Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990 Chè - Xác định tro tan trong nước và tro không tan trong nước

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990 (ISO 1576-1975) Chè - Xác định tro tan trong nước và tro không tan trong nước
Số hiệu:TCVN 5084:1990Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1990Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5084:1990 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5084:1990
(ISO 1576-1975)

CHÈ XÁC ĐỊNH TRO TAN TRONG NƯỚC VÀ TRO KHÔNG TAN TRONG NƯỚC
Tea - Detemination of water - soluble ash and water insoluble ash

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định tro tan và tro không tan trong nước có trong chè.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 1576 - 1975.

1. Định nghĩa

1.1. Tro tan trong nước là một phần của tro chung tan trong nước ở điều kiện xác định.

1.2. Tro không tan trong nước: phần còn lại của tro chung sau khi xử lý bằng nước ở điều kiện xác định.

2. Nguyên tắc

Hoà tan tro chung bằng nước nóng, lọc qua giấy lọc không tro, nung phần cặn còn lại để xác định tro không tan, lấy tro chung trừ tro không tan trong nước để tính ra tro tan trong nước.

3. Dụng cụ

Nếu không có qui định nào khác, sử dụng các dụng cụ và thiết bị thông thường của phòng thí nghiệm và các dụng cụ sau đây:

Chén, dung tích chứa từ 50 đến 100 ml dùng để xác định tro chung;

Lò nung điều chỉnh được nhiệt độ 525 ± 25oC;

Nồi cách hơi;

Giấy lọc không tàn;

Bình hút ẩm;

Cân phân tích.

4. Tiến hành thử

Dùng tro chung thu được từ phép xác định theo quy định hiện hành làm mẫu cân. Cho 20ml nước cất (hoặc nước có độ tinh khiết tương đương) và tro chung vào chén, đun nóng đến gần sôi và lọc qua giấy lọc. Rửa chén và giấy lọc bằng nước cất nóng (hoặc nước có chất lượng tương đương) cho đến khi tất cả nước lọc và nước rửa khoảng 60ml. Cho giấy lọc có cặn vào chén và làm bay hơi nước cẩn thận trên nồi cách thuỷ. Sau đó nung lò nung ở nhiệt độ 525 ± 25oC. Cho đến khi tro hoá hoàn toàn. Làm nguội trong bình hút ẩm và cân, nung tiếp trong lò 30 phút, làm nguội và cân. Lặp lại các thao tác trên (nếu thấy cần thiết) cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp nhỏ hơn 0,001g. Ghi lại khối lượng nhỏ hơn.

Tiến hành hai phép xác định với cặn thu được trên hai phép xác định tro chung.

Giữ dịch lọc để xác định độ kiềm của tro tan trong nước theo TCVN 5085 - 90, giữ tro không tan trong nước để xác định tro không tan trong axit (khi có yêu cầu).

5. Xử lý kết quả.

5.1. Tro không tan trong nước

Phần trăm khối lượng của tro không tan trong nước có trong mẫu nghiền tính theo phần trăm chất khô (X1), tính theo công thức:

Trong đó:

mo - Lượng mẫu cân của của mẫu nghiền dùng để xác định tro chung, g;

m2 - Khối lượng của tro không tan trong nước, g;

Rs - Hàm lượng chất khô của mẫu nghiền, tính theo phần trăm khối lượng.

Lấy kết quả trung bình số học của hai phép xác định với điều kiện thoả mãn yêu cầu ở điều 5.4.

5.2. Tro tan trong nước

Phần trăm khối lượng của tro tan trong nước (X2) có trong mẫu, tính theo chất khô, theo công thức:

Trong đó:

mo, m2 , Rs có cùng ý nghĩa như điều 5.1

m1: khối lượng của tro chung, g.

5.3 Phần trăm của tro tan trong nước so với tro chung (X3) được tính theo công thức:

5.4 Độ lặp lại

Chênh lệch kết quả của hai phép xác định tiến hành song song hoặc liên tiếp nhanh do cùng một người phân tích không được vượt quá 0,2g của tro không tan trong nước trong 100g mẫu nghiền.

6. Báo cáo thử nghiệm:

Báo cáo thử cần chỉ ra phương pháp sử dụng và kết quả thu được. Cần đề cập đến mọi chi tiết thao tác mà không được qui định trong tiêu chuẩn này hoặc các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả thử.

Báo cáo cần đề cập đến tất cả các tình tiết cần thiết để nhận biết mẫu một cách đầy đủ.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi