Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13849:2023 Da - Da mũ giầy mộc thuộc crom toàn phần
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13849:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13849:2023 ISO 20940:2021 Da - Da mũ giầy mộc thuộc crom toàn phần - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu: | TCVN 13849:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 11/08/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13849:2023
ISO 20940:2021
DA - DA MŨ GIẦY MỘC THUỘC CROM TOÀN PHẦN YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Leather - Crust full chrome upper leather - Specifications and test methods
Lời nói đầu
TCVN 13849:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 20940:2021.
TCVN 13849:2023 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA - DA MŨ GIẦY MỘC THUỘC CROM TOÀN PHẦN YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Leather - Crust full chrome upper leather - Specifications and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu, phương pháp thử và phương pháp lấy mẫu đối với da mũ giầy mộc thuộc crom toàn phần được sử dụng trong tất cả các loại giầy dép (xem Bảng 1).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7117 (ISO 2418), Da - Phép thử hoá, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
TCVN 7116 (ISO 2588), Da - Lấy mẫu - Số các mẫu đơn cho một mẫu tổng
TCVN 7121 (ISO 3376), Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền kéo và độ giãn dài
TCVN 7122-2 (ISO 3377-2), Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền xé - Phần 2: Xé hai cạnh
TCVN 7124 (ISO 3379), Da - Xác định độ phồng và độ bền của da cật - Thử nổ bi
TCVN 7127 (ISO 4045), Da - Phép thử hoá học - Xác định pH và số chênh lệch
TCVN 7129 (ISO 4048), Da - Phép thử hoá học - Xác định chất hòa tan trong diclometan và hàm lượng axít béo tự do
TCVN 8831-1 (ISO 5398-1), Da - Xác định hàm lượng crom oxit - Phần 1: Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ
TCVN 11129-1 (ISO 5402-1), Da - Xác định độ bền uốn - Phần 1: Phương pháp sử dụng máy đo độ đàn hồi
TCVN 11096 (ISO 14268), Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ thẩm thấu của hơi nước
TCVN 7130 (ISO 11640), Da - Phương pháp xác định độ bền màu - Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại
TCVN 10060 (ISO 17070), Da - Phép thử hóa - Xác định hàm lượng pentaclophenol
TCVN 12275-1 (ISO 17075-1), Da - Xác định hàm lượng crom (VI) - Phần 1: Phương pháp đo màu.
TCVN 12275-2 (ISO 17075-2), Da - Xác định hàm lượng crom (Vl) - Phần 2: Phương pháp sắc ký
TCVN 7535-1 (ISO 17226-1), Da - Xác định hàm lượng Formaldehyt bằng phương pháp hóa học - Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
TCVN 10455 (ISO 17229), Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ hấp thụ hơi nước
TCVN 9557-1 (ISO 17234-1), Da-Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 1: Xác định một số amin thơm được sinh ra từ thuốc nhuộm azo
TCVN 9557-2 (ISO 17234-2), Da - Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 2: Xác định 4-aminoazobenzen
TCVN 10461 (ISO 23910), Da - Phép thử cơ lý - Phép đo độ bền xé đường khâu.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Da mũ giầy (upper leather)
Da để làm phần mũ của giầy dép.
3.2
Da mũ giầy mộc thuộc crom toàn phần (crust full chrome upper leather)
Da tách béo được thuộc, ăn dầu và làm khô trước khi hoàn thiện.
CHÚ THÍCH 1 Nếu da đã được nhuộm, da mộc được gọi là da mộc nhuộm
3.3
Giày dép thông thường (casual footwear)
Giầy dép được thiết kế và sản xuất để phù hợp cho các hoạt động thư giãn, giải trí.
[Nguồn: TCVN 12729:2019 ISO 19952:2005, 28]
3.4
Giầy đông (cold weather footwear)
Giầy được thiết kế và sản xuất để tạo ra được sự bảo vệ đặc biệt cho người sử dụng ở nhiệt độ dưới không độ và trong băng tuyết hoặc trên các bề mặt đóng băng ở dưới chân.
CHÚ THÍCH Cũng phù hợp cho các môi trường lạnh quy định.
[Nguồn: TCVN 12729:2019 ISO 19952:2005, 38]
3.5
Giày dép thời trang (fashion footwear)
Giầy dép được thiết kế và sản xuất để đi lại nhẹ nhàng, có kiểu dáng thịnh hành.
[Nguồn: TCVN 12729:2019 ISO 19952:2005, 59]
3.6
Giầy thể thao thông dụng (general purpose sports footwear)
Giầy được thiết kế và sản xuất phù hợp để đi trong các hoạt động thể thao không chuyên khác nhau, ví dụ: chạy bộ, các môn thể thao có vợt không phổ biến, các trò chơi trên sân như bóng rổ, tập luyện nhẹ thông thường.
[Nguồn: TCVN 12729:2019 ISO 19952:2005, 74]
3.7
Giầy dép đi trong nhà (indoor footwear)
Giầy dép được thiết kế và sản xuất do có sự thoải mái và độ bền tương xứng, dùng để đi trong nhà, xung quanh nhà, không phù hợp để sử dụng làm giầy dạo phố và không dùng để bảo vệ ở thời tiết và môi trường khắc nghiệt.
[Nguồn: TCVN 12729:2019 ISO 19952:2005, 88]
3.8
Giầy dép trẻ em (infants’ footwear)
Giầy dép được thiết kế và sản xuất để phù hợp cho trẻ em đi hàng ngày có kích cỡ từ 16 đến 22.
Xem hệ cỡ số giầy Pháp (2.116).
3.9
Giầy dép học sinh (school footwear)
Giầy dép được thiết kế và sản xuất để đi hàng ngày ở trường cho trẻ và thiếu niên, có cỡ số từ 23 đến 38.
CHÚ THÍCH 1: xem ISO 19952:2005,116.
[Nguồn: TCVN 12729:2019 ISO 19952:2005, 129]
3.10
Giày dép dạo phố (town footwear)
Giầy dép được thiết kế và sản xuất phù hợp để đi hàng ngày tại công sở, đĩ mua sắm, hoặc trong môi trường sử dụng tương tự.
CHÚ THÍCH 1 .Độ bền và sự thoải mái thường quan trọng hơn kiểu dáng hoặc thời trang đối với loại giầy dép này.
[Nguồn: TCVN 12729:2019 ISO 19952:2005,161]
4 Tính chất
4.1 Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của da mũ giầy phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Tính chất vật lý
| Tính chất | Phương pháp thử | Giầy thể thao thông dụng, giầy dép học sinh, giầy dép thông thường, giầy dép dạo phố cho đàn ông | Giầy đông | Giầy dép dạo phố cho phụ nữ | Giầy dép thời trang, giầy dép trẻ em, giầy dép đi trong nhà |
1 | Độ bền kéoa (N/mm2) | TCVN 7121 (ISO 3376) | Da bò ≥ 15 Da dê ≥ 12 Da cừu ≥ 10 | Da bò ≥ 15 Da dê ≥ 12 Da cừu ≥ 10 | ≥ 10 | ≥ 10 |
2 | Độ giãn dài khi đứta (%) | TCVN 7121 (ISO 3376) | Da bò: 45 đến 75 Da dê: 40 đến 75 Da cừu: 35 đến 75 | Da bò: 45 đến 75 Da dê: 40 đến 75 Da cừu: 35 đến 75 | Da bò: 45 đến 75 Da dê: 40 đến 75 Da cừu: 35 đến 75 | Da bò: 45 đến 75 Da dê: 40 đến 75 Da cừu: 35 đến 75 |
3 | Độ bền xéa (N) | TCVN 7122-2 (ISO 3377-2) | Da bò ≥ 70 Da dê ≥ 40 Da cừu ≥ 20 | Da bò ≥ 70 Da dê ≥ 40 Da cừu ≥ 20 | Da bò ≥ 60 Da dê ≥ 40 Da cừu ≥ 20 | Da bò ≥ 50 Da dê ≥ 40 Da cừu ≥ 20 |
4 | Độ căng mặt cật khi nứt vỡ (mm) | TCVN 7124 (ISO 3379) | ≥ 7 | ≥ 7 | ≥ 7 | ≥ 7 |
5 | Tải trọng nứt mặt cật(N) | TCVN 7124 (ISO 3379) | ≥ 200 | ≥ 200 | ≥ 200 | ≥ 200 |
6 | Độ bền màu với chà xát (sự thay đổi màu và dây màu của bề mặt bên trong giày dép không lót) | TCVN 7130 (ISO 11640) | Sau 40 chu kỳ với dung dịch mồ hôi: ≥ 2/3 | Sau 40 chu kỳ với dung dịch mồ hôi: ≥ 2/3 | Sau 40 chu kỳ với dung dịch mồ hôi: ≥ 2/3 | Sau 40 chu kỳ với dung dịch mồ hôi: ≥ 2/3 |
7 | Độ bền xé đường may (N) | TCVN 10461 (ISO 23910) | Da bò ≥ 70 Da dê ≥ 40 | Da bò ≥ 70 Da dê ≥ 40 | Da bò ≥ 60 Da dê ≥ 40 | Da bò ≥ 50 Da dê ≥ 40 |
8 | Độ thẩm thấu hơi nước | TCVN 11096 (ISO 14268) | ≥ 0,8 mg/cm2.h | ≥ 0,8 mg/cm2.h | ≥ 0,8 mg/cm2.h | ≥ 0,8 mg/cm2.h |
9 | Độ hấp thụ hơi nước | TCVN 10455 (ISO 17229) | ≥ 15 mg/cm2 | ≥ 15 mg/cm2 | ≥ 15 mg/cm2 | ≥ 15 mg/cm2 |
10 | Độ bền đàn hồi (chu kỳ)a,b | TCVN 11129-1 (ISO 5402-1) | Khô: 100 000 | Khô: 20 000 (tại -5 °C) | Khô: 50 000 | Khô: 20 000 |
a Giá trị trung bình cho mỗi hướng (song song hoặc vuông góc với sống lưng). b Không nhìn thấy khuyết tật (không rạn nứt). |
4.2 Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của da mũ giầy mộc thuộc crom toàn phần phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 2.
Bảng 2 - Tính chất hóa học
Tính chất | Yêu cầu | Phương pháp thử |
Hàm lượng crom III (Cr203) (%) | ≥ 2,5 | TCVN 8831-1 (ISO 5398-1) |
Hàm lượng crom VI (mg/kg) | < 3 | TCVN 12275-1 (SO 17075-1) hoặc TCVN 12275-1 (ISO 17075) |
Chất hòa tan trong diclometan (%) | 2,5-7 | TCVN 7129 (ISO 4048) |
pH và ΔpH | ≥ 3,5 Nếu pH dưới 4, ΔpH phải ≤ 0,7 | TCVN 7127 (ISO 4045) |
Tổng hàm lượng phenol clo hóaa (%) | < 0,1 | TCVN 10060 (ISO 17070) |
Hàm lượng từng phenol clo hóa (mg/ kg) |
| |
PCP | < 0,5 | |
Tetra-CP | < 0,5 | |
Tri-CP | < 1,0 | |
Di-CP | < 1,0 | |
Mono-CP | < 2,0 | |
Hàm lượng formaldehit (mg/kg) | ≤ 150 | TCVN 7535-1 (ISO 17226-1) |
Thuốc nhuộm azob (mg/kg) | ≤ 30 | TCVN 9557-1 (ISO 17234-1) TCVN 9557-2 (ISO 17234-2) |
a Pentachlorophenol, tetra chlorophenol, tri chlorophenol, di chlorophenol, mono chlorophenol. b Chỉ áp dụng cho da mộc nhuộm. |
5 Lấy mẫu
Việc lấy mẫu da được quy định trong TCVN 7116 (ISO 2588). Vị trí lấy mẫu phải được quy định trong TCVN 7117 (ISO 2418).
6 Bao gói và ghi nhãn
6.1 Bao gói
Da mũ giầy phải được đóng gói phù hợp theo thỏa thuận giữa các bên liên quan sao cho da được bảo vệ tránh độ ẩm, nhiệt và ánh sáng.
6.2 Ghi nhãn
Thông tin sau phải được đánh dấu hoặc dán nhãn rõ ràng và bền trên mặt thịt của da:
a) diện tích da;
b) dấu hiệu nhận diện nhà sản xuất;
c) số lô hoặc tháng và năm của sản phẩm;
d) viện dẫn tiêu chuẩn này.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 12729 (ISO 19952), Giầy dép - thuật ngữ.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.