Quy chuẩn QCVN 01-83:2011/BNNPTNT Yêu cầu chung về lấy mẫu bệnh phẩm động vật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-83:2011/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-83:2011/BNNPTNT Bệnh động vật-Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển
Số hiệu:QCVN 01-83:2011/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:25/10/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-83:2011/BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-83:2011/BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01- 83:2011/BNNPTNT

BỆNH ĐỘNG VẬT – YÊU CẦU CHUNG LẤY MẪU BỆNH PHẨM, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

National technical regulation on Animal diseases -

General requirements for sample collection, storage and shipment


Lời nói đầu;

QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. 1 Phạm vi  áp dụng

Quy chuẩn này được áp dụng cho các cán bộ làm công tác thú y tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm với các con vật bị bệnh, nghi mắc bệnh và ở các con vật được tiến hành một số thử nghiệm theo yêu cầu.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này quy định quy trình lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển.

1.3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Mẫu bệnh phẩm: là mẫu nguyên con hoặc các cơ quan, tổ chức, mô, dịch sinh thiết, máu, mủ, sữa, chất chứa, phân và các sản phẩm khác được lấy từ con vật ốm, nghi mắc bệnh hoặc mẫu phục vụ các chương trình điều tra, giám sát dịch bệnh và hiệu quả tiêm phòng.

1.3.2 Mẫu bệnh phẩm nguyên: Là con vật còn nguyên vẹn chưa mổ khám tại thực địa, được  đưa đến phòng xét nghiệm.

1.3.3 Mẫu bệnh phẩm phủ tạng: Là một phần hoặc toàn bộ cơ quan, tổ chức trong cơ thể con vật được lấy sau quá trình mổ khám.

1.3.4 Mẫu bệnh phẩm máu: Là máu lấy từ con vật cho vào ống nghiệm có chất chống đông (EDTA, Citrat natri hoặc Heparin).

1.3.5 Mẫu bệnh phẩm huyết thanh: Là máu đã được tách bỏ các thành phần hữu hình bằng cách để cho máu đông lại và chắt lấy huyết thanh.

1.3.6 Mẫu bệnh phẩm biểu mô: Là bệnh phẩm được lấy ở phần da vành và kẽ móng chân hoặc niêm mạc lợi, lưỡi của con vật nghi bị bệnh.

1.3.7  Mẫu bệnh phầm swab: Là mẫu thu được bằng cách dùng tăm bông vô trùng ngoáy lấy dịch hầu họng hoặc ngoáy ổ nhớp cho vào ống nghiệm có chứa dung dịch bảo quản.

1.3.8 Dung dịch bảo quản: Là các dung dịch có khả năng duy trì đặc tính sinh học của mẫu bệnh phẩm, giữ cho mẫu vẫn có giá trị trong chẩn đoán xét nghiệm trong thời gian nhất định (Phụ lục 1 và 2).

1.3.9 Báo cáo mổ khám: Là văn bản ghi đầy đủ thông tin về bệnh phẩm, đặc điểm triệu chứng lâm sàng, các biểu hiện bệnh tích trên các cơ quan, phủ tạng mà kỹ thuật viên quan sát được trong quá trình mổ khám (Phụ lục 3).

1.3.10 Phiếu gửi bệnh phẩm: Là văn bản ghi chép đầy đủ các thông tin về mẫu bệnh phẩm (Phụ lục 4, 5, 6).

1.4 Người lấy mẫu

Người lấy mẫu là những người được đào tạo về kỹ thuật lấy mẫu, có kiến thức để đảm bảo việc lấy mẫu đáp ứng được mục đích xét nghiệm và đảm bảo an toàn cho cá nhân, tránh lây nhiễm ra môi trường xung quanh.

1.5 Thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu

Tủ lạnh, phích lạnh, đá khô, quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, ủng, tạp dề, hộp gửi bệnh phẩm, giấy tờ ghi chép.

1.6 Dụng cụ lấy mẫu

Khay, dao mổ, kéo, bơm tiêm, kim tiêm, ống hút, bông gạc, đèn cồn, que cấy, tăm bông, hộp lồng, lam kính, lọ miệng rộng hoặc túi nilon, cốc đựng bệnh phẩm, ống lấy máu, ống đựng dung dịch bảo quản, dây buộc đã được vô trùng.

1.7 Hoá chất dùng trong lấy mẫu

Cồn Metanon (Methanol), cồn Etanon (Ethanol), Formandehyt (Formaldehyde), Glyxerin (Glycerine), Xitrat natri (Citrat natri), Magiê sunfat (Magesium sulfate), dung dịch Davidson, các dung dịch đệm, dung dịch bảo quản, hoá chất sát trùng.

1.8 Bảo quản vận chuyển mẫu

Bệnh phẩm phải đặt trong hộp bảo quản có nhiệt độ từ 20C đến 80C trong quá trình vận chuyển. Phiếu gửi bệnh phẩm, danh sách mẫu kèm theo phải ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin cung cấp cho phòng xét nghiệm và phải đựng trong một túi nilon khác tách biệt với mẫu bệnh phẩm, tránh gây ướt làm thông tin không chính xác. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy, gửi tới phòng xét nghiệm càng nhanh càng tốt.

1.8.1 Bảo quản vận chuyển mẫu xét nghiệm virus

Máu tim, huyết thanh, dịch não tuỷ đựng trong ống nghiệm vô trùng. Mẫu biểu mô, swab hầu họng (hoặc swab ổ nhớp) đựng trong ống nghiệm có dung dịch bảo quản. Mẫu phủ tạng để riêng từng loại trong lọ hoặc túi nilon vô trùng rồi bao gói trong hộp đựng mẫu.

1.8.2 Bảo quản vận chuyển mẫu xét nghiệm vi trùng

Tất cả những bệnh phẩm lấy cho xét nghiệm vi trùng phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 20C đến 80C, tuyệt đối không bảo quản mẫu xét nghiệm vi trùng ở tủ âm sâu (tủ đá). Bệnh phẩm từ lúc lấy cho tới khi thực hiện xét nghiệm không được quá 24 giờ.

1.8.3 Bảo quản vận chuyển mẫu xét nghiệm ký sinh trùng

Mẫu bệnh phẩm là ngoại ký sinh trùng, nội ký sinh trùng: Bảo quản trong cồn Ethanol 70% hoặc Formalin 10%

Mẫu bệnh phẩm là chất chứa trong đường tiêu hoá xét nghiệm tìm trứng giun sán, đựng trong túi nilon vô trùng, bảo quản từ 20C đến 80C để gửi đi xét nghiệm.

Mẫu tiêu bản máu ký sinh trùng: Máu sau khi phiết tiêu bản được cố định bằng cồn Methanol

1.8.4 Bảo quản vận chuyển mẫu xét nghiệm vi thể

Mẫu lấy cho kiểm tra vi thể ngâm trong dung dịch bảo quản, thông thường dùng Formalin 10% (1 phần formandehyt + 9 phần PBS) với tỷ lệ 1 phần bệnh phẩm và 9 phần Formalin 10%. Lọ đựng mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải nút kín chống rò rỉ, niêm phong, có nhãn rõ ràng, dễ phát hiện, chống vỡ.  Sau đó, gửi trực tiếp tới phòng chẩn đoán có đủ điều kiện xét nghiệm.

1.8.5 Bảo quản vận chuyển mẫu xét nghiệm bệnh thuỷ sản

1.8.5.1 Mẫu xét nghiệm vi trùng: Mẫu bệnh phẩm được bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 20C đến 80C, bệnh phẩm từ lúc lấy cho tới khi thực hiện xét nghiệm không được quá 24 giờ.

1.8.5.2 Mẫu xét nghiệm virus: Mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong lọ miệng rộng, ống corning, Falcon...có chứa dung dịch Davidson, cồn Ethanol 95%.

1.8.5.3 Mẫu xét nghiệm ký sinh trùng: Hầu hết các bệnh do ký sinh trùng ở động vật thuỷ sản phải soi tươi trên kính hiển vi và chủ yếu làm xét nghiệm tại cơ sở lấy mẫu. Nếu gửi đi xét nghiệm, bảo quản và vận chuyển theo mục 1.8.3 của quy chuẩn này.

1.8.5.4 Mẫu xét nghiệm biến đổi vi thể: Bảo quản và vận chuyển theo mục 1.8.4 của quy chuẩn này.

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1 Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi trùng

2.1.1 Dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm vi trùng đều phải được tiệt trùng. Phương pháp thông thường có hiệu quả nhất là tiệt trùng dụng cụ trong nước đun sôi, thời gian từ 15 phút đến 20 phút hoặc trong nồi chuyên dụng. Các dụng cụ lấy mẫu như dao, kéo, panh kẹp phải được sát trùng bằng cồn Ethanol 70% trước và sau khi lấy mẫu.

2.1.2 Chuẩn bị sẵn dung dịch sát trùng để rửa dụng cụ trong quá trình lấy mẫu.

2.1.3  Bệnh phẩm lấy trong các xoang cơ thể phải đảm bảo vô trùng. Nếu bệnh phẩm dùng cho nuôi cấy vi trùng, phải lấy ngay sau khi mổ khám, phải tiệt trùng bề mặt của tổ chức định lấy bằng nhiệt độ cao (có thể dùng một lưỡi dao đốt nóng áp vào) sau đó dùng que cấy chọc sâu xuống vị trí tiệt trùng để lấy bệnh phẩm bên trong tổ chức đó.

2.1.4 Các mẫu phủ tạng phải lấy ngay sau khi mổ khám và lấy đủ lượng từ 10 gram đến 200 gram (gia cầm lấy nguyên các loại tổ chức), để riêng từng loại phủ tạng trong túi nilon hoặc lọ miệng rộng vô trùng.

2.1.5 Các mẫu phủ tạng có số lượng vi khuẩn lớn (gan, lách, thận, hạch lâm ba, phổi, não), mỗi loại lấy từ 10 gram đến 200 gram, đựng trong lọ miệng rộng hoặc túi nilon riêng vô trùng.

2.1.6 Đối với gia súc, nếu bệnh phẩm gửi đi xa, tốt nhất lấy thêm xương ống đùi gửi đi xét nghiệm.

2.1.7 Dùng bơm, kim tiêm hoặc pipet lấy máu tim, dịch màng phổi, dịch bao tim, dịch khớp xương, dịch não tuỷ. Dùng tăm bông để lấy mủ và dịch thẩm suất, dùng thìa lấy chất chứa bên trong đường ruột.

2.1.8 Tiêu bản máu hoặc mủ đã được cố định bằng cồn Methanol, gửi đi cùng với bệnh phẩm khác để hỗ trợ cho chẩn đoán trong phòng xét nghiệm.

2.2 Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm huyết thanh học

2.2.1 Vị trí lấy máu

- Trâu, bò, dê, cừu dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc động mạch đuôi.

- Lợn lấy máu ở vịnh tĩnh mạch cổ, động mạch đuôi, tĩnh mạch tai hoặc mống mắt.

- Tùy thuộc trọng lượng gia cầm để lựa chọn cách lấy máu. Đối với gia cầm có trọng lượng 0,5 kg trở lên lấy máu ở tĩnh mạch cánh. Đối với gia cầm có trọng lượng nhỏ hơn 0,5 kg, nên lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch chân, tim.

- Chó, mèo lấy máu ở tĩnh mạch khoeo.

- Đối với con vật  mới chết lấy máu tim 

2.2.2 Cách lấy máu và chắt huyết thanh

- Trước khi lấy máu con vật cần xét nghiệm, phải cắt lông trên vùng sẽ lấy, sát trùng bằng bông cồn Ethanol 70% rồi dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy từ 1ml đến 5ml máu.

- Máu lấy ra được chứa trong bơm tiêm, rút pit tông tạo khoảng trống (hoặc bơm máu vào ống nghiệm vô trùng), ghi ký hiệu mẫu trên bơm tiêm hoặc ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 450 trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1 giờ đến 2 giờ ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó, chắt huyết thanh sang ống nghiệm vô trùng khác (hoặc ống eppendorf) và ghi ký hiệu của mẫu lên ống chứa huyết thanh.

2.2.3 Huyết thanh được dùng để thực hiện các phản ứng ngưng kết, kết tủa, trung hoà, kết hợp bổ thể, ELISA, PCR.

 Chú ý: Máu không được làm đông lạnh hoặc để bên ngoài quá lâu vì hồng cầu sẽ tự phá huỷ.  Trường hợp mẫu huyết thanh đã ly tâm tách hết thành phần hữu hình, có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ âm sâu (tủ đá).

2.2.4 Huyết thanh đạt yêu cầu phải có màu trong hơi vàng và không có hồng cầu vỡ.

2.3 Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm virus

2.3.1 Hầu hết các virus gây ra bệnh ở động vật bệnh đều có tính chọn lọc tổ chức, do đó khi lấy mẫu phải chọn bệnh phẩm ở các tổ chức thích hợp tùy theo loài virus gây bệnh. Một số cách lấy mẫu, bảo quản và gửi đi xét nghiệm đối với bệnh do virus gây ra thường gặp ở Việt Nam:

2.3.1.1 Lấy mẫu xét nghiệm bệnh Lở mồm long móng

Mẫu bệnh phẩm biểu mô: Lấy từ 1 gram đến 2 gram biểu mô ở chỗ mụn nước mới vỡ, chưa xử lý hóa chất sát trùng hoặc sắp vỡ ở vành kẽ móng hoặc niêm mạc lợi, lưỡi. Mẫu được chứa trong lọ có dung dịch bảo quản (Phụ lục 1). Trên 1 con vật có thể lấy một hoặc vài mẫu ở các vị trí khác nhau.

 Mẫu bệnh phẩm dịch mụn nước, nước dãi: dùng bơm kim tiêm vô trùng hút dịch mụn nước từ các mụn chưa vỡ hoặc nước dãi từ miệng các con có bệnh tích mụn nước ở lợi, lưỡi, để nguyên trong bơm kim tiêm. Mẫu được bảo quản và vận chuyển theo quy định tại phần 1.8.1 của quy chuẩn này .

Mẫu bệnh phẩm huyết thanh: Thực hiện xét nghiệm kháng thể bệnh Lở mồm long móng do nhiễm tự nhiên hoặc kháng thể sau tiêm phòng. Mẫu được bảo quản và vận chuyển theo quy định tại phần 1.8.1 của quy chuẩn này .

2.3.1.2 Lấy mẫu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn và Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn

Mẫu phủ tạng: Lấy từ 5 gram đến 10 gram mỗi một loại phủ tạng sau: lách, hạch lâm ba, hạch amidan, não, thận, phổi. Mỗi loại phủ tạng để riêng từng lọ hoặc túi nilon vô trùng. Mẫu được bảo quản và vận chuyển theo quy định tại phần 1.8.1 của quy chuẩn này .

Mẫu huyết thanh: Thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng nguyên (giai đoạn lợn đang sốt), phát hiện kháng thể hoặc kháng thể sau tiêm phòng. Mẫu được bảo quản và vận chuyển theo quy định tại phần 1.8.1 của quy chuẩn này.

2.3.1.3 Lấy mẫu xét nghiệm bệnh Newcastle, Cúm gia cầm, Dịch tả vịt

Mẫu phủ tạng: bao gồm não, khí quản, phổi, lách, thận, tuyến tụy của con vật cần xét nghiệm. Mỗi loại phủ tạng được chứa trong ống nghiệm hoặc túi vô trùng riêng. Mẫu được bảo quản và vận chuyển theo quy định tại phần1.8.1 của quy chuẩn này .

Mẫu swab: Dùng tăm bông vô trùng ngoáy lấy dịch hầu họng hoặc dịch ổ nhớp của từng con gia cầm cần xét nghiệm. Gộp 5 tăm bông đã lấy dịch hầu họng của 5 con gia cầm lại thành 1 mẫu hoặc gộp 5 tăm bông đã lấy dịch ổ nhớp của 5 con gia cầm lại thành 1 mẫu (không để trộn lẫn giữa dịch ngoáy hầu họng và dịch ngoáy ổ nhớp). Các tăm bông có dịch ngoáy đựng trong ống có chứa dung dịch bảo quản (Phụ lục 2).

 Mẫu huyết thanh: Thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng thể hoặc kháng thể sau tiêm phòng.

2.3.2 Nếu nghi ngờ bệnh dại hoặc bệnh truyền nhiễm do virus có nguy cơ lây sang người, đầu gia súc phải được cắt ngay sau khi chết, đặt trong hộp an toàn, bảo quản lạnh. Nếu khoảng cách gửi tới phòng xét nghiệm quá xa không đảm bảo điều kiện lạnh, não được lấy ra chia bán cầu đại não làm 2 phần: một phần đặt trong Glyxerin 50% trung tính, một phần khác ngâm trong Formalin 10%. Người mổ khám và lấy mẫu bệnh phẩm phải có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ cần thiết.

2.3.3 Gia cầm chết nghi ngờ bệnh nguy hiểm lây sang người, gói nguyên con trong túi nilon, cho vào phích lạnh hoặc cắt lấy phần đầu và cổ, đặt trong hộp lạnh. Sát trùng bên ngoài hộp bảo quản rồi gửi đi xét nghiệm.

2.4 Lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra biến đổi vi thể

2.4.1 Để quan sát những biến đổi bệnh lý mà mắt thường không nhìn thấy được, phải kiểm tra trên kính hiển vi quang học. Mẫu bệnh phẩm phải chọn lọc lấy ở tất cả các cơ quan, tổ chức trong cơ thể con vật khi tiến hành mổ khám.

2.4.1.1 Mẫu bệnh phẩm lấy không được dày quá 0,5 cm, đủ độ rộng để xác định được tổ chức gốc, hai mặt cắt phải song song. Các cơ quan rỗng phải mở, xương phải chích ra để chất cố định ngấm vào.

2.4.1.2 Mẫu bệnh phẩm lấy bao gồm cả phần biến đổi bệnh lý đại thể và phần tổ chức bình thường.

2.4.1.3 Mẫu bệnh phẩm lấy không được dập nát, cong queo.

2.4.1.4 Mẫu bệnh phẩm lấy từ toàn bộ các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

2.4.2 Những tổ chức nổi (phổi, tuỷ xương) được phủ lên trên bằng một tấm gạc hoặc bông thấm để chất cố định ngấm đều. Lọ chứa mẫu phải có miệng rộng, nắp đậy kín.

2.4.3 Sau 24 đến 48 giờ mẫu bệnh phẩm chưa gửi đi xét nghiệm, thay dung dịch Formalin 10% mới để bảo quản tiếp. Khi gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm, chỉ cần bảo quản trong dung dịch Formalin 10%.

2.4.4 Các mẫu bệnh phẩm của tổ chức khác nhau, có thể gửi trong cùng một lọ nhưng có nhãn dán lọ ghi bằng mực không phai hoặc bút chì.

2.4.5 Lấy mẫu ngay sau khi mổ khám; Không làm lạnh mẫu bệnh phẩm trước và sau khi cố định bằng dung dịch Formalin 10%.

2.4.6 Lọ đựng mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải nút kín chống rò rỉ, niêm phong, có nhãn rõ ràng, dễ phát hiện, chống vỡ.  Sau đó, gửi trực tiếp tới phòng chẩn đoán có đủ điều kiện xét nghiệm.

2.5 Lấy mẫu kiểm tra độc chất và hoá chất

Động vật chết do độc tố thường là do ăn phải những cây có độc, rau cỏ có phun thuốc trừ sâu, lẫn thuốc diệt chuột, kim loại nặng hoặc uống nước có nhiễm chất độc.

2.5.1 Mẫu kiểm tra chất độc bao gồm: gan, thận, máu, chất chứa trong dạ dày, ruột và nước tiểu.

2.5.2 Mẫu bệnh phẩm và chất chứa trong các xoang được bao gói riêng, không được tiếp xúc với hoá chất sát trùng.

2.5.3 Mẫu được đựng trong túi nilon hoặc lọ miệng rộng đậy kín, bảo quản trong hộp có đá khô bao gói kèm.

2.5.4 Trong quá trình mổ khám, tuyệt đối tránh làm nhiễm các hoá chất, các chất sát trùng với mẫu cần lấy.

2.6. Lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra ký sinh trùng

2.6.1 Lấy mẫu bệnh phẩm ngoại ký sinh trùng

Ngoại ký sinh trùng là ve, bọ chét, chấy, rận và mò, mạt ở dạng trưởng thành, ấu trùng, trứng ký sinh trên động vật.

2.6.1.1 Ve: Dùng kẹp gắp hoặc dùng Clorofooc (chloroform), Ete (ether) nhỏ lên trên mình ve để chúng tự rời ra. Bảo quản trong cồn Ethanol 70%. Muốn giữ màu sắc tự nhiên, ngâm mẫu vào dung dịch hỗn hợp Clorofooc-Formalin 10% (chloroform-Formalin) .

2.6.1.2 Bọ chét và chấy rận: Dùng chổi lông, lược đã làm ướt với xylen chải xuống một tờ giấy trắng. Bảo quản tốt nhất trong dung dịch cồn Ethanol 70% hoặc Formalin 10%.

2.6.1.3 Mò, mạt: Với con vật còn sống, dùng dao cạo sâu xuống lớp da có bệnh tích; với con vật đã chết, lấy miếng da ngâm trong dung dịch Natri hydroxit 5%, sau đó ly tâm lấy mò, mạt rồi bảo quản trong dung dịch Formalin 10% hoặc cồn Ethanol 70%.

Nếu là những con vật nhỏ và gia cầm: Dùng lược, bàn chải, kẹp nhỏ, chổi lông ướt, hoặc cầm giũ con vật trên tờ giấy trắng. Mẫu thu thập được bảo quản trong cồn Ethanol 70% hoặc dung dịch Formalin 10%.

2.6.2 Lấy mẫu bệnh phẩm nội ký sinh trùng

Nội ký sinh trùng thường thấy ở các tổ chức là máu, cơ, phổi, dạ dày, ruột, gan, tim, thận. Các loại ký sinh trùng không chỉ có trong khoảng rỗng của các tổ chức mà còn thấy trong thành vách của một số tổ chức. Do đó khi mổ khám, phải kiểm tra toàn diện, mẫu thu thập được bảo quản trong cồn Ethanol 70% hoặc dung dịch Formalin 10%.

2.6.2.1 Lấy mẫu bệnh phẩm ký sinh trùng đường máu

Phiết tiêu bản máu: Dùng bông cồn Ethanol 70% sát trùng rìa tai con vật, lấy một giọt máu ở tĩnh mạch rìa tai rồi phiết mỏng trên lam kính cho chẩn đoán động vật nguyên sinh, phiết dày cho chẩn đoán giun chỉ, cố định bằng cồn Methanol, bảo quản trong hộp chuyên dụng hoặc gói hai tiêu bản sao cho mặt phiết quay ra ngoài.

Phương pháp phiết tiêu bản máu: Dùng lam kính sạch, nhỏ một giọt máu lên một đầu lam kính, dùng lamen sạch đặt áp sát với lam kính nghiêng một góc 450, đẩy lamen về trước để kéo giọt máu dàn trải đều trên mặt lam kính.  Để khô rồi cố định bằng cồn Methanol.

 Máu tươi và máu chống đông: Lấy từ 0,2 ml đến 0,3 ml máu của con vật nghi ngờ bệnh, tiêm truyền cho chuột nhắt trắng để theo dõi.

Sát trùng bằng bông cồn Ethanol 70% ở vị trí lấy máu, dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy từ 2 ml đến 3 ml máu con vật nghi ngờ bệnh cho vào ống có chất chống đông (EDTA, Citrat natri hoặc Heparin), bảo quản và gửi mẫu có đá khô kèm theo để đảm bảo nhiệt độ lạnh, không được để đông đá.

Lấy mẫu huyết thanh: Thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng thể bệnh ký sinh trùng đường máu như kháng thể Tiên mao trùng...

2.6.2.2 Ký sinh trùng đường tiêu hóa

 Mẫu phân: Dùng túi nilon sạch, lộn ngược rồi đeo vào tay hoặc đeo găng tay bảo hộ, đưa tay vào trực tràng lấy phân trực tiếp trong trực tràng con vật hoặc lấy phân con vật vừa thải ra ngoài môi trường, đựng mẫu phân lấy được vào lọ miệng rộng hoặc túi nilon sạch. Kiểm tra phân ngay sau khi lấy để phát hiện dạng noãn nang (hoặc oocysts) của nguyên sinh động vật, trường hợp chưa kiểm tra được ngay, bảo quản trong bình thuỷ tinh đặt trong một bình khác có nước ấm ở nhiệt độ 370C. Phân còn dùng để kiểm tra trứng giun sán ngay sau khi lấy, nếu gửi đi xét nghiệm phải được bảo quản trong dung dịch Formalin 10% hoặc bảo quản bao gói đá khô để đảm bảo điều kiện lạnh.

Đơn bào, cầu trùng (protozoan, coccidial oocysts) được phát hiện trong vòng 3 đến 4 ngày sau, đặc biệt nếu bệnh phẩm là phân phải bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 2 0C đến 8 0C.

Mẫu giun sán: Trong quá trình mổ khám, nội quan được mở ra, kiểm tra bề mặt niêm mạc để phát hiện bệnh tích đại thể và sự hiện diện của giun sán loại lớn. Trường hợp kiểm tra toàn diện khu hệ giun sán, phần cần lấy làm mẫu bệnh phẩm phải buộc lại để lấy các chất chứa bên trong.

Bệnh phẩm được bảo quản trong dung dịch Formalin 10%, bao gói, có nhãn đính kèm gửi đi xét nghiệm và phân loại giun sán.

2.7 Lấy mẫu bệnh phẩm thủy sản

Động vật thủy sản có đặc điểm khác so với động vật trên cạn, tuy nhiên các bệnh gây ra trên động vật thủy sản có thể do một số nguyên nhân cũng tương tự như động vật trên cạn.

2.7.1 Mẫu môi trường

Các bệnh trên động vật thuỷ sản do môi trường nuôi gây ra, cần lấy nguồn nước ở khu vực nuôi, lượng 100 ml đến 200 ml, bảo quản ở điều kiện lạnh 2 0C đến 8 0C rồi gửi đến phòng xét nghiệm để xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và vi sinh vật.

2.7.2 Lấy mẫu kiểm tra ký sinh trùng

2.7.2.1 Ngoại ký sinh trùng

Lấy đồng thời cả nguồn nước và chọn các con có biểu hiện điển hình nghi ngờ do ký sinh trùng gây ra hoặc lấy mẫu ở phần có biểu hiện bệnh tích rồi bảo quản lạnh ở điều kiện từ 2 0C đến 8 0C hoặc các mẫu vùng ngoài da bảo quản trong cồn Ethanol 70% hoặc Formalin 10%, bao gói, bảo quản rồi vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

2.7.2.2 Nội ký sinh trùng

Mẫu bệnh phẩm là các con nhỏ có thể gửi nguyên con, các con có trọng lượng lớn lấy phần đường tiêu hóa để lấy chất chứa kiểm tra.

2.7.3 Lấy mẫu kiểm tra vi trùng

Trường hợp các con trọng lượng nhỏ, lấy 3 đến 5 con nghi ngờ biểu hiện bệnh, với các con có trọng lượng lớn, mổ khám lấy các cơ quan phủ tạng như: gan, lách, dạ dày và ruột để xét nghiệm. Bảo quản và vận chuyển mẫu kiểm tra virus theo quy định tại phần 1.8.4.1 của quy chuẩn này.

2.7.4 Lấy mẫu kiểm tra virus

2.7.4.1 Mẫu bệnh phẩm nguyên: Trường hợp bệnh gây ra trên các con nhỏ, chọn từ 5 đến 10 con có biểu hiện điển hình để xét nghiệm.

2.7.4.2 Mẫu bệnh phẩm phủ tạng: Trường hợp bệnh biểu hiện trên các con có trọng lượng lớn không thể gửi nguyên con đến phòng xét nghiệm, tiến hành mổ khám lấy các cơ quan nội tạng.

Nếu mẫu bệnh phẩm xét nghiệm virus không kịp gửi ngay trong vòng 24 giờ phải bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ âm (tủ đá).

2.7.4.3 Bảo quản và vận chuyển mẫu kiểm tra virus theo quy định tại phần 1.8.4.2 của quy chuẩn này.

2.7.5 Lấy mẫu kiểm tra độc chất

Tùy trường hợp trọng lượng của động vật thủy sản, lấy mẫu nguyên con, phủ tạng và chất chứa để kiểm tra các chỉ tiêu như: kim loại nặng, chất độc... để riêng từng loại mẫu được lấy rồi gửi đến phòng xét nghiệm. Bảo quản trong lạnh ở điều kiện từ 2 0C đến 8 0C gửi đến phòng xét nghiệm.

2.7.6 Lấy mẫu kiểm tra biến đổi vi thể: Cách lấy mẫu để quan sát biến đổi vi thể theo mục 2.4 của quy chuẩn này, bảo quản và vận chuyển theo mục 1.8.4 của quy chuẩn này.

III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

3.1 Trách nhiệm của Cục Thú y

Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát dịch bệnh, hướng dẫn phương pháp lấy mẫu cho các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố; Đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát dịch bệnh đã thực hiện.

3.2 Trách nhiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương

Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các địa điểm có thể trực tiếp đến lấy mẫu, đồng thời có trách nhiệm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm từ các tổ chức, cá nhân, các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố gửi về để làm xét nghiệm theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm tập huấn phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm cho các đơn vị khi có yêu cầu hoặc theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Thú y. Thông báo kịp thời các kết quả xét nghiệm.

3.3 Trách nhiệm của Cơ quan Thú y vùng

Cơ quan Thú y vùng thực hiện công việc chuyên môn và quản lý Nhà nước trên địa bàn vùng, thực hiện việc lấy mẫu, xét nghiệm các chỉ tiêu đã được Cục Thú y giao nhiệm vụ.

3.4 Trách nhiệm của các Chi cục Thú y

Chi cục Thú y thực hiện công việc chuyên môn trên địa bàn đồng thời giám sát tình hình dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm, bao gói, bảo quản đảm bảo đủ điều kiện yêu cầu kỹ thuật để gửi đến các phòng xét nghiệm, đồng thời gửi nhanh và gửi kèm theo giấy tờ liên quan đến bệnh phẩm ghi rõ ràng và đầy đủ thông tin.

3.5 Trách nhiệm của các cơ sở chăn nuôi

Các cơ sở chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định, chấp hành việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan, mẫu phục vụ kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dung dịch bảo quản mẫu biểu mô

Công thức pha dung dịch:

Gồm: - PBS 0.04 M:

Na2HPO4.2H2O

3,05 g

KH2PO4

0,39 g

Nước cất

500 ml

Phenol red 1%

1 ml

           - Kháng sinh:

Penicilline

1000 UI/ml

Mycostatine

100 UI/ml

Neomycine

100 UI/ml

Polymicine

50 UI/ml

Sau khi pha kiểm tra pH 7,2-7,6 chỉnh pH với NaOH hoặc  HCl

Chú ý: Khi dùng pha dung dịch bảo quản với Glycerin tỷ lệ 1:1

Phụ lục 2: Dung dịch bảo quản mẫu swab

Dung dịch PBSx10: (khi dùng pha loãng thành nồng độ 1x)

                        Thành phần:      NaCl                             80,0gr

                                                KCl                               2,0gr

Na2HPO4                      11,5gr

                                                KH2PO4                        2,0gr

                        Pha loãng với 1000 ml n­ước cất, điều chỉnh pH = 7,2.

                        Hấp tiệt trùng, bảo quản ở 4oC.

Phụ lục 3: Báo cáo mổ khám

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
…………….o0o……………

BỆNH PHẨM SỐ:

......................., ngày/………..tháng/……….năm/………

BÁO CÁO MỔ KHÁM

Người gửi:………………………...........................................................................

Địa chỉ:………………………………………………………………….………………

Nơi lấy mẫu:……………………...…………………….……………………..

Loài vật:………………Giống:…………………Tuổi:……..……Tính biệt:……………

Loại bệnh phẩm:…......Số lượng:…………Tình trạng:……………..

Thời gian chết:………………….Thời gian mổ:…………………………………

Diễn biến bệnh:

Thời gian bắt đầu bị bệnh:……………………………….…………………....

Tổng đàn:………………Số ốm:……………Số chết:

Vaccin đã dùng:……………………………………….…………………

Thời gian:……………………………………….…………………………….

Thuốc điều trị:…………………………………………..……………………… 

Thời gian:………………………………………………………………..…………

Dấu hiệu xung quanh:……………………………..…………………………..

Triệu chứng:

……………………………………………………………..…………………………

…………………………………………………………………………………………

…………..…………………………………………………………………………….

Bệnh tích:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Bệnh phẩm gửi xét nghiệm:……………………………………………………

Bộ phận xét nghiệm

¨BLKST

¨VT

¨VR

¨HTSHĐC

¨TS

Xác nhận của cơ quan chuyên môn                                  Cán bộ mổ khám

Phụ lục 4: Phiếu gửi bệnh phẩm gia súc

Bệnh phẩm số:…

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
…………….o0o………
……

PHIẾU GỬI BỆNH PHẨM GIA SÚC

Kính gửi: ...................................................................................

- Họ và tên người gửi bệnh phẩm: …………………………..…………………

- Địa chỉ:…………………………………………… Số điện thoại:

- Nơi lấy mẫu:…………………………………..

- Loài vật:………….……….Loại bệnh phẩm:…..……Số lượng:…..

- Ngày lấy mẫu:………………..…………….Tình trạng bệnh phẩm:…………

- Lứa tuổi:………………………..Giống:…………….....Tính biệt:……

1. Diễn biến:

+ Ngày bị bệnh:………………………..........................Tổng đàn:…………

+ Số ốm:……………………………………Số chết:……………

- Vaccin đã dùng:………..Thời gian:………..

- Thuốc điều trị:…………..Thời gian:………………

2. Triệu chứng:

¨Sốt

¨Tím mõm

¨Ho, khó thở

¨Lòi dom

¨Đầu, mặt phù

¨Tím tai

¨Dử mắt, dử mũi

¨Ỉa chảy

¨Thân tím tái

¨Điên cuồng, siêu vẹo

¨Sùi bọt mép

¨Phân lẫn máu

Triệu chứng khác:……………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

3. Bệnh tích:

Gan

¨Sưng;      Tụ huyết¨

Lách

¨Nhồi huyết

Thận

¨Sưng

¨Xuất huyết

¨Xuất huyết

¨Xuất huyết

¨Hoại tử

¨Hoại tử

¨Hoại tử

Khí quản

¨Xuất huyết

Hạch amidan

¨Sưng

Não

¨Sung huyết

¨Tích dịch

¨Xuất huyết

¨Xuất huyết

Phổi

¨Viêm

Hạch màng treo ruột

¨Sưng

Ruột

¨Xuất huyết

¨Xuất huyết

¨Xuất huyết

¨Bong tróc niêm mạc

¨Tụ huyết

¨Viêm

¨Loét van hồi manh

Tim

¨Mỡ vành xuất huyết

Xương

¨Dị dạng

Bàng quang

¨Xuất huyết

¨Viêm

¨Viêm khớp

¨Tích nước tiểu

Miệng

¨Mụn loét ở lợi

Da

¨Tụ huyết

Chân

¨Bong móng

¨Mụn loét ở lưỡi

¨Xuất huyết

¨Loét vành kẽ móng

Bệnh tích khác:……………………………………………………..…

4. Yêu cầu xét nghiệm:…………………………………………………..………

Người nhận mẫu                                              Ngày    tháng      năm

                     Người gửi mẫu

                     (Ký tên, ghi rõ họ tên)

Phụ lục 5: Phiếu gửi bệnh phẩm gia cầm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Bệnh phẩm số:…

…………….o0o……………

PHIẾU GỬI BỆNH PHẨM GIA CẦM

Kính gửi: ..........................................................................................

- Họ và tên người gửi bệnh phẩm: ………………………………………

- Địa chỉ:……………………………………………………………………………

- Số điện thoại:……………………………….…….Fax:…………………………

- Họ, tên chủ gia cầm nơi lấy mẫu……………………………………………

- Địa chỉ: Thôn, ấp…………Xóm………….…………Huyện………………….Tỉnh………

- Loài gia cầm:…………………….Lứa tuổi:………….Giống:……Tính biệt:…

- Loại bệnh phẩm:…..……………………..…………..Số l­ượng:………………

- Ngày lấy mẫu:………………………………………..……….:………

- Tình trạng bệnh phẩm:…………………………………….…………

1- Diễn biến:  

- Ngày bị bệnh:…………………………………...........Tổng đàn:…

- Số ốm:…………………………………..……..………Số chết:………………

- Vaccin đã dùng:………………Thời gian:………

- Thuốc điều trị:…………………Thời gian:………..……………………………

2- Triệu chứng:

¨Sốt

¨ Thở thò khè

¨Liệt chân

¨Phân xanh trắng

¨Phự đầu, mặt

¨Mào, tớch thâm tím

¨Sã cánh

¨Phân lẫn máu

- Triệu chứng khác:………………………………………………………………

3- Bệnh tích:

Gan

¨Sưng

¨Xuất huyết

¨Hoại tử

Lách

¨Sưng

¨Xuất huyết

¨Hoại tử

Thận

¨Sưng

¨Xuất huyết

¨Hoại tử

Khí quản

¨Xuất huyết

¨Tích dịch

Phổi

¨Viêm

¨Xuất huyết

Não

¨Sung huyết

¨Xuất huyết

Ruột

¨Xuất huyết

¨Viêm loét

Dạ dày tuyến

¨Xuất huyết

¨Viêm loét

Dây thần kinh

¨Viêm

¨Sưng

Tim

¨Xuất huyết mỡ vành

¨Viêm cơ tim

¨Cơ tim nhão

Xương

¨Dị dạng

¨Mềm

¨Giòn

Túi Fabricius

¨Sưng

¨Teo

¨Xuất huyết

¨Túi khí dày đục

¨Hậu môn xuất huyết

¨Cơ ngực xuất huyết

¨Cơ đùi xuất huyết

Buồng trứng

¨Viêm dính

¨Teo

¨Trứng vỡ

¨Trứng dị dạng

Dịch hoàn

¨Sưng

¨Xuất huyết

¨Teo

- Bệnh tích khác:……………………………………………………….……

4-Yêu cầu xét nghiệm:………………

Người nhận mẫu                                                            Ngày      tháng                 năm           

                                                                                          Người gửi mẫu

                  (Ký tên, ghi rõ họ tên)

Phụ lục 6: Phiếu gửi bệnh phẩm Thủy sản

Bệnh phẩm số:………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
…………….o0o……………

PHIẾU GỬI BỆNH PHẨM THUỶ SẢN

Kính gửi: .......................................................................................

- Họ và tên người gửi bệnh phẩm: …………………………………

- Địa chỉ:……………………………………………………………………........

- Số điện thoại:…………………………….....Fax:………………………..……....

- Họ, tên chủ nuôi……………………………...........………………………........

- Địa chỉ: Thôn, ấp………....……Xã…………..Huyện…….......Tỉnh…….……

- Loại thuỷ sản nuôi trồng:……………........ Quy mô nuôi:..................................

- Loại bệnh phẩm:…..………………….........Số l­ượng:……..…………

- Ngày lấy mẫu:……………………….:………………......…………………...

- Tình trạng bệnh phẩm:…………………………………...........

1- Diễn biến:  

- Ngày phát hiện :…………………........................Tình trạng:….....…

- Mật độ nuôi:…………………………….……Hình thức nuôi:………

- Nguồn nước:…………………………...………Thức ăn:……….......

- Thuốc điều trị:……………………...........…....Thời gian:…….......

2- Triệu chứng:

………………………………………………………………………………………………

…………………….………………………………………………………….………………

………………………………………………………………………………………………

3- Bệnh tích:

…………………………………………………………………………...............................

.................................………………………………………………………………...…...…

…………………………………………………………………………………………………

4-Yêu cầu xét nghiệm:……………………………………………………………

                       Ngày     tháng               năm                

 Người nhận mẫu                                                                     Ng­ười gửi mẫu

         (Ký tên, ghi rõ họ tên)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi