Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13358-5:2021 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 5: Sơn tra

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13358-5:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13358-5:2021 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 5: Sơn tra
Số hiệu:TCVN 13358-5:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13358-5:2021

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - CÂY GIỐNG CÁC LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ
PHẦN 5: SƠN TRA

Forest tree cultivar - Seedling of non-timber forest plants
Part 5: (Docynia indica (Wall) Decne)

Lời nói đầu

TCVN 13358-5: 2021 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13358 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ gồm các phần sau:

TCVN 13358-1:2021, Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 1: Quế;

TCVN 13358-2:2021, Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 2: Bời lời đỏ;

TCVN 13358-3:2021, Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 3: Dó bầu;

TCVN 13358-4:2021, Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 4: Trôm

TCVN 13358-5:2021, Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài lâm sản ngoài gỗ - Phần 5: Sơn tra.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - CÂY GIỐNG CÁC LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ
PHẦN 5: SƠN TRA

Forest tree cultivar - Seedling of non-timber forest plants
Part 5: (Docynia indica (Wall) Decne)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra chất lượng cây giống Sơn tra (Táo mèo) (Docynia indica (Wall) Decne) được nhân giống từ hạt và nhân giống bằng ghép cành để trồng nhằm mục tiêu lấy quả.

CHÚ THÍCH: Kỹ thuật nhân giống Sơn tra bằng phương pháp gieo hạt tham khảo tại Phụ lục A.

CHÚ THÍCH: Kỹ thuật nhân giống Sơn tra bằng phương pháp ghép tham khảo tại Phụ lục B.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Cây trội (plus tree)

Cây tốt nhất được tuyển chọn trong rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống được sử dụng để lấy vật liệu nhân giống.

2.2

Cây đầu dòng (ortet)

Cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

2.3

Nguồn giống (seed source)

Nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và vườn cây đầu dòng.

2.4

Cây Sơn tra hạt (docynia indica seedling)

Cây giống được tạo ra bằng phương pháp gieo từ hạt.

2.5

Cây Sơn tra ghép (docynia indica grafted)

Cây giống được tạo thành do sự kết hợp giữa gốc ghép với cành ghép của cây Sơn tra. Các tính chất cơ bản của cây ghép là do cành ghép mang lại.

2.6

Gốc ghép (root stock)

Phần thân mang rễ của cây được gieo từ hạt, dùng để tiếp nhận và nuôi dưỡng cành ghép.

2.7

Cành ghép (scion)

Một phần được cắt ra từ cành, từ thân hoặc chồi mà khi ghép với gốc ghép sẽ thành một cây hoàn chỉnh.

2.8

Chồi cây ghép (shoot of grafted sapling).

Chồi mọc ra từ hom ghép trên cây ghép.

2.9

Lô cây giống (cultivar lot)

Các cây giống được sản xuất cùng đợt theo cùng một phương pháp gieo tạo được xuất vườn cùng một đợt.

3  Yêu cầu kỹ thuật

3.1  Yêu cầu kỹ thuật đối cây giống sơn tra hạt

Yêu cầu kỹ thuật đối với các chỉ tiêu chất lượng của cây giống Sơn tra được gieo ươm từ hạt quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật cây giống Sơn tra gieo ươm từ hạt

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Nguồn gốc giống

Hạt giống thu từ nguồn giống đã được công nhận hoặc từ cây mẹ được chọn lọc từ các lâm phần hoặc cây trồng phân tán có địa chỉ rõ ràng.

2. Tuổi cây con

Từ 5 tháng đến 7 tháng kể từ khi cấy cây mầm vào bầu.

3. Đường kính cổ rễ

Tối thiểu là 0,4 cm.

4. Chiều cao

Tối thiểu là 50 cm.

5. Bầu cây

- Kích thước: Đường kính tối thiểu 9 cm, chiều cao tối thiểu 13 cm, có đục lỗ ở đáy bầu.

- Hình thái: Hỗn hợp ruột bầu thấp hơn miệng bầu từ 0,5 cm đến 1,0 cm, bầu không bị vỡ, bẹp.

6. Hình thái cây giống

Cây cứng cáp, không cụt ngọn, lá xanh, cây khỏe mạnh không bị vóng lướt.

7. Tình trạng sâu, bệnh hại

Không phát hiện sâu, bệnh hại trong lô cây giống.

3.2  Yêu cầu kỹ thuật đi cây giống sơn tra ghép

Yêu cầu kỹ thuật đối với các chỉ tiêu chất lượng của cây giống được tạo ra bằng phương pháp ghép quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật cây giống Sơn tra ghép

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Nguồn gốc cành ghép

Cành ghép thu từ cây trội, vườn giống vô tính đã được tuyển chọn và công nhận

2. Tuổi cây ghép

Từ 5 tháng đến 7 tháng tuổi, tính từ thời điểm ghép.

3. Vị trí vết ghép

Chiều cao từ mặt bầu đến vị trí ghép từ 20 cm đến 30 cm; vết ghép đã liền sẹo.

4. Kích thước chồi ghép

Chồi ghép mọc ra từ hom ghép lớn hơn 50 cm, thân chồi ghép đã hóa gỗ.

5. Chiều cao cây

Tối thiểu 60 cm

6. Đường kính gốc (tại vị trí cổ rễ)

Tối thiểu 1,0 cm

7. Bầu cây

Kích thước: Đường kính tối thiểu 13 cm, chiều cao tối thiểu 18 cm, có đục lỗ ở đáy bầu.

Hình thái: Hỗn hợp ruột bầu thấp hơn miệng bầu từ 0,5 cm đến 1,0 cm, bầu không bị vỡ, bẹp.

8. Hình thái cây giống

Cây khỏe mạnh, thân thẳng, thân đã hóa gỗ, bộ rễ phát triển tốt, không bị cụt ngọn, không nhiều thân, không sâu bệnh

9. Tình trạng sâu, bệnh hại

Cây giống không có biểu hiện sâu bệnh hại

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Thời điểm kiểm tra

Khi cây giống xuất vườn đem đi trồng rừng.

4.2  Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của cây giống

4.2.1  Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của cây giống sơn tra được tạo ra từ gieo hạt quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Phương pháp kiểm tra chất lượng cây giống Sơn tra từ hạt

Chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

Dung lượng mẫu kiểm tra

1. Nguồn gốc giống

Đánh giá dựa vào hồ sơ nguồn gốc vật liệu nhân giống.

Toàn bộ lô cây giống

2. Tuổi cây

Kiểm tra nhật ký trong hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống liên quan đến thời gian gieo ươm của từng lô cây giống.

Toàn bộ lô cây giống

3. Đường kính cổ rễ

Sử dụng thước kẹp có độ chính xác đến mm; đo tại ví trí sát mặt bầu.

Lấy mẫu ngẫu nhiên 1 % tổng số cây nhưng không ít hơn 30 cây và không quá 50 cây

4. Chiều cao cây

Sử dụng thước kẻ vạch đến cm, đo từ mặt bầu tới đỉnh sinh trưởng của cây.

5. Bầu cây

- Kích thước bầu: Sử dụng thước kẻ vạch đến cm đo đường kính và chiều cao bầu cây.

- Hình thái bầu: Quan sát bằng mắt thường cho toàn bộ lô cây giống.

 

6. Hình thái cây giống

Quan sát bằng mắt thường.

Toàn bộ lô cây giống

7. Tình trạng sâu, bệnh hại

Quan sát bằng mắt thường.

Toàn bộ lô cây giống

4.2.2  Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của cây giống sơn tra được tạo ra bằng phương pháp ghép quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 - Phương pháp kiểm tra chất lượng cây giống Sơn tra ghép

Chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

Dung lượng mẫu kiểm tra

1. Nguồn gốc cành ghép

Đánh giá dựa vào hồ sơ nguồn gốc vật liệu nhân giống.

Toàn bộ lô cây giống

2. Tuổi cây ghép

Kiểm tra nhật ký/hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống liên quan đến thời gian gieo ươm, thời gian ghép của từng lô cây giống.

Toàn bộ lô cây giống

3. Vị trí vết ghép

Sử dụng thước kẻ vạch đỏ có độ chính xác đến mm; đo từ mặt bầu đến vị trí ghép: quan sát bằng mắt thường để xác định độ liền sẹo của vết ghép.

Lấy mẫu ngẫu nhiên 1 % số cây nhưng không ít hơn 30 cây và không quá 50 cây.

4. Kích thước chồi ghép

Sử dụng thước kẻ vạch có độ chính xác đến mm; đo từ cành ghép đến đỉnh sinh trưởng để xác định chiều dài chồi ghép; quan sát bằng mắt thường để xác định các chỉ tiêu sinh trưởng.

5. Chiều cao cây

Sử dụng thước kẻ vạch đến cm, đo từ mặt bầu tới đỉnh sinh trưởng của cây.

Lấy mẫu ngẫu nhiên 1 % số cây nhưng không ít hơn 30 cây và không quá 50 cây.

6. Đường kính gốc

Sử dụng thước kẹp có độ chính xác đến mm, đo tại ví trí sát mặt bầu.

7. Bầu cây

- Kích thước bầu: Sử dụng thước kẻ vạch đến cm đo đường kính và chiều cao bầu cây.

- Hình thái bầu: Quan sát bằng mắt thường cho toàn bộ lô cây giống.

 

8. Hình thái cây giống

Quan sát bằng mắt thường

Toàn bộ lô cây giống.

9. Tình trạng sâu, bệnh hại

Quan sát bằng mắt thường

Toàn bộ lô cây giống.

4.3.  Kết luận kiểm tra

Lô cây giống đạt yêu cầu kỹ thuật khi 100 % mẫu kiểm tra phù hợp với các quy định tại Bảng 1 hoặc Bảng 2.

5.  Thông tin kèm theo lô cây giống

Thông tin kèm theo cây giống gồm:

- Lô cây giống phù hợp với tiêu chuẩn này

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

- Tên giống, tuổi, các chỉ tiêu chất lượng chính;

- Mã hiệu nguồn giống;

- Mã hiệu lô hạt giống;

- Mã hiệu lô cây giống;

- Số lượng cây;

- Ngày xuất vườn;

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc (nếu có).

6.  Yêu cầu vận chuyển

Cây con trong khi vận chuyển phải đảm bảo thoáng mát, không bị dập, gãy, không bị vỡ bầu.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Sơn tra từ hạt

A.1  Thời vụ gieo ươm

Thời vụ gieo ươm cây Sơn tra vào tháng 10 đến tháng 12 dương lịch hằng năm. Thời gian hạt nẩy mầm sớm nhất 8 ngày, muộn nhất là 25 ngày.

A.2  Thu hái và bảo quản hạt giống

Vào vụ thu hái quả Sơn tra từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, lựa chọn những quả đã chín màu vàng óng, quả to, hình dáng đẹp, bóc tách lấy hạt; Sau đó hong khô hạt nơi râm mát, làm sạch loại bỏ tạp vật, hạt lép; Chọn những hạt tròn mẩy, vỏ sáng và tiến hành xử lý hạt, gieo ươm hoặc bảo quản (Hạt được bọc kỹ để nơi thoáng mát hoặc để trong tủ lạnh bảo quản hạt chuyên dụng).

A.3  Xử lý hạt

Hạt ngâm trong nước ấm (pha 2 phần nước sôi, 3 phần nước lạnh) để nguội dần trong 8 giờ. Vớt hạt ra, để ráo nước và ủ hạt trong túi vải. Hàng ngày rửa chua hạt 1 lần đến 2 lần bằng nước ấm như khi ngâm hạt. Để túi ủ hạt nơi khô ráo, thoáng mát. Hạt sau khi ủ 8 ngày đến 15 ngày bắt đầu nẩy mầm.

A.4  Kỹ thuật tạo bầu

A.4.1  Hỗn hợp ruột bầu

Hỗn hợp ruột bầu được đóng vào túi bầu polyetylen (PE) có đáy, được đục lỗ xung quanh, và ở đáy bầu, có kích thước (9 x 13) cm đối với cây tạo ra từ hạt và kích thước (13 x 18) cm với cây giống làm gốc ghép. Thành phần hỗn hợp ruột bầu là đất tầng mặt được đập và sàng nhỏ (chiếm 89 %), trộn với phân chuồng hoai mục (chiếm 10 %) và phân NPK (chiếm 1,0 %), phải chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ và tơi xốp, tính năng giữ nước và giữ độ phì phải tốt, độ pHKCl từ 5 đến 7, không có cỏ dại và mầm sâu bệnh.

A.4.2  Đóng bầu, xếp luống

Bầu được xếp theo luống cao hơn đường đi, kích thước luống rộng 80 cm đến 90 cm, đường đi và rãnh thoát nước hai bên rộng 50 cm đến 60 cm, chiều dài luống cây 8 m đến 10 m.

A.4.3  Gieo hạt vào bầu

Trước khi tra hạt vào bầu, bầu đất phải được tưới nước ẩm sao cho độ ẩm của hỗn hợp ruột bầu đạt từ 60 % đến 70 % và cần xử lý chống bệnh thối cổ rễ bằng thuốc hóa học phù hợp theo chỉ dẫn của nhà sản xuất (Ví dụ: phun thuốc VibenC pha nồng độ 0,5 % đến 1 % phun 1 lít/4m2). Hàng ngày kiểm tra lô hạt đã xử lý, chọn những hạt đã nẩy mầm có chiều dài mầm khoảng 0,5 cm để tra vào bầu, hạt nẩy mầm đến đâu thì tra đến đó. Dùng que nhỏ tạo 1 lỗ nhỏ giữa bầu, cho hạt vào và phủ lên hạt một lớp đất mỏng khoảng 0,3-0,5 cm. Không nên để mầm hạt mọc quá dài, nếu quá dài thì quá trình tra hạt, mầm hạt dễ bị gẫy.

Sau khi cấy hạt xong, làm dàn che nắng (dùng vật liệu sẵn có tại địa phương như cỏ gianh, thân cây tế guột hoặc lưới đen) và tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho bầu để hạt sinh trưởng thành cây con.

A.4.4  Kỹ thuật chăm sóc cây giống

Sau khi cấy từ 7 đến 10 ngày, hạt bắt sinh trưởng thành cây con. Tiếp tục chăm sóc, tưới ẩm thường xuyên. Theo dõi sâu bệnh hại, nếu xuất hiện sâu quấn lá có thể dùng tay bắt và diệt. Theo dõi nấm và xử lý nấm làm thối cổ rễ.

Khoảng 1 tháng sau khi gieo hạt, tiến hành phá váng mặt bầu và tưới nước phân lân pha loãng (1,0 %) cho cây. Lưu ý sau khi tưới phân thì phải tưới rửa lá bằng nước sạch.

Cây con sau 3 tháng tiến hành đảo bầu 1 lần, khi đảo bầu cần để riêng cây tốt và cây xấu để chăm sóc cây xấu đặc biệt hơn và tránh cạnh tranh ánh sáng.

Cây con từ hạt: Sau 5 tháng đến 6 tháng cây con có đường kính gốc lớn hơn 0,4 cm, chiều cao lớn hơn 50 cm thì đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

Cây con để làm gốc ghép: Tiếp tục chăm sóc từ 10 tháng đến 12 tháng gieo ươm, lựa chọn cây đạt chiều cao lớn hơn 60 cm, đường kính gốc 0,5 - 1,0 cm, xếp sang luống riêng để tiến hành ghép. Các luống rộng 0,9 m, cách nhau 50-60 cm để thuận lợi cho thao tác ghép. Trên luống, xếp hàng ngang từ 8-10 bầu để thuận lợi cho thao tác ghép, ấp đất mép luống để giữ ẩm cho bầu đất.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Sơn tra ghép

B.1  Thời vụ ghép

Từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Thời vụ ghép tốt nhất là tháng 11 đến tháng 12 trong năm.

B.2  Gốc ghép

Cây con được gieo từ hạt theo Phụ lục A được tiếp tục chăm sóc để làm gốc ghép. Tuổi gốc ghép từ 10 tháng đến 12 tháng tính từ khi cấy cây mầm vào bầu, lựa chọn cây đạt chiều cao lớn hơn 60 cm, đường kính gốc 0,5 cm đến 1,0 cm, xếp sang luống riêng đ tiến hành ghép. Luống rộng 0,9 m, cách nhau 50 cm đến 60 cm để thuận lợi cho thao tác ghép. Trên luống, xếp hàng ngang từ 8 đến 10 bầu để thuận lợi cho thao tác ghép, ấp đất mép luống để giữ ẩm cho bầu đất.

Các cây con không đủ tiêu chuẩn được xếp dồn lại trong luống và tiếp tục chăm sóc để ghép cho lần sau.

B.3  Chuẩn bị dụng cụ ghép

Dụng cụ ghép bao gồm kéo cắt cành, dao ghép và đá mài dao, dây quấn ni lông, túi trùm ni lông, dây dứa buộc, xô đựng nước, và rổ đựng dụng cụ và cành ghép.

Dao ghép là dao chuyên dụng, luôn được mài thật sắc trong quá trình ghép.

Dây quấn ni lông dây chuyên dụng phục vụ ghép.

Bao ni lông trùm cành ghép màu trắng, chiều rộng từ 10-12cm, dài 17-20cm.

B.4  Chọn cành ghép

Cành ghép được lấy từ những cây mẹ (cây trội) trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng; vườn giống vô tính đã được công nhận giống. Thời vụ lấy cành ghép: từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi cây rụng lá, mắt ngủ đang chưa nẩy chồi, đâm lộc, dùng kéo cắt các cành phù hợp với đường kính gốc ghép.

Cành ghép được lấy là cành bánh tẻ, nằm phần giữa tán, cành đã rụng lá, trên cành có nhiều mắt ngủ, cành có đường kính lớn hơn 0,4 - 1 cm để tương thích với gốc ghép

Cành ghép sau khi cắt được ủ trong tấm vải hoặc bao dứa đã nhúng ẩm bằng nước sạch và mang về vườn ươm để tiến hành ghép. Tốt nhất lấy cành ghép vào buổi sáng sớm và tiến hành nghép ngay sau khi lấy. Trong trường hợp cây mẹ xa, trong điều kiện bảo quản thường, không nên để cành ghép quá 3 ngày.

B.5  Ghép cây

Cành ghép sau khi mang về vườn ươm, được cắt ra từng đoạn ngắn chiều dài 10-15 cm, trên đó chứa 2-4 mắt ngủ.

Dùng kéo cắt ngang thân cây con, chỉ để thân cây cao 25-35 cm tính từ mặt bầu. Duy trì các cành cây trên thân gốc ghép để cây quang hợp nuôi mắt ghép.

Dùng dao thật sắc cắt vát đầu trên của thân cây và cắt vát một đầu của cành ghép, độ dài vết cắt vát 3-5 cm. Lựa làm sao cho vết cắt vát của gốc ghép và cành ghép tương đối như nhau, để vết ghép khít vào nhau. Tránh vết cắt bị dập nát.

Ngay sau đó ép sát vết cắt của cành ghép vào vết cắt của gốc ghép. Dùng dây ni lông quấn chặt vết ghép, quấn từ trên xuống dưới như hình mái lợp để tránh nước vào vết ghép.

Sau đó trùm một túi ni lông bao lên toàn bộ hom ghép và vết ghép. Túm, buộc chặt đầu dưới túi ni lông vào thân cây ghép sát với đầu dưới của vết ghép, để tránh nước và vi khuẩn xâm nhập vào vết ghép.

B.6  Chăm sóc cây ghép

Tưới nước, giữ ẩm thường xuyên. Chú ý tưới nước bằng vòi lùa vào gốc cây, không tưới từ trên xuống, nước sẽ làm lay động hom ghép và giảm tỷ lệ sống của hom ghép.

Sau khi ghép được 15 ngày đến 20 ngày, cành ghép bắt đầu nẩy chồi, và sau 25 ngày hom ghép liền sẹo, và mắt ghép nẩy chồi từ 2 đến 4 cặp lá, tiến hành tháo túi trùm ni lông. Dùng kéo cắt bỏ tất cả các cành còn lại của gốc ghép, để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi hom ghép.

Các cây ghép mà hom ghép bị chết, được lọc ra và tiếp tục chăm sóc và ghép đợt hai.

Tiếp tục chăm sóc cây ghép, khi cây ghép được 6 tháng tuổi, đường kính gốc ghép đạt từ 1,0 cm đến 1,5 cm, chiều cao cành ghép lớn hơn 50 cm, cây sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, túi bầu không bị vỡ, bộ rễ không bị tổn thương, cây ghép đã được đào bầu và huấn luyện từ 15 ngày đến 20 ngày là đủ tiêu chuẩn đem trồng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Vũ Văn Thuận (2006): Báo cáo tổng kết đề tài "Ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống cây Sơn Tra (Docynia indica) tại Sơn La, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La.

[2]. Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc (2017): Báo cáo kết quả hoàn thiện công nghệ ghép, dự án sản xuất thử nghiệm các dòng Sơn Tra (Docynia indica) đã được tuyển chọn tại vùng Tây Bắc, Bộ NN&PTNT.

[3]. Hà Văn Tiệp và cộng sự (2015), Hướng dẫn kỹ thuật ghép Sơn tra, Trung tâm Nông lâm thế giới tại Việt Nam (ICRAFVN).

[4]. Thuật ngữ lâm nghiệp 1996, Nhà xuất bản Nông nghiệp

[5]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-2:2020 Giống cây lâm nghiệp - khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng phần 2: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả và hạt.

[6]. Nghiên cứu đặc điểm lâm học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây Sơn tra (Docynia indica (Well.) Decne) tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ Lâm nghiệp của Vũ Đức Toàn (2018).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi