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Khối lượng theo từng loại CTNH |
Khối lượng theo từng loại CTNH |
|
|
6. Phương pháp xử lý theo từng loại CTNH |
Phương pháp xử lý theo từng loại CTNH |
|
|
7. Ngày xác nhận lập chứng từ |
Ngày xác nhận lập chứng từ |
|
|
8. Ngày xác nhận hoàn thành xử lý của Chủ xử lý CTNH cuối cùng |
Ngày xác nhận hoàn thành xử lý của Chủ xử lý CTNH cuối cùng |
NT.2.10.11 |
Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (số liệu thực hiện hàng năm) |
|
|
|
|
1. Thời điểm kê khai |
Thời điểm kê khai phế liệu nhập khẩu |
|
|
2. Tên phế liệu |
Danh mục Phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
3. Mã phế liệu |
Danh mục Phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
4. Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu |
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo từng mã phế liệu |
|
|
5. Ngày nhập khẩu |
Ngày nhập khẩu phế liệu |
NT.2.11 |
Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường |
Liệt kê lần lượt nếu có nhiều hơn 1 lần thanh tra, kiểm tra |
|
NT.2.11.1 |
Thanh tra, kiểm tra công tác BVMT |
Quản lý thông tin theo từng quyết định thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra |
|
|
|
1. Quyết định thành lập đoàn thanh tra (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Số quyết định thành lập đoàn thanh tra, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
2. Thời điểm thanh tra, kiểm tra |
Thời điểm thanh tra, kiểm tra |
|
|
3. Chế độ thanh tra |
Chế độ thanh tra (định kỳ, đột xuất) |
|
|
4. Địa bàn thanh tra |
Địa bàn thực hiện thanh tra, kiểm tra |
|
|
5. Đơn vị chủ trì thanh tra |
Đơn vị chủ trì thanh tra |
|
|
6. Đối tượng thanh tra |
Dự án/cơ sở được thanh tra. Tham chiếu mục NT.1.1; NT.1.2, NT.1.4, NT.1.6 |
NT.2.11.2 |
Kết luận thanh tra, kiểm tra |
|
|
|
|
1. Văn bản ban hành kết luận thanh tra (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Số văn bản kết luận, ngày tháng ban hành, cơ quan ban hành |
|
|
2. Đoàn thanh tra, kiểm tra |
Tham chiếu mục NT.2.11.1 |
|
|
3. Kết quả thanh tra, kiểm tra |
Thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra |
|
|
a) Hiện trạng hoạt động |
Thông tin mô tả chung về hiện trạng hoạt động của cơ sở khi thanh tra, kiểm tra (nội dung ghi trong thông báo kết luận) |
|
|
b) Tình hình thực hiện các thủ tục về môi trường |
Tình hình thực hiện các thủ tục về môi trường |
|
|
c) Quản lý, xử lý chất thải |
Hoạt động bảo vệ môi trường: Tình hình quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường |
|
|
d) Xử phạt vi phạm hành chính |
Tham chiếu mục NT.2.11.3 |
|
|
đ) Tình trạng chấp hành |
Tình trạng chấp hành xử lý kết luận thanh tra, kiểm tra |
NT.2.11.3 |
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
1. Quyết định xử phạt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Số quyết định xử phạt, ngày tháng ban hành, cơ quan ban hành |
|
|
2. Đối tượng vi phạm |
Tham chiếu mục NT.1.6 |
|
|
3. Hành vi vi phạm |
Danh mục Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
4. Số tiền xử phạt chính |
Số tiền xử phạt chính |
|
|
5. Tổng tiền nộp |
Tổng tiền nộp ngân sách |
|
|
6. Hình thức, nội dung xử phạt bổ sung |
Hình thức, nội dung xử phạt bổ sung |
|
|
7. Biện pháp khắc phục hậu quả |
Nội dung biện pháp khắc phục; Số tiền khắc phục hậu quả; thời hạn khắc phục vi phạm |
NT.2.12 |
Kết quả quan trắc |
|
|
NT.2.12.1 |
Kết quả quan trắc phát thải định kỳ/đột xuất (nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung...) và các thành phần môi trường, nếu có (nước dưới đất, nước mặt, không khí xung quanh...) |
|
|
|
|
1. Tên Chương trình quan trắc |
Tên chương trình quan trắc |
|
|
2. Đơn vị thực hiện quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin NT.1.5 |
|
|
3. Loại hình quan trắc |
Danh mục Loại hình quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
4. Tần suất quan trắc |
Tần suất quan trắc |
|
|
5. Vị trí quan trắc |
Vị trí quan trắc |
|
|
6. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng, năm) |
|
|
7. Thông số quan trắc (theo loại hình) |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Đơn vị đo theo từng thông số |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
9. Kết quả quan trắc theo từng thông số |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
10. QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
NT.2.12.2 |
Kết quả quan trắc phát thải tự động, liên tục (nước thải, khí thải) |
|
|
|
|
1. Tên trạm quan trắc |
Tên trạm quan trắc |
|
|
2. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng năm) |
|
|
3. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
4. Đơn vị đo theo thông số quan trắc |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Kết quả quan trắc theo từng thông số |
Kết quả quan trắc theo từng thông số |
|
|
6. QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
2. NHÓM DỮ LIỆU VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG |
|||
a) Nhóm dữ liệu cấp 1 |
|
||
MT.1.1 |
Môi trường nước |
|
|
MT.1.1.1 |
Đoạn sông |
|
|
|
|
1. Tên đoạn sông, suối, hồ |
Tên đoạn sông |
|
|
2. Tên sông |
Danh mục Sông, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
2. Tên lưu vực sông |
Danh mục Lưu vực sông, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
4. Địa phận hành chính |
Danh mục Tỉnh/Thành phố, Quận/Huyện, Phường/Xã, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Vị trị địa lý |
Vị trí địa lý thể hiện dạng đường hoặc vùng theo chuẩn GeoString |
|
|
6. Lưu lượng dòng chảy |
Lưu lượng dòng chảy trung bình (m3/s) |
|
|
7. Dung tích hồ chứa |
Dung tích của hồ chứa (triệu m3) |
|
|
8. Hiện trạng sử dụng nguồn nước |
Mô tả hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước |
|
|
9. Mục đích sử dụng |
Danh mục Mục đích sử dụng nước mặt, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
10. Hạn ngạch xả thải theo từng thông số |
Hạn ngạch xả thải ra môi trường theo từng thông số |
|
|
11. Chất lượng nước mặt |
Chi tiết tại mã thông tin MT.1.1.2 |
|
|
12. Chất lượng trầm tích |
Chi tiết tại mã thông tin MT.1.1.3 |
MT.1.1.2 |
Chất lượng nước mặt |
|
|
|
|
1. Tên chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
2. Điểm/trạm quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.2 và MT.2.3 |
|
|
3. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng, năm) |
|
|
4. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Đơn vị đo |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Kết quả quan trắc theo từng thông số |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
a) Kết quả quan trắc theo đợt (đối với quan trắc định kỳ) |
Kết quả quan trắc theo đợt (đối với quan trắc định kỳ) |
|
|
b) Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc định kỳ) |
Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc định kỳ) |
|
|
c) Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ (đối với quan trắc tự động) |
|
|
d) Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ (đối với quan trắc tự động) |
|
|
đ) Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc tự động) |
|
|
7. Chỉ số chất lượng nước WQI (đợt, năm) |
Chỉ số chất lượng nước WQI (đợt, năm) |
|
|
8. QCKTMT đối chiếu |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.1.1.3 |
Chất lượng trầm tích |
|
|
|
|
1. Tên chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
2. Điểm quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.2 |
|
|
3. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng, năm) |
|
|
4. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Đơn vị đo |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Kết quả quan trắc theo từng thông số quan trắc |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
a) Kết quả quan trắc theo đợt |
Kết quả quan trắc theo đợt |
|
|
b) Kết quả quan trắc trung bình năm |
Kết quả quan trắc trung bình năm |
|
|
7. QCKTMT đối chiếu |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.1.1.4 |
Chất lượng nước dưới đất |
|
|
|
|
1. Tên chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
2. Điểm/trạm quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.2 và MT.2.3 |
|
|
3. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng, năm) |
|
|
4. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Đơn vị đo |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Kết quả quan trắc theo từng thông số quan trắc |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
a) Kết quả quan trắc theo đợt |
Kết quả quan trắc theo đợt |
|
|
b) Kết quả quan trắc trung bình năm |
Kết quả quan trắc trung bình năm |
|
|
7. QCKTMT đối chiếu |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.1.1.5 |
Chất lượng nước biển |
|
|
|
|
1. Tên chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
2. Điểm/trạm quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.2 và MT.2.3 |
|
|
3. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng, năm) |
|
|
4. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Đơn vị đo |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Kết quả quan trắc theo từng thông số quan trắc |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
a) Kết quả quan trắc theo đợt (đối với quan trắc định kỳ) |
Kết quả quan trắc theo đợt (đối với quan trắc định kỳ) |
|
|
b) Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc định kỳ) |
Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc định kỳ) |
|
|
c) Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả quan trắc trung bình 1 giờ (đối với quan trắc tự động) |
|
|
d) Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả quan trắc trung bình 24 giờ (đối với quan trắc tự động) |
|
|
đ) Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc tự động) |
|
|
7. QCKTMT đối chiếu |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.1.2 |
Môi trường không khí, tiếng ồn |
|
|
MT.1.2.1 |
Chất lượng môi trường không khí |
|
|
|
|
1. Tên chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
2. Điểm/trạm quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.2 và MT.2.3 |
|
|
3. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng, năm) |
|
|
4. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Đơn vị đo |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Kết quả quan trắc theo từng thông số quan trắc |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
a) Kết quả quan trắc theo đợt (đối với quan trắc định kỳ) |
Kết quả quan trắc theo đợt (đối với quan trắc định kỳ) |
|
|
b) Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc định kỳ) |
Kết quả quan trắc trung bình năm (đối với quan trắc định kỳ) |
|
|
c) Kết quả trung bình 01 giờ (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả trung bình 01 giờ (đối với quan trắc tự động) |
|
|
d) Kết quả trung bình 24 giờ (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả trung bình 24 giờ (đối với quan trắc tự động) |
|
|
đ) Kết quả trung bình năm (đối với quan trắc tự động) |
Kết quả trung bình năm (đối với quan trắc tự động) |
|
|
7. Chỉ số chất lượng không khí AQI (trung bình 1 giờ, trung bình 24 giờ) |
Chỉ số chất lượng không khí AQI (trung bình 1 giờ, trung bình 24 giờ) |
|
|
8. QCKTMT đối chiếu |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.1.3 |
Môi trường đất |
|
|
MT.1.3.1 |
Chất lượng môi trường đất |
|
|
|
|
1. Tên chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
3. Điểm quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.2 |
|
|
4. Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc (ngày, tháng, năm) |
|
|
5. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Đơn vị đo |
Danh mục Đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
7. Kết quả quan trắc theo từng thông số quan trắc |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
a) Kết quả quan trắc theo đợt |
Kết quả quan trắc theo đợt |
|
|
b) Kết quả quan trắc trung bình năm |
Kết quả quan trắc trung bình năm |
|
|
8. QCKTMT đối chiếu |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.1.3.2 |
Khu vực ô nhiễm môi trường đất |
|
|
|
|
1. Tên điểm ô nhiễm |
Tên điểm ô nhiễm môi trường đất |
|
|
2. Địa chỉ |
Thông tin địa chỉ của khu vực (xã, huyện, tỉnh) |
|
|
3. Vị trí địa lý |
Vị trí địa lý của điểm ô nhiễm trên bản đồ |
|
|
4. Chủ sở hữu khu vực đất bị ô nhiễm |
Tổ chức/cá nhân (quản lý) |
|
|
5. Loại hình khu vực đất bị ô nhiễm |
Danh mục loại hình khu vực đất bị ô nhiễm, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Cơ quan chủ trì |
Cơ quan chủ trì điều tra khảo sát khu vực đất bị ô nhiễm |
|
|
7. Tình trạng xử lý khu vực đất bị ô nhiễm |
Lựa chọn tình trạng xử lý: báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ; báo cáo điều tra, đánh giá chi tiết; phê duyệt phương án xử lý; đang triển khai xử lý; đã hoàn thành xử lý |
|
|
8. Ngày báo cáo |
Thời điểm báo cáo kết quả điều tra khảo sát |
|
|
9. Ngày kết thúc |
Thời điểm kết thúc hoàn thành xử lý cải tạo, phục hồi khi đất bị ô nhiễm |
|
|
10. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực đất bị ô nhiễm |
Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực đất bị ô nhiễm |
|
|
11. Phạm vi, mức độ ô nhiễm |
|
|
|
- Nguồn gây ô nhiễm |
Nguồn gây ô nhiễm (nguyên nhân) |
|
|
- Diện tích khu vực bị ô nhiễm |
Giá trị diện tích đất được xác định bị ô nhiễm |
|
|
- Chiều sâu khu vực ô nhiễm |
Giá trị đo theo chiều sâu lòng đất được xác định bị ô nhiễm |
|
|
- Chất gây ô nhiễm môi trường đất |
Danh mục chất gây ô nhiễm môi trường đất, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
- Mức độ ô nhiễm đất |
Danh mục mức độ ô nhiễm đất, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
- Tác động môi trường |
Mô tả tác động tới môi trường (theo khả năng lan truyền); tác động tới sức khỏe (người, động vật... bị phơi nhiễm) |
|
|
12. Phương án xử lý |
|
|
|
- Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
- Chủ đầu tư |
Chủ đầu tư |
|
|
- Thời gian xử lý |
Khoảng thời gian triển khai phương án xử lý, cải tạo, phục hồi (từ năm đến năm hoặc chi tiết từ ngày, tháng đến ngày, tháng) |
|
|
- Quy mô xử lý |
Mô tả quy mô (khối lượng, thể tích đất bị ô nhiễm) xử lý khu vực đất bị ô nhiễm |
|
|
- Phương pháp xử lý |
Mô tả, liệt kê chi tiết các phương pháp áp dụng để xử lý khu vực đất bị ô nhiễm |
|
|
13. Kết quả quan trắc chất lượng đất tại khu vực bị ô nhiễm và khu vực xung quanh sau khi thực hiện cải tạo, phục hồi |
|
|
|
- Loại hình quan trắc |
Danh mục loại hình quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
- Tần suất quan trắc |
Tần suất quan trắc |
|
|
- Điểm quan trắc |
Tham chiếu mã thông tin MT.2.2 |
|
|
- Thời gian quan trắc |
Thời gian quan trắc |
|
|
- Thông số quan trắc (theo loại hình) |
Danh mục thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
- Đơn vị thực hiện quan trắc |
Danh mục đơn vị đo, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
- Kết quả quan trắc theo từng thông số |
Kết quả quan trắc theo từng thông số tại mỗi vị trí quan trắc |
|
|
- QCKTMT áp dụng |
Danh mục QCKTMT, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.1.4 |
Chương trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường |
|
|
|
|
1. Thông tin chương trình (Tên, số văn bản, ngày tháng...) |
Thông tin chương trình (Tên, số văn bản, ngày tháng.) |
|
|
2. Đơn vị chủ trì |
Đơn vị chủ trì thực hiện chương trình |
|
|
3. Thời gian thực hiện |
Thời gian thực hiện |
|
|
4. Địa phận hành chính |
Danh mục Tỉnh/Thành phố, Quận/Huyện, Phường/Xã, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
5. Vị trí địa lý |
Vị trí địa lý thể hiện dạng điểm hoặc vùng theo chuẩn GeoString |
|
|
6. Mô tả khu vực ô nhiễm |
Mô tả chi tiết thông tin về khu vực bị ô nhiễm (nguyên nhân, phạm vi, mức độ ô nhiễm) |
|
|
7. Phương án xử lý, cải tạo |
Mô tả các phương án xử lý, cải tạo |
|
|
8. Hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường |
Mô tả các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường |
|
|
9. Kết quả quan trắc sau khi xử lý, cải tạo |
Kết quả quan trắc sau khi xử lý, cải tạo |
|
|
10. Kết quả thực hiện chương trình/kế hoạch |
Kết quả thực hiện chương trình/kế hoạch |
MT.1.5 |
Sự cố môi trường (Sự cố chất thải) |
|
|
|
|
1. Tên sự cố |
Tên sự cố |
|
|
2. Phân cấp sự cố |
Danh mục phân cấp sự cố môi trường, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
3. Vị trí (tọa độ, địa chỉ) |
Vị trí (tọa độ, địa chỉ) |
|
|
4. Thời gian xảy ra sự cố |
Thời gian xảy ra sự cố |
|
|
5. Thời gian kết thúc |
Thời gian kết thúc xử lý sự cố |
|
|
6. Nguyên nhân xảy ra sự cố |
Nguyên nhân xảy ra sự cố |
|
|
7. Cơ sở gây sự cố (nếu có) |
Tên cơ sở gây sự cố phát thải nếu được xác định |
|
|
8. Quy mô phát thải |
Loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường |
|
|
9. Quy mô tác động |
Phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật |
|
|
10. Các biện pháp khắc phục, xử lý |
Các biện pháp khắc phục, xử lý sự cố môi trường |
|
|
11. Kết quả thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố |
Kết quả thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố |
|
|
12. Tình trạng xử lý ô nhiễm |
Lựa chọn tình trạng xử lý: báo cáo điều tra sơ bộ; báo cáo điều tra chi tiết; duyệt phương án xử lý khắc phục; đang triển khai khắc phục; đã hoàn thành khắc phục |
b) Nhóm dữ liệu cấp 2 |
|
||
MT.2.1 |
Chương trình quan trắc |
|
|
|
|
1. Tên chương trình |
Tên chương trình |
|
|
2. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
3. Đơn vị chủ trì |
Tên đơn vị chủ trì thực hiện chương trình quan trắc |
|
|
4. Năm thực hiện |
Chương trình quan trắc được phê duyệt thực thiện từ năm ... đến năm... |
|
|
5. Loại hình quan trắc |
Danh mục Loại hình quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Điểm/trạm quan trắc theo loại hình |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.2 và MT.2.3 |
|
|
7. Thông số quan trắc theo loại hình |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Tần suất quan trắc theo loại hình |
Tần suất quan trắc theo loại hình |
MT.2.2 |
Điểm quan trắc |
|
|
|
|
1. Tên điểm |
Tên điểm |
|
|
2. Mô tả vị trí |
Mô tả vị trí |
|
|
3. Tọa độ đia lý |
Tọa độ đia lý |
|
|
4. Địa chỉ |
Địa chỉ của điểm quan trắc |
|
|
5. Loại hình quan trắc |
Danh mục Loại hình quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Loại khu vực quan trắc |
Danh mục Loại khu vực quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
7. Chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
8. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
MT.2.3 |
Trạm quan trắc |
|
|
|
|
1. Tên trạm |
Tên trạm |
|
|
2. Mô tả vị trí |
Mô tả vị trí |
|
|
3. Tọa độ đia lý |
Tọa độ đia lý |
|
|
4. Địa chỉ |
Địa chỉ của điểm quan trắc |
|
|
5. Loại hình quan trắc |
Danh mục Loại hình quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
6. Loại khu vực quan trắc |
Danh mục Loại khu vực quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
7. Chương trình quan trắc |
Chi tiết tại mã thông tin MT.2.1 |
|
|
8. Thông số quan trắc |
Danh mục Thông số quan trắc, Mẫu số 02 Phụ lục V |
3. NHÓM THÔNG TIN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC |
|||
a) Nhóm dữ liệu cấp 1 |
|
||
SH.1.1 |
Áp lực lên đa dạng sinh học |
|
|
|
|
1. Tên chỉ thị áp lực lên đa dạng sinh học |
Danh mục Chỉ tiêu thống kê, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
2. Giá trị theo chỉ thị |
Giá trị theo chỉ thị |
|
|
3 Đơn vị tính theo chỉ thị |
Đơn vị tính theo chỉ thị |
|
|
4. Đơn vị báo cáo |
Đơn vị báo cáo |
|
|
5. Kỳ báo cáo |
Kỳ báo cáo |
|
|
6. Nguồn dữ liệu |
Nguồn dữ liệu |
SH.1.2 |
Khu bảo tồn thiên nhiên |
|
|
|
|
1. Tên khu bảo tồn |
Tên khu bảo tồn |
|
|
2. Vị trí địa lý |
Mô tả vị trí; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Lựa chọn: cấp Trung ương, địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích |
|
|
7. Loại hình khu bảo tồn thiên nhiên |
Danh mục Loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Danh hiệu quốc tế được công nhận |
Danh mục danh hiệu quốc tế được công nhận, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
9. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
10. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
|
|
11. Dữ liệu hệ sinh thái |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.3 |
SH.1.3 |
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học |
|
|
|
|
1. Tên cơ sở |
Tên cơ sở |
|
|
2. Địa chỉ |
Địa chỉ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Phân cấp quản lý: quốc gia, địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích |
|
|
7. Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học |
Danh mục loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
9. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
SH.1.4 |
Hành lang đa dạng sinh học |
|
|
|
|
1. Tên hành lang đa dạng sinh học |
Tên hành lang đa dạng sinh học |
|
|
2. Vị trí địa lý |
Mô tả vị trí; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Phân cấp quản lý: quốc gia/địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích |
|
|
7. Chức năng |
Mô tả mục đích và chức năng (kết nối khu bảo tồn A và B), (phát triển du lịch sinh thái, hỗ trợ di cư loài A, B, C...) |
|
|
8. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
9. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
|
|
10. Dữ liệu hệ sinh thái |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.3 |
SH.1.5 |
Khu vực đa dạng sinh học cao |
|
|
|
|
1. Tên khu đa dạng sinh học cao |
Tên khu đa dạng sinh học cao |
|
|
2. Vị trí địa lý |
Mô tả vị trí; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Phân cấp quản lý: quốc gia/địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích |
|
|
7. Danh hiệu quốc tế được công nhận |
Danh mục danh hiệu quốc tế được công nhận, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
9. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
|
|
10. Dữ liệu hệ sinh thái |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.3 |
SH.1.6 |
Vùng đất ngập nước quan trọng |
|
|
|
|
1. Tên vùng đất ngập nước |
Tên vùng đất ngập nước |
|
|
2. Vị trí địa lý |
Mô tả vị trí; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Phân cấp quản lý: quốc gia/địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích |
|
|
7. Loại hình đất ngập nước |
Danh mục loại hình đất ngập nước, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Danh hiệu quốc tế được công nhận |
Danh mục danh hiệu quốc tế được công nhận, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
9. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
10. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
|
|
11. Dữ liệu hệ sinh thái |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.3 |
SH.1.7 |
Khu cảnh quan sinh thái quan trọng |
|
|
|
|
1. Tên khu cảnh quan |
Tên khu cảnh quan sinh thái quan trọng |
|
|
2. Vị trí địa lý |
Mô tả vị trí; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Phân cấp quản lý: quốc gia/địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích |
|
|
7. Danh hiệu quốc tế được công nhận |
Danh mục danh hiệu quốc tế được công nhận, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
9. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
|
|
10. Dữ liệu hệ sinh thái |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.3 |
SH.1.8 |
Vùng chim quan trọng |
|
|
|
|
1. Tên vùng chim quan trọng |
Tên vùng chim quan trọng |
|
|
2. Vị trí địa lý |
Mô tả vị trí; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Phân cấp quản lý: quốc gia/địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích |
|
|
7. Loại hình vùng chim quan trọng |
Danh mục loại hình vùng chim quan trọng, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Danh hiệu quốc tế được công nhận |
Danh mục danh hiệu quốc tế được công nhận, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
9. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
10. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
|
|
11. Dữ liệu hệ sinh thái |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.3 |
SH.1.9 |
Khu dự trữ sinh quyển |
|
|
|
|
1. Tên khu dự trữ sinh quyển |
Tên khu dự trữ sinh quyển |
|
|
2. Vị trí địa lý |
Mô tả vị trí; tỉnh; toạ độ địa lý đại diện |
|
|
3. Văn bản phê duyệt (số hiệu, ngày tháng, cơ quan ban hành) |
Tên văn bản được phê duyệt, số hiệu, ngày tháng ban hành và cơ quan ban hành |
|
|
4. Phân cấp quản lý |
Phân cấp quản lý: quốc gia/địa phương |
|
|
5. Cơ quan/Đơn vị quản lý |
Cơ quan/Đơn vị quản lý |
|
|
6. Diện tích |
Diện tích (diện tích tổng, vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp) |
|
|
7. Danh hiệu quốc tế được công nhận |
Danh mục danh hiệu quốc tế được công nhận, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
8. Dữ liệu gen |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.1 |
|
|
9. Dữ liệu loài |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.2 |
|
|
10. Dữ liệu hệ sinh thái |
Chi tiết tại mã thông tin SH.2.3 |
b) Nhóm dữ liệu cấp 2 |
|
||
SH.2.1 |
Dữ liệu gen |
|
|
|
|
1. Giống vật nuôi, cây trồng cần ưu tiên bảo tồn |
Danh mục Giống vật nuôi/cây trồng, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
2. Nơi lưu giữ |
Nơi lưu giữ |
SH.2.2 |
Dữ liệu loài |
|
|
|
|
1. Loài ưu tiên bảo vệ |
Danh mục Loài ưu tiên bảo vệ, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
2. Danh sách loài theo phân loại học |
Danh sách loài theo phân loại học. Chỉ yêu cầu trong trường hợp không có CSDL đa dạng sinh học chuyên ngành |
SH.2.3 |
Dữ liệu hệ sinh thái |
|
|
|
|
1. Phân loại hệ sinh thái |
Tham chiếu Danh mục hệ sinh thái, Mẫu số 02 Phụ lục V |
|
|
2. Diện tích theo từng loại hệ sinh thái |
Diện tích theo từng loại hệ sinh thái |
Mẫu số 02. Danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
STT |
DANH MỤC |
THÔNG TIN CHI TIẾT |
GHI CHÚ |
1 |
Tỉnh/Thành phố |
1. Mã Tỉnh/Thành phố |
Sử dụng danh mục dùng chung do Chính phủ ban hành |
2. Tên Tỉnh/Thành phố |
|||
2 |
Quận/Huyện |
1. Mã Quận/Huyện |
|
2. Tên Quận/Huyện |
|||
3. Mã danh mục Tỉnh/Thành phố |
|||
3 |
Phường/Xã |
1. Mã Phường/Xã |
|
2. Tên Phường/Xã |
|||
3. Mã danh mục Quận/Huyện |
|||
4. Mã danh mục Tỉnh/Thành phố |
|||
4 |
Lưu vực sông |
1. Mã lưu vực sông |
Sử dụng danh mục dùng chung do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành |
2. Tên lưu vực sông |
|||
3. Thuộc tỉnh, thành phố |
|||
5 |
Sông |
1. Mã sông, suối |
|
2. Tên sông, suối |
|||
3. Mã danh mục Lưu vực sông |
|||
4. Thuộc tỉnh, thành phố |
|||
5. Ghi chú |
|||
6 |
Phân loại dự án đầu tư theo nguy cơ tác động xấu đến môi trường |
1. Mã nhóm dự án đầu tư |
|
2. Tên nhóm dự án đầu tư |
|||
3. Mô tả nhóm dự án đầu tư |
|||
7 |
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
1. Mã loại hình |
|
2. Tên loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
|||
8 |
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam |
1. Mã ngành kinh tế Việt Nam |
Sử dụng danh mục dùng chung do Thủ tướng Chính phủ ban hành |
2. Tên ngành kinh tế |
|||
3. Nhóm ngành kinh tế |
|||
9 |
Loại hình làng nghề |
1. Mã loại hình làng nghề |
|
2. Tên loại hình làng nghề |
|||
10 |
Tình trạng ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ |
1. Mã tình trạng |
|
2. Tình trạng ô nhiễm |
|
||
11 |
Loại văn bản ĐTM/ Kế hoạch BVMT |
1. Mã văn bản |
Phân loại văn bản theo Luật BVMT 2014 và 2020 |
2. Tên văn bản |
|||
12 |
Loại Giấy phép Môi trường |
1. Mã loại |
Phân loại giấy phép theo Luật BVMT 2014 và 2020 |
2. Tên loại giấy phép |
|||
13 |
Loại hình quan trắc |
1. Mã loại hình quan trắc |
|
2. Tên loại hình quan trắc |
|||
14 |
Loại hình khu vực quan trắc |
1. Mã loại hình khu vực |
|
2. Tên loại hình khu vực |
|
||
3. Loại hình quan trắc |
Chi tiết tại mục số 13 |
||
15 |
Thông số quan trắc |
1. Mã thông số quan trắc |
|
|
|
2. Tên thông số quan trắc bằng tiếng Việt |
|
3. Ký hiệu hóa học của thông số quan trắc |
|
||
4. Loại hình quan trắc |
Chi tiết tại mục số 13 |
||
16 |
Đơn vị đo |
1. Mã đơn vị đo |
|
2. Tên đơn vị đo |
|||
17 |
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCKTMT) |
1. Mã QCKTMT |
|
2. Số hiệu QCKTMT |
|||
3. Tên QCKTMT |
|||
18 |
Tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường (TCVN) |
1. Mã TCVN |
|
2. Số hiệu TCVN |
|
||
3. Tên TCVN |
|
||
19 |
Mục đích Sử dụng nước mặt |
1. Mã mục đích |
|
2. Mục đích sử dụng nước |
|
||
20 |
Phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất |
1. Mã phế liệu |
|
2. Tên phế liệu |
|||
3. Nhóm phế liệu |
|||
4. Mã HS |
|||
21 |
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường |
1. Mã hành vi vi phạm hành chính |
|
2. Nhóm hành vi vi phạm hành chính |
|||
3. Tên hành vi vi phạm hành chính |
|||
4. Mức phạt tối thiểu |
|||
5. Mức phạt tối đa |
|||
6. Căn cứ pháp lý |
|||
22 |
Mức độ ô nhiễm đất |
1. Mã mức độ ô nhiễm đất |
|
2. Tên mức độ ô nhiễm đất |
|||
3. Tiêu chí ô nhiễm đất |
|||
23 |
Chất gây ô nhiễm môi trường đất |
1. Mã chất gây ô nhiễm tồn lưu |
|
2. Tên chất gây ô nhiễm tồn lưu |
|||
3. Ký hiệu hoá học của chất gây ô nhiễm tồn lưu |
|||
4. Phân loại nguy hại của chất gây ô nhiễm tồn lưu |
|||
5. Nhóm chất ô nhiễm |
|
||
24 |
Loại hình khu vực đất bị ô nhiễm |
1. Mã loại hình |
|
2. Tên loại hình khu vực đất bị ô nhiễm |
|
||
25 |
Phân cấp sự cố môi trường (sự cố chất thải) |
1. Mã cấp độ |
|
2. Tên cấp độ sự cố |
|
||
26 |
Chất thải nguy hại (CTNH) |
1. Mã CTNH |
|
2. Tên CTNH |
|||
3. Nguồn/dòng thải chính |
|||
4. Mã EC |
|||
5.Mã Basel (A) |
|||
6. Mã Basel (Y) |
|||
7. Tính chất nguy hại chính |
|||
8. Trạng thái tồn tại thông thường CTNH của |
|||
9. Ngưỡng CTNH |
|||
27 |
Phương pháp xử lý CTNH |
1. Mã |
|
2. Tên phương pháp |
|
||
28 |
Loại hình khu bảo tồn thiên nhiên |
1. Mã loại hình khu bảo tồn |
|
2. Tên loại hình khu bảo tồn |
|||
3. Tiêu chí |
|||
29 |
Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học |
1. Mã loại hình cơ sở bảo tồn |
|
2. Tên loại hình cơ sở bảo tồn |
|||
30 |
Cấp độ bảo tồn |
1. Mã cấp độ |
|
2. Cấp độ bảo tồn |
|
||
31 |
Hệ sinh thái |
1. Mã hệ sinh thái |
|
2.Tên hệ sinh thái |
|||
3. Mô tả hệ sinh thái |
|||
32 |
Danh hiệu quốc tế được công nhận |
1. Mã danh hiệu |
|
2.Tên danh hiệu |
|
||
33 |
Tiêu chí vùng đất ngập nước quan trọng |
1. Mã tiêu chí |
|
2. Nội dung tiêu chí |
|
||
34 |
Phân loại đất ngập nước |
1. Mã loại đất ngập nước |
|
2. Tên kiểu đất ngập nước |
|
||
3. Kí hiệu của Việt Nam |
|
||
4. Kí hiệu của Ramsar |
|
||
5. Nhóm đất ngập nước |
|
||
35 |
Phân loại vùng chim quan trọng |
1. Mã hạng |
|
2. Tên phân loại |
|
||
3. Phân hạng phụ |
|
||
4. Tiêu chí xếp hạng |
|
||
5. Ghi chú |
|
||
36 |
Phân loại ưu tiên bảo vệ |
1. Mã phân loại |
|
2. Tên phân loại |
|
||
37 |
Loài ưu tiên bảo vệ |
1. Mã loài |
|
2. Tên thông thường của loài ưu tiên bảo vệ |
|
||
3. Tên khoa học của loài ưu tiên bảo vệ |
|
||
4. Nhóm |
|
||
5. Ngành |
|
||
6. Lớp |
|
||
7. Bộ |
|
||
8. Họ |
|
||
9. Phân loại ưu tiên bảo vệ |
Chi tiết tại mục số 36 |
||
38 |
Giống vật nuôi/cây trồng |
1. Mã giống vật nuôi/cây trồng |
|
2. Tên thông thường của giống vật nuôi/ cây trồng |
|
||
3. Tên khoa học của giống vật nuôi/cây trồng |
|
||
4. Loài |
|
||
5. Nhóm |
|
||
|
|
6. Phân loại ưu tiên bảo vệ |
Chi tiết tại mục số 36 |
39 |
Nhóm Chỉ tiêu thống kê |
1. Mã số |
|
2. Nhóm chỉ tiêu |
|
||
40 |
Chỉ tiêu thống kê |
1. Mã số |
|
2. Nhóm chỉ tiêu |
|
||
3. Nhóm phụ (nếu có) |
|
||
4. Chỉ tiêu thống kê |
|
||
5. Thông số quan trắc (nếu có) |
|
||
6. Đơn vị tính |
|
Mẫu số 03. Dữ liệu chủ và dữ liệu chia sẻ mặc định khác của cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Mã thông tin |
Đối tượng quản lý |
Dữ liệu chủ |
Thông tin chính của đối tượng quản lý |
Ghi chú |
1. NHÓM THÔNG TIN VỀ NGUỒN THẢI |
||||
a) Nhóm dữ liệu cấp 1: |
||||
NT.1.1 |
Dự án |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 14 của mã thông tin NT.1.1, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.11.3 Bảng này |
|||
NT.1.2 |
Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (khu SXKDDVTT) |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 12 của mã thông tin NT.1.2, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.11.3 Bảng này |
|||
NT.1.3 |
Làng nghề |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 9 của mã thông tin NT.1.3, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
NT.1.4 |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Cơ sở SXKDDV) |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 19 của mã thông tin NT.1.4, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường |
Chi tiết tại mã thông tin NT.2.11.3 Bảng này |
|||
NT.1.5 |
Đơn vị dịch vụ quan trắc môi trường |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 5 của mã thông tin NT.1.5, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
NT.1.6 |
Chủ cơ sở (Chủ đầu tư, Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, Chủ cơ sở thu gom, xử lý chất thải) |
|
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông từ 1 đến 5 của mã thông tin NT.1.6, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
b) Nhóm dữ liệu cấp 2 |
||||
NT.2.1 |
ĐTM/ Kế hoạch BVMT |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 5 của mã thông tin NT.2.1, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
NT.2.2 |
Giấy phép môi trường/Đăng ký môi trường |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 7 của mã thông tin NT.2.2, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
NT.2.3 |
Phương án bảo vệ môi trường làng nghề |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 4 của mã thông tin NT.2.3, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
NT.2.4 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 6 của mã thông tin NT.2.4, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
NT.2.11.3 |
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường |
|
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 7 của mã thông tin NT.2.11.3, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
2. NHÓM DỮ LIỆU VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG |
||||
MT.2.1 |
Chương trình quan trắc |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 8 của mã thông tin MT.2.1, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
MT.2.2 và MT.2.3 |
Điểm quan trắc/ Trạm quan trắc |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 8 của mã thông tin MT.2.2; từ 1 đến 8 của mã thông tin MT.2.3, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
3. Kết quả quan trắc |
|
|||
a) Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt |
Các thông tin từ 3 đến 8 của mã thông tin MT.1.1.2, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
b) Kết quả quan trắc chất lượng trầm tích |
Các thông tin từ 3 đến 7 của mã thông tin MT.1.1.3, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
|
|
|
c) Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất |
Các thông tin từ 3 đến 7 của mã thông tin MT.1.1.4, Mẫu số 01 Phụ lục V |
d) Kết quả quan trắc chất lượng nước biển |
Các thông tin từ 3 đến 7 của mã thông tin MT.1.1.5, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
e) Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn |
Các thông tin từ 3 đến 8 của mã thông tin MT.1.2.1, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
g) Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất |
Các thông tin từ 4 đến 8 của mã thông tin MT.1.3.1, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
MT.1.5 |
Sự cố chất thải |
|
1. Mã định danh |
|
2. Các trường thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 12 của mã thông tin MT.1.5, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
MT.1.6 |
Khu vực ô nhiễm tồn lưu |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông từ 1 đến 13 của mã thông tin MT.1.6, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
3. NHÓM THÔNG TIN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC |
||||
SH.1.2 |
Khu bảo tồn thiên nhiên |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 11 của mã thông tin SH.1.2, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
SH.1.3 |
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 9 của mã thông tin SH.1.3, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
SH.1.4 |
Hành lang đa dạng sinh học |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tintừ 1 đến 10 của mã thông tin SH.1.4, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
SH.1.5 |
Khu vực đa dạng sinh học cao |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 10 của mã thông tin SH.1.5, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
SH.1.6 |
Vùng đất ngập nước quan trọng |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 11 của mã thông tin SH.1.6, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
SH.1.7 |
Khu cảnh quan sinh thái quan trọng |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 10 của mã thông tin SH.1.7, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
SH.1.8 |
Vùng chim quan trọng |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 11 của mã thông tin SH.1.8, Mẫu số 01 Phụ lục V |
|||
SH.1.9 |
Khu dự trữ sinh quyển |
x |
1. Mã định danh |
|
2. Thông tin khác |
Các thông tin từ 1 đến 10 của mã thông tin SH.1.8, Mẫu số 01 Phụ lục V |
PHỤ LỤC VI
MẪU BIỂU VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện
(1) (2) Số: …./BC-(3) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày…. tháng …năm … |
BÁO CÁO
Công tác bảo vệ môi trường năm (4)
I. Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động chính đến môi trường
- Thông tin chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các tác động chính đến môi trường.
II. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1. Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
- Hiện trạng, tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
- Hiện trạng di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường
2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường.
2.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, kết quả thanh tra, kiểm tra, thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường.
2.3. Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường: Kết quả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
2.4. Kiểm soát nguồn ô nhiễm:
- Tỷ lệ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (CCN), làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; tỷ lệ nước thải đô thị, nước thải nông thôn được thu gom, xử lý tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trạm quan trắc tự động, liên tục, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
- Báo cáo số liệu các nguồn ô nhiễm như: các đô thị, khu dân cư tập trung; các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; các CCN; các làng nghề; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn; các nguồn ô nhiễm khác. Tổng hợp số liệu các nguồn ô nhiễm chi tiết tại Phụ lục I kèm theo.
2.5. Quản lý chất thải và phế liệu:
a) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH):
- CTRSH: Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn (Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn); khối lượng CTRSH đô thị được thu gom, vận chuyển và xử lý; khối lượng CTRSH nông thôn được thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Các cơ sở xử lý CTRSH; số lượng khu/bãi chôn lấp CTRSH; số lượng các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
- Các khu xử lý CTR tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý (nếu xử lý cả CTRSH, CTRCNTT, CTNH thì chỉ cần báo cáo trong phần CTNH).
b) Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT):
- CTRCNTT: Tổng khối lượng CTRCNTT phát sinh trên địa bàn; khối lượng CTRCNTT được thu gom để tái sử dụng, tái chế; khối lượng CTRCNTT được tiêu hủy (đốt, chôn lấp…).
- Các cơ sở xử lý CTRSH;
- Các khu xử lý CTR tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý (nếu xử lý cả CTRSH, CTRCNTT, CTNH thì chỉ cần báo cáo trong phần CTNH).
c) Quản lý chất thải nguy hại (CTNH):
- Tổng khối lượng CTNH phát sinh trên địa bàn;
- Chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn.
- Các cơ sở xử lý CTNH.
- Các khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý.
d) Quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
- Các cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; số lượng các cơ sở nhập khẩu phế liệu theo từng nhóm phế liệu (Sắt thép, giấy, nhựa, đồng, nhôm...).
- Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu của các cơ sở trên địa bàn trong năm; Khối lượng sắt thép, giấy, nhựa, đồng, nhôm...nhập khẩu.
đ) Tổng hợp số liệu về công tác quản lý chất thải và phế liệu tại Phụ lục II kèm theo.
2.6. Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường:
- Quản lý, cải thiện chất lượng môi trường nước (lưu vực sông, nước mặt, nước biển,...); Quản lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đất; Quản lý, cải thiện chất lượng không khí.
- Số lượng các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đã thực hiện ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường; tỷ l ệ các khu vực môi trường bị ô nhiễm được xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường.
- Số liệu về tình hình phát sinh, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tại Phụ lục III kèm theo.
2.7. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Các hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong năm báo cáo.
- Kết quả thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường (số lượng các sự cố xảy ra trong năm và việc ứng phó, xử lý).
- Kết quả xử lý các thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
- Các hoạt động khác.
2.8. Báo cáo kết quả thực hiện việc di dời dân cư sinh sống trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (nếu có) theo lộ trình chuyển đổi các làng nghề thành cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được UBND cấp tỉnh phê duyệt.
2.9. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học: triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển, mở rộng hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và các danh hiệu quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường công tác bảo tồn loài hoang dã nguy cấp, nguy hiếm; quản lý nguồn gen và an toàn sinh học; phục hồi, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
- Số liệu về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học tại Phụ lục IV kèm theo.
3. Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường
a) Nguồn nhân lực: số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường.
b) Nguồn lực tài chính (tổng kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó nêu rõ kinh phí từ các nguồn sự nghiệp môi trường, đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, xã hội hóa...).
4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường
- Tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu thống kê môi trường quốc gia trong danh mục các chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; bộ chỉ tiêu thống kê môi trường của ngành tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND cấp tỉnh.
5. Đánh giá chung
- Đánh giá chung về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
6. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
a) Phương hướng, nhiệm vụ: cần xây dựng những nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm về bảo vệ môi trường cho năm tiếp theo để giải quyết những tồn tại, bất cập của năm đánh giá;
2. Giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới
III. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: - ….; - ….; - Lưu: VT, (5) (6) |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Năm báo cáo.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(6) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Phu lục I.
Các nguồn ô nhiễm
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày …tháng …năm ....của....)
Bảng 1. Danh mục các phường/xã/thị trấn thuộc huyện
STT |
Tên đô thị |
Địa chỉ |
Mật độ dân số (người/km2) |
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh (m3/ngày đêm) |
Hệ thống xử lý nước thải tập trung (Số lượng: m3/ngày đêm) |
Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung (%) |
Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại chỗ theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%) |
Kết quả quan trắc |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Địa phương A |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Địa phương B |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Danh mục các cụm công nghiệp (viết tắt là CCN)
TT |
Tên CCN đang hoạt động |
Địa chỉ |
Diện tích (ha) |
Tên chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng |
Số lượng cơ sở đang hoạt động trong CCN |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/không) |
Xử lý nước thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (thực tế) (m3/ngđ) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngđ) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
CCN A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CCN B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CCN C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Danh mục làng nghề trên địa bàn
TT |
Địa phương/Tên nghề |
Địa chỉ |
Kết quả bảo vệ môi trường làng nghề |
|
Số cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thuộc ngành nghề không khuyến khích phát triển/ tổng số lượng cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề |
Các vấn đề môi trường chính |
|||||
Phương án bảo vệ môi trường (có/không) |
Tổ chức tự quản (có/ không) |
Hạ tầng bảo vệ môi trường |
Tỷ lệ số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường /Tổng số cơ sở phải lắp đặt |
Tỷ lệ số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường /Tổng số cơ sở phải lắp đặt |
|||||||
Hệ thống thu gom nước mưa |
Hệ thống thu gom nước thải và xử lý nước thải tập trung |
Điểm tập kết chất thải rắn /khu xử lý chất thải rắn/ phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn |
|||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
Toàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Địa phương A (xã/ phường/thị trấn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Làng nghề 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Làng nghề 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Làng nghề 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Địa phương B (xã/ phường/thị trấn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Làng nghề 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Làng nghề 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Làng nghề 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Danh mục các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
TT |
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
Tên cơ sở hoạt động |
Số QĐ phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bảo vệ MT; Giấy phép môi trường (nếu có) |
Nước thải |
Khí thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có) |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm) |
Hệ thống quan trắc tự động, (nếu có) |
Lượng khí thải phát sinh (m3/giờ) |
Hệ thống quan trắc tự động (nếu có) |
Sinh hoạt (tấn/năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
1 |
Loại 1 |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Loại 2 |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục II.
Quản lý chất thải và phế liệu
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày …tháng ….năm ....của....)
(Áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp)
Bảng 1. Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
TT |
Tên |
Địa chỉ |
Giấy phép môi trường (hoặc GXN hoàn thành công trình BVMT hoặc giấy tờ tương đương) |
Công nghệ xử lý chính (chôn lấp hợp vệ sinh/ không hợp vệ sinh, compost, đốt, công nghệ khác..) |
Công suất (tấn/ngày)/ Phạm vi tiếp nhận CTRSH |
Tình trạng hoạt động (Đang hoạt động/đã đóng cửa..) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Giấy phép môi trường (hoặc GXN hoàn thành công trình BVMT hoặc giấy tờ tương đương) |
Công nghệ xử lý chính (chôn lấp, đốt, công nghệ khác..) |
Công suất (tấn/ ngày) |
Phạm vi tiếp nhận CTRCNTT |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ trụ sở chính/ địa chỉ cơ sở sản xuất |
Giấy phép môi trường (hoặc Giấy phép xử lý CTNH) |
Công suất, công nghệ xử lý chất thải (gồm cả số liệu xử lý CTRSH, CTRCNTT nếu có) |
Vùng thu gom, tiếp nhận xử lý CTNH |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn (nếu có)
TT |
Tên |
Địa chỉ |
Đơn vị vận hành |
Công nghệ xử lý chính (chôn lấp, compost, đốt, công nghệ khác..) |
Công suất xử lý đối với từng loại CTRSH, CTRCNTT, CTNH (tấn/ngày) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Các cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ trụ sở chính/ địa chỉ cơ sở sản xuất |
Giấy phép môi trường (hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu) |
Khối lượng phế liệu nhập khẩu theo từng nhóm phế liệu (Sắt thép, giấy, nhựa, đồng, nhôm...) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Bảng 6. Tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn
TT |
Loại chất thải |
Khối lượng phát sinh (Tấn/năm) |
Khối lượng thu gom, vận chuyển (Tấn/năm) |
Khối lượng xử lý (Tấn/ năm) |
Tỷ lệ chất thải phải chôn lấp/ hóa rắn |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
Toàn huyện |
|
|
|
|
|
|
Địa phương A |
|
|
|
|
|
|
1 |
Chất thải rắn sinh hoạt |
|
|
|
|
|
1.1 |
Khu vực đô thị |
|
|
|
|
|
1.2 |
Khu vực nông thôn |
|
|
|
|
|
2 |
Chất thải rắn công nghiệp thông thường |
|
|
|
|
|
2.1 |
CTRCNTT tái sử dụng, tái chế, làm nguyên liệu sản xuất. |
|
|
|
|
|
2.2 |
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tiêu hủy (đốt, chôn lấp...) |
|
|
|
|
|
3 |
Chất thải nguy hại |
|
|
|
|
|
4 |
Chất thải y tế nguy hại |
|
|
|
|
|
Địa phương B |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
Phụ lục III.
Thống kê tình hình phát sinh, xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày… tháng… năm ....của....)
STT |
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn (m3/ngày đêm) |
Tổng lượng nước thải sinh hoạt được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung (m3/ngày đêm) |
Tổng lượng nước thải sinh hoạt được xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
Toàn huyện |
|
|
|
Địa phương A |
|
|
|
Địa phương B |
|
|
|
…. |
|
|
|
Phụ lục IV.
Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-… ngày …tháng ….năm....của....)
Bảng 1. Danh mục số lượng và diện tích di sản thiên nhiên, khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn
TT |
Khu bảo tồn |
Di sản thiên nhiên |
Hành lang đa dạng sinh học |
Cơ sở bảo tồn |
||||
Số lượng |
Diện tích |
Số lượng |
Diện tích |
Số lượng |
Diện tích |
Số lượng |
Diện tích |
|
Toàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa phương A |
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa phương B |
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Danh mục loài nguy cấp quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ
TT |
Tên loài |
Toàn huyện |
|
Địa phương A |
|
Địa phương B |
|
….. |
|
Bảng 3. Danh mục các loài đặc hữu
TT |
Tên loài |
Toàn huyện |
|
Địa phương A |
|
Địa phương B |
|
…. |
|
Bảng 4. Danh mục các loài bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ của IUCN
TT |
Tên loài |
Toàn huyện |
|
Địa phương A |
|
Địa phương B |
|
….. |
|
Phụ lục V.
Hồ sơ môi trường đã phê duyệt/cấp trong năm
(Kèm theo Báo cáo số:…/BC-... ngày… tháng…. năm ....của....)
TT |
Tên Dự án |
Lĩnh vực |
Địa điểm dự án |
Số Quyết định phê duyệt |
Tên Cơ quan phê duyệt |
Ngày ký |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
Toàn huyện |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Thủ tục... |
|
|
|
|
|
|
Địa phương A |
|
|
|
|
|
|
|
Địa phương B |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Thủ tục... |
|
|
|
|
|
|
Địa phương A |
|
|
|
|
|
|
|
Địa phương B |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục VI.
Kết quả thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong năm
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày …tháng…. năm ....của....)
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Số tiền xử phạt vi phạm hành chính (triệu đồng) (nếu có) |
Các vi phạm chính |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Toàn huyện |
|
|
|
|
|
Địa phương A |
|
|
|
|
|
Địa phương B |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
Mẫu số 02. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu ki nh tế, Ban quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(1) (2) ______ Số: …/BC-(3) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _______________________ (Địa danh), ngày… tháng ….năm… |
BÁO CÁO
Công tác bảo vệ môi trường năm (4)
I. Giới thiệu chung
Tên:
Địa chỉ liên hệ:
Số điện thoại:
Fax:
Email:
II. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1. Hiện trạng, diễn biến và các vấn đề môi trường
a) Tổng diện tích đất, đất công nghiệp, cây xanh ; tỷ lệ lấp đầy; chất lượng môi trường không khí, đất, nước;
b) Quy mô, tính chất của các nguồn ô nhiễm môi trường (số lượng khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; số lượng và loại hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh).
c) Quy mô, tính chất của chất thải (tổng lượng nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại).
2. Tình hình và kết quả công tác bảo vệ môi trường
a) Tổ chức bộ máy và nguồn lực:
- Số cán bộ được đào tạo chuyên ngành về môi trường làm công tác về bảo vệ môi trường tại Ban Quản lý.
- Số lượt cán bộ được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ môi trường tại Ban Quản lý.
b) Tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý bảo vệ môi trường theo quy định:
- Số lượng kế hoạch, chương trình về bảo vệ môi trường được ban hành.
- Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoàn thành các thủ tục về môi trường.
- Số lượng và tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được kiểm tra về bảo vệ môi trường.
- Số lượng, tỷ lệ vụ việc khiếu kiện về bảo vệ môi trường được giải quyết.
c) Tình hình thu gom, thoát nước mưa; thu gom, xử lý nước thải; quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải; quản lý chất thải rắn; kiểm soát khí thải, quan trắc tự đông, liên tục đối với khí thải; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
III. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị
IV. Số liệu báo cáo về môi trường
Việc thu thập, tổng hợp số liệu quy định cho Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại các bảng 1 và bảng 2 kèm theo Báo cáo này.
Nơi nhận: - …; - ….; - Lưu: VT, (5), (6). |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Năm báo cáo.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(6) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Bảng 1. Danh mục chỉ tiêu báo cáo về môi trường
1.1. Chỉ tiêu báo cáo về môi trường đối với khu kinh tế
TT |
Tên khu kinh tế (năm thành lập) |
Địa chỉ |
Diện tích đã đầu tư/ Tổng diện tích (ha) |
Tình trạng hoạt động (đang xây dựng/ đang hoạt động) |
Các cơ sở đang hoạt động trong KKT |
Cơ sở đang hoạt động |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/không) |
Xử lý nước thải |
Xử lý khí thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
|||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (thực tế) (m3/ngđ) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngđ) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số ) |
Lượng khí thải phát sinh(m3/giờ) |
Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số ) |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/ năm) |
|||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
|
KHU KINH TẾ A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KCN/KCX/ KCNC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- KCN ...A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- KCN ...B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CCN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- CCN...A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- CCN...B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu đô thị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ...A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ...B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu du lịch/khu kinh doanh dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ...A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ... B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ sở A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ sở B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KHU KINH TẾ B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Chỉ tiêu báo cáo về môi trường đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (viết tắt là KCN) không thuộc khu kinh tế
TT |
Tên KCN đang hoạt động |
Địa chỉ |
Diện tích đã đầu tư/ Tổng diện tích (ha) |
Tên chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng |
Số lượng cơ sở đang hoạt động trong KCN |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/không) |
Xử lý nước thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (thực tế) (m3/ngđ) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngđ) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/ năm) |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
KCN A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KCN B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KCN C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Danh sách cơ sở hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (viết tắt là KCN)
TT |
Tên KCN |
Tên cơ sở hoạt động trong KCN |
Số QĐ phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bảo vệ MT; Giấy phép môi trường (nếu có) |
Loại hình sản xuất chính/ quy mô công suất |
Nước thải |
Khí thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Tỷ lệ cây xanh |
|||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm) |
Đấu nối vào HTX LNT |
Tách đấu nối (ghi rõ hệ thống quan trắc tự động, nếu có) |
Lượng khí thải phát sinh (m3/giờ) |
Quan trắc khí thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
1 |
KCN A |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
KCN B |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 03. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(1) _____ Số: …/BC-(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ (Địa danh), ngày …tháng …năm… |
BÁO CÁO
Công tác bảo vệ môi trường năm (3)
I. Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
1. Môi trường không khí
- Báo cáo tổng quan về môi trường không khí trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí nổi cộm, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn (nếu có); kết quả quan trắc, phân tích môi trường không khí trên địa bàn; tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ bụi PM2,5 và PM10 trong môi trường không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép tại các đô thị từ loại IV trở lên (nếu có).
- Đánh giá nhận định diễn biến của các thông số ô nhiễm chính; so sánh, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo từng thông số (AQI, PM2,5 và PM10) theo trung bình ngày, tháng trong năm; so sánh diễn biến chất lượng môi trường với các năm trước đó; xác định những vị trí/khu vực có diễn biến chất lượng môi trường không khí xấu/tốt; xác định các nguyên nhân;
- Vẽ biểu đồ thể hiện các thông số bị ô nhiễm minh họa cho nhận định; Biểu đồ thể hiện thông số tại năm quan trắc và năm quan trắc trước đó để so sánh mức độ ô nhiễm qua các năm.
2. Môi trường nước (nước mặt, nước biển)
- Nhận định chung về ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn: các đoạn sông hoặc khu vực bị ô nhiễm thường xuyên; thành phần chất ô nhiễm chính trong môi trường nước; mức độ cải thiện của các điểm ô nhiễm kéo dài liên tục trong nhiều năm đến thời điểm lập báo cáo.
- Nhận định, đánh giá chi tiết môi trường nước trên địa bàn tỉnh (trình bày từ thượng nguồn đến hạ lưu đối với sông; các hồ lớn; vùng biển thực hiện quan trắc, giám sát); các thông số ô nhiễm, nguyên nhân ô nhiễm; xu hướng/diễn biến của các thông số ô nhiễm so với năm trước.
- Vẽ biểu đồ thể hiện các thông số ô nhiễm.
3. Môi trường đất
- Đánh giá chung về tình hình tăng/giảm khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn;
- Kết quả cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực ô nhiễm môi trường đất.
- Nhận định chung về hiện trạng môi trường đất trên địa bàn (nguy cơ suy thoái, nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất trên địa bàn).
- Phân tích, đánh giá chất lượng đất tại các khu vực thực hiện quan trắc; phân tích, so sánh với thời điểm quan trắc năm trước.
- Vẽ biểu đồ thể hiện các thông số ô nhiễm.
4. Hiện trạng di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Báo cáo về sự tăng/giảm số lượng và diện tích các khu di sản thiên nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng, cơ sở bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học; sự tăng/giảm danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu, loài bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ của IUCN; tăng/giảm các nguồn gen quý hiếm trên địa bàn trong năm đánh giá;...
- Biểu đồ so sánh số liệu so sánh với năm trước.
II. Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động chính đến môi trường
- Thông tin chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các tác động chính đến môi trường.
III. Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường
1. Kiểm soát nguồn ô nhiễm:
- Tỷ lệ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (CCN), làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; tỷ lệ nước thải đô thị, nước thải nông thôn được thu gom, xử lý tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trạm quan trắc tự động, liên tục, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
- Báo cáo số liệu các nguồn ô nhiễm như: các đô thị, khu dân cư tập trung; các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; các CCN; các làng nghề; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn; các nguồn ô nhiễm khác... Tổng hợp số liệu các nguồn ô nhiễm chi tiết tại Phụ lục I kèm theo.
2. Quản lý chất thải và phế liệu:
a) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH):
- CTRSH: Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn (Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn); khối lượng CTRSH đô thị được thu gom, vận chuyển và xử lý; khối lượng CTRSH nông thôn được thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Các cơ sở xử lý CTRSH; số lượng khu/bãi chôn lấp CTRSH; số lượng các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
- Các khu xử lý CTR tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý (nếu xử lý cả CTRSH, CTRCNTT, CTNH thì chỉ cần báo cáo trong phần CTNH).
b) Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT):
- CTRCNTT: Tổng khối lượng CTRCNTT phát sinh trên địa bàn; khối lượng CTRCNTT được thu gom để tái sử dụng, tái chế; khối lượng CTRCNTT được tiêu hủy (đốt, chôn lấp...).
- Các cơ sở xử lý CTRSH;
- Các khu xử lý CTR tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý (nếu xử lý cả CTRSH, CTRCNTT, CTNH thì chỉ cần báo cáo trong phần CTNH).
c) Quản lý chất thải nguy hại (CTNH):
- Tổng khối lượng CTNH phát sinh trên địa bàn;
- Chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn.
- Các cơ sở xử lý CTNH.
- Các khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý.
d) Quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
- Các cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; số lượng các cơ sở nhập khẩu phế liệu theo từng nhóm phế liệu (Sắt thép, giấy, nhựa, đồng, nhôm…).
- Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu của các cơ sở trên địa bàn trong năm; Khối lượng sắt thép, giấy, nhựa, đồng, nhôm…nhập khẩu.
đ) Tổng hợp số liệu về công tác quản lý chất thải và phế liệu tại Phụ lục II kèm theo.
3. Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường:
- Quản lý, cải thiện chất lượng môi trường nước (lưu vực sông, nước mặt, nước biển,...); Quản lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đất; Quản lý, cải thiện chất lượng không khí.
- Số lượng các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đã thực hiện ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường; tỷ lệ các khu vực môi trường bị ô nhiễm được xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường.
- Số liệu về tình hình phát sinh, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tại Phụ lục III kèm theo.
4. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Các hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong năm báo cáo.
- Kết quả xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường.
- Kết quả thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường (số lượng các sự cố xảy ra trong năm và việc ứng phó, xử lý).
- Kết quả xử lý các thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
- Các hoạt động khác.
5. Báo cáo kết quả về việc di dời dân cư sinh sống trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (nếu có); lộ trình chuyển đổi các làng nghề thành cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường.
6. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học:
- Triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phát triển, mở rộng hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và các danh hiệu quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Tăng cường công tác bảo tồn loài hoang dã nguy cấp, nguy hiếm.
- Quản lý nguồn gen và an toàn sinh học.
- Phục hồi, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
- Số liệu về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học tại Phụ lục IV kèm theo.
IV. Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường
1. Xây dựng chính sách, pháp luật, hướng dẫn tổ chức thực hiện:
- Báo cáo về số lượng các văn bản pháp luật (Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án; văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường); số lượng các văn bản hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn của năm đánh giá.
- Công tác hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy hoạch về môi trường của quốc gia trên địa bàn.
- Đánh giá chung công tác xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật do địa phương ban hành, những tồn tại, nguyên nhân khách quan/chủ quan trong việc thực thi pháp luật.
2. Giải quyết thủ tục hành chính:
- Báo cáo số lượng thủ tục hành chính đã giải quyết trong năm theo từng loại thủ tục. Chi tiết hồ sơ về môi trường đã phê duyệt và xác nhận trong năm tại Phụ lục V kèm theo.
- Đánh giá những tồn tại, nguyên nhân khách quan/chủ quan trong giải quyết các thủ tục hành chính.
3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường:
- Tình hình tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
- Kết quả: số cơ sở được thanh tra, kiểm tra; số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính; số tiền xử phạt; số vụ bị xử lý hình sự; Số lượng vụ việc khiếu kiện về bảo vệ môi trường được giải quyết. Chi tiết cơ sở thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm tại Phụ lục VI kèm theo.
4. Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường: Kết quả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
V. Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường
Tình hình đầu tư, xây dựng, vận hành hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường trên địa bàn; các chương trình và kết quả triển khai các chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn. Chi tiết hiện trạng các trạm quan trắc môi trường trên địa bàn tại Phụ lục VII kèm theo.
VI. Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường
1. Nguồn nhân lực:
- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường.
2. Nguồn lực tài chính (tổng kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó nêu rõ kinh phí từ các nguồn sự nghiệp môi trường, đầu tư phát triển, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, xã hội hóa...).
VII. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường
- Tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu thống kê môi trường quốc gia trong danh mục các chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê;
- Tổng hợp, báo cáo bộ chỉ tiêu thống kê môi trường của ngành tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Tổng hợp các chỉ tiêu trong bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
VIII. Đánh giá chung
1. Tổng kết, đánh giá chung về chất lượng môi trường trên địa bàn của năm đánh giá; xác định những nguyên nhân, nguồn tác động chính ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của năm đánh giá;...
2. Tổng hợp, đánh giá chung về những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường của năm đánh giá; những vấn đề môi trường hoặc các hoạt động bảo vệ môi trường chính được giải quyết, xử lý; những tồn tại, bất cập, hạn chế và nguyên nhân.
3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong năm.
IX. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
1. Mục tiêu, nhiệm vụ: cần xây dựng những nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm về bảo vệ môi trường cho năm tiếp theo để giải quyết những tồn tại, bất cập của năm đánh giá;
2. Giải pháp về bảo vệ môi trường thời gian tới (về kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực, huy động nguồn lực tài chính, hoàn thiện chính sách, pháp luật, ...).
X. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: - …..; - ….; - Lưu: VT, (4) (5),
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Năm báo cáo.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(5) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Phu lục I.
Các nguồn ô nhiễm
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày… tháng ….năm ....của....)
Bảng 1. Danh mục các đô thị
(tiêu chí phân loại theo quy định hiện hành)
STT |
Tên đô thị |
Địa chỉ |
Mật độ dân số (người/km2) |
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh (m3/ngày đêm) |
Hệ thống xử lý nước thải tập trung (Số lượng: m3/ngày đêm) |
Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung (%) |
Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại chỗ theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%) |
Kết quả quan trắc |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
I |
Đô thị đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên đô thị 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tên đô thị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Đô thị loại I |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên đô thị 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tên đô thị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Đô thị loại II |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên đô thị 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tên đô thị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Đô thị loại III |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên đô thị 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tên đô thị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
V |
Đô thị loại IV |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên đô thị 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tên đô thị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
VI |
Đô thị loại V |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên đô thị 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tên đô thị 2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn
TT |
Tên khu kinh tế (năm thành lập) |
Địa chỉ |
Diệ n tích (ha) |
Tình trạng hoạt động (đang xây dựng/ đang hoạt động) |
Các cơ sở đang hoạt động trong KKT |
Cơ sở đang hoạt động |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/ không) |
Xử lý nước thải |
Xử lý khí thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
|||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (thực tế) (m3/ngđ) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngđ) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Lượng khí thải phát sinh (m3/giờ) |
Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/ năm) |
|||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
|
KHU KINH TẾ A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KCN/ KCX/ KCNC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- KCN ... A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- KCN ...B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CCN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- CCN... A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- CCN... B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu đô thị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ...A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ... B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu du lịch/khu kinh doanh dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ... A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu ... B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ sở A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ sở B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KHU KINH TẾ B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Danh mục các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (viết tắt là KCN) không thuộc khu kinh tế
TT |
Tên KCN đang hoạt động |
Địa chỉ |
Diện tích (ha) |
Tên chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng |
Số lượng cơ sở đang hoạt động trong KCN |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/không) |
Xử lý nước thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (thực tế) (m3/ngđ) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngđ) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
KCN A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KCN B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KCN C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Danh mục các cụm công nghiệp (viết tắt là CCN)
TT |
Tên CCN đang hoạt động |
Địa chỉ |
Diện tích (ha) |
Tên chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng |
Số lượng cơ sở đang hoạt động trong CCN |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/không) |
Xử lý nước thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (thực tế) (m3/ngđ) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngđ) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/ năm) |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
CCN A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CCN B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CCN C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Danh mục làng nghề trên địa bàn
TT |
Địa phương/Tên nghề |
Địa chỉ |
Kết quả bảo vệ môi trường làng nghề |
Số cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thuộc ngành nghề không khuyến khích phát triển/ tổng số lượng cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề |
Các vấn đề môi trường chính |
|||||
Phương án bảo vệ môi trường (có/không) |
Tổ chức tự quản (có/khô ng) |
Hạ tầng bảo vệ môi trường |
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
|||||||
Hệ thống thu gom nước mưa |
Hệ thống thu gom nước thải và xử lý nước thải tập trung |
Điểm tập kết chất thải rắn /khu xử lý chất thải rắn/phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn |
||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
|
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Địa phương A (quận/huyện/xã) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Làng nghề 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Làng nghề 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Làng nghề 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Địa phương B (quận/huyện/xã) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Làng nghề 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Làng nghề 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Làng nghề 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6. Danh mục các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
TT |
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
Tên cơ sở hoạt động |
Số QĐ phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bảo vệ MT; Giấy phép môi trường (nếu có) |
Nước thải |
Khí thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có) |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm) |
Hệ thống quan trắc tự động, (nếu có) |
Lượng khí thải phát sinh (m3/giờ) |
Hệ thống quan trắc tự động (nếu có) |
Sinh hoạt (tấn/năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
1 |
Loại 1 |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Loại 2 |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phu lục II.
Quản lý chất thải và phế liệu
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày… tháng ….năm ....của....)
Bảng 1. Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
TT |
Tên |
Địa chỉ |
Giấy phép môi trường (hoặc GXN hoàn thành công trình BVMT hoặc giấy tờ tương đương) |
Công nghệ xử lý chính (chôn lấp hợp vệ sinh/ không hợp vệ sinh, compost, đốt, công nghệ khác..) |
Công suất (tấn/ngày)/ Phạm vi tiếp nhận CTRsH |
Tình trạng hoạt động (Đang hoạt động/đã đóng cửa..) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Giấy phép môi trường (hoặc GXN hoàn thành công trình BVMT hoặc giấy tờ tương đương) |
Công nghệ xử lý chính (chôn lấp, đốt, công nghệ khác..) |
Công suất (tấn/ ngày) |
Phạm vi tiếp nhận CTRCNTT |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ trụ sở chính/ địa chỉ cơ sở sản xuất |
Giấy phép môi trường (hoặc Giấy phép xử lý CTNH) |
Công suất, công nghệ xử lý chất thải (gồm cả số liệu xử lý CTRSH, CTRCNTT nếu có) |
Vùng thu gom, tiếp nhận xử lý CTNH |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn (nếu có)
TT |
Tên |
Địa chỉ
|
Đơn vị vận hành
|
Công nghệ xử lý chính (chôn lấp, compost, đốt, công nghệ khác..) |
Công suất xử lý đối với từng loại CTRSH, CTRCNTT, CTNH (tấn/ngày) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Các cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ trụ sở chính/ địa chỉ cơ sở sản xuất |
Giấy phép môi trường (hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu) |
Khối lượng phế liệu nhập khẩu theo từng nhóm phế liệu (Sắt thép, giấy, nhựa, đồng, nhôm...) (tấn) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
Bảng 6. Tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn
TT |
Loại chất thải |
Khối lượng phát sinh (Tấn/năm) |
Khối lượng thu gom, vận chuyển (Tấn/năm) |
Khối lượng xử lý (Tấn/ năm) |
Tỷ lệ chất thải phải chôn lấp/ hóa rắn (%) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện A |
|
|
|
|
|
|
1 |
Chất thải rắn sinh hoạt |
|
|
|
|
|
1.1 |
Khu vực đô thị |
|
|
|
|
|
1.2 |
Khu vực nông thôn |
|
|
|
|
|
2 |
Chất thải rắn công nghiệp thông thường |
|
|
|
|
|
2.1 |
CTRCNTT tái sử dụng, tái chế, làm nguyên liệu sản xuất. |
|
|
|
|
|
2.2 |
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tiêu hủy (đốt, chôn lấp...) |
|
|
|
|
|
3 |
Chất thải nguy hại |
|
|
|
|
|
4 |
Chất thải y tế nguy hại |
|
|
|
|
|
Quận/huyện B |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
Phụ lục III.
Thống kê tình hình phát sinh, xử lý nước thải thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên trên địa bàn
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày…. Tháng… năm ....của....)
STT |
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị từ loại IV trở lên (m3/ngày đêm) |
Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung (m3/ngày đêm) |
Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường |
|||||||||||||||
Tổng số |
Đô thị loại đặc biệt |
Đô thị loại I |
Đô thị loại II |
Đô thị loại III |
Đô thị loại IV |
Tổng số |
Đô thị loại đặc biệt |
Đô thị loại I |
Đô thị loại II |
Đô thị loại III |
Đô thị loại IV |
Tổng số |
Đô thị loại đặc biệt |
Đô thị loại I |
Đô thị loại II |
Đô thị loại III |
Đô thị loại IV |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục IV.
Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-… ngày …tháng… năm ....của....)
Bảng 1. Danh mục số lượng và diện tích di sản thiên nhiên, khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn
TT |
Khu bảo tồn |
Di sản thiên nhiên |
Hành lang đa dạng sinh học |
Cơ sở bảo tồn |
||||
Số lượng |
Diện tích |
Số lượng |
Diện tích |
Số lượng |
Diện tích |
Số lượng |
Diện tích |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện A |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện B |
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Danh mục loài nguy cấp quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ
TT |
Tên loài |
Toàn tỉnh |
|
Quận/huyện A |
|
Quận/huyện B |
|
…. |
|
Bảng 3. Danh mục các loài đặc hữu
TT |
Tên loài |
Toàn tỉnh |
|
Quận/huyện A |
|
Quận/huyện B |
|
…. |
|
Bảng 4. Danh mục các loài bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ của IUCN
TT |
Tên loài |
Toàn tỉnh |
|
Quận/huyện A |
|
Quận/huyện B |
|
…. |
|
Phụ lục V.
Hồ sơ môi trường đã phê duyệt/cấp trong năm
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày …tháng …năm ....của....)
TT |
Tên Dự án |
Lĩnh vực |
Địa điểm dự án |
Số Quyết định phê duyệt |
Tên Cơ quan phê duyệt |
Ngày ký |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
I |
Thủ tục |
||||||
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện A |
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện B |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Thủ tục |
||||||
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện A |
|
|
|
|
|
|
|
Quận/huyện B |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
III. |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục VI.
Kết quả thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong năm
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-... ngày… tháng …năm ....của....)
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Số tiền xử phạt vi phạm hành chính (triệu đồng) (nếu có) |
Các vi phạm chính |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
Quận/huyện A |
|
|
|
|
|
Quận/huyện B |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
Phụ lục VII.
Hiện trạng các trạm quan trắc trên địa bàn
(Kèm theo Báo cáo số: …/BC-.... ngày… tháng …năm....của....)
TT |
Tên trạm |
Địa chỉ |
Loại quan trắc (không khí/nước/phóng xạ/đa dạng sinh học/...) |
Số trạm/vị trí quan trắc |
|
Quan trắc thủ công |
Quan trắc tự động |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
Quận/huyện A |
|
|
|
|
|
Quận/huyện B |
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
Mẫu số 04. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ
(1) _____ Số: …/BC-(2)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ (Địa danh), …. tháng ….năm… |
BÁO CÁO
Tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm (3)
I. Giới thiệu chung
Thông tin chung về nhiệm vụ bảo vệ môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ trong năm báo cáo.
II. Tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
1. Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực theo quy định (tổng số văn bản được xây dựng, ban hành trong năm, so sánh với số lượng các văn bản, chính sách được giao cho Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng); việc hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Kết quả thực hiện quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).
- Nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (tổng số kinh phí được bố trí cho các hoạt động bảo vệ môi trường tại bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường: Tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường được giao trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (nếu có).
3. Đánh giá kết quả bảo vệ môi trường: Tổng hợp, đánh giá chung về những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường của năm đánh giá; tồn tại, bất cập và nguyên nhân.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về bảo vệ môi trường thời gian tới:
- Mục tiêu, nhiệm vụ: cần xây dựng những nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm về bảo vệ môi trường cho năm tiếp theo để giải quyết những tồn tại, bất cập của năm đánh giá;
- Giải pháp về bảo vệ môi trường thời gian tới.
5. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: - ….; - ….; - Lưu: VT, (4), (5)
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Năm báo cáo.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(5) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu số 05. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Mẫu số 05.A. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (áp dụng đối với cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường)
(1) (2) _____ Số: …/BC-(3) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ (Địa danh), …. tháng ….năm… |
BÁO CÁO
Công tác bảo vệ môi trường năm (4)
THÔNG TIN CHUNG
- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
- Địa chỉ, số điện thoại:
- Người đại diện:
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: …..; quy mô/công suất:….. Tần suất hoạt động (thường xuyên hoặc theo mùa vụ- ghi rõ thời gian nếu hoạt động theo mùa vụ)
- Giấy đăng ký kinh doanh …..Mã số thuế ...
- Giấy phép môi trường1 số: ….. ngày ….cơ quan cấp ……
- Giấy chứng nhận ISO 14001 (nếu có): …….
- Khối lượng sản phẩm của năm báo cáo và năm g ần nhất (kèm theo đơn vị đo):
- Nhiên liệu, điện, nước tiêu thụ của năm báo cáo và năm gần nhất (kèm theo đơn vị đo:
Phần 1. Kết quả hoạt động các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
1. Về công trình bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải
1.1. Xử lý nước thải
- Liệt kê các công trình xử lý nước thải, bao gồm cả các thay đổi so với kỳ báo cáo trước, nếu có;
- Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
- Tổng lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh trong năm báo cáo và năm g ần nhất (m3); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
- Tổng lưu lượng nước làm mát trong năm báo cáo và năm g ần nhất (m3) (nếu có); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
Tình hình đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp).
1.2. Kết quả quan trắc nước thải
1.2.1. Quan trắc định kỳ nước thải
1.2.1.1 Quan trắc định kỳ nước thải sinh hoạt
- Thời gian quan trắc:
- Tần suất quan trắc:
- Vị trí các điểm quan trắc:
- Tổng số lượng mẫu thực hiện quan trắc:
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN:
- Đơn vị thực hiện quan trắc Số Vimcerts:
- Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc vượt quy chuẩn (nếu có):
Bảng 1.1. Thống kê vị trí điểm quan trắc và kết quả quan trắc vượt QCVN (nếu có)
TT |
Tên điểm quan trắc |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Thời gian quan trắc |
Vị trí lấy mẫu Kinh độ |
Vĩ độ |
Chỉ tiêu quan trắc vượt QCVN |
Kết quả quan trắc |
Giá trị QCVN |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Khu vực 1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Ngày/tháng/ năm |
|
|
|
|
|
|
Điểm quan trắc 1 |
|
|
106°08.465’ |
21°12.881’ |
|
|
|
|
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khu vực 2 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 1 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.1.2 Quan trắc định kỳ nước thải công nghiệp
- Thời gian quan trắc:
- Tần suất quan trắc:
- Vị trí các điểm quan trắc:
- Tổng số lượng mẫu thực hiện quan trắc:
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN):
- Đơn vị thực hiện quan trắc Số Vimcerts:
- Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc vượt quy chuẩn (nếu có):
Bảng 1.2. Thống kê vị trí điểm quan trắc và kết quả quan trắc vượt QCVN (nếu có)
TT |
Tên điểm quan trắc |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Thời gian quan trắc |
Vị trí lấy mẫu Kinh độ |
Vĩ độ |
Chỉ tiêu quan trắc vượt QCVN |
Kết quả quan trắc |
Giá trị QCVN |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Khu vực 1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Ngày/tháng/ năm |
|
|
|
|
|
|
Điểm quan trắc 1 |
|
|
106°08.465’ |
21°12.881’ |
|
|
|
|
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khu vực 2 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 1 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2. Quan trắc nước thải liên tục, tự động
a) . Thông tin chung về hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Vị trí, địa điểm lắp đặt trạm (kèm tọa độ và bản đồ vị trí đặt trạm).
- Mô tả đặc điểm nguồn thải được giám sát
- Tần suất thu nhận dữ liệu
- Danh mục thông số quan trắc, giá trị QCVN để so sánh với giá trị quan trắc đối với từng thông số.
- Thông tin về hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị: thời gian, tần suất hiệu chuẩn, kiểm định.
b) Tình trạng hoạt động của trạm
- Các sự cố đối với hệ thống quan trắc tự động, nguyên nhân, cách khắc phục
- Các khoản thời gian hệ thống quan trắc tự động dừng hoạt động
- Thống kê mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc
Bảng 1.3. Bảng thống kê số liệu quan trắc
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
... |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Số giá trị quan trắc theo thiết kế |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc nhận được |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc lỗi/bất thường |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu nhận được so với số giá trị theo thiết kế (%) |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu lỗi/bất thường so với số giá trị nhận được (%) |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số giá trị quan trắc theo thiết kế: ví dụ tần suất dữ liệu là 5phút/lần thì số giá trị theo thiết kế trong 1 giờ là 60/5=12 giá trị, trong 1 ngày là 12x24= 288 giá trị.
- Số giá trị quan trắc nhận được: số giá trị nhận được thực tế
- Số giá trị lỗi/bất thường: số giá trị quan trắc trong thời gian thiết bị quan trắc lôi, hỏng.
Bảng 1.4. Thống kê các sự cố tại các trạm và biện pháp khắc phục
Tên sự cố |
Thời gian |
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục đã được áp dụng |
(1) |
(2) |
(3) |
Sự cố thứ 1 |
|
|
Sự cố thứ 2 |
|
|
…. |
|
|
|
|
|
c) Nhận xét kết quả quan trắc
- Tính toán giá trị quan trắc trung bình 1 giờ (đối với các thông số có tần suất dữ liệu nhận được nhỏ hơn 1 giờ).
- So sánh giá trị quan trắc trung bình 1 giờ so với QCVN (đối với các thông số có trong QCVN).
- Thống kê các ngày có giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt quá giới hạn của QCVN.
- Trong những ngày số liệu quan trắc cao bất thường cần có lý giải.
- Thống kê số số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt QCVN (thống kê theo từng thông số)
Bảng 1.5. Thống kê số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt quá giới hạn QCVN
Thông số |
Số ngày có giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN |
Số giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN |
Tỷ lệ giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN(%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
Thông số 1 |
|
|
|
Thông số 2 |
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Tỉ lệ trung bình 1 giờ vượt QCVN được tính bằng số giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN trên tổng số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ nhận được.
d) Kết luận:
- Nhận định về mức độ đầy đủ của dữ liệu thu nhận
- Thông số vượt ngưỡng; thời gian vượt ngưỡng so với QCVN tương ứng.
2. Về công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải
2.1. Xử lý khí thải
- Liệt kê các công trình xử lý khí thải, bao gồm cả các thay đổi so với kỳ báo cáo trước, nếu có;
- Tổng lưu lượng khí thải phát sinh trong năm báo cáo và năm báo cáo g ần nhất (đơn vị: m3) (áp dụng với cơ sở quan trắc khí thải tự động, liên tục);
2.2. Kết quả quan trắc khí thải
2.2.1 Kết quả quan trắc định kỳ
- Thời gian quan trắc:
- Tần suất quan trắc:
- Vị trí các điểm quan trắc:
- Tổng số lượng mẫu thực hiện quan trắc:
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN):
- Đơn vị thực hiện quan trắc Số Vimcerts:
- Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc vượt quy chuẩn (nếu có):
Bảng 2.1. Thống kê vị trí điểm quan, trắc và kết quả quan trắc vượt QCVN (nếu có)
TT |
Tên điểm quan trắc |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Thời gian quan trắc |
Vị trí lấy mẫu Kinh độ |
Vĩ độ |
Chỉ tiêu quan trắc vượt QCVN |
Kết quả quan trắc |
Giá trị QCVN |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Khu vực 1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Ngày/tháng/ năm |
|
|
|
|
|
|
Điểm quan trắc 1 |
|
|
106°08.465' |
21°12.881' |
|
|
|
|
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khu vực 2 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 1 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
2.2.2. Quan trắc khí thải tự động, liên tục
a) Thông tin chung về hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Vị trí, địa điểm lắp đặt trạm (kèm tọa độ và bản đồ vị trí đặt trạm).
- Mô tả đặc điểm nguồn thải được giám sát
- Tần suất thu nhận dữ liệu
- Danh mục thông số quan trắc, giá trị QCVN để so sánh với giá trị quan trắc đối với từng thông số.
- Thông tin về hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị: thời gian, tần suất hiệu chuẩn, kiểm định.
b) Tình trạng hoạt động của trạm
- Các sự cố đối với hệ thống quan trắc tự động, nguyên nhân, cách khắc phục
- Các khoản thời gian hệ thống quan trắc tự động dừng hoạt động
- Thống kê mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc
Bảng 2.2. Bảng thống kê số liệu quan trắc
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
... |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Số giá trị quan trắc theo thiết kế |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc nhận được |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc lỗi/bất thường |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu nhận được so với số giá trị theo thiết kế (%) |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu lỗi/bất thường so với số giá trị nhận được (%) |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số giá trị quan trắc theo thiết kế: ví dụ tần suất dữ liệu là 5 phút/lần thì số giá trị theo thiết kế trong 1 giờ là 60/5=12 giá trị, trong 1 ngày là 12x24= 288 giá trị.
- Số giá trị quan trắc nhận được: số giá trị nhận được thực tế
- Số giá trị lỗi/bất thường: số giá trị quan trắc trong thời gian thiết bị quan trắc lỗi, hỏng.
Bảng 2.3. Thống kê các sự cố tại các trạm và biện pháp khắc phục
Tên sự cố |
Thời gian |
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục đã được áp dụng |
(1) |
(2) |
(3) |
Sự cố thứ 1 |
|
|
Sự cố thứ 2 |
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Nhận xét kết quả quan trắc
- Tính toán giá trị quan trắc trung bình 1 giờ (đối với các thông số có tần suất dữ liệu nhận được nhỏ hơn 1 giờ).
- So sánh giá trị quan trắc trung bình 1 giờ so với QCVN (đối với các thông số có trong QCVN).
- Thống kê các ngày có giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt quá giới hạn của QCVN.
- Trong những ngày số liệu quan trắc cao bất thường cần có lý giải.
- Thống kê số số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt QCVN (thống kê theo từng thông số).
Bảng 2.4. Thống kê số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt quá giới hạn QCVN
Thông số |
Số ngày có giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN |
Số giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN |
Tỷ lệ giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN(%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
Thông số 1 |
|
|
|
Thông số 2 |
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Tỉ lệ trung bình 1 giờ vượt QCVN được tính bằng số giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN trên tổng số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ nhận được.
d) Kết luận:
- Nhận định về mức độ đầy đủ của dữ liệu thu nhận
- Thông số vượt ngưỡng; thời gian vượt ngưỡng so với QCVN khí thải tương ứng từng loại ngành nghề.
3. Về quản lý chất thải rắn thông thường
Thống kê chất thải phát sinh (Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh chất thải rắn thông thường thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)
Thống kê CTRSH:
TT |
CTRSH |
Khối lượng (tấn) |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRSH |
Khối lượng năm gần nhất (tấn) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Thống kê CTRCNTT (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):
TT |
Nhóm CTRCNTT |
Khối lượng (kg) |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất (tại cơ sở) |
|
|
|
2 |
Tái sử dụng, tái chế để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành sản xuất khác (chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT) |
|
|
|
3 |
Chất thải phải xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đối với cơ sở sản xuất có sử dụng CTRCNTT để tái sử dụng, tái chế, làm nguyên liệu sản xuất:
TT |
Tổ chức, cá nhân chuyển giao CTRCNTT |
Số lượng (kg) |
Chủng loại chất thải, phế liệu |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
Hạt nix, tro bay, tro đáy, giấy, nhựa.... |
|
2 |
|
|
|
|
Thống kê các loại chất thải rắn thông thường khác (nếu có):
TT |
Nhóm CTRTT khác |
Khối lượng (kg) |
Phương thức tự xử lý |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRTT |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4. về quản lý chất thải nguy hại:
Thống kê CTNH (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):
Tên chất thải |
Mã CTNH |
Số lượng (kg) |
Phương pháp xử lý (i) |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
(tên và mã số QLCTNH hoặc số giấy phép môi trường) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
(i) Ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hoà); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hoá); SH (Sinh học); ĐX (Đồng xử lý ); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hoá rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); TR (Tẩy rửa); SC (Sơ chế); Khác (ghi rõ tên phương pháp).
a) Thống kê các CTNH được xuất khẩu (nếu có):
Tên chất thải |
Mã CTNH |
Mã Basel |
Số lượng (kg) |
Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới |
Đơn vị xử lý ở nước ngoài |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
(tên, địa chỉ) |
(tên, địa chỉ) |
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
b) Thống kê các CTNH được tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở (nếu có):
Tên chất thải |
Mã CTNH |
Số lượng (kg) |
Phương thức tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH |
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
- Kế hoạch quản lý CTNH trong kỳ báo cáo tới (trừ trường hợp chủ nguồn thải có thời gian hoạt động dưới 01 năm):
5. về quản lý chất thải y tế (chỉ áp dụng đối với các cơ sở y tế)
5.1. Thống kê chất thải y tế phát sinh và được xử lý tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo:
(Trường hợp có các cơ sở trực thuộc, thì ngoài thống kê chất thải y tế của cơ sở, cần thống kê lần lượt đối với từng cơ sở y tế trực thuộc theo bảng dưới đây)
TT |
Loại chất thải y tế |
Mã chất thải nguy hại |
Đơn vị tính |
Khối lượng chất thải phát sinh |
Khối lượng chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật |
Xử lý chất thải y tế |
|||
Chuyển giao cho đơn vị khác xử lý |
Tự xử lý tại cơ sở y tế |
||||||||
Khối lượng |
Tên đơn vị chuyển giao |
Số lượng |
Hình thức/ Phương pháp xử lý(*) |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
I |
Tổng lượng chất thải y tế nguy hại |
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng lượng chất thải lây nhiễm: |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.4 |
Chất thải giải phẫu |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổng lượng chất thải nguy hại không lây nhiễm, gồm: |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.4 |
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.5 |
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.6 |
Tổng lượng chất thải nguy hại khác |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
II |
Tổng lượng chất thải rắn thông thường |
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Tổng lưu lượng nước thải |
m3/năm |
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Nước thải y tế |
m3/năm |
|
|
|
|
|
|
|
4.2 |
Nước thải sinh hoạt |
m3/năm |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(*) Hình thức/phương pháp tự xử lý chất thải y tế tại cơ sở y tế:
- Chất thải y tế nguy hại: KĐ (hấp ướt, vi sóng), C (Chôn lấp), LĐ (lò đốt 2 buồng), TC (đốt 1 buồng hoặc đốt thủ công), K (phương pháp khác);
- Trường hợp một loại chất thải có áp dụng đồng thời trong kỳ báo cáo cả việc thuê xử lý và tự xử lý thì cần ghi rõ hình thức và phương pháp xử lý cho từng trường hợp cụ thể.
- Nước thải: HTXLNT (xử lý qua hệ thống xử lý nước thải), KT (Không xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải, chỉ khử trùng nước thải trước khi xả ra môi trường), KXL (Không xử lý, thải thẳng ra môi trường).
5.2. Thống kê lượng chất thải nhựa trong năm
TT |
Loại chất thải nhựa |
Khối lượng phát sinh (kg/năm) |
Khối lượng chuyển giao để tái chế (kg/năm) |
Tên đơn vị nhận chuyển giao để tái chế |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Chất thải lây nhiễm |
|
|
|
2 |
Chất thải nguy hại không lây nhiễm |
|
|
|
3 |
Chất thải rắn thông thường: |
|
|
|
|
Chất thải rắn thông thường từ sinh hoạt thường ngày |
|
|
|
|
Chất thải rắn thông thường từ hoạt động chuyên môn y tế |
|
|
|
|
Tổng cộng(1+2+3) |
|
|
|
6. về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
6.1. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường:
6.2. Báo cáo việc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, tập trung làm rõ các nội dung chính như sau:
- Các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường tại cơ sở.
- Việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra tại cơ sở.
7. về báo cáo quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
7.1. Thông tin về chủng loại và khối lượng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm đang được sản xuất, sử dụng:
STT |
Tên chất ô nhiễm khó phân hủy (bao gồm các chất POP) và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm |
Mã CAS |
Thời điểm nhập khẩu |
Khối lượng nhập khẩu |
Nồng độ chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị chứa chất ô nhiễm (nếu biết) |
Khối lượng đã sử dụng |
Khối lượng còn lưu giữ tại kho |
Kết quả đánh giá sự phù hợp |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7.2. ước tính chất ô nhiễm phát thải vào môi trường tại Cơ sở
STT |
Tên chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy |
Tổng khối lượng phát thải (kg/năm) |
Phương pháp tính toán/ước tính (Quan trắc, tính toán, ước tính) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Phát thải vào môi trường nước |
|
|
2 |
Phát thải vào môi trường không khí |
|
|
3 |
Phát thải vào môi trường đất |
|
|
4 |
Chuyển giao vào bùn thải hệ thống xử lý nước thải |
|
|
5 |
Chuyển giao vào chất thải rắn nguy hại |
|
|
5.1 |
Trong cơ sở |
|
|
5.2 |
Cơ sở tái chế |
|
|
5.3 |
Thải bỏ |
|
|
8. Kết quả khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
Phần 2. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, CTRCNTT, CTNH (Phần này chỉ áp dụng đối với chủ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, CTRCNTT, CTNH)
1. Đối với chủ thu gom, vận chuyển CTRSH, CTRCNTT
A. Tình hình chung về hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH:
- Khối lượng CTRSH được thu gom và vận chuyển:
- Thông tin về các tổ chức phát sinh chuyển giao CTRSH:
TT |
Tên các tổ chức |
Khối lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
- Thông tin về các chủ cơ sở xử lý CTRSH tiếp nhận để xử lý CTRSH do đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển:
TT |
Tên chủ cơ sở xử lý CTRSH |
Khối lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
B. Đối với CTRCNTT
- Khối lượng CTRCNTT được thu gom và vận chuyển:
- Thông tin về các tổ chức phát sinh chuyển giao CTRCNTT:
TT |
Tên các tổ chức |
Khối lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
- Thông tin về các chủ cơ sở sản xuất tiếp nhận tái sử dụng, tái chế CTRCNTT hoặc sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất:
TT |
Tên chủ cơ sở sử dụng CTRCNTT làm nguyên liệu sản xuất |
Khối lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
- Thông tin về các chủ cơ sở xử lý CTRCNTT tiếp nhận để xử lý CTRCNTT do đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển:
TT |
Tên chủ cơ sở xử lý CTRCNTT |
Khối lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
2. Đối với chủ xử lý
2.1 Thống kê chất thải được xử lý
A. Đối với CTRSH
Thống kê về số lượng CTRSH được xử lý
Tên chất thải |
Khối lượng (tấn) |
Phương pháp xử lý |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
|
|
(nếu cơ sở xử lý tương ứng trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở; hoặc xuất khẩu, tái sử dụng...; hoặc chưa xử lý) |
Tổng cộng |
|
|
|
Thông tin về các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển CTRSH:
TT |
Tên chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển |
Số lượng (tấn) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
B. Đối với CTRCNTT
Số lượng CTRCNTT được quản lý:
TT |
Nhóm CTRCNTT |
Số lượng (kg) |
Phương pháp xử lý |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất |
|
|
Chuyển giao cho cơ sở sản xuất phù hợp |
2 |
Sơ chế để làm nguyên liệu sản xuất hoặc đồng xử lý |
|
|
Phân loại, sơ chế, tái chế, tái sử dụng, xử lý, … |
3 |
Phải xử lý …. |
|
|
Chôn lấp, thiêu đốt |
Thông tin về các chủ nguồn thải CTRCNTT mà đơn vị trực tiếp thu gom:
TT |
Tên chủ nguồn thải |
Số lượng (kg) |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
Thông tin về các chủ thu gom, vận chuyển chuyển giao CTRCNTT (nếu có):
TT |
Tên các tổ chức |
Khối lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
Kết quả giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTRCNTT và các vấn đề khác (Kiểm soát ô nhiễm và BVMT; phòng ngừa và ứng phó sự cố; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe ; đào tạo, tập huấn định kỳ):
C. Đối với CTNH
C1. Số lượng CTNH vận chuyển và xử lý:
Tên chất thải |
Mã CTNH |
Số lượng (kg) |
Phương pháp xử lý (i) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
|
|
|
(nêu cơ sở xử lý tương ứng trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở hoặc ghi chú khác như xuất khẩu, chưa xử lý..) |
Tổng số lượng |
|
|
|
|
C2. Số lượng chất thải y tế nguy hại đã tiếp nhận, xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế (chỉ thực hiện đối với cơ sởy tế xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế):
TT |
Loại chất thải y tế |
Lượng chất thải y tế nhận từ các cơ sở y tế trong cụm (kg/năm) |
Phạm vi xử lý (ghi tên các cơ sở y tế trong cụm) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
|
|
|
(i) Trừ trường hợp báo cáo của chủ vận chuyển CTNH, ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hoà); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hoá); SH (Sinh học); ĐX (Đồng xử lý) ; TĐ (Thiêu đốt); HR (Hoá rắn); CL (Cô lập/đóng kén) ; C (Chôn lấp); SC (Sơ chế); Khác (ghi rõ tên phương pháp).
C3. Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH:
Tên chủ nguồn thải |
Mã số QLCTNH/ số Giấy phép môi trường |
Số lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
C4. Thông tin về các chủ xử lý CTNH khác chuyển giao CTNH:
Tên chủ xử lý CTNH |
Mã số QLCTNH hoặc số Giấy phép môi trường |
Số lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
C5. Thông tin về các chủ xử lý CTNH hoặc chủ xử lý CTNH tiếp nhận CTNH để xử lý:
Tên chủ xử lý CTNH |
Mã số QLCTNH hoặc số Giấy phép môi trường |
Số lượng (kg) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
2.2. Báo cáo giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTRSH, CTRCNTT, CTNH;
2.3. Báo cáo kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; đào tạo tập huấn định kỳ…);
Phần 3. Tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu (Phần này chỉ áp dụng đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
1. Báo cáo về nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm
Lô hàng phế liệu nhập khẩu |
Thời điểm nhập |
Khối lượng phế liệu đã nhập khẩu |
Cửa khẩu nhập khẩu |
Số tiền ký quỹ phế liệu |
Hoàn trả/sử dụng số tiền ký quỹ |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1. Phế liệu... |
|
|
|
|
|
Lô 1 |
|
|
|
|
|
Lô 2... |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
Đã sử dụng |
|
|
|
|
|
2. Phế liệu... |
|
|
|
|
|
2. Tình trạng kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: ngoài những nội dung báo cáo về thực trạng sử dụng, quản lý kho, bãi lưu giữ phế liệu, cần mô tả những nội dung thay đổi, điều chỉnh so với Giấy xác nhận đã được cấp.
3. Kết quả hoạt động sản xuất, tái chế phế liệu.
4. Chứng thư giám định các lô hàng đã thông quan đối với trường hợp được miễn kiểm tra (trừ các nội dung đã được báo cáo tại các mục riêng)
Phần 4. Tình hình triển khai công tác cải tạo và phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (Phần này chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản)
- Các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đã thực hiện trong kỳ báo cáo;
- Các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đã được xác nhận hoàn thành trong kỳ báo cáo;
- Số tiền ký quỹ trong kỳ báo cáo và tổng số tiền đã ký quỹ đến thời điểm báo cáo.
Nơi nhận: - …; - ….; - Lưu: VT, (5), (6). |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Năm báo cáo.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(6) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
__________
1 Trường hợp chưa có giấy phép môi trường tổng hợp, ghi các giấy phép môi trường thành phần mà cơ sở đã có (giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT; giấy phép chất thải nguy hại; giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT nhập khẩu phế liệu; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc công trình thủy lợi; Sổ chủ nguồn thải CTNH)
Mẫu số 05.B. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (áp dụng đối với cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường)
(1) (2) ______ Số: …/BC-(3) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ________________________ (Địa danh), ngày …tháng… năm …. |
BÁO CÁO
Công tác bảo vệ môi trường năm (4)
THÔNG TIN CHUNG
- Tên dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
- Địa chỉ, số điện thoại:
- Người đại diện:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở;
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: ….; quy mô/công suất: ……Tần suất hoạt động (thường xuyên hoặc theo mùa vụ- ghi rõ thời gian nếu hoạt động theo mùa vụ)
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:…. Ngày….. của (1) hoặc các giấy tờ tương đương (nếu có). Mã số thuế ...
- Số văn bản đăng ký môi trường:.... Ngày ...tháng... năm …..
- Khối lượng sản phẩm của năm báo cáo và năm gần nhất (kèm theo đơn vị đo):…..
- Nhiên liệu, điện, nước tiêu thụ của năm báo cáo và năm gần nhất (kèm theo đơn vị đo):….
Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường
1. Xử lý nước thải
- Liệt kê các công trình xử lý nước thải, bao gồm cả các thay đổi so với kỳ báo cáo trước, nếu có;
- Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
- Tổng lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
- Tổng lưu lượng nước làm mát trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3) (nếu có); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
Tình hình đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp).
2. Xử lý khí thải
- Liệt kê các công trình xử lý khí thải, bao gồm cả các thay đổi so với kỳ báo cáo trước, nếu có;
3. về quản lý chất thải rắn thông thường
Thống kê chất thải phát sinh (Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh chất thải rắn thông thường thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)
Thống kê CTRSH:
TT |
CTRSH |
Khối lượng (tấn) |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRSH |
Khối lượng năm gần nhất (tấn) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng |
|
|
|
Thống kê CTRCNTT (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):
TT |
Nhóm CTRCNTT |
Khối lượng (kg) |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất (tại cơ sở) |
|
|
|
2 |
Tái sử dụng, tái chế để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành sản xuất khác (chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRCNTT) |
|
|
|
3 |
Chất thải phải xử lý |
|
|
|
…. |
|
|
|
|
Đối với cơ sở sản xuất có sử dụng CTRCNTT để tái sử dụng, tái chế, làm nguyên liệu sản xuất:
TT |
Tổ chức, cá nhân chuyển giao CTRCNTT |
Số lượng (kg) |
Chủng loại chất thải, phế liệu |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
Hạt nix, tro bay, tro đáy, giấy, nhựa.... |
|
2 |
|
|
|
|
Thống kê chất thải rắn thông thường khác (nếu có):
TT |
Nhóm CTRTT khác |
Khối lượng (kg) |
Phương thức tự xử lý |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTRTT |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4. về quản lý chất thải nguy hại:
Thống kê CTNH (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):
Tên chất thải |
Mã CTNH |
Khối lượng (kg) |
Phương pháp xử lý (i) |
Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH |
Khối lượng năm gần nhất (kg) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
(tên và mã số QLCTNH hoặc số Giấy phép môi trường) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
a) Thống kê các CTNH được xuất khẩu (nếu có):
Tên chất thải |
Mã CTNH |
Mã Basel |
Khối lượng (kg) |
Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới (tên, địa chỉ) |
Đơn vị xử lý ở nước ngoài (tên, địa chỉ) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
|
|
b) Thống kê các CTNH được tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở (nếu có):
Tên chất thải |
Mã CTNH |
Khối lượng (kg) |
Phương thức tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
|
|
|
Tổng số lượng |
|
|
|
- Kế hoạch quản lý CTNH trong kỳ báo cáo tới (trừ trường hợp chủ nguồn thải có thời gian hoạt động dưới 01 năm):
5. về quản lý chất thải y tế (chỉ áp dụng đối với các cơ sở y tế)
5.1. Thống kê chất thải y tế phát sinh và được xử lý tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo:
(Trường hợp có các cơ sở trực thuộc, thì ngoài thống kê chất thải y tế của cơ sở, cần thống kê lần lượt đối với từng cơ sở y tế trực thuộc theo bảng dưới đây)
TT |
Loại chất thải y tế |
Mã chất thải nguy hại |
Đơn vị tính |
Số lượng chất thải phát sinh |
Khối lượng chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật |
Xử lý chất thải y tế |
|||
Chuyển giao cho đơn vị khác xử lý |
Tự xử lý tại cơ sở y tế |
||||||||
Khối lượng |
Tên đơn vị chuyển giao |
Khối lượng |
Hình thức/ Phương pháp xử lý(*) |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
I |
Tổng lượng chất thải y tế nguy hại |
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng lượng chất thải lây nhiễm: |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.4 |
Chất thải giải phẫu |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổng lượng chất thải nguy hại không lây nhiễm, gồm: |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
24 |
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.5 |
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.6 |
Tổng lượng chất thải nguy hại khác |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
II |
Tổng lượng chất thải rắn thông thường |
kg/năm |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Tổng lưu lượng nước thải |
m3/năm |
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Nước thải y tế |
m3/năm |
|
|
|
|
|
|
|
4.2 |
Nước thải sinh hoạt |
m3/năm |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) Hình thức/phương pháp tự xử lý chất thải y tế tại cơ sở y tế:
- Chất thải y tế nguy hại: KĐ (hấp ướt, vi sóng), C (Chôn lấp), L Đ (lò đốt 2 buồng), TC (đốt 1 buồng hoặc đốt thủ công), K (phương pháp khác);
- Trường hợp một loại chất thải có áp dụng đồng thời trong kỳ báo cáo cả việc thuê xử lý và tự xử lý thì cần ghi rõ hình thức và phương pháp xử lý cho từng trường hợp cụ thể.
- Nước thải: HTXLNT (xử lý qua hệ thống xử lý nước thải), KT (Không xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải, chỉ khử trùng nước thải trước khi xả ra môi trường), KXL (Không xử lý, thải thẳng ra môi trường).
5.2. Thống kê lượng chất thải nhựa trong năm
TT |
Loại chất thải nhựa |
Khối lượng phát sinh (kg/năm) |
Khối lượng chuyển giao để tái chế (kg/năm) |
Tên đơn vị nhận chuyển giao để tái chế |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Chất thải lây nhiễm |
|
|
|
2 |
Chất thải nguy hại không lây nhiễm |
|
|
|
3 |
Chất thải rắn thông thường: |
|
|
|
|
Chất thải rắn thông thường từ sinh hoạt thường ngày |
|
|
|
|
Chất thải rắn thông thường từ hoạt động chuyên môn y tế |
|
|
|
|
Tổng cộng (1+2+3) |
|
|
|
6. về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
6.1. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường:
6.2. Báo cáo việc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, tập trung làm rõ các nội dung chính như sau:
- Các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường tại cơ sở.
- Việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra tại cơ sở.
7. Kết quả khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
Nơi nhận: - ….; - ….; - Lưu: VT, (5), (6). |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Năm báo cáo.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(6) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu số 06. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp
(1) (2) ____ Số: …./BC-(3) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ________________________ (Địa danh), ngày… tháng… năm…. |
BÁO CÁO
Công tác bảo vệ môi trường năm (4)
I. THÔNG TIN CHUNG
- Tên chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp:
- Địa chỉ, số điện thoại:
- Người đại diện:
- Ngành nghề đầu tư trong từng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung /cụm công nghiệp:
- Giấy đăng ký kinh doanh …..Mã số thuế ...
- Giấy phép môi trường1 số: ngày...tháng...năm... cơ quan cấp …….
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẠI KHU SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG HOẶC CỤM CÔNG NGHIỆP.
_______
1Trường hợp chưa có giấy phép môi trường tổng hợp, ghi các giấy phép môi trường thành phần mà cơ sở đã có (Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc công trình thủy lợi; Sổ chủ nguồn thải CTNH)
Bảng 01a. Danh sách các cơ sở hoạt động trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (viết tắt là KCN)
a) Tóm tắt tình hình hoạt động chung trong KCN:
TT |
Tên KCN đang hoạt động |
Địa chỉ |
Diện tích (ha) |
Tên chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng |
Số lượng cơ sở đang hoạt động trong KCN |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/không) |
Xử lý nước thải (m3/ngđ) |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh thực tế (m3/ngày đêm) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngày đêm) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
KCN A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Chi tiết danh sách các cơ sở hoạt động trong KCN:
TT |
Tên cơ sở hoạt động trong KCN |
Số QĐ phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bảo vệ MT; Giấy phép môi trường (nếu có) |
Loại hình sản xuất chính/ quy mô công suất |
Nước thải |
Khí thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Tỷ lệ cây xanh |
|||||
Tổng lượng nước thải phát sinh thực tế (m3/ngày đêm) |
Đấu nối vào HTXLNT |
Tách đấu nối (ghi rõ hệ thống quan trắc tự động, nếu có) |
Lượng khí thải phát sinh (m3/giờ) |
Quan trắc khí thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
1 |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 01b. Danh sách các cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp (viết tắt là CCN)
a) Tóm tắt tình hình hoạt động chung trong CCN:
TT |
Tên CCN đang hoạt động |
Địa chỉ |
Diện tích (ha) |
Tên chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng |
Số lượng cơ sở đang hoạt động trong kcN |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Hệ thống thu gom nước mưa (có/không) |
Xử lý nước thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường |
Tỷ lệ cây xanh |
||||
Tổng lượng nước thải phát sinh thực tế (m3/ngày đêm) |
Công suất thiết kế của HTXLNT (m3/ngày đêm) |
Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/ năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
CCN A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Chi tiết danh sách các cơ sở hoạt động trong CCN:
TT |
Tên cơ sở hoạt động trong CCN |
Số QĐ phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bảo vệ MT; Giấy phép môi trường (nếu có) |
Loại hình sản xuất chính/ quy mô công suất |
Xử lý nước thải |
Xử lý khí thải |
Tổng lượng CTR phát sinh |
Tỷ lệ cây xanh |
|||||
Tổng lượng nước thải phát sinh thực tế (m3/ngày đêm) |
Đấu nối vào HTXLNT |
Tách đấu nối (ghi rõ hệ thống quan trắc tự động, nếu có) |
Lượng khí thải phát sinh (m3/giờ) |
Quan trắc khí thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) |
Sinh hoạt (tấn/năm) |
Công nghiệp thông thường (kg/năm) |
Nguy hại (kg/năm) |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
1 |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. Kết quả đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung (tính đến thời điểm báo cáo):
- Số cơ sở đấu nối và tổng lượng nước thải từ các cơ sở này xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung tương ứng.
- Số cơ sở được miễn trừ đấu nối và tổng lượng nước thải phát sinh của các cơ sở này.
- Số cơ sở không/ chưa đấu nối theo quy định và tổng lượng nước thải phát sinh của các cơ sở này.
2. Vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp:
- Liệt kê các công trình xử lý nước thải, bao gồm cả các thay đổi so với kỳ báo cáo trước, nếu có;
- Phương thức vận hành hệ thống xử lý nước thải;
- Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong năm báo cáo và năm g ần nhất (m3); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
- Tổng lưu lượng nước thải công nghiệp phát sinh trong năm báo cáo và năm gần nhất (m3); Tổng lưu lượng theo thiết kế được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường;
- Tỷ lệ nước thải phát sinh so với công suất xử lý và nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Số ngày vận hành trong năm/ số ngày dừng vận hành hoặc bảo dưỡng.
- Lượng điện tiêu thụ cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung (KWh/tháng).
- Lượng bùn thải phát sinh, biện pháp xử lý.
3. Kết quả quan trắc nước thải
3.1. Quan trắc định kỳ nước thải
a) Quan trắc định kỳ nước thải sinh hoạt
- Thời gian quan trắc:
- Tần suất quan trắc:
- Vị trí các điểm quan trắc:
- Tổng số lượng mẫu thực hiện quan trắc:
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN:
- Đơn vị thực hiện quan trắc Số Vimcerts:
- Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc vượt quy chuẩn (nếu có) :
Bảng 02. Thống kê vị trí điểm quan trắc và kết quả quan trắc vượt QCVN (nếu có) .
b) Quan trắc định kỳ nước thải công nghiệp
TT |
Tên điểm quan trắc |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Thời gian quan trắc |
Vị trí lấy mẫu Kinh độ |
Vĩ độ |
Chỉ tiêu quan trắc vượt QCVN |
Kết quả quan trắc |
Giá trị QCVN |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Khu vực 1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Ngày/tháng/ năm |
|
|
|
|
|
|
Điểm quan trắc 1 |
|
|
106°08.465’ |
21°12.881’ |
|
|
|
|
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khu vực 2 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 1 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
- Thời gian quan trắc:
- Tần suất quan trắc:
- Vị trí các điểm quan trắc:
- Tổng số lượng mẫu thực hiện quan trắc:
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN):
- Đơn vị thực hiện quan trắc Số Vimcerts:
- Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc vượt quy chuẩn (nếu có):
Bảng 03. Thống kê vị trí điểm quan trắc và kết quả quan trắc vượt QCVN (nếu có)
TT |
Tên điểm quan trắc |
Ký hiệu điểm quan trắc |
Thời gian quan trắc |
Vị trí lấy mẫu Kinh độ |
Vĩ độ |
Chỉ tiêu quan trắc vượt QCVN |
Kết quả quan trắc |
Giá trị QCVN |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
1 |
Khu vực 1 |
Ký hiệu điểm 1 |
Ngày/tháng/ năm |
|
|
|
|
|
|
Điểm quan trắc 1 |
|
|
106°08.465’ |
21°12.881’ |
|
|
|
|
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khu vực 2 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 1 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Điểm quan trắc 2 |
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Quan trắc nước thải liên tục, tự động
a) Thông tin chung về hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
- Vị trí, địa điểm lắp đặt trạm (kèm tọa độ và bản đồ vị trí đặt trạm).
- Mô tả đặc điểm nguồn thải được giám sát
- Tần suất thu nhận dữ liệu
- Danh mục thông số quan trắc, giá trị QCVN để so sánh với giá trị quan trắc đối với từng thông số.
- Thông tin về hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị: thời gian, tần suất hiệu chuẩn, kiểm định.
b) Tình trạng hoạt động của trạm
- Các sự cố đối với hệ thống quan trắc tự động, nguyên nhân, cách khắc phục
- Các khoản thời gian hệ thống quan trắc tự động dừng hoạt động
- Thống kê mức độ đầy đủ của các kết quả quan trắc
Bảng 04. Bảng thống kê số liệu quan trắc
Thông số |
Thông số 1 |
Thông số 2 |
Thông số 3 |
... |
... |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
Số giá trị quan trắc theo thiết kế |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc nhận được |
|
|
|
|
|
Số giá trị quan trắc lỗi/bất thường |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu nhận được so với số giá trị theo thiết kế (%) |
|
|
|
|
|
Tỉ lệ số liệu lỗi/bất thường so với số giá trị nhận được (%) |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Số giá trị quan trắc theo thiết kế: ví dụ tần suất dữ liệu là 5 phút/lần thì số giá trị theo thiết kế trong 1 giờ là 60/5=12 giá trị, trong 1 ngày là 12x24= 288 giá trị.
- Số giá trị quan trắc nhận được: số giá trị nhận được thực tế
- Số giá trị lỗi/bất thường: số giá trị quan trắc trong thời gian thiết bị quan trắc lỗi, hỏng.
Bảng 05. Thống kê các sự cố tại các trạm và biện pháp khắc phục
Tên sự cố |
Thời gian |
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục đã được áp dụng |
(1) |
(2) |
(3) |
Sự cố thứ 1 |
|
|
Sự cố thứ 2 |
|
|
…. |
|
|
|
|
|
c) Nhận xét kết quả quan trắc
- Tính toán giá trị quan trắc trung bình 1 giờ (đối với các thông số có tần suất dữ liệu nhận được nhỏ hơn 1 giờ).
- So sánh giá trị quan trắc trung bình 1 giờ so với QCVN (đối với các thông số có trong QCVN).
- Thống kê các ngày có giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt quá giới hạn của QCVN.
- Trong những ngày số liệu quan trắc cao bất thường cần có lý giải.
- Thống kê số số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt QCVN (thống kê theo từng thông số).
Bảng 06. Thống kê số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ vượt quá giới hạn QCVN
Thông số |
Số ngày có giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN |
Số giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN |
Tỷ lệ giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN (%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
Thông số 1 |
|
|
|
Thông số 2 |
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Tỉ lệ trung bình 1 giờ vượt QCVN được tính bằng số giá trị trung bình 1 giờ vượt QCVN trên tổng số giá trị quan trắc trung bình 1 giờ nhận được.
d) Kết luận:
- Nhận định về mức độ đầy đủ của dữ liệu thu nhận
- Thông số vượt ngưỡng; thời gian vượt ngưỡng so với QCVN tương ứng.
IV. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
2. Báo cáo việc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, tập trung làm rõ các nội dung chính như sau:
+ Các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
+ Việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
Bảng 07. Kết quả thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
STT |
Sự cố |
Thời gian xảy ra |
Nguyên nhân |
Hậu quả, tác động |
Các hoạt động ứng phó, khắc phục |
Các khó khăn và đề xuất |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tổng diện tích cây xanh trong khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp: Tỷ lệ diện tích cây xanh.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét chung về chất lượng môi trường tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
2. Nhận xét và đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, công tác xử lý chất thải và quan trắc môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp và các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
3. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Nơi nhận: - ….; - ….; - Lưu: VT, (5), (6).
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Năm báo cáo.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(6) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu số 07. Cấu trúc, nội dung báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương
Danh sách những người tham gia biên soạn
Danh mục Bảng
Danh mục Biểu đồ
Danh mục Hình
Danh mục Khung
Danh mục Chữ viết tắt
Mục lục
Lời nói đầu
Trích yếu
- Giới thiệu chung về báo cáo: mục đích, phạm vi của báo cáo; đối tượng phục vụ của báo cáo; hướng dẫn người đọc.
- Tóm tắt ngắn gọn các chương mục của báo cáo.
Chương I. Tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia/địa phương
1.1. Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên
Trình bày những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, hệ thống thủy văn, khí hậu chi phối môi trường tự nhiên của quốc gia, địa phương.
1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Yêu cầu chung: khái quát tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ theo các ngành, lĩnh vực; tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP, GRDP của toàn ngành theo lĩnh vực; so sánh qua các giai đoạn; xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực khi thực hiện quy hoạch phát triển; vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường.
- Phát triển công nghiệp
- Phát triển xây dựng
- Phát triển năng lượng
- Phát triển giao thông vận tải
- Phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản
- Hoạt động y tế
- Phát triển du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu
1.2.2. Tình hình xã hội:
Yêu cầu chung: khái quát bối cảnh xã hội trong nước; trình bày sự tăng trưởng dân số cơ học và sự chuyển dịch thành phần dân cư các khu vực đô thị, nông thôn; dự báo sự gia tăng dân số, vấn đề di cư vào các vùng đô thị; khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trường.
- Bối cảnh xã hội trong nước.
- Dân số và vấn đề di cư.
- Phát triển đô thị.
1.2.3. Vấn đề hội nhập quốc tế
- Xu thế hội nhập quốc tế của quốc gia, địa phương.
- Những thách thức của quốc gia, địa phương giữa phát triển về kinh tế và môi trường liên quan đến các thỏa thuận quốc tế, các công ước Việt Nam tham gia là thành viên hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện.
Chương II. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường
Yêu cầu chung: trình bày sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng giá trị ước tính thải lượng chất thải do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra, từ đó làm căn cứ đánh giá xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào.
2.1. Sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa
Yêu cầu chung: trình bày sức ép dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng giá trị ước tính thải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt; ước tính tổng lượng rác thải phát sinh ra môi trường.
Các nội dung trình bày gồm:
- Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo khu vực, vùng, tỉnh, thành phố cấp quốc gia và quận, huyện ở cấp địa phương, trên cơ sở kết quả ước tính đánh giá sức ép của dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường.
- Ước tính tổng lượng rác thải sinh hoạt theo khu vực, vùng, tỉnh, thành phố cấp quốc gia và quận, huyện ở cấp địa phương từ đó đánh giá sức ép của dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với môi trường.
- Sự gia tăng dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa đối với quỹ đất cấp quốc gia, cấp địa phương
2.2. Sức ép hoạt động công nghiệp
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động công nghiệp đến môi trường thông qua việc phân tích các tác động tiêu cực, được thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động công nghiệp đối với môi trường.
2.3. Sức ép hoạt động xây dựng
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động xây dựng đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động xây dựng, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động xây dựng đối với môi trường.
2.4. Sức ép hoạt động phát triển năng lượng
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển năng lượng đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động phát triển năng lượng, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động phát triển năng lượng đối với môi trường.
2.5. Sức ép hoạt động giao thông vận tải
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, trên cơ sở đó đánh giá sức ép hoạt động giao thông vận tải đối với môi trường.
2.6. Sức ép hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản đối với môi trường, được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản đối với môi trường.
2.7. Sức ép hoạt động y tế
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động y tế đối với môi trường được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động y tế, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động y tế đối với môi trường.
2.8. Sức ép hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu
Yêu cầu chung: trình bày sức ép từ hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu đối với môi trường, được thể hiện thông qua phân tích các tác động tiêu cực, thể hiện bằng lượng chất thải (nước thải, khí thải) phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh doanh, thương mại, khối lượng phế liệu từ hoạt động xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó đánh giá sức ép từ hoạt động du lịch và dịch vụ đối với môi trường.
Chương III. Hiện trạng môi trường nước
3.1. Nước mặt lục địa
3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa
3.1.2. Diễn biến ô nhiễm
- Khái quát diễn biến chất lượng nước mặt lục địa theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng nước mặt lục địa, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện đối với cấp địa phương.
- Các vấn đề môi trường nước mặt lục địa nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương
3.2. Nước dưới đất
3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất
3.2.2. Diễn biến ô nhiễm
- Khái quát diễn biến chất lượng nước dưới đất theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng nước dưới đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương.
- Các vấn đề môi trường nước dưới đất nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương.
3.3. Diễn biến môi trường biển ven bờ
- Khái quát diễn biến chất lượng nước biển theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng nước biển, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm và giữa các giai đoạn lập Báo cáo cấp quốc gia, cấp địa phương
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương.
- Các vấn đề môi trường biển ven bờ nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương
Chương IV. Hiện trạng môi trường không khí
- Khái quát diễn biến chất lượng không khí theo các thông số đặc trưng.
- Khái quát mức tiếng ồn và độ rung tại các khu vực hoạt động công nghiệp, khu (cụm) công nghiệp; khu vực xây dựng; tuyến giao thông có mật độ xe cao, khu vực làng nghề.
- So sánh chất lượng không khí, mức tiếng ồn và độ rung được biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương.
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương.
- Các vấn đề môi trường không khí nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương; vấn đề kiểm kê phát thải; sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về khí thải để đánh giá chất lượng môi trường không khí.
Chương V. Hiện trạng môi trường đất
5.1. Hiện trạng sử dụng đất
- Khái quát về hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sức ép lên môi trường.
- Khái quát, đánh giá về công tác cải tạo, phục hồi môi trường đất.
5.2. Diễn biến ô nhiễm đất
- Khái quát diễn biến chất lượng môi trường đất theo các thông số đặc trưng.
- So sánh chất lượng môi trường đất, biểu diễn qua biểu đồ hoặc bản đồ:
+ Với QCVN.
+ Giữa các năm, giữa giai đoạn 5 năm cấp quốc gia, cấp địa phương.
+ Giữa các khu vực, vùng, miền cấp quốc gia và quận, huyện với cấp địa phương.
- Các vấn đề môi trường đất nổi cộm cấp quốc gia, cấp địa phương.
Chương VI. Hiện trạng đa dạng sinh học
Yêu cầu: trình bày về hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học. Khái quát diễn biến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Các hệ sinh thái rừng.
- Rừng ngập mặn (chỉ áp dụng đối với các địa phương có rừng ngập mặn).
- Đất ngập nước.
- Rạn san hô và thẩm cỏ biển (chỉ áp dụng đối với các địa phương ven biển).
- Các hệ sinh thái khác.
- Loài và nguồn gen.
Chương VII. Quản lý chất thải rắn
7.1. Khái quát tình hình công tác quản lý chất thải rắn
7.2. Quản lý chất thải rắn đô thị
- Phân loại và thu gom chất thải rắn đô thị.
- Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị.
- Chất thải nguy hại đô thị.
7.3. Quản lý chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn
- Phân loại và thu gom chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.
- Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn.
- Chất thải nguy hại nông nghiệp và nông thôn.
7.4. Quản lý chất thải rắn công nghiệp
- Thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp.
- Xử lý và tái chế chất thải công nghiệp.
- Chất thải nguy hại công nghiệp.
7.5. Quản lý chất thải rắn y tế
- Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế.
- Xử lý và tái chế chất thải rắn y tế thông thường.
- Chất thải nguy hại y tế.
7.6. Xuất nhập khẩu phế liệu
- Phân tích đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu phế liệu, công tác quản lý và các vấn đề liên quan.
Chương VIII. Biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường
8.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính
- Phân tích đánh giá về tình hình phát thải khí nhà kính, các nguồn phát thải nhà kính.
8.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
- Phân tích, đánh giá về diễn biến vấn đề biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp địa phương và các ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, con người.
8.3. Tai biến thiên nhiên
- Khái quát hiện trạng tai biến thiên nhiên ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Thiệt hại do tai biến thiên nhiên, trên cơ sở đó đánh giá sức ép của tai biến thiên nhiên đối với môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
8.4. Sự cố môi trường
- Khái quát hiện trạng xảy ra sự cố môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Thiệt hại do sự cố môi trường đã xảy ra ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
Chương IX. Tác động của ô nhiễm môi trường
9.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người
- Tác động trực tiếp do ô nhiễm môi trường nước thể hiện thông qua các bệnh có liên quan.
- Tác động trực tiếp do ô nhiễm môi trường không khí thể hiện thông qua các bệnh liên quan.
- Tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường đất.
- Tác động gián tiếp do ô nhiễm từ chất thải rắn.
9.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội
- Thiệt hại kinh tế do gánh nặng bệnh tật.
- Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành, lĩnh vực.
- Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường.
9.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với cảnh quan và hệ sinh thái
9.4. Phát sinh xung đột môi trường
Yêu cầu: trình bày các phát sinh xung đột môi trường được thể hiện thông qua các mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xung đột giữa các nhóm xã hội trong việc gánh chịu các tác động do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, trong việc quy định trách nhiệm xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
Chương X. Quản lý môi trường
Yêu cầu: đánh giá về công tác quản lý môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương được thể hiện thông qua tính hiệu quả và đầy đủ của các chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến các thành phần môi trường, những vấn đề đã làm được và những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm vấn đề cần ưu tiên giải quyết.
10.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương
10.2. Hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
- Nêu bật các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
10.3. Hệ thống quản lý môi trường
- Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý môi trường tại Trung ương, các địa phương đối với cấp quốc gia, tại cấp tỉnh, các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đối với cấp địa phương.
10.4. Vấn đề tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
- Đầu tư từ ngân sách Nhà nước phân bổ cho cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Đầu tư, hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ Môi trường ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Đầu tư từ việc huy động sự tham gia của cộng đồng ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Đầu tư, hỗ trợ từ các dự án hợp tác quốc tế ở cấp quốc gia, cấp địa phương.
10.5. Triển khai các công cụ trong quản lý môi trường.
- Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Quan trắc và thông tin môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cấp quốc gia, cấp địa phương.
10.6. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và vấn đề áp dụng các công nghệ mới
- Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Hoạt động chuyển giao công nghệ cấp quốc gia, cấp địa phương.
- Vấn đề áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn cấp quốc gia, cấp địa phương.
10.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
10.8. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Chương XI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong 5 năm tới.
11.1. Các thách thức về môi trường.
- Tổng kết những thách thức về môi trường tại thời điểm hiện tại.
- Một số thách thức về môi trường trong thời gian tiếp theo.
11.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong 5 năm tới.
- Xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình bảo vệ môi trường tương ứng để khắc phục các vấn đề bức xúc về môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường.
- Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường.
- Tăng cường tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hó a công tác bảo vệ môi trường.
- Mở rộng hợp tác quốc tế.
- Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành.
Kết luận, kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Mẫu số 08. Cấu trúc, nội dung báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương
Danh sách những người tham gia biên soạn
Danh mục Bảng
Danh mục Biểu đồ
Danh mục Hình
Danh mục Khung
Danh mục Chữ viết tắt
Lời nói đầu
Trích yếu
- Giới thiệu về chủ đề báo cáo.
- Giới thiệu chung về báo cáo chuyên đề: các thông tin khái quát về mục đích, phạm vi báo cáo, lý do lựa chọn chủ đề, nhóm đối tượng của báo cáo.
Chương I. Tổng quan về vấn đề môi trường (chủ đề môi trường được lựa chọn)
- Trình bày các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế Xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đề môi trường được lựa chọn. Phân tích các ảnh hưởng đó.
Chương II. Sức ép ô nhiễm môi trường
Yêu cầu: trình bày sức ép ô nhiễm môi trường được thông qua phân tích các tác động tiêu cực, biểu hiện bằng giá trị thải lượng của các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân gây sức ép ô nhiễm môi trường theo chủ đề báo cáo đã lựa chọn.
- Thải lượng của các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn gây ô nhiễm tác động đến vấn đề môi trường (chủ đề mà báo cáo đã lựa chọn).
- Đánh giá nguyên nhân trực tiếp của vấn đề (sức ép) và các động lực chính đã dẫn đến sức ép đó.
- So sánh sự phát thải các chất gây ô nhiễm nói trên giữa các năm, giữa các ngành, lĩnh vực đối với môi trường.
- So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm.
Chương III. Hiện trạng môi trường của chủ đề môi trường lựa chọn
- Trình bày diễn biến (xu hướng) của những thông số đặc trưng, đánh giá chất lượng môi trường. So sánh các giá trị của các thông số đó với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm theo không gian và thời gian.
Chương IV. Tác động của ô nhiễm môi trường
- Trình bày các tác động của ô nhiễm môi trường (chủ đề của báo cáo) đến:
4.1. Sức khỏe con người thể hiện thông qua các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.
4.2. Phát triển kinh tế - xã hội.
4.3. Cảnh quan và hệ sinh thái.
Chương V. Thực trạng quản lý môi trường
Yêu cầu: đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đối với chuyên đề môi trường của báo cáo. Những việc đã làm được (thành công) và các vấn đề đáng lưu ý (những tồn tại và thách thức).
- Những thành công (về chính sách, luật pháp, tổ chức và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề...).
- Những tồn tại, thách thức (về cơ cấu quản lý, quy hoạch, luật pháp, nguồn lực, vốn đầu tư cho môi trường và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề...).
Chương VI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường
6.1. Các thách thức về môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)
- Tổng kết những thách thức về môi trường tại thời điểm xây dựng báo cáo (liên quan đến chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Một số thách thức (liên quan đến chủ đề của báo cáo) trong thời gian tiếp theo.
6.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường.
- Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Các giải pháp cụ thể khác (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)
Kết luận, kiến nghị
Danh sách tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC VII
MẪU BIỂU VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BtnMt ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
HỢP ĐỒNG
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp
Số: ….20..../HĐ-DVHST-TT
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Hôm nay, ngày.... tháng….. năm 20... tại …., chúng tôi gồm:
1. Bên A - Bên chi trả: (Bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên)
Đại diện: Ông/Bà: …………… Chức vụ: ……………
Địa chỉ: ……………
Điện thoại: ……………Fax ……………
Tài khoản số: ……………
Tại: ……………
Mã số thuế: ……………
2. Bên B - Bên được chi trả: (Tên tổ chức/cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên)
Đại diện: Ông/Bà: ……………Chức vụ: ……………
Địa chỉ: ……………
Điện thoại: ……………Fax ……………
Tài khoản số: ……………
Tại: ……………
Mã số thuế: ……………
Hai bên cùng nhau thống nhất ký Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên với các điều, khoản như sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
1. Bên A ký hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên với bên B cho dịch vụ (tên dịch vụ).
2. Các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và quy mô hoạt động (công suất, diện tích, thời gian, ...).
3. Mức chi trả và số tiền chi trả
a) Mức chi trả: ……………
b) Số tiền chi trả: ……………
(Mức chi trả và xác định số tiền phải chi trả theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
4. Phương thức và thời hạn chi trả:
a) Phương thức chi trả: ……………
b) Thời hạn chi trả: ……………
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ
1. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
- Quyền của bên A
………………………………………
………………………………………
………………………………………
- Nghĩa vụ của bên A
………………………………………
………………………………………
………………………………………
(Quyền và nghĩa vụ của bên A được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan).
2. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
- Quyền của bên B
………………………………………
………………………………………
………………………………………
- Nghĩa vụ của bên B
………………………………………
………………………………………
………………………………………
(Quyền và nghĩa vụ của bên B được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan)
- Thông báo cho bên A tình hình thực hiện chi trả.
Điều 3. Thời hạn của hợp đồng
………………………………………
Điều 4. Trường hợp bất khả kháng
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 123 và khoản 2 Điều 126 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Các trường hợp bất khả kháng khác (nếu có):
Điều 5. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu xảy ra tranh chấp, các bên cùng nhau tiến hành giải quyết thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Điều 6. Cam kết chung của các bên
1. Hai bên thống nhất thông qua tất cả các điều khoản trên của Hợp đồng, cam kết thực hiện tốt các thỏa thuận trong hợp đồng này và các quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 05 bản tiếng Việt, mỗi bản có …. trang. Bên A giữ 02 bản, bên B giữ 02 bản, 01 bản được gửi đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên /cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để theo dõi, giám sát thực hiện./.
ĐẠI DIỆN BÊN A Họ và tên |
ĐẠI DIỆN BÊN B (Chữ ký, dấu- nếu có) Họ và tên
|
Mẫu số 02. Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
HỢP ĐỒNG
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
Số: …/20…./HĐ-DVHST-UT
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Hôm nay, ngày.... tháng năm 20... tại ….., chúng tôi gồm:
1. Bên A - Bên ủy thác: (Bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên)
Đại diện: Ông/Bà: ………… Chức vụ: …………
Địa chỉ: …………
Điện thoại: …………Fax …………
Tài khoản số: …………
Tại: …………
Mã số thuế:
2. Bên B - Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh/thành phố hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (trường hợp bên nhận ủy thác là Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam)
Đại diện: Ông/Bà: …………Chức vụ: …………
Địa chỉ: …………
Điện thoại: …………Fax …………
Tài khoản số: …………
Tại: …………
Mã số thuế: …………
Hai bên cùng nhau thống nhất ký Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên với các điều, khoản như sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
1. Bên A ủy thác cho bên B trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cho các bên cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, cụ thể: (tên cơ sở cung ứng dịch vụ).
2. Các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và quy mô hoạt động (công suất, diện tích, thời gian, ...)
………………………………
………………………………
3. Thời gian và số tiền chi trả:
- Thời gian chi trả: từ ngày …/…/20....;
- Mức chi trả và xác định số tiền phải chi trả …………
- Tỷ lệ trích lại cho cơ quan nhận ủy thác: …………%
4. Kê khai, phương thức và thời hạn chi trả:
a) Kê khai:
- Trước ngày 15 tháng 10 hằng năm, bên A gửi đăng ký kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác của năm tiếp theo cho bên B theo Mẫu số 03 Phụ lục VII phần Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Chậm nhất ngày 15 tháng 12, bên A gửi bản kê nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác cho bên B theo Mẫu số 05 Phụ lục VII. phần Phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
b) Phương thức chi trả: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
c) Thời hạn chi trả: theo từng quý hoặc từng năm.
(Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày kết thúc quý đối với trường hợp nộp theo quý và chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày kết thúc Quý I đối với trường hợp nộp theo năm theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ
1. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
- Quyền của bên A:
………………………………
………………………………
………………………………
- Nghĩa vụ của bên A:
………………………………
………………………………
………………………………
(Quyền và nghĩa vụ của bên A được thực hiện theo quy định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan)
2. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
2.1. Quyền của bên B:
- Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên ký hợp đồng và nhận tiền ủy thác chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của bên A;
- Được quyền yêu cầu bên A thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đầy đủ và đúng thời hạn.
- Thông báo cho bên A tình hình thực hiện chi trả ủy thác.
- Các quyền khác
………………………………
………………………………
………………………………
- Nghĩa vụ của bên B
………………………………
………………………………
………………………………
(* Ghi chú: các quyền, nghĩa vụ cụ thể của bên B căn quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan)
Điều 3. Thời hạn của hợp đồng
Điều 4. Trường hợp bất khả kháng
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 123 và khoản 2 Điều 126 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Các trường hợp bất khả kháng khác (nếu có):
Điều 5. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu xảy ra tranh chấp, các bên cùng nhau tiến hành giải quyết thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Điều 6. Cam kết chung của các bên
1. Hai bên thống nhất thông qua tất cả các điều khoản trên của Hợp đồng, cam kết thực hiện tốt các thỏa thuận trong hợp đồng này và các quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 05 bản tiếng Việt, mỗi bản có …. trang. Bên A giữ 02 bản, bên B giữ 02 bản, 01 bản được gửi đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên/cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để theo dõi, giám sát thực hiện./.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Chữ ký, dấu- nếu có) Họ và tên
|
ĐẠI DIỆN BÊN B (Chữ ký, dấu- nếu có) Họ và tên |
Mẫu số 03. Kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
(Địa danh), ngày ….tháng ….năm ….
KẾ HOẠCH
Nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
Năm ….
_________
Bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên: …………
Địa chỉ: …………Quận/huyện …………Tỉnh/thành phố …………
Điện thoại: …………Fax: …………Số tài khoản: …………tại Ngân hàng ...
Đăng ký nộp tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên tại Quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác: …………
TT |
Chỉ tiêu |
Doanh thu năm (đồng) |
Mức chi trả (%) |
Số tiền DVHSTTN (đồng) |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5=3*4] |
1 |
Doanh thu đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí |
|
|
|
2 |
Doanh thu đối với tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
………… |
Nơi nhận: - Bên cung ứng hoặc Quỹ BVMT nhận ủy thác; - Lưu
|
ĐẠI DIỆN BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN (Chữ ký, chức vụ, đóng dấu) Họ và tên |
Mẫu số 04. Bản kê nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
(Địa danh), ngày… tháng …năm …
BẢN KÊ NỘP TIỀN
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
Kỳ nộp tiền: Quý ….năm 20...
Bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên: …………
Địa chỉ: …………Quận/huyện …………Tỉnh/thành phố …………
Điện thoại: …………Fax: …………Số tài khoản: ………… tại Ngân hàng …………
Nộp tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên tại: …………
TT |
Chỉ tiêu |
Doanh thu (đồng) |
Mức chi trả (%) |
Số tiền DVHSTTN (đồng) |
||
Phải nộp |
Được miễn, giảm |
Thực phải nộp |
||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5=3*4] |
[6] |
[7=5-6] |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
… |
.. |
Nơi nhận: - Bên cung ứng hoặc Quỹ BVMT nhận ủy thác; - Lưu |
ĐẠI DIỆN BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN Họ và tên |
Ghi chú:
Doanh thu đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí hoặc Doanh thu đối với tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản vào cột chỉ tiêu tương ứng với hàng 1, 2, 3
Mẫu số 05. Tổng hợp kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
(Địa danh), ngày… tháng…. năm ….
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NỘP TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN THEO HÌNH THỨC ỦY THÁC
Năm 20....
TT |
Tên tổ chức/ cá nhân sử dụng DVHSTTN |
Doanh thu (đồng) |
Mức chi trả (%) |
Số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên năm (đồng) |
|||
Phải nộp |
Đã nộp |
Được miễn, giảm |
Còn phải nộp |
||||
[11 |
, [21 |
[3] |
[4] |
[5=3*4] |
[6] |
[7=5-6] |
[8=5-7] |
I |
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổ chức/ cá nhân 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
…. |
|
|
|
|
|
|
II |
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổ chức/ cá nhân 1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
….. |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: - ….; - Lưu: ... |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) |
Mẫu số 06. Kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
(1) (2) _____ Số: …/…. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc (Địa danh), ngày ... tháng... năm.... |
KẾ HOẠCH THU, CHI TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN THEO HÌNH THỨC ỦY THÁC
NĂM 20
(Kèm theo văn bản số… ngày…. tháng....năm.... của Quỹ Bảo vệ môi trường ủy thác....)
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH THU, CHI
- Căn cứ: …….
II. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THU, CHI
STT |
Nội dung |
Số tiền (đồng) |
[1] |
[2] |
[3] |
I |
Kế hoạch thu |
|
1 |
Thu nội tỉnh |
|
2 |
Thu lãi tiền gửi |
|
II |
Kế hoạch chi |
|
1 |
Chi quản lý ( ….%) |
|
2 |
Trích dự phòng ( ….%) |
|
3 |
Chi trả cho bên cung ứng DVHSTTN ( ….%) |
|
III. CHI TIẾT KẾ HOẠCH THU
TT |
Bên sử dụng DVHSTTN |
Doanh thu (đồng) |
Mức chi trả (%) |
Thành tiền (đồng) |
Ghi chú |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5=3*4] |
[6] |
I |
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, giải trí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
IV. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI
1. Kế hoạch phân bổ tiền
TT |
Đơn vị nộp tiền DVHSTTN |
Kế hoạch thu (đồng) |
Kế hoạch phân bổ (đồng) |
Trong đó |
Số tiền chi trả bình quân 1ha khu vực cung ứng (đồng) |
Ghi chú |
||
Chi quản lý |
Trích dự phòng |
Chi trả cho bên cung ứng DVHSTTN |
||||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4=5+6+7] |
[5] |
[6] |
[7] |
[8] |
[9] |
I |
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, giải trí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
2. Kế hoạch chi tiền cho bên cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
TT |
Bên cung ứng DVHSTTN |
Diện tích khu vực cung ứng (ha) |
Số tiền chi trả (đồng) |
Ghi chú |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
I |
Bên cung ứng là tổ chức (chi tiết từng tổ chức) |
|
|
|
1 |
…. |
|
|
|
II |
Bên cung ứng là cá nhân |
|
|
|
1 |
Huyện …. |
|
|
|
1.1 |
Xã …. |
|
|
|
|
Họ và tên cá nhân 1 |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
V. THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THU, CHI
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên Quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác
Mẫu số 07. Dự toán chi quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác
(1) (2) ______ Số: …../….
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ (Địa danh), ngày ... tháng... năm.... |
DỰ TOÁN CHI QUẢN LÝ TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN THEO HÌNH THỨC ỦY THÁC
NĂM 20
(Kèm theo văn bản số... ngày …tháng …năm.... của Quỹ Bảo vệ môi trường nhận ủy thác)
TT |
Hạng mục chi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá (đồng) |
Thành tiền (đồng) |
Ghi chú |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6=4*5] |
[7] |
I |
Chi thường xuyên |
|
|
|
|
|
1 |
… |
|
|
|
|
|
2 |
…. |
|
|
|
|
|
II |
Chi không thường xuyên |
|
|
|
|
|
1 |
… |
|
|
|
|
|
2 |
…. |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên Quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác
Mẫu số 08. Thông báo tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác
(1) (2) _____ Số: …/…. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ________________________ (Địa danh), ngày ... tháng... năm.... |
THÔNG BÁO TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN THEO HÌNH THỨC ỦY THÁC NĂM….
(Kèm theo văn bản số …..)
1. Tên bên cung ứng: ……….
2. Địa chỉ: ……….
3. Nội dung chi tiết:
TT |
Bên sử dụng dvhstTn |
Doanh thu (đồng) |
Mức thu (%) |
Số tiền thu được (đồng) |
Số tiền đã tạm ứng (đồng) |
Số tiền còn được thanh toán (đồng) |
Ghi chú |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5=3*4] |
[6] |
[7=5-6] |
[8] |
|
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, giải trí (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí tại khu vực thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi trồng thủy sản tại khu vực thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên Quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác
PHỤ LỤC VIII
MẪU BIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ NHÃN SINH THÁI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Nội dung chính tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
1. Ký hiệu tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam:
NSTVN-số hiệu:năm ban hành
Tên sản phẩm, dịch vụ
2. Loại hình, tác động môi trường của sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường:
2.1. Mô tả loại hình sản phẩm, dịch vụ:
2.2. Tác động môi trường của sản phẩm/dịch vụ:
2.3. Mục tiêu bảo vệ môi trường:
3. Thuật ngữ:
Thông tin về các thuật ngữ chứng chỉ quốc tế liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đề nghị chứng nhận.
4. Tiêu chí:
4.1. Tiêu chí chung
4.2. Các tiêu chí cụ thể: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; công nghệ sản xuất; hệ thống quản lý môi trường; đặc tính kỹ thuật, giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm của sản phẩm, dịch vụ; thu hồi, tái chế, xử lý, thải bỏ; tiêu chí có liên quan khác.
Mẫu số 02. Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
(1) Số: .../BC-... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ...tháng....năm.... |
BÁO CÁO
Kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
I. Thông tin chính về sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận:
1. Tên, nhãn hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ
2. Tên cơ sở sản xuất, vận hành sản phẩm dịch vụ
3. Báo cáo sơ lược về hoạt động sản xuất kinh doanh
Về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; quy trình công nghệ sản xuất, sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đối với sản phẩm đề nghị chứng nhận).
Về hoạt động cung cấp dịch vụ (đối với dịch vụ đề nghị chứng nhận).
Báo cáo tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.
II. Đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí Nhãn sinh thái:
- Căn cứ Quyết định số ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam;
- Căn cứ nội dung đánh giá thực tế.
Kết quả đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam như sau….:
1. Tiêu chí 1
- Kết quả đánh giá: ………………
- Nội dung phải điều chỉnh, bổ sung, khắc phục hoặc hoàn thiện: ………………
………………
- Các khuyến nghị khác (nếu có):
………………
………………
2. Tiêu chí 2
- Kết quả đánh giá: ………………
- Nội dung phải điều chỉnh, bổ sung, khắc phục hoặc hoàn thiện: ………………
………………
- Các khuyến nghị khác (nếu có):
………………
………………
n. Tiêu chí n
- Kết quả đánh giá: ………………
- Nội dung phải điều chỉnh, bổ sung, khắc phục hoặc hoàn thiện: ………………
………………
- Các khuyến nghị khác (nếu có):
………………………………
………………………………
III. Đánh giá về nội dung khác
- Kết quả đánh giá: ………………
- Nội dung phải điều chỉnh, bổ sung, khắc phục hoặc hoàn thiện: ………………
………………
- Các khuyến nghị khác (nếu có):
………………………………
………………………………
IV. Kết quả đánh giá sự phù hợp (nếu có).
V. Tổng hợp kết quả đánh giá và kiến nghị:
TT |
Tiêu chí |
Đạt |
Không đạt |
Lý do |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Tiêu chí 1 |
|
|
|
2 |
Tiêu chí 2 |
|
|
|
3 |
… |
|
|
|
… |
Tiêu chí n |
|
|
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan được giao đánh giá Nhãn sinh thái Việt Nam.
Mẫu số 03. Quyết định thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
(1) Số: .../QĐ-... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ...tháng....năm.... |
QUYẾT ĐỊNH
về việc thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam của (2)
(3)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ (4);
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam;
Xét đề nghị của (5) tại Văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ (2);
Theo đề nghị của (6).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam của (2) gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:
TT |
Họ và tên |
Học hàm, Học vị |
Nơi công tác |
Chức danh trong Hội đồng |
1 |
…. |
…. |
…. |
Chủ tịch |
2 |
…. |
…. |
…. |
Phó Chủ tịch |
3 |
…. |
…. |
…. |
Ủy viên |
4 |
…. |
…. |
…. |
Ủy viên |
5 |
…. |
…. |
…. |
Ủy viên |
6 |
…. |
…. |
…. |
Ủy viên |
7 |
…. |
…. |
…. |
Ủy viên thư ký |
Điều 2. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam của (2) trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan và kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế làm căn cứ chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Điều 3. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật và được sử dụng từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; (5), (6), thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Tên tổ chức, cá nhân đề nghị; - Lưu: ...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
(2) Tên sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1);
(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);
(5) Tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
(6) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao đánh giá Nhãn sinh thái Việt Nam.
Mẫu số 04. Bản nhận xét của ủy viên hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
(1)
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ...tháng....năm.... |
BẢN NHẬN XÉT SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ NHÃN SINH THÁI VIỆT NAM
Đối với sản phẩm/dịch vụ (2)
I. Người viết nhận xét
1. Họ và tên: ……….
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: ……….
3. Nơi công tác: ……….
4. Chức danh trong hội đồng: ……….
II. Đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí Nhãn sinh thái:
1. Tiêu chí 1
- Kết quả đánh giá:
+ Đạt: □
+ Không đạt: □
+ Đạt nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung: □
(Ghi rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung) …………
……………………
- Các khuyến nghị khác (nếu có): ………..
……………………..
2. Tiêu chí 2
- Kết quả đánh giá:
+ Đạt: □
+ Không đạt: □
+ Đạt nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung: □
(Ghi rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung) …………
……………………
- Các khuyến nghị khác (nếu có): ………..
……………………..
n. Tiêu chí n
- Kết quả đánh giá:
+ Đạt: □
+ Không đạt: □
+ Đạt nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung: □
(Ghi rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung) …………
……………………
- Các khuyến nghị khác (nếu có): ………..
……………………..
III. Đánh giá về nội dung khác
- Kết quả đạt được:
- Nội dung cần giải trình, chỉnh sửa, bổ sung: ……………..
……………..
- Các khuyến nghị khác (nếu có): ……………..
……………..
IV. Kết luận và kiến nghị:
Kết luận về việc đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam của (2):
+ Đạt: □
+ Không đạt: □
+ Đạt nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung: □
Kiến nghị:
………………….
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Chữ ký)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan được giao đánh giá Nhãn sinh thái Việt Nam;
(2) Tên sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
(3) Tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Mẫu số 05. Biên bản họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
(1)
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ...tháng....năm.... |
BIÊN BẢN
Họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam
Tên sản phẩm/ dịch vụ:
Do (2) sản xuất/cung cấp.
Thời gian họp: ngày... tháng... năm...
Căn cứ Quyết định số ... của (3).
I. Thành phần hội đồng:
1. ... Chủ tịch
2. ... Phó Chủ tịch
3. ... Ủy viên
…..
7.. Ủy viên thư ký
II. Đại diện (2)
1. ...
2. ….
3. …..
III. Ý kiến thành viên hội đồng:
- Đánh giá về việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan.
- Đánh giá việc đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam của sản phẩm, dịch vụ
- Đánh giá các vấn đề khác.
- Một số yêu cầu cần lưu ý (nếu có).
IV. Ý kiến của đại diện (2)
……..
V. Tổng hợp kết quả đánh giá
TT |
Tiêu chí |
Số thành viên đánh giá “Đạt” |
Số thành viên đánh giá “Không đạt” |
Số thành viên đánh giá “Đạt nhưng cần chỉnh sửa bổ sung” |
Kết quả đánh giá |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Tiêu chí 1 |
|
|
|
Đạt/không đạt/đạt nhưng cần chỉnh sửa bổ sung |
2 |
Tiêu chí 2 |
|
|
|
Đạt/không đạt/đạt nhưng cần chỉnh sửa bổ sung |
3 |
… |
|
|
|
Đạt/không đạt/đạt nhưng cần chỉnh sửa bổ sung |
…. |
Tiêu chí n |
|
|
|
Đạt/không đạt/đạt nhưng cần chỉnh sửa bổ sung |
- Những vấn đề cần giải trình, chỉnh sửa, bổ sung:
VI. Kết luận:
Kết luận chung về việc đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam của sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận:
+ Đạt: □
+ Không đạt: □
+ Đạt nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung: □
(Ghi rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung) …………
Biên bản được hoàn thành, đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe và đã được thống nhất giữa các bên liên quan./.
Ủy viên thư ký (Chữ ký) Họ và tên |
Chủ tịch hội đồng (Chữ ký) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan được giao đánh giá Nhãn sinh thái Việt Nam;
(2) Tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
PHỤ LỤC IX
MẪU BIỂU THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM TÁI CHẾ SẢN PHẨM, BAO BÌ VÀ XỬ LÝ SẢN PHẨM, BAO BÌ CỦA NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu số 01. Đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm, bao bì
TÊN NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU hoặc BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày ...tháng....năm.... |
ĐĂNG KÝ
Kế hoạch tái chế năm ....
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên nhà sản xuất, nhập khẩu: ……………..
Người đại diện theo pháp luật: ……………..
Chức vụ: ……………..
Mã số thuế: ……………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………..
Số điện thoại: ……………..Email: ……………..
Bên được ủy quyền (trường hợp ủy quyền toàn bộ): ……………..
Người đại diện theo pháp luật: ……………..
Chức vụ: ……………..
Mã số thuế: ……………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………..
Số điện thoại: ……………..Email: ……………..
Hợp đồng ủy quyền số ... ngày ... kèm theo Đăng ký này.
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu) đăng ký kế hoạch tái chế năm ... (kèm theo)/ (Tên tổ chức được ủy quyền) đăng ký kế hoạch tái chế năm ... cho (tên nhà sản xuất, nhập khẩu)(1)
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu và tổ chức được ủy quyền) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin trong đăng ký kế hoạch tái chế này./.
Nơi nhận: - Như trên; - …; - Lưu: ..
|
Người đại diện theo pháp luật (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên |
Ghi chú: (1) Trường hợp ủy quyền toàn bộ thì bên được ủy quyền đăng ký, báo cáo thay cho các nhà sản xuất, nhập khẩu (bên được ủy quyền đăng ký, báo cáo riêng cho từng nhà sản xuất, nhập khẩu).
TÊN NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
KẾ HOẠCH TÁI CHẾ NĂM ...
TT |
Tên sản phẩm, bao bì |
Đơn vị tính |
Kế hoạch tái chế năm N |
Tổng khối lượng chênh lệch năm N-1 chuyển sang |
Tổng khối lượng tái chế kế hoạch năm N |
Giải pháp tái chế lựa chọn |
Đơn vị thực hiện tái chế |
Ghi chú |
||
Khối lượng sản phẩm, bao bì năm N-1 |
Tỷ lệ tái chế bắt buộc(%) |
Khối lượng tái chế kế hoạch |
||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(4)x(5) |
(7) |
(8)=(6)+(7) |
(9) |
(10) |
(11) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu kèm theo:
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường trong năm N-1 (Nhà sản xuất): theo Mẫu số 07 Phụ lục IX
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1 (Nhà nhập khẩu): theo Mẫu số 08 Phụ lục IX
Bản kê khai quy cách sản phẩm, bao bì phải tái chế năm N-1: theo Mẫu số 09 Phụ lục IX
Bản kê khai tổng hợp khối lượng sản phẩm, bao bì năm N-1: theo Mẫu số 10 Phụ lục IX
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (2): Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai đầy đủ thông tin bao gồm ký hiệu và tên theo danh mục sản phẩm quy định tại Cột 3 Phụ lục 22 phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ví dụ: A.1.1 Bao bì giấy, carton; ...;
- Cột (7): Kê khai theo số liệu cột (16) Bảng kết quả thực hiện tỷ lệ tái chế bắt buộc của năm N-1 (theo Mẫu số 02 Phụ lục IX);
- Cột (9): Kê khai (dự kiến) theo quy định tại Cột 5 Phụ lục 22 phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Cột (10): Kê khai mã số thuế của đơn vị thực hiện tái chế (dự kiến). Trường hợp có nhiều đơn vị tham gia tái chế (kể cả tự tái chế) thì ghi rõ mã số thuế của từng đơn vị.
Mẫu số 02. Báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì
TÊN NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày …tháng....năm.... |
BÁO CÁO
Kết quả tái chế năm ....
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên Nhà sản xuất, nhập khẩu: ……………..
Người đại diện theo pháp luật: ……………..
Chức vụ: ……………..
Mã số thuế: ……………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………..
Số điện thoại: ……………..Email: ……………..
Bên được ủy quyền (trường hợp ủy quyền toàn bộ): ……………..
Người đại diện theo pháp luật: ……………..
Chức vụ: ……………..
Mã số thuế: ……………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………..
Số điện thoại: ……………..Email: ……………..
Hợp đồng ủy quyền số ... ngày ... kèm theo Báo cáo này.
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu) báo cáo kết quả tái chế năm ... (kèm theo)/(Tên tổ chức được ủy quyền) báo cáo kết quả tái chế năm ... cho (Tên nhà sản xuất, nhập khẩu)(1).
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu và tổ chức được ủy quyền) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin trong báo cáo này./.
Nơi nhận: - Như trên; - …; - Lưu: ...
|
Người đại diện theo pháp luật (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Trường hợp bên được ủy quyền đăng ký, báo cáo thay cho các nhà sản xuất, nhập khẩu thì bên được ủy quyền đăng ký, báo cáo riêng cho từng nhà sản xuất, nhập khẩu.
TÊN NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BÁO CÁO ...
KẾT QUẢ TÁI CHẾ NĂM...
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TỶ LỆ TÁI CHẾ BẮT BUỘC
TT |
Tên sản phẩm, bao bì |
Đơn vị tính |
Kế hoạch tái chế |
Thực tế trách nhiệm năm N |
Kết quả tái chế năm N |
Khối lượng chưa hoàn thành trách nhiệm |
Chênh lệch năm N |
||||||||
Khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế năm N-1 |
Tổng khối lượng chênh lệch năm (N-1) chuyển sang |
Khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế năm N |
Tỷ k tái chế bắt buộc năm N (%) |
Khối lượng sản phẩm, bao bì để tính trách nhiệm tái chế năm N |
Khối lượng tái chế theo tỷ lệ bắt buộc năm N |
Tổng trách nhiệm tái chế năm N |
Khối lượng đã tái chế |
Tỷ lệ tái chế đạt được (%) |
Chênh lệch giữa kết quả và trách nhiệm tái chế |
Khối lượng tái chế chênh lệch thực tế với kế hoạch |
Tổng khối lượng chênh lệch được chuyển sang năm sau |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9)= (7)x(8) |
(10) = (9)+(5) |
(11) |
(12)= [(11)- (5)]/(8) |
(13)= (10)-(11) |
14= (11)(10) |
15 = (7)x [(6)-(4)] |
(16) = (15)-(14) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (2): Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai đầy đủ thông tin bao gồm ký hiệu và tên theo danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục 22 phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ví dụ: A.1.1 Bao bì giấy, carton; ...;
- Cột (8): Khối lượng để tính trách nhiệm tái chế năm N theo tỷ lệ tái chế bắt buộc.
+ Trường hợp khối lượng đưa ra thị trường thực tế nhiều hơn hoặc bằng khối lượng kế hoạch đã đăng ký ((6) ≥ (4)) thì lấy khối lượng kế hoạch đã đăng ký để tính ((8) = (4));
+ Trường hợp khối lượng đưa ra thị trường thực tế ít hơn khối lượng kế hoạch đã đăng ký ((6) < (4)) thì lấy khối lượng thực tế để tính ((8) = (6)).
- Cột (12): Tỷ lệ tái chế đạt được, bao gồm cả phần khối khối lượng chênh lệch năm trước chuyển sang. Trường hợp khối lượng đã tái chế ít hơn hoặc bằng khối lượng chênh lệch năm trước ((11) < (5)) thì xác định tỷ lệ tái chế bắt buộc đạt được bằng “0” ((12) = 0%).
- Cột (13): Khối lượng chưa hoàn thành trách nhiệm.
+ Trường hợp khối lượng tổng trách nhiệm tái chế nhiều hơn khối lượng đã tái chế ((10) > (11)) thì ((13) = (10)-(11));
+ Trường hợp khối lượng tổng trách nhiệm tái chế ít hơn hoặc bằng khối lượng đã tái chế ((10) < (11)) thì ((13) = 0).
- Cột (14): Khối lượng chênh lệch giữa kết quả và trách nhiệm tái chế
+ Trường hợp tổng khối lượng trách nhiệm tái chế ít hơn khối lượng đã tái chế ((10) < (11)) thì ((14) = (11)-(10));
+ Trường hợp tổng khối lượng trách nhiệm tái chế nhiều hơn hoặc bằng khối lượng đã tái chế ((10) ≥ (11)) thì không có khối lượng bảo lưu và được xác định bằng “0” ((14) = 0).
- Cột (15): Khối lượng tái chế chênh lệch giữa sản xuất, nhập khẩu thực tế so với kế hoạch chuyển sang năm tiếp theo.
+ Trường hợp khối lượng sản xuất, nhập khẩu đưa ra thị trường nhiều hơn kế hoạch đã đăng ký ((6)>(4)) thì khối lượng trách nhiệm tái chế chênh lệch được chuyển sang năm tiếp theo ((15) = (7) x [(6)-(4)]);
+ Trường hợp khối lượng sản xuất, nhập khẩu đưa ra thị trường ít hơn hoặc bằng kế hoạch đã đăng ký ((6) ≤(4)) thì không có khối lượng chênh lệch chuyển sang năm tiếp theo và được xác định bằng “0” ((15) = 0).
II. KÊ KHAI ĐƠN VỊ THỰC HIỆN TÁI CHẾ VÀ QUY CÁCH TÁI CHẾ NĂM ...
TT |
Tên sản phẩm, bao bì |
Đơn vị tính |
Đầu vào tái chế |
Quy cách tái chế |
Chứng từ kèm theo |
||||
Nhàcung cấp |
Sản phẩm, bao bì đầu vào |
Khối lượng |
Giải pháp tái chế được lựa chọn |
Tỷ lệ thu hồi (%) |
Khối lượng thu hồi |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
I |
Tên đơn vị thực hiện tái chế (tự thực hiện, thuê đơn vị tái chế): - Mã số thuế: |
|
|||||||
1 |
…. |
|
Tên: MST: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ kèm theo: Theo danh mục chứng từ kèm theo.
Ghi chú:
- Mục I: Kê khai tên nhà sản xuất, nhập khẩu trong trường hợp tự tái chế hoặc kê khai tên đơn vị được nhà sản xuất, nhập khẩu, bên được ủy quyền thuê tái chế.
- Cột (4): Kê khai đầy đủ tên và mã số thuế của nhà cung cấp sản phẩm, bao bì làm nguyên liệu đầu vào;
- Cột (7): Kê khai quy cách tái chế tương ứng với từng danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại cột (5) Phụ lục 22 phần Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Cột (8): Kê khai tỷ lệ thu hồi khối lượng của sản phẩm, bao bì được tái chế;
- Cột (10): Đối với khối lượng thuê tái chế hoặc ủy quyền thì phải cung cấp Hợp đồng tái chế với đơn vị tái chế và các chứng từ theo quy định tại hợp đồng tái chế đã ký (bao gồm: hóa đơn, ủy nhiệm chi, nghiệm thu, quyết toán, thanh lý Hợp đồng) để chứng minh khối lượng tái chế đã hoàn thành nêu trong báo cáo; Đối với khối lượng tự thực hiện tái chế thì phải cung cấp hồ sơ kèm theo để chứng minh khối lượng tái chế tự thực hiện (bao gồm: Hợp đồng thu mua phế liệu, bảng tổng hợp nhập xuất tồn).
III. HÌNH THỨC TÁI CHẾ
TT |
Tên sản phẩm, bao bì |
Đơn vị tính |
Hình thức, khối lượng tái chế thực tế năm N |
|||
Tự thực hiện |
Thuê đơn vị tái chế |
Ủy quyền |
Tổng cộng |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
(Tồn nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc/và tổ chức được ủy quyền) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin của báo cáo này./.
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Mẫu số 03. Bản kê khai số tiềnđóng góp hỗ trợ tái chế
BẢN KÊ KHAI
Số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế năm ....
Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Tên nhà sản xuất, nhập khẩu: …………… Mã số thuế: ……………
Người đại diện theo pháp luật: ……………Chức vụ: ……………
Địa chỉ: ……………Điện thoại: ……………Email: ……………
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
Tên sản phẩm, bao bì |
Đơn vị tính |
Số tiền đóng góp tài chính năm N |
Số tiền chênh lệch giữa thực tế và kê khai của năm N-1 |
Tổng số tiền phải đóng góp |
|||||||
Khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế năm N-1 |
Tỷ lệ tái chế bắt buộc năm N |
Định mức chi phí tái chế năm N |
Số tiền |
Khối lượng sản phẩm, bao bì kê khai năm N-1 |
Chênh lệch khối lượng sản phẩm bao bì thực tế và kê khai năm N-1 |
Tỷ lệ tái chế bắt buộc năm N-1 |
Định mức chi phí tái chế Năm N-1 |
Số tiền |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7)=(4)X(5)X(6) |
(8) |
(9)=(4)-(8) |
(10) |
(11) |
(12)=(9)X(10)X(11) |
(13) = (7)+(12) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu kèm theo:
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường trong năm N-1 (Nhà sản xuất): theo Mẫu số 07 Phụ lục IX
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1 (Nhà nhập khẩu): theo Mẫu số 08 Phụ lục IX
Bản kê khai quy cách sản phẩm, bao bì phải tái chế năm N-1: theo Mẫu số 09 Phụ lục IX
Bản kê khai tổng hợp khối lượng sản phẩm, bao bì năm N-1: theo Mẫu số 10 Phụ lục IX.
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, tài liệu trong Bản kê khai này./.
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (2): Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai đầy đủ thông tin bao gồm ký hiệu và tên theo danh mục sản phẩm quy định tại Cột 3 Phụ lục 22 phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ví dụ: A.1.1 Bao bì giấy, carton;...;
- Cột (4): Kê khai theo số liệu theo Mẫu số 10 Phụ lục IX;
- Cột (7): Số tiền đóng góp tài chính năm N là số tiền tạm tính và được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất và đưa ra thị trường trong nước, nhập khẩu của năm N-1 (năm liền trước);
- Cột (8): Kê khai theo số liệu cột (4) của Bản kê khai năm N-1(năm liền trước).
Mẫu số 04. Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải
BẢN KÊ KHAI
Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm ....
(Dùng cho bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật)
Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Tên nhà sản xuất, nhập khẩu: ……………Mã số thuế: ……………
Người đại diện theo pháp luật: ……………Chức vụ: ……………
Địa chỉ: ……………Điện thoại: ……………Email: ……………
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
Danh mục sản phẩm |
Mã SP |
Định dạng |
Dung tích |
Đơn vị tính |
Số tiền đóng góp tài chính năm N |
Số tiền chênh lệch giữa thực tế và kê khai của năm N-1 |
Tổng số tiền phải đóng góp |
|||||
Số lượng thực tế năm N-1 |
Mức đóng góp năm N |
Số tiền |
Số lượng kê khai năm N-1 |
Chênh lệch số lượng thực tế và kê khai năm N-1 |
Mức đóng góp năm N-1 |
Số tiền |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9)=(7)X(8) |
(10) |
(11)=(7)-(10) |
(12) |
(13)=(11)X(12) |
(14) = (9)+(13) |
I |
Sản phẩm, hàng hoá sản xuất và đưa ra thị trường trong nước |
|
|||||||||||
1 |
Sản phẩm, hàng hóa nhãn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu |
|
|||||||||||
2 |
Sản phẩm, hàng hóa nhãn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (I+II) |
|
|
|
|
Tài liệu kèm theo:
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường trong năm N-1 (Nhà sản xuất): theo Mẫu số 07 Phụ lục IX
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1 (Nhà nhập khẩu): theo Mẫu số 08 Phụ lục IX
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, tài liệu trong Bản kê khai này./.
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (7): Kê khai theo cột (5) của Mẫu số 07 và Mẫu số 08 Phụ lục IX;
- Cột (7): Số tiền đóng góp tài chính năm N là số tiền tạm tính và được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất và đưa ra thị trường trong nước, nhập khẩu của năm N-1 (năm liền trước);
- Cột (10): Kê khai theo số liệu cột (7) Bản kê khai của năm N-1 (năm liền trước).
BẢN KÊ KHAI
Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm ....
(Dùng cho pin dùng 1 lần; tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng 1 lần; kẹo cao su)
Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Tên nhà sản xuất, nhập khẩu: ……..Mã số thuế: ……..
Người đại diện theo pháp luật: ……..Chức vụ: ……..
Địa chỉ: ……..Điện thoại: ……..Email: ……..
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
Danh mục sản phẩm |
Mã SP |
Đơn vị tính |
Số tiền đóng góp tài chính năm N |
Số tiền chênh lệch giữa thực tế và kê khai của năm N-1 |
Tổng số tiền phải đóng góp |
|||||
Doanh thu thuần/giá trị nhập khẩu thực tế năm N-1 |
Mức đóng góp năm N |
Số tiền |
Doanh thu thuần/giá trị nhập khẩu kê khai năm N-1 |
Chênh lệch Doanh thu/ trị nhập khẩu thực tế và kê khai năm N-1 |
Mức đóng góp năm N-1 |
Số tiền |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7)=(5)x(6) |
(8) |
(9)=(5)-(8) |
(10) |
(11)=(9)x(10) |
(12) = (7)+(11) |
I |
Sản phẩm, hàng hoá sản xuất và đưa ra thị trường trong nước |
||||||||||
1 |
Sản phẩm, hàng hóa nhãn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu |
||||||||||
2 |
Sản phẩm, hàng hóa nhãn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (I+II) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu kèm theo:
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường trong năm N-1 (Nhà sản xuất): theo Mẫu số 07 Phụ lục IX
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1 (Nhà nhập khẩu): theo Mẫu số 08 Phụ lục IX
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, tài liệu trong Bản kê khai này./.
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (5): Kê khai theo cột (6) của Mẫu số 07 Phụ lục IX và cột (7) của Mẩu số 08 Phụ lục IX;
- Cột (7): Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm N là số tiền tạm tính theo doanh thu thuần hoặc tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm N-1 (năm liền trước);
- Cột (8): Kê khai theo số liệu cột (5) Bản kê khai của năm N-1 (năm liền trước).
BẢN KÊ KHAI
Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm ....
(Dùng cho thuốc lá)
Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Tên nhà sản xuất, nhập khẩu: …..….. Mã số thuế:
Người đại diện theo pháp luật: …..…..Chức vụ: …..…..
Địa chỉ: …..…..Điện thoại: …..…..…..….. Email: …..…..
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
Danh mục sản phẩm |
Mã SP |
Đơn vị tính |
Số tiền đóng góp tài chính năm N |
Số tiền chênh lệch giữa thực tế và kê khai của năm N-1 |
Tổng số tiền phải đóng góp |
|||||
Số lượng thực tế năm N-1 |
Mức đóng góp năm N |
Số tiền |
Số lượng kê khai năm N-1 |
Chênh lệch số lượng thực tế và kê khai năm N-1 |
Mức đóng góp năm N-1 |
Số tiền |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7)=(5)x(6) |
(8) |
(9)=(5)-(8) |
(10) |
(11)=(9)x(10) |
(12) = (7)+(11) |
I |
Sản phẩm, hàng hoá sản xuất và đưa ra thị trường trong nước |
||||||||||
1 |
Thuốc lá nhãn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu |
||||||||||
2 |
Thuốc lá nhãn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (I+II) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu kèm theo:
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường trong năm N-1 (Nhà sản xuất): theo Mẫu số 07 Phụ lục IX
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1 (Nhà nhập khẩu): theo Mẫu số 08 Phụ lục IX
Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt năm N-1 (sao y bản chính).
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, tài liệu trong Bản kê khai này./.
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (5): Kê khai theo cột (5) của Mẫu số 07 Phụ lục IX và Mẫu số 08 Phụ lục IX;
- Cột (7): Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm N là số tiền tạm tính theo số lượng thuốc lá sản xuất và đưa ra thị trường trong nước, nhập khẩu của năm N-1 (năm liền trước);
- Cột (8): Kê khai theo số liệu cột (5) Bản kê khai của năm N-1 (năm liền trước).
BẢN KÊ KHAI
Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm ....
(Dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp)
Kính gửi: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Tên nhà sản xuất, nhập khẩu: ………… Mã số thuế: …………
Người đại diện theo pháp luật: …………Chức vụ: …………
Địa chỉ: …………Điện thoại: …………Email: …………
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
Danh mục sản phẩm |
Mã SP |
Đơn vị tính |
Số tiền đóng góp tài chính năm N |
Số tiền chênh lêch giữa thực tế và kê khai của năm N-1 |
Tổng số tiền phải đóng góp |
|||||||
Số lượng thực tế năm N-1 |
Khối lượng thành phần nhựa/sản phẩm của năm N-1 |
Khối lượng nhựa tạm tính sử dụng cho năm N |
Mức đóng góp năm N |
Số tiền |
Khối lượng nhựa tạm tính sử dụng kê khai cho năm N-1 |
Chênh lệch khối lượng nhựa sử dụng thực tế và kê khai của năm N-1 |
Mức đóng góp năm N-1 |
Số tiền |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7)=(5)x(6) |
(8) |
(9)=(7)x(8) |
(10) |
(11)=(7)-(10) |
(12) |
(13)=(11)x(12) |
(14)=(9)+(13) |
I |
Sản phẩm, hàng hoá sản xuất và đưa ra thị trường trong nước |
||||||||||||
1 |
Sản phẩm, hàng hóa nhãn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|||||||||||
II |
Sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu |
|
|||||||||||
1 |
Sản phẩm, hàng hóa nhãn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (I+II) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu kèm theo:
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường trong năm N-1 (Nhà sản xuất): theo Mẫu số 07 Phụ lục IX
Bản kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1 (Nhà nhập khẩu): theo Mẫu số 08 Phụ lục IX
(Tên nhà sản xuất, nhập khẩu) cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, tài liệu trong Bản kê khai này./.
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Năm N là năm thực hiện trách nhiệm, năm N-1 là năm liền trước năm thực hiện trách nhiệm;
- Cột (5): Kê khai theo cột (5) của Mẫu số 07 Phụ lục IX và Mẩu số 08 Phụ lục IX;
- Cột (6): Khối lượng thành phần nhựa/sản phẩm, hàng hóa được tính bằng kg và xác định đến phần nghìn. Ví dụ: 0,123 kg. Nhà sản xuất, khẩu khẩu phải công bố thông tin sản phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Cột (9): Số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm N là số tiền tạm tính theo khối lượng nhựa tổng hợp được sử dụng của năm N-1 (năm liền trước);
- Cột (10): Kê khai theo số liệu cột (7) Bản kê khai của năm N-1 (năm liền trước).
Mẫu số 05. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... |
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên cơ quan, tổ chức: …………
Người đại diện theo pháp luật: …………
Chức vụ: …………
Mã số thuế: …………
Địa chỉ trụ sở chính: …………
Số điện thoại: …………Email: …………
Số tài khoản: …………
Mở tại Ngân hàng: …………
(Tên cơ quan, tổ chức) trân trọng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sau đây:
I. Tóm tắt thông tin hoạt động tái chế đề nghị hỗ trợ tài chính:
II. Số tiền đề nghị hỗ trợ tài chính:
- Bằng số: …………
- Bằng chữ: …………
Tài liêu gửi kèm:
1. Hồ sơ pháp lý của cơ quan, tổ chức đề nghị hỗ trợ tài chính: (1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động; (2) Quyết định bổ nhiệm và Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật; (3) Các tài liệu khác liên quan.
2. Hồ sơ hoạt động tái chế theo dự án đề nghị hỗ trợ: (1) Văn bản phê duyệt dự án (nếu có); (2) Dự án/hoạt động kèm theo dự toán chi tiết; (3) Các tài liệu khác liên quan.
(Tên cơ quan, tổ chức) xin cam kết sự chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin trong Hồ sơ đề nghị này và hồ sơ, tài liệu kèm theo; cam kết tuân thủ đúng, đầy đủ các quy chế, quy định của pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận: - Như trên; - …; - Lưu: ...
|
Người đại diện theo pháp luật (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên |
Mẫu số 06. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày ….tháng....năm.... |
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tên cơ quan, tổ chức: …………
Người đại diện theo pháp luật: …………
Chức vụ: …………
Mã số thuế: …………
Địa chỉ trụ sở chính: …………
Số điện thoại: …………Email: …………
Số tài khoản: …………
Mở tại Ngân hàng: …………
(Tên cơ quan, tổ chức) trân trọng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải sau đây:
I. Tóm tắt thông tin hoạt động xử lý chất thải đề nghị được hỗ trợ tài chính:
II. Số tiền đề nghị hỗ trợ tài chính:
- Bằng số: …………
- Bằng chữ: …………
Tài liêu gửi kèm:
1. Hồ sơ pháp lý của cơ quan, tổ chức đề nghị hỗ trợ tài chính: (1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động; (2) Quyết định bổ nhiệm và Căn cước công dâncủangười đại diện theo pháp luật; (3) Các tài liệu khác liên quan.
2. Hồ sơ của hoạt động xử lý chất thải đề nghị được hỗ trợ: (1) Quyết định phê duyệt dự án xử lý chất thải (nếu có); (2) Dự án/hoạt động xử lý chất thải kèm theo dự toán chi tiết; (3) Các tài liệu khác liên quan.
(Tên cơ quan, tổ chức) xin cam kết sự chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin trong Hồ sơ đề nghị này và hồ sơ, tài liệu kèm theo; cam kết tuân thủ đúng, đầy đủ quy chế, quy định của pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận: - Như trên; - ….; - Lưu: … |
Người đại diện theo pháp luật (Chữ ký, đóng dấu) Họ và tên |
Mẫu số 07. Kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường năm N-1
TÊN NHÀ SẢN XUẤT
KÊ KHAI DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA SẢN XUẤT ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG NĂM N-1
(Từ 01/01/N-1 đến 31/12/N-1)
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa |
Mã SP |
Đơn vị tính |
Doanh thu từ trong nước |
Doanh thu từ xuất khẩu |
Tổng doanh thu |
Ghi chú |
||
Số lượng |
Thành tiền |
Số lượng |
Thành tiền |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9)=(6)+(8) |
(10) |
I |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa |
|
|
||||||
1 |
Sản phẩm, bao bì phải được tái chế |
|
|
||||||
1.1 |
Tên sản phẩm, hàng hóa nhãn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Sản phẩm, bao bì phải được xử lý |
|
|
||||||
2.1 |
Tên sản phẩm, hàng hóa nhãn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ khác của nhà sản xuất |
|
|
||||||
1 |
Tên sản phẩm, hàng hóa nhãn C |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (I + II) |
|
|
Người lập (Chữ ký) Họ và tên |
Kế toán trưởng (Chữ ký) Họ và tên |
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... Người đại diện theo pháp luật Họ và tên |
Ghi chú:
- Mẫu số 07: Áp dụng cho nhà sản xuất;
- Số liệu doanh thu kê khai là doanh thu thuần;
- Nhà sản xuất phải kê khai toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ kê khai để làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu và xác minh số liệu;
- Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất thì phải kê khai đầy đủ thông tin các cột;
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác (không thuộc trách nhiệm) thì nhà sản xuất kê khai cột (2), cột (3) và cột (9).
Mẫu số 08. Kê khai danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trong năm N-1
TÊN NHÀ NHẬP KHẨU
KÊ KHAI DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG NĂM N-1
(Từ 01/01/N-1 đến 31/12/N-1)
Đơn vị tính: VNĐ
TT |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa |
Mã SP |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Giá trị nhập khẩu |
Tờ khai số |
Ngày đăng ký |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7)=(5) X (6) |
(8) |
(9) |
(10) |
I |
Danh mục sản phẩm, hàng hóa |
|
|
|
|
||||
1 |
Sản phẩm, bao bì phải được tái chế |
|
|
|
|
||||
1.1 |
Tên sản phẩm, hàng hóa nhãn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Sản phẩm, bao bì phải được xử lý |
|
|
|
|
||||
2.1 |
Tên sản phẩm, hàng hóa nhãn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Sản phẩm, hàng hóa khác của nhà nhập khẩu |
|
|
|
|
||||
1 |
Sản phẩm, hàng hóa nhãn C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (I+II) |
|
|
|
|
Người lập (Chữ ký) Họ và tên |
Kế toán trưởng (Chữ ký) Họ và tên |
(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ... Người đại diện theo pháp luật Họ và tên |
Ghi chú:
- Mẫu số 08: Áp dụng cho nhà nhập khẩu;
- Cột (7): Tính theo trị giá hải quan;
- Cột (8): Nhà nhập khẩu ghi đầy đủ chữ số và ký hiệu của Tờ khai hải quan nhập khẩu;
- Cột (9): Nhà nhập khẩu ghi rõ ngày tháng năm đăng ký Tờ khai hải quan nhập khẩu;
- Nhà nhập khẩu kê khai đầy đủ thông tin toàn bộ sản phẩm, bao bì nhập khẩu trong kỳ kê khai để làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu và xác minh số liệu;
- Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm của nhà nhập khẩu thì phải kê khai đầy đủ thông tin các cột;
- Đối với sản phẩm, hàng hóa khác (không thuộc trách nhiệm) thì nhà sản xuất kê khai cột (2), cột (3) và cột (7).
Mẫu số 09. Kê khai quy cách sản phẩm, bao bì phải tái chế năm N-1
TÊN NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
KÊ KHAI QUY CÁCH SẢN PHẨM, BAO BÌ PHẢI TÁI CHẾ NĂM N-1
TT |
Danh mục |
Mã SP |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Khối lượng |
Tổng khối lượng |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) = (5) X (6) |
(8) |
A |
Sản phẩm, hàng hóa sản xuất và đưa ra thị trường trong nước |
|
|||||
I |
Sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên sản phẩm, hàng hoá nhãn A |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Danh mục a |
|
|
|
|
|
|
II |
Bao bì |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tên sản phẩm, hàng hoá nhãn B |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Bao bì trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
Danh mục b |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Bao bì ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
Danh mục c |
|
|
|
|
|
|
B |
Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu |
|
|||||
1 |
Tên sản phẩm, hàng hoá nhãn C |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
Ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Cột (2): Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai tên sản phẩm, hàng hóa theo mục I.1 (sản phẩm, bao bì phải được tái chế) của Mẫu số 07 Phụ lục IX và Mẫu số 08 Phụ lục IX. Danh mục a,b,c, ... ghi đầy đủ ký hiệu và tên theo danh mục sản phẩm,bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục 22 phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ví dụ: A.1.1 Bao bì giấy, carton;.;
- Cột (5): Kê khai theo số lượng cột (5) của Mẫu số 07 Phụ lục IX và Mẫu số 08 Phụ lục IX.
- Cột (6): Khối lượng của sản phẩm, bao bì được tính bằng kg và xác định đến phần nghìn. Ví dụ: 0,123 kg.
Cách 1: Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai quy cách khối lượng bao bì theo cùng 01 loại vật liệu có khối lượng lớn nhất cấu thành bao bì;
Cách 2: Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai chi tiết các loại vật liệu nhưng tối đa không quá 03 loại vật liệu có khối lượng lớn nhất cấu thành bao bì.
Khối lượng bao bì kê khai là tổng khối lượng của các loại vật liệu cấu thành bao bì (bao gồm cả vật liệu không được kê khai). Trường hợp gộp các loại vật liệu để kê khai chung thì phải kê khai theo loại vật liệu có khối lượng lớn nhất.
Ví dụ:
Bao bì trong (trực tiếp) của sản phẩm chai nước 300 ml nhãn A (Mã SP: A300) được cấu tạo thân chai là nhựa PET cứng khối lượng 0,03 kg (khối lượng lớn nhất), nắp chai là nhựa PP với khối lượng là 0,01kg, nhãn là bao bì đa vật liệu mềm với khối lượng là 0,01 kg. Tổng khối lượng bao bì là 0,05kg thì nhà sản xuất, nhập khẩu có thể kê khai bao bì trong (trực tiếp) của sản phẩm chai nước 300ml nhãn A (Mã SP: A300) theo một trong các cách sau:
Kê khai cách 1:
1. Sản phẩm chai nước 300ml nhãn A (Mã SP: A300), khối lượng bao bì là: 0,05kg
1.1 Bao bì trực tiếp:
A.3.1 Bao bì PET cứng với khối lượng là: 0,05kg
Kê khai cách 2:
1. Sản phẩm chai nước 300ml nhãn A (Mã SP: A300), khối lượng bao bì là: 0,05kg
1.1 Bao bì trực tiếp:
A.3.1 Bao bì PET cứng, khối lượng: 0,03kg;
A.3.2 Bao bì PP cứng, khối lượng: 0,01kg;
A.3.7 Bao bì đa vật liệu mềm, khối lượng: 0,01kg.
Hoặc:
1. Sản phẩm chai nước 300ml nhãn A (Mã SP: A300), khối lượng bao bì là: 0,05kg
1.1 Bao bì trực tiếp:
A.3.1 Bao bì PET cứng, khối lượng: 0,03kg;
A.3.2 Bao bì PP cứng, khối lượng: 0,02kg (gộp vật liệu A.3.7 Bao bì đa vật liệu mềm và A.3.2 Bao bì PP cứng để kê khai chung)
Mẫu số 10. Kê khai tổng hợp khối lượng sản phẩm, bao bì năm N-1
TÊN NHÀ SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
KÊ KHAI TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM, BAO BÌ NĂM N-1
TT |
Tên sản phẩm, bao bì |
Đơn vị tính |
Khối lượng (V) |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
Ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
- Cột (2): Nhà sản xuất, nhập khẩu kê khai đầy đủ thông tin bao gồm ký hiệu và tên theo danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục 22 phần Phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Ví dụ: A.1.1 Bao bì giấy, carton;...;
- Nhà sản xuất, nhập khẩu căn cứ số liệu Mẫu số 09 Phụ lục IX kèm theo để kê khai tổng hợp khối lượng cho từng danh mục sản phẩm, bao bìPHỤ LỤC X.
MẪU BIỂU VỀ KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
Mẫu quyết định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
(1) (2) Số: …/QĐ-(3)… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày …tháng ...năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với (4)
(5)
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ ………… (6);
Căn cứ ………… (7);
Căn cứ………… (8);
Xét đề nghị của ………… (9),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với (4);
Thời hạn kiểm tra là …………ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra tại nơi được kiểm tra.
Điều 2. Thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1 …………, Trưởng đoàn;
2 …………, Phó Trưởng đoàn (nếu có);
3 …………, thành viên;
…………
Đơn vị tham gia giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường ............ (10)
Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ ………… (11)
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 2, (8), (12), (13) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: - (1); - Như Điều 4; - Lưu ...
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có);
(2) Tên cơ quan ra quyết định kiểm tra;
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra;
(4) Tên đối tượng được kiểm tra/địa bàn tỉnh/thành phố được kiểm tra;
(5) Chức danh của người ra quyết định kiểm tra;
(6) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có);
(7) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định kiểm tra;
(8) Kế hoạch kiểm tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(9) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành kiểm tra (nếu có);
(10) Tên tổ chức tham gia giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường;
(11) Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra;
(12) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra;
(13) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng kiểm tra.