Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13382-1:2021 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 1: Giống lúa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13382-1:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13382-1:2021 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - Phần 1: Giống lúa
Số hiệu:TCVN 13382-1:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:21/10/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13382-1:2021

GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH

PHẦN 1: GIỐNG LÚA

Agricultural varieties - Testing for distinctness, uniformity and stability - Part 1: Rice varieties

 

Lời nói đầu

TCVN 13382-1:2021 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13382-1:2021 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt; tính đồng nhất và tính ổn định gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13382-1:2021, Phần 1: Giống lúa

- TCVN 13382-2:2021, Phần 2: Giống ngô

 

GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH

PHẦN 1: GIỐNG LÚA

Agricultural varieties - Testing for distinctness, uniformity and stability - Part 1: Rice varieties

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống lúa mới thuộc loài Oryza sativa L.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 5716-2:2017 (ISO 6647:2:2015), Gạo - Xác định hàm lượng amylose - Phần 2: Phương pháp thông dụng

TCVN 13381-1:2021, Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 1: Giống lúa

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1

Giống khảo nghiệm (Candidate varieties)

Giống mới được đăng ký khảo nghiệm.

3.1.2

Giống đối chứng (Check varieties)

Giống được biết đến rộng rãi và cùng nhóm với giống khảo nghiệm.

3.1.3

Giống tương tự (Similar varieties)

Giống được biết đến rộng rãi có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

3.1.4

Giống điển hình (Example varieties)

Giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một hoặc nhiều tính trạng.

3.1.5

Giống biết đến rộng rãi (Common knowledge varieties)

- Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

- Giống cây trồng được bảo hộ hoặc được công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách, sản xuất thử, công nhận chính thức tại Việt Nam hoặc thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào;

- Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký nhằm mục đích bảo hộ giống cây trồng; công nhận lưu hành; hoặc công nhận lưu hành đặc cách; danh mục giống ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

3.1.6

Mẫu chuẩn (Standard sample)

Mẫu của giống biết đến rộng rãi có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được lưu giữ tại tổ chức lưu mẫu theo quy định hoặc tổ chức khảo nghiệm DUS giống lúa được công nhận.

3.1.7

Tính trạng đặc trưng (Characteristics)

Tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

3.1.8

Cây khác dạng (Off - type)

Cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3.2  Chữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các chữ viết tắt sau:

DUS

Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.

QL

Tính trạng chất lượng.

QN

Tính trạng số lượng.

PQ

Tính trạng giả chất lượng.

MG

Đo đếm một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.

MS

Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.

VG

Quan sát một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.

VS

Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.

LSD

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

4  Yêu cầu về khảo nghiệm

4.1  Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa

- Tổ chức thử nghiệm giống, sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để kiểm tra chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống) và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng theo quy định tại 5.2.1;

- Kho lưu mẫu giống khảo nghiệm và mẫu chuẩn: phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5 °C đến 15 °C, độ ẩm tương đối từ 40 % đến 60 %. Thể tích kho tối thiểu 20 m3;

- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: kính lúp, bảng so màu, máy tính, máy in, thiết bị ghi hình, phần mềm xử lý số liệu;

- Thiết bị, dụng cụ đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g; cân có thể cân ít nhất 10 kg; máy đo độ ẩm hạt; dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm, dụng cụ đo pH, kính hiển vi có độ phóng đại đến 400 lần;

- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;

- Trang bị bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay;

- Đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng, tối thiểu là 140 m2;

- Bộ mẫu chuẩn của các giống biết đến rộng rãi.

4.2  Tính trạng đặc trưng của giống

- Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa theo quy định tại Phụ lục A.

- Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm DUS giống lúa, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính.

- Mỗi trạng thái biểu hiện được xác định bằng một mã số tương ứng.

- Đối với tính trạng chất lượng và giả chất lượng: tất cả các trạng thái biểu hiện của tính trạng đều được thể hiện trong bảng tính trạng đặc trưng của giống.

- Đối với tính trạng số lượng có nhiều trạng thái biểu hiện, để giảm thiểu kích thước của bảng tính trạng, các trạng thái biểu hiện của tính trạng thường được viết rút gọn.

VÍ DỤ: Một tính trạng số lượng với 9 trạng thái biểu hiện thì có thể được viết rút gọn như sau:

Trạng thái biểu hiện

Mã số

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

Tuy nhiên, khi đánh giá phải hiểu tính trạng này được tồn tại ở cả 9 trạng thái biểu hiện:

Trạng thái biểu hiện

Mã số

Rất nhỏ

1

Rất nhỏ đến nhỏ

2

Nhỏ

3

Nhỏ đến trung bình

4

Trung bình

5

Trung bình đến lớn

6

Lớn

7

Lớn đến rất lớn

8

Rất lớn

9

4.3  Vật liệu khảo nghiệm

4.3.1  Giống khảo nghiệm

4.3.1.1  Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm

Phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:

Giống lúa thuần, lúa lai F1: 3 kg/giống

Dòng mẹ bất dục đực tế bào chất (dòng A), dòng duy trì tính bất dục (dòng B), dòng phục hồi (dòng R) (đối với lúa lai 3 dòng) và dòng bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ, dòng bố (đối với lúa lai 2 dòng): 2 kg/dòng.

Trong trường hợp cần thiết, tổ chức khảo nghiệm có thể yêu cầu gửi thêm mỗi giống 100 bông. Các bông phải điển hình, không có dấu hiệu bị sâu bệnh, số hạt trên mỗi bông phải đủ theo yêu cầu thí nghiệm hàng - bông để kiểm tra tính đồng nhất.

Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.

4.3.1.2  Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm

Đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).

Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý trước bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.

4.3.1.3  Thời gian gửi giống khảo nghiệm

Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.

4.3.2  Giống đối chứng

4.3.2.1  Xác định giống đối chứng

Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm có thể đề xuất các giống tương tự với giống khảo nghiệm làm giống đối chứng và ghi rõ những tính trạng khác biệt so với giống khảo nghiệm. Tổ chức khảo nghiệm xác định các giống được chọn làm giống đối chứng.

4.3.2.2  Chất lượng hạt giống đối chứng

Giống đối chứng được lấy từ bộ mẫu chuẩn của tổ chức khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết tổ chức khảo nghiệm đề nghị tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm cung cấp giống đối chứng và tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải có bằng chứng xác nhận chất lượng giống đối chứng cung cấp. Chất lượng giống đối chứng đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành.

4.4  Phân nhóm giống khảo nghiệm

Theo nhóm: lúa tẻ hoặc lúa nếp hoặc lúa japonica hoặc lúa lai

Theo các tính trạng đặc trưng:

a) Lá: sắc tố antoxian của tai lá (tính trạng 9);

b) Thời gian trỗ (khi 50 % số cây có bông trổ) (tính trạng 19);

c) Thân: chiều dài (trừ bông), chỉ áp dụng với giống không bò lan (tính trạng 26);

d) Vỏ trấu: màu sắc (tính trạng 46);

e) Hạt gạo lật: chiều dài (tính trạng 58);

f) Hạt gạo lật: màu sắc (tính trạng 61);

g) Hạt gạo lật: hương thơm (tính trạng 65).

5  Phương pháp khảo nghiệm

5.1  Cách tiến hành

5.1.1  Thời gian khảo nghiệm

Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.

5.1.2  Điểm khảo nghiệm

Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.

5.1.3  Bố trí thí nghiệm

Diện tích ô thí nghiệm cho một giống khảo nghiệm là 30,8 m2 (2 lần nhắc lại). Thí nghiệm bố trí 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại giống khảo nghiệm cấy 10 hàng, giống tương tự cấy 5 hàng. Hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 50 cây. Cấy 1 dảnh mạ/khóm.

Đối với thí nghiệm hàng - bông: chọn ngẫu nhiên 50 bông trong số 100 bông. Mỗi bông cấy 2 hàng (2 lần nhắc lại), hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 25 cây.

5.1.4  Các biện pháp kỹ thuật

Áp dụng theo TCVN 13381-1:2021.

5.2  Phương pháp đánh giá

5.2.1  Yêu cầu chung

Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng này được mã hóa bằng số theo quy định tại Phụ lục C. Đánh giá theo dõi các tính trạng đặc trưng theo hướng dẫn tại Phụ lục D.

Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây mẫu hoặc các bộ phận của 20 cây đó cho một lần nhắc lại. Việc quan sát, đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng (nếu không có chỉ dẫn khác). Các tính trạng khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.

Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính.

Tính trạng 56, 57, 61, 62, 63, 64, 65 quy định tại Phụ lục A được đánh giá bởi tổ chức thử nghiệm theo 4.1.

5.2.2  Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự. Giống khảo nghiệm được coi là khác biệt với giống tương tự khi có ít nhất một tính trạng chính khác biệt rõ ràng với giống tương tự.

Đối với tính trạng QL và PQ giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau thì được coi là khác biệt.

Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp quan sát (VS, VG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 2 mã số thì được coi là khác biệt.

Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp đo đếm (MS, MG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 1 mã số và bằng một khoảng cách trong thang điểm của giống điển hình hoặc dựa vào giá trị LSD ở độ tin cậy tối thiểu 95 % thì được coi là khác biệt.

5.2.3  Đánh giá tính đồng nhất

Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm.

Giống khảo nghiệm được coi là đồng nhất khi tỷ lệ cây khác dạng không vượt quá 0,1 % (đối với giống thuần, dòng bất dục, dòng duy trì, dòng phục hồi thì số cây khác dạng không vượt quá 3/1000 cây) và không quá 2 % (đối với giống lai F1 thì số cây khác dạng không vượt quá 27/1000 cây) ở độ tin cậy tối thiểu 95 %.

Đánh giá tính đồng nhất qua thí nghiệm hàng - bông: giống được coi là đồng nhất khi số hàng - bông có cây khác dạng không vượt quá 2 cây trong tổng số 50 hàng - bông.

5.2.4  Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.

Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo (đối với giống lúa thuần) hoặc gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu. Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ trước đó.

5.3  Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo quy định tại Phụ lục E

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tính trạng đặc trưng của giống

Bảng A.1 - Các tính trạng đặc trưng

Tính trạng

Giai đoạn

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

I

Tính trạng chính

1. (+) QN, VS

Lá mầm: sắc tố antoxian

10

Không có hoặc rất nhạt.

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

Trân châu lùn

5

Đậm

 

7

2. (+) PQ, VS

Lá gốc (lá dưới cùng): màu bẹ lá

30

Xanh

Khang dân 18

1

Xanh có sọc tím

 

2

Tím nhạt

Trân châu lùn

3

Tím

 

4

3. QN, VG

Lá: mức độ xanh

40

Nhạt

ĐTL2

3

Trung bình

Bắc thơm số 7

5

Đậm

Q5

7

4. QL, VG

Lá: sắc tố antoxian

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

5. PQ, VG

Lá: sự phân bố của sắc tố antoxian

40

Chỉ có ở đình

 

1

Chỉ có ở viền lá

Trân châu lùn

2

Chỉ có vệt

 

3

Đồng nhất

 

4

6. QL, VG

Bẹ lá: sắc tố antoxian

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

7. QN, VG

Bẹ lá: mức độ sắc tố antoxian

40

Rất nhạt

 

1

Nhạt

 

3

Trung bình

Trân châu lùn

5

Đậm

 

7

8. QN, VS

Lá: lông ở phiến lá

40

Không có hoặc rất ít

 

1

Ít

Bắc thơm số 7

3

Trung bình

 

5

Nhiều

Khang dân 18

7

Rất nhiều

Q5

9

9. (*) QL, VS

Lá: sắc tố antoxian của tai lá

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

10. QL, VS

Lá: sắc tố antoxian của cổ lá (gối lá)

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

11.(+) PQ, VS

Lá: hình dạng của thìa lìa

40

Tù (chóp cụt)

 

1

Nhọn

 

2

Xẻ

Khang dân 18

3

12. PQ, VS

Lá: màu sắc của thìa lìa

40

Trắng trong

Khang dân 18

1

Xanh

 

2

Xanh có sọc tím

 

3

Tím nhạt

Trân châu lùn

4

Tím

 

5

1.3. (+) QN, MS

Phiến lá: chiều dài

50-60

Ngắn

 

3

Trung bình

 

5

Dài

 

7

14. (+) QN, MS

Phiến lá: chiều rộng

50-60

Hẹp

P6 đột biến

3

Trung bình

Hoa khôi 4

5

Rộng

 

7

15. (*) (+) QN, VG

Lá đòng: trạng thái phiến lá (quan sát sớm)

60

Đứng

NTL1

1

Nửa đứng

Koshihikari kazusa 2 go

3

Ngang

 

5

Gục xuống

 

7

16.0 (+) QN, VG

Lá đòng : trạng thái phiến lá (quan sát muộn)

90

Đứng

 

1

Nửa đứng

Trân châu lùn

3

Ngang

 

5

Gục xuống

 

7

17. (+) QN, VS

Khóm: tập tính sinh trưởng

40

Đứng

NTL1

1

Nửa đứng

Bắc thơm số 7

3

Mở (xoè)

 

5

Mở rộng

 

7

Ngang

 

9

18. (+) QL, VS

Khóm: khả năng gấp khủy (chỉ với giống bò lan)

40

Không có

 

1

 

9

19.(*) QN, VG

Thời gian trỗ: thời gian trỗ (khi 50% số cây có bông trổ)

55

Rất sớm

 

1

Sớm

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

Q5

5

Muộn

 

7

20. (+) PQ, VS/MS

Bất dục đực

55

Không có

Khang dân 18

1

Bất dục một phần

 

2

Bất dục hoàn toàn

 

3

21, (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của gân (quan sát sớm)

65

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

1

7

22. (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của vùng dưới đỉnh (quan sát sớm)

65

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

23. (*) (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của đỉnh (quan sát sớm)

65

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

Rất đậm

 

9

24. (*) PQ, VS

Hoa: màu sắc núm nhụy

65

Trắng

Khang dân 18

1

Xanh nhạt

 

2

Vàng

 

3

Tím nhạt

 

4

Tím

Trân châu lùn

5

25. (+) QN, VS

Thân: độ dày

70

Mỏng

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

Hương việt 3

5

Dầy

 

7

26. (+) (*) QN, VS

Thân: chiều dài (trừ bông) - chỉ với giống không bò lan

70

Rất ngắn

 

1

Ngắn

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

Bắc thơm số 7

5

Dài

 

7

Rất dài

 

9

27.(*) QL, VS

Thân: sắc tố antoxian của đốt

70

Không có

Khang dân 18

1

 

9

28. QN, VS

Thân: mức độ sắc tố antoxian của đốt

70

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

29. QL, VS

Thân: sắc tố antoxian của lóng

70

Không có

Khang dân 18

1

 

9

30. (*) (+) QN, MS

Bông: chiều dài trục chính

72-90

Ngắn

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

 

5

Dài

 

7

31. QN, MS

Bông: số bông/cây

70

Ít

ĐTL2

3

Trung bình

Koshihikari kazusa 2 go

5

Nhiều

 

7

32. QL, VS

Bông: râu

60

Không có

Khang dân 18

1

NTL1

9

33. PQ, VS

Bông: màu râu (quan sát sớm)

60

Vàng nhạt

Bắc thơm số 7

1

Vàng

 

2

Nâu

 

3

Nâu đỏ

 

4

Đỏ nhạt

 

5

Đỏ

 

6

Tím nhạt

 

7

Tím

 

8

Đen

 

9

34. (*) PQ, VS

Bông: sự phân bố của râu

70-80

Chỉ có ở đỉnh bông

Bắc thơm số 7

1

1/4 đầu bông

 

2

1/2 đầu bông

NTL1

3

3/4 đầu bông

 

4

Có ở toàn bộ bông

 

5

35. QN, VS

Bông: chiều dài của râu dài nhất

70 -80

Rất ngắn

Bắc thơm số 7

1

Ngắn

 

3

Trung bình

NTL1

5

Dài

 

7

Rất dài

 

9

36.(*) QN, VS

Hạt: lông của vỏ trấu

60-80

Không có hoặc rất ít

 

1

Ít

 

3

Trung bình

Khang dân 18

5

Nhiều

 

7

Rất nhiều

 

9

37. (+) PQ, VS

Hạt: màu của mỏ hạt

80-90

Trắng

Q5

1

Vàng

Bắc thơm số 7

2

Nâu

NV1

3

Đỏ

 

4

Tím

Trân châu lùn

5

Đen

 

6

38. PQ, VS

Bông: màu râu (quan sát muộn)

90

Vàng nhạt

Hương việt 3

1

Vàng

2

Nâu

3

Nâu đỏ

4

Đỏ nhạt

5

Đỏ

6

Tím nhạt

7

Tím

8

Đen

9

39. (*) (+) PQ, VG

Bông: trạng thái so với thân

90

Đứng

 

1

Nửa đứng

 

2

Gục nhẹ

Khang dân 18

3

Gục

 

4

40. (+) QL, VS

Bông: gié thứ cấp

90

Không có

 

1

Khang dân 18

9

41. (+) QN, VG

Bông: mức độ gié thứ cấp

90

ít

 

3

Trung bình

Khang dân 18

5

Nhiều

 

7

42. (*) (+) QN, VS

Bông: trạng thái của gié

90

Đứng

 

1

Nửa đứng

Khang dân 18

3

Xoè

NV1

5

43. (+) QN, VG

Bông: độ thoát cổ bông

90

Không thoát

 

1

Thoát một phần

 

3

Thoát

Hương việt 3

5

Thoát hoàn toàn

Bắc thơm số 7

7

Thoát nhiều

 

9

44. QN, VG

Thời gian chín

90

Rất sớm

 

1

Sớm

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

NTL1

5

Muộn

 

7

Rất muộn

 

9

45. (+) QN, VG

Lá: thời gian tàn lá

92

Sớm

 

3

Trung bình

Bắc thơm số 7

5

Muộn

 

7

46. PQ, VS

Vỏ trấu: màu sắc

92

Vàng nhạt

 

1

Vàng

Khang dân 18

2

Nâu nhạt

 

3

Nâu

Bắc thơm số 7

4

Nâu đậm

 

5

Đỏ đến tím nhạt

 

6

Tím

 

7

Đen

 

8

Màu khác

 

9

47. PQ, VS

Vỏ trấu: màu bổ sung

92

Không có

Khang dân 18

1

Có rãnh vàng

 

2

Có rãnh nâu

 

3

Có đốm tím

 

4

Có rãnh tím

 

5

48. (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của gân (quan sát muộn)

92

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

Rất đậm

 

9

49. (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của vùng dưới đnh quan sát muộn)

92

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

Rất đậm

 

9

50. (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của đỉnh (quan sát muộn)

92

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

Rất đậm

 

9

51. (+) QN, VG

Mày hạt: chiều dài

92

Ngắn

 

3

Trung bình

Khang dân 18

5

Dài

 

7

52. (+) PQ, MS

Mày hạt: màu sắc

92

Vàng nhạt (vàng rơm)

Khang dân 18

1

Vàng

 

2

Đỏ

 

3

Tím

 

4

53. (+) QN, MS

Hạt thóc: khối lượng 1000 hạt

92

Thấp

Khang dân 18

3

Trung bình

 

5

Cao

 

7

54. QN, MS

Hạt thóc: chiều dài

92

Ngắn

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

 

5

Dài

 

7

55. QN, MS

Hạt thóc: chiều rộng

92

Hẹp

Khang dân 18

3

Trung bình

 

5

Rộng

 

7

56. (+) QL, VG

Vỏ trấu: phản ứng với phenol

92

Không có

Koshihikari kazusa 2 go

1

Bắc thơm số 7

9

57. (+) QN, VS

Vỏ trấu: Mức độ phản ứng với phenol

92

Nhạt

 

3

Trung bình

Khang dân 18

5

Đậm

Hoa khôi 4

7

58. (*) QN, MS

Hạt gạo lật: chiều dài

92

Ngắn

Trung bình

Dài

Koshihikari kazusa 2 go

3

Hoa khôi 4

5

 

7

59. QN, MS

Hạt gạo lật: chiều rộng

92

Hẹp

Hương việt 3

3

Trung bình

Trân châu lùn

5

Rộng

Koshihikari kazusa 2 go

7

60. (*) (+) PQ, VS

Hat gạo lật: dạng hạt (D/R)

92

Tròn

 

1

Bán tròn

Koshihikari kazusa 2 go

2

Bán thon

Q5

3

Thon

Khang dân 18

4

Thon dài

 

5

61. (*) PQ, VS

Hạt gạo lật: màu sắc

92

Trắng

NTL1

1

Nâu nhạt

Bắc thơm số 7

2

Đốm nâu

 

3

Nâu đậm

 

4

Đỏ nhạt

 

5

Đỏ

ĐTL2

6

Đốm tím

 

7

Tím

 

8

Tím xẫm hoặc đen

 

9

62. (+) PQ, VS

Nội nhũ: dạng

92

Có sáp

ĐTL1

1

Trung gian

 

2

Không sáp

Khang dân 18

3

63. (+) PQ, MG

Nội nhũ: hàm lượng amylose

92

Trạng thái 1

NTL1

1

Trạng thái 2

 

2

Trạng thái 3

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trạng thái 4

 

4

Trạng thái 5

 

5

Trạng thái 6

Khang dân 18

6

Trạng thái 7

 

7

64. (+) QN, MG

Sự hoà tan với kiềm

92

Không hoà tan

 

1

Hoà tan ít

 

3

Hoà tan trung bình

 

5

Hoà tan hoàn toàn

 

7

65.(*) (+) QN, MG

Hạt gạo lật: hương thơm

92

Không có hoặc thơm rất nhẹ

Khang dân 18

1

Thơm nhẹ

 

2

Thơm

Bắc thơm số 7

3

II

Tính trạng bổ sung

 

 

 

 

66. (+) QL, VG

Phiến lá: mặt cắt ngang ở phần rộng nhất

50-60

Lõm

 

1

Phẳng

Khang dân 18

2

67. QL, VG

Hạt: dạng mỏ hạt

80-90

Thẳng

Khang dân 18

1

Cong

 

2

68 (+) QL

Kháng với bệnh đạo ôn hại lá

 

Không

 

1

 

9

69 (+) QL

Kháng với bệnh bạc lá

 

Không

 

1

 

9

70 (+) QL

Kháng với rầy nâu

 

Không

 

1

 

9

CHÚ THÍCH:

(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.

- Các giai đoạn sinh trưởng xem Phụ lục C.

(+) Hướng dẫn theo dõi xem Phụ lục D.

        

 

 

Phụ lục B

(Quy định)

Tờ khai

B.1  Đơn đăng ký khảo nghiệm

Đơn đăng ký khảo nghiệm bao gồm các nội dung sau:

- Tên tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm:

Địa chỉ:

Điện thoại:                         Fax:                              Email:

- Nội dung đăng ký khảo nghiệm:

+ Tên giống khảo nghiệm;

+ Tên tổ chức, cá nhân chọn tạo;

+ Số thông báo chấp nhận đơn;

- Vụ khảo nghiệm:                                                Năm:

- Xác nhận của tổ chức/cá nhân đăng ký khảo nghiệm.

B.2  Tờ khai kỹ thuật

Tờ khai kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:

B.2.1  Loài: Oryza sativa L.. Gạch bỏ những từ không phù hợp

+ Indica/Japonica/Javanica

+ Lúa cạn/lúa nước/lúa nổi

+ Lúa cảm ôn/lúa cảm quang

+ Lúa tẻ/lúa nếp

+ Lúa thuần/lúa lai

B.2.2 Tên giống

B.2.3  Tên, địa chỉ tổ chức/cá nhân đăng ký khảo nghiệm

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                                  E-mail:

B.2.4  Họ và tên, địa chỉ tác giả giống

1.

2.

B.2.5  Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo

- Vật liệu

Tên giống bố mẹ (kể cả dòng phục hồi, dòng duy trì...)

Nguồn gốc vật liệu:

- Phương pháp

Công thức lai:

Xử lí đột biến:

Phương pháp khác:

- Thời gian và địa điểm: Năm/vụ, địa điểm

B.2.6  Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài

1. Quốc gia

ngày        tháng      năm

2. Quốc gia

ngày        tháng      năm

B.2.7  Một số tính trạng đặc trưng

Bảng B.1 - Một số tính trạng đặc trưng

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Mã số

1. Lá: sắc tố antoxian của tai lá (Tính trạng số 9)

Không có

1

9

2.Thời gian trỗ: thời gian trỗ (khi 50% số cây có bông trổ) (Tính trạng số 19)

Rất sớm

1

Sớm

3

Trung bình

5

Muộn

7

3. Thân: chiều dài (trừ bông) Chỉ với giống không bò lan (Tính trạng số 26)

Rất ngắn

1

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

4. Vỏ trấu: màu sắc (Tính trạng 46)

Vàng nhạt

1

Vàng

2

Nâu nhạt

3

Nâu

4

Nâu đậm

5

Đỏ đến tím nhạt

6

Tím

7

Đen

8

Màu khác

9

5. Hạt gạo lật: chiều dài (tính trạng số 58)

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

6. Hạt gạo lật: màu sắc (tính trạng số 61)

Trắng

1

Nâu nhạt

2

Đốm nâu

3

Nâu đậm

4

Đỏ nhạt

5

Đỏ

6

Đốm tím

7

Tím

8

Tím sẫm hoặc đen

9

7. Hạt gạo lật: hương thơm (tính trạng số 65)

Không có hoặc thơm rất nhẹ

1

Thơm nhẹ

2

Thơm

3

B.2.8  Các giống tương tự và sự khác biệt so với ging đăng ký khảo nghiệm

Bảng B.2 - Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm

Tên giống tương tự

Những tính trạng khác biệt

Trạng thái biểu hiện

Giống tương tự

Giống khảo nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B.2.9  Các thông tin bổ sung giúp cho sự phân biệt giống

+ Chống chịu sâu bệnh:

+ Các yêu cầu đặc biệt về môi trường để khảo nghiệm giống:

+ Những thông tin khác:

 

 

Ngày ……..tháng…… năm
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục C

(Quy định)

Bảng C.1 - Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

Mã số

Giai đoạn

Mã số

Giai đoạn

 

Nảy mầm

 

Trổ

00

Hạt khô

50

Bắt đầu trổ

01

Bắt đầu hút nước

51

Xuất hiện gié thứ nhất

02

Hạt hút nước

52

Xuất hiện 20 % bông

03

Thấm nước hoàn toàn

53

Xuất hiện 30 % bông

04

Bắt đầu nảy mầm

54

Xuất hiện 40 % bông

05

Ra rễ

55

Xuất hiện 50 % bông

06

Ra mầm

56

Xuất hiện 60 % bông

07

Lá mầm xuất hiện

57

Xuất hiện 70 % bông

08

Lá mầm phát triển

58

Xuất hiện 80 % bông

09

Lá thật thứ nhất nhô ra ở đỉnh lá mầm

59

Xuất hiện bông hoàn toàn

 

Sinh trưởng của cây con

 

Nở hoa

10

Lá thứ nhất vượt qua bao lá mầm

60

Bắt đầu nở hoa

11

Lá thứ nhất xòe ra

61

10% số hoa trên bông nở

12

Lá thứ hai xòe ra

62

20% số hoa trên bông nở

13

Lá thứ ba xòe ra

63

30% số hoa trên bông nở

14

Lá thứ tư xòe ra

64

40% số hoa trên bông nở

15

Lá thứ năm xòe ra

65

Giữa thời kỳ nở hoa

16

Lá thứ sáu xòe ra

66

70% số hoa trên bông nở

17

Lá thứ bảy xòe ra

67

80% số hoa trên bông nở

18

Lá thứ tám xòe ra

68

90% số hoa trên bông nở

19

Lá thứ chín hoặc sau lá thứ chín xòe ra

69

Hoa nở hoàn toàn

 

Đ nhánh

 

Chín sữa

20

Chỉ có cây mẹ

70

Tiền chín sữa (hạt có nước loãng)

21

Cây mẹ và một nhánh con

71

Giai đoạn hạt có nước

22

Cây mẹ và hai nhánh con

72

Hạt có nước nhiều hơn

23

Cây mẹ và ba nhánh con

73

Bắt đầu có sữa

24

Cây mẹ và bốn nhánh con

74

Hạt có sữa nhiều hơn

25

Cây mẹ và năm nhánh con

75

Giữa giai đoạn chín sữa

26

Cây mẹ và sáu nhánh con

76

Tiếp tục giai đoạn chín sữa

27

Cây mẹ và bảy nhánh con

77

Tiếp tục giai đoạn chín sữa

28

Cây mẹ và tám nhánh con

78

Tiếp tục giai đoạn chín sữa

29

Cây mẹ và chín nhánh con hoặc nhiều hơn

79

Tiếp tục giai đoạn chín sữa

 

Vươn lóng

 

Chín sáp

30

Bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm lại

80

Hạt bắt đầu có sáp

31

Đốt thứ nhất có thể thấy

81

Hạt phát triển sáp

32

Đốt thứ hai có thể thấy

82

Chuẩn bị chín sáp

33

Đốt thứ ba có thể thấy

83

Bắt đầu chín sáp

34

Đốt thứ tư có thể thấy

84

Chín sáp

35

Đốt thứ năm có thể thấy

85

Sáp mềm

36

Đốt thứ sáu có thể thấy

86

Sáp trung bình

37

Lá cuối cùng nhìn thấy

87

Sáp cứng

38

Lá cuối cùng phát triển

88

Sáp cứng hơn

39

Thìa lìa/cổ lá của lá đòng có thể nhìn thấy được

89

Hạt bước vào giai đoạn chín

 

Làm đòng

 

Chín

40

Xuất hiện bẹ lá đòng

90

Hạt chín

41

Bẹ lá đòng kéo dài

91

Hạt thóc cứng (dễ bẻ bằng móng tay)

42

Bẹ lá đòng kéo dài hơn

92

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

43

Đòng bắt đầu nhìn thấy

93

Uốn câu

44

Đòng nhìn rõ

94

Hạt chín khô, rơm rạ chết

45

Đòng bắt đầu phình to

95

Hạt ngủ

46

Đòng phình to hơn

96

Hat có sức sống, khả năng nảy mầm 50%

47

Bẹ lá đòng mở ra, đòng vươn khỏi bẹ lá

97

Hạt không ngủ

48

Đòng vươn ra

98

Ngủ lần thứ hai

49

Hoa đầu tiên có thể nhìn thấy

99

Kết thúc ngủ lần thứ hai

 

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng

D.1  Tính trạng 1 - Lá mầm: sắc tố antoxian

Hạt không ngủ nghỉ được đặt trên giấy lọc ẩm và để trong đĩa petri trong thời gian hạt nẩy mầm trong bóng tối, khi lá mầm dài khoảng 5 mm thì để ở điều kiện ánh sáng ban ngày (tương đương ánh sáng nhân tạo với cường độ chiếu sáng từ 750 lux đến 1250 lux và nhiệt độ từ 25 °C đến 30 °C) từ 3 ngày đến 4 ngày. Màu sắc của lá mầm được quan sát khi chúng phát triển hoàn toàn ở giai đoạn từ 9 đến 11 (khoảng 6 ngày đến 7 ngày)

D.2  Tính trạng 2 - Lá gốc (lá dưới cùng): màu bẹ lá - Quan sát thời kỳ lúa đẻ rộ.

D.3  Tính trạng 11 - Lá: hình dạng của thìa lìa

Hình D.1 - Hình dạng thìa lìa

D.4  Tính trạng 13 - Phiến lá: chiều dài

Đo từ gối lá đến đỉnh của lá giáp lá đòng.

D.5  Tính trạng 14 - Phiến lá: chiều rộng

Đo ở vị trí to nhất của phiến lá giáp lá đòng.

D.6  Tính trạng 15, 16 - Lá đòng: trạng thái phiến lá (quan sát sớm) (15), Lá đòng: trạng thái phiến lá (quan sát muộn) (16). Quan sát góc lá đòng và trục bông chính.

Hình D.2 - Trạng thái phiến lá

D.7  Tính trạng 17- Khóm: tập tính sinh trưởng

Hình D.3 - Tập tính sinh trưởng của khóm

D.8  Tính trạng 18 - Khóm: khả năng gấp khủy (chỉ áp dụng với giống bò lan):

Hình D.4 - Khả năng gấp khủy của khóm

D.9  Tính trạng 20 - Bất dục đực:

Không có: < 25 % hạt phấn bất dục (điểm 1)

Bất dục một phần: từ 25 % đến 95 % hạt phấn bất dục (điểm 2)

Bất dục hoàn toàn: > 95 % hạt phấn bất dục (điểm 3)

D.10  Tính trạng 21,22, 23, 37,48, 49, 50, 51, 52: vị trí đánh giá như hình dưới đây

Hình D.5 - Hình dạng hạt thóc

D.15  Tính trạng 25 - Thân: độ dày: đo ở lóng thấp nhất

D.12  Tính trạng 26 - Thân: chiều dài: đo từ mặt đất đến cổ bông.

D.13  Tính trạng 30 và 39 - Bông: chiều dài trục chính (30), Bông - trạng thái so với thân (39)

 

Hình D.6 - Hình dạng bông lúa

D.14  Tính trạng 40 - Bông: gié thứ cấp

 

Hình D.7 - Hình dạng gié thứ cấp

D. 15  Tính trạng 41 - Bông: mức độ gié thứ cấp

Hình D.8 - Hình dạng gié thứ cấp

D.16  Tính trạng 42 - Bông: trạng thái của gié

Hình D.9 - Trạng thái gié của bông lúa

D.17  Tính trạng 43 - Bông: độ thoát cổ bông

Hình D.10 - Hình dạng độ thoát cổ bông

D.18  Tính trạng 45 - Lá: thời gian tàn lá

Quan sát các lá dưới lá đòng ở thời điểm thu hoạch; (3) các lá đã chết; (5) có 1 lá còn xanh; (7) có 2 hoặc nhiều hơn lá còn xanh.

D.19  Tính trạng 51 - Mày hạt: chiều dài

Quan sát các mày hạt và cho điểm

D.20  Tính trạng 53 - Hạt thóc: khối lượng 1000 hạt

Tính ở độ ẩm hạt 14 %.

D.21  Tính trạng 56 và 57 - Vỏ trấu: phản ứng với phenol (56), Vỏ trấu: mức độ phản ứng với phenol (57) Lấy 10 vỏ trấu nguyên, không vỡ cho vào đĩa petri đường kính 5 cm, thêm 5 ml dung dịch phenol 1,5 %, đậy nắp lại và để ở nhiệt độ phòng, thực hiện 2 lần nhắc lại. Sau 23 h đến 24 h, quan sát màu sắc vỏ trấu và đánh giá.

D.22  Tính trạng 60 - Hạt gạo lật: dạng hạt (D/R)

Tròn

1

< 1,50

Bán tròn

2

1.50 đến 1,99

Bán thon

3

2,00 đến 2,49

Thon

4

2.50 đến 2,99

Thon dài

5

≥ 300

D.23  Tính trạng 61 - Hạt gạo lật: màu sắc

Lấy ít nhất 20g gạo lật (đúng giống, còn nguyên vẹn, không sâu bệnh, xanh non) cho vào đĩa peptri. Hội đồng tiến hành quan sát, đánh giá mức độ biểu hiện bằng mắt thường các mẫu thử nghiệm so màu với giống điển hình và bảng so màu.

D.24  Tính trạng 62 - Nội nhũ: dạng

Các trạng thái biểu hiện của dạng nội nhũ được xác định bằng phản ứng với dung dịch Kl-l. Dạng nội nhũ có sáp phản ứng có màu tím đỏ. Dạng không sáp có màu xanh đen. Dạng trung gian có màu tím đỏ pha màu xanh đen.

Lấy 10 hạt gạo (đã xát trắng và còn nguyên vẹn) vào túi nilon nhỏ hoặc đĩa petri nhỏ, thêm vào đó 0,5 ml hỗn hợp dung dịch Kl-l (dung dịch Kl-l được pha bằng cách trộn dung dịch l2 0,1 % và Kl 0,2 %). Đợi 5 giây cho phản ứng xảy ra và quan sát màu sắc của hạt gạo. Thực hiện 2 lần nhắc lại.

D.25  Tính trạng 63 - Hàm lượng Amylose theo TCVN 5716-2:2017 (ISO6647:2:2015)

Trạng thái 1: nhỏ hơn 5 %

Trạng thái 2: từ 5 % đến 10 %

Trạng thái 3: từ 11 % đến 15 %

Trạng thái 4: từ 16 % đến 20 %

Trạng thái 5: từ 21 % đến 25 %

Trạng thái 6: từ 26 % đến 30 %

Trạng thái 7: lớn hơn 30 %

D.26  Tính trạng 64 - Sự hoà tan với kiềm

Đặt 10 hạt gạo (đã xát trắng và còn nguyên vẹn) vào đĩa Petri đường kính 5 cm. Thêm vào đó 10 ml dung dịch KOH 1,5 % và giữ ở nhiệt độ 30 °C trong 23 h hoặc 25 °C trong 24 h. Thực hiện 02 lần nhắc lại. Theo dõi và cho điểm như sau:

Điểm 1 (không hoà tan): hạt gạo không bị ảnh hưởng

Điểm 3 (hoà tan ít): chỉ có rìa hạt bị ảnh hưởng

Điểm 5 (hòa tan trung bình): hình dạng hạt không rõ ràng nhưng không bị phá hủy hoàn toàn

Điểm 7 (hoà tan hoàn toàn): không xác định được ranh giới giữa phần lõi và phần vỏ hạt.

D.27  Tính trạng 65 - Hạt gạo lật: hương thơm

Cho 2 g hạt gạo lật nguyên vẹn vào ống nghiệm kích thước 13mm x 100mm (mỗi mẫu thử nghiệm thực hiện hai lần nhắc lại), thêm 10 ml dung dịch KOH 1,7% vào đậy nắp kín và lắc đều. Sau khoảng 30 phút hội đồng tiến hành đánh giá hương thơm theo các mức không thơm hoặc thơm rất nhẹ, thơm nhẹ, thơm.

D.28  Tính trạng 66 - Phiến lá: mặt cắt ngang ở phần rộng nhất

Quan sát trên phiến lá của lá giáp lá đòng

D.29  Tính trạng 67 - Hạt: dạng mỏ hạt

Hình D.11 - Dạng mỏ hạt

D.30  Tính trạng 68, 69, 70 - Kháng với bệnh đạo ôn hại lá (68), kháng với bệnh bạc lá (69), kháng với rầy nâu (70) chỉ thực hiện khi cơ quan tác giả giống yêu cầu và áp dụng khi đánh giá 67 tính trạng trước đó không có sự khác biệt giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự. Giống được chọn tạo bằng phương pháp lai tích lũy, mức độ biểu hiện kháng cấp bệnh hoặc cấp hại ≤ 3 (theo TCVN13381- 1:2021). Xác định sự có mặt của gen kháng bằng chỉ thị phân tử.

 

Phụ lục E

(Quy định)

Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Tổ chức khảo nghiệm
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

, ngày     tháng     năm

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS

E.1  Tên loài:

E.2  Tên giống:

E.3  Số đơn:

E.4  Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

E.5  Thời gian khảo nghiệm:

Ghi chi tiết thời điểm trồng, thu hoạch

E.6  Tổ chức thực hiện khảo nghiệm:

Ghi thông tin: Địa chỉ, điện thoại, fax, email.

E.7  Tài liệu kèm theo:

- Danh sách giống đối chứng:

- Bảng mô tả giống: Giống đăng ký, giống tương tự.

- Ảnh về các tính trạng khác biệt:

- Các tài liệu khác:

E.8  Quy trình khảo nghiệm

a) Điều kiện thí nghiệm (đồng ruộng/nhà lưới)

b) Kích thước ô và số cây thí nghiệm

- Kích thước ô thí nghiệm:

- Số cây:

c) Phân bón:

- Lượng bón (kg/ha);

- Cách bón: (Bón lót, bón thúc...)

d) Phòng trừ sâu bệnh:

- Số lần dùng thuốc BVTV:

- Loại thuốc đã sử dụng:

E.9  Nhận xét về điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm

E.10  Phương pháp theo dõi, đánh giá các tính trạng

E.11  Giống tương tự:

E.12  Kết quả đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định

a) Tính khác biệt:

- Giống đăng ký khác biệt rõ ràng và chắc chắn với các giống được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt với giống tương tự nhất thể hiện như sau:

So với với giống tương tự (tên giống)…….

Tính trạng

Vụ/năm

Giống đăng ký

Giống tương tự

Khoảng cách tối thiểu/LSD0.05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tính đồng nhất:

c) Tính ổn định:

Cán bộ khảo nghiệm
(Họ tên, chữ ký)

 

Người kiểm tra
( Họ tên, chữ ký)

 

 


Nơi nhận:
- Văn phòng BHGCT;
- Tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm;
- Lưu.

Tổ chức thực hiện khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TG/16/8, 2004. Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and stability of Rice varieties.

[2] TG/1/3, 2003. General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants.

[3] TGP/8, 2019. Trial design and techniques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability.

[4] TGP/9, 2015 Examining Distinctness.

[5] TGP/10, 2019. Examining Uniformity.

[6] TGP/11, 2011. Examining Stability.

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.2  Chữ viết tắt

4  Yêu cầu về khảo nghiệm

4.1  Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa

4.2  Tính trạng đặc trưng của giống

4.3  Vật liệu khảo nghiệm

4.4  Phân nhóm giống khảo nghiệm

5  Phương pháp khảo nghiệm

5.1  Cách tiến hành

5.2  Phương pháp đánh giá

5.3  Báo cáo kết quả khảo nghiệm:

Phụ lục A (Quy định) Tính trạng đặc trưng của giống

Phụ lục B (Quy định) Tờ khai

Phụ lục c (Quy định) Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

Phụ lục D (Tham khảo) Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng

Phụ lục E (Quy định) Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi