Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13656:2023 Nước nuôi trồng thủy sản - Chất lượng nước nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13656:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13656:2023 Nước nuôi trồng thủy sản - Chất lượng nước nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng
Số hiệu:TCVN 13656:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13656:2023

NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN - CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ, TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Water for aquaculture - Water quality for intensive culture of black tiger shrimp, white leg shrimp

Lời nói đầu

TCVN 13656:2023 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN - CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ, TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Water for aquaculture - Water quality for intensive culture of black tiger shrimp, white leg shrimp

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng của nước đã được xử lý cấp cho ao nuôi và nước trong ao nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13088:2020, Chất lượng nước - Xác định nhiệt độ.

TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

TCVN 6184:2008 (ISO 7027:1999), Chất lượng nước - Xác định độ đục.

TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004), Chất lượng nước - Xác định phospho - phương pháp đo phổ dùng Amoni molipdat.

TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989), Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học.

TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008), Chất lượng nước - Xác định pH.

TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997), Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh.

TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992), Chất lượng nước - Xác định sunfua hòa tan - Phương pháp đo quang dùng Metylen xanh.

TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983), Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp iod.

TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1990), Chất lượng nước - Xắc định oxy hòa tan - Phương pháp đầu đo điện hóa.

SMEWW 2320 B: 2017, Alkalinity/titration method (Độ kiềm/phương pháp chuẩn độ).

SMEWW 2340 C: 2017, Hardness/EDTA titrimetric method (Độ cứng/phương pháp chuẩn độ EDTA).

SMEWW 2520 B: 2017, Salinity/ electrical conductivity method (Độ mặn/phương pháp đo điện cực độ dẫn).

SMEWW 2540 D: 2017, Solid/total suspended solids dried at 103-105°C (Chất rắn/tổng cht rắn lơ lửng sấy ở 103-105° C).

SMEWW 2550 B: 2017, Temperature/laboratory and field method (Nhiệt độ/phương pháp phòng thí nghiệm và hiện trường).

SMEWW 3500-Ca B: 2017, Calcium/EDTA titrimetric method (Canxi/phương pháp chuẩn độ EDTA).

SMEWW 3500-Mg B: 2017, Magnesium/Calculation method (Magie/phương pháp tính toán).

SMEWW 4500-NH3 F: 2017, Nitrogen (Ammonia)/Phenate method (Nitơ (ammonia)/phương pháp phenol).

SMEWW 4500-NO2- B: 2017, Nitrogen (Nitrite)/Colorimetric method (Nitơ (nitrit)/phương pháp trắc quang).

SMEWW 4500-NO3 E: 2017, Nitrogen (Nitrate)/Cadmium reduction method (Nitơ (nitrat)/phương pháp cột khử cadmi).

SMEWW 4500-P E: 2017, Orthophosphate/ascorbic acid method (Xác định ortophosphat/phương pháp axit ascorbic).

SMEWW 4500-S2- E và H: 2017, Sulfide/methylene blue method (Sunfua/phương pháp metylen xanh).

SMEWW 9260 H: 2017, Detection of pathogenic bacteria/vibrio (Phát hiện vi khuẩn gây bệnh/vibrio).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng (Intensive culture of black tiger shrimp, white leg shrimp)

Hình thức nuôi hoàn toàn bằng thức ăn bên ngoài, thả giống với mật độ cao (tôm sú ≥ 20 PL/m2; tôm thẻ chân trắng ≥ 60 PL/m2), chủ động trong quản lý hệ thống nuôi (thay nước, sục khí, ...).

4  Yêu cầu chất lượng

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước đã được xử lý cấp cho ao nuôi và nước trong nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước đã được xử lý cấp cho ao nuôi và nước trong nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1. Nhiệt độ

°C

26 - 32

2. pH

 

7,5 - 8,5

Dao động 0,5 trong ngày

3. Ôxy hòa tan (DO)

mg/L

5,0 - 9,0

4. Độ mặn

%0

7 - 25

5. Độ kiềm (tính theo CaCO3)

mg/L

80 - 120 (tôm sú)

100 - 200 (tôm thẻ chân trắng)

6. Độ trong

cm

30 - 45

7. Nitrit (NO2--N)

mg/L

1,0

8. Ammonia tổng cộng (NH4+-N)

mg/L

≤ 3,0

9. Ammoniac (NH3)

mg/L

0,1

10. Nitrat (NO3--N)

mg/L

≤ 10

11. Phosphat (PO43--P)

mg/L

0,15

12. Hydro sunfua (H2S)

mg/L

0,05

13. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/L

≤ 100

14. Nhu cầu ôxy hóa học (COD)

mg/L

20

15. Độ cứng tổng cộng (tính theo CaCO3)

mg/L

≥ 1.000

16. Độ cứng canxi (tính theo CaCO3)

mg/L

≥ 150

17. Độ cứng magie (tính theo CaCO3)

mg/L

450

18. Vibrio tổng số

CFU/mL

< 103

5  Lấy mẫu

Nên lấy mẫu theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987).

6  Phương pháp thử

Các thông số trong nước nuôi tôm được xác định theo các phương pháp thử được nêu tại Bảng 2.

Chấp nhận các phương pháp thử có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các phương pháp thử được viện dẫn trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các phương pháp thử

Thông số

Phương pháp thử

1. Nhiệt độ

TCVN 13088:2020

SMEWW 2550 B:2017

2. pH

TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008)

3. DO

TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983)

TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1990)

4. Độ mặn

SMEWW 2520 B:2017

5. Độ kiềm

SMEWW 2320 B:2017

6. Độ trong

Theo phụ lục A

TCVN 6184:2008 (ISO 7027:1999)

7. Nitrit (NO2--N)

SMEWW 4500-NO2- B:2017

8. Ammonia tổng cộng (NH4+-N)

SMEWW 4500-NH3 F:2017

9. Ammoniac (NH3)

SMEWW 4500-NH3 F:2017

10. Nitrat (NO3--N)

SMEWW 4500-NO3 E:2017

11. Phosphat (PO43--P)

TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004)

SMEWW 4500-PE:2017

12. Sunphua (S2-)

TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992)

SMEWW 4500-S2- E:2017

13. Hydrosunfua (H2S)

SMEWW 4500-S2- H:2017

14. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997)

SMEWW 2540 D:2017

15. Nhu cầu ôxy hóa học (COD)

TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989)

16. Độ cứng tổng cộng

SMEWW 2340 C:2017

17. Độ cứng canxi

SMEWW 3500-Ca B:2017

18. Độ cứng magie

SMEWW 3500-Mg B:2017

19. Vibrio spp.

SMEWW 9260 H:2017

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phương pháp đĩa Secchi xác định độ trong của nước

A.1  Nguyên tắc

Trong thủy sản sử dụng đĩa Secchi để ước lượng độ trong của nước dựa vào độ xuyên thu của ánh sáng trong nước.

A.2  Thiết bị, dụng cụ

Đĩa Secchi: hình tròn, đường kính 20 cm, có độ nặng, được sơn các góc phn tư màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa được gắn với thước dây hoặc tay cầm có chia vạch đo độ dài.

A.3  Cách tiến hành

Thả từ từ đĩa Secchi xuống nước theo phương thẳng đứng, đến khi không nhìn thấy đĩa. Ghi nhận độ sâu của mực nước (H1).

Tiếp tục kéo từ từ đĩa lên theo phương thẳng đứng đến khi đĩa Secchi xuất hiện. Ghi nhận độ sâu của mực nước (H2).

A.4  Tính kết quả

Độ trong của nước (H) là giá trị trung bình của (H1) và (H2). Đơn vị được tính centimet (cm), theo công thức:

(A.1)

Trong đó

H1 là độ sâu của mực nước khi thả đĩa Secchi xuống

H2 là độ sâu của mực nước khi kéo đĩa Secchi lên

 

Thư mục tài liệu tham khảo

1. Dương Xuân Đào (2020). Ứng dụng công nghệ UV trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh.

2. Lê Hồng Phước, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Nhứt, Đoàn Văn Cường, Cao Thành Trung, Thới Ngọc Bảo, Mã Tú Lan, Phạm Võ Ngọc Ánh, Ngô Thị Ngọc Thùy, Hứa Ngọc Phúc (2017). Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm chân trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở quy mô trang trại.

3. Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2010). Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú (Penaeus Monodon) thâm canh tại Sóc Trăng. Tạp chí khoa học số 15a Trường Đại học Cần Thơ. Trang 179-188.

4. Trần Ngọc Hải và Lê Quốc Việt (2016). Ứng dụng công nghệ biofloc ương tôm sú (Penaeus monodon) giống với các mật độ khác nhau. Tạp chí khoa học số 47 Trường Đại học Cần Thơ. Trang 96-101.

5. Boyd, C.E. and Tucker, C.S. (1998). Pond Aquaculture Water Quality Management. Kluwer Academic Publishing, Boston, MA, USA. 700pp.

6. Deb, A.K. (1998). Fake blue revolution: environmental and socioeconomic impacts of shrimp culture in the coastal areas of Bangladesh. Ocean and Coastal Management, 41: 63-88.

7. FAO Fisheries & Aquaculture - Cultured Aquatic Species Information Programme - Penaeus vannamei (Boone, 1931).

8. FAO Fisheries & Aquaculture - Cultured Aquatic Species Information Programme - Penaeus monodon (Fabricius, 1798).

9. Ganesh, E.A., Das, S., Chandrasekar, K., Arun, R. and Balamurugan, S. (2010) Monitoring of total heterotrophic bacteria and Vibrio spp. in an aquaculture pond. Current Research Journal of Biological Sciences 2(1): 48-52.

10. Islam M.S, Mustafa Kamal A.H.M, Wahab M.A và Dewan S (2004). Water quality parameters of coastal shrimp farms from southwest and southeast regions of Bangladesh. Bangladesh J.Fish.Res; 8(1),2004:53-60.

11. Jiann-Chu Chen, Tzong-Shean Chin. Acute toxicity of nitrite to tiger prawn, Penaeus monodon, larvae, Aquaculture, Volume 69. Issues 3-4, 15 April 1988, Pages 253-262.

12. Jose Juan Carbajal-Hernandez, Luis P. Sánchez-Fernández, Luis A. Villa-Vargas, Jesús A. Carrasco-Ochoa, José Fco. Martínez-Trinidad (2012). Water quality assessment in shrimp culture using an analytical hierarchical process.

13. Kuhn D.D., Smith S.A. và Flick G.J. (2011). High nitrate levels toxic to shrimp: Toxicity more of an issue in lower-salinity waters, Global Aquaculture Advocate.

14. Moriarty, D.J.W. (1997) The role of microorganisms in aquaculture ponds. Aquaculture 151: 333-349.

15. Muhammad Kasnir; Harlina và Rosmiati (2014). Water quality parameter analysis for the feasibility of shrimp culture in Takalar Regency, Indonesia Aquaculture 151: 333-349.

16. Philminaq, Annex 2. Water Quality Criteria and Standard for Freshwater and Marine Aquaculture. <URL:http://www.aquaculture.asia/files/PMNQ%20WQ%20standard%202.pdf.Accessed 04 October 2014.

17. Robertson (2006). Australian Prawn Farming Manual. Queensland Complete Printing Service. ISSN 0727-6273.154P.

18. Samocha (2019). Sustainable Biofloc Systems for Marine Shrimp, 1st Edition. Academic Press printer. eBook ISBN: 9780128182390.463 papes.

19. Venkateswarlu, PV Seshaiah, P Arun and PC Behra. A study on water quality parameters in shrimp L. vannamei semi-intensive grow out culture farms in coastal districts of Andhra Pradesh, India. International Journal of Fisheries and Aquatic Studies 2019; 7(4): 394-399.

20. Whetstone, J.M., G.D. Treece, C. L.B and A.D. Stokes (2002). Opportunities and Constrains in Marine Shrimp Farming. Southern Regional Aquaculture Center (SRAC) publication No. 2600 USDA.

21. Wyk P.V. và Scarpa J. (1999). Chapter 8: Water quality requirements and management, in: Wyk, P.V., Davis-Hodgkins, M., Laramore, R., Main, K.L., Mountain, J., Scarpa, J. (Eds.), Farming marine shrimp in recirculating freshwater systems. Florida Department of Agriculture and Consumer Services, pp. 141-162.

22. Zweig RD, Morton JD & Stewart MM. (1999). Source water quality for aquaculture: a guide for assessment. The World Bank, Washington DC.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi