Tiêu chuẩn TCVN 8416:2010 Quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm, tuốc bin

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8416:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8416:2010 Công trình thủy lợi-Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm và tuốc bin
Số hiệu:TCVN 8416:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8416:2010

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH, DUY TU BẢO DƯỠNG TRẠM BƠM VÀ TUỐC BIN

Hydraulic structure – Procedure for management, operation and Maintenance of hydraulic ram turbin station

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với việc quản lý và vận hành trạm bơm và tuốc bin.

2. Các yêu cầu

2.1. Yêu cầu chung

Yêu cầu kỹ thuật quản lý và vận hành trạm bơm và tuốc bin trục đứng và trục ngang dùng để bơm nước đơn thuần hoặc lợi dụng để dẫn động các thiết bị khác, ban hành nhằm mục đích:

a) Khai thác công suất của các máy bơm tuốc bin tới mức cao nhất.

b) Đảm bảo vận hành an toàn liên tục, nâng cao tuổi thọ của máy và các thiết bị khác trong trạm.

c) Nâng cao trách nhiệm và trình độ kỹ thuật của công nhân vận hành trạm bơm và tuốc bin.

d) Đảm bảo an toàn lao động.

2.2.  Nguyên tắc vận hành máy

2.2.1. Công tác kiểm tra và chuẩn bị

2.2.1.1. Kiểm tra phần công trình

- Kiểm tra cửa cống lấy nước; cửa cống phải dễ đóng mở

- Kiểm tra lưới chắn rác, vớt sạch rác và các tạp chất trước cửa cống.

- Nếu buồng máy có lỗ tháo nước, phải bịt kín lại.

2.2.1.2. Kiểm tra phần máy bơm va - tuốc bin

2.2.1.2.1. Bơm tuốc bin

- Kiểm tra lượng dầu mỡ trong các ổ lăn.

- Kiểm tra độ chặt của các bulông, đai ốc trên thân máy, đai máy.

- Kiểm tra cửa hướng nước và nắp chắn rác, bơm; vớt sạch rác và các vật làm tắc nước hoặc cản trở chuyển động của máy.

- Kiểm tra các chỗ nối trên đường ống dây, xử lý những chỗ có khả năng rò rỉ. Nếu cuối ống có van một chiều, phải kiểm tra xem van đóng mở có linh hoạt không.

- Nếu đã ngừng hoạt động từ một tháng trở lên, dùng tay quay thử trục máy vài vòng để kiểm tra các bánh xe công tác có va chạm vào thân máy hoặc trục có bị kẹt không.

2.2.1.2.2. Bơm Va

- Kiểm tra độ chặt của các bulông, đai ốc trên thân máy, đai máy.

- Kiểm tra cửa hướng nước và nắp chắn rác, bơm; vớt sạch rác và các vật làm tắc nước hoặc cản trở chuyển động của máy.

- Kiểm tra các chỗ nối trên đường ống, xử lý những chỗ có khả năng rò rỉ.

- Kiểm tra độ kín của gioăng mặt bích và đường ống cấp;

- Kiểm tra gioăng mặt van va đập, kiểm tra độ mở của van điều chỉnh, kiểm tra van một chiều.

2.2.2. Công tác kiểm tra phần điện (đối với trạm bơm kết hợp phát điện):

- Kiểm tra các đầu dây bắt đầu vào thiết bị điện;

- Kiểm tra tình trạng tiếp đất;

- Kiểm tra hộp đấu dây;

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy phát điện, động cơ điện: kiểm tra lượng dầu mỡ trong các ổ lăn.

- Kiểm tra cầu dao, áp tô mát, khởi động từ, cầu chì.

- Kiểm tra các đồng hồ vôn, ăm pe, công tơ.

- Kiểm tra độ chặt của các bulông, đai ốc, ốc vít ở thân máy, bệ máy và tủ bảng điện.

- Kiểm tra mạch ánh sáng.

- Kiểm tra đường dây dẫn điện.

2.2.3. Công tác kiểm tra hệ thống truyền động và các thiết bị khác.

- Kiểm tra khớp nối giữa trục máy bơm va - tuốc bin và trục trung gian.

- Kiểm tra các mối nối của dây đai truyền: các mối nối phải chính xác, chắc chắn, đường nối phải vuông góc với hai cạnh dây. Nếu dùng đinh ốc để nối, các đầu dây phải đặt thuận hướng với chuyển động của puli.

- Kiểm tra chất lượng của dây đai truyền không được sử dụng các dây quá cũ hoặc có khả năng bị đứt khi mắc vào các puli, dây không được quá căng hoặc chùng.

- Kiểm tra hàng rào hoặc lưới bảo vệ, không được để các vật va chạm hoặc làm vướng các bộ phận chuyển động.

- Kiểm tra các chốt giữ puli, puli phải được lắp chặt chẽ trên trục, không lệch.

- Kiểm tra lượng dầu mỡ trong các ổ lăn của hệ thống truyền động.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị xay xát. Dùng tay quay thử vài vòng các puli để loại trừ khả năng máy bị kẹt.

- Mắc toàn bộ các dây  đai truyền vào các puli tương ứng trước khi nổ máy.

2.3. Công tác khi vận hành máy

2.3.1. Trình tự khởi động các máy bơm tuốc bin như sau:

- Đóng cửa van điều tiết lưu lượng trước buồng máy. Nếu máy có thiết bị điều khiển cửa hướng nước, phải đưa các cánh hướng nước về trạng thái đóng kín.

- Mở cửa lấy nước.

- Từ từ nâng cửa van cho nước chảy gần vào buồng máy cho tới lúc mực nước trong buồng máy dâng tới vị trí cần thiết. Hãm cửa van lại.

- Đối với máy có thiết bị điều khiển cửa hướng nước: từ từ mở các cửa hướng nước tới độ mở cần thiết.

2.3.2. Trình tự khởi động các máy bơm tuốc Va như sau:

- Đóng cửa van điều tiết.

- Đóng cửa van xả.

- Mở van điều tiết, tháo nước vào bể áp lực.

- Dùng cần khởi động, khởi động máy bơm;

Lưu ý: điều chỉnh số lần va đập nằm trong khoảng 18 lần/phút đến 22 lần/phút.

2.3.3. Trong quá trình vận hành phải thực hiện các theo dõi và quy định sau:

Theo dõi độ ngập máy (tính từ mặt nước trong buồng máy tới đỉnh nắp chắn rác của bơm đối với máy trục đứng và tới tim trục máy đối với máy trục ngang). Độ ngập máy không được nhỏ hơn các giá trị trong Bảng 1.

Bảng 1 - Độ ngập an toàn máy bơm

Độ ngập loại máy

Đường kính tuốc bin (mm)

300

400

600

Trục đứng (m)

≥ 0,4

≥ 0,4

≥ 0,5

Trục ngang (m)

≥ 0,6

≥ 0,7

≥ 0,9

- Kiểm tra đường ống đẩy, xử lý những chỗ rò rỉ nước.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động và tiếng kêu của máy bơm va - tuốc bin, hệ thống truyền động. Các máy móc và các thiết bị không bị rung động mạnh và không có những tiếng kêu và tiếng va đập khác thường.

- Không được thay đổi phụ tải một cách đột ngột. Các vật liệu xay xát phải cho vào máy từ từ, đều đặn, không được lẫn các vật rắn làm kẹt máy. Các động cơ điện dùng năng lượng của máy phát phải được khởi động hoặc ngừng nối tiếp nhau.

- Theo như nhiệt độ của các ổ lăn trong hệ thống truyền động, các thiết bị điện cơ, nhiệt độ trên thân máy phát và động cơ điện. Nhiệt độ cao nhất cho phép không được lớn hơn 70oC.

CHÚ THÍCH: Nếu không có nhiệt kế, có thể xác định gần đúng nhiệt độ như sau: đặt tay lên vỏ ổ lăn hoặc thân máy khoảng 15s, nếu không nóng đến mức phải rút tay là nhiệt độ chưa quá 70oC.

- Theo dõi điện áp, dòng điện trên các đồng hồ đo điện, các giá trị đọc được không được vượt quá trị số quy định cho mỗi loại đồng hồ.

2.3.4. Nếu máy bơm-tuốc bin do bộ phận ly hợp, việc đóng ngắt ly hợp phải được tiến hành theo trình tự sau:

- Ngừng máy.

- Tháo dây đai truyền chính khỏi puli.

- Đóng (hoặc ngắt) ly hợp.

- Khởi động lại máy.

Tuyệt đối cấm đóng ngắt ly hợp khi máy còn chuyển động.

2.3.5. Trong quá trình vận hành máy bơm va - tuốc bin, nếu xảy ra một trong những trường hợp sau phải lập tức hạ cửa van (hoặc đóng kín cửa hướng nước) để ngừng máy:

- Có tai nạn xảy ra.

- Máy và các thiết bị rung động mạnh hoặc có tiếng kêu khác thường.

- Có sự cố trong hệ thống truyền động (đứt, tuột đáy đai truyền, trượt dây, puli bị lỏng, có mùi khét lạ do cọ sát mạch…)

- Nhiệt độ ổ lăn, máy phát cao quá mức cho phép.

- Bơm không lên nước.

2.3.6. Công tác sau khi ngừng máy

Trình tự ngừng máy:

- Từ từ hạ cửa van (hoặc đóng kín của hướng nước);

- Đóng cửa cống lấy nước;

- Nếu sau khi đóng cống mà nước vẫn chảy vào buồng máy, phải có biện pháp hãm máy lại không được để máy chạy với tốc độ thấp.

Sau khi ngừng máy, công nhân quản lý trạm bơm va - tuốc bin phải thực hiện các công tác sau:

- Xới, rửa sạch đất cát, tạp chất ứ đọng trong khu vực buồng máy;

- Tháo các dây đai truyền thò ra ngoài nhà trạm cất vào trong nhà;

- Làm vệ sinh công nghiệp cho các máy móc, thiết bị vừa vận hành;

- Thu dọn nơi làm việc gọn gàng, xếp đặt các dụng cụ vào nơi quy định;

- Ghi chép vào sổ theo dõi vận hành các kết quả kiểm tra các hiện tượng không bình thường xảy ra trong quá trình vận hành và cách xử lý.

3. Công tác kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ

3.1. Công tác kiểm tra

3.1.1. Định kỳ hàng năm trạm bơm - tuốc bin phải tiến hành kiểm tra chất lượng tất cả các phần của trạm. Việc kiểm tra phải tiến hành lệch với thời vụ sản xuất và tốt nhất là trùng với đợt sửa chữa để có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy một cách dễ dàng.

3.1.2. Nội dung công tác kiểm tra phần công trình như sau:

- Kiểm tra công trình của đập, các lớp tường bảo vệ hai bên bờ.

- Kiểm tra tình trạng của cống lấy nước, lưới chắn rác cửa van điều tiết lưu lượng.

- Kiểm tra tình trạng của kênh dẫn nước, kênh hạ lưu, buồng máy, buồng xả nước và các hiện tượng lún, nghiêng, nứt, dò khí, sạt lở.

- Kiểm tra tình trạng nhà trạm.

3.1.3. Nội dung công tác kiểm tra phần cơ điện như sau:

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy bơm va - tuốc bin và tình trạng các chi tiết của máy.

- Kiểm tra tình trạng hệ thống truyền động.

- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị máy công tác khác.

- Kiểm tra tình trạng máy phát và động cơ điện.

- Kiểm tra tình trạng các tủ bằng điện.

- Kiểm tra tình trạng dây dẫn, cấp điện tiếp địa.

3.1.4. Nội dung các công tác kiểm tra khác

- Kiểm tra tình trạng bảo vệ các dụng cụ, đồ nghề làm việc …

- Kiểm tra điều kiện làm việc của trạm.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định trong vận hành bảo quản máy móc và công trình, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động.

3.2. Công tác bảo dưỡng định kỳ

3.2.1. Nội dung công tác bảo dưỡng phần công trình như sau:

- Định kỳ từ hai đến ba tháng có một lần dọn sạch đất đá, chướng ngại vật trước và sau buồng máy (kênh dẫn nước, kênh hạ lưu …) để đảm bảo thoát nước và lấy nước thông suốt.

- Đối với các công trình bằng đất đá, trong trường hợp bị xói lở, sạt …, công nhân quản lý trạm phải tiến hành sửa chữa ngay. Nếu bị hư hỏng nặng, phải lập kế hoạch báo với ban quản lý hợp tác xã để sửa chữa.

- Đối với các phần công trình bằng bê tông, trong trường hợp phát hiện thấy các vết nứt, rò rỉ đang phát triển, phải hạn chế sử dụng công trình và tiến hành sửa chữa ngay. Nếu các vết nứt đã ngừng phát triển, phải đục rộng chúng ra hai bên, rửa sạch đất bụi và dùng vữa xi măng (theo mẫu xi măng đã dùng) trát lại. Đối với các vết nứt sâu, rộng có ảnh hưởng tới chất lượng công trình, phải tiến hành sửa chữa lớn.

- Hàng năm phải quét sơn cho các bộ phận công trình bằng sắt và hắc ín cho các bộ phận bằng gỗ.

- Bộ máy đóng mở phải thường xuyên được tra dầu mỡ và che đậy cẩn thận.

- Trong mùa mưa lũ, phải làm tốt công tác phòng lũ như mở cửa cống tháo nước, cống xả cát, đóng chặt cửa cống lấy nước. Nếu hố máy có nắp đậy phải đóng nắp lại và đề phòng nước cuốn đi. Nếu cần thiết phải tháo máy đưa lên cao.

- Sau khi lũ rút, phải nạo vét sạch bùn cát trước và sau buồng máy, kiểm tra kênh mương có bị sạt lở không.

3.2.2. Nội dung công tác bảo dưỡng máy bơm va - tuốc bin

- Thường xuyên kiểm tra và xiết chặt các bu lông, đai ốc trên thân máy, bệ máy và đường ống đẩy.

- Kiểm tra và cho thêm dầu mỡ trong các ổ lăn.

- Thay thế các phớt chắn nước, giăng đệm hàn kín đã hư hỏng ở máy và đường ống.

- Kiểm tra độ kín khít giữa các tấm mặt bích và của gioăng mặt va đập.

- Hàng năm phải quét sơn lại cho máy một lần.

3.2.3. Nội dung công tác bảo dưỡng các thiết bị điện

- Thường xuyên làm vệ sinh công nghiệp cho máy phát, động cơ và tủ bảng điện.

- Kiểm tra và xiết chặt các bulông, đai ốc ổ bệ máy, hai đầu máy, các chỗ nối dây vào máy, các ổ vít trong bảng tủ.

- Kiểm tra thay thế hoặc cho thêm dầu mỡ trong các ổ lăn.

- Kiểm tra các đồng hồ đo điện, điều chỉnh kim đúng vạch “0”.

- Kiểm tra cầu chì, dây chảy: thay thế các dây đã chảy hoặc không đúng cỡ.

- Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng của cầu giao.

- Kiểm tra các đèn tín hiệu, thay bóng đã cháy.

- Kiểm tra tiếp địa, xử lý chỗ đứt hoặc tiếp xúc không tốt.

- Kiểm tra và thay thế các dây dẫn, cáp điện đã hư hỏng (đứt, cháy, cách điện không đảm bảo…).

3.2.4. Nội dung công tác bảo dưỡng hệ thống truyền động và các thiết bị xay xát như sau:

- Khi không sử dụng, cần tháo các dây đai truyền khỏi các puli và để vào nơi khô ráo, sạch sẽ và nhiệt độ thay đổi không lớn lắm.

- Luôn luôn giữ gìn dây sạch sẽ, không để dầu mỡ bám vào. Khi bị bẩn, có thể dùng nước nóng rửa sạch dây và để khô.

- Thường xuyên kiểm tra, xiết chặt các bulông, đai ốc và ốc vít trong các thiết bị xay xát, bệ máy, trục trung gian.

- Thay thế các chi tiết đã mòn, hỏng.

- Kiểm tra thay thế hoặc cho thêm dầu mỡ trong các ổ lăn.

- Thường xuyên làm vệ sinh cho các thiết bị công nghiệp làm xay xát.

4. Tháo lắp và sửa chữa máy bơm va - tuốc bin

Tới hạn định kỳ sửa chữa hoặc trường hợp hư hỏng đột xuất trong khi làm việc tiến hành công tác khắc phục hoặc xử lý theo Phụ lục A.

4.1. Trình tự công tác sửa chữa máy bơm va - tuốc bin quy định như sau:

- Tháo đỡ máy.

- Xác định mức độ và nguyên nhân hư hỏng của các chi tiết máy.

- Sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng.

- Lắp ráp máy và kiểm tra.

4.2. Trong quá trình tháo lắp máy bơm va - tuốc bin, phải chú ý tới các điểm sau:

- Trước khi tiến hành tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ nghề và hiện trường đủ để tháo lắp, đo đạc và lau chùi.

- Phải tháo lắp máy theo thứ tự, bằng các dụng cụ thích hợp, không được đập gõ tùy tiện vào các chi tiết. Phải chú ý tới chiều ren của các đai ốc trên trục.

- Các chi tiết tháo ra sao phải được xếp đặt gọn gàng, thứ tự (vào hộp khay …) tránh để rơi vãi thất thoát.

- Khi lắp ráp phải rửa sạch các chi tiết (trừ bộ phận bằng cao su) bằng dầu ma dút, sau khi phơi khô và bôi một lớp mỡ mỏng vào các mặt lắp ráp. Không được để đất cát, chất bẩn bám vào các mặt đó.

4.3. Tháo lắp nắp bơm và ổ lăn:

4.3.1. Tháo nắp bơm: bên trong nắp bơm có ổ lăn, tháo nắp phải đồng thời tháo cả ổ lăn;

4.3.2. Tháo ổ lăn.

- Phải dùng dụng cụ chuyên dùng hoặc các loại ống lồng và búa tay để tháo lắp. Lực tác dụng phải cân bằng, ổn định và vừa phải, hướng của lực phải song song với tim trục. Khi lắp ổ lăn vào trục, lực phải tác dụng vào vòng trong, còn khi lắp ổ lăn vào nắp bơm lực phải tác dụng vào vòng ngoài, tuyệt đối không được gõ đập tùy tiện trực tiếp vào ổ lăn.

- Trước khi lắp, phải ngâm ổ lăn trong dầu đun sôi từ 3 min đến 5 min. Ổ lăn vớt ra phải đem lắp ngay.

- Sau khi lắp, phải tra đầy đủ dầu mỡ vào ổ lăn.

- Phải đặc biệt giữ gìn ổ lăn, ngoẵng trục, hộp chứa ổ lăn và dầu mỡ bôi trơn ổ lăn sạch sẽ trong quá trình lắp ráp tránh để đất cát, các hạt kim loại … bám vào.

- Trong vận hành, kiểm tra và sửa chữa phải hạn chế việc tháo lắp ổ lăn nhiều lần.

4.4. Công tác xác định các hư hỏng và thay thế chi tiết quy định như sau:

- Kiểm tra bằng mắt thường bằng tình trạng chung của các ổ chi tiết.

- Kiểm tra độ mài mòn, cong vênh của trục máy.

Dùng thước cặp xác định kích thước ngoẵng trục lắp ổ lăn. Nếu giữ trục và ổ lăn không còn độ căng, bề mặt ngoẵng trục sần sùi, mài mòn … thay trục mới.

- Kiểm tra độ mài mòn của bạc cao su. Nếu khe hở giữa bạc và trục lớn hơn 0,1% ÷ 0,15% đường kính phải thay phớt cao su mới.

- Kiểm tra khe hở giữa bánh xe công tác của bơm và vành chống rò (vành mòn). Nếu khe hở lớn hơn giá trị ghi trong Bảng 2, phải thay bánh xe công tác hoặc vành chống rò mới.

- Kiểm tra khe hở giữa bánh xe công tác của tuốc bin và cửa hướng nước. Giá trị khe hở lớn nhất ghi trong Bảng 2.

- Kiểm tra tình trạng gioăng, phớt, thay thế các gioăng phớt đã mòn, rách hoặc méo.

- Kiểm tra ổ lăn, thay thế các ổ lăn vỡ, kẹt, méo.

- Kiểm tra hộp chứa ổ lăn. Nếu độ vỡ giữa ổ lăn và hộp quá lớn, bề mặt hộp sần sùi, mòn vẹt phải thay nắp bơm mới.

- Kiểm tra các bộ phận ren, thay trục hoặc các đai ốc đã bị hỏng ren không vặn được nữa.

- Thay các ren đã mòn vẹt hoặc biến dạng.

Bảng 2 - Giá trị giới hạn khe hở bánh xe công tác và vành chống rò

Khe hở hướng kính giữa

Đường kính tuốc bin (mm)

300

400

600

Bánh xe bơm và vành chống rò (mm)

≤ 0,9

≤ 1,2

≤ 1,8

Bánh xe tuốc bin và cửa hướng nước (mm)

≤ 3

≤ 4

≤ 6

4.5. Sau khi lắp ráp lại máy, phải kiểm tra các khe hở có nằm trong giới hạn cho phép không, các bộ phận đã cố định chắc chắn chưa. Dùng máy trắc đạc để kiểm tra độ thẳng đứng (hoặc nằm ngang) của máy. Dùng tay quay máy vài vòng để xác định hiện tượng ổ lăn có bị kẹt hoặc va chạm giữa các bộ phận của máy không. Sau khi nhận thấy chất lượng lắp ráp đã đạt yêu cầu mới được tiến hành chạy máy.

5. Công tác an toàn lao động

5.1. An toàn trong sử dụng công trình và máy

5.1.1. Trong khu vực trạm bơm va - tuốc bin (đập và phạm vi 50 m về phía thượng lưu, hạ lưu và hai bên đầu đập, nhà trạm, kênh dẫn, kênh hạ lưu …) phải có các biển quy định:

- Phạm vi cấm đánh cá, nổ mìn.

- Phạm vi cấm thả trâu bò, lấy đất, đào hầm hố…

5.1.2. Ở các trạm bơm va - tuốc bin có kênh dẫn nước sâu hơn một mét, không được đứng dưới nước để mở cống.

5.1.3. Khi máy làm việc, không được tiến hành vớt rác trong khu vực buồng máy. Người không có nhiệm vụ không được đi lại gần hoặc bước qua buồng máy.

5.1.4. Các dây đai truyền phải có lưới và hàng rào chắn bảo vệ. Việc tháo lắp dây ra vào các puli chỉ được tiến hành khi máy đã ngừng hoạt động.

5.1.5. Khi làm việc trong buồng máy, phải loại trừ khả năng các chi tiết, dụng cụ hay các vật khác có thể rơi từ trên xuống. Không được đứng dưới các vật đang nâng hạ.

5.2. An toàn trong sử dụng điện

5.2.1. Trạm bơm tuốc bin phải được trang bị các dụng cụ an toàn như găng tay, ủng cách điện hạ thế, bút thử điện khoảng cách điện điện hạ thế…

5.2.2. Các máy phát, động cơ, từ bảng điện và các thiết bị điện khác phải được tiếp đất chắc chắn.

5.2.3. Trước khi vận hành các thiết bị điện, công nhân phụ trách trạm bơm va - tuốc bin phải kiểm tra lại chất lượng tiếp địa và treo các biển báo vào những nơi cần thiết như có điện nguy hiểm, có người làm việc cấm đóng điện…

5.2.4. Các đường dây, thiết bị điện trong nhà trạm phải được bí trí gọn gàng, thuận lợi cho vận hành, không cản trở việc đi lại và gây nguy hiểm cho người:

Công nhân quản lý trạm phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các cáp điện, dây dẫn điện, xử lý những chỗ hư hỏng có thể xảy ra.

5.2.5. Trong trạm bơm tuốc bin phải có tủ thuốc cấp cứu, thùng cát cứu hỏa và các dụng cụ chữa cháy. Công nhân quản lý trạm phải nắm được các biện pháp xử lý khi có sự cố của máy và các thiết bị điện cơ, nắm được những phương pháp cơ bản cấp cứu người bị điện giật.

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

MỘT SỐ HỎNG HÓC CỦA MÁY BƠM VA - TUỐC BIN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

TT

Hiện tượng hư hỏng và nguyên nhân

Biện pháp xử lý

1

Máy không chạy

Làm sạch cỏ rác

1. Cỏ rác, cành cây làm vướng bánh xe công tác của tuốc bin.

Làm sạch bùn cát.

2. Bùn cát nhét kín bánh xe công tác của bơm

Kiểm tra độ mài mòn của ổ lăn, bao cao su.

3. Các bánh xe công tác và chạm, cọ sát với thân máy

Thay ổ lăn mới

4. Ổ lăn bị vỡ, kẹt

2

Bơm không lên nước hoặc ít

Làm sạch cỏ rác

1. Cỏ rác làm tắc mắc chắn rác và cửa hướng nước làm lưu lượng vào không đủ

Làm sạch bùn cát.

2. Cành cây, rác làm số vòng quay của máy không đủ.

Kiểm tra độ mài mòn của ổ lăn, bao cao su.

3. Bánh xe công tắc của bơm hoặc đường ống đẩy bị rác làm tắc.

Thay ổ lăn mới

4. Cột nước tuốc bin quá thấp

Về mùa kiệt có thể sử dụng máy (với công suất thấp hơn) bằng cách che bớt một phần phía trên của cửa hướng nước đồng thời tháo nắp chắn rác nhét kín một cách đối xứng vài rãnh của bánh xe bơm.

5. Buồng xả của tuốc bin bị rò khí

Sửa chữa buồng xả:  tăng độ ngập nước của cửa ra buồng xả.

6. Độ ngập máy nhỏ

Nâng cao mực nước thượng lưu, hạ thấp độ cao đặt máy

7. Đường ống đẩy quá dài

Kiểm tra đường ống đẩy, thay đường ống đẩy có đường kính lớn, cố gắng giảm bớt những chỗ khúc khủy

3

Có tiếng kêu thất thường

Thay ổ lăn mới

1. Ổ lăn bị kẹt, mòn, vỡ

Kiểm tra lại các ổ trục

2. Các bánh xe công tác va chạm vào thân máy.

Sửa chữa buồng xả, tăng độ ngập của cửa ra buồng xả ở hạ lưu.

3. Buồng xả bị rò khí

4. Có đá rơi vào máy

Lấy đá ra

4

Công suất máy phát điện thấp

Xem phần trên

1. Có các nguyên nhân làm nước lên ít.

2. Mặt công tác của dây đai truyền bị dính dầu mỡ, dây bị trượt khi quay

Rửa sạch dầu mỡ

3. Tiếp xúc giữa dây và puli không tốt (dây đai truyền quá trùng hoặc quá căng)

Điều chỉnh lại chiều dài của dây, vị trí của các puli.

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

MẪU SỔ GHI CHÉP VẬN HÀNH TRẠM BƠM VA - TUỐC BIN

MẨU SỔ GHI CHÉP VẬN HÀNH

TRẠM BƠM VA - TUÔC BIN …………………….

(Ban hành kèm theo Quyết định số ………/20……/QĐ-…………
ngày ……... tháng…….. năm 20….. của …………………………………………..)

Loại máy:

Cột nước:

Cột nước bơm:

Ngày tháng năm

Công nhận vận hành

Công tác kiểm tra trước khi chạy máy

Số giờ máy chạy trong ngày

Tổng số giờ máy đã chạy (*)

Tình hình làm việc của máy và các thiết bị

Các xử lý trong quá trình vận hành

(*) Tổng số giờ máy đã chạy tính từ lần tháo rỡ máy để sửa chữa gần nhất đến hết ngày vận hành.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi