Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13351:2021 Chuồng nuôi các loài hổ, sư tử, gấu chó và gấu ngựa - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13351:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13351:2021 Chuồng nuôi các loài hổ, sư tử, gấu chó và gấu ngựa - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 13351:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:24/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13351:2021

CHUỒNG NUÔI CÁC LOÀI HỔ, SƯ TỬ, GẤU CHÓ VÀ GẤU NGỰA - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Enclosures for tiger (Panthera tigris), African lion (Panthera leo), Sun bear (Helarctos malayanus) and Himalayan black bear (Ursus thibetanus) - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 13351:2021 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHUỒNG NUÔI CÁC LOÀI HỔ, SƯ TỬ, GẤU CHÓ VÀ GẤU NGỰA - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Enclosures for tiger (Panthera tigris), African lion (Panthera leo), Sun bear (Helarctos malayanus) and Himalayan black bear (Ursus thibetanus) - Technical requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với chuồng nuôi các loài hổ (Panthera tigris), sư tử (Panthera leo), gấu chó (Helarctos malayanus) và gấu ngựa (Ursus thibetanus) tại các cơ sở nuôi.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

2.1

Chuồng nuôi (Enclosure)

Nơi nuôi các loài hổ, sư tử, gấu chó và gấu ngựa tại một khu vực được giới hạn bởi hàng rào bao quanh hoặc hào bao quanh. Chuồng nuôi bao gồm ba hạng mục chính sân chơi, khu nhốt và hàng rào bao quanh hoặc hào bao quanh.

2.2

Sân chơi (Outdoor enclosure)

Nơi bố trí sinh cảnh phù hợp với các hoạt động tự nhiên của mỗi cá thể hoặc nhóm cá thể cho phép các cá thể thể hiện các hành vi, tập tính tự nhiên.

2.3

Khu nhốt (Indoor enclosure)

Nơi trú ẩn cho các loài hổ, sư tử, gấu chó và gấu ngựa tránh các điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc cực đoan, ngủ đêm, nhốt động vật đ dọn vệ sinh hoặc chăm sóc thú y.

2.4

Hàng rào bao quanh (Fencing enclosure)

Hàng rào có cấu trúc thẳng đứng bằng tường rắn, kính hoặc lưới kim loại bao quanh chuồng nuôi để giữ các loài hổ, sư tử, gấu chó và gấu ngựa trong chuồng nuôi và ngăn chặn thú tiếp xúc với bên ngoài khu vực chuồng nuôi.

2.5

Hào bao quanh (Moat enclosure)

Một con mương sâu, rộng, khô hoặc chứa nước bao quanh chuồng nuôi để giữ các loài hổ, sư tử, gấu chó và gấu ngựa trong chuồng nuôi và ngăn chặn thú tiếp tiếp xúc với bên ngoài khu vực chuồng nuôi.

3  Yêu cầu chung cho chuồng nuôi

3.1  Chung nuôi

3.1.1. Vị trí chuồng nuôi không được đặt trong khu dân cư, trường học, bệnh viện, khu văn phòng, khu chứa và xử lý rác thải, phải đặt cách xa các cơ sở nêu trên tối thiểu 200 m.

3.1.2  Các biển cảnh báo được lắp đặt tại mỗi chuồng nuôi. Đối với các cơ sở trưng bày phải có bảng thông tin cụ thể đối với từng loài bao gồm các nội dung tối thiểu sau: tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học, phân bố, giá trị bảo tồn, tóm tắt các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của loài.

3.1.3  Mỗi khu vực chuồng nuôi có 01 hố (hoặc khay) sát trùng đặt tại vị trí ra, vào, kích thước tối thiểu dài 40 cm, rộng 60 cm, sâu 10 cm để chứa dung dịch sát trùng.

3.1.4  Mỗi chuồng nuôi cần có hệ thống cấp và thoát nước và thu gom, xử lý nước thải, chất thải theo quy định hiện hành[6].

3.2  Sân chơi

3.2.1  Sân chơi phải được thiết kế và bố trí gần gũi với thiên nhiên.

3.2.2  Nền đất, đá tự nhiên có thể bố trí cây xanh nhưng phải bọc lưới thép quanh thân cây và không trồng cây sát tường rào. Gốc cây xanh trong sân chơi cách hàng rào tối thiểu 5 m, cây gần hàng rào mà thú có thể leo trèo phải có chụp sắt chống thú leo trèo, trốn thoát. Phải đảm bảo khi ngã đổ thì ngọn cây không được chạm, đổ tới hàng rào điểm gần nhất.

3.2.3  Bố trí các vật dụng, khúc cây để phục hồi tập tính leo trèo của các loài hổ, sư tử, gấu chó và gấu ngựa.

3.3  Khu nhốt

3.3.1  Mặt nền khu nhốt có độ nhám đảm bảo cho thú không bị trơn trượt, không đọng chất thải, thức ăn thừa; có độ dốc đảm bảo thoát nước dễ làm vệ sinh, sát trùng, không bị vỡ nứt.

3.3.2  Mái khu nhốt được bọc kín nóc bằng lưới kim loại kích thước ô lưới tương tự như hàng rào bao quanh để ngăn chặn thú trốn thoát và được lợp kín chống lại các điều kiện thời tiết cực đoan và khắc nghiệt.

3.4  Hệ thống cửa

3.4.1  Khu nhốt phải có tối thiểu 2 cửa bằng vật liệu có độ bền chắc đảm bảo thú không phá được. Một cửa thông với sân chơi, một cửa hậu thông ra phía ngoài chuồng nuôi.

3.4.2  Cửa cho thú ra vào từ khu nhốt và sân chơi nếu là cửa sập phải sử dụng hệ thống ròng rọc mở và đóng, có chốt khóa từ bên ngoài; nếu là cửa trượt phải sử dụng loại cửa cánh lùa kết hợp thanh sắt đẩy, có khóa, chốt tại tay nắm cửa khi đóng.

3.4.3  Đối với hệ thống cửa sập, cửa trượt sử dụng điều khiển cảm ứng (từ) thì hệ thống kiểm soát đóng mở phải được lắp đặt tại khu vực động vật không thể tiếp cận được người vận hành (điều khiển) nhưng người vận hành vẫn có thể nhìn thấy cửa từ khu vực vận hành.

3.4.4  Cổng thông ra bên ngoài chuồng nuôi phải lắp đặt cửa 02 (hai) lớp với thiết bị an toàn khi đóng cánh cửa này mới có thể mở được cánh cửa kia.

3.5  Hàng rào bao quanh, hào nước, hào khô

Căn cứ vào điều kiện địa hình và yêu cầu của chuồng nuôi, cơ sở nuôi có thể lựa chọn một trong số loại hàng rào sau:

3.5.1  Hàng rào bao quanh

3.5.1.1  Có thể sử dụng tường rắn hoặc kính hoặc lưới kim loại làm tường rào bao quanh. Trong trường hợp sử dụng hàng rào tường rắn, hàng rào phải lưu thông không khí, bề mặt tường phải trơn nhẵn và phải đảm bảo không bị vỡ tạo cơ hội cho động vật bám trèo thoát ra ngoài.

3.5.1.2  Vật liệu làm hàng rào phải đủ vững chắc để trong trường hợp thú đu, bám không bị nghiêng, đổ, bền vững trong mọi điều kiện thời tiết.

3.5.1.3  Móng phải chắc chắn, đảm bảo kỹ thuật xây dựng (có độ sâu phù hợp tùy vào điều kiện địa chất khu vực chuồng nuôi) để nâng, đỡ hàng rào ổn định. Trụ đỡ hàng rào được xây cố định với móng chắc chắn.

3.5.2  Hào nước và hào khô

3.5.2.1  Thành hào phía người quan sát phải dựng đứng, trơn, nhẵn để ngăn thú leo trèo. Thành hào phía trong chuồng nên được thiết kế có độ dốc hợp lý để động vật có thể quay lại chuồng trong trường hợp thú di chuyển xuống hào.

3.5.2.2  Đáy hào phải đủ khả năng thoát nước mưa, nước thải, nước rửa chuồng. Hào nước phải lắp đặt một van nổi 50 mm để duy trì mực nước phù hợp tại hào nước trong mọi thời điểm. Hào được rào chắn bao quanh phía ngoài nhằm ngăn chặn người ngoài tiếp cận với hào.

3.5.3  Hàng rào công cộng

Các cơ sở trưng bày phải xây dựng hàng rào công cộng ngăn cách an toàn để không tiếp xúc trực tiếp giữa khách tham quan và động vật. Hàng rào công cộng phải cao tối thiểu 1 m, cách chuồng nuôi tối thiểu 1,5 m.

3.5.5  Cống thoát nước (nếu có)

Phải được bao chụp khung lưới thép tránh nguy cơ thú xổng thoát.

CHÚ THÍCH: Tất cả các loại rào bao quanh và ca phải đảm bảo vật liệu và các chất sơn phủ bên ngoài không được gây độc, khó chịu hoặc gây thương tích cho thú.

4  Yêu cầu kỹ thuật cho chuồng nuôi hổ và sư tử

4.1  Chuồng nuôi phải có bể nước để tắm, bơi; nơi nghỉ và leo trèo (bố trí các bục bệ cao dần, cây, thùng, hộp, vv...) và cần bố trí một số vật cản để hạn chế khách và động vật nhìn nhau trực tiếp (trồng cây hoặc tạo chỗ ẩn nấp cho động vật). Trong trường hợp nuôi theo cặp, cần bố trí các vật cản ngăn tầm nhìn của thú nuôi cùng chuồng để hổ hoặc sư tử tránh bị căng thẳng.

4.2  Các yêu cầu kỹ thuật cho chuồng nuôi hổ, sư tử được đưa ra trong Bảng 1. Hình minh họa chuồng nuôi hổ và sư tử tham khảo tại Phụ lục A.

Bảng 1- Yêu cầu kỹ thuật cho chuồng nuôi hổ và sư tử

Hạng mục

Yêu cầu

1. Chuồng nuôi

Diện tích tối thiểu 125 m2 cho một cá thể.

2. Sân chơi

Diện tích tối thiểu 100 m2 cho một cá thể. Mỗi cá thể thêm vào cần thêm tối thiểu 50 m2.

3. Khu nhốt

a) Diện tích tối thiểu 25 m2 cho một cá th, kích thước chiều ngắn nhất của khu nhốt tối thiểu 4 m. Tối đa hai cá thể hổ hoặc sư tử trong một khu nhốt. Nếu nhốt 2 cá thể, diện tích cần tăng thêm 50%.

b) Chiều cao tối thiểu 3,7 m tính từ mặt sàn đến điểm thấp nhất của mái khu nhốt.

c) Tường bằng bê tông (dày tối thiểu 10 cm) hoặc các vật liệu kiên cố khác như gạch, đá (dày tối thiểu 20 cm) bao quanh có thể kết hợp với lưới kim loại đặc đường kính tối thiểu 5 mm có kích thước ô lưới tối đa (10 x 15) cm, hoặc thanh kim loại đặc đường kính tối thiểu 12 mm; khoảng cách tối đa giữa các thanh kim loại 10 cm.

d) Cửa chuồng cao từ 100 cm đến 120 cm; rộng 60 cm đến 80 cm. Khoảng cách tối đa giữa cửa và chuồng không vượt quá 5 cm hạn chế thú mắc móng, tai hoặc đuôi vào khe cửa.

a) Hàng rào bao quanh: căn cứ vào điều kiện của cụ thể, cơ sở nuôi có thể lựa chọn một trong số loại hàng rào bao quanh sau:

Hàng rào cứng: chiều cao tối thiểu 5 m, xây bằng vật liệu cứng (đá hoặc gạch, hoặc bê tông). Trong trường hợp nóc chuồng nuôi không được bọc kín nóc bằng lưới thép phải có thêm một (01) m phía trên nhô hướng vào phía trong chuồng nuôi với góc 45 độ cùng với 3 đường dây dẫn xung điện kéo song song cách đều nhau 20 cm.

- Hàng rào kính: chiều cao tối thiểu 5 m. Kính cường lực trong suốt dày tối thiểu 36 mm hoặc kính thủy tinh hữu cơ (Arcrylic) dày tối thiểu 45 mm bảo đảm thú không thể phá vỡ.

- Hàng rào kim loại:

i) Thanh kim loại đặc có đường kính tối thiểu 12 mm; khoảng cách giữa các thanh kim loại tối đa 10 cm; hoặc lưới kim loại đặc đường kính tối thiểu 5 mm, kích thước ô lưới tối đa (10 x 15) cm.

ii) Cao tối thiểu 5 m theo phương thẳng đứng. Trong trường hợp nóc chuồng nuôi không được bọc kín nóc bằng lưới thép phải có thêm 1 m phía trên nhô hướng vào phía trong chuồng nuôi với góc 45 độ cùng với 3 đường dây dẫn xung điện kéo song song cách đều nhau 20 cm.

Nếu là cơ sở nuôi trưng bày, phải có thêm một lớp hàng rào xung điện gồm 5 đường dây dẫn xung điện kéo song song với nhau có chiều cao 1,2 m ở phía trong, cách hàng rào ngăn từ 30 cm đến 50 cm để ngăn không cho thú tiếp cận với hàng rào bao quanh. Hai hệ thống xung điện hoạt động độc lập.

b) Hào khô: phía trên miệng hào có chiều rộng tối thiểu 7,6 m và sâu tối thiểu 5 m.

c) Hào nước: rộng tối thiểu 5 m, mực nước sâu tối thiểu 1,8 m, và cao tối thiểu 2 m tính từ mặt nước, bề mặt tường trơn nhẵn để ngăn chặn thú leo trèo, hoặc rộng tối thiểu 5 m, sâu 1,8 m và cao 1 m tường trơn nhẵn tính từ mặt nước và lắp đặt 5 đường xung điện.

4. Hàng rào bao quanh, hào ngăn cách

CHÚ THÍCH: Không trồng những cây lớn sát vành đai hàng rào để tránh trường hợp hổ và sư tử có thể leo lên và trốn thoát.

5  Yêu cầu kỹ thuật cho chuồng nuôi gấu chó và gấu ngựa

5.1  Các loại đinh, ốc vít sử dụng trong xây dựng phải được gắn hoặc đóng chặt vào gỗ để tránh gây thương tích và không tạo ra góc chết (góc không có lối thoát) trong sân chơi.

5.2  Phần mái của khu nhốt phải chắc chắn, chịu được trọng lượng của gấu nếu gấu trèo lên và đu bám, có đường thoát nước, có ít nhất hai mặt tường được xây với chất liệu đặc như gạch hoặc bê tông để cung cấp chỗ ở và không gian riêng cho gấu.

5.3  Cần đảm bảo đủ chỗ nằm cho mỗi cá thể gấu bằng cấu trúc ván cao hoặc võng rộng rãi (làm bằng sắt trơn) để tránh xảy ra tranh giành giữa các cá thể.

5.4  Các yêu cầu kỹ thuật cho chuồng nuôi gấu chó và gấu ngựa được đưa ra trong Bảng 2. Hình minh họa chuồng nuôi gấu chó và gấu ngựa tham khảo tại Phụ lục B.

Bảng 2- Yêu cầu kỹ thuật cho chuồng nuôi gấu chó và gấu ngựa

Hạng mục

Yêu cầu

1. Chuồng nuôi

Diện tích tối thiểu 100 m2 cho một cá thể

2. Sân chơi

a) Diện tích tối thiểu 90 m2 cho một cá thể. Mỗi cá thể thêm vào cần thêm 45 m2.

b) Thành bể nước phải dốc thoải vào giữa với kích thước tối thiểu rộng 0,9 m, dài 1,2 m, sâu 0,6 m.

3. Khu nhốt

a) Một khu nhốt tối đa 2 cá thể gấu. Diện tích tối thiểu 10 m2 cho một cá thể với kích thước chiều nhỏ nhất tối thiểu 3 m. Tối đa hai cá thể Gấu ngựa hoặc Gấu chó trong một khu nhốt. Nếu nhốt 2 cá thể, diện tích cần tăng thêm 50%.

b) Cao tối thiểu 2,4 m tính từ mặt sàn đến điểm thấp nhất của mái khu nhốt.

c) Tường bằng bê tông (dày tối thiểu 10 cm) hoặc các vật liệu kiên cố khác như gạch, đá... (dày tối thiểu 20 cm) bao quanh có thể kết hợp với khung lưới hoặc thanh kim loại theo yêu cầu như sau: thanh thép tròn đặc đường kính tối thiểu 12 mm cách đều tối đa 7 cm, hoặc lưới kim loại đặc đường kính tối thiểu 5 mm, kính thước ô lưới tối đa (7,6 x 7,6) cm.

d) Cửa cao tối thiểu 100 cm, rộng tối thiểu 80 cm; hệ thống ròng rọc cửa sập cần bọc dây chống gấu mắc móng vào.

4. Hàng rào bao, hào nước quanh

a) Hàng rào bao quanh: Bắt buộc phải có hai lớp rào xung điện hoạt động độc lập. Lớp thứ nhất lắp đặt tại phần nhô vào trong nghiêng 45 độ. Lớp thứ hai bao gồm tối thiểu 4 đường dây dẫn xung điện cao 1,2 m cách hàng rào lưới kim loại từ 0,1 m đến 0,2 m. Căn cứ vào điều kiện của cụ thể, cơ sở nuôi thể lựa chọn một trong số loại hàng rào bao quanh sau:

Hàng rào cứng: cao tối thiểu 3,5 m và 1 m rào chắn phía trên nghiêng vào phía trong chung nuôi góc 45 độ; có 3 đường dẫn xung điện chạy song song cách đều nhau từ 20 cm đến 30 cm. Tường bằng gạch hoặc bê tông xi măng dầy tối thiểu 20 cm, mặt tường trơn, nhẵn để chống gấu leo, bám.

- Hàng rào kim loại:

+ Lưới kim loại đặc đường kính tối thiểu 5 mm với kích thước tối đa ô lưới (7,6 x 7,6) cm hoặc thanh kim loại đặc đường kính tối thiểu 12 mm cách đều tối đa 7 mm.

+ Cao tối thiểu 2,5 m. Nếu không phủ kín nóc chuồng nuôi bằng lưới kim loại thì phải lắp đặt 1 m chắn nghiêng 45 độ vào phía trong chuồng nuôi có 3 đường xung điện song song cách đều nhau từ 20 cm đến 30 cm.

b) Hào nước bao quanh: rộng tối thiểu 3 m, mực nước sâu tối thiểu 2 m kết hợp với tường láng cao tối thiểu 2 m, hoặc 1 m tường láng cao tối thiểu 1 m có chắn nghiêng rộng tối thiểu 1 mét với tối thiểu 3 đường dẫn xung điện.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Hình minh họa chuồng nuôi hổ và sư tử

CHÚ DẪN

1  Cửa trượt, cửa sập

2  Khoảng cách giữa các thanh kim loại mặt trước

Hình A.1 - Hình minh họa khu nhốt hổ và sư tử

CHÚ DẪN

1  Hàng rào bao quanh bằng lưới kim loại hoặc kính hoặc tường rắn

2  Độ dốc sàn khu nhốt

3  Dây dẫn xung điện

4  Chắn nghiêng 45 độ vào phía trong chuồng

5  Hàng rào công cộng

Hình A.2 - Hình minh họa mặt cắt ngang chuồng nuôi hổ và sư tử với hàng rào bao quanh bằng kim loại hoặc kính hoặc tường rắn

CHÚ DẪN

1  Hàng rào bao quanh ngăn chặn tiếp cận với hào khô từ ngoài chuồng nuôi

2  Độ dốc sàn khu nhốt

3  Hào khô

Hình A.3 - Hình minh họa mặt cắt ngang chuồng nuôi hổ và sư tử với hào khô ngăn cách

CHÚ DẪN

1  Hào nước

2  Độ dốc sàn khu nhốt

3  Tường trơn nhẵn

Hình A.4 - Hình minh họa mặt cắt ngang chung nuôi hổ và sư tử với hào nước ngăn cách

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hình minh họa chuồng nuôi gấu chó và gấu ngựa

CHÚ DẪN

1  Cửa trượt, cửa sập

2  Khoảng cách giữa các thanh kim loại mặt trước

Hình B.1 - Hình minh họa khu nhốt gấu chó và gấu ngựa

CHÚ DẪN

1  Độ dốc sàn khu nhốt

2  Hàng rào bao quanh bằng lưới kim loại hoặc tường rắn trơn nhẵn

3  Dây dẫn xung điện

4  Chắn nghiêng 45 độ vào phía trong chuồng nuôi

5  Hàng rào công cộng

Hình B.2 - Hình minh họa mặt cắt ngang chuồng nuôi gấu chó và gấu ngựa với hàng rào bao quanh bằng kim loại hoặc tường rắn

CHÚ DẪN

1  Độ dốc sàn khu nhốt đảm bảo thoát nước, dễ làm vệ sinh

2  Hào nước bao quanh

3  Tường trơn nhẵn

Hình B.3 - Minh họa mặt cắt ngang chuồng nuôi gấu chó và gấu ngựa với hào nước bao quanh

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Animal Care & Enclosure Standards and Related Policies. Zoological Association of American. 2016 version. (Chăm sóc động vật & tiêu chuẩn chuồng nuôi và các chính sách liên quan. Hiệp hội vườn thú Hoa Kỳ. Phiên bản 2016).

[2] Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.

[3]. Guidelines for Containing Zoo Animals in New Zealand, The Zoo and Aquarium Association New Zealand. Version # 2. 2013. (Hướng dẫn nuôi nhốt động vật vườn thú New Zealand. Hiệp hội vườn thú và thủy cung New Zealand. Phiên bản 2. 2013).

[4]. Global Federation of Animal Sanctuaries. Standards for Bear Sanctuaries. 2013. (Hiệp hội khu bảo tồn động vật toàn cầu 2013, “Tiêu chuẩn khu bảo tồn Gấu”.)

[5]. Global Federation of Animal Sanctuaries. Standards for Felid Sanctuaries. 2018. (Hiệp hội các khu bảo tồn động vật toàn cầu 2018, “Tiêu chuẩn khu bảo tồn động vật họ Mèo”).

[6]. Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

[7]. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý, hiếm, và thực thi Công ước về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

[8]. Standards for Exhibiting Carnivores in New South Wales. 2016. (Tiêu chuẩn trưng bày thú ăn thịt tại tiểu bang NSW. 2016).

[9]. Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi