Quyết định 284/QĐ-UBND Vĩnh Long 2021 Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 284/QĐ-UBND

Quyết định 284/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh LongSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:284/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Quyên Thanh
Ngày ban hành:01/02/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Chính sách, Hành chính

tải Quyết định 284/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 284/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
________________

Số: 284/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

Vĩnh Long, ngày 01 tháng 02 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG, BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG

_______________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1938/QĐ-LĐTBXH ngày 31/12/2015 về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1025/QĐ-LĐTBXH ngày 03/08/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-LĐTBXH ngày 28/09/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1593/QĐ-LĐTBXH ngày 10/10/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ về lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1603/QĐ-LĐTBXH ngày 12/11/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi lĩnh vực bảo trợ xã hội, giảm nghèo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 220/QĐ-LĐTBXH ngày 27/02/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 596/QĐ-LĐTBXH ngày 25/04/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 902/QĐ-LĐTBXH ngày 24/6/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 547/QĐ-LĐTBXH ngày 21/5/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi , bổ sung , bị bãi bỏ lĩnh vực người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 275/TTr-SLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, cụ thể như sau:

- Ban hành mới:

+ 25 (Hai mươi lăm) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ 07 (Bảy) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện;

+ 03 (Ba) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.

- Sửa đổi, bổ sung:

+ 02 (Hai) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã được công bố tại Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 và Quyết định số 1754/QĐ- UBND ngày 16/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ 03 (Ba) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đã được công bố tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bãi bỏ:

+ 02 (Hai) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã được công bố tại Quyết định số 1756/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 và Quyết định số 817/QĐ- UBND ngày 02/5/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long;

+ 02 (Hai) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được công bố tại Quyết định số 3192/QĐ-UBND ngày 24/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long;

+ 02 (Hai) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được công bố tại Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long;

+ 19 (Mười chín) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đã được công bố tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long;

+ 10 (Mười) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đã được công bố tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

(có phụ lục chi tiết kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công:
- Niêm yết, công khai thủ tục hành chính tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
- Căn cứ cách thức thực hiện của từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (nếu có).
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã
- Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và thủ tục hành chính liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng VHXH;
- Lưu: VT, 1.19.08.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Quyên Thanh

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

PHẦN 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành

TT

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

 

I. Lĩnh vực Người có công

 

1.

Giải quyết chế độ mai táng phí đối với cựu chiến binh

Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;

- Thông tư số 03/2020/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

2.

Giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp

Không quy định

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Không

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

TTHC liên thông

 

 

 

công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

- Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;

- Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

3.

Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào, Căm-pu-chia

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, UBND cấp xã tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký duyệt danh sách (thông qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội), báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định về việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Cam- pu-chia theo Quyết định số 57/2013/QĐ- TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Cam- pu-chia;

- Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 04/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Cam- pu-chia.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

4.

Hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến được tặng huân chương, huy chương chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi

Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 16/2014/TT- BLĐTBXH ngày 30/7/2014 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp một lần theo Mẫu 4 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT- BLĐTBXH ngày 30/7/2014.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;

- Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

5.

Thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

6.

Giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân khi người có công từ trần

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

7.

Giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ và gửi hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, lập danh sách, gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 23/7/2012 của Chủ tịch nước.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

8.

Giải quyết chế độ đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai kèm bản sao quyết định và biên bản ủy quyền gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 23/7/2012 của Chủ tịch nước.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

9.

Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Trong thời gian 50 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản giám định bệnh, tật; dị dạng, dị tật chuyển kèm hồ sơ gửi Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học kèm hồ sơ và chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.

Ghi chú: Không quy định thời gian Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 23/7/2012 của Chủ tịch nước.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

- Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT- BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ. 

- Thông tư liên lịch số 45/2014/TTLT- BYT-BLĐTBXH ngày 25/11/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

10.

Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Trong thời gian 50 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản giám định bệnh, tật; dị dạng, dị tật chuyển kèm hồ sơ gửi Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học kèm hồ sơ và chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.

Ghi chú: Không quy định thời gian Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

11.

Giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

* Trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận, lập danh sách kèm bản khai gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ để ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

* Trường hợp người bị địch bắt tù, đày trước đây đã hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển đến địa phương khác cư trú thì phải làm thủ tục di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú hiện tại để làm thủ tục hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần

* Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ để ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

- Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

12.

Giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

13.

Giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ và ra quyết định trợ cấp định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

14.

Giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. - Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

15.

Giải quyết chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định phụ cấp hàng tháng, trợ cấp người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

16.

Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

Không quy định thời gian

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

17.

Bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ các giấy tờ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

nhayCác thủ tục hành chính này bị bãi bỏ bởi Mục II Phụ lục Quyết định số 708/QĐ-UBND theo quy định tại khoản 2 Điều 1.nhay

18.

Trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), UBND cấp xã tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận, tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo UBND cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ). Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý và tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp một lần, gửi 02 bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH, UBND tỉnh

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

- Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT- BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

19.

Trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), UBND cấp xã tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận, tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp với TNXP báo cáo UBND cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ) kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ). Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp. Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý và tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp một lần, gửi 02 bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH, UBND tỉnh.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

- Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT- BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

20.

Thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ

Trong thời gian 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì các cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận trong thời gian 03 ngày làm việc và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra danh sách, đối chiếu với hồ sơ người có công, ra Quyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/09/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

21.

Lập Sổ theo dõi và cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

Trong thời gian 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy tờ hợp lệ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập danh sách cấp sổ theo dõi kèm các giấy tờ liên quan gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, lập Sổ quản lý, Sổ theo dõi của từng đối tượng và chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để phát cho đối tượng.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện

22.

Hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ

Trong thời hạn 06 ngày làm việc

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện

nhayCác thủ tục hành chính này bị bãi bỏ bởi Mục II Phụ lục Quyết định số 708/QĐ-UBND theo quy định tại khoản 2 Điều 1.nhay

23.

Giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong thời gian 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp một lần.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Quyết định 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016;

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

II. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

 

24.

Tiếp nhận đối tượng là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vào cơ sở trợ giúp trẻ em

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối tượng vào cơ sở.

Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã; UBND cấp huyện; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp trẻ em.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

25.

Đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo đề nghị của cơ sở

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

Cơ quan giải quyết: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Không

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

 

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

 

1.

Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng

Trong thời hạn 28 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trường hợp có khiếu nại khi niêm yết công khai kết quả xét duyệt, thời hạn giải quyết là 38 ngày làm việc).

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã; UBND cấp huyện.

Không

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

2.

Chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

3.

Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (đối với nơi cư trú mới)

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã; UBND cấp huyện.

Không

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

4.

Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phong HĐND và UBND cấp huyện.

Cơ quan giải quyết: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

5.

Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phong HĐND và UBND cấp huyện.

Cơ quan giải quyết: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

6.

Hỗ trợ kinh phí nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

Không quy định thời gian

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã, UBND cấp huyện.

Không

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

7.

Hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội (được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng)

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã; UBND cấp huyện.

Không

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

TTHC liên thông

Nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

 

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

 

1.

Đưa đối tượng ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em

Không quy định thời gian

Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng làm đơn đề nghị, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Giám đốc cơ sở trình bày rõ nguyện vọng đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng.

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã

Không

Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp trẻ em.

 

2.

Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, UBND cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị và tổ chức thẩm định; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND cấp xã

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã.

Không

- Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

- Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

 

3.

Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, UBND cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị và tổ chức thẩm định; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND cấp xã.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã.

Không

- Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

- Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

 

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung

TT

TTHC

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

1.

2.000056. 000.00.00 .H61

Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định các điều kiện để cấp giấy phép hoạt động

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

Cơ quan giải quyết: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Không

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.

1.001806. 000.00.00 .H61

Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật

* Ghi chú: Thủ tục hành chính này đã được đơn giản hóa về thời gian thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục

Trong thời hạn 10 ngày làm việc

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

Cơ quan giải quyết: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Không

- Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010;

- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

- Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

1.

1.001699. 000.00.00 .H61

Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được sửa đổi Trình tự thực hiện, mẫu đơn, mẫu Giấy xác nhận khuyết tật.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc (đối với trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc).

Trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã

Không

- Luật người khuyết tật ngày 17/6/2010;

- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

- Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

2.

1.001653 .000.00.0 0.H61

Cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được sửa đổi Trình tự thực hiện, mẫu đơn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc

Trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã,

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã

Không

+ Luật người khuyết tật ngày 17/6/2010;

+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

+ Thông tư số 01/2019/TT- BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

3.

2.000602. 000.00.00 .H61

Xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, UBND cấp xã xác nhận hộ gia đình thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.

Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã

Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã.

Không

- Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020.

3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ

TT

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Ghi chú

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

 

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

 

1.

Gia hạn quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật

Thông tư số 26/2012/TT- LĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

 

2.

Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

 

Lĩnh vực Người có công

 

1.

Thủ tục lập Sổ theo dõi và cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

2.

Thủ tục hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

 

3.

Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

4.

Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

 

Lĩnh vực Người có công

 

1.

Mua bảo hiểm y tế đối với người có công và thân nhân

- Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

- Quyết định số 547/QĐ-LĐTBXH ngày 21/5/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành , được sửa đổi , bổ sung , bị bãi bỏ lĩnh vực người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

2.

Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào, Căm-pu- chia

Quyết định số 547/QĐ-LĐTBXH ngày 21/5/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành , được sửa đổi , bổ sung, bị bãi bỏ lĩnh vực người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

3.

Trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng đã chết

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

4.

Thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

5.

Thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân khi người có công từ trần

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành

6.

Thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

7.

Thủ tục giải quyết chế độ đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

8.

Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

9.

Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

10.

Thủ tục giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

11.

Thủ tục giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

12.

Thủ tục giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

13.

Giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

14.

Thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

15.

Thủ tục xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

16.

Thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

17.

Thủ tục trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong (TNXP) đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

18.

Thủ tục trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong (TNXP) đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

19.

Thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ

Quyết định số 1734/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công thuộc chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Do công bố mới thủ tục hành chính cấp tỉnh

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

 

20.

Xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2014-2015 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Quyết định số 1266/QĐ-LĐTBXH ngày 28/09/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

21.

Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội (bao gồm cả người khuyết tật; người khuyết tật mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi)

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

22.

Thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

23.

Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

Quyết định số 1593/QĐ-LĐTBXH ngày 10/10/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ về lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

24.

Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

Quyết định số 1593/QĐ-LĐTBXH ngày 10/10/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ về lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

25.

Thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

26.

Hỗ trợ kinh phí nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

Quyết định số 1938/QĐ-LĐTBXH ngày 31/12/2015 về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

27.

Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (bao gồm cả người khuyết tật đặc biệt nặng)

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

28.

Hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

29.

Thực hiện hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng

Quyết định số 1789/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

PHẦN 2. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

* LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Giải quyết chế độ mai táng phí đối với cựu chiến binh

1.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra quyết định trợ cấp.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

b) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Bản khai của đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);

- Giấy chứng tử;

- Hồ sơ của người có công với cách mạng.

1.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng cựu chiến binh.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp mai táng phí.

1.8. Phí, lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản khai hưởng chế độ ưu đãi khi người có công từ trần (Mẫu TT1 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

- Thông tư số 03/2020/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

 

Mẫu TT1

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI

Hưởng chế độ ưu đãi khi người có công từ trần

1. Họ và tên người có công từ trần: ...................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………….. Nam/Nữ: ...................

Nguyên quán: ..........................................................................................................

Trú quán: ................................................................................................................

Thuộc đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi (1): ............................................................

Số sổ trợ cấp (nếu có): …………………. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động:...

Từ trần ngày ... tháng ... năm ...

Theo giấy chứng tử số... ngày ... tháng ... năm ... của Ủy ban nhân dân xã (phường)...

Trợ cấp đã nhận đến hết tháng …… năm...Mức trợ cấp: ………………………

2. Họ và tên người nhận mai táng phí:................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………. Nam/Nữ: ………………

Nguyên quán: ..........................................................................................................

Trú quán: ................................................................................................................

Quan hệ với người có công với cách mạng từ trần: ...............................................

3. Họ và tên người nhận trợ cấp một lần: ..........................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………Nam/Nữ: …………………………….

Nguyên quán: ...................................................................................................

Trú quán: ................................................................................................................

Quan hệ với người có công với cách mạng từ trần: ...............................................

4. Thân nhân người có công

a) Danh sách thân nhân (2)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trú quán

Quan hệ với người có công

Nghề nghiệp

Hoàn cảnh hiện tại (3)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

b) Phần khai chi tiết về con người có công từ đủ 18 tuổi trở lên đang tiếp tục đi học tại cơ sở đào tạo hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

TT

Họ và tên

Năm sinh

Thời điểm bị khuyết tật (4)

Thời điểm kết thúc bậc học phổ thông

Cơ sở giáo dục đang theo học

Tên cơ sở

Thời gian bắt đầu đi học

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………….

Ông (bà) …………………………. hiện cư trú tại ……………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú: Người có công trước khi từ trần thuộc đối tượng hưởng trợ cấp một lần (người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương, người có công giúp đỡ cách mạng được tặng huy chương) thì thân nhân chỉ khai mục 1 và mục 2.

(1) Ghi rõ đối tượng: thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc...

(2) Lập danh sách thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất.

(3) Ghi rõ sống cô đơn, không nơi nương tựa hoặc con mồ côi cả cha mẹ.

(4) Ghi rõ thời điểm bị khuyết tật: dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên (trường hợp không có con bị khuyết tật thì bỏ cột này).

 

2. Giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thân nhân hoặc tổ chức lo mai táng thanh niên xung phong chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: UBND cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử và một trong những giấy tờ (bản sao có công chứng) xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm theo các giấy tờ chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Ghép hồ sơ thanh niên xung phong đang quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết mai táng phí;

- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp mai táng (Mẫu số 05).

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

2.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Thanh niên xung phong đang hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg chết:

- Giấy khai tử do UBND cấp xã cấp.

- Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-A).

(2) Thanh niên xung phong chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg đến ngày Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành và thanh niên xung phong không hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg.

- Giấy khai tử do UBND cấp xã cấp.

- Bản khai của thân nhân hoặc người tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-B), kèm một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH: thẻ đội viên; giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong; giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong; lý lịch cán bộ, đảng viên có ghi là thanh niên xung phong. Trường hợp không có giấy tờ nêu trên thì phải có giấy chứng nhận (bản chính) là thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến chống Pháp do Tỉnh, Thành đoàn nơi đối tượng thường trú cấp, dựa trên xác nhận của Hội (hoặc Ban Liên lạc) Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) theo mẫu (Mẫu 02).

c) Thời gian giải quyết: Không quy định.

2.4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thân nhân hoặc tổ chức lo mai táng thanh niên xung phong.

2.5. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp mai táng.

2.7 Phí, Lệ phí: Không.

2.8. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Giấy chứng nhận thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến chống Pháp (Mẫu số 02);

- Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-A);

- Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-B).

2.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

2.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;

- Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 

MẪU SỐ 02

 

TỈNH ĐOÀN, THÀNH ĐOÀN
-------

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
--------------

Số:    /……

……., ngày tháng năm

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến chống Pháp

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH (THÀNH) ĐOÀN …….....…… CHỨNG NHẬN:

Ông (bà): ……………….........……………, Năm sinh: ................................

Nguyên quán: ...............................................................................................

Trú quán: .......................................................................................................

Tham gia thanh niên xung phong ngày …... tháng ...… năm .......................

Đã hoàn thành nhiệm vụ trở về gia đình ngày …... tháng …... năm ..............

Thuộc đơn vị thanh niên xung phong: ............................................................

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong theo quy định.

 

……., ngày  tháng  năm
Xác nhận của Hội (Ban Liên lạc)
Cựu TNXP cấp tỉnh
Chủ tịch

(Ký tên, đóng dấu)

……., ngày  tháng  năm
TM. BAN THƯỜNG VỤ
Bí thư

(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 04-A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CỦA NGƯỜI (HOẶC TỔ CHỨC)
LO MAI TÁNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG ĐÃ CHẾT

Họ và tên TNXP đã chết: ............................................................................................

Năm sinh: ...................................................................................................................

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: .....................................................................................................................

Chết ngày ………… tháng ……….. năm ..................................................................

Theo giấy khai tử số ……………………, ngày ……… tháng ………. năm…………… của UBND cấp xã ................................................................................

Số thẻ bảo hiểm y tế: …………………….. do Giám đốc BHYT tỉnh (TP) ………………………….. cấp ngày … tháng …. năm .......................................

Họ tên người (hoặc tên tổ chức) nhận trợ cấp mai táng: ……...................................

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán (hoặc địa chỉ) ................................................................................................

Quan hệ với thanh niên xung phong: ...........................................................................

 

……., ngày  tháng  năm
Xác nhận của UBND cấp xã
Chủ tịch

(Ký tên, đóng dấu)

……., ngày  tháng  năm
Người (đại diện tổ chức)
nhận trợ cấp mai táng

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

MẪU SỐ 04-B

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CỦA NGƯỜI (HOẶC TỔ CHỨC)
LO MAI TÁNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG ĐÃ CHẾT

Họ và tên TNXP đã chết: .........................................................................................

Năm sinh: ...................................................................................................................

Nguyên quán: ..............................................................................................................

Trú quán: ........................................................................................................................

Là thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ trở về gia đình, thuộc đơn vị thanh niên xung phong:

..................................................................................................................................

Được công nhận là thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo giấy tờ sau: ...............................................................................................................................

Chết ngày ………… tháng ……….. năm ......................................................................

Theo giấy khai tử số …………………………, ngày ……… tháng …. năm ...………

của UBND cấp xã ...............................................................................................

Họ tên người (hoặc tên tổ chức) nhận trợ cấp mai táng: .................................................

Nguyên quán: ............................................................................................................

Trú quán (hoặc địa chỉ) .................................................................................................

Quan hệ với thanh niên xung phong: ..........................................................................

 

……., ngày  tháng  năm
Xác nhận của UBND cấp xã
Chủ tịch

(Ký tên, đóng dấu)

……., ngày  tháng  năm
Người (đại diện tổ chức)
nhận trợ cấp mai táng

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

3. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào, Căm-pu-chia

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đối tượng đề nghị hưởng chế độ chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định pháp luật nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, ký duyệt danh sách, báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ, ra quyết định.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

3.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

b) Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) 01 Tờ khai của đối tượng. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 04/2/2015 đã chết trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì thân nhân trực tiếp của đối tượng lập Tờ khai;

(2) Quyết định cử đối tượng sang làm chuyên gia tại Lào, Căm-pu-chi-a; Quyết định về nước (bản chính hoặc bản sao của cơ quan có thẩm quyền);

(3) Quyết định nghỉ hưu hoặc nghỉ việc do mất sức lao động (bản chính hoặc bản sao của cơ quan có thẩm quyền) của người đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc do mất sức lao động;

(4) Quyết định nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu trí hoặc Quyết định thôi việc và hồ sơ lý lịch khai trước khi nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc có xác nhận của cơ quan quản lý (bản chính hoặc bản sao của cơ quan có thẩm quyền) của người nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc;

(5) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về thời gian thực tế của đối tượng được cử sang làm chuyên gia tại Lào, Căm-pu-chi-a đối với đối tượng thiếu giấy tờ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) lý lịch Đảng viên hoặc lý lịch cán bộ, công chức, viên chức khai trước ngày 01/01/1995, mà trong đó có khai thời gian được cử làm chuyên gia tại Lào và Căm-pu-chi-a theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg;

(6) Giấy ủy quyền của các thân nhân trực tiếp của đối tượng cho một người đứng tên làm thủ tục hưởng trợ cấp đối với trường hợp đối tượng đã chết nhưng còn các thân nhân trực tiếp.

3.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Người làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo yêu cầu của bạn và công nhân viên đi làm nhiệm vụ phục vụ chuyên gia trên đất bạn (sau đây gọi là chuyên gia), gồm:

- Người đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động nhưng chưa được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Quyết định số 87-CT ngày 01/3/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chế độ, chính sách đối với cán bộ sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a;

- Người đang công tác hoặc người nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu trí hoặc người đã thôi việc.

* Không áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

(1) Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 04/12/2015 đã chết và không còn vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp;

(2) Cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Căm-pu-chi-a.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hưởng hưởng trợ cấp một lần.

3.8. Phí, Lệ phí: Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai của người hưởng trợ cấp (Mẫu số 01a Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014);

- Tờ khai của thân nhân người hưởng trợ cấp (Mẫu 01b Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a;

- Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 04/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a.

 

Mẫu số 01a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

TỜ KHAI CỦA NGƯỜI HƯỞNG TRỢ CẤP

1. Họ và tên:………………………………………. 2. Giới tính (nam, nữ):………….

3. Ngày, tháng, năm sinh:………/……../………

4. Số CMND:……………………………………Nơi cấp……………………………....

5. Quê quán: ……………………………………………………………………………..

6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

7. Loại đối tượng hưởng trợ cấp: ………………………………………………………

8. Cơ quan, đơn vị công tác:……………………………………………………………

THỜI GIAN ĐƯỢC CỬ LÀM CHUYÊN GIA GIÚP LÀO, CĂM-PU-CHI-A

Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Nước được cử đến làm chuyên gia

Chức vụ khi được cử làm chuyên gia

Tên cơ quan, tổ chức cử đi

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời gian thực tế làm chuyên gia tại Lào, Căm-pu-chi-a là: ……..năm ……..tháng.

Các giấy tờ kèm theo:

1…………………………………………………………………………………………

2.…………………………………………………………………………………………

3.…………………………………………………………………………………………

Tổng số gồm: …………..loại giấy tờ.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

……….ngày…tháng….năm 20……
Xác nhận của xã, phường………
Ông (bà)……………….có Hộ khẩu thường trú tại……………………….

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

………., ngày…tháng….năm 20……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 01b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN NGƯỜI HƯỞNG TRỢ CẤP

A. Phần khai về thân nhân người hưởng trợ cấp

1. Họ và tên:……………………………… 2. Giới tính (nam, nữ):…......

3. Ngày, tháng, năm sinh:………/……../……….......................................

4. Số CMND:………………………………………Nơi cấp…………….

5. Quê quán: ………………………………………………......................

6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………...

……………………………………………………………………………

7. Loại đối tượng hưởng trợ cấp: ………………………………………...

8. Cơ quan, đơn vị công tác:……………………………………………...

B. Phần khai về người hưởng trợ cấp

1. Họ và tên:……………………………… 2. Giới tính (nam, nữ):…......

3. Ngày, tháng, năm sinh:………/……../……….......................................

4. Số CMND:………………………………………Nơi cấp…………….

5. Quê quán: ………………………………………………......................

6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………...

……………………………………………………………………………

7. Đã mất: Ngày ….. tháng ……….. năm …………. tại: ……………….

8. Số giấy chứng tử …………. do UBND xã, phường ………………thực hiện.

9. Loại đối tượng hưởng trợ cấp: …………………………………...........

10. Cơ quan, đơn vị công tác: …………………………………………....

THỜI GIAN ĐƯỢC CỬ LÀM CHUYÊN GIA GIÚP LÀO, CĂM-PU-CHI- A

Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Nước được cử đến làm chuyên gia

Chức vụ khi được cử làm chuyên gia

Tên cơ quan, tổ chức cử đi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời gian thực tế làm chuyên gia tại Lào, Căm-pu-chi-a là: ……….năm……….tháng.

Các giấy tờ kèm theo:

1.………………………………………………………………………………

2..………………………………………………………………………………

Tổng số gồm: ………… loại giấy tờ.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

……….ngày…tháng….năm 20……
Xác nhận của xã, phường………
Ông (bà)……………….có Hộ khẩu thường trú tại……………………….

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

………., ngày…tháng….năm 20……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Phản ánh thông tin trong mẫu 01a và 01b như sau:

- Mục “Loại đối tượng hưởng trợ cấp” ghi cụ thể một trong các loại đối tượng sau: đang công tác, hưu trí, mất sức lao động, nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu trí, thôi việc.

- Mục “Cơ quan, đơn vị công tác” ghi tên cơ quan, đơn vị nơi người hưởng trợ cấp công tác trước khi nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu trí, thôi việc hoặc nơi người hưởng trợ cấp đang công tác.

- Mục “Các giấy tờ kèm theo” ghi rõ tên loại giấy tờ và số loại giấy tờ theo từng loại đối tượng kèm theo hồ sơ.

 

4. Hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến được tặng huân chương, huy chương chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi.

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đại diện thân nhân lập bản khai kèm biên bản ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã kèm bản sao một trong các giấy tờ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần theo Mẫu 4 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

4.3. Số lượng, thành phần hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Bản khai của đại diện thân nhân theo Mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014;

+ Bản sao Giấy chứng tử do UBND cấp xã cấp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý xác định người có công đã chết;

+ Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH: Khoản 2 Điều 35 đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế , Khoản 2 Điều 37 đối với người có công giúp đỡ cách mạng.

4.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hưởng trợ cấp một lần.

4.8. Phí, Lệ phí: Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai của đại diện thân nhân theo Mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2017.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;

- Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

 

Mẫu 3

BẢN KHAI CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Thân nhân của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết trước ngày 01/01/1995

1. Phần khai về người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết trước ngày 01/01/1995

Họ và tên: …………………………………………….

Sinh ngày ... tháng ... năm ………… Nam/Nữ: ………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Đã chết ngày ... tháng ... năm ...

Thời gian tham gia kháng chiến: …. năm

Được Nhà nước tặng:..................................................................................….

Theo Quyết định số …………………… ngày ... tháng ... năm ... của ...........

2. Phần khai của thân nhân

Họ và tên: ……………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………….. Nam/Nữ: ………..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Là ….(*)….. của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………
Ông (bà) ……………………….hiện cư trú tại ……………………………

TM. UBND
(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú: (*) Ghi rõ mối quan hệ với người có công: cha, mẹ, vợ (chồng) hoặc con (ghi rõ con đẻ, con nuôi hoặc con ngoài giá thú).

5. Hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần

5.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1 ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).

+ Bản sao Giấy chứng tử.

+ Hồ sơ người có công với cách mạng.

5.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân

5.6. Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

5.7. Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp một lần và giải quyết mai táng phí.

5.8. Phí, Lệ phí: Không

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).

+ Bản khai cá nhân (Mẫu TT1 ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).

5.10. Yêu cầu, điều kiện: Không

5.11. Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu UQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại ...

Chúng tôi gồm có:

1. Bên ủy quyền: Gồm các ông (bà) có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Nơi cư trú

CMND/Hộ chiếu

Mối quan hệ với người có công

Số

Ngày cấp

Nơi cấp

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bên được ủy quyền:

Họ và tên: ……………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………….. Nam/Nữ: …………………..................

Trú quán: ....................................................................................................................

CMND/Hộ chiếu số: ……………….. Ngày cấp: …………….. Nơi cấp: …………

3. Nội dung ủy quyền (*):

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

 

Xác nhận của UBND xã
(phường)…..

Bên ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

(*) Ghi rõ nội dung ủy quyền, ví dụ: ủy quyền thờ cúng liệt sĩ, ủy quyền nhận trợ cấp một lần đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945...

Trường hợp ủy quyền nhận trợ cấp hàng tháng thì phải ghi rõ thời hạn ủy quyền từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ... nhưng không quá thời hạn quy định tại Điều 42 của Thông tư này.

 

Mẫu TT1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI

Hưởng chế độ ưu đãi khi người có công từ trần

1. Họ và tên người có công từ trần: .......................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………….. Nam/Nữ: ....................................................................................................................................

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Thuộc đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi (1): ...............................................................

Số sổ trợ cấp (nếu có): ……………………. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động:.....

Từ trần ngày ... tháng ... năm ...

Theo giấy chứng tử số... ngày ... tháng ... năm ... của Ủy ban nhân dân xã (phường)...

Trợ cấp đã nhận đến hết tháng …… năm...Mức trợ cấp: ……………………………

2. Họ và tên người nhận mai táng phí: ...................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………. Nam/Nữ: …………………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Quan hệ với người có công với cách mạng từ trần: ..................................................

3. Họ và tên người nhận trợ cấp một lần: .............................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………Nam/Nữ: ……………………………………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Quan hệ với người có công với cách mạng từ trần: ..................................................

4. Thân nhân người có công

a) Danh sách thân nhân (2)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trú quán

Quan hệ với người có công

Nghề nghiệp

Hoàn cảnh hiện tại (3)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

b) Phần khai chi tiết về con người có công từ đủ 18 tuổi trở lên đang tiếp tục đi học tại cơ sở đào tạo hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

TT

Họ và tên

Năm sinh

Thời điểm bị khuyết tật (4)

Thời điểm kết thúc bậc học phổ thông

Cơ sở giáo dục đang theo học

Tên cơ sở

Thời gian bắt đầu đi học

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………
Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú: Người có công trước khi từ trần thuộc đối tượng hưởng trợ cấp một lần (người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương, người có công giúp đỡ cách mạng được tặng huy chương) thì thân nhân chỉ khai mục 1 và mục 2.

(1) Ghi rõ đối tượng: thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc...

(2) Lập danh sách thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất.

(3) Ghi rõ sống cô đơn, không nơi nương tựa hoặc con mồ côi cả cha mẹ.

(4) Ghi rõ thời điểm bị khuyết tật: dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên (trường hợp không có con bị khuyết tật thì bỏ cột này).

 

6. Giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân khi người có công từ trần

6.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu TT1 ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).

+ Bản sao Giấy chứng tử.

+ Các giấy tờ của thân nhân theo yêu cầu:

Bản sao Giấy khai sinh đối với con dưới 18 tuổi.

Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học đối với con từ đủ 18 tuổi trở lên đang theo học.

Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học đối với con từ đủ 18 tuổi trở lên đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học.

Giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đối với con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ.

Giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT- BLĐTBXH) của Ủy ban nhân dân không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0.6 lần mức chuẩn đối với con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi.

6.4. Thời hạn thực hiện: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6.5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân

6.6. Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

6.7. Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

6.8. Phí, Lệ phí: Không

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bản khai của thân nhân (Mẫu TT1 ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH)

6.10. Yêu cầu, điều kiện: Không

6.11. Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu TT1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI

Hưởng chế độ ưu đãi khi người có công từ trần

1. Họ và tên người có công từ trần: .......................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………….. Nam/Nữ: ....................................................................................................................................

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Thuộc đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi (1): ...............................................................

Số sổ trợ cấp (nếu có): ……………………………………. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động:...

Từ trần ngày ... tháng ... năm ...

Theo giấy chứng tử số... ngày ... tháng ... năm ... của Ủy ban nhân dân xã (phường)...

Trợ cấp đã nhận đến hết tháng …… năm...Mức trợ cấp: ……………………………

2. Họ và tên người nhận mai táng phí: ...................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………. Nam/Nữ: …………………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Quan hệ với người có công với cách mạng từ trần: ..................................................

3. Họ và tên người nhận trợ cấp một lần: .............................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………Nam/Nữ: ………………………………..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Quan hệ với người có công với cách mạng từ trần: ..................................................

4. Thân nhân người có công

a) Danh sách thân nhân (2)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trú quán

Quan hệ với người có công

Nghề nghiệp

Hoàn cảnh hiện tại (3)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

b) Phần khai chi tiết về con người có công từ đủ 18 tuổi trở lên đang tiếp tục đi học tại cơ sở đào tạo hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

TT

Họ và tên

Năm sinh

Thời điểm bị khuyết tật (4)

Thời điểm kết thúc bậc học phổ thông

Cơ sở giáo dục đang theo học

Tên cơ sở

Thời gian bắt đầu đi học

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………
Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú: Người có công trước khi từ trần thuộc đối tượng hưởng trợ cấp một lần (người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương, người có công giúp đỡ cách mạng được tặng huy chương) thì thân nhân chỉ khai mục 1 và mục 2.

(1) Ghi rõ đối tượng: thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc...

(2) Lập danh sách thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất.

(3) Ghi rõ sống cô đơn, không nơi nương tựa hoặc con mồ côi cả cha mẹ.

(4) Ghi rõ thời điểm bị khuyết tật: dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên (trường hợp không có con bị khuyết tật thì bỏ cột này).

 

7. Giải quyết chế độ đối ưu đãi với thân nhân liệt sĩ

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoắc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ và gửi hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

Bước 5 Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Giấy báo tử (Mẫu LS1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

+ Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”

+ Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

+ Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền các trường hợp sau:

Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có đề nghị bằng văn bản của gia đình, họ tộc liệt sĩ, được UBND cấp xã xác nhận

Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (mẫu TN ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH) của UBND cấp xã và biên bản của Hội đồng y khoa cấp tỉnh.

Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì người thờ cúng lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi UBND cấp xã.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Đại diện thân nhân liệt sĩ.

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu LS4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI TÌNH HÌNH THÂN NHÂN LIỆT SĨ

Họ và tên: ……………………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm …………………………………………………………. Nam/Nữ: ............................................................................................................ ........

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Mối quan hệ với liệt sĩ: ..............................................................................................

Họ và tên liệt sĩ: ……………………………….. hy sinh ngày ... tháng ... năm …..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Bằng Tổ quốc ghi công số ………………………………………………. theo Quyết định số ……… ngày …… tháng ..... năm ......của Thủ tướng Chính phủ.

Liệt sĩ có những thân nhân sau:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Mối quan hệ với liệt sĩ

Nghề nghiệp

Chỗ ở hiện nay (Nếu chết ghi rõ thời gian)

Hoàn cảnh hiện tại (*)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

(*) Ghi rõ hoàn cảnh hiện tại: cô đơn không nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ, đi học, khuyết tật...

 

8. Giải quyết chế độ đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm bản sao quyết định và biên bản ủy quyền.

Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập danh sách kèm các giấy tờ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Bản khai cá nhân (Mẫu AH1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

+ Bản sao Quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng.

+ Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ Thông tư số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

+ Trường hợp bản khai cá nhân dùng cho thân nhân hoặc người thờ cúng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hoặc Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến (Mẫu AH2, kèm theo biên bản ủy quyền Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp hàng tháng, Quyết định trợ cấp một lần.

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (Mẫu AH1, Mẫu AH2 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu AH1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hoặc Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

Họ và tên: …………………………………………

Sinh ngày... tháng ... năm …………………….. Nam/Nữ: ………………………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Cơ quan, đơn vị công tác: ..........................................................................................

Đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng .................................................................

Theo Quyết định số ................. ngày ... tháng ... năm ... của Chủ tịch nước./.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của UBND xã, phường

……………………………………….
Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại …… ………… chưa hưởng trợ cấp ưu đãi đối với Anh hùng ………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu AH2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho thân nhân hoặc người thờ cúng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hoặc Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

1. Phần khai về người có công:

Họ và tên: ………………………………………….

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………. Nam/Nữ: ……………………..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Đã chết ngày ... tháng ... năm ...

Được truy tặng danh hiệu Anh hùng .........................................................................

Theo Quyết định số …………………… ngày ... tháng ... năm ... của Chủ tịch nước.

2. Phần khai cá nhân:

Họ và tên: …………………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………….. Nam/Nữ: ………………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Mối quan hệ với người có công:............................................................................... /.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của UBND xã, phường

…………………………………………..

Ông (bà) …………………… …………

thường trú tại …………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

9. Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

Bước 5: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản giám định bệnh, tật; dị dạng, dị tật chuyển Sở Y tế kèm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học;

Bước 6: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học và chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm hồ sơ;

Bước 7: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.

Bước 8: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Bản khai (Mẫu HH1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).

+ Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng.

+ Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 27, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).

+ Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận bị mắc bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật (Mẫu 2, Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

+ Giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học (Mẫu 2, Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH) của Giám đốc Sở Y tế.

Trường hợp người đang phục vụ trong quân đội, công an thì giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học do cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp.

+ Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ, giấy tờ khác có giá trị pháp lý được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000;

+ Giấy xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa bàn hoạt động của đơn vị.

- Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Sở Y tế.

- Kết quả thực hiện: Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng (Mẫu HH6 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai (Mẫu HH1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

+ Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ;

+ Thông tư liên lịch số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 25/11/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.

 

Mẫu HH1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

1. Phần khai về người có công:

Họ và tên: ………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………… Nam/Nữ: …………………..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Có quá trình tham gia hoạt động kháng chiến như sau:

TT

Thời gian

Cơ quan/Đơn vị

Địa bàn hoạt động

1

Từ tháng ... năm ...

đến tháng ... năm ...

 

 

2

 

 

Tình trạng bệnh tật, sức khỏe hiện nay:

…………………………………………………………………………………………

2. Phần khai về con đẻ (trường hợp người hoạt động kháng chiến sinh con dị dạng, dị tật).

TT

Họ tên

Năm sinh

Tình trạng dị dạng, dị tật bẩm sinh

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

10. Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

Bước 5: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản giám định bệnh, tật; dị dạng, dị tật chuyển Sở Y tế kèm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học;

Bước 6: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học và chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm hồ sơ;

Bước 7: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.

Bước 8: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Bản khai (Mẫu HH1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

+ Bản sao giấy khai sinh

+ Giấy chứng nhận dị dạng (Mẫu 3, Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ

- Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Sở Y tế.

- Kết quả thực hiện: Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Mẫu HH7 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai (Mẫu HH1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu HH1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

1. Phần khai về người có công:

Họ và tên: ………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………… Nam/Nữ: …………………..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Có quá trình tham gia hoạt động kháng chiến như sau:

TT

Thời gian

Cơ quan/Đơn vị

Địa bàn hoạt động

1

Từ tháng ... năm ...

đến tháng ... năm ...

 

 

2

 

 

Tình trạng bệnh tật, sức khỏe hiện nay:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

2. Phần khai về con đẻ (trường hợp người hoạt động kháng chiến sinh con dị dạng, dị tật).

TT

Họ tên

Năm sinh

Tình trạng dị dạng, dị tật bẩm sinh

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………
Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ……………, có …. con đẻ dị dạng, dị tật cụ thể như sau:
………………………………………..

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

11. Giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2:

* Trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần

+ UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận, lập danh sách kèm bản khai gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ để ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

* Trường hợp người bị địch bắt tù, đày trước đây đã hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển đến địa phương khác cư trú thì phải làm thủ tục di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú hiện tại để làm thủ tục hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần

* Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần

+ UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách, kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Bước 3: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

* Trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần

+ Bản khai (Mẫu TĐ1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);

+ Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

+ Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước;

+ Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.

* Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần

+ Bản khai (Mẫu TĐ2 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);

Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân lập bản khai (Mẫu TĐ3 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);

+ Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01/01/1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù;

+ Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

+ Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước;

+ Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Sở Y tế.

- Kết quả thực hiện:

+ Quyết định về việc trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày (Mẫu TĐ4 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

+ Quyết định về việc trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày (Mẫu TĐ5 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai (Mẫu TĐ1 hoặc TĐ2 hoặc TĐ3 người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

+ Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

 

Mẫu TĐ1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã hưởng trợ cấp một lần

1. Phần khai về bản thân:

Họ và tên: ……………………………………….

Sinh ngày ... tháng ... năm …………… Nam/Nữ: ………..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

2. Trợ cấp đã hưởng (*)

Đã hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày theo Quyết định số ……../……………. ngày ... tháng ... năm ... của ………………, mức trợ cấp: …………………………………..

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………

Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

(*) Sở LĐTBXH kiểm tra và bổ sung thông tin về trợ cấp đã hưởng trước khi ra quyết định trợ cấp hàng tháng.

 

Mẫu TĐ2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

1. Phần khai về bản thân

Họ và tên: …………………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm …………………….. Nam/Nữ: ………………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

2. Quá trình tham gia hoạt động cách mạng

Thời gian

Đơn vị

Cấp bậc, chức vụ

Địa bàn hoạt động

Từ tháng ... năm....
đến tháng ... năm ...

 

 

 

 

 

 

 

3. Quá trình bị địch bắt tù, đày

 

Thời gian bị tù, đày

Nơi bị tù, đày

Đơn vị hoạt động trước khi bị tù, đày

Lần 1

Từ tháng ... năm …..
đến tháng …. năm ....

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………

Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu TĐ3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

1. Phần khai về người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Họ và tên: …………………………………………….

Sinh ngày ... tháng ... năm ………… Nam/Nữ: ………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Quá trình tham gia hoạt động cách mạng

Thời gian

Đơn vị

Cấp bậc, chức vụ

Địa bàn hoạt động

Từ tháng .... năm ….
đến tháng ... năm ….

 

 

 

….

 

 

 

 

Quá trình bị địch bắt tù, đày

 

Thời gian bị tù, đày

Nơi bị tù, đày

Đơn vị hoạt động trước khi bị tù, đày

Lần 1

Từ tháng ... năm đến tháng ... năm ...

 

 

Lần 2

....

 

 

 

2. Phần khai của thân nhân

Họ và tên: ………………………………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………….. Nam/Nữ: ………..

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Là ….(*)….. người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày:

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………

Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú: (*) Ghi rõ mối quan hệ với người bị bắt tù, đày: cha, mẹ, vợ (chồng) hoặc con (ghi rõ con đẻ, con nuôi hoặc con ngoài giá thú).

 

12. Giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Bản khai cá nhân (Mẫu KC1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);

+ Bản sao một trong các giấy tờ: Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng, giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định về việc trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (Mẫu KC2 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai (Mẫu KC1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu KC1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Họ và tên: …………………………………………………….

Sinh ngày ... tháng... năm ………………... Nam/Nữ: ……….

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Tham gia hoạt động kháng chiến từ ngày …. tháng....năm …. đến ngày …. tháng …. năm …

Số năm thực tế tham gia kháng chiến: ……….. tháng ………………..năm.

Đã được khen thưởng (*): .........................................................................................

Theo Quyết định số ………………… ngày ... tháng ... năm ... của ……………….

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………

Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại ………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú: (*) Ghi rõ hình thức khen thưởng: Huân chương Chiến thắng hạng...; Huy chương Chiến thắng hạng …..; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng...

 

13. Giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Bản khai (Mẫu CC1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công", Bằng "Có công với nước", huân chương Kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Quyết định khen thưởng.

Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương Kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

Trường hợp Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương Kháng chiến khen tặng cho gia đình, ghi tên nhiều người thì mỗi người lập một bộ hồ sơ riêng.

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện TTHC:

+ Quyết định về việc trợ cấp hàng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng (Mẫu CC2 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

+ Quyết định về việc trợ cấp một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng (Mẫu CC3 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai (Mẫu CC1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu CC1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dành cho người có công giúp đỡ cách mạng

Họ và tên: …………………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………….. Nam/Nữ: …………

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Đã được Nhà nước tặng (*): ......................................................................................

Theo Quyết định số ………… ngày ... tháng ... năm ... của ……………………

Hoàn cảnh hiện tại (Nếu sống cô đơn không nơi nương tựa thì ghi rõ):

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường

…………………….

Ông (bà) ………………………….hiện cư trú tại

……………………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

(*) Ghi rõ hình thức đã được khen thưởng: Huân chương, Huy chương....

 

14. Giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã (Mẫu LS7 ban hành kèm theo Thông tư số 05).

+ Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05) ;

+ Hồ sơ liệt sĩ.

-Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị (Mẫu LS7 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu LS7

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THỜ CÚNG LIỆT SĨ

Kính gửi: …………………………………………………

Họ và tên: ………………………………………………………………………….

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………………………………………… Nam/Nữ: ....................................................................................................................

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Mối quan hệ với liệt sĩ: ..............................................................................................

Được gia đình, họ tộc ủy quyền thờ cúng:

Liệt sĩ .........................................................................................................................

Nguyên quán: .............................................................................................................

Bằng “Tổ quốc ghi công” số …………………………………….. theo Quyết định số: ………………… ngày ... tháng ... năm... của Thủ tướng Chính phủ.

Các giấy tờ kèm theo đơn: ....................................................................................... /.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường ……………

Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại …… ……………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

15. Giải quyết chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra quyết định phụ cấp hàng tháng, trợ cấp người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc quyết định trợ cấp một lần.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Bản khai cá nhân (Mẫu BM1 hoặc BM2 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);

+ Bản sao Quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

+ Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định phụ cấp, trợ cấp người phục vụ, Quyết định trợ cấp một lần.

- Phí, Lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (Mẫu BM1, Mẫu BM2 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện: không.

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

Mẫu BM1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Họ và tên: ………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo Quyết định số ngày ... tháng ... năm ... của Chủ tịch nước./.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………..
Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại …… …………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu BM2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Dùng cho thân nhân hoặc người thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng

1. Phần khai về Bà mẹ Việt Nam anh hùng:

Họ và tên: ……………………………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ...

Nguyên quán: .............................................................................................................

Đã chết ngày …. tháng ….. năm …………….

Được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo Quyết định số ngày...tháng...năm... của Chủ tịch nước.

2. Phần khai đối với thân nhân hoặc người thờ cúng

Họ và tên: ………………………………….

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………….. Nam/Nữ: ……………….........

Nguyên quán: .............................................................................................................

Trú quán: ....................................................................................................................

Mối quan hệ với bà mẹ: ........................................................................................... /.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………..

Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại …… …………………………

TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

16. Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm:

Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận người hưởng chính sách như thương binh;

Trường hợp người bị thương là thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc thanh niên xung phong cùng cấp.

Niêm yết công khai danh sách tại cấp ấp, khóm và UBND cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;

Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;

Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt;

Trường hợp quy định tại Điểm b, d, đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra (Mẫu XN).

Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, trình Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;

Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của UBND cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP;

Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương;

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Thời hạn giải quyết: Không quy định thời gian.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Bản khai cá nhân (Mẫu TB ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP).

+ Một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp không còn một trong các giấy tờ nêu trên nhưng đã được hưởng trợ cấp theo các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ thì phải có bản khai chi tiết quá trình tham gia cách mạng, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú:

Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước;

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

+ Tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 16 kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;

Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 16 phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan.

+ Cơ quan phối hợp: Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Thanh niên xung phong hoặc Ban liên lạc Thanh niên xung phong, Ban chỉ huy quân sự, Công an cấp xã, Công an cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân là người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội

- Phí, lệ phí: không

- Mẫu đơn, tờ khai: Bản khai cá nhân của người bị thương (Mẫu TB ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP).

- Yêu cầu, điều kiện: không

- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận thương binh và Quyết định trợ cấp

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

 

Mẫu TB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị xác nhận thương binh (người hưởng chính sách như thương binh)

Họ và tên: …………………………………………………… Năm sinh.................

Nguyên quán:............................................................................................................

Trú quán:...................................................................................................................

Có quá trình tham gia cách mạng như sau:

Thời gian

Đơn vị

Cấp bậc, chức vụ

Địa bàn hoạt động

Từ tháng ... năm đến tháng ... năm ...

 

 

 

 

Bị thương lần 1 ngày tháng năm ; tại ……………….

- Đơn vị khi bị thương: …………..........

- Trường hợp bị thương: ……………….

- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò): ………………..

- Các vết thương cụ thể: ………………….

- Đã được điều trị tại: ………………..từ ……… đến ……….

- An dưỡng tại:………………..từ ……… đến ……….

Bị thương lần 2 ngày tháng năm  ; tại ……………….

- Đơn vị khi bị thương: ………….

- Trường hợp bị thương: ……………….

- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò): ………………..

- Các vết thương cụ thể: ………………….

- Đã được điều trị tại: ………………..từ ……… đến ……….

- An dưỡng tại:………………..từ ……… đến ……….

Lý do chưa được giám định và giải quyết chế độ thương tật: (trình bày rõ lý do bị thương không có giấy CNBT; lý do chưa giám định thương tật) ………………..

Giấy tờ gửi kèm theo đơn: ………………………………………./

 

Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý)
 (Xác nhận nơi cư trú và chữ ký người khai)
Ngày..... tháng.... năm…….
(Ký tên, đóng dấu)

….., ngày..... tháng.... năm…….
Người viết bản khai
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

17. Bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản khai bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ (Mẫu 5 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH) kèm theo bản sao một trong các giấy tờ làm căn cứ pháp lý chứng minh mối quan hệ với liệt sĩ như sau:

● Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, biên bản của gia đình hoặc họ tộc;

● Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là con liệt sĩ: Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản khai bổ sung tình hình thân nhân (mẫu 05 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Hồ sơ liệt sĩ được bổ sung thông tin

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

 

MẪU 5

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI BỔ SUNG TÌNH HÌNH THÂN NHÂN TRONG HỒ SƠ LIỆT SĨ

Kính gửi: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

……………(1)……………………

Họ và tên người đề nghị:…………………………….. Nam/nữ:………………

Sinh ngày ……... tháng …... năm ... .…….…

Nguyên quán: ………………………………………………………….………..……

Trú quán: …………………………….……………….…………………………………

Quan hệ với liệt sĩ: ……………………..…………………………………….…………

I. Thông tin về liệt sĩ:

Họ và tên liệt sĩ: ………………………………….……………………………………

Nguyên quán:……………………………………………………………………………

Chức vụ:…………………………………………………………………………………

Hy sinh:     ngày ….. tháng….. năm……….

Bằng Tổ quốc ghi công số: ……..…Quyết định số ……. ngày….. tháng…. năm…..

Tình hình thân nhân ghi trong hồ sơ liệt sĩ:

……………………………………….……......................................................................

…………………...............................................................................................................

II. Tình hình thân nhân đề nghị bổ sung:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Mối quan hệ với liệt sĩ

Chỗ ở hiện nay (nếu chết ghi rõ thời gian)

Hoàn cảnh hiện tại

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các giấy tờ kèm theo có liên quan đến việc bổ sung tình hình thân nhân:

……………..…………………………………………………….………....................

……………..…………………………………………………….………....................

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………..

Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại …… …………………………

TM. UBND
(Ký tên,đóng dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

 (1): Nơi trực tiếp thực hiện chế độ

nhayNội dung cụ thể các thủ tục hành chính này bị bãi bỏ bởi Mục II Phụ lục Quyết định số 708/QĐ-UBND theo quy định tại khoản 2 Điều 1.nhay

18. Trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong (TNXP) đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trách nhiệm của UBND cấp xã:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), UBND cấp xã hoàn thành việc:

Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH- BNV-BTC). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng thôn có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.

Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo UBND cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).

Bước 3: Trách nhiệm của UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).

Bước 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chỉ đạo Sở Nội vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC).

Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý.

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần (lập theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC) kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp một lần, gửi 02 bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

- Thành phần hồ sơ:

+ Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là TNXP (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của UBND cấp xã):

Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi TNXP trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ thì phải nộp bản khai có chứng thực của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính), UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08).

+ Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1A hoặc 1B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC)

- Số lượng hồ sơ: 01 Bộ

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH, Chủ tịch UBND tỉnh, Hội cựu TNXP, các cơ quan liên quan.

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan.

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của TNXP

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1A hoặc 1B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC)

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp một lần

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

+ Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Mẫu số 1A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong

Họ và tên ……………………………………….……… Năm sinh ……………………

Nguyên quán………………………………………………………………..……………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………………

cấp ngày ………tháng………năm…………… nơi cấp (tỉnh)………………………...

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ……………………………...

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..……tỉnh………………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ………

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có: ………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Hiện nay đang hưởng chế độ chính sách:.......................................................................

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
 (Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 1B

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần

Họ và tên người đứng khai…………….……… Năm sinh ……………………………..

Nguyên quán………………………………………………………………..……………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………………

cấp ngày ………tháng………năm…………… nơi cấp (tỉnh)…………………………

Là (ghi rõ mối quan hệ) ………………………………………………………..………..

Đối với ông (bà) ………………………………………………………..……………….

Nguyên quán…………………………………………………………………..………..

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ……………………………..

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………… huyện……..………tỉnh……………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ………

Đã chết ngày…… tháng…… năm ………

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Đã hưởng chế độ chính sách:...........................................................................................

...........................................................................................................................................

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
 (Ký, ghi rõ họ và tên)

 

19. Trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong (TNXP) đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trách nhiệm của UBND cấp xã:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), UBND cấp xã hoàn thành việc:

Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC). Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu TNXP hoặc Ban liên lạc cựu TNXP), Trưởng ấp/khóm có đối tượng TNXP đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp.

Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với TNXP báo cáo UBND cấp huyện (gửi qua Phòng Nội vụ).

Bước 3: Trách nhiệm của UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Phòng Nội vụ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ).

Bước 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Chỉ đạo Sở Nội vụ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp (lập theo mẫu số 3A, 3B, 3C kèm theo biểu tổng hợp danh sách TNXP đề nghị hưởng chế độ trợ cấp lập theo mẫu số 4A, 4B, 4C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC).

Đối với trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu TNXP cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Sau khi có Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ chuyển quyết định kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp của đối tượng cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với TNXP (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp, gửi 02 bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là TNXP (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của UBND cấp xã):

Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi TNXP trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

Trường hợp TNXP không còn một trong các giấy tờ thì phải nộp bản khai có chứng thực của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính), UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08).

+ Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC)

+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài các giấy tờ quy định trên, phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên (bản chính).

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan.

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của TNXP

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản khai cá nhân (mẫu 1C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC)

- Yêu cầu, điều kiện: Đối tượng được xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng là TNXP tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa.

- Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp hàng tháng.

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

+ Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Mẫu số 1C

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong

Họ và tên …………………………………………… Năm sinh ………………………

Nguyên quán………………………………………………………………..……………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số ………………………………………………………………

cấp ngày ………tháng………năm…………… nơi cấp (tỉnh)…………………………

Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị ………………………………

Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã…………………………..……… huyện……..…………………tỉnh…………………..…………

Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm ………

Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong, gồm có:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Hiện nay đang hưởng chế độ chính sách:..........................................................................

………………………………………………………………………………………….

Hoàn cảnh gia đình và bản thân hiện nay:

- Cô đơn, không chồng (vợ), con: …………………………………………………….…

- Tình trạng sức khỏe……………………………………………………………………

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với TNXP theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày…… tháng …… năm ………
Người khai
 (Ký, ghi rõ họ và tên)

20. Thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì các cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận (trong thời gian 03 ngày làm việc) và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú của thân nhân người có công thuộc diện hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo;

Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra danh sách, đối chiếu với hồ sơ người có công, ra Quyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 03-ƯĐGD) đối với các trường hợp đủ điều kiện; chuyển Quyết định và 01 danh sách đã được phê duyệt về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 01-ƯĐGD ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH).

+ Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học (Mẫu số 02-ƯĐGD ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH).

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục phổ thông, nghề nghiệp, đại học.

- Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 01-ƯĐGD ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH).

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Quyết định hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 23 tháng 07 năm 2012 của Chủ tịch nước.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/09/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.

 

Mẫu số 01/ƯĐGD
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI

ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Họ và tên người có công (1)................................................là: (2)....................................

Ngày tháng năm sinh:.......................................Nam/Nữ...................................................

Số hồ sơ: .................................................

Nơi đăng ký thường trú: Xã (phường)......................... Quận (huyện)...............................

Tỉnh (thành phố)................................................................................................................

Nơi đang quản lý chi trả trợ cấp: ......................................................................................

Tôi là (3)..................................... quan hệ với người có công (4):....................................

Đề nghị giải quyết ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với:

STT

Họ và tên (5)

Ngày, tháng, năm sinh

Quan hệ với người có công

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

 

Hình thức nhận chế độ ưu đãi:

 

Trực tiếp tại cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội

 

Qua Tài khoản cá nhân. Số TK:........................... Tại Ngân hàng...............

 

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (6)

Ông/bà........................................................... có bản khai như trên là đúng.

......, ngày... ... tháng... ...năm... ...
NGƯỜI KHAI
(Ký tên và ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Ghi chú

(1) Ghi rõ họ tên người có công.

(2) Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng (nếu là thương binh, bệnh binh thì ghi thêm tỷ lệ mất sức lao động).

(3) Ghi họ tên người đứng khai.

(4) Ghi quan hệ người đứng khai với người có công.

(5) Ghi rõ họ và tên học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp.

(6) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:

Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công xác nhận người có công với cách mạng do Trung tâm quản lý.

Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.

UBND cấp xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang thường trú tại xã.

 

21. Lập Sổ theo dõi và cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND & UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định, có trách nhiệm lập danh sách cấp Sổ theo dõi (mẫu số 05-CSSK ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC) kèm các giấy tờ liên quan gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.

Lập Sổ quản lý (mẫu số 06-CSSK ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC) và phát Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (sau đây gọi tắt là Sổ theo dõi, mẫu số 08-CSSK ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC) cho đối tượng.

Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy tờ hợp lệ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, lập Sổ quản lý (mẫu số 06-CSSK); lập Sổ theo dõi (mẫu số 08-CSSK) của từng đối tượng và chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để phát cho đối tượng.

Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 05 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hoàn thiện theo quy định.

Bước 4: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 04-CSSK ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH- BTC);

+ Giấy chỉ định của cơ sở y tế về việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

- Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Phí, lệ phí: Không

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (Mẫu số 04-CSSK ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC)

- Yêu cầu, điều kiện: Không

- Kết quả thực hiện: Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.

 

Mẫu số 04-CSSK
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ LẬP SỔ THEO DÕI CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH

 (Kèm theo chỉ định của cơ sở y tế về cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình)

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………

2. Năm sinh: ……………………………………………………………………………

3. Đang hưởng trợ cấp: …………………………………………………………………

4. Nơi quản lý trợ cấp: …………………………………………………………………..

5. Số Hồ sơ: ....…………………………………………………………………………

6. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có) ...% (Bằng chữ: ………………………..)

Tôi đề nghị được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội lập Sổ theo dõi cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình như sau:

Số TT

Loại phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và vật phẩm phụ

1

 

2

 

 

 

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

……………………………….

……………………………….

……………………………….

..., ngày ... tháng ... năm 20..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

…….., ngày ... tháng ... năm 20...
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

- UBND cấp xã xác nhận đối với người đang thường trú trên địa bàn.

- Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng xác nhận đối với người đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm.

 

22. Hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND & UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ:

- Trong thời gian 01 ngày làm việc, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ.

- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 03-GGT).

Trường hợp hồ sơ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ hồ sơ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.

Bước 3: Nơi quản lý mộ liệt sĩ:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ các giấy tờ theo quy định để giải quyết việc di chuyển hài cốt liệt sĩ;

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

+ Phối hợp với Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc UBND cấp xã (trường hợp không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ) lập biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ (mẫu số 13-MLS);

+ Lưu giấy đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ, biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ;

+ Lập Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 14-MLS) để gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ và nơi an táng hài cốt liệt sĩ (đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ sau di chuyển không an táng tại địa phương đang quản lý hồ sơ gốc) kèm theo biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ.

+ Kiểm tra thủ tục, căn cứ giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ và văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết di chuyển hài cốt liệt sĩ thực hiện chi hỗ trợ theo quy định cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

Bước 4: Nơi đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ:

- UBND cấp xã có trách nhiệm:

+ Tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ;

+ Xác nhận việc an táng mộ liệt sĩ do gia đình quản lý theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ (mẫu số 15-MLS).

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý mộ chuyển đến trong hồ sơ quản lý mộ liệt sĩ.

Bước 5: Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ căn cứ xác nhận của UBND cấp xã về việc an táng mộ liệt sĩ tại nghĩa trang dòng họ do gia đình quản lý thực hiện chi hỗ trợ theo quy định cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ.

Bước 6: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS) có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú;

+ Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;

+ Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ;

+ Trường hợp người di chuyển hài cốt liệt sĩ không phải là thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ thì phải có thêm giấy ủy quyền của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ.

d) Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện: Thân nhân liệt sĩ

e) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC)

h) Kết quả thực hiện: Hài cốt liệt sĩ được di chuyển theo nguyện vọng của thân nhân

i) Phí, Lệ phí: Không

k) Yêu cầu, điều kiện: Không.

l) Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.

 

Mẫu số 12-MLS
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ DI CHUYỂN HÀI CỐT LIỆT SĨ

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 1 ……….

Họ và tên: …………………………….. Năm sinh ……………………………

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………….

Số CMTND ……………… Ngày cấp ………………… Nơi cấp……………….

Quan hệ với liệt sĩ: …………………………………………………………….

Tôi xin trình bày như sau:

Liệt sĩ: ………………………………….. Năm sinh …………………………….

Nguyên quán: xã ……………………. huyện …………………… tỉnh …………

Nhập ngũ (hoặc tham gia cách mạng) ngày ………… tháng ……. năm…...........

Hy sinh ngày …………. tháng ……. năm ……….. tại …............……………….

Căn cứ vào thông tin phần mộ liệt sĩ do: 2……………………………………….

□ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ……….. thông báo tại giấy báo tin mộ liệt sĩ số ……. ngày ….. tháng ..... năm …..

□ Giấy xác nhận mộ liệt sĩ do Ban quản lý nghĩa trang xã ……………….. huyện …………. tỉnh …………….. cung cấp.

Tôi được biết phần mộ liệt sĩ hiện an táng tại nghĩa trang xã ………. huyện ……… tỉnh …….. Vị trí mộ liệt sĩ số..... hàng mộ liệt sĩ ..... ở lô mộ liệt sĩ số ……… Nguyện vọng của gia đình tôi di chuyển hài cốt liệt sĩ …………… về an táng tại nghĩa trang ………

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội …………. tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ gia đình tôi theo nguyện vọng. Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục về di chuyển hài cốt liệt sĩ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội./.

 

…., ngày .... tháng .... năm ....
Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

…., ngày .... tháng .... năm ....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

1 Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ

2 Chọn một trong những căn cứ dưới đây và điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống

nhayNội dung cụ thể các thủ tục hành chính này bị bãi bỏ bởi Mục II Phụ lục Quyết định số 708/QĐ-UBND theo quy định tại khoản 2 Điều 1.nhay

23. Giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Trình tự, thời hạn thực hiện:

Bước 1: Người có bằng khen hoặc đại diện thân nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người có bằng khen (hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu cuối cùng của người có bằng khen đã từ trần).

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Bản khai cá nhân của người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp Bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có bằng khen);

Trường hợp người có bằng khen đã từ trần: Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền.

Thân nhân của người có bằng khen từ trần là một trong những người sau: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần.

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp Bộ, Bằng khen của cấp tỉnh hoặc Quyết định khen thưởng.

- Đối tượng thực hiện: người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi tắt người có Bằng khen) hoặc thân thân của người có Bằng khen (vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần).

- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện: Quyết định hưởng trợ cấp 1 lần đối với người được tặng Bằng khen.

- Phí, Lệ phí: Không

- Thời gian thực hiện: 22 ngày làm việc.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Bản khai cá nhân (Phụ lục kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

+ Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền (theo Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH)

- Yêu cầu, điều kiện: Người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (gọi chung là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ) hoặc Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bằng khen của cấp bộ), Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Bằng khen của cấp tỉnh).

- Căn cứ pháp lý:

+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Quyết định 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

 

MẪU BẢN KHAI CÁ NHÂN
(Kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có Bằng khen) hoặc thân nhân của người có Bằng khen

1. Phần khai về người có Bằng khen

Họ và tên: ...................................................................................................................

Sinh ngày …... tháng …...

năm ……………… Nam/Nữ: ..................................................

Nguyên quán: ..............................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Thời gian tham gia kháng chiến: ....... năm

Được tặng Bằng khen: ................................................................................................

Theo Quyết định số ………….. ngày ... tháng ... năm ... của ..........................................

2. Phần khai của thân nhân

Họ và tên: ...................................................................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………. Nam/Nữ: .............................................

Nguyên quán: ..............................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Là ....(*)….. của người có Bằng khen đã từ trần ngày ... tháng ... năm ...

 

.... ngày... tháng... năm...
Xác nhận của xã, phường
……………………………………………………..

Ông (bà) ……………………………………….. hiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại

………………………………………………..

TM. UBND
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên

.... ngày... tháng... năm ...
Người khai
Họ và tên

 

Ghi chú: (*) Ghi rõ mối quan hệ với người có Bằng khen: Bố, mẹ, vợ (chồng), người nuôi dưỡng hợp pháp hoặc con (ghi rõ con đẻ, con nuôi).

 

Mẫu UQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại ...

Chúng tôi gồm có:

1. Bên ủy quyền: Gồm các ông (bà) có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Nơi cư trú

CMND/Hộ chiếu

Mối quan hệ với người có công

Số

Ngày cấp

Nơi cấp

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bên được ủy quyền:

Họ và tên: ……………………………..

Sinh ngày ... tháng ... năm ……………….. Nam/Nữ: …………………

Trú quán: ..........................................................................................................................

CMND/Hộ chiếu số: …………………….. Ngày cấp: ………….. Nơi cấp: ………….

3. Nội dung ủy quyền (*):

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

 

Xác nhận của UBND xã
(phường)…..

Bên ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

(*) Ghi rõ nội dung ủy quyền, ví dụ: ủy quyền thờ cúng liệt sĩ, ủy quyền nhận trợ cấp một lần đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945...

Trường hợp ủy quyền nhận trợ cấp hàng tháng thì phải ghi rõ thời hạn ủy quyền từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ... nhưng không quá thời hạn quy định tại Điều 42 của Thông tư này.

* LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

24. Tiếp nhận đối tượng là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vào cơ sở trợ giúp trẻ em

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1:

+ Trưởng công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng;

+ Đối tượng hoặc người giám hộ có đơn đề nghị gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thủ tục tiếp nhận đối tượng vào cơ sở.

Bước 3:

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối tượng vào cơ sở.

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.

Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ của đối tượng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức đưa và bàn giao đối tượng cho cơ sở.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị tiếp nhận đối tượng vào cơ sở (theo mẫu).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một).

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng hoặc người giám hộ đối tượng.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã; UBND cấp huyện; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Cơ sở trợ giúp trẻ em các cấp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tiếp nhận vào cơ sở của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị tiếp nhận đối tượng vào cơ sở (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định là đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định nhưng đã có quyết định không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nguyện vọng ở lại cơ sở.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 55/2015/TT-BLĐT BXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp trẻ em.

 

Mẫu số 01

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân (xã/phường)……………………….

Tên tôi là:……………………………………………….;

Giới tính………… Sinh ngày……………tháng…………năm…………..

Số chứng minh thư nhân dân :……………………………………………

Nơi cư trú/tạm trú :…………………………………………………………

Tôi làm đơn này (trình bày hoàn cảnh, nêu lý do đề nghị được tiếp nhận vào cơ sở. Trường hợp là người giám hộ thì nêu cụ thể các thông tin cá nhân của người chưa thành niên, gồm : Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, lý do đề nghị tiếp nhận vào cơ sở)…………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….…………

Tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận: ……………………….……….. (Họ và tên của người chưa thành niên) vào quản lý, giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp trẻ em theo quy định./.

 

 

Ngày……...tháng……..năm 20…..
Người làm đơn
(Người chưa thành niên/Người giám hộ)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

25. Đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long gửi Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo đề nghị của cơ sở. Trường hợp cơ sở đề nghị không đủ điều kiện theo quy định thì có thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Bước 3: Cơ sở nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở.

- Bản photocopy đăng ký thành lập cơ sở đã được cấp.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thành lập.

h) Phí, Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở trợ giúp xã hội có nhu cầu thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc cấp lại giấy chứng nhận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được sửa đổi tên thủ tục và đơn giản hóa về thành phần hồ sơ

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

* LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng bảo trợ xã hội làm hồ sơ theo quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:

- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).

- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con.

- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.

- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai.

- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng.

Khi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch UBND cấp xã.

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch UBND cấp xã.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt. Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.

Thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.

Thời gian điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng Chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định.

Bước 6: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm tờ khai của đối tượng theo mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ, trong đó:

+ Mẫu số 1a: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1b: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1c: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1d: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

+ Mẫu số 1đ: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm tờ khai theo Mẫu số 2a, 2b, 03, trong đó:

+ Mẫu số 2a: Áp dụng đối với hộ gia đình có người khuyết tật.

+ Mẫu số 2b: Áp dụng đối với nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội có xác nhận đủ điều kiện của Chủ tịch UBND cấp xã.

+ Mẫu số 03: Áp dụng trong trường hợp đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp, thay đổi nơi cư trú

+ Kiến nghị bằng văn bản của đối tượng, người giám hộ hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan đối với trường hợp điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp, thay đổi nơi cư trú.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 28 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trường hợp có khiếu nại khi niêm yết công khai kết quả xét duyệt, thời hạn giải quyết là 38 ngày làm việc).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã; UBND cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Quyết định điều chỉnh trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ ban hành kèm theo Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Tờ khai thông tin của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được sửa đổi tên thủ tục và đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.

 

Mẫu số 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
 (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)

Phần 1

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………….

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …………..Dân tộc: ……………………

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………….… Cấp ngày ..…./……/………………… ……………………..……. Nơi cấp: ……………………………………….

2. Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ……………………………………………………

3. Tình trạng đi học

□ Chưa đi học (Lý do:………………………………………………………………….)

□ Đã nghỉ học (Lý do:………………………………………………………………….)

□ Đang đi học (Ghi cụ thể):…………………………………………………………….)

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng: ………………..đồng. Hưởng từ tháng ……… / …………

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………..đồng. Hưởng từ tháng ……/ ………..

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:……...…. đồng. Hưởng từ tháng……./.........

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:.................... đồng. Hưởng từ tháng …………/ ……

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số ………………….….Ngày cấp:………………..…… Nơi cấp …………………………………………………………………………………….…

- Dạng tật: …………………………………….…………………………………………

- Mức độ khuyết tật: …………………………………….………………………………

8. Thông tin về mẹ của đối tượng ………………………………………………………

9. Thông tin về cha của đối tượng ………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:

………………………………………….….

Ngày cấp: …………………………….……

Nơi cấp: …………………………….……..

Mối quan hệ với đối tượng: ……………….

Địa chỉ: ……………………………………

Ngày …. tháng …. năm 20…
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)………………………………. là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: ………………………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của……………………………………………………… và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau (Ghi cụ thể diện chính sách, chế độ hưởng, thời gian):…………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
 (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)

Phần 1

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………….

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: ………..Dân tộc: ………………………

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………… Cấp ngày …/ … / …. Nơi cấp: ……………………………………………………………..…..

2. Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………..

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ……………………………………………………

3. Tình trạng đi học

□ Chưa đi học (Lý do:…………………………………………………………………)

□ Đã nghỉ học (Lý do:………………………………………………………………....)

□ Đang đi học (Ghi cụ thể):…………………………………………………………..)

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng: ………………..đồng. Hưởng từ tháng ………… / ………

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………..đồng. Hưởng từ tháng ……/ ………

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:…………. đồng. Hưởng từ tháng…../..........

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:.................... đồng. Hưởng từ tháng …………/ ……

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Thời điểm phát hiện nhiễm HIV ……………………………………………………

8. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số………….. Ngày cấp…………..: Nơi cấp ………..…….

- Dạng tật: …………………………………….…………………………………………

- Mức độ khuyết tật: …………………………………….………………………………

9. Khả năng tham gia lao động (Ghi cụ thể) ……………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:……………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………

Nơi cấp: ………………………………………..

Mối quan hệ với đối tượng: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………

Ngày …. tháng …. năm 20…
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)………………………………………………. là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: ………………………………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của……………………………………………………… và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau (Ghi cụ thể diện chính sách, chế độ hưởng, thời gian):…………………………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 1c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
 (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)

Phần 1

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………………………………………………………

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …………..Dân tộc: …………………..

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………… Cấp ngày …/ … / …. Nơi cấp: …………………………………………………………..….

2. Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………….

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? …………………………………………………..

3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

4. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

5. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định) …………………………………………………………………….

6. Số con đang nuôi ………….người. Trong đó dưới 16 tuổi………. người; từ 16 đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học………. người.

7. Thông tin về con thứ nhất (Ghi cụ thể họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, tình trạng đi học, chế độ chính sách đang hưởng) ………………………………………………..

8. Thông tin con thứ hai trở đi (Khai đầy đủ thông tin như con thứ nhất)……………… ……………………………………………….………………………………………….

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:………………………………

Ngày cấp: ……………………………………

Nơi cấp: ………………………………………..

Mối quan hệ với đối tượng: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………

NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà) ………………………………... là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: ………………………………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của……………………………………………………… và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau (Ghi cụ thể diện chính sách, chế độ hưởng, thời gian):……………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 1d

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
 (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)

Phần 1

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………..

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …………..Dân tộc: ……………………

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………… Cấp ngày …/ … / …. Nơi cấp: ……………………………………………………………………..

2. Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ……………………………………………………

3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

4. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: …………..đồng. Hưởng từ tháng …… / ……

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………..đồng. Hưởng từ tháng ……/ ……….

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:…………. đồng. Hưởng từ tháng…../..........

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:.................... đồng. Hưởng từ tháng ………/ …….

5. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

6. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số …………..…………Ngày cấp:………………….. Nơi cấp: ………………………………………………

- Dạng tật: ………………………………….………………………………………….

- Mức độ khuyết tật: …………………………………….………………………………

7. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định)…………………………………….……………………………….

8. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Nếu có, ghi cụ thể họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, việc làm, thu nhập): …………………………………………………...

9. Quá trình hoạt động của bản thân (Không bắt buộc): ………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:……………………………………………..

Ngày cấp: ……………………………………

Nơi cấp: ………………………………………..

Mối quan hệ với đối tượng: ……………..….

Địa chỉ: ……………….………………………

Ngày …. tháng …. năm 20…
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)………………………………. là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn:………………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của ………………………………….. và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau (Ghi cụ thể diện chính sách, chế độ hưởng, thời gian):………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 1đ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
 (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)

Phần 1

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………….

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …………..Dân tộc: ……………………

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………… Cấp ngày .…/.… /.…. Nơi cấp: …………………………………………………………..

2. Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ……………………………………………………

3. Tình trạng đi học

□ Chưa đi học (Lý do:……………………………………………………………….…)

□ Đã nghỉ học (Lý do:……………………………………………………………….....)

□ Đang đi học (Ghi cụ thể):…………………………………………………………..)

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ……………..đồng. Hưởng từ tháng … / ……

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………..đồng. Hưởng từ tháng ……/ ………

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:………. đồng. Hưởng từ tháng……./.........

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:.................... đồng. Hưởng từ tháng ………/ ……

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Giấy xác nhận khuyết tật số ……………………..Ngày cấp……………………. Nơi cấp …………………………………………………………………………………

- Dạng tật: ………………………………….…………………………………………

- Mức độ khuyết tật: …………………………………….………………………………

8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có

a) Nếu có thì đang làm gì ……………….., thu nhập hàng tháng ………………...đồng

b) Nếu không thì ghi lý do: …………………………………….……….……………..

9. Tình trạng hôn nhân : ……………………………………………………………….

10. Số con (Nếu có):... người. Trong đó, dưới 36 tháng tuổi: ………….người.

11. Khả năng tự phục vụ? ……………………………………………………………….

12. Cá nhân/hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng: ………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:……………………………………………..

Ngày cấp: ……………………………………

Nơi cấp: ………………………………………..

Mối quan hệ với đối tượng: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………

NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)………………………………. là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: …………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của……………………………………… và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau (Ghi cụ thể diện chính sách, chế độ hưởng, thời gian):………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 2a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Phần 1

THÔNG TIN CỦA HỘ GIA ĐÌNH

1. Họ và tên chủ hộ (Viết chữ in hoa): ………………………………………………….

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …………..Dân tộc: ……………………

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………… Cấp ngày …/ … / …. Nơi cấp: ………………………………………………..

2. Hộ khẩu thường trú của hộ: ………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ) …………………………………………………

3. Số người trong hộ: …… người (Trong đó người khuyết tật ….. người). Cụ thể:

- Khuyết tật đặc biệt nặng ... người (Đang sống tại hộ ……. người)

- Khuyết tật nặng ……..người (Đang sống tại hộ .... người)

- Khuyết tật nhẹ …………..người (Đang sống tại hộ ……. người)

4. Hộ có thuộc diện nghèo không? □ Không □ Có

5. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm): ……………………….

Có ai trong hộ đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội không? (Nếu có ghi cụ thể họ tên, lý do, thời gian hưởng):………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:……………………………….….

Ngày cấp: ……………………………………

Nơi cấp: ………………………………………..

Mối quan hệ với đối tượng: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………

Ngày …. tháng …. năm 20…
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)………………………………. là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: …………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của……………………………………… và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau: ……………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………..

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 2b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

Phần 1

THÔNG TIN CỦA NGƯỜI NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

1. Thông tin về hộ

1.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………..

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …………..Dân tộc: ……………………

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………… Cấp ngày …/ … / …. Nơi cấp: …………………………………………………………

1.2. Nơi đăng ký thường trú của hộ: ………………….…………………………………

Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ) ………………………………………………….

1.3. Có thuộc hộ nghèo không? □ Có □ Không

1.4. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm; thuộc sở hữu của hộ, nhà thuê, ở nhờ): ……………………………….………………………………………

1.5. Thu nhập của hộ trong 12 tháng qua: ………………………………………………

2. Thông tin về người đứng ra nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

2.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………………………………….…………………

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / … Giới tính: ……………. Dân tộc: …………………

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số.........................Cấp ngày.../.../...Nơi cấp:................................................................................................................................

Nơi ở hiện nay: ………………………………….…………………………………….

2.2. Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng (Ghi cụ thể):……………..

2.3. Có khuyết tật không?

□ Không

□ Có

Giấy xác nhận khuyết tật số ……………..……… Ngày cấp: ………………. Nơi cấp: ………………………………………………………………

- Dạng tật: …………………………………….…………………………………………

- Mức độ khuyết tật: …………………………………….………………………………

2.4. Tình trạng hôn nhân: ………………………………………………………………

2.5. Có mắc bệnh mạn tính không? □ Không □ Có (Ghi bệnh…………………………)

2.6. Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian): ……………………………………………….……………………………………

………….………………………………………………………………………………..

3. Thông tin về vợ hoặc chồng của người đứng ra nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

3.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / … Giới tính: ………………..Dân tộc: ………………..

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ……………Cấp ngày … / … / ….. Nơi cấp:………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay: …………………………………….……………………………………

3.2. Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng (Ghi cụ thể):……………..

3.3. Có khuyết tật không?

□ Không

□ Có

Giấy xác nhận khuyết tật số ……………………... Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: ……………………………………………………………………

- Dạng tật: ……………………………………………………………………………..

- Mức độ khuyết tật: ………………………………….……………………………….

3.4. Có mắc bệnh mạn tính không? □ Không □ Có

(Ghi bệnh………………………………….……………………………………………)

3.5. Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian):……………………………………………….……………………………………

…………………………………………………………………………………………

Tôi đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………………………. xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh cho phép gia đình và tôi được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ông/bà/cháu …………………… (hồ sơ người được nhận chăm sóc nuôi dưỡng kèm theo)

Tôi xin cam đoan sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo đúng quy định.

 

 

Ngày … tháng … Năm 20…

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ
HOẶC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên )

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)………………………………. là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: …………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của……………………………………… và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau:

……………………………………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho cá nhân/ hộ gia đình theo đúng quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………………………………………………………

Ngày/tháng/năm sinh: … / … / …. Giới tính: …………..Dân tộc: …………………..

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………… Cấp ngày …/ … / …. Nơi cấp: …………………………………….

2. Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………….

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? …………………..………………………………..

3. Tình trạng đi học

□ Chưa đi học (Lý do:…………………………………………………………………)

□ Đã nghỉ học (Lý do:…………………………………………………………………)

□ Đang đi học (Ghi cụ thể):……………………………………………………………)

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ………………..đồng. Hưởng từ tháng … / …

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………..đồng. Hưởng từ tháng ……/ ………

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:………. đồng. Hưởng từ tháng……./..........

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:.................... đồng. Hưởng từ tháng ………/ ……

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Giấy xác nhận khuyết tật số …………….…… Ngày cấp: …………………….. Nơi cấp ……………………………………………

- Dạng tật: …………………………………….…………………………………………

- Mức độ khuyết tật: …………………………………….………………………………

8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có

a) Nếu có thì đang làm gì ……………………….., thu nhập hàng tháng ………...đồng

b) Nếu không thì ghi lý do: …………………………………….………………………

9. Tình trạng hôn nhân: …………………………………….………………………….

10. Khả năng tự phục vụ? …………………………………….……………………….

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:……………………………………….

Ngày cấp: ………………..……………………

Nơi cấp: ………………………………………..

Mối quan hệ với đối tượng: ……………….

Địa chỉ: ………………………………………

Ngày …. tháng …. năm 20…
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

Phần 2

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của Ông (bà)………………………………. là đúng./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phần 3

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: …………………………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của……………………………………… và họp ngày .... tháng …. năm ….. thống nhất kết luận như sau (Ghi cụ thể diện chính sách, chế độ hưởng, thời gian):………………………………………………………….

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng theo quy định./.

 

 

Ngày …. tháng …. năm 20…

THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

2. Chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản kiến nghị nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú mới.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.

Bước 4: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

Văn bản kiến nghị của đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

 

3. Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản kiến nghị trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng.

Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng kể từ tháng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.

Bước 6: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

Văn bản kiến nghị của đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (đối với nơi cư trú mới)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng thay đổi nơi cư trú.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

UBND cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi cư trú cũ.

- Quyết định thôi hưởng kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi cư trú cũ.

- Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi cư trú mới.

- Quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi cư trú mới.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

4. Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND & UBND các huyện, thị xã, thành phố.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy Tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo đề nghị của cơ sở. Trường hợp cơ sở đề nghị không đủ điều kiện theo quy định thì có thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Bước 3: Cơ sở nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở.

- Bản photocopy đăng ký thành lập cơ sở đã được cấp.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thành lập.

h) Phí, Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở trợ giúp xã hội có nhu cầu thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc cấp lại giấy chứng nhận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được sửa đổi tên thủ tục và đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.

 

5. Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND & UBND các huyện, thị xã, thành phố.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Cơ sở nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.

- Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp sau:

- Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;

- Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động.

h) Phí, Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cơ sở trợ giúp xã hội công lập, ngoài công lập đã được thành lập, được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

- Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.

- Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và TTHC thuộc phạm vi QLNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa về thành phần hồ sơ.

 

Mẫu số 09

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
QUẢN LÝ (NẾU CÓ)…
TÊN CƠ SỞ TRỢ GIÚP
XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …. tháng …. năm 20 …

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
(Tên cơ sở trợ giúp xã hội) ……………………………..

Kính gửi: ……………………………………..

Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày...tháng...năm... của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

Căn cứ Quyết định số.../QĐ-... ngày …. về việc thành lập cơ sở …. hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập số ….. ngày ……. do cơ quan/đơn vị cấp.

(Tên cơ sở trợ giúp xã hội)………………. đề nghị (cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động)………….. cấp giấy phép hoạt động với các nội dung sau:

I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ

1. Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax

...........................................................................................................................................

2. Loại hình cơ sở

...........................................................................................................................................

3. Chức năng

...........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

1. Đối tượng phục vụ

...........................................................................................................................................

2. Quy mô hoạt động

...........................................................................................................................................

3. Cơ sở vật chất

...........................................................................................................................................

4. Địa bàn hoạt động

...........................................................................................................................................

5. Các nhiệm vụ được cấp phép hoạt động

...........................................................................................................................................

Khi (Tên cơ sở trợ giúp xã hội)………………………………. đi vào hoạt động sẽ cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người dân có nhu cầu, sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

6. Hỗ trợ kinh phí nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

- Bước 2: Hội đồng xét duyệt xem xét, trình Chủ tịch UBND cấp xã để có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Bước 5: Các tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm: Danh sách trẻ em cần hỗ trợ khẩn cấp.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: không quy định thời gian.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng ấp nơi có trẻ em cần hỗ trợ khẩn cấp; tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã; UBND cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ của Chủ tịch UBND cấp huyện.

h) Phí, Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hương dân thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

7. Hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội (được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng)

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định, trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

Bước 4: Các tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Văn bản hoặc đơn đề nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng.

- Bản sao giấy chứng tử.

- Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người đơn thân đang nuôi con và bản sao giấy khai sinh của người con bị chết đối với trường hợp là con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 136/NĐ-CP của Chính phủ.

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã, bản sao quyết định thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp là người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã; UBND cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ chi phí mai táng của Chủ tịch UBND cấp huyện.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hương dân thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

* LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Đưa đối tượng ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng làm đơn đề nghị, gửi Giám đốc cơ sở trình bày rõ nguyện vọng đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng.

Bước 2: Giám đốc cơ sở quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở và bàn giao đối tượng cho UBND cấp xã có thẩm quyền để tiếp tục hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị của người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một).

d) Thời hạn giải quyết: không quy định thời gian.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Người đứng đầu cơ sở; UBND cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người giám hộ, gia đình ruột thịt hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị;

- Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 55/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại các cơ sở trợ giúp trẻ em.

 

2. Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2. UBND cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND cấp xã;

Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;

Hằng tháng, UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.

Bước 3: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm: Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo mẫu tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình có nhu cầu xét duyệt công nhận vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

e) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

k) Yêu cầu, điều kiện: Không.

l) Căn cứ pháp lý:

- Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

- Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

 

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa về trình tự thực hiện thủ tục.

 

PHỤ LỤC SỐ 1A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT BỔ SUNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …………………

Họ và tên: ................................................................................. Giới tính: □ Nam, □ Nữ

Số định danh cá nhân: ..................................................................................... (nếu có)

Sinh ngày ………..tháng ……..năm ……., Dân tộc: .....................................................

Số CMTND/Thẻ CCCD: ……………………..Ngày cấp: …./…./20…

Nơi cấp: …………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................

Thông tin các thành viên của hộ:

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ (Vợ, chồng, bố, mẹ, con...)

Nghề nghiệp

Nam

Nữ

01

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Lý do đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:...............................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

(Trường hợp xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên chỉ xem xét, thẩm định bổ sung đối với những hộ gia đình có đời sống khó khăn do các nguyên nhân sau:

+ Chịu hậu quả của các rủi ro, biến cố đột xuất trong năm, bao gồm: thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão, giông lốc, sóng thần); môi trường bị ô nhiễm nặng; tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bệnh tật nặng; gặp rủi ro về kinh tế (chịu thiệt hại nặng về các tài sản chủ yếu như nhà ở, công cụ sản xuất, mất đất sản xuất, mất mùa, dịch bệnh); gặp rủi ro về xã hội (bị lừa đảo, là nạn nhân của tội phạm).

+ Có biến động về nhân khẩu trong hộ gia đình (như sinh con, có thêm con dâu về nhà chồng, bộ đội xuất ngũ trở về gia đình, có thành viên đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình bị chết và các trường hợp biến động khác về nhân khẩu gây các tác động khó khăn đến điều kiện sống của hộ gia đình).

 

 

……….., ngày…….tháng……. năm 20....
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

3. Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2. UBND cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2b ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND cấp xã;

Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;

Hằng tháng, UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có) để UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (theo mẫu tại Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình có nhu cầu xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn.

đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

e) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (tại Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

k) Yêu cầu, điều kiện: Không.

l) Căn cứ pháp lý:

- Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

- Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

 

* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa về trình tự thực hiện thủ tục.

 

PHỤ LỤC SỐ 1B

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT THOÁT NGHÈO, THOÁT CẬN NGHÈO

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …………………

Họ và tên: ................................................................................. Giới tính: □ Nam, □ Nữ

Số định danh cá nhân: ..................................................................................... (nếu có)

Sinh ngày ………..tháng ……..năm ……., Dân tộc: .....................................................

Số CMTND/Thẻ CCCD: ……………………..Ngày cấp: …./…./20…

Nơi cấp: …………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................

Là hội nghèo □ hộ cận nghèo □ từ năm…….đến năm……

Thông tin các thành viên của hộ:

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ
(Vợ, chồng, bố, mẹ, con...)

Nghề nghiệp

Nam

Nữ

01

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Lý do đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, thoát cận nghèo:.........................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

 

……….., ngày…….tháng……. năm 20....
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và tên)

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

* LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long gửi Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định các điều kiện để cấp giấp phép hoạt động.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động.

Bước 4: Cơ sở nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương.

- Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động.

h) Phí, Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cơ sở trợ giúp xã hội công lập, ngoài công lập đã được thành lập, được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

- Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.

- Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

 

Mẫu số 09

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
(NẾU CÓ)…
TÊN CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …. tháng …. năm 20 …

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
(Tên cơ sở trợ giúp xã hội) ……………………………..
Kính gửi: ……………………………………..

Căn cứ Nghị định số..../2017/NĐ-CP ngày...tháng...năm... của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

Căn cứ Quyết định số.../QĐ-... ngày …. về việc thành lập cơ sở …. hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập số ….. ngày ……. do cơ quan/đơn vị cấp.

(Tên cơ sở trợ giúp xã hội)………………. đề nghị (cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động)………….. cấp giấy phép hoạt động với các nội dung sau:

I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ

1. Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax

...........................................................................................................................................

2. Loại hình cơ sở

...........................................................................................................................................

3. Chức năng

...........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

1. Đối tượng phục vụ

...........................................................................................................................................

2. Quy mô hoạt động

...........................................................................................................................................

3. Cơ sở vật chất

...........................................................................................................................................

4. Địa bàn hoạt động

...........................................................................................................................................

5. Các nhiệm vụ được cấp phép hoạt động

...........................................................................................................................................

Khi (Tên cơ sở trợ giúp xã hội)………………………………. đi vào hoạt động sẽ cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người dân có nhu cầu, sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

2. Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật lập 01 bộ hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long gửi Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đó nêu rõ tổng số lao động hiện có, số lao động là người khuyết tật;

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động của cơ sở;

+ Danh sách lao động là người khuyết tật và bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người khuyết tật có trong danh sách;

+ Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của lao động là người khuyết tật đang làm việc.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật hoạt động theo quy định Luật doanh nghiệp.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật không xác định thời hạn. Tuy nhiên, khi cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng không đủ từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thì đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm phải báo cáo kịp thời và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định ngay việc ngừng công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

+ Nghị định số  28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

+ Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.

* Ghi chú: Thủ tục hành chính này đã được đơn giản hóa về thời gian thực hiện và kết quả thực hiện thủ tục

 

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

* LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

Bước 1: Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ nộp trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

+ Giấy khai sinh đối với trẻ em.

+ Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm:

+ Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại UBND cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Bước 3: Lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 05 quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

+ Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau: Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

+ Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật (gồm: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác), thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội).

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở UBND cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.

Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đối với trường hợp xác định khuyết tật:

+ Đơn đề nghị (theo Mẫu số 01).

+ Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

+ Bản sao kết luận cua Hôi đông Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày 01/6/2012.

- Đối với trường hợp xác định lại khuyết tật:

+ Đơn đề nghị (theo Mẫu số 01).

+ Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 25 ngày làm việc (đối với trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khuyết tật.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 28/2012/NĐ -CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

- Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

* Ghi chú: Thủ tục đã được sửa đổi Trình tự thực hiện, mẫu đơn, mẫu Giấy xác nhận khuyết tật.

 

Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

 

Kính gửi:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
…………………..
Huyện (quận, thị xã, thành phố) …………….
Tỉnh, thành phố………………………………..

Sau khi tìm hiểu quy định về xác định mức độ khuyết tật, tôi đề nghị:

□ Xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

□ Xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

□ Cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật

□ Cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật

(Trường hợp cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật thì không phải kê khai thông tin tại Mục III dưới đây).

Cụ thể:

I. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật

- Họ và tên: .................................................................................................................

- Sinh ngày………tháng……năm………. Giới tính: .........................................................

- Số CMND hoặc căn cước công dân: ..........................................................................

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Nơi ở hiện nay: .........................................................................................................

II. Thông tin người đại diện hợp pháp (nếu có)

- Họ và tên: .................................................................................................................

- Mối quan hệ với người được xác định khuyết tật: .......................................................

- Số CMND hoặc căn cước công dân: ..........................................................................

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Nơi ở hiện nay: .........................................................................................................

- Số điện thoại: ...........................................................................................................

III. Thông tin về tình trạng khuyết tật

1. Thông tin về dạng khuyết tật (Đánh dấu x vào ô tương ứng)

STT

Các dạng khuyết tật

Không

1

Khuyết tật vận động

 

 

1.1

Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân

 

 

1.2

Thiếu tay hoặc không cử động được tay

 

 

1.3

Thiếu chân hoặc không cử động được chân

 

 

1.4

Yếu, liệt, teo cơ hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ

 

 

1.5

Cong, vẹo, chân tay, lưng, cổ; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác trên cơ thể ở đầu, cổ, lưng, tay, chân

 

 

1.6

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động

 

 

2

Khuyết tật nghe, nói

 

 

2.1

Không phát ra âm thanh, lời nói

 

 

2.2

Phát ra âm thanh, lời nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu

 

 

2.3

Không nghe được

 

 

2.4

Khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm

 

 

2.5

Khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe

 

 

2.6

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói

 

 

3

Khuyết tật nhìn

 

 

3.1

Mù một hoặc hai mắt

 

 

3.2

Thiếu một hoặc hai mắt

 

 

3.3

Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật

 

 

3.4

Khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sắc

 

 

3.5

Rung, giật nhãn thị, đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc

 

 

3.6

Bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt

 

 

3.7

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn

 

 

4

Khuyết tật thần kinh, tâm thần

 

 

4.1

Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai

 

 

4.2

Có những hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân và người khác

 

 

4.3

Bất ngờ dừng mọi hoạt động, mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết

 

 

4.4

Bị mất trí nhớ, bỏ nhà đi lang thang

 

 

4.5

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm thần kinh, tâm thần

 

 

5

Khuyết tật trí tuệ

 

 

5.1

Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi

 

 

5.2

Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn

 

 

5.3

Khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ

 

 

5.4

Có kết luận cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ

 

 

6

Khuyết tật khác

 

 

6.1

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp

 

 

6.2

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp

 

 

6.3

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm

 

 

 

2. Thông tin về mức độ khuyết tật (Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi không phải kê khai)

Mức độ thực hiện

Các hoạt động

Thực hiện được

Thực hiện được nhưng cần trợ giúp

Không thực hiện được

Không xác định được

1. Đi lại

 

 

 

 

2. Ăn, uống

 

 

 

 

3. Tiểu tiện, đại tiện

 

 

 

 

4. Vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...

 

 

 

 

5. Mặc, cởi quần áo, giầy dép

 

 

 

 

6. Nghe và hiểu người khác nói gì

 

 

 

 

7. Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói

 

 

 

 

8. Làm các việc gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm phù hợp với độ tuổi; lao động, sản xuất tạo thu nhập

 

 

 

 

9. Giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi

 

 

 

 

10. Đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác

 

 

 

 

 

 

……....., ngày…..tháng…..năm...
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

Bước 1: Khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 nộp trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

Bước 2: Sau 05 ngày làm việc , Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.

Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c, Khoản 2 Điều 8 (trường hợp người đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật do nguyên nhân thay đổi dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật; người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên trừ trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.5, 1.6, 1.7 Mục IV Mẫu số 02 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH) thì thực hiện xác định lại mức độ khuyết tật.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT- BLĐTBXH)

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 05 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khuyết tật.

h) Phí, Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT- BLĐTBXH).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật trong những trường hợp sau:

+ Giấy xác nhận khuyết tật sai thông tin so với Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác;

+ Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được.

- Cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật trong những trường hợp sau:

+ Thay đổi dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật;

+ Mất Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên trừ trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.5, 1.6, 1.7 Mục IV Mẫu số 02 Thông tư 01/2019/TT- BLĐTBXH.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

+ Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

* Ghi chú: Thủ tục đã được sửa đổi Trình tự thực hiện, mẫu đơn.

 

Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

 

Kính gửi:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
…………………..
Huyện (quận, thị xã, thành phố) …………….
Tỉnh, thành phố………………………………..

Sau khi tìm hiểu quy định về xác định mức độ khuyết tật, tôi đề nghị:

□ Xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

□ Xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

□ Cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật

□ Cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật

(Trường hợp cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật thì không phải kê khai thông tin tại Mục III dưới đây).

Cụ thể:

I. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật

- Họ và tên: .................................................................................................................

- Sinh ngày………tháng……năm………. Giới tính: .........................................................

- Số CMND hoặc căn cước công dân: ..........................................................................

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Nơi ở hiện nay: .........................................................................................................

II. Thông tin người đại diện hợp pháp (nếu có)

- Họ và tên: .................................................................................................................

- Mối quan hệ với người được xác định khuyết tật: .......................................................

- Số CMND hoặc căn cước công dân: ..........................................................................

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Nơi ở hiện nay: .........................................................................................................

- Số điện thoại: ...........................................................................................................

III. Thông tin về tình trạng khuyết tật

1. Thông tin về dạng khuyết tật (Đánh dấu x vào ô tương ứng)

STT

Các dạng khuyết tật

Không

1

Khuyết tật vận động

 

 

1.1

Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân

 

 

1.2

Thiếu tay hoặc không cử động được tay

 

 

1.3

Thiếu chân hoặc không cử động được chân

 

 

1.4

Yếu, liệt, teo cơ hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ

 

 

1.5

Cong, vẹo, chân tay, lưng, cổ; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác trên cơ thể ở đầu, cổ, lưng, tay, chân

 

 

1.6

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động

 

 

2

Khuyết tật nghe, nói

 

 

2.1

Không phát ra âm thanh, lời nói

 

 

2.2

Phát ra âm thanh, lời nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu

 

 

2.3

Không nghe được

 

 

2.4

Khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm

 

 

2.5

Khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe

 

 

2.6

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói

 

 

3

Khuyết tật nhìn

 

 

3.1

Mù một hoặc hai mắt

 

 

3.2

Thiếu một hoặc hai mắt

 

 

3.3

Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật

 

 

3.4

Khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sắc

 

 

3.5

Rung, giật nhãn thị, đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc

 

 

3.6

Bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt

 

 

3.7

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn

 

 

4

Khuyết tật thần kinh, tâm thần

 

 

4.1

Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai

 

 

4.2

Có những hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân và người khác

 

 

4.3

Bất ngờ dừng mọi hoạt động, mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết

 

 

4.4

Bị mất trí nhớ, bỏ nhà đi lang thang

 

 

4.5

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm thần kinh, tâm thần

 

 

5

Khuyết tật trí tuệ

 

 

5.1

Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi

 

 

5.2

Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn

 

 

5.3

Khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ

 

 

5.4

Có kết luận cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ

 

 

6

Khuyết tật khác

 

 

6.1

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp

 

 

6.2

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp

 

 

6.3

Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm

 

 

 

2. Thông tin về mức độ khuyết tật (Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi không phải kê khai)

Mức độ thực hiện

Các hoạt động

Thực hiện được

Thực hiện được nhưng cần trợ giúp

Không thực hiện được

Không xác định được

1. Đi lại

 

 

 

 

2. Ăn, uống

 

 

 

 

3. Tiểu tiện, đại tiện

 

 

 

 

4. Vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...

 

 

 

 

5. Mặc, cởi quần áo, giầy dép

 

 

 

 

6. Nghe và hiểu người khác nói gì

 

 

 

 

7. Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói

 

 

 

 

8. Làm các việc gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm phù hợp với độ tuổi; lao động, sản xuất tạo thu nhập

 

 

 

 

9. Giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi

 

 

 

 

10. Đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác

 

 

 

 

 

 

……....., ngày…..tháng…..năm...
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Hộ gia đình đăng ký tham gia bảo hiểm y tế làm Giấy đề nghị, nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (để người nộp bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần).

* Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết.

+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã gửi phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua email hoặc thông báo qua điện thoại cho người nộp biết hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.

Bước 2: UBND cấp xã tiếp nhận Giấy đề nghị của các hộ gia đình và chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH.

Bước 3: UBND cấp xã xác nhận hộ gia đình thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.

Bước 4: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo địa chỉ nộp hồ sơ ban đầu hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể:

- Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

b) Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm: Giấy đề nghị xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

* Số lượng hồ sơ : 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp trên phạm vi cả nước.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận của UBND cấp xã.

h) Phí, Lệ phí: Không

i) Mẫu đơn, tờ khai:

Mẫu số 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT- BLĐTBXH: Giấy đề nghị xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp và diêm nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm y tế.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

- Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020.

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH HỘ GIA ĐÌNH LÀM NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NGƯ NGHIỆP VÀ DIÊM NGHIỆP CÓ MỨC SỐNG TRUNG BÌNH

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …………………..

Họ và tên: ……………………………………………………………. Nam: □ , Nữ: □

Sinh ngày ……. tháng ……. năm ……. Dân tộc: …………………………

Số CMND: ………………………… Nơi cấp: ………………… Ngày cấp: …………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp):

Chỗ ở hiện tại (Thôn, ấp, xã; phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã; tỉnh, thành phố):

…………………………………………………………………………………………

Ước tính thu nhập bình quân của gia đình/tháng (ngàn đồng/tháng): ……………………………… Thông tin các thành viên của hộ:

Số TT

Họ và tên

Quan hệ với chủ hộ
(Vợ, chồng, con...)

01

 

 

02

 

 

03

 

 

 

 

Gia đình tôi có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế, đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) xét duyệt, công nhận gia đình tôi là hộ gia đình có mức sống trung bình được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế./.

 

Xác nhận của UBND cấp xã ……………..

Xác nhận Ông (bà) có hộ khẩu …………….. thường trú/tạm trú tại xã (phường, thị trấn): .................... thuộc diện hộ gia đình có mức sống trung bình được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế.

TM. UBND xã (phường, thị trấn)……………
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi