Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3131:1979 Bồ đề - Điều kiện đất đai và khí hậu để trồng rừng bồ đề

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3131:1979

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3131:1979 Bồ đề - Điều kiện đất đai và khí hậu để trồng rừng bồ đề
Số hiệu:TCVN 3131:1979Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:1979Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 3131:1979

BỒ ĐỀ

(Styrax tonkinensis)

ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU ĐỂ TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ

Soil and Climate Conditions for Styrax tonkinensis forest planting

(Ban hành kèm theo Quyết định số 657/QĐ ngày 27/12/1979 của UBKH và KTNN)

 

Tiêu chuẩn này quy định điều kiện đất đai khí hậu để trồng Bồ đề theo TCVN 3130-79.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở trồng rừng Bồ đề quốc doanh các hợp tác xã lâm nghiệp thuộc vùng lâm nghiệp trung tâm miền Bắc (Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú).

1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ĐỂ TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ

1.1. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-230C.

1.2. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700mm trở lên.

Số tháng có lượng mưa dưới 50mm không kéo dài quá 3 tháng.

1.3. Không bị ảnh hưởng của gió Lào và gió phơn khô nóng.

2. ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐỂ TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ

2.1. Loại đất: Các loại đất sau đây đủ tiêu chuẩn trồng Bồ đề:

Các loại đất feralit vàng, đỏ vùng đồi, núi thấp, có tầng phong hóa dày và thành phần cơ giới tương đối nặng phát triển trên các đá mẹ: gnai, phiến thạch mica, philit, trầm tích nêôgen, pocphiarit, phù sa cổ.

Cũng có thể mở rộng trồng Bồ đề trên các đất feralit phát triển trên các đá mẹ riôlit, acgilit, phiến thạch sét...

2.2. Các tính chất vật lý và hóa học của đất.

2.2.1. Thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình trở lên (Đất chứa trên 30% hạt sét vật lý dưới 0,01mm).

2.2.2. Độ dày của tầng đất có ý nghĩa sinh thái phải trên 50cm.

Chú thích:

Tầng đất có ý nghĩa sinh thái đối với cây Bồ đề là tầng đất có lượng đá lẫn dưới 20%.

2.2.3. Tầng mùn (Tầng A) dày trên 10cm, độ xốp trên 50% đất có cấu tượng viên, hàm lượng mùn trên 3%, hàm lượng đạm tổng số trên 0,15%.

2.2.4. Tầng B: trong phạm vi độ sâu 1m chưa xuất hiện đá ong, chưa có kết ion hạt đậu, hoặc chỉ có kết von hạt đậu rải rác nhưng không kết thành tầng rắn chắc.

2.2.5. Đất thoát nước nhưng thường xuyên có độ ẩm cao. Tầng đất mặt (20cm trên cùng) không có thời kỳ xuất hiện độ ẩm cây héo.

Chú thích: Độ ẩm cây héo của Bồ đề là từ 18 đến 22% so với đất khô tuyệt đối.

2.2.6. Độ chua của đất và các chất dinh dưỡng dễ tiêu

- pHKCl: trên 3,5.

- Độ chua thủy phân: dưới 30,0 ly đương lượng/100g.

- Nhôm hoạt động gây độc: dưới 15,0 ly đương lượng/100g.

- Tổng số kiềm trao đổi (Ca+Mg): trên 0,1 ly dương lượng/100g.

. P2O5 dễ tiêu: vệt trở lên.

. K2O dễ tiêu: trên 7 mg/100g.

2.3. Độ thoái hóa đất rừng nhận biết bằng thảm thực vật chỉ thị:

2.3.1. Chỉ được trồng Bồ đề trên các đất bị thoái hóa trung bình và thoái hóa độ III trở lên với các thảm thực vật chỉ thị chủ yếu được nêu ra ở bảng phân hạng đất ở bảng 1.

2.3.2. Để đảm bảo rừng liền khu, liền khoảnh, có thể trồng Bồ đề ở những nơi có diện tích không lớn hơn 1 ha, trên đất thoái hóa độ IV, nhưng phải có kỹ thuật thích hợp và đầu tư cao hơn.

2.4. Không được trồng Bồ đề trên các đất sau đây:

2.4.1. Đất phát triển trên đá vôi.

2.4.2. Đất trũng có thời kỳ đọng nước, đất khô thoát nước, có bị glây.

2.4.3. Đất có thành phần cơ giới quá nhẹ (hàm lượng sét vật lý nhỏ hơn 30%).

2.4.4. Đất rừng đã bị thoái hóa từ độ IV trở xuống, được chỉ thị bằng thảm thực vật ghi ở bảng 1.

2.4.5. Nếu trồng Bồ đề trên các sườn núi phần lớn có độ dốc trên 30 độ thì phải có biện pháp chống xói mòn thích hợp.

3. PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG BỒ ĐỀ

Đất trong vùng trung tâm được phân chia thành 6 hạng tùy thuộc vào 2 yếu tố là: đặc điểm phẫu diện và thảm thực vật chỉ thị độ thoái hóa đất rừng (xem bảng 1).

Trong các đặc điểm phẫu diện đất thì độ dày đất đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, để tiện sử dụng, mỗi hạng đất được quyết định bởi 2 chỉ số là: mức độ thoái hóa (có 6 mức độ thoái hóa hàng ngang) và độ dày tầng đất (có 4 mức độ dày ở cột dọc). Cách sắp xếp đó tạo ra 24 trường hợp và mỗi hạng đất bao gồm một số trường hợp như trình bày ở bảng 1.

Trong bảng 1 cũng cho biết những đặc điểm cơ bản của từng hạng đất về lý, hóa tính và chế độ nước.

Đối với các cơ sở sản xuất, cần lập bản đồ phân chia ranh giới các hạng đất (theo tiêu chuẩn ở bảng 1) để làm cơ sở cho việc dự kiến sản lượng, kinh phí cần đầu tư và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp như đã nêu trong bản tiêu chuẩn kỹ thuật trồng Bồ đề TCVN 3130-79.

 

BẢNG PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ

 

Các đặc điểm chẩn đoán độ thoái hóa

ĐỘ THOÁI HÓA ĐẤT RỪNG

Cấp I
Đất rừng nguyên trạng và thoái hóa rất nhẹ

Cấp II
Đất rừng thoái hóa nhẹ

Cấp III
Đất rừng thoái hóa trung bình

Cấp IV
Đất rừng thoái hóa khá nặng

Cấp V
Đất rừng thoái hóa nặng

Cấp VI
Đất rừng thoái hóa rất nặng

1

2

3

4

5

6

7

A. Đặc điểm phẫu diện để chẩn đoán độ thoái hóa đất rừng

Tầng A: Dày trên 15 cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: chứa trên 4% mùn. Đất tơi xốp, độ xốp 55%. Đất nhiều rễ cây, có cấu tượng viên. Thấm nước nhanh trên 3 mm/phút. Dung trọng bé hơn 1g/cm3. Có tầng chuyển tiếp AB rõ.

Tầng A: Dầy trên 10 cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: chứa từ 3,5 đến 4% mùn. Đất xốp, độ xốp 50 đến 55%; nhiều rễ, có cấu tượng viên, thấm nước nhanh: trên 3mm/phút. Dung trọng 1g/cm3. Có một tầng chuyển tiếp AB.

Tầng A: Dày trên 10cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: chứa từ 3 đến 3,5% mùn. Đất xốp vừa, độ xốp 50%. Rễ cây ít hơn. Có cấu tượng viên và cục. Độ thấm nước 2mm/phút. Dung trọng 1g/cm3. Tầng chuyển tiếp AB ít rõ.

Tầng A: Dày trên 5cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: chứa 2 đến 3% mùn. Đất chặt, độ xốp kém, từ 40 đến 50%. Rễ có nhiều, ít rễ cây gỗ. Cấu tượng kém, dạng cục và viên. Độ thấm nước 2mm/phút. Tầng chuyển tiếp AB không rõ.

Tầng A: Mỏng dưới 5cm hoặc không rõ. Lớp đất từ 0 đến 10cm: chứa 1 đến 2% mùn. Đất chặt, độ xốp 40%. Đất thường không có cấu tượng, khó thấm nước. Dung trọng 1,2g/cm3, tầng chuyển tiếp AB không rõ.

Tầng A: Thường tầng A không có, lớp đất 0 đến 10 cm, chứa 1% mùn. Đất tầng B thường lộ lên mặt.

Tầng B: Đất ít chặt, khô vẫn dễ đào.

Tầng B: Tương tự đất thoái hóa độ I.

Tầng B: Chặt, khi khô hơi khó đào.

Tầng B: Chặt bí, khô khó đào, hay có vệt loang lổ đỏ.

Tầng B: Chặt bí, khi khô rất khó đào hay có kết von, mảnh đá mẹ thấm sắt.

Tầng B: Rất rắn chắc, khi khô rất khó đào thường xuất hiện kết von, mảnh đá mẹ thấm sắt, đá ong ở địa hình thấp.

Độ ẩm: Đất đủ ẩm quanh năm.

Độ ẩm: Đất đủ ẩm quanh năm.

Độ ẩm: Thiếu ẩm từ 1 đến 2 tháng trong năm.

Độ ẩm: Thiếu ẩm trên 2 tháng trong năm.

Độ ẩm: Thiếu ẩm từ 2 đến 3 tháng trong năm.

Độ ẩm: Thiếu ẩm từ 3 đến 5 tháng trong năm.

B. Các dạng thực bì chỉ thị chủ yếu

- Rừng gỗ ít khai thác

- Rừng gỗ pha cây họ Tre (Giang, Nứa...) đường kính trên 4cm.

- Rừng Giang Nứa đường kính trên 4cm. Vầu và các loại Tre khác đường kính trên 6cm.

- Rừng gỗ mới bị khai thác kiệt nhưng chưa qua nương rẫy.

- Rừng gỗ nhỏ bị khai thác kiệt lâu ngày

- Rừng gỗ thứ sinh mới phục hồi sau rẫy, loài cây Bồ đề, Hu, với Trám, Vạng, Lim xanh, đưòng kính (1,3m) dưới 20cm

- Rừng Nứa thuần loại đường kính 3-4cm (nứa 7)

- Rừng Nứa tép có sinh lực tốt do rừng nứa lớn vừa bị chặt quá mức.

- Trảng cây nhỏ (cao 5-6m) mọc rải rác có xen cây bụi mới phục hồi sau rẫy.

- Trảng Nứa tép đường kính 2-3cm, có sinh lực trung bình.

- Trảng Nứa tép đường kính 2 đến 3cm xen lau chít, chè vè có sinh lực tốt.

- Trảng Lau sậy, Chè vè có sinh lực tốt.

- Trảng cây bụi (dưới 5m) xen Lau, Chè vè, có sinh lực trung bình.

- Trảng Nứa tép nhỏ dưới 2cm có sinh lực xấu, xen Lau, Chè vè, cỏ Tranh.

- Trảng Lau, Chít, Chè vè sinh lực xấu.

- Các trảng cỏ Tranh và cỏ cao lưu niên có sinh lực trung bình.

- Trảng cây bụi hạn Sinh (Sim, Mua, Lành ngạch, cỏ Tế...) có sinh lực trung bình.

- Trảng Chè vè, cỏ Tranh xen cây hạn sinh có sinh lực yếu.

- Trảng cỏ thấp chết theo mùa có sinh lực tốt.

- Trảng cây hạn sinh mọc rải rác (Sim, Mua, Chổi xể, cỏ Tế...). Có sinh lực xấu và rất xấu.

- Trảng cỏ lông lợn và cỏ thấp chết theo mùa, mọc rải rác, có sinh lực yếu.

- Đất trơ trụi không có thực vật.

Độ sâu tầng đất trên 100cm.

I

II

III

IV

V

V

Từ 50cm đến 100cm

II

III

III

IV

V

VI

Từ 20cm đến 50cm.

III

III

IV

V

VI

VI

Dưới 20cm

 

 

VI

VI

VI

VI

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi