Tiêu chuẩn ngành 10TCN 584:2003 Quy trình kiểm dịch côn trùng thiên địch nhập khẩu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 584:2003

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 584:2003 Quy trình kiểm dịch côn trùng thiên địch nhập khẩu
Số hiệu:10TCN 584:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2003Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 584:2003

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn ngành 10TCN 584:2003 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 584:2003

QUY TRÌNH KIỂM DỊCH CÔN TRÙNG THIÊN ĐỊCH NHẬP KHẨU

The quarantine procedure for imported natural enemy insects

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi

Qui trình này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

1.2. Đối tượng

Qui trình này áp dụng cho việc kiểm tra côn trùng thiên địch nhập khẩu vào Việt Nam.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937: 2000” Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa”, 1999.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn nàymột số định nghĩa và thuật ngữ được hiểu như sau:

3.1. Côn trùng thiên địch là côn trùng có tác dụng hạn chế tác hại của sinh vật gây hại đối với tài nguyên thực vật.

3.2. Côn trùng bắt mồi là một loài côn trùng săn bắt và ăn thịt các côn trùng khác (con mồi).

3.3. Côn trùng ký sinh là côn trùng sống bên trên hoặc bên trong một loài côn trùng khác lớn hơn, thông thường vật ký sinh sử dụng hết hoàn toàn các mô của cơ thể vật chủ và vật ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành các pha phát dục.

3.4. Giấy phép nhập khẩu côn trùng thiên địch là văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu côn trùng thiên địch theo qui định.

3.5. Kiểm dịch côn trùng thiên địch nhập khẩu là việc giữ lại các côn trùng thiên địch nhập khẩu để theo dõi hoặc kiểm tra kỹ hơn theo qui định về Kiểm dịch thực vật.

3.6. Ký sinh là sinh vật sống bên trên hoặc bên trong cơ thể của một sinh vật khác (ký chủ), lấy dinh dưỡng của ký chủ làm thức ăn và làm cho ký chủ bị suy yếu hoặc bị chết.

3.7. Ký chủ là sinh vật bị các sinh vật khác ký sinh.

3.8. Ký sinh bậc hai là sinh vật ký sinh mà ký chủ của nó là một sinh vật ký sinh khác.

3.9. Côn trùng ngoại lai là côn trùng có xuất xứ ở ngoài một quốc gia hay ngoài một vùng sinh thái.

3.10. Nhập khẩu côn trùng thiên địch là du nhập loài côn trùng vào trong nước để thực hiện biện pháp sinh học.

3.11. Tác nhân gây bệnh là vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho côn trùng.

3.12. Thả côn trùng thiên địch là việc giải phóng có chủ định một côn trùng thiên địch vào môi trường.

3.13. Khả năng chuyên tính là thuật ngữ xác định phổ ký chủ của tác nhân phòng trừ sinh học.

3.14. Chuyên tính là một loài côn trùng thiên địch chỉ phát triển trên một loài hoặc một dòng ký chủ (đơn thực).

3.15. Không chuyên tính là một loài côn trùng thiên địch có thể phát triển trên nhiều loại ký chủ hoặc trên một nhóm nhiều loài ký chủ khác nhau (đa thực).

4. Các yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về hồ sơ giấy tờ

Côn trùng thiên địch nhập khẩu phải có:

+ Giấy phép nhập khẩu;

+ Giấy chứng nhận Kiểm dịch do cơ quan Kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;

+ Giấy đăng ký KDTV(theo mẫu tại Quyết định số 82/2002/QĐ-BNN )

+ Một bộ hồ sơ giấy tờ kèm theo trong đó có các thông tin: Tên khoa học của côn trùng nhập khẩu, xuất xứ, phân bố địa lý, khả năng chuyên tính, sinh thái học, phạm vi ký chủ, đặc điểm sinh vật học, phương pháp được sử dụng để định loại côn trùng thiên địch, mối quan hệ giữa côn trùng thiên địch và loại sinh vật gây hại định phòng trừ (ví dụ: đó là ký sinh, bắt mồi hay là côn trùng ăn cỏ dại...), đánh giá tác động đến môi trường, các loại ký sinh, và tác nhân gây bệnh cho côn trùng thiên địch nhập khẩu cũng như phương pháp phát hiện, giám định và phương pháp loại bỏ chúng.

4.2. Yêu cầu về điều kiện cách ly

4.2.1. đảm bảo không để côn trùng thiên địch lọt ra khỏi nơi lưu giữ để nuôi và kiểm tra. Yêu cầu cách ly phụ thuộc vào đặc điểm của côn trùng thiên địch.

4.2.2. Phòng nuôi, giữ côn trùng cần lắp đặt hệ thống cửa đôi màu đen và bố trí các bẫy ánh sáng phù hợp ở giữa ngăn cửa đôi. Cánh cửa, cửa sổ hệ thống thông gió và hệ thống thoát nước phải được thiết kế chống côn trùng thoát ra.

4.3. Yêu cầu về thời gian kiểm tra ít nhất là qua một thế hệ.

4.4. Yêu cầu về độ thuần

Côn trùng thiên địch nhập khẩu phải đảm bảo thuần khiết không bị lẫn tạp, không có ký sinh bậc hai, không mang tác nhân gây bệnh.

5. Các bước kiểm tra

5.1. Kiểm tra tại cửa khẩu

5.1.1. Khi lô hàng đến cửa khẩu đầu tiên, chủ hàng phải xuất trình bộ hồ sơ giấy tờ đã nêu ở mục 3.1.

5.1.2. Cán bộ kiểm dịch kiểm tra hồ sơ giấy tờ và tình trạng bên ngoài lô hàng.

5.1.3. Khi lô hàng đáp ứng các qui định pháp luật trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, lô hàng được phép chuyển về cơ sở cách li đã được ghi rõ trong giấy phép nhập khẩu để thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo.

5.2. Kiểm tra côn trùng thiên địch nhập khẩu tại cơ sở cách ly

5.2.1. Kiểm tra độ thuần

5.2.1.1. Kiểm tra tất cả các côn trùng thiên địch nhập khẩu và loại bỏ các cá thể khác loại lẫn vào.

5.2.1.2. Kiểm tra thường xuyên các lồng nuôi, khi phát hiện côn trùng bị chết hoặc có hiện tượng bất thường thì tiến hành các phương pháp kiểm tra chuyên sâu cần thiết để xác định nguyên nhân. Nếu phát hiện thấy có ký sinh bậc hai hay tác nhân gây bệnh thì phải tiêu huỷ toàn bộ côn trùng bị tạp nhiễm.

5.2.2. Kiểm tra khả năng chuyên tính của côn trùng thiên địch nhập khẩu

5.2.2.1. Các côn trùng ăn cỏ dại

Nhốt chúng với từng loại thức ăn riêng rẽ (bắt đầu từ loại dịch hại mà loại côn trùng có ích được dự định sử dụng để phòng trừ đến các loài có họ hàng gần với loại dịch hại đó, các cây trồng có giá trị kinh tế, các loại cây cảnh) đến khi không xảy ra hiện tượng ăn hoặc đẻ trứng của côn trùng thiên địch. Nếu côn trùng lựa chọn thức ăn thì tiếp tục nuôi côn trùng với loại thức ăn đó và theo dõi côn trùng về khả năng và tỷ lệ hoàn thành vòng đời.

5.2.2.2. Các côn trùng ký sinh và bắt mồi

a/ Côn trùng bắt mồi

Nhốt côn trùng bắt mồi với từng loại con mồi riêng rẽ (bắt đầu từ loại dịch hại mà loại côn trùng thiên địch được dự định sử dụng để phòng trừ cho đến các loài có họ hàng gần với loại dịch hại đó, các côn trùng thiên địch bản địa tới khi không xảy ra hiện tượng bắt mồi của côn trùng thiên địch). Nếu côn trùng lựa chọn loại thức ăn nào thì tiếp tục nuôi bằng loại thức ăn đó cho tới khi côn trùng hoàn thành vòng đời hoặc bị chết.

b/ Côn trùng ký sinh

Thả côn trùng thiên địch vào các lồng có các ký chủ, các côn trùng có quan hệ gần gũi với ký chủ để kiểm tra khả năng đẻ trứng của côn trùng thiên địch.

6. Kết quả kiểm tra

Sau khi kiểm tra, nếu côn trùng thiên địch nhập nội thuần khiết, chuyên tính, không mang ký sinh hoặc ký sinh bậc hai, không mang tác nhân gây bệnh thì được cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng chúng trong phòng trừ sinh học.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 11/2001/LCTN.

2. Qui định về Kiểm dịch thực vật đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu – Ban hành theo Quyết định số 89 /2002/QĐ-BNN ngày8 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Điều lệ về Kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật- Tập 1 : Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng; Viện Bảo vệ thực vật-1997.

5. Code of conduct for the import and release of exotic biological control agents; 1996.FAO, Rome.

6. Guidelines on the registration of biological pest control agents, 1988. FAO, Rome.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi