Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2023 Công trình thủy lợi - Quản lý tưới nước vùng không ảnh hưởng triều
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8415:2023
Số hiệu: | TCVN 8415:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 28/11/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8415:2023
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUẢN LÝ TƯỚI NƯỚC VÙNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG TRIỀU
Hydraulic structure - Irrigation management for non- tidal area
Lời nói đầu
TCVN 8415 : 2023 thay thế TCVN 8415 : 2010.
TCVN 8415 : 2023 do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUẢN LÝ TƯỚI NƯỚC VÙNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG TRIỀU
Hydraulic structure - Irrigation management for non- tidal area
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định việc quản lý công trình thủy lợi và xây dựng kế hoạch sử dụng nước, phân phối nước tưới ở vùng không ảnh hưởng triều. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công trình đê điều và công trình phòng chống thiên tai.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):
TCVN 8412, Công trình thủy lợi - Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi;
TCVN 8304, Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi;
TCVN 8414, Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước;
TCVN 8416, Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm và tuốc bin;
TCVN 8417, Công trình thủy lợi - Quy trình vận hành trạm bơm điện;
TCVN 8418, Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống;
TCVN 9164, Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh;
TCVN 8643, Công trình thủy lợi - Cấp hạn hán đối với nguồn nước tưới và cây trồng được tưới;
TCVN 9168, Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Phương pháp xác định hệ số tưới lúa;
TCVN 8641, Công trình thủy lợi - Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm;
TCVN 8367, Công trình thủy lợi - Yêu cầu quan trắc, giám sát và dự báo chất lượng nước.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Tổ chức thủy lợi cơ sở (on-farm irrigation unit)
Tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
3.2
Vùng không ảnh hưởng triều (non-tidal area)
Vùng mà mực nước và độ mặn ở nguồn nước (tưới) không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng không đáng kể của hiện tượng nước biển dâng lên và rút xuống theo chu kỳ do sự thay đổi của lực hấp dẫn giữa mặt trăng, mặt trời và trái đất.
3.3
Quản lý tưới (irrigation management)
Là hoạt động bao gồm các công tác xây dựng kế hoạch cấp nước, vận hành, điều tiết, phân phối nước, quan trắc, bảo vệ môi trường, trong hệ thống công trình thủy lợi.
4 Nguyên tắc chung
4.1 Công trình thủy lợi vùng không ảnh hưởng triều phải mang tính độc lập nhất định cho một khu vực (có ranh giới tự nhiên như bờ vùng, đê, kênh tưới/tiêu), không chia cắt theo địa giới hành chính.
4.2 Khu vực cấp nước tưới phải được độc lập với khu vực khác và có các công trình đảm bảo cấp nước và được mô tả chi tiết trên bản đồ.
4.3 Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; chủ động trong mọi tình huống, bảo đảm chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
4.4 Quản lý tưới nước phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.
5. Các quy định cụ thể nội dung công tác quản lý tưới
5.1 Quản lý nước tưới và nhu cầu dùng nước
- Đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nước;
- Tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng; sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, hài hòa lợi ích của các bên liên quan mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu;
- Tính toán nhu cầu sử dụng nước theo từng thời kỳ, thời điểm đối với đơn vị sử dụng nước.
5.2 Quản lý vận hành công trình thủy lợi
5.2.1 Yêu cầu trong quản lý, vận hành công trình thủy lợi
- Vận hành công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi theo đúng quy trình được phê duyệt: vận hành hệ thống công trình thủy lợi theo TCVN 8412; quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước theo TCVN 8414; vận hành trạm bơm điện theo TCVN 8417; quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống theo TCVN 8418; quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm và tuốc bin theo TCVN 8416, vận hành hệ thống kênh theo TCVN 9164;
- Bảo đảm an toàn cho công trình và an toàn cho người, tài sản trong khu vực;
- Bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo nhiệm vụ thiết kế của công trình;
- Phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa có liên quan đến công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm hài hòa các lợi ích, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của công trình thủy lợi;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch có sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
5.2.2 Quy trình vận hành phải được xây dựng cho các trường hợp trong mùa khô và mùa mưa.
Trong mùa khô:
- Trường hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước;
- Trường hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước;
- Trường hợp khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước;
- Trường hợp đặc biệt.
Trong mùa mưa:
- Trong điều kiện thời tiết bình thường;
- Trong trường hợp thời tiết không bình thường, nắng kéo dài, diện tích hạn phát triển rộng;
- Khi dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn có khả năng gây ngập lụt, úng (mưa, lũ, bão);
- Những quy định khác (phù hợp với từng hệ thống).
5.2.3 Các tài liệu phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi:
- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới;
- Tài liệu về vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng của các công trình trong hệ thống công trình thủy lợi;
- Tài liệu quy hoạch hệ thống và thiết kế công trình;
- Tài liệu khí tượng, thủy văn trong quá trình quản lý khai thác;
- Tài liệu về yêu cầu cấp nước trong hệ thống;
- Hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước tưới trong hệ thống công trình thủy lợi.
5.3 Quản lý phòng chống hạn
Theo dõi, cập nhật các số liệu về việc thực hiện các biện pháp, giải pháp chống hạn qua các năm, cập nhật số liệu về khí tượng, thủy văn trong hệ thống;
Dự báo cấp độ hạn trong năm tính toán; xây dựng kế hoạch cấp nước theo dự báo cấp độ hạn;
Phân cấp hạn hán và trình tự theo dõi, đánh giá cấp hạn hán tuân thủ theo TCVN 8643.
5.4 Bảo vệ môi trường nước trong hệ thống công trình thủy lợi
Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
Yêu cầu các hộ/đơn vị sử dụng nước phải xử lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc các cơ quan quản lý/chuyên môn; nghiêm cấm xả thải các chất độc hại vào công trình thủy lợi;
Kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải từ các khu công nghiệp, cụm dân cư vào công trình thủy lợi đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định;
Giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo TCVN 8367.
5.5 Lập và lưu trữ hồ sơ
Lập và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi;
Hồ sơ quản lý tưới phải được lưu trữ từng vụ, từng năm, ít nhất tại hai địa điểm là đơn vị quản lý và Tổ chức Thủy lợi cơ sở;
Tài liệu lưu trữ được trình bày trong mục 10.
6 Kế hoạch sử dụng nước và phân phối nước tưới cho các hộ sử dụng nước để sản xuất nông nghiệp
6.1 Xác định nguồn nước
6.1.1 Đối với nguồn nước lấy từ sông, suối, căn cứ vào tài liệu mực nước, lưu lượng, chất lượng của nguồn nước từ điểm đo đến công trình thủy lợi đầu mối và căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn để sơ bộ xác định nguồn nước có thể cung cấp cho hệ thống và phân bổ cho từng tháng, tuần trong vụ sản xuất.
6.1.2 Đối với nguồn nước lấy từ hồ chứa, căn cứ vào lượng nước chứa trong hồ và các tài liệu về lượng mưa, lượng bốc hơi, lượng thấm và dòng chảy đến hồ, tính toán cân bằng, điều tiết, xác định lượng nước có thể cung cấp cho hộ dùng nước trong suốt vụ và phân bổ cho từng tháng hoặc tuần.
6.1.3 Nguồn nước trữ trong hệ thống gồm: nước ao, dung tích chết của hồ có thể sử dụng được, nước trong các kênh tiêu, khu trũng, nước hồi quy, phải được sử dụng hợp lý trong trường hợp thiếu nước.
6.2 Xác định yêu cầu tưới đối với hộ sản xuất nông nghiệp
6.2.2 Lượng nước tưới từng đợt, tưới suốt vụ cho mỗi đơn vị diện tích, số lần tưới, thời gian tưới, hệ số lợi dụng kênh mương (khi chưa có tài liệu thí nghiệm phù hợp với điều kiện hệ thống thì phải căn cứ vào tài liệu điều tra trong hệ thống).
6.2.2 Căn cứ vào diện tích trong Hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
6.2.3 Chế độ tưới hợp lý, tiết kiệm nước qua thực nghiệm đã cho năng suất cao trong hệ thống. Trường hợp chưa có số liệu qua thực nghiệm, khi xác định chế độ tưới cho cây lúa, thực hiện theo quy định tại TCVN 9168; xác định chế độ tưới cho cây lương thực và cây thực phẩm phổ biến, thực hiện theo quy định tại TCVN 8641 hoặc trong các quy định hiện hành có liên quan.
6.3 Xây dựng kế hoạch sử dụng nước
6.3.1 Căn cứ vào nhu cầu sản xuất (của hộ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, lịch canh tác, tổ chức lao động) mà trước mỗi vụ sản xuất, đơn vị sử dụng nước phải lập biểu yêu cầu sử dụng nước (Phụ lục A).
6.3.2 Căn cứ vào nguồn nước, khả năng làm việc của công trình và yêu cầu nước của các đơn vị sử dụng nước, tổng hợp tính toán cân bằng giữa khả năng cung cấp và yêu cầu sử dụng nước, tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho cả vụ trong toàn hệ thống thủy lợi (Phụ lục B).
6.3.3 Tính toán cân đối khả năng nguồn nước có thể cung cấp và lượng nước yêu cầu tưới từng tháng trong vụ tưới. Nếu thiếu nước phải có biện pháp chủ động giải quyết cho phù hợp với khả năng cung cấp của nguồn nước. Trong kế hoạch sử dụng nước suốt vụ, phải xác định diện tích tưới tự chảy, diện tích phải bơm hỗ trợ, diện tích phải tưới ải, lấy phù sa, chống lầy thụt, diện tích tưới cho cây trồng cạn,...
6.3.4 Kế hoạch tưới của hệ thống bao gồm phạm vi của từng công trình đầu mối đến khoảnh ruộng. Để xác định rõ kế hoạch tưới, dự thảo kế hoạch tưới của hệ thống được lập trên căn cứ nhu cầu cần và cân đối với nguồn nước thực tế.
6.3.5 Trường hợp lưu lượng có thể lấy vào hệ thống tưới thiếu hụt so với lưu lượng yêu cầu thì cần có sự điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước cho phù hợp. Trường hợp lưu lượng có thể lấy vào hệ thống thiếu (AQi) so với lưu lượng yêu cầu:
a) ΔQi ≤ 5 %: không phải điều chỉnh lại kế hoạch sử dụng nước mà chỉ xử lý trong quá trình phân phối;
b) 5 % < ΔQi < 25 %: cần phải điều chỉnh lại lưu lượng lấy vào ở đầu các cấp kênh tức là sẽ giảm bớt lưu lượng phân phối cho các cơ sở sử dụng nước theo một tỷ lệ nhất định;
c) ΔQi > 25 %: phải tiến hành xây dựng kế hoạch tưới luân phiên ở các đường kênh cấp trên hoặc phải xem xét cắt giảm diện tích tưới tùy theo mức độ thiếu hụt so với lưu lượng yêu cầu và thực tế cây trồng trên cách đồng.
6.3.6 Sau khi xây dựng kế hoạch tưới cho cả vụ như đã nêu ở mục 6.3.2, phải thông báo chính thức cho các hộ sử dụng nước và tổ chức ký hợp đồng với từng hộ (Hợp đồng đính kèm diện tích tưới nước và khả năng tưới nước - Phụ lục C). Căn cứ vào yêu cầu sử dụng nước từng đạt của các hộ sử dụng nước (Phụ lục D), tiến hành tính toán cân đối xây dựng kế hoạch cung cấp nước tưới từng đợt trên toàn hệ thống (Phụ lục E) và thông báo cho đơn vị có yêu cầu sử dụng nước biết trước khi thực hiện 2 ngày (Phụ lục F). Tổ chức Thủy lợi cơ sở căn cứ vào kế hoạch phân phối nước được thông báo, xây dựng kế hoạch phân phối nước cho từng cánh đồng theo yêu cầu tưới và phải xong trước khi được phân phối nước 1 ngày. Kế hoạch phân phối nước được thống nhất xây dựng theo 10 ngày (từ ngày 1 đến 10; từ ngày 10 đến 20; từ ngày 20 đến ngày cuối cùng của tháng).
6.4 Nguyên tắc xây dựng kế hoạch phân phối nước từng đợt
6.4.1 Khi lưu lượng có khả năng lấy vào hệ thống qua công trình thủy lợi đầu mối lớn hơn hoặc bằng 75 % lưu lượng yêu cầu thì vẫn phải phân phối nước bình thường cho tất cả các khu tưới nhưng có thể giảm mức tưới.
6.4.2 Khi lưu lượng có khả năng lấy vào hệ thống qua công trình thủy lợi đầu mối trong khoảng 50 % đến 75 % lưu lượng yêu cầu thì phải căn cứ vào yêu cầu nước của cây trồng, tình hình thời tiết và yêu cầu tưới, tận dụng nguồn nước sẵn có trong hệ thống để điều chỉnh kế hoạch phân phối nước hoặc tưới luân phiên. Trường hợp đặc biệt, sau khi thực hiện các biện pháp trên vẫn không đảm bảo đủ nước, thì phải thông báo cho các đơn vị sử dụng nước biết, đồng thời có biện pháp chống hạn đặc biệt.
6.4.3 Trong mỗi đợt tưới phải dẫn nước liên tục qua các cấp kênh, đáp ứng nhu cầu tưới.
6.4.4 Khi mực nước kênh cấp trên đạt mức nước thiết kế mới được phân phối nước cho kênh cấp dưới và trong quá trình tưới nước phải có biện pháp duy trì mực nước thiết kế trên kênh cho đến khi hết đợt tưới.
6.4.5 Chấp hành đúng quy trình vận hành hệ thống.
6.4.6 Phải lấy nước theo hệ thống kênh, không lấy nước ngang/tắt, thực hiện phân phối nước nơi cao, nơi xa tưới trước; nơi thấp, nơi gần tưới sau; nơi cần trước tưới trước, nơi cần sau tưới sau; phải tưới nước theo phương pháp khoa học để phù hợp với yêu cầu của từng loại cây, từng thời gian sinh trưởng của cây.
6.5 Sự tham gia của các bên trong xây dựng kế hoạch sử dụng nước
6.5.1 Các bên tham gia xây dựng kế hoạch sử dụng nước là tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
6.5.2 Tổ chức Thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Trường hợp Tổ chức Thủy lợi cơ sở không trực tiếp quản lý, khai thác thì lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ năng lực theo quy định thực hiện quản lý, khai thác theo hình thức giao quản lý hoặc đấu thầu.
6.5.3 Tổ chức Thủy lợi cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng nước phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
6.5.4 Tổ chức Thủy lợi cơ sở tham gia xây dựng kế hoạch tưới của tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
6.6 Vận hành cấp nước
6.6.1 Trong thời gian tưới, đơn vị quản lý hệ thống phải bố trí bộ phận thường trực để điều khiển, vận hành toàn hệ thống và thực hiện kế hoạch phân phối nước. Bộ phận này có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo đóng mở công trình đầu mối và các công trình phân chia nước;
- Theo dõi mực nước, lưu lượng trong kênh và tình hình thời tiết trong hệ thống;
- Theo dõi quá trình tưới nước của từng khu vực và tình hình sản xuất trong hệ thống có liên quan đến tưới nước.
- Chấp hành nguyên tắc phân phối nước của hệ thống, đồng thời hướng dẫn các Tổ chức Thủy lợi cơ sở thực hiện đúng kế hoạch phân phối nước và kỹ thuật dẫn, tháo nước.
6.6.2 Trước mỗi vụ ít nhất 15 ngày, đơn vị quản lý hệ thống phải làm xong các công việc sau đây:
- Kiểm tra tu sửa công trình đập, hồ chứa nước, máy bơm, kiểm tra tu sửa các cửa cống, máy đóng mở, hệ thống chuyển, dẫn nước bảo đảm hệ thống sẵn sàng hoạt động;
- Chuẩn bị điện, dầu vận hành máy bơm, kiểm tra, sửa chữa hoặc mua sắm phương tiện quản lý và thiết bị quan trắc;
- Tổ chức lực lượng trong đơn vị để thực hiện kế hoạch; sắp xếp cán bộ, công nhân quản lý vận hành, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, kiểm tra tay nghề xếp hạng, nâng bậc;
- Trước mỗi đợt tưới, đơn vị quản lý hệ thống phải tiến hành kiểm tra, khẩn trương tu sửa lại công trình, thiết bị (nếu cần thiết) để hệ thống hoạt động tốt.
6.6.3 Chỉ vận hành cấp nước tưới khi chất lượng nước đảm bảo giá trị giới hạn dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi.
6.6.4 Với công trình thủy lợi phục vụ cấp nước đa mục tiêu: tiến hành vận hành theo thứ tự ưu tiên đã được quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan.
6.7 Ngừng cung cấp nước
6.7.1 Khi công trình cấp nước làm việc không an toàn hoặc nguồn nước cấp không đảm bảo theo quy định.
6.7.2 Khi Hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đã hết hạn, đơn vị quản lý đã nhắc nhở ba lần bằng văn bản mà đơn vị sử dụng nước vẫn không hoàn thành các điều kiện để ký hợp đồng mới.
6.7.3 Khi đơn vị sử dụng nước không trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, vi phạm các điều khoản khác được quy định trong hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
7.1 Nội dung công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
- Xây dựng các công trình và thiết bị đo nước phục vụ cho công tác quản lý nước và quản lý công trình.
- Quan trắc, thu thập, chỉnh lý, tính toán các yếu tố thủy văn và khí tượng trong hệ thống thủy lợi gồm: mực nước, lưu lượng, lượng mưa, bốc hơi, chất lượng nước tưới; các yếu tố có liên quan tới công tác tưới như lượng phù sa, độ chua/mặn, độ ẩm của đất và không khí nếu thấy cần thiết.
- Theo dõi, phân tích và dự báo tình hình khí tượng, thủy văn giúp cho việc điều hành hệ thống phục vụ sản xuất;
- Đo đạc, tính toán, kiểm nghiệm các yếu tố thủy văn phục vụ công tác quản lý, khai thác và tham gia vào việc nghiên cứu khoa học giúp cho công tác quy hoạch và thiết kế như: kiểm nghiệm lưu lượng bơm, đường mực nước thiết kế, lưu lượng đến hồ chứa, lưu lượng qua cống, kiểm nghiệm quan hệ dung tích và mực nước trong hồ chứa;
- Các tài liệu thủy văn, khí tượng quan trắc hoặc thu thập phải được chỉnh lý (tính toán, phân tích) cho từng vụ, từng năm và phải được lưu trữ cẩn thận để sử dụng cho việc phục vụ sản xuất trước mắt và nghiên cứu lâu dài.
7.2 Quy định chế độ đo đạc một số yếu tố thủy văn, khí tượng chủ yếu
7.2.1 Lượng mưa: cần đo lượng mưa ngày và lượng mưa trận; thiết bị đo mưa, chế độ đo mưa tuân thủ theo TCVN 8304; mẫu sổ ghi lượng mưa tham khảo Phụ lục I.
7.2.2 Mực nước: một ngày đo hai lần vào lúc 7h và 19h tại các điểm đo được quy định trong hệ thống thủy lợi; thiết bị đo, chế độ đo mực nước đối với từng loại công trình cụ thể của hệ thống thủy lợi trong điều kiện bình thường và trong mùa lũ tuân thủ theo TCVN 8304; mẫu sổ ghi mực nước tham khảo Phụ lục H.
7.2.3 Lưu lượng: Đầu vụ tưới phải kiểm tra lưu lượng ứng với các mực nước và độ cao mở cống khác nhau. Với trạm bơm điện lắp máy loại từ 4.000 m3/h trở lên mỗi năm phải kiểm tra lưu lượng qua máy bơm 1 lần vào đầu vụ tưới. Với các công trình đầu mối khác, tuân thủ theo TCVN 8304.
7.2.4 Các yếu tố khác có liên quan đến công tác quản lý nước thì tùy theo sự cần thiết và khả năng, quan trắc theo chế độ và phương pháp chung của công tác thủy văn, khí tượng.
7.3 Vị trí đặt điểm đo mưa, lưu lượng, mực nước
7.3.1 Điểm đo mưa: ngoài các điểm đo mưa của ngành khí tượng, nếu thấy cần thiết thì có thể đặt thêm điểm đo ở những nơi mà điểm đo của ngành khí tượng đặt quá thưa hoặc có thể đặt ở nơi làm việc của đơn vị quản lý để tiện việc quan trắc.
Số lượng điểm đo tùy theo sự cần thiết nhưng phải đủ để phục vụ cho công tác điều hành hệ thống.
7.3.2 Điểm đo lưu lượng bao gồm:
- Hạ lưu cống lấy nước đầu mối, cống đầu kênh phân phối đến các hộ sử dụng nước;
- Sau bể xả nước của các trạm bơm đầu mối;
- Tại cửa tràn các hồ chứa nước.
Ngoài các điểm đo quy định trên, tùy theo từng hệ thống thủy lợi có thể đặt điểm đo thường xuyên hay điểm đo Kiểm tra theo thời gian nhất định ở những vị trí khác để phục vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi.
7.3.3 Điểm đo mực nước bao gồm:
- Thượng, hạ lưu cống lấy nước và hệ thống cống/đập điều tiết (đầu mối và trên kênh), công trình phân phối nước;
- Bể xả và bể hút các trạm bơm;
- Thượng lưu các đập tràn, hồ chứa nước.
7.3.4 Điểm đo các yếu tố khác
- Điểm đo lượng phù sa đặt ở cửa vào công trình đầu mối, đầu kênh chính và đầu kênh cố định cấp cuối cùng;
- Điểm đo lấy mẫu chất lượng nước (trường hợp bị ô nhiễm) ở nơi dẫn nước thải của nhà máy hoặc của các điểm dân cư đổ vào hệ thống thủy lợi. Mạng lưới lấy mẫu chất lượng nước tuân thủ theo TCVN 8367.
7.4 Các nội dung khác
Tuân thủ theo TCVN 8304.
8 Công tác kiểm tra
8.1 Kiểm tra thường xuyên
- Đơn vị quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ kiểm tra thường xuyên đã được quy định thuộc phạm vi chức trách của mình.
- Ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các chế độ kiểm tra như trong các quy định, trong thời gian tưới nước, đơn vị quản lý phải tiến hành kiểm tra trong khu vực phụ trách về các nội dung sau:
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tưới, mực nước, lưu lượng, thời gian, diện tích tưới;
+ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
8.2 Kiểm tra định kỳ
Sau mỗi đợt tưới nước, đơn vị quản lý tưới nước phải cùng các hộ sử dụng nước kiểm tra, xác nhận kết quả tưới về diện tích và chất lượng tưới đồng thời phải lên sơ đồ khu vực được tưới (Phụ lục J). Cuối vụ tưới đơn vị quản lý hệ thống phải lập bảng biểu kết quả diện tích được tưới.
Mỗi năm tiến hành Kiểm tra 2 đợt: đợt 1 vào đầu mùa mưa lũ và đợt 2 vào cuối mùa mưa lũ; đợt 1 thực hiện xong trước khi bắt đầu mùa mưa lũ chính 1 tháng, được quy định trong quy trình vận hành hệ thống (ví dụ ở miền bắc xong trước ngày 30 tháng 4 hàng năm); đợt 2 vào cuối mùa mưa lũ được tiến hành xong trước khi mùa mưa lũ chính kết thúc 1 tháng, được quy định trong quy trình vận hành hệ thống (ví dụ ở miền bắc xong trước 31 tháng 10 hàng năm)
8.3 Kiểm tra đột xuất
Khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị quản lý cần phải tiến hành kiểm tra ngay để phát hiện nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời.
Trường hợp xảy ra hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý tưới cần tiến hành kiểm tra đột xuất để báo cáo các bên liên quan phối hợp, xử lý kịp thời.
9 Công tác báo cáo
9.1 Báo cáo thường xuyên
Trong thời gian tưới nước, đơn vị quản lý hệ thống phải thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày với các đơn vị liên quan.
9.2 Báo cáo định kỳ và báo cáo sau mỗi vụ
Đơn vị quản lý hệ thống phải báo cáo định kỳ 10 ngày một lần và báo cáo tổng kết kết quả tưới chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc mỗi vụ cho các đơn vị liên quan.
Báo cáo cần nêu rõ các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch sử dụng nước, so sánh các chỉ tiêu thực tế trong thực hiện phân phối nước với kế hoạch được lập trước vụ tưới để làm cơ sở điều chỉnh cho các vụ sau.
9.3 Báo cáo đột xuất
Trong trường hợp khẩn cấp, đơn vị quản lý phải báo cáo kịp thời đến các đơn vị liên quan.
10 Chế độ quản lý tài liệu, hồ sơ kỹ thuật
10.1 Tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước
- Bản đồ bố trí công trình đầu mối, hệ thống dẫn, chuyển nước và khu vực tưới của từng cấp kênh/đường ống;
- Các bản vẽ thiết kế công trình đầu mối, hệ thống dẫn, chuyển nước;
- Các tài liệu thuyết minh, nhiệm vụ thiết kế và cơ sở thiết kế đã được duyệt. Các số liệu thủy văn, khí tượng, thống kê diện tích tưới, điện năng đã được sử dụng để bơm nước, các báo cáo kết quả từng vụ, từng năm;
- Quy trình vận hành công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảng thống kê cơ cấu cây trồng.
10.2 Quản lý tài liệu sau mỗi vụ tưới
10.2.1 Dữ liệu/số liệu
- Theo dõi mực nước hoặc các yếu tố thủy văn, khí tượng liên quan tới các công tác quản lý tưới;
- Theo dõi điện năng, nhiên liệu đã sử dụng và lượng nước tưới;
- Theo dõi quá trình tưới và làm đất, gieo trồng của mỗi vụ.
10.2.2 Tài liệu, sổ sách
- Số liệu mực nước, lưu lượng thực đo của nguồn nước và hệ thống chuyển, dẫn nước;
- Lượng nước tưới thực đo;
- Lượng mưa và các yếu tố khí tượng chủ yếu liên quan đến công tác quản lý, khai thác;
- Lượng nước thấm dọc kênh, hệ số sử dụng nước của các cấp kênh, lượng nước thấm mặt ruộng (nếu có quan trắc);
- Phương pháp tưới nước khoa học và các tài liệu nông nghiệp có liên quan;
- Các biên bản, hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Sổ nhật ký công tác quản lý nước;
- Sổ nhật ký vận hành các công trình chủ yếu: hồ chứa, trạm bơm, cống đầu mối, đập đầu mối;
- Thủ trưởng đơn vị quản lý phải ban hành nội quy bảo quản lưu trữ, sử dụng hồ sơ, tài liệu.
Phụ lục A
(Tham khảo)
YÊU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
Vụ .................................... năm ....................................
A. CHỈ TIÊU SẢN XUẤT
Tên cánh đồng | Diện tích gieo trồng trong vụ, ha | Ghi chú | ||||||||
Lúa | Mạ | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | Tổng cộng | ||||
Tưới ải | Làm dầm | Tưới dưỡng | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. YÊU CẦU CUNG CẤP NƯỚC
Kênh tưới | Tên cánh đồng | Lúa, ha | Mạ ha | Rau ha | Hoa màu ha | Cây ăn quả ha | Cây khác ha | Tổng ha | Thời gian | Lượng nước tưới m3 | Ghi chú | |||
Tưới ải | Làm dầm | Tưới dưỡng | Bắt đầu | Kết thúc | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Đơn vị sử dụng nước
|
Phụ lục B
(Tham khảo)
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
Vụ .................................... năm ....................................
Thời gian | Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng | Diện tích tưới nước, ha | Lượng nước tưới, 103m3 | |||||||||||||||
Tổng Số | Lúa | Mạ | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | Lúa | Mạ | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | ||||||
Ải | Dầm | Dưỡng | Ải | Dầm | Dưỡng | |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng lượng nước cần ở mặt ruộng 103m3 | Hệ số sử dụng nước của hệ thống | Tổng lượng nước hệ thống phải cung cấp 103m3 | Tổng lượng nước lấy vào hệ thống 103m3 | Tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong vụ 103m3 | Tổng lượng mưa sử dụng được 103m3 | Cân bằng nước | Điều chỉnh kế hoạch sản xuất | Kế hoạch sử dụng điện | Ghi chú | ||||
Thừa 103m3 | Thiếu 103m3 | Thời gian tưới nước ngày | Diện tích gieo trồng ha | Số giờ bơm nước | Công suất điện yêu cầu kw | Điện năng yêu cầu kwh |
| ||||||
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Đơn vị quản lý tưới
|
Phụ lục C
(Tham khảo)
DIỆN TÍCH TƯỚI NƯỚC CHO CÁC VỤ VÀ KHẢ NĂNG TƯỚI NƯỚC
(Kèm theo Hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi)
Kênh tưới | Tên cánh đồng | Diện tích tưới nước, ha | Thời gian tưới nước | Khả năng tưới nước | Lượng nước tưới 10m3 | Ghi chú | ||||||||||
Tổng số diện tích tưới | Lúa | Mạ | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | Bắt đầu | Kết thúc | Tưới tự chảy | Động lực | ||||||
Ải | Dầm | Dưỡng | ||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục D
(Tham khảo)
YÊU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CỦA ĐỢT TƯỚI....
Từ ngày ........... đến ngày .............
Kênh tưới nước | Cánh đồng | Diện tích tưới nước ha | Cây trồng | Giai đoạn sinh trưởng | Mức nước tưới m3 | Thời gian tưới nước | Kết quả tưới nước đợt trước | Ghi chú | ||||
Từ giờ ... ngày ... | Đến giờ.... ngày.... | Thời gian giờ | Diện tích được tưới nước ha | Mức nước tưới m3 | Thời gian tưới nước giờ | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Đơn vị sử dụng nước
|
Phụ lục E
(Tham khảo)
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NƯỚC ĐỢT .... CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
Từ ngày ..................... đến ngày ....................
Kênh tưới | Cụm công trình thủy lợi | Kế hoạch tưới nước, ha | Lượng nước cần ở mặt ruộng 103 m3 | Lượng nước cần ở đầu kênh tưới 103 m3 | Lượng nước cần ở đầu kênh tưới m3/ngày | ||||||||
Lúa | Mạ | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | Tổng | |||||||
Ải | Dầm | Dưỡng | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế hoạch phân phối | Kết quả tưới nước đợt trước | Ghi chú | ||||||||||||
Mực nước ở đầu kênh chính m | Lưu lượng ở đầu kênh chín m3/s | Thời gian tưới | Lưu lượng nước phân phối m3/s | Mực nước thượng lưu cống tưới m | Độ cao mở cửa cống tưới cm | Thời gian tưới | Mực nước thượng lưu cống tưới m | Độ cao mở cửa cống tưới cm | Lượng nước đã cung cấp 103m3 | Diện tích được tưới nước ha | ||||
Từ... giờ ngày... | Đến... giờ ngày... | Số giờ | Từ... giờ ngày... | Đến... giờ ngày... | ||||||||||
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Phụ trách đơn vị
|
Phụ lục F
(Tham khảo)
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NƯỚC ĐỢT... CỦA TRẠM/CỤM CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Vụ .................................... năm ....................................
Từ ngày............... đến ngày................. vụ.................năm............................
Kênh tưới | Đơn vị sử dụng nước | Kế hoạch tưới nước | ||||||||||||
Diện tích tưới, ha | Tổng lượng nước của các loại cây trồng 103m3 | Tổng lượng nước cần ở mặt ruộng 103m3 | Hệ số sử dụng nước của kênh tưới | Tổng lượng nước cần ở đầu kênh tưới 103m3 | ||||||||||
Lúa | Mạ | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | Tổng | ||||||||
Ải | Dầm | Dưỡng | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế hoạch phân phối | Kết quả tưới nước đợt trước | Ghi chú | |||||||||||
Thời gian tưới | Lưu lượng đầu kênh tưới m3/s | Mực nước thượng lưu cống m | Độ cao mở cửa cống cm | Thời gian tưới | Mực nước thượng lưu cống m | Độ cao mở cửa cống cm | Tổng lưu lượng nước đã tưới 103m3 | Diện tích được tưới ha | |||||
Từ ngày | Đến ngày | Số ngày | Từ ngày | Đến ngày | Tổng ngáy | ||||||||
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Phụ trách trạm/cụm
|
Phụ lục G
(Tham khảo)
LỊCH PHÂN PHỐI NƯỚC CHO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NƯỚC
Từ ngày .................đến ngày ................ vụ .............. năm ..................
Yêu cầu tưới nước | Phân phối nước | Ghi chú | |||||||||||
Kênh tưới | Cánh đồng | Diện tích tưới ha | Cây trồng | Mức tưới m3 | Thời gian tưới nước | Diện tích tưới ha | Mực nước đầu kênh tưới m | Mức tưới m3 | Thời gian tưới nước | ||||
Từ ngày | Đến ngày | Từ ngày | Đến ngày | Tổng ngày | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ............
|
PHỤ LỤC H
(Tham khảo)
MẪU SỐ GHI MỰC NƯỚC
Mực nước điểm đo .......................... trên sông/kênh ....................................
Ngày | Mực nước, cm | Lưu lượng | Ghi chú (tình hình đóng mở cống) | ||||||
7 giờ | 19 giờ | Bình quân ngày | Độ cao mở cống cm | Số cửa mở cửa | Q m3/s | ||||
Thượng lưu | Hạ lưu | Thượng lưu | Hạ lưu | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bình quân tuần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bình quân tuần 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bình quân tuần 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bình quân tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Phụ trách đơn vị
|
PHỤ LỤC I
(Tham khảo)
MẪU SỐ GHI LƯỢNG MƯA
Lượng mưa điểm đo ....................................
Tháng .................................... Năm ....................................
Ngày | Lượng mưa, mm | Ghi chú (tình hình thời tiết trong ngày) | ||
Đêm 19h-7h | Ngày 7h-19h | Tổng cộng | ||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
Tổng tuần 1 |
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
20 |
|
|
|
|
Tổng tuần 2 |
|
|
|
|
21 |
|
|
|
|
22 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
31 |
|
|
|
|
Tổng tuần 3 |
|
|
|
|
Tổng lượng mưa tháng ....................................
Số ngày không mưa liên tục dài nhất ....................................
Số ngày mưa liên tục dài nhất ....................................
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Phụ trách đơn vị
|
PHỤ LỤC J
(Tham khảo)
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC
Kênh tưới | Tên cánh đồng | Diện tích tưới tự chảy, ha | Diện tích tưới bằng động lực, ha | |||||||||||||
Mạ | Lúa | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | Tổng số | Mạ | Lúa | Rau | Hoa màu | Cây ăn quả | Cây khác | Tổng số | Ghi chú | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày ... tháng ... năm ..…... Phụ trách đơn vị
|
Thư mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản lý công trình thủy lợi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2007;
2. Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
3. Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
4. TCVN 8415 : 2010, Công trình thủy lợi - Quản lý tưới nước vùng không ảnh hưởng triều;
5. TCKT 01 : 2019/TCTL, Quy định kỹ thuật dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp;
6. QCVN 08-MT : 2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Nguyên tắc chung
5 Các quy định cụ thể nội dung công tác quản lý tưới
6 Kế hoạch sử dụng nước và phân phối nước tưới cho các hộ sử dụng nước để sản xuất nông nghiệp
7 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
8 Công tác kiểm tra
9 Công tác báo cáo
10 Chế độ quản lý tài liệu, hồ sơ kỹ thuật
Phụ lục A (Tham khảo) Yêu cầu sử dụng nước
Phụ lục B (Tham khảo) Kế hoạch sử dụng nước của hệ thống thủy lợi
Phụ lục C (Tham khảo) Diện tích tưới nước cho các vụ và khả năng tưới nước
Phụ lục D (Tham khảo) Yêu cầu sử dụng của nước đợt
Phụ lục E (Tham khảo) Kế hoạch sử dụng nước đợt.... của hệ thống thủy lợi
Phụ lục F (Tham khảo) Kế hoạch sử dụng nước đợt.... của trạm/cụm công trình thủy lợi
Phụ lục G (Tham khảo) Lịch phân phối nước cho đơn vị sử dụng nước
Phụ lục H (Tham khảo) Mẫu sổ ghi mực nước
Phụ lục I (Tham khảo) Mẫu sổ ghi lượng mưa
Phụ lục J (Tham khảo) Bảng tổng hợp kết quả sử dụng nước
Thư mục tài liệu tham khảo