Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13358-1:2021 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 1: Quế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13358-1:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13358-1:2021 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 1: Quế
Số hiệu:TCVN 13358-1:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13358-1: 2021

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - CÂY GIỐNG CÁC LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ - PHẦN 1: QUẾ

Forest tree cultivars - Non-timber forest product species - Part 1: Cinnamomum cassia Blume.

Lời nói đầu

TCVN 13358-1: 2021 do Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ Tiêu chuẩn TCVN 13358 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ gồm các phn sau:

- TCVN 13358-1:2021, Phần 1: Quế;

- TCVN 13358-2:2021, Phần 2: Bời lời đỏ.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - CÂY GIỐNG CÁC LOÀI LÂM SẢN NGOÀI G - PHN 1: QU

Forest tree cultivars - Non-timber forest product species - Part 1: Cinnamomum cassia Blume.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng áp dụng đối với cây giống Quế (Cinnamomum cassia Blume.) được gieo ươm bằng hạt để trồng rừng.

CHÚ THÍCH: Kỹ thuật nhân giống từ hạt Quế tham khảo Phụ lục A.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Cây giống (Seedlings)

Cây con được gieo ươm bằng hạt.

2.2

Cây lâm sản ngoài gỗ (Non-timber forest product plants)

Cây lâm nghiệp cung cấp các sản phẩm lâm sản không phải là gỗ.

2.3

Cây mẹ (Mother tree)

Cá thể cây trưng thành đang trong giai đoạn sinh sản được lấy từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống, là nguồn vật liệu để nhân giống.

2.4

Cây trội (Plus tree)

Cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.

2.5

Lô cây giống (Seedling lot)

Các cây giống được sản xuất cùng một đợt theo cùng một phương pháp.

2.6

Nguồn giống (Seed source)

Nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội.

3  Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật về chất lượng của cây giống Quế được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối vi cây giống Quế

Ch tiêu

Yêu cầu

1. Nguồn gốc giống

Vật liệu nhân giống được thu từ nguồn giống đã được công nhận hoặc từ cây mẹ được chọn ở các lâm phần hoặc cây phân tán có địa chỉ rõ ràng.

2. Tuổi cây

Tối thiểu 12 tháng tuổi kể từ khi gieo hạt hoặc cấy cây vào bầu.

3. Chiều cao cây

Tối thiểu 25 cm.

4. Đường kính cổ rễ

Tối thiểu 0,4 cm.

5. Hình thái cây

Cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, lá xanh, không cụt ngọn.

6. Bầu cây

Đường kính tối thiểu là 6 cm, chiều cao tối thiểu là 12 cm, hỗn hợp ruột bầu thấp hơn mặt bầu tối đa là 1cm, bu không bị vở, bẹp.

7. Tình trạng sâu, bệnh hại

Không có biểu hiện sâu, bệnh hại.

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Thời điểm kiểm tra

Khi cây giống xuất vườn đem trồng.

4.2  Phương pháp kiểm tra

Phương pháp kiểm tra chất lượng cây giống Quế được quy định trong bảng 2.

Bảng 2 - Phương pháp kiểm tra cây giống Quế

Chỉ tiêu

Dung lưng mu và phương pháp kiểm tra

1. Nguồn gốc giống

Kiểm tra dựa vào hồ sơ của toàn bộ lô cây giống.

2. Tuổi cây

Xác định qua hồ sơ/nhật ký sản xuất cây giống.

3. Chiều cao cây

Sử dụng thước kẻ vạch đến cm, đo từ mặt bầu tới đỉnh sinh trưng của cây. Đo ngẫu nhiên 5 % tổng số cây của lô cây giống nhưng tối đa là 50 cây.

4. Đường kính cổ rễ

Sử dụng thước kẹp có khắc vạch đến mm; đo tại v trí sát mặt bầu. Đo ngẫu nhiên 5 % tổng số cây của lô cây giống nhưng tối đa là 50 cây.

5. Hình thái

Quan sát bằng mắt thường toàn bộ lô cây giống.

6. Bầu cây

Sử dụng thước, đo từ đáy bầu đến mặt bầu; sử dụng thước kẹp, đo tại vị trí giữa đáy bầu và mặt bầu. Đo ngẫu nhiên 5 % tổng số cây của lô cây giống nhưng tối đa là 50 cây.

7. Tình trạng sâu, bệnh hại

Quan sát bằng mắt thường toàn bộ lô cây giống.

4.3  Kết luận

Lô cây giống được coi là đạt yêu cầu khi 100% số mẫu kiểm tra phù hợp với các chỉ tiêu quy định tại bảng 1 trong tiêu chuẩn này.

5  Tài liệu kèm theo cây giống

Tài liệu kèm theo cây giống gồm các thông tin sau:

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Tên giống, tuổi, các chỉ tiêu chất lượng chính.

- Mã hiệu nguồn giống.

- Mã hiệu lô hạt giống.

- Số lượng cây.

- Ngày xuất vườn.

- Khuyến cáo ngày trồng;

- Hướng dẫn trồng và chăm sóc (nếu có).

6. Yêu cầu vận chuyển

Cây con trong khi vận chuyển phải đảm bảo thoáng, mát, không bị dập, gãy, không bị vỡ bầu.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Quế từ hạt

A.1  Nguồn giống

- Nguồn gốc giống: Hạt giống được thu từ nguồn giống đã được công nhận hoặc từ cây mẹ được chọn lọc từ các lâm phần có địa chỉ rõ ràng.

- Yêu cầu đối với cây mẹ lấy giống: Cây từ 15 tuổi trở lên, chưa bị bóc vỏ, sinh trưởng tốt, thân thẳng, tròn đều, vỏ nhẵn, v dày, ít cành và cành nhỏ, góc phân cành lớn, tán đều, rộng, đoạn thân dưới cành dài, ít mấu mắt trên thân cây, không có biu hiện bị sâu bệnh hại.

A.2  Thu hái hạt giống

- Thời gian thu hái quả chín từ tháng 1 đến tháng 3, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu tím sẫm.

- Có thể thu hái bằng nhiều cách như trèo cây hái quả, dùng dụng cụ thu hái hoặc phát dọn sạch xung quanh tán cây giống trước mùa thu hoạch 1 tháng để thu nhặt hạt rơi rụng.

- Không chặt cành và cây để lấy quả, không thu hái quả non; không để chim thú ăn và phá hoại quả trong mùa thu hái.

A.3  Chế biến và bảo quản hạt giống

- Quả Quế thu hái về được ủ 1 đến 3 ngày để vỏ thịt ngoài mềm ra, quả chín đều, sau đó ngâm vào nước, chà sát bỏ vỏ và thịt quả, đãi lấy hạt chắc và phải hong hạt nơi thoáng mát, để ráo nước rồi bảo quản hoặc đem gieo.

- Hạt Quế nên đem gieo ngay sau khi thu hái.

- Nếu chưa gieo ngay phải bảo quản trong cát ẩm 20% (nắm cát trong tay khi bỏ ra không b rời ra) tỷ lệ 1 hạt 2 cát, trộn đều vun thành luống cao từ 15 cm đến 20 cm, trên cùng phủ thêm 1 lớp cát dày từ 3 cm đến 5 cm. Thường xuyên đảo hạt tối thiểu 1 ngày 2 ln và bổ sung độ ẩm khi thấy cát bị khô. Thời gian bảo qun không quá 2 tuần.

A.4  Chuẩn bị vườn ươm

- Vườn ươm Quế phải gần nơi trồng và thuận tiện cho việc vận chuyển cây con; đủ ánh sáng, thoáng mát, khô ráo, gần nguồn nước sạch, thoát nước; được dọn vệ sinh sạch cỏ, gốc cây,....

- Lên luống gieo hạt: phải làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ mới tiến hành lên luống, luống có kích thước rộng 1 m, cao từ 12 cm đến 15cm, rãnh luống rộng từ 50 cm đến 60 cm tính từ mép mặt luống, khi lên luống cần bón lót cho đất bằng phân chuồng hoai, lượng bón từ 4 kg đến 5 kg cho 1m2.

- Đóng bầu: vỏ bầu có đường kính tối thiểu là 6 cm, chiều cao tối thiểu là 12 cm. Ruột bầu nên chọn đất tầng B với hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ tính theo trọng lượng bầu gồm: 95% đất + 4 % phân chuồng đã ủ hoai và sàng nhỏ + 1% phân NPK.

- Xếp bầu: bầu đóng xong được xếp thành luống rộng 1 m, dài tùy theo điều kiện cụ thể của vườn ươm, mặt bầu phải bằng phẳng. Luống làm theo hướng Đông - Tây để giàn che bóng cho cây được che đều suốt ngày.

A.5  Kỹ thuật xử lý và gieo hạt giống

- Xử lý hạt: rửa sạch hạt, loại bỏ hạt thối, hạt lép; ngâm hạt trong nước muối loãng hoặc thuốc tím nồng độ 0,1% và giữ ở nhiệt độ từ 30°C đến 40°C trong khoảng 3 giờ, vớt ra để ráo nước và đem gieo.

- Ủ hạt: hạt sau khi xử lý được ủ trong bao vải, mỗi ngày rửa chua từ 1 +2 lần; khi hạt nứt nanh thì gieo

- Gieo hạt: tưới nước cho luống cấy và luống bầu đủ ẩm trước khi cấy hạt từ 1 đến 2 giờ. Hạt được gieo theo rạch trên luống gieo với khoảng cách 20 cm x 20 cm khi hạt nảy mm thì đem cấy vào bầu hoặc gieo thẳng vào bầu đất, mỗi bầu gieo 1 hạt vào giữa bầu, lấp một lớp đất mịn ph kín hạt độ dày từ 0,3 cm đến 0,5 cm.

A.6  Chăm sóc cây con

- Làm giàn che: từ khi gieo hạt đến tháng thứ 5, làm giàn che có độ che sáng tối thiểu 70%. Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, điều chỉnh giàn che có độ che sáng giảm xuống còn khoảng 50%. Từ tháng thứ 9 tr đi, tùy thuộc sinh trưởng của cây con mà có thể điều chỉnh độ che sáng của giàn che dần dần cho đến trước khi đem cây con đi trồng 1 tháng, giàn che được dỡ bỏ hoàn toàn.

- Tưới nước: thường xuyên tưới nước đ ẩm cho luống gieo, luống bầu. Trong khoảng 15 ngày đầu sau khi gieo hạt phải tưới nước đều đặn và luôn giữ ẩm cho luống cây, lượng nước tưới từ 3 lít/m2 đến 4 lít/m2 sau đó giảm dần. Đến khi hạt ny mầm dài 1 cm thì đem cấy vào bầu.

- Làm giàn che với độ che sáng tối thiểu 50%.

- Làm cỏ phá váng: sau 1 tháng tiến hành nhổ cỏ và phá váng trên mặt bầu, đồng thời kết hợp với việc chỉnh trang cho cây mầm đứng thẳng.

- Bón phân: khi cây được 4 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi, tiến hành bón thúc bằng phân NPK về sau có thể thêm phân NPK nồng độ 0,5% (tưới từ 2 lít đến 3 lít cho 1m2). Trước khi trồng 1 tháng thì không tiến hành bón thúc và giảm lượng nước tưới.

A.7  Phòng trừ sâu bệnh hại

- Bệnh đốm lá và khô lá thường xuất hiện các tháng khô, nóng, có thể phòng trừ bằng các loại thuốc diệt nấm thông thường;

- Bệnh nm cổ rễ, xuất hiện vào thời kỳ cây con từ 2 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi, dùng Boócđô nồng độ 1 % hoặc Viben C nồng độ 0,05% phun 0,5 lít/m2 theo định kỳ 15 ngày 1 lần.

- Sâu đục thân xuất hiện vào cuối xuân và hè, dùng biện pháp bẫy bướm để diệt, hạn chế mức độ lây lan của sâu.

- Sâu xám trực tiếp bắt hoặc dùng thuốc Malathion nồng độ 0,1% tưới 1 lít cho 4 m2 đến 5 m2.

- Bệnh tua mực, trong điều kiện hiện nay tốt nhất là nhổ và đốt các cây bị bệnh để tránh lây lan.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  04TCN 64-2003 - Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp

[2]  04TCN 23-2000 - Quy phạm kỹ thuật trồng Quế

[3]  Dự án Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam pha II (2007). Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB Bản đồ, Hà Nội, 2007.

[4]  Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2007). Cây Quế (Cinnamomum cassia). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[5]  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định Danh mục loài cây trồng Lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng Lâm nghiệp chính.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi