Thông tư 41/2014/TT-BCT lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 41/2014/TT-BCT

Thông tư 41/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:41/2014/TT-BCTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đỗ Thắng Hải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
05/11/2014
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

 Căn cứ xác định NLĐ nước ngoài được miễn cấp phép lao động
Ngày 05/11/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 41/2014/TT-BCT quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động (NLĐ) nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ thức Thương mại thế giới (WTO) không thuộc diện cấp Giấy phép lao động; trong đó, 11 ngành dịch vụ này gồm các ngành như: Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ xây dựng, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế và xã hội, dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao, dịch vụ vận tải…
Theo hướng dẫn của Thông tư này, căn cứ xác định NLĐ nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết với WTO không thuộc diện cấp phép lao động bao gồm: Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam; hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi 11 ngành dịch vụ nên trên; NLĐ nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Để chứng minh NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ không thuộc diện cấp phép lao động, người sử dụng lao động phải gửi hồ sơ tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội gồm: Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc nêu rõ thời hạn làm việc; văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật; văn bản chứng minh NLĐ nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc; văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong 11 ngành dịch vụ (Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh….). Dựa vào hồ sơ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội xác định NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp để làm cơ sở xác nhận NLĐ đó không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/12/2014.

Xem chi tiết Thông tư 41/2014/TT-BCT tại đây

tải Thông tư 41/2014/TT-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 41/2014/TT-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 41/2014/TT-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 41/2014/TT-BCT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------


Số: 41/2014/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014

THÔNG TƯ
Quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài
di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một
ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với
Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động

_______________________

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, người sử dụng lao động nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Hiện diện thương mại
Hiện diện thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 102/2013/NĐ-CP) bao gồm các hình thức:
a) Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b) Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
c) Văn phòng đại diện, Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài.
Chương II
CĂN CỨ, THỦ TỤC XÁC ĐỊNH NGƯỜI LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI DI CHUYỂN TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
THUỘC PHẠM VI MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ
TRONG BIỂU CAM KẾT DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VỚI WTO
Điều 4. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP bao gồm:
a) Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ thuộc Phụ lục I Thông tư này;
c) Người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP bao gồm:
a) Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục II Thông tư này;
c) Người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 5. Thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO
1. Hồ sơ để chứng minh người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP bao gồm:
a) Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam nêu rõ thời hạn làm việc của người lao động;
b) Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 1 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 102/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH);
c) Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH.
Các giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này là một (01) bản chính hoặc một (01) bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I Thông tư này là một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam (một (01) bản sao chứng thực).
2. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO thực hiện các thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điều 11 Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH.
3. Trong trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gặp vướng mắc trong việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này để làm cơ sở xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến theo Mẫu số 1 thuộc Phụ lục III Thông tư này (một (01) bản chính) kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này (một (01) bản sao).
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó xác định rõ hoạt động của hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài thuộc hoặc không thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Thông tư này.
4. Trong trường hợp người sử dụng lao động không nhất trí với ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này, người sử dụng lao động gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến theo Mẫu số 2 Phụ lục III Thông tư này kèm theo các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này (một (01) bản sao) và văn bản trả lời của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi người sử dụng lao động (một (01) bản sao).
Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người sử dụng lao động, Bộ Công Thương có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và sao gửi người sử dụng lao động, trong đó xác định rõ hoạt động của hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hoặc không thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này.
Căn cứ vào văn bản của Bộ Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét lại việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương là đơn vị đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công Thương để hướng dẫn, bổ sung kịp thời.
Điều 7. Chế độ báo cáo
Định kỳ sáu (06) tháng, trước ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7 hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 13 Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH, trong đó tại phần báo cáo về các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy phép lao động tại (ô 20) và (ô 21), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo rõ về đối tượng người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2014./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các Ban quản lý các KKT, KCN, KCX;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, KH (15).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Thắng Hải

PHỤ LỤC I

DANH MỤC MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ TRONG BIỂU CAM KẾT
DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VỚI WTO ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI LÀ NHÀ QUẢN LÝ, GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH, CHUYÊN GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công Thương)

I. CHÚ GIẢI

Tại Phụ lục này, các ký hiệu (*) và (**) được sử dụng để nhấn mạnh rằng phân ngành dịch vụ mang ký hiệu (*) hay (**) là cấu phần của một ngành dịch vụ nào đó.

1. Dịch vụ mang ký hiệu (*) được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn nhưng chưa xác định được mã CPC cụ thể. Ví dụ: dịch vụ tổ chức hội nghị (convention services) có mã phân loại là 87909* được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ nào đó được phân loại trong Bảng phân loại sản phẩm trung tâm và ngành này có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn dịch vụ tổ chức hội nghị.

2. Dịch vụ mang ký hiệu (**) được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn nhưng có mã CPC rõ ràng. Mã này không mang ký hiệu (**). Ví dụ, dịch vụ thư thoại có mã là CPC 7523** tức là dịch vụ thư thoại là cấu phần của dịch vụ truyền tải dữ liệu và tin nhắn (có mã CPC 7523).

II. DANH MỤC MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ

1. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH

A. Dịch vụ chuyên môn

a) Dịch vụ pháp lý (CPC 861 không bao gồm: tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam).

b) Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán (CPC 862).

c) Dịch vụ thuế (CPC 863).

d) Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671).

đ) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672).

e) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673).

g) Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (CPC 8674).

B. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (CPC 841 - 845, CPC 849)

C. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển

Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên (CPC 851).

D. Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển

Dịch vụ cho thuê máy bay (CPC 83104).

Đ. Các dịch vụ kinh doanh khác

a) Dịch vụ quảng cáo (CPC 871, trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá).

b) Dịch vụ nghiên cứu thị trường (CPC 864, trừ 86402).

c) Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865).

d) Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý (CPC 866, trừ CPC 86602 và Dịch vụ trọng tài và hòa giải đối với tranh chấp thương mại giữa các thương nhân (CPC 86602**)).

đ) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (CPC 8676 ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải).

e) Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC 881).

g) Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ (CPC 883) không bao gồm các hoạt động sau: cung ứng vật tư, thiết bị và hóa phẩm, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sinh hoạt, đời sống và dịch vụ bay.

h) Dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 884 và 885).

i) Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật (chỉ đối với CPC 86751, 86752 và 86753).

k) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) (CPC 633).

2. CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN

A. Các dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**)

* Dịch vụ chuyển phát nhanh tức là dịch vụ gồm thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát trong nước hoặc quốc tế:

a) Thông tin dưới dạng văn bản, thể hiện trên bất kỳ hình thức vật lý nào, bao gồm cả: dịch vụ có lai ghép (hybrid mail service); thông tin quảng cáo trực tiếp (direct mail).

Trừ việc xử lý các vật gửi là thông tin dưới dạng văn bản có giá cước dịch vụ thấp hơn: 10 lần giá cước của một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên; 9 đô la Mỹ (USD) khi gửi quốc tế với điều kiện tổng khối lượng của các vật phẩm này không quá 2000 gam.

b) Kiện và các hàng hóa khác

* Xử lý các vật phẩm không ghi địa chỉ người nhận (non - addressed items)

B. Dịch vụ viễn thông

Các dịch vụ viễn thông cơ bản

a) Các dịch vụ thoại (CPC 7521).

b) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói (CPC 7523**).

c) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh (CPC 7523**).

d) Dịch vụ telex (CPC 7523**).

đ) Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**).

e) Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**).

g) Dịch vụ thuê kênh riêng (CPC 7522** + 7523**).

h*) Các dịch vụ khác:

- Dịch vụ hội nghị truyền hình (CPC 75292);

- Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá.

- Các dịch vụ thông tin vô tuyến, bao gồm:

+ Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh);

+ Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh);

+ Dịch vụ nhắn tin;

+ Dịch vụ PCS;

+ Dịch vụ trung kế vô tuyến;

- Dịch vụ kết nối Internet (IXP).

- Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN).

Các dịch vụ giá trị gia tăng

a) Thư điện tử (CPC 7523**).

b) Thư thoại (CPC 7523**).

c) Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**).

d) Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) CPC (7523**).

đ) Các dịch vụ fascimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**).

e) Chuyển đổi mã và giao thức.

g) Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**).

h) Dịch vụ khác

Dịch vụ truy nhập Internet IAS

C. Dịch vụ nghe nhìn

a) Dịch vụ sản xuất phim (CPC 96112, trừ băng hình).

b) Dịch vụ phát hành phim (CPC 96113, trừ băng hình).

c) Dịch vụ chiếu phim (CPC 96121).

d) Dịch vụ ghi âm.

3. DỊCH VỤ XÂY DỰNG VÀ CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT LIÊN QUAN

A. Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512)

B. Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (CPC 513)

C. Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516)

D. Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 517)

Đ. Các công tác thi công khác (CPC 511, 515, 518)

4. DỊCH VỤ PHÂN PHỐI

A. Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121)

B. Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121)

C. Dịch vụ bán lẻ (CPC 631+632, 61112, 6113, 6121)

D. Dịch vụ nhượng quyền thương mại (CPC 8929)

5. DỊCH VỤ GIÁO DỤC

A. Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922)

B. Giáo dục bậc cao (CPC 923)

C. Giáo dục cho người lớn (CPC 924)

D. Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)

6. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

A. Dịch vụ xử lý nước thải (CPC 9401)

B. Dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402)

C. Dịch vụ khác

- Dịch vụ làm sạch khí thải (CPC 94040) và dịch vụ xử lý tiếng ồn (CPC 94050);

- Dịch vụ đánh giá tác động môi trường (CPC 94090*).

7. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

A. Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

a) Bảo hiểm gốc:

- Bảo hiểm nhân thọ, trừ bảo hiểm y tế;

- Bảo hiểm phi nhân thọ.

b) Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm.

c) Trung gian bảo hiểm (như môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm).

d) Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường).

B. Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

a) Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng.

b) Cho vay dưới tất cả hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại.

c) Thuê mua tài chính.

d) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng.

đ) Bảo lãnh và cam kết.

e) Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thỏa thuận hoặc bằng cách khác như dưới đây:

- Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi);

- Ngoại hối;

- Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn;

- Vàng khối.

g) Môi giới tiền tệ.

h) Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác.

i) Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác.

k) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác.

l) Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt động được nêu từ các tiểu mục a) đến k), kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp.

C. Chứng khoán

a) Giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán, thị trường giao dịch trực tiếp (OTC) hay các thị trường khác những sản phẩm sau:

- Các công cụ phái sinh, bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền lựa chọn;

- Các chứng khoán có thể chuyển nhượng;

- Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính, trừ vàng khối.

b) Tham gia vào các đợt phát hành mọi loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát hành, và làm đại lý bán (chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng), cung cấp các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó.

c) Quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác.

d) Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ phái sinh và các sản phẩm liên quan đến chứng khoán khác.

đ) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán.

e) Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, ngoại trừ các hoạt động tại tiểu mục (a), bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty (Đối với các dịch vụ khác tại tiểu mục (e), tham chiếu tiểu mục (e) trong phần cam kết về dịch vụ ngân hàng).

8. DỊCH VỤ Y TẾ VÀ XÃ HỘI

A. Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311)

B. Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312)

9. DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN

A. Khách sạn và nhà hàng bao gồm:

- Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110).

- Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643).

B. Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471)

10. DỊCH VỤ GIẢI TRÍ, VĂN HÓA VÀ THỂ THAO

A. Dịch vụ giải trí (bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc) (CPC 9619)

B. Dịch vụ khác

Kinh doanh trò chơi điện tử (CPC 964**).

11. DỊCH VỤ VẬN TẢI

A. Dịch vụ vận tải biển

a) Dịch vụ vận tải hành khách, từ vận tải nội địa (CPC 7211).

b) Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).

c) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

- Dịch vụ xếp dỡ công - ten - nơ (CPC 7411);

- Dịch vụ thông quan;

- Dịch vụ kho bãi công - ten - nơ.

B. Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

a) Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7221).

b) Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7222).

C. Dịch vụ vận tải hàng không

a) Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không.

b) Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính.

c) Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay (CPC 8868**).

D. Dịch vụ vận tải đường sắt

a) Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7111).

b) Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7112).

Đ. Dịch vụ vận tải đường bộ

a) Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7121+7122).

b) Dịch vụ vận tải hàng hóa (CPC 7123).

E. Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

a) Dịch vụ xếp dỡ công - ten - nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần của CPC 7411).

b) Dịch vụ kho bãi (CPC 742).

c) Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748).

d) Các dịch vụ khác (một phần của CPC 749)./.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ TRONG BIỂU CAM KẾT
DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VỚI WTO ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI LÀ LAO ĐỘNG KỸ THUẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2014/TT-BCT
ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công Thương)

____________________

I. CHÚ GIẢI

Tại Phụ lục này, các ký hiệu (*) và (**) được sử dụng để nhấn mạnh rằng phân ngành dịch vụ mang ký hiệu (*) hay (**) là cấu phần của một ngành dịch vụ nào đó.

1. Dịch vụ mang ký hiệu (*) được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn nhưng chưa xác định được mã CPC cụ thể. Ví dụ: dịch vụ tổ chức hội nghị (convention services) có mã phân loại là 87909* được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ nào đó được phân loại trong Bảng phân loại sản phẩm trung tâm và ngành này có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn dịch vụ tổ chức hội nghị.

2. Dịch vụ mang ký hiệu (**) được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn nhưng có mã CPC rõ ràng. Mã này không mang ký hiệu (**). Ví dụ, dịch vụ thư thoại có mã là CPC 7523** tức là dịch vụ thư thoại là cấu phần của dịch vụ truyền tải dữ liệu và tin nhắn (có mã CPC 7523).

II. DANH MỤC MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ

1. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH

A. Dịch vụ chuyên môn

a) Dịch vụ pháp lý (CPC 861 không bao gồm: tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam)

b) Dịch vụ thuế (CPC 863)

c) Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671)

d) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672)

đ) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673)

e) Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (CPC 8674)

B. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (CPC 841 - 845, CPC 849)

C. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển

Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên (CPC 851)

D. Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển

Dịch vụ cho thuê máy bay (CPC 83104)

Đ. Các dịch vụ kinh doanh khác

a) Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý (CPC 866, trừ CPC 86602 và Dịch vụ trọng tài và hòa giải đối với tranh chấp thương mại giữa các thương nhân (CPC 86602**))

b) Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật (chỉ đối với CPC 86751, 86752 và 86753)

2. CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN

A. Dịch vụ viễn thông

Các dịch vụ viễn thông cơ bản

a) Dịch vụ telex (CPC 7523**)

b) Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**)

c) Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**)

Các dịch vụ giá trị gia tăng

d) Các dịch vụ fascimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**)

đ) Dịch vụ khác

B. Dịch vụ nghe nhìn

a) Dịch vụ chiếu phim (CPC 96121)

b) Dịch vụ ghi âm

3. DỊCH VỤ XÂY DỰNG VÀ CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN

Công tác lắp dựng (CPC 514)

4. DỊCH VỤ PHÂN PHỐI

Dịch vụ nhượng quyền thương mại (CPC 8929)

5. DỊCH VỤ GIÁO DỤC

Giáo dục bậc cao (CPC 923)

6. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

Dịch vụ đánh giá tác động môi trường (CPC 94090*)

7. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

Bảo hiểm phi nhân thọ

8. DỊCH VỤ Y TẾ VÀ XÃ HỘI

Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312)

9. DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471)

10. DỊCH VỤ GIẢI TRÍ, VĂN HÓA VÀ THỂ THAO

A. Dịch vụ giải trí (bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc) (CPC 9619)

B. Dịch vụ khác

Kinh doanh trò chơi điện tử (CPC 964**)

II. DỊCH VỤ VẬN TẢI

Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không./.

​PHỤ LỤC III

Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2014/TT-BCT
ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công Thương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../SLĐTBXH-………
V/v xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ đã cam kết với WTO

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

Kính gửi: Bộ Công Thương

Theo quy định tại Thông tư số       /2014/TT-BCT ngày    tháng     năm 2014 của Bộ Công Thương quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động,

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố.... đề nghị Bộ Công Thương xác định hoạt động của hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài thuộc hoặc không thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (có giấy tờ liên quan kèm theo)./.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Người sử dụng lao động (để biết);
- Lưu: VT, Đơn vị soạn thảo.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2014/TT-BCT
ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công Thương

TÊN NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG

(DOANH NGHIỆP/
TỔ CHỨC)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………….
V/v xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ đã cam kết với WTO

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

Kính gửi: Bộ Công Thương

Theo quy định tại Thông tư số       /2014/TT-BCT ngày      tháng      năm 2014 của Bộ Công Thương quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động,

(Tên doanh nghiệp/tổ chức) đề nghị Bộ Công Thương xác định hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức thuộc hoặc không thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (có giấy tờ liên quan kèm theo)./.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố....(để báo cáo);
- Lưu: VT, Đơn vị soạn thảo.

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN
CỦA DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi