Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13534:2022 Viên nén gỗ - Các yêu cầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13534:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13534:2022 Viên nén gỗ - Các yêu cầu
Số hiệu:TCVN 13534:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:13/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13534:2022

VIÊN NÉN GỖ - CÁC YÊU CẦU

Wood pellets - Requirements

Lời nói đầu

TCVN 13534:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ISO 17225-1:2014 Solid biofuels - Fuel specifications and classes Part 1: General requirements.

TCVN 13534:2022 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VIÊN NÉN GỖ - CÁC YÊU CẦU

Wood pellets - Requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với sản phẩm viên nén gỗ được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ: gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng, gỗ nguyên, sản phẩm phụ và phế liệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, gỗ đã qua sử dụng nhưng chưa được xử lý hóa học.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các viên nén sinh khối đã qua xử lý nhiệt (như viên nén đã được xử lý bằng phương pháp nung ở nhiệt độ từ 200 °C đến 300 °C).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 16559, Solid biofuels - Terminology, definitions and descriptions (Nhiên liệu sinh học rắn - Thuật ngữ, định nghĩa và mô tả)

ISO 16994, Solid biofuels - Determination of total content of sulfur and chlorine (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định tổng hàm lượng lưu huỳnh và clo)

ISO 17828, Solid biofuels - Determination of bulk density (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định mật độ khối)

ISO 17829, Solid Biofuels - Determination of length and diameter of pellets (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định chiều dài và đường kính của viên nén)

ISO 17831-1, Solid biofuels - Determination of mechanical durability of pellets and briquettes - Part 1: Pellets (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định độ bền cơ học của viên nén và than đóng bánh - Phần 1: Viên nén)

ISO 18122, Solid biofuels - Determination of ash content (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định hàm lượng tro)

ISO 18123, Solid biofuels - Determination of the content of volatile matter (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định hàm lượng chất bay hơi)

ISO 18125, Solid biofuels - Determination of calorific value (Nhiên liệu sinh học rắn, xác định giá trị nhiệt lượng)

ISO 18846, Solid biofuels - Determination of fines content in quantities of pellets - Manual sieve method using 3,15 mm sieve aperture (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định hàm lượng vụn trong tổng số viên nén - Phương pháp sàng thủ công, sử dụng sàng có đường kính lỗ 3,15 mm)

ISO 18134-1, Solid biofuels - Determination of moisture content - Oven dry method - Part 1: Total moisture - Reference method (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định độ ẩm - Phương pháp sấy khô kiệt - Phần 1: Độ ẩm toàn phần - Phương pháp chuẩn)

ISO 18134-2, Solid biofuels - Determination of moisture content - Oven dry method - Part 2: Total moisture - Simplified method (Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định độ ẩm - Phương pháp sấy khô kiệt - Phần 2: Độ ẩm toàn phần - Phương pháp đơn giản hóa)

CEN/TS 15370-1, Solid Biofuels - Method for the determination of ash melting behaviour - Part 1: Characteristic temperatures method (Nhiên liệu sinh học rắn - Phương pháp xác định định tính tan chảy của tro - Phần 1: Phương pháp nhiệt độ đặc trưng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng một số thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 16559 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Viên nén gỗ (Wood pellets)

Dạng nhiên liệu sinh học được nén lại từ sinh khối gỗ, hoặc không sử dụng phụ gia, thường dạng hình trụ và hai đầu không phẳng.

CHÚ THÍCH 1: Nguyên liệu cho viên nén gỗ là sinh khối gỗ do nghiền nhỏ trước khi nén phù hợp với nguồn gốc và xuất xứ nêu tại Bảng 1 của TCVN 13534:2022. Viên nén được sản xuất bằng khuôn ép với độ ẩm tương đối của nguyên liệu thường nhỏ hơn 10 %.

CHÚ THÍCH 2: Sinh khối gỗ sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất viên nén được nghiền theo kích thước phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Xác định phân bố kích thước của viên nén sau khi sản xuất được thực hiện theo ISO 17830.

3.2

Ứng dụng thương mại (Commerical application)

Phương tiện hoặc thiết bị dùng để đốt nhiên liệu sinh học cần phải tương đồng với những yêu cầu về sử dụng nhiên liệu trong dân dụng.

CHÚ THÍCH: Ứng dụng thương mại không thể nhầm lẫn với ứng dụng công nghiệp, vì ứng dụng công nghiệp có thể sử dụng các loại vật liệu hơn và có các yêu cầu nhiên liệu khác nhau.

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

d: Độ khô (tính trên khối lượng khô)

ar: mẫu nhận được

w-%: phần trăm khối lượng

A: Hàm lượng tro ở điều kiện khô, Ad (phần trăm khối lượng)

BD: Mật độ khối của mẫu (kg/m3)

C: Lượng cacbon cố định ở điều kiện khô, Cf (phần trăm khối lượng)

D: Đường kính của mẫu, D (mm)

DU: Độ bền cơ học của mẫu (phần trăm khối lượng)

F: Hàm lượng hạt mịn của mẫu (phần trăm khối lượng)

L: Chiều dài của mẫu nhận được, L (mm)

M: Độ ẩm của mẫu tính trên khối lượng ướt, Mar  (phần trăm khối lượng)

qv,gr,d: Tổng giá trị nhiệt lượng thể tích không đổi, điều kiện khô (MJ/kg hoặc kWh/kg)

qp,net,d: Giá trị nhiệt lượng thực ở áp suất không đổi, điều kiện khô (MJ/kg hoặc kWh/kg)

Q: Giá trị nhiệt lượng của mẫu ở áp suất không đổi, qp,net,ar (MJ/kg hoặc kWh/kg hoặc MWh/t)

VM: Chất bay hơi ở điều kiện khô (phần trăm khối lượng)

5  Các yêu cầu

5.1  Nguồn gốc và xuất xứ

Nguồn gốc và xuất xứ của viên nén gỗ được đưa ra trong bảng 1

Bảng 1 - Nguồn gốc và xuất xứ của viên nén gỗ

1. Gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng và gỗ nguyên

1.1  Toàn bộ cây gỗ trừ phần rễ

- Gỗ cây lá rộng

- Gỗ cây lá kim

- Gỗ cây trồng có chu kỳ ngắn

- Cây bụi

- Hỗn hợp

 

1.2  Toàn bộ cây gỗ và rễ

- Gỗ cây lá rộng

- Gỗ cây lá kim

- Gỗ cây trồng có chu kỳ ngắn

- Cây bụi

- Hỗn hợp

1.3  Thân gỗ

- Gỗ cây lá rộng cả vỏ

- Gỗ cây lá kim cả vỏ

- Gỗ cây lá rộng không vỏ

- Gỗ cây lá kim không vỏ

- Hỗn hợp

1.4  Sản phẩm phụ sau khai thác gỗ

- Gỗ cây lá rộng, tươi bao gồm cả lá

- Gỗ cây lá kim, tươi bao gồm cả lá

- Gỗ cây lá rộng ở bãi gỗ

- Gỗ cây lá kim ở bãi gỗ

- Hỗn hợp

1.5  Gốc/Rễ

- Gỗ cây lá rộng

- Gỗ cây lá kim

- Gỗ cây trồng có chu kỳ ngắn

- Cây bụi

- Hỗn hợp

1.6  Vỏ cây (từ hoạt động lâm nghiệp)

1.7  Gỗ từ vườn nhà, công viên, trồng ven đường, cây ăn quả, gỗ trôi dạt từ nước ngọt

1.8  Hỗn hợp

2. Sản phẩm phụ và phế liệu trong quá trình chế biến gỗ

2.1  Sản phẩm phụ và phế liệu chế biến gỗ chưa qua xử lý hóa học

- Gỗ cây lá rộng cả vỏ

- Gỗ cây lá kim cả vỏ

- Gỗ cây lá rộng không vỏ

- Gỗ cây lá kim không vỏ

- Vỏ cây (từ hoạt động chế biến gỗ)

 

2.2  Sản phẩm phụ, phế liệu, sợi gỗ và các thành phần gỗ khác đã qua xử lý hóa học

- Không có vỏ cây

- Có vỏ cây

- Vỏ cây (từ hoạt động chế biến gỗ)

- Sợi gỗ và các thành phần gỗ khác

2.3  Hỗn hợp

3. Gỗ đã sử dụng

3.1  Gỗ đã sử dụng, chưa qua xử lý hóa học

- Không có vỏ cây

- Có vỏ cây

- Vỏ cây

3.2  Gỗ đã sử dụng và qua xử lý hóa học

- Không có vỏ cây

- Có vỏ cây

- Vỏ cây

3.3  Hỗn hợp

 

4. Hỗn hợp

5.2  Quy cách sản phẩm

Viên nén gỗ có chiều dài điển hình từ 5 mm đến 40 mm, đường kính tối đa 25 mm.

5.3  Đặc tính kỹ thuật

Đặc tính kỹ thuật của viên nén gỗ được đưa ra trong Bảng 2.

Bảng 2 - Đặc tính kỹ thuật của viên nén gỗ

 

Chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật

Ghi chú

Quy định

Nguồn gốc

Theo bảng 1

Quy cách sản phẩm

Xem 5.2

Kích thước (mm) theo ISO 17829

Đường kính (D)chiều dài (L)a

D06

6 mm ± 1,0 mm

3,15 mm < L 40 mm

Hình 1 - Ví dụ điển hình viên nén gỗ, kích thước tính bằng milimet

D08

8 mm ± 1,0 mm và

3,15 mm < L 40 mm

D10

10 mm ± 1,0 mm và

3,15 mm < L 40 mm

D12

12 mm ± 1,0 mm và

3,15 mm < L 50 mm

D25

25 mm ± 1,0 mm và

10 mm < L 50 mm

Độ ẩm, M (%) theo ISO 18134-1; ISO 18134-2

M05

5 %

M08

8 %

M10

10%

M12

12%

M15

15%

Hàm lượng tro, A (%) theo ISO 18122

A0.5

0,5 %

A0.7

0,7 %

A1.0

1,0%

A1.2

1,2%

A1.5

1,5%

A2.0

2,0 %

A3.0

3,0 %

A4.0

4,0 %

A5.0

5,0 %

A6.0

≤ 6,0 %

A7.0

7,0 %

A8.0

8,0 %

A10.0

10,0%

A10.0+

> 10,0 % (giá trị tối đa phải được công bố)

Độ bền cơ học, DU (% khối lượng viên nén sau thử nghiệm) theo ISO 17831-1

DU98.0

98,0 %

DU97.5

97,5 %

DU96.5

96,5 %

DU96.0

96,0 %

DU95.0

95,0 %

DU95.0-

< 95,0 % (giá trị tối thiểu phải được công bố)

Hàm lượng hạt mn, F (%; < 3,15 mm) sau khi sản xuất hoặc đóng gói, theo ISO 18846

F1.0

1,0%

F2.0

2.0 %

F3.0

3.0 %

F4.0

4.0 %

F5.0

5.0 %

F6.0

6.0 %

F6.0+

> 6.0 % (giá trị tối đa phải được công bố)

Chất phụ gia (%, khối lượng của lượng ép)b

Loại và hàm lượng của chất hỗ trợ, chất hạn chế hoặc bất kỳ các chất phụ gia khác phải được nêu rõ

Khối lượng riêng, BD (kg/m3 điều kiện thực tế) theo ISO 17828

BD550

550 kg/m3

BD580

580 kg/m3

BD600

600 kg/m3

BD625

625 kg/m3

BD650

650 kg/m3

BD700

700 kg/m3

BD750

750 kg/m3

BD800+

> 800 kg/m3 (giá trị tối thiểu phải được công bố)

Giá trị nhiệt lượng thực, Q (MJ/kg hoặc kWh/kg) theo ISO 18125

Giá trị tối thiểu được công bố c

Nitơ, N (%) theo ISO 16948

N0.2

0,2 %

Tham khảo đối với:

Tất cả các nhiên liệu không được xử lý hóa học

N0.3

0,3 %

N0.5

0,5 %

N0.6

0,6 %

N0.7

0,7 %

N1.0

1,0%

N1.5

1,5 %

N2.0

2,0 %

N3.0

3,0 %

N3.0+

> 3,0 % (Giá trị tối đa phải được công bố)

 

Lưu huỳnh, S (%) theo ISO 16994

S0.02

0,02 %

Tham khảo đối với:

Tất cả các nhiên liệu không được xử lý hóa học

S0.03

0,03 %

S0.04

0,04 %

S0.05

0,05 %

S0.08

0,08 %

S0.10

0,10%

S0.20

0,20 %

S0.20+

> 0,20 % (Giá trị tối đa phải được công bố)

Clo, Cl (%) theo ISO 16994

Cl0.01

0,01 %

 

Cl0.02

0,02 %

 

Cl0.03

0,03 %

 

Cl0.05

0,05 %

 

Cl0.07

0,07 %

 

Cl0.10

0,10 %

 

Cl0.20

0,20 %

 

Cl0.30

0,30 %

 

Cl0.30+

> 0,30 % (Giá trị tối đa phải được công bố)

 

Sự phân bố của các kích thước hạt viên nén (%) theo ISO 17830

Giá trị được công bố của viên nén gỗ cho sử dụng công nghiệp

Tham khảo

Đặc tính tan chảy của troe (°C) theo CEN/TS 15370-1

Nên được công bố

a Lượng viên nén dài hơn 40 mm (hoặc 50 mm) có thể chiếm 5 % khối lượng. Chiều dài tối đa cho các loại D06, D08 và D10 phải 45 mm. Viên nén phải dài hơn 3,15 mm, nếu chúng nằm trên sàng có lỗ tròn đường kính 3,15 mm.

b Lượng phụ gia tối đa là 20 % khối lượng ép. Công bố loại phụ gia ( dụ: tinh bột, bột ngô, bột khoai tây, dầu thực vật, lignin). Nếu lượng phụ gia lớn hơn thì nguyên liệu thô cho sản xuất viên nén là dạng hỗn hợp các loại.

c Giá trị tối thiểu đối với các viên sinh khối đã được nung hoặc xử lý bằng nhiệt khác thường 18 MJ/kg.

d Các bon cố định (%) được tính bằng cách sau: 100% - [độ ẩm (%) + tro (%) + chất bay hơi (%)]. Tt cả tỷ lệ phần trăm trên được tính cùng độ ẩmsở.

e Cần đặc biệt chú ý đến đặc tính tan chảy của tro đối với một số nhiên liệu sinh khối, ví dụ như bạch đàn, cây dương, cây có chu kỳ sinh trưởng ngắn, rơm rạ,...Khuyến nghị rằng tất cả các nhiệt độ đặc trưng (nhiệt độ bắt đầu co rút (SST), nhiệt độ biến dạng (DT), nhiệt độ hình bán cầu (HT) và nhiệt độ chảy (FT) trong điều kiện oxy hóa phải được nêu, nhiệt độ tiền xử lý tro lớn hơn 550 °C thì cần được nêu rõ.

     

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các giá trị điển hình của nhiên liệu sinh khối rắn

Bảng A.1 Giá trị điển hình đối với vật liệu gỗ nguyên, không có hoặc ít lượng vỏ, lá

Thông số

Đơn vị

Gỗ cây lá kim cả vỏ

Gỗ cây lá rộng cả vỏ

Giá trị đin hình

Mức biến động điển hình

Giá trị điển hình

Mức biến động điển hình

Tro

w-% d

0,3

Từ 0,1 đến 1,0

0,3

Từ 0,2 đến 1,0

Tổng giá trị nhiệt lượng, qv,gr,d

MJ/kg d

20,5

Từ 20,0 đến 20,8

20,1

Từ 19,4 đến 20,4

Giá trị nhiệt lượng thực qp,net,d

MJ/kg đ

19,1

Từ 18,5 đến 19,8

18,9

Từ 18,4 đến 19,2

Các bon, C

w-% d

51

Từ 47 đến 54

49

Từ 48 đến 52

Hydro, H

w-% d

6,3

Từ 5,6 đến 7,0

6,2

Từ 5,9 đến 6,5

Oxy, O

w-% d

42

Từ 40 đến 44

44

Từ 41 đến 45

Nitơ, N

w-% d

0,1

< 0,1 đến 0,5

0,1

< 0,1 đến 0,5

Lưu huỳnh, S

w-% d

< 0,02

< 0,01 đến 0,02

0,02

< 0,01 đến 0,05

Clo, Cl

w-% d

0,01

< 0,01 đến 0,03

0,01

< 0,01 đến 0,03

Flo, F

w-% d

< 0,000 5

< 0,000 5

< 0,000 5

< 0,000 5

Nhôm, Al

mg/kg d

100

Từ 30 đến 400

20

< 10 đến 50

Canxi, Ca

mg/kg d

900

Từ 500 đến 1000

1200

Từ 800 đến 20000

Sắt, Fe

mg/kg d

25

Từ 10 đến 100

25

Từ 10 đến 100

Kali, K

mg/kg d

400

Từ 200 đến 500

800

Từ 500 đến 1500

Magiê, Mg

mg/kg d

150

Từ 100 đến 200

200

Từ 100 đến 400

Mangan, Mn

mg/kg d

100

Từ 40 đến 200

83

Không quy định

Natri, Na

mg/kg d

20

Từ Từ 10 đến 50

50

Từ 10 đến 200

Photpho, P

mg/kg d

60

50 đến 100

100

Từ 50 đến 200

Silic, Si

mg/kg d

150

Từ 100 đến 200

150

Từ 100 đến 200

Titan, Ti

mg/kg d

< 20

< 20

< 20

< 20

Asen, As

mg/kg d

< 0,1

< 0,1 đến 1,0

< 0,1

< 0,1 đến 1,0

Cadimi, Cd

mg/kg d

0,10

< 0,05 đến 0,50

0,10

< 0,05 đến 0,50

Crôm, Cr

mg/kg d

1,0

Từ 0,2 đến 10,0

1,0

Từ 0,2 đến 10,0

Đồng, Cu

mg/kg d

2,0

Từ 0,5 đến 10,0

2,0

Từ 0,5 đến 10,0

Thủy ngân, Hg

mg/kg d

0,02

< 0,02 đến 0,05

0,02

< 0,02 đến 0,05

Niken, Ni

mg/kg d

0,5

< 0,1 đến 10,0

0,5

<0,1 đến 10,0

Chì, Pb

mg/kg d

2,0

< 0,5 đến 10,0

2,0

< 0,5 đến 10,0

Vanadi, V

mg/kg d

< 2

< 2

< 2

< 2

Kẽm, Zn

mg/kg d

10

Từ 5 đến 50

10

Từ 5 đến 100

 

Bảng A.2 Giá trị điển hình đối với vật liệu nguyên vỏ

Thông số

Đơn vị

Vỏ gỗ cây lá kim

Vỏ gỗ cây lá rộng

Giá trị đin hình

Mức biến động điển hình

Giá trị điển hình

Mức biến động điển hình

Tro

w-% d

1,5

< 1 đến 5

1,5

Từ 0,8 đến 3,0

Tổng giá trị nhiệt lượng, qv,gr,d

MJ/kg d

20,4

Từ 18,0 đến 21,4

20

Từ 18,0 đến 22,7

Giá trị nhiệt lượng thực qp,net,d

MJ/kg d

19,2

Từ 17,5 đến 20,5

19

Từ 17,1 đến 21,3

Các bon, C

w-% d

52

Từ 48 đến 55

52

Từ 47 đến 55

Hydro, H

w-% d

5,9

Từ 5,5 đến 6,4

5,8

Từ 5,3 đến 6,4

Oxy, O

w-% d

38

Từ 34 đến 42

38

Từ 32 đến 42

Nitơ, N

w-% d

0,5

0,3 đến 0,9

0,3

Từ 0,1 đến 0,8

Lưu huỳnh, S

w-% d

0,03

< 0,02 đến 0,05

0,03

< 0,02 đến 0,20

Clo, Cl

w-% d

0,02

< 0,01 đến 0,05

0,02

< 0,01 đến 0,05

Flo, F

w-% d

0,001

<0,0005 đến 0,002

Không quy định

Không quy định

Nhôm, Al

mg/kg d

800

Từ 400 đến 1200

50

30 đến 100

Canxi, Ca

mg/kg d

5 000

Từ 1000 đến 15000

15 000

Từ 10000 đến 20000

Sắt, Fe

mg/kg d

500

Từ 100 đến 800

100

50 đến 200

Kali, K

mg/kg d

2 000

Từ 1000 đến 3000

2 000

Từ 1000 đến 3200

Magiê, Mg

mg/kg d

1 000

Từ 400 đến 1 500

500

Từ 400 đến 1000

Mangan, Mn

mg/kg d

500

Từ 9 đến 840

190

Không quy định

Natri, Na

mg/kg d

300

Từ 70 đến 2 000

100

Từ 20 đến 1000

Photpho, P

mg/kg d

400

Từ 20 đến 600

400

Từ 300 đến 700

Silic, Si

mg/kg d

2 000

Từ 500 đến 5 000

2 500

Từ 2000 đến 20000

Asen, As

mg/kg d

1,0

Từ 0,1 đến 4,0

0,4

Từ 0,1 đến 4

Cadimi, Cd

mg/kg d

0,5

Từ 0,2 đến 1,0

0,5

Từ 0,2 đến 1,2

Crôm, Cr

mg/kg d

5

Từ 1 đến 10

5

Từ 1 đến 30

Đồng, Cu

mg/kg d

5

Từ 3 đến 30

5

Từ 2 đến 20

Thủy ngân, Hg

mg/kg d

0,05

Từ 0,01 đến 0,1

< 0,05

Không quy định

Niken, Ni

mg/kg d

10

Từ 2 đến 20

10

Từ 2 đến 10

Chì, Pb

mg/kg d

4

Từ 1 đến 30

15

Từ 2 đến 30

Vanadi, V

mg/kg d

1,0

Từ 0,7 đến 2,0

2

Từ 1 to 4

Kẽm, Zn

mg/kg d

100

Từ 70 đến 200

50

Từ 7 đến 200

 

Bảng A.3 Giá trị điển hình đối với phế liệu sau khai thác gỗ

Thông số

Đơn vị

Gỗ cây lá kim, tươi bao gồm cả lá và ở bãi gỗ

Gỗ cây lá rộng, tươi bao gồm cả lá và ở bãi gỗ

Giá trị điển hình

Mức biến động điển hình

Giá trị điển hình

Mức biến động điển hình

Tro

w-% d

3,0

< 1 đến 10

5,0

Từ 2 đến 10

Tổng giá trị nhiệt lượng, qv,gr,d

MJ/kg d

20,5

Từ 19,5 đến 21,5

19,7

Từ 19,5 đến 20,0

Giá trị nhiệt lượng thực qp,net,d

MJ/kg d

19,2

Từ 18,5 đến 20,5

18,7

Từ 18,3 đến 18,5

Các bon, C

w-% d

51

Từ 48 đến 52

51

Từ 50 đến 51

Hydro, H

w-% d

6,0

Từ 5,7 đến 6,2

6,0

Từ 5,8 đến 6,1

Oxy, O

w-% d

40

Từ 38 đến 44

40

Từ 40 đến 43

Nitơ, N

w-% d

0,5

Từ 0,3 đến 0,8

0,5

Từ 0,3 đến 0,8

Lưu huỳnh, S

w-% d

< 0,02

< 0,02 đến 0,06

0,04

Từ 0,01 đến 0,08

Clo, Cl

w-% d

0,01

< 0,01 đến 0,04

0,01

< 0,01 đến 0,02

Flo, F

w-% d

0,001

Không quy định

0,002

Từ 0,0 đến 0,002

Nhôm, Al

mg/kg d

Không quy định

Không quy định

250

Từ 1 đến 3000

Canxi, Ca

mg/kg d

5 000

Từ 2000 đến 8000

4000

Từ 3000 đến 5000

Sắt, Fe

mg/kg d

1500

Từ 500 đến 2000

150

Từ 10 đến 1500

Kali, K

mg/kg d

2 000

Từ 1000 đến 4000

1500

Từ 1000 đến 4000

Magiê, Mg

mg/kg d

800

Từ 400 đến 2000

250

Từ 100 đến 400

Mangan, Mn

mg/kg d

130

Từ 80 đến 170

120

Từ 10 đến 800

Natri, Na

mg/kg d

200

Từ 75 đến 300

100

Từ 20 đến 200

Photpho, P

mg/kg d

500

Không quy định

300

Từ 30 đến 1000

Silic, Si

mg/kg d

3 000

Từ 200 đến 10000

150

Từ 75 đến 250

Titan, Ti

mg/kg d

Không quy định

Không quy định

7

Từ 1 đến 40

Asen, As

mg/kg d

0,6

Từ 0,2 đến 1

1

Từ 0 đến 2

Cadimi, Cd

mg/kg d

0,2

Từ 0,1 đến 0,8

0,5

Từ 0 đến 3

Crôm, Cr

mg/kg d

1

Từ 0,7 đến 1,2

8

Từ 1 đến 40

Đồng, Cu

mg/kg d

10

Từ 10 đến 200

10

Từ 1 đến 100

Thủy ngân, Hg

mg/kg d

0,03

Không quy định

0,02

Từ 0 đến 2

Niken, Ni

mg/kg d

1,6

Từ 0,4 đến 3

10

Từ 1 đến 80

Chì, Pb

mg/kg d

1,3

Từ 0,4 đến 4

1,5

Từ 0,5 đến 5

Vanadi, V

mg/kg d

0,6

Từ 0,1 đến 1

0,5

Từ 0,1 đến 3

Kẽm, Zn

mg/kg d

20

Từ 8 đến 30

50

Từ 2 đến 100

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ về các nguyên nhân gây nên mức độ sai lệch của tính chất và kết quả của xử lý các tính chất của sinh khối

Bảng B.1 Ví dụ về nguyên nhân gây nên mức độ sai lệch khác nhau của các tính chất

Tính chất

Độ lệch

Nguyên nhân có thể

Hàm lượng tro, d

Cao

- Ô nhiễm đất/cát

- Hàm lượng vỏ cây cao hơn quy định (chỉ với gỗ)

- Phụ gia vô cơ

- Xử lý hóa chất như: sơn, bảo quản (chỉ với gỗ)

Giá trị nhiệt lượng thực qp,net,d

Thấp

- Hàm lượng tro cao

- Hàm lượng vật liệu dễ cháy có nhiệt lượng thấp: keo dán,..(chỉ với gỗ)

Giá trị nhiệt lượng thực qp,net,d

Cao

- Hàm lượng vật liệu dễ cháy có nhiệt lượng cao: nhựa, dầu thực vật, dầu khoáng, nhựa dẻo,..

Ni tơ, d

Cao

- Hàm lượng vỏ cây cao hơn quy định (chỉ với gỗ)

- Keo dán

- Nhựa dẻo

Lưu huỳnh, d

Cao

- Hàm lượng vỏ cây cao hơn quy định (chỉ với gỗ)

- Phụ gia hữu cơ: bột ngô, bột khoai tây

- Phụ gia có chứa hợp chất lưu huỳnh

- Xử lý với hóa chất có chứa lưu huỳnh

Clo, d

Cao

- Hàm lượng vỏ cây cao hơn quy định (chỉ với gỗ)

- Nguyên liệu nguồn gốc tiếp xúc gần nước biển

- Ô nhiễm trong quá trình bảo quản, vận chuyển

- Ngâm tẩm chế phẩm bảo quản gỗ

Silic, d

Cao

- Ô nhiễm đất/cát

- Hàm lượng vỏ cây, lá cao hơn quy định (chỉ với gỗ)

Titan, d

Cao

- Sơn (chỉ với gỗ)

Asen, d

Cao

- Hóa chất bảo quản

Crôm, d

Cao

- Hóa chất bảo quản

- Ô nhiễm đất/cát

Đồng, d

Cao

- Hóa chất bảo quản

- Ô nhiễm đất/cát

Thủy ngân, d

Cao

- Ô nhiễm đất/cát

Cadami, d

Cao

- Sơn (chỉ với gỗ)

- Nhựa dẻo

- Phân bón như tro, bùn lắng từ xử lý nước thải hoặc xử lý hóa chất

Niken, d

Cao

- Ô nhiễm từ máy móc làm việc

- Dầu máy

Chì, d

Cao

- Ô nhiễm môi trường

- Sơn (chỉ với gỗ)

- Nhựa dẻo

- Phân bón như tro, bùn lắng từ xử lý nước thải hoặc xử lý hóa chất

 

Bảng B.2 Ví dụ về các hậu quả do xử lý hoặc lưu trữ vận chuyển nguyên liệu đến các tính chất của sinh khối

Trường hợp

Hậu quả có thể

Xử lý, lưu kho và vận chuyển

- Tăng hàm lượng tro, Silic do ô nhiễm đất/cát

- Tăng hàm lượng clo nếu nhiễm nước muối

Ô nhiễm cơ học

- Tăng hàm lượng kim loại: sắt, crom, niken từ công cụ, máy móc làm việc

Ô nhiễm môi trường

- Tăng hàm lượng clo do lắng đọng sương mù/nước biển

- Tăng hàm lượng kim loại nặng như chì, kẽm do tiếp xúc với các hoạt động giao thông công cộng

- Tăng hàm lượng cadimi, chì do phân bón (ví dụ: tro bùn lắng)

Phụ gia

Hậu quả có thể

Phụ gia vô cơ

- Đá vôi

- Cao lanh

- Tăng hàm lượng tro và canxi

- Tăng hàm lượng tro, silic và nhôm

Phụ gia hữu cơ

 

- Sinh khối rắn khác

- Thay đổi phụ thuộc vào loại và chất lượng vật liệu cụ thể (ví dụ: hàm lượng bột ngô và khoai tây cao hơn có thể làm tăng hàm lượng tro và lưu huỳnh)

- Dầu thực vật

- Tăng giá trị nhiệt lượng

Xử lý hóa chất

Hậu quả có thể

Keo dán

- Tăng hàm lượng Nitơ

- Giảm giá trị nhiệt lượng

Kiềm

- Tăng hàm lượng Natri

Sơna

- Tăng hàm lượng tro

- Tăng hàm lượng kim loại: chì, titan, kẽm,..tùy thuộc vào chất tạo mầu thực tế

Nhựa dẻoa

- Tăng giá trị nhiệt lượng

- Tăng hàm lượng Nitơ, N (Ví dụ nhựa ABS,..)

- Tăng hàm lượng Clo hoặc Flo (Ví dụ nhựa PVC, PTFE,..)

- Tăng hàm lượng kim loại: cadimi, chì, kẽm,..phụ thuộc vào hàm lượng chất phụ gia trong nhựa.

Ngâm tẩma

- Tăng hàm lượng tro

- Tăng hàm lượng: Asen, Boron, Clo, Crôm, đồng, sắt,..phụ thuộc vào việc sử dụng hóa chất ngâm tẩm

Axit Sunfuric

Tăng hàm lượng lưu huỳnh, S

a Các xử lý hóa học có chứa các hợp chất hữu cơ halogen (như Cl, F) hoặc kim loại nặng (như As, Pb) không được bao gồm trong phạm vi của tiêu chuẩn

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 16948, Solid biofuels - Determination of total content of carbon, hydrogen and nitrogen

[2] ISO 16967, Solid biofuels - Determination of major elements

[3] ISO 16968, Solid biofuels - Determination of minor elements

[4] ISO 17830, Solid biofuels - Particle size distribution of disintegrated pellets

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi