Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3130:1979 Tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng bồ đề để làm nguyên liệu lấy sợi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3130:1979

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3130:1979 Tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng bồ đề để làm nguyên liệu lấy sợi
Số hiệu:TCVN 3130:1979Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:27/12/1979Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3130:1979

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 3130_1979 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3130:1979

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ

(Styrax tonkinensis)

ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY SỢI

Có hiệu lực từ 7-1980

(Ban hành kèm theo Quyết định số 657/QĐ ngày 27/12/1979 của UBKH và KTNN)

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho những vùng được quy hoạch để trồng rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis) làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, sợi.

Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Bồ đề từ giai đoạn chuẩn bị đất đến giai đoạn rừng khép tán.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Điều kiện đất đai khí hậu trồng cây Bồ đề và phân hạng đất theo TCVN 3131-79.

1.2. Trên mỗi hạng đất phải có một biện pháp trồng rừng thích ứng.

1.3. Tiêu chuẩn này quy định cho phương thức trồng rừng Bồ đề thuần loại.

1.4. Sau 3 năm trồng, rừng Bồ đề phải khép tán. Trên mỗi hạng đất phải đảm bảo mức sinh trưởng sau đây:

- Đất hạng I. Cây có chiều cao trung bình 9m.

- Đất hạng II. Cây có chiều cao trung bình 7m.

- Đất hạng III. Cây có chiều cao trung bình 5,5m.

1.5. Rừng Bồ đề trồng phải đúng mật độ đã quy định cho mỗi hạng đất.

2. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ

2.1. Phát dọn thực bì cũ

2.1.1. Thực bì cũ được phát trắng, đốt và dọn sạch ở những đồi núi có độ dốc từ 25-300 thì phải chừa lại dải rừng trên đỉnh núi rộng ít nhất 10m mỗi bên sườn. Nếu sườn dốc dài hơn 100m phải chừa lại những băng rừng rộng 5-10m, cách nhau từ 50-100m theo đường đồng mực. Nếu là đồi bát úp, dốc ngắán thì phát trắng toàn bộ.

2.1.2. Phải phát dọn đường ranh cản lửa, chỉ được đốt trước lúc cuốc hố từ 10-15 ngày.

2.2. Làm đất, cải tạo, che phủ đất:

2.2.1. Phải diệt bỏ những gốc lau, chít, chè vè.

2.2.2. Mật độ hố để gieo trồng theo các hạng đất như sau:

- Đất hạng I từ 1.600 cây đến 2.000 cây/ha

. Khoảng cách hàng với hàng 2,20m.

. Khoảng cách cây với cây 2,20m.

- Đất hạng II từ 2.000 cây đến 2.500 cây /ha

. Khoảng cách hàng với hàng 2m.

. Khoảng cách cây với cây 2m.

- Đất hạng III từ 2.500 cây đến 3.300 cây /ha

. Khoảng cách hàng với hàng 1,8m.

. Khoảng cách cây với cây 1,8m.

2.2.3. Phải cuốc hố sau khi làm đất xong. Nếu là khu rừng trồng bằng hạt thì cuốc đến đâu gieo hạt ngay đến đó.

2.2.4. Trường hợp đất hạng III có xen kẽ đất hạng IV thì cần cải tạo và che phủ đất theo cách sau đây:

- Đất hạng IV xen kẽ có diện tích rộng hơn 1 ha thì phải khoanh thành lô riêng để gieo cây họ đậu ít nhất 1 năm trước khi gieo trồng Bồ đề.

- Đất hạng IV xen kẽ có diện tích nhỏ dưới 1 ha thì phải cuốc lật gốc chít, chè vè, cỏ tranh.

3. CÁC BIỆN PHÁP TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ

3.1. Nguyên tắc chung

3.1.1. Có 3 biện pháp kỹ thuật dùng để trồng rừng Bồ đề:

- Gieo hạt thẳng.

- Trồng bầu.

- Trồng bằng cây thân cụt (stum).

Có thể sử dụng cả ba biện pháp trên cho việc trồng rừng trên các hạng đất đã được quy định.

3.1.2. Việc vận dụng cụ thể mỗi biện pháp kỹ thuật hoặc phối hợp các biện pháp kỹ thuật tùy thuộc vào yêu cầu thời vụ, đất đai, hiệu quả kinh tế của mỗi vùng.

3.1.3. Không gieo thẳng vào tháng 2 dương lịch.

3.1.4. Không được trồng dặm bằng phương pháp gieo hạt thẳng.

3.2. Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng.

3.2.1. Kích thước hố gieo thẳng 20 x 20 x 25cm cuốc đến đâu gieo hạt ngay đến đó.

3.2.2. Hạt dùng để gieo phải được kiểm tra theo TCVN 3127-79 và TCVN 3128-79. Lượng hạt gieo cho mỗi hố là 5-6 hạt

3.2.3. Phải đặt hạt vào hố theo hình hoa thị cách nhau 5cm, lấp đất với độ dày 2cm.

3.2.4. Thời vụ gieo hạt vào các tháng 10,11,12 và tháng 1. Cho phép gieo hạt vào tháng 2 ở những khu vực đất hạng I và hạng II và có mưa phùn kéo dài, nhiệt độ tháng 3 chưa cao hơn 250C.

3.2.5. Nếu số hố có cây mọc không đạt được 80% trên toàn diện tích thì phải tiến hành ngay việc trồng dặm bằng cây con trong vụ gieo năm đó.

3.3. Trồng rừng bằng cây con có bầu:

3.3.1. Chọn vườn ươm: theo quy định chung về việc chọn vườn ươm của ngành Lâm nghiệp.

3.3.2. Phải chuẩn bị đất vườn ươm theo quy định chung về việc chuẩn bị đất vườn ươm.

3.3.3. Cách tạo cây con có bầu:

3.3.3.1. Phải cấy hạt đã nảy mầm vào bầu. Hạt nảy mầm đến đâu gắp vào bầu đến đó không được làm gãy mầm.

3.3.3.2. Bầu hình trụ không đáy, có chiều dài 12cm, đường kính 6-7cm. Khối lượng mỗi bầu: 0,25-0,4 kg.

3.3.3.3. Dùng đất tầng mặt (từ 0 đến 10cm) của các loại rừng gỗ, rừng giang tốt để làm đất ruột bầu.

Nếu không có loại đất trên thì dùng đất hạng I, II trộn với 20% phân chuồng hoai, 0,5% Supe lân và 0,2% đạm (đạm nguyên chất). Đất ruột bầu phải có độ ẩm khoảng 50%. Không được lèn đất quá chặt vào bầu, phải tạo cho đất có độ xốp bằng 50-55%.

3.3.3.4. Bầu được xếp theo luống có phủ đất 2 bên. Mùa đông, bầu xếp cách nhau
3-5cm, giữa các bầu có chèn đất. Mùa xuân, bầu xếp cách nhau 1-1,2cm.

3.3.3.5. Phải có giàn che kín, cách mặt luống 30cm, tưới 3-4 lít nước cho 100 bầu/1 ngày.

Khi đã có 2 lá mầm thì cất giàn che và giữ đất ẩm như trên cho đến khi cây con có đủ tiêu chuẩn đem trồng.

3.3.3.6. Cây con đem trồng có đủ tiêu chuẩn sau đây:

- 1,5 đến 2 tháng tuổi.

- Chiều cao cây từ 10-15cm.

- Có 5-7 lá.

3.3.3.7. Phải có những biện pháp kịp thời phòng trừ sâu ăn lá, rệp xoăn lá...

3.3.3.8. Những ngày có nhiệt độ không khí cao hơn 35oC phải che cho cây con và tưới nước giữ ẩm.

Khi có sương muối phải hun khói cho cây.

3.3.4. Kỹ thuật trồng.

3.3.4.1. Kích thước hố

- Rộng 25-30cm.

- Sâu 20-25cm.

3.3.4.2. Thời vụ trồng cây có bầu vào các tháng 1, 2, 3 có thể trồng vào tháng 4 nếu thời tiết thuận lợi.

Nếu chuẩn bị được đất và cây con thì cho phép trồng vào tháng 9 tháng 10.

3.3.4.3. Nếu vỏ bầu là loại vật liệu khó hoai mục thì phải tháo vỏ bầu trước khi đặt cây xuống hố, không được làm vỡ bầu.

3.3.4.4. Sau khi trồng một tháng, số cây sống không đạt được 80% thì phải trồng dặm ngay trong vụ trồng năm đó.

3.4. Trồng rừng bằng cây thân cụt:

3.4.1. Cây dùng làm thân cụt phải lấy từ cây con đã được gieo ươm đủ 3 tiêu chuẩn sau:

- 10-12 tháng tuổi.

- Chiều cao cây từ 1,2-1,5m.

- Đường kính gốc từ 1 đến 2cm.

3.4.2. Cắt bỏ thân cây, để lại một đoạn dài 3-5cm tính từ cổ rễ, không làm xây xát vỏ cây của đoạn thân còn lại. Những gốc thân cụt trồng không hết trong ngày phải đặt vào nơi râm mát để hôm sau trồng tiếp.

3.4.3. Kích thước hố rộng 35-40cm và sâu 25-30cm. Khi đặt cây vào hố không để cho rễ bị cong hoặc gấp lại, phải lấp đất kín cổ rễ chỉ chừa lại phần thân trên mặt đất 2-3cm.

3.4.4. Thời vụ trồng cây thân cụt vào các tháng 1 và 2. Sau 7-10 ngày cây đã đâm chồi, theo dõi sự nảy chồi trong 1 tháng để quyết định trồng dặm.

4. CHĂM SÓC RỪNG NON

4.1. Rừng ở giai đoạn 1 năm:

4.1.1. Đất hạng I và hạng II phải chăm sóc 4 lần

a) Lần1: Đối với trường hợp gieo thẳng khi cây có 3-5 lá.

- Đối với cây có bầu khi cây trồng được từ 15 đến 20 ngày.

- Phá váng trong hố, xới nhẹ quanh gốc cuốc gờ hố. Đối với cây trồng bằng thân cụt thì kỹ thuật chăm sóc như trên, đồng thời tỉa chồi để lại 1-2 chồi khỏe.

b) Lần 2: vào lúc cây trồng cao từ 20-30cm chỉ phát cỏ dại, mức độ phát quang mạnh hay yếu tùy theo tình hình khí hậu và mức độ sinh trưởng của cây con mà quyết định. Chú ý chừa lại tất cả những cây lá rộng tái sinh, những bụi giang, nứa đang phục hồi không ảnh hưởng đến cây trồng, cuốc xung quanh hố từ 10-15cm trên bán kính rộng 40cm. Tỉa chồi, để lại một chồi khỏe, nếu là cây trồng bằng thân cụt.

c) Lần 3: Vào lúc cây đã cao 60-70cm phải phát quang cỏ dại, cắt dây leo tỉa cây trong hố mỗi hố chỉ để lại một cây.

d) Lần 4: Vào tháng 10, 11 phải phát cỏ dại, dây leo và những cây tái sinh phục hồi chèn lấn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Bồ đề. Cuốc lật đất sâu từ 10-15cm với bán kính 60cm, vun đất vào gốc cây.

4.1.2. Đất hạng III và đất hạng III có xen đất hạng IV.

Số lần chăm sóc và nội dung cũng như đất hạng I, II nhưng chú ý bổ sung những nội dung sau đây:

a) Trong lần 1: Phải cuốc lật những gốc Lau, Chít, Chè vè còn sót lại.

b) Trong lần 2: Phải cuốc lật quanh gốc Bồ đề sâu 15cm với bán kính 50-60 cm.

c) Ở nơi có gieo cây họ Đậu phải xới cỏ vun gốc cho cây ít nhất hai lần vào thời gian mới trồng.

4.2. Rừng ở giai đoạn 2 năm:

4.2.1. Đất hạng I. Cây trồng đã gần khép tán, cần chăm sóc 2 lần.

a) Lần 1: Xới vun đất vào gốc cây sâu 10-15cm với bán kính 50cm vào trước mùa mưa.

b) Lần 2: Chặt dây leo, chặt bỏ những cây tái sinh chèn lấn có ảnh hưởng đến Bồ đề.

4.2.2. Đất hạng II phải chăm sóc 3 lần.

a) Lần 1: Vào trước mùa mưa, cuốc xới vun quanh gốc sâu 10-15cm với bán kính 60cm, phát cỏ dại, chặt dây leo và những cây chèn lấn Bồ đề.

b) Lần 2: Vào giữa mùa mưa, chỉ phát cỏ dại, cắt dây leo phải giữ lại những cây lá rộng, Giang, Nứa, Vầu tái sinh.

c) Lần 3: Vào đầu mùa khô, phải phát cỏ dại, cắt dây leo, chặt bỏ cây sâu bệnh, cong queo và những cây khác chèn ép cây Bồ đề.

4.2.3. Đất hạng III và hạng III có xen đất hạng IV.

Số lần chăm sóc theo quy định đối với hạng II, ở lần 3 phải làm thêm công việc xới, cuốc lật quanh gốc cây trồng sâu 10-15cm với bán kính 60cm vào đầu mùa khô.

Trên đất hạng IV xen kẽ, phải chăm sóc những cây sinh trưởng kém và bón cho mỗi cây 60g phân đạm (sulphat đạm) chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày, cách xa gốc 40cm vào đầu mùa xuân.

4.3. Rừng ở giai đoạn 3 năm.

4.3.1. Đất hạng I, II chỉ cần chăm sóc 1 lần vào giữa năm. Nội dung gồm:

- Chặt dây leo cuốn vào cây.

- Chặt tỉa hạ bớt mật độ (nếu cần).

- Chặt bỏ cây sâu bệnh, phải để lại tất cả những cây tái sinh không ảnh hưởng đến bồ đề.

4.3.2. Đất hạng II và hạng III có xen đất hạng IV.

Năm đầu rừng trồng có thể chưa khép tán. Phải chăm sóc 1-2 lần cho những phần cây xấu đó vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa. Nội dung chăm sóc cụ thể cho những phần này phải căn cứ vào những khả năng sinh trưởng của cây trồng, sự phát triển của thực bì và tình trạng đất.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi