Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1456:1983 chè đen, chè xanh - phương pháp thử
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1456:1983
Số hiệu: | TCVN 1456:1983 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp | |
Ngày ban hành: | 01/11/1983 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1456:1983
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TCVN 1456-83
CHÈ ĐEN, CHÈ XANH PHƯƠNG PHÁP THỬ
Black tea and green tea- Methods of test
TCVN 1456 - 83 được ban hành để thay thế cho TCVN 1456 - 74.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc kiểm tra chất lượng chè đen, chè xanh, sản xuất từ chè đọt tươi, bao gồm: cách lấy mẫu, phương pháp thử các chỉ tiêu cảm quan và hoá lý.
1. Lấy mẫu
1.1. Chất lượng chè được xác định trên cơ sở phân tích mẫu trung bình lấy ở mỗi lô hàng.
1.2. Lô hàng là lượng chè đen - chè xanh bất kỳ cùng một loại chất lượng, giao nhận cùng một lúc, cùng một ký nhãn hiệu, cùng giấy chứng nhận phẩm chất đóng gói trong cùng loại bao bì.
1.3. Trước khi lấy mẫu, nhìn vào dạng bên ngoài của lô hàng để xem bao bì, nội dung ghi nhãn có đúng với tiêu chuẩn quy định hay không.
1.4. Lấy mẫu tại 5% số đơn vị bao gói của lô hàng nhưng không ít hơn 3 đơn vị, đối với lô hàng bé.
1.6. Gộp chung mẫu lấy được, trộn đều, rải lên khay hoặc giấy sạch thành lớp phẳng hình chữ nhật, dày không quá 3 cm: chia mẫu trung bình theo 2 đường chéo, bỏ 2 phần đối diện, trộn đều 2 phần còn lại, sau đó rải thành hình chữ nhật và chia như trên đến khi lượng mẫu còn lại khoảng 1000 gam.
1.7. Chia đôi mẫu trung bình, một phần để lưu một phần để phân tích. Mẫu lưu được đựng trong lọ hoặc hộp kín, ngoài có nhãn ghi:
Tên đơn vị sản xuất
Tên và loại sản phẩm
Khối lượng lô hàng
Khối lượng mẫu
Ký hiệu và số hiệu TCVN về sản phẩm
Ngày và người lấy mẫu
1.8. Mẫu lưu phải được niêm phong và bảo quản trong thời hạn 6 tháng, do cơ quan lấy mẫu giữ.
2. Phương pháp thử
2.1. Xác định các chỉ tiêu cảm quan
2.1.1. Dụng cụ: Theo TCVN 3218 - 79
2.1.2. Tiến hành thử:
Cân 3 gam chè (chính xác 0,01g) cho vào cốc thử chè. Dùng nước sôi (không màu, không mùi) cho vào cốc đựng chè đến mức 150ml, đậy nắp cốc lại và tính giờ, sau 5 phút, gạn hết nước ra chén sứ. Tiến hành thử để xác định màu sắc nước, mùi và vị ở nước và bã chè theo TCVN 3218-79 sau đó xác định màu sắc độ non già của bã chè.
2.2. Xác định độ ẩm
2.2.1. Dụng cụ:
Cân kỹ thuật, chính xác đến 0,001 gam
Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ từ 100oC - 140oC
Bình hút ẩm
Chén sấy bằng thuỷ tinh hoặc hộp bằng kim loại
2.2.2. Tiến hành thử:
Trộn đều mẫu, lấy khoảng 3 gam chè cho vào chén sấy hoặc hộp kim loại đã sấy khô ở 120oC và cân để biết trước khối lượng (cân chính xác 0,001 gam).
Đặt chén có mẫu vào tủ sấy, sấy trong 1 giờ, sau đó lấy ra và cho vào bình hút ẩm để nguội 30 phút. Sau đó đem cân và tính khối lượng.
2.2.3. Tính kết quả:
Độ ẩm (Xl) tính bằng phần trăm (%) theo công thức:
Trong đó:
G1 - khối lượng chén và mẫu trước khi sấy (g);
G2 - khối lượng mẫu và chén sau khi sấy (g).
Làm 2 thí nghiệm song song, kết quả 2 phép xác định không chênh nhau quá 0,2% kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 phép xác định. Tính chính xác đến 0,1%.
2.3. Xác định hàm lượng tro
2.3.1. Dụng cụ:
Lò nung điều chỉnh được nhiệt độ từ 500oC- 600oC
Bình hút ẩm
Cân phân tích, chính xác đến 0,001g
Chén đốt tro
2.3.2. Tiến hành thử
Trộn đều mẫu, cân khoảng 3 gam chè (chính xác đến 0,001 g) vào chén đốt tro đã được đốt ở 525oC và biết trước khối lượng. Đặt chén mẫu vào lò nung và nâng dần nhiệt độ đến 525oC 25oC. Giữ ở nhiệt độ đó trong 90 phút; sau đó lấy chén ra và đưa vào bình hút ẩm, để nguội 60 phút; đem cân, cân chính xác đến 0,001g.
2.3.3. Tính kết quả.
Hàm lượng tro (X2) tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
G2 - khối lượng tro của mẫu chè (g);
Gl - khối lượng mẫu (g).
Làm 2 thí nghiệm song song, chênh lệch hai kết quả không sai nhau quá 0,2%. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thí nghiệm song song tính chính xác đến 0,1 .
2.4. Xác định hàm lượng vụn cám
2.4.1. Xác định bằng máy rây (phương pháp trọng tài)
2.4.1.1. Dụng cụ
Cân có độ chính xác 0,01 g;
Máy rây có 2 lưới dây, đường kính lỗ là lmm và 0,4mm;
2.4.1.2. Tiến hành thử
Trộn đều mẫu ban đầu; trước khi làm các chỉ tiêu khác, cân khoảng 50 mẫu, cân chính xác đến 0,lg đổ chè vào bộ rây đã có sẵn các lưới rây có đường kính lỗ lmm và 0,4mm. Sau đó đặt vào giá của máy rây và tiến hành rây 90 giây theo tốc độ máy 200 vòng/phút. Lấy ra đem cân, phần chè cám nằm dưới sàng 0,4mm, phần chè dưới sàng 1 mm và trên sàng 0,4 mm là vụn cân chính xác đến 0,1g .
2.4.1.3. Tính kết quả
Hàm lượng vụn, cám (X3) tính bằng phần trăm (%) theo công thức:
Trong đó:
m - khối lượng vụn hoặc cám (g)
G - khối lượng mẫu (g)
Làm 2 thí nghiệm song song, kết quả 2 thí nghiệm không sai nhau quá 0,2%. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thí nghiệm song song tính chính xác đến 0, 1%.
2.4.2. Xác định bằng rây tay
Trường hợp không có rây máy, cho phép dùng tay để rây, cũng dùng mẫu, rây và cân trên...Khi đó vẽ một vòng tròn đường kính 50cm. Dùng hai tay cầm bộ rây, quay với tốc độ 85 vòng/phút trên vòng tròn đó. Quay trong 4 phút. Khi rây, chú ý làm nhẹ nhàng để rây cách đều trên mặt bàn ngang, không xóc hoặc lắc mạnh, để vụn cám lọt xuống tự nhiên.
Làm tiếp như trên.
2.5. Xác định hàm lượng tạp chất
2.5.1. Dụng cụ
Khay men hoặc giấy trắng sạch;
Cân có độ chính xác 0,001g;
Nam châm có cực;
Kẹp gắp.
2.5.2. Tiến hành thử
Trộn đều mẫu, cân khoảng 50 g chè, cân chính xác đến 0,001g, đổ ra khay hoặc giấy trắng đặt lên bàn cao vừa tầm mắt và đủ ánh sáng. Dùng kẹp nhặt hết những thứ không phải lá chè, đem cân và ghi kết quả. Tiếp tục dùng thanh nam châm có bọc một lớp giấy trắng mỏng. Cầm thanh nam châm rê nhiều lần trên bề mặt mẫu thử. Thỉnh thoảng lại đảo chè trong khay mẫu lên rồi lại tiếp tục rê như trên cho đến khi nào hết tạp chất sắt bám vào nam châm.
Đặt thanh nam châm lên đĩa cân, mở giấy bọc ngoài, gạt hết những tạp chất sắt ra đĩa và đem cân. Từng phần tạp chất sắt và tạp chất thường tính riêng.
2.5.3. Tính kết quả
Hàm lượng tạp chất (X4) tính bằng phần trăm (%) theo công thức:
Trong đó:
m - khối lượng tạp chất sắt hoặc tạp chất thường (g);
G - khối lượng mẫu (g).
Làm 2 thí nghiệm song song, kết quả hai thí nghiệm không chênh nhau quá 0,1% nếu là tạp chất thường và 0,001% nếu là tạp chất sắt.
Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thí nghiệm tính chính xác đến 0,1% và 0,001% với tạp chất sắt.
Tạp chất chung là tạp chất sắt cộng với tạp chất thường.