Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 34/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị dạy nghề các trường thuộc doanh nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 34/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 34/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Trần Quốc Toản |
Ngày ban hành: | 04/02/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Doanh nghiệp, Chính sách |
tải Thông báo 34/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 34/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2009 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI HỘI NGHỊ DẠY NGHỀ CÁC TRƯỜNG THUỘC DOANH NGHIỆP
Ngày 16 tháng 01 năm 2009 tại Quảng Ninh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị dạy nghề các trường thuộc doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan, địa phương, các trường và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có ý kiến kết luận chỉ đạo như sau:
1. Việc tổ chức, quản lý, hoạt động của các trường dạy nghề trong doanh nghiệp
a) Đối với các trường:
- Các trường dạy nghề của doanh nghiệp, của các tập đoàn kinh tế, của các công ty, trước hết thực hiện chức năng đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp đáp ứng đặt hàng đào tạo của doanh nghiệp qua phương thức hợp đồng đào tạo giữa công ty, doanh nghiệp và trường về số lượng và chất lượng nhân lực được đào tạo. Doanh nghiệp, công ty phải bảo đảm kinh phí đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp;
- Các trường này cũng có thể đào tạo theo yêu cầu xã hội. Khi đó sẽ thực hiện cơ chế như trường tư thục;
- Về cơ chế hoạt động: Các trường thực hiện cơ chế tự chủ về kinh phí là đơn vị hoạt động độc lập được hưởng các chính sách của Nhà nước và khuyến khích xã hội hóa giáo dục đào tạo. Nguồn kinh phí được huy động từ công ty, doanh nghiệp mẹ, học phí của người học, tài trợ của Nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác;
- Về học phí đối với đào tạo cho người ngoài công ty, doanh nghiệp, nhà trường tự quyết định mức học phí phù hợp chất lượng đào tạo, khả năng chi trả của người học và của xã hội khi đào tạo theo nhu cầu của xã hội;
- Các trường cần phải công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, các nguồn lực để thực hiện việc bảo đảm chất lượng đào tạo; chịu sự giám sát của Nhà nước trên cơ sở tiêu chuẩn để mở trường do Nhà nước quy định; công bố đánh giá chất lượng đã được các tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nhà nước.
b) Đối với Nhà nước:
- Có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để các trường hưởng ưu đãi, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư giáo dục và đào tạo theo quy định chung, hỗ trợ đào tạo giáo viên, kết nối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để các trường có các hợp đồng đào tạo;
- Xây dựng và công bố các chương trình khung, hỗ trợ biên soạn giáo trình dùng chung, chương trình đào tạo của các trường;
- Có kế hoạch xây dựng các trường trọng điểm quốc gia, bao gồm cả trường thuộc doanh nghiệp;
- Đánh giá chất lượng đào tạo, quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo.
2. Những việc các Bộ phải triển khai
- Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo xây dựng văn bản pháp luật, xác định vị trí pháp lý các trường nghề thuộc doanh nghiệp, hoàn thành trong tháng 02 năm 2009, trình Chính phủ;
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế hỗ trợ học phí, học bổng cho các đối tượng chính sách, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chính sách đối với giáo viên trong các trường dạy nghề thuộc doanh nghiệp hoàn thành trong tháng 3 năm 2009;
+ Trước ngày 30 tháng 4 năm 2009, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam công bố quỹ cho vay ưu đãi hiện đại hóa thiết bị dạy nghề;
+ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án thí điểm đào tạo liên thông giữa trung cấp nghề, cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng quyết định danh mục những ngành, nghề vị trí công việc phải sử dụng lao động đã qua đào tạo, không được sử dụng lao động không qua đào tạo; tháng 6 năm 2009 xây dựng xong dự thảo quyết định lấy ý kiến các Bộ, ngành và các doanh nghiệp liên quan, trình Chính phủ vào quý III năm 2009;
+ Quý III năm 2009 tổ chức tổng kết công tác xuất khẩu lao động, bổ sung đề án xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề cao, trình Chính phủ.
+ Hướng dẫn các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp và các trường xác lập vị trí, mối quan hệ của các trường thuộc doanh nghiệp, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên; xây dựng hợp đồng đào tạo khung giữa các doanh nghiệp chủ quản và các trường nghề trong giai đoạn 2009-2011, trên cơ sở đó, hàng năm giữa trường và doanh nghiệp có hợp đồng đào tạo cụ thể; xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu xã hội; xây dựng đề án phát triển đến 2011 - 1015 của các trường, trong đó phải dự báo nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp và cho xã hội, có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu đào tạo, có lế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, xin vay vốn ưu đãi nâng cấp trang thiết bị và công bố chuẩn đầu ra. Từ nay đến 2010, các trường trung cấp và cao đẳng nghề phải công bố chuẩn đầu ra, chỉ rõ sau khi tốt nghiệp người học có tri thức, kỹ năng gì, làm việc ở các vị trí nào, có thể học tập tiếp tục liên thông như thế nào. Từ đó, khuyến cáo việc trả lương cho người tốt nghiệp trong tương quan với các trình độ đào tạo, ngành nghề khác;
+ Tháng 8 năm 2009 hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu giáo viên và ngành nghề đào tạo của các trường nghề thuộc doanh nghiệp và hoàn thành đề án xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; tổng hợp nhu cầu vay vốn của các trường phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất nguồn kinh phí cho vay; công bố đề án phát triển các trường nghề trọng điểm quốc gia.
- Giao các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho xã hội biết về hiệu quả hoạt động của giáo dục nghề nghiệp, nhất là thông tin về đào tạo nghề tại doanh nghiệp; phổ biển rộng rãi thông tin về kết quả đào tạo tại doanh nghiệp trên các trang thông tin điện tử. Định kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích cao trong dạy nghề.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan, các địa phương biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây