Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5609:1991 Chè - Nguyên tắc nghiệm thu và phương pháp lấy mẫu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5609:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5609:1991 Chè - Nguyên tắc nghiệm thu và phương pháp lấy mẫu
Số hiệu:TCVN 5609:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nướcLĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:01/01/1991Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5609:1991

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 5609_1991 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5609:1991

CHÈ NGUYÊN TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Tea-Rules of acceptance and method for sampling

 

TCVN 5609 - 1991 do Tiểu ban Nông sản thực phẩm biên soạn, Tổng cục - Tiêu chuẩn - Đo lườn - Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 894/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1991.

Tiêu chuẩn này thay thế phần 1 của TCVN 1456 - 83.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho chè rời.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho chè bánh và chè cám .

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 6250 - 88.

1. Nguyên tắc nghiệm thu

1.1. Quy định chung

1.1.1. Thuật ngữ và định nghĩa

Theo quy định hiện hành

1.1.2. Nơi tiến hành lấy mẫu cần phải sạch, khô, sáng và không có mùi lạ

1.1.4. Mỗi lô hàng phải kèm theo một giấy xác nhận chất lượng trong đó ghi

1- Nước sản xuất;

2- Tên và địa chỉ người nhận;

3- Tên và loại chè;

5- Thời gian sản xuất (Tháng, năm);

6- Số lượng đơn vị bao gói trong lô;

7- Khối lượng tịnh và khối lượng cả bì trong lô;

8- Khối lượng tịnh mỗi đơn vị bao gói;

9- Kết quả thử (Theo các chỉ tiêu chất lượng quy định trong tiêu chuẩn trong yêu cầu kỹ thuật của SEV về chè).

1.1.5. Chuyên gia tiến hành chọn và lấy mẫu phải qua đào tạo chuyên môn và có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của việc lấy mẫu.

Đại diện của các bên hữu quan có thể tham gia khi lấy mẫu.

1.2. Nghiệm thu theo dấu hiệu định tính. Chất lượng bao gói và ghi nhãn bao bì vận chuyển được kiểm tra theo dấu hiệu định tính.

1.2.1. Cỡ mẫu được chọn theo bảng 1 tương ứng với kiểm tra thường 1 bậc

Bảng 1

Cỡ lô

Ký hiệu

Số bao gói được chọn (n)

Số chấp nhận (Ac)

Số bác bỏ (Re)

Từ 2 đến 25

c

5

1

2

- 26-50

d

8

2

3

- 51-90

e

13

3

4

- 91-150

f

20

5

6

- 151-280

g

32

7

8

- 281-500

h

50

10

11

- 501-1200

j

80

14

15

1.2.2. Lô hàng được nghiệm thu nếu số đơn vị bao bì vận chuyển không đáp ứng tài liệu pháp quy kỹ thuật về bao gói và ghi nhãn nhỏ hơn hoặc bằng số chấp nhận và bác bỏ nếu nó lớn hơn hoặc bằng số bác bỏ.

1.3 Để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan hoá lý và khối lượng tịnh số bao được lấy theo bảng 2.

Bảng 2

Cỡ lô

Số bao gói được lấy (cỡ mẫu)

Đến 50

Từ 51 đến 150

Từ 151 đến 500

Từ 501 đến 1200

3

5

8

13

1.3.1. Khi kết quả thử về khối lượng tịnh, các chỉ tiêu cảm quan, hoá lý dù chỉ 1 chỉ tiêu không đạt phải tiến hành chọn mẫu lại từ đầu với cỡ mẫu được lấy như lần trước của cùng lô hàng.

1.3.2. Nếu khối lượng tịnh của bao bì vận chuyển không đạt khi cân mỗi đơn vị bao gói được chọn thì phải tiến hành cân cả lô.

1 3.3. Kết quả thử lại là kết quả cuối cùng và áp dụng cho cả lô.

2. Phương pháp lấy mẫu.

2.1. Để lấy và bảo quản mẫu dùng các dụng cụ sau:

1- Xuyên lấy mẫu hoặc xẻng chuyên dùng;

2- Dụng cụ để mở bao gói.

Tất cả dụng cụ, lọ và hộp phải sạch, khô và không có mùi lạ.

Chỉ lấy mẫu ở những bao bì không hư hỏng.

2.2. Từ các đơn vị khác nhau của mỗi đơn vị bao bì có thể đã được mở, lấy mẫu theo bảng 2 của tiêu chuẩn này bằng ống lấy mẫu từ trên xuống mỗi điểm với một lượng mẫu như nhau.

2.3. Từ các mẫu lập mẫu chung, trộn đều và lập mẫu trung bình bằng phương pháp chia tư đến khi khối lượng mẫu còn 1,5 kg.

2.4. Mẫu trung bình được chia ra 3 phần bằng nhau, 2 phần được chuyển ngay đi phân tích, phần thứ 3 cho vào lọ dùng trong trường hợp có sự bất đồng giữa bên sản xuất và bên mua trong việc đánh giá chất lượng, mẫu được niêm phong hoặc với các chỉ dẫn số hiệu mẫu và thời hạn bảo quản cho phép.

2.5. Mẫu trung bình kèm theo biên bản trong đó ghi:

1- Tên tài liệu kèm theo lô hàng, số hiệu và thời gian giao hàng;

2- Tên và loại sản phẩm;

3- Tên xí nghiệp và nước sản xuất;

4- Khối lượng của lô và số đơn vị bao gói vận chuyển trong lô;

5- Khối lượng mẫu trung bình;

6- Nơi và thời gian lấy mẫu;

7- Thời gian sản xuất chè;

8- Chữ ký của người lấy mẫu.

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi